Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Duyên Anh (1935 - 1997)













Duyên Anh
Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo
Sáng tác nhạc


Tên Thật: Vũ Mộng Long
(16/08/1935 Thái Bình - 06/02/1997 Paris)
Hưởng thọ 63 tuổi

Bút danh khác:
Thương Sinh, 
Mõ Báo,Thập Nguyên, Vạn Tóc Mai, 
Lệnh Hồ Xung, Thái Anh, Nã Cẩu, 
Bếp Nhỏ, Bếp Phụ, Độc Ngữ









Tiểu Sử



Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long.
Bút hiệu Duyên Anh là tên một bản nhạc của người bạn cùng lớp, Ông lấy bút hiệu này để tưởng nhớ người bạn đã ở lại miền Bắc sau 1954.

Duyên Anh học tiểu học và trung học ở Thái Bình và Hà Nội. 
Ông di cư vào Nam năm 54 và đã làm nhiều nghề để kiếm sống, từng giữ xe đạp hội chợ, bán thuốc Sơn Đông mãi võ, quảng cáo, theo đoàn cải lương lưu diễn, dạy kèm sáo, ghita tại tư gia v.v.  
Duyên Anh bắt đầu viết văn từ những năm 60 với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý, khi ông hơn hai mươi tuổi. Từ đó khởi đầu một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú với trên 70 tác phẩm trong vòng 30 năm sáng tác. Nổi bật nhất là những truyện tuổi thơ, viết về những kỷ niệm thời trẻ nhỏ miền quê Bắc Việt, Truyện Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy, và truyện viết cho giới giang hồ bụi đời trong xã hội miền Nam trước 75. Một giới trẻ bế tắc sống phóng khoáng bất cần đời, khinh tài trọng nghĩa. Ông còn viết nhiều truyện ngắn, truyện dài cho thiếu nhi với giọng văn tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết.

Duyên Anh còn là một ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản và cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn tại miền Nam như Sống, Con Ong, Tin Báo, Công Luận, Chính Luận, Xây Dựng, Tuổi Ngọc v.v.

Sau 30/04/1975, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh bị liệt danh là một trong mười "tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa - tư tưởng", tác phẩm bị cấm lưu hành và bị bắt tù giam 6 năm từ ngày 08/04/1976 đến tháng 11/1981.
Sau khi ra tù ông vượt biên đến Malaysia và định cư tại Pháp từ năm 1983. Tại đây ông tiếp tục sáng tác, làm thơ, viết nhạc, một số tác phẩm xuất bản ở hải ngoại đã được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim như Đồi Fanta, Một Người Nga Ở Sài Gòn.

Duyên Anh, một nhà văn của tuổi thơ, cũng từng bị nghi kỵ thù ghét, cuối đời sống tật nguyền vì bị đả thương bởi một nhóm người không cùng chính kiến, ông đã trở lại với đạo Thiên Chúa và qua đời lặng lẽ ngày 06/02/1997 vì bệnh ung thư gan tại Paris. 
Hưởng thọ 63 tuổi.











Nhạc Duyên Anh
http://nguoilinhnamxua.blogspot.com/2016/03/dong-nhac-duyen-anh.html







NGÀN SAU LỜ LỮNG
http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/ngan-sau-lo-lung~bach-yen~ts35b3w3qhqw9w.html


Hồn anh ngàn năm còn đắm đuối 
phiêu du trên em dòng môi
Nghe lòng anh thấp thoáng trăng trôi đào nguyên lạc lối
Nghe lòng em thắp ánh sao rơi trong đêm mù khơi
Nghe thời gian thánh thót ngàn lời bồi hồi ru ai

Hồn anh ngàn năm còn bỡ ngỡ
Câu ca dao em thềm trưa
Em thần tiên khói nắng đung đưa
Dìu anh vào nhớ
Ôi mùa em ướt át thi ca chiêm bao nghìn xưa
Anh nghìn sau nuối tiếc ngậm ngùi
Một thoáng mơ qua

Rồi hong ấm kỷ niệm
Hôn em nụ hoa phong kín
Tình yêu rất mơ hồ như đất trời vừa mới sang thu
Như biển khơi cuốn hút nỗi sầu ru ngủ gió
Như một hôm muốn níu hôn em rồi lần lữa
Em yêu dấu đẹp thơ

Hồn anh ngàn năm còn chơi vơi
Yêu em yêu em mà thôi
Em cỏ non quyến rũ nai tơ
Về riêng một cõi
Em mật ong chất ngất hương mê
Xui anh lẻ loi
Xin vì em mãi mãi dại khờ
Một bóng trăng chơi

Rồi hong ấm kỷ niệm
Hôn em nụ hoa phong kín
Tình yêu rất mơ hồ như đất trời vừa mới sang thu
Như biển khơi cuốn hút nỗi sầu ru ngủ gió
Như một hôm muốn níu hôn em rồi lần lữa
Em yêu dấu đẹp thơ

Hồn anh ngàn năm còn chơi vơi
Yêu em yêu em mà thôi
Em cỏ non quyến rũ nai tơ
Về riêng một cõi
Em mật ong chất ngất hương mê
Xui anh lẻ loi
Xin vì em mãi mãi dại khờ
Một bóng trăng chơi…

Điệu Ru Nước Mắt
Truyện dài 1965







3
Luật Hè Phố


1965

truyện dài gồm 2 tập:

1- Giấc mơ một loài cỏ
2 - Con suối ở miền Đông








4
Thằng Vũ


Truyện dài 1965
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nvn3n2n31n343tq83a3q3m3237nvn








5
Dấu Chân Sỏi Đá

Truyện dài 1966








6
Dzũng Đa Kao


Truyện dài 1966
http://vietmessenger.com/books/?title=dzungdakao







7
Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang

Truyện dài 1967







8
Bồn Lừa

Truyện dài 1967








9
Ảo Vọng Tuổi Trẻ


Truyện dài 1967


http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn4nvn0n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=#phandau









10
Gấu Rừng

Truyện dài 1967








11
Cỏ Non

Tập truyện ngắn 1967 
http://vietmessenger.com/books/?title=conon







12
Ngày Xưa Còn Bé


Truyện dài 1968
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n4n1n31n343tq83a3q3m3237nvn








13
Nặng Nợ Giang Hồ

Truyện dài 1968







14
Mây Mùa Thu

Truyện dài 1968







15
Tuyển Truyện Tuổi Thơ

1968







16
Cầu Mơ


Truyện dài 1969
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnnqn4n3n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=








17
Giấc Mơ Một Loài Cỏ: 
Luật hè phố 1

Truyện dài 1969
http://vietmessenger.com/books/?title=giacmomotloaico









18
Con Suối Ở Miền Đông : 

Luật hè phố 2

Truyện dài 1969
http://vietmessenger.com/books/?title=consuoiomiendong







19
Ánh Mắt Trông Theo

Truyện dài 1969







20
Ánh Lửa Đêm Tù

Tập truyện ngắn 1969







21
Thằng Côn


Truyện dài 1969
http://vietmessenger.com/books/?title=thangcon







22
Trường Cũ


Truyện dài 1969
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvntnqn0n31n343tq83a3q3m3237nvn







23
Tuyển Truyện Duyên Anh


Tập truyện ngắn 1970
http://vietmessenger.com/books/?title=tuyentruyenduyenanh







24
Tuổi Mười Ba

Truyện dài 1970







25
Nhà Tôi

Truyện dài 1970







26
Mơ Thành Người Quang Trung


Truyện dài 1970
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn








27
Lứa Tuổi Thích Ô Mai
Truyện dài 1970








28
Đàn Bà

Truyện dài 1970
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnnmnnntn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=








29
Chương Còm

Truyện dài 1970







30
Mặt Trời Nhỏ

Truyện dài 1970







31
Rồi Hết Chiến Tranh

Truyện dài 1970







32
Giặc ÔKê

Truyện dài 1971







33
Kẻ Bị Xóa Tên Trong Sổ Bụi Đời

Tập truyện ngắn 1971







34
Nước Mắt Lưng Tròng

Truyện dài 1971








35
Trần Thị Diễm Châu


1971

Chuyển thể thành truyện phim với Đạo diễn Lê Dân








36
Áo Tiểu Thư

Truyện dài 1971

http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqn3nmn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=








37

Hưng Mập Phiêu Lưu
Truyện dài 1971








38
Tên Một Loài Hoa Quê Hương

Truyện dài 1971








39
Ngựa Chứng Trong Sân Trường


Truyện dài 1971
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2n4n4nvn31n343tq83a3q3m3237nvn








40
Con Thúy


Truyện dài 1971
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnnnnnmn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=









41
Thằng Khoa

Truyện dài 1972








42
Về Yêu Hoa Cúc

Truyện dài 1972








43
Phượng Vĩ



Truyện dài 1972
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnvnmn1n31n343tq83a3q3m3237nvn#phandau









44
Thư Tình Trên Cát

Truyện dài 1973







45
Đêm Thánh Vô Cùng


Tập truyện ngắn 1973
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n4n2n31n343tq83a3q3m3237nvn








46
Cám Ơn Em Đã Yêu Anh


Truyện dài 1974
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvntn3nmn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=








47
Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy


Tâm bút 1974
http://vietmessenger.com/books/?title=bosuagamcochay








48
Sa Mạc Tuổi Trẻ

Truyện dài 1974







49
Hạ Ơi

Truyện dài 1974









50
Hôn Em, Kỷ Niệm


Truyện dài 1974
http://vietmessenger.com/books/?title=honemkyniem








51
Cây Leo Hạnh Phúc

Truyện dài 1974







52
Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần


Tập truyện ngắn
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnnmnvn1n31n343tq83a3q3m3237nvn

tháng 01/975

Tác phẩm cuối cùng xuất bản trước 30/04/1975



















53
Đồi Fanta


truyện dài 1982

http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n4n4n31n343tq83a3q3m3237nvn







54
Một Người Tên Là Trần Văn Bá


Truyện dài 1985, nxb Nam Á, Paris
http://vnthuquan.net/(S(25olrx45ezbysj2u5thffz45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqn1nvn31n343tq83a3q3m3237nvn#phandau








55
Sỏi Đá Ngậm Ngùi

Truyện 1985, nxb Nam Á, Paris









56
Bầy Sư Tử Lãng Mạn

Truyện dài 1986, nxb Nam Á, Paris








57
Một Người Nga Ở Sài Gòn

Truyện dài 1986 nxb Nam Á 









58
Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường


Truyện dài 1987, nxb Nam Á, Paris









59
Thơ Của Đàn Bà

Truyện








60
Nhánh Cỏ Mộng Mơ

Truyện dài 1987 








61
Nhà tù

Hồi ký 1987, nxb Xuân Thu, Hoa Kỳ
http://vietmessenger.com/books/?title=nhatu







62
Trại Tập Trung

Hồi Ký 1987, nxb Xuân Thu, Hoa Kỳ







63
Sài Gòn Ngày Dài Nhất


Hồi ký, 1988 nxb Xuân Thu, Hoa Kỳ
http://vietmessenger.com/books/?title=saigonngaydainhat







64
Nhìn Lại Những Bến Bờ


Hồi Ký 1989 nxb Xuân Thu, Hoa Kỳ
http://vietmessenger.com/books/?title=nhinlainhungbenbo






65
Ngược Giòng Chữ Nghĩa
Tâm bút 1991






66
Về Với Ca Dao

tâm bút 1995





67
Vỡ Lòng Ca Dao

tâm bút 1995







68
Ca Dao Quyện Lấy Miếng Ngon Dân Tộc:

Nấu Nướng Dân Gian
tâm bút 1995







69
Những Đứa Trẻ Con Mỹ Hẩm Hiu

truyện dài 1995







70
Hồn Say Phấn Lạ 

trường thiên tiểu thuyết 2 tập 1996







71
Tuổi Bướm Sầu

Truyện dài chưa xuất bản







Với bút hiệu 
Thương Sinh



72
Chính Trị Giao Chỉ

Phóng sự 1967







73
Đi Tầu Suốt

Phóng sự 1968







Sách được dịch ra tiếng Pháp








La Colline de Fanta


bản dịch tiếng Pháp nxb Belfond Paris







Un Russe à Saigon 


bản dịch tiếng Pháp nxb Belfond, Paris







Un prisonnier Américain au Vietnam

Truyện, nxb Belfond, Paris












Thơ







1
Thơ Tù


1984 nxb Nam Á, Paris
http://vietmessenger.com/books/?title=thotu







2
Em, Tôi, Sài Gòn và Paris










Nhạc 




1
Hôn Em, Kỷ Niệm

1986 nxb Nam Á, Paris






2
Ru Tình Ngất Ngây

(?)









Nhạc Duyên Anh

Ru Đời Phù Ảo



"Và đáng lẽ đã có 3 băng cassette được trình làng khoảng giữa năm 1987. Đó là các băng Ru đời phù ảo, Còn thoáng chiêm bao, và Hôn em kỷ niệm, nhưng buổi ra mắt ở Paris bất ngờ tan vỡ vì bà vợ Duyên Anh đến phá khiến cho Duyên Anh và vị nữ mạnh thường quân phải biến mất qua cửa sau. Tất cả các băng nhạc bị vợ Duyên Anh thu hết không cho bán ra. Bởi vậy nhạc của Duyên Anh chìm luôn, chỉ vài bạn thân còn giữ được do Duyên Anh gửi tặng từ trước."
Trích đoạn " Duyên Anh của tác giả Vĩnh Phúc"









Tham khảo thêm về tác giả Duyên Anh





Nhà văn Duyên Anh

Nguyễn Vy Khanh


Nhà văn


Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, sinh ngày 16-8-1935 tại thị xã tỉnh Thái Bình, Bắc Việt, bên bờ sông Trà Lý nhưng sống thời thơ ấu ở làng Tường An, tổng Ô Mễ mà theo Duyên Anh là một làng nghèo nhất tỉnh Thái Bình (1). Xuất thân trong một gia đình nghèo, ông là con cả của một gia đình 7 người con. Thân sinh ông làm thầy lang, sau đổi ra buôn bán nhỏ. Ông học các trường tổng, trường tỉnh - tư thục Trần Lãm, rồi lên Hà nội học trung học. Ở quê nhà, Duyên Anh đã chứng kiến và sống những biến cố lịch sử 1945 và 1954. Duyên Anh di cư vào Nam cuối năm 1954.

Vào Sài Gòn, ban đầu ông sống qua nhiều nghề như giữ xe đạp, quảng cáo cho gánh xiệc bán thuốc kiểu Sơn Đông mãi võ, kèm trẻ tư gia, v.v.. Giữa năm 1955, ông theo Đại Việt Duy Dân lên Ban-mê-thuột làm 'cách mạng' được vài tháng rồi sau đó được người của tổ chức đưa xuống Long Xuyên dạy học ở các trường bán công Hòa Hảo, Kinh Dương, Nguyễn Trung Trực. Sau đó, ông đến Mỹ Tho mở trường dạy đàn guitare tại gia. Lên lại Sài Gòn năm 1960 học thi tú tài và lập gia đình tháng 1 năm 1962. Duyên Anh bắt đầu viết truyện ngắn và thơ đăng trên tờ Chỉ Đạo là cơ quan của Ban chỉ đạo chiến dịch tố cộng thuộc bộ Quốc phòng do Ngô Quân và Nguyễn Mạnh Côn làm chủ bút. Truyện đầu tiên đăng trên tập san này là Hoa Thiên Lý. Những bài thơ đầu tay cũng trên tạp chí Chỉ Đạo như Bà mẹ Tây Ninh, Em tôi. Đồng thời ông viết cho tờ Gió Nam của Liên đoàn công chức cách mạng quốc gia. Sau đó làm việc tại Tổng nha thanh niên, biệt phái làm tại tòa soạn tờ Chiến Đấu, cơ quan ngôn luận của Thanh niên cộng hòa của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng với nhà văn Tam Lang Vũ Đình Chí. Sau cùng, Duyên Anh trở về Tổng nha thanh niên làm việc ở sở Tuyên huấn. Ông viết bài ca ngợi thanh niên cộng hòa để đọc trên đài phát thanh. Đời công chức của ông cũng chấm dứt ở đấy sau khi chế độ đệ nhất cộng hòa bị "đồng minh" Hoa kỳ đồng lõa với một số tướng tá lật đổ.

