Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Nguyễn Quốc Chánh














Nguyễn Quốc Chánh
(1958 - .....) Bạc Liêu
Nhà thơ







Giữa chữ và dấu tay, cái nào đáng tin hơn?!




Vũng Tàu với anh Phan Nguyên và Nam Dao
2/2/2018
NQC









Tác phẩm đã in





Khí Hậu Đồ Vật
Nxb Trẻ, 1987



Đêm Mặt Trời Mọc
Nxb Trẻ, 1990



Của Căn Cước Ẩn Dụ
tự xuất bản, 2002



Ê, Tao đây
tự xuất bản, 2005









Nhánh Cỏ Hương


Trong suốt là hạt sương
Dịu mềm như ngọn gió
Ấm nồng tia nắng đỏ
Em là nhánh cỏ hương

Buổi sáng anh đến trường
Hạt sương rơi xuống áo
Buổi chiều anh đi dạo
Ngọn gió choàng qua vai

Buổi trưa anh nằm ngủ
Tia nắng đậu bên ngoài
Tình yêu anh xanh mãi
Em là nhánh cỏ hương

Thời gian không trở lại
Với dòng sông hai lần
Cỏ hương thành đôi cánh
Vỗ ngược chiều tháng năm







Quê Hương Và Chủ Nghĩa


(Gửi tuổi trẻ Việt Nam)

Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Đâu phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghênh ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ,
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam!
Sự thật đó có làm em đau nhói?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử


Nguyễn Quốc Chánh
Saigon








Khi Nguyễn Quốc Chánh “vọc” đất!
Người xem Sài Gòn







Thời gian: 7 giờ chiều Thứ Sáu 30. 12. 2011
Địa điểm: 21/4 Nguyễn Thị Huỳnh, Quận Phú Nhuận, TP.HCM



Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Nguyễn Quốc Chánh cùng với một số tác giả khác đã nhận lãnh sứ mệnh tự thay đổi tư duy của chính mình để đổi mới văn học. Nguyễn Quốc Chánh theo đuổi việc đổi mới thơ trong hơn 20 năm qua – nếu tính đến năm 2010 – với nhiều thành tựu; trong quá trình đó, anh có vẽ tranh nhưng ít khi công bố. Đùng một cái, nghe tin anh triển lãm gốm, nhiều người bất ngờ, vì con người kĩ tính một cách cực đoan này chắc phải tự tin lắm với công việc mới của mình?

Nguyễn Quốc Chánh cho biết anh mất 6 tháng để làm mấy trăm bình gốm và tượng đất nung này, tại một xưởng ở Biên Hòa (Đồng Nai), có ngày làm hơn 10 tiếng. Không gian thuê triển lãm khá đẹp, nằm trong hẻm nhỏ của một đường nhỏ và ngắn; rất tiếc hơi chật, nên không đủ chỗ để bày hết gốm trong kho. Anh cũng cho biết mình làm từ nhồi đất, nặn, tạo hình… cho đến tráng men và đem đi nung, dấu vết phụ việc rất ít.

: Thứ nhất, Nguyễn Quốc Chánh không chạy theo kỹ nghệ mà để cố tình lộ vẻ “nghiệp dư” của mình, cho nó có cảm xúc; thứ hai, Nguyễn Quốc Chánh tạo ra những tác phẩm độc nhất và ký tên vào đó, nên bán giá khá cao, nếu so với gốm Biên Hòa thông thường; thứ ba, ý tưởng và thái độ khá rõ ràng, đậm dấu ấn cá nhân.







.



.
Chữ ký trên gốm của Nguyễn Quốc Chánh.





Bên cạnh đó cũng có những nhóm tác phẩm thể hiện khá mạnh ý tưởng của Nguyễn Quốc Chánh về dương vật, âm đạo, sự giao phối và những bàn chân đầy ẩn ức.

Nhiều bình gốm của Nguyễn Quốc Chánh mới nhìn qua thì thấy “bình thường”, nhưng nhìn kĩ thì khá “đặc biệt”, vì nó hòa trộn ẩn ức sinh sản (trong ý tưởng) với truyền thống nhiều giao thoa của kỹ thuật gốm Biên Hòa. Nó liên nối với nhiều câu chuyện từ đời sống, thường mang tính biểu tượng hoặc thời sự.






.




.
Dương vật xếp theo hàng.



Âm đạo là motif được lặp đi lặp lại trong gốm của Nguyễn Quốc Chánh.






.



.
Vedan làm cá chết là một chủ đề trong tác phẩm của Nguyễn Quốc Chánh.





Cá nhân tôi cho rằng triển lãm này đáng xem, vì nó mang đậm dấu ấn của một nhà thơ rất mạnh mẽ, chính vì vậy, đẹp xấu, mới cũ… tôi xin miễn bàn ở đây. Buổi khai mạc có khoảng 100 người đến dự, có người đến từ rất xa như giáo sư chính trị Nguyễn Hương (Mỹ), gia đình nhà thơ Phan Nhiên Hạo (Mỹ), nhà văn Mai Ninh (Pháp)… và nhiều văn nhà thơ khác.


Phòng triển lãm.



Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh.



GS chính trị Nguyễn Hương (áo nâu) và nhà văn Mai Ninh. Nguyễn Hương cũng là nhà văn, là người gợi hứng cho Nguyễn Quốc Chánh trong việc làm gốm.



Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn (tóc dài) và nhà thơ Hoàng Hưng vừa uống rượu, vừa đàm đạo rất hăng say về nhiều điều.



Nhà thơ, tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Từ Huy chăm chú trước từng tác phẩm.



