Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

Thích Quảng Độ (1928-2020)









Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Đại lão Hòa thượng
Thích Quảng Độ
Sinh Đặng Phúc Tuệ
(27 tháng 11 năm 1928 - Mất 22 tháng 2 năm 2020)
Thọ 92 tuổi












Tôn giáo Phật giáo
Giáo phái Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Trường phái Đại thừa
Chùa Thanh Minh Thiền viện, Tp Hồ Chí Minh
Chùa Từ Hiếu, Tp Hồ Chí Minh
Được biết đến vì Bất đồng chính kiến tại Việt Nam
Pháp danh Thích Quảng Độ

Cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh Đặng Phúc Tuệ
27 tháng 11 năm 1928
xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, Thái Bình
Mất 22 tháng 2 năm 2020
Chùa Từ Hiếu, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh

Sự nghiệp tôn giáo
Vị trí Tăng thống thứ năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Tác phẩm Từ điển Phật học Hán Việt (2 tập)
Phật Quang Đại Từ điển (9 tập)
Chức vụ trước Tổng Thư ký Viện Hóa đạo (1965)
Giáo sư đặc trách bộ môn Triết Học Đông Phương tại Viện Đại học Vạn Hạnh
Viện trưởng Viện Hóa đạo (1999)
Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống (2008)
Chức vụ Tăng thống (từ 2011)

Giải thưởng 
Giải thưởng Homo Homini 2001 của Tổ chức People in Need, Cộng hòa Séc
Giải Nhân quyền Việt Nam 2002 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam
Giải tưởng niệm Thorolf Rafto, Na Uy năm 2006


Hòa thượng Thích Quảng Độ là Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ ngày 17 tháng 8 năm 2008[1] và là một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam vì các hoạt động đấu tranh nhân quyền.[2] 
Ông được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto năm 2006.[3][4] 
Là người được đề cử cho giải Nobel Hòa bình nhiều lần,[5][6] ông được báo chí quốc tế xem là một trong những người có cơ hội đoạt giải này.[2][7][8]




Tiểu sử


Thích Quảng Độ sinh ngày 27 tháng 11 năm 1928 tại xã Nam Thanh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, tên khai sinh Đặng Phúc Tuệ. Năm 1954 ông di cư vào Nam rồi trở thành một nhân vật lãnh đạo Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng đầu sư với cố Hòa thượng Thích Đức Hải tại chùa Linh Quang, tỉnh Hà Đông. Năm 1944, ngài thọ giới sa di. Năm 1947, ngài đăng đàn thọ đại Cụ túc giới.
Tổng thư ký Viện Hóa đạo


Ông được bầu làm Tổng thư ký Viện Hóa đạo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) năm 1965. Năm 1981, các giáo phái Phật giáo ở hai miền Việt Nam trở thành thành viên của Mặt trận Tổ quốc; và họ tổ chức một đại hội để thống nhất tất cả các tổ chức Phật giáo tại Việt Nam thành một tổ chức mới mang tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).[9] Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị giải tán (tuy không có một văn kiện nào của Nhà nước tuyên bố giải thể GHPGVNTN hay tuyên bố Giáo hội này bất hợp pháp).[10]


Thập niên 1970–1980: lưu giam ở Thái Bình

Vì không chịu để cho nhà nước giám sát giáo hội, và kêu gọi biểu tình chống chế độ, ông bị nhà chức trách Việt Nam bắt giam từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982 thì ông và mẹ ông bị trục xuất về nguyên quán là xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Mười năm sau ông tự ý tìm vào Nam hoạt động công khai đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nhà chức trách đã có lệnh trục xuất ông về Bắc nhưng ông không chịu thi hành vì công dân Việt Nam có quyền cư trú ở bất cứ đâu trên đất nước theo Hiến pháp quy định.[11]


Tuyên án tù 1995

Năm 1995, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt tạm giam Thích Quảng Độ.

Tháng 8 năm 1995, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử, tuyên phạt Thích Quảng Độ cùng nhóm của ông (Không Tánh, Đồng Ngọc, Nhật Thường, Trí Lực) 5 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội "phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước". Theo nhà cầm quyền, trong thời gian bị giam giữ, Thích Quảng Độ đã tỏ ra ăn năn, hối cải nên nhân dịp Quốc khánh 2-9-1998, Chủ tịch nước Việt Nam đã quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho ông, trả về nơi cư trú cũ tại Thanh Minh Thiền viện.[12] Báo Tuổi Trẻ đăng tải ảnh chụp "văn bản nhận tội và xin khoan hồng" có chữ ký của ông Thích Quảng Độ, trong đó có đoạn : "Ai đọc thông tư số 2 cũng phải sửng sốt kinh ngạc, cho rằng nội dung nó mang tính chất một lời hiệu triệu kêu gọi Tăng Ni chống lại chính quyền cách mạng. Chính bản thân tôi giờ nghĩ lại cũng phải cảm thấy hoảng sợ và ân hận... Tôi xin chính quyền lượng xét khoan hồng tha thứ hoặc ân giảm tội trạng cho tôi để tôi còn có được cơ hội hối cải".[13] Sau đó, ông Thích Quảng độ chưa từng phủ nhận về việc "ăn năn, hối cải" này.

