Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Huy Cận (1919 - 2005)












http://phannguyenartist.blogspot.com/



Huy Cận

tên khai sinh: Cù Huy Cận
(1919 - 2005)
Hưởng thọ 86 tuổi


Nhà thơ, Nhà hoạt động chính trị








Tiểu sử


Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917). 

Lúc nhỏ Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng. 
Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. 



Hoạt động chính trường



Tháng 8 năm 1945, Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. 

Sau Cách mạng tháng Tám, khi mới 26 tuổi, ông là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. 
Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII. 
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Hưởng thọ 86 tuổi







Đời tư - Gia đình

Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, (em gái nhà thơ Xuân Diệu) Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mất năm 2009.
Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học tại Hà Nội.
Huy Cận và Xuân Diệu là 2 người bạn tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phủ), Hà Nội. 
Ông có 4 người con, 2 trai và 2 gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, người bị công an Việt Nam bắt năm 2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bị tuyên án 7 năm tù, 3 năm quản chế. 

Nay đã được thả và định cư tại Hao Kỳ











Ngậm Ngùi





Nhạc Phạm Duy
Thơ Huy Cận
Tiếng hát Vũ Khanh

Nắng chia nửa bãi, chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau,
Em ơi! Hãy ngủ... anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi...
















Sáng tác
Trước tháng 8 năm 1945








Lửa thiêng

1940
(gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940)


Ê chề
Áo trắng
Đẹp xưa
Đi giữa đường thơm
Ði rất êm
Ðiệu buồn
Bình yên
Bi ca
Buồn
Buồn đêm mưa
Cách xa
Cầu khẩn
Chết
Chiều xuân
Chiều xưa
Dấu chân trên đường
Em về nhà
Gánh xiếc
Giấc ngủ chiều
Học sinh
Hối hận
Hồn xa
Hồn xuân
Hoạ điệu
Khung tình
Lời dịu
Mai sau
Mưa
Ngậm ngùi
Ngủ chung
Nhạc sầu
Nhớ hờ
Quanh quẩn
Song song
Tâm sự
Tình mất
Tình tự
Tựu trường
Thân thể
Thu
Thu rừng
Thuyền đi
Tiễn đưa
Tràng giang
Trình bày
Trò chuyện
Trông lên
Vạn lý tình
Xuân
Xuân ý








Kinh cầu tự
(1942, văn xuôi triết lí)







Vũ trụ ca

Gồm 38 bài, chưa xuất bản thành sách nhưng đã đăng báo từng bài lẻ. Lần đầu được in trong "Huy Cận toàn tập" (Tập 1).

Tập thơ được sáng tác trong thời gian 1940-1943.

Áo xuân
Cây lúa
Có tình yêu nào mà không đau
Cảm thông
Chiêm bao thỉnh thoảng em về
Gối tay
Gió một hướng...
Hỏi mặt trời
Hỡi em yêu, hỡi em thương
Hoa đăng
Hoa về
Hương dậy đất
Lên đàng
Lửa quanh đời
Mộng sắc duyên
Muộn màng
Nắng đào
Nằm nghe người thở
Nằm trong tiếng nói
Sơ khai
Tình đau một thuở
Thần thánh chết rồi
Tin vui
Trời, biển, hoa, hương
Trưa
Vĩnh viễn








Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8






Trời mỗi ngày lại sáng
(1958)






Đất nở hoa

(1960)







Bài thơ cuộc đời
(1963)






Hai bàn tay em
(thơ thiếu nhi, 1967)






Những năm sáu mươi
(1968)






Chiến trường gần đến chiến trường xa
(1973)






Họp mặt thiếu niên anh hùng
(1973)






Những người mẹ, những người vợ
(1974)






Ngày hằng sống ngày hằng thơ
(1975)







Ngôi nhà giữa nắng
(1978)







Hạt Lại Gieo
(1984)

