Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Nguyễn Bảo Sinh




















Nguyễn Bảo Sinh
Hỗn danh: Sinh Chó
(1940 - ..........) Hà Nội

Nhà Thơ Dân Gian









                                                                                                                        
Làm thơ phải có vân thơ
Như vân tay ở trên tờ chứng minh
Làm tình cũng có vân tình
Vân tay in ở chỗ mình đắm say
1/7/2010





*





Nguyễn Bảo Sinh còn được xem là hậu duệ của trường phái Bút Tre
và được công dân mạng tặng mấy câu: 

Nguyễn Bảo Sinh
Đứng trên quả địa cầu
Sủa gâu gâu .......










Tác hẩm mới



Tản Văn 
NXB Hội nhà văn 2014












Những vần "thơ" tiêu biểu:




*


Tâm người ở chỗ lãng quên
Còn óc thì bởi chính quyền nặn ra


*


Vá trinh và phá bê tông
Hai nghề béo bở ai trông cũng thèm


*


Mượn giả tìm chân, chân cũng giả
nhà văn, nhà thơ, mọi nhà đều giả
Chỉ nhà thổ là có thật


*


Hội thật là hội người mù
Hội chùa còn lắm kẻ tu giả vờ


*


Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái thằng cha láng giềng


*


Làm hàng giả tù mọt gông
Làm lịch sử giả lại không việc gì.


*


Về thăm chiến địa Điện Biên
Ngậm ngùi tiếc thủa tráng niên qua rồi
Ngày xưa kéo pháo băng đồi
Nay không kéo được qua đùi chị em


*


Lời nịnh như gái sờ cu
Lời thật như cắt khối u trong người


*


Tóc bạc là bởi trời cho
Không nên nhuộm tóc chơi trò cưỡng dâm


*


Bầm ra ruộng cấy Bầm run 
Con vào nhà nghỉ còn run hơn Bầm


*


Gái trinh vắng bóng trên đường
Đi tìm chỉ thấy ở trường mầm non


*


Làng ta ruộng ít nhiều sư
Quan đông dân vắng, thuế thu lại nhiều


*


Đi đái thì đứng giữa đường
Hôn nhau lại nấp sau tường để che


*


Nghe tin như sét đánh ngang
Hà Tây cửa ngõ chuyển sang cửa mình


*


Gia nhập WTO
Xuất tinh thì ít xuất thô thì nhiều


*


Đêm nay mới thật là đêm
Mê xe hơn vợ nên quên tụt quần


*


Bướm rừng khẽ chạm là bay
Bướm nhà khẽ chạm lăn quay ra giường


*


Hôm xưa lên tỉnh về làng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Bây giờ quần trễ rốn lồi
Khổ tôi khổ cả bố tôi đang thiền
















Tự Đề

Làm thông ngay giữa kiếp người
Làm người lại đứng giữa trời như thông
Lá reo tiếng hạc từng không
vi vu nào biết là thông hay người














Thơ một chữ - Vỗ một tay


Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Có lúc nó bảo dí lồn vào thơ
Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Có lúc nó bảo dí thơ vào lồn

Thế là tôi cứ bồn chồn
Giữa tôi giữa vợ giữa lồn và thơ
Thế là tôi cứ ngẩn ngơ
Giữa tôi giữa vợ giữa thơ và lồn

Thế là như kẻ mất hồn 
Tôi không phân biệt giữa lồn và thơ
Thế là nửa tỉnh nửa mơ
Trông đâu cũng thấy nửa thơ nửa lồn

Thế là dại quá hóa khôn
Ngộ ra mới biết trong lồn... có thơ
Thế là tỉnh một giấc mơ
Ngộ ra mới biết trong thơ... có lồn

Thế rồi vượt cả dại khôn
Ngộ thấy tất cả từ lồn mà ra


*

Mỹ nhân, thiên tử, anh hùng
Tát cả đều tự tinh trùng sinh ra.
















-Nguyễn Bảo Sinh, hắn đến đây làm gì?
- Ông ta đến để biến tất cả chúng ta thành trẻ con!














Tham khảo thêm về tác giả Nguyễn Bảo Sinh




Nguyễn Bảo Sinh Luận về Tình yêu và Thiền








“Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”


Tình yêu là vô ngã. Yêu là giả, nhân duyên là thật. Vì yêu là nhân duyên, cho nên nằm ngoài ý muốn của ta. Yêu say đắm đến tương tư, Nguyễn Bính coi đó là bệnh. Thường thì người ta chỉ coi cao huyết áp, đau dạ dầy là bệnh, còn diễn biến trong tư tưởng thì cho là về đạo đức. Tình yêu đến tương tư, xét tới cùng là bệnh. Ngay cả mọi suy nghĩ sai lầm của chúng ta cũng là một bệnh. Có ai thù hằn gì với người cao huyết áp, đau dạ dầy? Nếu ta hiểu tương tư và mọi sai lầm là bệnh thì chắc chắn thế giới này mọi người đều đối xử với nhau sẽ chỉ có yêu thương. 


“Khi biết mỗi sai lầm đều là bệnh
Chắc lòng người sẽ lượng cả bao dung”

Có thể định nghĩa tình yêu ở góc độ phản ứng hóa sinh. Chuyện các quan bàn nhau định nghĩa về tình yêu. Người bảo yêu nhau về hình thức, kẻ bảo yêu nhau về nội dung. Riêng các hoạn quan không bàn gì. Họ là người thực nghiệm định nghĩa này hơn ai hết: tình yêu là một phản ứng hoá sinh.
Thiền định nghĩa tình yêu

“Phải vào mới thấy lối ra
Phải yêu mới biết đâu là không yêu
Tìm ai suốt cả bốn chiều
Rồi ra mới biết bốn chiều đều không”

Không ở đây không phải là không và có. Mà tình yêu không tự có. Tình yêu do nhân duyên đưa đến:

“Nhân duyên đến nhân duyên đi
Chúng mình ngoài cuộc hẹn gì với nhau
Lá trầu chẳng đợi quả cau
Tự nhiên tan hợp thành mầu nhân duyên”

Tình yêu không tự có. Tình yêu là kết quả của nhân duyên. Vậy, tình yêu cũng như vạn pháp đều vô ngã. Tự tánh của tình yêu là không: “Tìm ai suốt cả bốn chiều, rồi ra mới biết bốn chiều đều không”. Vậy nên, khi đã có duyên thì rồi sẽ gặp:
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng”

Đạo Phật hiểu và định nghĩa tình yêu theo chữ duyên, chữ phận. Nhân duyên là tự tánh của vạn pháp. Kinh kim cương viết: “Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” – một miếng ăn, một hớp uống cũng do tiền định.

“Vẻ chi ăn uống sự thường
Cũng còn tiền định khá thương lọ là”

Còn dân gian hiểu chữ duyên mộc mạc:

“Còn duyên như tượng tô vàng
Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng”

Thiền thời Lý Trần thường nghiêng về phần không mà ít thắm sắc. Thơ tình ái cũng nghiêng về lý mà kém tình. Chỉ đến sau này, thiền mới quân bình giữa tình dục và lý trí. Thơ Xuân Hương phần tình dục vô thức đã nổi lên thành ý thức. Xuân Hương là người treo bức tranh nude hiện đại đầu tiên của Việt Nam thời Phong kiến:

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng nỡ
Đi thì cũng dở, ở không xong”

Bức tranh nude càng đậm đà bản sắc dân tộc ở chỗ anh chàng “quân tử dùng dằng đi chẳng nỡ, đi thì cũng dở, ở không xong”. Còn người tây xem tranh nude họ bình tĩnh mở to mắt ra.

Bức tranh Thuý Kiều nude của Nguyễn Du vẫn còn mang tính ước lệ của sự giả dối Phong kiến:
“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Rày rày sẵn đúc một toà thiên nhiên”

Nhưng dù sao Nguyễn Du cũng là nhà thơ Việt Nam tả về tình yêu đã mang tính rạo rực của thân xác, gợi cảm của nude.
“Sóng tình dường đã siêu lòng
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”

Một trong yếu tố đầu tiên định nghĩa tình yêu, ta cần phải hiểu về tình dục. Nhà thơ Huyền Thi đã viết bốn câu thơ đủ nói lên sự uyên nguyên của dâm và tình:
“Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm
Khi mê dâm chỉ là dâm 
Ngộ rồi mới biết trong dâm có tình”

Tình mà không dâm là hư vô:
“Chàng bảo yêu bởi tâm hồn
Em thay giới tính chàng còn yêu không”

Dâm mà không tình là súc vật. Cho nên, ta hiểu tại sao Napoléon, vua Càn Long không thích ngủ với cung tần mỹ nữ mà thích vi hành du Giang Nam chơi gái lầu xanh, vì họ dâm có tình:
“Cung phi ngủ với con trời
Chứ đâu ngủ với cái tôi của mình
Càn Long rời bỏ cung đình
Để đi tìm những mối tình không vua”

Tình không vua nghĩa là dâm có tình.

Thời Phong kiến, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Mối tình thơ mộng – dâm có tình – thường nằm ngoài lễ giáo Phong kiến như Thuý Kiều, truyện “Dưới mái tây hiên”, “Liêu Trai Chí Dị”… Cho nên, những mối tình đẹp, dâm có tình thường chỉ ở chốn lầu xanh:
“Thuý Kiều, Từ Hải, Thúc Sinh
Cả ba đắc đạo mối tình thanh lâu”

Mối tình kỹ nữ là sự đòi hỏi nhân quyền, tự do yêu đương thoát khỏi lễ giáo Phong kiến. Một loạt những bài thơ đầy cảm xúc đê mê trong mối tình kỹ nữ thời 1930-1945 thật tuyệt vời. Đó là những bài thơ tình kỹ nữ của:
Xuân Diệu:
“Khách ngồi lại cùng em đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu sang
Đây rượu nồng và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”

“Xao xác tiếng gà
Trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi 
Du khách đã đi rồi”

Thế Lữ:
“Thuyền khách đi rồi tôi vẫn cho
Lòng tôi theo lái lối phong mơ
Bâng khuâng trong cõi sầu vô hạn
Không khóc vì chưng mắt đã khô”

Vũ Hoàng Chương:
“Cắm thuyền sông lạ một đêm mơ
Trăng thượng tuần cao sáng ngập bờ
Đâu đó tầm dương sầu lắng đợi
Nghe hồn ly phụ khóc trên tơ”

Những mối tình kỹ nữ thời đó mang tính nhân văn, đòi hỏi giải phóng khỏi lễ giáo Khổng Tử:

“Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ rồi mới biết trong dâm có tình”

Chỉ đúc kết bằng bốn câu thơ: dâm có tình và tình có dâm, nhà thơ Huyền Thi đã ngộ được tính sắc sắc không không của vạn pháp. Thiền là “gương soi gương không có hình ở giữa, trong suốt không không vẫn thấy sắc hình”. Dâm và tình cũng như sắc và không. Ngộ được dâm và tình là thiền định. Dâm có tình, tình có dâm, đó là chỗ cùng huyền tắc diệu của tình yêu. Bốn câu thơ này là một công án thiền về dâm và tình.