Theo đài RFA, dưới áp lực từ Hoa Kỳ, Hòa thượng được trả tự do và bị yêu cầu phải đi tị nạn tại Mỹ nhưng ông từ chối và nói rằng ông phải ở lại trong nước với quần chúng Phật tử. Tuy mang tiếng là được thả ra, nhưng thực chất ông bị giam giữ tại gia, vì ông bị cấm thuyết pháp. Có một đồn công an nằm trước Thiền viện kiểm soát rất kỹ. Dưới áp lực chính trị, vào ngày 15/9/2018, Thích Quảng Độ đã bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền viện. Ông quyết định trở về quê tổ của mình ở Thái Bình.[14]


Viện trưởng Viện Hóa đạo

Năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ được bầu làm Viện trưởng Viện Hóa đạo, một tổ chức của GHPGVNTN (được phục hồi hoạt động từ năm 1991[15]). Tuy nhiên, tổ chức này không được chính quyền Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thừa nhận và bị cấm hoạt động tại Việt Nam[9] vì đã có một tổ chức thống nhất các tổ chức Phật giáo tại Việt Nam (cả hai miền Nam và Bắc sau năm 1975) với tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (được thành lập năm 1981).

Hòa thượng Thích Quảng Độ đã có 8 năm ở tù vì những hoạt động kêu gọi tự do tôn giáo và sau đó, tiếp tục những hoạt động nhằm khôi phục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ông đã gây được nhiều chú ý trong các nhà ngoại giao nước ngoài[16][17] và dư luận quốc tế.

Ngày 9 tháng 4 năm 2002, Hòa thượng Thích Quảng Độ, cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, được trao giải thưởng Homo Homini của Tổ chức People in Need, Cộng hòa Séc. Cả ba người được vinh danh là "những người bảo vệ nhân quyền và tự do dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam". Tháng 9 năm 2006, ông được trao Giải Thorolf Rafto vì đã "dũng cảm và kiên trì chống đối ôn hòa chế độ Cộng sản Việt Nam".[4] Chính phủ Việt Nam cho rằng việc ông được trao giải là một việc "hoàn toàn không thích hợp" vì ông là một người "vi phạm luật pháp, xúi giục chia rẽ tôn giáo, phá hoại tình đoàn kết quốc gia, và từng bị pháp luật Việt Nam kết án".[18][19]

Sinh thời, ông là trụ trì tại Thanh Minh Thiền viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính phủ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã chỉ trích chính phủ Việt Nam vì ông bị quản chế tại nhà. Tuy chính phủ Việt Nam tuyên bố phủ nhận chuyện này,[20] ông phản bác tuyên bố này trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự do.[21]. Ngày thứ tư 5 tháng 8 năm 2015, sau dịp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski cùng bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Rena Bitter đến vấn an và trao đổi với Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, về tình hình tôn giáo và nhân quyền, trong cuộc phỏng vấn với bà Ỷ Lan của đài RFA, ông cho biết là vẫn bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện với sự kiểm soát thường trực của những mật vụ khá lộ liễu.[22]

Cuối tháng 10 năm 2006 ông cho biết ông sẽ không rời Việt Nam để nhận Giải Thorolf Rafto tại Na Uy vì ông e ngại chính quyền Việt Nam sẽ buộc ông phải sống lưu vong. Thay vào đó, ông sẽ ủy thác cho ông Võ Văn Ái, phát ngôn viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở hải ngoại, nhận giải thưởng này thay ông.[23][24]


Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống

Sau khi hòa thượng Thích Huyền Quang viên tịch năm 2008, theo chúc thư để lại thì Hòa thượng Thích Quảng Độ được chọn làm Tăng thống thứ năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.[25][26] Trong khi chờ chính thức lĩnh nhiệm thì ông là Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống.


Đệ ngũ Tăng thống

Tháng 11 năm 2011 trong Đại hội kỳ IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức ở chùa Điều Ngự, Tp Westminster, Quận Cam, California thì Hòa thượng Thích Quảng Độ mới chính thức nhận chức Đệ ngũ Tăng thống.[27]


Từ nhiệm và tái nhiệm

Năm 2013, Hòa thượng Thích Quảng Độ muốn tẩn xuất Hòa thượng Thích Chánh Lạc khỏi giáo hội, và gọi vị này là tăng phạm trọng giới. Tuy nhiên nhiều thành viên như Thích Viên Định (Viện trưởng Viện Hóa đạo), Thích Viên Lý (Văn phòng II) không đồng ý, thậm chí còn muốn tôn Thích Chánh Lạc làm Cố vấn Văn phòng II thay Hòa thượng Phó Tăng thống Thích Hộ Giác mới viên tịch. Vì mâu thuẫn này nên ngày 10 tháng 8 năm 2013 Hòa thượng Thích Quảng Độ ra thông báo Cáo bạch từ nhiệm, rời khỏi chức vụ Tăng thống. Tuy nhiên hai ngày sau ông chủ động tái nhiệm nắm giữ chức vụ Tăng thống.

