Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Võ Chân Cửu (1952 - 2020)

 












Võ Chân Cửu

Tên thật: Văn Hưng
bút danh khác: Tuy Viễn, Hưng Văn
(1952 - 2020)
Hưởng thọ 68 tuổi

Nhà thơ


Võ Chân Cửu là bút hiệu theo họ Mẹ. Thành danh từ 1969 ở miền Nam,Thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí văn học nghệ thuật: Văn, Bách Khoa, Tư Tưởng, Khởi Hành, Thời Tập, Chính Văn…
Ông từ trần tại Lâm Đồng này 23/12/2020
Hưởng thọ 68 tuổi



 *









Sớm về phía mây tụ
Chiều đến nơi mây tan
Phải nơi này chốn cũ
Trên mặt đất còn hoang
Trời rộng đau gió hú
Ôi hư không tràn lan

Võ Chân Cửu










Đã xuất bản




Tập thơ



1
Tinh Sương
(Thi Ca-1972)



2
Đại Mộng
(Nhị Khê 1973)



3
Trường ca Quảy Đá Qua Đồng
(Tập san Thi Ca 1975)



4
Ngã Tư Vầng Trăng
(NXB Trẻ-1990)






5
Ngọn Gió
(NXB Văn Học 2011)


“Ngọn Gió,” Võ Chân Cửu, đường bay lênh đênh thiết tha chữ, nghĩa.



Dutule.com (ngày 16 tháng 10 – 2012): Với mẫu bìa của Thanh Bình và bức tranh “Xứ-Tuyết” của cố họa sĩ Thái Tuấn, “Ngọn Gió,” thi phẩm mới nhất của nhà thơ Võ Chân Cửu, đã thả vào tâm hồn tôi hơi mát của thi ca. Đường bay lênh đênh thiết tha chữ, nghĩa. (*)

Những hơi của mát thi ca, những đường bay lênh đênh thiết tha chữ, nghĩa ngày một vắng, lặng giữa ngô nghê, nhố, nhếch của sân khấu văn học, nghệ thuật hiện nay.

Mẫu bìa đơn giản mà, đẹp tới nao lòng này, đã khu trừ những tạp niệm đời thường nơi tôi.

Mẫu bìa đơn giản mà, đẹp tới nao lòng này, đã sánh vai tôi đi dọc theo hành trình năm, tháng, hành trình một kiếp nhân sinh của họ Võ - - Một người làm thơ nổi tiếng từ những năm cuối thập niên (19)60) ở miền Nam.

Cõi giới thi ca Võ Chân Cửu đã rất sớm làm thành bởi những cật vấn sinh, tử. Cật vấn đạo, đời . Và, cật vấn chính sự hiện hữu của ông. Như một bất trắc hoan lạc và, lầm than. Ân sủng và, nghiệt ngã thảm kịch.

“Ngọn gió” mát thi ca, những đường bay lênh đênh thiết tha chữ, nghĩa của Võ Chân Cửu, ngay tự mẫu bìa đẹp, tới nao lòng kia, đã dẫn tôi chạm mặt những dòng thơ thứ nhất:

“Anh chẳng giữ nụ hoa quỳnh mới nở
“Nhụy sẽ chùng năm tháng tim ai
“Cánh chưa khép. Khung trời lá đỏ
“Cầm tay em anh muốn nói bao lời.”


Và, “Đêm nguyệt thực”:


“Mặt trăng xoay quanh địa cầu
“Anh ngóng bước chân em
“Ngày ngày, tháng tháng
Vầng trăng, trái đất, mặt trời
“có khi thẳng đứng
“Anh tưởng chừng như phải xa em

“Ánh trăng ơi đừng khoác áo nâu sồng
“Mang guốc mộc để ta trông thấy lại

“Nguyệt thực tan rồi
“Sao ta ngóng mãi
“Ngước trông trời
“Biết em lại chia xa”


Tôi không biết khi họ Võ viết “biết em lại chia xa” ông muốn nói tới chia tay nào? Tôi cũng không thấy cần tìm hiểu hay, phỏng đoán chiếc bóng đích thực nằm sau năm con chữ ấy.

Với tôi, cho dù chia tay kia, có là sự chia tay với tình nghĩa, thủy chung? Chia tay với sống, chết? Chia tay với rễ bèo chạm bùn thú tính? Thậm chí, chia tay ấy, có là sự chia tay với chính tác giả…Thì, với tôi, “Ngọn gió” cũng sẽ chẳng bao giờ chia tay chính nó.

Vì, nó là “ngọn gió” mát thi ca.

Vì, nó là đường bay lênh đênh thiết tha chữ, nghĩa.

Nó độc lập. Nó mình ên. Trong và, ngoài Võ Chân Cửu, đấng sinh thành ra nó.



-----------------------


Chú thích:

(*) Thi phẩm “Ngọn Gió” của nhà thơ Võ Chân Cửu tập hợp 153 bài thơ đã xuất bản: Tinh Sương (Thi Ca, Saigon 1972, Đại Mộng (Nhị Khê, Saigon 1973), Ngã Tư Vầng Trăng (NXB Trẻ 1990); cùng trường ca Quảy Đá Qua Đồng (1974) và các bài thơ từ 1972 -2011 chưa in trong sách nào.

- Được biết nhà thơ Võ Chân Cửu sinh năm 1952, tại Bình Định. Ông theo học Đại học và Cao học Văn học Viện Đại học Vạn Hạnh 1970-1975. Ông làm thơ, đăng báo từ năm 1965, ký tên Võ Chân Cửu từ 1969. Khi làm báo, ông dùng bút danh Hưng Văn.







6
Trước Sau
(NXB Thư Ấn quán, Hoa Kỳ 2011)








Bộ tản văn về chủ đề Văn học Miền Nam gồm 3 cuốn:


7
22 Tản Mạn





8
Theo Dấu Nhà Thơ





9
Vén Mây


do NXB Hội Nhà Văn liên kết với Công ty Sách Phương Nam xuất bản, phát hành vào các năm 2013, 2015, 2017.










Võ Chân Cửu

Thơ






VÔ TÌNH

Nàng đội nón cời
Đi về phương bắc
Thẳng đứng mặt trời
Soi không thấy mặt.

(Văn-1970)






THƠ TRÊN MÁY

Bài thơ trên máy nhắn tin
Biết em có còn giữ lại
Một khoảng trời xanh im lìm
Một ánh trăng vàng đọng lại
Người vẫn còn đi xa mãi
Mơ về một nét thanh ca

(2010)






CHIỀU

Chiều nay lại nhớ thương người
Còn không lọn tóc chẻ đôi xuống cằm
Đã từng ôm mộng xa xăm
Người ơi sao chẳng lại cầm tay nhau
Nếu tin có phép nhiệm màu
Rằng em sẽ bước lên cầu nhớ thương
Con chim khản giọng bên cồn…

(2011)






ĐÊM SAO BĂNG

Đêm nay trời có sao băng
Cho anh tìm cõi vĩnh hằng bên em
Biển xanh nào có màn đêm
Nên làn sương mãi lặng chìm trong mây
Cho anh cầm nhé, bàn tay
Kề môi nhắc khẽ đêm này sao băng…

(2011)






Ở ĐẠI LÀO

Anh tìm em trong hư vô
Gió tắt màn hình khua nhẹ
Cát soi thêm màu nước khẽ
Ngân nga trăng chửa xuồng hồ
Anh tìm em trong hư vô
Sao như sương chẳng sang bờ

(2009)






NGÃ TƯ

Ngã Tư
Ngã Tư
Nửa đầm
Cát lấp
Đứng bên này bờ
Trong chiều gió thấp
Ta nhớ năm xưa
Những thây ma tấp
Ta nhớ
Năm nào
Mây khói mênh mông
Mênh mông
Mênh mông
Ráng pha
Máu ngập
Những chiếc sõng con
Những bè gỗ tạp
Gió trong nắng chiều
Bóng hình phai nhạt
Ai cố chèo qua
Nước dội hồn ma
Dưới bờ lõng bõng
Ngã Tư
Ngã Tư
Nhớ gì
Nhớ gì
Mười năm phiêu bạt
Hết tuổi còn thơ
Nay thấy cái bờ
Lên màu cát mới
Không khéo có ngày
Biển sâu vời vợi
Thành động thành hang
Ta chửa được về
Còn ước về ư
Ngã Tư Ngã Tư
Ngó lên trời xanh
Cao dày thăm thẳm
Cúi xuống mặt đầm
Nước ngậm hờn căm.

( 1974 )






PHỐ CHỢ

Cố hương đèo nối ba truông
Đồn ma họp chợ bán buôn rộn ràng
Xưa theo chân mẹ về làng
Chỉ nghe gió thổi cát vàng mênh mông
Bây giờ xanh ngắt hư không
Trưa nằm nhắc chuyện viễn vông nhớ nhà
Làng xưa vắng bóng người qua
Nổi trôi phố chợ lòng ta ngậm ngùi.

(Bách Khoa-1973)






Westminster

Vậy là em không hẹn
Như chưa từng thấy anh
Cây cọ dầu đứng lặng
Bông hải đường nín thinh
Tách trà đêm hoa huệ
Cho ta gọi riêng mình
Westminter tịch mịch
Kia màn sương lung linh
Vầng trăng đêm mười một
Đi mãi chưa thấy hình
Đêm Bờ Tây
Ở đây trăng là sương
Không như trời Bảo Lộc
Bóng núi in mặt đường
Biển gầm khua lộc cộc
Một mình anh chảy dọc
Xe quét ánh đèn xa
Trán em in sợi tóc
Vuốt mãi chắc không nhòa






Las Vegas

Đường xuống Las Vegas
Trăng lặn giữa ban ngày
Xương rồng nhắc hoang mạc
Phố dựng khum lòng tay
Xưa ai đi đãi vàng
Coi đời như canh bạc
Nay có kẻ tha hương
Không nhận mình “homeless” *
Vui thôi, đừng bắt chước
Nhưng tránh khỏi nơi nào ?
Trông kỳ quan lộn ngược
Sao mắt mình đỏ au.

