Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Kiều Chinh


















Kiều Chinh


Tên khai sinh Nguyễn Thị Chinh
(3/9/1937 Hà Nội - ........)
Nhà sản xuất và diễn viên điện ảnh, diễn giả, nhà hoạt động từ thiện















Gặp nhau tại California
12 tháng sáu 2017









Giải Thưởng Trọn Đời Snow Leopard
tại Liên Hoan Phim Thế Giới Châu Á 
15/03/2021








Tiểu sử



Kiều Chinh là nữ diễn viên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, là nữ diễn viên chính trong cuốn phim Hồi chuông Thiên Mụ (1957).

Kiều Chinh sinh ngày 3/9/1937, tuổi Đinh Sửu, tại Hà Nội. Là con gái út của ông Nguyễn Cửu, một viên chức tài chánh cao cấp trong chính phủ Bảo hộ Pháp, và bà Nguyễn thị An.
Là con út trong một gia đình có 3 người con, mẹ mất sớm... Cô bé Nguyễn Thị Chinh một mình di cư vào Nam năm 54.

18 tuổi, Kiều Chinh lập gia đình. Hai năm sau được nhóm làm phim của ông Bùi Diễm và đạo diễn Lê Dân phát hiện và đưa bước vào điện ảnh qua phim “Hồi chuông Thiên Mụ” với nghệ danh Kiều Chinh.

Trong thập niên 1960, Kiều Chinh cũng xuất hiện trong các cuốn phim của Hoa Kỳ như A Yank in Vietnam (1964) và Operation C.I.A. (1965) (diễn chung với Burt Reynold).

Kiều Chinh là diễn viên chính và cũng là người sản xuất bộ phim về chiến tranh Người tình không chân dung (1971), Phim đoạt 2 giải tại Đai Hội Điện Ảnh Á Châu năm 1972. Một giải cho phim hay nhất, một cho Kiều Chinh diễn viên Nữ về diễn xuất/drama.
Cuốn phim sau này đã được tái bản và trình chiếu trong Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival) tại Hoa Kỳ năm 2003.

Năm 1968, Kiều Chinh là diễn viên đầu tiên được lãnh giải Văn Học Nghệ Thuật về môn Điện Ảnh (VNCH)

Năm 1973 Kiều Chinh đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Đại hội điện ảnh Á Châu tại Đài Bắc.

Năm 1975, khi Kiều Chinh đang thực hiện cuốn phim Full House ở Singapore thì Sài Gòn thất thủ. Kiều Chinh di cư sang Hoa Kỳ, nơi bà tiếp tục sự nghiệp diễn xuất của mình trong bộ phim M*A*S*H (1977)

Kiều Chinh cũng xuất hiện trên các bộ phim truyền hình như The Children of An Lac (1980), The Letter (1982), The Girl Who Spelled Freedom (1986), cũng như trong các phim truyện khác như Hamburger Hill (1987), Gleaming the Cube (1988), Catfish in Black Bean Sauce (1999), What's Cooking (2000), Face (2002), Returning Lyly (2002).

Năm 1993, Kiều Chinh vào vai Suyuan, một phụ nữ trong cuốn phim The Joy Luck Club của Wayne Wang.
Năm 2005, Kiều Chinh vào vai một người bà với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trong cuốn phim Vượt sóng, có tên tiếng Anh là Journey from the Fall của đạo diễn Trần Hàm.

Năm 1996, Viện Khoa học và Nghệ thuật Truyền hình Mỹ (Academy of Television Arts and Sciences) đã trao giải Emmy cho phim tài liệu Kieu Chinh: A Journey Home của đạo diễn Patrick Perez / KTTV.

Kiều Chinh đã được trao ba lần giải thưởng Thành Tựu Suốt Đời (Lifetime Achievement Award). Lần thứ nhất: VIFF (Vietnamese International Film Festival). Lần hai: San Diego Film Festival, và lần ba tại GLOBAL Film Festival San Francisco cùng với tài tử Jackie Chan và Martin Sheen.

Cũng trong năm 2003, tại Liên hoan phim Phụ nữ (Women's Film Festival) ở Torino, Ý, Kiều Chinh được trao giải Diễn xuất Đặc biệt (Special Acting Award).

Ngoài tài năng diễn xuất, Kiều Chinh còn là nhà sản xuất phim rất năng động. Giao Chỉ phim là hãng phim riêng do Kiều Chinh thành lập trước năm 1975 tại Sài Gòn.

Kiều Chinh hiện sinh sống tại tiểu bang California, Hoa kỳ









Những phim tham gia













1
Hồi chuông Thiên Mụ
Đạo diễn Lê Dân
(1957)


Kiều Chinh và Lê Quỳnh











2
Mưa rừng
(1962)

Bộ phim của đạo diễn Thái Thúc Nha do Hãng phim Alpha sản xuất năm 1962 có sự tham gia của  Kiều Chinh, Kim Cương, Lê Quỳnh, Ngọc Phu, Hoàng Vĩnh Lộc, Xuân Phát, Năm Châu …. Phim đoạt giải Tượng Vàng- phim có cốt truyện hay nhất và là một bộ phim ảnh màu, đại vĩ tuyến đầu tiên của Việt Nam. Phim được in, rửa và thâu thanh tại Nhật Bản, trình chiếu năm 1963. Ca khúc "Mưa rừng" do Thanh Nga và Phương Dung trình bày.[1]










3
Chuyện năm Dần
(Year Of The Tiger / A Yank in Viet-Nam)
1964
Năm 1964, Kiều Chinh đóng phim “Chuyện năm Dần” (Year Of The Tiger) do Mỹ sản xuất với nam tài tử nổi tiếng Marshall Thompson cùng một số diễn viên khác như: Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Long, Năm Châu, Kiều Hạnh…











4
Destination Việt Nam ??











5
Chiến dịch của CIA (Operation C.I.A.)
(1965)










6
The Evil Within
(1970)












7
Người tình không chân dung

(1971)


Người tình không chân dung là một bộ phim điện ảnh miền Nam năm 1971 của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Kiều Chinh. Nhạc của Hoàng Trọng

Người tình không chân dung đã đạt giải Chủ đề phim xuất sắc nhất và Kiều Chinh là nữ tài tử chính khả ái nhất tại đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 17 tại Đài Bắc năm 1972.



Người Tình Không Chân Dung
(Warrior, who are you?)
https://www.youtube.com/watch?v=PoW78vK3idE
Nghe nhạc
https://www.youtube.com/watch?v=c5YZTtnkllA












8
Bão tình
(1972)
Phim sản xuất năm 1972 tại Sài Gòn
Các diễn viên chính là Kiều Chinh, Ôn Văn Tài, Hùng Cường, Thanh Việt, Duy Mỹ, Nguyễn Mộng Hùng, Văn Nghĩa, Vương Ngọc Hơn, Lệ Hằng











9

Chiếc bóng bên đường

(1973)
Chiếc Bóng Bên Đường. Phim do Kinh Đô Phim thực hiện.
Diễn Viên : Kiều Chinh, Kim Cương, Thành Được, Vũ Thành An, Thanh Việt, Huy Khanh, bà Bảy Nam, Ngọc Phu, Nguyễn Chí Thông, Lâm Chí Trung







10
Chờ sáng








11
Inside Out








12
Hè muộn
"Hè Muộn" là phim đầu tay của Đạo diễn Đặng Trần Thức (em vợ ông Nguyễn Cao Kỳ) đã đoạt giải thưởng vàng trong ngày Đại hội điện ảnh kỳ 5 (1974), được trình chiếu trong ngày khai mạc đại hội tại rạp Rex. Phim với nhiều minh tinh Việt Nam như Kiều Chinh, Nguyễn Tất Đạt, Như Loan, Bội Toàn, Nguyễn Năng Tế thủ diễn. Và Trần Đình Mưu quay phim












13
Hồng yến








14
M.A.S.H
(Mobile Army Surgical Hospital)








15
Ngàn năm mây bay









16
Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ









17
Hamburger Hill
(1987)









18
Vietnam, Texas
(1990)









19
The Joy Luck Club
(1993)









20
What's Cooking?
(2000)









21
Rồng xanh
(2001)









22
Vượt sóng
(2007)



Vượt Sóng (tựa tiếng Anh: Journey from the Fall - Hành trình từ sự sụp đổ) là một bộ phim của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Trần Hàm và nhà sản xuất Nguyễn Lâm về cảnh ngộ của những thuyền nhân và tù nhân trong trại cải tạo tại Việt Nam sau 30/4/1975.











23
Đoạt hồn
(2014)

Đoạt hồn (Hollow) là một bộ phim kinh dị Việt Nam công chiếu vào năm 2014, do Trần Hàm đạo diễn. Là một tác phẩm trong nước khai thác trực diện đề tài ma quỷ nhập hồn, tín ngưỡng tâm linh

Trailer

https://www.youtube.com/watch?v=NPJzoFqgEvI












Tham khảo thêm về Nữ tài tử Kiều Chinh


Phỏng vấn
























Kiều Chinh,
Rừng Cây 60 Năm

Du Tử Lê



...Không chỉ trồng một gốc cây. Bà đã liên tục gieo, trồng, vun, tưới
cả một rừng cây, cho bóng mát hôm nay và, mai sau.