Sau đó Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Giáo chỉ số 10 loại bỏ Thích Viên Định, Thích Viên Lý khỏi Viện Hóa đạo và Văn phòng II. Những người bất mãn với giáo chỉ này đã tách khỏi Giáo hội và lập Tăng đoàn GHPGVNTN, tôn Thích Thiện Hạnh làm Thượng thủ, Thích Chánh Lạc làm Chủ tịch Hội đồng giáo phẩm. Từ lúc này Hòa thượng Thích Quảng Độ không còn vai trò với hầu hết các hoạt động.


Rời khỏi Thanh Minh thiền viện

Sau 20 năm lưu trú tại Thanh Minh thiền viện, cuối năm 2018, trụ trì của Thiền viện đã gây sức ép để ông phải rời đi. Ngày 15 tháng 9 năm 2018 Hòa thượng Thích Quảng Độ phải rời khỏi thiền viện, tá túc tại một số ngôi chùa, và ngày 5 tháng 10 năm 2018 lên tàu về quê ở Thái Bình. Đến ngày 18 tháng 11 năm 2018 thì ông trở lại Tp Hồ Chí Minh và đến ngụ tại chùa Từ Hiếu, Quận 8.


Viên tịch

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22 tháng 2 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563) tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh, hưởng thọ 92 tuổi.[28]


Hoạt động với người dân khiếu kiện

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, ông đã tham gia cứu trợ các người dân đang khiếu kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và kêu gọi "chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị" tại Việt Nam.[29] Tờ The Wall Street Journal (xuất bản tại Thành phố New York) cho rằng đây là lần đầu tiên mà các khiếu kiện về đất đai được hội tụ lại với phong trào nhân quyền và có thể là dấu hiệu các nông dân khiếu kiện bắt đầu nhận thức rằng khiếu nại của họ có liên quan đến các nguyên lý trừu tượng như tự do và dân chủ và sẽ khiến Đảng Cộng sản phải "đau đầu".[30]

Ông bị công an bắt vào ngày 23 tháng 8 vì bị cho là có kế hoạch biểu tình chống đối chính quyền.[31] Thượng tọa Thích Không Tánh được Hòa thượng Thích Quảng Độ cử mang tiền ra Bắc để cứu tế cho những người khiếu kiện cũng bị bắt tại Hà Nội ngày 23 tháng 8 khi đang phát tiền cứu trợ cho những người khiếu kiện tại Hà Nội, hòa thượng bị áp giải về lại Thành phố Hồ Chí Minh trong cùng ngày. Sau đó, báo chí Việt Nam bắt đầu đồng loạt chỉ trích ông Thích Quảng Độ và GHPGVNTN.[32] Báo Nhân dân trong bài xã luận tựa đề "Thích Quảng Độ và các tham vọng chính trị đội lốt tôn giáo" cho rằng ông đã cầm đầu "một số phần tử cực đoan" để "hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối làm mất trật tự công cộng" và "khiến dư luận hết sức bất bình và cực lực lên án".[33] Báo Tiền Phong cho rằng hoạt động cứu trợ của ông là hoạt động "phản động", và "kích động gây rối".[34] Báo Tuổi Trẻ Online cho rằng ông đã dùng việc cứu giúp người dân nghèo để làm tổ chức của ông nổi tiếng và kêu gọi nhân dân chống phá nhà nước.[9]


Nhận xét

Hòa thượng Thích Quảng Ba (Viện trưởng Tu viện Vạn Hạnh ở Canberra, Úc – Phó Hội chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan) bày tỏ: "Đóng góp của ngài không chỉ ở chỗ ngài viết bao nhiêu chục quyển sách, dẫu dĩ nhiên, tất cả những tác phẩm đó của ngài là vô cùng giá trị cho vấn đề nghiên cứu, học thuật. Nhưng cái đó vẫn là rất nhỏ. Cái đóng góp lớn nhất vẫn là tinh thần bất khuất mà ngài đã giữ được liên tục, từ lúc đóng vai trò Tổng thư ký Viện Hóa đạo cho đến ngày ngài nằm xuống".[35]






Những tác phẩm đã xuất bản





Kinh Mục Liên sám Pháp


Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân


Thoát vòng tục lụy
Sài Gòn 1962
(truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân)


Dưới mái chùa hoang 
Sài Gòn 1962 (truyện)


Truyện cổ Phật giáo
Sài Gòn 1964


2007-09-11 tại Wayback Machine

2007-09-28 tại Wayback Machine

2009-10-01 tại Wayback Machine


Từ điển Phật học Hán Việt
(2 tập)


Phật Quang Đại Từ điển
(9 tập)


Chiến tranh và bất bạo động


Thơ trong tù 06.04.1977
10.12.1978 (tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 năm Mậu Ngọ)


Thơ lưu đày
25.02.1982 – 22.03.1992 
(tháng 2 năm Nhâm Tuất đến tháng 2 năm Nhâm Thân)





Xem thêm





Chú thích



^ Quỹ Thorolf Rafto vì Nhân quyền,
2007-10-07 tại Wayback Machine"

BBC Tiếng Việt. 21 tháng 9 năm 2006.

BBC Tiếng Việt. 4 tháng 2 năm 2008. 

BBC. 9 tháng 10 năm 2003. 

2 tháng 10 năm 2006.

^ Doug Mellgren (11 tháng 10 năm 2007).

