Thường Quán
(1956 - ........) Đà Nẵng
Tên thật: Nguyễn Tiên Hoàng
Bút danh khác: Triêu Dương
Nhà thơ. Nhà văn
Giấy thấm trưa thưa rào ưu ủ nắng
Chim sâm ca dấu ấn nâu mong
Tình để bạn nước xanh lạc lặn
Nhà xoay lưng vạn nỗi ngả lòng
15 mai 2000
Viết Văn, Thơ, Tiểu Luận đăng trên các tạp chí Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Việt, Nhân Văn, Diễn Đàn.
Thơ Anh ngữ đăng rải rác trên The Age Saturday, Meanjin, Heat.
"Thơ là hủy hoại những giá trị ban đầu của chữ, phá vỡ tính ổn định của nó, để tạo những phản ứng mới và bất ngờ"
TQ
Tác Phẩm tiêu biểu
Ngoài Giấc Ngủ
(Thơ. nxb Văn Nghệ California.1990)
Dấu nước
in memoriam anh phùng quán,
tặng hai anh lê đạt & dương tường
và sau tuần 49 của mẹ
I.
Về trong nước nôi
bóng cờ đại hành phai sắc
cành si vục đầu uống ngớp sóng gió đánh
quá trưa trán người rễ lạnh
dòng nước toác rãnh ngực cà phê xốc mạnh
tiếng dâu da Em đã là giấc thức
tôi tiếc sự trễ muộn
của một người, bước
chưa được tới ngưỡng cửa
quên một lời, ngó
chẳng phải vì tham luyến
Ngấn rêu thẫm
Vệt ố bồ hôi
Sớ vải vò thưa
ẩn nách áo
Cánh chao qua vòm tố tâm
Ngày là của sự mỏng
thế giới lưới rào thưa những du khách ba lô ngày nắng
chẳng ai gọi ai đường trùng lặp cầu thang trôn ốc thẫm
bên trong một căn phòng ba mảnh guernica đèn treo trần bóng chính tâm
Bác phu đen hơn một gốc sữa
những em bán báo chát chát lột vỏ cây
tôi chưa được trần đất sơ sinh
trời cao đã
Đội cho tôi một chiếc nón
mặc cho tôi muốn đi đầu trần
qua năm cửa
Về thăm mẹ, mẹ ngồi bán hương then, vàng giấy, và bọ nhặng,
vẫn mãi trên một thềm nước soi bóng yên tĩnh
xa xa một chiếc tháp nước
Chiếc tàu điện màu nâu ngày mẹ mười bảy
một bàn chân víu thềm cửa chuyến tàu đầy
một bàn chân đánh rơi guốc
lơ lửng lơ xanh giữa thịt da và không khí
những thi sĩ thôi, bao nhiêu giày vò
những anh thất tình đi làm chính trị
Chiếc tàu dưới nước
buổi sáng bàn giao
công nhân và mây mai-a quần xanh
nông dân mai-ô trước khi hiện thực lửa
Mẹ hai mươi mẹ can đảm của brecht
mẹ ba mươi mẹ vạch ngực trần dỏng mảnh rám nâu quá delacroix
mẹ bốn mươi góa phụ
mẹ năm mươi ngồi bán đậu phụ và rang lạc
trong giấc mộng sau thời hỗn độn lão trị con là khuôn mặt trẻ mãi
trong tấm hình sau bài vị
trên bàn thờ non nước sinh thái
ô nhiễm con trai mãi
Người ta đi vào nhà chiêm ngưỡng chiếc huân chương
những chiếc áo ủi hồ bên gối và cửa trưa không khí
một sợi dây nôi hay một nửa chiếc dây thừng
cột bằng tơ đỏ
Các anh muốn khoe cả những chiếc lọ rơi
những đứa em nho nhỏ nằm trong nước biển
dù mẹ từng nhiều lần nói: thôi
fóc-môn-đi-hai là chất nước gì
hóa chất da cam và những bài hùng ca ê-píc ba bốn
thôi các anh.
Chuyến tàu trong nước
Bọt tăm vàng đâu chỉ là những đứa con
mà là cả một giời hoa cỏ, một sinh ra
Một lần trên đất này, chín tháng giú calcium cho chín tới
Những bước chân nho nhỏ trắng hồng
Những bông hồng, mỗi bông thiên thu một con mắt
Câu ấy con nói gì, ghi trên mộ bia ai?
Xứ này bia mộ chỉ vắn tắt
Ba chữ và hai gạch nối số
Con về thì giấy tờ
Coi chừng mất, quà cáp làm gì con
Không yên cũng theo chỉ thị các anh ngồi yên đó
Buổi trưa người ta mở máy bỗng dưng hồi phục văn cao
Tôi đi đứng tố tâm khi mẹ ra phố chạy gạo
Những bông gạo đỏ hồ gươm
II.
Người ta đi đâu mà xe dream
Con chỉ muốn một xe lão khổ
Bên một anh râu tóc bạc phơ
Về yết kiêu về số 9
Phố nhà thờ như 95
với requiem với hồ cầm
trưa cả biển lorca và nắng
Người ta chạy đâu thế vận gì
Cơ hội trong chính trị bộ cơ chứ
Charlie chaplin và brothers marx
Bao nhiêu là tiếng cười
Bao nhiêu là hy vọng
Bao nhiêu humanité
Nhân phẩm
Những trang báo kinh tế thị trường đã có giá hối suất đồng đô
Bài thơ của paz, vuelta / trở về, lại thích ứng:
trở về đâu cũng chợ
cũng rạp hát bóng, cũng diều hâu, chim ưng nhỏ
Centaur không thổi lửa phục hưng mà phù phép tung hứng
Marlboro cao bồi ung thư phổi, heineken tránh rượu nội sơ gan
Kodak minolta fujii văn hóa máy ảnh du khách japanese, đáp ứng
Global village làng toàn cầu: to buy or not to buy
Cái gì bán được thì bán
Cái gì cũng có giá
Mẹ nói gì
Mẹ lại ra ngồi vào vị trí cũ
Bên thềm nước á và phi châu
Những cọng cỏ bông xòa hột đau mắt
Những cây dương còi khói xăng pha quá nhiều nhớt
Không ai đọc thơ nữa lại nhớ bolsa mai thảo
Dạo ấy ở sài gòn thi sĩ bùi giáng chưa lá cây làm thinh
Mây vĩnh điện duy xuyên vẫn trà bồng
Senegal ma rốc lê dương
Lính săng đá thương hàn mồ hôi bóng nhẫy
Con sinh ra sau điện biên
Khoảng phan khôi bắt đầu thấy tóc thưa & trắng
Phùng quán yêu cầu yêu ai
Cứ nói là yêu.
Trung quốc sau hồ phong trơ một gốc cột ngựa lỗ tấn.
trần dần ở phố sinh từ con chó mực nghe mưa.
hoàng cầm mỵ nương mộng áo đúc màu da: tối bầy gió nổi
chắn song không cứ bắc ninh
Hay cả nước đoàn đàn mộng mị băng chìm roi lửa bấp bềnh
hữu loan, phùng cung, chu ngọc, hoàng tích linh
những ô cửa viết thâu đêm cho kíp trang báo vỗ
Ai báo chạy trên đường? chân trời rợ vết thương
Mang từ cải cách ruộng chưa liền, cô quả
Em nhỏ đi. chéo nghiêng, hình cập nhật
Ót gáy, áo vá miếng hình than, ngày chưa kịp tối giản
Tháp ba lê công xã ngực chưa bày
Khuyên cổ thượng hải hàng đào tai một bông hoa nuôi đảng
Bấm đèn bin vào con ngươi giọng rồ sen đầm hỏa lò
Xé toạc lưng, trói ngoặt, giày săng đá, khuya bữa trước
Đêm 50 khuya nay cánh đồng đuốc rực: gân đen mặt làng cực lực
trẻ nhỏ tan xiếc bóng âm âm chỉnh phong, một hai người làng còn quỳ
Liên hoan vàng khúc múa xắn tới nửa bắp
Ngấm nghím ra về loạc xoạc gấu cỏ ma
vào trong tối xanh không ai một tiết
Lặng lẽ cái thấy sao trời xoay xoay
Vần từ một cái rét hàn thực quân phiệt nhật
Xoáy vào hồng hào tiêu thổ lửa đánh tây
Mẹ chị nồi gang nuôi trầm lực
Giấu tinh anh như giấu vú ngực qua những trận càn
hông rạ chợ một giao liên tiền trạm
trán thanh niên đừng chào chào mẹ nước chúng con đây
rồi sông tinh lại đuối nghẽn coi chừng trong mây tan tiếng rồ hoa quảng
Vào lớp lang áo đại cán chỉnh phong
trận gió diên an mắt xếch, ngược, ngựa, lừa,
người người đi, lầm lầm độc đạo
sao băng không riêng tinh vệ, như mưa
Trận gió hàn mây kéo tới tận chiều
xếp cái triêu vân đông pha
chào tiếng đồng chí
Bắc nam môi răng, quàng quấn phu la mao tuyển
tuyến xe đi liên tu, bần cố, phú hào
tận đông tự động ngôn ngữ một cánh đồng mót trẻ
người cày, anh còn tin tức mẹ
Anh ở tashkent mơ bông tuyết mat-xcơ-va hoa đào hoàn kiếm
Những cánh đồng nước nga sao vẫn lạnh thưa
Dây mã vĩ treo trên khúc hồ cầm shostakovich
Giàn gỗ, tiếng xuổng lấp đất, rừng bạch dương
Đi hàng đơn, vào được mùa, đám cưới chính thống giáo, hay đám tang
Mà áo đen rách dài một đoàn lặng lẽ bóng và tóc rơm
Trường kiếm cô dzắc, lạnh cái thấy
Maia một. essenin một. thơ ở trán, mang tai và cổ
Pasternak hậu hamlet như thú vào chuồng
Isaiah berlin đã gặp akhmatova. đức quốc xã đã đổ.
Thơ ghi trên vỏ bạch dương
Cạp vào vải thô khi ra tuyến leningrad
Hay thơ đọc nhập tâm
Đọc xong là đốt
Ở số 44 fontanny dom
Cửa sổ để mở tới sáng ngày
Gương mộng thấy gương
Tĩnh lặng đứng canh phòng tĩnh lặng
"Anh nói gì tolstoy vĩ đại à?
Tại sao anna karerina phải đúng áp lực xã hội, phải chết?
Đạo đức dễ giả, turgenev là thẩm mỹ hệ của các sir ngồi hút xì gà
Anh hãy đọc đốt và ô-sip"
Không lui một mảy may, thơ
Là từ bao bì, tro than, rác phố. nói thế
Rồi cũng phải tụng ca hòa bình, không thì
Những lev những con trai ta không sống
Ngài thấy không tôi là mẹ
Mà xit-ta-lin của chúng tôi thì không
Buổi trưa hội nghị đảng lần thứ hai mươi
Thanh tâm tuyền hai mươi, lê đạt chưa ba mươi
Chưa đi chăn ba mươi con bò, bùi giáng chưa cháy nhà
Cả nước chưa vào cuộc phần thư lần nhất
Tôi với mẹ còn những buổi trưa
Tiếng còi tàu lên cao nguyên, lửa rúc, trên mặt biển, một váng
III.
