Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Nguyễn Sáng (1923-1988)














Nguyễn Sáng
(Sinh 1923 tại Mỹ Tho - mất 16/12/1988 tại Sài Gòn)
Hưởng Thọ 65 tuổi

Họa sĩ











Tiểu sử







- Học Trường Mỹ nghệ Gia Định, khóa 1938 - 1940






- Sinh năm 1923 tại Điều Hòa - TP. Mỹ Tho
- Mất ngày 16/12/1988 Cha là thầy giáo, mẹ buôn bán, nhà có ba anh em. Anh cả là Nguyễn Văn Nên, một viên chức thời Pháp, em trai là Nguyễn Văn Hoa dạy Anh văn tại Sài Gòn, riêng ông theo học Trường Trung cấp Mỹ nghệ Thực hành Gia Định (niên khoá 1938 – 1940, trước là Trường Vẽ Gia Định).Sau đó, ông tiếp tục thi vào các Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. 

Nguyễn Sáng là một trong số không nhiều người từ Nam Bộ ra Hà Nội học trong thời kỳ từ 1925 đến 1945 như Lưu Đình Khải (ở Long An niên khoá 1928 – 1933), Lê Văn Đệ (ở Bến Tre niên khoá 1925 – 1930), Nguyễn Văn Long (ở Chợ Lớn niên khoá 1924 – 1934), Nguyễn Văn Anh (ở Sài Gòn niên khoá 1930 – 1935) và Lê Văn Mậu, Nguyễn Siên, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Thuận...

Mãn các khoá đào tạo, lần lượt các hoạ sỹ ở miền Nam trở lại quê hương, nhất là thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám nhưng Nguyễn Sáng nhất quyết không trở về miền Nam mà tình nguyện ở lại miền Bắc trong sự ngạc nhiên của các bạn bè. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trên cả nước, hoạ sỹ Nguyễn Sáng có mặt trong đoàn người cướp chính quyền ở Phủ Khâm Sai. Sau đó như là một hoạ sỹ của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông tham gia hầu hết các công việc thiết thực nhất phục vụ cho cách mạng từ vẽ tranh, tuyên truyền cổ động cho cách mạng, vẽ tranh tham gia triển lãm mỹ thuật chào mừng Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, rồi vẽ giấy bạc cho Bộ Tài chính của Chính phủ lâm thời vừa ra đời. Sau đó Nguyễn Sáng ra chiến khu Việt Bắc ở Tuyên Quang vẽ mẫu giấy bạc, từ năm 1948 – 1951 ông công tác tại Xưởng tranh phổ biến Bộ Thông tin Truyền thông đóng ở Yên Giã - Đại Từ - Thái Nguyên. Từ năm 1951 đến 1952, ông cũng tham gia chiến dịch Cao - Bắc - Lạng và đi vẽ ở biên giới Việt Trung cùng với hoạ sỹ Nguyễn Tư Nghiêm, sau ông về Tổng cục Chính trị làm tranh khắc gỗ in màu với nhiều đề tài như “Chiến dịch Cao Bắc Lạng”, “Tình dân quân”... Nhiều tranh khắc gỗ màu và tranh sơn mài nhỏ của ông và Nguyễn Tư Nghiêm được sáng tác trong dịp này.

Sau khi dự chỉnh huấn chính trị năm 1952 cho văn nghệ sỹ tại Việt Bắc, năm 1953 – 1954, ông tham gia cải cách ruộng đất rồi đi chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với nhiều hoạ sỹ khác như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Quang Phòng, nhờ đó về Hà Nội ông đã có đề tài thực hiện một loạt tranh sơn mài về đề tài bộ đội trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Cao Bắc Lạng...

Từ năm 1954 đếm 1986, ông sống và làm việc ở Hà Nội. Năm 1987 ông trở về sống cùng gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh, ở đây ông thực hiện một số tác phẩm cuối đời và mất ngày 16 tháng 12 năm 1988.

Nhìn qua lược sử quá trình hoạt động của hoạ sỹ Nguyễn Sáng, cũng không có gì khác biệt với bao nhiêu hoạ sỹ cách mạng khác, chỉ khác chăng ông là người miền Nam. Nguyễn Sáng là con trong một gia đình cũng sàng sàng bậc trung, cũng hàng khá lúc bấy giờ, đâu phải sợ khổ mà bỏ quê nhà và cũng không vì sợ kháng chiến ở miền Nam vì ông ở miền Bắc cũng tham gia kháng chiến và cũng không phải dính líu đến tình thê tử vì suốt đời ông vẫn không có đường vợ con đàng hoàng hạnh phúc, vả lại ông cũng không phải loại “phong lưu tài tử trai gái lăng nhăng”. Thế thì tại sao ông chấp nhận ở lại miền Bắc, gần như suốt trong cả cuộc đời như thế, chỉ còn lại những ngày cuối đời ông mới trở lại quê nhà vẽ vài tác phẩm để rồi chết. Đúng là chỉ có vì nghệ thuật mà từ năm 14, 15 tuổi ông đã vào học Trường Vẽ Gia Định và chỉ 17 tuổi đầu đã dám ra Hà Nội một thân một mình để học và nên nhớ rằng những năm 30 – 40 của thế kỷ trước môi trường dân trí, văn hoá xã hội xứ An Nam rất thấp, riêng về mỹ thuật thì vô cùng xa lạ với văn hoá đại chúng. Tất nhiên, với Nam Bộ là vùng đất mới thì văn hoá truyền thống lại càng hiếm hoi, những đình, chùa, miếu, mạo được xây dựng do những người di dân từ miền Trung, miền Bắc và người Hoa thời Mạc Cửu1, cùng với văn hoá Kh’me và các công trình theo phong cách Pháp tạo thành, hầu hết đều bị tam sao thất bản. Nói chung là môi trường thẩm mỹ xã hội đã rất hiếm hoi, vừa lai tạp, không thuần khiết, vừa bị thị trường thương mại phát triển ngày càng mạnh hơn, những sản phẩm văn hoá nghệ thuật nhất là thẩm mỹ mang nặng tính thị hiếu, thị dân như màu sắc loè loẹt, đường nét bay bướm, sắc điệu thường phô trương những nét bay bướm, sắc điệu thường phô trương những mốt thời thượng thường là bịt răng vàng, mang đồng hồ vàng, đầu chải 7/3 sáng brillantine, đầu đội nón flechet, áo quần bóng lộn thường bằng vải satin, lanh, đũi, tisor... và các trường Mỹ thuật ở miền Nam cũng không thoát khỏi chịu ảnh hưởng của những thị hiếu đó và ít nhiều các hoạ sỹ thời bấy giờ đều chịu ảnh hưởng thị hiếu thẩm mỹ gọi là rẻ tiền đó, nét vẽ bay bướm, lả lướt như rồng bay phượng múa, màu sắc tươi tắn, mượt mà, nịnh mắt hoặc tính lãng mạn theo như các tranh sơn thuỷ hữu tình, cái xu hướng thị hiếu thẩm mỹ mà anh em trong nghề thường gọi là “cải lương” đó ít nhiều đã nhiễm vào tâm hồn tình cảm, thị hiếu, tâm lý, thẩm mỹ của người dân miền Nam trong đó có không ít hoạ sỹ.


