Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Nguyễn Đình Đăng

 









Nguyễn Đình Đăng
 (sinh 1958)

là một nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản (tức Viện RIKEN).[1] 
Ông còn là một họa sĩ, hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản





Nguyễn Đình Đăng (sinh 1958) là một nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản (tức Viện RIKEN).[1] Ông còn là một họa sĩ, hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản (năm 2005, là người nước ngoài đầu tiên được công nhận là hội viên chính thức trong lịch sử 41 năm từ khi thành lập của hội này)[2]. Ngoài ra, ông còn là tác giả nhiều bài viết, nhiều bài dịch từ tiếng Nga, Nhật, Anh, Pháp được đăng trên các báo như Talawas, Tia sáng, Người viễn xứ, Quân đội nhân dân, Lao động, Tạp chí mỹ thuật, Ngày nay, Vietnamnet, Sài Gòn tiếp thị, v.v.[3]













Thân thế

Nguyễn Đình Đăng sinh năm 1958 tại Hà Nội. Song thân của ông là những trí thức Việt Nam hàng đầu thời bấy giờ. Cha ông là một Cử nhân toán học tốt nghiệp tại Đại học Sorbonne (Paris), mẹ tốt nghiệp chuyên khoa nhi tại Đại học Y khoa Paris. Cha mẹ ông hồi hương năm 1954, mẹ ông trở thành nữ bác sĩ đầu tiên ở Hà Nội.[4]

Tốt nghiệp trung học với điểm số nằm trong nhóm cao nhất cả nước, ông lên đường sang Nga du học vào mùa thu năm 1976 tại Đại học tổng hợp quốc gia Maxcơva, Maxcơva, Nga. Năm 1982 ông lấy bằng thạc sĩ vật lý tại đây, rổi năm 1985 là Tiến sĩ về vật lý hạt nhân, năm 1990 là Tiến sĩ Khoa học về vật lý hạt nhân. Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ khoa học ở Nga, ông về nước làm việc tại Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân.

Ông còn làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đức và Ý vào đầu thập niên 1990. Khi ở Ý, nhờ sự giới thiệu của thầy cũ, giáo sư Vadim Georgievitch Soloviev, một nhà vật lý nổi tiếng tại Viện liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Dubna (Nga), ông nhận được đề nghị nộp hồ sơ nhận tài trợ sang nghiên cứu tại Nhật.

Nguyễn Đình Đăng đã tổ chức một hội nghị quốc tế lớn về hạt nhân lần đầu tiên tại Việt Nam vào mùa xuân năm 1994. Tại đây ông đã gặp giáo sư Akito Arima (sau này trở thành Bộ trưởng Giáo dục - Khoa học - Công nghệ của Nhật), chủ tịch Viện RIKEN - viện nghiên cứu hàng đầu ở Nhật về công nghệ gia tốc. Năm 1994 ông được Quỹ Nishina Memorial Foundation (NMF)[5] mời sang Nhật nghiên cứu 10 tháng tại Viện nghiên cứu hạt nhân (Institute for Nuclear Study – INS) thuộc Đại học tổng hợp Tokyo. Trong khi làm việc tại INS ông được giáo sư Akito Arima, lúc đó là chủ tịch RIKEN mời đến RIKEN làm việc. Vì thế sau khi kết thúc 10 tháng nghiên cứu do NMF tài trợ ông chuyển đến RIKEN và làm việc ở đây từ đó đến nay.

Hiện ông đang thực hiện đề tài khảo sát cấu trúc hạt nhân nguyên tử, một trong những đề tài khó và then chốt trong lĩnh vực vật lý.