Sinh tại Hà Nội, Kiều Chinh một mình di cư vào Nam năm 1954, trở thành diễn viên hàng đầu của điện ảnh Việt Nam và châu Á. Tháng Tư 1975, Kiều Chinh đóng phim Full House tại Singapore. Tháng Chín cùng năm, sau biết bao tan nát, vẫn tiếp tục xuất hiện trong "Joe Forrester" rồi M*A*S*H... những TV-show danh tiếng thời 70’, 80’ tại Hoa Kỳ.

Năm 2017 đánh dấu 60 Năm Điện Ảnh Kiều Chinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu bài của nhà thơ Du Tử Lê, với lời chúc mừng người bạn chung của chúng ta.


1.

Đã bắt đầu chút se sắt của mùa đông. Nhưng cho tới nay, tôi vẫn còn có được cho mình những buổi sáng. Café. Và bạn hữu. Với cả người còn và những người đã khuất. Ký ức vẫn sống động nơi chiếc bàn kê sát cửa thoát hiểm của nhà hàng Song Long - Cách khu chung cư dành cho người lớn tuổi chỉ vài bước… Đó là nơi ở cuối cùng của nhà văn hàng đầu Việt Nam: Mai Thảo. Và đây là cái bàn nhà hàng mà ông ngồi nhiều nhất trong những năm cuối đời.


Mới đây, Kiều Chinh vừa có dịp nói chuyện tại Đại Học Berkeley. Tấm hình nhắc tôi nhớ "Hồi Chuông Thiên Mụ", cuốn phim đầu tay Kiều Chinh đóng vai chính năm 1957. Năm mới 2017 đang tới. Vừa tròn 60 năm. Một mình tới Song Long, tôi ngồi quay lưng lại khu chung cư. Căn studio-Mai-Thảo. Và bỗng nghe âm vang lời tác giả "Ta thấy hình ta những miếu đền".


"Chỉ nói đến Kiều Chinh như một minh tinh màn bạc lẫy lừng, chưa đủ. Giữa hai vai trò, bà còn là một nhân vật phụ nữ lỗi lạc, trong cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của một phụ nữ Việt Nam dấn thân và tiến bộ trước xã hội và thời đại của mình". Nhà văn hàng đầu của Việt Nam đã viết và nói về Kiều Chinh như thế, trong dịp kỷ niệm "25 Năm Điện Ảnh Kiều Chinh" tại sân khấu Performing Art Center, Costa Mesa, California.


Lời ông từ một góc thế kỷ trước ngày càng chính xác hơn, khi hình ảnh Kiều Chinh vẫn tiếp tục toả sáng.


2.

Tôi biết, thời còn Saigon, Kiều Chinh đã 2 lần nhận giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của VNCH (1969) và giải nữ tài tử chính xuất sắc nhất của đại hội Điện ảnh Á Châu (Asia Film Festival – 1973.)


Tôi biết, thời lưu vong, Kiều Chinh từng xuất hiện trước Quốc Hội Hoa Kỳ để nhận tước danh “Người Tị Nạn Xuất Sắc”, trong buổi lễ tuyên xưng “Ngày Tị Nạn” đầu tiên tại Mỹ năm 1990.


Nhìn lại sáu mươi năm Kiều Chinh, tôi nhớ hình ảnh người nữ diễn viên đã thủ diễn những vai nữ thuộc đủ mọi sắc dân Á Châu Thái Bình Dương. Từ Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, tới Hawaii… Rất nhiều phim trong số này, trở thành tài liệu giảng dạy về văn hóa, lịch sử Á Châu tại các trường học Hoa Kỳ.


Tôi biết Kiều Chinh từng nhận giải Emmy 1996 do Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật Truyền Hình Mỹ trao tặng. Bà còn được vinh danh bởi nhiều Đại hội điện ảnh, với các giải thưởng như: “Lifetime Achievement Award” by San Diego Asian Film Festival (2006); “American Heritage Award” của American Immigration Law Foundation (2005); Roma Film Festival (Italy, 2003)


Với tôi, Kiều Chinh là “niềm hãnh diện Việt”. Hành trình 60 năm Điện ảnh của bà chưa một lần gián đoạn, dù đó là cái năm 1975 đổi đời.


Đúng như Mai Thảo nói, "giữa hai vai trò" của một tài tử điện ảnh, Kiều Chinh còn có hơn 20 năm làm diễn giả nhà nghề -hiểu theo nghĩa đi nói chuyện có thù lao- và liên tục được các đại học và tổ chức văn hóa uy tín của nước Mỹ mời đi nói chuyện khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.


Vẫn "giữa hai vai trò", Kiều Chinh đã không ngừng xả thân trong những hoạt động văn hóa, xã hội. Tiêu biểu là hơn 20 năm đồng Chủ tịch sáng lập tổ chức bất vụ lợi VCF, sánh vai cùng các cựu chiến binh Mỹ thời chiến tranh Việt Nam, quyên góp từ nước Mỹ để xây tặng trẻ em khắp Việt Nam, không chỉ một vài mà, tới 51 trường học khang trang theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, tính tới hôm nay…


Nhưng trước hết, tôi thấy phải nhớ thêm điều này: Như chúng ta, là một người Việt Nam, Kiều Chinh có chung số phận với đồng bào của mình, từng biết thế nào là tan nát, khổ đau, quị ngã và đứng dậy.


Với tôi, đó mới là những điều thôi thúc tôi viết về người bạn chung của chúng ta.


3.

Đầu năm 2007, sách "Kieu Chinh, Vietnamese American / Bio-photo Book" ra mắt tại bảo tàng viện Smithsonian ở Virginia trong cuộc triển lãm Di Sản Người Mỹ Gốc Việt tại Hoa Kỳ. Cuốn sách này cho tôi thấy nhiều hình ảnh đặc biệt.


Đệ Nhị Thế Chiến, phi cơ đồng minh oanh tạc quân Nhật tại Hà Nội, Kiều Chinh mồ côi mẹ.


Hà Nội, Tết 1954, tôi đã thấy hình ảnh cô Kiều Chinh tuổi teen an lành bên ông Bố. Ba anh chị em bên nhau trong vườn nhà. Nhưng rồi tháng Bẩy năm Ngọ ấy, đất nước chia đôi. Người chị theo chồng sang Pháp. Đêm trước ngày di cư, người anh bỏ nhà bỏ đi với bạn. Hôm sau, hai bố con ra phi trường Bạch Mai. Phút cuối, Kiều Chinh bị Bố đẩy lên phi cơ, nói "Con vào Sài Gòn trước, bố ở lại tìm anh sẽ vào sau." Bố và anh từ đó kẹt luôn tại nhà tù miền Bắc, và Kiều Chinh 17 tuổi mồ côi, thành người di cư tị nạn bơ vơ tại miền Nam.


4.

Tháng Tư 1975, Kiều Chinh ở Singapore, vừa diễn xong vai chính phim "Full House," một phim của tuổi trẻ vui vẻ. Hội hè, báo chí xứ "Sư Tử Thành" đầy hình ảnh Kiều Chinh.


Nhưng đó cũng là lúc dồn dập tin VNCH co cụm chờ sụp đổ. Điện tín gia đình từ Saigon, điện tín các con đang du học từ Canada đều nhắc nhở "Ở lại. Đừng trở về Saigon." Nhưng những người thân đang trong cơn nguy khốn. Không thể không về. Chuyến bay Singapore -Saigon, ngày 16 tháng 4-1975, Kiều Chinh là hành khách duy nhất. Ở phi trường Tân Sơn Nhất, số tiền 75,000 Mỹ kim mang về được đổi thành một… bao bố tiền VNCH thời đó. Để rồi, chỉ một tuần sau, phải lên chuyến bay cuối cùng rời khỏi Saigon, không hành lý, ngoài chiếc ví tay nhỏ trong đó vài chục mỹ kim và cuốn sổ điện thoại.


Phi cơ đáp xuống Singapore. Ngay khi trình thông hành, Kiều Chinh được mời vào... nhà tù. Lý do, chế độ VNCH đang sụp đổ, thông hành ngoại giao vô giá trị. Trong nhà tù, có lúc Kiều Chinh thấy một cai tù đang cầm tờ báo hình bìa là chính mình. Bà mừng rỡ, chỉ bìa báo, "Đây là tôi. Làm ơn giúp tôi…" Người cai tù nhìn bìa báo, nhìn người, hiểu ra. Nhờ được giúp gọi vài cú điện thoại, Kiều Chinh được Đại sứ VNCH Trương Bửu Điện ở Tân Gia Ba làm giấy lãnh ra; với điều kiện bà phải rời bỏ xứ này trong vòng 24 giờ. Không tòa đại sứ nào chịu cấp giấy nhập cảnh. Giải pháp sau cùng là một vé bay lòng vòng hai ba lục địa, để... mua giờ, chờ tình hình miền Nam ngã ngũ, mới có thể xin tị nạn đâu đó.


