Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

Vũ Ngọc Tiến (1946 - 2024)












Vũ Ngọc Tiến
(1946 - 2024)
Nhà Văn
hưởng thọ 78 tuổi









Đời ơi, người nợ hay ta
Nếu ta chủ nợ, thì tha cho người

Sg 20/5/2024

Dấu tay này được làm một tháng trước khi anh mất.
ngày 19/6/2024










Vũ Ngọc Tiến (1946 tại làng Yên Thái, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội – 19 tháng 6 năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh), [1]






Sự nghiệp văn học

Năm 1966, ông bắt đầu có tác phẩm in trên báo với bút danh Vũ Liên Châu, nhưng năm 1969 thì nghỉ viết. Năm 1994, ông viết trở lại với nhiều bút danh: Vũ Mai Hoa Sơn, An Thái, An Thọ, Vũ Ngọc Tiến… Các tác phẩm ký, phóng sự, điều tra, truyện ngắn, phê bình tiểu luận đăng nhiều trên các báo ở TW, HN, Tp HCM (Văn Nghệ, Văn Nghệ Trẻ, Người Hà Nội, Văn Sài Gòn, Tia Sáng, Tuần Tin Tức…).và khoảng gần 100 kịch bản, lời bình cho các phim tài liệu truyền hình.


Giải thưởng

Giải thưởng ở 2 cuộc thi Ký- Phóng sự do báo Văn Nghệ và Hội Nhà Văn tổ chức năm 1996- 1997 & 2002- 2003















Thư mục
Tác phẩm đã xuất bản





1
Cố nhân
Tập truyện ngắn
Nxb Hà Nội, 1997




2
Mười hai con giáp
Tập truyện ngắn. Nxb Hà Nội, 1998.




3
Tội ác và sám hối
Tập truyện ngắn. Nxb Công an nhân dân, 1999.




4
Những truyện ngắn về tình yêu
Nxb Thanh Niên, 2001




5
Khói mây Yên Tử.
Tiểu thuyết lịch sử.
Nxb Văn hoá thông tin, 2001
Nxb Kim Đồng tái bản 2002




6
Quân sư Đào Duy Từ.
Tiểu thuyết lịch sử. Nxb Kim Đồng, 2002.




7
Giao Châu tụ nghĩa.
Tiểu thuyết lịch sử. Nxb Kim Đồng, 2002.




8
Câu lạc bộ các tỷ phú.
Ký và phê bình, tiểu luận. Nxb Hội nhà văn, 2002.




9
Ba nhà cải cách.
Tập tiểu thuyết lịch sử (3 tiểu thuyết đã từng xuất bản).
Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 2007.




10
Sóng hận sông Lô
Tiểu thuyết lịch sử. Nxb Hội nhà văn, 2013 [2].



Tiếu thuyết giáo trình của Vũ Ngọc Tiến

(Toquoc)- Vũ Ngọc Tiến hiểu rõ rằng, lịch sử và tri thức lịch sử trong văn học, là những lịch sử, tri thức đơn nhất, có giới hạn của nó, chưa được giải mã hết, chưa có tiếng nói cuối cùng và cũng vì thế nó luôn mời gọi các cách đánh giá, diễn giải, các cách suy luận, điểm nhìn khác nhau bổ sung, làm phong phú đa dạng thêm.

(Toquoc)- Những năm gần đây vấn đề sáng tác về đề tài lịch sử, việc diễn giải lịch sử, "đọc lại quá khứ" thông qua các ngôn ngữ nghệ thuật được quan tâm riết róng trở lại, không chỉ từ phía sáng tác, phê bình mà cả giới quản lý văn hóa văn nghệ. Tại sao? Vì tất cả những vấn đề đó động chạm đến rất nhiều huyền thoại, điển phạm, quyền lực, những điểm tựa tinh thần - văn hóa thiêng liêng... Có thể quan sát thấy trong hiện tượng phức tạp này: sự cải biên các hình thức truyền thống để tạo ra những "mô hình lịch sử" mới; quá trình tái khẳng định quyền lực, vị thế của nhà văn trong việc kể lại lịch sử và tham gia vào các quá trình vận động của lịch sử xã hội từ quá khứ đến hiện tại; sự hủy kiến tạo những ngôn ngữ kiểu mẫu truyền thống về các nhân vật lịch sử lớn của dân tộc; sự chuyển dịch của những vấn đề chính trị quá khứ vào các lập trường xã hội - đạo đức mới; những câu chuyện "lịch sử nhỏ, ngoại vi", những thời điểm lịch sử quan trọng, dữ dội có tính bước ngoặt; những số phận lịch sử từng bị chính "lịch sử" đẩy ra bên lề và săn đuổi, cả vấn đề "mặt nạ lịch sử"... đang trở lại trên các trang viết. Phải chăng nhiều nhà văn hiện nay đang thoát li thực tại, đang trốn vào quá khứ? Dù nói gì đi nữa, chúng ta, vẫn phải thừa nhận rằng, họ đang cố gắng nói về một thứ lịch sử vắng mặt, họ sử dụng ngôn ngữ tiểu thuyết để che đậy những mối quan tâm sâu sắc của mình về cuộc thời cuộc. Chẳng phải ngẫu nhiên mà họ lại bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu các tài liệu lịch sử, khảo cổ lại lịch sử, dò tìm từng ngõ ngách, đơn vị lịch sử khác nhau. Họ mong muốn đem đến cho những độc giả đã chán đọc thơ ca, sử thi hay tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc... những "lịch sử khác", một thực đơn khác, một ẩn dụ. Lý giải về sự phục hồi của tiểu thuyết lịch sử Pháp những năm 60-70 trong tương quan với sự khủng hoảng của văn học Pháp và ngành xuất bản Pháp, nhà phê bình G.Garsen cho rằng, không nên "loại trừ rằng tiểu thuyết lịch sử thực hiện chức năng làm ổ đề kháng cuối cùng đối với khủng hoảng mà tác phẩm văn học đang trải qua". "Trong số các nguyên nhân tạo ra sức phổ biến của tiểu thuyết lịch sử trong công chúng, G.Garsen cho rằng có nguyên nhân là người đọc muốn thoát khỏi sự sản xuất thừa thãi thông tin hiện nay, muốn thoát khỏi những mối lo âu thời đại". Còn Bernard Pivot thì nhận thấy, nguyên nhân tính phổ biến tiểu thuyết lịch sử trong người đọc là sự mòn chán và không có tính anh hùng của cuộc sống, "công chúng tìm đến tiểu thuyết lịch sử chủ yếu vì ở đó có những người đàn ông và đàn bà nhờ trí thông minh và lòng dũng cảm, tính kiên quyết của mình mà đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử. Trong một thời đại không có anh hùng hoặc khả năng tồn tại của người anh hùng là điều đáng phải hoài nghi, họ tìm những con người ấy trong quá khứ". P.Ankel có cách nhìn khác, "ông cho rằng tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn các nhà văn vì ba nguyên nhân: 1/đó là phương tiện tái tạo quá khứ; 2/đó là một "không gian" nghệ thuật cho phép triển khai câu chuyện theo trí tưởng tượng rộng lớn của tác giả; 3/đó là khả năng tạo thêm ý nghĩa ẩn dụ cho tự sự để có thể, trong khi tái tạo một cách gần gũi tối đa hiện thực quá khứ cuộc sống của những con người cách chúng ta những khoảng thời gian xa hay gần, có thể miêu tả được những nhân tố nào đó của cuộc sống hiện tại dưới cái mặt nạ quá khứ". Các tiểu thuyết lịch sử mới "lựa chọn các thời kỳ lịch sử xã hội thích hợp nhất cho trí tưởng tượng cũng như sự ưa thích các tình tiết lịch sử hỗn loạn, tàn nhẫn nhưng thường là thứ yếu, ít người biết đến"(M.Bertrand). Và, như ta biết, kết quả của những thay đổi đó đã "dẫn tới cuộc phiêu lưu của bút pháp" (M.Bertrand), những tìm tòi về nghệ thuật biểu đạt. Ý kiến của các nhà phê bình Pháp mà chúng tôi nhắc đến trên đây, có thể đúng với tác giả này hoặc khác. Nhưng dù thế nào, thì đó vẫn là những gợi ý thú vị cho độc giả khi đọc các sáng tác về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam gần đây.