Nắm bàn tay người yêu là ta nắm vào cái vô hạn, cái vô thường. Không thể lấy cái hữu hạn để hiểu được cái vô hạn. Vũ trụ cũng không có hai cái vô hạn. Cho nên, ta không thể định nghĩa được tình yêu là gì. Khi đang yêu, hiển nhiên ta biết mình đang yêu, nhưng nếu ai hỏi ta yêu là gì, thì ta không thể hiểu được:
“Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng hiểu mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu
Biết thế thôi”

Hai đôi môi hữu hạn đang hôn nhau trong cái vô hạn, tưởng như là ta đã biết về nhau. Thật ra, ngay cả loài người đã từng hôn nhau hàng mấy triệu năm mà vẫn không hiểu nổi yêu là gì? Em là ai? Sau mấy triệu năm hôn nhau thì sự bí mật huyền vi của tình ái càng huyền ảo hơn. Khoa học tình ái là khoa học huyền bí bỏ đi cái huyền bí. Mọi người định nghĩa tình yêu chỉ là giải thích một điều khó hiểu bằng một điều khó hiểu hơn. Dù loài người có hôn nhau vài triệu năm nữa thì câu hỏi: em là ai? Cũng như câu hỏi linh hồn có hay không cũng là cuộc tranh luận bất phân thắng bại, như: “Dã tràng xe cát biển đông, như ta phân biệt có, không trên đời”.
“Nhân loại dù tiến bao xa
Hôn nhau vẫn cũ như là ngày xưa
Dù người làm được nắng mưa
Thì em vẫn mới, ta chưa hiểu gì”

Tình yêu là đạo. Không thể dựa theo nghe mà đi tìm đạo, không thể dựa theo thấy mà đi tìm đạo sẽ không đắc đạo. Tình yêu cũng vậy, không thể định nghĩa tình yêu bằng mầu sắc, bằng âm thanh, bằng khối lượng. Người cao 1,1m làm tình không kém người cao 1,8m. Vua ngủ với mỹ nữ không sướng gì hơn kẻ ăn mày ngủ với nhau nơi đầu đường só chợ:
“Vua ôm ấp bao cung tần mỹ nữ
Sướng hơn gì người cùng khổ ôm nhau”

Những người sống độc thân là những người có một tình yêu say đắm nhất. Họ không yêu ai bằng chính yêu bản thân họ, và chỉ tương tư chính họ:
“Những người quyết chẳng lấy ai
Là người chỉ quyết một hai lấy mình
Tương tư trong mọi mối tình
Là tương tư chính bóng hình của ta”

Còn những người sống ly thân nơi trần thế đâu phải họ chán yêu. Vì quá yêu say đắm con người, để tôn trọng tình yêu ấy, họ phải ly thân để kính nhi viễn chi:
“Vì yêu tha thiết con người
Cho nên mới lánh về nơi không người
Quạnh hiu ngay giữa đất trời
Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương”

Đi tìm người yêu là con đường tìm về chính nội tâm mình. Yêu là mình yêu mình, cuộc hành trình vào bên trong của tâm linh:
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Thất bát sông cũng lội
Cửu thập đèo cũng qua
Đã yêu chẳng quản gần xa”

Cuộc hành trình này hành giả nào cũng cô độc. Người hành giả lữ thứ đều thấy yêu là đến với đớn đau. Cuộc hành thiền khám phá bên trong đều cô đơn, đều phải tự hoá giải:
“Không ai mang bệnh giúp mình 
Không ai hôn hộ người tình giúp ta
Không ai mua được ngây thơ
Chẳng ai bán được dại khờ cho ai”

Yêu là đạo, đạo ngây thơ. Chúng ta hãy

đi vào ngôi đền tình ái như đứa trẻ thơ, mỗi bước đi là một bước đến, vì thân thể thường minh triết hơn lý trí. Khi thân thể tự đồng nhất với lý trí, ta sẽ ngộ được tình yêu, ngộ được trong dâm có tình, trong tình có dâm.

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo” cũng là công án thiền, như Tôn Ngộ Không cũng từng cô đơn trèo qua vạn núi, lội đến nghìn sông để tìm gì? Khi Tôn Ngộ Không hỏi người tiều phu chỗ ở của sư phụ, thì người tiều phu chỉ tới chỗ gọi là linh đài, phương thốn. Linh đài là huyệt đạo trên đỉnh đầu, phương thốn là huyệt đạo cách rốn 3cm. Linh đài, phương thốn là bản thân mình. Đi tìm đạo, đi tìm người yêu là tìm mình:
“Tam tứ núi cũng trèo
Thất bát sông cũng lội
Cửu thập đèo cũng qua
Đã yêu chẳng quản gần xa”

Là cuộc hành thiền, cuộc phiêu lưu lữ thứ cô đơn tìm về nội tâm:
“Tôi là người bộ hành phiêu đãng
Đường trần gian xuôi ngược để mua vui”

Tình yêu cũng phải chịu nỗi khổ nhục như hành đạo. Hồn ma đi đầu thai kiếp khác phải mất 7*7=49 ngày. Hành đạo phải chịu 9*9=81 nạn. Tìm tình yêu cũng vượt qua phải đủ tam tứ núi, thất bát sông và cửu thập đèo:
“Bố cu lổm ngổm bò trên bụng
Thằng bé u ơ khóc dưới hông
Tất tả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông”

Sự mệt mỏi nào kém gì Tôn Ngộ Không bị lửa dục tam muội của Hồng Hài Nhi thiêu đốt. Cảnh yêu nhau tam tứ núi cũng trèo phảng phất hình tượng thái tử Tất Đạt Đa cô đơn cưỡi con ngựa Trắc Kiền bỏ ngôi vua tìm về nơi rừng hoang núi vắng để tìm ra chính mình, sự cùng huyền, tắc diệu của Tạo hoá. Cũng là hình ảnh của Rô-bin-sơn, I-li-át Ô-đít-xê, Sin Bát trong “Nghìn lẻ một đêm” là cuộc hành thiền. Họ không khám phá ra cái bí mật của đại dương, mà họ đi tìm cội nguồn tình yêu của chính họ. Họ đi thật xa để thấy cái ngay trong họ:
“Kính đeo ngay trước mắt mình
Nhiều khi vẫn cứ đi tìm loay hoay
Cửa đời chìa khoá cầm tay
Mà sao vẫn cứ loay hoay đi tìm”

Đông-ky-sốt khật khưỡng, điên khùng đi tìm người đẹp. Mà người đẹp là ai, là nàng Đuyn-xi-nê ở xóm Tô-bô-dô. Cô ta là hàng xóm của Đông-ky-sốt. Sác-lơ đi tìm hạnh phúc, sau khi đi hết quả địa cầu, anh chàng si tình Sác-lơ cũng trở về lấy cô hàng xóm. Hạnh phúc ngay trước mắt: “cửa đời chìa khoá cầm tay, mà sao vẫn cứ loay hoay đi tìm”. Anh chàng quý tộc Nga trong truyện “Phục sinh” lẽo đẽo hành trình theo cô gái điếm Maslôva đến tận Si-bê rét âm dưới 400, cũng là một hành giả đi tìm chính bản thân. Mọi cuộc hành thiền vào nội tâm, thiền nhân đều cô đơn.
Tìm người yêu là hành giả tìm chính mình. Người yêu là tâm trí của chính mình. Cho nên, khi ta bỏ người vợ hoặc người yêu trước lấy người vợ sau thì bản thể người vợ sau cũng chỉ là người vợ trước, có khác chăng chỉ là ở cái tên. Vì người vợ trước và vợ sau đều là bản ngã của chính mình. Chê mẹ chồng trước đánh đau, lại gặp mẹ chồng sau mau đánh. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa:
“Trao nhau nhẫn cưới ước mong
Đeo vào bỗng hoá thành vòng kim cô
Lại mong lại ước lại chờ
Tháo ra rồi lại ước mơ đeo vào”

Chối bỏ người yêu, người vợ là chối bỏ chính bản thân mình. Ta là dương bản thì vợ là âm bản. Cũng như có người ngủ mê choàng tỉnh dậy, thấy tên cướp hung dữ trước mặt, anh ta hô hoán ầm lên. Mọi người xông tới cứu, hoá ra anh ta đang soi gương. Hình ảnh ta trong gương cũng chính là hình ảnh bản ngã của ta. Cho nên, người làm sao, của chiêm bao làm vậy. Thơ làm sao thì bồ của họ là vậy:
“Muốn so thơ dở thơ hay
So bồ của họ biết ngay thôi mà”

Cho nên, quan điểm coi người yêu là một nửa của ta. Tìm người yêu là tìm cái một nửa. Định nghĩa này không đúng. Đây không phải là cái bánh chia đôi, mà người yêu là một dòng chẩy tự nó vào chính nó để trở thành nó. Tình yêu là sự tự đồng nhất. Tình yêu không là một nửa mà tình yêu trong toàn thể.
“Phía trước người anh hùng vĩ đại
Đều có hình người đẹp phía sau
Phía trước những anh chàng đại bại
Đều có hình vợ dại phía sau”

Tình yêu như đạo. Đạo ngây thơ. Chúa dậy ta: “Hãy đi vào ngôi nhà của Chúa như đứa trẻ thơ”. Lão Tử dậy: “Vô vi để vạn pháp tự biến hoá”. Phật dậy: “Niết bàn cực lạc là vô ngã”.

Vô vi, vô ngôn là hãy đến với tình yêu một cách tự nhiên, như nhiên. Hãy vứt bỏ duy ý chí sang một bên để hưởng thụ toàn thể sự cực khoái của đồng nhất, của hiện hữu. Khi chưa có lời, thì mọi cách tỏ tình đều chân thật:
“Nghĩ về em, anh là nhà triết lý
Cảm về em, anh chỉ để làm thơ
Còn khi yêu, em vừa thực vừa mơ
Không triết lý, chẳng làm thơ mà hiện hữu”

Tất cả mọi mưu mô tính toán đều thua ngây thơ. Ngây thơ là vô tư, vô ngã, là thiền. Khi ta thiền, ta sẽ không hiểu thiền là gì, cũng như người cố ngây thơ chỉ là ngây thơ cụ. Người khôn quá sẽ không được lên xe hoa:
“Em đừng khôn quá em ơi
Không quá không chọn được người mình yêu”
“Chiến trường thích cựu chiến binh
ái tình thích kẻ chiến chinh lần đầu”

Tất cả mọi mưu mô chống lại thiên nhiên, ngược lại quy luật của Tạo hoá, tính toán duy ý chí thường sẽ thất bại:
“Cố tình trồng hoa, hoa không nở
Vô tình cắm liễu, liễu lên xanh”

Kant – nhà triết học Đức – trước khi lấy vợ đã nghiên cứu rất kỹ về vợ chưa cưới của mình. Nghiên cứu tất cả mọi sách vở để đúc kết triết lý: có nên lấy vợ hay không. Sau khi kết luận mình nên lấy vợ, thì lúc đó người yêu đã lấy chồng và có ba con rồi.