(2012)












Trường ca
Quảy đá qua đồng

Võ Chân Cửu



Ngày xưa đá bẩm khí trời
Xuống coi dâu biển đổi đời ra sao
Đời xưa huyễn sự chiêm bao
Đời nay sương gió rì rào sử xanh
Ai nằm lẳng ca năm canh
Tỉnh ra thấy nắng vàng hanh cuối ngày
Gió vờn mấy cánh hoa lay
Tang thương kim cổ phơi bày phôi pha
Một hôm nghe giữa quê nhà
Đồng xưa vang vọng khúc ca nửa chừng

(Tiếng ca)

Ca rằng:

Trời xanh Nam Hải
Khói mông lung
Xô động hư vô
Mấy vạn từng
Chiều hôm sóng nước
Thi nhau nhạt
Soi lãng hình ai, hề !
Hóa công

Soi cái hình ta, hề !
Minh mông
Soi suốt thiên thu, hề !
Thinh không
Quạ chiều phương nam bay xao xác
Mây về phương nao bay tan nát
Trứng con rùa đen đào chôn trong cát
Trứng con thần ưng
Phơi trên non chóp
Ta nằm muôn năm
sao chưa thay lốt.



Trời chết trong không
Kìa mai hay mốt
Trăng tàn nơi nơi
Mai sau muôn xưa
Ta uống tinh sương hề bao nhiêu hớp
Thốt với bao la hề khuya hay trưa

Sao nằm im hề !
Ngu ngu ngơ ngơ
Mịt mờ mịt mờ
Tỉnh tỉnh mơ mơ

Sao ta chưa bay lên cao hề !
Trời xanh xưa hẹn ta hề !
Trời xanh nay lừa ta hề !
Đất trích chiêm bao

cho ta hát ngao hề !

Con thần ưng ơi con thần ưng
Con trăn tinh ơi con trăn tinh
Ngươi chơi cùng ta hề !
Ngươi múa lung tung hề !
Trong chốn vô minh hề !
Ngươi làm ta điên hề !
Ngươi làm ta quên hề !

Dâu bể bao đời
Ta say mê chơi
Mặc ai đổi dời

Đêm ta hát ngươi vỗ cánh hề !
Đêm ta múa ngươi phun ngọc hề !
Bày ra một cõi chưa từng có hề !
Trời xanh ghen hề đất ganh hề !

Con thần ưng ngươi bay đâu rồi
Con trăn tinh mang ngọc lên trời
Mưa tuôn trên đầu ta hề !
Nước xô lòng ta đau hề !
Ai xoi tim ta
Chiều nay cựa minh hề !
Nghe nhưng nhức hề !
Ta với mặt đất hề !
Chia chung niềm đau
Một bầu lau nhau
Tiếng khóc ban đầu

Trái đất xoay xoay
Bóng ta lung lay
Sao ta không bay hề !
Tiếng u u vang vang trong đầu
Lắng nghe ta bao nhiêu tinh cầu



Xưa kia mầy là hơi hề !
Ngày sau mầy lại tan thành hơi hề !
Tha hồ bay đi chơi hề !
Trăng soi muôn đời
Lạnh quá hề !
Trăng ơi trăng ơi
Vì ta mà mi rơi

Đêm đi rồi, trăng lặn mây tan
Mang mang hề ta căng ta căng
Sao không nổ hề !
Sao băng ơi sao băng

Con thần ưng mi kêu quang quác
Cái linh hồn bay trong bát ngát
Hãy nằm im nơi đây cái xác

Ai ngày xưa quảy ta đi hề !
Sao nay không về
Không gian tròn bao nhiêu hề !
Trái đất vuông bao nhiêu hề !
Dấu chân ai nay thành hồ
Thành suối thành sông
Hỡi ruộng hỡi đồng
Bao nhiêu cỏ mọc
Cỏ xanh như lòng ta
Bao nhiêu nấm mồ ma
Quay quần quanh ta
Nấm mồ lớn nhất
Không chôn ai hết hề !
Nấm mồ sau chót
Chôn lút trời xanh

Sóng xô nhạt nhạt ta hát ta nghe
Ca suốt ngàn năm ca động bốn bề
Ai sang bến hoặc ai xuống bờ mê

Đá hề ! đá hề !
U u hề ! minh minh hề !

Sóng ngầm không ngớt, có hay ta rớt
Từ dưới vực sâu bay lên chót vót
Trời đâu bỏ ta hề !
Trời gây hư không cho ta chơi hề !
Trời làm hoang vu cho ta coi hề !
Cõi thật chỗ nào hề !

Sao ta nặng lòng với nhân gian
Sứ mạng chi đâu hề !
Nghìn năm ta ngồi nghe âm vang
Cổ kim điêu tàn ta đi mộng ảo



Trời đâu nói láo hề !
Tự ta soi thấu

Con thần ưng ơi con thần ưng
Trứng mi để nơi non chóp
Ta ôm ta ấp
Nở cùng trăng sáng muôn thu

Trời xanh Nam Hải
Khói vi vu
Soi động hư vô
Mờ nhạt một bầu
Lặng ngắt mênh mông
Câu ca câu hát
Nghe ta xoay vòng
Thiên địa về đâu
( Lắng tiếng ca )

Thơ rằng:

Mấy tầng sương khói lô nhô
Trời xanh xanh ngắt có chờ ai đâu
Thả lòng lơ láo mấy câu
Gởi cùng mây bạc trắng phau một mình

Nằm nghe đá hát u minh
Thơ thay con mắt ngó rình hóa công
Bóng ai quảy đá qua đồng
Sầu xưa uất nặng giữa lòng nhân gian.









Thơ Võ Chân Cửu


Võ Phiến bảo trong tâm hồn một số văn thi nhân Bình Ðịnh có nét “u huyền” khó hiểu. Ông “mời họ ra cho ai nấy thử tìm hiểu”. “Họ” đều đã nổi tiếng, trừ một người, người trẻ nhất. Vì trẻ, người ấy thuộc vào “Văn Học Miền Nam”. Ðây lời mời nhà thơ Võ Chân Cửu (theo gocnhin.net)

Bài trích từ Văn học Miền Nam, Tập IV - Thơ (trang 3167-3171) NXB Văn Học, California 1998:

Hoài Thanh nhân đọc Yến Lan nhận thấy các nhà thơ Bình Ðịnh (Yến Lan là người Bình Ðịnh) thường bị vầng trăng ám ảnh.

Quả cái vầng trăng ở bến My Lăng nọ là một kỳ bí. Trăng ấy gây bất an, gây đến sợ hãi. Không riêng trăng My Lăng mà thôi. Từ trăng của Yến Lan, trăng động Chua Me ở Sa Kỳ hay trăng đầy miệng của Hàn Mặc Tử, “trăng ma lầu Việt” của Quách Tấn, cho đến những “trăng ghì trăng riết cả làn da” của Chế Lan Viên..., tất cả đều là thứ trăng quái đản, làm ta rợn cả người.

Nhưng bảo rằng ở Bình Ðịnh chỉ có cái trăng là đáng khiếp, không đúng. Có trăng, lại có ma: ma lầu Việt, ma Hời, và yêu tinh, và quỉ quái... Và cả những khi không có ma quỉ gì ráo, chỉ có mấy chiếc lá rơi, thi nhân Bình Ðịnh cũng dựng nên cảnh hãi hùng:


“Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ,
Tiếng khu vang rạn khới đầu ta?
Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh
Như tiếng xương người rên rỉ khô?
Mơ rồi! Mơ rồi! ta mơ rồi!
Xào xạc chỉ có lá vàng rơi
Quanh mình bóng tối mênh mang cả
Thấp thóang đôi hồi lửa đóm soi.”
(Mơ Trăng - Chế Lan Viên)

Chỉ có sao in đáy giếng, thi nhân Bình Ðịnh cũng ghê người:

“Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng
Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma?”
(Ta - Chế Lan Viên)

Chỉ có đám mây in hình xuống dòng nước, thi nhân Bình Ðịnh trông thấy cũng làm ta nổi da gà:

“Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng
Trôi thây về xa tận cõi vô biên.”
(Thơ Ðiên - Hàn Mặc Tử)