Gia nhập "phong trào khảo cổ lại quá khứ", nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã cho ra mắt tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô. Như chính lời người kể chuyện trong tác phẩm này, thì Sóng hận sông Lô là truyện mà lại không phải truyện, chỉ là những ghi chép từng mảng suy nghĩ, độc thoại, hồi ức đan xen vào trong lời kể của nhân vật, được tác giả khâu nối lại để các bạn phần nào mường tượng ra sự thật lịch sử thời Lê sơ quanh số phận và cái chết oan ức, tức tưởi của Trần Nguyên Hãn trên sông Lô, giữa vòng xoáy tranh đoạt quyền lực muôn thuở ở cõi người. Và vì thế, hắn gọi những điều mình viết ra là “ký vãng lịch sử” mà sau buổi tọa thiền, gặp lại nhân chứng trong cõi giới vô hình, hắn về nhà đóng cửa phòng văn, miệt mài ghi chép lại. Nhân vật của hắn - những linh hồn trong quá vãng nhớ và nghĩ nhiều, nói ít. Cuốn sách nhiều sự, ít chuyện. Hắn cậy nhờ và vô cùng biết ơn bạn đọc mỗi người một vẻ, tiếp tục suy ngẫm và tưởng tượng thêm cái phần chuyện mà hắn bất tài, lười nhác đang còn bỏ dở..." Coi Sóng hận sông Lô là một "thử nghiệm loại hình “Tiểu thuyết giáo trình” kết hợp với cách viết kiểu W.Faulkner đậm đặc các mảng suy nghĩ, độc thoại, hồi ức của nhân vật đan xen vào miêu tả", nhà văn Vũ Ngọc Tiến muốn đối thoại với một cách diễn giải lịch sử đã bị quy phạm hóa. Tiểu thuyết lịch sử mới luôn đề nghị chúng ta một cách diễn giải khác về lịch sử, một tiếng nói khác. Lịch sử, đối với Vũ Ngọc Tiến là một phương tiện nhận thức, một cách để suy tư về cuộc đời, chính trị, đặc biệt là về số phận cá nhân. Tìm đến quá khứ là tìm đến những bài học kinh nghiệm, những mẫu người, những kiểu giá trị nào đấy. Tìm đến quá khứ còn là một cách ngữ cảnh hóa những vấn đề, mà đối với người viết, có liên quan, theo nhiều cách khác nhau, đến sinh mệnh Con người Cá nhân cụ thể. Đúng hơn, đó là một cách dịch các văn bản quá khứ sang ngôn ngữ hiện đại, hay ngôn ngữ hiện tại được cất lên từ “mặt nạ quá khứ”. Tiểu thuyết lịch sử “giúp ta làm những bảng so sánh, đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia” (Dorothy Brewster, Jonh Angus Burrell, Tiểu thuyết hiện đại, Nxb. Lao động, H, 2003, tr.131)

Trong lời vào sách và chú giải cho cuốn sách, Vũ Ngọc Tiến, không úp mở về cách cấu trúc lịch sử của mình. Ở đây người viết vừa dịch lịch sử từ ngôn ngữ tâm linh vừa đọc lịch sử từ những cứ liệu lịch sử nguyên gốc Hán Nôm của các sử gia triều Lê và triều Nguyễn, các văn bia cổ, ngọc phả tại các đền miếu, các sách hoặc bài viết của các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại”; vừa tưởng tượng phán đoán vừa ghi chép, phân tích, điều chỉnh lại chính sử từ nhận thức, quan niệm của cá nhân: “Chiến dịch Tây Bắc dẹp loạn Đèo Cát Tư Hãn do Lê Tư Tề và Lê Sát chỉ huy, ghi chép vào năm 1430, nhưng tác giả đẩy lên sớm 1 năm (mùa xuân 1429) để trùng hợp lúc đó Trần Nguyên Hãn còn sống, kèm cặp, dạy dỗ Tư Tề - con cả của Lê Lợi về văn hóa và kiến thức binh pháp. Ở phần cuối chuyện (Vĩ thanh), tác giả cho Lê Thánh Tông giải oan cho Nguyễn Trãi và hàng loạt các sĩ phu triều Lê Thái Tổ, Thái Tông đều xảy ra vào năm 1459, tức là ngay sau khi Tư Thành lên ngôi. Trong chính sử ghi Thánh Tông giải oan cho họ vào năm 1465”. Sóng hận sông Lô muốn đọc trong các văn bản quá khứ “sự thật lịch sử thời Lê sơ quanh số phận và cái chết oan ức, tức tưởi của Trần Nguyên Hãn”, tức là ở đây lịch sử của thời đại, của một triều đại được nhìn qua số phận cá nhân: lịch sử chiến tranh, lịch sử chính trị - trước hết là lịch sử của ý thức và số phận con người cụ thể. Bên cạnh tri thức lịch sử chiến tranh, lịch sử chính trị, Vũ Ngọc Tiến còn cho đọc giả thấy những hiểu biết sâu sắc của ông về địa lý, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng, văn hóa, tâm lý của con người thời Lê sơ. Lịch sử được diễn giải trong Sóng hận sông Lô không chỉ là lịch sử Đại Việt mà cả lịch sử nhà Minh, lịch sử của chúng ta và lịch sử của chúng nó. Trình bày, giảng giải lịch sử đan xen trong các hồi ức, kí ức, người viết tự do thăm dò tiềm thức, lịch sử ý thức của nhân vật, linh hoạt chuyển mạch tự sự, có thể tô đậm nhân vật, sự kiện này theo dụng ý nghệ thuật riêng, hoặc làm mờ chi tiết, sự kiện, nhân vật khác theo các vai trò, chức năng của chúng. Những điểm mù của lịch sử, những chỗ chính sử ghi chép mờ, hoặc có nhiều thông tin mâu thuẫn nhau, Vũ Ngọc Tiến lấp đầy lịch sử bằng các lựa chọn, các tưởng tượng, suy luận logic, cốt làm sao cho lịch sử trở nên sống động, “chân thực nhất”. Ông cấp cho nhân vật tên tuổi, lai lịch để nó có “cơ sở” nhập vào hệ thống lịch sử và nhờ đó có số phận riêng. Ông thay đổi thời gian sự kiện để tri thức lịch sử trong Sóng hận sông Lô trở thành tri thức đơn nhất, để câu chuyện lịch sử ở đây có một logic mới mẻ, có những ý nghĩa mới theo văn cảnh cụ thể. Đó là dấu ấn và quyền năng mềm của người kể lại lịch sử.