Nhà thơ Khương Hà (váy vàng).



Họa sĩ Nguyễn Thanh Trúc.



Nguyễn Quốc Chánh và nhà thơ Bùi Chí Vinh.



Vợ chồng họa sĩ Trịnh Cung – Phương Lan. Phía sau là Nguyễn Hương và Mai Ninh (tác giả của “Cá voi trầm sát”).



Nhà văn Vi Ký.



Nguyễn Quốc Chánh và bạn bè 



















Phan Nhiên Hạo phỏng vấn


Phan Nhiên Hạo: Là một nhà thơ, sao dạo này anh lại chuyển qua làm gốm? Vì thích vọc đất, vì chán chữ, vì muốn chơi một trò chơi có thể có “thu nhập kinh tế”?

Nguyễn Quốc Chánh: Chết ở chỗ là đã làm thơ chắc làm gì cũng bị thơ xía vô. Làm thơ chắc để thoát cái tạp làm người. Làm gốm chắc để trốn cái nhàm làm thơ. Một ngày nào đó không biết làm gì để chạy cái chán làm gốm, chắc sẽ làm cục đất nhão thẩy vô lò nung.

Mới đầu làm gốm đúng như Hạo nói, “vì chán chữ” và cũng muốn thử làm một thứ gì đó có thể bán. Nhưng khi vọc, không ngờ lại vướng vào một rắc rối khác, vì đất không chỉ là đất, một chất cù lần, nó là một loại ngôn ngữ kỳ lạ, một thứ chất dẫn dụ nhục dục, một thực thể dễ gây hứng tinh thần. Khi vọc (xoay và nặn), đất trong tay vừa ấm vừa mát, vừa dẻo vừa trơn nên có thể tạo mọi hình dạng tưởng tượng. Lúc vọc đất, những ngón tay và hai con mắt đầm đìa và no nê cảm giác, một thứ cảm giác vừa nhục thể vừa thanh thoát. Có ngày tôi vọc 8, 10 tiếng, mồ hôi nhễ nhại chắc không thua gì Lương Gia Huy trong phim Người Tình.

Đất có khả năng bày tỏ mọi tình trạng của nghệ thuật tạo hình, có thể tạo hình theo cảm xúc, có thể tạo hình theo ý niệm. Làm gốm là làm một loại thơ khác, thay chữ bằng đất. Hay nói theo cách của “Bác”: Nay ở trong thơ nên có đất


Nguyễn Quốc Chánh đang xoay (Ảnh: Nguyễn Hương)

Phan Nhiên Hạo: Gốm đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật, là một “tay ngang” trong ngành này – theo nghĩa không học từ trường lớp ra và cũng chưa theo đuổi công việc này lâu – anh có tự tin với những gì mình làm ra? Anh có thể nói đôi điều về khía cạnh kỹ thuật trong việc làm gốm của anh?

Nguyễn Quốc Chánh: Phải. Một trong những lỗi kỹ thuật tôi mắc là gốm của tôi rất nặng và méo nên đặt đâu là dính chặc đó và đảm bảo không giống ai ở sự méo mó của nó. Về sau tôi có thể xoay những cái gọn nhẹ tròn trĩnh hơn, nhưng tôi lại không thích, cứ lì và muốn giữ cái tình trạng khập khiễng ban đầu. Khi làm gì tôi cũng lấy trớn bằng sự liều lĩnh. Trong cái liều lĩnh tôi lấy được kinh nghiệm, nhưng sợ nhất là khi kinh nghiệm đầy mình thì lại chán hoặc trở nên rụt rè. Có thể nói tôi vừa là “tay ngang” đồng thời cũng vừa là tay nghề vì chỉ trong khoảng 6 tháng tôi vừa học vừa nặn vừa xoay để làm ra gần 250 sản phẩm và không cái nào giống cái nào. Tôi bắt chước Dave the Slave, người làm gốm và làm thơ da đen thế kỷ 19, ký tên thẳng lên thân gốm chứ không đóng dấu hay ký dưới đít. Suốt đời ở nam Carolina ông làm được hơn 40 ngàn sản phẩm. Tôi đến trễ nên chỉ định làm bằng 1/4 số lượng của ông ta thôi.

Những người khích lệ tôi đầu tiên là Nguyễn Hương, anh Trịnh Cung và El. Nguyễn Hương không những khích lệ mà còn xắn tay trạm khắc, chấm men rất điệu nghệ gần suốt mùa hè. Hồi hộp nhất là lúc ra lò, nhìn những khối tròn, méo chồng chất tinh khôi vừa hóa thạch (nung ở nhiệt độ 1200 độ C- bằng nhiệt độ dung nham) còn nóng hổi trong màu men rực rỡ, tôi phấn khích ra mặt và đi đâu cũng đem một cái khoe với mọi người. Tôi có một vài ngày tự tin sau khi ra lò, còn bây giờ tôi đang hoang mang để bắt đầu những đợt liều lĩnh khác.