Bên cạnh vốn ngoại ngữ Nga, Anh lưu loát, ông còn sử dụng được cả tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Ý.[4][6][7][8]




Tự học hội họa

Ngoài vật lý, ông thường dành thời gian rảnh rỗi để vẽ - môn nghệ thuật ông yêu thích từ nhỏ. Ông là Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam (năm 1987), Hội viên hội Mỹ thuật Hà Nội (năm 1990), Hội viên hội Nghệ thuật quốc tế (1997 - 1999), Hội viên hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản (năm 2005).[9]

Từ năm 1978 tới nay ông đã có nhiều cuộc triển lãm tranh lớn (triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm và triển lãm có hội đồng duyệt) tại nhiều nước: Việt Nam, Nga, Nhật Bản và Ý... và đã giành được nhiều giải thưởng uy tín về nghệ thuật ở cả Nhật và Việt Nam.[9]

Ông cũng được mời thuyết trình về kỹ thuật vẽ sơn dầu tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm cộng đồng thành phố Wako, Nhật Bản; thuyết trình về tranh của mình tại Ý, Bồ Đào Nha, Mỹ.[9]





Quan điểm
Về cuộc sống


“ Đã là đèn thì phải cháy tới khi cạn dầu, còn nếu chứa đầy dầu mà không cháy được hoặc không được cháy thì chỉ là cái lọ đựng dầu mà thôi. ”
— [4]

“ Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là phải biết tư duy độc lập, biết tôn trọng sự khác biệt, và tìm ra con đường cho chính mình. Cuối cùng các bạn sẽ thấy đó là con đường duy nhất đúng. ”
— [10]


Quan điểm về giáo dục

“ Chúng tôi tránh dùng cách đe nẹt, cấm đoán để dạy con, vì chúng tôi tin rằng giáo dục dựa trên sự sợ hãi chỉ làm cho người ta trở nên dối trá và thủ đoạn. ”
— [4]

“ Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn. ”
— Nguyễn Đình Đăng, Cuộc sống ở Nhật Bản, ribf.riken.go.jp


Quan điểm nghệ thuật

“ Tự tin là một trong những tố chất rất quan trọng giúp bạn thành công trong nghệ thuật. ”
— [4]

“ Nhiều người tự nhận là họa sĩ, song cái khó nhất và đẹp nhất lại là sự bí ẩn của vũ trụ. Chỉ có một số ít người có thể lĩnh hội được điều đó ”
— [8]

“ Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. ”
— Nguyễn Đình Đăng, Cuộc sống ở Nhật Bản, ribf.riken.go.jp






Về báo chí tại Việt Nam

“ Chưa bao giờ tôi có hân hạnh được nghe một câu xin lỗi từ tổng biên tập vì đã cắt xén bài viết của tôi một cách tùy tiện, và không hề có sự đồng ý của tôi. ”
— Nguyễn Đình Đăng, Trả lời phỏng vấn của một báo điện tử trong nước, Tokyo 23/9/2007






Đánh giá


Phát biểu tại khai mạc triển lãm cá nhân đầu tiên của Nguyễn Đình Đăng tại Nhật Bản năm 2001, giáo sư Akito Arima - nhà vật lý, thượng nghị sĩ, nguyên bộ trưởng văn hóa - giáo dục - khoa học Nhật Bản, nguyên chủ tịch viện RIKEN, nguyên hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Tokyo - đã gọi Nguyễn Đình Đăng là "một thiên tài".[11]

Giáo sư vật lý D.H. Feng - phó hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Texas tại Dallas (Hoa Kỳ) - đã gọi Nguyễn Đình Đăng là "một người thời Phục Hưng" vì những mối quan tâm rộng và tài năng đa dạng của ông.[12]

Tờ tạp chí danh tiếng tại Nhật Bản Japan Times đã chọn tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng là người đầu tiên để giới thiệu trên chuyên mục lớn "Họ là ai?", nói về những người Việt Nam thành đạt tại Nhật Bản. Ông được đánh giá là một trong những điển hình hiếm hoi của sự dung hòa khoa học và nghệ thuật trong một con người.[13]

Song hành với sự nghiệp nghiên cứu khoa học, Nguyễn Đình Đăng còn đam mê âm nhạc và hội họa. Nguyễn Đình Đăng được đánh giá là tác giả có những bức tranh mang đậm phong cách phương Tây kết hợp với nét văn hóa Á đông. Những bức tranh như: Biến thái, Giấc mơ bạch tuộc, Buổi học dương cầm, Ánh trăng… là những tác phẩm hội họa đậm chất thơ, nhạc điệu, pha trộn trong sự huyền ảo, giữa hư và thực là sự phô diễn kỹ thuật và biểu đạt suy tư sâu lắng là nét độc đáo, và là thế mạnh làm nên thành công của Nguyễn Đình Đăng (theo Đinh Quang Tỉnh - Ba Tỉnh) như một họa sĩ "thành danh" đứng ngang hàng với những nghệ sĩ chuyên nghiệp và tên tuổi trong nước.