Ngoài lời vào sách, chú giải, Sóng hận sông Lô, gồm 12 chương. Cái bất biến (cấu trúc) của hệ thống nghệ thuật Sóng hận sông Lô là sự đối lập. Đối lập giữa hiện tại (hiện hữu) - quá khứ (vắng mặt), cái chết - sự sống, bình hòa ổn định - tranh đoạt bất ổn, mất - còn, ra đi - trở về, dùng - bỏ, khuyết vắng - thay thế, mong muốn - cấm đoán, liên tài - đố kị, tin tưởng - tị hiềm, phá hủy - kiến tạo… Đối lập vận hành như một quy luật nội tại, một nguyên tắc tổ chức thế giới nghệ thuật Sóng hận sông Lô. Mở đầu văn bản, Tư Tề di chuyển từ không gian hiện thực sang không gian hoài niệm, từ sống với những hiện hữu hướng đến “những người vắng mặt”, từ sự ra đi đến sự trở về. Bằng cách trần thuật này, Vũ Ngọc Tiến luôn tạo ra được hai lời nói: lời vọng từ quá khứ và lời cất lên từ hiện tại. Hiện tại bị xáo trộn bởi những hoài niệm thực hành chức năng của chúng. Quá khứ gắn liền với nhiều chấn thương luôn muốn chen vào thực tại, chi phối cái nhìn thực tại của nhân vật. Tác giả không để cái đã qua trở thành tín hiệu câm, mà cấp cho nó một đời sống, một bí mật. Nhân vật của Vũ Ngọc Tiến không đọc quá khứ một lần mà đọc đi đọc lại; nhưng nó chỉ được “đọc lại quá khứ” một cách rất chậm. Lần nào đọc quá khứ, Tư Tề cũng đọc thấy “hàng loạt biến cố”, cái chết, gian khó, sự vây hãm, truy đuổi, thái độ chấp nhận hy sinh tính mạng, sự khuyết vắng… Vũ Ngọc Tiến ít khi đặt nhân vật của mình sống giữa hai lằn ranh, mà buộc chúng luôn phải dứt khoát lựa chọn một trong hai hành động, một trong hai phía - chúng bao giờ cũng quyết định “đánh đổi”… Đặc biệt hơn nữa, nhân vật chính nào của Sóng hận sông Lô cũng trở thành những con người đầy suy tư và thường mang theo “những mật ngôn” trên chiều hướng con đường đời của nó. Lịch sử vì thế cứ hiện ra qua các suy tư, kí ức, uẩn khúc, bí mật của mỗi nhật vật; nhân vật của Sóng hận sông Lô luôn được làm đầy lên bởi kí ức, uẩn khúc, còn những mật ngôn của nó thì luôn chứa đựng những bất trắc, mưu tính, sự đổi thay, những số phận… Tư Tề về thăm nhà mang theo lời dặn, lời cấm của cha tức là mang theo một giới hạn. Trong dòng hoài niệm về thời trai trẻ, thuở bắt đầu khởi binh, về quê hương Lam Sơn, hình ảnh Lê Lợi thường được gắn với lời thiêng, lời sấm, lời trong mộng, hàm ngôn, thâm ý. Lê Sát trên đường hành quân mang theo mật ngôn, có quyền chém trước tâu sau nếu Trần Nguyễn Hãn có biểu hiện anh hùng cát cứ. Tiểu thuyết của Vũ Ngọc Tiến vừa giải mã lịch sử, giải thích các sự kiện, hành động, biến cố lịch sử qua các dòng ý thức, các hồi ức của nhân vật vừa mã hóa lịch sử theo những ngôn ngữ quyền lực. Ở đây, chỉ có những nhân vật có quyền lực, có tham vọng quyền lực mới tạo ra các mật ngôn, che giấu chúng.

Từ trước đến nay, nói đến văn học người ta thường nói đến cảm xúc, tình cảm… mà không chú trọng đến tri thức. Trong khi, trên thực tế, sáng tác văn học chính là một hình thái nhận thức đặc thù, một cách nghiên cứu, khám phá và giải thích thế giới (sự vật, hiện tượng, con người) theo cơ chế riêng của nó, thể hiện những kinh nghiệm, trải nghiệm riêng của từng chủ thể hoặc cả của một cộng đồng. Văn học là một diễn ngôn kiến tạo ra tri thức bình đẳng với bất kì một diễn ngôn tri thức khoa học nào. Sự thay đổi của diễn ngôn văn học, nhất là những diễn ngôn về lịch sử trong văn học luôn gắn với những cách đánh giá, góc nhìn, sự nhận thức, với từng hệ hình tri thức. Không có cách nào chiếm lĩnh được “lịch sử toàn vẹn”, lịch sử nguyên gốc. Mọi cách viết về lịch sử đều là dịch lịch sử, viết lại lịch sử, kiến tạo ra các lịch sử, các phiên bản lịch sử sau khi “lịch sử thực tế” đã trôi đi. Lịch sử trong văn bản văn học là lịch sử của các ngữ cảnh nhận thức nhất định về lịch sử, gắn với một hệ hình tri thức, là lịch sử của các diễn ngôn về lịch sử. Trong tinh thần đó, mặc dù tác giả đã rất công phu “viết giáo trình”, diễn giải lại lịch sử, rút ra từ lịch sử thời Lê sơ những ý nghĩa cần thiết cho thời hiện tại, nhưng Sóng hận sông Lô vẫn đề nghị với độc giả “tiếp tục suy ngẫm và tưởng tượng thêm cái phần chuyện” mà người kể còn bỏ dở… Vũ Ngọc Tiến hiểu rõ rằng, lịch sử và tri thức lịch sử trong văn học, là những lịch sử, tri thức đơn nhất, có giới hạn của nó, chưa được giải mã hết, chưa có tiếng nói cuối cùng và cũng vì thế nó luôn mời gọi các cách đánh giá, diễn giải, các cách suy luận, điểm nhìn khác nhau bổ sung, làm phong phú đa dạng thêm.

