Nam Sơn
Tên thật: Nguyễn Vạn Thọ
(1890 - 1973)
Hưởng thọ 83 tuổi
Họa sư
"Người đặt nền móng đầu tiên cho nền Mỹ thuật đương đại Việt Nam"
Họa Sư Nam Sơn
Đầu năm 2002, Bộ Văn hóa Cộng hòa Pháp công bố một danh sách các họa sĩ danh tiếng thế giới từ xưa đến đầu thế kỷ XXI đã được Nhà nước Pháp mua tác phẩm đưa vào các Bảo tàng quốc gia Pháp. Trong đó có nhiều tên tuổi vĩ đại, như Léonard de Vinci, Cezanne, Titien, Degas, Gauguin, Matisse, Goya, Raphael, Rembrandt, Rodin, Delacroix… và Nam Sơn, người đặt nền móng đầu tiên cho nền mĩ thuật đương đại Việt.
Cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử
Sinh ra trong một gia đình dòng dõi gia thế ở Hà Nội, Nam Sơn, được cha mẹ đặt tên là Nguyễn Vạn Thọ với hy vọng một sự "vạn an thế đức..." Cha ông là nhà nho Nguyễn Văn Khang, nguyên Thư ký Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mất sớm khi ông mới lên 4 tuổi. Mẹ ông ở vậy một mình, tảo tần nuôi con, được vua Bảo Đại ngự ban kim khánh khắc 4 chữ Tiết hạnh khả phong để biểu dương.
Ngay từ những năm vào học trường Bưởi, Nguyễn Vạn Thọ đã sớm bộc lộ tài năng và lòng ham mê hội họa. Thời ấy, không có thầy và không có trường dạy vẽ, cậu phải mày mò học vẽ qua những bức tranh dân gian, tranh Trung Quốc và tranh Nhật Bản. Các thầy dạy chữ nho cho Thọ là Phạm Như Bình và Nguyễn Sĩ Đức có hướng dẫn thêm cho lối vẽ Á Đông.
Mười tám tuổi, ông vào làm việc ở Sở Tài chính Đông Dương, nhưng tâm huyết thì vẫn dành cả cho hội họa. Nhiều người ở Hà Nội khi đó đã biết đến tài vẽ của Nguyễn Vạn Thọ đến mức các học giả Trần Trọng Kim và Đỗ Thận khi cho in những công trình Quốc văn giáo khoa thư và Cách trí giáo khoa thư… đều nhờ ông vẽ bìa và minh họa. Bút hiệu Nam Sơn bắt đầu xuất hiện từ đó. Và rồi, Nam phong tạp chí, Đông Dương tạp chí đều tìm đến nhờ Nam Sơn vẽ minh họa.
Nổi tiếng về tài vẽ nên năm 1923, Nha Học chính mời ông về chuyên trách việc trình bày các sách giáo khoa. Điều bất ngờ là, thời gian này, họa sĩ Pháp nổi tiếng Victor Tardieu, nhiều hơn Nam Sơn 20 tuổi, bảy lần đoạt giải thưởng hội họa trong đó có Giải thưởng quốc gia Pháp, sang Việt Nam để sáng tác và tìm hiểu mỹ thuật phương Đông. Một buổi đến thăm Hội quán sinh viên Việt Nam do Paul Monet lập tại số 9 phố Vọng Đức, đã gặp và chú ý ngay đến Nam Sơn, người thanh niên đang giúp P. Monet trang trí Hội quán. Và, cuộc gặp gỡ này nảy sinh tình bạn giữa hai người. Từ buổi ấy, Nam Sơn đưa Tardieu đi thăm đình, chùa với rất nhiều tượng cổ mang vẻ đẹp Á đông độc đáo; đi gặp những nhà nho có tài thư pháp và khi hứng lên họ có thể vẽ mai, lan, cúc, trúc…
Tardieu thấy những bức vẽ của Nam Sơn khá rõ những dấu vết tự học qua tranh phương Đông, nhưng cũng có thiên hướng tiếp cận mỹ thuật phương Tây qua đường nét phóng khoáng, hiện thực, mà ông đoan chắc là qua sách báo từ Paris đưa sang. Nhưng với Tardieu, quan trọng hơn cả là thấy được năng khiếu hội họa rất cao của Nam Sơn, nên ông đã giúp Nam Sơn làm quen với kỹ thuật và các chất liệu hội họa phương Tây, từ pha sơn, căng vải toan đến luật điều tiết ánh sáng, xa gần… Và sau đó, Nam Sơn đã là người đầu tiên ở Đông Dương vẽ những tác phẩm sơn dầu theo trường phái ấn tượng, đó là các tác phẩm Cô gái Việt Nam và Nhà nho xứ Bắc, năm 1923, được bày tại nhà Đấu Xảo, sáng rực cả một bức tường, như Nam phong tạp chí và một số tờ báo đương thời ca ngợi…
Từ lúc ấy, trong Nam Sơn lớn dần một suy nghĩ: Victor Tardieu có thể hướng dẫn mình, thì cũng có thể hướng dẫn những người Việt Nam có tài khác vẽ tranh? Lập một trường dạy vẽ tại nước ta? Sau nhiều ngày hết mình giúp Tardieu vẽ bức tranh khổ lớn tại giảng đường Đại học Y khoa Hà Nội, Nam Sơn đã nói về mơ ước đó với họa sĩ tài danh người Pháp. Ông ấy không phản đối, nhưng chỉ ậm ừ…
Gắng sức không biết mệt
Thành lập một trường mỹ thuật ở xứ này? Rồi quản lý nó? Nghĩa là phải sống xa Paris? Vậy còn đời sống gia đình thì sao? Năm ấy, Tardieu đã 53 tuổi, đang dồi dào sức sáng tạo, chỉ muốn dành hết thời gian cho việc vẽ. Vợ ông, sau khi đoạt giải nhất của Học viện Âm nhạc Pháp, vừa mở lớp dạy tại nhà riêng, làm sao có thể theo ông sang xứ này. Con trai ông, nhà thơ trẻ tài năng Jean Tardieu luôn cần những giúp đỡ về kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật của bố… Vậy mà, Tardieu, dẫu chỉ ậm ừ, nhưng không từ chối! Hơn thế, ông đã suy nghĩ nhiều.
Không chỉ anh bạn trẻ Nam Sơn vừa có tài vừa giàu mơ ước về một nền nghệ thuật cho quê hương, ở xứ này còn nhiều người thông minh và có năng khiếu mỹ thuật. Nếu có thầy, có trường, họ đâu có thua kém ai… Tư tưởng nhân văn trong người họa sĩ Pháp đã trỗi dậy. Một thời gian sau, trong báo cáo gửi về nước, Tardieu đã thuyết trình về nghệ thuật An Nam trong quá khứ, hiện tại và triển vọng ở tương lai. Phần viết về tương lai, ông đã đề cập tới việc mở trường dạy mỹ thuật tại Đông Dương!
Đối với Nam Sơn, ngày 24-10- 1924 là một dấu mốc rất lớn trong đời, ngày ông đón trên tay tờ công báo về việc Chính phủ Pháp ra Nghị định thành lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, do chính Victor Tardieu làm giám đốc. Cho đến cuối thế kỷ XX, sách báo Pháp còn viết, người tác động chủ yếu để Tardieu quyết định và xúc tiến mở trường là họa sĩ Nam Sơn - Nguyễn Vạn Thọ. Cuốn sách Paris - Hà Nội - Sài Gòn - Cuộc phiêu lưu của hội họa hiện đại Việt Nam do Những Bảo tàng Paris xuất bản tháng 5-1998, có đoạn: “Chính thức thành lập do một Nghị định thư của Toàn quyền Merlin, trường này (Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) nói cho đúng hơn là kết quả của tình bạn kỳ lạ giữa hai con người (V. Tardieu và Nam Sơn)… Nam Sơn thuyết phục V.Tardieu tiến hành những vận động cần thiết để có thể khai giảng và điều hành nhà trường… những bước đầu tiên đầy khó khăn, nhưng đã thành công, như ta đã biết”.
Sau khi có quyết định thành lập trường, Victor Tardieu đưa Nam Sơn sang Pháp để tiến hành những việc cần thiết, như mua sắm thiết bị, tuyển lựa thầy dạy. Nam Sơn làm nhiệm vụ thư ký công vụ trong chuyến đi này. Hai ông rất hài lòng vì đã mời được họa Joseph Inguimberty sang Hà Nội làm tuyển sinh và giảng dạy. Chính thời gian ở Pháp này, nhờ sự giới thiệu của Tardieu, các buổi sáng, Nam Sơn vào trường Mỹ thuật Quốc gia Pháp học với thầy Jean Pierre Laurens; các buổi chiều thì học với thầy Félix Aubert của trường Nghệ thuật trang trí Quốc gia. Nam Sơn còn học thêm về điêu khắc vào các buổi tối, đi thăm các bảo tàng và chủ nhật…
Những ngày học tại trường Mỹ thuật Quốc gia Pháp, Nam Sơn đã gặp gỡ và kết bạn với họa sĩ Từ Bi Hồng của Trung Quốc và họa sĩ Foujita của Nhật Bản… Chính nhờ chuyến đi chuẩn bị cơ sở cho trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mà Nam Sơn có cơ hội dốc sức suốt ngày đêm để tiếp thu những kĩ năng của hội họa châu Âu ngay tại Paris, thủ đô của nghệ thuật thế giới!
Người thầy của những bậc danh họa Việt
Có một điều không mấy ai biết là, đúng thời điểm phải trở về Việt Nam để làm công việc tuyển sinh thì họa sĩ Tardieu ốm nặng, phải nằm lại Paris chữa bệnh. Nam Sơn do đó phải gồng mình lên làm mọi công việc từ tổ chức hành chính, coi thi, chấm bài, xét tuyển từ 522 thí sinh toàn Đông Dương và chọn được mười người trúng tuyển, cho kịp ngày khai giảng Khóa I, (1925-1930). Trong mười người trúng tuyển, có Công Văn Trung là một thí sinh khá đặc biệt. Do gửi hồ sơ dự thi tới Bộ Giáo dục Pháp tận Paris (chứ không gửi theo một địa chỉ ở Hà Nội), nên đến ngày thi, 270 thí sinh Hà Nội đều được gọi vào phòng thi, chỉ riêng Trung không có tên.
