Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Chóe (1943 - 2003)













Choé
Tên thật: Nguyễn Hải Chí
(11/11/1943 An Giang - 12/3/2003 Virginia)
(Hưởng thọ 60 tuổi)

Họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ


Nguyễn Hải Chí là một họa sĩ vẽ tranh biếm nổi tiếng với bút danh Choé, ngoài ra ông còn có bút danh Trần Ai, Cap, Kit. Ông được coi là "họa sĩ biếm số một của Việt Nam" với những tranh biếm đặc sắc phê phán những thói hư tật xấu của xã hội qua nhiều thời kỳ. Ông vẽ chủ yếu là tranh sơn dầu, giấy dó và tranh lụa. Ngoài vẽ, Chóe còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ.









Hí họa cuối cùng trong đời của họa sĩ Chóe









Tiểu sử & sự nghiệp

Nguyễn Hải Chí sinh ngày 11 tháng 11 năm 1943 tại Cái Tàu Thượng, Hội An, Chợ Mới, An Giang. Sau đó gia đình ông chuyển về xã Vĩnh Tế dưới chân núi Sam,Châu Đốc.

Do hoàn cảnh gia đình rất nghèo, ông phải nghỉ học từ năm lớp 2, đi làm kiếm sống từ năm 9 tuổi. Ông làm đủ nghề: đập đá, đốn củi, chăn bò mướn...

Năm 1960, bị cán bộ Cộng sản ép lên núi hoạt động du kích nên ông bỏ trốn về Mỹ Tho, xin làm việc tại một phòng vẽ quảng cáo và học vẽ tại đây.

Năm 1963, ông làm thơ đăng báo để tán tỉnh cô Nguyễn Thị Kim Loan, người sau này trở thành vợ ông.

Năm 1964, ông đi quân dịch, năm sau được chuyển về làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Lúc này ông bắt đầu làm thơ, viết truyện gửi đăng báo. Năm 1966 ông được báo Tiền Tuyến trao giải "Truyện ngắn xuất sắc nhất." Từ đó ông đã thâm nhập vào làng báo Sài Gòn

Cuối năm 1969, ông chuyển qua vẽ hí họa cho tờ Diễn đàn, từ đây ký tên Choé, nghệ danh do nhà văn Viên Linh đặt, lúc đó là chủ bút báo Diễn đàn. Sau đó ông còn vẽ cho nhật báo Báo Đen năm 1970, nhưng vẫn chưa được nhiều người lưu ý.

Năm 1971, ông chuyển qua cộng tác với báo Sóng Thần. Tại đây ông bắt đầu được biết tới, và nổi tiếng từ mùa hè năm 1972. Các tranh biếm của ông được các báo danh tiếng thế giới như The New York Times, Newsweek...chọn đăng. Ông còn viết thêm truyện dài đăng hàng ngày với tựa đề "Cái gọi là".

Trong giai đoạn nóng bỏng của chiến tranh Việt Nam, ông đã vẽ nhiều nhân vật nổi tiếng: Richard Nixon, Henry Kissinger, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Hương, Võ Nguyên Giáp... Một số tranh của ông đã đụng đến vấn đề nhạy cảm do đó ông bị chính quyền bắt giam từ tháng 2 năm 1975. Thời gian ở tù như bị giam lỏng, cả ngày ông chỉ chơi cờ tướng và đọc truyện kiếm hiệp, và ông tự học đàn và sáng tác nhạc trong thời gian ở tù.

Sự kiện 30 tháng 4, 1975 diễn ra, Nguyễn Hải Chí tự thoát khỏi nhà ngục sau 3 tháng ở tù. Mấy tháng sau ông được nhận vào làm báo Lao động Mới với nhiệm vụ trình bày tờ báo.

Tháng 4 năm 1976, có tên trong danh sách những tên “biệt kích văn hóa”, trong chiến dịch khởi động ngày 3 tháng Tư năm 1976, một năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng hàng trăm nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhân sĩ miền Nam bị xếp hạng “phản động”: Trần Dạ Từ, Đằng Giao, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hữu Hiệu, Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Hoàng Vĩnh Lộc, Trịnh Viết Thành, họa sĩ Chóe, Như Phong Lê Văn Tiến, linh mục Trần Hữu Thanh, linh mục Đinh Bình Định, thượng tọa Thích Huyền Quang... ông bị bắt đi học tập cải tạo cho đến cuối năm 1985 tại các nhà giam Chí Hòa rồi trại cải tạo Gia Trung, Pleiku. Sau đó ông vượt biên nhưng bị bắt và phải trở lại tù thêm lần nữa.