Bốn mươi, tôi về thủ đô xập xình
Uống ly bia nhạt mở sổ tay hà nội
Tối đường kiền kiền cát-to gi-dzê tây du lịch đạp xe đạp
Phố cổ đạo diễn trần văn thủy cho đúng ba địa chỉ
Đường arbat có phố nhà đoan?
Bót cảnh sát, và nay trạm công an, khuôn mặt lạnh lạnh hà nội
Cánh phượng bay thôi hãy nghĩ như là còn một thành tri phương
Tình nào cũng điên, thơ nào cũng thực
Chị nào sinh ra cũng là phát lưu
Anh kiêu binh làm gì
Tôi cảm ơn mẹ suốt thời trẻ
Cứ nhắc về một nơi chốn đã mất
hát ca dao quảng bình hà tĩnh
Buổi trưa bên hông một xóm đạo tam tòa đà nẵng
Trong khi pittsburg các công nhân da đen
Và những kỹ sư da trắng
Đang ráp hỏa tiễn (& súng thompson)
Còn liên xô của những chương trình và kế hoạch năm năm
thì khẩn trương (ak không kém)
chiến tranh lạnh việt nam nhiệt đới
nóng và ẩm (các du khách ba lô phải chuẩn bị: các khách sạn một sao hà nội không có air conditioner)
lonely planet, tropic warnings: mosquitoes & cockroach
ghi vào sổ tay: Điều phải làm việc phải làm (không gấp):
đề nghị nhà lonely planet thêm vào mục nên tránh
Liên hệ với giới viết. chữ nguy hiểm.
Có là ba tộc như nguyễn trãi truyền thống
Hay 30 năm như giai phẩm tiền hiện đại
Đổ tất cả cho đàn bà (thị lộ) cho rắn
IV.
Về trong nước nôi
Sự thực và bóng ảnh phản dội
Âm ngân vang, sự im, tiếng nước trong
Lau sậy mùa hạ đã lấy hết màu xanh, thân rỗng ruỗng
Gió phế đá cũng
Như ai đục ra từ phế tích chùa đình
Đặt một tảng
Sự thiêng đem ra giữa chợ
Ngồi dưới mái vô thừa nhận
Tan nát vô thừa nhận
Bác phu xe nói hài cốt mỹ có giá nhất
Giá như chưa già lại sẽ vào bãi trắng bảo ninh
Về trong những kiếm tìm
Ai cũng kiếm ai cũng tìm
Không ai giống ai
Bóng ngày thu mây nổi trên thềm lúc đậm lúc nhạt
Lúc biến mất, trầm đục như con thằn lằn
Buổi tối trên một chiếc gác gỗ sau trường bưởi
Kêu chạch liềm trăng
Ngồi, viết bi gạch chữ chia tay với thi sĩ
Thi sĩ sớm mai hốt hoảng nhìn trăng cháy kêu, chết!
Chúng ta đi kịp không?
Có bao giờ kẻ lạ ấy tới kêu mà chúng ta kịp đâu anh
Về tháng ba đã không kịp.
Tin báo trên bàn thờ rượu hâm hấp nóng uống rạt
Nghe ai kêu tên
Thành cửa gió chạy mấy nét trầy trên gỗ cũ đã phai
Giấc mộng một thân cá mèo ăn núi non nhìn xuống thấy cả
Vậy mà hôm cùng chị ra gò cỏ nổi cắt cỏ đốt hương xong mới biết nhầm mộ
Đông hay tây? bắc hay nam?
Chỗ về thăm thẳm trẻ con hát
Mây lưỡng tính, trời trung tính
Khi rời thành phố ngồi bần thần
Nhớ buổi chiều đã thành cổ tích
Chuông reo dương tường bỗng yết kiêu đúng giỗ, như xui gặp
Như đã hẹn. đúng rồi, thơ là giao ước
Với linh hồn, với thân xác mẫn cảm,
Với lá cây
Thành cửa gió chạy bach trong vắt trong tròng kiếng ve chai
Những đêm trang mưa thấm kẻ viết nhìn lại: lạ
Ngoài ấy xóa hết
Chỉ công nhận thăm thẳm.
Những tái bút khoảnh khắc
Những phụ chú gạch xóa
Thứ luyến đắm phù du như vệt sáng chạy dọc
Tường vách lầu cổ lim sấu tàng già đèn đứng cực lực trăm watt đã tạ
Tắt ngấm mọi chứng minh
Testaments với chứng từ: xơ giấy dó nát
Nước đêm qua thấm ố trang vàng
Là người sinh ra, được
Không ai đòi hỏi gì
Trời đất lịch sử thời gian
Để dấu ra sao trung thực vậy.
Sự trung thực của nắng sáng trong vỏ chai
Thuỷ tinh, nước vơi trong, nắng mở cửa mả, sớm mai thức
Ngồi trên thềm nhân chứng gấp nghìn thơ, thành phố uốn vặn này còn mẹ
Phế tích tự sơ sinh
Mẹ cho con đi trưa ngày đã quá, chữ si cành xám mộ người.
Hồ Gươm 7/1997
Melbourne 9/2006
© 2006 talawas
*
Đăng trên Tiền Vệ:
Tưởng Niệm Thơ (thơ)
Bài Thơ Mùa Thu (thơ)
Bọn Trẻ Và Cát (thơ)
Người Chú (thơ)
(Đọc “Ngôi Sao Hàn Thuyên“,
tuỳ bút của Mai Thảo, đăng trong damau số 26.)
1974, nếu phải bỏ phiếu cho một từ ngữ gọi là thời thượng nhất, trên báo chí miền Nam bấy giờ, ‘biện chứng’ có lẽ phải nằm ở đầu bảng. Nó có mặt nhiều nhất không phải ở tờ Văn, mà đúng ra là ở tờ Bách Khoa. Văn số tháng 6 năm 1974 thực sự thì cũng chẳng có một chữ biện chứng nào được nhắc tới nhưng không khí váng vất của một từ ngữ ấy là không tránh được. Biện chứng của Ấn giáo, của Phật giáo, của kinh viện Hi Lạp, trước khi là biện chứng duy vật sử quan; một từ ngữ, một không khí như vậy chỉ vì nó là một số báo mà Văn đã dành để tiễn đưa Nguyễn Đức Quỳnh.
VĨNH BIỆT NHÀ VĂN NGUYỄN ĐỨC QUỲNH, hàng chữ vừa vặn, chìm, màu hoàng thổ, chạy dưới chân dung di ảnh Nguyễn Đức Quỳnh của Trần Cao Lĩnh đơn giản. Số báo ngoài bìa còn có tên của những sáng tác mới của Mặc Đỗ, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Từ Kế Tường, Âu Thị Phục An, Nguyễn Thị Ngọc Minh. Một số báo vào hè. Chủ bút Văn Mai Thảo dành một trang đầu cho Câu đối lễ Tang của Vũ Hoàng Chương, hai trang từng cụm rời tiếp theo cho những dòng di cảo của người vừa ra đi, mấy trang tới cho Cảm Tưởng (mà ông chua rất nhỏ bên dưới ‘trước một tang chung cho văn học’) của một số những nhà văn, từ Nguyễn Mạnh Côn “Ông Quỳnh mất là chấm dứt một thế hệ người theo đuổi những mộng tưởng vĩ đại “, đến Túy Hồng: “Tôi chưa đọc ông Nguyễn Đức Quỳnh. Cũng như chưa hề thấy mặt ông. Cái chết của ông gây chấn động trong văn giới đến thế kia sao?”, Dương Nghiễm Mậu viết Một Tiểu Sử. Thanh Tâm Tuyền, một nhận định ['Anh Đã Đọc Thằng Kình Chưa ?']. Sự qúi trọng của Mai Thảo dành cho nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh là rõ ràng, ông không có tuỳ bút về Nguyễn Đức Quỳnh trong số báo cũng không suy suể sự quí trọng đó. Nhưng tuỳ bút ‘Ngôi Sao Hàn Thuyên’ là một tuỳ bút quan trọng. Rồi Mai Thảo sẽ có những tùy bút ghi đậm dấu ấn của một giai đoạn về sau, về Bình Nguyên Lộc, một hai năm sau 1975; về Bùi Giáng và những ngày An Tiêm nhớ lại, như trước đó về một người thầy học cũ trên một bờ sông phương Bắc gặp lại, cố kính, xa vắng.
Đời người trôi chảy như sông, nhưng ghi lại viết xuống nó phải thành chương, nó phải hiện hình trong cấu trúc ấy. Chính là Joris Karl Huysmans trong tác phẩm mở vào phong trào Hiện Đại đã đề xướng như vậy, với À Rebours (1884). Và khi Mai Thảo về sau
Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
là ông đi lại ý một người tiền phong đã tới trước đúng tròn thế kỷ, nguyên thủy trong ý thức ấy.
Nguyễn Đức Quỳnh với Mai Thảo cốt lõi là một nhà văn. Là nhà văn và như vậy vượt hẳn lên khỏi những vai trò khác: lý thuyết gia, nhà biện chứng, nhà văn hoá, lãnh tụ, ông trùm. Nguyễn Đức Quỳnh với Mai Thảo, trong tuỳ bút này, là một rọi ngắm về chỗ đứng, về bàn viết, của một con người hành văn. Bảng đường Tiên-Tsin, ở mở vào, mút đầu của hồi tưởng, là chỉ dấu về khởi điểm ký ức đó, trước khi nó đi tới, những ngả rẽ khác. Chương đời mà Mai Thảo có về Nguyễn Đức Quỳnh thực ra phải nói là không hơn vài trụ điểm, vài giai đoạn, rõ và chắc, ghi nhận được. Bằng cảm thức, bằng hồi ức trong cảm thức. Cảm thức về ánh sáng, về độ đổ bóng, chỗ khiến buồn cười (“Nghĩ vừa buồn cười vừa cảm động”). Nhưng nó cũng là hầu như toàn bộ một hành trình, song hành, của ông và nhân vật (NĐQ), như cuộc song hành giữa Joris Karl Huysmans và nhân vật Des Esseintes.
Không phải tình cờ mà Mai Thảo đã đánh dấu những đầu đoạn văn với những con số thời gian.
1954. Vào Nam, tôi tìm thăm anh ngay ở tuần báo Đời Mới.
…
1974. Đã hai mươi năm, từ một lần gặp lại. Chủ nhật, mùng 6. Thêm một lần gặp chót với người Hàn Thuyên cũ.
…
Với cẩn trọng Mai Thảo ghi lại những chi-tiết, về một nhan sách (cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim trên bàn viết Đời Mới), về một nơi chốn (Hàn Thuyên 48, 80 Quan Thánh). Không phải tình cờ. Những chi-tiết và những vị trí đứng cúa nó, trong những phân đoạn thời gian, là những dấu-chỉ, chúng cho chúng ta có thể tìm về lại, bằng một phép dò-tìm-giấy-bóng, bằng một phép liên tưởng của cái đọc tồn ẩn, nhiều thời kỳ, giai đoạn, những con người, cá tính. Phép đi lại thời gian và lịch sử bằng ngỏ ngách mạch máu trí nhớ riêng biệt, của người đọc kế tiếp. Chỗ mở một dấu ngoặc (“Mở một dấu ngoặc. Không ăn thua mảy may đến mình, mà sự tan vỡ của Hàn Thuyên và Đời Nay với tôi đến nay vẫn là hai cuộc chia lìa buồn bã và bi thảm nhất của văn học Việt Nam”) như một dòng ý nghĩ đi xa, như thả nổi, như lạc hướng – nhân một câu hỏi nứa đùa nứa thực – thực ra là điểm giấu ẩn cho về sau bao khai quật. Những chia lìa, những tách ly, trong văn học, trong ý hệ, bị bỏ lửng, vừa là những ẩn số, vừa là điểm khơi gợi đi ngược vào lùng kiếm quá khứ.
