Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

Đoàn Tử Huyến (1952 - 2020)

 






http://phannguyenartist.blogspot.com/






Đoàn Tử Huyến
(1952 - 2020)
thọ 68 tuổi
Dịch giả
Người sáng lập Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.



Đoàn Tử Huyến (1952[1] tại xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh – 22 tháng 11 năm 2020 tại Sơn Tây, Hà Nội) 



Sự nghiệp

Đoàn Tử Huyến tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Voronezh ở Liên Xô, về nước giảng dạy văn học Nga tại Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi làm biên tập viên Nhà xuất bản Lao Động[2]. Sau đó ông làm phó tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài. Năm 1999 ông sáng lập Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, một trung tâm hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xuất bản phát hành sách[3].

Đoàn Tử Huyến là một dịch giả tiếng Nga giỏi. Ông từng là ủy viên Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam. Trước khi qua đời ông là Chủ tịch Hội đồng Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Hà Nội[2].

Năm 2016 sức khỏe của Đoàn Tử Huyến giảm sút do bị tai biến mạch máu não[4]. Ngày 22 tháng 11 năm 2020, ông qua đời khi đang ngủ, có thể do hậu quả của căn bệnh tai biến[3].
















Tác phẩm

Tác phẩm biên soạn

Đoàn Tử Huyến được biết đến với việc biên soạn nhiều tác phẩm đưa bạn đọc đến gần hơn với nền văn học bác học của thế giới như[2]Diễn từ của các nhà văn Nga đoạt giải Nobel
Các nhà thơ đoạt giải Nobel
Các nhà văn đoạt giải Nobel




108 nhà văn thế kỷ 20









Sưu tầm và biên soạn[5]




Bùi Giáng - trong cõi người ta






Nguyễn Công Trứ
cuộc đời và thơ






Trịnh Công Sơn, một người thơ ca một cõi đi về
(cùng Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha)






Đức Thọ đất và người














Tác phẩm dịch



Danh sách dưới đây thống kê chưa đầy đủ những dịch phẩm của Đoàn Tử Huyến[5]


Bố già
(tiểu thuyết, Mario Puzo, dịch chung với Trịnh Huy Ninh)





Chiếc vòng thạch lựu
(truyện dài, Aleksandr Kuprin)





Đấng cứu thế
(tiểu thuyết, Miguel Otero Silva)





Đêm sau lễ ra trường
(truyện dài, Vladimir Tendryakov)





Đêm trắng
(tiểu thuyết, Fyodor Dostoevsky)





Giọt rừng
(tập tản văn, Mikhail Prishvin)





Khóm hoa tử đinh hương
(tập truyện ngắn, Nhiều tác giả)





Kỳ lạ thế đấy cuộc đời này
(tiểu thuyết, Daniil Granin)





Nghệ nhân và Margarita
(tiểu thuyết, Mikhail Bulgakov)





Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ
(tiểu thuyết, Endō Shūsaku, dịch chung với Hoàng Thái)





Nhật ký vũ trụ của Ion Lặng Lẽ
(tiểu thuyết giả tưởng, Stanisław Lem, dịch chung với Hiếu Trang)





Những ô cửa màu xanh
(tập truyện ngắn, Nhiều tác giả)





Những quả trứng định mệnh
(tiểu thuyết, Mikhail Bulgakov)





Quán trọ Miramar
(tiểu thuyết, Naguib Mahfouz)





Sulamif
(tập truyện vừa, Aleksandr Kuprin)





Tiếng gọi vĩnh cửu
(tiểu thuyết, Anatoly Ivanov)





Trái tim chó
(tiểu thuyết, Mikhail Bulgakov)






Vanina Vanini
(tiểu thuyết, Stendhal)






Giải thưởng

Đoàn Tử Huyến được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng hàng năm 1990–1991, hạng mục dịch thuật cho tác phẩm Nghệ nhân và Margarita[2][3].


Gia đình

Đoàn Tử Huyến là cháu gọi Đoàn Tử Quang là cụ nội[6]. Cha ông là một giáo viên. Ông là con trai cả trong gia đình có năm anh em[7]. Em trai ông Đoàn Tử Hoan cùng điều hành trung tâm Đông Tây với ông và quản lý trung tâm sau khi ông qua đời[4].

Đoàn Tử Huyến có vợ là một giáo viên dạy tiếng Nga. Hai ông bà có hai con: một trai một gái[4].



Chú thích

^ Theo báo Tuổi Trẻ thì năm sinh thực tế của ông là 1950, còn 1952 là năm sinh trên giấy tờ.

^ a b c d Đỗ Quyên (22 tháng 11 năm 2020). 
Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.

^ a b c Thiên Điều (22 tháng 11 năm 2020). “Dịch giả Đoàn Tử Huyến qua đời”.
Báo Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.

^ a b c Hà Thu (22 tháng 11 năm 2020).
“Dịch giả Đoàn Tử Huyến qua đời”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.

Thư viện Quốc gia Việt Nam. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.

^ Nguyễn Sĩ Đại (22 tháng 11 năm 2020). “Đoàn Tử Huyến - Người đưa thư của thời đại”
Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.

Tạp chí Khám phá điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
















TTO - Dịch giả văn chương Nga Đoàn Tử Huyến đã ra đi lúc 7h45 ngày 22-11, thọ 70 tuổi. Anh ra đi khi ngủ. Một giấc thiên thu giữa trời Hà Nội đầu đông hanh hao vàng nắng.




Dịch giả Đoàn Tử Huyến


Gia đình bạn bè bàng hoàng, nhưng cũng biết là anh đã rất nhẹ nhàng như không để đau đớn cho người ở lại.

Anh ra đi để lại những trang sách dịch văn học Nga - Xô Viết. Đặc biệt là những tác phẩm của M. Bulgakov (1891 - 1940) - một nhà văn lớn không chịu khuất phục số phận đã viết nên Nghệ nhân và Margarita, Trái tim chó, Những quả trứng định mệnh đầy lòng yêu thương và lo âu cho con người.

Anh đã đọc và đồng cảm sâu sắc với nhà văn để quyết định dịch những cuốn sách đó ra tiếng Việt.

Dịch văn chương không bao giờ là việc chuyển ngữ đơn thuần. Bản dịch Nghệ nhân và Margarita của anh đã lay động người đọc ở nội dung mang tính tư tưởng triết học sâu xa được chuyển tải uyển chuyển, thấm thía bằng một thứ tiếng Việt phong phú và sinh động.

Anh còn dịch nhiều nhà văn khác và với mỗi nhà văn anh đều có cách tiếp cận và xử lý văn bản nghệ thuật tinh tế. Tiểu thuyết Đêm sau lễ ra trường của V. Tendryakov (1923 - 1984) anh dịch đã chạm đến một vấn đề lớn của học đường và tuổi mới lớn.

Bản dịch có lẽ là cuối cùng anh thực hiện đầu thế kỷ 21 là cuốn Giọt rừng (M. Prishvin - 1873 - 1954) - tác phẩm khiến người đọc rưng rưng với vẻ đẹp của thiên nhiên Nga và của tiếng Việt.

Anh ra đi để lại tạp chí Văn Học Nước Ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam được tái lập năm 1995 mà anh, nói không ngoa, chính là linh hồn của nó dù anh chỉ giữ chức phó tổng biên tập.

Quyển tiểu thuyết Sự bất tử của Milan Kundera (nhà văn Czech định cư tại Pháp) tôi dịch từ tiếng Nga nhờ anh biên tập và góp tiếng nói quyết định cho đăng số đầu.

Cũng chính anh từ đó đã động viên tôi dịch tiếp Kundera để năm 1999 nhà sách Đông Tây của anh đã in cho tôi bản dịch bộ ba tác phẩm của nhà văn lớn người Czech này.

Trong mấy năm làm tạp chí Văn Học Nước Ngoài, anh đã cùng ban biên tập đăng tải một khối lượng lớn tác phẩm của nhiều nhà văn nổi tiếng các nước, đưa đến cho công chúng độc giả và giới văn chương nước nhà sự hiểu biết đa dạng và một vốn tri thức thẩm mỹ sâu rộng về các nền văn học thế giới.