Dù rất chán nản, nhưng hàng ngày Trung vẫn đến đứng ngoài các phòng thi. Hiện tượng này khiến thầy chủ khảo Nam Sơn để ý. Gần đến ngày cuối kỳ thi, Công Văn Trung được mời vào văn phòng. Thầy Nam Sơn vừa nhận được hồ sơ đăng ký dự thi của Trung từ Pháp gửi sang, ân cần nói: “Do sự bất cẩn của anh nên sự việc mới như thế… Tôi thay mặt Ban giám khảo cho phép anh ngày mai, từ buổi sáng, đến dự thi môn cuối cùng với anh chị em thí sinh khác. Đó là môn hình họa, thi sáu buổi, mỗi buổi ba giờ. Anh đến trước giờ thi nửa tiếng để nhận giá vẽ, bảng vẽ, chì than, quả dọi, que đo và ruột bánh mỳ làm tẩy…
Thi xong môn này, anh sẽ được đặc cách một mình thi các môn khác. Tôi sẽ đích thân coi tất cả các buổi anh được đặc cách dự thi”. Khi ấy, nghe thầy Nam Sơn nói, Công Văn Trung bàng hoàng sung sướng. Chính tấm lòng người thầy khích lệ khiến Trung đỗ thứ năm trong số mười thí sinh trúng tuyển, và sau này trở thành một họa sĩ tài danh của nền Mỹ thuật Việt Nam.
Thời gian đó, với cách dùng người bản xứ của chính quyền bảo hộ, mặc dù Nam Sơn đã có đầy đủ tri thức hội họa và thường xuyên lên lớp như một giáo sư thực thụ, nhưng vẫn chỉ được gọi là trợ giáo, mãi cho đến năm 1927 mới được phong là giáo sư chuyên ngành. Tuy nhiên các sinh viên luôn coi ông là một người thầy yêu quý, là niềm tự hào của hội họa Việt Nam. Những học trò của ông sau trở thành những họa sĩ lớn của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm… Họ đều rất yêu kính và tự hào về “thầy Nam Sơn, họa sư Nam Sơn của nước Việt Nam ta!”.
Bức Nhà nho xứ Bắc, là bức tranh vẽ chân dung bằng chất liệu sơn dầu đầu tiên của người Việt Nam, được vẽ năm 1923, từ nguyên mẫu là cụ Nguyễn Sĩ Đức, cậu ruột của Nam Sơn, một nhà nho tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Victor Tardieu làm hiệu trưởng được 12 năm, đến năm 1937 thì qua đời tại Hà Nội, còn Nam Sơn tiếp tục giảng dạy cho đến năm 1945, khi trường ngừng hoạt động. Sau khi họa sĩ Tardieu qua đời, Hiệu trưởng mới là E.Jonchère đã có quan niệm rất sai lầm, tuyên bố là trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương chỉ đào tạo “nghệ nhân”(!). Tuy nhiên, năm 1938 trở đi, thầy Nam Sơn cùng các giáo sư khác vẫn đào tạo các tài năng hội họa tiếp nối cho Việt Nam, như Diệp Minh Châu, Phạm Tăng, Phạm Viết Song, Phan Kế An, Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc. Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Quang Phòng, Mạnh Quỳnh, Tôn Đức Lượng… Đó là những tài danh đã tạo nên nền Mỹ thuật của nước Việt Nam dân chủ công hòa.
Một tình yêu họa sư để lại
Năm 1940, khi Cuộc chiến tranh thế giới II bùng nổ, Việt Nam không ngoài vùng ảnh hưởng. Với những cố gắng của họa sư Nam Sơn và các thầy khác, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vẫn tuyển sinh. Lúc này, một sinh viên cũ của trường là Tô Ngọc Vân, đã là một họa sĩ rất nổi tiếng, cũng được mời về trường giảng dạy. Sau này, họa sĩ lão thành Phan Kế An kể lại: “Thầy Nam Sơn rất nghiêm khắc trong giảng dạy, nhưng lại rất cởi mở trong đời sống. Hồi nhà trường chạy bom đồng minh lên Sơn Tây, ở nhờ trong các nhà dân, và học nhờ ở Văn Miếu Sơn Tây. Lúc này Nhật Pháp đã bắn nhau, thầy Nam Sơn thương học trò của mình, nên làm Quyền hiệu trưởng để duy trì khóa học.
Sinh viên trẻ chúng tôi thử nghiệm vẽ theo trường phái mới. Đột ngột, ông Inguimberty, thầy Nam Sơn và anh Tô Ngọc Vân đến kiểm tra. Chúng tôi giấu biệt các bức vẽ thể nghiệm, chỉ đưa những bức vẽ “đúng luật” ra. Khi tiễn các thầy ra cửa, thầy Nam Sơn đi lùi lại sau, cặp mắt gườm gườm sau đôi kính nhìn soi vào chúng tôi: “Này, các cậu lừa Tây thì được, làm sao bịp được tôi”. Nói vậy, nhưng mắt thầy ánh lên nét cười!
Còn họa sĩ lão thành Tôn Đức Lương thì vẫn nhớ mãi: “Bố Nam Sơn suốt đời đi chiếc xe đạp Peugeot sơn nâu, lúc nào cũng đủ cả chuông, đèn, phanh… Một hôm chúng tôi rủ nhau lấy bột màu quét chiếc xe thành màu vàng. Sau giờ dạy, bố ra ngắm nghía chiếc xe, rồi bỏ đó, đi bộ về nhà. Xe bị bỏ đó hai ngày, chúng tôi rất sợ, mà lại thương bố quá. Thật may, đến hôm thứ ba, trời đổ mưa rào, màu vàng trôi đi hết. Chiều hôm ấy mới thấy bố lên xe đi về nhà. Điều này chúng tôi nhớ suốt đời và thêm phần thương yêu thầy của mình suốt đời…"
Những năm dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nam Sơn không chỉ là một thầy giáo được học trò yêu quý mà còn là một họa sĩ tài danh bậc nhất, sáng tạo nên những tác phẩm để đời. Đó là những bức tranh sơn dầu đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam, là Cô gái Việt Nam và Nhà nho xứ Bắc (vẽ năm 1923); là bức tranh phấn màu nổi tiếng Chân dung cụ Sùng Ấm Tường (vẽ năm 1927); là bức tranh lụa Về chợ (vẽ năm 1927); là bức tranh mực nho danh giá Chợ gạo bên sông Hồng, giải thưởng Hội họa tại Pháp năm 1930 và được Nhà nước Pháp mua để bày tại Bảo tàng Quốc gia, Paris; là tác phẩm khắc gỗ bảy màu Cò trắng và cá vàng, Giải thưởng tại Roma (Italya) năm 1932; ; là tác phẩm sơn dầu để đời Chân dung mẹ tôi, Huy chương Bạc trong triển lãm Mỹ thuật Pháp năm 1932…
Sau năm 1945, họa sư Nam Sơn tham gia công tác kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1957, trong đại hội thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I. Những năm sau, công chúng Mỹ thuật còn biết tới những tác phẩm của Nam Sơn, như Phong cảnh, vẽ bằng ngón tay chấm mực nho, và bức chì son rất đẹp Giấc mơ kháng chiến… Ngày 26-1- 1973, họa sư Nam Sơn qua đời tại nhà riêng, số 68 phố Nguyễn Du, Hà Nội.
Họa sư Nam Sơn để lại một tình yêu lớn, niềm kính phục lớn trong lòng nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam. Gia đình ông đến nay còn lưu giữ nhiều kỷ vật, xin nêu hai kỷ vật: Một, là bản Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục do Bộ trưởng Vũ Đình Hòe ký ngày 5 tháng giêng năm 1946, nội dung: Cử thêm những vị sau đây vào Hội đồng Cố vấn Học viện Đông phương Bác cổ gồm các ông Vĩnh Thụy - cố vấn Chính phủ, Đào Duy Anh, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Vạn Thọ tức Nam Sơn. Kỷ vật thứ hai là những dòng bút tích của Họa sư Nam Sơn viết: “Năm 1930 và năm 1935, khi Bộ Giáo dục và Mỹ thuật Pháp mua hai bức tranh của tôi triển lãm tại Paris, một bức vẽ mực Trung Quốc (Chợ gạo bên sông Hồng), một bức vẽ lụa (Thôn nữ), và khi tôi được huy chương Bạc… ở Paris báo chí đã khen ngợi Mỹ thuật Việt Nam. Tôi lúc đó thấy vui vui, phấn khởi rằng, người Việt Nam có văn hóa đã lâu và không còn nước nào dám nói đến khai hóa (ta) nữa!”
