Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Dương Thiệu Tước (1915 - 1995)












http://phannguyenartist.blogspot.com/


Dương Thiệu Tước 
(15/5/1915 Hà Đông - 1/8/1995 Sài Gòn)
Hưởng thọ 80 tuổi
 
Nhạc sĩ 










"Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền".

DTT








Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh... Dương Thiệu Tước cũng là người có sáng kiến soạn nhạc "bài Tây theo điệu ta", những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc.

Ông vào Huế năm 1950, rồi vào làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy lục huyền cầm/Tây Ban cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Việt Nam(VNCH)
Sau 30/4/1975, nhạc của ông bị xem là lãng mạn, ủy mị nên bị chính quyền mới cấm trình diễn trên toàn quốc, đồng thời ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. 
Dương Thiệu Tước bắt đầu một cuộc sống rất chật vật, chỉ nhờ vào sự tiếp tế của các con sống ở ngoài nước.



Cuộc sống gia đình

Vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại Đức và Hoa Kỳ.
Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Ông bà sống hạnh phúc trong 30 năm, có với nhau 5 người con là: Dương Hồng Phong, Vân Quỳnh (ca sĩ hải ngoại), Vân Dung, Vân Hòa, Vân Khanh.
Sau năm 1975 do bệnh tật nên ông ở lại Việt Nam. Năm 1978 bà Minh Trang cùng các con định cư ở nước ngoài.
Đầu thập niên 1980 ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga tại quận Bình Thạnh và được bà chăm lo cho tuổi về chiều.

Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Sài Gòn. Hưởng thọ 80 tuổi. Gần đây, sau thời đổi mới, nhạc của ông đã được phép lưu hành lại trên cả nước Việt Nam.















Những sáng tác tiêu biểu










Ca sĩ Minh Trang & Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước














Áng mây chiều

Quỳnh Giao








 
Bạn cùng tôi







 
Bến hàn giang








 
Bên ngàn hoa thắm









Bến xuân xanh
Đỗ Thu
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)









Bóng chiều xưa

Mai Hương
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)








Buồn xa vắng
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)








Cánh bằng lướt gió
Mai Hương








Chiều
Mai Hương
(thơ Hồ Dzếnh)








Chiều lữ thứ
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)









Đêm ngắn tình dài
Thái Thanh







 
Dòng sông xanh

 Lời Dương Thiệu Tước
Ánh Tuyết trình bầy


 





 
Hội hoa đăng

 Đỗ Thu







 
Hờn sóng gió

Mai Hương








Khúc nhạc dưới trăng
Quỳnh Dao 
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)








Mơ tiên
Nam Phương
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)








Nắng hè
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)








Ngọc lan
Thái Thanh






 
Nhớ cánh uyên bay

Hoàng Oanh






 
Ôi quê xưa


Đỗ Thu







Ôi, quê hương
Quỳnh Dao
(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)







 
Ơn nghĩa sinh thành

Giao Linh






 
Phút say hương


Cẩm Vân & Đỗ Thu






 
Sóng lòng


Nam Phương






 
Tiếc một thời xuân








 
Tiếng xưa

Hà Thanh






 
Tiếng xưa 2







 
Tình anh







 
Trời xanh thẳm









Uống nước nhớ nguồn
(Dương Thiệu Tước & Hùng Lân)








(Dương Thiệu Tước & Minh Trang)










Những tình khúc bất hủ của Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước





























 
Tham khảo


Phạm Ký: Vài dòng về cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995)







Tạp Ghi Quỳnh Giao:
Dương Thiệu Tước và Ngọc Lan


Nếu Dương Thiệu Tước là người viết ca khúc khêu gợi nhất từ thời “tiền chiến”, là thời phôi thai của tân nhạc cải cách, ông cũng là tác giả của một ca khúc lãng mạn thanh quý nhất. 
Trước “Cỏ Hồng” của Phạm Duy dễ mấy thập niên, bài “Dưới Ánh Trăng” của Dương Thiệu Tước là ca khúc mang rất nhiều ẩn dụ âm dương:

Anh như ánh trăng thanh
Em như hoa trên cành
Trăng lồng hương sắc thắm
Âu yếm cho mộng tàn canh.