Tôi vốn học cái gì cũng nhát, và sợ nhất 3 thứ là trường lớp, xưởng thợ và nhà tù. Nhưng với đất, có vẻ tôi có khiếu nên học rất mau, vừa lóm vừa lớp. Tôi học lóm một người thợ tên Hồng có 40 năm nặn lu ở Tân Vạn, rồi học lớp với anh Đinh Công Lai- bàn tay vàng về xoay (Trưởng khoa gốm Trường mỹ nghệ Biên Hòa, trường có tuổi đời hơn một thế kỷ) và Đinh Việt Khôi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và lòng nhiệt thành về gốm với tôi. Có 3 phần trong gốm là kỹ thuật đất, lửa và men. Tôi chỉ mới biết sử dụng đất và men để tạo dáng và phối màu chứ chưa biết kỹ thuật lửa và công thức pha chế men. Dân làm gốm Biên Hòa truyền miệng nhất dáng nhì xương. Dáng do tưởng tượng mà có, xương phụ thuộc vào đất và lửa. Lửa điện và gas đã được công thức hóa, dễ sử dụng, còn lửa củi phải cần thời gian mới có kinh nghiệm. Gốm của tôi hạp với lửa củi hơn vì tính chất bất thường của nhiệt trong lò củi sẽ cho ra những vẻ đẹp bất ngờ hơn nhiệt lò điện và gas. Những kinh nghiệm này tôi sẽ học trong thời gian tới qua những người có kiến thức ở Biên Hòa và Bình Dương. Tôi muốn biến kinh nghiệm làm gốm mỹ nghệ thành gốm nghệ thuật.


Nguyễn Hương đang chấm men (Ảnh: Nguyễn Quốc Chánh)

Phan Nhiên Hạo: Mỹ thuật đương đại ở Việt Nam bây giờ là một thế giới nhiều tranh cãi, và cũng nhiều thị phi. Anh chắc không muốn, và có lẽ cũng không thể, là một phần tử của giới mỹ thuật chuyên nghiệp này? Vậy anh muốn đứng ở đâu, với những tác phẩm gốm của mình trong tay?

Nguyễn Quốc Chánh: Chuyên nghiệp ở đây chắc được hiểu là phải qua công nhận của trường của đảng và của tiền. Vừa ở trong hội trung ương vừa bán được sản phẩm là chuyên nghiệp số 1; ở trong hội mà không bán hoặc bán cho đối tác cấp dưới là chuyên nghiệp sô 2; không ở trong hội mà bán được sản phẩm là chuyên nghiệp số 3 (hoặc đảo ngược thứ tự cũng được). Trong ba số phân loại theo tưởng tượng vừa nêu hiện tôi không thuộc loại nào. Chỗ đứng mà tôi muốn là “đứng giữa trời mà reo”. Đứng gần cục đất sét cạnh lò nung là chỗ đứng ấm áp. Đứng trong những trang web mỹ thuật đó đây là đứng giữa chợ đông vui. Những câu hỏi của Hạo cũng là chỗ đứng mát mẻ của tôi. Còn đứng cụ thể là ở 21/4 Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận. Nhưng đứng đâu một hồi rồi cũng phải đi. Đã đi là bắt đầu sớ rớ.

Phan Nhiên Hạo: Anh có định theo đuổi việc làm gốm lâu dài không? Nếu có, kế hoạch làm gốm sắp tới của anh là gì?

Nguyễn Quốc Chánh: Tôi nghĩ làm gốm là một câu chuyện ngọt ngào giữa cơ bắp và tưởng tượng. Một cánh tay chắc và những ngón linh hoạt mới có thể chộp được những hình dong đỏng đảnh của đất. Tôi thấy khỏe người khi vọc đất và vui mắt với những hình dáng được trí tưởng tượng nhào nặn. Tôi thích đất theo nghĩa kinh tế, địa chất và tạo hình nên chắc sẽ dính với gốm lâu dài. Sắp tới tôi lập một xưởng riêng, có lò nung, đủ các loại đất, men để tha hồ vọc. Nói thiệt chứ không chơi:

Kẻ vọc nước thành thằng khùng
Tôi vọc đất thành “anh hùng” thảnh thơi

Phan Nhiên Hạo: Cảm ơn và chúc anh ngày càng “vọc đẹp.”


(Phỏng vấn thực hiện qua email, tháng 3, 2012)


Tác phẩm gốm của Nguyễn Quốc Chánh hiện bày bán tại 21/4 Nguyễn Thị Huỳnh, Phú Nhuận, Sài Gòn. Liên lạc tác giả: chanhnb@hotmail ; (84) (0) 91815-3354

