Vậy đó. Cho nên sau này có những người lấy làm nghĩ ngợi về cái con người ở vùng đất này. Vâng, cái lạ lùng là của người, chứ không phải của trăng của ma. Không phải riêng trăng có sức ám ảnh như ông Hoài Thanh đã nói, mà cái gì cũng ám ảnh được người Bình Ðịnh: cái lá, cái sao, đám mây v.v. Mọi thứ, kể từ những thứ hiền lành nhất.
Ông Lại Nguyên Ân chẳng hạn, nhân bàn về Hàn Mặc Tử, ông luận luôn đến khí chất người miền Trung. Theo ông, người Việt miền Trung thì “khắc nghiệt, riết róng, quyết liệt, táo bạo, cực đoan”, thì “sôi máu, táo tợn, liều lĩnh” hơn người Việt ở cả ngoài Bắc lẫn trong Nam. Tiếng nói ở miền Bắc (kể từ ngữ âm đến từ vựng, ngữ pháp) vốn sáng và rõ. Tiếng nói miền Trung thì tối và đục, hoang dã; nó “chuyển” tải những cảm quan điên dại, siêu thực tế của con người trong những dò tìm về những cõi hư huyền, vô hình, vô ảnh trong những diễn tả về thế giới âm u”. Ngôn ngữ như thế, tồng hát cũng thế. Ngoài Bắc có chèo, ở Trung có tuồng. Ở chèo không có gươm có giáo, không có giặc giã, chính biến; trên sân khấu chèo toàn giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo. Trái lại ở tuồng (hát bộ) thường có gào có thét, có giết chóc dữ dằn, rộn rịp đầy những hùng binh dũng tướng. Do khí chất mà khác nhau cả (1) .
Đồng bào ngoài Bắc cũng như trong Nam thường xem như trên giải đất từ Thanh Hóa vào Phan Thiết mọi sự chung chung là giống nhau; giọng Huế là giọng miền Trung; ông Ngô Đình Nhu là cái thâm hiểm của miền Trung v.v.. Thực ra, suốt giải đất dài ngoằng, quá dài ấy, có nhiều dị biệt: giọng nói Nghệ Tĩnh không hề giống giọng Phan Rang Phan Rí, tính người Nam Ngãi khác hẳn tính người Trị Thiên; cha đàng ngoài, mẹ đàng trong của Xuân Diệu, mặc dù đều là người Việt miền trung cả, vẫn khác nhau rõ rệt v.v.. Cho đến nay, khó mà biết được thực ra những cái gì là đặc điểm chung cho các thể hiện tâm hồn của người miền Trung. Những điều mà ông Lại Nguyên Ân vừa nói, đại khái là chỉ hợp cho một vùng Bình Định thôi: Tuồng (hát bộ) gốc Bình Định, Hàn Mặc Tử và bạn bè trong nhóm ông hầu hết là Bình Định.
Tất nhiên tôi không muồn giành giật với các tỉnh khác, không muốn vơ vào cho Bình Định làm gì tất cả những cái “sôi máu”, “táo tợn”, và “hoang dã”, và ối trời! cái “điên dại nữa. Làm như thế chỉ e bị bà con đồng tỉnh trách giận thôi, ích gì? Chẳng qua phần ai nấy gánh.
Võ Chân Cửu đã gánh đủ.

Này xem: Xa làng lâu ngày, một hôm trở về ông thấy núi thấy mây ở quê mình:

“Bỗng nhiên lạnh cả hồn tôi
Khi trông thấy dáng núi ngồi co ro
................................................
Mười năm làng cũ không về
Ðăm đăm mây trắng lê thê mái đầu.”
(Ðăm đăm mây trắng)

Trên đất nước này, bạn có từng bắt gặp cái núi ở nơi nào nó ngồi như vậy không? Bạn ngờ rằng thứ núi co ro đáng hãi nọ ngẫu nhiên là đặc cảnh địa phương chăng? Không phải vậy đâu. Không cần nhìn cảnh làng mình Võ Chân Cửu mới thấy ra vậy; ngay lúc đi giữa thành phố Sài Gòn ông cũng thấy những cái khó có người thấy:

“Ngã ba ngã bảy xe đi khuất
Cơ khí xen cùng nhịp gió mưa
Tiếng ma thiên cổ vong u uất
Vắng lặng buồn xo suốt bốn mùa.”

(Sài Gòn)

Những mây lê thê, những ma thiên cổ nọ là ở trong hồn người, không ở ngoài cảnh vật. Trong tâm hồn chàng thi sĩ trẻ tuổi người Bình Ðịnh cách xa trường thơ “loạn” một thế hệ, vẫn cứ còn chất chứa đầy những “hư huyền, âm u”.

Cái gì đã phủ xuống cuộc sống tâm linh của nơi này màn u huyền ấy? Tôi không hiểu nổi đâu, không dám lạm bàn tới đâu. Có lúc tôi thấy quanh mình toàn thị những bà con chất phác thàn hậu. Có lúc khác lại đối diện với những con người quằn quại dị thường. Biết nói sao, ngoài việc mời họ ra cho ai nấy thử tìm hiểu, suy nghĩ?

1 - 1993
-------------------
(1) Lại Nguyên Ấn- “Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử”, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 1 tháng 12-1991. ọcHH









Tản mạn với Võ Chân Cửu
Cập nhật ngày: 23/12/2020 lúc 23:23

Huỳnh Như Phương


VHSG- Nhà thơ Võ Chân Cửu tên thật Văn Hưng sinh năm 1952 ở Bình Định, còn có bút danh Tuy Viễn, Hưng Văn, sống và sáng tác ở Sài Gòn, tác giả các tập thơ Tinh sương (1972 ), Đại mộng (1973), Ngã tư vầng trăng (1990), Trước sau (2011) và 3 tập tạp luận 22 tản mạn, Theo dấu nhà thơ, Vén mây (2013, 2015, 2017). Vì bệnh nặng, ông đã từ trần tại Bảo Lộc, Lâm Đồng vào lúc 18g30 ngày 23.12.2020. VHSG xin chia buồn sâu sắc với gia đình, người thân, đồng nghiệp của nhà thơ Võ Chân Cửu và trân trọng giới thiệu lại bài viết của GS-TS Huỳnh Như Phương như nén tâm hương tiễn đưa ông.


Nhà thơ Võ Chân Cửu
(1952-2020)


Với nhan đề 22 tản mạn, cuốn sách đầu tiên trong bộ sách ba tập của Võ Chân Cửu về văn chương miền Nam đã góp phần biến “tản mạn” vốn là một tính từ thành một danh từ, và vốn là một thể báo chí – gần với nhàn đàm, tạp bút – trở thành một biến thể của phê bình văn học.

Trong tập hợp những bài tản mạn của Võ Chân Cửu, có thể thấy sự hiện diện và cộng sinh của bình thơ, tiểu luận, tùy bút, tư liệu văn học… khiến cho mỗi cuốn sách là một hợp thể, và cả bộ sách là một hợp thể lớn hơn, giúp ta hình dung được bối cảnh của văn học miền Nam thời chiến cũng như tâm thế của những nhà văn cầm bút trong bối cảnh đó.

Nói “hợp thể” là một cách nói để dễ nhận diện, chứ thật ra bộ sách này không phải là một hệ thống có chủ đích nhất quán, cho nên ta không nhất thiết phải đọc nó như một thiên khảo luận có trật tự lớp lang, mà có thể – và rất nên – đọc như một cuốn sách với những đoản thiên rời, đọc ngẫu hứng, không cần theo trình tự trước sau, vì tác giả có vẻ như cũng ngẫu hứng mà viết ra. Giống như ta ngồi bên ô cửa toa tàu mà nhìn phong cảnh hiện ra trước mắt: có lúc tàu chạy nhanh chỉ kịp thấy cánh đồng và dòng sông vừa lướt qua, có lúc tàu leo dốc chầm chậm cho ta chiêm ngưỡng từng bụi cây ngọn cỏ của vạt rừng dưới chân đèo. Nhưng tất cả hòa kết trong tâm trí ta một cảnh tượng văn chương bỗng thức dậy sau những giấc ngủ dài tưởng đã phôi pha cùng năm tháng.


Tạp luận “Vén mây” của Võ Chân Cửu


Giới sáng tác văn học ở miền Nam thời chiến mỗi người mỗi vẻ, những phân loại khái quát về khuynh hướng chỉ có ý nghĩa tương đối, có khi dễ thành phiến diện. Mỗi tờ báo quy tụ một nhóm nhà văn gần nhau về cảnh ngộ sinh hoạt tinh thần nhưng không hẳn cùng chia sẻ hoàn toàn một quan niệm văn chương hay lý tưởng xã hội. Chính điều đó gây khó cho người nghiên cứu về sau, đồng thời cũng là thử thách gợi hứng thú cho họ. Nó cho thấy yếu tố dân chủ của một đời sống văn học nhiều phân hóa.

Nói về thế hệ cùng thời với Võ Chân Cửu, cách phân loại vừa quen thuộc vừa dễ dãi được một số người chấp nhận lâu nay: khuynh hướng “dấn thân” và khuynh hướng “viễn mơ”. Nhưng ranh giới giữa hai khuynh hướng đó đâu dễ phân định. Chỉ cần đặt câu hỏi: dấn thân về đâu mới là dấn thân đích thực? Và người ta có thể dấn thân mà không cần viễn mơ? Thậm chí, người dấn thân có thể cũng là người mơ tưởng hão huyền nhất!

Dù sao, trong văn cảnh miền Nam thời đó, Võ Chân Cửu dễ được xếp vào nhà thơ “viễn mơ”, căn cứ vào thi hứng, thi tứ và cả nhan đề tác phẩm của ông: Tinh sương, Đại mộng, Tà huy, Bóng trăng ngàn, Đường vô núi, Sáng thinh không, Ngã tư vầng trăng, Quẩy đá qua đồng, Chùa cổ bên sông… Con đường “viễn mơ” đó bao đời nay đã là một dòng lớn của thi ca Việt Nam. Đâu phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Lương Vỵ nhớ đến thơ Thiền đời Lý – Trần khi đọc Một ngày bộ hành của Võ Chân Cửu: Sớm về phía mây tụ/ Chiều đến nơi mây tan/ Phải nơi này chốn cũ/ Trên mặt đất còn hoang/ Trời rộng đau gió hú/ Ôi hư không tràn lan.