Tuổi Trẻ Online. 31 tháng 8 năm 2007.
lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2007.

lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2021.

^ Viên Linh. "Một Nobel Hòa bình cho Hòa thượng Quảng Độ? 
Khởi Hành. Năm thứ XI, số 132, tháng 10.2007.



RFA, 2018-10-07.


RFA. 11 tháng 10 năm 2005.

BBC Tiếng Việt. 6 tháng 1 năm 2005.

1 tháng 11 năm 2006.

RFA. Đã bỏ qua tham số không rõ |date1

12 tháng 3 năm 2004.
lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. 

RFA. 12 tháng 8 năm 2005.
lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2005. 

RFA. 8 tháng 8 năm 2015.

Reuters. 31 tháng 10 năm 2006.
lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2007. 

RFA. 31 tháng 10 năm 2006.

BBC Tiếng Việt. ngày 17 tháng 8 năm 2008.

lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2008.


nguoi-viet.

BBC Tiếng Việt. 18 tháng 7 năm 2007.

The Wall Street Journal. 15 tháng 8 năm 2007.

Asociated Press. 25 tháng 8 năm 2007.
lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2007.

BBC Tiếng Việt. 27 tháng 8 năm 2007.

Báo Nhân dân. 27 tháng 8 năm 2007.

Báo Tiền Phong.

BBC.


Liên kết ngoài












Trở về





MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.













Thứ Hai, 14 tháng 8, 2023

Lý Thuỵ Ý

 






Lý Thuỵ Ý

Tên thật Nguyễn Thị Phước Lý, 
(02-04-1947 ..... )
Nhà văn, nhà thơ










- Quê nội: Quảng Nam - Quê ngoại: Thừa Thiên - Huế
- Làm thơ, viết văn, viết báo ở đất Sài Gòn từ giữa thập niên 60 thế kỷ XX.

Lý Thụy Ý, một nữ văn, thi sĩ nổi danh từ trước 1975, khởi sự viết cho tuần báo 'Văn Nghệ Tiền Phong', thư ký tòa soạn tờ báo này trông coi mục Văn nghệ Kaki (Văn nghệ lính)
Sau 1975, Lý Thụy Ý, bạn cải tạo các nhà văn, báo Thanh Thương Lý Đại Nguyên, văn sĩ Doãn Quốc Sỹ vv… ở trại tập trung nào đó trên Cao nguyên, sau về tp. HCM lấy chồng, viết văn, sáng tác.





Những tác phẩm chính






Thơ


1
 Khói lửa 20
(1972)



2
Thơ tình Lý Thụy Ý
(1995)



3
Kinh tình yêu
(2003)





Văn




4
Theo triền nắng đổ
(1970)



5
Người sau tuyến lửa
(1972)



6
Bông hồng không tỏa hương
(1992)



7
Ngọc lai
(1993)



8
Khuya hoang
(1994)



9
Những mùa xuân chín
(1999)












Những Bài Thơ Viết Trước 1975




Mang ý tưởng về những người lính chiến
Từng đêm buồn gác bên súng vào Thơ
Phương trời xa - theo ánh hỏa châu mờ
Nghe chiến trận về gần miền đô thị

1968

***

Lính Mà Em!

Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
- Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: - Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà Em!

Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
- Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé - Lính mà em!

Đêm biên giới kê đầu lên báng súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé - Lính mà Em!

Qua hành lang Eden ghi kỹ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
- Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em

Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!

Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM !

KL 20-1967

***

Bông Hồng Mùa Xuân

* Chuyện tình đẹp nhất trong những chuyện tình

- Bán tôi một bông hồng đi, cô bé
Đóa nào tươi, còn búp nụ mịn màng
Tôi ngước lên: - Xin ông chờ tôi lựa
Một bông hồng… vừa ý nghĩa, vừa sang

Khách mỉm cười: - Cô thật tài… quảng cáo
Thế… hoa hồng mang ý nghĩa sao, cô?
Tôi bối rối: - Hình như người ta bảo
Nó tượng trưng tình nồng thắm vô bờ

- Cám ơn cô. Giá bao nhiêu đấy nhỉ?
Tôi lắc đầu: - Thôi, xin biếu không ông
Một đóa hoa không bao nhiêu ông ạ
Rất mong ông “làm người đẹp vừa lòng”

Khách bỗng nhìn tôi, mắt như xoáy lốc
- Cô bé lầm. Tôi không tặng người yêu
Thằng bạn thân tuần qua vừa ngã gục
Một bông hồng… cho nó bớt quạnh hiu

Nhưng… cô phải nhận tiền tôi đi chứ
Hoa cho không… rồi mẹ mắng làm sao?
Tôi cúi mặt: - Xin gởi người xấu số
Chuyện của ông… làm tôi bỗng nghẹn ngào!

Khách quay đi - Áo hoa rừng đã bạc
Dáng cao gầy khuất hẳn bóng chiều nghiêng
Tôi bất chợt đưa tay làm dấu Thánh
(Mẹ… giữ gìn cho “người ấy” bình yên)

***

Trời đầu xuân còn vương vương sắc lạnh
Nắng vàng mơ má con gái thêm hồng
Tôi bâng khuâng nhớ đến người khách lạ
(Mình nhớ Người - Người có nhớ mình không?)

***

Chiều hăm chín phố phường sao tấp nập
Người ta vui từng cặp đẹp bên nhau
Mắt tôi lạc… rồi bỗng dưng bừng sáng…
…Phải Anh không? Người khách của hôm nào?

Tim đập mạnh sau áo hàng lụa mỏng
Anh đến gần… lời nói cũng reo vui
- Sao cô bé… Hàng hôm nay đắt chứ?
Cô nhớ tôi… hay cô đã quên rồi?

Hành quân xong, tôi vừa về hậu cứ
Ghé ngang đây xin cô một bông hồng
Và… mong cô cho tôi xin lời chúc
“Rất mong ông làm người đẹp vừa lòng”

Tôi bỗng nghe như tim mình thắt lại
Gượng tìm hoa rồi trao tận tay người
Khách nhìn tôi, mắt bỗng dưng dịu xuống
Đầy đăm chiêu và nghiêm lại nụ cười:

- Xin lỗi cô, nếu lời tôi đường đột
Nhưng… thật tình tôi không thể nào quên
Người con gái trong một lần gặp gỡ
…Nhớ thật nhiều… dù chưa được biết tên

Một bông hồng… như hôm nào cô nói…
…Là tượng trưng tình nồng thắm vô bờ
…Tôi run tay nhận hoa hồng Người tặng
Sự thật rồi… mà cứ ngỡ đang mơ…

VNTP Xuân 1973

***

Vì…

Viết trong mùa hè đỏ lửa


Vì tất cả những người trong cuộc chiến
Đều mỉm cười chấp nhận chuyện chia ly
Vì chúng mình là người trong cuộc chiến
Em không buồn khi tiễn bước anh đi

Vì hai tiếng Việt Nam trìu mến quá
Nên hàng hàng lớp lớp tiếp chân nhau
Vì mãnh đất quê hương kiều diễm quá
Nên hoa ngụy trang áo chiến chóng phai màu!

Vì Trường Sơn còn kiêu hùng ngạo nghễ
Nên từng đoàn chim sắt lướt tung mây
Vì Cửu Long còn từng cơn sóng vỗ
Nên tàu đi những chuyến hải trình dài

Vì thương người bên kia bờ vĩ tuyến
Nên vạn bàn tay chung sức đắp con đường
Còn ngăn cách bởi dòng sông Bến Hải
Và nhịp cầu mang hai chữ Hiền Lương!

Vì dưới bóng quân kỳ bay phất phới
Còn những người lính trẻ đứng hiên ngang
Nên như ngày xưa tiễn Người ra quan ải
Em hai tay nâng rượu tiển đưa Chàng…

1972








Lính mà Em - Nhạc & Văn



Lính Mà Em












THƠ TÌNH LÝ THỤY Ý - THẾ PHONG giói thiệu

.


Lời dẫn:

Lý Thụy Ý, một nữ văn, thi sĩ nổi danh từ trước 1975, khởi sự viết cho tuần báo 'Văn Nghệ Tiền Phong', trông coi mục Văn nghệ Kaki thì phải? Chàng chủ nhiệm Nguyễn Thanh Hoàng, tuổi Canh Thân (1920) cầm tinh con khỉ, đồng tuế với nhạc sĩ Canh Thân, thi sĩ tài danh Đinh Hùng... (VNCH) và bên kia (VNDCCH) là Tố Hữu, Tô Hoài... chẳng hạn! Tài cán gì thì hạ hồi phân giải - nhưng máu 35 Khỉ già, thì Khỉ nào chẳng khác Khỉ nào - chứng nào tật ấy, no bụng, vẫn ham ăn tiếp, nhét đầy hầu bao nơi cổ - thấy người nữ mắt la, mày lém, không ' gồi buồn gãi háng dái lăn tăn' (thơ cố thủ tướng Trần Văn Hương (VNCH ) làm lúc ở tù) - thì Khỉ bèn ghếch chân gãi làm duyên 'khỉ đực' khoe giống trước 'người phái yếu'. Bản tính Khỉ khó đổi 'gien', tính tình nhút nhát, thích ra oai, làm vẻ ta đây bạo dạn. Bởi vậy, mới có câu "mượn oai hùm rung cây nhát khỉ"!. Xin lỗi bạn đọc, không phải tôi chỉ riễu quí vị sinh năm Thân, - mà ở đây tiện dịp, có cơ hội tự riễu bản thân - tôi được sinh ra đời năm Thân, cùng cầm tinh con Khỉ! (1932).

Riêng chàng Nguyễn Thanh Hòang 'tây lai' rất đẹp trai (có câu: Tây lai ăn khoai cả vỏ, ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột) bút danh rất kêu: HỒ ANH. (bút danh chỉ là bút danh - Nguyễn Thanh Hoàng không viết nổi một bài báo, chỉ giỏi ký tên vào bảng lương nhân viên tòa báo + tiền chi + thu - mà hai vai nặng trĩu hai vị ngôi chủ nhiệm (Ngôn Luận & Văn Nghệ Tiền Phong). Chàng ta thâu nhận ngay cô gái yêu văn chương Lý Thụy Ý vào tòa soạn săn sóc, ưu ái tận tình. Sau 75, chàng lủi nhanh di tản, để 'ngọc lai con' và cô bé tóc úa vàng ở lại - nơi có câu: 'Gia Định vẫn còn, Sài Gòn đã mất'!

