Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

Nguyễn Thái Tuấn (1965 - 2023)

 








Nguyễn Thái Tuấn
(1965 - 10/3/2023)

Hoạ sĩ
hưởng dương 58 tuổi





Họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn (58 tuổi, Đà Lạt, nguyên quán Quảng Trị) nổi tiếng trong và ngoài nước. Tranh ông hoài cổ, gai góc, có cách thể hiện riêng với chất liệu acrylic, sơn dầu và thường là đơn sắc.

Nguyễn Thái Tuấn tốt nghiệp Trung Cấp Mỹ Thuật Huế. Ông ở trong số không nhiều lắm các họa sĩ không bị những tác động tiêu cực của thương trường, vẽ theo chủ ý và chủ quan của mình với một cách "lập ngôn" rõ nét.

Cuối năm 2012, đầu năm 2013, tại gallery Primo Marella, một bộ sưu tập nghệ thuật đương đại từ các nước khu vực Đông Nam Á được giới thiệu với công chúng Ý, trong đó có tranh của Nguyễn Thái Tuấn (và tranh Lã Huy).

Nhiều sàn giao dịch tranh trong nước và quốc tế đều có chung nhận định họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất của thế hệ nghệ sĩ cùng thời ở Việt Nam.

Nguyễn Thái Tuấn là họa sĩ cố gắng dùng màu để diễn tả cho được cái tâm trạng chán chường, ngán ngẩm và đầy mỉa mai về không gian sống.

Các nhân vật trong tranh của Nguyễn Thái Tuấn không đơn thuần là cái cớ tạo hình, tạo bố cục để phô diễn màu sắc, đường nét; nó cũng không đơn giản là cách để trang trí, làm đẹp…

Trong sự tiết chế về màu với chủ đích rõ ràng (không dùng màu nguyên), tác phẩm là cách để bày tỏ ý niệm về thời cuộc - một cảm thức xuyên suốt qua gần hai thập niên cầm cọ.

Các nhà phê bình tại Ý và Thụy Sĩ đều chung nhận định tranh của họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn là tiếng vọng từ hiện thực cuộc sống.

Với giới nghệ thuật tại Đà Lạt, họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn có cách sống đặc biệt. Ông ẩn cư, kín tiếng, ít giao tiếp và hầu như không dự các triển lãm.

Bác sĩ Nguyễn Đình Tuấn, người có giao thiệp nhiều với văn nghệ sĩ Đà Lạt, cho biết: “Lão và vợ sống trong căn nhà tại đường Mạc Đĩnh Chi và không giao tiếp với bất kỳ ai trong nhiều năm nay”.

Bác sĩ Tuấn tiếc nuối: “Anh là người lặng lẽ ghi chép lịch sử Việt Nam đương đại bằng tranh”.


















Tác phẩm tiêu biểu












































































































































































































































































































































TRIỂN LÃM TRANH ĐỢI NGÀY CẠN GIÓ CỦA HỌA SỸ NGUYỄN THÁI TUẤN


Tranh của Nguyễn Thái Tuấn có thể là sự giải phóng cho những hứa hẹn của tương lai. Anh buông thõng, làm kẻ đứng ngoài, xa lánh những lên xuống của vận mệnh lịch sử
Do Ngọc Anh đăng 12-03-2022

Trong những ngày tháng Ba và tháng Tư năm 2022, họa sỹ Nguyễn Thái Tuấn mở triển lãm cá nhân mang tên Đợi ngày cạn gió. Tiêu đề này được lấy ý tưởng từ bài thơ Những ngày cạn gió của Huy Tưởng.

Cái tên Nguyễn Thái Tuấn lần đầu tiên được biết đến năm 2008 khi anh mở triển lãm cá nhân đầu tiên. Qua tranh vẽ, anh chia sẻ các quan sát về thân phận con người thông qua loạt tác phẩm Tranh Đen. Gần như ngay lập tức, tranh của anh đã xuất hiện trên hàng loạt diễn đàn văn nghệ, hội họa và các bài bình luận liên ngành về xã hội, chính trị. Triển lãm mới của anh cũng dự kiến sẽ gây tiếng vang tương tự.
Mở ra những suy tàn


Untitled (The church in Quang Tri III)



Thập niên 2000 chứng kiến sự nở rộ đúng nghĩa của dòng văn nghệ phi-chính thống. Nở rộ theo cách văn nghệ đến với công chúng, các tác phẩm đến với khán giả, những ý niệm di chuyển xuyên biên giới.

Cũng đúng lúc đó, 10 năm trước, Tuấn hợp tác với Sàn Art lần thứ hai, và sau đó triển lãm quốc tế ở nhiều nơi với loạt tác phẩm Di Sản trong đó anh “khám phá vai trò của người hùng và đao phủ trong lịch sử,” vẫn qua một loạt các nhân vật không tên được đặt trên bối cảnh tiêu điều, trong các căn phòng thuộc địa cũ kỹ, và dưới bầu trời “quê hương tan rã”.



