Lê Vĩnh Tài
(1966 - .....) Đà Lạt
Nhà thơ, nhà văn
Lê Vĩnh Tài sinh năm 1966, tốt nghiệp Đại học Y Khoa, hiện sống ở Buôn Mê Thuột.
Lê Vĩnh Tài là một người viết tràn trề năng lượng, anh viết hằng ngày hằng giờ. Anh làm thơ trên máy tính, trên laptop, trên điện thoại di động, như bị đồng nhập, như kẻ bị chữ hành, rồi post lên Facebook. Đọc anh, sẽ có cảm tưởng như chữ này kéo chữ kia, ý này lôi ý khác, hình tượng này chồng lên hình tượng kia, đồng hiện trùng trùng điệp điệp, trào ra liên tục cuồn cuộn không ngớt.
(Baotreonline.com)
Rằng chúng ta đã từng có cả một cuộc đời…
người già
nhiều khi mắc bệnh không trí nhớ
bơ vơ…
còn bạn
bạn còn trẻ quá
bạn mới 17 tuổi [*]
nên bạn chỉ bị quên
bạn nói: mẹ ơi con quên
hình như con
đã từng có
cả một cuộc đời…
[*] Nhân vụ Công an Hà Nội đánh chết một nghi phạm 17 tuổi trong trại giam.
Tác phẩm đã in:
1
Hoài niệm chiều mưa
(1991)
2
Hạt thóc & hoa dại
(in chung với Uông Ngọc Dậu, 1992)
3
Lục bát phượng yêu
(in chung với Phạm Doanh, 1994)
4
Và nỗi nhớ đã bắt đầu với gió
(2004)
5
Vỡ ra mưa ấm
(2005)
6
Lê Vĩnh Tài & liên tưởng
(2006)
7
(2008)
8
(2008)
9
Thờ-ơ-thơ, lê vĩnh tài...
(2009)
THỜ Ơ THƠ
Bài thơ dài THỜ Ơ THƠ có thể gọi là Trường ca hay không thì tùy các nhà phê bình cấp phép. Nhưng nó là THƠ thì không ai phủ nhận được. Tại sao không gọi ngay là THƠ mà Lê Vĩnh Tài lại phiên nó ra thành 3 âm? Nghe ngồ ngộ. Chả lẽ chỉ ngồ ngộ thôi sao? Không. Nhà thơ với sự chẻ con chữ thành những âm tiết cũng chính là anh muốn mang đến cho chúng ta một thông điệp mới: Cuộc đời không chỉ hiện lên ở cái vẻ bề ngoài mà nó được cấu thành bởi ức tỷ tiểu tiết mà người ta không nhìn thấy. THỜ Ơ THƠ mon men đến những mao mạch của đời sống con người hiện đại hóa ra nó ở ngay trong chính anh chính tôi mà nhiều khi ta không hề hay biết. Bài thơ dài này vì thế mà đọc không mệt không mệt bởi vì ta đang được khám phá ta đang được thấy một ta chưa hề biết tới...
thơ bây giờ người viết đã nhiều hơn
đã bẻ vụn mọi chiều cảm xúc
thơ bây giờ chao giữa hư và thực
thực vô cùng là người đọc ít hơn
xin được chọn giữa muôn ngàn cách lựa
câu thơ con chạm đời mẹ nhọc nhằn
gốc đa mẹ xin vẫn nguyên cổ tích
tuổi thơ con vẫn vằng vặc đêm trăng
xin man mác trưa hè bé bỏng
mẹ ầu ơ con mê ngủ bao giờ
xin quỳ lạy cơn mơ nước mắt
con lăn mình qua chỗ ráo câu thơ
I.
đêm & những khúc rời của Vũ
1.
ngày tụi mình ngồi với nhau Vũ ơi có người con gái
lặng lẽ leo lên leo mãi lên những ngón tay
gảy những tổ khúc muộn phiền
vào chiếc ly của đêm toàn nước
nước ơi lớn lên!
ngày… tháng… năm nào Vũ đi xa
một vỏ chai lăn bên khung cửa sổ
ai đã cắm vào đó bông hoa như giấc mơ
một giấc mơ tro bụi
tro bụi đã bay lên bay mãi
phủ lên người con gái để tang
ngực áo còn trễ nải
nàng phải rơi xuống
từng hạt nhỏ long lanh như nước
trên ngón tay không đỏ không vàng
máu phơ phất oan hồn tinh khiết
vòng quanh đêm mảnh vụn ánh sáng
làm đau mắt của mẹ
dường như mẹ không phải rơi xuống
mà dòng suối
vấp phải đá ngầm đau đớn
không phải cỏ dại
mẹ quờ tay trong đêm
không phải cánh cửa
mẹ bật tung lao vào đêm tối
2.