Sáu giờ chiều ngày 30 tháng 4, máy bay đáp xuống phi trường Toronto, nơi các con của bà đang du học. Sài gòn đã thật sự sụp đổ.


Kiều Chinh trở thành người Việt tỵ nạn đầu tiên tại xứ lá phong Canada. Và công việc đầu tiên cho người nữ tài tử là "Cleaning after the chicken." (Làm sạch chuồng gà), với mức lương 2 dollars / 1 giờ. Mỗi ngày, việc làm bắt đầu lúc 6 giờ sáng khi gà mới mở mắt. Dậy sớm từ 5 giờ sáng, đi xe lửa ra ngoại ô Salboro. Tới nơi, nhân viên trại gà phát cho đôi giày boot cao su cao tới đầu gối, áo mưa dầy, băng bịt miệng và chỉ ra nơi để kéo vòi nước. Không phải thứ vòi nước nhẹ nhàng như vòi cao su tưới ở nhà, mà là vòi to, nặng như vòi của xe cứu hỏa. Khi bật nước lên, sức phản hồi mạnh tới mức có thể xô ngã mình, phải luôn cố trụ vững, bước tới.


Chuyện kể của Kiều Chinh làm tôi nhớ những ngày đầu tị nạn. Nhạc sĩ Phạm Duy ngày ấy cũng đã nhận công việc làm tài xế đưa rước bệnh nhân cho phòng mạch bác sĩ… Giáo sư triết, thi sĩ Nguyên Sa từng là công nhân dây chuyền cho một hãng điện tử… Nhạc sĩ danh ca Hoài Bắc Phạm Đình Chương phải sống với nghề vẽ đồ họa bằng computer. Nhưng rồi người nghệ sĩ sẽ vẫn là chính mình.


Nhờ tiền dọn chuồng gà, Kiều Chinh điện thoại cầu cứu các bạn trong giới tài tử Hollywood, và nhận được sự bảo trợ sau cùng nhận được giấy mời vào Hoa Kỳ để “dự lễ” khai trương một trại tạm cư cho người Việt tị nạn tại Sacramento đang do nữ tài từ Tippi Hedren trực tiếp điều hành. Chính từ trại “Hope Village” này, khi cùng Kiều Chinh thăm hỏi nhu cầu các trại viên, Tippi Hedren đã giúp mở lớp dạy làm nail và lo cho các bà các cô đi thi bằng hành nghề.


Ba tháng sau khi đặt chân tới nước Mỹ, Kiều Chinh nhận vai diễn đầu tiên trong TV-show "Joe Forrester" và ít lâu sau đã là vai nữ chính, đồng diễn với Alan Alda trong M*A*S*H, một TV-show lừng lẫy nhất thời đó. "Nàng tài ba như thế, Hollywood phải có một chỗ đứng cho nàng." Alan Alda nói về Kiều Chinh (hình bên).


5.

Nếu không kể những bộ phim TV nhiều kỳ, mà Kiều Chinh xuất hiện rất sớm, tôi nghĩ, phải kể tới phim "The Joy Luck Club" mà, người tài tử gốc Việt" được mời thủ diễn một bà mẹ chính trong cuốn phim tiêu biểu nhất về các bà mẹ Trung Hoa: Vai Suyuan, bà mẹ ở Quế Lâm thời thế chiến thứ 2, bị buộc phải bỏ rơi hai đứa con song sinh trên đường chạy loạn - Dựa theo cuốn truyện cùng tên của nhà văn Hoa Kỳ, gốc Trung Hoa, Amy Tan.


Ở đây, tôi không muốn kể lại những thành tựu lớn mà, "The Joy Luck Club" đã đạt được như: Phim này đã được tổ chức National Board of Review Awards chọn vào danh sách "Top Ten" của thế giới năm 1993… (Mà,) tôi chỉ muốn nhấn mạnh, có 3 ngôn ngữ được dùng cho toàn bộ cuốn phim là tiếng Mỹ, tiếng Quan Thoại và Quảng Đông. Nhưng gần cuối phim, khi Kiều Chinh trong vài bà mẹ Trung Hoa tên Suyuan, lúc phải từ bỏ 2 đứa con song sinh của mình, đã thốt kêu hai tiếng "con ơi!"


"Con ơi!" Hai tiếng Việt duy nhất của cuốn phim dài 139 phút.


Tôi nghĩ, phần nào nhờ nơi hai tiếng "con ơi" này của Kiều Chinh mà, tờ Entertainment Weekly số đề ngày đề 28 tháng 10-2014 đã bình chọn "The Joy Luck Club" là cuốn phim thứ 22 trong số 50 phim của lịch sử điện ảnh thế giới - - Đạt "số thu" nhiều nhất về… nước mắt. Và cúp nước mắt "The Trophy of Tear" được trao cho Kiều Chinh, "niềm hãnh diện Việt" (4)


Tôi không nghĩ, trong số hàng triệu khán giả trên thế giới khi coi "The Joy Luck Club", phải lệ nhỏ vì hiểu được hai chữ "con ơi!" của Kiều Chinh. Mà, tôi tin, vì họ được những dòng nước mắt dàn dụa trên gương mặt của người nữ diễn viên này, "thông dịch" qua ngôn ngữ của họ. Bởi, những dòng nước mắt dàn dụa kia, chính là những dòng nước mắt đau thương, được bà kìm, giữ mấy chục năm - Khi bà hình dung đó là hai tiếng cuối cùng trước khi thân phụ bà từ trần, đã gọi bà, sau 22 năm chia, ly. Bằn bặt!

Tôi đồ chừng, sở dĩ nước mắt Kiều Chinh "thông dịch" được hai tiếng "con ơi", qua bất cứ một ngôn ngữ nào khác, cũng bởi vì, bà đã nói thay cho những bậc cha, mẹ mất con; cho những ông, bà mất cháu… Và, hiểu theo một nghĩa nào, thì đó cũng là tiếng kêu cuối cùng của những người vợ mất chồng, trong chiến tranh…

6.
Người xưa từng nhắc nhở, nếu chúng ta không làm được việc gì hữu ích cho người, thì hãy trồng một gốc cây, cho đời sau có bóng mát.

Nhân vật phụ nữ lỗi lạc mà Mai Thảo nhắc tới không chỉ trồng một gốc cây!

Bà ta đã bền bỉ gieo, trồng, vun, tưới cả một rừng cây, cho bóng mát hôm nay và, mai sau.

Có rừng cây mang tên điện ảnh. Có rừng cây mang tên diễn giả. Rừng cây mang tên… VCF School, những ngôi trường giúp hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam tại các vùng bị chiến tranh tàn phá.

Đó là những rừng cây "mang cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của một phụ nữ Việt Nam dấn thân và tiến bộ trước xã hội và thời đại của mình," như Mai Thảo nói.

Và, với riêng tôi, xin gọi bằng cái tên giản dị: Rừng Cây Kiều Chinh.

Chúc mừng bạn chúng ta, Rừng Cây 60 Năm.



































Khi đưa tặng bó hoa khai mạc Tuần Lễ Kiều Chinh.

Nguyên Sa


Đường Champollion chạy song song với đại lộ Saint Michel, chạy song song một khúc thôi, vì Champollion ngắn còn Saint Michel dài lắm. Nó nằm ở ngay sau lưng dãy nhà mặt tiền của con đại lộ kia. Năm 1997, tôi trở lại Paris tôi vẫn thấy Champo nằm ở góc đường Champollion đó. Tôi nhập vào đoàn người xếp hàng, đợi chừng hơn giờ, hôm đó Champo chiếu lại Charlie Chaplin, không phải Charlot thời kỳ Ánh đèn sân khấu, mà là Charlie thời kỳ phim câm. Tôi đã xếp hàng vào coi ở Champo nhiều lần lắm. Coi Tuần lễ Hitchkock, từ thời Ba mươi chín bậc thềm. Coi Tuần lễ Nam Mỹ với La Red, O Cangaceiro... coi Tuần lễ những vĩ đại khởi đầu có tên là Cecil B. De Mille. Tuần lễ điện ảnh thời kỳ John Ford, tuần lễ dành riêng cho La Bicyclette, cánh cửa phim Ý đại lợi mở lớn cho những Ana Magnani, những Sophia Loren, những Mastroniani...

Một lần gặp Kiều Chinh, tôi lại nhớ đến Champo. Tôi rất ít gặp Kiều Chinh, nhưng, đúng thế, thật kỳ lạ, mỗi lần gặp nữ tài tử lừng danh này tôi lại nhớ đến rạp chiếu phim độc đáo đó, chuyên chiếu lại những phim ghi đậm nét trong lịch sử điện ảnh, mỗi tuần lễ dành cho một chủ đề, chủ đề cho một tài tử, chủ đề cho một đạo diễn, chủ đề cho thi sĩ J. Cocteau những ngày tháng ông vác siêu thực trên vai đi vào điện ảnh với những chiếc mô tô bay lượn trên không trung, người đàn bà đẹp bước ra từ chiếc gương vỡ, ảnh vỡ vụn như gương, bay nhảy tự do như ngôn ngữ của thi ca siêu thực. Tôi nghĩ nếu trong khu phố Việt Nam của chúng ta, ở đây, hay ở một nơi nào trên thế giới có một Champo của giới sành điệu và dân ghiền nghệ thuật thứ bẩy, chắc chắn tôi sẽ có một Tuần Lễ Kiều Chinh.