Tình không bất biến, tình yêu là vô thường. Hai người yêu nhau chân thật, thề sống với nhau đến thuở bạc đầu. Khi ghét, học cũng chân thật đòi bỏ nhau càng nhanh càng tốt:
“Đôi ta trên một con đò
Vạch thuyền đánh dấu ai ngờ sông trôi
Hẹn lời thề giữ lấy lời
Biết đâu lời của mỗi người là sông”

Không bao giờ loài người được dừng lại. Sống là sự đi tìm. Đạo là con đường dẫn ta đi. Dừng lại là chết. Cho nên, ta mãi mãi phải tìm tòi, khám phá trong tình yêu. Cũng như mãi mãi Tam Tạng phải trên đường thỉnh kinh:
“Đi mà không đến là Tây Trúc
Đến mà chẳng được, ấy Đào Nguyên”

Ta vừa là kẻ đi tìm, vừa là người được tìm. Đi tìm là vĩnh cửu:
“Tôi đi gõ cửa tìm sư
Quy y tam bảo thấy sư đang tìm”

Hết tìm tòi, hết khám phá là tình yêu chết trong phai tàn:
“Quanh năm trăng sáng trăng tròn
Thì rằm tháng tám đâu còn trung thu
Khi tình tuyệt đẹp như mơ
Thì tình yêu đến phút giờ biệt ly”

Phan Bội Châu hô hào: “Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân”, kẻ sỹ ba ngày gặp nhau phải nói cái mới. Thiền viết: “Nhất hồi niêm xuất, nhất hồi xuân”. Người Pháp có câu: “Tous beaux tous nouveaux”- tất cả cái mới đều là cái đẹp. Hạnh phúc tình ái là gì? Là ở chỗ sắc sắc không không. Là ở chỗ hình như, ở nơi dang dở, ở chỗ nửa có nửa không, ở chỗ lúc nào cũng đang là. Trung Quốc có công ty đi tìm mối tình đầu. Ai đó muốn biết cách đây vài chục năm, người yêu cũ của mình ra sao? Công ty đi tìm mói tình đầu sẽ cung cấp thông tin.

Thật ra, nên luôn luôn khám phá sáng tạo về nhau thì tình nào chả là tình đầu. Tình yêu thật không bao giờ cũ. Ta ngồi với người yêu lúc 7giờ khác lúc 8 giờ, 8 giờ khác lúc 9 giờ… Hay nói như thiền, khi ta yêu thì trong từng sát na đều mới. Tình yêu không mới không gọi là tình yêu.
“Tình nào cũng mối tình đầu
Không ai đến được nơi đâu hai lần
Không gì cũ như mùa xuân
Mỗi lần xuân đến vẫn lần đầu tiên”

Và sau mấy triệu năm thành loài người thì người yêu không bao giờ cũ cả:
“Nhân loại dù tiến bao xa
Hôn nhau vẫn cũ như là ngày xưa
Dù người làm được nắng mưa
Thì em vẫn mới ta chưa hiểu gì”
Tìm cái lạ trong cái quen là thiền, tìm cái lạ trong cái lạ là kẻ điên Trâu Quỳ. Học đạo hay học yêu như học thiền. Đầu tiên thấy núi là núi, sông là sông. Sau đó, thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Cuối cùng, lại thấy núi là núi, sông là sông.

Khám phá, tìm tòi cái mới trong tình yêu vĩnh cửu là ngộ lẽ vô thường. Quy luật của khám phá cái mới là:
“Những cái nghĩ mãi mới ra
Đều là những cái người ta nghĩ rồi
Những cái nghĩ mãi trên đời
Khi ta nghĩ lại khác người nghĩ ra”

Sáng tạo, khám phá về tình yêu là làm cũ cái mới và làm mới cái cũ. Đấy cũng là học thiền, là ngộ lẽ vô thường, vô ngã. Phải luôn đổi mới tình yêu, nếu không sẽ thành chán, vì:
“Sống một ngày đất lạ thành quen
Sống một đời người quen thành lạ”

Có nhiều cặp vợ chồng già ngạc nhiên nghĩ: không hiểu vì sao ngày xưa họ lại yêu nhau? Yêu nhau là thật, lấy nhau thì tình yêu thành giả và trở thành đạo vợ chồng. Yêu là thật, lấy nhau thành yêu giả, nhưng nếu không có giả thì không có thật:
“Trượt chân mà té xuống bùn
Chiếc quần tụt xuống anh hôn chỗ nào
Hôn em ở chỗ má đào
Để dành chỗ ấy cắm sào dừng chân”

“Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. Tình mất vui nhưng đạo vợ chồng lại siêu việt lên:
“Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ điều trong tay
Đừng già néo, kẻo đứt dây
Thả chùng xuống để diều bay đúng tầm”

Hoa Đà kê đơn cho vợ cả Tào Tháo: đàn ông thích trăng hoa, đàn bà cả ghen. Nếu Tào Tháo tiết dục, vợ bớt ghen, bệnh sẽ tự khỏi. Vợ chồng phải biết chín bỏ làm mười. Chồng giận thì vợ làm lành, tay chào miệng hỏi rằng anh giận gì. Thời báo Nữu ước tổ chức cuộc thi: thế nào là người chồng dẹp nhất. Câu trả lời trúng giải: “Người chồng đẹp nhất là người chồng chết ngay sau giây tân hôn”. Vì tuyệt đối không có tuyệt đối gọi là tuyệt đối. Chồng bát phải có lúc xô:
“Muốn cho chồng bát khỏi xô
Thì đem chôn xuống đáy mồ dưới sông
Người chồng đẹp nhất trong lòng
Đã chết ngay phút động phòng tân hôn” 

Có chuyện ông thầy bói ngồi sau cửa phòng đăng ký kết hôn. Đôi nào nhờ thầy bói, thầy chỉ trả lời một câu: “Muộn rồi!”. Cưới nhau là kết thúc tình yêu, là muộn của tình ái, mà là bắt đầu của đạo, đạo vợ chồng. Có chuyện anh chồng khoe với mọi người lần đầu tiên anh ta đi với vợ quãng đường dài mà không cãi nhau. Đó là lần anh ta đi đưa đám vợ.

Vậy, vợ chồng suy nghĩ gì về nhau? Thiền bàn gì về đạo vợ chồng?
“Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Vợ là thiên tạo trần ai miễn bàn”

Theo thiền, trong đạo vợ chồng thì chúng ta không thoát ra bên ngoài sự vật để chứng ngộ sự vật. Đối với mâu thuẫn gia đình, thiền nhân không thoát tục rồi ngồi kiết già trên đỉnh núi cao nhìn mọi người oanh kích vào nhau tự cho là ta cao đạo. Siêu thoát tuyệt đối là chấp nhân hiện hữu một cách toàn thể. Coi vợ là một hiện hữu, ta chấp nhận và cộng sinh. Kẻ nào đòi thay đổi hoàn toàn vợ mình là kẻ điên:
“Chối bỏ cách sống một người
Là mình chối bỏ cái trời sinh ra
Chối bỏ cách ghĩ người ta
Là mình tự cắt thịt da của mình”

Trong tình ái, người Hinđu chia làm bốn giai đoạn:
-Từ 1 – 25 tuổi: tích luỹ trí thức trường học.
-Từ 25 - 50 tuổi: xây dựng gia đình. 
-Từ 50 – 60 tuổi: như hoa sen, thân nằm trong gia đình nhưng hoa nở giữa thinh không.
-Từ 60 tuổi trở lên: phiêu diêu thoát tục.
Còn theo người Anh thì vợ chồng:
“Hãy yêu nhau như ta yêu thời tiết
Ngắm trời xanh và biết tránh mưa giông
Hãy cãi nhau như bàn về thời tiết
Tình cảm ngược chiều mà vẫn thấy như không”
Người Anh có kiểu phớt ăng lê, kiểu thiền độc đáo là: ai duy ý chí gay gắt tranh luận về chính trị, về khẩu vị, thì người Anh vô vi, người Anh thiền bằng cách chuyển sang bàn về thời tiết. Yêu nhau như thời tiết là yêu nhau theo phong cách thiền kiểu Anh. Vì người Anh ngộ sự duy ý chí dẫn đến hiểu nhầm nhau vô lối. Món ăn này ta thích không có nghĩa là hợp khẩu vị với người khác. Đối với ta là thế này thì người khác là thế kia:
“Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang”

Đừng nghĩ, đừng cảm, chỉ hiện hữu và bỗng nhiên bạn không có đó và thế giới này không có đó. Cái một brahman được lộ ra. Bạn và thế giới cả hai đã trở thành một. Như người lái đò sẽ không có sang, không có về. Cái đó là vô hạn và đó là chân lý. Chúng ta phải tự bằng lòng với cái ta đang có. Phải yêu những cái ta có, đừng có những cái ta không yêu. Tất cả vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp bất sinh bất diệt:
“Đừng chê canh nhạt của tôi
Vì anh ăn mặn lâu rồi thành quen

Em đen đâu bởi em đen
Em đen là bởi cái đèn bật lên”

Đạo bồ bịch
Vợ là cửa cái 
Bạn gái là cửa sổ
Càng nhiều cửa sổ càng sang
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra
Vợ là cửa cái nhà ta
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng
****
Thà bị mọc chín cái sừng
Còn hơn bồ báo tin mừng sinh ba
*****
Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái thằng cha láng giềng
*****
Mọi việc trên đời đều nhỏ
Vợ nhỏ là lớn nhất đời

Chuyện bồ bịch vốn cổ như trái đất. Bồ bịch cũng có đạo bồ bịch. Ăn trộm cũng có đạo chích. Các cụ xưa lấy thú vui hát ả đào, ca trù làm thư giãn. Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê:
“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo
Có khi tầng gác cheo leo
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang”

Nguyễn Công Trứ cũng khoái hoạt tuyên bố: “thú hành lạc chơi bao nhiêu là lãi đấy”. Và Nguyễn Công Trứ sững sờ khi nghe cô bồ cũ nhắc khéo:
“Giang sơn một gánh giữa đồng
Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng”

Rượu, chè, cờ bạc, gái trai là hiện tượng của cuộc sống. Nó không hề có hại. Có hại chăng nữa là người không biết sử dụng nó đúng mục đích. Cũng như con dao có thể dùng để thái thịt hoặc giết nguời.