bay vào thế giới
không nhìn ly rượu hàng ngày người con gái ngang qua nhăn mặt
như chiếc gai dẫm lên trái tim người
này Vũ
hạnh phúc từng ngụm nhỏ
nó lâu hơn cuộc sống của chúng ta
chúng ta không chạy đuổi nó
chỉ thỉnh thoảng Vũ ném nó lên mặt nước tạo những vòng tròn
không có hình thù
như một phán quyết
khi mọi người lên án chúng ta
chúng ta nhặt những mảnh vỡ này
mở mắt biết mình đang sống
tháng ngày bám gót như tên cơ hội
vùng vẫy cũng chỉ vũng lầy làm người chèo đò
ngạt thở với mái chèo đã gẫy
xung quanh toàn người & người
lúc nào cũng nghe ngóng câm nín và dẫm đạp
làm đôi khi mắt chảy máu
giống như không phải rơi xuống
mà hơi nóng mù loà
không phải tan chảy
vết phỏng bây giờ rộp da
một khối u làm ta hèn nhát
không dám tin cái chết nảy mầm
qua một lỗ thủng như ổ gà trên mặt đường PMU18
mọc ra đứa trẻ như nấm sau mưa
xoè hai bàn tay
hỡi trời chúng đã thấy
vết phỏng lại vết phỏng
ung nhọt lại ung nhọt
trên cơn sốt bỏng da
thèm bàn tay làm tuyết
sờ lên trán chiếc lá
dấu hiệu của nước (hay là máu!) đã đầy chiếc ly đêm ấy
sẽ có một ánh mắt
nhìn Vũ màu bầy quạ
mũi tên muộn màng gió từ đâu? Không phải từ bầu trời
cuộc đời đang phóng ra tiếng rít
3.
không cần phải bay
chúng ta không muốn làm chim trời mà cần giải thoát
cần bỏ trốn
cái chết không sao đuổi kịp
chúng ta vụn vỡ khi vị linh mục bẻ bánh thánh
ngày Vũ cưới vợ
(mãi không sao yêu được
người đàn bà hàng ngày băm thịt sau quầy phở
sau đó cuốn lại
một nắm tay trẻ thơ
xoe tròn ngơ ngác
từ chất liệu không là gì của Vũ)
vẫn còn run rẩy
vẫn chưa phủ lên gai trong bụi cỏ
chén rượu Sanlùng bay về như chim chóc
rốt cuộc chúng ta cạn khô như chiếc bình vỡ
tình yêu của Vũ như đoá hoa đặt trên áo quan không quá nặng
vùi nhẹ tênh trong nấm mộ này
4.
ai nói về cỏ xanh ai xanh màu lo lắng
cái chết sinh ra không phải để lãng quên
tụng niệm ngày ngày nến trắng
ngày ngày chuông chiều
lạm phát tiếng khóc
cái chết từ sự sống sinh ra
nỗi vui an táng
khi chúng ta loay hoay những bức tượng vàng
đúc ảo tưởng bán thân hay nguyên khối
quên rằng chúng ta nghèo mạt
trẻ con tã rách
quên rằng trên cát khô cằn xương rồng vẫn nở hoa
bất kể đôi môi nào cúi xuống
chiếc ly đầy nước của đêm
nước ơi ngày hôm qua…
ngày hôm qua dấu chân đưa ta đến con đường
trang hoàng phì nhiêu nhận thức
chúng ta lớn lên dòng sông trôi mãi
nước chắt chiu rửa ráy đời mình
Vũ nhớ không đôi khi tụi mình sống thật buồn
tiếng cười châm biếm làm chúng ta cay mắt
nhìn đời qua cặp kính hỏng
đi qua cuộc đời trên đôi giày há mõm
nhìn thấu lòng nhau hợm hĩnh
và chúng ta đập vỡ cả nhau
sau này trong đất ẩm
Vũ thành chùm rễ sâu nuôi dưỡng cái chết
hát bài ca hơn cả nụ môi khô
hát bài ca màu xanh của cỏ
màu xanh phát chán vì phải đóng vai bất tử
nhờ vôi vữa xi măng
hát bài ca thời gian
lầm lẫn giả dối thành thói quen vô thức
lầm lẫn giả dối thành thói quen đau nhức
báo cáo thành tích cả khi đã chết
5.
rồi sớm mai im lặng sương mù
chúng ta thức dậy tiếng cọt kẹt tay quay giếng nước
rửa mặt bằng những giọt mồ hôi
biết mình đang sống
mấy mươi năm đời người nặng nhọc
Vũ đã thở những gì?
mầy triệu lần sương khói
khi mùa đông em quấn khăn im lặng
những triết thuyết cay đắng
không ai tắm hai lần…
những sách vở ta nhìn thẳng mặt
năm tháng phi nhân đói rách màu vàng
điều gì em đã biết?