Interior #11

Bóc tách khỏi các lớp màu sắc cảm xúc ảm đạm, tác phẩm của Tuấn là một diễn ngôn xã hội nghiêm túc, và đầy tính thời sự. Đó, nếu không phải đại diện cho hầu hết thế hệ nghệ sĩ-trí thức chân chính, cũng là cách anh thể hiện một tâm thế sống, một cách sáng tác với lòng tự trọng trong thời điểm nghệ thuật hoang mang giữa trắng-đen của lịch sử.

Nhiều văn luận từ các giám tuyển, nhà phê bình trên các diễn đàn người Việt và ngoại quốc trong suốt mười năm qua cũng gợi ý cách đọc về ngôn ngữ hội hoạ, sự ảnh hưởng của các trường phái thị giác cũng như các cách đọc về chủ đề, biểu tượng qua lăng kính lịch sử-xã hội trong tranh của anh.
Đợi ngày cạn gió

Các bộ tác phẩm của Tuấn, nhìn chung chia sẻ với nhau bầu khí quyển từ cách sử dụng màu sắc, ánh sáng, phân bổ không gian, đến sự hiện diện của những di tích đặc trưng và các cá nhân vô danh. Dưới góc độ kí hiệu học, các hình tượng và hành động lặp lại suốt các bộ tác phẩm của Tuấn như một mô-típ. Chúng tồn tại vượt trên ngôn ngữ nói, đụng chạm đến nhiều giác quan khác nhau của người xem và từ đó tạo ra ý nghĩa.

Tranh của Nguyễn Thái Tuấn có thể là sự giải phóng cho những hứa hẹn của tương lai. Anh buông thõng, làm kẻ đứng ngoài, xa lánh những lên xuống của vận mệnh lịch sử. Hiện tại và tương lai là căn phòng trống, với lẩn khuất đâu đó những Linh hồn vô danh, là hậu kiếp của những con người vô danh, trở về với trạng thái nguyên thuỷ của chính họ.

Chúng, như cách Rousseau nói, là “những sinh vật sợ hãi, cô lập với những nhu cầu có giới hạn, và với chúng tình dục chứ không phải gia đình mới là thứ quen thuộc nhất”. Chúng không chờ đợi điều gì lớn lao, mà nhởn nhơ giữa thời gian, tồn tại ẩn dật, song song cùng trời đất. Chúng thấm vào tường, lẫn vào từng thớ đệm, rồi hoà mình vào không khí, u uất, ẩn dật. Chúng lãng phí ngày, để “chờ ngày cạn gió,” có điều trong tranh của Tuấn, ngày và đêm chẳng bao giờ còn gió nữa.











Interior 10










Exterior




THÔNG TIN CHO BẠN

Triển lãm Đợi ngày cạn gió của nghệ sĩ Nguyễn Thái Tuấn
Thời gian triển lãm: 01.03.2022 – 23.04.2022
Địa điểm: 195/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q. Bình Thạnh, TP. HCM














Hs Nguyễn Thái Tuấn, Võ Quốc Linh, Nt Thận Nhiên, Hs Đỗ Hoàng Tường









Trở về




MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.








Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

Đào Minh Tri

 









Đào Minh Tri
(1950 - .....) 

Hoạ sĩ









Họa sĩ Đào Minh Tri sinh năm 1950, ông tốt nghiệp hệ sơ trung (7 năm) và hệ đại học (5 năm) Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1976. 
Ông từng tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM và nguyên là Phó Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật TPHCM.
 Ông bị đột quỵ cách đây 15 năm, di chứng liệt nửa người và đã phải ngồi xe lăn 





Nghệ thuật không phải nghĩ nhiều, phải làm thôi
ĐMT









Nửa thế kỷ 'ngược dòng' của Đào Minh Tri

Lê Công Sơn


Họa sĩ Đào Minh Tri sinh năm 1950, tốt nghiệp hệ sơ trung (7 năm) và hệ đại học (5 năm) Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1976. Ông từng tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM và nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP.HCM. Để tôn vinh ông, Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức triển lãm 'Ngược dòng' ghi nhận những đóng góp to lớn của họa sĩ.




Triển lãm Ngược dòng - Nửa thế kỷ hội họa Đào Minh Tri khai mạc chiều 22.3, trưng bày gần 60 tác phẩm chọn lọc từ 50 năm sáng tạo nghệ thuật trên các chất liệu bột màu, sơn dầu và sơn mài. Đặc biệt là những tác phẩm bột màu trên giấy, sáng tác chủ yếu trong những năm 1970, 1980 chưa từng được công bố của họa sĩ Đào Minh Tri.




Họa sĩ Đào Minh Tri nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP.HCM



Nửa thế kỷ hoạt động sáng tác nghệ thuật của Đào Minh Tri ghi dấu qua các cuộc triển lãm mỹ thuật cá nhân và tập thể liên tục ở trong và ngoài nước. Đặc biệt với thể loại tranh sơn mài, ông đã tạo được ngôn ngữ nghệ thuật riêng trên nền kỹ thuật thẩm mỹ, văn hóa truyền thống. Tác phẩm của ông được lưu giữ trong nhiều bộ sưu tập trong nước và quốc tế.

