Đỗ Hoàng Tường
(1960 .....) Quang Nam
Họa sĩ
Đỗ Hoàng Tường tốt nghiệp Truờng Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 1984 và đã được đại diện trong các bộ sưu tập công cộng ở Viện Bảo tàng Mỹ thuật, Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Những triển lãm tiêu biểu
‘Dawn: Four Artists from Vietnam’
Cuc Gallery, Hanoi, Vietnam, 2012
‘of reveries and obsessions’
Galerie Quynh, Ho Chi Minh City, Vietnam, 2010
‘Beneath my skin’
ifa gallery, Shanghai, China, 2009
‘Vietnam Mon Amour’
mc2gallery, Milan, Italy, 2009
‘New Figuration in Vietnamese Painting and Sculpture’
Monash University, Australia, 2005.
Một giờ với họa sĩ Hoàng Tường
Giở vài tờ báo, tạp chí, ở các trang văn học, chân dung doanh nhân... độc giả thường thấy nhiều hình ảnh minh họa đầy ấn tượng góp phần làm “sang” lên các bài báo, truyện ngắn, bài thơ, mà bên cạnh ghi dòng chú: “Minh họa: Hoàng Tường”.
Rất duyên và rất riêng
Đỗ Hoàng Tường là họa sĩ đa tài. Từ niềm đam mê hội họa, công việc buộc anh dấn thân vào phần lớn các lĩnh vực liên quan đến nghề vẽ và ở lĩnh vực nào anh cũng gặt hái được ít nhiều thành công, trong đó, nổi bật là mảng tranh minh họa. “Minh họa dễ như một lời nói! – anh chia sẻ rất giản dị. Nói thì dễ rồi, nhưng nói sao cho hay, cho có duyên thì chẳng dễ chút nào.
Và đâu phải ngẫu nhiên mà “thương hiệu” Hoàng Tường khiến nhiều tờ báo lớn nhỏ đều muốn... độc quyền.
Hoàng Tường vẽ truyện tranh, tham gia minh họa báo cho tuổi mới lớn, vẽ truyện cười, chân dung doanh nhân, bìa và phụ bản sách... Nếu để ý một chút, cho tranh hay minh họa, họa phẩm của Hoàng Tuờng đều rất duyên, rất riêng, không dễ nhầm lẫn với bất kì ai.
Thuộc lớp họa sĩ trưởng thành sau năm 1975, cùng lứa với Hoàng Tường có các họa sĩ nổi danh khác như Nguyễn Thanh Bình, Hứa Thanh Bình, Nguyễn Tấn Cương, Trần Văn Thảo, Nguyễn Trung Tín... nhưng gần như chỉ riêng anh nổi trội ở lĩnh vực vẽ minh họa.
Hoàng Tường là họa sĩ khá hiếm hoi thích tìm tòi kỹ thuật và cách thể hiện mới, anh sử dụng thành thạo đa chất liệu (mix-media), bên cạnh sở trường sơn dầu và acrylic trên bố. Ngoài minh họa, Hoàng Tường là họa sĩ giá vẽ với những loạt tranh trường phái trừu tượng, nổi tiếng tại rất nhiều triển lãm trong và ngoài nước bằng phong cách hiện đại, bút pháp mạnh mẽ, khoáng đạt, màu sắc nhẹ nhàng, sang trọng.
“Trừu tượng làm tôi... mắc nghẹn” – theo đuổi trường phái “khó nuốt” này suốt hơn 10 năm, con người mê sáng tạo và ít chịu bằng lòng từng thú nhận. Về sau, những người yêu tranh đã chứng kiến một cuộc “lột xác” khá ngoạn mục của chính anh bằng một loạt tranh có hình thể.
“Vẽ minh họa không hề đơn giản” – họa sĩ chuyên vẽ minh họa (theo lối biếm) kỳ cựu Nguyễn Tài chia sẻ. Thật vậy, nhiều người cho rằng cái khó của minh họa là làm sao lột tả được cái không khí cũng như cái “thần” của câu chuyện hoặc bài thơ. Ngoài ra, nét vẽ phải nhuần nhụy, tự nhiên, phóng khoáng và nhất thiết phải có duyên. Vậy nên, để có dẫu chỉ một mẩu minh họa đẹp, tưởng dễ nhưng lại rất... gian nan. Minh họa vì thế là sân chơi khá trống trải, hơi thiếu cạnh tranh, là mảnh đất màu nhưng lại ít ai đủ can đảm nhảy vào. Ngay như Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM, mỗi năm đều đặn cho ra lò ít nhất vài chục họa sĩ, đa số đều có thể sáng tác tranh, nhưng không phải ai cũng có thể vẽ minh họa.
