Cao Bá Minh
(1942- ..... ) Hải Dương
Họa Sĩ
Cao Bá Minh sinh năm 1942 ở Hải Dương, Bắc Việt, là một họa sĩ tự học, không qua trường lớp mỹ thuật nào. Theo mấy dòng ghi tiểu sử ngắn ngủi (chỉ 36 chữ, viết thành 4 dòng) trong sách 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 do nhà Đại Nam xuất bản năm 1995, anh là một họa sĩ sống thuần túy bằng nghề hội họa, chỉ bằng hội họa và không còn việc gì khác. Đây là một điểm đáng chú ý và khá thú vị vì một người nghệ sĩ theo đuổi nghề hội họa và sống được bằng nghề này cũng là chuyện hiếm hoi và không phải dễ dàng gì trên vùng đất mới giàu có, hùng mạnh mà chông gai này.
Cao Bá Minh thường có khuynh hướng siêu thực trong cách nhìn về đường nét và hình tượng. Anh cũng vẽ vô số tranh trừu tượng. Hội họa của Cao Bá Minh là một tổng hợp và pha trộn giữa hai cách nhìn trừu tượng và siêu thực. Cách nhìn, thủ pháp và bút pháp ấy đã theo đuổi anh gần 35 năm nay. Cuộc triển lãm đầu tiên của anh bày ở Phòng Thông Tin Hoa Kỳ năm 1969 ở Đà Nẵng. Sau đó từ năm 1970 đến 75, bày tranh nhiều lần ở Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần thơ, và Đà lạt. Trong năm 73, ba cuộc triển lãm liên tục được tổ chức: 1) Từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 5 ở Hội Việt Mỹ Sài Gòn, 2) Từ 26 tháng 8 đến 1 tháng 9 ở Hội Việt-Mỹ Cần thơ, 3) Từ 8 đến 14 tháng 11 ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp (Institut Francaise) trên đường Đồn Đất Sài Gòn. Năm 1975, Cao Bá Minh bày tranh chung với họa sĩ người Đức Horst Janssen ở Goethe Institute. Cũng như Nguyễn Quỳnh, anh là họa sĩ được trung tâm văn hóa này rất trân trọng.
Sau ngày định cư ở Mỹ vào tháng 4 năm 1991, Cao Bá Minh đã có dịp bày tranh ở trường Truman College, Chicago, Illinois, ở Orientations Gallery và The Campagna Center của thành phố Alexandria, Virginia, và ở Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Chicago, Illinois. Có lẽ cũng nên nhắc đến vài cuộc triển lãm tập thể khác mà Cao Bá Minh đã góp phần tham gia.
Triển lãm chung với Janet Cooling ở Beacon Street Gallery, Chicago, Illinois năm 1994,
triển lãm ở Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Cựu Chiến Binh Việt Nam ở Chicago năm 1995,
triển lãm do Hội Đồng Nghệ Thuật hạt Fairfax (Arts Council Fairfax County) tổ chức ở Fairfax, Virginia năm 1996;
triển lãm ở hành lang Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank), Washington D.C., là cuộc họp mặt của nhiều nghệ sĩ có gốc gác từ khắp thế giới vào năm 1996.
Triển lãm với năm nghệ sĩ Á Châu khác với tên gọi Những Hình ảnh từ một thế giới khác (Images from another world) tổ chức ở A Touch of Art Gallery, Alexandria, từ 25 tháng 11 đến 28 tháng 12, 1996.
Hiện nay sống ở nam California, đã có dịp bày tranh ở Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), cũng như đã tham gia những cuộc triển lãm tập thể khác ở phòng triển lãm Nhật báo Người Việt, Nhật báo Viễn Đông, và Nhà Bảo Tàng Old Court House Museum ở Quận Cam.
Cao Bá Minh rất quí trọng thế giới tinh thần và nghệ thuật mà mình sống và theo đuổi.
Ngoài vẽ tranh, anh còn làm thơ. Đọc thơ Cao Bá Minh chúng ta dễ nhận ra được ngay điều đó; và đọc thơ Cao Bá Minh cũng giúp chúng ta tiến vào vương quốc nghệ thuật với những đền đài thiêng liêng của anh dễ dàng hơn:
Tác phẩm của tôi là tôn giáo của tôi
Nó mang dấu vết cuộc đời
Nó là những bức phá trào dâng những mạch nguồn đổi mới
Nó bay về muôn hướng và đậu ở muôn nơi.