 thơ



ĐỤ VỠ SỌ


Đinh Linh viết “Vesicle” là chữ đẹp nhất trong Anh ngữ.[1] Nhưng có tới 3 chữ đẹp nhất (ít được viết) trong tiếng Việt: Lồn, Cặc & Đụ. Chúng xuất hiện đồng thời với những: Mông, Má, Mũi, Miệng, Ăn & Ngủ... Sau 10 thế kỷ bị Tàu hầm nhừ, Lồn, Cặc & Đụ có màu sắc khác: Âm hộ, Dương vật & Giao hợp. Lồn, Cặc & Đụ bị tống khỏi hàng ngũ của Mông, Má… & chúng vất vưởng ở vỉa hè cùng với bà bán vịt lộn, thằng đạp xe & ả Magdalena đĩ thoã. Nếu Jesus không hỏi: trong các ngươi ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy. Lồn là mặt trời mọc trên biển. (Nếu không tin thì hãy kiểm chứng). Hãy hỏi ký ức các vua Hùng, hỏi mặt trời mọc trên biển ở Mũi Né, hỏi chuông chùa Thiên Mụ & hỏi trống đồng Ngọc Lũ. Mỗi lần nhìn mặt trời mọc trên biển, tôi đều liên tưởng đến cái quyền uy bao la của Lồn. (Không phải một mà mười lần như một). Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức. 10 năm qua, tôi bị 3 lần bồ đá, bị một lần vợ sang ngang & tôi buộc phải trở thành một kẻ chỉ Đụ cát. Không biết bao nhiều lần tôi nằm sấp trên cát, mắt lim dim dịu dàng nhìn mặt trời mọc. Nhìn một hồi tôi thấy có sự chuyển dịch từ đỏ sang đen. Nó không còn là một quầng sáng đỏ lấp lánh, nó biến thành một lỗ đen lung linh & ám ảnh. Máu trong người tôi bắt đầu tăng tốc & lượng hồng cầu ưu tú nhất hối hả dồn xuống đan điền. Cặc tôi ấm và cứng. Cặc tôi rưng rưng. Cặc tôi mừng húm. Tay tôi bấu xuống cát, bụng tôi áp xuống cát, miệng tôi há hốc vì cát & mông tôi xoay. Cứ 9 vòng xoay từ trái qua phải, Đụ một cái. 9 vòng xoay thứ 2, Đụ 2 cái. 9 vòng xoay thứ 3, Đụ 3 cái. Sau đó mỗi vòng xoay, Đụ một cái & sau đó ½ vòng xoay, Đụ một cái & sau đó không xoay nữa, mà Đụ miên man. (Ê, không đụ theo nhịp của chó, ngựa à nghen, mà Đụ có thi pháp theo nhịp của nhạc đàng hoàng). 9 nhịp đầu, Đụ theo nhạc Cung Đình (tài tử); 9 nhịp sau, Đụ theo nhạc Tiền Chiến (lãng tử); 9 nhịp kế tiếp, Đụ theo nhạc Kháng Chiến (quyết tử); 9 nhịp tiếp nữa, Đụ theo nhạc Hậu Chiến (tự tử). (Nhưng mà nhạc của Trịnh thì không thể nào Đụ nổi). Hết nhạc nội thì Đụ sang nhạc ngoại. Đụ theo tiếng trống kinh thiên của Kitaro, Đụ theo tiếng guitar gió hú của Hoàng Ngọc-Tuấn, Đụ theo tiếng violin đáy thắt lưng ong của Vanessa Mae &, không còn gì để Đụ nữa khi bài Red Hot của Mae chấm dứt. & hỡi ơi, một con sóng ập tới, lật ngửa tôi. Mọi ý niệm & chủ nghĩa bị xóa. Đó là tự do. Nhờ bầm dập mà tôi có hàng ngàn lần Đụ cát. Sau nhiều năm te tua, Cặc tôi bây giờ trở nên thượng thừa. Nó có thể Đụ gãy cây chuối 8 tháng tuổi, nó có thể Đụ bể chai bia Sài Gòn, nó có thể Đụ nứt trái dừa Bến Tre, nó có thể Đụ sập chùa Một Cột, & đặc biệt, nó có thể Đụ vỡ tất cả những cái sọ hủ lậu. Đụ là một chữ nhiệm mầu!





NHỮNG CÔNG DÂN TOÀN CẦU BỊ KẸT ĐẠN Ở HẺM 47

Chúng tôi là những công dân toàn cầu, bởi đứa nào cũng có tóc, răng, một vài đứa còn bày trò nuôi râu, bày đặt trọc đầu và hầu hết đều lủng lẳng điện thoại. Chúng tôi cực kỳ thính mũi, nhất là đánh hơi các loại mùi thúi. Chúng tôi hả hê với chữ Being lắm, vì nó là ngôn ngữ 13 Cách Của Con Chim Đen. Chúng tôi hãnh diện với chữ Trảm vô cùng, vì nó là ngôn ngữ của Tam Quốc Chí. Nhưng chúng tôi cực kỳ hổ thẹn với chữ Bác âm ỉ, vì nó là ngôn ngữ Chí Phèo. Tất nhiên là chúng tôi đọc như điên, ăn qua loa, uống triền miên và mần tình rất ít. Chúng tôi biết không chỉ nghĩa thẳng, chéo, mà cả nghĩa lắt léo của những cụm từ. Chẳng hạn Sài Gòn, nghĩa thẳng là Sài Gòn. Nghĩa chéo không có. Nghĩa lắt léo của Sài Gòn là Hồ Chí Minh city. Ngoài ra chúng tôi còn biết vắt dòng, nói ngọng, nhại giọng, móc hầu, giải cấu và chuyên nghiệp lông bông. Vì thế mà những thứ đáng lẽ vứt thì chúng tôi nhét cả vào đầu. Chúng tôi tuyệt đối trung thành với câu: năng nhặt chặt bị. Chúng tôi mất dần khả năng phân biệt thứ gì rác, thứ gì có thể tái chế, nhưng chúng tôi biết chính xác John Cage chết năm1992, Susan Sontag tóc đen và dày, Nguyễn Cao Kỳ về Sài Gòn được/bị cảnh sát hộ tống vô khách sạn, Nhất Hạnh ghé chùa Già Lam được/bị Tuệ Sỹ bỗng dưng đến kỳ nhập thất. Chúng tôi luôn nâng cấp đạo đức bằng cách thường xuyên truy cập internet, ngoài Tiền vệ, Talawas là những trang web sex. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng hớn hở ra ngoài. Xa nhất là New York và gần nhất là Angkor. Ở New York chúng tôi thèm phở và nhớ làng Vũ Đại, ở Angkor chúng tôi thèm thịt chó và nhớ hẻm 47. Chúng tôi đầu thai là để thèm và nhớ. Kiếp này thèm toàn cầu và nhớ một nơi chốn, một lỗ chân trâu. Con hẻm rộng và cụt (chứ không phải hẹp và sâu) dẫn vào nội thất mãn kinh của bà chúa gắt gỏng. Mỗi khi bà chúa xẹt qua là vang vọng trong đầu lời ca: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Tuy chúng tôi đều có Honda, Yamaha và cả những chiếc Bus. Chúng tôi đỡ mỏi chân hơn tiền nhân hay giang hồ lê lết, nhưng chúng tôi đều đã hoa mắt, tê chân. Chắc vì chúng tôi là những công dân bị/phải toàn cầu. Mặc dù chúng tôi có tóc, răng và râu, nhưng trong đầu không đủ phép biện chứng, nên cặc dái dù có săn và cứng cũng không tới đâu. Khi có tiếng nổ thì đừng tưởng ở đây có khủng bố. Chúng tôi chỉ xớ rớ và bị cướp cò.