Tác phẩm




Tác phẩm văn xuôi

Được đăng trong blog cá nhân, sau đó một vài tác phẩm được đăng lại ở một vài tờ báo, tạp chí, sách..bằng tiếng Việt. Trong đó có một vài tác phẩm đã bị đạo văn, một vài tác phẩm bị vi phạm bản quyền do được đăng khi chưa có sự cho phép của tác giả. Một vài tác phẩm tiêu biểu:

(2004)

(2004)

(2004)

(2004)

(2005)

(2006)

(2006)

(2006)

(2007)

(2008)

(2009)

(2011)

(2011)

(2011)


(Viết về phiên toà xử Cù Huy Hà Vũ)
(2011)





Bản dịch


Émile Zola
(trích dịch từ tiểu thuyết Tác phẩm)















Tác phẩm hội họa






Công trình nghiên cứu vật lý

Đã công bố trên 130 bài báo khoa học tại các tạp chí chuyên ngành như Physical Review C, Physical Review Letters, Nuclear Physics A, Physics Letters B, Journal of Physics G, v.v.[14]

Công trình "Simultaneous Microscopic Description of Nuclear Level Density and Radiative Strength Function" của Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đình Đăng và Lê Thị Quỳnh Hương tại Physical Review Letters 118 (2017) 022502 là công trình vật lý hạt nhân đầu tiên với toàn bộ nhóm tác giả là người Việt được đăng tại tạp chí vật lý hạng nhất thế giới này.





Chuyên khảo hội họa

Ông là người đầu tiên truyền bá phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp tới công chúng Việt Nam thông qua hơn 40 chuyên khảo công bố trên internet và 8 thuyết trình trong những năm 2009 - 2017 tại Hà Nội và Sài Gòn.

Cuốn "Kỹ thuật vẽ sơn dầu Lưu trữ 2018-09-05 tại Wayback Machine" của ông do nhà xuất bản Dân Trí và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A phát hành năm 2018 là là cuốn sách đầu tiên do một họa sĩ Việt viết về kỹ thuật vẽ sơn dầu được xuất bản tại Việt Nam.



Được tặng thưởng

2003: Giai tác Tác gia (Tác giả có tác phẩm đẹp) (Shutai Art Association - Tokyo)
2004: Huy chương "Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam"
2005: Giai tác Tác gia (Tác giả có tác phẩm đẹp) (Shutai Art Association - Tokyo)
2007: Giải thưởng "Họa sĩ nổi bật đang lên" ("Outstanding Rising Artist" Award Sompo Japan Fine-Art Foundation - Tokyo).[15][16]
2016: Được chọn là một trong 151 họa sĩ vẽ hay nhất trong năm ở Nhật và được mời trưng bày tại triển lãm "Best Selection 2016" tại Bảo tàng Mỹ thuật Tokyo.














HIỂU HỘI HỌA SIÊU THỰC THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
1) Siêu Thực là gì?