ta phải chọn cách nào để nói dối
năm tháng trơn môi
không dám nhìn hàng mi em khóc nhiều màu đỏ
ở đó ẩn giấu sự khốn nạn
thằng đàn ông hoang đàng ảo tưởng còm cõi
tụng ca cuộc sống
dù vẫn biết không có chỗ cho kẻ ngoài cuộc
tội nghiệp đứa trẻ thuộc bài
thì thầm bóng tối
nói thật là một tội
Vũ không nói một lời
chỉ ngồi nghe bằng cách riêng của Vũ
một kiểu ngồi của rượu giờ không ai ngồi nữa
ngồi thì thầm kề bên hùng biện
thời cuộc lắp bắp lắp bắp
lắp bắp lắp bắp
lắp bắn lắp bắn
ôi chao há mỏ chim non
trái tim rạch những vết máu
càng ngày nói càng hay hơn
đêm rót đầy ly nước nước ơi
đặt lên bàn khi đã khan giọng nói
những diễn giả vô ích chiếc kim giây đồng hồ
vang dội chiếc kim lồng ngực mình đang vỡ
đừng tìm môi trong môi
chỉ nước rơi trong mắt
chảy thương nhớ lên trời
nước ơi luân hồi sinh ra từ giấc ngủ
Vũ nghĩ gì khi cựa quậy trong áo quan
đứa trẻ bắt đầu cựa quậy trong tử cung
nước cựa quậy trong giấc mơ
người đàn bà là áo quan của đứa trẻ
ngộp thở
đêm tối là giấc mộng
ngày đầu tiên sự sống gặp nhau
trong cơn mưa và rượu
cà hai cùng nhanh quá
cùng mệt lả
lúc ấy hình như 3 giờ sáng
3 chìm
9 lênh đênh
lênh đênh đang cưỡi lên số phận
không còn hy vọng gì
cái thứ giống như mãng cầu xay không ngừng đổ vào
ly của đêm đầy ắp đại tiệc
ngã ra trên giường mệt mỏi
Vũ đã cố gắng ngủ
không còn hy vọng gì
cuộc đời xanh xao màu xám
pha hai màu trắng đen
màu cam
pha hai màu vàng đỏ
sự sống pha vào cái chết
Vũ mơ được nhiều không?
người chết không còn giấc mộng
người chết không còn yêu
Vũ yêu được nhiều không
Vũ yêu được nhiều
Vũ yêu được
Vũ yêu
Vũ…
ở đâu?
xanh màu xanh lá non
con gặp một khu vườn
đã thuộc về quá khứ
chìm nghỉm
giấc mơ ướt đẫm mồ hôi
bẩm Ngài
Ngài vọt ra những thứ
con không dùng được
ôi Ngài đã tống nó ra như tống cổ tên vô lại
những hy vọng còn tươi rói
con vô ý dẫm chân lên
cà nhắc
cà nhắc
ôi khu vườn
ngươi có quyền xanh màu xanh lá non
nhưng không có quyền làm thơ con đi cà nhắc
con chỉ ngang qua chơi
và không biết tìm phòng tắm
ở đâu?
Hay là gió làm em nước mắt…
đêm ơi
hay là như thế này
đêm cay đắng và âm thầm chờ đợi
nếu không đợi chờ em đêm còn biết làm gì
em rơi xuống như con chim trúng đạn
hay là gió làm em nước mắt
cùng rơi
đêm ơi
mái tóc ngắn xíu của em
cứ hay cười vì hay buồn vô cớ
đám mây thấp ngày mưa ẩm ướt
như chiếc khăn tay hạnh phúc của em
làm ướt cả cánh đồng tăm tối
đêm ơi
anh vẽ em trong hai con mắt
đen và buồn
ngày anh thức mà em chưa tỉnh dậy
trong nhà hát của giấc mơ
em mặc chiếc áo thun màu cỏ
lạc vào một giấc mơ bazan bụi đỏ
đang vẫy theo em sau cửa kính và chiếc gạt nước
mỏi mệt vì mất ngủ
mỏi mệt vì đau đớn
không một chiếc cầu thang nào đủ dài
bằng ngày mưa phố núi
dắt anh đến những quạnh hiu xa xăm
nhớ về cánh đồng
bất tận nụ cười buồn như em bé
những quanh co của núi
đang mò mẫm như người mù bên cánh cửa
em hãy làm con mắt thứ ba
kẻo anh té ngã
đêm ơi
em để lại chiếc áo cũ của em
và mang trái tim phố núi ra đi
một kiểu kinh doanh với lợi nhuận thật tàn nhẫn
khởi sự với giọt nước
kết thúc với suối nguồn
với tiếng đàn
của thi sĩ Vũ Ngọc Giao đang say rượu
nghiền nát sớm mai này
ép thành đĩa nhựa
quay mãi bài hát mà em đã khóc
hãy ngồi xuống đây…
em mang nỗi đau từ xa đến nơi này
để va phải núi