Trên con đường đi tìm nghệ thuật, tìm chân giá trị của thẩm mỹ, Nguyễn Sáng đã sớm nhận thức điều đó, nhất là khi ra đến Hà Nội trong môi trường nghệ thuật cổ, truyền thống còn đậm nét từ nhà phố đến các đình chùa, làng mạc, còn mang nhiều sắc thái dân tộc và đi sâu vào các tranh tượng dân gian, các hoa văn trên các hoành phi, câu đối, bia đá, đền thờ các đời Đinh – Lê – Lý - Trần ở đâu cũng hiện lên những sắc thái dân tộc thật đậm nét. Với những người tân kỳ ra Hà Nội thường thấy Hà Nội như là cái gì cổ lỗ, nhưng những nhà văn hoá đích thực thì họ thấy Hà Nội là một thành phố cổ kính. Chính vì thế mà Nguyễn Sáng đã tìm thấy Hà Nội là điểm đến của mình cho con đường nghệ thuật. Càng đi sâu vào các di sản văn hoá nghệ thuật ấy, Nguyễn Sáng bị cuốn hút, bị thâm nhập như hồn rời khỏi xác lâu ngày và được nhập lại, và hồn đã tìm thấy xác của mình. Nguyễn Sáng hay nói đùa với bạn bè: “Tớ là người Bắc Kỳ hơn cả Bắc Kỳ” – ý nói chơi nhưng nghĩa là đúng vậy. Đối với người miền Bắc thì các cây đa, mái đình, chuyện đó không có gì quan tâm đến với họ lắm, vì nó như là môi trường sống hàng ngày rồi. Còn đối với Nguyễn Sáng là cái mà ông mới tìm lại được, các xúc cảm mạnh hơn nhiều, và lại cũng có chủ đích đi tìm kiếm, khám phá rất mãnh liệt là nghệ thuật? Cái gốc rễ của văn hoá nghệ thuật hơn nữa suốt quá trình học Trường Mỹ thuật Đông Dương kể cả thời hoạ sỹ ở Gia Định với phương pháp giáo khoa của Pháp lúc bấy giờ là khoa học, học mỹ thuật không phải là luyện bản năng hay cảm tính mà các thành tố trong thẩm mỹ, nghệ thuật đều có nét khoa học phân tích, nhận thức và thực hành của nó như vẽ hình từ đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng, bố cục, chất liệu... đều có những quy luật, quy tắc khoa học nhất định như tỷ lệ, nhịp điệu, cân bằng, kiến trúc, sự hài hoà, nào là cơ thể học (anatomie artistic), luật cận viễn (perspective)... Tuy rằng phương pháp đào tạo nghệ thuật theo phương pháp khoa học này, kể cả phương pháp học vẽ tả thực theo mắt thấy như thời Phục Hưng, nhiều lần Nguyễn Sáng cũng phản ứng và cho rằng học như vậy không phải học nghệ thuật. Tuy rằng môn hình hoạ của ông là vững nhất. Dù phản ứng do bản năng cá tính thẩm mỹ của ông, nhưng những phương pháp giáo khoa, khoa học đó cũng giúp ông không ít trong cách nhìn nhận nghiên cứu, phân tích các vốn cổ dân tộc, các tranh tượng dân gian một cách khoa học và nhạy bén hơn nhiều so với cảm nhận, cảm tính. Từ đó ông phát hiện thêm nhiều hơn về giá trị nghệ thuật trong tranh tượng dân gian, nhất là đặc điểm trong tính tạo hình của tranh dân gian với cấu trúc nhịp điệu của đường nét. Phân tích sự khác nhau của hình vẽ (dessin), hình ảnh và hình dạng (forme), so sánh không gian ước lệ của tính dân gian. Với viễn cận tẩu mã, với khoa học viễn cận Tây học. Rồi sự khác biệt, sự hợp lý của bảng màu bảy sắc cầu vồng với sự hoà hợp của nó so với màu sắc trong tính dân gian... và với sự hài hoà ước lệ của nó, cái sự khác biệt giữa nghệ thuật dân gian phương Đông với nghệ thuật bác học phương Tây, về quy luật, về hiệu quả thẩm mỹ, về giá trị nghệ thuật và các sắc thái khác nhau đó, cái nào quyết định cho chân giá trị của thẩm mỹ. Điều này đối với Nguyễn Sáng chắc chắn là những dấu hỏi lớn trong bước đường dấn thân của ông đi tìm nghệ thuật. Tất nhiên, Nguyễn Sáng là một hoạ sỹ, không phải là nhà lý luận hay nghiên cứu do đó ông phải trả lời nó bằng trên tác phẩm của mình. Trên toàn bộ tác phẩm của ông ta thấy gì? Không thấy ông sùng cổ từ hình ảnh, các hoạ tiết, kể cả các kiểu thức của các đình chùa hoa văn cổ, không thấy ông tận dụng đưa nó vào tranh để gợi sắc thái dân tộc Việt như rất nhiều hoạ sỹ vẽ về miền Bắc hoặc Hà Nội như nhà phố, làng xã, ngõ xóm... Ông đề cao và rất quý trọng tự hào tranh tượng dân gian nhưng cũng không thấy ông vận dụng vào tranh của ông. Nhìn tranh của ông, dù mèo hay người, hay kháng chiến, ta thấy có âm hưởng tranh dân gian Việt Nam rất rõ – như nét to, mảng bẹt, cách bôi màu như ngây ngô vụng về không khéo tay, tạo hình dạng (form) rất chắt lọc, rất chắc khỏe, không gian ít dùng luật phối cảnh mà dùng không gian ước lệ, dùng mảng hình và khoảng trống tạo không gian ước lệ trong tranh. Tất cả những nguyên tố tạo hình đó đều có trong tranh dân gian và nghệ thuật Á Đông, do đó tranh ông nhìn vào thì thấy sắc thái Á Đông ngay không chối cãi được, nhưng không ngô nghê, vụng về chút nào mà phẩm chất tranh dân gian thường có, ngược lại rất hiện đại, rất bác học.

Đây là hai nhân tố của nghệ thuật dân gian truyền thống, và nghệ thuật bác học cũng đã rút được những nguyên tố, những nguyên lý tinh tuý nhất của nó cùng với trí thức bản lĩnh, cá tính của ông đưa vào bao tác phẩm, bao thử nghiệm trên các chất liệu khác nhau như sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, lụa... để nó trở thành phong cách của Nguyễn Sáng. Thái độ trải nghiệm trăn trở trong suốt cuộc đời nghệ thuật của ông thấy rõ thái độ đối với nghệ thuật rất đặc biệt. Ông rất mê mà không si nghệ thuật dân gian, ông rất chối mà không bỏ cách dạy vẽ theo phương pháp giáo khoa các thầy Tây là chép thực, tả thực đúng quy pháp quy phạm, cho nó là không phải dạy nghệ thuật, không cho sáng tạo...

Những yếu tố nào giúp cho chân giá trị nghệ thuật thì ông tìm đến và chấp nhận trả giá như con đường tìm đến Trường Mỹ thuật Đông Dương, đi đến Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến để tìm đến cội nguồn và khi nền văn hoá thời vận của dân tộc đòi hỏi xương máu để đòi lại độc lập tự chủ thì ông không ngại ngần gì để dâng hiến. Vì nghệ sỹ như ông hơn ai hết văn hoá nghệ thuật của một dân tộc làm sao có được và trọn vẹn để phát triển nếu dân tộc đó không được độc lập tự do, con đường tham gia cách mạng và giải phóng dân tộc là con đường dấn thân của ông vì chính nghệ thuật vậy. Tôi nghĩ ông vẽ những tranh về kháng chiến như Nghỉ chân, Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Trú mưa, Tình dân quân... không phải với ý nghĩa là đem nghệ thuật phục vụ cho kháng chiến, cho cách mạng, cho nhân dân như khái niệm mà người ta thường nói về chức năng của nghệ thuật, mà nó là một sản phẩm văn hoá tinh thần thực sự của cuộc cách mạng của dân tộc, ta được cả cuộc sống cách mạng và tâm hồn dân tộc của ta tạo ra tài năng và con tim của Nguyễn Sáng. Hơn nữa cách mạng chính trị (giải phóng dân tộc) trong đó bao hàm cả cách mạng về văn hoá tư tưởng nữa. Đó là một sự thật mà hiệu quả của nó khá rõ ràng trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc về văn hoá nghệ thuật nước ta từ chủ nghĩa lãng mạn đã chấm dứt, trong thơ văn cũng như trong nghệ thuật hiện đại cùng với tính thời đại của đất nước.

Đấy là đạo lộ để đi đến nghệ thuật của họa sỹ Nguyễn Sáng tức văn hoá nghệ thuật truyền thống, khoa giáo nghệ thuật phương Tây, cách mạng dành độc lập dân tộc trên đạo lộ này không phải riêng Nguyễn Sáng mà hầu hết văn nghệ sỹ cách mạng Việt Nam đều hành hương đi qua đến đích nghệ thuật. Nhưng khác nhau là sự cảm thụ, hấp thu, chấp nhận, loại bỏ cái gì đều tuỳ do bản ngã, bản lĩnh và sự chấp nhận, thách thức của mỗi người. Có người tốt nghiệp trường Tây ra là hiệu trưởng, nhà giáo vì hấp thụ được khoa giáo bài bản khoa học, có người là nghệ sỹ thuần tuý và theo xu hướng dân tộc truyền thống. Cùng đi cách mạng nhưng có người thành đạt làm lãnh đạo, có chức phận, có bổng lộc, chức sắc, muôn ngàn nẻo đường tiến thân. Nguyễn Sáng không được một nẻo nào trong muôn nẻo đường đó. Không giảng dạy, không chức sắc, không và không. Có điều không hề thấy ông ganh tỵ gì với ai, với bạn bè đồng đội, đồng chí, không tranh chấp, không so bì, không bất mãn, không kiêu ngạo và cũng không buồn phiền, chặng đường này không phải là ngắn, ông chấp nhận nó bình thường như một người dân bình thường từ 1955 – 1975 và đến ngày mất.

Vì sao vậy? Vì cái gì mà ông chịu đựng nổi với những nghịch cảnh không khó thấy đó. Vâng vì nghệ thuật! Vì con đường nghệ thuật mà ông chọn lựa, ông sáng tạo nên, ông cho là đúng, là chân giá trị của ông thời bấy giờ dù xung quanh không hiểu, không chấp nhận xa lánh cách ly một cách tế nhị nào đó. Ông không vì những tác động ngoại giới đó mà nao núng thay đổi hoặc kiêu ngạo, chửi bới, hoặc buồn phiền. Đơn giản ông đóng cửa hạn chế giao lưu để giữ tính độc lập sáng tạo cho mình.

Làm nghệ thuật cũng lắm nẻo đường, làm nghệ sỹ cũng lắm hạng kiểu. Trong xã hội chiều theo thị hiếu sở thích của số đông dù nó không đem lại lợi ích giá trị gì cho xã hội, thậm chí còn tác hại, thì họ vẫn tồn tại tốt hơn, nhất là xã hội mà dân trí còn thấp, sự phán xét của quần chúng số đông còn hạn chế thì những người theo thị hiếu tầm thường dễ sống hơn là ai khác lạ hơn, làm khó chịu cho cái trình độ và thị hiếu phổ thông của họ thì họ đố kỵ, xa lánh, thậm chí dè bỉu.

Thế nhưng, quy luật phát triển của nghệ thuật đích thực là phải sáng tạo, sáng tạo thì phải mới lạ vì quần chúng xã hội chưa quen mắt... thì nghệ sỹ phải chấp nhận trả giá và thử thách, kể cả về kinh tế, danh giá, địa vị xã hội, thậm chí người ta cho là khùng điên. Đã dấn thân là phải biết trước điều đó. Nguyễn Sáng không bất ngờ và chấp nhận trả giá, muốn vậy trong ông phải thật trong sáng không mơ màng một chút vụ lợi nào – Sự trong sáng tuyệt đối ngay cả cái bản thân ông ăn, mặc, ở thế nào? Ông hầu như không để ý đen, rất xuềnh xoàng, xộc xệch, bản thân ông không ra gì mà bản ngã thì vững chãi như tượng đồng, vách đá, không gì làm ông chuyển động được - Chỉ có nghệ thuật – vì nghệ thuật. Có người hay nói lý luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Cuộc đời dấn thân dành cho nghệ thuật của Nguyễn Sáng là một đáp số cũng giúp cho ta thấy con đường dấn thân cho nghệ thuật thực sự khó khăn và chấp nhận sự trả giá như thế nào?.

Quách Phong 









"Tôi chẳng có gì ngoài tấm lòng và hai bàn tay trắng"

Nguyễn Sáng













Tác phẩm tiêu biểu


























































Chân dung bé Mai Hạnh (1965)










Chân dung tự họa


















Nguyễn Sáng vẽ
chân dung Tô Hoài, 1964










































































Thiếu nữ bên hoa sen
sơn dầu 

















































































Mèo đôi 





















Giặc đốt làng tôi 
sơn dầu










"Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" 
sơn mài 











Nguyễn Sáng - người thiết kế bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam độc lập




Người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Công dân số 1, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988), khi đó ông mới 23 tuổi. Nguyễn Sáng quê ở Mỹ Tho - Tiền giang, là một sinh viên mỹ thuật giỏi, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội) trước năm 1945. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt thành tham gia cách mạng, vẽ tranh tuyên truyền cổ động, thiết kế tem và giấy bạc Việt Nam.




Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988)




Với lòng yêu nước và kính trọng vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn có, ông đã tập trung tài trí và sức lực vẽ chân dung Người đúng yêu cầu tem thư: chi tiết, đặc trưng và chính xác cao, đúng chất đồ họa, phù hợp với điều kiện in khó khăn thiếu thốn của những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập. Hình vẽ trên tem đã phản ánh trung thực, chính xác từ bức ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh nhìn thẳng đầu tiên hồi đầu Cách mạng Tháng Tám, thể hiện được những nét đặc sắc của người: thông minh, hiền hậu, uy nghiêm, kiên nghị. Tem có kích thước nhỏ xinh; in thành 5 mẫu; mỗi mẫu một mầu riêng tươi đẹp: xanh lá mạ, đỏ, vàng, lam, tím trên giấy tầu bạch mỏng, mịn; làm cho những con tem càng sinh động và trang trọng lạ thường.




Bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam độc lập



Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ "Việt Nam" cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, con tem này càng có ý nghĩa về nhiều mặt: chính trị, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, xã hội...; đánh dấu một mốc lớn đối với ngành Bưu điện nói riêng, đối với đất nước nói chung. Sau khi con tem được phát hành, ở các bưu cục trong cả nước, người mua tem thư “Cụ Hồ" rất đông. Đặc biệt ở Hà Nội đã xuất hiện "Chợ tem" tại vườn hoa Chí Linh, người chơi tem chen nhau mua loại tem "Cụ Hồ”. Đã có những vần thơ mừng đón con tem:


Tem mang hình Bác trên mình
Tem thêm sức mạnh, thêm tình trong tem
Tem đưa thư khắp mọi miền
Phố phường, làng bản, tiền duyên, đảo mờ
Cưỡi mây, tem vượt cõi bờ
Năm châu bốn biển, chan hoà tình yêu ...


Tiếp sau đó, vào năm 1949, trong thời kỳ kháng chiến cực kỳ gian khổ ở núi rừng Việt Bắc, đáp ứng yêu cầu kháng chiến, Nguyễn Sáng lại được giao thiết kế bộ tem thứ hai - "Kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh", thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế ngồi hơi nghiêng, vẻ mặt trầm tư, sâu lắng, đĩnh đạc và đầy kiên nghị, phản ánh được phong thái của Người trong những ngày kháng chiến ở thời kỳ quyết liệt. Tem in typo trên giấy dó gồm 2 mẫu với 2 mầu: nâu vàng đất và đỏ gạch mộc mạc, khiêm tốn, giản dị. Đây là bộ tem độc đáo của Việt Nam bởi được in trên giấy dó - một loại giấy được sản xuất thủ công chuyên dùng để in tranh dân gian ở miền Bắc Việt Nam và nó nhanh chóng trở thành bộ tem quý hiếm đối với giới chơi tem.




Bộ tem in trên giấy dó


Đánh giá về những mẫu tem do Nguyễn Sáng thiết kế, hoạ sĩ Phan Kế An, Trưởng bộ môn Đồ họa - Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đã viết: "Nguyễn Sáng khi sáng tác hội họa là một tác giả có bút pháp phóng khoáng, có thể nói là tung hoành nữa, nhưng khi vẽ tem, vẽ giấy bạc lại là một nhà đồ họa vững vàng, tỉ mỉ, chính xác, biết tìm những biện pháp tối ưu, thích hợp với kỹ thuật thô sơ của thủa sơ khai... Con tem đầu tay của anh vẽ chân dung "Cụ Hồ" là con tem chững chạc, vẽ với tinh thần trách nhiệm cao, với tình cảm sâu đậm, hình ảnh Bác được mô tả đúng tinh thần, toàn thể con tem trang trọng".


Tác phẩm "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của Nguyễn Sáng trên tem Việt Nam (1996)

Trong lĩnh vực thiết kế tem bưu chính Việt Nam, họa sĩ Nguyễn sáng thực sự là một tài năng xuất sắc, là người đầu tiên thể hiện chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh trên tem bưu chính. Những mẫu tem do ông vẽ cùng với toàn bộ tác phẩm hội họa của ông là di sản quý báu còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong nhiều bảo tàng Việt Nam và thế giới và trong các bộ sưu tập của đông đảo những người yêu thích tem thư.