Anh ra đi để lại Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây - một trong những không gian sinh hoạt văn hóa đầu tiên ở thủ đô do anh sáng lập. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc trò chuyện về văn hóa văn nghệ, rất nhiều hoạt động làm cầu nối văn hóa trong và ngoài nước mà anh lại cũng chính là linh hồn.

Nơi đây đã tổ chức dịch thuật, biên soạn nhiều cuốn sách giá trị. Tập tiểu luận viết bằng tiếng Pháp những năm 1922 - 1932 của học giả Phạm Quỳnh do anh tổ chức dịch thuật và in ấn đã góp thêm cứ liệu xác thực và quan trọng cho việc nhìn nhận lại một "nhà văn hóa tiên phong" (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) trong lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.

Anh ra đi để lại kỷ niệm về một Người Chơi hào sảng hết mình tận tình tung phá. Anh lắm bạn nhiều bè, ưa đi đây đi đó, nhưng lại không thích xuất hiện trên truyền thông. Cơn tai biến đã khiến anh hỏng trí nhớ vùng ngôn ngữ và điều đó khiến anh hết sức đau khổ.

Bạn bè thương anh muốn anh khuây khỏa thường kéo anh đi chơi. Thứ năm (19-11) anh còn có mặt ở nhà tôi chung vui một nhà thơ cao tuổi ra tập thơ mới. Tất cả chúng tôi không thể ngờ đó là lần cuối được gặp anh.

Khi tôi báo tin anh mất trên Facebook, mọi người vào bình luận đều tiễn đưa anh bằng hai từ Tài năng và Tử tế. Vâng, anh, dịch giả Đoàn Tử Huyến - một người tử tế văn hóa.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, nhân vật cuối cùng của Thơ Mới, cũng mất cùng ngày, thọ 100 tuổi. "Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà" (Buồn xưa, Nguyễn Xuân Sanh) - câu thơ này giờ đây đọc lên bỗng thêm vị bùi ngùi, nhắc chúng ta nhớ người đi xa những khi mùa về...
























Trở về







MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.









Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

Nguyễn Đình Toàn (1936 - 2023)















Nguyễn Đình Toàn
(6/9/1936 Gia Lâm - 28/11/2023)
nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ
thọ 87 tuổi


Bút hiệu khác:
Tô Hà Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi viết nhạc.












Bàn tay khói hương
Buồn xưa sắp hết
nói gì đi em
Cali.9/6/2017


Nguyễn Đình Toàn sinh tại Huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh, di cư vào Nam năm 1954.
Ông là một nhà văn, một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước 75 và đã có nhiều sáng tác văn học nghệ thuật: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký, âm nhạc v.v 
Tác phẩm Áo mơ phai đã đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.
Nguyễn Đình Toàn viết văn đăng trên các báo miền Nam như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, và Tiền Tuyến.
Ông cũng có nhiều đóng góp trong việc phát triển tân nhạc Việt Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh  Sài Gòn hàng tuần trước 75
Sau ngày 30/4/1975, ông bị chính quyền Cộng sản bắt giam học tập cải tạo 10 năm.
Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư tại California, nơi ông tiếp tục viết báo và sáng tác.
Ông qua đời ngày 28/11/2023 tại đây
Hưởng thọ 87 tuổi



Nguyễn Đình Toàn là tác giả ca khúc được nhiều người biết đến là "Sài gòn niềm nhớ không tên" và bài "Tình khúc thứ nhất" do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thu âm và phát hành 2 đĩa nhạc với những sáng tác của ông.














Tình khúc thứ nhất
Lời Nguyễn Đình Toàn
Nhạc Vũ Thành An
Tiếng hát Lệ Thu





Tình vui theo gió mây trôi
Ý sầu mưa xuống đời
Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi
Mấy tuổi xa người
Ngày thần tiên em bước lên ngôi
Đã nghe son vàng tả tơi
Trầm mình trong hương đốt hơi bay
Mong tìm ra phút sum vầy
Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài
Lời nào em không nói em ơi
Tình nào không gian dối
Xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say
Lá thốt lên lời cây
Gió lú đưa đường mây
Có yêu nhau xin ngày thơ ngây
Lúc mắt chưa nhạt phai
Lúc tóc chưa đổi thay
Lúc môi chưa biết dối cho lời
Tình vui trong phút giây thôi
Ý sầu nuôi suốt đời
Thì xin giữ lấy niềm tin dẫu mộng không đền
Dù trời đem cay đắng gieo thêm
Cũng xin đón chờ bình yên
Vì còn đây câu nói yêu em
Âm thầm soi lối vui tìm đến
Thần tiên gẫy cánh đêm xuân
Bước lạc sa xuống trần
Thành tình nhân đứng giữa trời không
Khóc mộng thiên đường
Ngày về quê xa lắc lê thê
Trót nghe theo lời u mê
Làm tình yêu nuôi cánh bay đi
Nhưng còn dăm phút vui trần thế















Tác phẩm

Tiêu thuyết, truyện dài







1
Chị Em Hải
(1961)







2
Con Đường
(Nhà xuất bản Giao Điểm 1965)







3
Ngày Tháng
(Nhà xuất bản An Tiêm 1968)







4
Đêm Hè
(Nhà xuất bản Hiện Đại 1970)







5
Đêm Lãng Quên
(Nhà xuất bản Tân Văn 1970)







6
Giờ Ra Chơi
(Nhà xuất bản Khai Phóng 1970)







7
Không Một Ai
(Nhà xuất bản Khai Phóng 1971)







8
Thành Phố
(Nhà xuất bản Kẻ Sĩ 1971)









9
Áo Mơ Phai
(Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng 1972)









10
Tro Than
(Nhà xuất bản Đồng Nai 1972)








11
Những Kẻ Đứng Bên Lề
(Nhà xuất bản Giao Điểm 1974)







12
Đồng Cỏ
(Nhà xuất bản Đồng Dao/ Úc châu 1994)















Tập truyện






13
Phía Ngoài
(viết chung với Huỳnh Phan Anh, Nhà xuất bản Hồng Đức 1969)







14
Đám Cháy
(Nhà xuất bản Tân Văn 1971)








Bút ký

15
Bông Hồng Tạ Ơn I & II
(Nhà xuất bản Đêm Trắng 2006, 2012)









Thơ




16
Mật Đắng
(Nhà xuất bản Huyền Trân 1962)









Kịch




17
Cơn Mưa



















Nhạc





18
Hiên Cúc Vàng
(tập nhạc, 1999)
Tiếng hát Khánh Ly






19
Tôi Muốn Nói Với Em
(tập nhạc, 2001)






20
Mưa Trên Cây Hoàng Lan
(tập nhạc, 2002)
Tiếng hát Khánh Ly














Nhạc phẩm




Khánh Ly





Khánh Ly




Tuấn Ngọc





Khánh Ly





Khánh Ly





Khánh Ly





Khánh Ly





Khánh Ly





Khánh Ly




Khánh Ly





Khánh Ly





Khánh Ly




Khánh Ly




Khánh Ly





Khánh Ly





Tuấn Ngọc





Khánh Ly





Khánh Ly




Khánh Ly





Khánh Ly






Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn
"Một Ngày Sau Chiến Tranh"
















Tham khảo thêm về tác giả Nguyễn Đình Toàn









Nguyễn Đình Toàn và nỗi buồn trước mặt




Nguyễn Đình Toàn và thủ bút



Thấm thoát đã 17 năm rồi đó. 17 năm đi qua trong lòng con người ”thiên lý tương tư” như một khoảng thời gian đầy dẫy buồn phiền. Từng năm, từng tháng nào có nghĩa gì so với nhịp luân hành vũ trụ, mà sao trong đáy sâu tiềm thức, trong hố thẳm nhớ thương, vẫn hiện lên bao nỗi giày vò gần như thê thảm. 17 mùa Xuân đất Bắc đã qua đi. 17 mùa Hạ cũng tàn phai theo từng trận gió Lào hầm hập. 17 mùa Thu chết rụi theo xác lá rơi ngổn ngang trên khắp nẻo đường Hà Nội và 17 mùa Đông với mưa phùn gió bấc thổi buốt ruột gan cũng phai nhoà trong tâm tưởng qua 17 mùa mưa nắng. Lòng người miền Bắc chợt úa héo mỗi lần nghĩ tới.