Chỉ riêng Hoàng Tường, với thâm niên minh họa trên hai mươi năm, những bức tranh và các cuộc triển lãm của anh không vì thế mà gián đoạn, vẫn kiên trì và bền bỉ ra đời. “Tôi hào hứng dự phần vào nhiều mảng để thử sức mình. Tiếc là không đủ thời gian để có thể san sẻ mọi thứ! – Hoàng Tường nói. Và quả thật, “Đỗ Hoàng Tường làm việc như chưa hề biết mệt mỏi” – như nhận xét từ một họa sĩ đồng nghiệp của anh.
“Minh họa giúp tôi sống tự do”
“Tôi tham gia minh họa báo Khăn Quàng Đỏ từ năm 1981, khi hãy còn là sinh viên ĐH Mỹ thuật TPHCM. Sau đó, tôi được mời minh họa truyện ngắn cho rất nhiều tờ báo, vẽ cả truyện tranh, bìa sách... Năm 1989 – 1990, tôi cùng hai họa sĩ Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Trung Tín xuất bản tạp chí truyện tranh mang tên Bút Chì với rất nhiều nhiệt huyết của tuổi trẻ. Bút Chì ra được hơn mười số thì... chết bởi chúng tôi biết vẽ mà không biết bán chác, kinh doanh. Từ 1994, tôi làm việc ở báo Khăn Quàng Đỏ, chủ yếu vẽ minh họa cho tờ báo tuổi mới lớn Mực Tím” – Hoàng Tường tâm sự.
“Có nhận xét cho rằng minh họa của anh hoàn chỉnh như tranh, còn tranh của anh thì ngược lại. Anh suy nghĩ gì về nhận xét này? Có khi nào minh họa là tiền đề ý tưởng, là phác thảo cho tranh Hoàng Tuờng?”. “Đó là hai việc hoàn toàn độc lập cho dù giữa chúng có thể có tương đồng về hình thức nhưng ý tưởng minh họa lấy từ văn học. Hội họa mà manh nha mượn ý tưởng từ văn học là hỏng ngay từ đầu! Hay minh họa khác hội họa ở chỗ nó ít nhiều dính líu tới truyện ngắn , bài thơ mà nó minh họa. Một minh họa được xem là hay phải bày tỏ được không khí, tinh thần cốt cách của truyện. Dĩ nhiên, nó phải thông qua sự cảm nhận, bên cạnh phong cách riêng của nét vẽ, người vẽ” – Hoàng Tường chia sẻ. “Nhiều người đặt vấn đề về tính triết lý trong các họa phẩm của tôi. Tôi cho rằng có, nhưng không chủ ý. Nếu theo dõi những vấn đề đặt ra trong tranh giá vẽ, bạn sẽ thấy mảng minh họa của tôi ít nhiều bị ảnh hưởng”.
Hỏi anh nghĩ gì về minh họa Việt Nam, Hoàng Tường nói: “Phần lớn họa sĩ được mời minh họa là các họa sĩ giá vẽ, tôi cũng vậy. Minh họa vì thế biến chuyển như những gì dang biến chuyển trên giá vẽ”. Mà, hội họa giá vẽ Việt Nam hiện nay – như nhận xét của giới chuyên môn – sau thời gian “trăm hoa đua nở”, nay gần như lùi vào im ắng. Nhiều triển lãm nhưng rất ít ấn tượng, nhiều họa sĩ nhưng rất ít bản sắc.
“Đối với tôi, vẽ minh họa là niềm vui. Ngoài ra, nhờ nó tôi cũng kiếm thêm được. Nhưng điều này mới thực sự quan trọng”. Thị trường hội họa của mình dẫu sôi động nhưng cũng không sáng sủa lắm. Nó không thúc đẩy sáng tạo, thậm chí giết chết sáng tạo. Những người vẽ tranh bán được đâu dám thay đổi. Trong bối cảnh ấy, vẽ minh họa là cách giúp tôi sống tự do, không bị ràng buộc bởi thị trường. “Tôi có thể vẽ theo ý mình. Cũng có thể vì tranh của tôi không bán được nhiều. Có thể thấy các mẩu minh họa trước đây của tôi mang hơi thở của hội họa trừu tượng, còn bây giờ chúng nhiều chất biểu hiện hơn” – Hoàng Tường tâm sự.