Từ năm 1990, do không xác định được thời hạn tù, ông bị từ chối đơn xuất cảnh theo diện H.O. Ông ở lại Việt Nam hành nghề vẽ tranh bán cho khách nước ngoài. Ông cộng tác với phòng tranh Tự Do tại Thành phố Hồ Chí Minh, để trưng bày và bán tranh lụa, giấy dó và tranh sơn dầu, ký tên Vân Bích. Ít lâu sau, ông được nhiều tờ báo trong nước đề nghị cộng tác trở lại. Tranh của ông tiếp tục xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạo được phong cách riêng trong việc phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực của xã hội.

Năm 1997, Choé bị đột quỵ, dẫn đến bại liệt một thời gian. Trước đó ông cũng đã mắc phải bệnh Tiểu đường. Từ năm 1998 tới 2001, ông có 2 lần sang Pháp điều trị nhưng không thuyên giảm. Từ năm 2001, ông bắt đầu đi đứng khó khăn, mù mắt trái, mờ mắt phải, từ đó không vẽ nữa mà chuyển qua làm thơ, viết nhạc.

Cuối năm 2002, ông được bạn bè giúp đỡ đưa sang Virginia, Hoa Kỳ chữa bệnh. Ngày 22 tháng 2 năm 2003, ông đột ngột bị ngộp thớ, 10 ngày sau đột quỵ và đứt mạch máu não.

3 giờ 50 phút sáng ngày 12 tháng 3 năm 2003, ông qua đời tại bệnh viện Fairfax, Virginia. Lễ tang được cử hành tại nhà thờ các thánh tử đạo Arlington, sau đó được đưa về Việt Nam an táng tại nghĩa trang nhà thờ Thánh Mẫu, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.












Nguồn : Đinh Cường










Tác phẩm

Ngoài rất nhiều tranh biếm đã được đăng trên các báo, còn những tuyển tập thu thập các tác phẩm của Chóe:











Sách


The World of Choé
(Thế giới của Choé)
do nhà báo Mỹ Barry Hilton đã thu thập một số tranh biếm họa của ông, do nhà xuất bản Glade Publications ấn hành tại Mỹ năm 1973.







Lai rai vẽ viết - bút ký
(nxb Lao Động, 1992)







Tử tội
tuyển tập tranh hí họa, thơ, văn, nhạc
(nxb Tiếng quê hương, Hoa Kỳ, 2001)







Nghề cười
tuyển tập tranh, thơ, văn, nhạc
(nxb Văn hóa Văn nghệ, 2013)



















Một số ca khúc:




Ngả lưng trên đồi


Gió


Mưa


Khi dứt cơn mưa


Dù ta xa nhau


Bên vườn nhà em


Khi đến cuối đời 






















Vinh dự

Họa sĩ Choé đã được nhiều vinh dự trong lẫn ngoài nước:


Năm 1966, ông được báo Tiền tuyến trao giải "truyện ngắn xuất sắc".
Năm 1973, nhà báo Mỹ Barry Hilton đã thu thập một số tác phẩm của ông định in thành sách phát hành tại Mỹ dưới tên "The World of Choé" (Thế giới của Choé) và gọi ông là "cây biếm hoạ số 1 của Việt Nam", nhưng ý định này đã bị Bộ ngoại giao Mỹ cản trở.
Năm 1973, tuần báo New York Times bình chọn Chóe là một trong 8 họa sĩ biếm họa xuất sắc trên thế giới của thập niên 1970.
Năm 1995, Choé được Phó tổng lãnh sự Nhật Bản mời tham dự cuộc triển lãm tranh quốc tế với chủ đề "Phụ nữ nước tôi" tổ chức tại một số thành phố ở Nhật.
Ông được tuần báo L'Hebdo của Pháp chọn là một trong 6 người Việt tiêu biểu từ 1975 tới 1995 với đặc trưng là "Họa sĩ bướng bỉnh".
Năm 1998, ông có cuộc triển lãm tranh tại Pháp. Khi tới thăm Roma, ông được đặc ân diện kiến đức Giáo Hoàng John Paul II tại Tòa thánh Vatican.
Năm 2004, 29 tranh chân dung của Choé về những người phụ nữ đoạt giải thưởng Nobel được trưng bày ở Stockholm nhân "Ngày Việt Nam" ở Thụy Điển.



