Nguyễn Đình Toàn sinh ra và lớn lên bên kia bờ Hồng Hà, huyện Gia Lâm nối liền với Hà Nội bằng nhịp cầu Long Biên vươn dài ngang dòng nước đỏ máu phù sa. Chỉ cách một cây cầu mà nếp sinh hoạt khác hẳn. Huyện Gia Lâm, có phi trường dân sự, có thôn xóm, luỹ tre bụi chuối, có bờ đê cao ngất xanh om cầu kỳ, mỗi năm một lần mở hội vào tháng Tám Âm lịch và một thị trấn chạy dài từ dốc cầu tới gần lối rẽ vào phi trường là hết. Đứng bên bờ đê Gia Lâm, có thể nhìn thấy lề Hà Nội với chiếc cột đồng hồ, Bảo tàng viện và cửa ô Yên Phụ.

Nhưng khi nhớ về miền Bắc, Nguyễn Đình Toàn chỉ nói tới Hà Nội, với tất cả mê đắm qua lớp lớp nhớ thương. Hà Nội là trung tâm miền Bắc, ở đó, mọi sinh hoạt được nâng lên hay hạ xuống đều có giá trị quyết định. Toàn, nhớ phố hàng Ngang, hàng Đào, nhớ con đường tàu điện với tiếng chuông leng keng buồn bã, nhớ chợ Đồng Xuân, nhớ nhà Thủy Tạ, nhớ cầu Thê Húc, nhớ đền Ngọc Sơn, nhớ tháp Rùa, nhớ cả hàng dương liễu xõa tóc xuống hồ Gươm soi bóng! Nguyễn Đình Toàn nhớ, nhớ nhiều lắm, nào thành phố, nào người tình bé bỏng, nhưng cái nhớ ở đây thuộc về ký ức, nên nó được phác họa qua tâm tưởng bằng những hình dung mê cảm nhất.

Người làm văn nghệ bao giờ cũng đa sự, họ có biết chăng, nỗi nhớ thương một khi đã bày tỏ được, coi như hết, không còn thuộc về mình nữa. Một món nợ đã trả xong, một chia lìa vừa dứt khoát! Cái đau ở chỗ đó. Nhưng may mắn thay, sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Toàn không nằm ở môi trường ấy. Nó được hình thành trong vùng trời khác, nơi mà định mệnh và tình yêu đang chụp bắt, đang bủa vây, đang khép những bất ngờ và khổ não cho mỗi tuổi trẻ.

Tuổi trẻ, tình yêu, hai vấn đề lớn nhất đối với Nguyễn Đình Toàn. Nhà văn luôn luôn vì nó, nhân danh chúng để tỏ bày thái độ trước cuộc sống. Nguyễn Đình Toàn mở đầu nghiệp văn của mình bằng tác phẩm Chị em Hải, đăng từng kỳ trong nhận báo Tự Do và cũng do cơ sở này xuất bản. Tác phẩm ra đời, đưa ngay nhà văn vô hẳn khung trời văn nghệ và được dư luận liệt vào thế hệ đợt sóng mới của văn chương Việt Nam. Điều này, đúng hay sai, thiết tưởng, không phải điều hệ trọng, vì giá trị của nhà văn và chiều hướng sáng tác của họ không nằm trong chu vi một tác phẩm, nhất là tác phẩm đầu tay. Nếu bây giờ đọc lại, tác giả chắc đã nhận thấy rõ hơn ai hết điều đó!

Nguyễn Đình Toàn, nhà văn buồn bã và bệnh hoạn. Cái cuộc đời này, ngay cả trái đất nữa, tự cổ, vẫn chứa chấp trọn vẹn những vấn đề thông thường, trong nếp sinh hoạt chung, chỉ có khác, hình thức luôn luôn đổi thay theo tiến hoá, nhưng nội dung vẫn tóm gọn trong một số từ ngữ: sống chết, ăn ở, chủ quyền, thịnh vượng, tự do, công bằng, bác ái, tín ngưỡng, tôn giáo, v.v. Mọi quy luật đấu tranh đều xoay quanh mấy chữ trên, nhưng nó biến hoá khôn lường, làm cho mỗi từ ngữ biến chất và lý-tưởng-hoá nó tuỳ theo cứu cánh. Cũng như bốn chữ: Sinh, Bệnh, Lão, Tử, ấn định chu kỳ cho mỗi kiếp sống tạm bợ này.

Nguyễn Đình Toàn mang tuổi trẻ đi vào tình yêu, như kẻ hành hương gian nan đi tìm thánh địa trong tâm tưởng. Mỗi nhân vật được nhà văn dùng tới hình như đã mang sẵn một bản án, một quyết định nên mọi diễn trình của nhân vật đều ôm theo nỗi bi đát của định mệnh. Hình ảnh cô liêu làm băng hoại suy nghĩ. Mỗi nhân vật dưới nét mực Nguyễn Đình Toàn được đẩy vào con đường không định sẵn hướng đi. Mỗi số phận cứ lần từng bước trong vũng tối của tâm linh và trở thành mù loà trước ám ảnh, dục vọng! Từng bước của nhân vật như đi vào miền lưu đày vĩnh viễn. Nó nguy hiểm như trò chơi đu bay và ghê rợn như bước trên sợi dây tử thần treo chênh vênh ngang miệng vực thẳm. Người đọc nhìn rõ chúng qua toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Đình Toàn. Nó liễm kết ở mỗi dòng, mỗi chữ. Nó vướng nghẹn giữa vượt thoát và cản ngăn, như một dòng nước chỉ dâng cao đến mép bờ mà không cách nào tràn qua, đành phải xuôi theo chiều nghiêng để quăng mình vào nơi thấp nhất.

Tác phẩm Con đường, ghi nhận lại nỗi u uất và đớn đau của thân phận đàn bà. Nội dung cuốn sách nêu lên những dữ kiện phi lý (không phải cái phi lý của Camus) do cuộc sống đẩy tới và con người chấp nhận một cách vô ý thức. Vóc dáng người con gái không may mang vết chàm trên mặt lại còn bị bủa vây bởi một hoàn cảnh khốn khó, nên tự giải toả bằng liều lĩnh của bản năng. Niềm tin đã chết rồi! Cuộc sống và hạnh phúc là hai điều thất bại ở tận đáy thẳm của lương tri, còn gì để đắn đo, trả giá? Nhân vật xưng tôi trong tác phẩm, phải chăng là niềm ăn năn của một tín đồ ngoan đạo giữa khung trời thánh thiện mà nhà văn hằng mơ ước? Cuộc đời đối với nhà văn, không phải là khoảnh khắc, là giai đoạn sống của một nhân vật ở trong kích thước của nó, nhưng đích thực, nó lê thê, ẩm ướt trong mỗi ô vuông hiện diện. Thân phận đứa con gái mồ côi cha, mẹ bỏ đi lấy chồng đã là điều bất hạnh, trời còn bắt tội mang tật, hỏi làm sao đủ can đảm để sống? Bởi vậy, người con gái đó có quyền thi hành những gì mình muốn, hoặc do định mệnh an bài. Nguyễn Đình Toàn, nhà văn tình cảm, bởi thế, những sự tình nêu ra hay được giải quyết đều thuộc tình cảm. Nếu đôi khi có sự tham dự của lý trí, cũng rất mờ nhạt, nó chỉ được dùng khi thực sự cần thiết. Chính vì muốn dùng cảm nghĩ để chuyên chở hành động nên phần độc thoại nội tâm bao giờ cũng lấn lướt, nhà văn coi nó như động lực căn bản để dàn trải, mở, thắt sự tình,

… Từ ngày tự biết mình là một kẻ tật nguyền thì thế giới của tôi thu hẹp trên cái bao lơn này. Không phải tôi không còn tiếp xúc với ai trong nhà hay người ngoài, cũng không phải tôi không còn bước chân xuống phố nữa, những lúc ấy tôi cử động, sinh hoạt như sắm một vai kịch tôi không phải là tôi. Chỉ có những lúc ngồi đây, trên cái bao lơn này, với bóng tối vây quanh, tôi mới thật là tôi, được tự do dự phóng. Và từ đó phải chịu nhận một khoảng cách với mọi người.