“Tự làm mới” là một nhu cầu
“Cái tên Hoàng Tường giờ đã trở thành “thương hiệu”, vấn đề còn lại, có chăng chỉ là tự làm mới mình?”. “Vẽ minh họa đã nhiều năm, trên nhiều tờ báo khác nhau nhưng tôi cương quyết vẫn bám lấy bút pháp riêng mình, và được độc giả chấp nhận. Còn một điều nữa, tôi rất chịu khó thẩm thụ các truyện ngắn hoặc bài thơ mình phải vẽ. Tự làm mới đối với họa sĩ luôn là nhu cầu, bởi nó mang lại hứng khởi”.
Và Hoàng Tường đã tự làm mới mình qua từng bức minh họa, trên cái nền, cái style rất riêng. Khi rất “già”, lúc lại hồn nhiên trẻ nhỏ. Nhiều người lớn lẫn trẻ con đã bật cười thích thú bởi những bức minh họa rất duyên của anh trong tác phẩm mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ phát hành tại hội chợ sách 2008 vừa qua. “Tôi thích phần lớn các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, vậy nên tôi cũng... khoái cả việc vẽ minh họa cho sách của anh. Đó là công việc vừa vui thích vừa nhọc nhằn, bởi tôi luôn phải “ép” mình trở thành “trẻ con một nửa”.
“Trẻ con một nửa”, có lẽ vì thế mà Đỗ Hoàng Tường – vốn khá tiết kiệm lời, nhưng một khi đã mở miệng thì lại rất hóm hỉnh. Hỏi anh có gì đáng nhớ từ những lần vẽ minh họa, anh cười: “Ồ, theo tôi nhớ thì... không có gì đáng nhớ cả!”.
Là một trong số rất ít họa sĩ sống được và sống khá thoải mái bằng nghề, có bao giờ họa sĩ Hoàng Tường cảm thấy mệt mỏi? Được biết, anh xin nghỉ ở một tờ báo đã gắn bó gần hai mươi năm, chỉ để trở thành một họa sĩ tự do, đó có phải là dấu hiệu của sự quá tải? “Thường tôi vẽ khá dễ, và nhanh. Tôi chỉ thấy mệt mỏi khi phải đương đầu với những truyện tôi cho là dở tệ mà vẫn phải... minh họa! Tôi xin nghỉ việc vì quyết định dồn sức cho sáng tác hội họa”, anh thổ lộ.
Minh Toản - Song Phạm
(yume.vn)
Đỗ Hoàng Tường là họa sĩ đa tài. Từ niềm đam mê hội họa, công việc buộc anh dấn thân vào phần lớn các lĩnh vực liên quan đến nghề vẽ và ở lĩnh vực nào anh cũng gặt hái được ít nhiều thành công, trong đó, nổi bật là mảng tranh minh họa. “Minh họa dễ như một lời nói! – anh chia sẻ rất giản dị. Nói thì dễ rồi, nhưng nói sao cho hay, cho có duyên thì chẳng dễ chút nào.
Và đâu phải ngẫu nhiên mà “thương hiệu” Hoàng Tường khiến nhiều tờ báo lớn nhỏ đều muốn... độc quyền.
Hoàng Tường vẽ truyện tranh, tham gia minh họa báo cho tuổi mới lớn, vẽ truyện cười, chân dung doanh nhân, bìa và phụ bản sách... Nếu để ý một chút, cho tranh hay minh họa, họa phẩm của Hoàng Tuờng đều rất duyên, rất riêng, không dễ nhầm lẫn với bất kì ai.
Thuộc lớp họa sĩ trưởng thành sau năm 1975, cùng lứa với Hoàng Tường có các họa sĩ nổi danh khác như Nguyễn Thanh Bình, Hứa Thanh Bình, Nguyễn Tấn Cương, Trần Văn Thảo, Nguyễn Trung Tín... nhưng gần như chỉ riêng anh nổi trội ở lĩnh vực vẽ minh họa.