HAI LẦN UỐN LƯỠI, MỘT LẦN THỞ PHÀO


I. Uốn lưỡi 7 lần, rồi hít sâu…

1
Tao là cái thoi thóp chình ình trên thớt-
đụ má tụi mày cứ không ngớt mài dao!


(Ê, đừng tưởng là tao không có dao
đừng tưởng là tao không có dao
tao có một con dao đỏ au trong túi
một con dao với 7 cái lưỡi
một lưỡi ngắn cho tao và
6 lưỡi dài hơn cho mày!)


2
Tao là cái thây ma tẩm gia vị thâm xì trong lăng-
đụ má hàng triệu thằng đang âm thầm đào huyệt!


(Ôi, tao đã di chúc với
Phan Văn Hùm là hãy làm ơn
thiêu tao vì tao đã mật lệnh
thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ nên
tao sợ lắm kiểu chơi mồ mả
bởi tao đã đào quá nhiều những
cái hố và bây giờ tao biết ở
khắp nơi đang âm thầm đào lỗ!)


3
Tao là cái phù du bị tịch thu căn cước
đụ má nền cộng hoà vẫn không xâm nhập được!


(À, nhờ Mộng Lan và Đinh Linh
nhắn với anh hai G. W. Bush
[anh hai nói Huê Kỳ xuất Tự Do
chứ không chỉ phần mềm Microsoft]
có thể nào đổi cho tao một hớp
tự do lấy cả kho nước mắm
Phan Thiết có được không?!)


4
Tao là cái tối thui đi giật lùi khiếp nhược
đụ má bác Saddam bị chú Huê Kỳ lôi khỏi hang như chuột!


(À, các quán nướng ở Sài Gòn
hầu hết đều bán thịt chuột
mỗi lần nhai một chú tí giòn giòn
lại bồn chồn nhớ bác Saddam
ở Việt Nam các bác độc tài đều là
nông dân chắc rành lắm cách
làm thế nào để lột da chuột?!)


II. Uốn lưỡi 14 lần, rồi hít sâu 2 lần...

Tao là thằng chẳng ra gì (nhìn mặt tướng Giáp trên ti vi, tao thấy như vậy)!
Tao ở trong một xứ sở cũng chẳng ra gì (nghe chuyện mấy cô lấy chồng Đài Loan bị bán làm đĩ, tao nghĩ như vậy)!
Nên tao đinh ninh tao là một thằng rất ra gì (đọc tư tưởng Hồ Chí Minh, tao giật mình tin như vậy)!


Tao là thằng 18 đời đóng khố (để lại trong đại từ điển một chữ KHỔ)!
Tao là thằng 9 kiếp chổng khu (để lại trong đại từ điển một chữ HÙNG)!
Tao là thằng 79 năm phát mại dân ngu (để lại trong đại từ điển một chữ VĨ)!


Trong một xứ sở mịt mù như vậy, tao biết làm gì (nếu không chơi đĩ thì đi tu, nếu không đi tu thì lãnh tụ)!?
À, tao là lãnh tụ! lãnh tụ! lãnh tụ!...và đằng nào thì tao cũng lãnh đủ!


Đụ má thằng nào kích động nhân dân?- (Họ là thị phần của tao, không thằng nào được phép giành!)
Đụ má thằng nào núp sau nhân dân?- (Họ là thị phần của tao, cấm thằng nào bén mảng tới gần!)
Đụ má thằng nào cỡi nhân dân?- (Họ là thị phần của tao, đố thằng nào hó hé nhón chân!)


Thôi, anh hai, anh hai bớt giận, để em xoa cu cho anh hai ngủ! (Một cô mát sa điệu nghệ nói với tao như vậy.)


III. Không uốn lưỡi nữa mà thở phào…

Theo cụ rùa mắc cạn, tao là vật (linh).
Theo sách giáo khoa giật mình, tao là người (nhược).
Theo giới tính hả họng, tao là dương (vật).


Khi nằm ngửa, tao là thằng cu (má hay nựng, thỉnh thoảng còn hun [rất biết ơn điều đó]).
Khi biết đụ, tao là thằng cặc lõ (thỉnh thoảng được măn, bú, liếm [sướng không chịu nổi]).
Khi biết yêu, tao là thằng siêng năng (mân mê từng phân thân thể người tình).


Người ta nói, đàn bà: miệng sao ngao (lồn) vậy.
Người ta nói, đàn ông: mũi nào cặc ấy.
& tao thấy: lịch sử chứa cái gì, lạ kỳ, cặc & lồn chứa cái nấy.


Lại thở phào và nuốt nước miếng liên tục…







PHỈNH
(ưa phỉnh, phỉnh dỗ, phỉnh mũi, phỉnh nịnh, phỉnh phờ, lừa phỉnh, phỉnh gạt)


Để giết chuột, không gì bằng keo diệt chuột của công nghệ sinh học Việt Nam.
Để giết bọn văn nghệ, không gì bằng lùa chúng vào Hội Nhà Văn Việt Nam.
Để giết lũ sinh viên, không gì bằng cấp cho chúng bằng tiến sĩ Việt Nam.