Sau 1975, Lý Thụy Ý, bạn cải tạo các nhà văn, báo Thanh Thương Lý Đại Nguyên, văn sĩ Doãn Quốc Sỹ, vv... ở trại tập trung nào đó trên cao nguyên (tôi không nhớ rõ niên hạn năm cải tạo), sau về tp.HCM lấy chồng, viết văn, sáng tác - cả mấy thứ kia đều 'mới cả'. Ban đầu tiền bạc khó khăn được 'đàn chị Thư Linh chi viện tận tình' - nàng tiếp tục sáng tác tiểu thuyết, thơ ca - cả hai bộ môn, hình như lại rất sở trường. Tiểu thuyết có 'Ngọc Lai', thơ có 'Thơ tình Lý Thụy Ý' (Nxb Trẻ 1995), chàng họa sĩ ký tên ngược (ngạo) - từ phải sang trái - kiểu đọc chữ Tàu. (Phạm Cung ký tên ngược + hai hàng chữ viết ngược in ở bìa 4 tập 'Thơ tình Lý Thụy Ý tôi đọc mãi, cũng chẳng hiểu gì?).

Có chuyện kể tặng họa sĩ Phạm Cung đây: một anh người Việt gốc Hoa trước 75 ở Chợ Lớn 'mót đái giữa đường', bèn đi lại phía bờ tường khu Đại Thế Giới, vạch quần 'tè bậy' trên hàng chữ 'CẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐÁI'. Tình cờ, một cảnh sát viên bắt gặp (thời đệ I VNCH của tổng thống Diệm, luật pháp ban ra áp dụng gay gắt)lập biên bản. Nạn nhân phản biện "ngộ có vi phạm gì đâu, bảng "CẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐÁI" , ngộ là người Hoa, đọc từ phải sang trái, hiểu được phép 'tái' mà thầy đội Cảnh sát?"

Chúc mừng họa sĩ Phạm Cung mới triển lãm vài chục bức tranh tại Hội Mỹ Thuật thành phố, đâu đó trên 20 bức, bức nào ông ký tên cũng đều ngược cả - không biết có phải vì ký ngược, mà khách mua tranh không đọc nổi tên họa sĩ, không mua - tới ngày 15 tháng 2, 2012, chúng tôi tới thăm tranh, nhưng chỉ " window shopping", thấy chưa có một 'tấm nơ cài' đặt! Theo họa sĩ, thuê 10 ngày triển lãm đã 10 triệu VNđ, nguyện cầu ông bán được một bức để đủ trả tiền thuê phòng. Bức tranh vẽ ca sĩ tài danh Thái Thanh (trẻ, hở lườn) đề giá trên 20 triệu Vnđ. Tranh minh họa bìa THƠ TÌNH LÝ THỤY Ý - Phạm Cung vẽ, hai chị em mặc y phục màu xanh ôm nhau nhìn phía xa xa... tôi chẳng hiểu có phải, vì đọc thơ hoặc xem tranh minh họa chẳng hiều gì, nhìn bìa thơ, Phạm Cung vẽ 'chị em mình ôm nhau đưa mắt nhìn xa xa...'

Tranh Phạm Cung minh họa thơ Ý rất phù hợp, lãng mạn, tình tứ - họa dùng mầu hồng, mầu xanh lá cây - thơ tình xanh' như vừa tầm tay hái, "hỡi xuân hồng ta muốn cắn..." (nhớ,theo trí nhớ thơ Xuân Diệu?)

Tại trang 2, tác giả ghi thế này "Thân tặng Anh Thế Phong - Tình bạn muôn năm - Sài Gòn 20.4.95 - ký tên + triện). Tôi, kẻ được tặng, cũng chẳng hiểu hàm ý lời ghi tặng này hiểu sao cho đúng ý tác giả!!!

Bây giờ, xin giới thiệu 9 bài thơ rất 'tình Lý Thụy Ý' - đọc xong - xin lỗi - riêng tôi chỉ thích nằm, khi đọc thơ tình Lý Thụy Ý, mới thấm thía ý nghĩa: 'sính thơ sính cảnh lại sinh tình". Cảm ơn thật nhiều, vừa được là độc giả, vừa thân hữu nữ thi sĩ tài danh Lý Thụy Ý .

***











9 Bài Thơ Tình - Lý Thụy Ý


1. Kinh Tinh Yêu

Đừng rời bỏ em - dù chỉ trong ý nghĩ
Hãy giữ nhau từng phút - như ngày mai không còn nữa bao giờ!
Rạo rực trào trong thể xác ngây thơ
Anh quá chậm - em đang cơn sốt lửa
Môi tìm môi từ ngàn năm chọn lựa
Măt không đầy mà ngập bóng hình nhau
Khẽ đưa tay khép vội cửa tinh cầu
Giữ trái cấm chín trong vườn bí mật
Hai đứa viết kinh tình yêu thứ nhất
Aó xiêm buông... lộng lẫy thịt da trần
Cửa thiên đàng Thánh nữ đứng bâng khuâng!