Hoàng Tường là họa sĩ khá hiếm hoi thích tìm tòi kỹ thuật và cách thể hiện mới, anh sử dụng thành thạo đa chất liệu (mix-media), bên cạnh sở trường sơn dầu và acrylic trên bố. Ngoài minh họa, Hoàng Tường là họa sĩ giá vẽ với những loạt tranh trường phái trừu tượng, nổi tiếng tại rất nhiều triển lãm trong và ngoài nước bằng phong cách hiện đại, bút pháp mạnh mẽ, khoáng đạt, màu sắc nhẹ nhàng, sang trọng.
“Trừu tượng làm tôi... mắc nghẹn” – theo đuổi trường phái “khó nuốt” này suốt hơn 10 năm, con người mê sáng tạo và ít chịu bằng lòng từng thú nhận. Về sau, những người yêu tranh đã chứng kiến một cuộc “lột xác” khá ngoạn mục của chính anh bằng một loạt tranh có hình thể.
“Vẽ minh họa không hề đơn giản” – họa sĩ chuyên vẽ minh họa (theo lối biếm) kỳ cựu Nguyễn Tài chia sẻ. Thật vậy, nhiều người cho rằng cái khó của minh họa là làm sao lột tả được cái không khí cũng như cái “thần” của câu chuyện hoặc bài thơ. Ngoài ra, nét vẽ phải nhuần nhụy, tự nhiên, phóng khoáng và nhất thiết phải có duyên. Vậy nên, để có dẫu chỉ một mẩu minh họa đẹp, tưởng dễ nhưng lại rất... gian nan. Minh họa vì thế là sân chơi khá trống trải, hơi thiếu cạnh tranh, là mảnh đất màu nhưng lại ít ai đủ can đảm nhảy vào. Ngay như Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM, mỗi năm đều đặn cho ra lò ít nhất vài chục họa sĩ, đa số đều có thể sáng tác tranh, nhưng không phải ai cũng có thể vẽ minh họa.
Chỉ riêng Hoàng Tường, với thâm niên minh họa trên hai mươi năm, những bức tranh và các cuộc triển lãm của anh không vì thế mà gián đoạn, vẫn kiên trì và bền bỉ ra đời. “Tôi hào hứng dự phần vào nhiều mảng để thử sức mình. Tiếc là không đủ thời gian để có thể san sẻ mọi thứ! – Hoàng Tường nói. Và quả thật, “Đỗ Hoàng Tường làm việc như chưa hề biết mệt mỏi” – như nhận xét từ một họa sĩ đồng nghiệp của anh.
“Minh họa giúp tôi sống tự do”
“Tôi tham gia minh họa báo Khăn Quàng Đỏ từ năm 1981, khi hãy còn là sinh viên ĐH Mỹ thuật TPHCM. Sau đó, tôi được mời minh họa truyện ngắn cho rất nhiều tờ báo, vẽ cả truyện tranh, bìa sách... Năm 1989 – 1990, tôi cùng hai họa sĩ Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Trung Tín xuất bản tạp chí truyện tranh mang tên Bút Chì với rất nhiều nhiệt huyết của tuổi trẻ. Bút Chì ra được hơn mười số thì... chết bởi chúng tôi biết vẽ mà không biết bán chác, kinh doanh. Từ 1994, tôi làm việc ở báo Khăn Quàng Đỏ, chủ yếu vẽ minh họa cho tờ báo tuổi mới lớn Mực Tím” – Hoàng Tường tâm sự.
“Có nhận xét cho rằng minh họa của anh hoàn chỉnh như tranh, còn tranh của anh thì ngược lại. Anh suy nghĩ gì về nhận xét này? Có khi nào minh họa là tiền đề ý tưởng, là phác thảo cho tranh Hoàng Tuờng?”. “Đó là hai việc hoàn toàn độc lập cho dù giữa chúng có thể có tương đồng về hình thức nhưng ý tưởng minh họa lấy từ văn học. Hội họa mà manh nha mượn ý tưởng từ văn học là hỏng ngay từ đầu! Hay minh họa khác hội họa ở chỗ nó ít nhiều dính líu tới truyện ngắn , bài thơ mà nó minh họa. Một minh họa được xem là hay phải bày tỏ được không khí, tinh thần cốt cách của truyện. Dĩ nhiên, nó phải thông qua sự cảm nhận, bên cạnh phong cách riêng của nét vẽ, người vẽ” – Hoàng Tường chia sẻ. “Nhiều người đặt vấn đề về tính triết lý trong các họa phẩm của tôi. Tôi cho rằng có, nhưng không chủ ý. Nếu theo dõi những vấn đề đặt ra trong tranh giá vẽ, bạn sẽ thấy mảng minh họa của tôi ít nhiều bị ảnh hưởng”.