Tôi sẽ được coi suốt. Nhẩm đếm, tôi nhớ, 1957, Hồi Chuông Thiên Mụ, 1959 Mưa Rừng, 1962 Ngàn Năm Mây Bay, 1963 Year Of The Tiger, 1963 Đôi Mắt Người Xưa, 1964 Last Message From Saigon, 1965 CIA Operation, vẫn 1965 Ngã Rẽ Tâm Tình, 1966 Từ Saigon Đến Điện Biên Phủ, 1966 At The Prontier, 1967 Chờ Sáng, 1968 Destination VietNam, 1970 Người Tình Không Chân Dung,1971 bốn phim Devil Within, Bảo Tình, Hoàng Yến, Lẽ Sông Đời Tôi. 1972 Hè Muộn, 1972 Chiếc Bóng Bên Đường, 1974 Five Oversea Mission, 1974 Don't Cry My Darling, hôm qua tôi nói với Kiều Chinh tôi thích tên phim này, 1975 Full House, Kiều Chinh nói với tôi phim này là phim chót quay trước ngày mất nước, tháng Thư 1975 tại Sinhgapore.

Tôi vẫn có ý tưởng kỳ cục. Tôi vẫn nghĩ cuộc đời, nói gì thì nói, chỉ là một đam mê vô ích. Cái gì rồi chả bị xóa mờ bởi hư vô. Bây giờ thì không phải tôi chỉ có một ý tưởng vẩn vơ trong óc, tôi có đến ba bốn ước ao. Tôi muốn kiếm một rạp Champo để thực hiện Tuần Lễ Kiều Chinh. Còn một vài ý tưởng khác, tôi không nói được.

Trong ngày đầu khi Kiều Chinh bước lên sân khấu để cảm tạ khán giả, tôi dặn Kiều Chinh mang theo mái tóc của Người Tình Không Chân Dung, mang theo Đôi Mắt Người Xưa, mang theo cảm xúc của Hồi Chuông Thiên Mụ, mang theo sự can đảm của người phụ nữ lãnh giải thưởng Người Nữ Chiến Sĩ 1986 của hội Phụ Nữ gốc Á Châu tại Hoa Kỳ, mang theo hình ảnh người phụ nữ vừa phải phấn đấu với kiếp sống lưu vong, vừa vật lộn với đời sống, vừa phải tranh thủ với chính mình, cố gắng vượt qua được chính mình. Tôi rất ân cần dặn dò Kiều Chinh mang theo vóc dáng mảnh mai, mái tóc mềm, đầu nghiêng một bên dưới ánh sáng đèn. Kiều Chinh thu hút kinh khủng. Tôi nhớ hôm đó có Mai Thảo, có tướng Kỳ, có Du Tử Lê, dĩ nhiên Kiều Chinh mang đến đột nhiên giọng trầm ấm. Kiều Chinh cô lập thế giới bên ngoài, đẩy tuốt đến ra khơi xa, những người, những cảnh, làm hiện ra giọng đọc phép lạ, thế giới của tiểu thuyết, thế giới của trí tưởng. Kiều Chinh không thể nghi ngờ được, là sự thu hút tuyệt đối. Ngay từ hôm đó, tôi khám phá ra chiếc chìa khóa mở ra được tâm hồn kín bưng và đóng băng của tôi rung lên thiếu yếu là âm thanh. Khi bàn tay của âm thanh cầm lấy tay tôi, dắt tôi đi, tôi đương nhiên bước tới, tôi không thể chống cưỡng nổi. Khi Kiều Chinh, ngưng đọc, mỉm cười, làm những cử động điều chỉnh lại mái tóc, tiếng vỗ tay vang lên, tôi phải mất một lúc lâu, thật lâu mới trở lại với buổi họp mặt.

Tôi cũng ân cầm dặn Kiều Chinh mang theo chiếc áo len ngắn tay mầu xẫm, màu sắc nổi bật màu da trắng và vóc dáng cao của nữ tài tử, bộ y phục rất đơn giản, rất trẻ một cách kín đáo, rất Tây Phương mà cô nữ sinh Hà Nội, từ thời trường hàng Cót, bộ y phục Kiều Chinh mặc trong đêm sách Thái Tú Hạp. Tôi sẽ rủ Mai Thảo ra trước sân khấu đố Mai Thảo đêm ở Lup tuần trước Kiều Chinh mặc quần áo như thế nào. Khuôn mặt Kiều Chinh chiều tan theo ngày nắng vội trang điểm ra làm sao? Lần chót ở Maxim's Kiều Chinh chải đầu thế nào? Hai đứa tôi, Laurel và Hardy đứa nào thắng sẽ được danh dự giới thiệu Kiều Chinh. Và tôi biết rằng tôi thắng. Bạn tôi hay nhường tôi.

Tôi dắt Kiều Chinh lên sân khấu. Tôi nói ngay đến phim Tivi mà Kiều Chinh đóng từ 1975 tới nay, 25 phim tất cả. Những phim nàng đang đóng như Santa Barbara Show, 5 kỳ, như Cagney Laccy một kỳ. Rồi tôi mời Kiều Chinh, cùng tôi, cùng hàng ngàn bằng hữu yêu mến Kiều Chinh, trở lại Mưa Rừng, trở lại Hồi Chuông Thiên Mụ. Khi bước xuống, Mai Thảo sẽ huých cùi chỏ vào mạng sườn tôi và nói “Áo lụa hà Đông, ông vẫn đứng chật hết tất cả mọi sinh hoạt”. Trước khi xuống, tôi nói đủ thứ. Nhưng tôi nhất định không nói điều mà tôi đang tìm kiếm: “Dường như Kiều Chinh có một nỗi buồn nào.” Tôi biết cách đi vào tâm hồn người đàn bà. Lần nào gặp giọng nói, gặp cặp mắt Kiều Chinh tôi cũng thấy nỗi buồn đó. Tôi chưa nói cho ai hay khám phá này.

Khi đưa tặng Kiều Chinh bó hoa khai mạc Tuần Lễ Kiều Chinh, sáng nay, tôi chính thức mời Kiều Chinh viết Hồi Ký. Tôi hy vọng tìm thấy điều tôi tìm kiếm.




















Kiều Chinh. Hanoi. Saigon. Hollywood.




Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh, người đang được hàng triệu khán giả Việt Nam yêu thích điện ảnh nhìn nhận, với tất cả lòng hảnh diện của họ, như ngôi sao màn bạc Việt Nam duy nhất từ ba mươi năm trở lại đây, nổi danh ngay từ vai trò đầu tiên trong cuốn phim mở đầu cho sự nghiệp lẫy lừng của bà là phim Hồi Chuông Thiên Mụ thực hiện ở Cố đô Huế.

Bấy giờ là năm 1957. Cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đang đi dần tới chỗ khốc liệt, nền điện ảnh Việt Nam còn rất trẻ trung và Kiều Chinh cũng vậy. Bà mới 18 tuổi.

Nhờ tài sắc song toàn, một ý chí cầu tiến mãnh liệt, và thêm vào, một lòng say mê không bến bờ đối với nghệ thuật điện ảnh, Kiều Chinh mau chóng trở thành người nữ diễn viên hàng đầu cột trụ điện ảnh của Việt Nam. Bà đã liên tiếp thủ vai chính trong hàng chục bộ phim, nhiều cuốn đạt những giải thưởng cao quí ở Việt Nam và nhiều đại hội điện ảnh Á Châu. Đã đồng diễn nhiều với các diễn viên quốc tế trong những sản xuất hỗn hợp. Và cho tới biến cố 75, đã trở thành người nữ sứ giả chính thức của điện ảnh Việt Nam ở hầu hết những đại hội điện ảnh quốc tế. Địa vị có một không hai này của Kiều Chinh, đến nay vẫn không có người nào thay thế được.

Nhưng chỉ nói đến Kiều Chinh như một minh tinh màn ảnh lẫy lừng, chưa đủ. Giữa hai vai trò, bà còn là một nhân vật phụ nữ lỗi lạc, trong cái ý nghĩa tốt nhất của một phụ nữ Việt Nam dấn thân và tiến bộ trước xã hội và thời đại của mình. Một quan tâm thường xuyên tới mọi vấn đề của phụ nữ. Những hoạt động tích cực không ngừng trong mọi công tác xã hội. Từ những vận động cứu trợ, từ thiện, nhân đạo. Đến những phong trào đấu tranh cho tự do và nhân quyền trong khuôn khổ cộng đồng tị nạn Việt Nam và cộng đồng thế giới. Đó còn là Kiều Chinh. Trên phương diện này, bà đã là hội viên của Hội Đồng Cố Vấn Quốc Gia cho Cơ Quan Di Trú Liên Bang, Hội Đồng Cố Vấn Tị Nạn Tiểu Bang California. Ngoài ra bà còn tham gia nhiều sinh hoạt thuộc Hội Đồng Thành Phố Los Angeles.