Năm 2003, nhân lần thứ ba mươi ngày giỗ thầy Nam Sơn, họa sĩ lão thành 96 tuổi Công Văn Trung đã nói với con cháu và các học trò: “Không có thầy Nam Sơn thì không có trường Mỹ thuật Đông Dương, cũng như không có thầy Nam Sơn thì không có họa sĩ Công Văn Trung ngày nay đâu!…”
Anh Chi
Sơn dầu 1930
Huy chương bạc Salon de Paris 1932
Tác giả: Nam Sơn
Họa sĩ Nam Sơn, người đặt nền móng đầu tiên cho nền Mỹ thuật đương đại Việt Nam
1. Trọn đời cho nghệ thuật hội họa
Họa sĩ Nam Sơn tên thật là Nguyễn Vạn Thọ (1890 – 1973) . Trong truyền thống tên đệm Việt Nam thường phổ biến tên đệm là Văn, vì vậy nhiều tài liệu ghi tên ông là Nguyễn Văn Thọ là không chính xác. Ông quê gốc ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi gia thế ở Hà Nội. Cha ông nguyên là Thư ký Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mất sớm khi ông mới lên 4 tuổi. Mẹ ông một mình ở vậy tảo tần nuôi con, được vua Bảo Đại ngự ban kim khánh khắc 4 chữ “Tiết hạnh khả phong” để biểu dương. Thuở ấy được vua ngự ban kim khánh như thế là một vinh dự tột bậc, rất hiếm người có được. Họa sĩ Nam Sơn có năng khiếu hội họa bẩm sinh và ham mê hội họa từ nhỏ. Ông được các nhà nho Phạm Như Bình và Nguyễn Sĩ Đức dạy chữ Nho và dạy vẽ. Ông sớm tiếp xúc với nền nghệ thuật hội họa cổ Phương Đông: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. . . Sau khi tốt nghiệp Trường Bưởi (trường Bảo hộ), ông vào làm việc cho Sở Tài chính Đông Dương. Tuy làm công tác tài chính bận rộn nhưng ông vẫn tranh thủ ngoài giờ (nay ta gọi là nghề tay trái) vẽ tranh minh họa cho các báo và sách giáo khoa. Ngày nay, những người ở độ tuổi 70- 80 trở lên không thể không nhớ đến những bức tranh minh họa nho nhỏ nhưng rất sinh động, rất có hồn trong bộ sách Quốc văn giáo khoa thư. Năm 1923, ông tham gia đấu xảo (nay ta gọi là triển lãm) đầu tiên tại Hà Nội với 4 bức tranh: Nhà nho xứ Bắc, Ông già Kim Liên, Cô gái Bắc Kỳ và Tĩnh vật là những bức tranh sơn dầu đầu tiên của Việt Nam (tranh sơn dầu là kỹ thuật vẽ tranh của phương Tây, cho đến lúc đó ở ta chưa hề có ai vẽ tranh sơn dầu). Năm 1925, ông cùng Họa sĩ tên tuổi người Pháp V. Tac đi ơ (V. Tardieu) đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1930, ông tham gia Triển lãm Hội họa Pari với bức tranh “Chợ gạo bên sông Hồng”, là tác phẩm Việt Nam đầu tiên (và duy nhất) được Nhà nước Pháp mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp. Năm 1946, Bộ Quốc gia giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mời ông làm cố vấn của Viện Phương Đông Bác cổ. Năm 1957, thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông được bầu vào Ban chấp hành, và giữ chức danh này cho đến khi mất. 2. Đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Về việc ông là người đồng sáng lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có lẽ còn nhiều người chưa biết. Ngay từ năm 1923 ông đã có bản thảo Đề cương Mỹ thuật Việt Nam, trong đó lần đầu tiên ông đề cập đến việc xây dựng một nền mỹ thuật Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đai. Ông viết: “Lập nên một trường Đại học để đào tạo lấy nghệ sĩ có tài duy trì lấy nền tảng Mỹ thuật của tổ tiên để lại, ngõ hầu cải tạo, sáng tác lấy một nền Mỹ thuật Đông Phương có cá tính Việt Nam”. Cách nói của ông cách đây gần 80 năm nhưng cũng rất gần với cách nói của chúng ta ngày nay là “hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc”. Bút tích Đề cương Mỹ thuật Việt Nam, do họa sĩ Nam Sơn soạn thảo năm 1923. Về nội dung giảng dạy hay là cơ cấu của Trường Mỹ thuật, ông đã hình dung rất cụ thể. Trường gồm có 7 Ban (như ngày nay ta gọi là Khoa hay Bộ môn) : Ban Hội họa, ban Kiến trúc, ban Điêu khắc, ban Sơn Việt Nam, ban Trang hoàng, ban Khắc, ban Bồi tranh lụa tranh giấy. Trong từng ban đó, ông cũng mô tả rất cụ thể. Ví dụ, Ban Hội họa có ba tiểu ban : 1.Họa theo lối Châu Âu, tả thực bằng than, chì, mực tàu, thuốc nước, sơn dầu. 2.a/Họa theo lối Đông Phương, tả thực và tưởng tượng, vẽ dùng trí nhớ bằng bút nho, mực ta, sơn, thuốc nước, vẽ vào giấy , lụa. b/ Viết chữ, học đủ các lối chân phương, triện, lệ, thảo, học đủ các nét, các cách cầm bút, dùng mực, thuốc (ngày nay ta gọi là thư họa). c/Thuộc giấy, lụa phỏng theo cổ nhân v.v. . . Các Ban kia (như Kiến trúc, Điêu khắc. . .) ông cũng chỉ dẫn cụ thể, tỷ mỉ như thế. Cũng từ Bản đề cương này mà ông thuyết phục được Họa sĩ danh tiếng người Pháp V. Tac đi ơ để ông này đề nghị lên nhà nước Bảo hộ đi đến thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925. Về sự kiện thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, nhiều người ngay cả những sinh viên trường Đại học Mỹ Thuật ngày nay cũng không hề biết rằng, họa sĩ Nam Sơn là người đồng sáng lập. Ngay sách báo của ta trước đây cũng không hề đề cập đến vấn đề này. Chính những người Pháp là những người đầu tiên ghi nhận công lao đóng góp của Họa sĩ Nam Sơn: Ông là một trong hai người đồng sáng lập và là Giáo sư chuyên ngành bậc 2, phụ trách môn Đồ họa và trang trí. Cuốn sách “Pari- Hà Nội- Sài gòn cuộc phiêu lưu của hội họa hiện đại Việt Nam” do các nhà bảo tàng Pari xuất bản năm 1998 xác nhận” Qua những cuộc trao đổi giữa họ (tức V.Tac đi ơ và Nam Sơn) nảy ra ý kiến thành lập một trường Mỹ thuật ở Hà Nội. Nam Sơn thuyết phục V. Tac đi ơ tiến hành vận động cần thiết để có thể tiến hành khai giảng và điều hành nhà trường. Chính thức được thành lập do một nghị định của Toàn quyền Merlin, trường này nói cho đúng là kết quả tình bạn kỳ lạ giữa hai người. Vị trí và vai trò của Nam Sơn được Toàn quyền Đông Dương xác nhận rất rõ ràng trong cuốn “Các trường Mỹ thuật Đông Dương” xuất bản ở Hà Nội năm 1937: Ông Nam Sơn, Giáo sư chuyên ngành bậc 2 là một trong hai người sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương, dạy Hình họa và trang trí” (sách đã dẫn). 3. Người thầy của những bậc danh họa Là Giáo sư giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong vòng 20 năm (1925 – 1945), Họa sĩ Nam Sơn đã góp phần đào tạo được một thế hệ họa sĩ nổi tiếng của nền hội họa đương đại Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến những tên tuổi những họa sĩ danh tiếng như : Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Hoàng Lập Ngôn, Sĩ Ngọc, Trần Đình Thọ, Diệp Minh Châu, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Tạ Thúc Bình, Phan Kế An. . . Và nhiều người nữa mà tên tuổi của họ đã làm rạng danh nền hội họa đương đại Việt Nam. Thật là vinh dự cho Giáo sư – Họa sĩ Nam Sơn khi ông đã góp phần đào tạo nên những họa sĩ danh tiếng như thế. Ông Nguyễn An Kiều (bên trái) con trai Họa sĩ Nam Sơn đang trao đổi với GS Ngô Đức Thọ về người cha của mình. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, những người Pháp hoặc bị bắt, hoặc bỏ về nước, Họa sĩ Nam Sơn trở thành Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Đông Dương cho đến tháng 8-1945. Sau ngày ta giành được chính quyền (9- 1945), trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương bị giải thể, Họa sĩ Nam Sơn được chính quyền cách mạng mời tham gia làm Cố vấn cho Viện Phương Đông Bác cổ. Danh sách Ban cố vấn do Bộ trưởng Vũ Đình Hòe ký bổ nhiệm, ta thấy có các tên tuổi sau: Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại), Đào Duy Anh, Ngô Đình Nhu, và Nguyễn Vạn Thọ tức Nam Sơn. Năm 1957, Hội Mỹ thuật Việt Nam được thành lập, họa sĩ Nam Sơn được bầu vào Ban chấp hành, và ông giữ chức danh đó cho đến khi qua đời, vào năm 1973. Có thể nói, họa sĩ Nam Sơn là người đặt nền móng đầu tiên cho nền Mỹ thuật đương đại Việt Nam. Phan Duy Kha |
"Chợ gạo bên sông Hồng"
1930
Nam Sơn (Họa Sĩ)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_S%C6%A1n_(ho%E1%BA%A1_s%C4%A9)
Tranh Nam Sơn
Thiếu nữ nông thôn
tranh lụa 1923 (?)
Cuộc hội ngộ lịch sử
Năm 1902, Y dược là trường đại học đầu tiên do người Pháp mở ở Đông Dương. Năm 1907, chính quyền Pháp ra nghị định thành lập Đại học Đông Dương với một số trường cao đẳng, nhưng thực chất là trường trung cấp chuyên nghiệp. Trong danh sách lúc đó không có một trường nào dạy về nghệ thuật.
Cơ duyên dẫn tới việc thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương có thể kể từ khi họa sĩ Pháp Victor Tardieu tới Việt Nam. Victor Tardieu là họa sĩ, người lính trong Thế chiến thứ nhất (1914 - 1918) ở miền Bắc nước Pháp. Chiến tranh kết thúc, ông trở về và tiếp tục giấc mơ hội họa với hàng loạt tác phẩm được ghi nhận, rồi đạt Giải thưởng Đông Dương (Prix de l’Indochine) năm 1920. Đây là giải thưởng do Antony Kloboukowski – Toàn quyền Đông Dương lập ra để khuyến khích họa sĩ đi các thuộc địa và vùng đất xa sáng tác. Họa sĩ Victor Tardieu nhận giải thưởng được đài thọ sinh hoạt trong một năm tại Đông Dương để sáng tác. Tháng 1/1921, Victor Tardieu đi tàu biển dời cảng Marseille. Ban đầu ông tới miền Nam sau đó mới ra Hà Nội.
Tại Hà Nội, Victor Tardieu nhận được hợp đồng vẽ tranh sơn dầu khổ lớn 78 m2 từ Toàn quyền Đông Dương để dán trên tường giảng đường chính của Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Và thêm một bức tranh nhỏ hơn để tại cầu thang của Thư viện Đông Dương (nay là Thư viện Quốc gia). Sở dĩ phải vẽ tranh rồi mới dán lên tường vì khí hậu ẩm, nóng của Việt Nam không giống bên Âu châu, không thích hợp cho việc vẽ ngay lên tường (Bích họa - Fresque). Về bức tranh lớn, Victor Tardieu dự kiến sẽ vẽ một bức tranh đề cao việc học bằng hình tượng Allégorie du Progrès - bà mẹ của trí tuệ, tay cầm sách, hướng mọi người đến tri thức. Trong tranh có khoảng 200 nhân vật, trong đó có mặt 4 vị Toàn quyền Đông Dương: Paul Doumer, Jean Baptiste Paul Beau, Albert Sarraut, Maurice Long, những vị giáo sư đã từng giảng dạy tại trường, đại thần Hoàng Trọng Phu, và những cư dân bản xứ…
Khi bắt tay để thực hiện, Victor Tardieu thực sự thấy khó khăn. Thời đó ở Việt Nam chưa có nghề người làm mẫu. Qua giới thiệu của ông Louis Marty – Chủ tịch danh dự Hội quán sinh viên An Nam (Foyer des Étudiants annamites), Victor Tardieu tìm đến hội quán sinh viên (ở số 9 phố Vọng Đức, Hà Nội) và gặp họa sĩ Nam Sơn đang giúp trang trí cho Hội quán. Ở thời điểm đó, Nam Sơn đã là họa sĩ minh họa báo chí nổi tiếng từ năm 1919 như các Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và đang là công chức Sở Tài chính Đông Dương (Direction des Finances) cùng với Hồ Trọng Hiếu (nhà thơ Tú Mỡ). Ông An Kiều - con trai thứ họa sĩ Nam Sơn cho biết: Hiện gia đình tôi vẫn lưu giữ bức ảnh cha tôi ngồi đĩnh đạc trước giá vẽ tranh năm 1919 và bài thơ nhà thơ Tú Mỡ tặng cha tôi.
