Có lẽ vì thế mà xem tranh Lê Vượng, hầu hết là đề tài tĩnh vật, người ta thấy cảm nhận được một cách dễ dàng con người của anh hơn. Đó là một thế giới đặc biệt với những ấm đất thô mộc, những tô chén đã chịu nhiều thử thách của thời gian, những vật dụng hằng ngày như chiếc ghế đẩu, chiếc đèn dầu cũ kỹ. Thậm chí có vật tầm thường đến nỗi không biết dùng để làm gì như gốc cây già đã chết chẳng hạn...
Những đồ vật ấy không chỉ có ý nghĩa như vật làm mẫu để vẽ mà lâu ngày, đã trở thành bè bạn thân thiết, "mỗi ngày một gần gũi hơn", như lời anh tâm sự.
Những đồ vật ấy tìm thấy sức sống của mình qua bàn tay của người bạn họa sỹ của chúng nhờ cách phôi trí màu sắc - phần nhiều là nâu sậm, nâu đỏ, màu thổ hoàng, thỉnh thoảng điểm xuyết một màu xanh lục hoặc màu đỏ sáng - và ánh sáng - thường được phân phối từ vùng bóng tối để cuôl cùng tới một vùng đỉnh cao rực sáng - một thủ thuật, một nghệ thuật ta thường thấy ở các bậc thầy Âu châu thế kỷ 17. Trong một không gian u ám bỗng xuất hiện một luồng ánh sáng lan tỏa ra khắp nơi, vấp phải những đồ vật nằm rải rác đâu đó, chia sẻ cho mỗi vật ấy một phần không đều nhau. Rồi như có một sự thiên vị nào đó, cái ánh sáng ấy bỗng dừng lại ở một nơi mà nó cảm thấy là xứng đáng - một chén men sứ trắng chẳng hạn - và dốc hết những gì mình có vào nơi ấy.
Trong hội họa, đôi khi cách tô màu và bố trí ánh sáng cho ta một cảm nhận về âm nhạc. Cái không khí âm nhạc của Lê Vượng vẳng lên từ một không gian thâm - u - tịch - mịch, một hòa âm trầm trầm rồi bỗng vút cao, có lẽ được phát ra từ cái chén chói chang ánh sáng kia. Còn những chiếc ấm đất khiêm tốn và thường được "phát" cho một lượng ánh sáng cũng khiêm tốn cũng có vai trò phụ họa đáng kể cùng với những đồ vật bằng gỗ hay tre nứa trong "dàn nhạc" này!
Trong một vài bức tranh thì âm thanh không còn được gợi trong trí tưởng tượng của người xem nữa. Như ở bức tranh vẽ ba chiếc ấm đất vây quanh một gốc cây xù xì, đã chết và đã không còn bất cứ một giá trị nào hết trong đời thường, hoặc cũng có thể nói chỉ còn giá trị củi lửa, nhưng trong lúc này đây nó đã được lên ngôi, đứng sang trọng giữa vòng bảo vệ của các đồ vật bằng đất. Sự sang trọng của nó còn được tôn lên bằng mảnh vải đỏ, chỉ một mảnh nhỏ, nhưng cũng thấy nó cần thiết biết bao nhiêu! Ở đây, nếu có âm thanh thì đó là một loại âm thanh cô tịch, chưa kịp phát ra. Một hòa âm của gỗ và đất...
Không phải bởi vì ông đã vẽ những đồ gốm cổ mà ta có một tình cảm trân trọng. Ngược lại trong một vài tranh mô tả tỉ mỉ đồ men sứ xanh trắng, ta có cảm giác như một sự bày hàng, một sự phô trương cứng nhắc. Trong khi đó những chiếc ấm đất, nồi đất, bình đất, những chiếc đèn dầu cũ kỹ và những đồ vật không giá trị khác mới thật sự là những người bạn của ông, mà ông đã vẽ với tất cả tình yêu của mình. Cũng ở đó ta có cảm tưởng như ông rất nhiều lần mân mê, nâng niu chúng, thuộc lòng từng chỗ thô ráp, từng cái lỗi kỹ thuật của người thợ đã làm ra chúng. Bằng tình yêu đó, ông sắp xếp chúng lại, tạo một không khí cho chúng thở. Chúng là những cái cớ để cho ông mặc sức tung hoành cái thủ pháp trông bề ngoài rất hiền hoà ấy.