Vinh quang tới, xứng đáng và đương nhiên. Hãy chỉ kể một số: Năm 1980, Thị Trưởng Los Angeles, Tom Bradley, trao tặng Kiều Chinh danh hiệu “Today's Women” do Bullock's toàn quốc bầu gồm 36 phụ nữ hoạt động nhất khắp nước Mỹ trong năm nay. Với cộng đồng tị nạn Việt Nam trên toàn thế giới, năm 1983-84 là năm tôn vinh Kiều Chinh. Văn nghệ sĩ, báo chí, đồng bào của Kiều Chinh ở California, Washington D.C., ở Texas, ở Âu Châu đã tổ chức nhiều họp mặt trọng thể để chào mừng Kiều Chinh tới 1983 là vừa tròn một sự nghiệp 25 năm điện ảnh. Tháng 5, 1985, bà được hội Phụ Nữ Hoa Kỳ Gốc Á Châu-Thái Bình Dương tại Los Angeles – Asian Pacific women's Network of Los Angeles – tuyên dương cùng với nam tài tử Cam Bốt, Dr. Haing S. Ngor.

Năm sau. Năm 1985, là giải “Women Warrior” tuyên dương bà là “nữ nhân vật Á Châu xuất sắc nhất” trong đại hội mỗi năm của Hội Phụ Nữ Mỹ Gốc Á Châu / Thái Bình Dương là hội có đông hội viên Á Châu nhất Hoa Kỳ hiện giờ. Gần đây, nhân ngày lễ tuyên xưng “Ngày Tị Nạn tại Hoa Kỳ”, bà được đề cử là đại biểu danh dự đại diện cho toàn thể các cộng đồng ở Hoa Kỳ trong hội thảo giữa các cộng đổng này về mọi vấn đề tị nạn với lưỡng viện Quốc Hội và các giới thiệu cao cấp Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc, bản tham luận bà đọc trong phiên họp khai mạc hội thảo về phẩm cách của người tị nạn ở ngoài thế giới đã được tán thưởng và hoan nghênh nhiệt liệt. Và mới đây nhất, ngày 19 tháng Tư, 1991, ở một dạ tiệc trọng thể được tổ chức ở Montebello, nam California, một lần nữa người nữ diễn viên lớn nhất của điện ảnh Việt Nam lại được hội đồng thành phố Los Angeles cùng với hội những gia đình Mỹ gốc Á Châu tuyên dương là người phụ nữ của những thành tích xuất sắc nhất trong năm.

Những vinh hiển vừa kể, như những vì sao lấp lánh của bầu trời, cùng rực rỡ chiếu sáng trên suốt chiều dài 30 năm điện ảnh Kiều Chinh, ba mươi năm không ngừng, ba mươi năm lừng lẫy. Những vinh hiển ấy, cộng với một phong thái nghệ sĩ thanh lịch và một cách thế ăn ở rất mực đầy đặn và khả ái với tất cả mọi người đã đem lại cho Kiều Chinh một phần thưởng tinh thần nữa, theo tôi, còn quí báu hơn cả những giải thưởng và những huy chương. Đó là lòng yêu mến và quí trọng mà mọi giới và rộng lớn quần chúng yêu thích điện ảnh đã dành cho Kiều Chinh, một lòng yêu mến và quí trọng thắm thiết, mênh mông, hầu như không một nghệ sĩ nào có được. Như thế, từ ba mươi năm nay. Như thế từ Hà Nội tới Saigon, tới Hollywood.

Tập sách này, với ngót 220 tấm hình và những bài viết, phỏng vấn, trích văn của 29 tác giả, 23 tác giả Việt Nam, sáu tác giả ngoại quốc, trong đó có ba bài viết chủ yếu và đặc biệt cho cuốn sách của Nhã Ca, Lê Văn và nhà văn nữ Hoa Kỳ Alison Leslie God, tác giả kiệt tác văn chương Hồi Ký về Anne Frank, đã thể hiện, dầu mới chỉ một phần nào, lòng yêu mến và quý trọng thắm thiết, mênh mông mọi người, mọi giới như tôi vừa nói tới.














"XIN LỖI. KIỀU CHINH LÀ CỦA TÔI"
phan ni tấn

Khi vào lính tôi mới "phát hiện" một điều khá thú vị. Không riêng gì tôi mà hễ là lính ưa thích nghệ thuật thứ bảy thì hầu như ai cũng ngưỡng mộ nữ minh tinh Kiều Chinh khả ái, xinh đẹp nổi tiếng của nền điện ảnh miền Nam Việt Nam trước 1975 đến nay.
Nhớ có lần đóng quân ở Pleiku, nhóm sĩ quan trẻ tụi tôi, tự phong là "Tứ Kỳ" gồm Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Cao nguyên... kỳ. Cả bốn thằng "kỳ" tụi tôi đều mến chuộng nữ minh tinh màn bạc Kiều Chinh. Đi đâu, làm gì, lan man chuyện gì một hồi rồi cũng lộn hồn về với Kiều Chinh. Rốt cuộc tên nào cũng giành: "Xin lỗi. Kiều Chinh là của tôi" cho bằng được.

Trong một cuộc rượu cuối tuần ở cuối doanh trại, bàn về phim "Người Tình Không Chân Dung" do Hoàng Vĩnh Lộc đạo diễn, Kiều Chinh trong vai chính Mỹ Lan, bốn thằng vừa khề khà ba lít đế vừa gân cổ bình loạn. Đến hồi sanh tử lửa, rượu vào lời ra, cách xưng hô lịch sự "anh anh, tôi tôi" thường ngày bị lật nhào thành "mầy, tao" tuýt suỵt. 
Tôi vừa thò đũa gắp miếng mồi đưa cay, bổng trự Nam kỳ sặc mùi rượu ngầu ngầu tuyên bố: "Kiều Chinh là của tao à nghen tụi bây. Elle est à moi!".
Tôi ngẩn ngơ chưa kịp nói gì, lập tức trự Bắc kỳ dằn ly xuống chiếu trợn mắt nhanh nhẩu lên giọng thẳng thừng: 
- Vớ vẩn! Xin lỗi! Kiều Chinh nào của mầy? Kiều Chinh mới là của tao. Elle est ma nouvelle! Này nhá! Bà ấy... à không. Chị ấy sinh tại Hà Nội nhá. Nữ sinh trường Tây Saint Paul, Hà Nội nhá. Tao cũng dân Bắc kỳ Hà Nội chính cống đấy nhá. Thế có đủ để "Kiều Chinh là của tao" không hở mông-xừ Nam kỳ ăn giá sống kia!? 
Anh giá sống chồm lên định đợp lại anh Bắc kỳ ăn rau muống luộc thì chàng mắm ruốc Trung kỳ đã xua tay lia lịa, can: 
- Ốt dột chưa tề! Răng hai ôn tào lao xịt bộp rứa. Ngồi yên như thằng Tấn có phải hơn khôn hỉ. Chừ các ôn banh tai ra mà nghe cho rõ nì. Thí dụ chị Kiều Chinh dắt ôn (chỉ anh Bắc kỳ) đi dạo 36 phố phường bộ ôn (chỉ anh Nam kỳ) chịu ngồi yên được hè? Ngược lại thì răng? Thì ôn (cũng chỉ anh Bắc kỳ) cũng lộn hồn lộn vía chớ răng. Hàhà!
Nói tới đây anh mắm ruốc Trung kỳ vốn có máu thi sĩ (làm thơ dở ẹc) tợp lẹ một tợp rượu, rồi lim dim, rung đùi ngâm: Ta ngồi ở giữa cân trời đất. Khối ngọc không nghiêng một cõi nào...

Riêng tôi, dân nhà quê núi, mặt mũi vốn điêu đứng, xấu xí, bộ dạng lại lù đù như cái lu nên tôi "im lặng là vàng". Vừa nhâm nhi ly rượu tôi vừa cười thầm "ba cơn mơ đầy hoang tưởng" kia, lúc tỉnh rượu, lúc tàn canh sẽ thấy cơn mơ của mình tanh bành té bẹ như tàu lá chuối sau trận bão giông mù đời.

Rồi chiến tranh ngày càng leo thang khốc liệt. Ban ngày lính tráng, súng ống, xe nhà binh ngược xuôi khắp các nẻo đường gió bụi. Ban đêm đoàn trực thăng rì rầm bay về hướng dẫy Trường Sơn. Tới lúc đó bốn thằng tôi mỗi thằng một ngã (riêng tôi còn ở lại). 
Cuộc chia tay nào mà không buồn. Buồn nhất là chưa đầy bốn tháng cả ba thằng bạn ba miền của tôi đều lần lượt hy sinh đến cả trời và đất còn ngơ ngác huống hồ là tôi. Tin tình hình chiến sự và cấp số binh sĩ thương vong dồn dập bay về Bộ Chí Huy Quân Đoàn đúng lúc tôi được lệnh thuyên chuyển về Ban Mê Thuột.