Ông An Kiều cho biết: Cha tôi đứng làm mẫu vẽ cho họa sĩ Victor Tardieu. Rồi cũng chính cha tôi đi mượn những phẩm phục triều đình để Victor Tardieu vẽ. Những người mẫu nữ cũng do cha tôi tìm cho Victor Tardieu. Điều đặc biệt ít ai biết là trong tranh lớn này cũng có cả hình nhìn nghiêng của họa sĩ Victor Tardieu (đội mũ) và con trai là nhà thơ Jean Tardieu ở phần giữa phía trên tranh. Chính họa sĩ Nam Sơn đã vẽ khuôn mặt nhìn nghiêng của hai cha con họa sĩ Victor Tardieu. Hình ảnh người bác sĩ khám bệnh và người soi kính hiển vi cũng là khuôn mặt của Nam Sơn.
Họa sĩ Nam Sơn đã đưa Victor Tardieu đi thăm các chùa chiền, đền đài miếu mạo, danh lam cổ tích để ông hiểu hơn về văn hóa Việt Nam. Đã có việc tiếp biến văn hóa (acculturation - như nhận xét của nhà văn hóa Hữu Ngọc nay đã ở tuổi 101) giữa hai người Pháp và Việt. Và chính điều này đã khiến cho trung tâm bức tranh có một tam quan lớn đề đôi câu đối chữ Nho (Nam Sơn viết tiếp câu của Tiến sĩ Thân Nhân Trung): “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí - Đại học giáo hóa chi bản nguyên” (Nhân tài là nguyên khí quốc gia; Đại học là gốc của giáo hóa). Bên cạnh tam quan là cây đại lớn. Bức tranh sau khi hoàn thành được thuê một công ty của Pháp dán lên tường. Tiếc là sau năm 1960, bức tranh lớn nhất Đông Nam Á đó đã bị gỡ bỏ. Họa sĩ Hoàng Hưng đã được ông An Kiều cho xem ảnh chụp bức tranh và là cơ sở để cùng cộng sự phục dựng lại năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đại học Đông Dương.
Năm 1923, Nam Sơn đề đạt ý tưởng với Victor Tardieu về việc nên thành lập một trường mỹ thuật vì người Việt Nam rất khéo tay không thua kém gì người Âu châu. Ông An Kiều vẫn lưu giữ được bản đề cương “Mỹ thuật Việt Nam” viết tay năm 1923 của họa sĩ Nam Sơn. Trong bản đề cương, Nam Sơn không chỉ nêu việc cần thiết phải lập nên một trường đại học mỹ thuật sẽ gồm tới “7 ban”, mà còn phân tích thấu đáo sở trường, sở đoản của hội họa phương Đông, phương Tây. Việc học để đạt tới mục đích “Tạo nên một nền nghệ thuật cho Quốc gia Việt Nam”. Nam Sơn còn tiên đoán “Cứ như thế tuần tự mà tiến độ mươi, hai, ba mươi quốc thuật của nước Nam sẽ hình thành”.
Khi đó, họa sĩ Victor Tardieu chưa đồng ý vì cho rằng: Kỹ thuật vẽ sơn dầu là của châu Âu, người Việt Nam chưa thể thực hiện được vì người Việt Nam chỉ quen vẽ trên lụa, trên giấy Tuyên chỉ (thấm nước) thôi. Họa sĩ Nam Sơn nghe nói vậy bèn về nhà ở phố Nguyễn Trọng Hợp và vẽ ngay tác phẩm sơn dầu “Chân dung Nhà Nho xứ Bắc” nổi tiếng. Có thể coi đây là một trong những bức tranh sơn dầu đầu tiên của họa sĩ Việt Nam. Bức tranh mô tả chân dung nhà Nho Nguyễn Sỹ Đức – người thầy chữ Nho và hội họa Á đông của Nam Sơn. Cụ Sỹ Đức là một nhà Nho tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục và chít khăn trắng để tang cho nước mất và Đông Kinh Nghĩa Thục bị đàn áp. Bức tranh thể hiện một bút pháp già dặn, bố cục chặt chẽ, chịu ảnh hưởng của trường phái Tân cổ điển vì đã sử dụng cả các màu xanh da trời, màu tím, xanh lá cây, điêu luyện không kém gì một họa sĩ châu Âu.
Victor Tardieu kinh ngạc trước bức tranh “Chân dung Nhà nho xứ Bắc” của Nam Sơn, một thanh niên Việt Nam chưa từng sang Âu châu học vẽ. Do đó, ông nhất trí sẽ thuyết phục chính quyền Pháp và Đông Dương về ý tưởng thành lập trường Mỹ thuật của Nam Sơn.
Kết quả tình bạn: Victor Tardieu và Nam Sơn:
Ngày 27/10/1924, Toàn quyền Đông Dương Merlin ra Nghị định thành lập trường. Victor Tardieu là hiệu trưởng. Nói về vai trò đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong cuốn “Những Trường Mỹ thuật Đông Dương” (Les Écoles d’art de L’Indochine) do Toàn quyền Đông Dương xuất bản tại Hà Nội năm 1937, có lưu trữ tại thư viện Quốc gia Hà Nội ký hiệu M 10692, trang 16 có ghi rõ: “Việc giảng dạy môn đồ họa và trang trí do một giáo sư chuyên ngành bậc 2, ông Nam Sơn – một trong hai người đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương đảm nhiệm. Ông Nam Sơn đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đào tạo, giáo dục và góp một phần quan trọng trong việc phục hưng nền mỹ thuật truyền thống An Nam, đó cũng là chủ thuyết và hiến chương của nhà trường”.
Nhà nghiên cứu Pháp Corinne de Ménonville, tác giả cuốn sách “Lịch sử mỹ thuật Việt Nam” (NXB ARRHIS - Paris 2003) nặng tới 2,6 kg, nhận xét: Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời do một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1924, nhưng thật ra đó là kết quả của tình bạn giữa hai họa sĩ: Victor Tardieu và Nam Sơn.
Để chuẩn bị mở trường, ngày 18/2/1925, Toàn quyền Đông Dương cử Victor Tardieu và Nam Sơn sang Pháp. Nam Sơn ở tại nhà Victor Tardieu (số 3 phố Chaptal, thuộc quận 9 Paris). Hàng ngày, buổi sáng Nam Sơn đến tu nghiệp ở trường Mỹ thuật Quốc gia trong xưởng họa của Viện sĩ Jean Pierre Laurens (1875 - 1933, học trò của Ingres) và lo sắm họa cụ; buổi chiều đến trường Nghệ thuật Trang trí Quốc gia trong xưởng họa của Félix Aubert (1866 - 1940). Buổi tối, Nam Sơn học thêm về điêu khắc. Ngày Chủ nhật đi thăm các bảo tàng, thư viện, không lúc nào nghỉ. Tại xưởng vẽ của danh họa Félix Aubert, Nam Sơn đã gặp và thuyết phục được họa sĩ Joseph Inguimberty sang Việt Nam giảng dạy. Cũng tại tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Nam Sơn cũng kết bạn với hai danh họa: Tsuhugaru Foujita (Nhật Bản) và Từ Bi Hồng (Trung Hoa).
Ông An Kiều kể: Có lần, sáng sớm, họa sĩ Victor Tardieu thấy muộn rồi mà Nam Sơn vẫn chưa đến trường. Ông chạy lên gác đập cửa gọi: “Nam Sơn, sao giờ này mà anh vẫn chưa dậy? Anh sang đây để học hay để ngủ?”. Nam Sơn mệt mỏi mở cửa ra và nói: Xin lỗi thầy, con bị ốm, sốt. Victor Tardieu đặt ngay tay lên trán Nam Sơn rồi dịu giọng nói “Để tôi nói lấy súp hành cho anh”.
Đến nay, về kỷ niệm chuyến đi Pháp và tu nghiệp này, ông An Kiều vẫn lưu giữ được tấm palette danh họa J.Pierre Laurens tặng Nam Sơn, mà chỉ có 3 người con Nam Sơn được thấy. Tháng 10/1925, đến kỳ hạn về Việt Nam để tổ chức tuyển sinh nhưng do Victor Tardieu bị ốm, Nam Sơn và Joseph Inguimberty phải về Việt Nam trước để lo việc tuyển sinh.
Có 272 thí sinh trên toàn Đông Dương dự tuyển ở khóa I này. Họa sĩ Nam Sơn vừa ra đề thi, vừa trông thi và vừa chấm thi, chứ không phải học khóa 1 cùng họa sĩ Nguyễn Phan Chánh như có người đã viết…
Tác giả bài viết này may mắn được tiếp xúc với các tư liệu mỹ thuật từ mấy chục năm nay, do ông An Kiều, con trai họa sĩ Nam Sơn, và 2 con gái Thanh Hằng, Thanh Nga, là những đại diện chính thức cho gia đình họa sĩ Nam Sơn quản lý từ xưa. Một thí dụ ít ai được biết: Cuốn sổ điểm ghi đầy đủ tên các sinh viên, việc điểm danh hàng ngày, cũng như điểm số bài vẽ được thầy Nam Sơn cho chính xác tới 1/4 điểm!.
Họa sư Nam Sơn đã giảng dạy từ khóa đầu đến khóa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. 18 khóa học đã đào tạo được 149 người; số sinh viên tốt nghiệp là 128, trong đó có 118 người thuộc khoa hội họa, 10 người thuộc khoa Ðiêu khắc và Kiến trúc. Khóa cuối cùng tại Sơn Tây năm 1945, họa sư Nam Sơn phải đảm trách cương vị hiệu trưởng khi những người Pháp về nước hoặc bị quân đội Nhật cầm giữ, hay phải trình diện hàng ngày. Năm 1930, ông đã xuất bản sách “La peinture chinoise” (Hội họa Trung Hoa) bằng tiếng Pháp, cuốn sách mỹ thuật đầu tiên do người Việt Nam soạn và đã được dùng làm tài liệu giảng dạy tại trường.