Làm thế nào khi mình là kẻ tật nguyền, bất bình thường? Bước ra khỏi thế giới của tôi, tôi bị quan sát chớ không được nhìn ngắm. Có lẽ tôi quá bi quan về sự bất thường của mình, nhưng làm thế nào được, tôi không đè nén cũng không giấu được sự ấy…

Đoạn văn trên là những dòng đầu của tác phẩm Con đường (1967) mở ra trước mắt người đọc một phần số đã bị định đoạt. Người con gái trời bắt xấu là sự cực nhọc ghê gớm, là một hình phạt chung thân, là một huỷ hoại vô bờ bến, do đó, những sự tình nào xảy đến, dù đến bằng vòng tay ân ái của kẻ tình nhân, hay đến bằng đớn đau cũng chỉ là để thực thi một hình phạt! Con người ở hoàn cảnh này quả là tai họa của chính mình.













NS Nguyễn Đình Toàn & Âm Nhạc
Quỳnh Giao



Ngày còn bé, Nguyễn Ðình Toàn không biết đánh đáo.

Ông đánh mạt chược thuộc loại đáo để và ăn nói còn đáo để hơn trên bàn mạt chược, nhưng Quỳnh Giao nghi là ông không biết đánh đáo. Hoặc có lẽ không thèm đánh đáo. Ở tuổi ấu thơ, Nguyễn Ðình Toàn ham mê chuyện khác, để ý đến chuyện khác, chuyện thi ca chẳng hạn, thơ và nhạc. 
Người ta có thể kết luận như trên khi đọc tập bút ký của ông viết về 190 tác giả, có tựa đề là “Bông Hồng Tạ Ơn” vừa được ra mắt tại báo quán Người Việt chiều 28 Tháng Mười vừa qua. Quỳnh Giao không viết về ông trước ngày đó như để giới thiệu sinh hoạt này.





Nguyễn Ðình Toàn là nghệ sĩ không cần được giới thiệu.

Nguyễn Ðình Toàn có lẽ không đánh đáo với chúng bạn đồng tuổi vì ông mải nhìn mây, nghe nhạc, đọc văn và tìm hiểu về thơ. Không vậy, ông đã chẳng có một ký ức đầy ắp về những nghệ sĩ đã nổi danh từ thập niên 1950. Ông biết về họ rất tường tận, trước khi chính mình bước vào thế giới đó.

Giới yêu văn học thì biết Nguyễn Ðình Toàn qua các tác phẩm văn chương. Ông là một nhà văn nổi tiếng, có độc giả và từng được Giải Thưởng Văn Chương với Áo Mơ Phai, tác phẩm làm ông bị khổ sở không ít sau năm 1975.

Ông còn khổ sở hơn vì không chịu cúi đầu, vẫn cứ ngang ngạnh khi gặp cảnh tù đày.
Sau khi được thả ra, ông còn ngang ngạnh (dùng chữ hiên ngang tất sẽ làm ông khó chịu!) và khi chế độ trong nước thay đổi, xin tái bản lại Áo Mơ Phai, ông vẫn ngang ngạnh: “Các anh muốn làm gì chẳng được, nhưng đã hỏi tôi khi muốn tái bản thì tôi chỉ xin các anh ghi vào lời tựa lý do vì sao đã kết án tác phẩm và bỏ tù tác giả!” 
Ðược tái bản sách, nhiều người rất thích và đành nhịn. Nguyễn Ðình Toàn lại có cách từ chối đáo để như vậy thì... ai mà nhịn được! 
Giới yêu thơ cũng từng mê thơ Nguyễn Ðình Toàn, đã được đọc lại còn được nghe. 
Quỳnh Giao xin nói về chuyện nghe thơ này. 
Thời ấy, vào thập niên 1960 trở về sau, các ban tân nhạc trên đài phát thanh đều có xướng ngôn viên của đài hoặc chính các ca sĩ tự giới thiệu lấy trước khi trình bày. 
Và người ta không có lời giới thiệu (tiền thân của giới EmXi MC thời nay) để cho tác phẩm một cái mũ, một cái “châpeau” dẫn vào tác phẩm và nghệ sĩ trình bày.Ngoại lệ có tính chất tiên phong là chương trình “Tiếng Nhạc Tâm Tình” của Anh Ngọc, do Mai Thảo viết châpeau dẫn thính giả vào nhạc. Ông có cách hành văn rất tây, với lối dùng chữ mới lạ, dễ “bắt tai” thính giả. Hàng tuần, thính giả chờ đón để được nghe các ca khúc nghệ thuật mà người hát, hòa âm, và cả lời giới thiệu đều trau chuốt bóng bảy. Người đọc những dòng giới thiệu thường là Anh Ngọc, Mai Thảo, đôi khi Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương và cả Quỳnh Giao. 
Người không đội mũ nhưng gắn hoa và thổi mây lên từng ca khúc nghệ thuật là Nguyễn Ðình Toàn, với chương trình gọi là “Nhạc chủ đề”. 
Ông viết lời giới thiệu như người ta làm thơ. Văn phong của ông cổ điển hơn, khác với lối viết của Mai Thảo hay lời nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng là một loại thơ dẫn vào nhạc. 
Chương trình ăn khách và thực sự tạo ra một trào lưu chính là nhờ giọng nói truyền cảm, như lời thủ thỉ, của Nguyễn Ðình Toàn. Ông dẫn thính giả vào nhạc bằng câu “Hỡi em yêu dấu” như chỉ nói với một người. Qua làn sóng điện người nghe thấy ông thầm thì với riêng mình về những cảm xúc do ca Ðáng lẽ, chương trình ấy phải được gọi là “Dẫn em vào nhạc” mới phải, nhưng thời ấy chúng ta chưa dám táo bạo như thế! Qua cách nói... “hỡi em yêu dấu”, rõ là Nguyễn Ðình Toàn chỉ nói với phái đẹp. Vào quãng thời gian ấy, ông còn quá trẻ để gọi thính giả nam phái là “em”! 
Mà ông không cao ngạo như Ðinh Hùng khi xưng là “ta” với người đẹp, ông mộc mạc nhũn nhặn xưng là “tôi”. 
Thế mới chết... chị Thu Hồng! 
Nhớ lại thì nếu Tiếng Nhạc Tâm Tình của Anh Ngọc gồm những giọng hát thượng thặng của thời đó trình bày, được chính ông chọn lọc và bầy bán giới hạn tại cửa hàng Au Printemps gần thương xá Tax, đã dẫn tới một ngành sinh hoạt mới là các trung tâm thực hiện băng nhạc, thì chương trình Nhạc Chủ Ðề của Nguyễn Ðình Toàn đã là nơi báo hiệu hào quang lên những ca sĩ sau này là tên tuổi lẫy lừng, như Sĩ Phú, Khánh Ly, Lệ Thu... 
Phải nói rằng nhiều ca sĩ thường xuyên cộng tác với đài phát thanh hoặc xuất thân từ các gia đình nghệ sĩ thì đã được... “lăng xê” từ trước và họ thực sự là những người chuyên nghiệp vì sự đòi hỏi của các đài phát thanh. Chương trình của Nguyễn Ðình Toàn lại khác. 
Ông mời những giọng hát tài tử trong tinh thần “hát cho vui”, hát vì nghệ thuật. 
Luật gia Khuất Duy Trác thuộc thành phần ấy và đóng góp rất nhiều cho chương trình này. Một thí dụ khác là kỹ sư địa chất Võ Anh Tuấn - người tham dự việc tìm ra mỏ dầu đầu tiên - được mời hát Dạ Khúc của Nguyễn Mỹ Ca với giọng Nam như Trần Văn Trạch. Theo Quỳnh Giao, bài thành công nhất của Võ Anh Tuấn là Giọt Mưa Thu của Ðặng Thế Phong. Miền Nam không có mưa Thu Hà Nội, Nguyễn Ðình Toàn khơi dậy Mùa Thu ấy trong tâm cảnh của chúng ta ở miền Nam qua cách trình bày của Võ Anh Tuấn.