Các cụ nhà nho cặp bồ với các ả đào rất thanh tịnh vô vi. Và đạo bồ bịch của các vị
cũng cao đạo như các vị liền anh liền chị hát giao duyên với nhau. Cao đạo là phải giữ cho hậu phương thật mạnh: vợ cái con cột các cụ trụ thật chắc. Còn những giây phút lãng đãng mây chiều, hồn bướm mơ tiên chỉ động viên cho các cụ yêu quý hơn vợ cái con cột tại gia và tăng trí phấn đấu trong cuộc đời.

Nói tưởng đùa. Có một ông bạn già hỏi tôi nên cặp bồ hay không? Tôi chỉ đành vô ngôn. Sau đó, tôi tặng ông ta một bài thơ:
Cặp bồ
Rửa tay gác kiếm gặp ma
Đem cả áo giấy, cà sa mặc vào 
Tóc bạc lại gặp má đào
Hoàng bào, áo giấy mặc vào cà sa

Ông bạn già yêu cầu giải thích. Tôi bảo thơ phải tự ngộ, vì theo Đào Tiềm: “thậm giải bất thành thi”. Sau đó, ông cố nèo, tôi phải diễn nôm: ông đã già, mắt mờ, chân chậm cần phải cảnh giác giữ gìn. Người ta còn tinh mắt thì đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Tôi khuyên ông nên mặc cả hai thứ vì sợ ông kém mắt lẫn lộn giữa bụt và quỷ. Còn đạo bồ bịch thì yêu cầu ông phải có ba thứ áo: áo hoàng bào, nghĩa là có nhiều tiền như vua; áo giấy, nghĩa là ông phải nhiều mưu; áo cà sa, nghĩa là ông phải có đức độ như Phật, mang lại hạnh phúc cho cả vợ lẫn bồ. Về mặt đạo đức và mưu thì ông cũng ngộ nhận là có. Còn khoản tiền thì ông hiểu ngay là không. Giải thích xong thơ tôi tặng ông, ông hoát ngộ và hứa từ nay xin dứt tuyệt chuyện bồ bịch vì không có hoàng bào – tiền:
“Ai cũng thấy tiền mình còn thiếu
Mấy ai người thấy thiếu lương tâm”

Chuyện thứ hai, hiện ở đường Láng Hoà Lạc nghe đâu có một câu lạc bộ của các cụ “trẻ không chơi, già hư đốn” là những người xưa sống quá đức độ, từ chỗ cực hữu chuyển sang cực tả, nay mỗi ông đều có một cô vợ lẽ. Nhìn những ông thất thập cổ lai hy đang đeo kính quấy bột, chống gậy giặt tã sẽ ngộ ra được lẽ huyền vi của Tạo hoá. Con người phải sống quân bình, điên cực tả sẽ trở thành điên cực hữu. Cần phải sống một vừa hai phải, phải sống trung dung. Đặc biệt, không thể diệt dục, chỉ có quân bình dục:
“Ái tình nếu uống đủ liều
Loài người sẽ thoát được điều tà dâm
Ai ai cũng sống khoả thân
Mặc quần sẽ lại khiêu dâm mọi người”

Cội nguồn của tình yêu với bồ tưởng là thật lại giả, còn tình yêu vợ chồng bên ngoài tưởng là giả lại là thật. Có hai vợ chồng đánh nhau. Chồng đánh vợ ác liệt. Có kẻ qua đường xồng vào đánh chồng ngất xỉu để cứu vợ. Vợ lại xông vào đánh kẻ đánh chồng mình ngất xỉu:
“Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ
Thôi thì đành phải tấu cô
Cô bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng”
“Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”
“Con cóc ăn trầu đỏ môi
Có ai lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê 
Mài dao cho sắc móc mề ăn gan”
“Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

Ghen tuông, đố kỵ thường thuộc về vô thức, không thể giải thích bằng lý trí được. Khi Bảo Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng” đến chùa gặp thiền sư để bốc thuốc chữa bệnh ghen cho Đại Ngọc. Thiền sư bốc cho mười thang thuốc, chỉ dẫn cứ mười năm uống một thang tất sẽ khỏi bệnh. Bảo Ngọc cười phá lên, vì ngộ ra bệnh ghen không chữa được. Nếu uống đủ mười thang thì Đại Ngọc đã bốc mộ mấy lần rồi.

Theo luật Mafia: nếu vợ ghen làm mất danh dự của chồng nơi công cộng sẽ bị bắn bỏ. Còn nếu chồng đưa bồ về nhà, đuổi vợ ra khỏi nhà thì chồng cũng bị bắn bỏ. Bố già Mafia Nữu ước đã bị đàn em bắn chết ngay tại cửa nhà vì đưa bồ về ở tại nhà và đuổi vợ đi.

Thật ra, nam giới nào bị vợ ghen đều đau khổ, nhưng nếu vợ không ghen còn đau khổ hơn nhiều. Vì vợ không ghen có thể là chồng ăn giải phong cách, thành công công “gia tài chỉ có một dòng nước trong”. Hai là “chồng ăn chả thì vợ ăn nem”. Ba là quá chán nhau. Ghen tuông đúng mức như được ăn phở cay vừa phải thì hạnh phúc biết bao:
“Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợ tơ điều trong tay
Đừng già néo kẻo đứt dây
Thả chùng xuống để diều bay đúng tầm”

Và “bọ ngựa rình bắt ve sầu, biết đâu chim sẻ đằng sau bắt mình”:
“Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái thằng cha láng giềng”

Chuyện xưa viết: có anh chàng đi chơi với vợ, gặp cô gái hái dâu. Anh ta chui vào bụi dâu làm tình cùng cô gái. Khi lên tìm vợ, thì vợ mình cũng đang làm tình với người khác ở ruộng dâu bên cạnh.

Phần kết

“Nghĩ mình công ít tội nhiều”. Vì đã ngộ được mỗi chữ, mỗi lời đều cái tóc cái tội. Tội của văn chương:
“Nghĩ mình đắc tội với đời
Nói điều thầm kín mà người dấu nhau
Nghĩ mình đắc tội với trời
Thiên cơ lộ hết cho người trần gian”

Đắc tội ngay cả với thánh thi tiền bối. “Khi mê thầy độ, ngộ rồi con tự độ”.

Tôi xin thắp nén nhang, cúi đầu lễ tạ ba lạy vì đã mạo muội nói lên một ý gì đó khác với thánh thi, động đến cõi tâm linh thiêng liêng của độc giả. Tôi đã liều sửa câu thơ của Nguyễn Du: “tu là cõi phúc, tình là dây oan” thành “yêu là cõi phúc buộc vào dây oan”. Vì tôi thiển nghĩ: hoạ phúc đều từ cái một. Trong hoạ có phúc, trong phúc có hoạ.

Thiền định, thượng đế, thánh A la, thiên đường, niết bàn đều đi vào bản thể qua tình yêu. Yêu đâu chỉ là dây oan, mà còn là dây tơ hồng, là song hỷ lâm môn.










Nguyễn Bảo Sinh: "Vua chó" và nhà thơ



Giữa thời đại đất đắt hơn vàng như ngày nay, vậy mà ở ngay giữa lòng Hà Nội lại có một khách sạn và nghĩa trang dành cho chó mèo, chuyện thật mà như đùa.




Nghĩa trang dành cho chó mèo (Ảnh: Hoàng Long)





Với những người ham mê nuôi chó mèo ở Hà Nội, địa chỉ ngõ 167 Trương Định đã trở nên hết sức quen thuộc. Bởi đó là khách sạn và còn cả nghĩa trang dành cho chó mèo độc nhất vô nhị. Nhưng ít người biết rằng, ông Bảo Sinh, chủ nhân của công trình đó còn là một nhà thơ dân gian trứ danh.

Thật khó để gọi ông Bảo Sinh với một danh xưng chính xác. Trên lý lịch, ông ghi nghề nghiệp là vẽ tranh truyền thần và cũng có hẳn cửa hàng tranh truyền thần trên phố. Thời trai trẻ, ông cũng từng là giáo viên, có lúc làm võ sư nhưng hiện nay mọi người biết đến Bảo Sinh là ông “vua chó” của Hà Nội và một số khác lại biết đến như một nhà thơ dân gian trứ danh. 


Từ khách sạn chó mèo …


Giữa thời đại đất đắt hơn vàng như ngày nay, vậy mà ở ngay giữa lòng Hà Nội lại có một khách sạn và nghĩa trang dành cho chó mèo, chuyện thật mà nghe cứ như đùa. 

Ở ngay đầu ngõ 167 Trương Định có một tấm biển ghi dòng chữ: “Ngõ Bảo Sinh – chủ nhân khách sạn chó mèo”. Chắc chắn ai từng trông thấy tấm biển này sẽ không khỏi thấy tò mò để rồi có ngày bước chân vào khám phá thế giới lạ lùng đó.


Vương quốc độc đáo dành cho chó mèo (Ảnh: Hoàng Long)


Một toà nhà khang trang được dựng lên nằm trong khuôn viên rộng hàng nghìn m2 nhưng lại là nơi sinh sống của hàng trăm chú chó mèo lớn nhỏ. "Khách sạn" chó mèo của ông đủ tiêu chuẩn 5 sao, được xây dựng trên diện tích 100 m2 đất, khu nhà cao 5 tầng có thang máy, điều hòa, hồ bơi, đường dắt chó đi dạo và nhiều tiện nghi khác như con người sinh sống. Đã có nhiều người gọi ông là “khùng”, “điên” khi xây dựng khách sạn. Ông Sinh tâm sự: “Tôi là người thích khám phá cái mới, đã là mới thì tôi quyết tâm làm”. Và thế là khách sạn dành cho chó mèo độc nhất ở Hà Nội đã ra đời. 

Với 40 năm kinh nghiệm trong nghề, tuy tuổi đã cao nhưng ông Sinh vẫn ngày ngày tự tay chăm sóc cho những chú chó mèo được chủ nhân từ khắp nơi tin tưởng ủy thác chú cún yêu của mình. “Tập đoàn” chuyên cung cấp các dịch vụ cho chó mèo của ông Bảo Sinh có hàng chục nhân viên, nhưng ông vẫn muốn tự tay chăm lo cho từng chú cún một. Không phải vì ông không tin tưởng vào tay nghề của lớp trẻ, đơn giản chỉ vì đó là tình yêu, niềm đam mê quá lớn của ông với chó mèo. 