Trong “Hiến chương Siêu Thực” năm 1924, André Breton viết siêu thực là “cách quy hai trạng thái, mơ mộng và thực tại, dường như rất trái ngược nhau, thành một thực tại tuyệt đối, một siêu thực tại (surreality)”. Như vậy, Siêu Thực là sự kết hợp thế giới thực tại thông thường và thế giới thực tại của giấc mơ.
Breton định nghĩa Siêu Thực như sau:

“Siêu Thực (danh từ) là trạng thái tâm lý thuần túy không ý thức (automatism), mà ta có thể trải nghiệm để thể hiện (bằng lời được viết thành chữ hoặc bất cứ cách gì khác) hoạt động thực tế của tư duy (thought). Siêu Thực được tư duy sai khiến, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của lý trí, được miễn trừ khỏi mọi quan ngại liên quan tới thẩm mỹ và đạo đức.
Vể mặt triết học, Siêu Thực dựa trên niềm tin vào một thực tại cao cấp của một số hình thể được tạo bởi những liên tưởng mà trước đây thường bị bỏ qua, vào quyền lực vô hạn của giấc mơ, vào hoạt động không vụ lợi của tư duy. Nó hướng tới sự phá hủy một lần và vĩnh viễn mọi cơ chế tâm lý khác và thay thế chúng để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.”
Lưu ý rằng cái Breton nói tới ở đây là tư duy (thought), tức bao gổm cả 3 trạng thái: ý thức (conscious), tiền ý thức (preconscious), và vô thức (unconscious) [1].

2) Phương pháp của Siêu Thực
Để minh họa cho phương pháp Siêu Thực, Breton trích dẫn Pierre Reverdy:
Hình tượng (image) là sáng tạo thuần túy của tâm trí (mind). Nó không thể sinh ra từ sự so sánh, mà sinh ra từ việc đặt cạnh nhau hai thực tại ít nhiều cách biệt nhau. Mối liên hệ giữa hai thực tại này mà càng cách biệt và càng thực thì hình tượng sẽ càng mạnh, thực tại thi vị và sức mạnh cảm xúc của nó càng lớn.
Theo Baudelaire, con người không tự gọi các hình tượng siêu thực ra được, mà chúng tự động xuất hiện một cách ám ảnh, chuyên chế, không thể xua chúng đi vì nghị lực giờ đây trở thành bất lực, không thể kiểm soát được các năng lực nữa.
Salvador Dalí nói rằng ông nhìn thấy các hình tượng siêu thực nhờ phương pháp hoang tưởng tới hạn (paranoiac-critical method). Phương pháp này cho phép não bộ kết nối các hình tượng mà lý trí không lý giải được. (H. 1)
Hoang tưởng dùng các sự vật của thế giới xung quanh chỉ để nhằm khẳng định ý niệm bao trùm của nó, buộc người thưởng ngoạn chấp nhận ý niệm đó như một thực tại. “Thực” đến đâu là do tài của nghệ sỹ.
Như vậy, không nên hiểu nhầm Siêu Thực là “bộc lộ tiềm thức mà không bị rào cản của lý trí”, mà Siêu Thực là chấp nhận các thông điệp từ vô thức chui vào ý thức. Đó là trạng thái tâm lý thuần túy vô-ý-thức mà Breton gọi là automatism. Các thông điệp của vô thức được truyền đạt bằng các hình tượng, ký hiệu, ý niệm, trong khi các thông điệp của ý thức được truyền đạt bằng ngôn ngữ. Nếu trào lưu hiện thực dựa vào biểu tả hình tượng các vật thể từ thế giới xung quanh, còn trào lưu trừu tượng biểu tả thế giới tinh thần mà không cần tới hình tượng của vật thể từ thế giới xung quanh [2], thì các nghệ sỹ Siêu Thực muốn làm một sự kết nối giữa thế giới trừu tượng của tinh thần và thế giới hiện thực khách quan của các vật cụ thể. Dùng các vật thể của thế giới xung quanh như một loại ẩn dụ, nghệ sỹ lôi thực tại từ tâm trí vô thức (unconscious mind) ra, đưa nó vào tâm trí có ý thức (conscious mind) để ta có thể giải mã. Carl Jung (1875 – 1961), nguyên môn đệ xuất sắc của S. Freud, đã viết rất rõ về điều này như sau:
“Niềm khát khao không được thoả mãn của nghệ sĩ đã quay về với hình tượng hoang sơ của vô thức – hình tượng nào phù hợp nhất để bù lấp sự phiến diện một chiều của hiện tại. Nghệ sĩ chiếm hữu hình tượng đó, lôi nó lên từ vô thức sâu thẳm, đưa nó vào mối liên kết với những giá trị của ý thức, và từ đó biến đổi nó cho đến khi trí tuệ những người đương thời chấp nhận nó tùy theo khả năng của họ.”