Nhưng điều quan trọng hơn và cũng là điều đã quyết định cuộc đời sáng tạo của ông có lẽ là "càng vẽ càng muốn làm sao có thể đi sâu hơn, nhuyễn hơn trước". Và một điều nữa, quan trọng hơn gấp bội, là "rốt cuộc chưa bao giờ thấy thỏa mãn".
Đây là một con người đang tự đi tìm mình. Mỗi ngày ông ung dung tận hưởng cái hạnh phúc làm công việc đó. Và mỗi ngày, từ những đồ vật mà ông yêu thương và có thể nói là dựa dẫm vào, ông lần bước để đi tìm gặp cái bản thể của chính mình.
Ghi chú: Những dòng chữ trong ngoặc kép là lời nói của họa sỹ Lê Vượng.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2003
Nguyễn Trung
"Tôi yêu thích sự im lặng, sự bình dị. Tôi cảm nhận mọi sự im lặng đều có ý nghĩa chứa đựng, và mọi sự bình dị đều có ý nghĩa bao dung. Tôi tìm thấy trong thế giới tĩnh vật ở chung quanh, trong những không gian tranh tối, tranh sáng... nơi trú ngụ của tâm hồn mình...". (LV)
Tôi hơi bất ngờ khi đọc những dòng trên. Có lẽ đó là một trong những "tuyên ngôn" về cách sống cũng như về nghệ thuật của Lê Vượng - sự trầm lắng của nó có vẻ trái ngược với tính cách Lê Vượng trong đời sống hàng ngày - đơn giản đến mức xuề xòa...
Nhưng rồi xem nhiều, xem đi, xem lại tranh Lê Vượng, tôi cảm nhận, con người ta giữa cái dáng vẻ bên ngoài với cõi nội tâm không phải bao giờ cũng đồng nhất. Tôi tin rằng, tranh anh là cõi nội tâm anh phơi bày, và sự tự ý thức của anh thể hiện trong "tuyên ngôn" là trung thực. Hai lần trung thực - trung thực khi vẽ và trung thực khi nói...
Lê Vượng chuyên vẽ tranh tĩnh vật, chỉ vẽ tĩnh vật. Đối tượng trong tranh anh chỉ là những lọ gốm, tảng đá, bình vôi, ấm trà, tách nước, chiếc ghế tre, một nhánh cây khô, một mảnh vải... nói chung là những đồ vật bình dị trong thế giới thân quen. Tranh Lê Vượng, từ tác phẩm này sáng tác phẩm khác, khác nhau ở những nhóm đồ Vật và cách sắp xếp, nhưng đó không phải là điều quan trọng. Anh đã không áp dặt cho mỗi đồ vật một nội dung mang tính chất tượng trưng hay hiểu tượng nào. Giá trị độc lập của mỗi tác phẩm Lê Vượng là ở phối cảnh không, ở góc độ này, thoạt trông, người xem dễ có cảm tưởng là mọi tác phẩm của Lê Vượng đều giống nhau. Tất cả đều chìm trong một không gian tranh tối, tranh sáng. Sự thật thì không đơn gỉan như vậy. Cách bố cục đồ vẩ khác nhau với nhịp điệu biến hóa, cách phối cảnh ánh sáng khác nhau từ góc độ, liều lượng đến cường dộ, sự hòa họp của nhũng bảng màu khác nhau, v.v... trong từng cấu trúc chỉnh thể hình thức nhất định đã khiến cho mỗi tác phẩm của Lê Vượng có một tinh thần riêng biệt. Rất khó đơn giải cái tinh thần này bằng chữ nghĩa, lời nói. Tất cả tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cảm nhận. Có thể có người không yêu thích tranh Lê Vượng, tuy nhiên, cần Xác nhận, đó chỉ là sự không gần gũi về quan niệm nghệ thuật, về "gu" thẩm mỹ... còn tranh Lê Vượng, tự thân mỗi tác phẩm đều hàm chứa một sức sống, đều có riêng một tình ý...
Có một vài người trong và ngoài ngành mỹ thuật vần hay so sánh tranh Lê Vượng với tranh Đỗ Quang Em, và có khuynh hướng phủ nhận cái riêng Lê Vượng trong hội họa, xem hội họa Lê Vượng chỉ là phiên bán của hội họa Đỗ Quang Em, v.v... Đó là một ngộ nhận.