Áo thời gian
Bãi biển cuối hè
Bên biển
Cành bàng xương mảnh
Chú tôi
Chiếc hôn
Dạo trên bờ biển
Dậy sớm
Hạt lại gieo
Một nét Vĩnh Linh
Một sáng mai xuân
Mưa đêm rừng cọ













Trang thơ Huy Cận

Anh đầu thai vào đời em mỗi sáng
Anh mang thầm em
Anh thợ gốm
Anh thương em
Anh viết bài thơ
Anh xa em một nửa
Đàn tơ-rưng
Đã rằng nương bóng trăng thanh
Đêm trăng mưa
Đêm về với biển
Đảo
Đến Tây Hồ nhớ Bạch Cư Dị
Đời hỏi gì ta
Đoàn thuyền đánh cá
Bà dì, bà mợ, bà cô
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Bà ơi ngày hạ
Bâng khuâng
Bến lò rèn làng tôi thuở nhỏ
Bụng lân tài
Buổi sáng hôm nay
Buổi trưa hè
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Cái dạ yêu đời
Cảnh địa ngục
Cẩm thạch - Hương trầm
Cửa sông
Chép bài thơ cũ
Chùm hoa núi tặng
Chùm thơ viết ở đảo Long Châu
Chiếc võng tơ em tặng
Chiều thu quê hương
Chim làm ra gió
Chong chóng
Con chim chiền chiện
Diệu ơi, Diệu đã về yên tịnh
Em ạ, vườn xoan...
Em đi xe tháng
Em bé và mặt trăng
Em ơi! Trời xanh
Gà gáy trên cánh đồng Ba Vì được mùa
Gặp chị điên
Gặp em một sáng
Gọi điện thoại
Gửi bạn người Nghệ Tĩnh
Giã từ, từ giã...
Gió đến nửa đêm chưa hết lạ
Gió chuyển mùa
Gió lạnh chiều đông
Gió một hướng
Giọng em
Hai bàn tay em
Hôm qua ta gặp bạn mai sau
Hôn em
Hỡi em yên lặng
Hồn thuở ban sơ
Hoa giữa nắng
Hoa sấu bầy ong
Huế vấn vương
Hương đất
Khắc khoải
Lê Văn Hưu
Mây trắng
Mùa hạ chín
Mắt Lý Công Uẩn
Mẹ ơi, đời mẹ...
Mơ cho đã
Mưa xuân trên biển
Nén hương nhớ Bác
Núi Bài Thơ
Ngày thu trong
Ngày xuân nghĩ đến: Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương
Ngày xuân thăm chùa Trăm Gian
Ngã ba Đồng Lộc
Ngô Quyền
Nghĩ cũng lạ...
Nhà thơ dân gian
Những mảnh tình
Nhớ
Nhớ mẹ năm lụt
Phố Đông Ba của tôi ngày bé
Sang xuân
Sau giông trời mát...
Say mùa hè
Sống một đời
Sớm mai gà gáy
Soi gương buổi sáng
Ta viết bài thơ gọi biển về
Tên em
Tình em như đám cháy rừng
Tóc em toả xuống mặt anh
Tạo hoá sinh em...
Tặng em buổi sáng hôm nay
Tổ quốc
Thăm lò chum
Thi nghé
Tiếng biển về khuya
Trái Đất còn quay
Trò chuyện với kim tự tháp
Trống đồng
Trăng rằm mọc
Trăng sao cũng hoá xứ người
Trăng xuân
Trưa nay suối biếc...
Ví bằng
Về thăm quê xã Đức Ân
Vỗ về
Viết một bài thơ
Vườn hồng
Vườn hồng sau mưa
Xem ảnh tuổi nhỏ của em
Xem tranh Tề Bạch Thạch
Xem triển lãm tượng gỗ dân gian
Xuân hành
Yêu
Yêu đời
Yêu nhau nhớ mấy cho vừa...