Ở khách sạn chó mèo, ngoài phòng nghỉ còn có rất nhiều dịch vụ khác như massage, "karaoke"... cho chúng. Với một chất lượng phục vụ cao như vậy nên lượng chó mèo “thường trú” ở đây tương đối đông. Người nước ngoài đến đây gửi chó khá đông, họ hay phải đi công tác hoặc về nước nên có người gửi hàng tháng. Vào dịp lễ tết, nhu cầu của khách hàng luôn vượt quá khả năng phục vụ của khách sạn.

Đến nghĩa trang chó mèo

Không dừng lại ở “resort” dành cho chó mèo, ông còn xây dựng một nghĩa trang dành cho chúng. Ông quan niệm loài vật cũng có tâm linh như con người và việc xây nghĩa trang cũng là một cách để những người nuôi thể hiện tình cảm của mình với vật nuôi.

Trong nghĩa trang chó mèo của ông Bảo Sinh, có một ngôi mộ “tổ” to nhất, được xây dựng ở nơi trung tâm nhất. Ông Bảo Sinh cho biết đó là mộ Ami, chú chó khởi nghiệp để ông xây dựng cả cơ đồ ngày hôm nay. Ami theo tiếng Pháp có nghĩa là “bạn”, điều đó cho thấy ông luôn coi Ami như người bạn thân thiết, một thành viên trong gia đình ông.

Trong khuôn viên của nghĩa trang, còn có một “đài hóa thân” cho chó mèo. Hàng năm, ông cùng chủ nhân những ngôi mộ chó mèo kia vẫn tổ chức lễ cầu siêu khá hoành tráng tại nghĩa trang với sự tham gia của các cao tăng. Có lẽ người đối xử với chó mèo như vậy ở trên đời này chỉ có một mình Bảo Sinh. Ông tự nhận đó là duyên của mình “Có lẽ kiếp trước tôi đã có tội gì nhiều lắm với chó mèo nên kiếp này tôi phải trả nợ”.Không biết từ bao giờ, giới chơi chó mèo ở Hà Nội đã đặt cho ông biệt hiệu là “ông vua chó” Hà Nội hay bạn bè thân thiết thì chỉ gọi ông với một cái tên cộc lốc nghe rất lạ, “Sinh chó”. Chắc hẳn ở Hà Nội này, người nuôi chó giỏi như ông Bảo Sinh không thiếu nhưng để có một tấm lòng với chó mèo như Bảo Sinh thì sẽ cực kì hiếm. Có phải do đó mà ông được coi như “ông vua chó” của đất Hà Nội?
Bảo Sinh – Thi sĩ của “Huyền thi”

Nhắc tới nhà thơ Bảo Sinh, có thể nhiều người không biết đến. Nhưng những câu thơ của ông như “Ra đường sợ nhất công nông – về nhà sợ nhất vợ không nói gì” hay “Vợ là cơm nguội nhà ta – lại là phở tái thằng cha láng giềng” đã được người đọc biết tới. Ông tự họa mình như sau: 

Làm thơ nuôi chó chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà


Nhà thơ Bảo Sinh dưới tác phẩm nổi tiếng của ông (Ảnh: Hoàng Long)


Đời một nhà thơ có vài câu thơ đi vào trái tim độc giả đã là khó, Nhưng nhà thơ Bảo Sinh có hàng trăm, hàng ngàn câu như vậy. Ông là đại biểu cho một thế hệ những nhà thơ dân gian ở Việt Nam. Thơ ông làm ra là để đọc cho bạn bè và để cho người đọc tự truyền nhau chứ ông không hề có ý thức tập trung lại thành một tập sách. Đọc thơ Bảo Sinh, người ta dễ cười nhưng đó là cái cười đau, cười đớn.


Bài thơ được khắc lên đá (Ảnh: Hoàng Long)


Nhà thơ Bảo Sinh được “di truyền” máu làm thơ từ bố của ông. Lúc còn sống, cụ là người mê thơ và đối xử với thơ một cách trân trọng hiếm có. Đi tản cư, đồ đạc quí giá cụ không màng, chỉ mang theo mỗi một gánh thơ. Lúc về già, hàng ngày cụ vẫn đọc thơ cho bạn già ở bờ hồ Hoàn Kiếm và cụ có trả tiền nghe cho mọi người đàng hoàng, gọi là “nhuận tai”. Cụ cũng là một nhà thơ dân gian có tiếng và nhà thơ Bảo Sinh đã kế tục sự nghiệp của cụ. Cả đời làm nhà thơ dân gian chứ nhất định không làm nhà thơ ‘nhà nước”.

Ngoài những bài thơ làm chơi, làm cho vui, Bảo Sinh có những tác phẩm hết sức chất lượng mà ông gọi là “huyền thi”. Đây là tinh túy nhất của thơ Bảo Sinh. Ông cho rằng để lý giải toàn bộ sự nghiệp thơ ca của mình, chỉ cần giải mã được hai chữ “huyền thi” là đủ. Bảo Sinh có quan điểm làm thơ của riêng mình và nó được tóm tắt trong bài thơ sau: 

Câu thơ khi tỏ khi mờ 
Lý trên bác học tình thừa dân gian

Có lẽ toàn bộ ý nghĩa của “huyền thi” đã được rút gọn vào trong hai câu thơ này. Mọi người cho rằng bác học đã là cái cao siêu lắm, minh triết lắm nhưng Bảo Sinh lại không hướng thơ mình vào cái sự “bác học” đó. Ông cho rằng “đạo” mới là cái cao nhất, đạo là lẽ của tự nhiên. “Bác học” thì vẫn quan tâm đến cái đúng sai, khôn dại nhưng đạo thì vượt qua hẳn điều đó, không còn đúng sai mà cũng hết cả khôn dại. Trong thơ “huyền thi” sẽ có từ loại thơ dễ hiểu nhất (tỏ) đến loại thơ khó hiểu nhất (mờ), có cả những cái thanh cao nhất đến những cái tục tữu nhất nhưng đó là cái tục của người có tâm rất thanh. Tư tưởng của “huyền thi” chắc chỉ nằm trong một chữ “nửa”; đó là cái nửa đời nửa đạo, nửa thanh nửa tục, nửa vui nửa buồn,…

Con đò, dòng sông là hình ảnh hết sức quen thuộc trong văn học Việt Nam nhưng qua cái nhìn “huyền thi” của Bảo Sinh lại thành một ý thơ thật độc đáo:

Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang

Mười năm nữa hay trăm năm nữa, nếu người ta có nhớ đến sự nghiệp thi ca của Bảo Sinh thì chắc chắn người ta sẽ phải nhớ đến nhưng bài thơ “huyền thi” mang tính chất “thiền” rất rõ như vậy. 

Ông làm thơ trong tiếng chó sủa mèo kêu, bên kia là nghĩa trang chó mèo, giữa vườn là một chiếc Hồ có tượng phật, cửa vào là mô hình của Ô Quan Chưởng. Một lần đến với nhà của ông Bảo Sinh, chắc chắn mọi người không thể nào quên.









Xem thêm:


Ông Bảo Sinh là một "quái kiệt" đất Hà Thành nổi tiếng trong nhều lĩnh vực như truyền thần, thơ dân gian và những "trò ngông" như tổ chức đấm bốc ở tuổi 70, dựng tượng chính mình giữa hồ nước trong vườn nhà, hotel, nghĩa trang dành cho chó, mèo...

Những hotel chó mèo cũ theo thời gian đã trở nên lạc hậu, ông Bảo Sinh hiện đang xây dựng một hotel "5 sao" theo chuẩn của chính ông đặt ra. Theo ông, "khách sạn" chó mèo của ông đủ tiêu chuẩn 5 sao vì được xây dựng trên diện tích 100 2 đất, 5 tầng có thang máy, điều hòa, hồ bơi, đường dắt chó đi dạo, camera theo dõi từng phòng, mỗi phòng cũng có giường, tủ, toilet và nhiều tiện nghi cần thiết khác.


Nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Trương Định, Hà Nội,
"Vương quốc" chó mèo, gà chọi đã được ông Bảo Sinh lập nên chục năm nay.


Những "hotel "chó mèo được xây dựng cách đây cả chục năm 
được ông Sinh hạ cấp gọi là "nhà trọ" dù "biển hiệu" vẫn ghi Hotel.


Trên một khu "nhà trọ" cũ đã bị phá, ông Bảo Sinh xây một "khách sạn 5 sao" chó mèo trên diện tích 100m2, cao 5 tầng, có thang máy hẳn hoi. Theo quan sát thì khách sạn này có chiều cao, diện tích... như một ngôi nhà cho người ở.


Với chi phí trên 100 ngàn đồng mỗi ngày, chủ của những 
thú cưng yên tâm gửi vào "nhà trọ" mỗi khi phải đi xa.


Những khu Vip này ông Sinh chưa biết gọi là gì sau khi 
khách sạn "5 sao" chó mèo được đưa vào sử dụng.


Chú chó này do một người Hà Lan có việc phải về nước một thời gian gửi đã gần tháng tại khu "nhà trọ". Ông Sinh cho biết trước khi gửi, chủ của những con chó này phải nói cho nhân viên chăm sóc biết rõ tính nết của từng con để tiện cho việc trông nom.


Ông Sinh cho biết khách sạn "5 sao" khi hoàn thiện ước tính vốn đầu tư chừng 5 tỷ đồng. Theo ông đáng lẽ khách sạn hoàn thiện sớm hơn nhưng ông muốn nó sẽ khánh thành vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nên tiến độ được "ép" chậm lại.


Có 10 nhân viên chuyên chăm sóc chó mèo tại "Vương quốc chó mèo" và 
họ đều đã tốt nghiệp đại học các ngành kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y.


Khách sạn "5 sao được xây dựng hướng ra mặt "hồ" có "quần thể" tượng. Khách sạn có sức chứa 100 chó, mèo, có phòng riêng và phòng tập thể và để được nghỉ dưỡng tại đây chủ của chúng phải trả trên dưới 500 ngàn đồng một ngày đêm cho mỗi con.


Hàng ngày chó sẽ được nhân viên dắt đi dạo quanh hồ 
và thậm chí được bơi quanh hồ có đặt "quần thể tượng".


Khu "công viên nghĩa trang" giành cho chó mèo với không khí trong lành, sạch đẹp sẽ là nơi tản bộ lý tưởng của chó, mèo.


Mỗi ngôi mộ chó, mèo " đào sâu, chôn chặt" tại đây 
chủ nhân phải bỏ ra số tiền 5 triệu đồng.