cứ hay cười vì buồn vô cớ
những tiếng đàn lang thang ngoài hành lang
quán Văn đau thắt
có một người mù
bỏ đi một xứ khác
bốc hơi…
o O o
chàng bên cạnh giường
nàng mong manh lốm đốm những sợi tóc bạc
có một sợi tóc cứ vướng sau tai
như nàng vẫn hay bướng bỉnh
chàng không nhìn thấy người phụ nữ sáu mươi ba tuổi
chỉ đôi mắt màu nâu thoáng ướt
lấp lánh như chiếc nhẫn nàng hay đeo
ở ngón út
nàng thì thầm trong giấc ngủ
với một chút nước bọt chảy qua khoé môi
chàng đã lau nó thật khéo
vào ống tay áo hơi cheo leo của mình
chàng đặt một bông hồng đỏ, vẫn còn giọt sương
mà đứa con gái của chàng
và nàng, vừa mang vào vẫn còn vương
cọng cỏ
lồng ngực xương xẩu của nàng nhấp nhô theo cơn gió
chàng vuốt nhẹ cho nàng như nàng đã làm
ngày xưa lúc con gái của nàng ho và khó thở
chàng biết nàng sẽ bay
vì nàng không còn trọng lượng
cơ thể nàng như bài thơ
đang khô
trong nắng
nàng
chàng
im lặng
một đêm
nữa
thôi…
thơ bây giờ người viết đã nhiều hơn
đã bẻ vụn mọi chiều cảm xúc
thơ bây giờ chao giữa hư và thực
thực vô cùng là người đọc ít hơn
xin được chọn giữa muôn ngàn cách lựa
câu thơ con chạm đời mẹ nhọc nhằn
gốc đa mẹ xin vẫn nguyên cổ tích
tuổi thơ con vẫn vằng vặc đêm trăng
xin man mác trưa hè bé bỏng
mẹ ầu ơ con mê ngủ bao giờ
xin quỳ lạy cơn mơ nước mắt
con lăn mình qua chỗ ráo câu thơ
I.
đêm & những khúc rời của Vũ
1.
ngày tụi mình ngồi với nhau Vũ ơi có người con gái
lặng lẽ leo lên leo mãi lên những ngón tay
gảy những tổ khúc muộn phiền
vào chiếc ly của đêm toàn nước
nước ơi lớn lên!
ngày… tháng… năm nào Vũ đi xa
một vỏ chai lăn bên khung cửa sổ
ai đã cắm vào đó bông hoa như giấc mơ
một giấc mơ tro bụi
tro bụi đã bay lên bay mãi
phủ lên người con gái để tang
ngực áo còn trễ nải
nàng phải rơi xuống
từng hạt nhỏ long lanh như nước
trên ngón tay không đỏ không vàng
máu phơ phất oan hồn tinh khiết
vòng quanh đêm mảnh vụn ánh sáng
làm đau mắt của mẹ
dường như mẹ không phải rơi xuống
mà dòng suối
vấp phải đá ngầm đau đớn
không phải cỏ dại
mẹ quờ tay trong đêm
không phải cánh cửa
mẹ bật tung lao vào đêm tối
2.
bay vào thế giới
không nhìn ly rượu hàng ngày người con gái ngang qua nhăn mặt
như chiếc gai dẫm lên trái tim người
này Vũ
hạnh phúc từng ngụm nhỏ
nó lâu hơn cuộc sống của chúng ta
chúng ta không chạy đuổi nó
chỉ thỉnh thoảng Vũ ném nó lên mặt nước tạo những vòng tròn
không có hình thù
như một phán quyết
khi mọi người lên án chúng ta
chúng ta nhặt những mảnh vỡ này
mở mắt biết mình đang sống
tháng ngày bám gót như tên cơ hội
vùng vẫy cũng chỉ vũng lầy làm người chèo đò
ngạt thở với mái chèo đã gẫy
xung quanh toàn người & người
lúc nào cũng nghe ngóng câm nín và dẫm đạp
làm đôi khi mắt chảy máu
giống như không phải rơi xuống
mà hơi nóng mù loà
không phải tan chảy
vết phỏng bây giờ rộp da
một khối u làm ta hèn nhát
không dám tin cái chết nảy mầm
qua một lỗ thủng như ổ gà trên mặt đường PMU18
mọc ra đứa trẻ như nấm sau mưa
xoè hai bàn tay
hỡi trời chúng đã thấy
vết phỏng lại vết phỏng
ung nhọt lại ung nhọt
trên cơn sốt bỏng da
thèm bàn tay làm tuyết
sờ lên trán chiếc lá
dấu hiệu của nước (hay là máu!) đã đầy chiếc ly đêm ấy
sẽ có một ánh mắt
nhìn Vũ màu bầy quạ
mũi tên muộn màng gió từ đâu? Không phải từ bầu trời
cuộc đời đang phóng ra tiếng rít
3.