Không có cái tai thẩm âm, ai lại dám làm điều ngược ngạo ấy vì thời đó và sau này, hát theo giọng Bắc mới được coi là hay! 
Cũng qua chương trình Nguyễn Ðình Toàn, mà Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác hay Sĩ Phú, v.v... đã là những tiếng hát vượt không gian. Ra khỏi các sân khấu thành phố mà vang vọng khắp bốn vùng chiến thuật và tạo ra một làn sóng ngưỡng mộ từ đó không nguôi. Ngay cả những ca khúc đầu tiên của Trịnh Công Sơn cũng đã như cánh vạc bay, và bay mãi, là từ chương trình Nhạc Chủ Ðề, qua tiếng hát Khánh Ly và lời thủ thỉ của Nguyễn Ðình Toàn. 
“Những bản tình ca không có hạnh phúc” qua tiếng hát của “nàng góa phụ của cuộc chiến này” là cách Nguyễn Ðình Toàn giới thiệu ca khúc Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. 
Có MC nào của đời nay làm chúng ta xúc động như vậy không? 
Nguyễn Ðình Toàn là nhà văn, là thi sĩ và ông giới thiệu nhạc bằng cảm nhận của nhà thơ. 
Ông cũng là nhạc sĩ đã sáng tác rất nhiều trong những năm về sau nhưng tác phẩm bị trùm lấp trong biến cố 1975. Khi ông ra đến ngoài này, sự thẩm âm của thiên hạ đã thay đổi. Người ta “hát giọng răng” (nói theo lối ví von của Phạm Duy, vì cô ca sĩ có hàm răng khấp khểnh) và giới thiệu ca khúc bằng vũ khúc...

Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Ðình Toàn chưa cho ra mắt một tác phẩm đáng lẽ phải có tên là “Dẫn em vào nhạc Nguyễn Ðình Toàn”, mà lại viết về những người nghệ sĩ ông sợ là chúng ta sẽ quên. 
Ông gửi tới họ những bông hồng tạ ơn qua tài năng cố hữu của ông, là dùng thơ dẫn người đọc vào ngôi vườn hoa của người khác. 
Khi viết bài này, trong dư âm của một chương trình nhạc chủ đề của Nguyễn Ðình Toàn, (chủ đề cuốn băng là “tình ca”) Quỳnh Giao bồi hồi nghĩ là "áo mơ chưa hề phai" trong tâm khảm ông. 
Nguyễn Ðình Toàn chỉ sợ những kỷ niệm cần trân quý của chúng ta bị phai lạt dần... Ông tạo ra một không khí tình cảm dịu dàng điệu nghệ để người nghe chuẩn bị đón nhận...

Lời thủ thỉ ấy đẹp như thơ làm thính giả phái nữ thấy lòng mình chùng xuống.


Quỳnh Giao








Du Tử Lê viết về Nguyễn Đình Toàn


Trường hợp Nguyễn Đình Toàn, và, 20 năm văn chương miền Nam (Phần 1)




Nhà thơ Du Tử Lê & Nguyễn Đình Toàn


Hai mươi năm không phải là một thời gian dài cho một nền văn chương. Nhất là khi nền văn chương đó, gần như phải thường xuyên đối đầu, thường xuyên sống, hít thở đầy lồng ngực nó, mùi vị chiến tranh, bom đạn và, những biến động chính trị không ngừng của một xã hội, như xã hội miền nam Việt Nam (sau giai đoạn Đệ Nhất Cộng Hòa.)
Nhưng, cách gì thì các chính quyền ở miền nam Việt Nam, trong hai mươi năm hiện hữu, cũng đã cho những người cầm bút một bầu khí tự do tương đối, đủ để họ thể hiện, đeo đuổi những khuynh hướng văn chương họ muốn.

Tuy nhiên, cũng vì bị cái chết rình rập, đuổi sau lưng, như một lực đẩy vô hình, khiến những người cầm bút ở miền nam thế hệ 1954 tới 1975 đã hối hả tỏa nhánh, chia cành với rất nhiều xu hướng văn chương - - Đôi khi nghịch chiều, khích bác hoặc phủ nhận nhau. Như một thứ phản ứng vô thức của bản năng.
Hiểu như thế, người đọc sau này sẽ không ngạc nhiên khi thấy vào những ngày, tháng giữa thập niên 1950, nhóm Sáng Tạo, cầm đầu bởi cố nhà văn Mai Thảo, đã công khai lên tiếng phủ nhận, xóa bỏ dòng văn chương tiền chiến; mà nhóm Tự Lực Văn Đoàn là đại diện.

Kế đến, một thập niên sau, nhóm Trình Bày với các tạp chí Trình Bày, Đất Nước, Nghiên Cứu Văn Học, cầm đầu bởi cố nhà văn Thế Nguyên, lại công khai lên tiếng khích bác, bài xích nhóm Sáng Tạo. Thế Nguyên quy kết Sáng Tạo, chủ trương, cổ súy cho dòng văn chương mà ông gọi là dòng “văn chương viễn mơ.” Đó là thời điểm nhóm Trình Bày cho rằng trong hoàn cảnh chiến tranh vật vã đau thương như vậy, văn chương phải phản ảnh thực trạng đất nước.
Với Thế Nguyên, trong giai đoạn miền Nam bị tràn ngập bởi quân ngoại nhập - - Cầm đầu bởi người Mỹ thì, văn chương không thể dửng dưng, đứng ngoài thời cuộc. Ông cổ súy nền văn chương hiện thực mà, ông gọi là dòng “văn chương dấn thân.” Nói theo thuật ngữ thời ấy, là dòng văn chương “phản chiến.”

Hai sự kiện vừa kể trên, theo tôi, chỉ là phần nổi của những tảng băng văn học, nghệ thuật miền Nam mà thôi.
Chìm dưới đáy sâu, nhờ có được khoảng không gian tự do tương đối (như đã nói,) sinh hoạt văn học của miền Nam, thực tế, chẳng những có, mà còn có rất nhiều xu hướng văn chương khác.

Từ những tác giả trung thành với dòng văn chương tiền chiến, hiểu theo nghĩa nghiêng hẳn về khuynh hướng xã hội: Tiếp tục con đường lấy cốt truyện và, nỗ lực phân tích tâm lý nhân vật làm xương sống cho sáng tác của mình - - Tới những nhà văn chạy theo trào lưu văn chương hiện sinh, vốn được ưa chuộng ở miền Nam, những năm (19)50, (19)60, do nhóm Sáng Tạo khơi mào - - Qua những bài viết của giáo sư Nguyễn văn Trung (bút hiệu Hoàng Thái Linh). Và, những tác phẩm mà họ Nguyễn in thành sách cho sinh viên của ông, thời ông dạy đại học Văn Khoa, Saigon; như “Nhận định” 1, 2, hoặc “Ca tụng thân xác,” v.v… 

Tuy nhiên, tùy theo mức độ thẩm thấu triết lý Hiện Sinh của triết gia kiêm nhà văn Jean Paul Sartre mà, một số nhà văn miền Nam thời đó, đã phản ảnh sự tiêu hóa của họ qua sáng tác. Thậm chí, một số tác giả còn đơn giản, hay thô thiển hóa triết lý Hiện Sinh của Jean Paul Sartre vào phạm trù dục tính. Như thể, đó mới chính là cốt lõi của triết lý hay, phong trào văn chương này. (1)

Cũng ở thập niên đầu của hai mươi năm văn học miền Nam, có nhà văn còn lầm lẫn giữa triết lý hiện sinh, với quan niệm con người là một con vật bị ngộ nhận, cùng lúc bị nhận chìm bởi những phi lý tàn khốc của kiếp người. (Quan điểm này được nhà văn Albert Camus xiển dương trong nhiều tác phẩm của ông.) (2)

Những nhà văn nhầm lẫn giữa hai khuynh hướng triết lý, vì tưởng lầm là một kia, đã đẩy nhân vật của họ tới những cái chết đầy kịch tính. Thí dụ, một nhân vật trong truyện, giữa lúc sắp (chứ chưa) đạt được tình yêu (mà y đinh ninh không thể tới được) đã quay ra tự sát!?! Hay một nhà văn khác, cho nhân vật của mình tự kết liễu cuộc đời ngay sau khi biết mình trúng số…độc đắc. 