Sau vụ "chỉnh lý" đầu năm 1964, Duyên Anh cộng tác với nhật báo Xây Dựng của linh mục Nguyễn Quang Lãm, một tờ báo chống Cộng và chống cả những lực lượng chính trị khuynh đảo miền Nam. Từ nay Duyên Anh sống bằng ngòi bút và viết phiếm luận vì muốn đả phá bất công xã hội. Năm 1967 chủ bút tuần báo Con Ong của Minh Vồ sau khi đã cộng tác với nhật báo Sốngcủa Chu Tử và từ năm 1968 với nhật báo Công Luận của tướng hồi hưu Tôn Thất Đính. Ông cũng viết cho nhật báo Tin Báo của Nguyễn Mạnh Côn là người đã khuyến khích giúp đỡ Duyên Anh ở bước đầu văn nghiệp. Năm 1968, Duyên Anh chủ trương tuần báo Búp Bê sau khi đã phụ trách trang Búp Bê cho nhật báo Công Luận. Sau đó, ông chủ trương các tuần báo Tuổi Ngọc (1969-1975) và Người (1970), tuần báo chuyên trào lộng chính trị, cũng như nhà xuất bản Tuổi Ngọc. Từ sau 1971, ông giã từ nghề nhật báo vì nghĩ không thể trở thành ký giả chuyên nghiệp lý tưởng, rồi phận "con sên già lùi bước" khi cạn vốn đã phải biến tuần báo Tuổi Ngọc thành bán nguyệt san. Trước đó ông đã từng bị chế độ kiểm duyệt không cho viết tiếp các phóng sự Tiền Mẽo, Sến Việt trên báo Sống. Ông muốn trở lại làm nhà văn của tuổi thơ và của tình người trong không khí lãng mạn thuần túy của dân tộc như lời giới thiệu trong Nước Mắt Lưng Tròng. 

Ông ký Duyên Anh và Duyên Anh Vũ Mộng Long khi viết văn, ký Thương Sinh, Thương Anh, Bếp Nhỏ, Mõ Báo, Vạn Tóc Mai, Thập Nguyên, v.v. khi viết báo và làm chủ báo. Bút hiệu Duyên Anh là tên một bản nhạc của một người bạn cùng lớp, bút hiệu được dùng để nhớ người bạn ở lại miền Bắc sau 1954 (2).

Tác phẩm : 50 cuốn trước 1975, liệt kê theo thứ tự năm xuất bản: Hoa Thiên Lý (1963), Thằng Vũ (1965), Luật Hè Phố (1965), Điệu Ru Nước Mắt (1965), Dấu Chân Sỏi Đá (1966), Dũng Đakao (1966), Ảo Vọng Tuổi Trẻ (1967), Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang (1967), Gấu Rừng (1967), Cỏ Non (1967), Bồn Lừa (1967), Nặng Nợ Giang Hồ (1968), Tuyển Truyện Tuổi Thơ (1968), Ngày Xưa Còn Bé (1968), Mây Mùa Thu (1968), Cầu Mơ (1969), Con Suối Ở Miền Đông (1969), Ánh Mắt Trông Theo (1969), Ánh Lửa Đêm Tù (1969), Trường Cũ (1969), Thằng Côn (1969), Tuyển Truyện Duyên Anh (1970), Mơ Thành Người Quang Trung (1970), Nhà Tôi (1970), Lứa Tuổi Thích Ô Mai (1970), Tuổi Mười Ba (1970), Mặt Trời Nhỏ (1970), Rồi Hết Chiến Tranh (1970), Chương Còm (1970), Đàn Bà (1970), Giặc Ô-Kê (1971), Kẻ Bị Xóa Tên Trong Sổ Bụi Đời (1971), Nước Mắt Lưng Tròng (1971), Châu Kool (sau viết thành truyện phim Trần Thị Diễm Châu, 1971), Áo Tiểu Thư (1971), Hưng Mập Phiêu Lưu (1971), Tên Một Loài Hoa Quê Hương (1971), Ngựa Chứng Trong Sân Trường (1971), Con Thúy (1971), Thằng Khoa (1972), Về Yêu Hoa Cúc (1972), Phượng Vĩ (1972), Thư Tình Trên Cát (1973), Đêm Thánh Vô Cùng (1973), Cám Ơn Em Đã Yêu Anh (1974), Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy (1974), Sa Mạc Tuổi Trẻ, Hạ Ơi, Hôn Em, Kỷ Niệm, Cây Leo Hạnh Phúc (1974) và Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần (1-1975) là tác phẩm cuối cùng xuất bản trước ngày 30-4-1975.

Tất cả là truyện dài ngoại trừ Hoa Thiên Lý, Tuyển Truyện Tuổi Thơ, Tuyển Truyện Duyên Anh là tuyển tập truyện ngắn. Kẻ Bị Xóa Tên Trong Sổ Bụi Đời có hình thức là một tập nhiều truyện ngắn nhưng thật ra là những đoạn văn trích từ các tiểu thuyết của ông. Trong trường hợp Duyên Anh, truyện dài nhiều khi thật ra chỉ là truyện vừa và thường được in với khổ chữ lớn như sách cho thiếu nhi. Cuốn Luật Hè Phố khi tái bản năm 1969 chia thành phần với 2 tựa mới: 1, Giấc Mơ Một Loài Cỏ, 2, Con Suối Ở Miền Đông. Duyên Anh từng theo con đường Tô Hoài tiền chiến viết chuyện thú vật nhưng hình như chỉ ra một cuốn về thế giới mèo chuột, Rồi Hết Chiến Tranh. Bốn tiểu thuyết của ông (Điệu Ru Nước Mắt, Nhà Tôi, Trần Thị Diễm Châu,.. ) đã được đưa lên màn ảnh.

Ngoài ra Duyên Anh còn viết Hồi ký Nhà Báo đăng trên báo Tuổi Ngọc (3) về cuộc đời viết báo và làm báo của ông vì "muốn giúp những người đi sau tôi nhìn rõ những đổ vỡ của tôi mười năm làm báo" (4). Ngoài ra ông có viết Hồi ký binh nghiệp và Nói chuyện với lính cho Tôn Thất Đính chủ nhiệm tờ Công Luận.

Sau ngày 30-4-1975, ông bị bắt ngày 8-4-1976 nhốt tù ba năm ở Phan Đăng Lưu và khám Chí Hòa rồi bị đưa đi cải tạo ba năm ở Xuyên Mộc và Hàm Tân. Được thả tự do đầu tháng 9-1981 nhờ các hội Ân xá và Văn bút quốc tế can thiệp nhưng lại không được đi Pháp theo diện chính thức với gia đình tháng 4-1982. Do đó ông vượt biên năm 1983 bằng thuyền và định cư tại Pháp từ 20-10-1983, tiếp tục viết truyện, thơ, làm phim và vidéo (viết dẫn giải và xướng ngôn cho Paris By Night) và làm nhạc. Duyên Anh bị tấn công trên báo chí cộng sản trong nước cũng như của người Việt hải ngoại, và ngày 30-4-1988, ông bị hành hung đến tật nguyền trên đường Bolsa ở Little Saigon, California. Ngày 10-6-1990 ông trở lại đạo Thiên chúa, lấy tên thánh Giu-se và trở lại viết truyện và bút ký từ ngày 11-10-1990. Ông can đảm vượt qua nhiều nghịch cảnh, bơi ngược giòng theo triết lý mới mà ông đặt tên là triết lý sống của con gọng vó. Cuối đời, Duyên Anh càng bị giới làm văn học và báo chí người Việt hải ngoại cô lập, ít nhắc nhở đến. Ở hải ngoại, Duyên Anh viết hồi ký (Nhà Tù, Nhìn Lại Những Bến Bờ), in thơ về thời bị tù và học tập, xuất bản truyện chống Cộng (bộ Hồn Say Phấn Lạ, ..) và đề cao tuổi trẻ (Bầy Sư Tử Lãng Mạn, Một Người Tên Là Trần Văn Bá, v.v.). Có lúc ông viết lại phiếm luận với bút hiệu Đồng-Nai Tư-Mã trên tạp chí Ngày Nay (Kansas) và định tái xuất Con Ong, nhưng ông đã sớm bỏ ý định làm báo ở Bắc Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Pháp và người Pháp quay phim, sôi nổi nhất là Un Russe à Saigon (1986). Gần cuối đời, ông đưa người Mỹ vào tiểu thuyết và viết đề cao ca dao và tình tự dân tộc. Ông mất ngày 6-2-1997 tại Pháp vì bệnh ung thư gan, thọ 63 tuổi. Duyên Anh được hỏa thiêu sau tang lễ theo nghi thức công giáo ở nhà thờ Sainte-Madeleine, Plessis Robinson.


Tổng quan


Tác phẩm Duyên Anh trước 1975 gồm các chủ đề : tình yêu quê hương, tuổi thơ, tuổi trẻ và xã hội. Những truyện đầu tay Duyên Anh đã viết trong hoàn cảnh xa quê nhà và nghèo khó, ông đã viết với "niềm xúc động thật tình". Dù không thành công về số lượng sách bán được (Hoa Thiên Lý in 1500 bán được 400,Thằng Vũ in 2500 ế dài, nhà phát hành không bán vì tên truyện không hấp dẫn). Nhưng vài năm sau, tiểu thuyết của ông được tiêu thụ mạnh: Hoa Thiên Lý được tái bản nhiều lần và nhiều cuốn mỗi lần xuất bản in đến 5, 6 ngàn bản. Có lẽ sự thành công khiến ông viết dễ dãi sa đà "để nói những gì muốn nói" do đó đã thiếu chăm sóc, dài dòng và hay trùng điệp. Trong Cây Leo Hạnh Phúc chẳng hạn, ông đã để "thằng Đốm", một đứa bé, nói: "Thôi thôi, con nhất định không lấy vợ đâu. Lấy vợ khổ thấy mồ, phải ăn cơm ở nhà hoài hủy. Không lấy vợ đi ăn cơm tiệm đều đều, xem xi nê mỗi ngày..." (tr. 455). Duyên Anh hay đem chuyện và người thật vào tiểu thuyết - như là nơi để ông nói về bạn bè, điểm thơ văn hay hành cử, nói tốt thì thường, nhưng khi nói xấu thì sao không gây thù chuốc oán. Đọc tiểu thuyết của ông, người đọc dễ đoán được diễn biến và cả kết thúc vì thường tác giả theo một khuôn luân lý hoặc mẫu người. Ông đã dễ dãi kỹ thuật, tình tiết đơn sơ dù ông tràn ngập chi tiết và hợp tan cũng dễ dàng.

Trong hơn hai mươi năm văn học miền Nam, Duyên Anh đã là một trong số những hiện tượng văn học. Hiện tượng trước hết vì ông viết nhiều, sau vì ông có hẳn một chủ trương làm văn học và có đường lối văn chương của ông. Viết nhiều và các tác phẩm về sau có khi hay lập lại, có khi trích dẫn thơ văn quá độ. Nếu trong nhiều tiểu thuyết xã hội ông liên tục tấn công cái Ác và đề cao tình người hay cái Thiện thì trong bộ truyện Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ, Duyên Anh liên tục làm sống cái xã hội và con người hiền hòa, thơ mộng. Hiện tượng vì sau hết, dù thành công, Duyên Anh vẫn tiếp tục chân thành với người đọc, không huênh hoang, tự cao hay thay đổi lối viết. Ông cũng đã cố gắng tách rời Thương Sinh nhà báo trong văn chương dù có khi yếu ớt. Duyên Anh đã thành công trung thành với người đọc của ông. Chính cái trung thành hỗ tương này làm nên thành công cho tác giả Thằng Vũ, ông trở thành hiện tượng, đại diện cho một giá trị nào đó, trở thành thân thiết, thành cái không thể thiếu, cái tất yếu, phải đọc; người đọc như đồng hóa với nhân vật và xã hội tiểu thuyết của ông, có khi gần mà như xa vì dù đơn sơ, bình dị, thế giới đó, tỉnh lỵ Trà Lý hay Sài gòn, nhân vật đó - những thằng Vũ, con Thúy, em tôi, Trần Đại, Châu Kool, ... vẫn như xa cách, lý tưởng quá chăng, hài hòa quá chăng - là những cái hiếm có trong xã hội thật. Mộng và thực như đời sống, ở nơi đây nhưng mơ mộng cái lý tưởng và xa xôi. Nếu thế giới thằng Côn con Thúy ở tỉnh lỵ quá đẹp, nên thơ, đáng mộng mơ thì thế giới Trần Đại hay Danh Lựa đánh giày,... quá tàn nhẫn; nhưng ở cả hai xã hội đó, cái ước muốn sống Thiện, sống đời bình thường có cha mẹ gia đình vẫn ở đó, vẫn là cái xương sống, cái lõi của những bầy nhầy khốn nạn trên bề mặt. Khi viết, Duyên Anh đã biết đối tượng của tác phẩm ông: viết cho những người như ông, mơ và sống một cuộc đời bình thường trong đó người đối xử với người với thành tâm, viết cho những người muốn sống bình thường nhưng vì nhiều hoàn cảnh đã không thể được, đã bị bứng ra khỏi thế giới đó. Duyên Anh đã không thuộc vào loại nhà văn viết cho mình hay viết để mà viết hay viết mà không cần người đọc, loại văn nghệ sĩ không tưởng, làm dáng, viễn mơ xa người đọc. Ông cũng không đề ra những câu hỏi nhân sinh hóc búa, những lý thuyết cho tương lai xa tầm với. Ông giới thiệu với người đọc những mảnh đời đẹp, có thể thần tiên, có thể khốn khổ. Tác phẩm của Duyên Anh cũng là những trả lời những gì người đọc có thể muốn biết, về cuộc đời, về con người.

Khác với các nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyễn Thị Hoàng, v.v., Duyên Anh chưa hề diễn thuyết hay lập ngôn về văn chương của ông. Trong một cuộc gặp gỡ với các sinh viên Văn khoa Sài Gòn ngày 6-3-1972 do linh mục Thanh Lãng trưởng ban Việt văn tổ chức, Duyên Anh đã tâm sự : "Không ai thấy trong tiểu thuyết của tôi những tiếng thét hãi hùng, cô đơn, thân phận làm người, v.v.. Tiểu thuyết của tôi kết thúc vẫn là tình của con người với con người. Tôi không vô thần nhưng không tin Thượng đế, chỉ tin ở con người. Sự an bình của con người không do Thượng đế mà do con người". (5). Trong một phỏng vấn của Nguyễn Nam Anh (tức Nguyễn Xuân Hoàng) trên tạp chí Văn năm 1972 (6), Duyên Anh xác nhận thêm ông "chỉ ca ngợi Tình Người. Tôi không dấn thân, chẳng viễn mơ, ... Tôi không thích theo đuổi hẳn một khuynh hướng nào...". Đó có thể cắt nghĩa việc Duyên Anh không được giới làm văn chương ở miền Nam trước và sau 1975 xem là nhà văn lớn bên cạnh Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, v.v.. Sách ông xuất bản ít có bài phê bình giới thiệu và hơn 12 năm làm văn học đã chỉ có vài bài phỏng vấn, một số Văn Học đặc biệt về "thế giới tuổi thơ" của ông và một cuốn tiểu luận Duyên Anh, Tuổi Trẻ, Mộng Và Thực (1972) của Huỳnh Phan Anh.

Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt trong Tác Giả Tác Phẩm Tiêu Biểu Nền Văn Học Nghệ Thuật Thời Chiến Tranh cũng đã ghi nhận chân tình đó của người viết Duyên Anh : "Truyện của tôi không cầu kỳ, không tối tăm, không ngộp thở. Tôi không chơi văn chương và triết lý. Nó bình thường như một người Việt Nam bình thường mộc mạc. (...) Tôi viết bằng cảm xúc..." (7).

Duyên Anh đã là hiện tượng vì ông thuộc về lớp nhà văn đã ảnh hưởng đến người đọc, những người trẻ, những người mất tuổi trẻ, những người sống bằng hoài niệm, bằng kỷ niệm và quá khứ, của người đô thị nhớ về đồng quê dung dị thời thanh bình. Người đọc ông có thể là người di cư từ phía Bắc tuyến 17 phải xa nơi chôn nhau cắt rốn, cũng có thể là người trẻ mới lớn ở miền Nam. Dù sao thì người đọc của ông không ít và ảnh hưởng có thể có của tác phẩm ông đã khiến những người cộng sản đã cấm sách ông và liệt ông vào số những người "biệt kích văn hóa tư tưởng". Lý do là Duyên Anh đã làm cùng công việc của họ, đã dám ảnh hướng giới trẻ, dám giáo dục giới trẻ như đề cao tình thương yêu, tình người … Duyên Anh đã dám "cạnh tranh" với những huyền thoại của họ. Duyên Anh đã tạo dựng những thần tượng tuổi thơ hiền lành nhưng hiểu biết trong tiểu thuyết, nhưng những thần tượng tuổi thơ này đã vượt thế giới tiểu thuyết để đi vào cuộc đời, đã ảnh hưởng giới trẻ trong Nam. Duyên Anh bị kết án "lừa gạt trẻ con". Phải chăng sự kiện đây có thể giải tỏa nghi vấn về việc Duyên Anh bị đả thương thành tật nguyền ở hải ngoại và đã bị liên tục kết án? Duyên Anh đã "cứng đầu", vẫn tiếp tục sứ mạng ông tự cho - viết cho tuổi trẻ, viết về tuổi trẻ và ước vọng nhân sinh của chúng.

Nếu nói Duyên Anh thì là một thứ chống đối tự nhiên của một người dân bình thường không thích chiến tranh hoặc đã phải sống những đổ nát do chiến tranh gây ra. Ông không đưa ra những lý thuyết lớn như nhà văn các nhóm Quan Điểm, Thái Độ, Sáng Tạo,... Ông chống cái Ác và đòi hỏi sự thật và lẽ phải phải được tôn trọng.

Năm 1971, Duyên Anh đã quyết định bỏ nghề làm báo để chỉ làm xuất bản và ra báo cho tuổi trẻ. Quyết định có thể bắt nguồn từ những đụng chạm lớn trong nghề báo, từ những thành công khiến ông đi quá đà gây nhiều hận thù và bớt bạn, nhưng có thể ông đã hối hận về nghề báo đi sai đường hướng văn nghệ của đời mình. Duyên Anh có quá đáng khi làm báo ngoài những lý do bình thường, có thể cái quá đáng đó thúc đẩy bởi ước muốn công bằng xã hội. Bỏ chốn lụn bại báo chí, Duyên Anh trở lại, sống hết mình với thế giới trong sáng của tuổi thơ và tuổi trẻ. Sau 1971, ông đã viết tiếp bộ Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ và xuất bản những tiểu thuyết về tình yêu. 

Niềm tin ở chân thiện mỹ, ở đời sống và con người, Duyên Anh tin một cách chân thành không màu mè; thể hiện ở câu chuyện, cách hành văn, không thuyết lý. Duyên Anh đã viết văn như đã sống với một tâm hồn thẳng thắn dù đã có lúc phải làm bất cứ nghề gì để sống còn, phải làm lại cuộc đời từ số không. Duyên Anh không có ý làm mới ngôn ngữ. Nói chung, ông xử dụng một ngôn ngữ bình thường, dung dị hợp với câu chuyện và nhân vật của ông, tất cả như vừa tầm mọi người. Ngay cả khi ông mơ mộng hay viết về cách mạng.

Đời sống tác giả thiếu thời như phần đông người Việt, nghèo thiếu thốn, cố gắng vươn lên và Duyên Anh đã thành công sống tự lập bằng ngòi bút. Do đó ông thương xót cho số phận đa số tức người nghèo, thiếu phương tiện học hành, những đứa trẻ nhà nghèo như ông đã từng, những đứa trẻ mồ côi sống đầu đường xó chợ, ông hiểu chúng, từ chỗ hiểu đưa đến ước muốn giáo dục hay làm cái gì đó cho chúng khá hơn hay ít ra cho mọi người hiểu thân phận chúng. Cái nhìn từ bi, muốn tới gần, lo cho chúng thay vì khinh bỉ, xua đuổi. Những nhân vật mồ côi, du đãng. Hãy nghe Duyên Anh cắt nghĩa lý do ông phẫn nộ : "Tôi là con một gia đình bần nông ở Thái Bình. Từ nhỏ, tôi đã sống nghèo khổ, chứng kiến cảnh bố mẹ chạy ăn từng bữa mà còn bị bọn cường hào ác bá hành hạ, ức hiếp. Tới khi khôn lớn lên, sống bằng nghề báo thì mỗi khi cầm bút, viết về câu chuyện bất công của thời đại, tự nhiên tôi lại nhớ tới dĩ vãng thù hận. Thành ra giọng văn trở thành phẫn nộ, ác độc" (1)

Duyên Anh đã viết trên 70 cuốn truyện dài, truyện ngắn, thơ và hồi ký. Trước 1975, ông đã là tác giả của gần 50 tác phẩm, có thể xem là một trong số mười nhà văn có số xuất bản kỷ lục đó. Duyên Anh đã cho biết ông "không viết để đạt một kỷ lục về số lượng. Tôi viết vì sự thôi thúc của dĩ vãng và của sự quằn quại với lịch sử đất nước. Như mọi người trong thế hệ chúng ta, khi mới 10 tuổi tôi đã chứng kiến cảnh Nhật đảo chánh Pháp. Rồi sau đó, tôi đã đi đếm xác những dân làng tôi bị Nhật làm cho chết đói. Rồi thì cách mạng tháng Tám tiêu thổ kháng chiến, dân làng tôi bồng bế chạy loạn. Tuổi thơ và tuổi trẻ của tôi đã mất hết trong cách mạng và chiến tranh". (1)


Một số đề tài

Tình yêu quê hương, gia đình


Hoa Thiên Lý xuất bản vào một giai đoạn khó khăn của tác giả trước đảo chánh 1-11-1963. Tập gồm 10 truyện, tuy là tác phẩm đầu tay nhưng như đã đánh dấu con đường văn chương của tác giả kể cả ngôn từ xử dụng. Cánh cửa văn chương đã mở với Hoa Thiên Lý và sẽ tiếp tục trong các tác phẩm sau này, văn chương của ký ức, của tuổi thơ đánh mất, của những kiếm tìm quá khứ đời xưa người cũ, của một ngôn ngữ nhiều hình ảnh và gợi cảm.

Hoa Thiên Lý ngoài nỗi niềm thương nhớ về người mẹ, còn là nỗi lòng yêu thương cần có trên đường đời mà tác giả sẽ tiếp tục dàn trải trên các tác phẩm về sau. "Tôi đi tìm thương yêu trong màu hoa thiên lý, đi tìm những bà Mẹ biết kể chuyện tâm tình, đi tìm cô bé thả mắt trong mơ dưới giàn cây..." (tr. 23). Nhớ thương, đi tìm. Và nỗi buồn xa cách. "Giàn thiên lý quê nhà giờ đây đã héo khô tàn tạ. Loài ve sầu không rủ rê mùa hạ sang nữa nên họ hàng nhà bọ ngựa cũng chết hết vì buồn. Ở ngoài ấy, người ta cấm không cho ai buồn, không cho ai nhớ, không cho ai thương nhau thì dễ gì mẹ tôi đã được ngồi dưới giàn hoa thiên lý mà kể chuyện cho tôi nghe" (tr. 22-23). "Tôi buồn, tôi muốn khóc khi nghĩ rằng chiều nào đó người ta bắt mẹ tôi nhổ hoa lý, phá giàn tre để trồng ngô khoai chẳng hạn. Mẹ tôi sẽ chết khô héo trên mảnh đất xơ xác đầy những oán thù" (tr. 23). Còn hy vọng thì sao mà nhỏ nhoi : "Bao giờ rừng cây yêu thương đơm trái, người quê hương sẽ về cướp lại đất quê hương và tôi phải gặp cô bé dưới giàn cây bâng khuâng ngồi đếm giọt hoàng hôn rơi" (tr. 23).

Truyện Hoa Thiên Lý là truyện đầu tay của Duyên Anh đã được viết trong hoàn cảnh cùng khốn của đời lưu lạc. Trong hồi ký Nhà Báo, Duyên Anh đã kể : "Sống buồn thảm như thế, tôi đâm ra nhớ nhà kinh khủng. Nhớ nhà và thương tiếc tuổi thơ của mình. Trước hết, tôi nhớ mẹ tôi. Vào một đêm mưa mù mịt chân cầu Tân Thuận, không ngủ được vì mái nhà dột tứ tung, tôi đã thức suốt đêm hí hoáy viết truyện ngắn đầu tay Hoa Thiên Lý" (8).

Các truyện ngắn khác, Con Sáo Của Em Tôi, Em, ... tiếp câu chuyện tuổi thơ của Duyên Anh, hay Vòng Tay Của Một Người về tình yêu như một cái cớ để mơ để sống về quá vãng, hay Trẻ Thơ và Bụt, Người Có Tội, Khúc Rẽ Cuộc Đời, ... về tuổi thơ như một khung trời với một vài thảm kịch nhân sinh của người lớn nhưng ảnh hưởng đến tuổi thơ, Khúc Rẽ Cuộc Đời về những người trẻ đánh mất tuổi thơ vì chiến tranh và cách mạng, về xung đột bi đát của Mộng và Thực: "Khoa có bao nhiêu kỷ niệm gửi trong mắt chị Hiền, trong nụ cười Vĩnh, Bảo (...) Trọn đời, Khoa sẽ nhớ những buổi câu cá dưới gốc cây si nghe chị Hiền kể chuyện ma (...) Người mẹ mớm cơm cho con mau lớn như chị Hiền mớm tình cảm cho Khoa biết mơ mộng. Khoa mong ước sau này Khoa bước xuống cuộc đời gặp nhiều chị Hiền" (tr. 191). Nhưng cách mạng về, đời thơ mộng thành ác mộng: "Phải chứng kiến lưỡi kiếm đâm từ ngực xuyên qua lưng ba Vĩnh. Phải thấy ba Vĩnh dẫy dụa trên vũng máu. Phải thấy me Vĩnh chết ngất trên thây ba. Phải thấy xác chị Hiền trần truồng. Phải thấy mắt chị trợn trừng uất hận mới hiểu cách mạng và chiến tranh" (tr. 194). Em Dực của tác giả trong truyện Em bị nhuốm đỏ, ngây thơ đã bị vẫn đục với những kêu gọi "trường kỳ kháng chiến", "tiến bước dưới cờ Ma-len-cốp vinh quang" (tr. 111).

Tập truyện Hoa Thiên Lý đã là cánh cửa đưa Duyên Anh vào văn chương như tác giả đã kể lại trong Nhìn Lại Những Bến Bờ : "Hoa thiên lý là một cánh cửa sổ đã mở để tôi nhìn tôi khởi sự những truyện ngắn chan chứa tình người. Nó rất quan trọng đối với tôi, bởi vì, nó là hành tinh tư tưởng và trọn đời tôi, tôi xoay quanh cái hành tinh đó để phô diễn văn chương nhân bản của tôi..." (9). Và tập Hoa Thiên Lý gồm những truyện viết kỹ lưỡng thời nghèo khó đã là những truyện ngắn hay nhất của Duyên Anh như ông đã từng thú nhận trong cùng cuốn hồi ký (10).


Tuổi thơ


"Tuổi ngọc" được Duyên Anh chăm sóc rất kỹ trong văn nghiệp của ông. Trước hết với Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ, bộ truyện gồm 6 quyển mà khung cảnh là tỉnh lỵ Thái Bình những năm 1944-1954: Thằng Vũ, Thằng Côn, Thằng Khoa, Con Thúy,... Thằng Vũ được khởi viết vào những năm cuối cùng làm công chức trước cách mạng 1-11-1963. Tuổi thơ lồng trong thảm cảnh của chiến tranh, của tù đày, bạo động, phản trắc, của chia cách, của những vùng tề, vùng tiếp thu. Bộ truyện Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ là "lịch sử mười năm được nhìn và suy nghĩ bởi tuổi thơ. Điều tôi định sẽ nói lên trong Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ là con người sẽ xây dựng lại tất cả, nhưng sự đổ vỡ về tình người thì không thể xây dựng lại được" (11), vì xuất phát từ nỗi thất vọng của tác giả về chiến tranh, về cái hoàng hôn xám tình người lạnh lẽo và hờ hững. "Tất cả cho cách mạng Tháng tám. Còn gì nữa mà cho. Vàng cho hết rồi. Niềm tin cho hết rồi" (Con Thúy, tr. 187). Cách mạng đã cướp mất tuổi thơ, đã khiến tuổi thơ sống đày đọa trong khói lửa và bạo động. Cách mạng dạy con người đánh mất tính người. 

Đến các truyện Dzũng Đa-Kao, Chương Còm, Bồn Lừa, Hưng Mập, ... một tuổi nhỏ mới của miền Nam phải đương đầu với chiến tranh mới Bắc-Nam. Tuổi thơ này muốn làm anh hùng dân tộc (Mơ Thành Người Quang Trung), thủ quân kiêm trung phong của đội tuyển thiếu niên làm đẹp dân tộc (Bồn Lừa). Đưa trẻ em hư hỏng ở vỉa hè vô trường học (Giặc Ô-Kê). thành thị kết tình với tuổi thơ nông thôn (Hạ Ơi), kinh với thượng (Gấu Rừng). Có khi tuổi thơ chỉ mơ hết nghèo khổ, được bước chân vào lớp học. Giấc mơ của những em bé đánh giày được có ăn, có mái ấm gia đình, được đến trường (Luật Hè Phố).

Một tuổi thơ dù ở Bắc ở Nam, trước hay sau 1954, con nhà giàu (Hoàng Dung, Elvis Dậu, Chương Còm, Đoàn Dự, Thiện Mông Cổ, ..) hay nghèo (Thằng Vũ, Bồn Lừa, Dũng Đa-Kao, Danh Ná, ..) hay con lai rơi rớt (Jimmy, Bill, Jack, ..), tất cả đều là những tia bình minh rực rỡ tình người, rộn ràng tình bạn, những thương yêu trìu mến. Dù ngoại cảnh đầy bạo động, chiến tranh, máu và nước mắt. Duyên Anh viết cho tuổi thơ vì ông "không có tuổi thơ", "thèm tuổi thơ nên viết để giải tỏa những uẩn ức, những thèm khát" (1) như ông đã từng thú nhận sau này. Viết về tuổi thơ cũng là viết về gia đình, quê hương bỏ lại khi đã di cư vô Nam. Nếu đúng như tiết lộ của nhà văn Đỗ Tiến Đức bạn thân với Duyên Anh từ khi cả hai di cư vô Nam ở chung trại tạm trú, Duyên Anh đã để vợ con lại quê nhà ngoài Bắc, người đọc có thể hiểu thêm nỗi lòng nhớ vợ con của ông. Duyên Anh lập lại cuộc đời mới trong một hoàn cảnh éo le dễ được thông cảm, dù gia đình mới trong Nam ông vẫn chứng tỏ chồng cha gương mẫu. Viết về tuổi thơ là Duyên Anh viết cho ông, với tình thương cho cô con gái ngoài Bắc và với hạnh phúc ba đứa con trong Nam.

Cái tuổi thơ trong tác phẩm của Duyên Anh cũng như trong tác phẩm của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, Tô Hoài, v.v. của văn chương Việt Nam là tuổi thơ văn chương, tuổi thơ của mọi người và nhiều người, tuổi thơ đã phổ quát. Tuổi thơ đã qua đã sống của mỗi người đã trở thành một phần đời, phần trời gió có thể đã thoảng trôi mà cũng có thể đã ảnh hưởng đến cả phần đời người lớn, cả sự nghiệp, chí hướng. Đối với nhiều người, tuổi nhỏ trở thành khung trời trú ẩn, thành một vùng tâm thức kỳ diệu ủi an để quay về khi con người phải đương đầu với những thực tế ê chề, khó khăn. Một cõi sống có thể thần linh - người ta vẫn nói thiên đàng tuổi thơ. Một cõi sa mù hay kỳ diệu có giá trị trị liệu. Ngày hôm nay khô cằn hoặc chỉ còn là bã là rác sẽ cần đến khoảng sống thần tiên đó để làm mới lại cuộc đời, chỉnh đốn lại cái sống, làm mạnh cái sống. Và ngược lại, tuổi thơ có thể như một căn bệnh kinh niên bất trị, như một sổ mũi, nhức đầu nhè nhẹ rồi qua đi nhưng sẽ luôn trở lại. Tuổi nhỏ đó còn là tiềm thức hay vô thức sẽ ảnh hưởng hiện tại và ý thức của con người. 