Chủ nhân có thể đến thăm mộ bất cứ lúc nào. Đây là ngôi mộ của chú chó "sinh thời" rất mê món sữa tươi Cô gái Hà lan nên trên mộ luôn được chủ nhân "cúng" món này mỗi khi đến thắp hương.


Đây lại là ngôi mộ của chú chó khi chưa "tạ thế" rất 
nghiện khói thuốc là mà chủ nhân của nó thường hút.


Nếu chủ nhân của chó, mèo nào không muốn "đào sâu, chôn chặt" 
thì đã có "Đài hóa thân hoàn vũ" với giá 1 triệu đồng.


Những bình tro được bảo quản tại đây và có người thắp hương đều đặn vào những ngày rằm, mồng một. Hàng năm ông Sinh đều tổ chức "Đại lễ cầu siêu" cho "những vong hồn" chó mèo này.


Mỗi bình tro đều có ghi rõ tên, tuổi và phân biệt rõ chó hay mèo.























Nguyễn Huy Thiệp: 
Nguyễn Bảo Sinh, nhà thơ dân gian








Nguyễn Bảo Sinh, sinh năm 1940, sống trong một gia đình đã định cư nhiều đời ở Hà Nội. Thời trẻ, ông từng đi lính, từng là võ sư Judo. Từ trẻ đến già, Nguyễn Bảo Sinh chỉ ở số 30, ngõ 167 Trương Định (ngõ Bảo Sinh). Gần như suốt đời không hề chuyển dịch đi đâu, luôn ở cùng gia đình, xung quanh có vợ con, anh em, họ hàng, bè bạn nhưng ông luôn tự nhận mình là một tay sống trong giang hồ(!), một người tu tại gia(!). Nguyễn Bảo Sinh từng có hỗn danh là Sinh chó. Việc này duyên do từ chuyện có thật:

Hồi bé, vốn tính ngỗ ngược, thân phụ ông là cụ Nguyễn Hữu Mão (năm nay 95 tuổi, cũng là người rất hay thơ) có lần tức giận bảo rằng:

- Lớn lên thì chó nuôi mày!

Một lời là một vận vào! Lời nguyền của người cha tự nhiên vận vào số phận đứa con. Từ nhiều năm nay Nguyễn Bảo Sinh vẫn sống bằng nghề nuôi chó mèo cảnh, nuôi gà chọi, cũng có khi làm hậu cần cho các xới chọi gà khắp một vùng nội ngoại thành Hà Nội. 



Làm thơ, nuôi chó, chọi gà

Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ

Suốt ngày nửa tỉnh, nửa mơ

Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà!



Nguyễn Bảo Sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ dân gian thông qua hình thức nói vần được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca. Có thể nhận ra đặc tính chính của lối thơ này là ở chỗ luôn ngẫm sự đời để từ đó rút ra những kinh nghiệm sinh tồn, những kinh nghiệm sống. Việc ngẫm sự đời ấy dựa trên những quan sát trực tiếp ở những ngành nghề, ở những hoàn cảnh nhiều khi rất lạ lùng, hiếm có. Nhà thơ dân gian là người trực tiếp ở trong cuộc, trực tiếp lội xuống bùn để bắt những con cá chân lý trong cuộc sống. Yếu tố kinh nghiệm cá nhân không thể chia sẻ cho ai được đã làm nên nhiều sự bất ngờ và độc đáo của lối thơ này. 

Khi yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!

Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông!

Mê là mê theo cách mê của người
Ngộ là mê theo cách mê của mình.

Tự do sướng nhất trên đời
Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!


Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!

Lối nghĩ dân gian nôm na (nôm na là cha mách qué) dựa trên những nghịch lý oái oăm trong cuộc sống. Phát hiện ra những nghịch lý ấy, hiểu được nó khiến người ta nhiều khi lâm vào tình trạng dở khóc dở cười:

Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta
Của chìm của nổi trong nhà
Của ta rồi sẽ lại là của con
Con ta không phải của ta vì nó không phải của nó.
Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai!
Làm thơ anh chỉ nghiệp dư
Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào
Yêu em anh cũng nghiệp dư
Hội yêu chuyên nghiệp họ chưa cho vào!

Trong thơ của Nguyễn Bảo Sinh có yếu tố Phật giáo (mới chỉ là yếu tố Phật giáo chứ chưa phải là tư tưởng Phật giáo). Yếu tố thiền đôi lúc đã xóa đi những ranh giới thị phi trong cuộc đời gây nên những hiệu quả bất ngờ khá độc đáo:

Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang?

Không phải tự nhiên mà Nguyễn Bảo Sinh đặt tên cho những bài thơ truyền khẩu của mình là huyền thi. Điều ấy có phần nào đúng. Vì sao vậy? Vì tôi nghĩ thơ của Nguyễn Bảo Sinh chưa phải thơ thiền. Nếu là thiền thực thì trong nội dung thơ đương nhiên sẽ hết ý nghĩa sâu sắc hoặc không sâu sắc (sâu sắc cũng vô nghĩa lý mà không sâu sắc cũng vô nghĩa lý). Thơ của Nguyễn Bảo Sinh mới chỉ mang yếu tố thiền, đang tiến tới thiền. Đấy là thiền giả chứ chưa thiền thật. Sự thú vị của Nguyễn Bảo Sinh là ở đấy. Đấy cũng là nét đặc biệt của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian. Tính không chuyên nghiệp nửa đời nửa đoạn của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian gắn liền với đời sống và số phận nửa giăng nửa đèn của chính những người sáng tạo ra nó. Sự ỡm ờ, nhập nhằng giữa chân lý và phi lý, thực và ảo, thị và phi, hay và dở cứ lẫn vào nhau, huyễn vào nhau. Trên thực tế, đã có nhiều người coi thường, coi khinh thơ của Nguyễn Bảo Sinh là không ra gì, vớ vẩn, nửa đời nửa đạo, nửa nạc nửa mỡ. ở những bạn đọc tuân theo nguyên tắc bất nhị thì sự phản ứng của họ cũng rất dễ hiểu. Họ không biết rằng văn học dân gian, nghệ thuật dân gian hình thành ở chính sự nhập nhằng vớ vẩn đó. Tỉ như ở trò kéo co: mấy người nắm lấy sợi dây chia ra hai phe, buông dây cười xòa sẽ là trò đùa nhưng trong trường hợp hoàn cảnh nào đấy sẽ là được thua, sẽ là sinh tử, là tranh chấp đầu rơi máu chảy. Trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian ai cũng chơi được, xú xí, xí xóa cũng được nhưng cũng có thể nghiêm trọng hóa nó cũng được. Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn là văn học dân gian, nghệ thuật dân gian. Khi có một bàn tay chuyên nghiệp dúng vào, thôi xao cho nó thì nó sẽ có một ý nghĩa khác đi nhiều.
Khi đọc Nguyễn Bảo Sinh, bạn đọc dễ có liên tưởng đến thơ Bút Tre. Tôi nghĩ, xét cho cùng, Bút Tre cũng là một kiểu thơ dân gian, nghệ thuật dân gian. ở thơ Bút Tre, kiểu nửa đùa nửa thật trộn lẫn giữa hình thức và nội dung gây nên hiệu quả rất độc đáo:

Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta đánh trận Điện Biên lẫy lừng.

Anh đi công tác Plây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra

Con thuyền dịch đít sang ngang
Trông ra thấy một cái làng xa xa.

Ở Nguyễn Bảo Sinh, không có kiểu nửa đùa nửa thật ấy mà ở đây tính chất nửa đời nửa đạo, nửa đúng nửa sai (của đời sống và chân lý đời sống) có phần nào rõ ràng hơn. Thơ Nguyễn Bảo Sinh không đùa tếu như thơ Bút Tre. Thơ Nguyễn Bảo Sinh có vẻ nghiêm túc tìm chân lý hơn. Chính vì vậy nếu xét về phong độ (thơ) tôi nghĩ ở Bút Tre lớn hơn, phá đám hơn, ngầu hơn. Đọc thơ Bút Tre người ta cười to hơn. Đọc Nguyễn Bảo Sinh người ta cười nhỏ đi, đôi khi không cười mà chỉ à một tiếng: à ra thế, à là thế... Không phải tự dưng đã có trường phái thơ Bút Tre: sự châm biếm, tiếng cười là thứ rất dễ lây. Chính sự huyền thi (bãi miễn thơ) đã làm hại Nguyễn Bảo Sinh nhưng có lẽ chính sự hại ấy cũng không quan trọng gì đối với ông. Tôi nghĩ ông không phải là người cố ý làm thơ, càng không phải là người cố ý làm thơ để phổ biến hay truyền bá. Ông làm thơ như một cách ghi nhật ký, ghi lại những ý nghĩ bất chợt mỗi khi ông ngẫm ra một điều gì đấy trên cơ sở quan sát hiện thực và mỗi khi ông rút ra được kinh nghiệm gì đấy từ cuộc đời ông.

Tôi khá bất ngờ và lý thú thấy Nguyễn Bảo Sinh ở tuổi U.67 vẫn có những bài thơ bay bướm kiểu:

Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi...

Tình yêu ấy, tôi nghĩ chính là tình yêu cuộc sống. Ông làm thơ cũng chính vì ông yêu cuộc sống.
Tôi chắc ở nhiều nơi trên đất nước ta cũng có nhiều thi sĩ dân gian kiểu như Nguyễn Bảo Sinh. Họ yêu cuộc sống và họ làm thơ theo kiểu của họ. Rất tiếc tôi chưa có được nhân duyên gặp gỡ và đọc thơ họ. Nhưng cũng chẳng sao vì thực ra điều ấy với họ, với tôi cũng chẳng có gì quan trọng. Nhiều khi gặp gỡ lại là hệ lụy, thậm chí chắc chắn sẽ là hệ lụy, đúng như Nguyễn Bảo Sinh từng viết:

Yêu sao giây phút hình như
Cho nhau những cái còn chưa của mình
Buồn sao hình chạm với hình
Đôi bong bóng đụng hồn mình chợt tan.

Tôi viết bài này vì tình cảm quý mến của tôi với Nguyễn Bảo Sinh, vì nhân duyên gặp gỡ của tôi với ông thoắt cái thế mà đã 15 năm trời hết một đời Kiều lưu lạc, khi ấy tóc tôi còn xanh, chưa có một sợi bạc nào. 