Tháng 6, 1974, sau tang lễ, trong tuỳ bút, sự-hiện-diện chính là một buổi chiều trống xanh hiếm hoi của Sàigòn. Nhan đề một cuốn phim thả vào buổi chiều ấy cũng gợi lên một thanh thản trễ muộn. Thực ra, rồi về sau người ta sẽ gọi, trong cái lịch sử không hết biến động, đây là một khoảng nghỉ giữa hai hồi kịch. Một đoạn nghỉ ngắn tử tế (A Decent Interval), như Frank Snepp sẽ gọi nó. Điểm nóng vừa tạm thời chuyển qua sân khấu khác, với Trận Chiến Yom Kippur, với những quân đoàn Do Thái lôi kéo những đạo quân Ai Cập và Syria. Mỹ, Richard Nixon; Liên Sô, Brezhnev; và The Prima Donna Henry Kissinger, như một đạo diễn cao tay. Đất nước Việt Nam tạm một buổi chiều rơi trong tịch mịch. Một nhà văn vừa an nghỉ, ông đã ra đi, bất kể. Đời ông, một lịch sử bí ẩn, nếu nó cần được rọi sáng lên, thì phải là bằng thứ ánh sáng đằm tĩnh, nhân hậu, bằng hữu nhất. Người viết chấp bút cuối buổi chiều ấy, khi trở lại bàn viết, có lẽ chỉ một sứ mạng như vậy. Đã không ngờ ông đang viết một tùy bút để rồi như sẽ đóng lại toàn bộ một giai đoạn văn học của miền Nam.
TQ
30/5/2007
Chuyện thổ dân, trước khi...một snapshot.
Vài cảm nghĩ về thơ Thanh Tâm Tuyền
Thường Quán
Người ta không được phép tự vinh danh lời lẽ của mình. Sự kiệm lời của Thanh Tâm Tuyền về thơ, về thơ của ông, làm như cũng gắn bó với quan điểm tự khởi đầu của ông, rằng những bài thơ rốt lại cũng chỉ là "những bằng chứng của một đời sống", thế thôi, không nên gán cho chúng những hào quang mà chúng không muốn có. Nhưng mà cái đời sống như ông nhìn thấy thì có thể (có thể thôi) cũng ít người thấy được đúng như vậy, và vì vậy mà có những sự cho rằng thơ ông khó hiểu, khó đi vào với số đông. Điều này theo tôi là một sự oái oăm, vì cũng chính Thanh Tâm Tuyền là nhà thơ có lẽ đầu tiên trong thơ Việt Nam nhìn thấy thơ như một phép thông công với kẻ khác. “Phục Sinh”, bài thơ nằm ở những trang đầu của tập Tôi Không Còn Cô Độc, xuất bản vào năm 1956, là bài thơ về phép thông công ấy.
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
Ngôi giáo đường, buổi chiều, hình ảnh sao vỡ (sớm), tiếng chuông là âm thanh, không phải là ngôi giáo đường trong nghĩa chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, mà là một chốn tôn giáo trong nghĩa riêng tư, u mật. Một nơi chốn trở về và tinh lọc. Một phép tẩy lọc linh hồn, catharsis. Ở đây sự phục sinh là sự nhìn vào buổi chiều của bản thể, sự nhìn thấy bản chất người. Thanh sạch cũng là con người, mà cái ác cũng là con người. Con chó sói không màu không nằm ngoài con người, nó lang thang, dữ tợn, nó sẵn sàng tuần hành trong thời đại tối ám, ngoài kia, của những cuộc biểu dương sức mạnh tập thể, nhưng cả ở trong đây, trong cái tôi, cái tôi mang gien người, thừa kế "từng chuỗi cuộc đời tiếp nối". Thơ là một phép thông công với con người, với kẻ khác, nhưng nó là một phép đơn, riêng tư, giữa một người và một kẻ (kẻ khác). Liên trong 'Liên, đêm mặt trời tìm thấy’, trước hết phải hiểu như là một gạch nối qua đó đời sốngcùng hiện hữu.
Với Thanh Tâm Tuyền, thơ, hay nghệ thuật nói chung, phải nói lên sự thật. Nếu chúng ta khổ đau, đớn hèn, gian ác, mọi rợ thì hãy nói về những điều ấy: khổ đau, đớn hèn, gian ác, mọi rợ. Nói được những sự thật ấy là sống cái trận bão thổi qua chính mình, và thấu hiểu được cái gọi là đời sống. Người ta có thể đọc lại những điều này ở bài tiểu luận "Nỗi Buồn Trong Thơ Hôm Nay" của Thanh Tâm Tuyền (số Văn đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền -1973) . Và người ta có thể nghiệm lại những điều này trong chính thơ Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền muốn sử dụng một ngôn ngữ mới để khả dĩ nói được một đời sống của những sự thật. Nó là một ngôn ngữ không uốn lượn, không bị bóp méo bởi phép tu từ, một ngôn ngữ "tự nhiên" (anh cố gắng viết những lời thơ thật tự nhiên). Ông gạt bỏ ẩn dụ, tìm tới hình ảnh. Ông bắt đầu những bài thơ với những hình ảnh của giác quan, của cảm quan.
Tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
(Phục Sinh)
Hai người yêu nhau rất tình cờ
như trên cùng một toa xe lửa
tầu chạy qua cầu nghe tiếng sắt và tiếng nước trôi mau
(Tình cờ)
Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
(nếu đời người không có những sớm mai)
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
(Liên Những Bài Thơ Tình Thời Chia cách)
Một người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng
(Đen)
Những bài thơ sống cái khoảng sống được mở ra, tự theo đuổi những vận hành của khoảng sống này, tự làm nên thứ âm nhạc có được nhờ nhịp điệu của hình ảnh, cùng là với những khoảng lặng, những vùng âm thanh chìm lắng. Có lẽ có những nhà thơ đồng thời của Thanh Tâm Tuyền cũng gạt bỏ tu từ, ẩn dụ, nhưng chính thứ âm nhạc riêng biệt, làm nên bởi sự cộng hưởng giữa nhịp điệu hình ảnh và những khoảng lặng, những vùng âm thanh chìm, đã làm nên một sắc thái độc đáo riêng của Thanh Tâm Tuyền (có người sẽ nhìn ra những giai điệu Blues và jazz, hay những âm hưởng chiêu niệm trong nhạc về sau này của Gorecki, hay Arvo Part). Thanh Tâm Tuyền cũng từng bày tỏ sự tâm đắc với một số những nhà thơ Âu châu (Lê Huy Oanh, "Kinh nghiệm đọc thơ Thanh Tâm Tuyền", Văn sdd), ví dụ André Breton, Philippe Soupault và Paul Eluard, trong đó Paul Eluard có lẽ là một trường hợp tâm đắc nhất. Paul Eluard mà đã khởi đi với dada (1917), bước qua l'écriture automatique,tới với siêu thực (Manifesto 1924), rồi vượt bỏ siêu thực để tìm một ngôn ngữ riêng, gần với ngôn ngữ nói, phá bỏ luật tắc chấm phẩy. Paul Eluard mà đã đi vào cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, rồi cuộc kháng chiến chống Đức Quốc Xã trên đất Pháp; đã gia nhập Đảng Cộng Sản, thân thiết với Aragon, rồi rời bỏ Đảng Cộng Sản, đã viết bài thơ ‘Liberté’, đã in Poésie et verité (1942) và Au rendez-vous allemand (1945). Với Thanh Tâm Tuyền, Paul Eluard có lẽ là một trường hợp tâm đắc ở chọn lựa cách nói và cả ở một thái độ, ấy là đi tìm sự thực qua hành động dấn thân. Ngoài Paul Éluard, Thanh Tâm Tuyền cũng đã nhắc tới André Malraux như một tâm đắc tương tự, nghĩa là ở thái độ đi tìm sự thực trong hành động như vậy.
Nhưng nói về thi cách, để trở lại với thi cách, thì Thanh Tâm Tuyền hầu như giữ một chủ trương "mở", có lúc ông kêu gọi khởi đi từ siêu thực, nhưng vượt qua dada, siêu thực, để là thơ tự do; có lúc ông sẵn sàng làm thi sĩ của ca dao, như trong bài “Mưa Ngủ”
…Những chuyến đi xa theo mưa về ngủ mái dạ. Đêm hiền lành, có lẽ từ một cửa bể bến sông quán rượu. Những người bạn hứng mưa vào lòng tay, giọt mưa đẹp như mắt ngủ, rất xa không hề cách. Tôi đưa em về ngủ bên sông, tâm hồn là cánh đồng chưa khai phá. Tôi sẽ mời anh về nghe mưa trên vừng trán vô tư, giác quan mở những ngõ lạ xuống linh hồn. Chúng ta ngủ ngoài mưa như mơ ngủ.
Một ngày, tôi theo anh ra thành thị để chọn một mầu họa dã thú một hơi thơ tự do .
Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao
Đêm hôm qua mưa luồn mái dạ
mưa ngủ cùng những kẻ cô đơn
bao nhiêu xa cách không sợ bằng giận hờn
đừng giận anh em hỡi mưa trời còn thương anh
Bốn câu ca dao kết bài thơ tuy nhiên lại là một nhấn mạnh về sự cần thiết của tính tự nhiên, không kiểu cách, không tu từ, không câu thúc.
*
Có lẽ vấn đề lớn nhất Thanh Tâm Tuyền và những người trí thức ở thế hệ ông bấy giờ (1954-1956) phải đối diện là khoảng cách lớn lao giữa nghệ thuật và cuộc sống, những đời sống cụ thể ở nhiều cấp độ vì những biến động lịch sử đột ngột đang mở toang ra. Nói rõ hơn ấy là sự nhận thấy những phong cách nghệ thuật cũ đã không còn đáp ứng được với nhu cầu mới.
Ngôi nhà của nghệ thuật bấy giờ không còn có thể là kiến trúc cũ, không phải là vì kiến trúc ấy đã hư hoại, mà chỉ vì nó, kiến trúc cũ ấy, bị phong kín trong những tường thành vạn niên. Kiến trúc ấy có thể được để nguyên như một viện bảo tàng, nhưng những đồ án mới phải được nghĩ tới trên những vùng đất mới. Cánh đồng chưa khai phá, đất đai chưa khai phá, những kiến trúc mới cần được kiến tạo.
Chính là trong mưu cầu và bối cảnh ấy, Thanh Tâm Tuyền đề xướng và thực hành hơi thơ tự do. Mở giác quan, mở những ngõ lạ xuống linh hồn, phải được hiểu cả trong bối cảnh con người đang tìm tới kiến tạo và sáng tạo. Tìm tới giấc mơ những đời sống đang cần được xây dựng. Giấc mơ để-ngoài-trời là giấc mơ rộng lớn, giấc mơ của nhiều hơn một người. Thực ra, nó còn rất có thể là giấc mơ đã từng cả chung cho một đất nước, một thế hệ, một viễn tượng quốc gia. Một ngày, tôi theo anh ra thành thị để chọn một mầu họa dã thú một hơi thơ tự do. Sự chọn lựa gói bên trong nó tự do.