Duyên Anh sẽ viết về những con đường làng, những chạy nhảy của tuổi nhỏ, những trang sách đầu đời tinh khiết của Quốc Văn Giáo Khoa Thư, những thầy cô khai tâm tuổi thơ, những người bạn cùng vui chơi chia xẻ cõi sống chưa vẩn đục, một cõi sống hùng dũng, tích cực, đầy niềm tin. Những trang sách khai tâm, những dòng chữ đầu đời: "Rồi tôi biết đọc bài tập đọc 'Tôi đi học' ở cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp đồng ấu của Trần Trọng Kim (...) 'Năm nay tôi lên bẩy. Tôi lớn rồi, không còn chơi bời lêu lổng như những năm còn bé. Tôi đi học. Tôi tập đọc, tập viết, tập làm tính và nhiều môn học khác nữa. Tôi cố tôi học. Tôi chăm tôi học. Học sao cho mau tấn tới, cho văn hay chữ tốt, cho cha mẹ và thầy giáo được vui lòng'..." (Trường Cũ, tr. 9).

Những trang đầu đời sẽ đánh động tâm tư người đọc vì đã đánh động tâm hồn người viết. Dù nghịch phá, lêu lổng, thích ca hát, đánh lộn hơn là học, nhưng khi dĩ vãng xa đó trở về, ngôi trường tư thục Trần Lãm ở thị xã Thái Bình đã là muôn thuở. "Ngôi trường của tôi không giống 'con đẹp quá'. Nó ở mãi thị xã, chung tình muôn thuở cùng học trò. Chỉ có học trò phụ bạc trường học. Mỗi người học trò rời trường, đều đem theo ít nhiều tình yêu. Trường cho học trò tình yêu và tương tư. Học trò không cho lại trường gì cả..." (Trường Cũ, tr. 126-127).

Mùa hè, được về quê ngoại là một hạnh phúc. "Quê ngoại nhà tôi có một vẻ gì đó thật mơ hồ, một ngăn cách nào đó thật diệu vợi. Người con gái đã về nhà chồng là giã từ luôn quê mẹ như giã từ thời son trẻ của mình. (...) Từ nỗi thiết tha của người mẹ, đứa con lớn lên, yêu quê ngoại hơn quê nội. ... Xa vời quá, lạ lùng quá khiến ta mơ ước. Và ta ngỡ niềm mơ ước của ta sẽ no đầy nếu ta được sống ở quê ngoại rộn ràng trong ký ức..." (Phượng Vĩ, tr. 14-15). Trong Hôn Em, Kỷ Niệm ông tiếp tục kể lại thời thơ ấu, cậu bé con nhà nghèo bên cạnh "đoạn đường oan nghiệt" của người cha. Đây cũng là tập đầu của bộ tự truyện Nhìn Lại Mình tác giả đã thông báo ở cuối tập. Cây Leo Hạnh Phúc là thế giới tuổi thơ của những con Ki, thằng Cu Tí, thằng Đốn. Trường Cũ kể chuyện đi học nhưng có hình thức một hối hận gián tiếp đã không là học trò gương mẫu. Ngày Xưa Còn Bé tiếp nối chuyện Trường Cũ khi Long, Côn, Thịnh, ... lên Hà Nội trọ học trung học: những tung hoành của tuổi trẻ, những mối tình với con gái chốn văn vật. Trong hồi ký Nhìn Lại Những Bến Bờ sau này, ông sẽ kể đã phí phạm những năm tuổi trẻ như thế nào. 

Đặc điểm của văn chương tuổi nhỏ còn ở nơi ngôn ngữ. Một ngôn ngữ bình dị hồn nhiên mà trong sáng. Thành công của Duyên Anh khiến ông một thời trở thành hiện tượng, phần lớn do ở những tác phẩm về tuổi thơ nói trên. Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt dù không biết Trà Lý ở đâu nhưng đã phải công nhận "Hình ảnh thiên đường và đất hứa của tuổi trẻ trong tác phẩm của Duyên Anh, tuổi trẻ được phục sinh vừa thơ mộng kỳ diệu, vừa phẫn nộ trong lầm than một vùng nhân thế" (11). 


Tuổi trẻ


Duyên Anh viết và xuất bản những tác phẩm về tuổi trẻ khi miền Nam đang trên đà xây dựng, tổ chức và các phong trào thanh niên sinh viên học sinh được các chính quyền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa phát động cũng như tổ chức. Và kẻ thù cũng đã có những xâm nhập. Tuổi trẻ xuống đường, chống độc tài (hiến chương Vũng Tàu), chống chính khách xôi thịt, chống Mỹ, ... và chống cả đi lính, đòi hòa bình, thống nhất đất nước.

Trong khi đó tuổi trẻ của Duyên Anh lãng mạn nhưng có ý thức và yêu nước. Lãng mạn, theo những tập đoàn cách mạng một cách thành tâm nhưng ngây thơ trước thủ đoạn. Ảo Vọng Tuổi Trẻ kể chuyện những người trẻ tuổi đi làm cách mạng. Tuổi trẻ bị ảo vọng, 'thua bạc', mất cả vốn liếng lý tưởng và tuổi trẻ, đâm ra phẫn nộ. Họ "đã ngủ sầu trong đất", không cần đến những đàn anh thê thảm và khốn nạn.

Duyên Anh trong Ngựa Chứng Trong Sân Trường tiếp tục ý hướng giáo dục, muốn đề cao tình nghĩa trong một xã hội đầy bạo động và giá trị văn hóa không còn. Rồi trong "tâm bút" Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy, Duyên Anh đã mong tạo được những thần tượng thiếu niên nhi đồng và đào tạo được một thế hệ hết mình bảo vệ miền Nam và ngăn chặn đám giải phóng theo chỉ thị của miền Bắc, ngay từ những lứa tuổi 14, 15. Võ Trụ trong Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy "quên thân mình cứu người phi công Mỹ lâm nạn" (tr. 34), Danh Kê cướp xuồng máy và súng của cộng sản ở Kiên Giang để khi lớp "đàn anh chết đi,? có thể vững dạ tin tưởng ở thế hệ rường cột xâm mình chiến đấu, chiến thắng cộng sản" (tr. 43). 

Nếu các truyện về tuổi thơ là chuyện của Duyên Anh và bạn bè trang lứa thì những tiểu thuyết về tuổi trẻ đã là kết hợp từ những kinh nghiệm cá nhân của tác giả thời mới vô Nam và cả khi làm báo, công chức.

Tuổi trẻ bụi đời và du đãng là hai loại tiểu thuyết và Duyên Anh đã hơn một lần phân biệt hai khuynh hướng đó. Tuổi trẻ bụi đời, trẻ mồ côi có Luật Hè Phố và Dấu Chân Sỏi Đá. Luật Hè Phố là thế giới của Danh, Lựa, Dân, v.v. những đứa trẻ đánh giày, ở viện mồ côi ra, sống bụi đời, không lựa chọn; là thế giới của bọn đầu trâu như Quý Đen, vua đánh giày. "Bọn đánh giày tứ cố vô thân. Chúng nó sinh sống tại hè phố, chịu đựng mọi kỷ cương của hè phố và hè phố có bổn phận sắp đặt cho chúng nó..." (GMMLC, tr. 54). Dấu Chân Sỏi Đá là chuyện Tâm và Ngọc, hai đứa trẻ mồ côi thời đảo chánh 1-11-1963: chúng sống tự lập, ở vỉa hè, bán báo, yêu thương đùm bọc nhau.

Đến loại tiểu thuyết gọi là du đãng, Duyên Anh đã cẩn thận nhấn mạnh : "Tuổi trẻ bơ vơ, thèm xả thân cứu giúp đời, mà rốt cuộc tinh thần hào hiệp đó biến thành tinh thần du đãng" (ĐRNM, tr. 107). Đã hơn một lần, cũng trong Điệu Ru Nước Mắt, Duyên Anh nói về những người trẻ tuổi này là "những thằng trong sạch nhất trong xã hội" (tr. 274), "du đãng nhiều thằng lương thiện gấp bội những thằng to tiếng đòi giáo dục du đãng" (tr. 107) hay "xã hội du đãng cũng ăn đứt xã hội đạo đức giả". Chúng nỗi loạn vì cô đơn, "nổi loạn tâm hồn" vì "bất mãn gia đình, học đường, tổ quốc", hoặc thù đời, "khinh miệt cuộc đời, vì cuộc đời cứ coi nó là du đãng " (tr.81).

Thất vọng một xã hội không có chỗ đứng, bất mãn trước bất công xã hội, chúng "nổi loạn đánh chém, hiếp dâm, cướp ngày, tống tiền để trả thù xã hội", "sống tách riêng ra một xã hội" (tr. 107) . Nổi loạn làm du đãng như không còn lựa chọn. Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang: chuyện Du Chột bắt cóc đòi tiền chuộc nhà buôn giàu không thành vì Hoàng Guitar đàn em của hắn quyết chí trở lại con đường lương thiện làm sai kế hoạch. Chuyện hoàn lương cũng không dễ một khi đã ở lâu với xã hội đó, cuối cùng trở thành thảm kịch. Hoàng Guitar có học, biết điều, giang hồ đã, cuối cùng muốn sống như mọi người có vợ có con và đủ ăn mà cũng không thể được trong một xã hội nhiều mắc lưới đó. Mừng Lác trong Nước Mắt Lưng Tròng yêu gái điếm Alice Hồng muốn "... quên hết mọi tủi nhục mà cuộc đời đã hành hạ chúng ta bao nhiêu năm trời. Rồi chúng ta sẽ có nhiều con, sẽ lo cho chúng nên người. Em biết không, hạnh phúc phải do mình kiếm lấy, không đứa nào kiếm cho mình đâu". Ý chí lương thiện không thôi không đủ. Hoàng Guitar hay Mừng Lác đều kết thúc cuộc đời trong bi đát và khốn cùng.

Đây là một thế giới bạo động với những thanh toán giữa George Tạo và Tony Phước trong Trần Thị Diễm Châu, giữa hai băng Du Chột và Chín Cùi trong Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang,giữa băng Lê Hùng và nhóm Thanh niên quyết tử trong Sa Mạc Tuổi Trẻ, giữa Tám Dao Cạo và Mừng Lác trong Nước Mắt Lưng Tròng. "... Chúng nó chạy hết tốc độ, chiếu đèn pha và đè nghiến lên đầu Mừng Lác. Chiếc xe mất hút ở con phố khác. Mừng Lác bị vỡ óc nằm cô độc giữa trời đầy sương. Vua giết người đã bị xóa tên khỏi sổ bụi đời một cách tầm thường và thê thảm" (tr. 277).

Xã hội này có luật lệ của nó nhưng cũng có những phẩm tính tốt như chúng yêu thương nhau, biết đùm bọc nhau. Có tuổi trẻ vì hoàn cảnh mà đi du đãng như Trần Đại, Nguyễn Đạm, Trần Long, Trần Thị Diễm Châu, Lê Hùng, v.v. đã học xong trung học, có đứa đậu cả tú tài Pháp. Chúng cũng hào hoa phong nhã và "rất nghệ sĩ". Một đính chính cho cảm thông. Vì tuổi trẻ đường xá này sẽ chấp nhận hoàn lương, vào trường các nữ tu như trongTrần Thị Diễm Châu "xã hội không cải thiện cuộc đời của du đãng thì nội trú Hòa Hưng sẽ cải thiện họ". Và tuổi trẻ du đãng cũng sẽ nhập ngũ làm bổn phận công dân thời chiến. Một nhân vật của Sa mạc tuổi trẻ : "quân đội là nơi lý tưởng nhất để nó làm lại cuộc đời" và "kỷ luật quân đội dạy người lính trở nên chín chắn, biết yêu biết ghét đúng đắn" (tr. 337). Trần Đại của Điệu Ru Nước Mắt được đàn em James Dean Hùng khen "Anh Trần Đại được làm tướng đi đánh nhau với cộng sản, chắc chắn anh ấy thương lính của anh ấy như thương chúng mình, anh ấy lại 'cừ" nữa, cộng sản cứ gọi là hết ngáp..." (tr. 274). 

Trong bài nói chuyện với nhà văn Đỗ Tiến Đức (1), Duyên Anh cho biết khi viết "cuốn tiểu thuyết du đãng đầu tiên là cuốn Điệu Ru Nước Mắt là lúc các tướng lãnh mình đảo chánh nhau, ông tướng này bắt ông tướng kia, nay là tướng anh hùng mai là tướng gian, lung tung hết. Dưới mắt một nhà văn thì tình trạng đó nản quá, tôi thấy chẳng còn gì đáng ca ngợi nữa. Với phản ứng đó, tôi mới đem du đãng ra ca ngợi, thế thôi". 

Duyên Anh đã viết về tuổi trẻ du đãng với cái nhìn âu yếm, hiểu biết, có khi ông đã phẫn nộ như trong Ảo Vọng Tuổi Trẻ : "Hình phạt nào mới xứng đáng cho một tên lừa gạt tuổi trẻ, cho những tên làm ung thối một thế hệ mới vươn lên để tìm chỗ đứng cho dân tộc dưới ánh mặt trời" (tr. 228)

Tuy vậy, sau cuốn Nước Mắt Lưng Tròng, tức sau khi đã xuất bản Điệu Ru Nước Mắt, Trần Thị Diễm Châu, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Sa Mạc Tuổi Trẻ, Duyên Anh đã bỏ loại truyện du đãng . Ông bỏ du đãng cũng như bỏ làm báo với những bút hiệu Thương Sinh, v.v. để trở về với tuổi thơ và không khí lãng mạn của những tình yêu nhỏ lớn, của Mây Mùa Thu, Cầu Mơ, v.v..

Tình yêu trong tiểu thuyết Duyên Anh có nhiều hình thức, từ tình yêu tuổi thơ, đến lứa tuổi thích ô mai, tình yêu giữa chốn bụi đời, anh chị, rồi tình vợ chồng. Bắt đầu là những mối tình vụng dại, ngây ngô trong Con Thúy, Thằng Vũ, Thằng Côn,Trường Cũ, ... giữa các cô cậu tiểu học. Tình thằng Vũ với con Thúy : "Lúc nó tỉnh ngủ, Vũ thấy bàn tay đặt lên trán nó. Vũ cảm thấy lạ lùng. Nó không muốn mở mắt. (...) Nó đưa tay đặt trên bàn tay đang đặt lên trán nó.

- Vũ...

Tiếng nói như tiếng reo vui của loài chim khuyên mới gặp tia nắng xuân đầu sau những ngày mùa đông u ám.

- Vũ ơi, Vũ sống rồi... Thúy mừng lắm, Vũ ạ !

Vũ đã biết bàn tay nào đang ở dưới bàn tay của nó. Tự nhiên, Vũ khỏe hẳn. Và khỏe hẳn, Vũ muốn trêu Thúy. Nó giả vờ rên hừ hừ.

- Tôi chết, tôi sắp chết đây...

Thúy cuống quýt:

- Vũ đừng chết, Vũ nhé! Thúy mang ô mai cho Vũ đây này.

Vũ rên to hơn:

- Tôi ghét ô mai chua, tôi thích ô mai cam thảo cơ. ôi đau ngực quá. Tôi sắp chết...

Thúy nhắc vội tay ở trán Vũ ra, đặt lên ngực Vũ:

- Ô mai cam thảo mà...