Cởi bỏ mọi lề thói gông cùm tôi bay vào ánh sáng
Chúng ta thử đọc thêm một bài thơ khác nữa của Cao Bá Minh:
Tặng Em Ánh Sáng
Anh tặng em một món quà
Đơn giản như cơm và bánh
Đó là lòng chân thật
Như hoa nở giữa sỏi đá hoa bụi đất bờ
Anh vẫn nghĩ lòng chân thật quí hơn mọi điều thế gian sẵn có
Nó chính là cánh cửa mở giữa ánh sáng
Không phải sự ỡm ờ
Thơ mộng với anh vẫn là điều kỳ diệu
Ở những khoảnh khắc hoang vu
Những nỗi bi thương cuộc đời
Những vết hằn trên lưng kẻ già
Và những đau đớn trong đôi mắt bọn trẻ
WESTMINSTER (Huỳnh Quang)
Họa Sĩ Cao Bá Minh Triển Lãm Tranh Sơn Dầu Vô Hạn, Tại Việt Báo Gallery, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật 18-20 Tháng 11/2016
WESTMINSTER (Huỳnh Quang)
Họa sĩ Cao Bá Minh và nhóm thân hữu đang triển lãm loạt tranh sơn dầu mới do ông sáng tác có chủ đề “Vô Hạn” tại Việt Báo Gallery từ chiều Thứ Sáu tới Chủ Nhật, ngày 18 tới 20 tháng 11 năm 2016.
Chiều tối Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2016, khai mạc buổi tiếp tân đón tiếp các văn nghệ sĩ thân hữu và đồng hương đến xem tranh tại Việt Báo Gallery, với nhiều nhân vật tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ Việt tại Quận Cam như nữ tài tử Kiều Chinh, Ông bà nhạc sị Cung Tiến, nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Trần Dạ Từ, họa sĩ Nguyên Khai, họa sĩ Ann Phong, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, nhà văn Đặng Phú Phong, Ông Bà Y Sa-Vũ Quý Hạo Nhiên, v.v... Vào lúc 8 giờ tối cùng ngày có chương trình nhạc thính phòng với Đỗ Bằng Lăng (pianist), Ngô Diễm Uyên (pianist), Nguyễn Thái Minh (guitarist), và bác sĩ Bích Liên (vocalist).
Một số văn nghệ sĩ thân hữu chụp hình lưu niệm với họa sĩ Cao Bá Minh.
Tôi có cái duyên với họa sĩ Cao Bá Minh về hội họa. Lần đầu tiên tôi xem tranh ông triển lãm cũng ở Việt Báo Gallary vào khoảng tháng 10 năm 2009 tôi đã rất thích tranh ông vẽ.
Tôi nhớ lần đó tôi say mê ngắm bức tranh “Tánh Không” của ông. Không những thích màu sắc siêu thực và chiều sâu hun hút bên sau sắc hình mà tôi còn thích ý nghĩa tên gọi mà ông đặt cho bức tranh này. “Tánh Không” là thế giới vừa mộng vừa thực, vừa có vừa không, lãng đãng siêu thực mà bao trùm hết tất cả mọi sự mọi vật từ tâm đến cảnh có mặt hay không có mặt trên đời này.
Từ phải, họa sĩ Cao Bá Minh, nhà văn Nhã Ca và nhà báo Hòa Bình trước tranh của Cao Bá Minh.
Lần này họa sĩ Cao Bá Minh triển lãm khoảng 20 bức tranh sơn dầu với chủ đề “Vô Hạn.” Tôi hỏi thì được ông trả lời rất gọn, rất đơn giản là không còn giới hạn của thời gian và không gian, hay nói nôm na là không có tuổi. Đúng vậy, nghệ thuật thì làm gì có tuổi. Tôi nghĩ các nghệ sĩ đi tới mức tuyệt đỉnh của nghệ thuật thì đã bước qua giới hạn và ngăn cách của thời không. Điều này thì rất dễ nhận ra nơi các họa phẩm của Cao Bá Minh đặc biệt là tác phẩm “Sương Thảo Nguyên” cũng được triển lãm lần này. Khi nhìn vào đó tôi đã thích ngay. Nó có cái nét mường tượng như tác phẩm “Tánh Không” của ông mà tôi đã nói ở trên. Nhìn vào đó tôi có cảm nhận như mình đang bước vào cõi thảo nguyên mênh mông bát ngát thực sự. Ở đó, thảo nguyên như hòa mình, như tan loãng vào bầu trời bao la trong thế giới không còn ngăn cách giữa mặt đất và bầu trời, chỉ có những đám mây trắng nhẹ trôi thong dong trên khung trời màu xanh nhạt bao la vô hạn.