Thanh Tâm Tuyền không giấu diếm ước vọng. Như Mayakovski, trong một hoàn cảnh biến thiên tương tự, không giấu diếm ước vọng. Và Bertolt Bretch. Tất cả đều nhìn thấy tình yêu như là giải pháp cho viễn tượng xây dựng xã hội con người. Mayakovski: tình yêu đi cùng với những bài thơ mạnh động từ. Bretch: tình yêu trong những dự phóng nghệ thuật như một thử nghiệm cộng thể. Thanh Tâm Tuyền: là sự hứng đỡ trọn thời tiết của xứ sở, là xây dựng, bằng tấm lòng tinh khôi, chân thật. Hình ảnh mắt để ngoài mưa, mưa trên đất hoang chờ khai phá, đất nằm ngó ra cửa bể: hình ảnh ấy rất Việt Nam mà cũng rất trái đất, con người. Mấy mươi năm sau , than ôi!, chính cũng là trên mảnh đất ngoài mưa ấy ông sẽ viết ‘đứng vững không khuỵu chân/ trên mảnh đất nghèo khổ’ (‘vang vang trời vào xuân'). Sự thất bại của đất nước Việt Nam cho tới hôm nay không thoát ra khỏi cảnh đói nghèo cơm áo, thui chột tinh hoa, lúng túng đi quanh chẳng khác nào một nước dân trí chưa phát triển, là một câu chuyện dài và buồn, nó có đâu riêng lỗi của một nhà thơ, một người trí thức, người từng khao khát, từng viết - bằng từ vựng mới và văn phạm mới - những ước mơ của cả một dân tộc, ở vào một thời điểm đất nước (hai miền) đang bước ra (mỗi miền một cách) cùng thế giới.
tôi chối từ giam cầm chim đẹp trong rừng tóc
dù tiếng hót đã chọn mấy hàm răng
người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường
về quá khứ
chim bay vào trận mưa sao
(Chim)
*
Với Thanh Tâm Tuyền, tinh thần tự do đi liền với tiêu chí giữ cho trung thực với cuộc sống. Có thể tóm thu về nghệ thuật thơ Thanh Tâm Tuyền là như vậy: tự do, lấy hơi dài từ tim, từ mắt từ phổi của mình, và trong lòng cuộc sống. Một nghệ thuật khởi đi với khát vọng tìm xem cuộc sống là cái gì mà vạm vỡ, kinh khủng, đang bứt phá những biên giới tâm hồn tới vậy. Tuổi hai mươi của Thanh Tâm Tuyền rơi vào một khúc quanh quan trọng của lịch sử VN, đã chứng kiến một giai đoạn đổ xương máu trong mưu cầu độc lập, đồng thời lại thấy sự chụp tới của một chủ nghĩa mới, nó hứa hẹn ban phát cũng nhiều, tai ương chực chờ cũng lắm, nó đặt nền trên bạo lực và sự đồng dạng, nó không khéo lại là mặt kia của chủ nghĩa phát xít mới, bọc trong bọc vỏ cách mạng. ‘Cách mạng’: một từ ngữ quá đỗi mê hoặc bấy giờ, nhưng nó cũng đang được thử thách: liệu là con người, con người cá nhân và con người đoàn thể trong xã hội cách mạng mới sẽ thu đạt nhân ái và công chính, hay ‘cách mạng’ sẽ là một từ ngữ treo đầu cờ thôi, và con người thì vẫn cứ sẽ tiếp tục ngập trong bùn lầy, bóng tối - "thắp nghìn kinh không sáng cuộc đời" (Văn Cao)?
Ở tiểu thuyết Bếp Lửa và và ở tập truyện Khuôn Mặt có những nhân vật đọc Marx và thực hành chủ nghĩa Marx, nhưng ở thơ, Thanh Tâm Tuyền dành cho vùng trời ấy sự giải thoát tuyệt đối khỏi những gì thuộc về chủ nghĩa, hướng ý thức (hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao). Trên mảnh đất mới của miền Nam, lắng lại, nghiệm chứng cái uà tràn mới mẻ của tâm hồn mới, một vùng đất mới, đang vỡ vạc da thịt, Thanh Tâm Tuyền ắt hẳn đã phải tự hỏi: làm sao nói lên được cái sự lớn dậy này, của những đời sống, lạ chưa, như vừa được khai sinh, như vừa mới chuyển dạ, hôm qua, trong những nhà bảo sanh (cuộc sống phải đầy như không khí, cuộc sống phải đầy như sớm mai). Làm sao nói lên được cuộc sống đang ngồn ngộn chảy sông biển, ao lạch, tàu bè, đường xá như vừa mới khai trương, trang mới? Làm sao nói lên được cái định mệnh người mà giờ đây đang không chịu kềm hãm trong tù lạch, bóng tối nữa, điều kiện sống ngặt nghèo nữa, mà đang thực sự là lên da lên thịt, đang đòi tìm đường đi và đường bay, những chân trời, cửa biển, hải cảng ? Câu trả lời của Thanh Tâm Tuyền dõng dạc: bằng với tự do, bằng với sự sẵn lòng chân thật khai phá.
Ôi hai mươi/ nhân loại trẻ như hoa búp. Không dừng lại với thành phố, làng mạc riêng của mình. Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam, cái tầm mở ra cùng thế giới lại mạnh mẽ tới như vậy, ở Trần Dần, ở Thanh Tâm Tuyền là hai thí dụ rõ, và mạnh. Có lẽ vì họ, những người trí thức cầm bút trẻ bấy giờ đang ở khởi điểm dự phóng của một đất nước vừa được cỏi trói khỏi đô hộ. Hay có lẽ vì chính thế giới cũng đang tìm tới với một đất nước đang mặc lại áo xống bản sắc của mình. Nhưng rõ ràng là người trí thức đang nhìn thấy quốc gia trong phương trình của nhân loại. Ở mặt kia của vấn đề, người cầm bút tiên phong đồng thời cũng duyệt lại những cuộc chiến tranh vừa đi qua (đúng là như chỉ mới vừa đi ngang qua trước cửa) tự hỏi, thế giới chưa ổn thoả này đang đi tới đâu? Như Paul Eluard, Thanh Tâm Tuyền nhìn thấy công chính là vấn đề rất lớn. Một vấn đề lớn lao lại là của riêng con người, giữa con người, giữa những cộng đồng chia cắt bởi biên giới quốc gia, chủng tộc. Lò thiêuAuschwitz là một tai ương cho công chính ở tầm mức chủng tộc nhân loại. 'Bọn đao phủ ' không phải là một ẩn dụ. Tự do cũng không cần ẩn dụ. Tự do là một nhu cầu cụ thể. Paul Eluard viết tự do tên người trên mặt những vật thể cụ thể của đời sống, Thanh Tâm Tuyền nói tự do là ngực, là tóc tai, là ngón chân, là tình yêu. Và tình yêu là nguồn sữa mật khởi đầu. Sữa là sữa, bầu ngực là bầu ngực, hình ảnh người nữ tự do trạc áo bày ngực cầm ngọn cờ đi về tự do, công chính, phá ngục áp bức của Delacroix không xa những ngực bày mà Thanh Tâm Tuyền thể hiện.
Trang sách khởi đầu viết
mắt người cần ánh sáng
môi người cần mặt trăng
bàn tay đòi mặt trời
và ngực em tự do
(Bài ngợi ca tình yêu)
Lý tưởng là một lỗi lầm chăng ? Mơ mộng như thế cũng là một lỗi lầm. Mơ mộng vượt thoát thời đại tù ngục
Ngực câm không tiếng nói
Chất cười không thuộc môi
Giác quan đói khát
Con người bình đẳng trong hạnh phúc, và trong khổ đau. Con người bất cứ nơi đâu, Hà Nội, Sài Gòn, Bình Nhưỡng hay Algers, Kabul hay Phnom Penh, khi những con người có mưu cầu mở giác quan, mở lồng ngực, đứng trước những lực áp bức trơ lì và hệ thống họ đều cần phải được nghe thấy. Chính trong bối cảnh ấy mà Budapest 1956 làm rúng động Trần Dần, Lê Đạt ở Bắc, và Thanh Tâm Tuyền ở miền Nam. Không nói khác đi được. Ấy là chính trị, nhưng là chính trị ở mưu cầu cao nhất của con người, cắt qua những toan tính bần hàn và thông lệ.
*
Budapest của những nhà thơ Petofi, Sándor Weores, Ferenc Juhász, của thuyền bè thương khẩu Danube đi giữa một bên đồi cao Buda và bên kia những cánh đồng miền Pest. Thời điểm 1956 (cuộc nổi dậy),Budapest là một biểu trưng cho khát vọng. Ở mặt không gian mà tính, lại là một khát vọng xa xôi, tận một Âu Châu hậu Auschwitz, còn đầy dẫy những vấn đề dang dở của một thế giới đang đi vào cuộc chiến tranh lạnh. Thế mà (sao lạ lùng!), như lịch sử Việt Nam sẽ ghi lại, nó đã dự phần làm nên cái quay quắt, cái chấn động đường hầm, kéo từ một cửa sổ Sinh Từ tới một bàn viết ở Sài Gòn. Điều này phải giải thích làm sao? Vì một độ mở mới ở tầm vóc tư duy, và một quan tâm lấy con người làm đơn vị. Hay còn là vì cái gì khác?
Tôi đang đi đâu đây?
Bài ca nào tôi sẽ hát
...
Cụp đầu ghì lấy đời sống, như một miếng xốp, tôi đâm đầu chạy về nhà
trong mưa đỏ, lục, và xanh: trong thời đại chủ nghĩa xã hội
(Ferenc Juhász – “Thứ Năm, Ngày của mê tín”)
Ferenc Juhász: Hoang mang, trong nghi vấn, trong niềm tin, trong ngụy tín và mê tín, trong kiếm, trong tìm. Một thời đại gì quá lạ. Ferenc Juhász nhìn thấy quá đúng cho Hungary của ông. Thời đại nói ngày mai, và ngày mai tung hê lại rằng thời đại hạnh phúc đang chuyển dạ. Thế giới đang chuyển dạ. Những quân đoàn đang di động vào những vị trí dàn quân, trên một thế chiến quốc mới. Mà cuộc dàn quân chuẩn bị cho một trận đồ sát mới này thì nằm ngoài tất cả mọi trù tính của những nhà thơ trên những xứ sở nằm trong những vòng tròn xanh đỏ, của những bản đồ chiến lược nước lớn.
Hay Vua Lear đã xướng danh đúng?