(...) Vũ đã đưa bàn tay mình để chờ đợi bàn tay của Thúy. và hai bàn tay gặp nhau, đan lấy nhau. Vũ lặng người. Cảm giác như nuốt vội một viên kẹo quá ngọt..." (Con Thúy, tr. 129, 131)

Tuổi mười ba, trai mới lớn, nghịch ngợm với tình yêu rồi thất tình, những thất tình thường không hậu quả. Con gái tuổi mười ba như bài thơ của Nguyên Sa, là những mối tình của lứa tuổi thích ô mai. Rồi mười sáu tuổi, thiếu nữ vẫn thích ô mai mà tình yêu có khi lạ lùng dù có thể tự nhiên của nữ sinh với thầy giáo hay với nhà văn nhà thơ đã có vợ. Trong Lứa Tuổi Thích Ô Mai, nữ sinh Kim yêu nhà văn Trần Vũ trong khi bạn cô là Quỳnh thì mê nhà thơ họ Hoàng, Chi buồn tưởng chết khi nghe tin nhà văn Thanh Nam cưới nhà văn Túy Hồng, v.v. Các cô sẽ thất vọng, sẽ tự nhủ chỉ nên "đứng nhìn những trái ô mai chua qua lớp thủy tinh trong suốt. Để thích. Để thèm. Cảm giác thích hay hay thèm ô mai chua, sẽ không còn nữa nếu ta muốn biết ô mai làm ê răng ta đến mức nào..." (trong VYHC, tr. 184)

Tình trong trắng của tuổi học trò "thập thò dưới gốc cây gần cổng trường con gái, chờ chuông reo tan học để nghe tim mình rộn rã, bồi hồi. Em không quên chứ, những buổi chiều vàng niên thiếu? Em thường ra sau hết. Anh ngơ ngác nhìn em. Rồi em e thẹn mỉm cười. Và thong thả bước ngược con đường về học. Đã yêu nhau nhưng vẫn ngượng. Anh đi sau em, cách cả mấy thước đường. Tại sao, hồi đó, chúng mình dễ xấu hổ thế, em nhỉ? ... Gần đến nhà em, anh vội giúi vào tay em một phong thư và nhận lại của em một phong thư. Chả nói câu nào. Nói hết bằng thư rồi... " (Áo Tiểu Thư, tr. 10-11)

Những tình yêu buồn, đứt đoạn nhưng đẹp, có thể vô tội vạ. Khi thanh niên thiếu nữ ra, vô tội trở thành "tính toán, khôn ngoan, thủ đoạn với cuộc đời và với cả tình yêu" vì "Hỡi hình ảnh cậu con trai vừa lớn của tôi mười bảy năm cũ, cậu đã thật sự giã từ tôi. Khi tôi biết được cậu giã từ tôi thì cậu đã trở về nằm yên trong kỷ niệm và không bao giờ cậu đến với tôi nữa. Tôi tiếc hình ảnh ấy, tôi muốn đi lại từ đầu, muốn mãi mãi là cậu trai vừa lớn ngượng ngùng, xấu hổ, sợ hãi đứng trước một ngôi trường con gái..." (ATT, tr. 106-107).

Với Duyên Anh, người sống bằng quá vãng, "ngoài tình yêu, không có gì đáng giữ làm kỷ niệm" (Về Yêu Hoa Cúc, tr. 15). Nếu Duyên Anh ít may mắn với tình yêu thì trong tiểu thuyết, tình yêu còn là những chuyện tình rất đẹp. VYHC là chuyện tình yêu cô sinh viên Kiều Nhị, với nhà thơ tên Hoài nhưng rồi lại phải "...vẫn đi bên cạnh cuộc đời, ái ân nhạt nhẽo của chồng tôi", chuyện những buổi đi dạo ở con đường Tú Xương của những người yêu nhau ở Sài Gòn mà cô đặt tên là 'đường vào tình yêu', bên những giòng suối nhỏ ở ngoại ô hay giữa Đà Lạt sương mờ.

Tình yêu sẽ tiếp nối ở những tiểu thuyết khác của Duyên Anh.Cầu Mơ với những chuyện tình dễ dàng của thầy giáo Hoài ở Mỹ Tho, một mẫu người nếu không yếu đuối thì cũng thiếu tình thương trên đời. Hay chuyện thiếu nữ tên Tường Vi yêu Hoài (lại anh chàng vung vít thơ văn tên Hoài) và sống trong nhạc và thơ rồi chết vì tình, để lại những bài thơ dang dở trong Tên Một Loài Hoa Quê Hương. Theo tác giả, cái chết đó có ý nghĩa, vì những ai không biết yêu là "những kẻ không biết mơ màng, những kẻ lê đôi chân xích hai tảng đá thực tại là bất hạnh trọn kiếp người" (in VYHC, tr. 387). Cám Ơn Em Đã Yêu Anh, một trong những chuyện tình cuối được xuất bản trước 1975, mang dấu vết thời đại với lối sống hippy và truyện chưởng Kim Dung. Hai nhân vật chính có tên Đoàn Dự khù khờ và Chu Chỉ Nhược quỷ quái.

Khi "định mệnh đã an bài", nói như Duyên Anh, những "con dế" an phận sẽ tìm an vui bên người tình muôn đời. Trong Nhà Tôi,Nguyễn Văn Lương may mắn lấy được Phượng, con gái ông đìền chủ miền Tây, sẽ hân hoan ký hai tay bản hiệp ước với người chủ mới. Đến Cây Leo Hạnh Phúc, tác giả muốn chứng minh xa hơn rằng mái ấm gia đình cho bốn mùa như nhau và những bổn phận tựu trung là thiên đàng, là bếp lửa nên tìm về và ở lại.

Viết về tình yêu, nói chung Duyên Anh không đi sâu vào tâm lý nhân vật, không tinh tế chuẩn bị người đọc. Người yêu nhau dễ dàng, hay hoàn cảnh có khó khăn thì rồi cũng yêu nhau thôi. Mà những nhân tình trong tiểu thuyết của ông cũng không phức tạp. 


Xã hội thời đại


Duyên Anh viết vì nhu cầu làm báo và mưu sinh. Xã hội của mưu đồ, của kẻ mạnh. Xã hội thời chiến tranh. Tiểu thuyết của Duyên Anh thường là chuyện Thái Bình, Hà Nội trước 1954 và miền Nam những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, nhưng cái xã hội thời chiến của miền Nam vẫn được nói đến. Tác giả đã mơ bình minh và đã thất vọng thấy hoàng hôn cách mạng kháng chiến 1946-54, thất vọng về những con người lợi dụng công cuộc kháng chiến đó.

Duyên Anh đã thổ lộ khi viết bộ Vẻ Buồn Tỉnh Lỵ ngoài chuyện thơ ngây của những thằng Vũ, thằng Côn, con Thúy, ông còn muốn nói lên "thảm cảnh của chiến tranh xâm lược, của tù đày, tra tấn, của vùng tự do, vùng tề, của tiếp thu, phản bội và chia cách. Tây rút, tôi đợi bình minh của Vọng mang tới, nhưng chỉ là hoàng hôn xám tối, chỉ là hững hờ đến tàn nhẫn và lạnh lẽo tình người. Và chia cách ngàn trùng..." (6). 

Từ đó người đọc sẽ thấy tự nhiên khi ông để người bạn đời của ông phát biểu :"Nếu cộng sản vô đây, em sẽ không di cư như anh đâu, em sẽ uống thuốc độc tự tử" trong Nhà Tôi (tr. 82). Đến tác phẩm cuối xuất bản trước 30-4-1975, cuốn Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần, ông đã thêm một lần phê phán cách mạng vô sản. Ông cho biết ông dù nghèo nhưng không theo cộng sản để làm cách mạng vô sản. Không theo cộng sản có thể vì ông đã cảm nghiệm.

Xã hội miền Nam thời bình trước khi chiến tranh trở lại và thời chiến tranh hỗn loạn nhất được Duyên Anh trình bày trong các tác phẩm còn lại, khi ông viết về tuổi thơ của những thằng Chương Còm, Bồn Lừa, Dzũng Da-Kao, Hưng Mập,.., khi ông viết về những chuyện tình yêu hay gia đình, hoặc khi ông viết về những đứa bé đánh giày, về thế giới du đãng, anh chị, về những người trẻ tuổi máu nóng làm 'cách mạng' bị ảo tưởng, bị đàn anh lừa gạt. Trong Sa Mạc Tuổi Trẻ chẳng hạn, người đọc sẽ thấy lại một Sài Gòn và miền Nam hỗn loạn của những năm 1964-1967: đảo chánh, chỉnh lý, biểu dương lực lượng, sinh viên, tôn giáo 'xuống đường', miền Trung nổi loạn, những 'nhân vật' thời thế tạo nên như Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Văn Liễu, Trần Văn Hương, Bùi Diễm, v.v. Nhưng miền Nam vẫn quyết tâm chống Cộng kể cả 'du đãng' : "Du đãng diệt Vẹm sẽ hăng nhất, không chiến thắng không trở về" (tr. 250). Trong Cám Ơn Em Đã Yêu Anh, xã hội miền Nam cho thấy nhiều bộ mặt mâu thuẫn: một xã hội dư thừa, phóng đãng trong khi chiến tranh đang bủa vây và cái chết đang chực chờ. 


Ngôn ngữ văn-chương


Điểm đầu tiên đáng ghi nhận là Duyên Anh viết rất bình dị, không trừu tượng; một ngôn ngữ nhiều hình ảnh và gợi cảm : "Khi mắt mẹ phảng phất khói hương mơ mộng thì lại là lúc phải khóc nhiều vì cô độc đau thương. Pháo cưới thi nhau đỗ nát tan lòng mẹ. Màu áo đỏ, áo xanh bỗng nhiên ngả màu tang tóc như muốn liệm chung cuộc đời người con gái chưa đầy hai mươi mùa xuân. Những con bươm bướm đa tình chẳng chịu ghé hoa vườn thuốc độc nên mẹ già cỗi và gần như xa hẳn nhân gian" (Hoa Thiên Lý, tr. 18).

Một ngôn ngữ xứng hợp với đa số tác phẩm của Duyên Anh mà toàn bộ có thể xem như một chuyện kể thật dài. Duyên Anh trong hồi ký Nhìn Lại Những Bến Bờ đã kể lại việc ông học cách viết giản dị trong sáng theo cách viết của nhà giáo Trần Trọng Kim trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư. Trong buổi trao đổi với sinh viên vào năm 1972 đã dẫn, khi so sánh với nhà văn Mai Thảo mà ông nhìn nhận "có nghệ thuật viết" tiểu thuyết lôi cuốn, ông đã khiêm tốn nhìn nhận "Tôi chưa phải là một nhà viết tiểu thuyết. Tiểu thuyết đúng nghĩa phải xây dựng nhiều tình tiết. Tôi có vài cuốn tạm gọi là tiểu thuyết, còn sau này tôi dùng văn chương để nói những gì muốn nói. (...) Người gọi tôi là tiểu thuyết gia : không đúng. Gọi tôi là nhà văn cũng không đúng. Tôi chỉ là người viết văn" (13). 


*


Duyên Anh viết về giới trẻ du đãng, bụi đời có thể đã đáp ứng một thị hiếu của độc giả; nhưng thiển nghĩ ông không viết về tuổi trẻ này hoàn toàn vì thị hiếu cao bồi du đãng để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ mà ông còn có một mục đích giáo dục, đề cao với một cái nhìn khá từ bi, thông cảm. Khi viết về tuổi thơ, phải công tâm công nhận văn chương tuổi thơ của Duyên Anh khá trĩu nặng đau buồn của quá khứ, mất mát, có ngụ ý, có cả hối hận. Trong khi đó những nhà văn sau ông như Hoàng Ngọc Tuấn, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện,... viết về tuổi thơ và tuổi trẻ với một tâm hồn trong sáng hơn. Không khí tiểu thuyết của họ vui và nhẹ nhàng hơn, thực tế hơn mà tình yêu cũng thật sự mộng mơ gần gũi hơn.

Duyên Anh trong một thời gian dài đã trở thành một hiện tượng văn học vì tác phẩm của ông đã đáp ứng được một phần những nhu cầu của thời đại, những nhu cầu văn hóa, tâm lý, xã hội của đại chúng. Với sự leo thang của chiến tranh, khi xã hội khủng hoảng trầm trọng về văn hóa, đời sống, một số tác phẩm của Duyên Anh với ý hướng giáo dục đã đáp ứng được một số mong đợi. Đừng đòi hỏi ở ông những đáp ứng triết lý siêu hình của thời đại. Duyên Anh chỉ nói tiếng nói của đời sống thường nhật, của những ngừời con, những bậc cha mẹ, những thầy giáo hay những trẻ bụi đời hay thanh niên du đãng. Và ông trung thành với đường hướng đó. Mục đích hay chủ ý trong tiểu thuyết của Duyên Anh cũng dễ nhận ra chứ không phải quanh co, lưỡng nghĩa.

Nhà văn Duyên Anh ngoài gần 50 tác phẩm đã xuất bản trước 1975 còn là tác giả những bài báo dưới nhiều bút hiệu khác nhau (những phóng sự Đi Tầu Suốt, Đầm Giao Chỉ,...) vẫn khiến hơn một người thắc mắc về cái mâu thuẫn con người hai mặt của ông, một thơ mộng và lý tưởng và một thâm độc, trào phúng. Khởi đi từ thế giới đã mất, từ những mơ mộng, Duyên Anh đã đi đến chỗ hẹn hò thỏa thuận với quá khứ và đã đưa người đọc vào một thực tế hàng ngày không giản đơn trước mắt, đã có những ý tích cực cho giới trẻ. Mất tuổi trẻ, sống ly cách, cuộc đời mới khó khăn khiến Duyên Anh có cái nhìn xoi mói về tha nhân có khi quá đà không cần thiết. Cao Thế Dung trên tạp chíQuần Chúng đã cắt nghĩa rằng nếu Duyên Anh "không cho thoát những uẩn ức chất đầy trong đầu óc (ông) bằng những bài báo ngổ ngáo, cay độc, (ông) sẽ không thanh thản mà viết những trang sách hiền lành lý tưởng" (14). Duyên Anh đã tuyên bố :"Tôi đập phá và tôi xây dựng một xã hội tốt đẹp. Cho nên, song song với những bài báo trào lộng là những cuốn sách viết về tuổi thơ hay về tình người. (...) ngôn ngữ phóng sự nhảm nhí, pô tanh đểu cáng hiếm có trong những cuốn sách lý tưởng của tôi..." (4).




Dâng văn chương cho tuổi thơ và quá khứ và không nhất thiết làm văn chương để chống cộng, Duyên Anh đã chọn cái nghiệp chống cộng và đã gánh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc đời kể cả bị đả thương đến tật nguyền. Những xã hội và tập đoàn nào còn duy trì bất công và bạo động sẽ dễ kết án những người như Duyên Anh, những người đi khêu động những cấm kỵ. Truyện của Duyên Anh dù chỉ là tiểu thuyết đã bị kiểm duyệt miền Nam cắt bỏ (Bò Sữa Gậm Cỏ Cháy bị kiểm duyệt 'ngâm' không cấp giấy phép, sau lại cho nhưng cắt 32 trang) và ông đã là một trong số những tên 'biệt kích văn hóa tư tưởng' nguy hiểm cho chế độ đối nghịch chế độ thứ nhất. Nghèo, tự lập tự vươn, muốn truyền lại kinh nghiệm, muốn nói với giới trẻ, nhưng cái gốc người đời nghĩ là không sang cả không quý phái và không cả bằng cấp của ông đã khiến ông bị hất hủi. Nhà văn của tuổi thơ cuối đời tật nguyền buồn khổ đã trở lại đạo Thiên Chúa, tìm nước Trời nơi trẻ nhỏ dễ vào vì đứa nhỏ đã chấp nhận nước Trời, nói như người có đức tin. Một niềm tin mà Duyên Anh đã không có khi đang thành công lớn (5).

Có thể nói ngoài vài cuốn tiểu thuyết về du đãng và trẻ bụi đời, toàn bộ tác phẩm đã xuất bản trước 1975 của Duyên Anh là chính cuộc đời và con người Duyên Anh. Những kỷ niệm, tình tiết, không gian và nhân vật đã được lập lại ở nhiều tác phẩm. Nói như tác giả, ông "bị ám ảnh bởi dĩ vãng, kỷ niệm và vùng trời quê hương nhỏ bé của (ông)" (4). Duyên Anh đã nhìn nhận đó là một nhược điểm vì ông "chưa đủ tuổi để đi xa, để thoát ly khỏi kỷ niệm, dĩ vãng và vùng trời thân thuộc của mình" (4). Nếu tuổi thơ là dĩ vãng, nếu quê hương xa xôi là kỷ niệm đã làm nền cho tiểu thuyết của Duyên Anh trước 1975 thì sau khi ra được nước ngoài tị nạn, sau 6 năm tù và học tập, sau những chiến dịch xóa bỏ tác phẩm ông hoặc kết án ông, tuổi trẻ đã trở thành ý thức chính trị làm nền cho tiểu thuyết của ông xuất bản ở hải ngoại. Duyên Anh sẽ đề cao tuổi trẻ, một tuổi trẻ có ý thức.




Chú-thích:



1. Đỗ Tiến Đức. "Duyên Anh, cuối đời". Văn Học CA, 131, 3-1997, tr. 108-125.