3) Quan hệ của Siêu Thực với Hậu Hiện Đại[3]
Tuy các nhân tố Siêu Thực đã có trong nghệ thuật Trung Cổ, Phục Hưng, Baroque, Tân Cổ Điển, Lãng Mạn, v.v. (H. 2), song chỉ từ thế kỷ 20 Siêu Thực mới trở thành một trào lưu của nghệ thuật Hiện Đại (Modern Art), được đánh dấu bởi “Hiến chương Siêu Thực” năm 1924 của André Breton. Sự phát triển của kỹ nghệ, sự ra đời của nhiếp ảnh, điện ảnh, vô tuyến truyền hình, v.v. đã có tác động lớn tới những người quan tâm tới việc biểu tả thực tại, tới cá tính hay bản sắc, tức là các nghệ sỹ. “Cái đẹp là gì?” không còn là câu hỏi thẩm mỹ của chủ nghĩa Hiện Đại. Câu hỏi của chủ nghĩa Hiện Đại là: “Cái gì có thể được coi là nghệ thuật?” Nghệ thuật Hiện Đại có xu hướng đi tìm những sự thiếu hụt thực tại của thực tại, và kết quả là sáng chế ra các thực tại khác. Động lực của cuộc tìm kiếm này có khởi nguồn từ quan niệm thẩm mỹ về cao siêu (sublime) trong triết học của Kant.
Cảm giác về sự cao siêu là một cảm giác mạnh và nước đôi bởi nó chứa cả khoái lạc và đau khổ, thậm chí là khoái lạc rút ra từ đau khố, như một thứ khổ dâm. Nó xuất hiện khi khả năng nhận thức một cái gì đó trở nên mâu thuẫn với khả năng biểu thị chính cái đó. Sự hiểu biết của ta về một đối tượng cho phép hình thành trong ta một quan niệm (concept) về đối tượng đó. Khi khả năng biểu thị đối tượng đó phù hợp với quan niệm của ta về nó thì trong ta xuất hiện một sự phán xét thẩm mỹ gọi là thị hiếu, đem lại cho ta một thứ cảm giác gọi là khoái cảm. Cao siêu là một thứ cảm giác khác. Nó xuất hiện khi trí tưởng tượng của ta không thể nào biểu thị nổi một sự vật sao cho phù hợp với quan niệm của ta về nó. Ta có thể cảm thấy cái gì đó cực kỳ hùng vĩ song mọi biểu thị mà ta cố đưa ra nhằm “nhìn thấy” sự vĩ đại tuyệt đối đó cuối cùng đều không thỏa đáng một cách đau đớn, bởi đó là những ý niệm không biểu thị được bằng hình tượng (unpresentablehay bất khả biểu thị).
Hội họa Hiện Đại là hội hoạ nhằm biểu thị một sự thực: có tồn tại những thứ bất khả biểu thị. Đó cũng chính là nguy cơ của hội hoạ Hiện Đại, bởi khi cố làm hiển thị cái có thể nhận thức được nhưng vô hình, nó đã tự đặt mình vào tình huống của người đi tìm con mèo đen trong một cái phòng tối đen mà con mèo thì không có ở đó[4]. Kant gọi trải nghiệm của trí tưởng tượng nảy sinh trong cuộc truy tìm cách hiển thị cái vô tận (infinity) là tính không hình (formlessness) hay trừu tượng trống rỗng (empty abstraction). Kết cục của cuộc thám hiểm này là sự ra đời (và sau đó đi vào ngõ cụt) của hội họa Trừu Tượng kiểu Malevich và Mondrian. Hội hoạ của họ thực chất nhằm ám chỉ cái bất khả biểu thị dựa vào những thứ có thể biểu thị được. Nhưng trong khi làm điều này, hội hoạ Hiện Đại vẫn được xây dựng trên sự nhất quán về tạo hình và hoà sắc có thể nhận biết được, tức vẫn còn bám vào thị hiếu thẩm mỹ dựa trên khoái cảm và sự an ủi trong người thưởng ngoạn.