không cần phải bay
chúng ta không muốn làm chim trời mà cần giải thoát
cần bỏ trốn
cái chết không sao đuổi kịp
chúng ta vụn vỡ khi vị linh mục bẻ bánh thánh
ngày Vũ cưới vợ
(mãi không sao yêu được
người đàn bà hàng ngày băm thịt sau quầy phở
sau đó cuốn lại
một nắm tay trẻ thơ
xoe tròn ngơ ngác
từ chất liệu không là gì của Vũ)
vẫn còn run rẩy
vẫn chưa phủ lên gai trong bụi cỏ
chén rượu Sanlùng bay về như chim chóc
rốt cuộc chúng ta cạn khô như chiếc bình vỡ
tình yêu của Vũ như đoá hoa đặt trên áo quan không quá nặng
vùi nhẹ tênh trong nấm mộ này
4.
ai nói về cỏ xanh ai xanh màu lo lắng
cái chết sinh ra không phải để lãng quên
tụng niệm ngày ngày nến trắng
ngày ngày chuông chiều
lạm phát tiếng khóc
cái chết từ sự sống sinh ra
nỗi vui an táng
khi chúng ta loay hoay những bức tượng vàng
đúc ảo tưởng bán thân hay nguyên khối
quên rằng chúng ta nghèo mạt
trẻ con tã rách
quên rằng trên cát khô cằn xương rồng vẫn nở hoa
bất kể đôi môi nào cúi xuống
chiếc ly đầy nước của đêm
nước ơi ngày hôm qua…
ngày hôm qua dấu chân đưa ta đến con đường
trang hoàng phì nhiêu nhận thức
chúng ta lớn lên dòng sông trôi mãi
nước chắt chiu rửa ráy đời mình
Vũ nhớ không đôi khi tụi mình sống thật buồn
tiếng cười châm biếm làm chúng ta cay mắt
nhìn đời qua cặp kính hỏng
đi qua cuộc đời trên đôi giày há mõm
nhìn thấu lòng nhau hợm hĩnh
và chúng ta đập vỡ cả nhau
sau này trong đất ẩm
Vũ thành chùm rễ sâu nuôi dưỡng cái chết
hát bài ca hơn cả nụ môi khô
hát bài ca màu xanh của cỏ
màu xanh phát chán vì phải đóng vai bất tử
nhờ vôi vữa xi măng
hát bài ca thời gian
lầm lẫn giả dối thành thói quen vô thức
lầm lẫn giả dối thành thói quen đau nhức
báo cáo thành tích cả khi đã chết
5.
rồi sớm mai im lặng sương mù
chúng ta thức dậy tiếng cọt kẹt tay quay giếng nước
rửa mặt bằng những giọt mồ hôi
biết mình đang sống
mấy mươi năm đời người nặng nhọc
Vũ đã thở những gì?
mầy triệu lần sương khói
khi mùa đông em quấn khăn im lặng
những triết thuyết cay đắng
không ai tắm hai lần…
những sách vở ta nhìn thẳng mặt
năm tháng phi nhân đói rách màu vàng
điều gì em đã biết?
ta phải chọn cách nào để nói dối
năm tháng trơn môi
không dám nhìn hàng mi em khóc nhiều màu đỏ
ở đó ẩn giấu sự khốn nạn
thằng đàn ông hoang đàng ảo tưởng còm cõi
tụng ca cuộc sống
dù vẫn biết không có chỗ cho kẻ ngoài cuộc
tội nghiệp đứa trẻ thuộc bài
thì thầm bóng tối
nói thật là một tội
Vũ không nói một lời
chỉ ngồi nghe bằng cách riêng của Vũ
một kiểu ngồi của rượu giờ không ai ngồi nữa
ngồi thì thầm kề bên hùng biện
thời cuộc lắp bắp lắp bắp
lắp bắp lắp bắp
lắp bắn lắp bắn
ôi chao há mỏ chim non
trái tim rạch những vết máu
càng ngày nói càng hay hơn
đêm rót đầy ly nước nước ơi
đặt lên bàn khi đã khan giọng nói
những diễn giả vô ích chiếc kim giây đồng hồ
vang dội chiếc kim lồng ngực mình đang vỡ
đừng tìm môi trong môi
chỉ nước rơi trong mắt
chảy thương nhớ lên trời
nước ơi luân hồi sinh ra từ giấc ngủ
Vũ nghĩ gì khi cựa quậy trong áo quan
đứa trẻ bắt đầu cựa quậy trong tử cung
nước cựa quậy trong giấc mơ
người đàn bà là áo quan của đứa trẻ
ngộp thở
đêm tối là giấc mộng
ngày đầu tiên sự sống gặp nhau
trong cơn mưa và rượu
cà hai cùng nhanh quá
cùng mệt lả
lúc ấy hình như 3 giờ sáng
3 chìm
9 lênh đênh
lênh đênh đang cưỡi lên số phận
không còn hy vọng gì
cái thứ giống như mãng cầu xay không ngừng đổ vào
ly của đêm đầy ắp đại tiệc
ngã ra trên giường mệt mỏi
Vũ đã cố gắng ngủ
không còn hy vọng gì
cuộc đời xanh xao màu xám
pha hai màu trắng đen
màu cam
pha hai màu vàng đỏ
sự sống pha vào cái chết
Vũ mơ được nhiều không?