2. Lời Tình

Từ dạo tô màu son thiếu phụ
Bỗng thấy tình yêu đến thật gần
Bới môi chờ đợi - vòng tay nhớ
Da thịt thơm mùi phấn ái ân.


3. Nợ

Phải nợ nần nhau em sẽ trả
Ô hay... ai nợ chiếc hôn môi?
Ô hay... ai nợ anh kỳ quá!
Làm áo em nhăn hết mất rồi!


4. Thượng Đế và Em

Em là tín đồ Chúa vừa giận vừa thích thú
Dám thẳng đến Người không chịu nhận trung gian
Còn vướng đời vì nợ chưa trả đủ
Và cũng vì em... ít bạn ở Thiên đàng...

(...Biên tập lược 3 câu cuối...)


5. Khai bút

Thế gỡ mãi chưa xong
Giật mình nghe tiếng chuông Không... Giao thừa!



6. EVE

Em choàng quanh anh vòng tay
Nụ hôn nghiêng ngửa cổ đầy đam mê
Đêm nay lạnh quá - đừng về
Em xin làm chất café quên buồn
Nửa đời - tóc gỡ chưa suôn
Bởi hay dan díu... không thương cũng ừ!
Chưa chung thủy - đã tạ từ
Chúa chưa kịp dạy... con hư mất rồi
Lần này... lần này nữa thôi
Chúa cho trái cấm com mời 'người ta'
Chúa sinh con làm 'Đàn bà'.


7. Thơ: Nhớ một thời rong chơi

Ừ! Thì thơ... có gì đâu?
Thơ tình - thơ đạo - thơ đau - thơ đời!
Thơ nào cũng thơ ta thôi
Thơ ta, ta viết vì người ta thương
Xa chùa ta nhớ mùi hương
Nhớ người!... Ta nhớ con đường khó đi
Ta ngâm một bài cổ thi
Nén hương ta thắp cùng vì người thôi
Nên dù thơ đạo! Thơ đời
Cũng vì ánh mắt tuyệt vời của nhau.


8. Trái táo EVE

Cả vườn địa đàng Thượng đế cho ta lựa táo
Ta có quyền ăn tất cả trừ cây táo cấm cuối vườn
Ta đơn sơ chưa biết mãnh lực của nụ cười khuynh đảo
Nên trong tay người vẫn không tìm đủ nghĩa yêu đương.

Đến một ngày định mênh muốn ta phạm tội
Ta đi về cuối vườn áp môi vào trái táo cấm - đê mê
Trong vô thức ta đưa tay vội hái
Cắn miếng táo đầu tiên ta quên mất đường về.

Ta ở lại cuối vườn tung tăng trong nắng lụa
Trái đầy cây ta chẳng dám ăn nhiều
Chất ngọt tê môi ta quên quyền uy của Chúa
(Vườn địa đàng... không quyến rũ bao nhiêu)

Những trái táo ngạt ngào hương ân ái
Ta rùng mình uống những giọt sương trong
Người cúi xuống bộ ngực trần mê mải
Ta trôi đi - trôi đi trên sóng lửa bềnh ôồng .

Ta ôm hạnh phúc trong đôi tay nhỏ
Mắt đa tình khép kín mộng vân du
Môi thiếu phụ đẹp như màu táo đỏ
Cười hồn nhiên chập choạng giữa sa mù .

Cuối thế kỷ ta sống bằng trái cấm
Hay hôm nay mới thât sự bắt đầu
Người vẫn bảo lặng yên là hố thẳm
Biết ta có kiên trì làm chúc Nữ đợi mưa Ngâu?

Trái vẫn chín khắp vườn ta chẳng thiết
Tựa thân cây giữ táo cấm riêng mình
Thượng đế giận - ta làm ngơ chẳng biết
Thấy ta buồn thần thánh thôi linh thiêng.


9. Trở Về

Ta trở về
Làm con bé của thơ Nguyên Sa
Đoạn tuyệt người đàn bà loạn cuồng trong văn Mai Thảo
Cuộc đời vẫn chẳng thay xiêm đổi áo

Cô đào thương hôm qua là đào độc hôm nay
Đau xé tim vẫn cắn răng ngồi vẽ mắt tô mày
Để ra sân khấu trong nụ cười hạnh phúc
Muôn hiểu giá trị thiên đàng phải một lần qua địa ngục

Nhớ - đừng quên đôi cánh thiên thần
Ta đã có lần đôi chút phân vân
Ném hết vào canh bạc đời niềm tin còn lại
Trái chưa chín đã mời người đến hái

Múa may với đời năm bẩy bài thơ
Trong kiêu sa quên mất ý mong chờ
Sau lớp phấn son vẫn ngỡ đời chưa trang điểm
Góp mặt như một bức tranh châm biếm

Ta trắng tay? Hay ta có quá nhiều?
Khi mỏi mòn mới thấm nghĩa hư chiều
Tiếng hét độc thoát từ trang vạn cổ
Trong yên lặng ta chờ cơn bão tố

Nhưng cả cơn địa chấn tan rã địa cầu vẫn chỉ là không...
... Ta trở về làm con bé 'đờ mi-gạc-xông'
Vụng dại hiều mưa đùa bóng bóng vỡ
Chúm chím cười như lần đầu biết nhớ

Giả vờ hư như chưa mất nết tự bao giờ
Giả vờ kiêu như thùy mị tự ban sơ
Để anh viết thơ tình bằng mực tím
Khung lụa trắng ta không cần trang điểm.