Thằng Trung kỳ hy sinh trước tiên ở chiến trường Pleime. Rồi tới phiên thằng Bắc kỳ ở Dak Pet. Cả hai thằng bạn đáng thương nghe nói không tìm được xác. Còn thằng Nam kỳ sau hai lần bị thương đưa về Quân Y Viện BMT điều trị tôi đều vô thăm. Khi nó ôm súng trở lại mặt trận Đức Lập tuần trước tuần sau đã bị đốn ngã trong rừng tre lồ ồ. Lúc xác thằng Nam kỳ chở về hậu cứ Pháo binh Ban Mê Thuột, tôi (và anh tôi, lúc chưa tử trận) đi viếng nó ngay. Chiếc hòm kẽm quàn xác nó để ở cuối doanh trại phình lên một cách oan khiên đến tội nghiệp. Không bà con thân thích, không bóng dáng đồng đội, không một ngọn đèn cầy, không cả hương khói. Nguyên bó nhang anh em tôi đem theo đốt lên cũng không xua nổi mùi tử khí trùm phủ khắp căn phòng. 
Sự hy sinh của tụi nó tuy cao cả nhưng nhanh đến nỗi lòng tôi cứ ngẩn ngơ. Lúc sống thì ồn ào bát nháo giành cho được người tài sắc cả thế giới đều trọng vọng. Giành để mà giành cho vui, cho thỏa mãn ước vọng nhất thời của mình, rồi mạnh thằng nào thằng nấy ôm bụng cười hi ha. Ngây ngô, vô tội vạ đến trong trẻo vậy đó. Vậy mà lúc chết tụi nó cũng không hề biết trong âm thầm vài lần tôi cũng muốn "tranh giành" Kiều Chinh của tụi nó, cũng như say mê Kiều Chinh của tôi như thế nào. Lúc ngã xuống, giấc mơ hồn nhiên của bạn bè tôi cũng ngã chúi vào lòng đất mẹ.

Trong chiến tranh, đôi khi tôi cũng phải ngạc nhiên trước cái chết rất trẻ của những người lính trẻ. Họ sinh ra để sống vô danh và chết cũng vô danh trên đất nước mình và trên cả đất nước người. Sự hy sinh của những người lính trẻ đầy nhiệt huyết mà cũng đầy mộng mơ sao mà quá đỗi ngậm ngùi.
Từ đó, theo đà chiến cuộc tôi đi từ cao nguyên lộng gió lần xuống miền duyên hải sóng cồn. Nhiều đêm nằm nghe súng nổ đạn bay lòng buồn vô hạn. 
Rồi mất nước, tôi đi tù Cộng sản. Tù ngục âm u, nhục nhằn, bệnh tật, đói khát, không ngày mai làm tôi quên hẳn Kiều Chinh của tôi từ bao giờ. Lúc thoát ra khỏi nhà tù nhỏ. mượn trớn tôi thoát luôn ra khỏi nhà tù lớn đến dược thế giới tự do mừng như vừa chết đi sống lại..

Đời thường có những cái bất ngờ. Nhớ lại hai năm trước, tháng 9-2015, lần đầu tiên anh chị em Toronto ân cần đón tiếp nữ minh tinh Kiều Chinh, nhân dịp chị ghé qua thăm lại thành phố này, thành phố chị đã đến tỵ nạn Cộng sản đúng vào ngày 30 tháng 4 -1975. 
Thấy mọi người vây quanh chị ân cần hỏi han thật vui, tôi chỉ biết đứng xa mà nhìn. Từ lâu lắm, ước mơ vô tội của tôi và của cả bạn bè tôi ngày xưa lại thức dậy đua nhau trở về. Những kỷ niệm vui buồn đã trở thành hoài niệm đang lấp ló trong tâm hồn cằn cỗi của tôi.

Kiều Chinh đó sao? Lúc trước chị yêu kiều, diễm lệ bao nhiêu, về sau chị càng đằm thắm, thanh nhã, quí phái bấy nhiêu. Một vẻ đẹp Đông phương mượt mà, hiền diệu qua trang phục màu nâu sồng chị mặc. Đặc biệt hình ảnh Phật giáo từ bi thánh thiện tỏa ra từ những xâu chuỗi bồ đề chị đeo trên cổ áo và trên cổ tay vẫn không làm chị xa cách. Khác với những giọng nói không biết rót mật ngoài đời kia, chị luôn tươi cười, niềm nở hòa nhập với mọi người. Nhìn dáng vẻ an nhiên, tự tại, từ tốn qua phong thái và cách phục sức của chị, tôi cảm nhận được thời gian như hoa sen lúc mãn khai vẫn còn vị trong trẻo dịu dàng qua ánh mắt hiền hòa và nụ cười ấm áp luôn nở trên môi chị. 
Về thân thế và sự nghiệp điện ảnh của nữ minh tinh Kiều Chinh thì cả thế giới đều nghiêng mình trọng vọng. Nhưng có lẽ cũng có người đã nghĩ như tôi, rằng cuốn phim đầu tiên Kiều Chinh đóng trong Hồi Chuông Thiên Mụ (1957) đã là một duyên lành mở ra con đường hành hương của Phật để chị tìm đến sau này. Nhắc đến những tên tuổi điện ảnh gạo cội đến với Phật giáo, ngoài Richard Gere, Lý Liên KIệt, Benedict Cumberbatch, Lưu Đức Hòa, Trần Khôn..., kể cả cựu tổng thống Bill Clinton, không thể không nhắc đến minh tinh Kiều Chinh nổi tiếng của chúng ta. Chị không phải là ni cô ngoài đời nhưng cách xử thế, cách sống đời và trang phục của chị đã nói lên cái duyên của người con của Phật.

Hai năm sau, cuối tháng 7 -2017 vừa qua, nhân có chút việc nữ minh tinh điện ảnh Kiều Chinh lại trở về đây. Một lần nữa anh chị em Toronto và tất cả các đài truyền thông Việt Nam tại thủ phủ này lại xôn xao nao nức đến với chị. 
Căn nhà của Tôn Thất Hùng nằm hiền hòa bên bờ hồ êm đềm và thơ mộng. Cái hồ lớn như một tấm gương trời gợn nước xanh trong, phản chiếu những cây rừng phủ xuống xung quanh, những cánh chim trời vỗ cánh bay qua từ những đám lau sậy ven hồ. Mùa hè có nắng trải vàng, có muôn hoa khoe sắc, có thảm cỏ xanh tươi, có tiếng chim hót líu lo, nay có sự trở lại của chị Kiều Chinh làm cho không khí buổi gặp gỡ tăng thêm phần sinh động.

Nhìn vẻ hân hoan trên mặt mọi người, tôi biết chắc ai trong chúng ta cũng chứa chan hạnh phúc, được sống an bình, hòa nhã, vui tươi. Trong niềm vui đó, tôi xin gởi lại đây lòng kính trọng và yêu thương đến một tài năng, một nhan sắc với lòng từ ái dịu dàng. Một người chị sống trọn đời, tận tụy cho nền nghệ thuật điện ảnh, một nghệ thuật được chị dàn trải trên màn ảnh thế giới nỗi mê đắm lẫn u hoài. Đặc biệt trong những năm tháng gần đây - qua tinh thần Phật giáo - chị luôn nuôi dưỡng Tình Yêu, Quê Hương, Dân Tộc như quà tặng cho mỗi chúng ta trong thân phận làm người xa quê cha đất tổ.

Cũng như mọi người, như nhân loại, tôi luôn luôn trọng vọng và quí mến Kiều Chinh, "Người Tình Không Chân Dung" muôn thuở của tôi.

Toronto August 01-2017












Kieu-Chinh nhan giai "Lifetime Achievement Award" @ Global Film Festival, San Francisco.











Kiều Chinh Việt Nam Hollywood

1

https://www.youtube.com/watch?v=6mkRbOJksL0

























Kiều Chinh tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.



Chiếu theo nghị quyết số 375 của lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, Tổng Thống Bush đã công bố chọn ngày 30 tháng 10 là ngày của người tị nạn. Trong bản công bố, Tổng Thống Bush nói rằng kể từ khi những người Âu Châu đầu tiên đặt chân tới đây để mưu tìm tự do và cơ hội, Hoa Kỳ vẫn được coi là vùng đất nương thân đầy an toàn và là nguồn hy vọng của hàng triệu người trên toàn cầu, và Hoa Kỳ rất hãnh diện trong việc dẫn đầu trong những nỗ lực trợ giúp người tị nạn.

Trong bản công bố, Tổng Thống Bush cho biết Hoa Kỳ rất hãnh diện đón nhận hàng triệu người tị nạn, những người trắng tay khi mới tới, nhưng sau đó chẳng những đã tạo dựng được một đời sống ấm no cho riêng mình, mà còn đóng góp rất đáng kể vào xã hội của nước Mỹ nữa.

Qua ngày hôm sau, thứ Tư 31 tháng 10 tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ, đã có buổi họp mặt nừng ngày tuyên xưng “Ngày Tị Nạn 1990”.