người chết không còn giấc mộng
người chết không còn yêu
Vũ yêu được nhiều không
Vũ yêu được nhiều
Vũ yêu được
Vũ yêu
Vũ…
ở đâu?
xanh màu xanh lá non
con gặp một khu vườn
đã thuộc về quá khứ
chìm nghỉm
giấc mơ ướt đẫm mồ hôi
bẩm Ngài
Ngài vọt ra những thứ
con không dùng được
ôi Ngài đã tống nó ra như tống cổ tên vô lại
những hy vọng còn tươi rói
con vô ý dẫm chân lên
cà nhắc
cà nhắc
ôi khu vườn
ngươi có quyền xanh màu xanh lá non
nhưng không có quyền làm thơ con đi cà nhắc
con chỉ ngang qua chơi
và không biết tìm phòng tắm
ở đâu?
Đọc thơ Lê Vĩnh Tài
Hay là gió làm em nước mắt…
đêm ơi
hay là như thế này
đêm cay đắng và âm thầm chờ đợi
nếu không đợi chờ em đêm còn biết làm gì
em rơi xuống như con chim trúng đạn
hay là gió làm em nước mắt
cùng rơi
đêm ơi
mái tóc ngắn xíu của em
cứ hay cười vì hay buồn vô cớ
đám mây thấp ngày mưa ẩm ướt
như chiếc khăn tay hạnh phúc của em
làm ướt cả cánh đồng tăm tối
đêm ơi
anh vẽ em trong hai con mắt
đen và buồn
ngày anh thức mà em chưa tỉnh dậy
trong nhà hát của giấc mơ
em mặc chiếc áo thun màu cỏ
lạc vào một giấc mơ bazan bụi đỏ
đang vẫy theo em sau cửa kính và chiếc gạt nước
mỏi mệt vì mất ngủ
mỏi mệt vì đau đớn
không một chiếc cầu thang nào đủ dài
bằng ngày mưa phố núi
dắt anh đến những quạnh hiu xa xăm
nhớ về cánh đồng
bất tận nụ cười buồn như em bé
những quanh co của núi
đang mò mẫm như người mù bên cánh cửa
em hãy làm con mắt thứ ba
kẻo anh té ngã
đêm ơi
em để lại chiếc áo cũ của em
và mang trái tim phố núi ra đi
một kiểu kinh doanh với lợi nhuận thật tàn nhẫn
khởi sự với giọt nước
kết thúc với suối nguồn
với tiếng đàn
của thi sĩ Vũ Ngọc Giao đang say rượu
nghiền nát sớm mai này
ép thành đĩa nhựa
quay mãi bài hát mà em đã khóc
hãy ngồi xuống đây…
em mang nỗi đau từ xa đến nơi này
để va phải núi
cứ hay cười vì buồn vô cớ
những tiếng đàn lang thang ngoài hành lang
quán Văn đau thắt
có một người mù
bỏ đi một xứ khác
bốc hơi…
o O o
chàng bên cạnh giường
nàng mong manh lốm đốm những sợi tóc bạc
có một sợi tóc cứ vướng sau tai
như nàng vẫn hay bướng bỉnh
chàng không nhìn thấy người phụ nữ sáu mươi ba tuổi
chỉ đôi mắt màu nâu thoáng ướt
lấp lánh như chiếc nhẫn nàng hay đeo
ở ngón út
nàng thì thầm trong giấc ngủ
với một chút nước bọt chảy qua khoé môi
chàng đã lau nó thật khéo
vào ống tay áo hơi cheo leo của mình
chàng đặt một bông hồng đỏ, vẫn còn giọt sương
mà đứa con gái của chàng
và nàng, vừa mang vào vẫn còn vương
cọng cỏ
lồng ngực xương xẩu của nàng nhấp nhô theo cơn gió
chàng vuốt nhẹ cho nàng như nàng đã làm
ngày xưa lúc con gái của nàng ho và khó thở
chàng biết nàng sẽ bay
vì nàng không còn trọng lượng
cơ thể nàng như bài thơ
đang khô
trong nắng
nàng
chàng
im lặng
một đêm
nữa
thôi…
mặt nạ
mặt nạ 1
ta đã đi ngang qua nhiều biển
vẫy vùng suýt chết
thằng đàn ông nhìn em ánh mắt màu mật ngọt
giấu sau bản tình ca chiếc mặt nạ
sau khi vẽ lên bầu trời một vòng tròn của khói
người đàn ông yêu người đàn bà
sao phải mang mặt nạ?
làm gì có một người đàn ông yêu một người đàn bà
khi bây giờ người ta chả mấy khi yêu nhau nữa
chỉ một lần trong mưa
mặt nạ người tan rã
- em muốn ta mang mặt nạ đi đâu?
- ra khỏi xứ sở người buồn tẻ
- không ai yêu mình cả
- biển như là mặt nạ đang bơi
ta mang về chiếc mặt người
hồi ức ngày chết đuối
mặt nạ 2
biển đè ta ngã
cơn bão cấp mười ba
chàng thi sĩ vừa đọc xong phân tâm [không biết với ai]
chữ chưa sinh ra
lời nói ngồi phơi nắng
mặt nạ đang nhắm
hai mắt còn màu đỏ
mơ về chiếc ao nhỏ ở nhà
nở một bông hoa
súng tím
im
gõ và gõ
một ngón tay
lúc lắc chùm chìa khoá
sau đó chùi giọt nước mắt
đang lăn
có một chiếc mặt nạ đang cố giữ thăng bằng
mặt nạ 3
không phải dấu chân địa đàng
sáng nay có người ra khỏi nhà rất sớm
vì có người thức dậy sớm hơn
mang chiếc mặt nạ [buồn]
như khói...
mặt nạ
chữ m
chữ ă
chữ t
chữ n
chữ a
không sắc không huyền không dấu
những ngôn ngữ co dãn
như chú cá đang bơi
những ngôn ngữ chim trời
đang bay trên đầu lưỡi
anh muốn cắt ghép năm chữ cái từ mặt nạ
làm năm bài thơ
dịu dàng mệt mỏi
nhưng cái chữ duy nhất này
nó làm anh đánh vần không thành mặt nạ
anh đánh vần thành chữ mất nhau
có một điều gì tan rã
có một ngày gì chia xa
một con ngựa cứ phi đến
khi gục ngã
...
nỗi [buồn] mang gương mặt em
thành mặt nạ thời gian mệt mỏi
từng đêm từng đêm
mặt nạ [buồn] không ngủ với cơn mơ
...
trong giấc mơ có một nỗi [buồn]
ta gọi tên em
mặt nạ ơi mặt nạ dịu dàng
không mơ hồ như gió
không vỡ nát như mây
mặt nạ [buồn]
trong veo rượu trắng
chỉ một giọt rượu này
mặt nạ ơi say quá
nguyệch ngoạc [buồn] những tấm bích chương
vẽ lên tường
mắt em ngày cung An Định
mặt nạ 4
mặt nạ này
mặt nạ
hai mắt em là mặt trời
chùi vội
mặt nạ cười
mặt nạ
anh đớn đau những lời không nói
tuôn qua cổ họng như một tràng đạn
những câu thơ (*) anh đọc cho em
quyền được rơi mặt nạ
---------
(*): chúng ta đã không tiếc gì cả
nhưng sợi dây dắt chúng ta đi qua bóng tối
đã làm đau
khi con thuyền cong người ra biển
làm hỗn mang
làm rách nát
giấc mơ...
Đốt...
(không phải Đốt-tôi-ép-xki)
có ông (làm thơ) viết mãi bài thơ không ai đăng báo
buồn buồn đem thơ ra đốt
có ông (làm dân) nói mãi không ai nghe
buồn buồn đem ra đốt miệng của mình
cãi nhau với lêvĩnhtài…
chúng ta hiểu được nhau nhờ tốc độ cuả giấc mơ…
thôi sẽ quên ngày mai rồi, ý nghĩ
ra đời như một bào thai
tôi làm bài thơ có tuyết rơi, gió thổi…
T. đùa tôi đang làm bản tin thời tiết
tôi làm bài thơ về cỏ xanh và quên lãng
T. cười tôi đang cố gồng mình
vặn vẹo đi tìm người đang trốn
bài thơ phải là đá nổi trên mặt nước kia
tôi làm bài thơ kể chuyện loanh quanh
dù chúng chẳng bao giờ dễ hiểu
chúng thở trong im lặng
T. vẫn cười vì biết khi nào là thỏa mãn tri kiến
thơ là cái lặng lẽ ta nhìn thấy
nhà thơ như con bò phải có nhiều hơn một dạ dày
nhai mọi thứ và nuốt mọi thứ
ah, đau bụng xiết bao
khi cứ cố nuốt vào vĩnh cửu
ngày mai tống ra như thế nào
thế thì T. thật sự muốn gì?