Họa sĩ Lý Trực Sơn - đồng nghiệp cùng thời nhận định Đào Minh Tri: "5 năm đại học của ông cũng là 5 năm có những đóng góp to lớn cho việc thay đổi tư duy nghệ thuật, tác động tích cực đến mô hình đào tạo của nhà trường, bắt đầu khuyến khích xu hướng phát triển phong cách riêng của từng sinh viên". Cùng với hoạt động nổi bật của Nhóm 10 người và triển lãm tác phẩm mới tại TP.HCM từ đầu thập kỷ 1990, nghệ thuật của Đào Minh Tri đã góp phần tạo ra diện mạo mở rộng đầy sinh lực của "mỹ thuật Việt Nam đổi mới".







Với thể loại tranh sơn mài, ông đã tạo được ngôn ngữ nghệ thuật riêng trên nền kỹ thuật thẩm mỹ, văn hóa truyền thống



Ngay từ những năm 1970, khi mỹ thuật miền Bắc còn tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh thống nhất, họa sĩ Đào Minh Tri đã có những sáng tạo hội họa đậm tinh thần cá nhân độc đáo và hoàn toàn khác với đặc trưng nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa đang là tiếng nói đại diện chính thống duy nhất.

Rất nhiều tác phẩm tranh bột màu của ông giai đoạn này cho thấy mối quan tâm tới nghệ thuật hiện đại quốc tế, tới những tên tuổi lớn như P. Picasso, H. Matisse, M. Chagall, J. Miró..., đồng thời chúng cũng bộc lộ ý thức coi đời sống tinh thần cá nhân mang bản sắc độc sáng là yếu tố quan trọng nhất trong sáng tạo nghệ thuật.

Họa sĩ Ca Lê Thắng cho rằng: "Những bức sơn mài của Đào Minh Tri là kết quả của sự liền mạch, không đứt đoạn trong cảm xúc và trong thao tác, còn những bức tranh giấy, mặc dù kích thước nhỏ nhưng chứng tỏ nội lực sáng taọ mạnh mẽ, bề dày tri thức, chiều sâu của nghề, một vỉa quặng vô tận chỉ mới được khai thác một phần nhỏ. Xem các bức tranh giấy nhỏ này ta cảm thấy có một cơ thể sống, một hạt mầm đang sinh sôi và tiếp tục đâm chồi. Một tác phẩm có thể kết thúc trọn vẹn trong không gian của nó, nhưng xem xong những tranh giấy của Đào Minh Tri, khi ta xếp lại, ta thấy đó là một cơ thể sống. Chính những mảnh nhỏ của cuộc sống đọng lại trên trang giấy đã làm nên một nét riêng của Đào Minh Tri".






Nửa thế kỷ hoạt động sáng tác nghệ thuật của Đào Minh Tri ghi dấu qua các cuộc triển lãm mỹ thuật cá nhân và tập thể liên tục ở trong và ngoài nước












Họa sĩ Ca Lê Thắng cho rằng: "Những bức sơn mài của Đào Minh Tri là kết quả của sự liền mạch, không đứt đoạn trong cảm xúc và trong thao tác"



Xem những tác phẩm của họa sĩ Đào Minh Tri, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn nhấn mạnh: "Cùng những nét ngẫu hứng trên giấy và buông nhẹ mực tàu trên mặt lụa trong, tranh sơn mài của họa sĩ Đào Minh Tri có sức quyến rũ thầm lặng và khó cũ với các thế hệ đến sau. Ông để ngỏ mọi cửa vào, lối ra nơi bức họa như một thách thức vừa ngạo nghễ, vừa dịu dàng. Thế giới của tôi cũng là của bạn nếu Trời cho duyên trong sự gặp gỡ huyền hoặc và kỳ thú với sơn ta, sơn mài Việt".

Thanh Niên xin giới thiệu thêm một số tác phẩm của họa sĩ Đào Minh Tri tại triển lãm Ngược dòng - Nửa thế kỷ hội họa Đào Minh Tri diễn ra đến ngày 28.3.2023 tại Hội Mỹ thuật TP.HCM, 218A Pasteur, Q.3 TP.HCM.






Xem những tác phẩm của họa sĩ Đào Minh Tri, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn nhấn mạnh: "Cùng những nét ngẫu hứng trên giấy và buông nhẹ mực tàu trên mặt lụa trong, tranh sơn mài của họa sĩ Đào Minh Tri có sức quyến rũ thầm lặng và khó cũ với các thế hệ đến sau"


NVCC







Tác phẩm tiêu biểu
















































































































































































































































































































































































Chân dung tự hoạ


















trái :  hs Phan Nguyên, hs Nguyễn Trung, hs Đào Minh Tri, hs Bích Trâm, hs Ca Lê Thắng
Sài gòn 1998








Đào Minh Tri & Nguyễn Viện




























































Trở về


















MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.