Hậu Hiện Đại làm một bước táo tợn hơn: cố biểu thị chính cái bất khả biểu thị, bằng cách khước từ mọi tạo hình “đẹp”, khước từ niềm an ủi, khước từ luôn cả sự đồng thuận về cái thị hiếu đã từng gợi nên hoài niệm tập thể về những gì không đạt tới được (ví dụ như sự hoàn hảo). Hậu Hiện Đại muốn tìm những cách biểu thị không nhằm gây khoái cảm thẩm mỹ mà nhằm tạo ra một cảm giác mạnh hơn về cái bất khả biểu thị. Nghệ sỹ hậu hiện đại tạo ra tác phẩm không theo các quy tắc đã được thiết lập trước đây. Không thể phán xét các tác phẩm Hậu Hiện Đại dựa trên các nguyên tắc đã biết, bởi các quy tắc và chuẩn mực là những thứ mà tác phẩm hậu hiện đại muốn thiết lập. Nghệ sỹ Hậu Hiện Đại là người sáng tác không theo quy tắc nào cả, nhằm tạo ra các quy tắc để rồi lại phá bỏ chúng ngay trong tác phẩm tiếp theo. Nói cách khác, Hậu Hiện Đại luôn nằm trong quá trình tự phủ định, là thời quá khứ trong tương lai (future anterior). Như vậy, mục đích của Hậu Hiện Đại không phải là cung cấp thực tại mà là tạo ra các ám chỉ đối với những thứ có thể nhận thức được nhưng không thể nào biểu thị được.
Thoạt nhìn, Siêu Thực dường như có mục đích tương tự như Hậu Hiện Đại bởi, với cảm giác về sự cao siêu, Siêu Thực khiến thế giới vô thức hiển thị trong thế giới của ý thức. Tuy nhiên có hai khác biệt quan trọng:
(i) thế giới vô thức không phải là bất khả biểu thị,
(ii) khi làm như vậy Siêu Thực vẫn tuân theo các nguyên tắc của hội hoạ hiện đại, tức thị hiếu thẩm mỹ dựa trên khoái cảm và sự an ủi trong người thưởng ngoạn.
Mặt khác, nếu như thẩm mỹ Cổ Điển đã bị bóp chết trong Hiện Đại và Hậu Hiện Đại, các ý tưởng và phương pháp của Siêu Thực vẫn có đất sống và tiếp tục sinh sôi trong hậu hiện đại, bởi Siêu Thực đã cho thấy sự ràng buộc giữa trật tự (order) và hỗn độn (chaos): trật tự sinh ra hỗn độn và trật tự cũng sinh ra từ hỗn độn. Trật tự hiện hữu cả bên ngoài địa hạt của logic thông thường, nơi các các quan niệm của ý thức không còn đất sống. Cả hai thứ trật tự thông thường và trật tự bất thường đều có thể được khám phá nhờ trực giác của vô thức. Kết quả cuối cùng cho chúng ta một hình dung đầy đủ hơn về cấu trúc của thế giới trong tư duy con người. Nghệ thuật vì vậy không đơn thuần là việc bắt chước tự nhiên như trong quan niệm của Plato và Aristotle, mà bên cạnh khoa học, nó còn là một quá trình khám phá và nhận thức thế giới.