Để chơi trò ngu dân, không gì bằng làm lãnh tụ tinh thần Việt Nam.
Để chơi trò bù nhìn, không gì bằng làm đại biểu quốc hội Việt Nam.
Để chơi trò văn hiến, không gì bằng làm công dân thủ đô Việt Nam.


Để biết ngày mai ra sao, không gì bằng nghe thầy bói Việt Nam.
Để biết quá khứ thế nào, không gì bằng đọc lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Để biết hiện tại tới đâu, không gì bằng lái xe qua các nẻo đường Việt Nam.


Để lấy cảm hứng đồi trụy, không gì bằng nhậu thịt chó vỉa hè Việt Nam
Để lấy cảm hứng phản động, không gì bằng ra vào hải quan Việt Nam
Để lấy cảm hứng anh hùng, không gì bằng chui xuống địa đạo Việt Nam


&

Để hiểu nghĩa của từ phỉnh, không gì bằng làm công dân nước CHXHCN Việt Nam.





Nguồn: tienve.org






























Nguyễn Quốc Chánh

Ê, tao đây



Gió O vừa nhận được tập thơ Ê, tao đây của Nguyễn Quốc Chánh gửi qua ngả i meo. Tập thơ có một hình bìa bạo và những bài thơ tục (có thể độc giả khác sẽ dùng những chữ nào khác, ví dụ: rude poetry, hậu hiện đại vv..vv... để gọi tên cho loại thơ này), vượt qua làn ranh nào đó của một diễn đàn chữ nghĩa do một nữ chủ bút điều hành như diễn đàn Gió O. Tôi chọn và đọc vài bài trong tập Ê, tao đây của Nguyễn Quốc Chánh. Dù những bài thơ tục của Nguyễn Quốc Chánh không nằm trong vị gíac của tôi, nhưng có thể nói tất cả thơ trong tập Ê, tao đây đều biểu hiện một tài năng thơ vượt trội, hạng sao, thuộc thế hệ Nguyễn Quốc Chánh ở trong nước. 
Thơ Nguyễn Quốc Chánh đã được giới thiệu trên nhiều diễn đàn văn chương ngoài nước, từ các diễn đàn Tiếng Việt như Tiền Vệ, Tạp Chí Thơ, Hợp Lưu, Talawas ... đến các diễn đàn văn chương Tiếng Anh như: nycBig City Lit.com, Poetry From The Literaryreview.com, c r o s s X c o n n e c t ... phần lớn do Đinh Linh giới thiệu. Hay cả đến những chính phủ như BBC Luân Đôn cũng nhúng tay vào cường điệu. Đây là lần thứ nhất tác giả Nguyễn Quốc Chánh tìm đến với Gió O. Bạn đọc nào muốn có toàn tập Ê, tao đây của Nguyễn Quốc Chánh xin liên lạc với tác giả @: chanhnb@yahoo.com

lth.





Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê

Khi trả lời phóng vấn, cô ấy nói: "Tôi thấy mình còn mang nặng một xác người. Chắc chắn đó là nước VN mà tôi mang trên mình như một đứa bé đã chết" (Linda Lê).

Tao là đứa bé ấy đấy. Cô ấy không yếu bóng vía chứ?. Cũng có thể thần kinh của tao có vấn đề. Hôm qua hắn (bác sĩ) cho tao 5 loại thuốc và bày cách giảm căng thẳng như vầy:

Một, ra đường phải mang kính râm; (dễ) 
Hai, dù độc thân nhưng không được lầm bầm; (khó) 
Ba, phải thường xuyên nhai một thứ gì đó; (dễ) 
Bốn, phải làm tình 2 ngày một lần; (khó)

Là chuyện nhỏ của cái hốc bà tó nát bét ở đây và bây giờ. Không có gì tồi tệ (hại) hơn cái vũng (nước Việt) hiện tại. Trong cái vũng (nước) đỏ bầm đó, không sinh vật nào có thể ngoe ngoảy, ngoài 2 sinh vật dữ dằn là nghèo & ngu.

Tao là sinh vật lụ khụ (nghèo & ngu) như thế. 
Tao không thể không ngoẻo trên mình Linda Lê.
Tao không thể không ngủm trong cái vũng đỏ bầm.
Tao là cái tởm lợm trong trí não của những ai chưa nhão.

Một người (mắt hãy còn xanh, môi và răng tươi thắm), nói: Có 3 thứ không thể kết hợïp với nhau nổi. Đó là: Thông minh, lương thiện & cộng sản.


Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản, 
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, &
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.

Tao chợt nghĩ (bụng): Nguyễn Quang Thiều sẽ thắc mắc: Hồ Chí Minh là ai? 
& tao tin (như đinh đóng cột): Nguyễn Khoa Điềm sẽ trả lời: Hồ Chí Minh là cộng sản!

Mô Phật… Bongoooooooooooo... 
( À, chắc là tiếng chuông good morning của gã tỳ kheo Tuệ Sĩ.)