Thật là dễ hiểu, trong ba tập sách “tản mạn” này, Võ Chân Cửu nhớ nhiều đến những bạn văn một thời cùng ông lao đao lận đận đuổi theo những giấc mộng dài giữa những cảnh đời thực dữ dội của chiến tranh. Ta có thể gặp ở đây những số phận long đong của Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Tất Nhiên, Vũ Hữu Định…; những dự phóng văn chương dang dở của các tập san Trước Mặt ở Quảng Ngãi, Nhân Sinh ở Nha Trang, Khai Phá ở Châu Đốc, Văn Chương ở Sài Gòn… Long đong, dang dở, nhưng họ để lại cho đời những tác phẩm văn chương trọn vẹn, trong đó có những bài thơ hay ít người biết mà Võ Chân Cửu không ngần ngại chép lại nguyên văn cho bạn đọc thưởng thức, chẳng hạn những bài thơ của Lưu Vân, Nguyễn Tôn Nhan, Phan Nhự Thức…

Không dừng lại ở vai trò người chứng hay người cung cấp tư liệu về một thời văn học, nhưng Võ Chân Cửu cũng không đi quá xa trong những bình luận và đánh giá về các hiện tượng. Ông chỉ miêu tả những gì hiện ra trước ý thức văn nghệ của ông. Phần còn lại ông dành cho bạn đọc tự rút ra kết luận của mình. Chẳng phải vì ông sợ trách nhiệm mà có lẽ vì ông tin rằng bạn đọc có thước đo thẩm mỹ công minh của riêng họ. Đôi khi, ông cũng bộc lộ thiên kiến nghệ thuật “có phần cực đoan”, như Chu Ngạn Thư nhạy bén nhận ra trong lời tựa “Cùng theo dấu nhà thơ”.

Đặt tên cho cuốn sách thứ ba – mà tác giả nói là cuốn cuối cùng trong bộ sách về văn chương miền Nam – là Vén mây, ý hẳn Võ Chân Cửu muốn gợi ra hình ảnh “vén mây… nẩy trăng”. Nói theo Milan Kundera, sáng tác văn chương là một cách vén màn, những bức màn của ảo tượng và ma thuật, cho người đời nhìn thấy thực tướng của thế giới từng bị che phủ, như mặt trăng khuất sau làn mây. Dù sao, hành động “vén mây” đó cũng chỉ mở ra một cái nhìn trắc diện về đời sống văn chương, vốn cần đến nỗ lực của nhiều người để có thể xóa đi phần nào tấm màn đan dệt bởi thiên kiến và ngộ nhận trong sự giải thích và phán xét.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG












Võ Chân Cửu: Đi qua "đại mộng" trở lại "quê nhà" mang mang sầu vạn cổ

Lê Ngọc Trác


Trong những lúc cùng bạn bè uống rượu, tôi thường cao hứng đọc thơ Võ Chân Cửu, những câu thơ ngông nghênh đầy kiêu bạc:

"Người nói Đông Nam kẻ nói Tây
Thánh nhân ra đời vẫn chưa thấy
Đêm đêm trông sao trên bầu trời
Hiền nhân đời nay còn được mấy

Tà thuyết được thời rao nơi nơi
Ta muốn làm ma bay rong chơi
Làm ma còn có cháo lá đa
Làm người đói xin không ai cho..."

Cũng có những lúc đi qua một làng quê, tôi chợt nhớ đến bài thơ "Phố chợ" của Võ Chân Cửu mà lòng buồn man mác trước cảnh bể dâu:

"Cố hương đèo nối ba truông
Đồn ma họp chợ bán buôn rộn ràng
Xưa theo chân mẹ về làng
Chỉ nghe gió thổi cát vàng mênh mông
Bây giờ xanh ngắt hư không
Trưa nằm nhắc chuyện viễn vông nhớ nhà
Làng xưa vắng bóng người qua
Nổi trôi phố chợ lòng ta ngậm ngùi."
(1974)

Võ Chân Cửu tên thật là Võ Văn Hưng, sinh năm 1952 tại Phù Cát, tỉnh Bình Định. Từ những năm cuối cùng theo học bậc phổ thông trung học, Võ Chân Cửu đã có thơ đăng trên các báo, tạp chí văn học ở miền Nam. Năm 1972, khi mới tròn 20 tuổi, Võ Chân Cửu đã trình làng thi phẩm "Tinh sương". Và chỉ một năm sau, anh xuất bản tiếp tập thơ "Đại mộng". Trước năm 1975, Võ Chân Cửu, Nguyễn Lương Vỵ, Vũ Hữu Định, Hoàng Ngọc Tuấn … là những cây bút có sức thu hút người đọc.
Sau năm 1975, Võ Chân Cửu làm báo, viết sách và tiếp tục làm thơ. Hiện nay anh định cư ở Bảo Lộc - Lâm Đồng. Từ năm 1990 đến 2015, Võ Chân Cửu liên tục xuất bản 4 tác phẩm, gồm: Ngã tư vắng trăng (Thơ - NXB Trẻ), Ngọn gió (Thơ - NXB Văn học), 22 tản mạn (NXB Hội nhà văn), Theo dấu nhà thơ (Tản văn - NXB Hội nhà văn).
Với tập sách 22 tản mạn, Võ Chân Cửu viết những câu chuyện văn chương được sắp xếp theo chủ đề văn chương và cuộc sống. Đây là cuốn sách có giá trị tư liệu văn học, giúp người đọc hôm nay biết thêm về cuộc sống văn học miền Nam trước năm 1975. Võ Chân Cửu giúp người đọc biết một phần nào về cuộc sống, những sinh hoạt văn chương, báo chí và những đam mê văn chương của những cây bút nổi tiếng như: Bùi Giáng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Bắc Sơn, Đặng Tấn Tới, Nguyễn Lương Vị, Vũ Hữu Định... Đặc biệt, những người yêu thích tác phẩm : “ Hình như là tình yêu ” , "Ở một nơi ai cũng quen nhau", "Cô bé treo mùng" biết được những ngày cuối cùng của nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn trước khi từ giã cõi đời. Ở "22 tản mạn", thông qua những câu chuyện văn chương mang tính giai thoại, Võ Chân Cửu cũng đã nêu rõ quan điểm của mình về thơ: "... Dù bắt nguồn từ khuynh hướng hay trường phái nào, tác phẩm văn chương, nhất là thơ ca cũng phải từ cảm xúc con người.
"Khi cảm xúc bị tác động thì trong lòng phát ra lời với âm hưởng và tiết tấu. Đó được gọi là Thơ. Như vậy, Thơ dùng biểu lộ tình cảm và tư tưởng con người". Định nghĩa mang tính nhập môn ấy hình như được công nhận trên toàn thế giới. Nhưng có một ngày những người cầm quyền lại phủ nhận, bắt thơ phải phục vụ cho điều này, điều nọ... Từ đó cho rằng những vần thơ không xuất phát từ cảm xúc hiện thực không phải là thơ. Họ quên mất khả năng "linh cảm" của thơ...".
Nhiều người tán đồng quan điểm của Võ Chân Cửu. Chúng tôi không thích bình giảng thơ theo kiểu lý luận, cũng không quan tâm đến bài thơ ấy thuộc trường phái nào: Thơ cũ hay thơ mới, hiện sinh hay siêu hình, hiện đại hay hậu hiện đại. Với chúng tôi, khi đọc một bài thơ ta bỗng thấy như có dòng điện chạy xuyên qua người. Có bài thơ đọc xong bỗng tâm hồn ta thay đổi sắc thái. Đó là những bài thơ hay. Phần nhiều thơ của Võ Chân Cửu đã lay động tận sâu thẳm tâm hồn người đọc. Chính vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi trong "Tổng tập văn học miền Nam" (Phần thơ, năm 1999) nhà văn Võ Phiến đã giới thiệu thơ Võ Chân Cửu. Tên tuổi Võ Chân Cửu được giới thiệu cùng một lúc với các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Quách Tấn... Điều này chứng tỏ thơ anh có sức lan tỏa rộng.
Trong tập thơ "Đại mộng", chúng ta bắt gặp nỗi cô đơn của nhà thơ trong những phương trời miên viễn. Hình ảnh giữa thực và mộng đan xen, hư ảo, liêu trai trong thơ của Võ Chân Cửu:

"Tiếng ai hát dưới trời thiên cổ
Không có trăm năm, chẳng một ngày
Đằng đẵng nghìn năm, buồn cổ độ
Ta về, nước lạnh bóng trời mây
Ai đi, khói cũng chìm trong mộ
Tiếng hát nhân gian rụng những ngày"

(Trích bài thơ: "Tiếng hát")

Đi qua những phương trời viễn mộng, Võ Chân Cửu trở về lại quê nhà mang mang nỗi sầu vạn cổ. Hai bài thơ "Chùa cổ ven sông" và "Quê nhà" là “ tuyệt chiêu” của Võ Chân Cửu. Võ Chân Cửu đã dồn toàn bộ tâm huyết và nội lực vào bài thơ "Quê nhà" - bài thơ ngũ ngôn trường thiên với 37 khổ gồm 148 câu thơ. Đây là bài thơ mang dấu ấn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Võ Chân Cửu:

"Ta thấy từ vạn cổ
Ta đi từ bến mê
Mang một linh hồn nhỏ
Vô minh đưa lối về

Trăng sao giăng mờ tỏ
Trên mặt đất u sầu
Nhà ai còn bỏ ngõ
Tiếng buồn bay đêm thâu

Đêm nào chờ trăng lặn
Nghìn xưa sau bên hồ
Khi thấy trên trời vắng
Khói sương đã phủ mờ

Đêm nào trong rừng vắng
Theo gió bay qua đồi
Tâm tư còn nghe nặng
Khi sương tan khắp trời

Đêm nào bên nấm mộ
Nghe đất nói gì đâu
Riêng ta và hoa cỏ
Cùng đối bóng trăng thâu
...
Cô độc dặm tà dương
In dày qua núi biếc
Mây trắng miền cố hương
Bay dưới chân người bước

Vầng trăng soi hư không
Chốn nào ta trở lại
Bước chân ngoài mênh mông
Nghe thấy đời xa mãi

Mây bay từ thiên cổ
Cùng nhau trời đất tan
Ta một linh hồn nhỏ
Vơ vẩn miền Đại Hoang."