Lịch sử nhìn từ kẻ đeo đuổi bút mực không trùng khít vào lịch sử của những César. Và lắm khi trong thế tương giao ấy như lịch sử đã cho thấy cái này phải xóa đi cho cái kia trụ vững. Từ thời của Seneca và Néro đã thế. Kẻ cầm bút biết vậy mà phải viết, viết điều buổi ấy nói phải viết. Ngoài kia và trên cao quả nhiên
... Ấy là sao trời
Sao trời trên đầu ta, cầm nắm định mệnh ta
(Shakespeare – King Lear)
Thực sự, như ở bi kịch của Seneca, người ta sẽ không lường trước được rằng tai hoạ bốc dậy ngất ngất lửa tang, lửa nguy tai, chính là ở ngay dưới sàn gỗ chỗ mình đứng. Bi đát, bi kịch là ở ngay đây, ngoài mọi dự tính. Cuộc chiến tranh mà thế giới biết đến như the Vietnam War là điểm thoát lửa cho cuộc chiến tranh lạnh của hai khối Tư Bản / Cộng Sản, đã trùm ngập lên mảnh đất Việt Nam nhanh như một cái bay vút của loài ác điểu, trong một bài thơ rời Thanh Tâm Tuyền viết vào năm 1972:
Trên miền non cao rừng rú
Gió gào giận khốn tù
Trong cõi mộng hung tàn
Một mùa đông dài bão táp
Đêm qua ác điểu đậu cành khuya
Thả rớt trái tim ác độc
Trong một tiếng tang thương
Đêm qua gió cắp mộng lên non trốn chạy
Rồi gió hú van
Trong hành lang tối ám giờ lâm tử
(“Hải đảo,” 1972, Văn)
Từ 1964 đến 1975, Thanh Tâm Tuyền chỉ có rải rác những bài thơ rời “chưa in,” giữa những tiểu thuyết Cát Lầy (1966), Dọc Đường (1966), Mù Khơi (1970), Tiếng Động (1970), một Tạp Ghi (1970) và một vở kịch Ba Chị Em (1965). Cuộc chiến tất nhiên đã có một tác động nhất định vào chọn lựa này. Trong số Văn tưởng niệm Nguyễn Đức Quỳnh (tháng 6, 1974), Thanh Tâm Tuyền trong tiểu luận “Anh đã đọc Thằng Kình chưa?” nhắc lại một điều đáng để lưu ý:
“Hôm nay thì tôi hiểu thơ mở một cõi ngoài cho người ta sống và tiểu thuyết mở chính cõi này cho người ta sống. Tiểu thuyết là mối hạnh phúc đau đớn anh nhận được, mở cho anh cửa ngõ trần gian nơi anh đắm đuối thèm khát tới. Anh sẽ vẫn còn sống được khi anh còn say sưa với những quyển tiểu thuyết như tôi đã say sưa với Thằng Kình.
Mọi quyển tiểu thuyết lớn lao đều mở rộng lối để đón người. Những người phải sống.”
Cuộc chiến tranh xáo tung lên tất cả mọi mặt sống chết, cuộc chiến ấy khiến thơ ca vong mạng. Anh im lặng hay là anh sẽ nói lời tanh tưởi, bằng những ẩn dụ khô cạn. Hay anh làm những chiếc miệng cho kẻ khác. Hay anh đi làm những chiếc loa.
Cho tôi dám nghĩ sự đóng lại cõi-ngoài, tức là không gian thơ trong định nghĩa của Thanh Tâm Tuyền, khi chiến tranh tới là như vậy. Trong chiến tranh rồi ra chỉ có một đầu óc đứng chơ vơ giữa những viễn tượng kinh hoàng, thấy những viễn tượng ấy, và hát lên, như khóc, như cười, là có thể còn dựng được thơ ca, đó là trường hợp Bùi Giáng [một trường hợp cho Thanh Tâm Tuyền một thuyết phục rằng, trong hủy tán chiến tranh “điên tam đảo tứ” thơ ca vẫn có thể sống, dù có đảo điên, nhưng không vong mạng].
“Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” (6 biến khúc quanh một đề thơ cổ) trong giai đoạn gần cuối của cuộc chiến là một trong những bài thơ xuất bản ở dạng rời (trên tạp chí) của Thanh Tâm Tuyền. Chung với Bùi Giáng, đây là bài thơ của Thanh Tâm Tuyền viết như một tao ngộ (chữ của BG) với người thơ đi trước. Một biến tấu khúc trên một bài thơ như vậy kể là cổ, một thử nghiệm themes and variations bất ngờ, và thoạt mới xét, đứng như một ngoại-lệ, nhưng xét cho cùng lại trùng phùng trong quan niệm “mở” của Thanh Tâm Tuyền khi đệ đạt thơ như là một kinh nghiệm sống, và như vậy hàm ý, thơ tự do biến kế sở chấp, nó là ngôn ngữ và cửa ngõ cho cái tôi đi xa, đào sâu vào những thực tại sâu thẳm hơn nữa của đời sống. Ở đây, bài thơ này chẳng hạn, là vào thời gian và hiện hữu.
Đi trong những kinh thành chao đảo nếu Bùi Giáng (một nhà diễn dịch uyên thâm thơ Nguyễn Du) có cơn ngây ngất với đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông, thì Thanh Tâm Tuyền trong cảnh Hồng Lĩnh can qua huynh đệ tán trở lại với Nguyễn Du lại tìm ra một nguỡng mộ và đồng điệu về cái nhìn của tác giả truyện Kiều cho ngôi nhà hiện sinh. Hiện sinh là ngôi nhà, cho ta làm khách ghé qua, cho trong ngôi nhà ta nằm mộng, mộng thấy đời trước, những khốn đốn trầm lụy của nhà, của ta—khách lưu trú thoáng chốc.
Bài thơ là một quán niệm về cả cái ta trong thời gian. Ngôi nhà để làm gì? Để ta sống những cảm thức sống, để kinh nghiệm cuộc hiện sinh. Và để đón trở lại một tình yêu, mà như bao cảm lụy khác, sẽ rồi mất. Chỉ còn những tường vách đổ bóng, chỉ còn những truyện tích kể lại, từ trăng, như nhân vật—nhân vật nữ của ngôi nhà: hình bóng tình yêu và cảm lụy, cũng là cái mất, sự không thể lưu giữ, sự cảm hoài. Thời gian đi qua. Ngôi nhà trong thời gian thành chỗ lưu trú hình và bóng, và âm tích. Sáu câu thơ cổ từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, cộng cùng truyện tíchOrphée và Eurydice, thành 6 biến khúc của mùa, và thời khắc, làm thành một thể nghiệm âm nhạc (ta không thể không nghe ra một nền âm của thời kỳ ấn tượng, của Ravel và Debussy). Thanh Tâm Tuyền vừa quán niệm trên một khổ thơ để lại, vừa vực dậy âm tích cho một sân khấu sống: căn nhà: đời sống.
Bài thơ này xác định lại dòng quan điểm của Thanh Tâm Tuyền, rằng chính là ở đơn vị con người—con người tới, sống, chia sẻ, và đi qua—mà kẻ làm thơ nói, xướng âm, định danh và truyền đi lời, lời đã đi qua những buổi sống mấp manh của mình. Không có gì hơn. Không là gì khác. Cái nói được là cái còn lại trong ngôn từ, những dòng thơ, trong khi toàn bộ thực tại mà kẻ ấy vừa chiêm nghiệm đó đã biến mất.
*
Sau 30 tháng tư 1975, Thanh Tâm Tuyền trở lại với thơ thực sự một lâu dài qua giai đoạn đi tù của mình. Bạn bè bảo Thanh Tâm Tuyền là người ung dung nhất trong sự ra trình diện đi tù. Ung dung. Có phải chăng là vì ông dự toán thấy cần thiết đi cho hết chỗ từng ngừng lại thời nào ở cái phương trình thông công, thông công cùng con người thiện ác, với cuộc sáng tối. Hoặc giả là ông tiên tri thấy qua sạn đạo này ông sẽ tìm ra một chốn quê hương nào lẩn khuất? Hoặc là ông bất kể, vì “tôi là người mười năm/ chết giờ này cũng thoả”?
Sáng nay thức giấc trong nhà giam
Anh nhớ những câu thơ viết thời trẻ
Bừng cháy trong lòng anh bấy lâu u ám quạnh quẽ
Ánh lửa mênh mang buổi tình đầu
Mưa bụi rì rào
Gió náo nức mù tối
Trễ muộn mùa xuân trên miền cao
Đang lay thức rừng núi biên giới
Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo, anh tự nhủ
Cũng qua cơn khô cạn khác thường
Tắt theo ngọn nắng chon von mê hoặc đầu óc quái gở
Từng thiêu đốt anh trên đồi, theo vào đêm dập vùi anh đớn đau
Từ lúc nào anh đứng trân trối cô đơn
Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song cửa ngục
Hoang vu thơ hát lời lá cỏ heo hút
Dẫn anh về tận nẻo nguồn hừng đông lẩn lút
Những ngày tù cho ông gần lại Ungaretti, cúa những câu thơ thời nào
xa, ở đâu xa
như một gã mù
họ nắm lấy tôi bằng tay
(Ungaretti – “Xa”)
Lắng xuống
tôi sẽ thấy
đồng tử mắt tôi
chết
ở chân trời đen
của mắt em
Bây giờ
bầu trời trong vắt vừa khép lại
và bây giờ
ở cố quận Phi châu tôi
hoa nhài
đang khép lại
Không giấc ngủ cho tôi
(Ungaretti – “Tháng Sáu”)
Ungaretti của Italia, của Âu Châu, tắm đẫm trong văn hoá Âu châu, lòng vẫn dõi về Ai Cập, thành phố Alexandria, nơi chàng chào đời và lớn lên một thơ ấu. Ungaretti của thất tung quê quán. Ungaretti đi vào quân ngũ, khi Italia gia nhập Đệ Nhất Thế Chiến, chiến đấu ở tuyến trậnChampagne. Ungaretti bạn của những hoạ sĩ lập thể như Leger, Picasso va Braque, và Apollinaire. Ungaretti người ngưỡng mộ Leopardi và Petrarch, nhưng tách đứng riêng khỏi dòng thơ cũ.
Có một gần gũi nào đó giữa hai con đường đi hai thi sĩ?
Ungaretti có một bài thơ gọi là “Hai Ghi Chú”
Một giòng nước chảy những vòng tròn quanh cỏ
Một vũng nước tù phản kháng bầu trời nhạt xanh
tôi đặt nó cạnh bốn câu của Thanh Tâm Tuyền xem như một kết thúc
Nước xoáy chảy xiết nhào trên đá
Táp đẩy xô hụt chân ngửa nghiêng
Kỳ cọ nhớp tanh ngày gớm ghiếc
Nhạo cười theo bọt sóng ngông cuồng
bài thơ có tựa “Tắm suối ngày hè” trong Thơ Ở Đâu Xa. (Chúng ta có thể như Thanh Tâm Tuyền đề nghị ở đâu đó đọc lên giữa một căn phòng có tiếng đàn, khúc “Mùa hè” của Vivaldi, hay một đoạn hồ cầm đánh trong buổi sớm của Bach, xem giọng mình có được sự hoà âm rõ, đẹp và sáng.)./.
9.2007
Đăng lần đầu tiên trên damau.org 9/2007.
Phỏng vấn
Nguyen Tien Hoang on Poetry International Web
AUSTRALIA
Interview with Nguyễn Tiên Hoàng
Sunday 1 January 2012
Michael Brennan: When did you start writing and what motivated you?