Cũng vậy, bên cạnh những nhà văn (đa phần ở lớp trưởng thành sau thập niên (19)60, chấp nhận con đường binh lửa, vì nhu cầu bảo vệ miền Nam, đương đầu và chống cự lại những nỗ lực xâm lăng miền Nam của quân đội miền Bắc, đã thể hiện tâm trạng chênh vênh của họ giữa hai bờ vực sống / chết một cách mặc nhiên, không ta thán, rất nhân bản…Thì cũng có những nhà văn chủ trương lên án hay, khạc nhổ vào chiến tranh, như một chứng tỏ…kín đáo tính cách trí thức tiến bộ của họ!

Vì miền Nam trong chiến tranh, nên hầu hết các nhà văn đều bị chi phố bởi luật động viên ở miền Nam. Những nhà văn bị động viên này, dù ở hàng ngũ sĩ quan, hay binh sĩ, lại chia thành hai loại. Loại thứ nhất, chọn tiến thân bằng những sáng tác tố cộng hay chống cộng một cách dứt khoát, mạnh mẽ. Họ được dư luận gọi là lớp “nhà văn quân đội.” Loại thứ hai, là những nhà văn vẫn tuân thủ luật lệ quốc gia, nhưng khi trở về với mình, đối diện với trang giấy, họ vẫn giữ tư cách độc lập của một nhà văn. Hiểu theo nghĩa họ trung thành với rung động, những thao thức, những vấn nạn riêng về văn chương và đời sống…

Dĩ nhiên, lớp nhà văn được gọi là “nhà văn quân đội” không khỏi thấy “ngứa mắt” trước lớp nhà văn dân sự, phục vụ trong quân đội.

Cũng trong 20 năm văn chương miền Nam, một khuynh hướng văn chương khác nữa, nở rộ, được đón nhận nồng nhiệt; có phần rôm rả hơn tất cả những khuynh hướng văn chương vừa kể; là khuynh hướng văn chương được gọi là nền “văn chương mực tím.”

Sáng tác của những cây bút này, chủ yếu nhắm vào tuổi học trò. Lứa tuổi “bản lề” giữa niên thiếu và sắp trưởng thành. Tới nay, chưa ai bỏ công nghiên cứu để biết:

-Có phải xu hướng văn chương trong sân trường, giữa lớp học đã đưa tới sự thành hình của không biết bao nhiêu các thi văn đoàn hay, ngược lại?

Đây là loại văn chương không đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo nào, từ hình thức tới nội dung; ngoài tính đơn giản, dễ hiểu. Vì thế, loại văn chương ấy, không chỉ thỏa mãn cảm quan của giới học sinh mà, còn đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của lớp độc giả trưởng thành, dễ tính nữa. 

Sự kiện này, hiển nhiên nâng số lượng thơ, văn, sách báo trong vòng phấn “văn chương mực tím” của miền Nam, tới con số khá lớn. Nếu không muốn nói là đứng đầu mọi xu hướng.

Bên cạnh đó, những người quan tâm tới sinh hoạt văn học, nghệ thuật đô thị, cũng ghi nhận được một cơn bão trong…tách trà của một số nhà văn sống tại Saigon.

Đầu thập niên (19)70, số nhà văn đô thị này, đã rất tâm đắc bàn bạc về cái gọi là phong trào “Tiểu thuyết mới” - - Như một lối thoát, một thứ ánh sáng cuối đường hầm, hay một phép thanh tẩy có khả năng “cứu rỗi” những bế tắc văn chương cho họ. Mặc dù, khi những nhà văn kia háo hức trước phát hiện cái gọi là “tiểu thuyết mới” thì, tại nguyênquán, nơi phong trào “tiểu thuyết mới” được sinh ra, lại đang trên đường tàn lụi. 

Theo tài liệu thì, phong trào “Tiểu thuyết mới” được đẩy lên tới đỉnh cao từ những năm cuối thập niên (19)40, song song với phong trào kịch mà nhân vật không còn là chính diện hay tâm điểm, do các kịch tác gia Adamov, Beckett, Ionessco phát động.

Cầm đầu phong trào “Tiểu thuyết mới” ở giai đoạn khởi đầu này, là nhà văn Alain Robbe Grillet. Ông quy tụ một số bằng hữu viết văn quanh nhà xuất bản “Nửa Đêm / Édition de Minuit,” ở Paris. 

Theo nhà phê bình văn học Pháp, Carl Gustaf Bjurstrom, trong tác phẩm “Văn Học Thế Giới Hiện Đại / Les Littératures Contemporaines À Travers Le Monde,” bản dịch của Bửu Ý (3) thì nhóm này chủ trương xóa bỏ loại tiểu thuyết từ hồi nào giờ, vẫn ôm chặt lấy nghệ thuật phân tích tâm lý, như thể đó là chuẩn mực cao nhất và, bất biến của văn chương. Trong khi theo họ (những người chủ trương “Tiểu thuyết mới”) thì nó lại là những ước lệ, giả tạo, dối trá, hợm hĩnh của cái “ta” trong vai trò thượng đế, ban phước, giáng họa cho tất tật mọi nhân vật. Những nhà văn cổ súy phong trào “Tiểu thuyết mới” đòi hỏi nhà văn phải trở lại với những khách quan của một người quan sát, phải luôn tự giác trước thực tế đời sống, ngoại cảnh. Mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, nhà văn Ollir, một thành viên khác trong nhóm, qua tiểu thuyết “Đạo diễn” đã cho thấy “sự hiện diện của đồ vật là trên hết.”

Vẫn theo tác giả Carl Gustaf Bjurstrom thì:

“Khuynh hướng này không hoàn toàn mới mẻ. Năm 1925 Gide đã viết ‘Bọn làm bạc giả’ đi ngược lại với mọi là luật truyền thống của truyện kể. Cuốn ‘Ulysse’ của James Joyce muốn ghi lại những cảm tưởng nguyên hình trạng. Và trong trường phái ‘tiểu thuyết mới,’ Nathalie Sarraute, với những bài đầu tiên viết trước thế chiến, thật ra đã nối kết ảnh hưởng của Joyce với tân trường phái. Tiểu luận ‘Kỷ nguyên ngờ vực’, giống như ‘Kỷ yếu về sự phân hóa’ của Cioran và ‘Mục lục’ của Michel Butor báo hiệu trước bước đường cùng của tiểu thuyết tâm lý (……) Như thế, là ‘tiểu thuyết mới’ biến cải một cách thiết yếu cái ‘điểm quan sát’ của tiểu thuyết gia. Không còn là kẻ kể chuyện đã biết hồi kết cuộc nên chi ‘sắp xếp’ và diễn theo lối kết thúc đó. Nó chỉ là chứng nhân ghi nhận những hiện diện, những xúc cảm …” (4) 

Một trong số ít nhà văn Saigon, cuối thập niên (19)60, đầu thập (19)70 tỏ ra rất hưng phấn với phong trào này, là Nguyễn Đình Toàn. Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam. Tuy nhiên, những người biết ông qua chương trình phát thanh “Nhạc chủ đề” (trên đài Saigon, cùng với nhạc sĩ Vũ Thành An), lại nhiều hơn, những người biết ông qua văn chương.



Ưu điểm nào thấy được trong văn chương Nguyễn Đình Toàn? (Phần 2)





Nguyễn Đình Toàn bước vào nghiệp văn rất sớm. Từ những ngày ông còn ở Hà Nội, với bút hiệu Tô Hà Vân. (5)

Di cư vào miền Nam, năm 1954, ông trở thành biên tập viên đài phát thanh Quốc Gia. (Mọi người quen gọi là đài phát thanh Saigon, để phân biệt với đài Quân Đội.)

Không biết có phải vì lý do công việc, hay để đánh dấu một giai đoạn khác của sự nghiệp văn chương, họ Nguyễn đã từ bỏ bút hiệu kể trên, để dùng tên thật của mình, như bút hiệu.