Tranh hí họa

























Nixon








Kissinger







Nixon & Mao Trạch Đông







Lê Đức Thọ & Kissinger






























































































































Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh hí họa của họa sĩ Chóe 









Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 2

Nhạc sĩ Văn Cao














Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 3
Nhạc sĩ Phạm Duy








Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 4
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn







Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 5
Giáo sư Trần Văn Khê








Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 6
Nhà văn Sơn Nam








Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 7
Nhà văn Vũ Trọng Phụng







Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 8
Nhà văn hóa Vương Hồng Sển








Xem chân dung người nổi tiếng qua tranh của họa sĩ Chóe 1
Họa sĩ Tô Ngọc Vân







Thi sĩ Bùi Giáng









Họa sĩ Bùi Xuân Phái









Nhà thơ Chế Lan Viên








Học giả Đào Duy Anh








Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị








Nhà thơ Hàn Mặc Tử








Nhà thơ Huy Cận









Nhạc sĩ Lê Thương








Nhà thơ Lưu Trọng Lư








Nhà văn Nam Cao








Nhà văn Ngô Tất Tố









Nhà thơ Nguyễn Bính









Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu









Họa Sĩ Nguyễn Gia Trí









Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp









Nhà văn Nguyễn Tuân







Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu









Nhà thơ Tản Đà









Nhà văn Thế Lữ









Nhà văn Tô Hoài









Nhà thơ Xuân Diệu









Chóe, Chân dung tự họa






















Những nét cọ rất đời của Chóe

Nét hồn hậu của người phụ nữ Việt hay những mối bận tâm về các vấn nạn xã hội đều được họa sĩ Chóe thể hiện qua nét bút phóng khoáng.

'Chân dung nghệ sĩ' qua nét hí họa của Chóe / Nhớ Chóe và thơ



Từ ngày 4 đến 31/5, tại gallery Tự Do, TP HCM diễn ra triển lãm tranh tưởng nhớ họa sĩ Chóe. Chóe, tên thật Nguyễn Hải Chí, là một cây hí họa danh tiếng quốc tế, một họa sĩ sáng tác và bán được nhiều tác phẩm: tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh giấy dó. Ông còn viết văn, làm thơ và sáng tác nhạc. Trong ảnh là bức "Mẹ và con".




Triển lãm “Tranh của Chóe" giới thiệu đến công chúng hai bộ tranh “Phụ nữ nước tôi” và “Vision d’Été 1998” (Cảnh Quan Mùa Hạ 1998). Hai bộ sưu tập này của gia đình họa sĩ, tuy đã triển lãm ở nước ngoài, đến nay mới được triển lãm lần đầu trong nước. Trong ảnh: "Ca sĩ Bảo Yến", màu nước trên lụa.
Tranh lụa của Chóe rất khác với tranh lụa của đa số các họa sĩ miền Nam. Vốn là một họa sĩ tự học và quen với bút pháp phóng khoáng của hí họa, Chóe vẽ tranh lụa với nét bút mạnh mẽ, dứt khoát.


Ngoài ra, triển lãm còn một lần nữa giới thiệu đến công chúng các bức tranh sơn dầu, tranh màu nước trên lụa, trên giấy dó của Chóe. Trong ảnh: bức "Hành tinh và thùng rác".


"Thủ môn Jacques Chirac", sơn dầu.





"Hai người bạn", sơn dầu





"Đi chợ", màu nước trên lụa.





"Nhân chứng", sơn dầu.





"Chân dung của Alfred Nobel", sơn dầu.





"Mặt nạ", sơn dầu.








"Xích lô". Tranh của Chóe vừa mang tính ẩn dụ cao, vừa hóm hỉnh, khoáng đạt và bám sát với mọi mặt của đời sống lao động, tinh thần của con người trong cuộc sống.



"Chồng con".























Hết









Trở về









MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu từ nhiều năm qua.