Cuộc gặp gỡ hữu duyên giữa Tardieu và Nam Sơn đã mở ra một thời đại rực rỡ của lịch sử mỹ thuật Việt Nam đúng như Nam Sơn dự đoán. Những họa sĩ học trường Đông Dương sau đó đã trở thành những trụ cột của nền mỹ thuật Việt Nam hoặc nổi danh trong từng chất liệu. Tô Ngọc Vân - Người hiệu trưởng mỹ thuật khóa kháng chiến; Trần Văn Cẩn – Lãnh đạo ngành mỹ thuật; Bùi Trang Chước – tác giả Quốc huy; Nguyễn Gia Trí - Phạm Hậu – tranh sơn mài; Nguyễn Phan Chánh – tranh lụa…
Năm 1937, họa sĩ Victor Tardieu qua đời tại Hà Nội. Nhà điêu khắc George Khánh đã thực hiện 3 phiên bản tượng bán thân thầy Tardieu. Phiên bản 1 dâng cho gia đình thầy, phiên bản 2 dâng tặng thầy Nam Sơn và phiên bản 3 tặng trường Mỹ thuật (đã bị thất lạc trong chiến tranh 1945). Hiện nay, trên bàn thờ gia tiên, ông An Kiều và con cháu thờ tượng Victor Tardieu này và tượng bán thân cụ Nguyễn Thị Lân (thân mẫu họa sư Nam Sơn) với tác giả là nhà điêu khắc Vũ Văn Thu (cựu sinh viên Mỹ thuật Đông Dương), tượng bán thân họa sư Nam Sơn do nhà điêu khắc Minh Đỉnh thực hiện.
Không sao kể hết đóng góp lớn lao của họa sư Nam Sơn với nền mỹ thuật đương đại Việt Nam, nhưng, khi trao đổi, ông An Kiều ở tuổi bát tuần, từng làm việc tại Tập đoàn điện lực ALSTOM, người con duy nhất đã chứng kiến sự ra đi của họa sư ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Tý (1973) vẫn minh mẫn nêu rõ: Tôi chỉ kể những sự việc thực liên quan đến cha tôi vì nhiều người chưa được biết, chưa được gặp họa sư Nam Sơn. Tôi không có ý mong cha tôi được truy tặng các giải thưởng, hay đặt tên đường phố vì Nam Sơn đã được Giải thưởng lớn nhất từ lâu với sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương và góp phần đào tạo ra đội ngũ nghệ sĩ tài năng mang lại vinh quang văn hóa cho đất nước Việt Nam…
Tiếng tăm của họa sư Nam Sơn vang danh ra thế giới sau khi ông tham dự triển lãm lần thứ 143 của Hội Nghệ sĩ Pháp (tổ chức lần đầu năm 1673) vào ngày 30/4/1930, tại Cung điện lớn Champs-Élysées, đại lộ Alexandre III Paris. Tác phẩm mực nho “Hồng Hà hữu ngạn mãi mại mễ xứ” (Chợ gạo bên hữu ngạn sông Hồng) đã được Chính phủ Pháp mua để đưa vào Bảo tàng Quốc gia.
1930
Nam Sơn (Họa Sĩ)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_S%C6%A1n_(ho%E1%BA%A1_s%C4%A9)
Tranh Nam Sơn
Thiếu nữ nông thôn
tranh lụa 1923 (?)
Tranh Nam Sơn
Tham khảo thêm về Hoạ sư Nam Sơn
Mỹ Lan
Kỷ niệm 130 năm (1890-2020) ngày sinh của HOẠ SƯ NAM SƠN, ông ngoại Mỹ Lan, xin đăng bài năm 2020 của Nhà báo Từ Khôi.
Hậu duệ gia đình Hoạ sư Nam Sơn trân trọng cảm ơn tác giả.
---
Nói về người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, người ta nhắc nhiều đến họa sĩ Pháp Victor Tardieu (1870 - 1937) - Hiệu trưởng đầu tiên, mà lại quên không nói tới một họa sĩ Việt Nam đã tác động sâu sắc, khiến Victor Tardieu ở lại Việt Nam, rồi kiến nghị chính phủ Pháp, cũng như chính quyền Đông Dương cho mở trường Mỹ thuật tại Hà Nội. Người họa sĩ đó là Nam Sơn - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973).
Nói về người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, người ta nhắc nhiều đến họa sĩ Pháp Victor Tardieu (1870 - 1937) - Hiệu trưởng đầu tiên, mà lại quên không nói tới một họa sĩ Việt Nam đã tác động sâu sắc, khiến Victor Tardieu ở lại Việt Nam, rồi kiến nghị chính phủ Pháp, cũng như chính quyền Đông Dương cho mở trường Mỹ thuật tại Hà Nội. Người họa sĩ đó là Nam Sơn - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973).
Cuộc hội ngộ lịch sử
Năm 1902, Y dược là trường đại học đầu tiên do người Pháp mở ở Đông Dương. Năm 1907, chính quyền Pháp ra nghị định thành lập Đại học Đông Dương với một số trường cao đẳng, nhưng thực chất là trường trung cấp chuyên nghiệp. Trong danh sách lúc đó không có một trường nào dạy về nghệ thuật.
Cơ duyên dẫn tới việc thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương có thể kể từ khi họa sĩ Pháp Victor Tardieu tới Việt Nam. Victor Tardieu là họa sĩ, người lính trong Thế chiến thứ nhất (1914 - 1918) ở miền Bắc nước Pháp. Chiến tranh kết thúc, ông trở về và tiếp tục giấc mơ hội họa với hàng loạt tác phẩm được ghi nhận, rồi đạt Giải thưởng Đông Dương (Prix de l’Indochine) năm 1920. Đây là giải thưởng do Antony Kloboukowski – Toàn quyền Đông Dương lập ra để khuyến khích họa sĩ đi các thuộc địa và vùng đất xa sáng tác. Họa sĩ Victor Tardieu nhận giải thưởng được đài thọ sinh hoạt trong một năm tại Đông Dương để sáng tác. Tháng 1/1921, Victor Tardieu đi tàu biển dời cảng Marseille. Ban đầu ông tới miền Nam sau đó mới ra Hà Nội.
Tại Hà Nội, Victor Tardieu nhận được hợp đồng vẽ tranh sơn dầu khổ lớn 78 m2 từ Toàn quyền Đông Dương để dán trên tường giảng đường chính của Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Và thêm một bức tranh nhỏ hơn để tại cầu thang của Thư viện Đông Dương (nay là Thư viện Quốc gia). Sở dĩ phải vẽ tranh rồi mới dán lên tường vì khí hậu ẩm, nóng của Việt Nam không giống bên Âu châu, không thích hợp cho việc vẽ ngay lên tường (Bích họa - Fresque). Về bức tranh lớn, Victor Tardieu dự kiến sẽ vẽ một bức tranh đề cao việc học bằng hình tượng Allégorie du Progrès - bà mẹ của trí tuệ, tay cầm sách, hướng mọi người đến tri thức. Trong tranh có khoảng 200 nhân vật, trong đó có mặt 4 vị Toàn quyền Đông Dương: Paul Doumer, Jean Baptiste Paul Beau, Albert Sarraut, Maurice Long, những vị giáo sư đã từng giảng dạy tại trường, đại thần Hoàng Trọng Phu, và những cư dân bản xứ…
Khi bắt tay để thực hiện, Victor Tardieu thực sự thấy khó khăn. Thời đó ở Việt Nam chưa có nghề người làm mẫu. Qua giới thiệu của ông Louis Marty – Chủ tịch danh dự Hội quán sinh viên An Nam (Foyer des Étudiants annamites), Victor Tardieu tìm đến hội quán sinh viên (ở số 9 phố Vọng Đức, Hà Nội) và gặp họa sĩ Nam Sơn đang giúp trang trí cho Hội quán. Ở thời điểm đó, Nam Sơn đã là họa sĩ minh họa báo chí nổi tiếng từ năm 1919 như các Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí và đang là công chức Sở Tài chính Đông Dương (Direction des Finances) cùng với Hồ Trọng Hiếu (nhà thơ Tú Mỡ). Ông An Kiều - con trai thứ họa sĩ Nam Sơn cho biết: Hiện gia đình tôi vẫn lưu giữ bức ảnh cha tôi ngồi đĩnh đạc trước giá vẽ tranh năm 1919 và bài thơ nhà thơ Tú Mỡ tặng cha tôi.
Ông An Kiều cho biết: Cha tôi đứng làm mẫu vẽ cho họa sĩ Victor Tardieu. Rồi cũng chính cha tôi đi mượn những phẩm phục triều đình để Victor Tardieu vẽ. Những người mẫu nữ cũng do cha tôi tìm cho Victor Tardieu. Điều đặc biệt ít ai biết là trong tranh lớn này cũng có cả hình nhìn nghiêng của họa sĩ Victor Tardieu (đội mũ) và con trai là nhà thơ Jean Tardieu ở phần giữa phía trên tranh. Chính họa sĩ Nam Sơn đã vẽ khuôn mặt nhìn nghiêng của hai cha con họa sĩ Victor Tardieu. Hình ảnh người bác sĩ khám bệnh và người soi kính hiển vi cũng là khuôn mặt của Nam Sơn.
Họa sĩ Nam Sơn đã đưa Victor Tardieu đi thăm các chùa chiền, đền đài miếu mạo, danh lam cổ tích để ông hiểu hơn về văn hóa Việt Nam. Đã có việc tiếp biến văn hóa (acculturation - như nhận xét của nhà văn hóa Hữu Ngọc nay đã ở tuổi 101) giữa hai người Pháp và Việt. Và chính điều này đã khiến cho trung tâm bức tranh có một tam quan lớn đề đôi câu đối chữ Nho (Nam Sơn viết tiếp câu của Tiến sĩ Thân Nhân Trung): “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí - Đại học giáo hóa chi bản nguyên” (Nhân tài là nguyên khí quốc gia; Đại học là gốc của giáo hóa). Bên cạnh tam quan là cây đại lớn. Bức tranh sau khi hoàn thành được thuê một công ty của Pháp dán lên tường. Tiếc là sau năm 1960, bức tranh lớn nhất Đông Nam Á đó đã bị gỡ bỏ. Họa sĩ Hoàng Hưng đã được ông An Kiều cho xem ảnh chụp bức tranh và là cơ sở để cùng cộng sự phục dựng lại năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đại học Đông Dương.
Năm 1923, Nam Sơn đề đạt ý tưởng với Victor Tardieu về việc nên thành lập một trường mỹ thuật vì người Việt Nam rất khéo tay không thua kém gì người Âu châu. Ông An Kiều vẫn lưu giữ được bản đề cương “Mỹ thuật Việt Nam” viết tay năm 1923 của họa sĩ Nam Sơn. Trong bản đề cương, Nam Sơn không chỉ nêu việc cần thiết phải lập nên một trường đại học mỹ thuật sẽ gồm tới “7 ban”, mà còn phân tích thấu đáo sở trường, sở đoản của hội họa phương Đông, phương Tây. Việc học để đạt tới mục đích “Tạo nên một nền nghệ thuật cho Quốc gia Việt Nam”. Nam Sơn còn tiên đoán “Cứ như thế tuần tự mà tiến độ mươi, hai, ba mươi quốc thuật của nước Nam sẽ hình thành”.