Tham dự buổi họp mặt này, phía chính quyền có những nhân vật như bà Jewel Lafontant Mankarious, Đại Sứ Lưu Động kiêm phối trí viên các vấn đề tị nạn của Bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Carl Jackson đặc trách vấn đề người tị nạn trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Mỹ. Phía lập pháp có đại diện của các nghị sĩ, dân biểu rất quan tâm đến các vấn đề người tị nạn, đại diện các cơ quan thiện nguyện. Phía cộng đồng tị nạn người Việt có đại diện từ các nơi về tham dự. Điểm đặc biệt khiến cộng đồng người Việt hãnh diện nhất là nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh đã được đề cử đại diện cho mọi cộng đồng tị nạn, bày tỏ cảm tưởng trong buổi lễ trọng thể này.

Thật ra thì Kiều Chinh được chọn lựa không phải chỉ vì cô là một tài tử nổi tiếng, mà còn vì cả hoạt động hăng say của cô trong lãnh vực trợ giúp người tị nạn.

Với một vẻ cao sang, một vóc dáng hiền hòa trong chiếc áo dài nhung đen, cổ đeo Kiềng vàng rất Việt nam, Kiều Chinh đã làm cả hội trường như hoàn toàn bất động để theo dõi từng lời nói của cô. Bằng Anh Ngữ, Kiều Chinh mở đầu bằng những lời ngắn ngủi về thân phận mình qua nỗi khổ đau của một đất nước chiến tranh. Điểm đáng lưu tâm trong đoạn này là Kiều Chinh nhấn mạnh tới chữ tị nạn chính trị, để bác bỏ nhưng quan niệm sai lầm cho rắng có người tị nạn vì lí do kinh tế. Kiều Chinh cũng đề cập tới khó khăn của những người tị nạn khi phải làm lại cuộc đời trên vùng đất mới với hai bàn tay trắng. Cô đem chính trường hợp của mình ra làm thí dụ. Theo Kiều Chinh, một khuôn mặt Á Châu với những kinh nghiệm điện ảnh thâu thập được trên các phim trường ở Á Châu đã không giúp đỡ được gì nhiều cho lắm đối với một người tị nạn ngay tại vùng Hollywood như cô. Thế nhưng, Kiều Chinh nhấn mạnh, giống như hàng triệu người tị nạn khác, cô đã phải làm việc vất vả, tận tình, và theo Kiều Chinh, đó là cái giá tự do mà mọi người tị nạn sẵn sàng trả, và mọi người đã tìm thấy an vui, êm ấm qua sự hăng say làm việc đó. Bằng một giọng cả quyết, Kiều Chinh nhấn mạnh tới chuyện người tị nạn quyết tâm trở thành những thành phần có đóng góp, có sản xuất và có trách nhiệm trong xã hội Mỹ.

Cả hội trường đã vỗ tay nồng nhiệt khi Kiều Chinh đại diện cho người tị nạn, nhắc nhở với các viên chức hữu trách về số phận những người tị nạn bất hạnh khác hiện còn đang bị kẹt lại những trại tị nạn thiếu thốn mọi tiện nghi ở Đông Nam Á, nhất là ở Hương Cảng, Thái Lan, Malaysia, ở Phi Châu, ở Trung Đông và ở các phần đất khác của thế giới, Kiều Chinh kêu gọi các viên chức này dùng ảnh hưởng và quyền hạn của mình để “để đem lại cho họ một đời sống có nhân quyền và tự do”.

Nhân dịp này, Kiều Chinh cũng đã đại diện các cộng đồng tị nạn, cám ơn chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ, cám ơn nhân dân Mỹ và các cơ quan thiện nguyện trong công tác cứu trợ và giúp đỡ người tị nạn. Kiều Chinh cũng cám ơn Quốc Hội và chính phủ Mỹ về công bố ngày 30 tháng 10 là ngày dành cho người tị nạn, một diễn biến quan trong được ghi nhận trong lịch sử Hoa Kỳ. Kiều Chinh nhấn mạnh tới chuyện từ nay trở đi, ngày này sẽ được dùng để nhắc nhở tới số phận người tị nạn, cũng như để nhắc nhở lại một sự kiện rằng dường như mọi người Mỹ, dưới một hình thức nào đó, trong một quãng thời gian nào đó của lịch sử, đều là những người tị nạn cả. Kiều Chinh kết luận với hy vọng là một ngày nào đó, vấn đề tị nạn sẽ không còn nữa, vì với khuynh hướng hợp tác hiện nay trên trường quốc tế có thể đưa thế giới tới chỗ tự do và hòa bình thật sự.

Trong những bài phát biểu tại buổi lễ, diễn văn của Kiều Chinh được tán thưởng nhiều nhất. Tiếng vỗ tay kéo dài mãi trong hội trường Quốc Hội Hoa Kỳ khi cô trở về chỗ ngồi, và mọi quan khách trên bàn danh dự đều đứng lên vỗ tay đón tiếp Kiều Chinh. Bà Đại Sứ Lafontant Makarious đã ôm chặt Kiều Chinh trong tay và cho hay đây là bài diễn văn gây cho bà nhiều xúc động mạnh mẽ nhất từ trước tới nay.

Thật ra, phải có mặt tại hội trường lúc đó, phải chứng kiến vẻ thướt tha của Kiều Chinh, phải thấy Kiều Chinh xúc động thật sự trong tư cách đại diện cho hàng triệu người tị nạn khi bày tỏ cảm tưởng, phải nhìn thấy sự theo dõi chăm chú của quan khách trong một hội trường thật yên lặng để lắng nghe Kiều Chinh, mới thấy sự thành công của cô.


Dương Ngọc Hoán (Đài VOA)































Phỏng vấn





KC interview by Viet Bao

Sơ lược về Kiều Chinh



Khởi nghiệp điện ảnh từ 1957 với phim “Hồi Chuông Thiên Mụ”, năm 2012 là thời điểm đánh dấu 55 năm điện ảnh của Kiều Chinh. Từ thời kỳ quê nhà, Kiều Chinh đã là vai nữ chính trong nhiều phim Mỹ thực hiện tại Á Châu như A Yank in Vietnam (1963); Operation CIA (Bangkok, 1964), Five Oceans (Oversea, 1967); Destination Vietnam (Philippinnes, 1968), Devil Within (India, 1970), Full House (Singapore, 1975)...

Đinh cư tại Hoa Kỳ, ngay từ tháng Chín 1975, Kiều Chinh đã xuất hiện trong TV Mỹ với các show như Joe Forrester, Police Woman, Switch, Cover Girl... Từ 1977, là vai nữ chính đồng diễn với Alan Alda trong M.A.S.H., bộ phim truyện truyền hình danh tiếng nhất tại Hoa Kỳ thời thập niên 1970, The Letter voi Lee Remick, Coming Home voi Kris Kristofferson…và từ đó cho tới nay, liên tục trong nhiều phim truyền hình va phim trên màn ảnh lớn.

Với phim The Joy Luck Club, Kiều Chinh là diễn viên gốc Á duy nhất được Entertainment Weekly, October 28-2004 –tuần báo uy tín của Hollywood- bình chọn vào danh sách 50 diễn viên làm khán giả khóc nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh. Với phim Face, Kiều Chinh là một trong hai nữ tài tử Hoa Kỳ được vinh danh bởi The 10 Festival Internalzionate Cinema Delle Donne, Italy. Người thứ hai nhận giải này là nữ tài tử Shirley McLaine.

Bên cạnh phim ảnh, Kiều Chinh còn là một diễn giả nhà nghề của The Greater Talent Network, Inc., New York, và từ 1993 tới nay, đã là diễn giả chính của hàng trăm sinh hoạt văn hoá tai cac hoi doan va tại các đại học ở khắp Hoa Kỳ. Cũng từ 1993, cùng với nhà báo danh tiếng Terry Anderson, Kiều Chinh là đồng chủ tịch sáng lập Vietnam Children’s Fund, tổ chức quyên góp xây tặng trẻ em Việt Nam 63 trường tiểu học.

Hàn Lâm Viện Khoa Học và Nghệ Thuật Truyền Hình Hoa Kỳ năm 1996 đã vinh danh Kiều Chinh và tặng giải Emmy cho phim thời sự “Kieu Chinh, A Journey Home.” Nhật báo O.C. Register, số ra ngày 22 tháng Chín lập danh sách 101 danh nhân trong mọi thời, đã sống ở Orange County, gồm các nhân vật như Richard Nixon, Marlon Brando, John Wayne... Trong danh sách này, Kiều Chinh là nhân vật gốc Á duy nhất.


Có thể tim thêm chi tiết tại Website:
www.kieu-chinh.com



Sau đây là phần trả lời những câu hỏi chính:


1. Bước sang năm điện ảnh thứ 55, xin cho biết về những hoạt động điện ảnh mới nhất của chị. Vai diễn trong phim Ngọc Viễn Đông hình như có một phần cuộc đời thật của chị trong đó?

- Kính chào quí vị độc giả và cám ơn người phỏng vấn. Phim ảnh là công việc thường xuyên bận rộn của tôi. Đầu năm 2012, tôi có cơ hội góp phần như một guest-star trong bộ phim truyền hình Awake, một TV show rất hot của Hoa Kỳ, do Jason Isaacs, tài tử người Anh nổi tiếng với phim Harry Potter thủ vai chính. Trước đó, tôi cũng vừa quay một phim dài tại New York và tham dự Toronto – REEL Asian 2011 Filmfest –Liên hoan quốc Tế Phim Á Châu tại Toronto. Hiện nay, tôi đang sửa soạn vai diễn cho một phim truyện mới, dự tính khởi quay trong vài ba tháng tới.