Thơ Nguyễn Bảo Sinh








Danh



Trăng qua cửa sổ trăng vuông

Gió dẹt mình xuống để luồn mái tranh

Con người muốn lọt vào danh

Thì mình phải tự ép thành cái tên






Bịt tai

Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chỗ cái tai của mình



Chúc nhau

Mời nhau ăn tiệc ăn nằm
Mấy ai khao bạn bữa ăn khí trơi
Chúc nhau chúc đủ mọi lời
Mấy ai chúc bạn thành người tốt hơn



Nghĩ và lo

Nghĩ về con kiến nó bò
Chẳng lo về nỗi con bò trắng răng
Nghĩ về cái đẹp ánh trăng
Đừng lo thằng Cuội, ả Hằng với nhau



Tại sao

Trẻ thơ mở trí nhìn đời
Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao
Nhiều người nhắm mắt ra vào
Nhờ người dắt hộ, “Tại sao?” Không cần



Thơ

Khi ngồi tên lửa lên trời
Làm thơ lại kém cái thời cưỡi trâu



Khỏa thân

Ái tình nếu uống đủ liều
Loài người sẽ thoát được điều tà dâm
Ai ai cũng sống khỏa thân
Mặc quần sẽ lại khiêu dâm mọi người



Nhân duyên

Nhân duyên đến nhân duyên đi
Chúng mình ngoài cuộc, hẹn gì với nhau
Lá trầu chẳng đợi quả cau
Tự nhiên tan hợp thành màu nhân duyên



Huyền thi cảm

Quý vật đi tìm quý nhân
Huyền thi lại gặp huyền tâm mới huyền
Trần gian bao kẻ vô duyên
Có tiền mua được cô tiên… huyền tiền



Thảnh thơi

Trong trần ai có mấy nơi tĩnh mịch
Trong lòng mình có mấy lúc thảnh thơi
Lúc thảnh thơi gặp nơi tĩnh mịch
Là khi mình thấy cả đích trước sau



Tri âm

Mới yêu nhìn đã tri âm
Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng tây
Nói toàn ngoại ngữ với nhau
Không người phiên dịch ngẫm đau nhân tình



Độc thân

Những người quyết chẳng lấy ai
Là người chỉ quyết một hai lấy mình
Tương tư trong mọi mối tình
Là tương tư chính bóng hình của ta



Ly thân

Vì yêu tha thiết con người
Cho nên mới lánh về nơi không người
Quạnh hiu ngay giữa đất trời
Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương



Thầy bói xem voi

Chỉ sờ một chỗ mà thôi
Thầy bói định nghĩa được voi là gì
Nếu hiểu đủ lẽ huyền thi
Sẽ không định nghĩa được gì về voi



Hiện hữu

Nghĩ về em, anh là nhà triết lý
Cảm về em, anh chỉ để làm thơ
Còn khi yêu, em vừa thực vừa mơ
Không triết lý, chẳng làm thơ, mà hiện hữu



Vu vơ

Yêu và ghét đều giống nhau
Lý do đừng hỏi trước sau làm gì
Chỗ đến là chỗ để đi
Lý do yêu ghét không gì khác nhau



Cố tình

Chùa to Phật có to đâu
Phải chi tốt lễ dễ cầu Phật thương
Cố tình đốt quá nhiều hương
Khói xuống Âm phủ, Diêm Vương phạt tiền



Cội nguồn

Hòa mình vào với thiên nhiên
Hồn tan theo gió lướt trên thiên đường
Cội nguồn của mọi yêu thương
Mà sao vẫn vắng thân thương trong lòng



Hữu tình

Trời xanh xanh biếc vô tình
Cho nên trời chẳng như mình già đi
Vô tình trẻ mãi làm chi
Hữu tình dù có già đi cũng tình



Vô tình

Yêu như ngọn gió thổi chơi
Bỗng dưng thổi dạt hai người vào nhau
Yêu đừng hẹn trước thề sau
Khi yêu mới biết mình đâu của mình



Tuyệt đỉnh

Tuyệt đỉnh vinh quang tận cùng cay đắng
Khi quay nhìn không một bóng thân thương
Đành ôm trong lòng một vầng trăng khuyết
Để nhớ về những giấc mộng đế vương



Thua

Tiến lên vào cái ống đời
Sao bằng lùi lại giữa trời thảnh thơi
Vật nhau trong cái ống đời
Sao bằng thua cuộc về ngồi ngắm mây



Đạo vợ chồng

Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ diều trong tay
Đừng già néo, kẻo đứt dây
Thả chùng xuống, để diều bay đúng tầm



Chôn hoa

Người thường thấy cánh hoa rơi
Hai chân di nát không chơi hoa tàn
Mấy ai khóc mộ hồng nhan
Mấy ai gom cánh hoa tàn để chơi



Tù tại tâm

Bước vào một chốn lao tù
Mắt nhìn không thấy, tay sờ không ra
Tù trong bộ não của ta
Cửa mở mà chẳng biết ra lối nào



Bể khổ

Đời là bể khổ mênh mông
Sao ai cũng
muốn sống trong bể đời
Quy tiên là được lên trời
Sao ai cũng muốn sống đời trần gian



Đá bóng

Trong vạn biến có một điều bất biến
Đội chủ nhà không đoạt cúp FIFA
Trước 7 tỉ người trọng tài gian dối
Thì trách gì lời nói giữa đôi ta



Cực lạc

Tây trúc nào biết ở đâu
Cực lạc chỉ ở trong câu thơ này
Trông lên mình chẳng bằng ai
Trông xuống lại thấy chẳng ai bằng mình



Ngũ thập tri thiên mệnh

Thân còn nằm dưới mái nhà
Hồn tri thiên mệnh thăng hoa giữa trời
Như sen nằm dưới bùn đời
Vươn lên mặt nước giữa trời nở hoa



Vợ

Vợ là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Vợ là thiên tạo trần ai miễn bàn



Chồng

Chồng là thánh chỉ vua ban
Có sao dùng vậy không bàn đúng sai
Quỷ thần chứng cả hai vai
Chồng là thiên tạo trần ai miễn bàn



Con

Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta
Của chìm của nổi trong nhà
Của ta rồi sẽ lại là của con



Vô cớ

Vô cớ mua dây buộc mình
Thì đành nhờ cái vô tình gỡ ra
Tự nhiên buồn đến với ta
Tự nhiên buồn sẽ đi ra khỏi mình



Đôi ta

Tuy kiếp trước không duyên nhưng nợ
Nên đôi ta thành vợ thành chồng
Bao giờ hết nợ tơ hồng
Trời cho đôi lứa mặc lòng yêu ai



Phía trước

Bọ ngựa rình bắt ve sầu
Biết đâu chim sẻ đằng sau bắt mình
Mải tìm danh lợi, gái xinh
Biết đâu cái họa đang rình bắt ta



Thừa

Dạy đĩ vén váy làm gì
Phò mã tốt áo khen chi thêm thừa
Thế gian tranh cãi thắng thua
Vô ngôn trời chẳng nói thừa một câu



Tự trào

Lã Bất Vi buôn cả vua
Hồ Xuân Hương chửi cả chùa lẫn sư
Bọn họ gan lớn mật to
Còn ta gan bé nằm lo sập trời



Cảm ơn

Đừng trách đời làm khổ ta
Ta làm khổ họ gấp ba bốn lần
Nên khi nhắm mắt lìa trần
Chỉ xin được nói một lần: Cảm ơn!



Tự bạch

Làm thơ nuôi chó chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà



Vô đề 1

Mỗi người là bộ kinh vô tự
Khi xuất thần mới hiện thành chữ
Cũng chỉ ai nhập thần mới đọc được



Vô đề 2

Biết mà chẳng nói được lên
Huyền thi đặt hộ cái tên cho đời
Những điều nói ở cõi người
Huyền thi chép lại thành lời chân kinh



Vô đề 3

Người ghi bia đá để đời
Còn ta bia trắng để người tự ghi



Thiên tài và Người điên

Thiên tài cùng với thằng điên
Khác nhau chỉ một đường biên mơ hồ



Mặt nạ-mặt thật

Bà mụ đã nặn thành ta
Cuộc đời nặn lại hóa ra thế này
Thợ làm mặt nạ khéo tay
Thua xa mặt thật đời bày khắp nơi



Chốn lãng quên

Dù đi cuối đất cùng trơi
Chẳng mơ thấy được đúng người đúng tên
Thôi đành về chỗ lãng quên
Mới mong gọi được đúng tên đúng người



Vô đề 4

Ta như mây trắng giữa trời
Ngắm nhìn thiên hạ đang ngồi máy bay



Vô đề 6

Muốn đừng để đời chửi ta
Thì đừng cố bắt người ta khen mình



Vô đề 11

Cung phi ngủ với con trời
Chứ đâu ngủ với cái tôi của mình
Càn Long rời bỏ cung đình
Để đi tìm những mối tình không vua



Vô đề 14

Hoàng đế khi đã ngồi tù
Cai ngục chỉ gọi là đồ phạm nhân
Đã vào đến động mại dâm
Ông lão cứ được gọi nhầm là anh



Kín-hở

Có hở thì mới biết che
Nếu mà bịt hết còn nghe thấy gì



Sách đỏ

Diệt hết sinh vật của trời
Chắc chắn sách đỏ tên người được ghi



Vô đề 17

Hiện đại mà không thiên nhiên
Loài người sẽ tới chỗ điên chỗ khùng
Thiên nhiên hoang dã tận cùng
Loài người cũng đến chỗ khùng chỗ điên



Đường lên Tây trúc

Đường lên Tây Trúc quanh co
Chỗ rẽ không biển báo cho rõ ràng
Nhiều khi tưởng đến thiên đàng
Xuống nhầm địa ngục, nghĩ càng đớn đau



Thay lời tựa

Tôi tu với vợ tại gia
Vợ dài dằng dặc đâu là bến mơ
Khi tình khi ý cùng thơ
Đường trơn gánh thực, gánh hư trĩu đầy
Nằm mơ trên tấm thân gầy
Gánh vàng đi đổ lấp đầy sông mê


Văn đâu tải đạo, văn là đạo
Nước đâu chở sóng, nước là sóng



Đò ngang

Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang



Như ý

Trong mười điều chín không như ý
Còn một điều lại ý chẳng như
Muốn cho vạn sự đều như ý
Cần một điều biến ý thành như

Tất cả những cái tồn tại dường như hợp lý
Tất cả những cái hợp lý dường như tồn tại



Như ta

Cho ta về chỗ gió mưa
Cho ta về chỗ có trưa có chiều
Về nơi có ghét có yêu
Nắng, mưa, yêu, ghét sớm chiều như ta



Như như

Tạo hóa tạo ta chơi
Ta chơi trò tạo hóa
Hợp tan mây thành đá
Nhật nguyệt hóa như như



Đôi bờ

Đôi ta như thể đôi bờ
Gặp nhau sóng chẳng bao giờ thành sông
Thôi đành muôn kiếp song song
Đôi ta trả lại dòng sông cho đời



Chợ âm dương

Buông thõng hai tay đi vào chợ
Họa phúc mua đều có hóa không
Sinh tử bán rồi đời hết nợ
Buông tay đi suốt chợ âm dương