Hỏi anh nghĩ gì về minh họa Việt Nam, Hoàng Tường nói: “Phần lớn họa sĩ được mời minh họa là các họa sĩ giá vẽ, tôi cũng vậy. Minh họa vì thế biến chuyển như những gì dang biến chuyển trên giá vẽ”. Mà, hội họa giá vẽ Việt Nam hiện nay – như nhận xét của giới chuyên môn – sau thời gian “trăm hoa đua nở”, nay gần như lùi vào im ắng. Nhiều triển lãm nhưng rất ít ấn tượng, nhiều họa sĩ nhưng rất ít bản sắc.
“Đối với tôi, vẽ minh họa là niềm vui. Ngoài ra, nhờ nó tôi cũng kiếm thêm được. Nhưng điều này mới thực sự quan trọng”. Thị trường hội họa của mình dẫu sôi động nhưng cũng không sáng sủa lắm. Nó không thúc đẩy sáng tạo, thậm chí giết chết sáng tạo. Những người vẽ tranh bán được đâu dám thay đổi. Trong bối cảnh ấy, vẽ minh họa là cách giúp tôi sống tự do, không bị ràng buộc bởi thị trường. “Tôi có thể vẽ theo ý mình. Cũng có thể vì tranh của tôi không bán được nhiều. Có thể thấy các mẩu minh họa trước đây của tôi mang hơi thở của hội họa trừu tượng, còn bây giờ chúng nhiều chất biểu hiện hơn” – Hoàng Tường tâm sự.
“Tự làm mới” là một nhu cầu
“Cái tên Hoàng Tường giờ đã trở thành “thương hiệu”, vấn đề còn lại, có chăng chỉ là tự làm mới mình?”. “Vẽ minh họa đã nhiều năm, trên nhiều tờ báo khác nhau nhưng tôi cương quyết vẫn bám lấy bút pháp riêng mình, và được độc giả chấp nhận. Còn một điều nữa, tôi rất chịu khó thẩm thụ các truyện ngắn hoặc bài thơ mình phải vẽ. Tự làm mới đối với họa sĩ luôn là nhu cầu, bởi nó mang lại hứng khởi”.
Và Hoàng Tường đã tự làm mới mình qua từng bức minh họa, trên cái nền, cái style rất riêng. Khi rất “già”, lúc lại hồn nhiên trẻ nhỏ. Nhiều người lớn lẫn trẻ con đã bật cười thích thú bởi những bức minh họa rất duyên của anh trong tác phẩm mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ phát hành tại hội chợ sách 2008 vừa qua. “Tôi thích phần lớn các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, vậy nên tôi cũng... khoái cả việc vẽ minh họa cho sách của anh. Đó là công việc vừa vui thích vừa nhọc nhằn, bởi tôi luôn phải “ép” mình trở thành “trẻ con một nửa”.
“Trẻ con một nửa”, có lẽ vì thế mà Đỗ Hoàng Tường – vốn khá tiết kiệm lời, nhưng một khi đã mở miệng thì lại rất hóm hỉnh. Hỏi anh có gì đáng nhớ từ những lần vẽ minh họa, anh cười: “Ồ, theo tôi nhớ thì... không có gì đáng nhớ cả!”.
Là một trong số rất ít họa sĩ sống được và sống khá thoải mái bằng nghề, có bao giờ họa sĩ Hoàng Tường cảm thấy mệt mỏi? Được biết, anh xin nghỉ ở một tờ báo đã gắn bó gần hai mươi năm, chỉ để trở thành một họa sĩ tự do, đó có phải là dấu hiệu của sự quá tải? “Thường tôi vẽ khá dễ, và nhanh. Tôi chỉ thấy mệt mỏi khi phải đương đầu với những truyện tôi cho là dở tệ mà vẫn phải... minh họa! Tôi xin nghỉ việc vì quyết định dồn sức cho sáng tác hội họa”, anh thổ lộ.
Minh Toản - Song Phạm
(yume.vn)
Đỗ Hoàng Tường & Nguyễn Nhật Ánh
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua