Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Lam Phương (1937 - 2020)













Lam Phương

Tên khai sinh: Lâm Đình Phùng
(20/3/1937 - 22/12/2020)
Rạch Giá, Kiên Giang
Hưởng thọ 83 tuổi

Nhạc sĩ

Ca khúc tiêu biểu Cỏ úa, Duyên kiếp, Em là tất cả, Kiếp nghèo, Khóc thầm, Lầm, Ngày hạnh phúc, Thành phố buồn









Lam Phương năm 16 tuổi








Tiểu sử

Lam Phương sinh ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của Lam Phương vốn là người gốc Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối nhà Mãn Thanh.
Lam Phương là con đầu lòng, nhưng lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống với người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết năm 15 tuổi. 
Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Bút danh Lam Phương do ông tự đặt, từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng"

Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau đó tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30/4/1975, Lam Phương và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại California. Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch.
Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris, Pháp. Ông gặp được một tình yêu mới và kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông theo người khác.

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. 







Thành tựu âm nhạc





Tân nhạc

Lam Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc miền Nam Việt Nam với trên 200 tác phẩm.

Năm 15 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng mãi đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèoChuyến đò vĩ tuyến. Nhạc của Lam Phương trong thập niên 1950 chủ yếu là cảm xúc về cuộc di cư năm 1954 bao gồm những bài như Chuyến đò vĩ tuyến, Nhạc rừng khuya, Đoàn người lữ thứ, Nắng đẹp miền Nam; nói về quân đội Việt Nam Cộng Hòa như Bức tâm thư, Tình anh lính chiến, Chiều hành quân.

Đến thập niên 1960, Lam Phương viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đã đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính. Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài Thành phố buồn và bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như Tình bơ vơ, Duyên kiếp... khiến ông có một tài sản lớn.

Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh, xuất hiện trong một số phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội như Chân trời mới, Niềm tin mới.

Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sĩ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân đội và được người dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, cô Ánh Hằng.

Khi ở Việt Nam, nhạc sĩ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30/4/1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu ông viết bài Con tàu định mệnh với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản Mất với câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".

Nhạc sĩ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình tan vỡ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như Điên, Say, Tiếc... Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm với câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây".

Một lần nữa, ông lại trắng tay rời sang Paris. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như Bé yêu, Bài tango cho em. Điển hình là bài Mùa thu yêu đương với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết Tình vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga cho đến tận nay.









Trung tâm Thúy Nga
đã thực hiện 5 chương trình vinh danh nhạc Lam Phương:

Paris By Night đặc biệt (không ghi hình): Tình ca Lam Phương tại Singapore

Trung tâm Asia
đã thực hiện 1 chương trình về nhạc Lam Phương:

Nhiều ca sĩ cũng thực hiện album chủ đề nhạc Lam Phương như Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh,...




Đầu năm 2016, trên kênh VOV3 của Đài Tiếng nói Việt Nam, trong chương trình "Âm nhạc 168", nhạc sĩ Lam Phương đã được giới thiệu cùng với ca khúc nổi tiếng "Thành phố buồn" với những lời lẽ rất trân trọng: "Nhạc sĩ Lam Phương: 64 năm tận hiến cho âm nhạc". Việc trân trọng giới thiệu nhạc sĩ Lam Phương trên kênh truyền thông chính thống của chính quyền trong nước này có thể được coi là một bước tiến trong việc hòa giải dân tộc.














Kịch nói

Ngoài sinh hoạt âm nhạc, ông còn cộng tác với ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch "Sống" của kịch sĩ Túy Hồng.

Lam Phương và Túy Hồng cưới nhau năm 1959. Lúc đó, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như: Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch - Đoàn kịch “Sống -Túy Hồng”. Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Đoàn kịch Sống -Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, đó là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành công nhất, nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương, thời điểm đó là đức phu quân của Túy Hồng. Kịch do Sống -Túy Hồng dựng không quá bi thảm, kết thúc luôn dành chỗ đứng cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống -Túy Hồng thường ra về với một tâm trạng nhẹ nhõm.

Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống -Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục “thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống -Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem.










Danh sách tác phẩm
(chưa đầy đủ)




Bài Tango cho em

Bài thơ không đoạn kết

Bé yêu

Biển sầu

Biển tình
(1965)

Biết đến bao giờ
(1965)

Bọt biển

Bức tâm thư
(1957)

Buồn
(1978)

Buồn chi em ơi

Buồn không em

Cám ơn người tình

Chắp tay nguyện cầu

Chấp nhận
(1984)

Chỉ có em

Chỉ còn là kỷ niệm

Chiếc áo mùa đông

Chiều hành quân
(1958)

Chiều hoang

Chiều hoang đảo

Chiều hoang vắng

Chiều tàn

Chiều Tây Đô
(1984)

Chiều thu ấy
(1952)

Cho em quên tuổi ngọc

Chờ
(1978)

Chờ một ngày

Chờ người
(1970)

Chúc mừng

Chung mộng

Chuyện buồn ngày xuân
(1976)

Chuyện tình nàng Tô Thị

Chuyến đò vỹ tuyến
(1956)

Chuyến tàu Thống Nhất
(1957)

Cỏ úa

Con chim nhỏ mắt người tình

Con đường tôi về

Con tàu định mệnh
(1975)

Dòng lệ

Duyên kiếp
(1960)

Đà Lạt cô liêu

Đánh mất đêm vui

Đèn khuya
(1960)

Đêm dài chiến tuyến
(1966)

Đêm tiền đồn
(1970)

Đoạn cuối một cuộc tình

Đoàn người lữ thứ
(1957)

Đơn côi
(1965)

Đường đi trọn kiếp

Đường về quê Hương

Em đi rồi

Em là tất cả
(1965)

Gác vắng

Giã từ người yêu

Giòng lệ

Giọt lệ sầu

Hạnh phúc mang theo

Hạnh phúc trong tầm tay

Hoa đầu mùa

Hương thanh bình
(1954)

Khóc mẹ

Khóc thầm
(1972)

Khúc ca ngày mùa
(1954)

Kiếp nghèo
(1956)

Kiếp tha hương
(1960)

Kiếp ve sầu

Lá thư xuân
(1957)

Lá thư miền Trung
(1957)

Lạy trời con được bình yên

Lầm
(1978)

Lời yêu cuối

Mất
(1978)

Mình mất nhau bao giờ

Mộng ước

Một đêm trăng
(1957)

Một đời tan vỡ

Một kỷ niệm
(1965)

Một mình

Một thời hoa mộng


(1978)

Mùa hoa phượng
(1954)

Mùa phượng cuối

Mùa thu yêu đương

Mùa xuân không còn nữa

Mưa lệ

Nắng đẹp Miền Nam
(1957)

Ngày buồn
(1971)

Ngày em đi

Ngày hạnh phúc
(1960)

Ngày tạm biệt
(1960)

Nghẹn ngào
(1969)

Nguyện cầu cho người

Nhạc rừng khuya
(1953)

Nhớ
(1995)

Như giấc chiêm bao

Những gì cho em
(1968)

Niềm vui đơn côi

Niềm vui không trọn vẹn

Niềm tin

Nửa đời gian khổ

Nửa đời yêu em

Phút cuối
(1971)

Quên
(1978)

Rừng khuya

Rừng xưa

Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Say
(1978)

Sầu ly hương
(1956)

Tạ ơn mẹ

Tan vỡ

Tàn thu

Thành phố buồn
(1970)

Thiên đàng ái ân

Thu đến bao giờ

Thu sầu
(1969)

Thuyền không bến đỗ

Thương con

Tiếc
(1978)

Tiễn người đi
(1960)

Tim vỡ

Tình anh lính chiến
(1958)

Tình bơ vơ

Tình chết theo mùa đông

Tình cố đô
(1956)

Tình đau

Tình đầu muôn thuở

Tình đẹp như mơ

Tình mẹ

Tình người viễn xứ

Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi
(1965)

Tình như mây khói

Tình vẫn chưa yên

Tình thiên thu

Trăm nhớ ngàn thương

Trăng thanh bình
(1953)

Trước lầu Ngưng Bích

Tuyết muộn

Từ lúc em đi

Vùng trời ngày đó

Vĩnh biệt
(1964)

Vĩnh biệt người tình

Xa
(1994)

Xin thời gian qua mau

Xót xa

Xuân mộng

Yêu nhau bốn mùa

Yêu thầm







Những sáng tác bất hủ của Lam Phương





Tình ca Lam Phương









Những sáng tác để đời của nhạc sĩ Lam Phương





Tuyển tập ca khúc hay nhất của Lam Phương





























Trái: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, Ns Anh Bằng, Ns Lam Phương, Ns Diệu Hương











Trở về



MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.