Khi đó, họa sĩ Victor Tardieu chưa đồng ý vì cho rằng: Kỹ thuật vẽ sơn dầu là của châu Âu, người Việt Nam chưa thể thực hiện được vì người Việt Nam chỉ quen vẽ trên lụa, trên giấy Tuyên chỉ (thấm nước) thôi. Họa sĩ Nam Sơn nghe nói vậy bèn về nhà ở phố Nguyễn Trọng Hợp và vẽ ngay tác phẩm sơn dầu “Chân dung Nhà Nho xứ Bắc” nổi tiếng. Có thể coi đây là một trong những bức tranh sơn dầu đầu tiên của họa sĩ Việt Nam. Bức tranh mô tả chân dung nhà Nho Nguyễn Sỹ Đức – người thầy chữ Nho và hội họa Á đông của Nam Sơn. Cụ Sỹ Đức là một nhà Nho tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục và chít khăn trắng để tang cho nước mất và Đông Kinh Nghĩa Thục bị đàn áp. Bức tranh thể hiện một bút pháp già dặn, bố cục chặt chẽ, chịu ảnh hưởng của trường phái Tân cổ điển vì đã sử dụng cả các màu xanh da trời, màu tím, xanh lá cây, điêu luyện không kém gì một họa sĩ châu Âu.
Victor Tardieu kinh ngạc trước bức tranh “Chân dung Nhà nho xứ Bắc” của Nam Sơn, một thanh niên Việt Nam chưa từng sang Âu châu học vẽ. Do đó, ông nhất trí sẽ thuyết phục chính quyền Pháp và Đông Dương về ý tưởng thành lập trường Mỹ thuật của Nam Sơn.
Kết quả tình bạn: Victor Tardieu và Nam Sơn:
Ngày 27/10/1924, Toàn quyền Đông Dương Merlin ra Nghị định thành lập trường. Victor Tardieu là hiệu trưởng. Nói về vai trò đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong cuốn “Những Trường Mỹ thuật Đông Dương” (Les Écoles d’art de L’Indochine) do Toàn quyền Đông Dương xuất bản tại Hà Nội năm 1937, có lưu trữ tại thư viện Quốc gia Hà Nội ký hiệu M 10692, trang 16 có ghi rõ: “Việc giảng dạy môn đồ họa và trang trí do một giáo sư chuyên ngành bậc 2, ông Nam Sơn – một trong hai người đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương đảm nhiệm. Ông Nam Sơn đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đào tạo, giáo dục và góp một phần quan trọng trong việc phục hưng nền mỹ thuật truyền thống An Nam, đó cũng là chủ thuyết và hiến chương của nhà trường”.
Nhà nghiên cứu Pháp Corinne de Ménonville, tác giả cuốn sách “Lịch sử mỹ thuật Việt Nam” (NXB ARRHIS - Paris 2003) nặng tới 2,6 kg, nhận xét: Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời do một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1924, nhưng thật ra đó là kết quả của tình bạn giữa hai họa sĩ: Victor Tardieu và Nam Sơn.
Để chuẩn bị mở trường, ngày 18/2/1925, Toàn quyền Đông Dương cử Victor Tardieu và Nam Sơn sang Pháp. Nam Sơn ở tại nhà Victor Tardieu (số 3 phố Chaptal, thuộc quận 9 Paris). Hàng ngày, buổi sáng Nam Sơn đến tu nghiệp ở trường Mỹ thuật Quốc gia trong xưởng họa của Viện sĩ Jean Pierre Laurens (1875 - 1933, học trò của Ingres) và lo sắm họa cụ; buổi chiều đến trường Nghệ thuật Trang trí Quốc gia trong xưởng họa của Félix Aubert (1866 - 1940). Buổi tối, Nam Sơn học thêm về điêu khắc. Ngày Chủ nhật đi thăm các bảo tàng, thư viện, không lúc nào nghỉ. Tại xưởng vẽ của danh họa Félix Aubert, Nam Sơn đã gặp và thuyết phục được họa sĩ Joseph Inguimberty sang Việt Nam giảng dạy. Cũng tại tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Paris, Nam Sơn cũng kết bạn với hai danh họa: Tsuhugaru Foujita (Nhật Bản) và Từ Bi Hồng (Trung Hoa).
Ông An Kiều kể: Có lần, sáng sớm, họa sĩ Victor Tardieu thấy muộn rồi mà Nam Sơn vẫn chưa đến trường. Ông chạy lên gác đập cửa gọi: “Nam Sơn, sao giờ này mà anh vẫn chưa dậy? Anh sang đây để học hay để ngủ?”. Nam Sơn mệt mỏi mở cửa ra và nói: Xin lỗi thầy, con bị ốm, sốt. Victor Tardieu đặt ngay tay lên trán Nam Sơn rồi dịu giọng nói “Để tôi nói lấy súp hành cho anh”.
Đến nay, về kỷ niệm chuyến đi Pháp và tu nghiệp này, ông An Kiều vẫn lưu giữ được tấm palette danh họa J.Pierre Laurens tặng Nam Sơn, mà chỉ có 3 người con Nam Sơn được thấy. Tháng 10/1925, đến kỳ hạn về Việt Nam để tổ chức tuyển sinh nhưng do Victor Tardieu bị ốm, Nam Sơn và Joseph Inguimberty phải về Việt Nam trước để lo việc tuyển sinh.
Có 272 thí sinh trên toàn Đông Dương dự tuyển ở khóa I này. Họa sĩ Nam Sơn vừa ra đề thi, vừa trông thi và vừa chấm thi, chứ không phải học khóa 1 cùng họa sĩ Nguyễn Phan Chánh như có người đã viết…
Tác giả bài viết này may mắn được tiếp xúc với các tư liệu mỹ thuật từ mấy chục năm nay, do ông An Kiều, con trai họa sĩ Nam Sơn, và 2 con gái Thanh Hằng, Thanh Nga, là những đại diện chính thức cho gia đình họa sĩ Nam Sơn quản lý từ xưa. Một thí dụ ít ai được biết: Cuốn sổ điểm ghi đầy đủ tên các sinh viên, việc điểm danh hàng ngày, cũng như điểm số bài vẽ được thầy Nam Sơn cho chính xác tới 1/4 điểm!.
Họa sư Nam Sơn đã giảng dạy từ khóa đầu đến khóa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. 18 khóa học đã đào tạo được 149 người; số sinh viên tốt nghiệp là 128, trong đó có 118 người thuộc khoa hội họa, 10 người thuộc khoa Ðiêu khắc và Kiến trúc. Khóa cuối cùng tại Sơn Tây năm 1945, họa sư Nam Sơn phải đảm trách cương vị hiệu trưởng khi những người Pháp về nước hoặc bị quân đội Nhật cầm giữ, hay phải trình diện hàng ngày. Năm 1930, ông đã xuất bản sách “La peinture chinoise” (Hội họa Trung Hoa) bằng tiếng Pháp, cuốn sách mỹ thuật đầu tiên do người Việt Nam soạn và đã được dùng làm tài liệu giảng dạy tại trường.
Cuộc gặp gỡ hữu duyên giữa Tardieu và Nam Sơn đã mở ra một thời đại rực rỡ của lịch sử mỹ thuật Việt Nam đúng như Nam Sơn dự đoán. Những họa sĩ học trường Đông Dương sau đó đã trở thành những trụ cột của nền mỹ thuật Việt Nam hoặc nổi danh trong từng chất liệu. Tô Ngọc Vân - Người hiệu trưởng mỹ thuật khóa kháng chiến; Trần Văn Cẩn – Lãnh đạo ngành mỹ thuật; Bùi Trang Chước – tác giả Quốc huy; Nguyễn Gia Trí - Phạm Hậu – tranh sơn mài; Nguyễn Phan Chánh – tranh lụa…
Năm 1937, họa sĩ Victor Tardieu qua đời tại Hà Nội. Nhà điêu khắc George Khánh đã thực hiện 3 phiên bản tượng bán thân thầy Tardieu. Phiên bản 1 dâng cho gia đình thầy, phiên bản 2 dâng tặng thầy Nam Sơn và phiên bản 3 tặng trường Mỹ thuật (đã bị thất lạc trong chiến tranh 1945). Hiện nay, trên bàn thờ gia tiên, ông An Kiều và con cháu thờ tượng Victor Tardieu này và tượng bán thân cụ Nguyễn Thị Lân (thân mẫu họa sư Nam Sơn) với tác giả là nhà điêu khắc Vũ Văn Thu (cựu sinh viên Mỹ thuật Đông Dương), tượng bán thân họa sư Nam Sơn do nhà điêu khắc Minh Đỉnh thực hiện.
Không sao kể hết đóng góp lớn lao của họa sư Nam Sơn với nền mỹ thuật đương đại Việt Nam, nhưng, khi trao đổi, ông An Kiều ở tuổi bát tuần, từng làm việc tại Tập đoàn điện lực ALSTOM, người con duy nhất đã chứng kiến sự ra đi của họa sư ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Tý (1973) vẫn minh mẫn nêu rõ: Tôi chỉ kể những sự việc thực liên quan đến cha tôi vì nhiều người chưa được biết, chưa được gặp họa sư Nam Sơn. Tôi không có ý mong cha tôi được truy tặng các giải thưởng, hay đặt tên đường phố vì Nam Sơn đã được Giải thưởng lớn nhất từ lâu với sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương và góp phần đào tạo ra đội ngũ nghệ sĩ tài năng mang lại vinh quang văn hóa cho đất nước Việt Nam…
Tiếng tăm của họa sư Nam Sơn vang danh ra thế giới sau khi ông tham dự triển lãm lần thứ 143 của Hội Nghệ sĩ Pháp (tổ chức lần đầu năm 1673) vào ngày 30/4/1930, tại Cung điện lớn Champs-Élysées, đại lộ Alexandre III Paris. Tác phẩm mực nho “Hồng Hà hữu ngạn mãi mại mễ xứ” (Chợ gạo bên hữu ngạn sông Hồng) đã được Chính phủ Pháp mua để đưa vào Bảo tàng Quốc gia.
Những bức tranh "sơn dầu trên vải" đầu tiên của người Việt Nam
Nhà nho xứ Bắc
tranh sơn dầu trên vải vẽ năm 1923, ký tên Nam Sơn
Chiều tà
Vua Hàm Nghi vẽ bằng sơn dầu trên vải năm 1915 tại Algérie
Ai mua bức tranh "Chiều tà" của vua Hàm Nghi ?
Nhà Việt Nam học nổi tiếng N. I. Nikulin người Nga từng nhận định về vua Hàm Nghi (1871-1944): “Số phận đã đưa đẩy ông trở thành người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có vị trí vinh dự trong lịch sử dân tộc, không chỉ vì cuộc đấu tranh cho tự do, chống lại chủ nghĩa thực dân, mà còn vì nền hội hoạ của Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được vai trò tương tự như vậy trong lịch sử, văn hoá của dân tộc mình”.