(Tổng hợp từ Tạp chí Tem)











Vũ Trụ
Tác phẩm cuối cùng trong đời của Họa sĩ Nguyễn Sáng











Nguyễn Sáng

Ký họa chì


























Tham khảo thêm về Họa sĩ Nguyễn Sáng









Những câu chuyện ít biết về Nguyễn Sáng




(TT&VH) - Danh họa Nguyễn Sáng (01/8/1923 – 16/12/1988) kết hợp tư duy và thủ pháp của hội họa hiện đại Tây phương vào nghệ thuật dân gian Việt Nam để tạo ra những cách tân lớn trong tranh sơn dầu và sơn mài. Cuộc đời ông đi nhiều, giao du rộng, đồng nghiệp đông, nhưng nhìn lại thì rất ít bạn. Lên chiến khu Việt Bắc (12/1946), sau đó về thị xã Tuyên Quang, năm 1953 thì gặp một người đồng hương Nam bộ và chơi với nhau đến cuối đời. Trong cuộc trò chuyện khá dài với người bạn đặc biệt này (ông Nguyễn Kim Sơn, sinh 1927, hiện sống tại TP.HCM), TT&VH bước đầu khắc họa đôi nét tính cách của một danh họa lớn, nhưng thuộc diện kín tiếng, dù ông đã từ giã cuộc đời này đúng 20 năm.

Khắt khe trong tình bạn

“Từ trước 1953, tôi chưa hề quen biết Nguyễn Sáng, ngay cả với giới hội họa, tôi là kẻ ngoại đạo, ông Nguyễn Kim Sơn nay đã 81 tuổi nhưng còn khá minh mẫn, bắt đầu câu chuyện. Qua giới thiệu tôi về nghỉ an dưỡng ở gia đình nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng Hồng Tranh (thị xã Tuyên Quang). Trong thời gian ở đây tôi có gặp Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, Phan Kế An… và nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác. Nhưng rốt cuộc, hai anh chàng đồng hương Nam bộ dễ dàng chơi thân với nhau. Khi rảnh rỗi, Nguyễn Sáng hay cùng tôi đi lai rai “quốc lủi” (rượu quê) ở vài quán quen. Sáng thuộc kiểu người ít nói, anh thích rượu ngoại và thuốc lá 555 hộp sắt, 50 điếu, không đầu lọc, nhưng thỉnh thoảng mới có”.

Ông kể tiếp: “Suốt ngày, những lúc tôi rảnh, gần như Sáng chỉ thích thú uống rượu với tôi. Trước khi lên Việt Bắc, thời ở Hà Nội, Sáng sống chung với một cô Pháp lai, đến cách mạng tháng Tám, thì hai người chia tay, cô ấy về nước. Khoảng 1978, Sáng lấy cô Nguyễn Thị Thủy (1955-1979), nhưng ở với nhau được khoảng 1 năm thì cô ấy cũng mất do bạo bệnh. Trong các câu chuyện giữa chúng tôi, Sáng luôn nhắc về người mẹ ruột sống ở Mỹ Tho, người buôn gánh bán bưng, ráng dành tiền cho anh ra Hà Nội học mỹ thuật; anh cũng thường ân hận, vì suốt đời mình chưa phụng dưỡng mẹ già”.

Nguyễn Sáng vẽ gần như không đủ cân đối thu và chi, dù ông luôn miệt mài sáng tác, điều này thì trong giới mỹ thuật nhiều người biết. Nhưng vẽ để trả nợ cho ai, thì ông Sơn biết có 2 nơi là ông Đức Minh và Lâm Toét (cà phê Lâm, 60 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội). Thỉnh thoảng cần số tiền để mua sắm toan, sơn dầu, thuốc vẽ… thì đến ông Đức Minh tạm ứng, sau đó gán tranh trừ dần dần; còn ăn sáng uống cà phê thì đến quán của Lâm Toét ghi sổ. Có tranh mới như sơn dầu, sơn mài thì nhà buôn Nhật thu mua, ngay cả các ký họa, vẽ nháp, vẽ phác thảo… người ta cũng lượm nốt. Ít khi nào trong nhà Nguyễn Sáng có sẵn các họa phẩm.

Có lần tôi hỏi Sáng: tại sao không chơi, không giao du với đám nhà giàu, họ sẽ trợ giúp chuyện tiền nong, vật liệu? Sáng cười và nói, nhưng người ta không hiểu mình, tìm một người để đi uống rượu, ngay trong giới với nhau, cũng hiếm lắm…

Sau khi hòa bình lập lại, mọi người nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, ít ai chú ý đến chuyện tranh pháo, do đó việc ông Lâm Toét có nhiều tranh đẹp của các họa sĩ nổi tiếng ở Thủ đô thời bấy giờ thì cũng không có gì ngỡ ngàng cả”.

Khắt khe trong tác phẩm

“Khi Sáng vẽ tác phẩm Giặc đốt làng tôi (khổ 127 x 87cm, sơn dầu) vào cuối năm 1953 ở Tuyên Quang, mà sau này nổi tiếng. Cả mấy tháng trời, ngày đi nhậu khuya thức dậy vẽ, một hôm Sáng kêu tôi dậy xem tác phẩm này, tôi nói đẹp vì đầy lòng căm thù đối với kẻ xâm lăng. Sáng ậm ừ, rồi lấy ngay con dao cạo bỏ bức tranh mà mình đã ôm ấp mấy tháng và chỉ nói: để như vậy không ổn, rồi vẽ lại. Sau khi phiên bản mới hoàn thành, tôi thấy vẫn bố cục, nhân vật, phong cảnh vùng núi Tây Bắc, nhưng Sáng vui lắm. Sáng chỉ gởi mỗi bức này đi dự triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu (1954) và đoạt giải Nhất. Trước khi gửi đi, tôi hỏi sao không gởi tối đa 3 bức giống như quy định? Sáng trả lời: một bức không đậu thì có 30 bức cũng rớt”.

Ông Sơn cũng cho biết cá tính Nguyễn Sáng là người trực tính, dễ nổi nóng và thậm chí cộc cằn đến dễ sợ…

Nguyễn Sáng sống chân thành nhưng không dễ chan hòa trong giao du, ngoài các bức chân dung vẽ gia đình ông Lâm Toét, Đức Minh, Kim Sơn… thì cũng sẵn sàng nhận vẽ cho những người có hiểu biết về hội họa, và cả cá tính. Ông Sơn kể: “Ở Hà Nội, có một quan chức giàu có yêu cầu Sáng vẽ chân dung cho vợ mình là một hoa khôi, nhưng ông ta cứ ngồi xem và thỉnh thoảng góp ý, đến khi hoàn tất thì Sáng không ký tên mà nói ông kia ký. Khá căng thẳng, tôi dàn xếp cũng không xong, bỗng nhiên Sáng rọc bức chân dung ấy ném vào thùng rác. Sáng nói: nếu ông muốn tôi ký tên thì ông đừng hiện diện nơi đây. Tất nhiên ông chồng đành chấp nhận”. Ông Sơn khẳng định: “Dù nhiều lần vẽ theo yêu cầu, nhưng Sáng khá khắt khe và cực đoan. Như bức sơn mài Hai con mèo (khổ 80 x 54cm) treo ở nhà tôi đây, được vợ chồng ông Phạm Ngọc Tây (đã mất) và bà Trần Thị Mai đang định cư nước ngoài nhượng lại với giá hữu nghị, Sáng vẽ theo yêu cầu của họ (năm 1983), nhưng đầy cá tính của mình”.

Kỷ lục về “lương bổng” của Nguyễn Sáng thuộc về chân dung vẽ mẹ dược sĩ Cao Xuân Toàn, khi vị này về Pháp đã trả thù lao cho tác giả một chiếc xe hiệu PEUGEOT 102 màu đỏ, một áo lạnh đặc biệt, một cái mền dạ có dây kéo. Nhưng chiếc xe cũng nhanh chóng “đội nón” ra đi, và cuộc đời Nguyễn Sáng vẫn thanh thản, lạc quan trong thiếu thốn, nhưng khi rủng rỉnh thì khá phong lưu, chơi hết mình. Những năm cuối đời ở Sài Gòn ông triền miên, ngất ngưởng với chất men, mắt mờ tay run, ông mất cùng năm 1988 với hai danh họa khác là Dương Bích Liên và Bùi Xuân Phái.