Bút tích nhà thơ Huy Cận











Xuân Diệu, Ngô Xuân Như, Huy Cận
(chiến khu Việt Bắc)










Thép Mới, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Đỗ Quảng, Huy Cận

















Huy Cận











Huy Cận lúc trẻ












Tham khảo thêm về nhà thơ Huy Cận







Huy Cận : một Vẻ đẹp của quá khứ
Vương Trí Nhàn




Từ hồi tuổi mới 20 – 25 , Huy Cận đã biết tạo cho thơ mình một vẻ đẹp khá già dặn . Cái tên Lửa thiêng , có lẽ không hẳn đã hợp với các bài thơ trong tập , đơn giản là vì chất thiêng ở đây còn thấp thoáng một vẻ phôi phai trần tục và khó lòng nói là đã có được sắc thái riêng . Mà phù hợp hơn, khi muốn tìm ra cái phần tinh hoa trong thơ Huy Cận lúc ấy , tôi muốn dùng chữ đẹp xưa , như tên một bài thơ khác của ông . Thật vậy , nếu nhớ tới Xuân Diệu , luôn luôn ta nhớ cái líu ríu cuống quýt mau với chứ vội vàng lên với chứ của ngày hôm nay thì giọng thơ Huy Cận thật khoan thai trầm mặc , nó là tiếng nói của một nhà thơ luôn sống với một quãng lùi để có thể nhìn mãi tận xa xưa . Cũng giống như Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, thơ Huy Cận hồi ấy cho chúng ta biết một khía cạnh đặc biệt làm nên cái điệu tâm hồn Việt Nam . Ngậm ngùi . Chiều xưa . Tràng giang. Nhạc sầu . .. Những bài thơ đó thuộc về cách nghĩ một thời . Quá khứ hằn lên với những vết mòn . Mờ xa mà thắm thiết . Và xa vắng , và đìu hiu . Tôi nghĩ tới cái màu ngói cổ . Tôi nghĩ tới cái cái hoà sắc riêng của những đền chùa Việt Nam , những bức tường rêu phong , những hàng cột không chói lọi sơn son thiếp vàng , mà màu đỏ ở đây như có cái vẻ trĩu xuống đất , lẫn vào chung quanh , nhẫn nại , cam chịu .
Cũng đã có lần Huy Cận nói tới một vẻ đẹp hoang dại dân dã Đường trong làng hoa dại với mùi rơm -- Tôi cùng người đi dạo giữa đường thơm . Nhưng những bài thơ hay nhất của ông thường có cái vẻ sang trọng pha chút quý phái . Cố nhiên không bao giờ ta quên rằng hồn thơ ấy chỉ có thể hình thành nhờ ảnh hưởng Tây phương . Dấu vết của thơ Pháp còn trải khắp tập Lửa thiêng ( kiểu như Sớm hôm nay hồn em như tủ áo -- ý trong veo là lượt xếp từng đôi ). Có điều , ở những bài hay nhất trong tập , ta gặp lại cái vang hưởng Trung Hoa vốn đến với ta từ lâu lắm . Xa rồi khuất ngựa sau non -- Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu . Tràng đạc là gì ? Có phải là tiếng chuông lắc trên cổ con ngựa ? Sao không nói sông dài mà lại phải gọi Tràng giang ? Không ai định hỏi và xưa nay tác giả cũng không nói . Cũng như ta không bao giờ thắc mắc về những gió thanh tân , tình vạn lý , những đồng trăng lục nhạt vàng thanh lối gần . .., chỉ có cảm tưởng những chữ ấy câu ấy nói hộ một điều bấy lâu vẫn sống âm thầm dai dẳng trong mỗi tâm hồn .