2. Duyên Anh. Nhìn Lại Những Bến Bờ. Los Alamitos: Xuân Thu, 1988. Tr. 353-354.

3. "Nhà báo". Tuổi Ngọc, 21 (1972).

4. Huỳnh Phan Anh. Duyên Anh, Tuổi Trẻ, Mộng Và Thực. Sài Gòn : Vàng Son, 1972. 

5. "Duyên Anh Và Việc Viết Tiểu Thuyết". Nghiên-cứu Văn-học,số 15, 15-5-1972, tr. 31.

6. Văn, 197, 1-3-1972.

7. Trần Tuấn Kiệt. Tác Giả Tác Phẩm Tiêu Biểu Nền Văn Học Nghệ Thuật Thời Chiến Tranh. Sài Gòn: 1973?. Tr. 170-171.

8. Tuổi Ngọc, 22, 1972.

9. NLNBB sđd tr. 393.

10. NLNBB, tr. 345.

11. NLNBB, tr. 395.

12. Trần Tuấn Kiệt. Sđd. Tr. 170.

13. "Duyên Anh Và Việc Viết Tiểu Thuyết". Bđd, tr. 31-32.

14. Trích lại từ Huỳnh Phan Anh. Sđd.




Nguyễn Vy Khanh










Vũ Trung Hiền:

Duyên Anh và Tôi - Những chuyện bên ly rượu
http://vietmessenger.com/books/?title=duyenanhvatoi&page=1


