Ánh trăng mà ái ân với nụ hoa đầu cành, không là nghệ sĩ giàu trí tưởng tượng thì ít ai nghĩ ra! Chữ “lồng” của ông trong đoạn mở đầu quả là đắt! Đông phương thời xưa vốn không nghèo ý lạ thì cũng phải chịu chữ này là hay. Là động từ hay hình dung từ vậy, mà ánh trăng lại lồng cho hương sắc thắm? 
Người ta thường nói Dương Thiệu Tước kết tinh tài hoa của đất Bắc ngàn năm văn vật vào một thể loại mới là nhạc cải cách, mà ông cũng là một trong mấy tác giả tiên phong. 
Ông sinh năm 1915 tại làng Vân Đình tỉnh Hà Đông, là cháu nội cụ Dương Khuê của văn học sử. Những bậc cao niên ngày nay vẫn còn nhắc đến Dương Thiệu Tước tại Hà Nội của sáu mươi năm về trước, môi đỏ tựa son, da trắng hồng, tóc đen nhánh, gợn sóng như một công tử tài hoa đất Hà Thành. 
Ông thuộc loại nhạc sĩ quán triệt nhạc thuật Tây phương lẫn văn hoá Đông phương nên mới cho “trăng lồng hương sắc thắm” trong ca khúc thuộc loại đầu đời của tân nhạc cải cách.
Sau ông, nhiều nhạc sĩ khác cũng nổi danh trong trường phái tân nhạc cao sang về lời từ và quý phái trong giai điệu. Họ không nhiều đâu. Đó là Vũ Thành, Nguyễn Văn Quỳ và Cung Tiến. Họ viết nhạc trên giai điệu Tây phương, rất gần với thể loại về sau chúng ta gọi là “bán cổ điển”. 
Nhưng, khác ba nhạc sĩ trên, Dương Thiệu Tước cũng là tác giả của nhiều ca khúc vẫn đậm nét Á Đông, trên giai điệu ngũ cung: đó là “Đêm Tàn Bến Ngự” vô cùng Huế, hay “Tiếng Xưa”, hết sức Nam kỳ. Nói “Tiếng Xưa” là giai điệu miền Nam thì nhiều người hoài nghi, nhưng xin nghe lại mà xem. Những người sành cổ nhạc Nam phần như Nguyễn Hữu Ba hay Việt Hùng thì không còn ở với chúng ta để xác nhận điều ấy, cho nên mình phải nghe lại, ngẫm lại!...
Dương Thiệu Tước để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm trang nhã của loại bán cổ điển, như “Áng Mây Chiều”, “Buồn Xa Vắng”, “Mơ Tiên”, “Bến Xuân Xanh” hay “Thuyền Mơ”.... Bài nào cũng là viên ngọc quý trong kho tàng nhạc Việt. 
Riêng một bài thì rõ là một đoá hoa quý: 
“Ngọc Lan” tiếp nối ẩn dụ của “Dưới Ánh Trăng” đã nói ở đầu. Nhưng thanh thoát bội phần. 
Một số người ưa chuyện hậu trường thì cho rằng Ngọc Lan được Dương Thiệu Tước sáng tác cho Minh Trang (thân mẫu của người viết bài này!) Đấy là tiểu tiết hay tiểu truyện khỏi cần nói trong tác phẩm. Đúng sai thì xin để lại cho những người trong cuộc. Dương Thiệu Tước viết bài này tại đất Thần Kinh năm 1953, khi cùng thân mẫu của người viết về Huế thăm đại gia đình đã xa lâu rồi.
Nếu “Dưới Ánh Trăng” là ca khúc tả cảnh để tả tình, để ánh trăng ân ái với đóa hoa, thì “Ngọc Lan” tả đóa hoa mà để nói về tình yêu thanh khiết. 
Những người không hiểu lời, ngoại quốc chẳng hạn, hoặc nếu chỉ nghe phần nhạc có hoà âm công phu, thì vẫn cảm nhận được nét đẹp lả lướt mà không lả lơi, phóng khoáng mà không phóng túng và nhất là giai điệu rất trang trọng, quý phái. Trước vẻ đẹp của hoa, người nghệ sĩ chỉ có thể trầm trồ như vậy!