(Trích bài thơ: "Quê nhà")

Đọc "Quê nhà" của Võ Chân Cửu, trong lòng chúng ta chợt nhẹ nhàng ngân lên ca từ của Trịnh Công Sơn: "Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” , thảng thốt nhớ đến 2 câu thơ của Quách Tấn: "Chớp mắt ngàn thu quạnh / Về đâu chiếc lá bay". Và , chúng ta đồng cảm với Võ Chân Cửu "nghe mây trắng chảy cùng sông".

La Gi, mùa bấc biển 2015








Một Thời Không Quên

Trịnh Bửu Hoài


Tôi được “thơ thới” tản bộ qua ba tập tản mạn và tản văn của Võ Chân Cửu. Tập đầu tiên, 22 tản mạn tôi được anh trao tặng tại Bình Dương ngày 22 tháng 9 năm 2012. Tập kế tiếp Theo dấu nhà thơ anh ký tặng riêng tại Hội chợ Sách Cần Thơ ngày 28 tháng 3 năm 2015 khi Công ty sách Phương Nam mở cuộc gặp gỡ, giới thiệu sách mới của anh và một cây bút nữ. Và tập thứ ba Vén mây, anh muốn coi như Theo dấu nhà thơ tập 2, nhưng theo tôi đây là tập 3 trong bộ tản-mạn-tản-văn của anh. Không thể tách rời 22 tản mạn ra khỏi bộ ba nầy được, vì chính tập tản mạn đã dẫn dắt hai tập tản văn kia cho anh mở cửa lòng đối với bằng hữu văn nghệ một thời! Qua điện thoại, anh có ý xem Vén mây như là tập cuối bộ, tôi được anh cho đọc bản thảo hoàn chỉnh trên đường truyền máy tính ngày 28 tháng 8 năm 2016.
Nhận được sách hoặc bản thảo, tôi đọc liền một mạch, nhưng đọc rất thong thả, vừa đọc vừa tưởng vừa nhớ, bởi trong nầy có cả bạn bè tôi. Có người tôi đã quen đã gặp, có người chưa gặp nhưng quen nhau trên báo, đọc nhau qua tác phẩm. Có những sự kiện văn nghệ tôi đã biết, chứng kiến hay có nghe qua, có những chuyện bây giờ tôi mới tường tận. Võ Chân Cửu đã thủ thỉ kể lại chuyện gặp gỡ bù khú ăn nhậu, hoặc say mê làm văn chương. Thật thú vị, thật vui và cũng thật ngậm ngùi, bởi ngày nay kẻ còn người mất, người ở đâu đây và cũng có người mãi xa. Ngày xưa, bạn bè văn nghệ thường là bạn vong niên, lớn nhỏ hơn nhau năm, mười tuổi là người cùng thời.
Tôi và Võ Chân Cửu có sự trùng hợp là có cùng một năm sinh; và trước 1975 mỗi người đều xuất bản hai tập thơ. Nhưng tôi có duyên với thơ anh. Một lần ghé qua Sài Gòn ở lại năm, bảy ngày rong chơi, tôi gặp Vũ Hữu Định tại nhà anh Ngô Nguyên Nghiễm. Vũ Hữu Định lấy hai tập thơ Tinh sương và Đại mộng của Võ Chân Cửu, thay mặt tác giả ký tặng tôi vào ngày 8 tháng 9 năm 1973. Bây giờ tôi vẫn còn giữ 2 cuốn sách đó! Thật là một kỷ niệm khó quên với anh Vũ Hữu Định dù chỉ mấy ngày ngắn ngủi bên nhau. Lúc đó, tôi chuẩn bị in tập thơ đầu. Sau khi đọc bản thảo của tôi, anh Vũ Hữu Định tỏ vẻ thích thú và khuyến khích tôi in sớm. Tiếc là khi in xong, anh trôi giạt phương nào, và Võ Chân Cửu ở nơi đâu tôi cũng chẳng biết để gởi thơ tặng. Thời chiến tranh, liên lạc và tìm thăm nhau không dễ, chỉ biết tin nhau trên báo hoặc qua bạn bè. Qua bộ tản văn nầy tôi mới biết Võ Chân Cửu đi nhiều, gặp gỡ và sống cùng nhiều anh em văn nghệ thời bấy giờ, nhất là các tỉnh miền Trung quê anh. Vào Sài Gòn học, anh có điều kiện tiếp cận giới văn nghệ nhiều hơn. Điều đáng khâm phục ở anh không chỉ là máu giang hồ mà anh còn có một trí nhớ rất tốt. Đến với bạn bè, anh có một tấm lòng, một chân tình mới có được những kỉ niệm đẹp như thế.
Tôi hiểu người làm văn nghệ nào cũng rất ham đi, ham gặp bạn bè và cả “ham yêu” cái đẹp, ham chơi… Nhưng hoàn cảnh đất nước lúc đó muốn đi không phải dễ, đường xe trắc trở, an ninh phức tạp, văn nghệ sĩ lại nghèo. Nhưng đặc biệt anh em văn nghệ thời đó rất phóng khoáng, chơi nhau thật lòng, đam mê văn chương, quí trọng tình bạn hơn bản thân mình. Tôi cũng đã từng đón những bạn thơ lang thang từ tỉnh nầy sang tỉnh nọ mà không có đồng xu dính túi nhưng được rong chơi ăn nhậu đủ đầy. Họ chưa từng gặp nhau, nhưng chỉ cần xưng tên là ôm chầm lấy nhau như quen từ kiếp trước. Họ biết tên tuổi, hiểu nhau qua tác phẩm trên sách báo từ lâu rồi. Bạn ở nhà tôi năm, mười ngày; đưa đi thăm thú văn thi hữu và phong cảnh xứ mình. Bạn cần đi thì dúi vào tay bạn vài ngàn đồng đủ lộ phí sang tỉnh kế bên- có người bạn thơ khác đang đón. Thời đó, miền Tây Nam bộ gạo cá phì nhiêu, nuôi một người quen trong nhà năm ba tháng chỉ là chuyện nhỏ.
Hành trình theo dấu nhà thơ của Võ Chân Cửu không chỉ bằng tình cảm, kể lại và nhận định, mà xung quanh một nhà thơ còn có những nhà thơ và vợ con, cuộc sống, sự dấn thân của nhà thơ trong thế giới văn chương. Anh đã khơi gợi một không khí văn chương và những con người làm nên nó thời bấy giờ. Những cảm nhận từ sự gần gủi và thân thiết hoặc tiếp xúc và thấu hiểu, được anh thể hiện một cách tản mạn và lãng mạn. Không bị ràng buộc bởi một thể loại nào nên nó rất phong phú và sinh động trong câu chuyện về thơ và các nhà thơ mà anh đã đọc, đã biết, đã quen trên con đường văn chương của mình. Một chút nhận định, một chút lý luận, một chút xúc cảm, một chút đồng ngộ!...Tất cả qua ngòi bút phóng khoáng, Võ Chân Cửu đã biến hồi ký của hồi ức một thời trở thành một áng văn bàng bạc, thi vị và tao nhã. Không còn là hồi ký dù đầy ắp sự kiện và hoài niệm. Không còn là biên luận dù có không gian và thời gian, bày tỏ và nhận xét. Không còn là chân dung văn học dù viết về từng người với khá nhiều tư liệu về con người, cuộc sống và thi nghiệp. Cũng chẳng phải là du ký dù anh lang thang từ Trung vô Nam, từ Cao nguyên đến Sài Gòn rồi xuống tận miền biên viễn Tây Nam bộ. Anh đã giúp cho thế hệ sau nầy hiểu được, chia sẻ và cảm thụ một thế giới văn nghệ trong chiến tranh của một miền đất và của một giai đoạn. Thời mà chúng ta làm văn nghệ tự phát, tự lực, nhưng sao chân tình, nhiệt huyết và hồn nhiên một cách đáng yêu.
Phong cách diễn đạt tập trung mà đa dạng, lan man mà cô đọng, hoài niệm mà hiện sinh-đó là thủ thuật rất tài tình của Võ Chân Cửu đưa bộ sách trở thành một tác phẩm phong phú về thể loại và mang tính đặc trưng, độc đáo của dòng văn học cận đại. Những trang sách tưởng rằng rất mềm mại và mỏng manh nhưng chứa đầy những bước chân ngang dọc của anh, của những nhà thơ bằng hữu và của một thời. Bây giờ những người hiện diện trong bộ sách nầy còn, mất trong cõi vô thường; đời người như bóng mây, nhưng tác phẩm của họ là ánh dương, chỉ cần… vén mây! Nhờ có anh, một thời kỳ văn nghệ đa dạng, sôi động được sống lại trong hơi thở hôm nay, được lưu lại trong các trang sách chứa đầy những phận người, những tài hoa, không phải tan biến đi trong vết bụi mờ năm tháng.
Bộ tản văn ba tập của Võ Chân Cửu, theo anh chỉ là những dòng tản mạn. Mới đọc, ta chỉ thấy anh lang thang trong thế giới bạn văn rất tùy hứng, nhưng thực ra anh không tản mạn. Con người, nhân cách và tác phẩm được anh chắt lọc một cách tinh tế để viết về bạn mình…

Tây Nam bộ, 31-8-2016
T.B.H









Võ Chân Cửu & Nguyễn Lương Vỵ












Nt Võ Chân Cửu, Nt Phạm Việt Cường, hs Lê Thánh Thư













Trở về








MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.


















Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)

 











Nguyễn Minh Châu
(1930 - 1989)
Nhà văn







Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 - 23/1/1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.














Tiểu sử


Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Theo lời kể của vợ ông, bà Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí. Chỉ tới khi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu. Trong những ghi chép cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: "Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ".

Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.

Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.



Sự nghiệp văn học

Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. 









Tác phẩm




1
(tiểu thuyết, 1967)





2
Những vùng trời khác nhau
(tập truyện ngắn, 1970)





3
Dấu chân người lính
(tiểu thuyết, 1972)





4
Miền cháy
(tiểu thuyết, 1977)





5
Lửa từ những ngôi nhà
(tiểu thuyết, 1977)





6
Những người đi từ trong rừng ra
(tiểu thuyết, 1982)





7
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(tập truyện ngắn, 1983)





8
Bến quê
(tập truyện ngắn, 1985)





9
Mảnh dất tình yêu
(tiểu thuyết, 1987)





10
Chiếc thuyền ngoài xa
(tập truyện ngắn, 1987)





11
Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ


Nguyễn Minh Châu

Là một người sáng tác, chắc tôi cũng giống như nhiều anh em sáng tác khác, có thói quen vừa viết vừa tự quan sát, nhìn theo cái ngòi bút của mình có lúc đầy hào sảng có lúc lại đầy đắn đo hồi hộp lẫn e ngại chạy trên mặt tờ giấy định mệnh.

Chao ôi, để bụng không nói ra thì thôi chứ nói ra cái chuyện này nó vui lắm, mà nó cũng buồn lắm, có đôi khi buồn đến thối ruột! Thú thật chừng ba bốn năm trở lại đây tôi cứ nổi lên nhũng cơn ngán giấy bút, hay so sánh mình với những anh em bạn bè cầm bút một cách suôn sẻ bình thản, được trời đất ban cho một cái tạng nhà văn luôn luôn sẵn sàng thích nghi với mọi thứ lý luận và luật lệ văn học, họ thật sướng, viết ra trang giấy mà trong bụng chẳng bao giờ có điều gì phải sợ sệt, lo lắng, như một người bao giờ cũng sống đĩnh đạc, cứ thẳng đường chính rộng lớn mà đi; còn mình thì y như một kẻ gian phi lúc nào cũng như đang lén lút thu giấu cái gì quốc cấm trong cạp quần hay dưới áo. Nghĩ mà buồn quá, nghề giấy bút nó chẳng nuôi gì được mình mà chỉ thấy nó hành mình.

Có lúc – nói ra thật lẩm cẩm – tôi lại hay đem so sánh mình với các nhà văn của những đất nước hàng trăm năm bình ổn, các nhân vật của họ phải chịu đựng nỗi đau khổ dằn vặt thật là sang trọng, chứ đâu như cái đám nhân vật của mình, không những cái đau khổ, hoạn nạn mà cả cái vui, cái hạnh phúc của họ nó cũng nhem nhuốc, nhớn nhác, tội nghiệp quá! Hỡi ôi, bao giờ nhân vật của mình mới được sang trọng, để cho mình cũng sang trọng lây!

Có lúc tôi lại đem công việc của chúng ta so sánh với công việc của các nhà tiền chiến cầm bút trước cách mạng, gọi là các nhà văn hiện thực phê phán. Ví dụ như ông Nam Cao chẳng hạn. Có lần ông ấy la lối, hô hoán ầm lên rằng thiên hạ bít hết lối của ngòi bút ông ấy. Viết cây chuối hay con chó hoặc kẻ say rượu đều phạm húy, đều có người đe đánh, đe đốt nhà. Bị o ép đến vậy tưởng không viết được gì, thế mà cuối cùng, cả một đời cầm bút của Nam Cao trước cách mạng số năm có là bao nhiêu đâu, vậy mà đủ để lại khá nhiều, nhất là có thể có cái quyền viết rất thực, bao nhiêu lẽ đời, sự đời, bao nhiêu khuôn mặt người đời thực đến thế. Chí Phèo thực đến thế. Thật là vừa được viết vừa được nói. Chứ như đám chúng tôi, từ nhà văn trẻ đến lớp nhà văn già được chăm sóc chăn dắt kỹ lưỡng quá đi mất. Sao lại như vậy nhỉ, sau bốn chục năm nhìn trở lại những nhà văn tiêu biểu của nền văn học phần đông nếu không phải là tất cả, đều có tì vết trong lịch sử đời cầm bút? Rồi thì từ đấy bắt buộc sinh ra một cái thói quen không biết bắt đầu từ lúc nào mà tôi nghĩ nó rất thảm đối với tư cách của một người nghệ sĩ, hễ cầm bút là phải nghĩ đến né tránh, che chắn, rào đón, đối phó. Có vẻ tuồng như mỗi nhà văn mỗi khi ngồi trước trang giấy là cùng một lúc phải cầm hai cây bút: một cây bút để viết cho người đọc bình thường, cho đời, một cây bút khác viết cho đạo, lo việc che chắn, viết cho lãnh đạo văn nghệ đọc. Mà cái ngòi bút thứ hai này – buồn thay – các nhà văn cầm lâu ngày để tự bảo vệ mình cho nên cũng lắm kinh nghiệm, mà cũng tài hoa lắm!

Quả thật tôi không có tài rào đón, che chắn nhưng cầm bút viết văn đến một lúc ngồi nghĩ lại cũng tự nhiên sinh ra giận mình đến phát chán mình, chán cả cho đồng nghiệp, bè bạn. Điều đáng buồn nhất là những người phải xoay trở, vặn vẹo cây bút, phải làm động tác giả nhiều nhất là những nhà văn có tâm huyết, có tài, muốn văn học phải có cái gì của văn học, chứ không muốn văn học chỉ là một sự minh họa. Trong khi đó những cây bút minh họa, những tác phẩm minh họa hoặc ca ngợi một chiều thì lại thoải mái, người viết cầm bút thoải mái mà chẳng có gì phải luồn lách, phải đắp đậy, rào đón, chỉ phải cái nó công thức và sơ lược, nó nhạt, và càng ngày người đọc càng thấy nó giả, mỗi ngày người đọc càng thấy rõ ở những tác phẩm minh họa và ca ngợi một chiều một sự giả dối không thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi, so với cuộc đời thực bên ngoài.

Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm qua nền văn học cách mạng – nền văn học ngày nay có được là nhờ bao nhiêu trí tuệ, mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn – không có những cái hay, không để lại được những tác phẩm chân thực. Nhưng về một phía khác, cũng phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn. Nhà văn chỉ được giao phó công việc như một cán bộ truyền đạt đường lối chính sách bằng hình tượng văn học sinh động, và do nhiều lý do từ những ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện tự giác thấy nên và cần làm như thế (thậm chí có phần nào các nhà văn mới đi theo cách mạng và kháng chiến còn coi đó là cái mới, là hoàn cảnh “lột xác”). Từ đấy rồi trở thành thói quen. Thói quen của một người vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp. Lần lượt bắt đầu là các nhà văn tiền chiến rồi hết lớp người cầm bút này đến lớp người cầm bút khác, với một khả năng thích nghi hết sức ghê gớm, các nhà văn đã thích nghi với văn học minh họa như thích nghi với cách sống gian khổ, thiếu thốn trong chiến tranh. Những nhà văn tuy đều cảm thấy thiếu thốn và bức bối nhưng lại tự dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn nhau tự bạt chiều cao cho thấp đi khỏi chạm trần, tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng, để đi lại được thoải mái trong cái hành lang kia.

Tuy vậy, cứ mỗi lần hết chiến tranh chuyển sang hòa bình hoặc cứ lâu lâu sau một số năm, đường hướng minh họa và tình hình mất dân chủ trong văn nghệ lại làm dấy lên những vụ này vụ khác. Những người “lính gác” lại có dịp “khép lại” và không rời mắt khỏi từng người, đặc biệt là những người có tài hay có tật và không ngừng thuyết phục với tất cả cũng như với từng người rằng cái hành lang kia là tất cả thế giới của văn nghệ cách mạng. Không khí để thở, bầu trời để ngắm, đất dưới chân để đi lại chỉ có thế và đấy là tất cả thế giới minh họa, ở trong đó nhà văn tha hồ vùng vẫy, sáng tạo và phát huy tài năng. Trong nghệ thuật hội họa châu Âu chẳng đã từng để lại những tác phẩm danh họa về lịch sử tôn giáo và đời các thánh, thực sự những tác phẩm hội họa cổ điển sẽ sống đời đời ấy là những tác phẩm minh họa. Tôi nghĩ rằng đường lối chính sách của Đảng, kể cả những cái sáng suốt đúng đắn cũng như cái sai lầm đang được điều chỉnh trong từng thời kỳ bao giờ cũng có thể soi rọi, giúp nhà văn nhìn thấy những vấn đề thực tế rất sâu xa của đất nước, gợi ý cho nhà văn những suy nghĩ, chiêm nghiệm quý báu. Nhà văn như một người trinh sát cuộc đời, vậy thì việc tìm hiểu sự hình thành những đường lối chính sách chính là sự tìm hiểu việc đời từ trong quá trình.
Ý nghĩa tác dụng của đường lối, chính sách đối với văn nghệ là như vậy. Tôi nghĩ rằng khi nhà nghệ sĩ đứng trước một sự vật, nảy ra ý tưởng minh họa khi tìm thấy ở nó tràn ngập cảm xúc về cái chân lý và cái đẹp.

Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họa của ta là từ đấy những nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng, – nghĩa là những tư tưởng mới và độc đáo mang tính khái quát cuộc đời của riêng từng nhà văn. Như một người đánh mất phần hồn chỉ còn phần xác, hoặc chỉ còn cái phần hồn do nhà nước bao cấp. Chúng ta không thiếu những nhà văn có lòng và có thực tài nhưng cũng không vì thế hàng chục năm qua có khi họ phải ôm hai thứ đó trong người như hai thứ tội nợ, vì thế mà đâm ra sợ chính mình. Sau một vài lần viết ra bị vấp váp, bị thổi còi, bị phê phán trên báo, được tập thể góp ý xây dựng, nhà văn ngồi một mình giữa vắng vẻ ngâm nga: “Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa“, nhưng làm sao mà chừa được. Con người nghệ sĩ là thế đấy, dù cho rằng anh ta hèn đớn vẫn không chừa được thói quen khao khát sáng tạo, lời nói thật và chút lòng với đời. Nó như một thứ bản chất thiên phú, hay một thứ bản chất giời đày?

Rồi vẫn được viết, vẫn cầm bút, vừa muốn phô diễn tư tưởng, chõ miệng ra giữa hai hàng chữ để cảnh tỉnh với đời một cái điều gì đó tiên cảm thấy trong đời sống nhưng lại muốn giấu đi, gói nó trong bao lần lá, rào nó sau bao tầng chữ. Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn. Vì thế mà từ xưa tới nay có bao nhiêu nhà văn nhà thơ đã đi ở ẩn ngay trong tác phẩm? Chúng ta vắng thiếu những cây thông đứng sừng sững. Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: “Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!”, nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng. Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một lời nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên lụy đến đời con cái. Có người lại biến cái sợ cái hèn thành một thứ vật trang sức và thách thức, vật biểu hiện của sức sống dai dẳng. Giữa chồng sách trước mặt tôi lúc này là hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của nhà thơ Xuân Diệu. Một nhà thơ lớn như Xuân Diệu làm một công việc rất công phu là bình giá và giải thích những giá trị văn học cổ điển của nước nhà, mà sao Xuân Diệu phải rào đón, dựng lên bao nhiêu là lớp phên giậu để tự che chắn? Sao mà khổ vậy? Rồi thì dù không muốn tôi cũng phải nói rằng sự độc đoán và chế áp của lãnh đạo văn nghệ trong nhiều năm qua đã khiến cho những nghệ sĩ chân chính luôn luôn gắn bó với cách mạng, với Đảng, suốt đời cảm thấy phạm tội.

Cũng trong một con người cầm bút, có khi cái phần bất tài nhảy lên bục tao đàn để múa may, còn cái phần tài năng thì trùm chăn nằm chờ ngày xuống mồ!

Con đường của một cây bút trẻ hăm hở phấn đấu hết mình để trở thành nhà văn cũng là con đường phải giết đi cái phần nhà văn trong con người mình, con đường tự mài mòn đi mọi cá tính và tính trung thực trong ngòi bút!
Chúng ta phải nhìn lại kỹ càng cái hành trình văn học đã đi qua bằng con mắt thông minh, không phiến diện và thực sự cầu thị, để một mặt không phủ định tất cả, một mặt khác, với một tinh thần tự phê phán thấy cho được rằng: có thể đôi khi với động cơ tốt chúng ta đã trói buộc lẫn nhau trong một thời gian hơi quá dài của mấy lớp người cầm bút, trong khi lại đòi hỏi phải có những tác phẩm lớn. Thật là mâu thuẫn. Chả khác nào trói lại rồi bảo đố mày bay lên!

Muốn có tác phẩm lớn, nhưng liệu chúng ta có chấp nhận nổi những tính cách ngòi bút của một nghệ sĩ với tầm tư tưởng lớn mà tôi nghĩ bao giờ nó cũng quá chói sáng, với những điều nói thật không phải bao giờ cũng dễ nghe, thậm chí có thể làm đảo lộn mọi quan niệm với những nỗi dằn vặt, băn khoăn lớn chung quanh cái bề mặt nhãn tiền và tận chín tầng đất sâu của cuộc sống con người trên dải đất này.

Và tác phẩm lớn là gì?

40 triệu dân của đất nước Tây Ban Nha được nhân loại biết đến và kính trọng bằng một lão gàn vĩ đại vì mang trên mình tất cả tính ảo tưởng muôn đời của toàn thể nhân loại.

Và gần một tỷ người của đất nước Trung Hoa được nhân loại thấu hiểu sâu sắc bằng một anh chàng nông dân A.Q.

Cả Don Quichotte lẫn A.Q chẳng hề làm xấu Tây Ban Nha lẫn Trung Quốc, mà làm đẹp cho cả hai đất nước này.

Tài năng, nhất là những thiên tài bao giờ cũng như là của bắt được, của trời cho, ai mà biết được bao giờ thì họ đến, nhưng cũng như một Nguyễn Du, họ đến cũng trong khắc khoải nhân sinh, chỉ có điều đau đớn hơn mọi chúng ta, và cũng trong lầm lũi cát bụi cuộc đời thường. Nhiệm vụ của chúng ta là chuẩn bị bầu không khí cho họ thở, cho họ sống, đừng giết chết họ, đừng ghen tỵ với họ, đừng làm họ sống dở chết dở mà vẫn phải nở nụ cười, đừng làm cho họ thui chột trí tuệ lẫn tình cảm, đừng khiến họ cuối cùng trở thành chúng ta.

Công việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ của Hội Nhà văn hôm nay không phải là chuẩn bị cái lò ấp hàng trăm hàng ngàn quả trứng gà trứng vịt, mà là chuẩn bị cho những tư cách nghệ sĩ và tài năng lớn ra đời.

Nói thế có bốc đồng chăng, cao vọng quá chăng? Nhưng chúng ta phải đốt lên ngọn lửa cao vọng! Chẳng lẽ mãi mãi thế hệ nhà văn Việt Nam chúng ta vẫn cứ yên tâm sản xuất ra toàn những sản vật không bao giờ được ngó đến trong nền văn học thế giới. Chẳng lẽ Việt Nam ngày nay chỉ hưởng của thiên hạ mà không làm ra được cái gì góp vào của chung của thiên hạ? Chẳng lẽ các nhà văn Việt Nam đi ra ngoài mãi mãi chỉ có chung một cái tên riêng là nhà văn Việt Nam? Để rồi quay trở về, con hát mẹ khen hay? Và đàn con cứ mãi mãi suốt đời tự hào được người mẹ ở trong nhà khen ngợi!?

Tôi nghĩ rằng trước hay sau, ai cũng trở thành bảo thủ, lạc hậu, cũ kỹ cả. Bảo thủ về già là một quy luật. Trong khoa học, đến một bộ óc mới mẻ như Einstein về già còn bảo thủ cơ mà! Cái mới nào mà chả cũ đi, – trên dòng thác biến đổi qua thời gian? Cái chính là chúng ta biết cười xòa chợt nhận ra mình đã sai lầm, đã bảo thủ. Chúng ta sẽ trở nên sáng suốt hơn sau cái tiếng cười ấy. Bởi vì sau đó chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ giơ tay ngăn cản cái mới, cái tiến bộ, mà sẽ xuất hiện một quyết tâm làm mới lại mình với thái độ chân thành, xởi lởi, cởi mở, để cùng nhau xây dựng một giai đoạn văn học và văn nghệ mới.

Vừa qua chúng ta có in lại tuyển tập của các nhà văn đàn anh. Giở những bản tổng kết những đời văn như còn đẫm mồ hôi ấy, điều khôn ngoan cuối cùng rút ra là không chừa một ai, tất cả chúng ta phải biết lễ phép trước quy luật đào thải. Những cái gì đích thực văn chương thì nó còn, không tái bản, không tuyển tập, báo chí không đề cao lên nó cũng còn. Nó còn như đất cát, cây cỏ, như ca dao, tục ngữ, như cuộc sống bình dị và bền vững luôn luôn còn đó. Còn những gì phe phẩy, ưỡn ẹo hoặc cứ nhảy cẫng lên thì ngược lại, nó mất, cát sỏi lại trở về cát sỏi. Tôi đọc những tuyển tập thấy rất tiếc cho những tài năng. Giá mấy chục năm qua văn nghệ không chủ yếu lấy minh họa làm đường hướng, đừng có cái hành lang hẹp và thấp ấy, cả cái bầu không khí nghi ngờ lơ lửng trên đầu các văn nghệ sĩ, mà chủ trương khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng, chấp nhận sáng tối, hoàn toàn đặt lòng tin vào lương tri của các nhà văn, không nửa tin nửa nghi ngờ và đề phòng, để cho văn nghệ một khoảng đất rộng rãi hơn nữa thì các nhà văn và những nghệ sĩ sáng tạo đến nay đã đầu bạc phơ, kẻ còn người mất, họ còn để lại cho chúng ta nhiều hơn thế này. Và không khéo những cái gì và những người mà lâu nay chúng ta kêu ca, lên án hoặc cố tình quên đi lại là những cái, những người còn lại, còn để lại.

Sự còn lại mất đi của số phận những tác phẩm văn học cũng như những đời văn trong độ lùi thời gian bao giờ cũng ngầm chứa đựng một sự lựa chọn đầy huyền diệu và công bằng.