Văn Bảy (ghi)






















CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN SÁNG



Hoạ sỹ Nguyễn Sáng sinh ngày 1 tháng 08 năm 1923 tại làng Điều Hoà, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Cha là thầy giáo, mẹ buôn bán, nhà có ba anh em. Anh cả là Nguyễn Văn Nên, một viên chức thời Pháp, em trai là Nguyễn Văn Hoa dạy Anh văn tại Sài Gòn, riêng ông theo học Trường Trung cấp Mỹ nghệ Thực hành Gia Định (niên khoá 1938 – 1940, trước là Trường Vẽ Gia Định).Sau đó, ông tiếp tục thi vào các Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, trường Vẽ Gia Định (Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định - thành lập năm 1913, Trường Mỹ nghệ đồ mộc ở Thủ Dầu Một năm 1901 và Trường Mỹ thuật Biên Hoà năm 1903 là một hệ thống đào tạo ngành nghề mỹ thuật từ thợ thủ công, nghệ nhân sơ cấp đến hoạ sỹ cao cấp theo khoa bản của Pháp tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 thay cho cách thức học nghề cha truyền con nối theo kinh nghiệm truyền thống và bản năng từ xưa).

Nguyễn Sáng là một trong số không nhiều người từ Nam Bộ ra Hà Nội học trong thời kỳ từ 1925 đến 1945 như Lưu Đình Khải (ở Long An niên khoá 1928 – 1933), Lê Văn Đệ (ở Bến Tre niên khoá 1925 – 1930), Nguyễn Văn Long (ở Chợ Lớn niên khoá 1924 – 1934), Nguyễn Văn Anh (ở Sài Gòn niên khoá 1930 – 1935) và Lê Văn Mậu, Nguyễn Siên, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Thuận...

Mãn các khoá đào tạo, lần lượt các hoạ sỹ ở miền Nam trở lại quê hương, nhất là thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám nhưng Nguyễn Sáng nhất quyết không trở về miền Nam mà tình nguyện ở lại miền Bắc trong sự ngạc nhiên của các bạn bè. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trên cả nước, hoạ sỹ Nguyễn Sáng có mặt trong đoàn người cướp chính quyền ở Phủ Khâm Sai. Sau đó như là một hoạ sỹ của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ông tham gia hầu hết các công việc thiết thực nhất phục vụ cho cách mạng từ vẽ tranh, tuyên truyền cổ động cho cách mạng, vẽ tranh tham gia triển lãm mỹ thuật chào mừng Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, rồi vẽ giấy bạc cho Bộ Tài chính của Chính phủ lâm thời vừa ra đời. Sau đó Nguyễn Sáng ra chiến khu Việt Bắc ở Tuyên Quang vẽ mẫu giấy bạc, từ năm 1948 – 1951 ông công tác tại Xưởng tranh phổ biến Bộ Thông tin Truyền thông đóng ở Yên Giã - Đại Từ - Thái Nguyên. Từ năm 1951 đến 1952, ông cũng tham gia chiến dịch Cao - Bắc - Lạng và đi vẽ ở biên giới Việt Trung cùng với hoạ sỹ Nguyễn Tư Nghiêm, sau ông về Tổng cục Chính trị làm tranh khắc gỗ in màu với nhiều đề tài như “Chiến dịch Cao Bắc Lạng”, “Tình dân quân”... Nhiều tranh khắc gỗ màu và tranh sơn mài nhỏ của ông và Nguyễn Tư Nghiêm được sáng tác trong dịp này.

Sau khi dự chỉnh huấn chính trị năm 1952 cho văn nghệ sỹ tại Việt Bắc, năm 1953 – 1954, ông tham gia cải cách ruộng đất rồi đi chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với nhiều hoạ sỹ khác như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Quang Phòng, nhờ đó về Hà Nội ông đã có đề tài thực hiện một loạt tranh sơn mài về đề tài bộ đội trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Cao Bắc Lạng...

Từ năm 1954 đếm 1986, ông sống và làm việc ở Hà Nội. Năm 1987 ông trở về sống cùng gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh, ở đây ông thực hiện một số tác phẩm cuối đời và mất ngày 16 tháng 12 năm 1988.

Nhìn qua lược sử quá trình hoạt động của hoạ sỹ Nguyễn Sáng, cũng không có gì khác biệt với bao nhiêu hoạ sỹ cách mạng khác, chỉ khác chăng ông là người miền Nam. Nguyễn Sáng là con trong một gia đình cũng sàng sàng bậc trung, cũng hàng khá lúc bấy giờ, đâu phải sợ khổ mà bỏ quê nhà và cũng không vì sợ kháng chiến ở miền Nam vì ông ở miền Bắc cũng tham gia kháng chiến và cũng không phải dính líu đến tình thê tử vì suốt đời ông vẫn không có đường vợ con đàng hoàng hạnh phúc, vả lại ông cũng không phải loại “phong lưu tài tử trai gái lăng nhăng”. Thế thì tại sao ông chấp nhận ở lại miền Bắc, gần như suốt trong cả cuộc đời như thế, chỉ còn lại những ngày cuối đời ông mới trở lại quê nhà vẽ vài tác phẩm để rồi chết. Đúng là chỉ có vì nghệ thuật mà từ năm 14, 15 tuổi ông đã vào học Trường Vẽ Gia Định và chỉ 17 tuổi đầu đã dám ra Hà Nội một thân một mình để học và nên nhớ rằng những năm 30 – 40 của thế kỷ trước môi trường dân trí, văn hoá xã hội xứ An Nam rất thấp, riêng về mỹ thuật thì vô cùng xa lạ với văn hoá đại chúng. Tất nhiên, với Nam Bộ là vùng đất mới thì văn hoá truyền thống lại càng hiếm hoi, những đình, chùa, miếu, mạo được xây dựng do những người di dân từ miền Trung, miền Bắc và người Hoa thời Mạc Cửu1, cùng với văn hoá Kh’me và các công trình theo phong cách Pháp tạo thành, hầu hết đều bị tam sao thất bản. Nói chung là môi trường thẩm mỹ xã hội đã rất hiếm hoi, vừa lai tạp, không thuần khiết, vừa bị thị trường thương mại phát triển ngày càng mạnh hơn, những sản phẩm văn hoá nghệ thuật nhất là thẩm mỹ mang nặng tính thị hiếu, thị dân như màu sắc loè loẹt, đường nét bay bướm, sắc điệu thường phô trương những nét bay bướm, sắc điệu thường phô trương những mốt thời thượng thường là bịt răng vàng, mang đồng hồ vàng, đầu chải 7/3 sáng brillantine, đầu đội nón flechet, áo quần bóng lộn thường bằng vải satin, lanh, đũi, tisor... và các trường Mỹ thuật ở miền Nam cũng không thoát khỏi chịu ảnh hưởng của những thị hiếu đó và ít nhiều các hoạ sỹ thời bấy giờ đều chịu ảnh hưởng thị hiếu thẩm mỹ gọi là rẻ tiền đó, nét vẽ bay bướm, lả lướt như rồng bay phượng múa, màu sắc tươi tắn, mượt mà, nịnh mắt hoặc tính lãng mạn theo như các tranh sơn thuỷ hữu tình, cái xu hướng thị hiếu thẩm mỹ mà anh em trong nghề thường gọi là “cải lương” đó ít nhiều đã nhiễm vào tâm hồn tình cảm, thị hiếu, tâm lý, thẩm mỹ của người dân miền Nam trong đó có không ít hoạ sỹ.