Mai Vũ







11
Quỷ vương
Tiểu thuyết lịch sử. Nxb Hội nhà văn, 2016 [3].




12
Rồng Đá


Tác phẩm bị thu hồi

Rồng đá của Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai do Nhà xuất bản Đà Nẵng in vào quý 3/2008, đã bị thu hồi vì "có nội dung không phù hợp". Nó động chạm đến xung đột Việt–Trung 1979–1990 và viết ra "những sự thực có thật của chiến tranh, những sự thực mà thời đang chiến phải tạm giấu đi, tạm quên đi, cho mục đích cuối cùng là chiến thắng" [4].





13
Hà Nội Và Tôi
Nxb Hội Nhà Văn




14
Kẻ Sĩ Thời Loạn


Một bức tranh toàn cảnh về chính trị xã hội thời cuối Lê đầy biến động của lịch sử VN, cùng sự phân chia sâu sắc giữa các thế lực quân sự: Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, rồi thế chân vạc Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn được nhà văn Vũ Ngọc Tiến phản ánh khá chân thực qua cuốn tiểu thuyết lịch sử mới nhất Kẻ sĩ thời loạn (ảnh) do NXB Phụ Nữ vừa ấn hành.












Đi thăm nhà văn Nguyên Ngọc ở Hội An
Ý Nhi, Hoàng Dũng, Ngô Thị Kim Cúc, Vũ Ngọc Tiến và Nguyên Ngọc (ngồi)





Vũ Ngọc Tiến, Hoàng Dũng, Trương Vũ






Nhà văn Vũ Ngọc Tiến có mặt trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò phi pháp (cùng với nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi)






















Trở về











MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.












Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

Cường Tuse



Nguyễn Thế Cường
Bút danh: Cường Tuse
Sinh ngày 30/5/1962 tại Hải Phòng
Hoạ Sĩ





Tốt nghiệp hệ trung cấp khóa 12 (1977 - 1982) trường Đại học Mỹ thuật Hà nội
Họa sĩ tự do
1983 đến nay: Tham gia các triển lãm Mỹ thuật trong và ngoài nước
2005: Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc
2012: Triển lãm Mỹ thuật "Hôm nay và mãi mãi" tại Hải Phòng
2013: Triển lãm Mỹ thuật "Hồng Bàng" tại Hải Phòng
2013: "Đam mê" Triển lãm Mỹ thuật của Phan Vũ, Bùi Ngọc Tư và Cường Tuse
Hiện nay họa sĩ đang định cư tại TP Hồ Chí Minh











Cuộc đời thật nhiều cái bất ngờ !
10/1/2024












Tác Phẩm








Tranh Bột Màu






























































































































Cường Tuse
doduc
Viết về Cường Tuse khó lắm thay.


Khó bởi tôi gặp anh duy nhất một lần tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền những năm xa xưa tôi không còn nhớ chính xác năm nào. Lần gặp ấy mới biết mặt nhau và cũng chẳng trò chuyện gì nhiều. Nhưng chỉ một lần ấy, những tranh màu bột anh mang ra triển lãm để lại cho tôi ấn tượng mạnh. Đó là lối xử lý ánh sáng! Tranh Cấu trúc thì giản dị, chỉ một góc nhà, một hiên nhà, một vuông nhà thô ráp vắng lặng, không cả bóng người nhưng nó gây cảm giác đặc biệt. Đặc biệt vì anh có lối thả ánh sáng trên tranh không dễ ai có thể bắt chước. Sau những mảng nắng chói chang khoảng râm mát chìm trong suy tư. Một gam nóng đưa lên mặt giấy quán xuyến toàn bộ những gì anh muốn miêu tả. Không vẽ người nhưng xem tranh tôi vẫn nhận ra được sau bức liếp, tường nhà có những con người mộc mạc, thô ráp sống trong đó. Thô ráp mà đôn hậu cương trực hồn nhiên như bánh đúc bày sàng. Tôi hay đi xem các triển lãm của đồng nghiệp. Nhiều người vẽ giỏi, nhưng chưa có ai vẽ màu bột mà khoảng sáng trên tranh để lại cho tôi ấn tượng ấm áp gần gũi như thế.
Rồi sau đó trên trang Facebook thỉnh thoảng gặp lại. Vẫn nắng mái nhà, vách tường, mà biến ảo hút mắt người xem. Anh vẫn là người có cái nắng chói chang nhất để người ta không thể nhầm với ai khác. Đôi lúc anh lại đưa ra những tấm ảnh. Anh nói chụp chơi, nhưng chơi của anh cũng đặc biệt. Ánh sáng trong nhưng bức ảnh của anh biến ảo có phần ma mị. Mà cũng chỉ len lỏi ở một góc khuất của bờ tường, một vệt nắng bắt ngang mái nhà chạy vòng vèo rồi bất ngờ biến mất vào khoảng tối đâu đó. Anh chơi với ánh sáng hồn nhiên như đứa trẻ chơi kính vạn hoa, say sưa để hồn vía hút cả vào đấy.
Thế rồi dịch Covid, tất cả án binh bất động. Dịch bệnh đã chặn đứng mọi sự xê dịch và các họạt động kiếm sống cũng như nhu cầu giao tiếp xã hội của mọi người.
Bất ngờ thấy anh đưa lên Phây những tượng nhỏ như người hút thuốc lào say đứ đừ và chân dung họa sĩ Thành Toàn khái quát bằng vài khối rất vu khoát, rồi đến cái ba toong vu vơ mà vẫn thấy người đang chống nó dù không mảy may có người... Anh bảo anh nghịch đất. Ôi trời, cầu mong anh nghich mãi đi, nghịch được lắm! Những tượng anh làm, xem cái nào cũng thấy sự loay hoay tìm tòi để thể hiện được đúng cảm xúc của mình. Bên cạnh những tượng tả chân như bố, mẹ, chị Phượng, Nhà phê bình Nguyễn Quân, Phan Vũ, Trần Dần, họa sĩ Trịnh Hồng Linh, Đạo diễn Doãn Hoàng Giang, bà Hà Thị Cầu hát xẩm, họa sĩ Phùng Chý Thu và người có khuôn mặt hiền Peter Pho, thì có những tượng lại hì hụị tìm cho ra tính cách nhân vật như nhạc sĩ Phó Đức Phương, Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành, thày thuốc bạn anh Phó Đức Dục, họa sĩ Tạ Trí có bộ râu tiên ông, nhà thơ điên Bùi Giáng... Không ngờ anh lại có khiếu làm tượng và cách suy tư cho tạo hình phong phú thế. Những tượng chơi chơi mô phỏng trạng thái như nếm, mặt chiên, hay say thật kì tài trong cách tạo hình để cả loạt tượng từ chân dung đến sinh hoạt dắt người xem đi chơi vui vẻ kéo dài trong không khí nghệ thuật. Vẽ chân dung không phải việc dễ, làm tượng chân dung càng khó hơn. Vẽ chân dung rất dễ đi vào lối mô tả đơn điệu khi cố nắn cho đúng nhân vật, nhưng Cường Tuse đắp tượng chân dung với các góc nhìn phong phú sau khi tìm hiểu kĩ về nhân vật, và có cái tinh quái của người sáng tác tìm cách biểu cảm bằng khối âm dương trừu tượng. Nên tượng chân dung của anh là tác phẩm chân dung chứ không phải mô phỏng nhân vật. Nghĩa là anh làm việc rất nghiêm túc trên tinh thần nghệ sĩ chứ không phải việc của anh thợ nặn khéo tay. Ròng rã hai ba năm qua, từ tay trái bóp tượng, anh biến điêu khắc thành tay phải từ lúc nào không rõ. Sáng tác với anh là cuộc dạo chơi giàu lý trí, giàu cảm xúc. Anh chơi với thiên nhiên, với ánh sáng, với bạn bè , chỗ nào cũng vui. Phẩm chất nghệ sĩ đa năng trong anh được đa cảm xúc dựng dậy và anh mải miết đi với nó, tạo ra cái mới thật bất ngờ. Tôi không phải nhà điêu khắc để phân tích các khối, các diện của không gian 3 chiều và cách cảm của anh đi đến tác phẩm để nói ra được hết cái hay anh đã làm được, nhưng trực diện thấy anh rất phong phú cách biểu cảm, từ tả thực đến phá phách, có cái phá tung hoành mở toang xúc cảm . Nhưng vì thế mà tác phẩm sống động, có hồn, trở nên gần gũi với mọi người... Với tôi vậy là rất thành công.
Thích thì cứ làm thôi! Nghệ thuật với anh là như vậy. Cứ rỉ rả như những lời tâm sự khi anh trải lòng với điêu khắc nhỏ. Những giá trị anh tạo ra cứ róc rách như mạch nước nguồn trong vắt! Thật đáng yêu làm sao! Không biết rồi đây Cương Tuse còn nghịch gì nữa, nhưng tôi biết trong anh vẫn đầy sôi sục tìm tòi sáng tạo, anh như con ngựa vạn lý độc hành, còn đi tiếp đến đường chân trời chứ chưa chịu dừng ở đoạn nào đâu.
Tây Hồ 25/1/2024


















