HUYỀN LAM
Lâm Thị Huyền Lam
(1962 ..... ) Sài Gòn
Họa Sĩ
Kỷ niệm Sài Gòn với Họa sĩ Phan Nguyên
13/11/2022
Nữ họa sĩ Huyền Lam sinh năm 1962, học vẽ từ năm 11 tuổi.
1973 - 1975 Học trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật
Gia Định – Sài Gòn.
1991 Tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật – TP.HCM
Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam
Hội viên Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Hội viên Hội Hữu Nghị Việt - Nhật TP. Hồ Chí Minh.
Phó Trưởng ngành Hội Họa Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ Sơn Mài Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
TRIỂN LÃM
1993 Triển lãm tác phẩm của họa sỹ Nguyễn Lâm và Huyền Lam tại Art Gallery Sài Gòn Tourist 55 Đồng Khởi, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh.
1994 Triển lãm tại Dunkerque và L’espace Jacques Prévert ở Paris, Pháp.
1995 Triển lãm sơn mài tại gallery Lam Sơn, Tp.Hồ Chí Minh.
1997 Triển lãm “Hòa sắc 1997 TP.HCM” tại khách sạn Century, Sài Gòn.
1998 Triển lãm Philip Morris tại Hà Nội.
2000 Triển lãm nhóm “những quan điểm” tại 92 Lê Thánh Tôn quận 1, Tp.HCM.
2001 Triển lãm Philip Morris tại Hà Nội
2001 Triển lãm Việt – Nhật tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp.HCM.
2002 - 2005 Giao lưu văn hóa và sáng tác tại Mỹ theo chương trình của Hiệp Hội Nghệ Thuật Đông Dương (IAP), Hoa Kỳ.
2010 Triển lãm Mỹ Thuật Toàn Quốc tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
2012 Triển lãm tranh sơn mài tại Hội Mỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh.
2015 Triển lãm tranh sơn mài “Sài Gòn 3” tại trường Đại học Mỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh.
2021 Triển lãm Quốc Tế “Mùa hè 2021” tại Hà Lan.
2022 Triển lãm cá nhân tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh.
Triển lãm thường niên tranh sáng tác mới tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh.
5 lần là Đại biểu họa sỹ Miền Nam dự Đại Hội Đại biểu toàn quốc Hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội : 1994,1999,2009,2014,2019.
Có nhiều tác phẩm trong các sưu tập tư nhân từ Việt Nam và nhiều quốc gia khác như : Pháp, Canada, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Đức, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Hà Lan…
GIẢI THƯỞNG:
1998 &2001 Bằng danh dự Hội Họa của tập đoàn Philip Morris do Asean tổ chức.
1998 & 2000 Giải thưởng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam.
2001 Bằng khen triển lãm Mỹ Thuật Việt – Nhật tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TP.HCM
2001 Giải 3 của Hội Mỹ Thuật Việt Nam
2006 Giải thưởng của Hội Mỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh
2010 Giải 3 của Hội Mỹ Thuật Việt Nam
2011 Giải 3 triển lãm “Sáng tác mới”của Hội Mỹ Thuật TP.HCM.
2012 Bằng khen của Ủy Ban Nhân dân TP.HCM
2013 Giải thưởng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam và Hội Mỹ Thuật TP.HCM.
2013 Được tặng Kỷ Niệm Chương Vì Sự Nghiệp Văn Học Nghệ Thuật Tp.HCM
2007 & 2015 Bằng khen của Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Tp.HCM
2015 Giải A triển lãm “Sáng tác mới” của Hội Mỹ Thuật TP.HCM.
2016 Giải B triển lãm “Sáng tác mới” của Hội Mỹ Thuật TP.HCM.
2022 Được tặng Kỷ Niệm Chương vì Sự Nghiệp Mỹ Thuật Việt Nam.
Studio : 650/2 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, Tp.HCM, Việt Nam.