Mới đây, bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi đã lên sàn đấu giá chiều ngày 24.11.2010 tại Paris, Pháp. Với mức khởi điểm từ 800 đến 1.200 euro, một người giấu tên đã mua tác phẩm này qua điện thoại với giá 8.800 euro. Và như thế là Việt Nam đã vuột mất cơ hội ngàn năm có một để được sở hữu bức tranh lịch sử quý hiếm.
Nhà phê bình Đặng Tiến ở Pháp, vì quan tâm đặc biệt đến tác phẩm Chiều tànên đã đến tham dự phiên đấu từ đầu đến cuối, và cho biết:
1. Phiên đấu diễn ra tại trung tâm đấu giá chính thức của thủ đô Paris, thương xá Drouot. Đây là một cao ốc lớn nhiều tầng, mỗi tầng được phân phối cho hàng chục văn phòng đấu giá; mỗi văn phòng như thế có một sảnh đường hàng trăm mét vuông, kèm với nhà kho; ngoài ra, họ còn có trụ sở riêng ở nơi khác để trưng bày mặt hàng.
Uỷ viên đấu giá (commissaire priseur) là một nghề đặc biệt được luật pháp quy định, có nhiệm vụ định giá một bất động sản và bán đấu giá công cộng. Văn phòng thực hiện phiên đấu giá tranh của vua Hàm Nghi được đánh giá ở cấp độ thông thường.
Phiên đấu giá hôm đó có khoảng trên 200 người dự, trong đó có trên dưới 20 người Việt vì quan tâm tranh của vua Hàm Nghi mà đến. Chứ nói chung, người Việt ít chú trọng đến đấu giá mỹ thuật, sinh hoạt loại này thường dành cho giới chuyên môn và trưởng giả người Pháp. Một số người buôn bán, sưu tập, hay vì yêu chuộng nghệ thuật cũng thường đến dự đấu giá. Cũng có người đến vì tò mò hay mua vui. Phiên đấu vừa rồi số người dự đông đảo, vượt quy định nên không đủ chỗ ngồi, phải chen lấn để đứng phía sau.
Tranh của vua Hàm Nghi thuộc vào hàng “tác phẩm nhỏ”, người bán ra giá thấp, chỉ khoảng 1.000 euro, nhưng bất ngờ vì nhiều người đòi mua, nên cuộc đấu giá trở thành hào hứng. Giá đấu đã lên đến 8.800 euro, gấp hơn 8 lần, trong khi những tác phẩm khác, phần nhiều dừng lại ở mức người bán ước định, nhiều khi dưới tầm tiên liệu trong vựng tập.
Lúc đầu, giằng co sôi nổi đến 2.000 euro, sau đó lắng dịu, rồi nóng trở lại giữa hai phụ nữ Việt Nam trong phòng, mỗi lần lên 200 euro, cho đến 5.000 euro thì trầm xuống. Sau đó có người trả giá quyết liệt qua điện thoại, chỉ còn một phụ nữ Việt Nam tiếp tục đến 8.600 euro, cho đến lúc bên “điện thoại” lên 8.800 euro thì chấm dứt. Tất cả diễn ra khoảng 10 phút.
Cũng xin nói thêm, ngoài Chiều Tà, không còn tác phẩm nào của Việt Nam hoặc sáng tác về chủ đề Việt Nam lên sàn trong phiên này. Vì thực tế cũng cho thấy tranh tượng Việt Nam ít khi xuất hiện trên các cuộc đấu giá tại Paris. Vả lại cũng ít người quan tâm. Có hai tranh trên giấy của họa sĩ gốc Nhật là Foujita, bán 4.200 euro và 9.500 euro. Hai thạch bản của Zao Wou Ki gốc Hoa, bán khoảng 1.000 euro mỗi bức.
2. Điều mà nhiều người quan tâm là người đấu giá qua điện thoại đã trở thành chủ nhân bức tranh của vua Hàm Nghi là ai? “Tôi nghĩ người quan tâm và thiết tha với tranh của vua Hàm Nghi, có lẽ là người Việt Nam. Trong nước hay ngoài nước, tôi không thể đoán. Về giá trị lịch sử và tâm cảm, thì giá 8.800 euro không phải là cao. Mà cơ hội thì ngàn năm một thuở.
Lẽ ra, vì nhiều lý do, người mua công khai phải là các viện bảo tàng về lịch sử hay mỹ thuật của Việt Nam. Nếu người mua là tư nhân thì hy vọng có ngày họ sẽ tặng lại cho một bảo tàng quốc gia, với điều kiện phải bảo quản trân trọng”, Đặng Tiến nói.
“Thật ra tôi không biết gì nhiều về những tác phẩm khác của vua Hàm Nghi. Tôi chỉ biết ông có triển lãm cá nhân ở Paris năm 1926, nhưng chưa thấy tác phẩm. Riêng về bức Chiều tà, có lời bình luận của nhiều người Việt hôm đó cho rằng nghệ thuật xoàng. Tôi thì đánh giá cao về hai mặt tình cảm và nghệ thuật. Tranh cấu trúc chặt chẽ, màu sắc chọn lọc, kín đáo, trầm buồn, u uẩn. Một thế giới yên tĩnh và gợi cảm. Với tôi là một bức tranh đẹp, nhất là đặt vào thời điểm sáng tác 1915 của một tác giả nghiệp dư, trong một hoàn cảnh tâm lý bức bách, những năm lưu đày tại Alger”, Đặng Tiến nói thêm.
Vua Hàm Nghi đã có cuộc đời phi thường. Lên ngôi từ tuổi 13, trị vì được vài năm thì bỏ ngôi đi kháng chiến rồi bị lưu đày. Hoàn toàn bị thực dân cô lập với đất nước, nên ông học vẽ, học nặn tượng. Nghệ thuật tạo hình đã là một thoát ly, trở thành cứu rỗi tích cực. Tác phẩm của ông là một chứng từ quý hiếm về mặt tinh thần và nhân đạo. Huống hồ còn là tranh đẹp.
Phiên đấu giá đã đưa ra 228 tác phẩm, gồm cả tranh và tượng. Giá cao nhất thuộc về tranh của Albert Marquet, sơn dầu, vẽ 1905 (32×40 cm), đạt 251.000 euro, nhưng vẫn thấp hơn mức ước lượng. Riêng bức Chiều tà (Déclin du jour, 35x46cm, sơn dầu, 1915, mã số 41) của vua Hàm Nghi, nếu tính tổng cả giá đấu và lệ phí trung gian thì hơn gấp 10 lần giá ước lượng (giá bán 8.800 euro, cộng thêm 26% lệ phí trung gian thành khoảng 11.088 euro, tương đương 14.780 USD).
Nguồn: Văn Bảy-TTVH
Bình văn
bức "Bình văn" vốn được cho là họa sĩ Lê Văn Miến (1874-1943 tên ghi trên bia mộ của ông, nhưng có sách vẫn ghi Lê Huy Miến, thỉnh thoảng lại thấy Ngô Văn Miến) vẽ khoảng 1898 tới 1905, một trong những bức tranh sơn dầu đầu tiên của người Việt Nam
(Nhưng tranh lại không có chữ ký ???)
"Bình văn"
Đó là một bức tranh sơn dầu có nhiều điều đáng lưu ý, lớn hơn tranh cụ Tú, khổ 68×97cm, được cho là của Lê Huy-Miến.
“Lịch sử” bức tranh như sau: Một buổi chiều đầu năm 1971, người ta khám phá ra tại gia đình cụ Nguyễn Đình-Chữ, ngõ Thổ-Quan, phố Khâm-Thiên, Hà-Nội, một bức tranh cổ còn giữ được trong tình trạng tương đối tốt đẹp, diễn tả một lớp học chữ nho trong bầu không khí Khổng Mạnh. Toàn thể bức tranh toát ra màu sắc sáng tối trang nghiêm, trầm lặng, giới hạn trong gam nâu, đen, đỏ và trắng. Bố cục hàn lâm vững vàng hình kim-tự-tháp (pyramidale) mà đỉnh cao là một thầy đồ, râu tóc bạc phơ, tay cầm quyển văn, đại diện cho trí thức, được họa sĩ đặt trên tám người học trò ngồi chung quanh, quần áo chỉnh tề, đầu vấn khăn hay để chỏm, chăm chú nghe lời thầy giảng, làm nền cho bố cục hình tháp.
Bức tranh không tên họ, không tác giả, không khai sinh!
Sau nhiều tìm hiểu, cuộc “phiêu lưu” của bức tranh cổ bắt đầu từ nhà cụ Nguyễn Phúc-Đoan ở làng Kim-Liên đến nhà cụ Hội (cha cụ Nguyễn Đình-Chữ). Năm 1945, cụ Hội giao lại cho con trai Nguyễn Quý Tịch. Năm 1954, từ nhà cụ Tịch chuyển sang nhà người em Nguyễn Đình Phượng. Sau đó cụ Phượng đi Nam, giao lại cho em trai mình Nguyễn Đình-Chữ… Từ thuở nhỏ, cụ Chữ (sinh năm 1901) vẫn nhớ bức tranh đã treo ở nhà.
"Bình văn"
Viện Bảo-tàng Mỹ thuật ngỏ ý muốn mua lại bức tranh, gia đình ra giá 700 đồng VN, viện Bảo-tàng mặc cả 600, kỳ kèo đến ngày 19/8/1972 gia đình túng thiếu nên chấp nhận bán. Bốn tháng sau, ngày 26/12/1972, phố Khâm-Thiên bị hoàn toàn phá hủy bởi B.52 của Mỹ, nhà cụ Chữ tan tành, nhưng bức tranh đã về yên phận tại Viện Bảo-tàng Mỹ thuật Quốc-gia Hà-Nội.
Ban chấp-hành Viện Bảo-tàng (Nguyễn Đỗ-Cung làm Viện-trưởng) đã đặt tên cho tranh: “Bình văn,” khai năm sinh 1896, gán cho tác giả Lê Huy-Miến!!!
Thái Bá-Vân đánh giá bức Bình văn: “…họa sĩ Lê Văn Miến với bức tranh Bình văn là một cái mốc mà lịch sử mỹ thuật nước nhà chỉ có thể coi là thuận lợi và đẹp đẽ. Nó làm cho hội họa hiện đại Việt Nam có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời và thêm một học vấn vững chãi không lặp lại một lần thứ hai nào nữa” [24].
Ngày 02/11/2005, viện Bảo-tàng Mỹ thuật Hà-Nội đã đem bức Bình văn, có tuổi gần một thế kỷ, sang nước Đức để đưa vào trường Đại-học Công-nghệ Kỹ-năng Dresden (Technische Universität Dresden) xin được phục chế. Bức tranh có số phận long đong, sáu tuần đi về mỏi mệt mà chỉ được “tân trang sắc đẹp” bằng cách căng lại trên khung mới và bồi thêm phía sau cho chắc chắn mà thôi, phần hư hỏng loang lổ và vết màu tróc còn lại… “miu vẫn hoàn miu”! Lời giải đáp là khi chụp ảnh bằng tia hồng ngoại, người ta phát hiện ra trên bề mặt của bức Bình văn có phủ một lớp dầu trong suốt (vernis) không phải dùng trong việc bảo quản tranh sơn dầu mà là cho tranh… sơn mài! Trước biến chuyển đột ngột, các chuyên gia Đức không tìm ra loại hóa chất nào có thể tẩy rửa lớp dầu này để có thể tiến hành việc phục chế. Lớp dầu trong suốt này có màu vàng ngà, thường nổi lên trên cùng bát sơn mài khi để lắng. Các hoạ sĩ chuyên về sơn mài hay trải một lớp dầu (gọi là “dầu mặt sơn”) lên tranh để tranh sơn mài được “thoát” (phủ lên trên, vừa bảo vệ và tăng độ bóng cho bề mặt tranh). Thời xưa, các thợ làm tượng truyền thống cũng dùng lớp dầu này phủ lên “da” tượng Phật.
Điều khám phá trên đưa ra một câu hỏi: bức Bình văn có phải là của Lê Huy-Miến?
Bình văn không có chữ ký, không ghi năm vẽ [25], có lẽ vì là một bức tranh cổ nên các nhà chuyên môn tại Việt-Nam đánh giá rằng đó là tranh của Lê Huy-Miến, vì ngoài ông ra không còn ai có thể hoàn thành bức tranh cổ như thế (?). Sau Lê Huy-Miến, họa sĩ Nam-Sơn (1890-1973) cũng du học tại trường Mỹ-thuật Paris, nhưng nét vẽ và bố cục của Nam-Sơn hoàn toàn khác. Ngoài ra, còn có họa sĩ Trần Phềnh (1895-?) cũng vẽ tranh sơn dầu vào đầu thế kỷ, nhưng Trần Phềnh là người tự học, không thể hoàn thành bức tranh có tính hàn lâm cổ điển như bức Bình văn.
Câu hỏi trên không có lời giải đáp. Xin nhường lại cho các nhà chuyên môn.
Ngô Kim Khôi
Họa Sỹ Lê Huy Miến và Hội Họa
Đời bi kịch của người khai mở hội họa Việt Nam
Người có công kéo dài lịch sử hội họa Việt Nam thêm gần 30 năm trước thời điểm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương là họa sĩ Lê Văn Miến. Ông là người Việt Nam đầu tiên vẽ tranh sơn dầu nhờ theo học tại trường CĐ Mỹ thuật Quốc gia Paris. Tuy nhiên, cuộc đời ông sau này nhiều bi kịch. Ông chỉ để lại khoảng 7 tác phẩm.
“Chân dung cụ Lê Hy” (43X23,5cm)
Lê Văn Miến vẽ vào khoảng 1895 được coi là bức sơn dầu đầu tiên của hội họa Việt Nam.
Ảnh: Viện Mỹ thuật cung cấp
Cử tọa vỗ tay vang dội sau phần trình bày kết quả nghiên cứu về Lê Văn Miến của họa sĩ, TS vật lý Nguyễn Đình Đăng từ Nhật Bản về. Sau một tháng trao đổi hàng trăm e-mail với Emmanuel Schwartz- người phụ trách bảo tồn di sản và của trường Mỹ thuật Quốc gia Paris, Nguyễn Đình Đăng đã phát hiện thêm nhiều cứ liệu về Lê Văn Miến.
Trường này vào cuối thế kỷ XIX chỉ nhận người Pháp vào học chính thức. Victor Tardieu (người thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1924) thuộc diện này. Học sinh nước ngoài chỉ được xét vào học tại xưởng của các bậc thầy, như Miến được GS Jean-Léon Gérome nhận dạy. Do khả năng nổi bật nên Miến được thầy đề xuất thi Prix de Rome, cuộc thi cực danh giá do Viện Hàn lâm Mỹ thuật Paris tổ chức. Nhưng rất tiếc cuộc thi chỉ dành cho người Pháp.
Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cho rằng Chân dung cụ Lê Hy của Lê Văn Miến có độ biểu cảm (thể hiện qua ánh mắt nhân vật) sinh động hơn cả chân dung của các họa sĩ nổi tiếng học Mỹ thuật Đông Dương sau này.
Về nước, ông Miến làm nghề giáo là chính và có nhiều học trò đỗ đạt, thành danh, trong đó phải kể Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Cuốn Búp sen xanhcủa Sơn Tùng có nói về quan hệ thầy trò này. Nhà nghiên cứu Phạm Trung nhận định: “Mặc dù có tác phẩm hội họa mở đầu và trước trường Mỹ thuật Đông dương gần 30 năm nhưng ảnh hưởng của Lê Văn Miến trong giới không mạnh, do môi trường trong nước cuối thế kỷ XIX không thích hợp cho phát triển tranh sơn dầu. Từ 1963, Viện Mỹ thuật đã nghiên cứu về Lê Văn Miến, gần đây có thêm những thông tin mới. Chúng tôi vẫn hy vọng tìm thêm được những tác phẩm của ông. Thời kỳ cải cách ruộng đất làm cho rất nhiều tác phẩm bị thất lạc”.
Lê Văn Miến chủ yếu vẽ chân dung thờ. Chính ông Luân - chắt của ông Du và bà Thợi, hai người có tranh chân dung được cho là do Lê Văn Miến vẽ - kể lại câu chuyện thương tâm của thời cải cách ruộng đất. Cũng vì cháu dâu của hai cụ uất ức thắt cổ tự vẫn trong phòng thờ, nơi treo hai bức tranh, nên đội cải cách mới để yên không đem đồ tế tự ra chia quả thực. Nhờ đó các bức tranh mới còn đến ngày nay.
“Bình văn” của Lê Văn Miến
Hai bức tranh thiên về truyền thần được cho là của Lê Văn Miến này được phát hiện tại TPHCM trong chuyến công tác giữa năm nay của Viện Mỹ thuật. Mặc dù các bức tranh có dấu hiệu được sửa sang, tô đắp thêm, nhưng họa sĩ Lê Huy Tiếp (gọi Lê Văn Miến bằng ông trẻ, chính do ông nội Lê Huy Tiếp là Lê Huy Thản từ chối sang Pháp học, Lê Văn Miến mới đi thay) vẫn cho rằng nhiều khả năng hai tranh này của Lê Văn Miến vì màu sắc và những chi tiết tinh xảo trên áo của các nhân vật - phải do một họa sĩ có học và có tài mới thể hiện được.
Về nước năm 1895, Lê Văn Miến từng phụ trách vẽ minh họa cho nhà in Schneider tại Hà Nội. Năm 1899, ông làm Đốc giáo trường Pháp Việt tại Vinh. Ông dạy tại Quốc học Huế từ 1907-1913 và trường Hậu Bổ (École des Mandarins). Năm 1923, ông giữ chức Tế tửu (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám Huế.
Đặc biệt hai tranh này cũng được tác giả thực hiện theo cách thường thấy của Lê Văn Miến. Tức là đến nhà gia chủ chơi, ăn uống, đàm đạo vài buổi, tuyệt nhiên không tác nghiệp gì. Độ nửa tháng sau đem tác phẩm đến khiến không chỉ cả nhà mà cả làng kinh ngạc vì độ chân thực. Vẽ theo trí nhớ cũng là lối dạy đặc trưng của trường Mỹ thuật Paris. Một lý do ngoại cảnh nữa là người mời ông Miến đến vẽ chân dung cho bố mẹ mình là học trò của Phan Bội Châu. Mà cụ Phan lại là bạn thân của Lê Văn Miến.
Bình văn là bức duy nhất trong số tranh của Lê Văn Miến không theo kiểu truyền thần, mà có bố cục hẳn hoi. Bình văn tuy chưa hoàn tất nhưng được vẽ kỹ hơn, thêm một số kỹ thuật khác với các bức được xác định của Lê Văn Miến. Nguyễn Đình Đăng nghi vấn bức này có thể của một họa sĩ khác cũng học trường Mỹ thuật Paris là Nguyễn Trang Thúc. Thúc đồng hương xứ Nghệ với Lê Văn Miến, vào trường Mỹ thuật Paris sau Miến 2 năm, cùng học Gérome. Đến nay vẫn chưa tìm ra được tác phẩm nào chính xác của Nguyễn Trang Thúc. Một vài người Việt học trường Mỹ thuật Paris sau Lê Văn Miến ít lâu cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Vì thế sự tồn tại các tác phẩm được vẽ từ 1895 của Lê Văn Miến là bằng chứng đáng giá minh chứng thời khai sinh của hội họa sơn dầu Việt.
Lê Huy Tiếp cho rằng nhiều khả năng Bình văn là bức đầu tiên Lê Văn Miến vẽ khi về nước, lúc ông mới 21 tuổi, còn son rỗi, đủ thời giờ để thi triển kỹ thuật trường lớp. Hai năm sau ông Miến vào Vinh lấy vợ theo yêu cầu gia đình. Bi kịch là ông lấy cả thảy 5 vợ nhưng các bà đều chết sớm sau khi để lại cho ông một số người con. Ngoài ra, các bà đều là tiểu thư đài các nên thường rất ăn chơi (kể cả cờ bạc), nên mới có chuyện ông vừa lĩnh lương ra khỏi Ngọ môn thì đã có các chủ nợ chờ sẵn.
Theo lời kể của Lê Huy Tiếp, về già ông Miến chán đời uống nhiều rượu, nên mắt mờ dần dẫn đến mù hẳn. Các học trò thấy thầy nghèo quá, góp tiền mua cho ông căn nhà nhỏ ở làng Phong Điền (Huế). Theo Nguyễn Khắc Phê thì Lê Văn Miến vốn có tính cách cô độc. Ăn cơm ông cũng một mình, con cái ngồi chỗ khác. “Ngay cả tranh chân dung ông vẽ xung quanh nhân vật cũng chỉ là khoảng trống, nó thành phong cách rồi,” Phạm Trung nhận xét.
Các tác phẩm của Lê Văn Miến đều đang trong tình trạng hư hỏng nặng. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam- chủ sở hữu một số tranh của Lê Văn Miến, cho hay đã cùng các chuyên gia của ĐH Mỹ thuật Dresden (Đức) lên kế hoạch tu sửa các tác phẩm quý này vào đầu năm sau.
Nguồn: Tiền Phong
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.