Trên con đường đi tìm nghệ thuật, tìm chân giá trị của thẩm mỹ, Nguyễn Sáng đã sớm nhận thức điều đó, nhất là khi ra đến Hà Nội trong môi trường nghệ thuật cổ, truyền thống còn đậm nét từ nhà phố đến các đình chùa, làng mạc, còn mang nhiều sắc thái dân tộc và đi sâu vào các tranh tượng dân gian, các hoa văn trên các hoành phi, câu đối, bia đá, đền thờ các đời Đinh – Lê – Lý - Trần ở đâu cũng hiện lên những sắc thái dân tộc thật đậm nét. Với những người tân kỳ ra Hà Nội thường thấy Hà Nội như là cái gì cổ lỗ, nhưng những nhà văn hoá đích thực thì họ thấy Hà Nội là một thành phố cổ kính. Chính vì thế mà Nguyễn Sáng đã tìm thấy Hà Nội là điểm đến của mình cho con đường nghệ thuật. Càng đi sâu vào các di sản văn hoá nghệ thuật ấy, Nguyễn Sáng bị cuốn hút, bị thâm nhập như hồn rời khỏi xác lâu ngày và được nhập lại, và hồn đã tìm thấy xác của mình. Nguyễn Sáng hay nói đùa với bạn bè: “Tớ là người Bắc Kỳ hơn cả Bắc Kỳ” – ý nói chơi nhưng nghĩa là đúng vậy. Đối với người miền Bắc thì các cây đa, mái đình, chuyện đó không có gì quan tâm đến với họ lắm, vì nó như là môi trường sống hàng ngày rồi. Còn đối với Nguyễn Sáng là cái mà ông mới tìm lại được, các xúc cảm mạnh hơn nhiều, và lại cũng có chủ đích đi tìm kiếm, khám phá rất mãnh liệt là nghệ thuật? Cái gốc rễ của văn hoá nghệ thuật hơn nữa suốt quá trình học Trường Mỹ thuật Đông Dương kể cả thời hoạ sỹ ở Gia Định với phương pháp giáo khoa của Pháp lúc bấy giờ là khoa học, học mỹ thuật không phải là luyện bản năng hay cảm tính mà các thành tố trong thẩm mỹ, nghệ thuật đều có nét khoa học phân tích, nhận thức và thực hành của nó như vẽ hình từ đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng, bố cục, chất liệu... đều có những quy luật, quy tắc khoa học nhất định như tỷ lệ, nhịp điệu, cân bằng, kiến trúc, sự hài hoà, nào là cơ thể học (anatomie artistic), luật cận viễn (perspective)... Tuy rằng phương pháp đào tạo nghệ thuật theo phương pháp khoa học này, kể cả phương pháp học vẽ tả thực theo mắt thấy như thời Phục Hưng, nhiều lần Nguyễn Sáng cũng phản ứng và cho rằng học như vậy không phải học nghệ thuật. Tuy rằng môn hình hoạ của ông là vững nhất. Dù phản ứng do bản năng cá tính thẩm mỹ của ông, nhưng những phương pháp giáo khoa, khoa học đó cũng giúp ông không ít trong cách nhìn nhận nghiên cứu, phân tích các vốn cổ dân tộc, các tranh tượng dân gian một cách khoa học và nhạy bén hơn nhiều so với cảm nhận, cảm tính. Từ đó ông phát hiện thêm nhiều hơn về giá trị nghệ thuật trong tranh tượng dân gian, nhất là đặc điểm trong tính tạo hình của tranh dân gian với cấu trúc nhịp điệu của đường nét. Phân tích sự khác nhau của hình vẽ (dessin), hình ảnh và hình dạng (forme), so sánh không gian ước lệ của tính dân gian. Với viễn cận tẩu mã, với khoa học viễn cận Tây học. Rồi sự khác biệt, sự hợp lý của bảng màu bảy sắc cầu vồng với sự hoà hợp của nó so với màu sắc trong tính dân gian... và với sự hài hoà ước lệ của nó, cái sự khác biệt giữa nghệ thuật dân gian phương Đông với nghệ thuật bác học phương Tây, về quy luật, về hiệu quả thẩm mỹ, về giá trị nghệ thuật và các sắc thái khác nhau đó, cái nào quyết định cho chân giá trị của thẩm mỹ. Điều này đối với Nguyễn Sáng chắc chắn là những dấu hỏi lớn trong bước đường dấn thân của ông đi tìm nghệ thuật. Tất nhiên, Nguyễn Sáng là một hoạ sỹ, không phải là nhà lý luận hay nghiên cứu do đó ông phải trả lời nó bằng trên tác phẩm của mình. Trên toàn bộ tác phẩm của ông ta thấy gì? Không thấy ông sùng cổ từ hình ảnh, các hoạ tiết, kể cả các kiểu thức của các đình chùa hoa văn cổ, không thấy ông tận dụng đưa nó vào tranh để gợi sắc thái dân tộc Việt như rất nhiều hoạ sỹ vẽ về miền Bắc hoặc Hà Nội như nhà phố, làng xã, ngõ xóm... Ông đề cao và rất quý trọng tự hào tranh tượng dân gian nhưng cũng không thấy ông vận dụng vào tranh của ông. Nhìn tranh của ông, dù mèo hay người, hay kháng chiến, ta thấy có âm hưởng tranh dân gian Việt Nam rất rõ – như nét to, mảng bẹt, cách bôi màu như ngây ngô vụng về không khéo tay, tạo hình dạng (form) rất chắt lọc, rất chắc khỏe, không gian ít dùng luật phối cảnh mà dùng không gian ước lệ, dùng mảng hình và khoảng trống tạo không gian ước lệ trong tranh. Tất cả những nguyên tố tạo hình đó đều có trong tranh dân gian và nghệ thuật Á Đông, do đó tranh ông nhìn vào thì thấy sắc thái Á Đông ngay không chối cãi được, nhưng không ngô nghê, vụng về chút nào mà phẩm chất tranh dân gian thường có, ngược lại rất hiện đại, rất bác học.


Đây là hai nhân tố của nghệ thuật dân gian truyền thống, và nghệ thuật bác học cũng đã rút được những nguyên tố, những nguyên lý tinh tuý nhất của nó cùng với trí thức bản lĩnh, cá tính của ông đưa vào bao tác phẩm, bao thử nghiệm trên các chất liệu khác nhau như sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, lụa... để nó trở thành phong cách của Nguyễn Sáng. Thái độ trải nghiệm trăn trở trong suốt cuộc đời nghệ thuật của ông thấy rõ thái độ đối với nghệ thuật rất đặc biệt. Ông rất mê mà không si nghệ thuật dân gian, ông rất chối mà không bỏ cách dạy vẽ theo phương pháp giáo khoa các thầy Tây là chép thực, tả thực đúng quy pháp quy phạm, cho nó là không phải dạy nghệ thuật, không cho sáng tạo...

Những yếu tố nào giúp cho chân giá trị nghệ thuật thì ông tìm đến và chấp nhận trả giá như con đường tìm đến Trường Mỹ thuật Đông Dương, đi đến Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến để tìm đến cội nguồn và khi nền văn hoá thời vận của dân tộc đòi hỏi xương máu để đòi lại độc lập tự chủ thì ông không ngại ngần gì để dâng hiến. Vì nghệ sỹ như ông hơn ai hết văn hoá nghệ thuật của một dân tộc làm sao có được và trọn vẹn để phát triển nếu dân tộc đó không được độc lập tự do, con đường tham gia cách mạng và giải phóng dân tộc là con đường dấn thân của ông vì chính nghệ thuật vậy. Tôi nghĩ ông vẽ những tranh về kháng chiến như Nghỉ chân, Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Trú mưa, Tình dân quân... không phải với ý nghĩa là đem nghệ thuật phục vụ cho kháng chiến, cho cách mạng, cho nhân dân như khái niệm mà người ta thường nói về chức năng của nghệ thuật, mà nó là một sản phẩm văn hoá tinh thần thực sự của cuộc cách mạng của dân tộc, ta được cả cuộc sống cách mạng và tâm hồn dân tộc của ta tạo ra tài năng và con tim của Nguyễn Sáng. Hơn nữa cách mạng chính trị (giải phóng dân tộc) trong đó bao hàm cả cách mạng về văn hoá tư tưởng nữa. Đó là một sự thật mà hiệu quả của nó khá rõ ràng trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc về văn hoá nghệ thuật nước ta từ chủ nghĩa lãng mạn đã chấm dứt, trong thơ văn cũng như trong nghệ thuật hiện đại cùng với tính thời đại của đất nước.

Đấy là đạo lộ để đi đến nghệ thuật của họa sỹ Nguyễn Sáng tức văn hoá nghệ thuật truyền thống, khoa giáo nghệ thuật phương Tây, cách mạng dành độc lập dân tộc trên đạo lộ này không phải riêng Nguyễn Sáng mà hầu hết văn nghệ sỹ cách mạng Việt Nam đều hành hương đi qua đến đích nghệ thuật. Nhưng khác nhau là sự cảm thụ, hấp thu, chấp nhận, loại bỏ cái gì đều tuỳ do bản ngã, bản lĩnh và sự chấp nhận, thách thức của mỗi người. Có người tốt nghiệp trường Tây ra là hiệu trưởng, nhà giáo vì hấp thụ được khoa giáo bài bản khoa học, có người là nghệ sỹ thuần tuý và theo xu hướng dân tộc truyền thống. Cùng đi cách mạng nhưng có người thành đạt làm lãnh đạo, có chức phận, có bổng lộc, chức sắc, muôn ngàn nẻo đường tiến thân. Nguyễn Sáng không được một nẻo nào trong muôn nẻo đường đó. Không giảng dạy, không chức sắc, không và không. Có điều không hề thấy ông ganh tỵ gì với ai, với bạn bè đồng đội, đồng chí, không tranh chấp, không so bì, không bất mãn, không kiêu ngạo và cũng không buồn phiền, chặng đường này không phải là ngắn, ông chấp nhận nó bình thường như một người dân bình thường từ 1955 – 1975 và đến ngày mất.