Màu xanh có thể nói là màu tiêu biểu và độc sáng nhất của họa sĩ Cao Bá Minh. Mỗi khi có dịp ngắm màu xanh của ông thì tôi cảm nhận mình đang trôi bồng bềnh vào cõi thời không vô hạn. Nó dịu, nhẹ và mênh mông. Đó là “màu xanh chan hòa huyền nhiệm hun hút sâu.” Khi đọc bài thơ “Xanh” trong tập thơ mới xuất bản của ông “Ánh Mây Trắng Xóa Rợp Bóng Chiều,” đã làm cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa màu xanh trong các họa phẩm của ông.
Tranh sơn dầu “Sương Thảo Nguyên” của HS Cao Bá Minh.
“vẫn là màu xanh theo ta trên đường đời xanh mất dấu
như người bạn chân tình xanh
thăm thẳm xanh
mênh mông xanh
ta xanh
và đời cũng xanh
màu xanh chan hòa huyền nhiệm hun hút sâu
phóng tới xanh
băng ngang xanh
xanh trên xanh dưới chan hòa xanh
xanh viên mãn đời
xanh là niềm hy vọng cuối cùng ném trên mặt đất
ta ôm xanh vào lòng tan loãng xanh.”
Tôi hỏi họa sĩ Cao Bá Minh dường như các họa phẩm mà ông triển lãm lần này có cái gì đó lạ hơn lần trước về hình sắc. Ông vừa cười vừa nói cái gì cũng thay đổi, nhất là nghệ thuật hội họa thì biến hóa khôn lường, để tạo sức sống, đó là sáng tạo, không phải cứ một kiểu làm hoài sẽ chán lắm cho nhà nghệ thuật và người thưởng ngoạn. Ông cho biết cái biến hóa nơi tác phẩm của ông dễ thấy nhất lần này là với màu cam, màu hồng nhạt, bớt màu đỏ sắt nét, như bức tranh “Vô Hạn,” “Chiều Cuối Đông.” Hay như trong họa phẩm “Ngọn Nến,” mà họa sĩ họ Cao giải thích đó là họa phẩm vẽ theo 3 chiều, có những vùng nhìn vào thấy sâu hun hút.
Tranh sơn dầu “Ánh Trăng Trên Đầm Lầy.”
Ngay cả màu xanh trong một số tác phẩm được triển lãm lần này cũng có điều đặc biệt như màu xanh của họa phẩm “Ánh Trăng Trên Đầm Lầy,” là màu xanh thật xanh, không còn là màu xanh da trời, mà là màu xanh đậm. Nhưng nhìn vào đó chúng ta vẫn thấy nó mang sức sống mãnh liệt và chiều sâu thăm thẳm.
Tôi biết, và quen nhiều hoạ sĩ thành danh ở miền nam từ trước 1975. Nhưng phải kể tên một người duy nhất, khiến tôi phải nể phục, kính trọng thì đó là Cao Bá Minh. Nể phục tài năng, và kính trọng nhân cách.
Tôi biết Cao Bá Minh vào cuối năm 1987, khi còn là sinh viên. Đến giờ, tôi vẫn phải nhớ ơn Vũ Ngọc Giao (Vũ Hồ Như), là đã đưa tôi đến nhà Cao Bá Minh. Lần đầu nhìn thấy những bức tranh sơn dầu của anh, một số “Tượng trưng”, một số “Trừu tượng”, tôi đã bị “chấn động” mạnh-không gọi tên được nhưng cảm giác đầy “năng lượng”...