Nguyễn Tiên Hoàng: I started putting things down on paper quite early, but the first serious poem must be the one that was published in my high school magazine when I was in year 8. It was a free-verse long poem, about my year 7 class, and what happened to us over that year, 1969. 1969, following the Tet Offensive, was another blood-letting year in the war timeline, like 1972 three summers later: while the American escalated the dropping of bombs in the countryside and in the North, the other side started attacking the cities in the South with missiles at night – tit for tat. The message of these terrorising attacks was that the cities were no longer safe. Two of my friends died in separate fatal nocturnal attacks to the heart of my home city, Da Nang. I remember this poem: it runs like a war-reportage, detached, fragmented, and as I tried, unsentimental. It included small excerpts of writing of these friends. A contrast of their palpable thoughts and their deaths, which were too early, too cruel. I wrote the poem to mark the last day of the school year before the summer break. My literature teacher happened to be the editor of the school magazine and somehow got hold of it and decided to publish it along with the selected writings from students of year 11 and year 12, months later in the Tet school annual publication.
MB: Who are the writers who first inspired you to write and who are the writers you read now? What’s changed?
Nguyễn Tiên Hoàng: Early in my high school years I read Vietnamese and French novels, short stories and poetry. From year 9 onwards I focused more on the new writing that was appearing in the new literary magazines, Vietnamese poets like Thanh Tâm Tuyền and allegorical writing by the playwright Vũ Khắc Khoan. I wrote the poem I mentioned above before I read Thanh Tâm Tuyền, and I found out with glee I was writing very much in his style of ‘thơ tự do’ (free verse). My first play, written in Monash, was inspired by Vũ Khắc Khoan. This was before my reading of Beckett, Arthur Miller and Patrick White.
South Vietnam in the late 60s was abundant with translated short stories and novels. I spent my summers between school years reading translated Tolstoy, Dostoyevsky, André Gide, Antoine de Saint-Exupéry, Tagore and the Chinese classics . . . It was a time when I was like a sponge, absorbing anything I could lay my hands on. I have some friends whose families ran bookstores, so I could spend time in their bookstores simply reading. The Americans brought with them Arthur Miller, Saul Bellow, the Beatniks and J.D. Salinger, a hit in South Vietnam in the summer of 1972.
Then the university days in Monash [Melbourne], when I tended to re-read things I was familiar with but now in English: Hermann Hesse, Hemingway, Sartre and Camus. A few years later, Lorca and Alberti when I got into reading about the Spanish War. Osip Mandelstam, Anna Akhmatova and Boris Pasternak for the Stalinist years. Octavio Paz and the Irish writers and poets when I tried to explore the writing of the exiled. Ungaretti, Montale, Saba and Pavese, when I watched the Italian neo-realists. David Malouf, Patrick White, John Tranter, John Forbes, Gig Ryan in the past decade.
I have this habit to read anything that gives out promises that I will soon be transported to another place, another time. Scientific articles, memoirs, biographies, travelogues, contemporary short stories and poems. I will go back to W.H. Auden and Peter Porter and Rilke anytime. But right now African-American and contemporary Australian poetry.
If there is a change that I can notice, I would say it is the colours and nuances in the private language of the contemporary poets. These things are more important to me now than the stories or the facts. The female poets and the secrets of receiving and bearing. Marguerite Duras, Marguerite Yourcenar, Maya Angelou, Ai, Rita Dove . . .
MB: How important is ‘everyday life’ to your work?
Nguyễn Tiên Hoàng: Rilke said something along the lines of us absorbing things in the visible world to serve the essentials of the invisible world. I used to write in the early hours of the day, now I tend to write in the late hours, when I get back to my hotel after a long day at work. At those hours, things seem to flow back in; from the invisible harness a first line may come out. I don’t know if we do the work during the day to prepare for this moment, but if it’s true, then we should definitely love daily work more. Since a young age I have loved to walk around the city and explore its secrets. That is unchanged. I also love films, notes writings, and I still casually draw sketches in my notebooks.
MB: What is the role or place of subjectivity in your poetry?
Nguyễn Tiên Hoàng: In reading [a poem] I suppose ‘subjectivity’ may mean that we can say this poem is good because I simply like it, or that it appeals to me, that it agrees with my sentimental situation or my personal experience. In writing a poem, things are not that clear-cut. What does ‘subjectivity’ mean in the creating process? We may try very hard to attack a subject that we have chosen, but there is no guarantee that we will lure the object to within our reach. Very often, it reacts, it may become disobedient, intractable, withdrawn. Poetry is an enigma, as life is. They both are beyond us. I don’t know. When a poem comes and stays on as an experience, and if it is a profound one, then what is it in my part that has contributed to this coming and forming? Very often, I feel I am only a conduit for this happening. Sometimes on re-reading a poem I am bemused that I’d been able to pen such a line.
MB: Do you see your work in terms of literary tradition(s) and/or broader cultural or political movements?
Nguyễn Tiên Hoàng: Some time ago, I liked to be on the same side as the poets who wrote in the face of oppression. Lorca, and the Humanist poets of the Nhan Van Giai Pham period 1956 in Hanoi [Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao, Phùng Quán, Hoàng Cầm]. The poets who write about war and violence and the human conditions – many poets, but let me name a few: Yeats, Paz, Auden, Eluard, Celan, Szymborska, Heaney.
I am more and more into the unexpectedness in writing nowadays. I am more at ease with what I read, and with what I write.
MB: What aspect of writing poetry and working as a poet is the most challenging?
Nguyên Tiên Hoàng: Someone has said that poets are the legislators of the world; some say poets are lepers of the world. Both are true. Poetry is a struggle. An Quixotic one in theory. The reality is that at crunch-time, poets often are pushed to suicides, deaths, jails and oblivion. It happened in Soviet Union, in the contemporary China. And in Vietnam even now. In such situations, to be able to write as an independent poet, the poet must bear the world on his or her shoulder. Camus’s rebel. No wonder we worship Prometheus.
MB: What reading, other than poetry, is important to your work as a poet and why?
Nguyễn Tiên Hoàng: I read philosophy during my university years, and later worked as a translator/broadcaster for Radio Australia, working on an artist basis. This meant I got to read a lot of things, then selected the material, deliberating over whether it was worth the air-time, getting permission to broadcast. The subjects ranged from agricultural science, bio-technology to ethics and animal rights, environmental flashpoints, conflagrations in world politics. Those radio days were useful for my making. I continue to read history, my favourite subject of all time. On this, I must say lately I found myself reading into Australian war history, subconsciously bringing myself to attend many services on the Remembrance Day or Anzac Day. While I was there paying respect to the fallen, I just wished Australia would one day build remembrance places for the civilians as well as the soldiers. Without paying respects to the civilians, we ignore the sufferings caused by wars.
Cinema and music are my other source of inspiration.
MB: What is ‘Australian poetry’? Do you see yourself as an ‘Australian’ poet?
Nguyễn Tiên Hoàng: In terms of being Australian: this is not about citizenship. I came here as an overseas student, a recipient of a scholarship out of the generosity of the nation,but I expected to go home after the studies. The war ended abruptly. Thanks to the veteran journalist Denise Warner and the barrister Stephen Charles, later a QC, who lobbied with the government of the day, students from South Vietnam like me were given a freedom of choice. I chose to stay on. The sense of being Australian came with one event. It was the birth of our first child in Melbourne back in 1979. The first-born turned the whole thing around. Quynh (my wife) and I have three children who were all born in Melbourne; our first home was a rented duplex not far away from the Maths Building corner of Monash back in the late 1970s, early 1980s. Quite a mythical time!
The book that gave me the first glimpse into Australian poetry is an anthology edited by Chris Wallace-Crabbe that I found in a university bookshop during this period. From this book The Golden Apples of The Sun: Twentieth Century Australian Poetry, I spent more time reading into Australian poetry, and when a small publisher asked me to edit a poetry book called Bushnight, I was more than equipped to handle the task. It was a photography-poetry book. The theme was the Australian landscape [at night], the photographer was from Germany, the editor [me] was a new Australian. I reserved a large part of this book for the indigenous Australian poets – Jack Davis, Oodgeroo Noonuccal (We are going), Bill Neidjie. That book was published some time before I read Lionel Fogarty.
And am I an ‘Australian poet’? I have truly enjoyed my readings at various venues over the years, including at Melbourne Poetry Festival in 1999, La Mama in 2000, the Water Rat cafe [when Jennifer Harrison was co-ordinating the regular open reading there]. I still buy books by my fellow poets and sometimes receive books from them. Australian poetry is all that: what is still happening in poetry readings across the nation, the presence of various literary magazines, e-magazines that are still having poetry in their domain of content, issue after issue, given the economic hardship; the special bookstores that care to stock poetry books; and the general readers who are still reading poems.
MB: Don Anderson once described Australian poetry as Australia’s only ‘blood sport’. More recently critics have seen Australian poetry in terms of a ‘new lyricism’ (David McCooey) and ‘networked language’ (Philip Mead). What is the current state of play in Australian poetry? How do you think Australia poetry and discussions about Australian poetry might best develop in the next ten years?
Nguyễn Tiên Hoàng: There comes a point when we read the poem without the need to know where the poet comes from. I read Tomas Tranströmer for many years without the need to associate his poetry with Sweden. Perhaps it was my failing to do so. Or perhaps his poems reached out, beyond the national borders. I always read Tomas Tranströmer against a background which could be Iceland, Norway, Minneapolis, or Tasmania, a land in which the cold sets in at the end of the day, humans move in solitude under the grey canvas of a sky.
We draw borders for the sake of bringing the common tracts together and for a kind of interconnectedness. For the sake of defining, then, very well, ‘Australian poetry’ is a continent of vernaculars, a republic of poets who see themselves sharing the language with Auden and Frost, but facing a linguistic terrain slightly different with these two poets.
MB: How is poetry relevant or valuable to contemporary society and culture in Australia or at an international level?
Nguyễn Tiên Hoàng: Paz once said “poetry is useless, but without poetry, humanity is moving towards suicide”. This is increasingly true in the postmodern world where the real world seems to be increasingly threatened with take-over by the virtual world, and in which the power waged by the invisible financial corporate men seems to have greater controls over the life of the common person.
Poetry matters, and one of the duties of those who write poetry is to write in its defence. I would like to see poets have a stronger presence in the public domain and even in policy-making. I particularly enjoyed reading about how, in the twentieth-century period of Europe, especially in France and Germany, how the artists and writers played an important part in the resistance, how they extended the dialogues in the intellectual life of the nation. I like that period very much. The impact of that period rubbed on to the intellectual life in South Vietnam during the war, and was to me the most positive thing that happened to the South: it saved the humaneness in a society that was under constant threat of being completely destroyed by the senseless war. Australia, to a degree, had the voice of Patrick White in the same period.
© Michael Brennan
Nguyen Tien Hoang's interview by Micheal Brennan for Poetry International Web
http://www.poetryinternationalweb.net/pi/site/cou_article/item/21277/Interview-with-Nguyn-Tien-Hoang
Poetry International Web Editorial jan /1 / 2012 Myamar poets and Nguyen Tien Hoang
Viết .1998
Những Mảnh Vỡ Ý Nghĩ Về Thơ
Dịch thuật
Cao Hành Kiện
Hành Trình Một Ngày Dài
Thường Quán chuyển ngữ
Cao Hành Kiện: Hành trình một ngày dài – Leslie Zhao
Gao Jing Xian(Cao Hành-Kiện), người đoạt giải Nobel Văn Chương năm nay đàm luận cùng nhà văn Leslie Zhao (Leslie Triệu)* về Trung Quốc, về lưu vong, và sự lớn mạnh của một giai cấp trí thức.