Gái quê

Lên tỉnh ai cũng bảo quê
Về làng cả xóm lại chê thị thành
Xót xa thân phận, thôi đành
Nửa quê nửa tỉnh chòng chành thân em

Hoa cau thơm ngát hương cau
Chúng mình mơ đổi thành nhau làm gì



Thời

Nhân gian trong một chữ thời
Kẻ nào đi trước thành người đến sau
Sao cho vẫn cứ cùng nhau
Vừa đi được trước, vừa sau mọi người



Lời sống

Đôi ta trên một con đò
Vạch thuyền đánh dấu ai ngờ sông trôi
Hẹn lời thề giữ lấy lời
Biết đâu lời của mỗi người là sông



Vô vi quán

Vô vi quán, quán vô vi
Vào trong xem thử có gì mua chơi
Ở đây bày cả đất trời
Vô vi quán chỉ mời người chân không

Vô vi quán, quán vô vi

Khách chân không thấy cái gì cũng mua
Túi càn khôn, chớ có đùa
Chân không chứa đủ cả vua lẫn trời

Vô vi quán, quán vô vi

Quán không nên chẳng có gì bán mua
Buồn đem tạo hóa ra đùa



Kinh vô tự

Gió chẳng đường đi mà cũng đến
Mình không cầu nguyện bỗng nhiên sinh
Mỗi người là bộ kinh vô tự
Sao còn tụng niệm tự vô kinh



Tiền

Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm



Thở

Hít vào đủ khí đất trời
Thở ra cho hết những hơi hít vào
Không nợ trời đất chút nào
Thân ta thành cửa ra vào thiên nhiên



Thời gian

Kẽ hở pháp luật lẽ hằng
Thời gian mới thật công bằng mà thôi
Dù là vua chúa phật trời
Mỗi năm thêm một tuổi đời như ta



Thông

Làm thông ngay giữa kiếp người
Làm người lại đứng giữa trời như thông
Lá reo tiếng hạc từng không
Vi vu nào biết là thông hay người



Người thường bàn chuyện ngu xưa
Mấy ai bàn chuyện bây giờ đâu hơn



Quân bình

Đứng núi này trông núi nọ
Đứng núi nọ trông núi này
Nhìn giữa hai núi mới hay
Mỗi chân một núi hai tay quân bình


Bình thường là thường quân bình
Tầm thường là lẽ thường tình bình quân
Ta như quả lắc quả cân
Chuyển động là để tự tâm quân bình



Chân lý

Cả cuộc đời đi tìm chân lý
Mới hiểu mình là lý của chân
Chúa hình người, sa tăng hình quỷ
Phật thiêng liêng vì phật tại tâm



Yêu

Yêu không đo được ít nhiều
Yêu là chẳng hiểu tình yêu thế nào
Thiên thai mở khóa động đào
Yêu là cõi phúc buộc vào dây oan



Nhà đâu

Nhà mình bảo bãi tha ma
Quán trọ lại nhận đây là nhà ta
Vào nhà lại bảo rằng ra
Đến trọ lại bảo rằng ta về nhà



Lên chùa

Vào chùa lễ phật thấy sư
Người người cúi lạy chiếc lư hương đồng
Miệng cầu sắc sắc không không
Đầy trời sắc, thế còn không đâu rồi



Nhân cảnh

Ngồi nhìn non bộ đứng im
Ngắm cá trong chậu xem chim trong lồng
Cây si bẻ quặt uốn cong
Còn mình tự nhốt vào trong lẽ đời

Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông



Nhẫn cưới

Trao nhau nhân cưới ước mong
Đeo vào bỗng hóa thành vòng kim cô
Lại mong lại ước lại chờ
Tháo ra rồi lại ước mơ đeo vào
Nếu yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích hóa thành thần tự do



Tự hóa

Hữu hình hóa cái vô hình
Kiếp này là mộng khi mình chưa sinh
Vô hình hóa cái hữu hình
Kiếp này là mộng của mình kiếp sau



Tự sinh

Trời đất phải sinh ra ta
Nếu không sao được gọi là hóa công
Vào ra trời đất mênh mông
Thân ta là chỗ hóa công ở nhờ
Vì đời có được cái tên
Cho nên mới có Phật, tiên, và người
Vì đời có chữ có lời
Cái danh mới nhốt được người vào trong



Tự hiểu

Nếu mình tự hiểu được mình
Trương Chi đâu có thất tình Mị nương
Nếu mình tự hiểu quê hương
Thì Từ Thức chẳng lạc đường trần gian



Thiên nhiên

Nếu không có trái đất
Mình lơ lửng thành tiên
Nếu không có xã hội
Mình trở thành thiên nhiên



Cứ đi

Mình không chỗ đứng trên đời
Lại không cả biết nằm ngồi ở đâu
Thì đi về chỗ bắt đầu
Cứ đi không đến về đâu thì về



Thiền

Thuyền riêng ngoài giáo, giáo trong riêng
Không ghi văn tự, tự trong thiền
Chỉ thẳng vào tâm, tâm vô trụ
Thấy tâm thành phật, phật huyền huyền



Con chuột

Con chuột mắc phải sai lầm
Khi rơi vào bẫy chẳng ăn miếng mồi
Nhiều người cũng vậy mà thôi
Rơi vào sinh tử, chỉ đòi thoát ra




Tôi đi cuối đất cùng trời
Tìm mua thuốc ngộ chữa người đang mê
Tôi đi thủy tận sơn khê
Chữa cho người ngộ ta mê thật rồi



Thực hư

Kinh đeo ngay trước mắt mình
Nhiều khi vẫn cứ đi tìm loay hoay
Cửa đời chìa khóa cầm tay
Mà sao vẫn cứ loay hoay đi tìm



Không không

Phải vào mới thấy lối ra
Phải yêu mới biết đâu là không yêu
Tìm ai suốt cả bốn chiều
Rồi ra mới biết bốn chiều đều không



Tâm nhàn

Tự nhiên chờ cái đến
Thanh thản tiễn cái đi
Yêu những điều không muốn
Tâm nhàn hơn mây chi



Tu tại chỗ

Tu chùa, tu chợ, tại gia
Tôi tu tại chỗ, gọi là tu chi
Tâm vô trụ, trụ vô vi
Gặp đâu tu nấy, thấy gì cũng tu



Nhân duyên

Nhân duyên đến, nhân duyên đi
Chúng mình ngoài cuộc hẹn gì với nhau
Lá trầu chẳng đợi quả cau
Tự nhiên tan hợp thành màu nhân duyên



Thành tiên

Nếu yêu những kẻ yêu nhau
Thì mình đâu có nỗi đau nhân tình
Nếu thân không nệ cái hình
Ra ngoài sự vật thì mình thành tiên
Không mong đến chẳng cầu đi
Không phân khôn dại còn chi để buồn
Tâm như nước chảy trên nguồn
Soi hình tạo hóa mà không lưu hình



Đo lại

Người ngắm trời đất bao la
Ta để trời đất ngắm ta giữa đời
Thiên hạ lấy thước đo người
Ta đo lại thước của trời đo ta



Tự nhiên

Nhởn nhơ bướm lượn bờ ao
Đừng ai bắt bướm ép vào sổ tay
Trong đêm đóm lập lòe bay
Đừng đem đom đóm ra ngày để xem



Buông ra

Ôm vào rồi mới buông ra
Có ôm thật chặt mới rời thật xa
Ngẫm xem trong cõi người ta
Có là Thái tử, mới là Như lai



Quay lại

Phía trước không có trước
Phía sau không có sau
Kìa mênh mông bể khổ
Quay lại thấy bến bờ



Quên

Người ghi bia đá để đời
Còn tôi tìm chỗ tôi ngồi để quên
Nhìn trời nước dưới, mây trên
Cúi xem lại thấy nước trên mây trời
Ngồi quên, quên hết mây trời
Hỏi thăm chẳng biết tên tôi là gì



Tỉnh thức

Gió trời biết trốn đi đâu
Yêu không bởi tóc mà cầu cắt đi
Thuyền tình chìm nổi sông si
Vẫn nghe vẳng tiếng vô vi chuông chùa
Người thường nghĩ tới điểm dừng
Là khi vượt quá điểm dừng từ lâu



Thiên thai

Lưu nguyễn không tìm lại gặp tiên
Tìm về trần thế hóa vô duyên
Đi mà không đến là Tây Trúc
Đến mà chẳng được ấy Đào Nguyên



Mộng bướm

Sống gửi biết nơi đâu mà gửi
Thác về nào biết thác về đâu
Trang châu gửi mộng tan thành bướm
Bướm về tan mộng hóa Trang Chu



Nghịch cảnh

Rửa tay, gác kiếm gặp ma
Đem cả áo giấy cà sa mặc vào
Tóc bạc lại gặp má đào
Hoàng bào, áo giấy, mặc vào cà sa



Chiếc lược

Cây muốn lặng gió chẳng đừng
Trách ai đem chiếc lược sừng tặng sư
Khiến lòng sư những ngẩn ngơ
Nửa mong mọc tóc, nửa lo trọc đầu



Sóng tâm

Đầy trời loạn sóng thanh âm
Đừng quên tiếng sóng từ tâm vọng về
Nhờ thầy gạt nhiễu sông mê
Để ta nghe tiếng óng về từ tâm


Tình đầu

Tình nào cũng mối tình đầu
Không ai đến được nơi đâu hai lần
Không gì cũ như mùa xuân
Mỗi lần xuân đến vẫn lần đầu tiên



Sông giữa biển

Xin làm sông giữa biển khơi
Đôi bờ là nước, ta người là nhau
Ta không họ trước tên sau
Chung nhau lớp sóng gọi nhau là người



Đủ

Rồi sẽ hiểu ít nhiều đều là đủ
Trẻ hay già vô nghĩa trước mai sau
Vua ôm ấp bao cung tần mĩ nữa
Sướng hơn gì người cùng khổ ôm nhau



Bụt nhà

Phải đi đến tận biển xa
Mới thấy cái đẹp ao nhà của ta
Phải đi lễ chùa đủ xa
Mới thấy được bụt chùa nhà rất thiêng



Trăng

Nếu trăng cũng chết như đời
Thì ta đâu thấy kiếp người phù du
Vì trăng sống mãi ngàn thu
Cho nên càng thấy phù du kiếp người























































 Nguyễn Bảo Sinh & Nguyễn Huy Thiệp










Cà phê Nhân. Hà Nội 2023










Phan Nguyên, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bảo Sinh
Hà Nội 2023











Hiện sống và quản lý một Hotel, một Nghĩa địa và một Công ty ... mai táng chó mèo tại Hà Nội.









Trở về 



MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.