Mấy năm liền sau đó, cứ hai, ba tuần tôi đến nhà Cao Bá Minh một lần. Lần nào cũng được anh cho xem tranh mới. Thỉnh thoảng, tôi dắt bạn đến. Có hôm ngồi uống rượu với nhau cả ngày, nói đủ thứ chuyện...
Cao Bá Minh là người kiêu kỳ. Nhưng cũng là người hết sức nhân hậu. Anh ý thức rõ tài năng của mình, kiên định với con đường mình đã lựa chọn, nhưng cũng biết thừa nhận và bao dung với người khác. Trong khi bao nhiêu họa sĩ khác phải lo “hoà nhập” với cuộc sống mới, thậm chí phải “thoả hiệp” với “đường lối văn hoá văn nghệ” mới, cũng túm tụm thành nhóm này nhóm kia, hay “bỏ nghề” thì anh vẫn một mình một cõi với đam mê của mình. Thỉnh thoảng, tôi với anh cũng đi xem triển lãm. Tôi học được nhiều trong cách nhìn nhận nghệ thuật của anh. Không phải là người “hoạt ngôn”, “nhiều chữ”, nhận xét về nghệ thuật của người khác, anh chỉ nói vài từ, nhưng càng về sau, tôi càng nhận thấy, anh nói đúng...
Ngoài tranh sơn dầu, tôi còn đặc biệt yêu thích tranh bút sắt của anh. Sự thực, tôi đã học được rất nhiều thứ, từ những tập tranh bút sắt cả mấy ngàn trang này của anh. Học được trước hết, là thái độ và phương pháp làm việc: say mê, cần mẫn và liên tục. Chính nhờ xem những tập tranh bút sắt này của Cao Bá Minh, mà tôi hiểu rõ hơn thế nào là điều kiện hay trạng thái sáng tác: tất cả là tinh thần. Học được tiếp theo, quan trọng hơn, là khi xem thật nhiều những bức tranh bút sắt của một tác giả như vậy, tôi hiểu rõ hơn các khả năng thể hiện và khái quát của đường nét. Thật tuyệt. Sau này, tôi nổi tiếng là người “thuộc tranh”. Tôi thuộc được rất nhiều tranh, là bởi học được từ những bức tranh bút sắt này của Cao Bá Minh: “tóm tắt” tranh bằng vài đường nét khái quát và đánh dấu chi tiết đặc biệt...
Sống và lăn lộn trong nghệ thuật, tôi chịu rất nhiều ảnh hưởng từ Cao Bá Minh.
*
Đầu những năm 1990, tôi bắt đầu đi làm phim và hay đi xa, nên không ghé Cao Bá Minh. Đến khi tôi về ghé nhà anh, mới biết anh đã đi Mỹ mấy tháng rồi...
Mất liên lạc một thời gian dài, mới đây, nhờ Facebook, mới gặp lại anh. Anh em vẫn nhớ nhau. Thực sự là rất vui!
NGUYÊN HƯNG
2020
Chiều tối Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2016, khai mạc buổi tiếp tân đón tiếp các văn nghệ sĩ thân hữu và đồng hương đến xem tranh tại Việt Báo Gallery, với nhiều nhân vật tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ Việt tại Quận Cam như nữ tài tử Kiều Chinh, Ông bà nhạc sị Cung Tiến, nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Trần Dạ Từ, họa sĩ Nguyên Khai, họa sĩ Ann Phong, họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, nhà văn Đặng Phú Phong, Ông Bà Y Sa-Vũ Quý Hạo Nhiên, v.v... Vào lúc 8 giờ tối cùng ngày có chương trình nhạc thính phòng với Đỗ Bằng Lăng (pianist), Ngô Diễm Uyên (pianist), Nguyễn Thái Minh (guitarist), và bác sĩ Bích Liên (vocalist).
Một số văn nghệ sĩ thân hữu chụp hình lưu niệm với họa sĩ Cao Bá Minh.
Tôi có cái duyên với họa sĩ Cao Bá Minh về hội họa. Lần đầu tiên tôi xem tranh ông triển lãm cũng ở Việt Báo Gallary vào khoảng tháng 10 năm 2009 tôi đã rất thích tranh ông vẽ.