Duyên Anh

Vĩnh Phúc


Hôm nay, mở e-mail, tôi thấy một bài, tựa đề 20 năm nhà văn Duyên Anh lìa cõi tạm. Tôi ngồi lặng người, để mặc cho bao nhiêu ký ức về Duyên Anh chợt dồn dập trở về.
Tôi còn nhớ như in, chiều ngày 30 tháng chạp năm Bính Tý, từ Luân Đôn tôi bàng hoàng nhận được tin Duyên Anh qua đời ở Paris ngày hôm trước. Tính theo dương lịch thì là ngày 6 tháng 2 năm 1997. Tang lễ cử hành 10 giờ sáng 14-2-1997, hỏa thiêu lúc 14 giờ cùng ngày. Cuối cùng, tôi đi tới quyết định phải kể lại những điều tôi biết về Duyên Anh, để giúp những người ái mộ nhà văn hiểu rõ hơn về anh, đồng thời đính chính những hiểu lầm của người đời, do vô tình hay cố ý.
Ngay khi Duyên Anh sống trên đảo Pulau Bidong chờ được sang Pháp sum họp với vợ con, anh đã liên lạc với tôi ở Luân Đôn. Và cũng vào thời gian này, rắc rối đã xảy ra. Hồi đó, có người kể lại với tôi rằng một số người trên đảo nghe nói là Duyên Anh làm ăng ten khi đi tù cộng sản, nên họ dọa đánh. Cũng trong thời gian này, con gái Duyên Anh là Vũ Nguyễn Thiên Hương gửi cho tôi và giáo sư Patrick Honey bản thảo hai truyện Đồi Fanta, và Một người Nga ở Sài Gòn. Tôi thấy trong Đồi Fanta tác giả mượn lời mấy đứa trẻ bụi đời để chửi các nhân vật lãnh đạo cũ của VNCH như Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, hoặc nhà văn Mai Thảo. Tôi dùng bút chì đánh dấu những chỗ đó rồi chú thích đề nghị Duyên Anh bỏ các đoạn đó đi, với lý do chúng chỉ làm rẻ tác phẩm mà thôi. Sau đó tôi cảm động và ngạc nhiên khi thấy Duyên Anh nghe theo lời khuyên mà bỏ những đoạn văn đó. Tôi mừng vì nghĩ rằng môt con người cao ngạo và bướng bỉnh như Duyên Anh mà bây giờ biết "tu tỉnh" và biết nghe lời khuyên hợp lý rồi chăng? Nhưng không lâu sau thì chứng nào vẫn tật nấy khiến tạo ra biết bao nhiêu là hệ lụy. Tuy nhiên, trong mối giao tình suốt gần hai thập niên 1980, 90, đã có những lần Duyên Anh chịu lắng nghe tôi.
Có thể nói rằng Duyên Anh mang một cuộc sống nội tâm nhiều dằn vặt. Phải chăng điều này tạo ra một Duyên Anh bề ngoài khinh mạn, bướng bỉnh, phá phách? Có những chuyện riêng tư dường như Duyên Anh chỉ giữ kín trong lòng không hề thố lộ với ai, kể cả người bạn thân nhất, từng gắn bó với Duyên Anh từ thời trai trẻ hàn vi hồi mới di cư, từng hy sinh rất nhiều cho Duyên Anh cả về vật chất lẫn tinh thần, là Đặng Xuân Côn. (Đặng Xuân Côn lớn tuổi hơn Duyên Anh nhưng lấy cô em vợ Duyên Anh, cô Minh). Đây là ví dụ cho thấy tình thân giữa hai người bạn, và sự hi sinh của Đặng Xuân Côn dành cho Duyên Anh như thế nào: Hồi hai người còn nghèo, với đồng lương thư ký và chỉ đi làm bằng chiếc xe mô bi lét cọc cạch, mà Đặng Xuân Côn dám mua chiếc xe Vespa mới toanh đầu đời cho Duyên Anh. Và ba lần vợ Duyên Anh đi sanh, thì chính Đặng Xuân Côn là người vào bảo sanh viện trông nom săn sóc sản phụ và hài nhi, khiến cho các bác sĩ và y tá cứ tưởng Đặng Xuân Côn là cha mấy đứa trẻ!
Tôi nghĩ rằng hệ lụy đeo đẳng cuộc đời Duyên Anh có lẽ từ khi Duyên Anh kết hôn. Duyên Anh theo đạo Phật trong khi vợ theo đạo Chúa. Song hình như Duyên Anh cũng không quan tâm chuyện tôn giáo. Nguyễn Ngọc Phương - vợ Duyên Anh - là con nhà đại điền chủ miền Nam Nguyễn Ngọc Đề, em phó tổng thống thời Đệ Nhất Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Thơ.
Ở Long Xuyên có con kinh gọi là kinh Ông Đề, chính do cha vợ Duyên Anh cho đào để đem nước vô giúp dân làm ruộng. Dù lấy vợ nhà giàu và có thế lực nhưng Duyên Anh hầu như không nhờ nhà vợ gì cả, vì mẹ ruột Ngọc Phương mất sớm, và ba chị em gái gặp bà dì ghẻ khắc nghiệt. Tuy vậy cũng khó tránh được "lời ong tiếng ve" và chính Duyên Anh sau này có viết mấy lần về thái độ xem thường của cậu em vợ, để rồi khi đã có danh vọng thì Duyên Anh "tuyết hận" (chữ của Duyên Anh)
Sau này nhờ có dịp tiếp xúc nhiều nên tôi được biết khá rõ về tính tình của vợ Duyên Anh. Chính vì giữa hai vợ chồng không có được mối quan hệ hòa thuận kẻ tung người hứng, hiểu nhau, thông cảm cho nhau, nên gia đình thỉnh thoảng xảy ra cảnh bất hòa. Theo ông Trần Kim Tuyến, hồi những năm trước 1975, cứ trung bình khoảng 2, 3 tháng, vợ Duyên Anh lại đến khóc lóc nhờ ông và linh mục Thiên Hổ (Nguyễn Quang Lãm, báo Xây Dựng) đi tìm Duyên Anh vì anh chàng cãi nhau với vợ, đã bỏ nhà đi biệt. Hai vị niên trưởng lại phải cho người đi dò la tin tức Duyên Anh, rồi khuyên nhủ hắn về với gia đình. Đã đành vợ chồng nhà nào cũng đôi khi có chuyện mà người ta gọi là "bát đĩa có khi xô". Nhưng với Duyên Anh hình như tình trạng này không phải chỉ xảy ra "thỉnh thoảng"
Sau này, khi đã lâm cảnh mất nước, mất nhà, thân đi tù đi tội, thế mà cũng vẫn còn cảnh xào xáo lục đục. Lắm khi tôi cứ giả thiết: nếu Duyên Anh lấy một người vợ tính tình nhu mì, biết cách chìu chồng, biết nhẫn nhịn chịu đựng, thì có lẽ Duyên Anh đã không gây gổ và có cuộc sống gia đình thật hạnh phúc. Duyên Anh ham bạn, rồi khi có sẵn đồng tiền thì lại ham chơi vung vít. Khi sống cuộc đời tị nạn ở Paris, không còn tiền để vung vít nữa, nhưng tính ham bạn vẫn còn. Cộng thêm hoàn cảnh sống gò bó cả tinh thần lẫn vật chất, nên càng thèm bạn và chỉ còn cách tìm sự khuây khỏa bằng ly rượu. Bởi vậy, trong một lá thư gửi cho tôi hồi cuối năm 1987 trước khi bỏ Paris sang Hoa Kỳ, Duyên Anh thổ lộ tâm sự với tôi, còn bình thường không hề hé môi.
Trước đó không lâu, Duyên Anh tỏ ra buồn và cô đơn vì cuộc sống ở Paris không thích hợp với mình, nên đã làm bài thơ Lưu đầy gồm 100 câu gửi tặng tôi.
Hiểu rõ tâm trạng Duyên Anh, tôi đã viết trả lời bằng bốn câu có giọng hơi trách móc như sau:
Đến được đây ta ở lại đây
Có ai vui kiếp sống lưu đầy
Sao vội quên câu "sông có khúc..."
Địa ngục, thiên đàng, ai tỉnh say?
Viết như vậy, nhưng tôi biết rất rõ rằng Paris không phải nơi có thể cầm chân Duyên Anh được. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cho Duyên Anh biết rằng đất Mỹ cũng chưa hẳn sẽ là nơi thích hợp với anh. Bởi vì bây giờ thời thế đã đổi khác. Những người bạn mà anh tưởng có thể chia bùi xẻ ngọt, những người trước kia đã nhờ vả anh hoặc tỏ ra hào sảng với anh; tất cả bây giờ đã đổi khác rồi. Sẽ khó trông mong gì ở họ. Có kẻ gặp vận may trở nên khá giả, nhưng họ làm mặt xa lạ chứ không nồng nhiệt với anh. Có những người còn tình nghĩa nhưng lâm cảnh "ốc chưa mang nổi mình ốc làm sao mang cọc cho rêu"
Tôi cũng nhắc nhở Duyên Anh rằng nếu vẫn cứ muốn đi Mỹ thì phải rất thận trọng. Vì đất Mỹ vốn có lối sống rất bạo động, mà bằng cách ăn nói, viết lách đụng chạm, gây thù oán với nhiều người của Duyên Anh thì khó tránh được tai họa.
Nhưng sau khi đọc hai lá thư cuối cùng của Duyên Anh viết từ Paris, tôi mới hiểu rõ thêm những nguyên nhân thúc đẩy Duyên Anh có quyết định dứt khoát.
Trước nhất là sự việc liên quan đến buổi ra mắt 3 băng cassette nhạc do Duyên Anh thực hiện. Trước đó một thời gian Duyên Anh viết cho tôi, nói rằng cần tiền để làm việc này. May mắn là một mạnh thường quân giúp một khoản lớn, một vài anh em khác ủng hộ những món nhỏ. Và Duyên Anh ngỏ ý "vay" tôi một khoản nhỏ, hứa bán xong cassette sẽ trả ngay. Tôi đã gửi "ủng hộ, chứ không vay mượn gì cả". Chẳng ngờ, khi buổi ra mắt băng nhạc được tổ chức khá xôm tụ với hi vọng tràn trề của Duyên Anh, thì bất ngờ vợ Duyên Anh ập đến phá đám. Bởi vì vị mạnh thường quân của Duyên Anh là một phụ nữ. Người này tôi đã biết, và khoảng nửa năm trước đã mời tôi cùng Duyên Anh về nhà ăn cơm. Đây là một phụ nữ đã có hai con gái học trung học và đại học ở Mỹ. "Bị" mời thì tôi đến, nhưng tôi không tỏ ý kiến tán thành hay phản đối mối liên hệ này của Duyên Anh. Vì tôi nghĩ bạn tôi đã quá khôn ngoan từng trải và nhiều tài hoa do đó đi đến đâu cũng có rất nhiều người mến mộ. Đó là chuyện... bình thường. Còn tôi "tài hèn trí đoản", nên chỉ biết an phận mà thôi.
Vì vụ đánh ghen bất ngờ đó mà Duyên Anh và vị mạnh thường quân được bằng hữu đưa vội ra cửa sau, biến mất; còn quan khách cứ tự động giải tán trong sững sờ. Sau đó, vợ Duyên Anh tịch thu hết băng nhạc, cho nên không ai mua được, và chỉ một số rất nhỏ bạn thân của Duyên Anh có được các băng nhạc đó mà thôi. Sau vụ này Duyên Anh viết thư cho tôi.
Tất nhiên, không khí gia đình Duyên Anh càng kém vui hơn. Có lẽ sự dằn vặt của vợ đã khiến cho Duyên Anh đi đến quyết định dứt khoát là bỏ gia đình, bỏ Paris để đi Mỹ, mặc dù chưa có quốc tịch Pháp, mà cũng chẳng có một thứ bảo hiểm nào cả, trong đó bảo hiểm du lịch là tối quan trọng. Chính vì vậy mà khi bị hành hung ngày 30-4-1988, Duyên Anh lâm vào tình trạng rất bi đát.
Trong lá thư cuối viết từ Paris, Duyên Anh tỏ cho tôi biết quyết định dứt khoát.
Hình như khi sang Mỹ, Duyên Anh đến ở với gia đình Đặng Xuân Côn một thời gian ngắn, rồi đi gặp một số bạn cũ và mới, rồi cũng viết cho một hai tờ báo (hồi đó báo chí Việt Nam ở hải ngoại còn phôi thai lắm). Và dĩ nhiên, Duyên Anh cũng đả kích vung vít khá nhiều người. Đụng chạm lớn nhất có lẽ là với mặt trận Hoàng Cơ Minh mà nghe nói hồi đó đang phát triển mạnh lắm.
Những hệ lụy do Duyên Anh tạo ra khiến đưa đến vụ hành hung thô bạo. Tôi thương và buồn cho Duyên Anh. Không lâu sau khi Duyên Anh đến Paris từ Pulau Bidong, tôi đã sang ngay để phỏng vấn và tường thuật trên BBC. Còn nhớ, tôi đã chỉ mặt Duyên Anh mà bảo: "Thôi nhé. Từ nay hãy chôn bỏ những thằng Thương Sinh, Bếp Nhỏ, Thập Nguyện v.v... mà chỉ giữ lại thằng Duyên Anh nhé! Để cho người ta thương và tránh gây thù chuốc oán. Vả lại, viết lách và làm báo ngoài này rất khác với trong nước như cách các ông quen làm trước 1975"
Khi đó, Duyên Anh đã cười, trả lời, "Tôi hứa với ông và thề sẽ chỉ giữ lại một thằng Duyên Anh thôi". Và vợ Duyên Anh đã đúng khi nói: "Anh Duyên Anh thề cá trê chui ống!"
Những huyền thoại quanh vụ Duyên Anh bị hành hung
Đã 29 năm rồi, kể từ cái ngày định mệnh 30-4-1988, ngày nhà văn Duyên Anh bị đánh suýt vong mạng. Lúc đó là 5 giờ sáng giờ Luân Đôn. Chuông điện thoại reo, tôi ngạc nhiên bật dậy khỏi giường và lẩm bẩm, "Ai gọi sớm thế!" Đầu dây bên kia, tiếng vợ Duyên Anh khóc và kể rằng chồng bị người ta đánh hôn mê bất tỉnh, chắc là chết mất! Tôi sững sờ, hỏi xem tình trạng Duyên Anh ra sao. Chị Ngọc Phương vẫn mếu máo, bảo, "Đưa vào nhà thương, nhưng vì anh Duyên Anh không có giấy tờ, không có bảo hiểm, nên chúng nó vất nằm một xó như con chó, không biết gì cả. Anh làm ơn gọi ngay cho bệnh viện, bảo lãnh cho anh Duyên Anh, thì họa may họ mới chữa cho. Anh làm ngay đi!"
Tôi hỏi tên bệnh viện, số điện thoại, và tên bác sĩ trực hôm đó. Vợ Duyên Anh cho mọi chi tiết. Bây giờ tôi chỉ còn nhớ được ông bác sĩ hôm đó có tên Fernandez (?) nên đoán ông ta gốc Mễ. Tôi gọi ngay, xin nói chuyện với ông ta, xưng tên họ, là senior producer trong đài BBC London, cho số điện thoại sở cũng như nhà riêng, kèm theo địa chỉ. Tôi cho biết Duyên Anh là một nhà văn nổi tiếng của VNCH, từ Paris sang Mỹ chơi, chứ không phải một tên vô gia cư. Và tôi thay mặt gia đình Duyên Anh, hứa sẽ thanh toán mọi phí tổn của bệnh viện. Sau đó, tôi gọi luôn đại diện Pen Club International ở Mỹ, nói cho biết sự thể, và đề nghị họ cũng gọi cho bệnh viện để giới thiệu thân thế và sự nghiệp Duyên Anh. Tôi lại gọi đại diện Secours Catholique của Pháp (một tổ chức thiện nguyện Công giáo) yêu cầu họ làm tương tự. Rồi sau được biết là Đặng Xuân Côn và con trai lớn của Duyên Anh là Vũ Nguyễn Thiên Chương đã từ Texas bay sang ngay để săn sóc cho Duyên Anh và lo mọi thủ tục giấy tờ.
Tôi yên tâm vì Đặng Xuân Côn và Thiên Chương đã có mặt ngay bên cạnh Duyên Anh. Rồi được biết là sau một thời gian chữa trị trong bệnh viện, Duyên Anh được cho về. Một mạnh thường quân dấu tên (sau này nghe nói là Bùi Bỉnh Bân), đã bí mật đem Duyên Anh về tiếp tục săn sóc. Theo gia đình Duyên Anh thì người này phải giữ hoàn toàn bí mật, vì vào thời điểm đó người Việt tị nạn sống ở Mỹ rất hoang mang sau vụ Duyên Anh bị hành hung. Trước đó đã thỉnh thoảng có người bị khủng bố hoặc sát hại vì bày tỏ thái độ chính trị. Vợ con Duyên Anh còn sợ rằng kẻ thù sẽ tiếp tục truy tìm để làm cho Duyên Anh chết luôn hầu bịt miệng. Cơ quan FBI gặp bế tắc vì cộng đồng người Việt tại Orange County không có ai dám hợp tác để giúp cho cuộc điều tra truy tìm hung thủ.Người ta sợ và hèn!
Trong khi đó, lại không thiếu những tin đồn, những lời rỉ tai trong quần chúng cũng như trong giới cầm bút về tình trạng sức khỏe của Duyên Anh. Những người bạn tốt muốn tìm hiểu sự thực cũng mù tịt, trong khi có người tung tin là Duyên Anh đã về Pháp rồi. Thậm chí có một vài ông trong giới cầm bút còn tuyên bố (như thật) rằng tổng thống Mỹ ra lệnh dùng một chuyến bay riêng để đưa Duyên Anh về Pháp, có nhân viên FBI đi theo bảo vệ! Ông khác lại nói rằng tổng thống Pháp ra lệnh đem một máy bay đặc biệt sang đưa Duyên Anh về Pháp. Ấy thế mà người Việt mình quả thật quá dễ tính, cứ tin là có thật. Nực cười nhất là cho đến tận ngày nay mà vẫn còn có nhiều người tin như vậy!
Vậy sự thật ra sao? Sự thật là sau một thời gian chờ đợi cho Duyên Anh phục sức để có thể ngồi máy bay về Pháp, tổ chức thiện nguyện Secours Catholique của Pháp gửi tặng 2 vé máy bay. Một cho Duyên Anh và một cho một người thân đi theo săn sóc. Chỉ có vậy thôi.
Và từ đó, tại Paris, mỗi tuần Duyên Anh phải vào bệnh viện mấy lần để cho bác sĩ theo dõi sức khỏe, rồi được cho tập vận động nhẹ nhàng, nếu không thì sẽ bị bại liệt luôn. Thế rồi, với thời gian, với việc tập vận động, lần lần Duyên Anh sử dụng được tay trái và chân trái. Nghĩa là nửa người bên trái phục hồi tuy không mạnh như xưa, còn nửa bên phải vẫn liệt. Tôi lại luôn luôn gọi qua Paris khích lệ để Duyên Anh đừng nản chí. Tôi thường nhắc Duyên Anh về một thí dụ mà chính Duyên Anh đã viết trong truyện của mình về tấm gương nghị lực và ý chí phấn đấu không chịu khuất phục trước nghịch cảnh, đó là con gọng vó, một loài nhện nước chân dài lêu khêu trông như những gọng của cái vó đánh cá. Trong một đoạn văn, Duyên Anh tả con gọng vó đứng trên một dòng nước chảy xiết. Nó bị dòng nước cuốn xuôi, nhưng không chịu thua. Nó gắng hết sức vượt lên, ngược dòng. Rất nhiều lần nó bị cuốn xuôi, nhưng nó nhất định không chịu khuất phục, lại vượt lên ngược dòng. Và tôi đã nhắc Duyên Anh hình ảnh con gọng vó để cho Duyên Anh lên tinh thần, khắc phục nghịch cảnh.
Duyên Anh hứa với tôi sẽ làm như con gọng vó. Qủa nhiên, một thời gian sau, Duyên Anh đã viết bằng tay trái khá nhanh, tuy không đẹp được như ngày xưa viết bằng tay phải. Ngày xưa Duyên Anh nổi tiếng viết khá nhanh, chữ nhỏ li ti như con kiến, và rất đều, thẳng tắp. Bây giờ viết tay trái không nhanh và đẹp bằng, nhưng chữ cũng nhỏ và đều đặn.
Họa vô đơn chí
Duyên Anh bị hành hung 30-4-1988, còn đang thời kỳ phục hồi sức lực và gặm nhấm đau thương thì thảm họa lại bất ngờ chụp xuống đầu anh một lần nữa. Đó là sự mất đi đứa con gái duy nhất mà Duyên Anh rất thương vì cháu rất thông minh lanh lợi: Vũ Nguyễn Thiên Hương cùng chồng tử nạn trong chuyến máy bay trở về, sau chuyến đầu tiên về thăm quê nội làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Chồng của Thiên Hương là David McAree, một thanh niên hiền lành gốc Tô Cách Lan. David nói tiếng Việt khá giỏi và trước kia có thời gian làm cho đài BBC.
Khoảng gần cuối năm 1988, một hôm vợ Duyên Anh gọi điện thoại than phiền với tôi rằng con gái muốn đem chồng về thăm quê nội, nhưng chị không muốn. Chị cố thuyết phục và ngăn cản, nhưng nó vẫn giữ ý định. Cuối cùng, chị nói, "Tao bảo mày không nghe, mày cứ đi, nếu mày có rớt máy bay mày chết, tao cũng không thương đâu!" Tôi kêu lên, "Sao chị ăn nói gì kỳ cục vậy? Nói gở như vậy, nếu rủi có chuyện gì xảy ra thì chị sẽ ân hận suốt đời đấy!"
Rồi vì bận rộn công việc, tôi cũng quên chuyện đó. Cho tới một hôm, em trai của Thiên Hương là Thiên Sơn gọi điện thoại sang báo tin, "Bác ơi! Chị Hương cháu tử nạn máy bay rồi! Bố cháu bảo cháu báo tin cho hai bác". Tôi như bị điện giật, sửng người đi một lát mới hỏi, "Sao? Còn thằng David? Bố cháu nay ra sao?" Sơn đáp: "Cả anh David cũng chết luôn. Bố cháu chỉ ngồi yên, không nói gì"
Thì ra, vợ chồng cháu Hương về Việt Nam, ghé về quê nội thăm họ hàng. Ở chơi ít ngày, David còn nhảy xuống tắm ở ao làng, cả làng ra xem. Không ngờ trên chuyến bay đến Bangkok trước khi về Pháp thì máy bay đâm xuống ruộng lúa khi gần tới thủ đô Thái Lan làm 76 người thiệt mạng. Bà mẹ góa của David McAree xin đem hài cốt của con trai và con dâu về chôn trong hai ngôi mộ cạnh nhau gần nhà ở Tô Cách Lan. Một thời gian sau, vợ chồng Duyên Anh được Thiên Chương là con trai lớn cùng Đặng Xuân Côn từ Mỹ sang, đưa đi thăm mộ Thiên Hương ở Tô Cách Lan. Họ ghé nhà tôi ở Luân Đôn làm trạm nghỉ chân ít ngày. Vợ Duyên Anh không ngớt cằn nhằn chồng tại sao để cho bà sui gia giành lãnh hết tiền bồi thường của hãng hàng không. Phần Duyên Anh chỉ nói, "Cái mạng con mình đã mất rồi, còn chẳng giữ được, tranh giành tiền bạc để làm gì?"
Những tháng năm cuối đời
Bị tàn tật, chỉ sử dụng có nửa người bên trái, lại bị thêm thảm họa mất con gái, Duyên Anh như chết lịm hẳn đi. Nay trong mắt người vợ, Duyên Anh mất giá hẳn. Cho nên Duyên Anh lại càng phải nghe những lới cằn nhằn vốn đã quá quen thuộc. Tôi không ngạc nhiên khi thấy Duyên Anh rất muốn thoát khỏi không khí tù túng của gia đình. Thỉnh thoảng Duyên Anh sang ở với tôi ít ngày. Trong những dịp như thế, tôi lại đưa lên thành phố Cambridge cho anh thăm ông Trần Kim Tuyến và nhà văn lão thành Lãng Nhân Phùng Tất Đắc. Những lúc như thế, Duyên Anh vui lắm, cứ như cá gặp nước. Tuy nhiên, tôi vì bận công việc nên khó thu xếp thời giờ để luôn luôn giúp bạn vui. Ngay như ở Paris, không dễ gì để Duyên Anh có thể đi đây đi đó gặp gỡ bạn bè. Họa hoằn mới nhờ được người đem xe đến chở đi. Và người có lòng tốt cũng lại ngại ngùng không muốn làm phật lòng bà Duyên Anh. Hình như bà không muốn chồng đàn đúm, vui vẻ với bạn bè. Ngày xưa Duyên Anh còn khỏe mạnh, sẵn tiền bạc, danh vọng, thì có lý do chính đáng để bà giữ chồng vì sợ tính nết trăng hoa của chồng đã đành. Nhưng nay Duyên Anh đã tàn phế, thất thế, không tiền bạc, mà bà cũng không muốn cho chồng ra ngoài. Cho nên Duyên Anh lại càng buồn bực khổ sở.
Khoảng giữa năm 1995, chẳng hiểu vì sao, Duyên Anh phải kéo lê cái va li nhỏ, được bà đầm hàng xóm kêu giùm cái xe taxi, để đến tá túc ở nhà bà Bích Thuận. Rồi bà Bích Thuận bị vợ Duyên Anh gọi điện thoại dùng lời lẽ khá bất nhã. May quá, dịp đó bác sĩ Tuyến đang có mặt ở Paris, liền mua vé máy bay cho Duyên Anh sang Luân Đôn, định đến ở nhà tôi. Nhưng lại gặp rủi, là vì đúng ngày hôm sau tôi phải lên đường đi Việt Nam công tác sáu tuần lễ. Nên Duyên Anh phải lên Cambridge ở 3 tuần với bác sĩ Tuyến. Sau đó ông lại mua vé cho Duyên Anh sang Mỹ.
Sang California, Duyên Anh được một số đàn em cưu mang: ở với Vũ Trung Hiền một thời gian, rồi Nguyễn Kim Dung đón về ở một thời gian.
Trong những năm này, có lần Duyên Anh trở về Paris để lấy quốc tịch Pháp. Nghe nói cũng thời gian này, FBI cử nhân viên sang Paris gặp Duyên Anh, cho biết họ đã tìm ra kẻ hành hung Duyên Anh trước kia. Nếu Duyên Anh muốn thì khởi tố, họ sẽ bắt và đưa hung thủ ra tòa. Nhưng Duyên Anh trả lời rằng anh không muốn làm gì nữa. Người Mỹ làm việc quá chậm, còn anh thì đã cảm thấy chán hết mọi chuyện rồi. Thôi hãy bỏ đi! Cho nên vụ án này chìm và bị quên luôn!
Không phải tới năm đó Duyên Anh mới "bỏ qua" vụ án. Năm 1991 Duyên Anh sang nhà tôi. Tôi đã phỏng vấn để phát trên đài BBC. Khi được hỏi về vụ bị hành hung, Duyên Anh trả lời không còn thù hận gì những kẻ hành hung mình. Duyên Anh bảo họ cứ sống thản nhiên, đừng lo ngại. Theo anh, có thể người ta nghĩ rằng anh đã sợ. Nhưng ai muốn nghĩ sao tùy ý.
Điều xót xa đau đớn cho Duyên Anh là trong những tháng năm cuối đời, khi đã thất thế, thân thể tàn tật, chỉ có thể sử dụng được tay trái và chân trái, nói năng cũng chậm chạp, đầu óc không còn minh mẫn như xưa, nên lắm khi cần phải có người giúp đỡ trong các sinh hoạt hàng ngày. Vốn là người nhiều nghị lực và tự ái, Duyên Anh cố gắng, không muốn nhờ vả ai cả. Ngay trong gia đình đã thiếu đi tình thương yêu và sự an ủi săn sóc của một người vợ hiền.
Cứ nhìn cảnh Duyên Anh ngồi ăn cũng đủ thấy hoàn cảnh bi đát của anh. Thường thường, Duyên Anh thích được ăn cơm để trong cái tô lớn, có chan canh, để có thể dùng tay trái xúc bằng muỗng mà ăn. Gặp những món ăn cứng, thái miếng to, hay phải gắp bằng đũa thì chịu chết! Đã vậy, còn bị đổ vãi ngoài ý muốn. Có khi chỉ vì một sự bất ưng ý nào đó, tô cơm đang ăn bị lấy đi, đem đổ vào thùng rác!
Cho nên, đã từ lâu rồi, Duyên Anh chỉ muốn vùi đầu vào ly rượu để quên đời, quên sầu tủi.
Con người Duyên Anh
Cái xấu
Ai cũng biết rõ là Duyên Anh có quá nhiều kẻ thù. Ấy là do tính tình ngang bướng, cao ngạo. Nhưng tại sao Duyên Anh có giọng điệu cao ngạo, xem thường thiên hạ? Tôi đã hỏi thẳng Duyên Anh điều này thì được trả lời, "Ông thấy tôi khi vào đời chưa nổi tiếng, chưa là cái gì cả, chỉ mới viết được có vài bài phóng sự gây tiếng vang, thế là linh mục Trần Du (nhật báo Hòa Bình) vội đội tôi lên. Rồi khi tôi đánh vài thằng tướng tá, chính khách tham nhũng và hèn, thì chúng nó cúp đuôi lại. Còn các bậc đàn anh mà tôi tin tưởng và quí trọng, hóa ra toàn là phường đạo đức giả hết. Thế thì làm sao tôi không khinh chúng nó, tôi không lộng?"
Khi đã có "thế" rồi, Duyên Anh khinh đời, bắt đầu viết lách, ăn nói bừa bãi, xem trời bằng vung, thì thiên hạ lại càng ngán. Cũng có người giữ thái độ "tránh voi" hoặc "không dây với hủi"
Tôi hỏi Duyên Anh rằng ngày xưa có bao giờ dùng ngòi bút để tống tiền người ta không, thì được trả lời, "Không. Nhưng khi tôi mới tung ra một bài điều tra về chuyện lem nhem ở một bộ - như Bộ Kinh tế chẳng hạn - thì lúc tôi đang ngồi ở bàn phé, tên bộ trưởng cho anh thư ký đem đến cho tôi cái phiếu mua xe Lambrette rẻ. Một lát sau, một anh khác đến xưng là người nhà của đối thủ của anh bộ trưởng, đưa tôi một phong bì. Tôi đang thua phé, thì dại gì không nhận hết? Còn hôm sau tôi viết gì là chuyện khác! Tôi chẳng bênh thằng nào cả. Cần phang là tôi vẫn phang"
Duyên Anh còn có lối ăn nói như vả vào mặt người đối thoại khi không bằng lòng người ta, bất kể thân sơ. Ví dụ một lần ngồi ăn ở Paris, trong cuộc tranh luận với Lê Trạch Lựu (tác giả bài Em tôi) về âm nhạc và liên quan đến nhạc sĩ Lương Ngọc Châu. Lê Trạch Lựu lớn tiếng khoe: "Mày nên nhớ là tao ở gần anh Lương Ngọc Châu mấy chục năm rồi nhé!" Duyên Anh đáp liền: "Mày ở gần anh ấy mấy chục năm thì mày biết được anh ấy có mấy cái mụn ghẻ chứ mày biết gì!"
Chúng tôi phì cười cả.
Một lần khác, tôi và Duyên Anh đang ngồi trong quán thì một anh tên M ở Paris đã lâu nhưng chẳng có sự nghiệp gì cả, bước vào và đến bàn chúng tôi nói dả lả mấy câu. Chẳng ngờ Duyên Anh chặn liền: "Thôi anh hãy đi về mà tắm đi đã, vì anh hôi lắm không thể nói chuyện văn nghệ với chúng tôi được!"
Tôi đá nhẹ vào chân Duyên Anh dưới gầm bàn ra ý trách móc thì Duyên Anh nói nhỏ: "Thằng này chuyên đi dò la rồi báo với Pháp những quán ăn, cửa hiệu nào của người Việt trốn thuế, tôi khinh nó!"
Lại một lần khác trong quán của bà Đào Viên là bạn chúng tôi, một anh ăn mặc có vẻ diêm dúa, xán đến nịnh Duyên Anh: "Tôi rất quí anh Duyên Anh. Tôi thích những anh em làm văn nghệ như anh". Ai ngờ Duyên Anh đập lại liền: "Anh biết gì về văn nghệ mà đòi nói chuyện văn nghệ với chúng tôi?"
Ngoài ra, Duyên Anh còn bị nhiều người ghét, vì thói viết chửi bới người ta. Số người bị là nạn nhân của Duyên Anh không ít. Đến nỗi một lần mấy thân hữu ở Paris nói với tôi, "Ông Duyên Anh chửi hết mọi người, chẳng từ ai cả. Chỉ còn có ông Vĩnh Phúc là chưa bị chửi thôi. Chưa, chứ không hẳn là không đâu nhé!" Tôi chỉ cười chứ còn biết nói sao? Tuy nhiên, hình như Duyên Anh có sự đối xử đặc biệt dành cho tôi. Có những lần bị tôi nói thẳng, sửa lưng, mà Duyên Anh không giận. Hay là Duyên Anh thấy tôi... vô hại, nên không chấp? Tôi thấy một điều là Duyên Anh rất thèm bạn, những người bạn chân tình, không dối trá.
Cái tốt
Nhân vô thập toàn. Ngoại trừ các bậc thánh, còn phàm nhân, ai cũng có một phần xấu và một phần tốt. Những bậc hiền sĩ, những người giàu lòng khoan hòa độ lượng thì sẵn sàng bỏ qua cái xấu, lỗi lầm của tha nhân. Riêng tôi dễ chấp nhận một người bạn với cả cái xấu lẫn cái tốt, miễn là người đó thực lòng với tôi. Có người hỏi tôi tại sao Duyên Anh tai tiếng và có nhiều kẻ thù như vậy mà tôi vẫn thân, tôi chỉ có thể trả lời rằng chắc chắn tôi không thuộc số những người thù ghét Duyên Anh, và vì tôi quí tài của Duyên Anh.
Theo tôi, Duyên Anh đa tài. Nếu tài của Văn Cao bao trùm 3 lãnh vực thi, nhạc, họa, thì Duyên Anh cũng có khả năng cao khi viết văn, làm thơ, và soạn nhạc. Nhưng trước hết, cũng cần nói rằng Duyên Anh là người thông minh, lanh trí, óc tưởng tượng phong phú, và có một trí nhớ rất đáng nể (khi chưa bị đánh đến chấn thương não bộ). Học hành chẳng có bằng cấp gì, nhưng chịu đọc, chịu học ở trường đời; và sự hiểu biết, sự suy nghĩ vượt xa nhiều người mang những học vị cao.
Có lần ngồi uống rượu ở Paris, khi đã líu luỡi rồi, mà Duyên Anh còn có thể đọc liền một lúc 390 câu thơ anh đã làm trong tù. Ở nhà tôi bên Luân Đôn, Duyên Anh nói, "Ông cứ cho tôi uống rượu đi, tôi say, tôi đọc thơ cho ông nghe". Duyên Anh không thích rượu mạnh, chỉ uống rượu chát, và hai thứ anh ưa nhất là Côte du Rhône và Beaujolais. Tuy nhiên nếu bạn bè khui rựơu hiệu gì, Duyên Anh cũng hoan hỉ chấp nhận, không kén chọn.
Về tài năng làm thơ và viết tiểu thuyết của Duyên Anh, hiển nhiên tôi chẳng cần đề cập. Nhưng có lẽ rất ít người biết là Duyên Anh cũng viết nhạc. Và đáng lẽ đã có 3 băng cassette được trình làng khoảng giữa năm 1987. Đó là các băng Ru đời phù ảo, Còn thoáng chiêm bao, và Hôn em kỷ niệm, nhưng buổi ra mắt ở Paris bất ngờ tan vỡ vì bà vợ Duyên Anh đến phá khiến cho Duyên Anh và vị nữ mạnh thường quân phải biến mất qua cửa sau. Tất cả các băng nhạc bị vợ Duyên Anh thu hết không cho bán ra. Bởi vậy nhạc của Duyên Anh chìm luôn, chỉ vài bạn thân còn giữ được do Duyên Anh gửi tặng từ trước.
Sau này nhân một dịp Mai Hương được mời hát mấy bản ở California, nên có một số người được biết và còn nhớ. Nhạc của Duyên Anh mang nét đặc biệt khác lạ, từ những nốt đang hát khó đoán được những nốt kế tiếp. Chính Mai Hương đã nói rằng "nhạc của Duyên Anh khó hát. Nếu vô ý rất dễ rớt đài". Ngoài ra, ý và lời đẹp, nhiều tính sáng tạo, giống như ý và lời trong văn và thơ của Duyên Anh vậy.
Theo tôi, trong Duyên Anh có hai con người. Nếu muốn cũng có thể bảo rằng hai con người đó tượng trưng cho hai mặt tốt và xấu của Duyên Anh. Mặt xấu chính là Duyên Anh làm báo, dưới những bút hiệu như Thương Sinh, Bếp Nhỏ, Thập Nguyên, Mõ Báo v.v... vì "đánh đấm" lung tung nên bị nhiều người oán ghét. Còn Duyên Anh nhà văn, nhất là nhà văn của tuổi thơ, nhà văn viết cho tuổi ô mai, Duyên Anh chủ trương tuần báo Tuổi Ngọc, thì trái hẳn lại, được nhiều người thương.
Có ai đã đọc Con sáo của em tôi mà không thấy lòng mình chùng lại và dám nói là thù ghét Duyên Anh? Nguyễn Mạnh Côn là người đầu tiên đọc truyện ngắn này, thích quá, nên giới thiệu và chọn đăng ngay. Rồi Nguyễn Mạnh Côn bảo Duyên Anh, "Cậu viết hay quá! Nhưng tôi sợ rằng viết như thế này, cậu sẽ không thọ!" Và câu nói của Nguyễn Mạnh Côn đã như một lời tiên tri: Duyên Anh lìa đời cách đây 20 năm khi mới 63 tuổi. Vào thời buổi này, với những điều kiện vật chất văn minh và đầy đủ, mà sống có bấy nhiêu năm thì quả là "yểu mệnh" thật.