■ ■ ■
Không dưạ trên một mưu cấu truyện duy nhất, Linh Sơn là một tiểu thuyết thành hình qua những đan kết của nhiều mảnh truyện kể rời. Nó là hành trình của một cuộc hành hương về thiên nhiên nguyên sơ, hướng tới văn hoá nhân gian và bản ngã nội tại. Cao hành Kiện khởi viết tác phẩm này vào năm 1982 tại Bắc Kinh. Ông hoàn thành cuốn tác phẩm mà đã đem lại giải thưởng Nobel văn chương đầu tiên cho Trung Quốc này tại Paris vào năm 1989, không bao lâu sau cuộc trấn áp đẫm máu Thiên An Môn. Tác phẩm đối với ông buổi ấy là một cách đóng lại 48 năm sống thân phận một con dân của Trung Quốc.
Trong những giai đoạn đầu khởi dựng Linh Sơn, hai biến cố đã có ảnh hưởng sâu đậm tới chữ nghĩa và tác phẩm của Cao. Thứ nhất là một kết quả chẩn nghiệm của một lần khám sức khoẻ tới hạn kỳ vào năm 1983 cho thấy một vết nám ở phổi mà một giảo nghiệm tiếp tới cho biết đó là dấu hiệu ung thư . Thân phụ của Cao đã qua đời vì ung thư phổi, người đã sống được vỏn vẹn ba tháng sau kết quả chẩn nghiệm. Cao lại hút thuốc có hạng, nên nghĩ mình không qua khỏi phen này ông dành thời giờ sót lại cho mấy lạc thú là đọc Dịch Kinh và ăn uống. Thế rồi đúng là một ngạc nhiên cho mọi người, khi khám sức khỏe trở lại mấy tuần sau đó thì vết nám không thấy nữa và cuộc chẩn nghiệm trước được hồi xét lại như là một nhầm lẫn.
Biến cố có tác động lớn kế tới là cuộc tăng cường chiến dịch Chống Ô Nhiễm Tinh Thần của chính quyền Trung Quốc. Những tác phẩm của Cao, nhất là các vở kịch đã biến ông thành một mục tiêu của chiến dịch. Người cầm đầu bộ Tuyên Huấn của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chỉ đích danh Cao như một phần tử cần được đưa đi “lao cải ” ở Thinh Hải, nơi có những trại tù khắc nghiệt nhất nước. Được tin này Cao rời Bắc Kinh trực chỉ miền thâm sơn biên thùy Tây Nam Trung Hoa, cứ thế mà đi, trong 5 tháng băng qua 15 nghìn kilômét và cuối cùng trở lại Bắc Kinh khi tình hình đã bớt căng thẳng.
Dấu tích những kinh nghiệm chuyến băng ngàn để lại rất rõ trong Linh Sơn. Đối mặt với thần chết và chạy trốn lưỡi đao chính trị là những kinh nghiệm mãnh liệt có lẽ đã giúp Cao tập trung tinh thần và thêm bén nhậy ở những nhận thức. Ở tiểu thuyết thứ hai, Thánh Kinh của Một Người, xuất bản vào năm 1999, Cao một lần nữa sử dụng tài năng sử dụng ngôn ngữ của mình để biểu tỏ cái hiểu của ông về con người và lịch sử. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều đầy đặn triết lý tư tưởng Thiền. Khi đoạt giải Nobel Văn Chương năm 2000 vì tác phẩm của ông mang ” cái nhìn hiển lộ sự thực phổ quát, những cái thấy đắng cay và biệt tài dụng ngữ”,Cao trở thành ngòi bút đầu tiên mang Nobel Văn hương về cho Trung Hoa.
Ấy là một ngày tháng Mười, ở Trung Tâm Văn Giới Varuna ở Blue Mountains tôi nhận được tin Nobel trong khi đang chuẩn bị cho bộ sách các nhà văn Trung Hoa mà đã bước qua năm thứ tư của những ngày đêm biên tập. Chiều tối khi một người bạn điện thoại báo tin Cao đoạt giải, tôi phải thú thực ấy là lần đầu tiên tôi có cảm giác liên hệ mật thiết với giải văn chương này, dù rằng Cao, như một người bạn đang ở xa cách những ngôi nhà cũ của Eleanor Dark trong vùng núi non này của nước Úc tới hàng vạn dặm.
Hồi đầu năm, khi Nhà xuất bản Harper Collins ra mắt bản Anh ngữ cuốn tiểu thuyết Linh Sơn, Cao được mời tới Sydney (ông đã tới đây nhiều lần ở những chuyến diễn thuyết). Một buổi tối sau khi đã cơm nước ở Chinatown, tôi đã theo ông về khách sạn cho một cuộc chuyện trò.
■ ■ ■
Leslie Triệu: Ở buổi ra mắt Soul Mountain, mấy chữ đầu tiên anh nói: “Là một người trí thức”. Vậy, một người trí thức là gì? Khi đọc Soul Mountain (Linh Sơn) và One Man’s Bible (Thánh Kinh của Một Người) tôi cảm thấy anh có một ý thức mạnh mẽ chính anh là một người trí thức. Thế hệ của anh đã kinh qua đủ loại khổ hình, thế nhưng tôi có cảm tưởng rằng ý thức bản thân như một trí thức của anh nó không giảm bớt mà thực sư đã trở nên mạnh mẽ hơn.Anh trở nên ý thức mãnh liệt rằng như một trí thức anh phải ứng xử những cách thế nào đó chứ không chỉ an tâm tồn tại là đủ.
Cao Hành Kiện: Khái niệm người trí thức đáng được bàn tớị Có một sự khác biệt giữa khái niệm về kẻ trí thức ở Tây phương và kẻ trí thức trong cách định vị ở Trung Quốc. Ở Hoa Lục, ai qua được ngưỡng cửa đại học thì được xem là kẻ trí thức. Tây phương thì khác. Giới trí thức không thường bao gồm những người tốt nghiệp đại học hay cao học ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật, dù rằng họ có khả năng tri thức cấp caọ Những thẩm phán không được gọi là người trí thức – họ là những professional, giới chuyên nghiệp. Trí thức là những người đưa ra tư tưởng, những triết gia. Chỉ có những người dấn thân vào lĩnh vực tư tưởng xã hội một cách độc lập và lĩnh vực sáng tạo mới được gọi là trí thức. Ho viết những tác phẩm phản ảnh tư tưởng, và họ nói cùng xã hộị. Sự xuất hiện của giới trí thức hiện đại có lẽ khởi đi sau cuộc Cách Mạng Pháp. Họ là những cá nhân tư duy độc lập, nằm ngoài giới quyền quí, không lệ thuộc vào một chế độ quyền lực nào, họ tham dự vào xã hội và lên tiếng trước những vấn đề xã hộị. Lấy Emile Zola làm một thí du: những gì ông ta nói không đại diện cho quyền lợi của một phe nhóm chính trị nàọ Ông ta đưa ra hệ ý thức cá nhân của chính ông. Có những nghiên cứu kinh viện của giới học gỉa và tư tưởng không có liên hệ trực tiếp tới chính trị hay những vấn đề xã hội trước mắt. Nhưng họ có toàn quyền tự do tham dự. Ấy là điều kiện tiên quyết và tuyệt đối quan trọng. Sự chào đời của trí thức Trung quốc diễn ra vào thời điểm phong trào Mồng Bốn Tháng Năm. Tôi không nghĩ đã có giới trí thức trong xã hội cổ của Trung Quốc.Chỉ có những người đỗ đạt trở thành quan chức (scholar-official).
Nhưng giới trí thức ngày nay đang đối mặt với một thách thức, bởi vì trong quá khứ tất cả họ đều thuộc về cánh tả, họ là những người đòi cách mạng. Ở cuối thập niên vừa rồi, khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, thế giới lý tưởng ngã về không tưởng (utopian idealism) của họ không còn đứng vững, và vai trò phát ngôn mà giới trí thức hiện đại tự đảm lãnh trong quá khứ bị vấn xét.
Từ quan sát của tôi, giới trí thức Pháp dường nhận thức điều này tương đối sớm sủa, đã bắt đầu tự mổ xẻ vấn đề ấỵ Trong lịch sử hiện đại, giới trí thức đã có một ảnh hưởng lớn lao lên xã hội, câu hỏi lúc này là, họ sẽ có ảnh hưởng gì trong tương lai ? Đây là một câu hỏi mới, lý thú.
Triệu: Trong lời bạt Liễu Giải Phủ viết ở One Man’s Bible , Liễu nói rằng đây là cuốn sách của một người lưu vong. Tôi để ý tới chứng cớ ấy ở cả hai cuốn tiểu thuyết Linh Sơn và Thánh Kinh của Một Người, nó trở nên càng lúc càng rõ ràng hơn. Ở một mức độ nào đó làm như anh muốn viết cái kết thúc cho mạch nối đời anh với xứ sở Trung quốc, anh muốn cắt đứt mọi mạch nốị Làm như anh đang muốn nói: “Đây, tôi đã xong với các anh rồi.”
Cao: Khởi nguyên của Linh Sơn là tôi muốn viết một cuốn sách cho chính tôi. Buổi ấy, dù là tôi đã tự áp đặt những giới hạn nghiêm nhặt cho bản thân ở nhiều tác phẩm, thì chúng vẫn gây khó cho tôi về mặt chính trị Tôi viết Linh Sơn để bày tỏ tôi một cách tự do, tôi không nghĩ một cuốn sách như vậy sẽđược xuất bản trong buổi tôi còn sống, và tôi không từng bao giờ có ý nghĩ sẽ định cư ở một nước Tây Phương.
Tôi viết xong Linh Sơn vào năm 1989. Sau khi nghe qua radio tin tức Thiên An Môn, tôi tự bảo dạ rằng làm sao phải xong tác phẩm này – tôi không thể trở về. Tôi đối diện ngay với một thực tại mớị Nếu tôi muốn tiếp tục sáng tạo, tôi sẽ phải ở lại một nước Tây Phương. Trong hoàn cảnh ấy tôi viết chương cuối của Linh Sơn, vào cuối tháng sáu . Lúc ấy tôi nghĩ dù tôi có nhớ nhà nhớ nước, và dù tôi còn bao tình cảm với Trung Hoa, tôi sẽ không còn viết một tác phẩm nào khác nữa ở một đề tài Trung quốc như vậy nữạ Nhưng khi khởi viết Thánh kinh của Một Người, ý tưởng giàn xếp cho xong một sổ đời với Trung quốc lại từ đáy sâu đâu lại trồi dậy một lần nữạ
Dù cả hai tác phẩm bước ra từ một dòng suy tưởng, chúng là hai tác phẩm khác hẳn nhaụ Linh Sơn ngã về tâm linh, trong khi Thánh kinh của Một Người nói nhiều hơn về chính trị hiện thực, không phải chỉ chính trị Trung Quốc, mà cả chính trị Tây Phương, và nội dung cuốn ấy cực kỳ sát cận thực tế.