LÝ THỤY Ý

(trích Thơ Tình Lý Thụy Ý - Nxb Trẻ, tp.HCM 1995)





Tương tư

Kính tặng nữ sĩ Nghiêm Phái - THƯ LINH

Dường như ngọn nến rùng mình
Người điên ôm cõi tâm linh tuyệt vời
Gương xưa không nhận ra người
Vẫn tương tư một nẻo cười lung linh.


Chiêu thức

Nhún vai ta khoác áo liều
Bó chiêu 'giao tế', giữ chiêu 'chân tình'
Cũng từ trong cõi vô minh
Kiếm mình mãi... chẳng thấy mình... xót xa
Tô thêm cho mắt đậm đà
Ngược xuôi vẫn thấy người ta hững hờ
Cũng từ một thuở ban sơ
Ta thua đau nửa cuộc cờ bon chen
Muốn tìm một trái tim quen
Vung tay tặng hết nắm men giang hồ
Ai mong xây dựng cơ đồ
Ta mong viết trọn bài tho chân thành
Không là Em - chẳng là Anh
Là hương của gió - là xanh của trời
Là hoa trên sóng chơi vơi
Là... ừ nhỉ... phải là đời đây không?
Ta về góp gió mùa đông
Tô son thiếu phụ - giữ hồng nét môi
Ô hay! Người gặp ta rồi
Hay là... ta gặp chính Người trong Ta??.


Thung lũng tình yêu

Đồi thông hai mộ còn đây
Mimosa vẫn dáng gầy như xưa
Rừng thông thay lá sang mùa
Tóc tơ muôn thuở không đùa thủy chung


Ngày ta về Huế

(cho quê ngoại dấu yêu)

Nước Hương Giang lụa ngọc gợn mây chiều
Huế vẫn đẹp như ngày xưa ta chưa biết
Dôc Nam Giao in dấu hài cổ nguyệt
Dáng hoàng bào còn thoảng giữa trầm hương
Núi Ngự Bình kiêu hãnh tắm trong sương
Nắng Vỹ Dạ chờn vờn trên lá trúc
Trăng Vân Lâu diễm huyền mơ ảo khúc
Cầu Tràng Tiền... thiếu một chiếc răng duyên
Chẳng Tây Thi... không Đắc Kỷ, Điêu Thuyền
Huế vẫn rợn thiên sử tình đẵm lệ
Ta yên lặng nghe gió Thành Nội kể
Có một nàng công chúa rất kiêu sa
Buổi dạo thuyền gặp kiếm khách hào hoa
Nàng đã khóc... như chưa từng được khóc
Giọt nước mắt chàng hứng bằng chén ngọc
Lên vọng lầu tưới mát đóa trà mi
Mắt công nương sắc lạnh bỗng nhu mì
Nàng khấn nguyện sẽ yêu chàng mãi mãi
Nhưng kiếm sỹ ra đi không trở lại
Công chúa buồn mắt khép giấc ngàn năm
Triều đại... triều đại qua, cuộc thăng trầm
Nàng thiêm thiếp chờ nụ hôn tái hợp
Giấc ngàn năm... hay chỉ là ánh chớp
Ta về đây... sao lăng tẩm điêu tàn
Điện Thái Hòa đâu áo mão xênh xang
Vua cha ngự trên bệ rồng lẫm liệt
Chuông Linh Mụ ngân vang... ngân bất tuyệt
Nhạc ngựa trầm... phải kiếm khách về không?
Má công nương... hay chính má ta hồng?

(trích KINH TÌNH YÊU / thơ LÝ THỤY Ý
Nxb Thanh Niên/Chi nhánh tại tp.HCM / 2003).


Lục bát tình yêu

Từ Ta quên chất rượu cay
Không say vì rượu, Ta say vì người
Màu son thiếu phụ vẫn tươi
Nên người bỏ thú rong chơi một mình
Dỗi hờn chúm chím môi xinh
Lẳng lơ ta hát tâm kinh dối đời
Chân phương từ độ yêu người
Hồn nhiên như thuở đôi mươi dại khờ
Sá gì những giọt thu mưa
Người dư bản lĩnh, ta thừa thủy chung
Dây leo quấn quít thân tùng
Gội sương tắm nắng từ thung lũng hồng
Ta làm con bé hát rong
Giày thô áo vải theo chồng phiêu du.


Thật tình

Thật tình em rất yêu anh
Thủy chung qua mấy khúc quanh cuộc đời
Thật tình nghe tiếng mưa rơi
Nhớ sao là nhớ những lời tình ru
Thật tình cuộc sống phù du
Mà sao vẫn nói thiên thu đợi chờ?
Thật tình như một bài thơ
Bên chồng con vẫn bơ vơ nhớ Người
Thật tình - vâng thật tình thôi
Từ yêu khép nửa nụ cười vì anh
Thật tình giọt nắng mong manh
Vô tình làm cả bức tranh loang màu
Thật tình - chẳng thật tình đâu
Thật tình... bởi miệng quen câu... thật tình.

Lý Thụy Ý






























Trở về










MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.