Viết trên cung Mi giáng Trưởng, dìu dặt khoan thai theo tiết điệu ¾ của một bài luân vũ chậm, ca khúc Ngọc Lan có ba nhạc đề. 
Phần đầu tha thiết dịu dàng mở ra như một đóa hoa ngọc lan mới nở và phả ra hương thơm ngoài hiên nắng. Từ cánh hoa trắng muốt như bạch ngọc, nhạc sĩ chuyển qua phần hai, ngợi ca cả thanh lẫn sắc. Hóa ra hoa chỉ là người! Mà phải là người rất đẹp. Qua đến nhạc đề thứ ba, tác giả chuyển từ cung Mi giáng Trưởng sang Si giáng Trưởng rồi qua Sol thứ trước khi trở lại Si giáng trưởng để chuyển về nhạc đề đầu tiên. Nhạc đề này diễn tả sự hôn mê rung động của người ngắm hoa. 
Tác giả khiến ta nghĩ rằng trước vẻ đẹp tinh khiết của hoa, người nghệ sĩ phải lùi lại, ngậm ngùi nhìn nét đẹp như hương thơm, cứ thoảng dần trong gió và để lại nơi đây, trong cõi đời này, biết bao thương nhớ. Nhạc thuật gợi lên nào thanh, nào sắc nào hương và nỗi tình si của người không dám sỗ sàng bước tới, mà chỉ chìm dần trong làn hương thắm do đóa hoa vương lại.
Về cách diễn tả thì khi trở về nhạc đề thứ nhất, người ca sĩ sẽ hát cho đến cuối nhạc đề hai bằng hai câu kết tuyệt vời, một trên cung Trưởng, một trên cung Thứ và đáp lại bằng Mi giáng Trưởng lâng lâng, đầy thương nhớ. Ngày xưa, trong các đài phát thanh của Sàigon, khi hát câu cuối, người ca sĩ phải lên đến nốt Sol cao ngất, ở ngoài dòng kẻ. 
Nhưng đó là chuyện ngày xưa!
Ngọc Lan là ca khúc kén người hát lẫn người nghe. Muốn hay thì trước hết phải có hoà âm ra hồn, mà về hoà âm không phải nhạc sĩ nào cũng diễn tả được nét thanh quý của tác phẩm. 
Không chỉ là một bài hát, Ngọc Lan là một bài thơ, một bức hoạ và một đoá thơm lãng mạn. Ca khúc này được nhiều người trình bày, nam lẫn nữ, nhưng có lẽ thích hợp với giọng nữ hơn nam. Điều này hơi lạ vì nội dung gợi ý về bậc nam tử thấy người ngọc trong “giấc xuân yêu kiều” bỗng mê đắm mà... lùi lại để tơ vương trong tâm tưởng. Ngợi ca đoá hoa như vậy thì phải là nam tử chứ? 
Về nhạc thì vậy, về lời từ thì thật đáng thương cho Dương Thiệu Tước, cháu nội cụ Dương Khuê. 
Ông viết nhạc đã hay mà dùng chữ rất tài cho một hậu thế lại coi thường chữ nghĩa và nỗi dụng công của ông. Khi viết “ngón tơ mềm, chờ phím ngân trùng, mạch tương lai láng”, ông dồn hết thi họa và nhạc vào một câu làm người ứa lệ trước cái đẹp. “Mạch tương lai láng” là một điển cố nói về giọt lệ. Nhưng đời sau lại hát ra “mạch tương lai sáng”. Dẫu có buồn thì cũng chưa đáng khóc bằng “mạch tuôn” hay “mạch tuông lai láng”! 
Dễ hiểu hơn đấy, nhưng khiến tác giả không hiểu gì nữa... Thương cho một đoá ngọc lan.
_____
(Quỳnh Giao viết bài này múng 4 tháng giêng 2007)
(FB Xuan Nguyen )













Danh ca Minh Trang
















Minh Trang & Dương Thiệu Tước














Ca sĩ Minh Trang và hai con Bửu Minh & Đoan Trang

























Bút tích và chữ ký của Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
viết cho thi sĩ Cao Tiêu













Trở về





MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều qua.