DUYÊN ANH và NHỮNG ĐỨA TRẺ CON KHÔNG MUỐN LỚN

Tác giả: ttlan (20/4/2017)

(Dưới đây là lời giới thiệu “DANH NÁ”, quyển sách đầu tiên được xuất bản 20 năm sau khi tác giả Duyên Anh qua đời, và 35 năm sau khi nó được viết xong, đang chờ đợi đến tay bạn đọc khắp nơi).

Sàigòn, hè 74. Cũng như những mùa hè trước, bãi trường rồi là tôi được tiền bố tôi thưởng cho một năm học chăm chỉ, đủ mua một quyển truyện mới để đọc trong những ngày hè nhàn hạ. Tôi nằm thẳng cẳng trên chiếu đọc ngốn nghiến “Hạ ơi”, truyện mới nhất về bọn Dzũng Đakao của Duyên Anh mà hè nào tôi cũng đón đọc. Trời hè nóng oi ả. Và trước sau vẫn thế, sách úp trên mặt, tôi trôi vào giấc ngủ trưa hè, trôi vào thế giới mộng mơ hồn nhiên của tuổi thơ, vào một thế giới mà tôi, một con nhóc tì, cũng được mơ thành người Quang Trung…
Tôi bàng hoàng tỉnh dậy. Trời sao ren rét, ngủ thiếp đi không đắp chăn làm hai bàn chân tôi buốt lạnh. Trên mình tôi trải bao nhiêu tờ giấy mỏng vàng khè, chi chít chữ viết tay… Tôi dụi mắt như tỉnh dậy từ một giấc ngủ tăm tối dài trên 42 năm. Những tờ giấy mà tác giả gọi là “bản thảo viết trên giấy xã hội chủ nghĩa”, đang ngổn ngang trên giường tôi, là truyện phiêu lưu của “Danh ná” ! À phải rồi, thằng “Danh ná” mà tôi đã làm quen từ những trang “Hạ ơi” của mùa hè huy hoàng cuối cùng của đời tôi, mùa hè 74…

Đã mấy lần ở viện dưỡng lão, bố tôi cứ nhắc nhở : “Con nhớ nhé, nhớ ghé thăm vợ con chú Long cho bố nhé. Chú Long là nhà văn Duyên Anh, mà ngày xưa con hay đọc sách đấy.” Bố tôi cứ nhắc đi nhắc lại vì cứ nói trước lại quên sau. Nhưng làm sao tôi quên được chuyện ông kết bạn với ‘chú Long’ trên cái tầu há mồm, khi cả hai ông “thanh niên đơn thân độc… áo” như nhau, theo đoàn người di cư vào Nam năm 54. Rồi đường đời họ hai ngả… Bố tôi sống khiêm nhường với nghề vẽ. Chú Long thành nhà báo, nhà văn, với bao nhiêu bút hiệu khét tiếng ở Sàigòn. Lúc ấy còn bé tôi chỉ đọc tủ sách “Tuổi Ngọc”, nên chỉ biết chú Long là nhà văn Duyên Anh thôi. Rồi sau biến cố 75, sau trại cải tạo, trại tập trung, khám Chí Hòa, và sau ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh vượt biển, họ lại một lần nữa hội ngộ trên con đường tỵ nạn cộng sản, lần này tại Paris. Ở xứ người, tên tuổi của Duyên Anh lại một lần nữa nổi lên như cồn. Giới văn chương Pháp từng gọi ông là “một thiên tài quốc gia”, là một Solzjenitsyn của Việt Nam… Thật chính đáng, vì ông viết sách như ông thở, không ngừng nghỉ. Sau khi bị đánh trọng thương ở Mỹ, liệt tay phải ông luyện tập tay trái để tiếp tục viết. Ông chỉ ngừng viết khi ông đã ngừng thở… thấm thoát nay đã hai mươi năm.

Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm gia đình Sơn, người con trai út của ông. Không bao giờ tôi nghĩ sẽ có ngày tôi nhận lấy cái trách nhiệm to tát mà Sơn dò hỏi tôi : “Chị Lan ơi, chị xem trong bộ sách của bố em coi có gì chưa xuất bản, mình đem ra in được hông chị ?” Tôi đâu bao giờ tưởng tượng nổi rằng trong cái kho tàng văn chương mà nhà văn Duyên Anh để lại, có thể còn những quyển truyện chưa xuất bản ! Hạnh phúc sao, khi tôi soạn ra và tìm thấy năm bản thảo hoàn tất mà chưa bao giờ được ấn bản, và hàng chục những bút ký về những nhân vật mà tác giả cảm phục, từ cụ Nguyễn Khuyến, Hàn Mạc Tử,… qua nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, đến nhạc sĩ Phạm Duy, hay cô ca sĩ Bích Thuận… Duyên Anh viết rất nhiều, về rất nhiều đề tài, viết nhiều truyện cùng một lúc, nên khi ông bất chợt ra đi, ông bỏ lại rất nhiều tác phẩm dở dang… Tôi bùi ngùi hối tiếc… Nhưng rồi khi nhìn lại những gì mình có trên tay, tôi bồi hồi sợ hãi, vì cả đời tôi chưa viết được bài nào huống hồ là in sách, mà lại là sách của một văn hào như Duyên Anh !

Sau bao tháng vừa hì hục làm vừa tập tễnh học nghề, vừa xin thủ tục in sách theo luật của Pháp, truyện phiêu lưu của “Danh ná” ra đời, ngót 43 năm kể từ ngày Duyên Anh đặt bút viết hàng chữ đầu tiên của câu truyện.
“Truyện ‘Danh ná’ tôi khởi viết ngay sau khi Trung Cộng tấn chiếm đảo Hoàng Sa, và Hoàng Sa, thuở đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Thuở đó, Hà Nội đã cúi gầm mặt, im hơi lặng tiếng trước cuộc xâm lăng bỉ ổi này. Chương thứ nhất của“Danh ná” đã đăng trên Tạp chí Tuổi Ngọc.”

Tôi không biết nguyên do nào đã đưa đẩy đến sự lãng quên “Danh ná” trên kệ sách của tác giả cho đến ngày hôm nay. Khi ông hoàn tất bản thảo năm 1982, sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, Thiên Hương, con gái ông đã viết :
« Thưa bố, những trang bản thảo “Danh ná” con biết bảo vệ năm con mười một tuổi. Năm nay, con đã mười tám rồi. Con xin bố tha thứ cho con cái tội đã trót giấu bố đem thằng Danh ná sang Pháp mong cho xuất bản công khai, không cần ký ẩn dưới bút hiệu nào khác. Xuất bản “Danh ná”, mục đích khờ khạo của con gái bố chỉ muốn nói lên điều này : “Bố tôi viết chuyện con nít đòi chiếm lại đảo Hoàng Sa, không chịu để mất một tấc đất cho kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa mà tại sao người ta dám bảo bố tôi phản động !”»

Phải chăng, năm 1986, sau khi Thiên Hương cùng chồng là D. McAree- cả hai đều là những nhà hoạt động nhân quyền đầu tiên của người Việt tỵ nạn trong tổ chức Ân Xá Quốc Tế – đã tử nạn hàng không ở Thái Lan, trong đau đớn tột cùng đó, ông Duyên Anh đã gác sách và đóng Tủ sách Dzũng Đakao lại, không xuất bản một quyển sách tuổi thơ nào nữa, dù trước đó ông đã hoàn tất hai truyện (Danh ná ; Nhóc tì phản động) và còn dự tính viết thêm bốn truyện trẻ thơ nữa (Giặc cờ đỏ; Hoàng tử trên sân cỏ; Tâm gạc ổi; Những thằng bé quốc lộ một).

Như Thiên Hương đã viết : « Truyện Danh ná thuộc loại truyện “những đứa trẻ con không muốn lớn” mà bố tôi có ý định viết hàng trăm cuốn. Mỗi cuốn bố tôi giới thiệu một nhô con cự phách và dễ thương ở một địa phương. Để nhô con cả nước Việt Nam hiểu nhau, yêu nhau và thấy được rằng quê hương mình chỗ nào cũng đẹp, chỗ nào cũng hiền hòa. Nhưng việc làm của bố tôi bị ngừng lại từ tháng 5 năm 1975. »

Giờ đây “Danh ná”, quyển sách đầu tiên được xuất bản 20 năm sau khi tác giả Duyên Anh qua đời, và 35 năm sau khi nó được viết xong, đang chờ đợi đến tay bạn đọc khắp nơi. Tôi đã giữ được chặng đầu của lời hứa của tôi với Sơn và với bố tôi. Nhưng trên hết đó phải là nguyện ước của tôi đối với “những đứa trẻ con không muốn lớn”, những đứa trẻ đã từng cùng tôi trải qua bao giấc mộng tươi sáng hồn nhiên của miền Nam dấu yêu trước 75, và một lần nữa chúng đã cho tôi sống lại những ngày tháng huy hoàng đó qua “Danh ná”. Và qua “Danh ná” tôi cảm thấy như mình cũng thuộc vào “những đứa trẻ con không muốn lớn”.

ttlan.

viết cho chú Long, cho Thiên Hương, và cho bố.
08/04/2017










Trở về








MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.