Vì sao vậy? Vì cái gì mà ông chịu đựng nổi với những nghịch cảnh không khó thấy đó. Vâng vì nghệ thuật! Vì con đường nghệ thuật mà ông chọn lựa, ông sáng tạo nên, ông cho là đúng, là chân giá trị của ông thời bấy giờ dù xung quanh không hiểu, không chấp nhận xa lánh cách ly một cách tế nhị nào đó. Ông không vì những tác động ngoại giới đó mà nao núng thay đổi hoặc kiêu ngạo, chửi bới, hoặc buồn phiền. Đơn giản ông đóng cửa hạn chế giao lưu để giữ tính độc lập sáng tạo cho mình.

Làm nghệ thuật cũng lắm nẻo đường, làm nghệ sỹ cũng lắm hạng kiểu. Trong xã hội chiều theo thị hiếu sở thích của số đông dù nó không đem lại lợi ích giá trị gì cho xã hội, thậm chí còn tác hại, thì họ vẫn tồn tại tốt hơn, nhất là xã hội mà dân trí còn thấp, sự phán xét của quần chúng số đông còn hạn chế thì những người theo thị hiếu tầm thường dễ sống hơn là ai khác lạ hơn, làm khó chịu cho cái trình độ và thị hiếu phổ thông của họ thì họ đố kỵ, xa lánh, thậm chí dè bỉu.

Thế nhưng, quy luật phát triển của nghệ thuật đích thực là phải sáng tạo, sáng tạo thì phải mới lạ vì quần chúng xã hội chưa quen mắt... thì nghệ sỹ phải chấp nhận trả giá và thử thách, kể cả về kinh tế, danh giá, địa vị xã hội, thậm chí người ta cho là khùng điên. Đã dấn thân là phải biết trước điều đó. Nguyễn Sáng không bất ngờ và chấp nhận trả giá, muốn vậy trong ông phải thật trong sáng không mơ màng một chút vụ lợi nào – Sự trong sáng tuyệt đối ngay cả cái bản thân ông ăn, mặc, ở thế nào? Ông hầu như không để ý đen, rất xuềnh xoàng, xộc xệch, bản thân ông không ra gì mà bản ngã thì vững chãi như tượng đồng, vách đá, không gì làm ông chuyển động được - Chỉ có nghệ thuật – vì nghệ thuật. Có người hay nói lý luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Cuộc đời dấn thân dành cho nghệ thuật của Nguyễn Sáng là một đáp số cũng giúp cho ta thấy con đường dấn thân cho nghệ thuật thực sự khó khăn và chấp nhận sự trả giá như thế nào?.

Quách Phong

(Bài đã in trong Nghiên cứu Mỹ thuật, Số 1 năm 2009)



Chú thích:

1. Mạc Cửu (hay Mạc Kính Cửu: 1655 - 1735), là một thương gia người Hoa có công khai phá, hình thành đất Hà Tiên và Kiên Giang vào khoảng đầu thế kỷ 18. Ông quê ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vì không phục nhà Thanh nên đem gia quyến sang Việt Nam vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

2. Hoạ sĩ Quách Phong (tức Nguyễn Anh Việt), sinh năm 1938 tại tỉnh Vĩnh Long, hiện đang sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.










CHIỀU CHIỀU (trích)
Tô Hoài

Chương I:
...

Chúng tôi đã ở Việt Bắc, ở khu Tư, khu Năm hay Nam Bộ thế nào thì cũng đã quen các đợt công tác về làng xã, nhà máy hay đơn vị quân đội. Nhưng cái khó và cái dễ là đối với anh chị em trước kia ở Hà Nội sau chín năm kháng chiến. Chẳng mỗi chốc đã được mời đi thực tế, được vào học trường Đại học Nhân dân, đấy là dấu hiệu rồi may mắn có thể vào biên chế nhà nước. Lo lo và chờ đợi cái thước tin cậy đo đến mình.
Tôi vướng vô khối những cái bấn này chẳng ra đâu vào đâu. Bởi đây không phải cuộc bắt đi nhưng ai cũng nên đi. Có người cần, có người ngại, có người thờ ơ, mỗi người mỗi khác. Bác Tú Mỡ hăng hái đạp xe theo tổ trưởng Đào Vũ mấy tháng ở Vũ La dưới Hải Dương. Tôi đến Vũ La, bác khoe: “Về nhà quê, khí hậu tốt, lao động một tý, ăn khỏe hẳn lên". Trên có nhắc tôi rủ ông Phan Khôi, nhưng bố bảo tôi cũng chẳng dám đến cái gác phố Thuốc Bắc mời ông ấy đi thực tế. Lão quắc mắt lên, hỏi dồn, rồi xỏ cho mấy câu, chỉ dại mặt.
Họa sĩ Nguyễn Sáng cũng không đi. Tôi đã nói với Hoàng Trung Thông cho Nguyễn Sáng đi với chúng tôi. Về làng mà chỉ trần có mấy anh cầm bút thì nhạt trò. Phải có người múa hát, người làm xiếc, người biết vẽ thỉnh thoảng làm cái truyền thần cho bà con thì dễ nổi đình đám. Nguyễn Sáng xua tay: “Vẽ là lao động rồi. Tớ bận vẽ".
Nguyễn Sáng có đương vẽ vời gì đâu. Hồi ấy, Nguyễn Sáng mê ăn kem hiệu Tiến Đạt phố Yết Kiêu. Kem que thôi, nhưng Tiến Đạt được tiếng quay ra nhiều thứ kem lạ miệng, kem dứa, kem cốm, lại còn kem mùi ổi, kem mùi mít, mùi na, mùa nào thức ấy. Thật cũng không phải Nguyễn Sáng khoái kem, mà họa sĩ đương phải lòng các cô bán kem. Nhà có mấy cô mười ba, mười bảy hay hay mắt, cái anh chàng trên dưới bốn mươi tuổi này cứ lăn lóc mê tơi.
Hơn mười năm trước, năm 1946, Nguyễn Sáng đã có vợ. Cô Jennen Đobrien, Pháp lai Đức, cùng sinh viên Mỹ thuật. Nhà ở phố Bùi Thị Xuân bây giờ, tôi thường đến nhờ Nguyễn Sáng vẽ cho báo Hồn Nước cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Jermen nhỏ nhắn, búi tóc, mặc áo cánh nâu, quần láng thâm. Mỗi người đã sẵn một chiếc ba lô xì cút sửa soạn đi kháng chiến. Hà Nội đương vừa bí mật vừa sôi lên sắp sửa cho cuộc chiến đấu. Ngoài đường, người quảy gánh và xe bò đồ đạc tản cư đi bên những hào lũy các đội viên tự vệ sao vuông của khu phố và cơ quan. Họa sĩ Mai Văn Hiến, Nguyễn Văn Thiện, Thân Trọng Sự, Nguyễn Tư Nghiêm đã ra Ngã Tư Sở ở địa điểm tạm, chờ đi. Trụ sở hội Văn Hóa Cứu Quốc gần bờ hồ Thiền Quang không còn ai. Thâm Tâm đưa vợ con tản cư về Hải Dương, trở lên thì đã nổ ra kháng chiến. Những bài thơ về đường số 5 trong khói lửa của Thâm Tâm có hơi hướng những việc nhà này. Thâm Tâm vào bộ đội ở báo Vệ quốc quân của Lê Tất Đắc. Tôi gặp lại trên đồi Đồng Lư bên sông Đáy gần chùa Trầm, chùa Thày. Nam Cao về quê thu xếp việc nhà rồi ra làm báo kháng chiến của tỉnh Hà Nam. Tôi có giấy tờ ở lại khu ll (Hà Nội) làm phóng viên mặt trận của báo Cứu Quốc. Vợ chồng Nguyễn Sáng xắm nắm, không biết rồi sẽ đi thế nào. Nguyễn Sáng công tác ở nhà in bộ Tài Chính, cơ quan tối mật in giấy bạc, tem và công phiếu kháng chiến. Làng nào, phố nào cũng đương ráo riết đề phòng việt gian, canh cả những giếng nước, vòi nước, sợ việt gian bỏ thuốc, bôi thuốc độc vào vòi nước. Chẳng may ai có bộ quần áo tôpican mép vải viền xanh trắng đỏ tam tài, hay trong túi có cái gương “ám híệu máy bay” thì bỏ đời rồi. Không thể cơ quan tài chính quan trọng thế mà lại có con đầm mũi lõ mắt xanh đi theo. Nguyễn Sáng và Jermen phải chia tay. Họ xa nhau thế nào, tôi không biết, cũng không bao giờ hỏi. Chỉ đến 1954, trở về thành phố, mới hỏi có tin tức Jermen không. Nguyễn Sáng nói: “Biết đâu mà tìm. Chắc nó về Tây đã lâu". Rồi đùa: “Mày làm báo hay đi nhiều nơi, dò la hộ tao xem nó ở đâu". Từ đấy, chẳng bao giờ nhắc đến nữa.
Nguyễn Sáng mê gái hay để ý những cô gái mới lớn. Lý luận vơ vào của anh ta rằng “tình yêu không có tuổi". Bởi thế hay đến ăn kem que nhà Tiến Đạt. Tôi chẳng còn ở tuổi lăng nhăng thuở nào đi hộ vệ Đinh Hùng, Nguyễn Bính ngày ngày vào mua phong thuốc lào Đông Phát trước cửa chợ Đồng Xuân có cô bán hàng bắt mắt rồi lại đảo qua phố Mới cầm ra quyển Bồng Lai hiệp khách ba xu của ông Tàu Lý Ngọc Hưng viết truyện kiếm hiệp, để được nhìn mặt, đụng tay cô Sính con ông ấy. Nhưng cũng đôi ba lần tôi đến hàng kem Tiến Đạt làm khách đứng ngoài quầy, xem Nguyễn Sáng ăn hết mấy que kem mà vẫn chưa dứt chuyện. Nguyễn Sáng không đi thực tế là vậy, cũng chẳng ai để ý.
...
Chương XIII:
...
Vừa xong vụ hoà giải, đến một đám cưới buồn. Tôi nhận một cái phong bì đề giấy mời, nhưng lại dán kín, nét chữ Nguyễn Sáng. Hôm nào chúng tôi cũng đi uống bia, mà lại viết thư? Nguyễn Sáng đương ký hoạ tôi một tranh sơn dầu. Tôi không phải ngồi, Sáng nhớ dáng mà vẽ. Sáng đã mang đến nhà tôi treo. Tôi mặc áo sơ mi trắng, một tay chống lên má, trên một nền hoa cúc vàng. Sáng bảo: “Bà Cúc bà ấy gác đằng sau ông đấy". Nhưng mấy hôm sau, Sáng thấy tôi mặc áo nhung đen kẻ, cổ ni lông nâu giả lông cừu, Sáng nói: “Những màu này hay hơn”. Sáng xách cái tranh đi làm lại. Hay là thư hẹn giả tranh, hẹn đánh chén mừng tranh. Không phải. Thư Nguyễn Sáng mời vợ chồng tôi chủ nhật này dự đám cưói Nguyễn Sáng lấy Thủy. Việc vui lớn này, một tối Nguyễn Sáng theo tôi đi tuần rồi vào uống bia ở ga Hàng Cỏ đã nói, lại một lần quán Gió trong công viên, Sáng nói lại, nhưng cũng chưa hẹn hôm nào. Và tôi cũng ử hữ biết vậy.
Đã lâu, hoạ sĩ Sáng thôi ăn kem bùa mê hàng Tiến Đạt. Nguyễn Sáng theo đuổi Thủy, một cô ngồi mẫu trường Mỹ Thuật. Thủy trắng trẻo, nhỏ nhắn, buồn bã gầy úa như giò hoa huệ héo. Đến nhà Sáng, những khi Sáng vắng thấy Thủy nhặt rau, bắc lò thổi cơm. Tôi nhắn hỏi Sáng xem cưới xin thế nào, nếu nhố nhăng thì tôi không đi. Sáng bảo: cưới đời sống mới, khẩu hiệu là thanh lịch, tiết kiệm, lịch sự. Chương trình và thực đơn sẽ: Uống nước chè, cắn hạt bí, không kẹo bánh, không vỗ tay. Khách không mang đồ mừng. Không có hai họ, chỉ có cô dâu chú rể ra chào khách. Chỉ mời - Sáng đếm ngón tay, độ tám hay mười bạn, nếu đến đủ. Không tính dăm đứa cánh trẻ phù rể, phù dâu. Được không?