Điêu Khắc








Hoạ sĩ Trịnh Hông Linh






Xẩm ca Hà Thị Cầu







Thân sinh Nguyễn Thế Phương







Hoạ sĩ Nguyễn Quân








Hoạ Sĩ Đỗ Đức






Nhà Thơ Phan Vũ






Hút Thuốc Lào







Hoạ sĩ Tạ Trí 







Hoa sĩ Quách Trường Sơn







Mợ tôi Lưu Kim Phương














Nếm 







Bạn Hoàng Trung Sơn








Nhà Thơ Trần Dần








Đạo Diễn Doãn Hoàng Giang






























Phan Vũ

























































Nghệ nhân Hà Thị Cầu












LOẠT TƯỢNG CHÂN DUNG THĂNG HOA CỦA CƯỜNG TUSE


Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa
Canada 1. 2024


Bất ngờ Cường Tuse gây… choáng
Giữa rừng tranh tượng bừng nở đua khoe muôn sắc màu của nghệ thuật đương đại Việt Nam thì bất ngờ Cường Tuse đưa ra trình làng một loạt hình ảnh văn nghệ sĩ nổi tiếng với góc nhìn khác: TƯỢNG CHÂN DUNG. Loạt tượng chân dung của Cường Tuse gây ấn tượng mạnh bởi rất đặc sắc, các nhân vật của Cường đa số đều đã và đang nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ, được công chúng không chỉ biết mặt, biết tên, biết những cống hiến xuất sắc của họ…
Đặc thù của tượng chân dung là nhân vật bất động trong không gian 3 chiều và cũng là nhược điểm của tượng buộc phải cô đọng, không thể kể lể dài dòng. Nó phải thuyết phục cái nhìn của khán giả - ngay lập  tức, nếu may mắn hơn thì có thể còn đọng lại những nỗi niềm và suy tư sâu xa trong lòng người thưởng ngoạn…
Vậy mà sau khi lần lượt đăng tải trên facebook, những tượng chân dung của Cường được các bạn bè văn nghệ và cả các bạn “fây” nồng nhiệt đón mừng với nhiều bàn luận. Tiêu chí cơ bản để đánh giá một bức tượng chân dung trước hết phải giống, rồi đến đẹp, cuối cùng là “có thần”, vậy mà tiêu chí cuối lại là khó nhất, không phải tác giả nào cũng đạt được.
Cường Tuse khởi sự làm tượng chân dung đúng vào lúc cả Việt Nam và thế giới gần như ngừng trệ mọi hoạt động công cộng bởi đại dịch Covid 19, mọi gallery và triển lãm “chết lâm sàng” không hẹn ngày tái ngộ. Ấy có khi vì bị giam và tự giam hãm trong khốn khó trăm bề mà Cường lại nảy sinh sáng tạo ở lĩnh
vực mà Cường chưa từng thử sức: Điêu khắc.
Các tượng chân dung của Cường giàu cá tính và thần thái, được biểu hiện tâm trạng khá phong phú: có nghiêm trang, trầm tư, có nhíu mày hay mủm mỉm, lại có cả cười ha hả, đôi khi sôi nổi phơi phới mà cũng có lúc tận cùng cô đơn. Tất cả những trạng thái ấy không chỉ hợp người, hợp cảnh mà có khi còn hợp cả sự nghiệp và số phận của nhân vật.

Những tượng chân dung đặc sắc nhất
Vui nhất, sảng khoái đến bất cần đời là chân dung Bùi Giáng. Cái cười hết cỡ của thi sĩ “điên rực rỡ” này được biểu cảm xuất sắc bởi bên cạnh sự rất giống thì cái cười không chỉ thuần vui mà còn thấy những nếp nhăn tuổi già nơi khóe mắt và bộ râu cẩu thả quanh cái miệng bắt đầu móm. Nhân vật cười hết sức sinh động sẽ kích động ta vui lây nhưng cái vui vừa ngớt thì ta lại thấy ngậm ngùi thương cảm một thân phận. Cần nói thêm: tượng chân dung cười rất hiếm trong mỹ thuật hiện đại của ta. Cũng đã khá nhiều
người tạc tượng Bùi Giáng, có thể giống nhiều hoặc ít nhưng chưa thấy ai chủ ý tạo hình ông cười đã đời như thế…
Chân dung đặc sắc thứ nhì là bà Hà Thị Cầu, nghệ nhân xẩm huyền thoại. Rất giống đã đành, Dáng ngồi kéo nhị và gương mặt khắc khổ của bà đã khắc sâu vào tâm trí khán giả và không lẫn với bất cứ ai khác, tác giả tả được miệng bà răng đen, vừa hát vừa nhai trầu, như văng vẳng giọng vừa kể vừa ca…
Chân dung đàn anh trong nghề - họa sĩ Nguyễn Quân, nhà lý luận tiên phong ở nước ta cuối thế kỷ trước. Khá nhiều người đã vẽ ông, dù chân phương hay 'bóp' đều giống bởi đặc điểm của ông rất rõ nét tạo hình. Tôi thoáng rùng mình khi đối diện: gương mặt có 'thần' như muốn tâm sự nhưng đang đắn đo chọn lời…
Nhạc sĩ Phó Đức Phương được đặc tả cái cười yêu đời khi đang nhìn ngước lên. Mái tóc bồng lãng mạn, tất cả các chi tiết trên mặt đều đắc ý: ánh mắt, khóe mắt, gò má, mũi, miệng, kể cả hàm răng… đều đang cười. Chân dung nhạc sĩ này không đơn thuần như hiện thực mắt nhìn: từng lọn tóc lượn ra phía sau uốn cong như những dấu hỏi…
Bây giờ hỏi Phan Vũ là ai chắc ít người biết. Nhưng “Em ơi Hà Nội phố” thì trong đầu ai cũng bật ra bài hát của Phú Quang. Cường Tuse đã thể hiện gương mặt ông trầm ngâm với “bức tranh” đằng sau có hình Hồ Gươm, Tháp Rùa với những nét chữ đầy trìu mến “Em ơi Hà Nội phố, Ta còn em...”.
Ngoài những “người của công chúng” Cường Tuse còn nặn chân dung người thân, chân dung cụ thân sinh ra Cường là một thí dụ điển hình. Gương mặt cụ rất thần thái, rất sắc sảo, lần nào tôi nhìn vào cũng thấy sởn gai ốc… Song song còn có chân dung nhạc phụ của tác giả, cụ ông này vô danh với công chúng nhưng gương mặt tượng rất giàu biểu cảm: nỗi niềm nặng trĩu âu lo. Còn nhóm tượng “Say”: tượng “Thằng bạn rượu” chỉ tả một cái đầu ngoẹo đang ngất ngưởng say, nối ra một cánh tay đang cầm batoong có treo chai rượu. Tượng “Xơi thuốc lào” chỉ khoét ra mỗi cái mặt để đặc tả đôi mắt nhắm hờ say đắm, miệng ngậm xe điếu để tập trung “rít”. Tượng “Phê lòi” còn rút gọn hơn nữa - hầu hết bị loại bỏ để chỉ còn mỗi cái bản mặt gắn lên bàn tay đang cầm ống điếu thuốc lào. Cái mặt “phê lòi” rất xuất sắc bởi tư thế đang chao nghiêng, mắt lim dim, mồm như đang phà ra khói thuốc đã đời… Tất nhiên không phải tượng nào của Cường Tuse cũng xuôi chèo mát mái, nhưng có khi cái hỏng lại được gắn lại tài tình như chân dung Tạ Trí khi nung bị vỡ. Chân dung thú vị này có thể đổi tên thành “Vỡ mặt” cũng hay vì đa nghĩa, cả sự thật lẫn ý ảo.

Một “tài năng trẻ” bắt đầu khi đã… già
Điều này trái quy luật nhưng không phải là bất khả. Tất nhiên đa số các năng khiếu nghệ thuật được kích thích khá sớm để sau đó, trải qua rèn luyện sẽ thành danh khi còn khá trẻ, nhưng vẫn có thiểu số đến già mới vào nghề và thành công rất muộn. Cường Tuse từng khá thành công khi vẽ tranh vào lúc đã bắt đầu tuổi trung niên vậy mà số phận không chiều chuộng khiến hắn phải lặn lội bươn chải rất vất vả.
Tưởng chừng chỉ có thế thôi cũng là kết thúc một số phận nhưng thật bất ngờ đến tầm tuổi 60 bỗng Cường “nhảy” sang mảng điêu khắc khi nặn các chân dung giàu biểu cảm.
Chỉ một chân dung thăng hoa đã là quý, đằng này gần như cả loạt thăng hoa, mỗi mặt một vẻ, đa dạng trong kết cấu, phong phú về tinh thần, bỏ qua nệ thực mà vươn tới biến hóa rất thuyết phục. Sau cùng, cái “Thần” trong mỗi chân dung của Cường Tuse luôn sống động đến độ như muốn thổ lộ nỗi niềm riêng với khán giả chung…


Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa
Canada 1. 2024










VÀI LỜI VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CƯỜNG TUSE


Bạn tôi họa sĩ Cường Tuse có lẽ là một nghệ sĩ luôn muốn tìm kiếm sự thách thức trong nghệ thuật.
Những tác phẩm hội họa của anh mang sự phân định rõ nét về màu sắc nổi bật tính cách của một gã đàn ông cương trực thẳng thắn, trắng ra trắng, đen ra đen. Trắng của ánh mặt trời, của thanh thiên bạch nhật. Đen của bóng dâm hay của màn đêm trang nghiêm huyền bí. Tôi đã từng bị màu sắc dữ dội trong tác phẩm của anh mà “thẹn thùng” vứt đi những sắc màu hoang tưởng trong tư duy đa tình đa mangcủa mình thể hiện trong bài thơ “Sắc màu nắng” viết cho anh:


Cuong Tuse
Nếu như tôi
Gặp bạn trong mùa hạ
Và chắc rằng
Hoa mùa hạ
Triền miên nở rộ.


Bạn cho tôi dũng khí để sống qua mùa hạ
Tôi sẽ trả lại bạn
Màu sắc của tương lai
Và rồi lẩn trốn trong đêm đen
Tôi xoá hết đi
Những sắc mầu ngây ngô xa dời thực tế.


Anh đã mạnh dạn dấn bước trên con đường nghệ thuật, từ hội họa anh lấn sân điêu khắc. Từ thể hiện tác phẩm trên bình diện, anh muốn nó sinh động hơn và diễn tả nó bằng nghệ thuật thị giác trong không gian ba chiều. Đây là một trong những nghệ thuật tạo hình tương đối khó, nhưng với một con mắt nhậy cảm và những ngón tay tinh tế cộng một con tim ấm áp của gã nghệ sĩ đã kinh qua bao đắm chìm và những nóng lạnh của cuộc đời, Cường Tuse đã thành công một cách khẳng định qua các tác phẩm điêu khắc của anh.

Giá trị toàn diện của văn hóa nghệ thuật điêu khắc là vô cùng cao, vì tính đặc thù của nó nên một số tượng đáng kể đều diễn tả hình tượng người và vật. Những chủ thể này được người thợ chạm khắc hoặc nhà thiết kế ban cho một linh hồn. Phản ánh đời sống nội tâm của nhân vật, thể hiện tình cảm thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ sĩ.

Truyền thống điêu khắc phương Tây bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại, và Hy Lạp được coi là nơi sản sinh ra những kiệt tác vĩ đại trong thời kỳ cổ điển. Trong thời trung cổ, điêu khắc gothic đại diện cho sự đau đớn và đam mê của đức tin Kitô giáo. Sự hồi sinh của các mô hình cổ điển trong thời Phục hưng đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như David của Michelangelo.