- “Ngọc Viễn Đông” là một chùm phim do đạo diễn Cường Ngô thực hiện theo kịch bản của nhà văn Nguyễn thị Minh Ngọc. Phim có sự diễn xuất của nhiều nữ tài tử trong nước mà tôi rất quí mến, nhiều cảnh quê hương trong phim quay rất đẹp. Phần góp của tôi trong bộ phim này thật ra rất ít ỏi và bất ngờ. Đây chỉ là một phim ngắn do Kiều Chinh độc diễn, mang tên Time / Thời quay tại Toronto từ năm 2010. Cũng xin nói ngay, trừ yếu tố gốc Á và tuổi tác, vai diễn trong phim hoàn toàn không hề có phần nào là cuộc đời thật của Kiều Chinh. Như quí vị khán giả đã có thể thấy, nhân vật trong đoạn phim Time là một nghệ sĩ đã hoàn toàn hưu trí trong cảnh giầu sang, trong khi tôi hiện vẫn còn phải xuôi ngược mưu sinh với nghề nghiệp điện ảnh. Sự thật là Đạo diễn Cường Ngô có nói là anh muốn thực hiện phim Time gần với đời thật để đặc biệt vinh danh Kiều Chinh. Tôi rất cảm kích về điều này, nhưng thực tâm thấy nên hướng sự vinh danh tới toàn bộ các nữ nghệ sĩ đã một đời say mê nghệ thuật. Trong tinh thần ấy, chuyện phim đã được điều chỉnh. Có lẽ chuyện phim Time hoạ chăng phần nào gợi nhớ nhân vật Norma Desmond, một nữ nghệ sĩ thời phim câm về già, do Gloria Swanson diễn xuất trong Sunset Boulevard, một phim cổ điển do đạo diễn Billy Wilder thực hiện từ 1950.



2. Điều gì tâm đắc nhất trong sự nghiệp điện ảnh của chị?

- Có lẽ đó là những cơ hội gặp gỡ và cùng làm việc với nhiều tài ba của thế giới nghệ thuật, là được sống với hoàn cảnh, tâm trạng của những nhân vật nữ thuộc nhiều dân tộc, tại nhiều đất nước khác nhau mà tôi được vinh dự diễn xuất. Voi toi, dien anh la phan anh doi song va ngon ngu dien anh la ngon ngu quoc te. Do do minh co cam tuong nhu duoc song nhieu cuoc doi va noi nhieu ngon ngu!



3. Trong vai trò cố vấn cho các hãng phim Mỹ, chị thấy họ quan tâm nhất tới vấn đề gì? Văn hoá? Con người?

- Trong công việc đằng sau camera với Hollywood trong những phim về Việt Nam, tôi thấy phan dong họ chỉ quan tâm tới chiến tranh và... chiến tranh, với tất cả những dị dạng tàn khốc. Ngay khi đứng trên set quay từ nhiều năm, ví dụ trong phim Hamburger Hill hay trong các show Vietnam War… tôi đã thầm mong là sẽ tới lúc điện ảnh thế giới không chỉ nhìn Việt Nam như một cuộc chiến, mà như một đất nước với văn hoá và con người. Cho tới nay, tôi vẫn mong ước vậy.

4. Được biết chị vẫn âm thầm làm công việc từ thiện, xây dựng 63 trường tiểu học cho vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Xin chị cho biết về công việc này.

- Xin thưa ngay đây không phải công việc âm thầm của riêng cá nhân tôi mà là nỗ lực chung từ nhiều năm của Vietnam Children’s Fund gọi tắt là VCF, một hội bất vụ lợi với sự tham dự của nhiều nhân vật cựu chiến binh danh tiếng tại Hoa Kỳ. Quí vị có thể trực tiếp coi đầy đủ chi tiết về các ngôi trường VCF tại địa chỉ website của hội http://www.vietnamchildren.org/ . Chuyện có thể sơ lược như sau:

Tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, có Khu Vietnam Memorial Wall --Bức Tường Đá Đen Tưởng Niệm khắc tên 58,195 tử sĩ Mỹ trong chiến Tranh Việt Nam-- hàng năm đón tiếp trên 3 triệu khách thăm viếng. Trong dịp kỷ niệm 10 năm của bức tường, tôi duoc moi nói chuyện tại đây, gặp gỡ và được sự hưởng ứng của các cựu chiến binh Hoa Kỳ để thành lập hội Vietnam Children’s Fund, với mục đích quyên góp để xây tặng trẻ em Việt Nam tại các vùng bị chiến tranh tàn phá 63 ngôi trường tieu hoc, đủ chỗ cho 58.195 tre em ngồi học, tương đương với con số tử sĩ có tên trên bức tường da den. Hội được chính thức thành lập năm 1993, do nhà báo danh tiếng Terry Anderson và Kiều Chinh là Co-Chair Founders, đồng chủ tịch sáng lập. Phó Chủ Tịch Sáng Lập là Luật sư Lewis B. Puller, tác giả từng thắng giải Pulitzer, một cựu chiến binh mất cả hai chân và bàn tay vì mìn bẫy trong chiến tranh Việt Nam. Chính Lewis, trước khi từ trần, đã tình nguyện đi Việt Nam thu xếp việc xây trường. Kết quả, năm 1995, ngôi trường đầu tiên của VCF mang tên Lewis B. Puller, được khánh thành tại Đông Hà, ngang vĩ tuyến 17, từng là nơi phân chia nam bắc. Cùng với nhà báo Terry Anderson và nhà tài trợ ngôi trường là Ông James V. Kimsey, chủ tịch sáng lập America Online, đây là lần đầu tiên Kiều Chinh có dịp trở về sau hơn 40 năm xa lìa Hà Nội, va 20 nam xa Saigon. Từ đó tới nay voi su tai tro cua nhieu ca nhan cung nhu cong ty, va với sự trông coi trực tiếp của Giám đốc VCF tại Việt Nam là kỹ sư Sam Russell, 48 ngôi trường VCF đã được xây dựng trên mọi miền đất nước, đủ chỗ ngồi học cho gan 30,000 học sinh. Hai ngôi trường mới nhất, một tại Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, gần Sapa, do sự trợ giúp của Boeing Company hợp cùng khoản tặng của Mr. H.L. Lenfest. Ngôi trường mới thứ hai được xây tại Yên Bái, do sự hiến tặng của công ty FedEx.

Các em học sinh tại Việt Nam cũng vừa có thêm một tin vui: Công ty Boeing đã chính thức hứa tặng việc xây trường của VCF ngân khoản 150.000 mỹ kim, theo kiểu “matching fund” –có nghĩa là chỉ xuất ngân khi VCF quyên góp được ngân khoản tương đương. Năm 2013 sắp tới sẽ là dịp kỷ niệm 20 năm thành lập VCF. Là Co-Chair kiêm President của Hội, Kiều Chinh đang nỗ lực vận động quyen gop so tien $150,000 de matching voi tai khoan ma cong ty Boeing tai tro cho nhung ngoi truong moi sap toi.

5. Cuộc đời chị có nhiều khúc quanh, cũng có cải vinh quang và cay đắng. Chị có nghĩ sẽ viết hồi ký hay một kịch bản phim về chính cuộc đời chị.

- Cám ơn sự nhắc nhở của nhà báo. Từ nhiều năm qua, đây là câu hỏi mà cũng là sự khuyến khích mà tôi thường nhận được từ cử toạ o khap noi, khi có dịp đi nói chuyện tại các sinh hoạt văn hoá và đại học Hoa Kỳ. Xin trả lời chung, tôi nghĩ bất cứ người Việt Nam nào sống qua những giai đoạn đầy biến động như thời của chúng ta, cuộc đời đều có nhiều khúc quanh, nghiet nga, có thể viết thành hồi ký hay truyện phim. Tôi cũng mong là sẽ đủ sức để không chỉ viết về riêng mình mà còn viết về hoàn cảnh chung cua the he minh.

6. Xin cho biết điều ước mong nhất của chị lúc này là gì?

- Là kẻ phải chia lìa với Bố và anh chị em, mất gia đình trước tuổi thành niên, tôi luôn luôn ước mong, không chỉ lúc này mà mọi lúc, đó là điều tôi đã có dịp phát biểu trên diễn đàn của Hàn Lâm Viện Khoa Học và Truyền Hình Hoa Kỳ khi nhận giải Emmy Award cho ê kíp làm phim “Kiều Chinh, a Journey Home” năm 1996:

- “Cầu nguyện sự đoàn tụ cho mọi gia đình bị chia lìa vì chiến tranh trên mặt đất./.”






























































































































































Kiều Chinh và các con



























Tượng Ưu Đàm













Tranh Đinh Cường












Tranh Chóe



































Kiều Chinh & Phan Nguyên
2017










Trở về







MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.