Hội họa cửa Lê Vượng, thực tế, nếu có giống hội họa Đỗ Quang Em thì cùng kim chỉ ở phương pháp. Cả hai đều tá thực đến chi li, cả hai đều nhắm đến cái đặc dị của chất liệu với sự chân xác chọn lọc, cả hai đều dùng đến phép phối cảnh ánh sáng, không khí, cả hai có tông màu gần giống nhau và có cùng một kỹ pháp sơn dầu, v.v... nhưng, về mặt tinh thần, thể hiện qua nghệ thuật cấu trúc, thì giữa Lê Vượng với Đỗ Quang Em khác nhau một trời, một vực. Đỗ Quang Em thực chất là một họa sĩ biểu hiện - ông hướng đến các cảm súc trữ tình siêu hình - cách sắp xếp đồ vật và phối cảnh không gian trong tranh ông hoàn toàn chủ định, phép phối cảnh ánh sáng trong tranh ông là sự phối hợp nhiều nguồn, nhiều khi nguồn sáng không xác định như sự phát sáng của bản thân sự vật... do dó, không khí trong tranh ông có tính chất siêu thực nhiều hơn. Nhìn chung, thế giới đồ vật trong tranh Đỗ Quang Em chỉ là cái cớ, ông biểu hiện sự (tịnh tĩnh của một tinh thần tự tại... Còn Lê Vượng vẫn là một họa sĩ tả thực với cảm xúc trữ tình hồn nhiên bình dị - không gian trong tranh anh vẫn là không gian hiện thực, ánh sáng trong tranh anh thường là ánh sáng một nguồn, do đó, không khí trong tranh anh gần gũi với tự nhiên. Tinh cảm Lê Vượng trong tranh là tình cảm trân quí đối với thế giới đồ vật gần gũi... Lê Vượng khác xa Đỗ Quang Em trong tinh thần hội họa. Đỗ Quang Em tinh tế, thâm trầm, còn Lê Vượng, hết sức bình dị, hiền hòa.
Nghệ thuật là thế giới của linh hồn. Sự thành công của một họa sĩ là lột tả được, tâm hồn mình trong những khoảnh khắc khác nhau của cuộc đời. Trong cách nhìn dó, có thể nói, Lê Vượng là một họa sĩ thành công. Còn trong môi trường xã hội, mỗi họa sĩ có nhận được một sự đồng cảm nào đó hay không, âu cũng là số phận. Riêng Lê Vượng, ở góc độ này, anh đang là người may mắn.
Nguyên Hưng
Tôi đã khám phá ra Lê Vượng, người nghệ sĩ lớn ấy từ lần đầu viếng thăm một phòng trưng bày tranh ở Sài gòn.
Ông khiến tôi nghĩ ngay đến một Georges de La Tours hiện đại, không vẽ những nhân vật thuộc thời đại mình mà vẽ những đồ vật, thường là đồ xưa, được làm nổi bật lên bằng một không gian tối và trần trụi, tương phản với một thứ ánh sáng kỳ ảo.
Cũng như La Tours, tranh của ông là một cái gì trần trụi nhất. Ông khẳng định ngay mình có lối vẽ riêng, và ông sẽ chối bỏ cái chi tiết vô ích, tranh của ông không kể lể, giảm nhẹ chủ đề để chỉ đưa ra cái cốt lõi.
Ông cô đúc tranh mình thành những dữ kiện đơn giản nhất của nó, từ đó sáng tạo ra một không khí có tính nghịch lý, vừa tĩnh lặng vừa nồng ấm.
Trong những cảnh trí thường là ban đêm, ánh sáng cô đọng những hình khối thành những mặt phẳng hình học trong một gam màu nâu, đỏ và xanh lục. Ông điều khiển cái tối mịt mùng, cái tối bình thường và cái tranh tối tranh sáng. Những đồ vật của ông có ánh sáng theo chiều sâu và nồng ấm trong tâm hồn. Chúng trở nên sống động và phi thời gian tính.
Trong khát vọng hoàn thiện về tính thơ, ông đã chọn đêm, thuận tiện cho việc thuần khiết hóa, cho việc giản lược và cô đọng. Nghệ thuật mà ông lao vào cực điểm của thực tại, nơi đó các đồ vật cũ kỹ, sống lại từ quá khứ, hoàn toàn trần trụi. Lê Vượng đẩy hội họa tới tận đường biên của nó, tới bờ của sự ẩn lánh, của tầm nhìn cũng như của đời sông trong một khát vọng đạt tới cái tuyệt đỉnh.
Paris, tháng 12 năm 2003
Paul Derly
Tổng giám đốc
Ylang Telecom