Lịch sử tầy hoầy của những kẻ sống là ma & chết để lại da tắc kè

Bá Thọ (thuộc phe bá cháy, cháy là phải chạy, không kịp là phỏng dái, nói lái là giải phóng) vừa phảy một vụ liên văn bản Hàng VN chất lượng cao (cao là Cao Đài, là cao cao bên cửa sổ có 2 gã hôn nhau [Tôn Đức Thắng & Hồ Chí Minh]) của thằng xì thẩu họ Mạc (lạc xuống Việt Nam sau Thiên An Môn) trên đường Nguyễn Tất Thành (con đường đi miết sẽ dẫn về miệt Rừng Sát, nơi Viễn [du đảng] ém quân phục Tây, vậy mà vào một ngày đẹp trời lộng lẫy, Đảng [ta] giở trò điệu hổ ly [tán] sơn, và suýt nữa thì Viễn đã bị mần thịt).

Một học trò kỷ lục hút chích, thỉnh thoảng còn vũ xắc-xi trong lớp, hỏi thầy giáo (mác) đôi khi, Tất Thành là ai vậy, và được biết ngay, là một thanh niên đẹp trai, (ôi, chắc các em bia ôm thời nay không khoái, các em chỉ khoái đàn ông bây giờ cứ phải là tam ánh cơ: đầu ánh bạc, ví ánh kim, chim ánh thép!) nhưng lâm cảnh khốn cùng (người tầm thường mà cùng thì thành đạo tặc, nhưng kẻ chí cả mà khốn, thế nào cũng phải tìm đường vượt biên, dĩ nhiên không phải để cứu mình mà cứu nước).

Không biết cha nội (thích nguyên [cớ] tánh) Phạm Công Thiện thoát (cái) hĩm (lồn) Việt Nam cách nào mà dám viết Triết lý vượt biên? - Ơ hay, cái gì mà tớ không dám, cái đám giáo sư giáo siếc, tiến sĩ tiến sọt cộng hoà XHCN là tớ rỉa (giọng Trần Mạnh Hảo)! - Thử hỏi cái gì ăn mà không ỉa, cái gì sống mà không chết, nghĩa là cứ ngấm, cứ nghía, cứ nghiền, cứ ngẫm về cái ỉa, cái chết kiên trì, ráo riết và mảnh liệt từ đầu đến đít, thì trước sau gì triết lý cũng thòi ra (giọng Nguyễn Đức Sơn), huống hồ vượt biên hiển nhiên rùng rợn!

Vượt biên hụt bị tó là cái chắc (vượt biên khó lắm chứ, ai bảo vượt biên sướng, chỉ chăn trâu mới sướng thôi). Tất Thành vượt biên bằng tàu sắt Pháp nên thành Vĩ Đai Nhân, Hưng Quốc vượt biên bằng ghe câu mực chỉ thành Luận Văn Nhân, còn tao chết nhác đéo dám vượt nên mới thành Hèn Đại Nhân (tên một tác phẩm của Lê Đạt).

Vượt biên (hy sinh) không thành liệt sĩ đã đành, nhưng thoát nạn thì thành Việt kiều yêu nước là cái chắc. Theo thống kê của Bộ Xóa Đói, mỗi năm Việt kiều lì xì chừng 2 tỷ rưởi Mỹ kim (ôi, mới thấy nghèo từ muôn kiếp trước không biết xoá đến bao giờ mới hết cho được!). Ừ, đã có tư tưởng Hồ Chí Minh (đục nước béo cò) thì cũng phải cởi trói cho người ta có Triết lý vượt biên chứ ạ? À, thì ra có máu triết gia sướng quá ta, ha ha ha, nhìn thứ gì cũng ra tư tưởng, hay thiệt!

Cũng bằng cách của phe bá cháy, tướng (12 con) Giáp cũng vừa công bố trên mạng Vietdienulinh một phát hiện mới tinh ở tuổi 94 rất ư là cừ: một trại súc vật dưới lòng đất Ba Đình bí sử. Phối hợp đồng điệu giữa hiệu ứng kính râm thám tử với phương châm phình ngôn phúng dụ Orwell, cựu giáo sử trường Thăng Long đã trưng ra bằng chứng truyền thống về một trại súc vật bí mật trong lòng đất ngàn năm văn vật.

Con vật thâm niên đáng gờm trong trại là một con rùa. Theo nhà Hà Nội phi vật thể Huệ Chi, cụ ta xuất thân từ hồ Hoàn Kiếm, nơi 3 đời thừa nước đục thả câu có lịch sử rất ngầu đao kiếm linh hiển. Gươm giáo đã nhiễm vào máu, lậm vào xương thành di sản quốc gia phi vật thể, còn cái mu xưng chù dù của cụ lại là di sản cộng hoà xã hội vật thể bò càng, nhưng do cạnh tranh không đàng hoàng giành huyền thoại vào chung kết nhiêu khê nên dễ bề bị lật (tẩy) ngửa và trong đó (cái mu của cụ) chỉ còn lại nước thải, dĩ nhiên là môi trường phát tiết (canh) bừa phứa của nhiều thể loại lăn quăn: thi, văn, nhạc, họa như Thi, Khải… mà Bùi Minh nghĩa sĩ Cần Giuộc phác giác sáng nay trên mạng talawas ([ta] em là ai cô gái hay nàng tiên [Tố Hữu], em không có khói làm sao qua có lửa [Nguyễn Khoa Điềm ca bài Diễm xưa [Trinh Công Sơn] với Phạm Thị Hoài]?!).