Tôi nhớ lần đó tôi say mê ngắm bức tranh “Tánh Không” của ông. Không những thích màu sắc siêu thực và chiều sâu hun hút bên sau sắc hình mà tôi còn thích ý nghĩa tên gọi mà ông đặt cho bức tranh này. “Tánh Không” là thế giới vừa mộng vừa thực, vừa có vừa không, lãng đãng siêu thực mà bao trùm hết tất cả mọi sự mọi vật từ tâm đến cảnh có mặt hay không có mặt trên đời này.
Từ phải, họa sĩ Cao Bá Minh, nhà văn Nhã Ca và nhà báo Hòa Bình trước tranh của Cao Bá Minh.
Lần này họa sĩ Cao Bá Minh triển lãm khoảng 20 bức tranh sơn dầu với chủ đề “Vô Hạn.” Tôi hỏi thì được ông trả lời rất gọn, rất đơn giản là không còn giới hạn của thời gian và không gian, hay nói nôm na là không có tuổi. Đúng vậy, nghệ thuật thì làm gì có tuổi. Tôi nghĩ các nghệ sĩ đi tới mức tuyệt đỉnh của nghệ thuật thì đã bước qua giới hạn và ngăn cách của thời không. Điều này thì rất dễ nhận ra nơi các họa phẩm của Cao Bá Minh đặc biệt là tác phẩm “Sương Thảo Nguyên” cũng được triển lãm lần này. Khi nhìn vào đó tôi đã thích ngay. Nó có cái nét mường tượng như tác phẩm “Tánh Không” của ông mà tôi đã nói ở trên. Nhìn vào đó tôi có cảm nhận như mình đang bước vào cõi thảo nguyên mênh mông bát ngát thực sự. Ở đó, thảo nguyên như hòa mình, như tan loãng vào bầu trời bao la trong thế giới không còn ngăn cách giữa mặt đất và bầu trời, chỉ có những đám mây trắng nhẹ trôi thong dong trên khung trời màu xanh nhạt bao la vô hạn.
Màu xanh có thể nói là màu tiêu biểu và độc sáng nhất của họa sĩ Cao Bá Minh. Mỗi khi có dịp ngắm màu xanh của ông thì tôi cảm nhận mình đang trôi bồng bềnh vào cõi thời không vô hạn. Nó dịu, nhẹ và mênh mông. Đó là “màu xanh chan hòa huyền nhiệm hun hút sâu.” Khi đọc bài thơ “Xanh” trong tập thơ mới xuất bản của ông “Ánh Mây Trắng Xóa Rợp Bóng Chiều,” đã làm cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa màu xanh trong các họa phẩm của ông.
Tranh sơn dầu “Sương Thảo Nguyên” của HS Cao Bá Minh.
“vẫn là màu xanh theo ta trên đường đời xanh mất dấu
như người bạn chân tình xanh
thăm thẳm xanh
mênh mông xanh
ta xanh
và đời cũng xanh
màu xanh chan hòa huyền nhiệm hun hút sâu
phóng tới xanh
băng ngang xanh
xanh trên xanh dưới chan hòa xanh
xanh viên mãn đời
xanh là niềm hy vọng cuối cùng ném trên mặt đất
ta ôm xanh vào lòng tan loãng xanh.”
Tôi hỏi họa sĩ Cao Bá Minh dường như các họa phẩm mà ông triển lãm lần này có cái gì đó lạ hơn lần trước về hình sắc. Ông vừa cười vừa nói cái gì cũng thay đổi, nhất là nghệ thuật hội họa thì biến hóa khôn lường, để tạo sức sống, đó là sáng tạo, không phải cứ một kiểu làm hoài sẽ chán lắm cho nhà nghệ thuật và người thưởng ngoạn. Ông cho biết cái biến hóa nơi tác phẩm của ông dễ thấy nhất lần này là với màu cam, màu hồng nhạt, bớt màu đỏ sắt nét, như bức tranh “Vô Hạn,” “Chiều Cuối Đông.” Hay như trong họa phẩm “Ngọn Nến,” mà họa sĩ họ Cao giải thích đó là họa phẩm vẽ theo 3 chiều, có những vùng nhìn vào thấy sâu hun hút.
Tranh sơn dầu “Ánh Trăng Trên Đầm Lầy.”