Hình như nhân dân, cái nhân dân Việt Nam đầy trầm tĩnh và kỳ tài mà hình ảnh đã được nghệ thuật điêu khắc từ hàng trăm năm nay chạm khắc lên khối gỗ thành bức tượng ngàn mắt ngàn tay, đến hôm nay vẫn không ngừng sáng suốt lựa chọn giúp cho chúng ta những cái gì đích thực của nghệ thuật, giữa những đồ giả, để bỏ vào cái gia tài văn hóa của đất nước để lại từ Đinh, Lê, Lý, Trần. Và cũng nhân dân, cái nhân dân Việt Nam dũng cảm sau mỗi lần đánh giặc xong lại lặng lẽ và lầm lụi làm ăn đang giơ bàn tay chai sạn vẫy chúng ta lại, kể cho chúng ta nghe về cái nhất thời ở trong cái muôn đời, cái độc ác nằm giữa cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa tinh thần xởi lởi, cởi mở, cái nhẩy cẫng lên lấc láo giữa cái dung dị, thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ.

Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, số 49 & 50 (5-12-1987)







12
Phiên chợ Giát
(truyện vừa, 1988)





13
Cỏ lau
(truyện vừa, 1989)





14
Nguyễn Minh Châu toàn tập
(Nhà xuất bản Văn Học, 2001)





15
Di cảo Nguyễn Minh Châu
(Nhà xuất bản Hà Nội, 2009)







Tham khảo

Phạm Thành Chung (19 tháng 4 năm 2009). “Nhà văn Nguyễn Minh Châu: Tên thực ứng với đời thực?”. Công an nhân dân.


Liên kết ngoài

Nguyễn Trung Thu (4 tháng 3 năm 2008). “Nhà văn Nguyễn Minh Châu: Sâu sắc và hồn nhiên”. Công an nhân dân.
Nguyễn Trung Thu (25 tháng 1 năm 2008). “Nhà văn Nguyễn Minh Châu như thế đấy…”. An ninh thế giới.






Tiểu thuyết 



1966

1972

1977

1977

1982

1987





Truyện vừa 

1989

1989


Truyện ngắn 

1970

1985

2005

2006





Toàn tập 

2001





Bình luận 

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu



 Tác phẩm và lời bình 
2007



Nguyễn Minh Châu
Tác phẩm và lời bình
2011



Nguyễn Minh Châu từ dấu chân người lính đến lão Khúng ở quê 
2011







Phim chuyển thể 

1993



1994



2003







Tham khảo thêm về nhà văn Nguyễn Minh Châu






NGUYỄN MINH CHÂU – MẢNH TRĂNG CUỐI TRỜI
Trần Đồng Minh


Lúc buồn tôi thường hay nhớ người bạn vong niên, nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930- 1989). Buồn dễ nhớ đến ông vì sinh thời khuôn mặt Nguyễn Minh Châu trông cứ khắc khổ, nhầu nhĩ thế nào ấy. Dần dần tôi hiểu ra ông hay buồn, lo cho kiếp người, lẽ đời, cho nghiệp cầm bút. Ông lo buồn cho thói quen “rất thảm đối với tư cách của một người nghệ sĩ, hễ cầm bút là phải nghĩ đến né tránh, che chắn, rào đón, đối phó”. (Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 5, tr.118, Nxb. Văn Học). Ông nung nấu tâm sự: “Bây giờ đi đâu, tôi cứ muốn né né tránh tránh đi. Không muốn giơ mặt ra làm gì”. Và: “Buồn cũng phải nói. Thà làm cho người ta buồn, hơn là cho người ta vui một cách giả tạo” (Trò chuyện với Nguyễn Minh Châu – Vương Trí Nhàn). Có những lúc đến nhà riêng thăm ông, thấy ông ngồi “đóng đinh vào ghế” nơi bàn viết, đăm đắm nhìn bức tường hẹp trước mặt, tôi cảm tưởng Nguyễn Minh Châu đã “thập niên diện bích” bóng in hằn trên tường như cổ nhân ở phương Đông, lại có vẻ như đang muốn làm “người đi xuyên tường” như trong truyện của phương Tây. Cảm giác là trong đời và trong văn không mấy khi Nguyễn Minh Châu cười dù ông chẳng thiếu óc hài hước, vui đời. Về điểm này có lẽ ông giống nhà văn Nam Cao – nhà văn mà ông hằng yêu quý. Nguyễn Minh Châu tương tự các cây bút tâm huyết, trách nhiệm cao với nghiệp sáng tác, không thể sống và viết một cách nông nổi, hời hợt, điệu đà. Hầu hết các truyện của ông đều “gieo vấn đề”, hoặc “có vấn đề” như cách người ta thường nói. Tiểu luận phê bình của ông càng hay “có vấn đề” và đã từng gây sóng gió trong đời văn Nguyễn Minh Châu. “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”. (Trang giấy trước đèn. Nxb Khoa học Xã hội – 2002) quả là xôn xao một thời. Bài viết mang tâm huyết một nhà văn trung thực, biết tôn trọng trang giấy và cây bút, tôn trọng “nhân dân đầy trầm tĩnh và kỳ tài” – chữ của Nguyễn Minh Châu. Ngay cả truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng đẹp như một thi phẩm trữ tình, như một ánh trăng lãng mạn của thời đại mới, từng được đưa vào sách giáo khoa trung học phổ thông, cũng không thuần chỉ toát lên chất thơ và cảm xúc dịu ngọt nhẹ nhàng. Đồng thời với chủ đề khẳng định bom đạn tàn bạo của kẻ thù có thể đánh sập những công trình vật chất kiên cố như chiếc cầu đá xanh nhưng không thể làm đứt được “cái sợi chỉ xanh óng ánh của tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống” trong tâm hồn chúng ta, Nguyễn Minh Châu đã đặt vào trong tác phẩm ấy ít nhất là ba vấn đề rất đời, rất thú vị. Thứ nhất là cái đẹp của tình cảm, tình yêu, của dung mạo, của lòng dũng cảm; nghĩa là vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm con người – ngay cả những người bình thường, vẫn luôn hiện hữu bên ta. Chỉ một chút vô tâm, một chút sao nhãng, một chút khó tính là ta không nhận ra, có khi bỏ qua một cách đáng tiếc. Thứ hai là đừng xem nhẹ phụ nữ, đừng khó tính khó nết, đừng vội đánh giá, suy nghĩ không tốt về người khác. Thứ ba: Trong thời chiến, trong hoàn cảnh đặc biệt hoặc ác liệt có thể làm ta gặp trắc trở, lỡ cơ hội, khó toại nguyện, nhưng cần biết bền bỉ, tin tưởng ở tình cảm, tình yêu con người. Rồi trong tiểu thuyết Dấu chân người lính dày hơn 500 trang, nhà văn quân đội này cũng ngầm nêu vấn đề ở cuối truyện rằng chuyện vẫn chưa thật kết thúc, vẫn còn là một ẩn số. Người đọc thích các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng là vì thế. Bao nhiêu lần tôi dán mắt vào những dòng chữ của các truyện Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát… càng đọc càng ngẫm ngợi thêm nhiều ý tưởng mới, vấn đề mới. Truyện ngắn Bến quê có vẻ đơn giản tưởng như chẳng nói gì mới lạ cả nhưng thật ra cái câu chuyện đượm vị buồn của nhân vật Nhĩ bệnh trọng, đau nhức, sắp rời cõi thế, chỉ còn ở trong căn phòng hẹp bên bờ sông Hồng mà nhìn đời qua cửa sổ ấy mang một lời nhắc nhở, kêu gọi vô cùng cấp bách khẩn thiết là hãy khẩn trương đi sang bờ bến mới. Phải nhanh chân lên mau lẹ rời cái bờ bến cũ rất quen thuộc, thân thiết đã và đang xói lở này. Đừng để “trễ mất chuyến đò” cuối trong ngày đưa sang bãi bồi bờ bên kia tiềm ẩn sự giàu có và vẻ đẹp.

Tác giả Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng… còn để lại nhiều trang bản thảo, sổ tay ghi chép. Những di cảo quý này chị Doanh – người bạn đời của nhà văn – đang lưu giữ. Chị cho biết có điều kiện thuận lợi sẽ dần dần đưa di cảo của anh Châu ra mắt bạn đọc. Chị Doanh cũng sưu tập cẩn thận những bài mà các nhà phê bình văn học, các bạn bè gần xa viết về nhà văn Nguyễn Minh Châu. Một tập sách bao gồm những trang viết ấy được ra đời, đó là tâm nguyện tha thiết của bạn đời và bạn đọc yêu mến con người, cây bút tài năng, tâm huyết Nguyễn Minh Châu.

Cảm phục người cầm bút một đời mặc áo lính dám “bước khỏi lối mòn”, nhà thơ Ý Nhi đã viết bài thơ Nhà văn Nguyễn Minh Châu với những lời thật kiệm và hay:

Tự thức tỉnh

Điều chỉ có nơi một lương tâm trong sạch



Tự bước khỏi lối mòn

(cái lối mòn từng dẫn tới vinh quang)

Điều chỉ xảy ra với một tài năng



Bừng sáng

giữa bao nhiêu ràng buộc tối tăm

Bừng sáng

Giữa bao nhiêu hiềm khích

Bừng sáng

Gương mặt người kêu gọi.

Nghĩ tới Nguyễn Minh Châu, tôi cứ nghĩ đến hình ảnh mảnh trăng cuối trời. Nhà văn như một mảnh trăng treo cuối trời, khi sáng khi mờ, lúc hiện lúc ẩn nhưng luôn vẫn in dấu, in ánh không phai trong con mắt và tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc thân yêu.




























Trở về








MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.