Phone : 0916 500 968
Email : huyenlam160@gmail.com
Hội họa Gia Định, pha chút 'trường phái Huế' bàng bạc trong tranh Huyền Lam
Lê Công Sơn
Cố họa sĩ Trần Thanh Lâm nhận xét: “Tranh Huyền Lam là những mảng màu nổi trôi nghe như lời đối thoại của thiên nhiên thuở hồng hoang” thì nhà phê bình Lý Đợi cho rằng “điển hình của hội họa Gia Định, pha chút trường phái Huế”.
Với mảng tranh sơn dầu, giáo sư Đặng Tiến và họa sĩ Lê Thanh Trừ cũng khen hết lời Huyền Lam trong triển lãm tranh Việt Nam tại Pháp (năm 1994) cùng với 5 họa sĩ khác là: Đào Trọng Lưu, Hồ Hồng Lĩnh, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm và Thọ Văn.
Tranh sơn mài của nữ họa sĩ Huyền Lam với những đường nét nhịp nhàng, uyển chuyển của những chiếc ghe thuyền trong một đêm trăng của miền sông nước, cùng những mảng màu đỏ son huyền bí, màu trắng cẩn trứng lấp lánh như ẩn như hiện bên những màu xanh rong rêu, nhẹ nhàng với lối cắt lập thể đã tạo nên một bức tranh quê nhà đầy nhung nhớ và thơ mộng
Thực vậy, tranh sơn mài của nữ họa sĩ Huyền Lam từ những bức vẽ biểu hiện như bức quê nhà đoạt giải A trong triển lãm Sáng tác mới của Hội Mỹ thuật TP.HCM với những đường nét nhịp nhàng, uyển chuyển của những chiếc ghe thuyền trong một đêm trăng của miền sông nước, cùng những mảng màu đỏ son huyền bí, màu trắng cẩn trứng lấp lánh như ẩn như hiện bên những màu xanh rong rêu, nhẹ nhàng với lối cắt lập thể đã tạo nên một bức tranh quê nhà đầy nhung nhớ và thơ mộng.
Và đúng thế, như bức sơn mài Ánh trăng và Cá bằng lối cắt lập thể đầy sức quyến rũ với những mảng vàng rực rỡ của ánh trăng phản chiếu xuống dòng sông trong đêm tối mùa thu tuyệt đẹp… làm nên nét rất riêng, không lẫn vào ai được trong các sáng tác của Huyền Lam.
Dấu mốc kỷ niệm đời vẽ, vừa mang tính bản lề của sự nghiệp
Xem tranh của nữ họa sĩ Huyền Lam, nhà phê bình mỹ thuật Lý Đợi cho biết: "Tôi rất vui, vì sau gần 50 năm cầm cọ, vẽ đều đặn, triển lãm nhóm vô số lần, tranh bán khắp nơi, nhưng đây mới là triển lãm cá nhân đầu tiên. Nếu chỉ muốn làm triển lãm cá nhân để tính số lượng hoặc bổ túc tiểu sử nghệ thuật, với hành trình đã qua, Huyền Lam dư sức làm 5 - 6 cái bề thế. Nhưng triển lãm như một niềm vui nghề nghiệp, để tạm nhìn lại và đi tiếp, thì quả là không dễ dàng gì. Vui hơn nữa, vì triển lãm này không chỉ bày được khoảng 80 tác phẩm, trong đó có nhiều tranh sơn mài khổ lớn. Huyền Lam đi từ biểu hình đến biểu hiện, rồi trừu tượng và cả trừu tượng biểu hiện. Nhiều bức như là dùng trừu tượng để tạm che mờ biểu hình hoặc biểu hiện”.