Những năm đầu ở miền Nam, ngoài công việc thường lệ của một biên tập viên phát thanh, Nguyễn Đình Toàn còn cùng ký giả Phan Lạc Phúc, chủ trương một chương trình văn học, nghệ thuật cho đài Saigon. Nhưng, như đã nói, ông được quần chúng biết tới nhiều hơn cả, khi ông cùng nhạc sĩ Vũ Thành An thực hiện chương trình “Nhạc chủ đề.”

Với những giới thiệu hay dẫn nhập bằng cách viết (cách nói) riêng của mình; nhất là qua giọng nói, như một thủ thỉ tư riêng giữa hai người, qua làn sóng điện, họ Nguyễn trở thành một thứ “người tình không chân dung” của rất nhiều nữ thính giả. Đồng thời, ông cũng là “người bạn thiết” của rất nhiều thính giả thuộc nam giới. Với lớp thính giả này, ông như người đã nói thay họ những điều họ muốn nói về tình yêu, âm nhạc, thời thế. Kể cả những điều họ không có trong đầu, trước khi nghe chương trình của ông.

Đây cũng là thời gian xuất hiện của hai tình khúc, như hao cơn bão nhỏ, lay động giới trẻ miền Nam: Ca khúc “Tình khúc thứ nhất” và, “Em đến thăm anh đêm ba mươi.” nhạc Vũ Thành An, lời Nguyễn Đình Toàn, ra đời.

Vẫn với “cách nói khác,” cách nói luôn mở ra những chân trời mới lạ, ảnh hưởng từ những nhân sinh quan tây phương, như:

“Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai
Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài
Lời nào em không nói em ơi
Tình nào không gian dối
Xin yêu nhau như thời gian làm giông bão mê say”

(Trích “Tình khúc thứ nhất”)

Hoặc:

“Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em
Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm…”

(Trích “Em đến thăm anh đêm ba mươi”)

Ở thời điểm cuối thập niên (19)50, đầu thập niên (19)60 thì đó là cách nói cực kỳ mới mẻ. Người ta không thể tìm thấy ý niệm “niềm vui trong thiên tai,” “yêu nhau như thời gian làm giông bão,” hay vật chứng cho một tình yêu là “chiếc lá vàng” xin từ “người phu quét đường”… trong bất cứ một ca từ nào của nên tân nhạc Việt Nam, kể từ tiền chiến.

Một trong những đỉnh cao lãng mạn của nhạc tiền chiến là ca từ của Từ Linh, viết cho những ca khúc của Đoàn Chuẩn. Nhìn lại, ta thấy, dù sao thì những ca từ này cũng vẫn là những hình ảnh tượng trưng, sáo mòn. Như:

“Nhớ tới mùa thu năm nào mình anh lênh đênh rừng cùng sông
Chiếc lá thu dần vàng theo
Nhớ tới ngày nào cùng bước đến cầu / ngồi xõa tóc thề
Còn đâu ân ái chăng người xưa?”

(Trích “Lá thư” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh)

Hoặc:

“Mộng nữa cũng là không
Ta quen nhau mùa thu
Tta thương nhau mùa đông
Ta yêu nhau mùa xuân
Để rồi tàn theo mùa xuân
Người về lặng lẽ sao đành…”

(Trích “Tà áo xanh” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh).

Người nghe có thể thấy mình thấp thoáng đâu đó, trong những ca từ vừa kể. Nhưng tuyệt nhiên, chúng không đem lại cho người nghe, những hình ảnh bất ngờ từ thị giác. Cái ngỡ ngàng, hạnh phúc của xúc giác mà ca từ của Nguyễn Đình Toàn (qua nhạc Vũ Thành An), đã đem lại cho họ.

Thời điểm này, ở lãnh vực văn chương, cũng là thời điểm văn giới, độc giả chào đón hai tác phẩm đầu tay của Nguyễn Đình Toàn. Đó là “Mật đắng,” thơ và; “Chị em Hải,” văn xuôi. Ông được dư luận ghi nhận là một trong vài trường hợp thành công sớm. Rất sớm.

Nguyễn Đình Toàn kể, trong một buổi họp đầu thập niên (19)60 ở nhà xuất bản Cơ Sở Xuất Bản Tự Do, đường Võ Tánh, Saigon, cũ, cùng với nhà văn Thảo Trưởng, ông được mời tham dự, cùng nhiều nhân vật thuộc hàng “lão làng” thời đó.

Một trong những nhân vật “lão làng” này là nhà văn Hiếu Chân (tức Nguyễn Hoạt). Ông hỏi một nhân vật “lão làng” ngồi cạnh:

“Hai thằng nhóc nào vậy?”

Ông này đáp:

“Đó là tác giả “Chị em Hải” và “Thử lửa.”

Tác giả “Tỵ Bái” thản nhiên bảo:

“Mang cho chúng nó hai ly sữa!”

Tôi không biết khi nói vậy, cố nhà văn Hiếu Chân / Nguyễn Hoạt có ý đùa hay thật? Nhắc lại chuyện này, tôi chỉ muốn nói, mặc dù với hai tác phẩm gây được tiếng vang đáng kể ở cả hai lãnh vực thơ cũng như văn, nhưng trong suốt thời gian tạp chí Sáng Tạo hiện diện từ 1956 tới ngày đình bản hẳn, họ Nguyễn không đóng góp một sáng tác nào cho tạp chí ấy. Do đó, ông lại càng không phải mà một trong những thành viên nòng cốt của Sáng Tạo, như một bài viết đã được đưa lên mạng!

Tôi nghĩ, người thứ nhất gắn nhãn “thành viên tạp chí Sáng Tạo” cho nhà văn Nguyễn Đình Toàn, có thể là người không hề tham dự trong sinh hoạt văn chương miền Nam, 20 năm, và cũng không bỏ công tra cứu trước khi viết. Khiến sau đó, một số người trẻ khác, lập lại nhiều lần, lầm lẫn này!

Nếu cần đi tìm phần đóng góp của họ Nguyễn ở lãnh vực báo chí, thì đó là sự tiếp tay đáng kể của ông cho tạp chí Văn (thời nhà văn Trần Phong Giao làm Thư ký tòa soạn.) Ở giai đoạn này, Nguyễn Đình Toàn không chỉ đóng góp bài vở mà, ông còn ở trong ban tuyển chọn sáng tác thơ cũng như văn cho tạp chí Văn nữa.

Trở lại với thi phẩm “Mật đắng,” họ Nguyễn cũng cho thấy ông nỗ lực đi tìm một “cách nói khác” cho thi ca của mình. Nhưng, với “Chị em Hải” thì không. Có thể vì nội dung “Chị em Hải” là một truyện vui. Nó có cùng dạng, tính với tác phẩm “Gia đình tôi” của Duy Lam.

Phải đợi tới khi truyện dài “Con đường,” rồi những tác phẩm kế tiếp, như “Ngày tháng,” “Giờ ra chơi,” “Áo mơ phai” v.v… xuất bản, lúc đó, cõi-giới văn xuôi Nguyễn Đình Toàn mới thực sự định hình.

Tuy là người từng tỏ ra rất hưng phấn với phong trào “Tiểu thuyết mới” phát xuất từ Paris vào những năm đầu thập niên (19)40, nhưng khi sáng tác, họ Nguyễn không nhiệt tình ứng dụng những lý thuyết văn chương mà, phong trào này đề xướng. Ông vẫn xây dựng tác phẩm của mình trên những cảm nhận, kinh nghiệm riêng.

Tôi muốn nói, ông vẫn trung thành với quan niệm đi tìm một cách nói / cách viết khác” cho văn chương ông.

“Cách nói khác” đó là gì? 

Bằng vào ghi nhận của của tôi thì, trước nhất, họ Nguyễn không quá bận tâm vào cốt truyện. Người đọc sẽ rất khó tìm thấy những nút thắt, nút mở, hay những cao trào trong diễn biến truyện. Kế tới, người đọc cũng không thấy trong truyện của ông, những chủ tâm phân tích tâm lý, như những “chân lý” dẫn đường, hay “xương sống” của tác phẩm. 