Triệu:Tôi thấy dường như Linh Sơn có một cảm thức mạnh mẽ về kiểu cách (style). Đọc nó người ta ý thức anh chú ý rất nhiều tới hình thưõc, thể thái (form). Nhưng ở tiểu thuyết thứ hai, Thaõnh Kinh của Một Người, những chuyện kiểu cách thể thái đã được giải quyết êm xuôi, và những tố chất kiểu thức (stylistic elements) ấy bớt hiện rõ, cuốn sách dễ đọc hơn.
Cao: Thánh Kinh của Một Người là một cuốn sách rất sát thực tế. Trong một trong những cuốn sách khác của tôi, Tiếp Cận thực tại: Đối thoại về văn chương ( bản Pháp Ngữ), tôi nói tới bằng cách nào đi gần với thực tại, càng gần sát càng tốt. Đây là một phản ứng trước khuynh hướng hậu hiện đạị Tôi cực kỳ chống lại những lý thuyết loại nàỵ Chúng cho rằng không có ý nghĩa trong thế giới và không có cả sự thực, chỉ là một mớ tiếng nói vô nghĩạ Tôi nghĩ họ đang chơi trò chơi chữ .Nếu nói là cái duy nhất còn lại, thì chẳng đáng cho chúng ta phải viết. Tôi muốn đi ngược lại và đi sát với thực tại đời sống.
Rất dễ để nói về thực tại, nhưng trong lịch sử văn học chúng ta đã có hiện thực chủ nghĩa và tự nhiên chủ nghĩa, và vô số kể người cầm bút đã nỗ lực diễn bày thực tại một cách trung thực. Khó khăn hôm nay là bước một bước khác tới việc nắm bắt thực tạị Nhưng tôi nghĩ rằng điều này có thể làm được.
Triệu: Điều anh nói về thực tại dường như dẫn tới một vấn đề khác. Tôi cảm thấy anh đang cố sử dụng một khái niệm lịch sử khác thường vào tiểu thuyết của anh.Lịch sử cốt lõi là gì ?Nếu chúng ta nghĩ tới lịch sử như một thân cây đã bi đốn ngã, lệ thường người ta sẽ chặt nhánh chặt cành, gọt sạch thân câỵ Ở tiểu thuyết của anh anh lại làm ngược lạị Anh lại thu tất cả mọi nhánh cành, để chúng nối kết với nhau như một tăng trưởng tự nhiên, để cho dù thân cây có biến mất khỏi tầm nhìn thì chúng ta vẫn có được dạng hình nguyên thuỷ của câỵ
Cao: Ở Linh Sơn có một chương về lịch sử, lịch sử qua rất nhiều những hướng nhìn khác nhau, chương sách kết thúc với lời tán thán: “Lịch sử, ôi lịch sử !”Mỗi người có cách nhìn cách nói riêng về lịch sử, và thực khó
để nói cách nào là trung thực nhất.
Từ quan điểm của tôi tôi muốn loại trừ những dối traõ ngụy tạo, đã có vô số lời dối láo đã được tung truyền trong 100 năm qua, gồm trong đó cả những dối láo trong ý thức hệ . Tuy nhiên tôi không thể nói rằng điều tôi đang cố tranh thủ để diễn bày cho trung thực là thực tại duy nhất.Nếu tôi có một quan điểm riêng về lịch sử thì nó đi ngược lạimột lịch sử thống nhất hàm vĩ hay những loại lịch sử đã được ôn duyệt .Tôi nghĩ rằng lịch sử là cái gì đa dạng và có thể có những quan điểm khác nhaụ Nếu mỗi quan điểm đưa ra một khía cạnh trung thực của lịch sử, chúng sẽ bổ sung và phản ánh một bức tranh lịch sử hoàn tất hơn.
Triệu: Buổi ra mắt Soul Mountain, ấn bản Anh ngữ của Linh Sơn, được tổ chức ở một quán bia (pub) ở Sydneỵ Nhà văn là anh thì tới từ Pháp. Tổng lãnh Sự Pháp đọc diễn từ ở một quán pub nước Úc về một cuốn sách Trung Hoa. Đối với anh, người đã có kịch và tranh diễn và trưng bày ở Ấu Châu, điều nàycó lẽ đã là chuyện bình thường, anh cũng hẳn đã kinh nghiệm những chung đụng va chạm của nhiều ngôn ngữvà văn hoátrên những tụ điểm đời sống những năm quạ Anh nghĩ gì về bản sắc? Cuối cùng thì bản sắc của anh là gì?
Anh có thể nói là một công dân quốc tế anh không giới hạn cảm thức quê hương vào một vùng đất, đâu cũng là nhà. Nhưng cuối cùng tôi nghĩ người ta vẫn trở về với câu hỏi gốc rễ của chúng ta nằm ở đâu?
Cao: Tôi nghĩ ấy là một gỉa đề không chừng vô bổ. Những tranh luận bám vào câu hỏi loại này không đi tới một giải đáp thực tiễn nào cả.Nó không thay đổi điều kiện sống của chúng ta một mảy maỵ
Nói về bản sắc thì nếu anh là một di dân thì anh là một di dân, nếu anh tỵ nạn chính trị thì anh là một người tỵ nạn chính trị . Ở ngôn ngữ nào thì nó cũng là một trong hai trường hợp, tự ý mà đi, hay vì hoàn cảnh bó buộc mà tớị Chúng ta coõ thể làm một phân tích cụ thể về những vấn đề và dừng lại ở đó. Câu hỏi bản sắc nhìn chung là một câu hỏi mang tính chính trị, bởi vì nó liên quan tới những vấn đề phức tuế như quyền sống, quốc gia, chủng tộc, và những dị biệt văn hoá.Nhấn mạnh quá nhiều vào bản sắc có thể đưa tới những tranh cãi và nói năng không chứa đựng ý nghĩa thực sự nào, và còn dễ đưa tới chủ nghĩa dân tộc, quốc gia chủ nghĩạ Có một vấn đề thực tiễn và có ý nghĩa hơn, ấy là vấn đề bản sắc cá thể (individuality).
Có một bản sắc nằm ngoài mọi ngờ vực ấy là anh là một cá nhân. Chúng ta có thể bỏ qua những giá trị văn hóa của những quốc gia dân tộc khác nhau, nhưng có một điều ta không bỏ qua được, ấy là sự hiện hữu dộc lập của từng mỗi cá nhân. Tra cứu về điều kiện sống, , hoàn cảnh văn hóa chính trị của những cá nhân quan trọng hơn là dọ dẫm kiếm tìm câu hỏi bản sắc.
Ngươi Hoa đã sống tùy thuộc qúa mức trong vùng giới hạn văn hoá của mình. Làm như họ đã tự ấn định một điều kiện nghiêm nhặt lên chính họ rằng họ phải cưu mang một bản sắc Trung Hoa trên mỗi đời sống. Đối với riêng tôi, văn hoá Trung Hoa nhìn chung chung không chứa đựng ý nghĩa gì. Tôi không là một người viết sử, tôi là một kẻ sáng tạọ; những kẻ sáng tạo không cố gắng đeo cứng vào một quan điểm đặc thù Trung quốc. Dĩ nhiên, điều này hoàn toàn không có nghĩa tôi bác bỏ tôi là một người Hoa. Tôi là người Hoa và sẽ mãi là người Hoa. Tôi mang những dấu ấn văn hóa Trung Hoa, nhưng quan trọng không phải là những dấu tích Trung Hoa bên trong tôi mà là những gì sau cùng có thể tìm thấy trong các tác phẩm của tôi. Quan trọng nhất là đời sống sáng tạo của cá nhân tôi như một người cầm bút, và hiện hữu của tôi như một con người.
Thường Quán
dịch từ The Australian Review of Books số tháng 12 năm 2000:
Long Day’s Journey – This year’s Nobel Prize for Literature winner Gao Xingjian talks with writer Leslie Zhao about China, the problem of exile and the rise of an intellectual class.
* Leslie Triệu: Nhà văn hiện sống tại Úc, tác phẩm mới nhất của ông là tập tiểu luận Hải Ngoại Nhân, xuất bản vào tháng 4 năm
Thành viên nhóm chủ trương Website
bài đã đăng của Thường Quán trên da màu
05.02.2015
27.01.2015
05.01.2015
26.08.2014
29.08.2013
30.01.2013
31.12.2012
18.12.2012
12.12.2012
05.12.2012
22.11.2012
13.11.2012
07.11.2012
19.10.2012
12.10.2012
11.10.2012
21.09.2012
13.08.2012
25.07.2012
05.07.2012
04.07.2012
27.06.2012
25.01.2012
04.01.2012
19.12.2011
21.10.2011
13.09.2011
01.09.2011
12.08.2011
11.08.2011
02.08.2011
29.07.2011
15.07.2011
23.06.2011
11.06.2011
10.06.2011
09.06.2011
24.05.2011
16.05.2011
26.04.2011
21.03.2011
14.03.2011
07.02.2011
31.01.2011
07.01.2011
19.11.2010
08.11.2010
26.10.2010
21.09.2010
12.07.2010
21.04.2010
19.03.2010
18.03.2009
16.12.2008
19.10.2008
13.10.2008
31.05.2007
31.05.2007
30.04.2007
06.01.2007
06.01.2007
30.12.2006
16.12.2006
09.12.2006
25.11.2006
ở giữa - 25.11.2006
18.11.2006
18.11.2006
11.11.2006
11.11.2006
04.11.2006
21.10.2006
12.10.2006
02.10.2006
26.08.2006
10.08.2006
tưởng niệm thanh tâm tuyền
10.08.2006
10.08.2006
Thủ bút Thường Quán
Thường Quán 1999
Ảnh: Phan Nguyên
Impromptu, May 2 2017
tặng Phan Nguyên
Hai mươi vuông tranh trên một mặt tường
người khoan hẵng để mắt
lui ra xa một vài bước
bên trái hay bên phải của chỗ vừa đứng
lấy lại điểm trọng tâm của một trước bình minh
khi đường ánh sánh là một rọc giấy
một tiếng động, tiếng đánh tách, một người, mở cửa
một con mèo lách ra
tới giữa khoảng hiên
bữa điểm tâm dưới chậu lan treo, rong chùm buông thả
trăng đã lặn hay trăng còn treo
cuốn sách trên gối, bên cạnh
cánh tay của người đàn bà từng là nghìn đêm
trăng đôi khi nói đùa
chúng ta nhân ngãi
sự ở lâu tới nửa ngày
ống píp rớm lửa
mặt trời là một vòng tròn để cân bằng chiếc đĩa nước - biển
em nếu đã ra đi
chắc bằng một khuấy động thăm thẳm
hai mươi nhìn ngắm
sự từng trải và tuổi thơ
núi còn nguyên dung nham trong chờ chấn động
đất thổ những di tích xương mài trắng
một loài thú di cư, một loài chim di trú
em ở lại thêm một chốc
với nửa vụn bánh
cho con mèo đang bỏ đi xa hơn
tới cuối khoảng sân nước
cố hữu của nó
TQ
Phan Nguyên, Nam Dao, Thường Quán, Trần Vũ
Pháp. 1999
Trần Phương Kỳ, Thường Quán, Nguyễn Hữu Hồng Minh
Tôn Nữ Tâm Hảo, Nhật Tấn , 2011
Thường Quán trong vườn nhà Phan Nguyên
Paris 1999
Hiện sống và làm việc tại Melbourne (Úc)
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.