Tối hôm ấy cùng với vợ chồng tôi, có hai bác Nguyễn Tuân và Sỹ Ngọc, Mai Văn Hiến, hình như thế, tôi không nhớ thêm có ai nữa. Tôi ngượng nghịu và buồn buồn thế nào, không muốn trông tỏ mặt mọi người ngồi đấy. Phòng họp của hội Văn Nghệ, đèn nêông sáng trắng, chiếc bình hoa lay ơn tím giữa cái bàn dài và mọi thứ hạt bí, ấm nhôm nước chè, cũng chị phục vụ mọi khi, như buổi họp thường ngày, đúng như Sáng đã báo trước. Chú rể Sáng đầu vẫn đội mũ cát két vàng ố kẻ ca rô thường ngày che cái trán hói, nhưng bộ đồ trôpican xanh nhạt còn mới, là thẳng nếp và đi giày da đen. Chú rể ra tận thềm đón khách.
Không nghe tiếng cắn hạt bí ti tách, cũng không ai to nhỏ trò chuyện. Chuyện gì ở cái đám cưới vừa như buồn cười lại như thương thương này.
Nguyễn Sáng trịnh trọng đứng dậy.
- Tôi thay mặt vợ tôi, xin cám ơn các bạn có lòng yêu đã tới dự lễ thành hôn của chúng tôi. Đến giờ rồi, các bạn ngồi chơi tôi xin phép đi đón dâu.
Rồi Sáng với mấy thanh niên, cũng giầy và quần áo mới - chắc mấy cậu sinh viên Mỹ Thuật, cả bọn ồn ào ôm những bó hoa xuống bậc thềm trước cửa. Không biết ra ngoài đường họ lên ô tô hay đi xe đạp. Chúng tôi ngồi chờ phút trọng đại của đôi vợ chồng mới.

Nhà Thủy ở phía sau phố Lò Đúc, nhà đông anh em, bố cô hình như đạp xích lô hay xe ba gác. Tôi đã uống rượu nem rán với bố Thủy ở cái gác con con nhà Sáng. Ông ấy kém tôi hai tuổi, chưa chắc đã hơn tuổi Sáng. Thế nhưng Sáng lễ phép, khúm núm xưng “con” nhẹ nhàng. Lần sau Sáng gọi tôi đến ăn bún chả, nhắn là Thủy làm và khách chỉ có “Ông cụ” và tôi.
Tôi không đến nữa.

Có đến ngoài chín giờ mới thấy chú rể về. Cái mũ lưỡi trai lệch vẹo một bên, vẫn bộ quần áo đẹp. Sáng ôm một bó hoa rực rỡ, mặt đỏ rừ. Chắc lại mới nạp thêm rượu. Các bạn trẻ phù rể xúm hai bên, không ra khoác vai, không ra xốc nách. Họ vẫn cười cợt, vui nhộn. Mọi người vào hết rồi mà chưa thấy cô dâu.
Nguyễn Sáng lại chắp tay, cất tiếng lễ phép như lúc đi:
- Kính thưa hai họ, đúng đến giờ đón dâu, Thủy bị mệt. Thủy nhờ tôi xin lỗi các bạn, vợ chồng tôi xin lỗi các bạn đã đến mừng chúng tôi. Bây giờ thì mời hai họ giải tán.

Hôm sau, Mai Văn Hiến kể tôi mới biết. Sáng đã sửa soạn đám cưới thân mật như thế. Buổi chiều, Thủy đi chợ Hôm, bị ngất ở chỗ hàng bán hoa. Thủy vốn bệnh tim. Xe cấp cứu đến chở Thủy vào nhà thương Phủ Doãn. Sáng đã biết cả những trắc trở ấy, nhưng im lặng, sợ nói ra ở chỗ vui mừng thì bị sái. Lúc Sáng bảo là đi đón dâu, nhưng Sáng và các bạn trẻ đã đi uống ở đâu rồi quay về.
(NXB Hội Nhà Văn 1999)




















Nguyễn Sáng & Tướng Trần Độ









Nguyễn Sáng & Phạm Văn Hạng (Điêu khắc)






Nguyễn Sáng & Văn Cao







Chân dung tự hoạ










Trở về 






MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.