Chân dung: 80x100 cm (sơn dầu 2015)
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm tranh của nữ họa sĩ Huyền Lam tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (97A Phó Đức Chính, Q.1)
Nữ họa sĩ ký tặng sách cho người yêu mỹ thuật đến tham dự triển lãm
Niềm vui vô bờ trong ngày trọng đại của cả cuộc đời làm nghệ thuật của nữ họa sĩ Huyền Lam
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm tranh của nữ họa sĩ Huyền Lam tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (97A Phó Đức Chính, Q.1)
Nữ họa sĩ ký tặng sách cho người yêu mỹ thuật đến tham dự triển lãm
Niềm vui vô bờ trong ngày trọng đại của cả cuộc đời làm nghệ thuật của nữ họa sĩ Huyền Lam
Cũng theo nhà sưu tầm Lý Đợi phân tích: “Những bức trừu tượng về sau này của Huyền Lam - và cả của gia đình Nguyễn Lâm - là dạng trừu tượng thi vị (poetic abstraction). Nó bao hàm, dung chứa bên trong những bảng màu, những biểu hiệu và cả hình tượng điển hình của hội họa Gia Định, đôi khi pha chút “trường phái Huế”, vốn giàu chất thơ, sự bay bổng, nữ tính và bao dung. Nó ẩn hiện cả những khám phá khá sớm về kỹ thuật biểu tượng, siêu thực, kỷ hà, ký hiệu… của hội họa miền Nam từ giữa thế kỷ 20. Tôi càng vui hơn nữa, khi Huyền Lam vượt qua được tâm lý e ngại, bởi chị là con gái của họa sĩ Nguyễn Lâm, năm nay ông đã ngoài 80 mà vẫn vẽ hằng ngày, sắp triển lãm tại Anh và Singapore. Từ nhỏ Huyền Lam đã phụ cha trong nhiều công đoạn sơn mài và tranh pháo, chịu ảnh hưởng ít nhiều về lối vẽ, âu cũng là bình thường. Nay Huyền Lam làm triển lãm cá nhân, nghĩa là đang muốn dấn một bước mới vào con đường khác, độc lập hơn. Nên triển lãm lần này vừa như là dấu mốc kỷ niệm đời vẽ, vừa mang tính bản lề của sự nghiệp”.
Được biết, trong gia đình Huyền Lam có tới… 8 họa sĩ, trong đó 6 người cùng lúc là hội viên của Hội Mỹ thuật TP.HCM và Hội Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Lâm có 9 người con, 5 gái 4 trai, trong đó 6 người theo nghiệp vẽ là Huyền Lam, Lâm Huỳnh Sơn, Huỳnh Lân, Lâm Huỳnh Linh, Huyền Lê, Lâm Lan. Hai người con còn lại là Lâm Huỳnh Lâm và Lâm Huyền Ly làm thợ sơn mài, còn Lâm Huyền Loan là nghệ sĩ đàn tranh. Con trai của Huyền Lam - cháu ngoại của Nguyễn Lâm - là họa sĩ trẻ Lâm Ngọc Thanh. Một gia đình làm nghệ thuật đúng nghĩa.
Nữ họa sĩ Huyền Lam sinh năm 1962, học vẽ từ năm 11 tuổi, trước 1975 học tại Trường Quốc gia trang trí mỹ thuật Gia Định, sau 1975 học Đại học Mỹ thuật TP.HCM và tốt nghiệp năm 1991. Đến nay, sau gần 50 năm cầm cọ thì đây là lần đầu tiên, nữ họa sĩ Huyền Lam tổ chức triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (97A Phó Đức Chính, Q.1) và cuộc 'dạo chơi' nghệ thuật, đưa 80 tác phẩm tuyển chọn đến với công chúng sẽ diễn ra đến hết ngày 29.10.
Tác phẩm Ánh trăng và cá của họa sĩ Huyền Lam
Họa sĩ Huyền Lam định vị một gương mặt nữ giới mỹ thuật
Chân dung tự họa của nữ họa sĩ Huyền Lam.
"Quê nhà", sơn mài của Huyền Lam.
"Soi bóng", sơn dầu của Huyền Lam.
"Trừu tượng", sơn mài của Huyền Lam.
Đặc biệt có những bức sơn mài khổ lớn mà họa sĩ Huyền Lam phải mất 6 tháng để hoàn thành. Chị tự tay làm từ miếng ván ép về trám trét, bó vải, hom, lót, vẽ, cẩn trứng, quang phủ đánh bóng... để có một tác phẩm sơn mài ưng ý nhất.
"Đồi cát", sơn dầu của Huyền Lam.
"Xưa", sơn dầu của Huyền Lam.
.
"Cao nguyên", sơn mài của Huyền Lam.
Tác phẩm
Phan Nguyên & Huyền Lam
Sài Gòn 2024
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.