6/1/2013


[1] Không nên nhầm lẫn vô thức (unconscious) với tiềm thức (subconcious). Sigmund Freud nói người nào dùng từ tiềm thức là còn lúng túng trong việc phân định liệu đó là thứ nằm dưới ý thức hay là một dạng ý thức khác. Freud chỉ nói về vô thức (unconcious) và tiền ý thức (preconcious).
[2] W. Kandinsky, Bàn về tinh thần trong nghệ thuật (1910).
[3] Quan niệm về hậu hiện đại trong mục này được trình bày dựa theo phụ lục “Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì?” (What is postmodernism?) trong tiểu luận “Hoàn cảnh hậu hiện đại: Báo cáo về sự hiểu biết” (The postmodern condition: A report on knowledge) của Jean-François Lyotard.
[4] Người viết mượn ẩn dụ từ chuyện đùa “Đâu là sự khác nhau giữa nhà vật lý, triết gia, và triết gia Marxist?” Trả lời: Nhà vật lý giống như người đi tìm con mèo đen trong căn phòng tối đen, mà con mèo có thể có hoặc có thể không có trong phòng. Triết gia là người đi tìm con mèo đen trong căn phòng tối đen, nhưng con mèo không có trong phòng. Triết gia Marxist là người đi tìm con mèo đen trong căn phòng tối đen, nhưng con mèo không có trong phòng, song người này chốc chốc lại la toáng lên: “Tìm thấy rồi!”


















Chú thích

^ RIKEN Research Vol. 1, No. 2, tháng 8/2006, trang 11 - 12
^ X.Danh, Hội Mỹ thuật Chủ thể - Nhật Bản kết nạp họa sĩ nước ngoài đầu tiên là người Việt, Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
^ Các bài viết của Nguyễn Đình Đăng
^ a ă â b c Đeo đuổi cả khoa học lẫn nghệ thuật
^ NMF là quỹ mang tên nhà vật lý hạt nhân Nhật Bản Yoshio Nishina (1890 – 1951), chuyên tài trợ cho các nhà khoa học trẻ từ các nước đang phát triển sang Nhật nghiên cứu về vật lý.
^ Profile in physics by Nguyen Dinh Dang
^ Phỏng vấn họa sĩ – nhà khoa học Nguyễn Đình Đăng
^ a ă Nguyễn Đình Đăng - tiến sĩ tài hoa, Báo Tuổi trẻ
^ a ă â Tiểu sử nghệ thuật của Nguyễn Đình Đăng
^ Phỏng vấn họa sĩ - nhà khoa học Nguyễn Đình Đăng
^ Phát biểu của giáo sư Akito Arima tại khai mạc triển lãm cá nhân tranh sơn dầu của Nguyễn Đình Đăng, 5 tháng 10 năm 2001, Sun Azalea Exhibition Hall, t/p Wako, Saitama, Nhật Bản
^ “Vietnamese Artist-Physicist to Lecture at U.T. Dallas - Dang to Discuss Higher Education in Vietnam, His Decision to Become a Painter, University of Texas at Dallas News, ngày 17 tháng 5 năm 2001”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
^ E. Corkill, Vietnamese physicist thrives in Japan: Besides exploring the structure of the atom, Nguyen Dinh Dang is an accomplished painter, Japan Times Dec. 8, 2009.(Bản dịch tiếng Việt)
^ List of publications by Nguyen Dinh Dang
^ Nguyễn Đình Đăng đoạt giải thưởng hội họa của Nhật, vnexpress.net
^ Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng đoạt giải thưởng "Họa sĩ xuất sắc" tại Nhật Bản, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam









Họa sĩ nổi tiếng tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

Bùi Trang Chước • Bùi Xuân PháiCát Tường • Công Văn Trung • Diệp Minh Châu • Dương Bích Liên • Hoàng Lập Ngôn • Hoàng Tích Chù • Huỳnh Văn Gấm • Lê PhổLê Văn ĐệLương Xuân NhịMai Trung ThứNam Sơn (hoạ sĩ) • Nguyễn Đỗ CungNguyễn Gia Trí • Nguyễn Khang • Nguyễn Phan ChánhNguyễn Sáng • Nguyễn Thị Kim • Nguyễn Tư Nghiêm • Nguyễn Tường Lân • Nguyễn Văn Tỵ Phan Kế AnTạ TỵTô Ngọc Vân • Trần Đình Thọ • Trần Văn CẩnVũ Cao Đàm






Trở về












MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.