Nét đặc thù trong truyện Nguyễn Đình Toàn là những mới mẻ lấp lánh ở phần mô tả nhân vật, cảnh tượng. Bản chất thông minh, đôi khi tới cay nghiệt (với nhân vật của mình), họ Nguyễn đã mặc nhiên khai thác ưu điểm đó, để nhập vai những chiếc cầu mà, thuật ngữ văn học gọi là liên tưởng, ẩn dụ (metaphor), hoán dụ hay hoán ngữ (metonymy)…

Nếu cần phải diễn tả một cách nào khác thì, theo tôi, chúng chính là tấm gương phản chiếu chân dung tài năng, con người của ông vậy.

Sau đây là một trích đoạn từ truyện ngắn “Đêm lãng quên,” của Nguyễn Đình Toàn, khi ông mô tả cùng lúc người và, sự việc chung quanh.(6)

“Trong cái bóng đêm đen kịt của một cơn giông nín nghẹn, trận mưa đã không thể nào đổ xuống, đứa con gái hiện lên giữa khung cửa như một khói đen đặc, một mùi vị khác lạ, cái mùi vị chỉ những kẻ sống bao năm một mình như ta, mới có thể nhận biết ngay.

“Con nhỏ đứng sững lại giữa khung cửa, có lẽ mắt chưa quen với bóng tối, nó la, sao tối thui vậy ông nội. Vậy ta phải thắp đèn lên để đón mày sao.

“Đứa nào đó? Tôi đây mà. Tôi có cây đèn đây. Ông nội có lửa cho con xin chút.

“Nó đứng thẳng giữa cửa, một tay giơ cây đèn lên cao. Từ trong nhìn ra, bóng của đứa con gái cắt lên cái nền đen đục của khung cửa như một bức tượng nặng, tóc xõa trên tấm áo trắng ngắn, mầu quần đen lăn với bóng tối. Cái bóng nặng chặn ngang những cơn gió nồng nực thổi tới làm cho hơi thở ta trở nên khó khăn hơn, có một chút gì đó đã tẩm lẫn vào không khí, cái không khí lạnh nhạt ta thở hít mỗi ngày, làm cho nó trở nên cay se, mùi phấn, mùi nước hoa rẻ tiền. Một thứ mùi vị đã xa cách hẳn ta, như một tấm áo cũ lâu ngày mới được giở ra, hương vị đã phai nhạt đó lại trở nên gay gắt…”

Chỉ là một trích đoạn rất ngắn so với toàn thể truyện mà, người đọc đã thấy khó biện biệt đâu là “chính diện?” Ông già? Đứa con gái xin lửa? Bóng tối? Mùi vị? (Hay mùi vị của mọi thành phần vừa kể?)

Hoặc:

“Anh nhớ em trong lúc trở lại phòng. Mọi con đường trong bệnh viện đã tối đen, ánh trăng nhợt nhạt rãi trên cây cối, các đám cỏ. Tiếng người ho, kêu la, rên rỉ trong các dãy nhà thắp những bóng đèn vàng, mùi hôi ẩm, mùi của cái chết, của những vết thương tấy sưng, của những cuộn băng đầy máu mủ, của những thứ thuốc sát trùng, formol, đờm rãi, cống rãnh, chuột bọ, những giường nệm cáu ghét, loang lổ, bao nhiêu người đã nằm, đã chết, bao nhiêu người còn sống?” (Trích “Đám cháy,” Văn Uyển XB, Saigon, 1971).

Hoặc nữa:

“Những khu phố dịu dàng dưới sương đêm, sáng cái ánh sáng của vầng trăng lúc nào cũng giống như, trăng khi còn thơ ấu, và những cơn gió nhẹ thổi trên các lối đi, thổi lên các cành cây, chẳng khác những hơi thở nồng nàn tình ái, người ta không thể biết rõ cái vẻ dịu dàng của Hà Nội được tẩm đẫm nhan sắc, dáng vẻ của những người đàn bà, những cô gái Hà Nội, hay chính những người này thừa hưởng cái không khí êm đềm đó, những trận gió mang đầy hơi phù sa của sông Hồng, mùi cỏ của con đê Yên Phụ, mùi rượu ngang, rêu phong của những mái nhà cũ kỹ, của những bức tường thành của ngày Hà Nội bị xâm chiếm xa xưa, của các xưởng máy, của hoa đào, hoa sấu, sắc đỏ của những bông gạo vừa tàn rụng hết trong ngày hè với muôn ngàn tiếng chim kêu hót…” (Trích “Áo mơ phai,” (Nguyễn Đình Vượng, XB. Saigon, 1972.)

Cũng vẫn là sự trộn lẫn giữa người và sự vật. Giữa tình yêu, lòng nhớ nhung và cái chết và kỷ niệm. Cũng vẫn là mùi vị của tất cả những thành phần làm thành đoạn văn. Câu hỏi lại được nêu lên:

-Nhưng đâu là “chính diện?” 

Tôi không biết. Tôi nghĩ có thể là tất cả. Tất cả đã quyện, quyến vào nhau thành một khối. Một khối trong một thời tiết. Một không khí. Không-khí-truyện-Nguyễn Đình-Toàn.

Lại nữa, với tôi, ở lãnh vực đối thoại, (điển hình đối thoại trong truyện dài “Giờ ra chơi” (7), họ Nguyễn cũng cho thấy bản chất thông minh (đôi khi tới cay nghiệt) của ông, cũng đã mặc nhiên làm thành tấm gương phản chiếu chân dung tài năng hay, nét đặc thù Nguyễn Đình Toàn. Dù cho những đối thoại ấy (giống như đa số đối thoại của các nhà văn khác), không xứng hợp với tâm thái nhân vật. (Chúng là tiếng nói của chính tác giả, trong văn chương.) Nhưng, với cõi giới văn xuôi họ Nguyễn, tôi chưa thấy một ai cất tiếng hỏi. Họ không chỉ chấp nhận mà, dường như còn hân hoan đón, hưởng.

Từ đấy, tôi muốn ví những nét đặc thù kể trên của họ Nguyễn, là những “Máy Định Vị / GPS,” giúp người đọc tìm được một cách chính xác ngôi nhà văn chương Nguyễn Đình Toàn - - Một địa chỉ đẹp của hai mươi năm văn học miền Nam. 


Du Tử Lê
(Mar. 30-2011).



Chú thích:

(1): Jean Paul Sartre, triết gia, nhà văn Pháp (1905-1980), được trao giải Nobel Văn Chương năm 1964. Nhưng ông đã từ chối. 

(2) Albert Camus, nhà văn Pháp, Giải thưởng Nobel Văn Chương 1957. Ông sinh năm 1913, mất năm 1960.

(3): “Văn học thế giới hiện đại” bản dịch từ Pháp ngữ của dịch giả Bửu Ý. Nhà Xuân Thu Hoa Kỳ, in lại tại Mỹ theo bản in ở Việt Nam. Nhưng, không ghi ngày tháng và, cũng không ghi tên nhà xuất đầu tiên. Người đọc cũng không tìm thấy một dấu chỉ nào để từ đó có thể suy ra ngày nguyên bản được phát hành; cũng như ngày bản dịch được hoàn tất! 

(4) Sđd, các trang 62, 63 và, 64. 

(5): Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 tại Hà Nội. Ông là cựu học sinh Chu Văn An, đã xuất bản trên 20 tác phẩm. Cuối thập niên 1990 ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Tại đây, ông cho phát hành một số đĩa nhạc, gồm những ca khúc do ông sáng tác, Khánh Ly trình bày. Nguyễn Đình Toàn hiện cư ngụ tại miền nam California.

(6) Tập truyện “Đêm lãng quên,” do Văn Uyển, XB. Saigon, 1970. 

(7) Truyện dài “Giờ ra chơi,” do Khai Phóng XB. Saigon, 1970. 



















Họa sĩ Đinh Cường & Nguyễn Đình Toàn







thủ bút & chữ ký Nguyễn Đình Toàn







nhà văn Nguyễn Đình Toàn & nhà văn Doãn Quốc Sỹ




















Ông bà Nguyễn Đình Toàn và các con






Hs Phan Nguyên & Nv Nguyễn Đình Toàn









Cali 2017
(ảnh Phan Nguyên)















Trở về 



MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.