Ngay cả màu xanh trong một số tác phẩm được triển lãm lần này cũng có điều đặc biệt như màu xanh của họa phẩm “Ánh Trăng Trên Đầm Lầy,” là màu xanh thật xanh, không còn là màu xanh da trời, mà là màu xanh đậm. Nhưng nhìn vào đó chúng ta vẫn thấy nó mang sức sống mãnh liệt và chiều sâu thăm thẳm.
Tôi biết, và quen nhiều hoạ sĩ thành danh ở miền nam từ trước 1975. Nhưng phải kể tên một người duy nhất, khiến tôi phải nể phục, kính trọng thì đó là Cao Bá Minh. Nể phục tài năng, và kính trọng nhân cách.
Tôi biết Cao Bá Minh vào cuối năm 1987, khi còn là sinh viên. Đến giờ, tôi vẫn phải nhớ ơn Vũ Ngọc Giao (Vũ Hồ Như), là đã đưa tôi đến nhà Cao Bá Minh. Lần đầu nhìn thấy những bức tranh sơn dầu của anh, một số “Tượng trưng”, một số “Trừu tượng”, tôi đã bị “chấn động” mạnh-không gọi tên được nhưng cảm giác đầy “năng lượng”...
Mấy năm liền sau đó, cứ hai, ba tuần tôi đến nhà Cao Bá Minh một lần. Lần nào cũng được anh cho xem tranh mới. Thỉnh thoảng, tôi dắt bạn đến. Có hôm ngồi uống rượu với nhau cả ngày, nói đủ thứ chuyện...
Cao Bá Minh là người kiêu kỳ. Nhưng cũng là người hết sức nhân hậu. Anh ý thức rõ tài năng của mình, kiên định với con đường mình đã lựa chọn, nhưng cũng biết thừa nhận và bao dung với người khác. Trong khi bao nhiêu họa sĩ khác phải lo “hoà nhập” với cuộc sống mới, thậm chí phải “thoả hiệp” với “đường lối văn hoá văn nghệ” mới, cũng túm tụm thành nhóm này nhóm kia, hay “bỏ nghề” thì anh vẫn một mình một cõi với đam mê của mình. Thỉnh thoảng, tôi với anh cũng đi xem triển lãm. Tôi học được nhiều trong cách nhìn nhận nghệ thuật của anh. Không phải là người “hoạt ngôn”, “nhiều chữ”, nhận xét về nghệ thuật của người khác, anh chỉ nói vài từ, nhưng càng về sau, tôi càng nhận thấy, anh nói đúng...
Ngoài tranh sơn dầu, tôi còn đặc biệt yêu thích tranh bút sắt của anh. Sự thực, tôi đã học được rất nhiều thứ, từ những tập tranh bút sắt cả mấy ngàn trang này của anh. Học được trước hết, là thái độ và phương pháp làm việc: say mê, cần mẫn và liên tục. Chính nhờ xem những tập tranh bút sắt này của Cao Bá Minh, mà tôi hiểu rõ hơn thế nào là điều kiện hay trạng thái sáng tác: tất cả là tinh thần. Học được tiếp theo, quan trọng hơn, là khi xem thật nhiều những bức tranh bút sắt của một tác giả như vậy, tôi hiểu rõ hơn các khả năng thể hiện và khái quát của đường nét. Thật tuyệt. Sau này, tôi nổi tiếng là người “thuộc tranh”. Tôi thuộc được rất nhiều tranh, là bởi học được từ những bức tranh bút sắt này của Cao Bá Minh: “tóm tắt” tranh bằng vài đường nét khái quát và đánh dấu chi tiết đặc biệt...
Sống và lăn lộn trong nghệ thuật, tôi chịu rất nhiều ảnh hưởng từ Cao Bá Minh.
*
Đầu những năm 1990, tôi bắt đầu đi làm phim và hay đi xa, nên không ghé Cao Bá Minh. Đến khi tôi về ghé nhà anh, mới biết anh đã đi Mỹ mấy tháng rồi...
Mất liên lạc một thời gian dài, mới đây, nhờ Facebook, mới gặp lại anh. Anh em vẫn nhớ nhau. Thực sự là rất vui!
NGUYÊN HƯNG
2020
hs Cao Bá Minh, ....., nv Trần Thị NgH, hs Phan Nguyên
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.