Cái vẻ chín tới này không chỉ có mặt trong Lửa thiêng mà về sau , còn một lần nưã đến với Huy Cận . Những năm sáu mươi của thế kỷ XX không chỉ là một giai đoạn thanh bình hiếm có đến với đất nước sau cuộc kháng chiến chống Pháp , mà còn đánh dấu một bước phục hưng thực sự trong đời sống thơ ở Hà Nội . Nó không đi tìm những cái mới lạ . Mà nó quay về với cái lãng mạn và bằng sự hồn nhiên của mình , đạt tới một trình độ cổ điển mới . Chế Lan Viên có ánh sáng và phù sa với cái phần e ấp chờ đợi hồi hộp khát khao ít thấy ; ánh sáng và phù sa tuy không được dư luận coi là tiêu biểu song theo tôi lại là cái phần hay nhất trong sáng tác của họ Chế . Rồi Tế Hanh có Gửi miền Bắc không dễ dãi như tác giả này vốn có ; Xuân Diệu có Cầm tay , chùm thơ tình , mà chất lượng hoàn toàn có thể đọ với Thơ thơ ngày xưa . Và Huy Cận có Trời mỗi ngày lại sáng , Đất nở hoa , Bài thơ cuộc đời … Nếu đối diện với những bài hay nhất rút ra từ ba tập này , chúng ta sẽ thấy lại cái vẻ chín , đầy đặn , chắc chắn của thơ ông . Thu tới ngoài kia -- Nghe nhân thơm trong trái nặng -- Nghe nhựa ấm trong cành thưa --- Nghe run rẩy tiếng gió ru lúa chín -- Xôn xao cuống lá rụng thay mùa. Sinh thời , nói chuyện với tôi , Nguyễn Minh Châu tỏ ý rất chịu bài Chín với mấy câu mở đầu như vậy . Còn đám học trò cấp ba chúng tôi hồi trước chiến tranh thì mê đủ thứ , cả cái cảm giác lộng lẫy toát lên từ sự hài hoà của trời đất trong Đoàn thuyền đánh cá , lẫn cái đạm bạc như một bức tranh thuỷ mạc của Mưa xuân trên biển ( mà một câu trong đó là Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm ) , rồi nữa , cái lạ lùng bất ngờ của những bài thơ Huy Cận viết từ nước ngoài ( Trò chuyện với Kim Tự tháp , Xem tranh Tề Bạch Thạch v..v.. ) . Quá mê các bậc đàn anh tới mức chịu đi sau làm cái bóng của họ là lỗi của một lớp người trẻ tuổi , song quả thực , có dễ gì vượt được một chuỗi tài năng cùng lúc toả sáng như vậy . Họ đã chín trong hoàn cảnh của họ , còn chúng tôi phải chăng cái sự sống sít , dang dở theo mãi như một nghiệp chướng ? …
Một bạn Việt kiều , cũng quê Hà Tĩnh như Huy Cận , sau mười lần về nước , gần đây có nhận xét rằng người Hà Nội có vẻ quá “chúi mũi “ vào thưởng thức văn chương , tự ru ngủ trong những câu thơ vần vèo thánh thót mà coi nhẹ tư tưởng bộc lộ qua trang viết . Lúc tỉnh táo và thử làm khác mình đi , tôi cũng muốn nghĩ thế . Nhưng biết làm thế nào ?! Thơ , với chúng tôi , đó là tuổi trẻ , là sự có mặt trong đời , là hy vọng , là cái sự hồn nhiên được gặp gỡ với bao nhiêu tâm hồn . Như với Huy Cận mà hôm nay ra đi . Chỉ vừa nghe tin ngày 19-2 ông đã vĩnh viễn nằm xuống là tâm trí đã xôn xao như những gì nhạy cảm nhất đang cùng rung lên trong lòng . Không còn những chuyện tầm thường nhếch nhác của đời sống hàng ngày , không còn bao nhiêu trơ lỳ , già cỗi , thóai hoá , nó chia rẽ những người cùng sống một thời , mà chỉ còn những câu thơ hay nhất tác giả từng viết , những câu thơ thời trẻ bọn tôi đã thuộc , lục tục kéo tới . Tác giả Lửa thiêng là thế , thơ Huy Cận đã thuộc về một phần tài sản tinh thần của cả mấy thế hệ hôm nay .











trái: Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng, Huy Cận












Trở về




MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.