Điêu khắc hiện đại đã tránh xa các quá trình truyền thống và nhấn mạnh vào việc mô tả cơ thể con người, khuôn mặt và những nét đặc trưng của nhân vật. Và đất sét là phương tiện mà Cường Tuse đã dùng để nhào nặn ra tác phẩm của mình, nhiều tác phẩm sau khi hoàn thành anh đã cho đúc đồng, thể hiện sự trang nhã và tinh tế, không quá trừu tượng mà là tả thực. Trong các bộ sưu tập điêu khắc của anh, tôi ấn tượng nhất mái tóc của Phó Đức Phương mà anh thể hiện. Thoạt nhìn mái tóc đặc trưng này đã thấy được hình ảnh tiêu biểu của Phó Đức Phương, người anh mà tôi gần gũi nhất. Mái tóc bồng bềnh như mây “Trên đỉnh Phù Vân”, như “Chảy đi sông ơi”. Còn cả nụ cười của Phó Đức Phương, hồn nhiên, mặc đời. Tác phẩm thứ hai gây ấn tượng cho tôi là Hà Thị Cầu, một nghệ sĩ hát Xẩm mà tôi và vợ rất yêu quý. Bà ngồi đấy cầm cây nhị, hai bàn tay khô héo như chiếc lá rụng rơi sau mùa đông với những
ngón tay khô cong nhăn nheo ghi đậm những năm tháng buồn khổ của người nghệ sĩ đường phố. Tinh xảo hơn là cái mồm há hốc, rõ mồn một cảm giác bộ răng đen đang nhai trầu nhỏm nhẻm nhưng vẫn đang ca lên những câu Xẩm làm nhói tim người nghe.

Tác phẩm nào của Cường đều thể hiện được tính cách đặc trưng của nhân vật. Sự phóng khoáng với mới tóc mây bằng thép của Tạ Trí và vết vỡ cố tình đập trên khuôn mặt làm cụ Trí thêm sinh động. Đạo diễn Xuân Phượng, người đàn bà “Thép” trong hội họa đang cầm tập hồi ký “hồi ký Gánh gánh... gồng gồng” thể hiện trung thực nụ cười ấm áp tự tin của bà. Bộ tóc rất công tử của họa sĩ Dongngan Doduc được Cường Tuse miêu tả rất sinh động khắc họa nổi bật đặc thù tư duy trong anh với hình ảnh trên tóc là đôi trai gái dân tộc Mông và một nhánh hoa Sen thơ mộng. Rồi còn bộ mặt của một tay hút thuốc lào say đứ đừ, một gã say rượu mềm mắt, lão Phó Dục Dục khẳng khiu bắt mạnh kê đơn chữa bệnh, lão họa sĩ Thành Toàn với những nét sắc lịm gọt nên tính cách lì lợm ca boy, rồi đến cái ba toong vu vơ treo một bình rượu trống rỗng của một gã nghiện rượu đang chệnh choạng đi tìm mua rượu ở “Hạnh hoa quán” đâu đó.

Rồi nhiều tác phẩm khác mô tả các nhân vật như nhà thơ điên Bùi Giáng, nhà phê bình Nguyễn Quân, Phan Vũ, Trần Dần, họa sĩ Trịnh Hồng Linh, Đạo diễn Doãn Hoàng Giang, họa sĩ Phùng Chý Thu, kiến trúc sư Đoàn Đức…và cả bức tượng nụ cười bẽn lẽn của tôi ở dưới là chữ “Cho”, cho bạn, cho đời những áng văn yêu đời và lạc quan.

Cường Tuse nói: “Chơi món nghệ thuật gì thì cũng phải yêu thích, đam mê và cảm nhận được nó cho dù không “hành nghiệp” nó”. Đúng vậy, Cường đã đi đúng hướng, đã đam mê và cảm nhận được tinh thần

điêu khắc và thể hiện được với tình cảm chân tình của anh đối với bạn bè, với nghệ thuật. Chúc Cường sẽ gặt hái được nhiều hơn, cho ra nhiều tác phẩm tuyệt vời hơn trên con đường hội họa cũng như điêu khắc. Xứng đáng là một nghệ sĩ của chúng bạn nghệ sĩ, một người mà mọi người đều quý mến từ con người đến tác phẩm.


Peter Pho Hà Nội, đầu Xuân Giáp Thìn 2024.











NGHỊCH ĐẤT

Nguyễn Trọng Chức



Tôi biết Cường Tuse lần đầu là từ một triển lãm tại gallery Tự Do, bày chung với họa sĩ Hoàng MinhHằng. Tranh lụa của chị Hằng mềm mại, cỏ hoa phiêu phất, còn tranh bột màu của Cường thô ráp, hiu hắt bóng đổ, đầy ắp u hoài. Thật lâu rồi mới gặp chất liệu bột màu sang cả như vậy nên rất thích. Rồi được xem triển lãm chung của Cường với Phan Vũ và Bùi Ngọc Tư. Rồi thân nhau khi cả hai đều thân “đại huynh” Phan Vũ, với những cuộc rượu ba người thật vui… Sau ngày Phan Vũ từ giã trần gian, bặt đi một thời gian không gặp Cường. Biết gã đã chuyển về chỗ ở mới với gia đình nhỏ của mình. Rồi Covid. Nhưng thật bất ngờ khi nhận được các sáng tác mới của Cường. Chẳng phải tranh bột màu đã định hình một phong cách riêng biệt, mà là tượng! Tượng chân dung của nhiều người, có nhân vật tôi đã quen thân, đã biết rõ; có người chưa từng gặp, nhưng tất cả đều khiến tôi bất ngờ và bối rối! Hóa ra tay này “không phải dạng vừa đâu” (nhà thơ Thanh Thảo hay dùng để khen một người nào đó). Nhận định mang tính chuyên môn về tượng chân dung của Cường Tuse xin dành cho các vị trong nghề, tôi làm báo lâu năm nên mở một cuộc phỏng vấn vài câu với gã vậy.

1. Theo tôi thấy, ông thể hiện nhân vật với kỹ thuật già rơ như thế chắc có học thêm điêu khắc ở trường (mỹ thuật)? - Thời học trung cấp mỹ thuật ở Hà Hội chỉ được học rất ít thời gian về khối thôi; sau mới phân khoa - ai thích hay có năng khiếu gì mới chọn học chuyên khoa. Tôi không theo điêu khắc.