Ngoài loài rùa thần thoại, (12 con) Giáp còn chỉ ra hơn một tá những động vật cá biệt khác. Chẳng hạn khỉ đầu đỏ Nghệ An, vượn răng hô Cao Bằng, cua đinh một càng Bến Tre, gà chọi què cẳng Củ Chi, rắn hổ đất 2 đầu Minh Hải…

Thà rắn còn hơn, rồng chả tích sự mẹ gì ngoài cái ỡm ờ đánh lận con nít. Bố Đà tuy ăn chơi hút chích khoác lác cực kỳ nhưng kịp thời thông minh chí lý: Lịch sử 4 ngàn năm mà sơ khai, dân mấy mươi triệu toàn con nít. Nói năng bừa phứa như rứa, Bác Tản xứng đáng là (đứa) vô địch ô- lem- bíc quốc gia đấy nhá, và chiếu nào mà Bác chả ghé đít xuống được, trong một (cái) quần cư lũ khủ chiếu manh treo đầu dê bán thịt chó. Những Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn …bẻm mép (do sâu răng) chỉ đáng xách dép và lau chùi bàn đèn cho Bác Tản lên tiên.

- Cái xó (xứ) cùi này ai cũng thích hát bài đêm chong đèn ngồi nhớ lại (Trinh Công Sơn) coi bộ hả hê tùy tiện (nghi) lắm, phải hong em Cẩm em Nhung?

Thôi, anh hai ơi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi (Trịnh Công Sơn) cẳng, ghé đây em nhờ, đụ má hồi sáng tới giờ ế ẩm thấy mẹ!

- Kết thúc như vầy (chỗ này) được hong (ông, Bác) Bút Tre (gai) ơi:

Giáp (ranh) thắng trận Điện Biên
Dân (đinh) sướng qúa phát điên phát khùng
Sướng vì tưởng bở anh hùng
Tưởng hoài nên mới thành khùng thành điên

Nhà phê (chiếu manh) Nguyễn Thanh Sơn (phết), cười ngờ nghệch, bình: -Địt mẹ, đồ bố l(n) áo! thơ thế n(l)ày, ông đéo cho mày vào l(n)àng (văn học sử) nhà ông đâu nhé!



Ở đâu tao không biết, nhưng ở đây phải khác

Đây là Phan Thiết.
Bây giờ là 7 giờ.
Mặt trời đỏ bừng bừng.

Bây giờ biển lặng.
Bây giờ biển nhiều rong.
Bây giờ biển không đông người tắm,
Chỉ vài người nằm và ngồi khí công.

Một gã xà lỏn, cụt chân, làm trò vĩ nhân
Đang xoay vòng vòng trên cái trụ nổi gân.
(À, hắn rất giống kẻ sống sót từ mấy thế kỷ trước,
Và cũng không khác phế binh của hàng triệu tàu chìm.)

Ở đâu biển cũng mặn, đôi khi đắng, nhưng ở đây, biển tuyệt vời là mùi nước mắm.

Lịch sử của biển tất nhiên, ở đâu cũng là chiến tranh, nhưng ở đây, biển khác hẳn.

Giấc mơ của biển, ở đâu chắc cũng nối liền các đảo với các lục địa mãn kinh.

Nhưng ở đây, giấc mơ của biển, vĩnh viễn là chai nước mắm.

Nên ở đây, chỗ nào cũng, thường xuyên, bốc mùi thum thủm.



Hậu, hậu, nhưng không phải là hậu…

Nhìn thẳng: mặt tao trơ.
Nhìn nghiêng: mặt tao lệch.
Nhìn xuống hoặc lên: mặt tao đều bết.

Đứng cạnh Miên: tao lộng lẫy vàng.
Đứng cạnh Tây: tao hoang mang xẹp.
Đứng cạnh Tầu: tao khép nép hí.

Kiếp trước: cốt của tao là khỉ.
Kiếp này: cộng đồng của tao là ma.
Kiếp sau: quốc gia của tao là công xã.

Hồi xưa tao xăm mình đánh Tầu.
Bây giờ ông tao nghêu ngao bán đậu hủ.

Hồi đó tao gồng mình chống Tây.
Bây giờ bố tao ngồi vỉa hè sửa giày.


Hồi nãy tao bán mạng chống Mỹ.
Bây giờ vợ tao nôn nao lấy Huê Kỳ.

Đôi khi tao muốn quên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn tin: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn điên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!




Phỉnh 

(ưa phỉnh, phỉnh dỗ, phỉnh mũi, phỉnh nịnh, phỉnh phờ, lừa phỉnh, phỉnh gạt)

Để giết chuột, không gì bằng keo diệt chuột của công nghệ sinh học Việt nam.
Để giết bọn văn nghệ, không gì bằng lùa chúng vào Hội nhà văn Việt nam.
Để giết lũ sinh viên, không gì bằng cấp cho chúng bằng tiến sĩ Việt nam.

Để chơi trò ngu dân, không gì bằng làm lãnh tụ tinh thần Việt nam.
Để chơi trò bù nhìn, không gì bằng làm đại biểu quốc hội Việt nam.
Để chơi trò văn hiến, không gì bằng làm công dân thủ đô Việt nam.

Để biết ngày mai ra sao, không gì bằng nghe thầy bói Việt nam.
Để biết quá khứ thế nào, không gì bằng đọc lịch sử Đảng cộng sản Việt nam.
Để biết hiện tại tới đâu, không gì bằng lái xe qua các nẻo đường Việt nam.

Để lấy cảm hứng đồi trụy, không gì bằng nhậu thịt chó vỉa hè Việt nam
Để lấy cảm hứng phản động, không gì bằng ra vào hải quan Việt nam
Để lấy cảm hứng anh hùng, không gì bằng chui xuống địa đạo Việt nam

&

Để hiểu nghĩa của từ phỉnh, không gì bằng làm công dân nước CHXHCN Việt nam.



Nguyễn Quốc Chánh














Nguyễn Quốc Chánh, Phan Nguyên, Nam Dao
Vũng Tàu 2018









Trở về



MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.