2. Bắt đầu từ những cái đầu tiên mà ông gọi là “nghịch đất” như “Máng xối”, “Gốc cây”, “Ống khói”, lúc nào thì ông chuyển sang “nghịch” chân dung, có lý do nào dẫn dụ, thúc đẩy không hay chỉ là tình cờ, không có chủ ý?- Cuối năm 2019, được người bạn Hà Nội là Hoàng Vũ Hoài - dân điêu khắc cũng chuyên làm tượng đài - tặng một bức tượng chân dung tôi. Ngắm nhìn cái “thủ cấp” mình mãi rồi nghĩ lan man “hắn làm được sao mình không làm được?!”. Thế là đi tìm mua đất về, ban đầu chỉ là… nghịch đất, làm những máng xối, gốc cây, ống khói…, sau đó thử làm một chân dung anh Toàn Mỳ. Đem “khoe” với bạn bè, ai cũng bảo “làm nữa, làm nữa đi…”, vậy là làm tiếp, làm tiếp. Rồi xảy ra đại dịch Covid, bị “giam” suốt trong nhà. Không ngờ thời gian bị “giam” đã tạo cơ hội để lại “nghịch” tiếp những chân dung bằng hữu và những người mình mến mộ. Còn làm sao làm cho ra được chân dung nhân vật thì thú thật tôi… không biết, chỉ là sự cảm nhận hình ảnh nhân vật rồi đắp đất thực hiện. Lúc đầu không có chủ đích làm tượng chân dung, thế nhưng khi cảm thấy khả năng có thể làm được thế là… làm tới luôn, rồi bỏ hẳn vẽ để nghịch đất! Hoàng Vũ Hoài hỏi tôi làm chân dung kiểu gì? trả lời ngay: nhìn ảnh rồi lên đất, lên cái mặt xong rồi cứ thế làm đến cái khác. Hoài nói: “ông làm ngược lại những gì dân điêu khắc làm, họ phải tính toán tỉ lệ, lên cốt tổng thể rồi mới làm…” Thì mình có học điêu khắc hay cách thức dựng tượng thế nào đâu, cứ đắp đất rồi phạc theo kiểu của mình, còn tỉ lệ thì cứ theo con mắt của mình mà chỉnh sửa…

3. Yếu tố nào để ông quyết định làm tượng nhân vật X, Y, Z… Gương mặt, tính cách, sự nổi tiếng hay quan hệ thân thiết…- Như đã nói trên, mới đầu khi làm tượng chân dung nhân vật A, B, C… chỉ nghĩ làm chơi cho vui thôi khi phải chôn chân lâu ngày trong nhà vì Covid. Rồi đưa lên Facebook xem ý kiến bạn bè gần xa thế nào; không ngờ ai cũng thích và nhận ra ngay nhân vật. Lúc đầu cũng chỉ làm cái “thủ cấp”, sau thấy cần thêm “cái gì đó” vào để bổ sung cho tính cách, thế là phải đi tìm ý tưởng cho từng nhân vật. Có người được làm bằng “linh cảm” còn đa phần là từ ngẫu hứng. Khi ý thức được việc mình theo đuổi dài hơi hơn là “làm cho vui”, dự định làm nhân vật nào phải đọc, nghe, tìm hiểu kỹ để cảm nhận thật đầy
đủ rồi mới bắt tay vào làm. Mới đầu tôi chỉ làm được tượng to hơn nắm tay, sau làm to dần - mà cũng không định dạng được phải to cỡ nào, đến khi ngẫu hứng làm chân dung nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu thì to hơn người thật.
Trường hợp làm chân dung ông Doãn Hoàng Giang. Hôm ấy (tháng 9-2022) đang trên đường chạy xe chợt nghĩ đến ông Giang; về đến nhà muốn làm tượng ông ấy ngay. Lên mạng tìm hình ảnh, nhưng ảnh trên mạng dung lượng nhỏ, phóng to để xem chi tiết thì mờ lắm. Vẫn gắng làm, rồi gọi điện thoại cho Doãn Hoàng Lâm con ông hỏi xin ảnh để thêm tư liệu tham khảo, làm xong tượng bằng đất gửi cho Lâm, mới được biết ông đang nằm bệnh viện. Lâm đưa ảnh chụp tượng cho bố xem, ông Giang không nghĩ lại có người làm tượng chân dung mình. Chuyển sang đổ tượng đồng nhưng lúc đó cuối năm thợ chuyển không kịp, phải chờ đến đầu năm 2023. Thật tiếc vì bốn tháng sau ông Giang mất, không kịp xem tượng đồng chân dung mình. (Mở ngoặc: sau đó, khi uống rượu với bạn bè, các bạn trêu: “thôi ông đừng làm tôi nha, làm tượng xong tôi lăn quay thì sao”, hay “ông muốn người nào chết thì cứ làm tượng người đó”…kkk…).

4. Đến hôm nay, với vài chục nhân vật đã được làm tượng, tác giả ưng bụng nhất tác phẩm nào? Vì sao?- Cảm thấy thích thì tượng nào cũng thích, nhưng có lẽ chân dung bà Hà Thị Cầu, làm xong như thấy được thân phận và tài năng của bà. Để thể hiện chân dung bà Cầu, tôi đã nghe bà hát suốt, lắng nghe những ca từ và giọng hát của bà, sau đó tìm hình ảnh và ý tưởng rồi mới bắt tay vào làm. Có thể gọi đó là sự nhập tâm khi thể hiện một bức chân dung.
Riêng với tượng chân dung nhà thơ Trần Dần, tôi làm vì nặng tình với ông và gia đình ông. Nhờ họa sĩ Trần Trọng Vũ con ông gửi nhiều ảnh của ông, tôi bắt tay vào làm như… lên đồng, chỉ trong hai ngày xong phần mặt. Gửi Vũ xem, Vũ ngạc nhiên bảo sao làm nhanh thế! Nhớ hồi học mỹ thuật, thích hai câu thơ của ông: “Tôi khóc chân trời không có người bay/ Lại khóc những người bay không có chân trời” nên đưa hai câu ấy vào đế bức tượng.
Cũng thích tượng chân dung Bùi Giáng với nụ cười của ông. Trước khi làm, lên mạng xem ông nằm ở nghĩa trang nào, rồi một sớm chạy xe mang hoa đến, thắp nhang trên mộ ông rồi mới về làm. Lúc đầu làm ông với con mắt trừng trừng đặc trưng của ông, sau thấy không ổn, lại lên mạng tìm và p/-strong/- heart:>:o:-((:-hsau thấy không ổn, lại lên mạng tìm và phát hiện ra nụ cười, nên bỏ bức đầu, làm bức sau với nụ cười là thế.Khi biết tôi làm tượng chân dung “coi được”, có nhiều người muốn tôi làm nhưng tôi lại thuận theo “tiếng nói vô hình” rồi làm nhân vật đấy. Chẳng hạn trước khi thực hiện tượng bà Hà Thị Cầu và ông Bùi Giáng tôi đã dự định làm tượng Phùng Quán, Văn Cao… và vài người thân quen đã “đặt
gạch” từ lâu! Có một trường hợp đột xuất là tượng chân dung nhà điêu khắc Phùng Chý Thu. Một hôm chị Thu gọi điện bảo “chị muốn em ngẫu hứng làm cho chị một chân dung để kịp triển lãm cá nhân đầu tiên của chị…”. Làm tượng cho một nhà điêu khắc “thứ thiệt” ư? Tôi bối rối quá nhưng không từ chối được, vẫn làm và kịp mang đến triển lãm của chị nguyên bản bằng đất. Thật may là ai cũng nhận ra chị ấy: tượng
chân dung một nhà điêu khắc từ tay một gã “nghịch đất” cho vui !.

















































MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.