muốn những điều không bao giờ tôi có thể diễn tả
thật là hàm hồ
tôi ghét những bài thơ không ai hiểu nổi
ghét những bài thơ trong vô thức của tôi
sùng bái sự liên tưởng
vì chúng chỉ là hòn đá xanh và nặng
nuốt vào đau dạ dày
nhưng nếu không thế thì làm sao một mình một cõi
T. cũng là một cái cớ để vui
(dù mọi cuộc chiến thường bắt đầu từ T.)
ẩn dụ ở đâu trong thế giới thật buồn
như chiếc áo tôi mặc thấm mồ hôi vì trời nóng
ẩn giấu phía sau chỉ là những giọt mồ
hôi
hôi mùi ký ức
về một thành phố ngày xưa tôi đi học
có một khu vườn
cô đơn và chậm rãi
mỗi đứa trẻ con mang bầu trời trong mình
xanh màu xanh không cần liên tưởng
đói không cần tưởng tượng
hồn nhiên hái ngôi sao làm cổ tích cho mình
hồn nhiên đái bên vỉa hè loang lỗ
không thể “làm” bài tập làm văn
khi không có cái gì treo lơ lửng
trên bầu trời thành phố
T. cứ tưởng nước mắt
làm ra những bài thơ
thật ra thơ là những quân cờ
trên bàn cờ tôi chơi cho đến chết
(mà nếu không quá mệt
lên thiên đàng [địa ngục] tôi cũng làm thơ
chưa chắc tôi đã chừa)
mới đây thôi
trong túi áo cuả tôi
chiếc áo của mồ hôi và bụi
tự nhiên có một bàn tay
còn đủ cả móng
cào xước ngực tôi
trong giấc mơ khủng khiếp
vậy mà T. bảo không phải giấc mơ
(thế là cái chó gì
mà đau như thế ?
T. hãy nói với tôi
gì đã làm người ta đau như thế)
đó chỉ là vết thương cho hy vọng yên nghỉ
đang duỗi ra trong đêm
sau đó T. buộc lại mái tóc
đen như một nấm mồ…
vậy thì tôi làm thơ như thế nào?
- cứ viết xuống trang giấy
như con bò đang nuốt vào dạ dày
một xô nước có pha muối [mặn như có máu cuả vết xước]
và những lời thầm thì cuả mình
đang nát tan từng mảnh
nhớ hốt hết các mảnh vỡ cuả mình
T. nhắc,
những mảnh vỡ phiêu lưu
thường văng xa nhất
kẻo để ai dẫm vào
lại la lên: chết mẹ!
Buổi sáng
buổi sáng, ly cà phê, những tờ báo... Và con chữ đang đùn lên lấp đầy cho xong ngôi mồ trên trang giấy. Giấy? Đến khi nào người ta không còn phá rừng cho những lời nói để phủi tay
buổi sáng, tôi không biết có còn gương mặt. Mắt và môi đã thành xa lạ. Miệng của mình đang bị tàn phá. Những lời nói bị thương rơi xuống vỉa hè
buổi sáng, là đêm qua đang vươn vai và ngáp. Đã gươm đao trong mỗi mắt nhìn. Làm sao em biết tôi không thể vượt qua, hay em nghĩ linh hồn không còn nơi xác chết. Chết? Nhưng buổi sáng làm sao em lại chết? Hay là em đang trôi ở trên đường, và bất ngở một tai nạn ẩm ương. Một ý tưởng ẩm ương? Cái ý tưởng đi xe đạp khi giá xăng tăng còn buồn hơn ý nghĩ một người có đầu là con bò đực, nhưng buồn hơn là lúc trả tiền xăng.
và buổi sáng bắt đầu nhẹ bớt, khi buổi chiều mệt lả trốn vào em. Ánh sáng đang mất đi và bóng đêm bất thần đổ xuống. Không phải cúp điện, mà vì em cũng chỉ là một thứ phù du, bay lơ lửng những cơn mơ bất tử. Phù du? Đêm? Lừa dối mình làm gì khi em không biết chữ, em tỏ ra khôn ngoan còn bóng tối khôn ngoan. Chỉ thuộc về con người mới không xếp hàng bay vào lửa, mới biết đêm là độc ác nhường kia.
và buổi sáng lại về hai tay trắng
chờ buổi chiều già cỗi đến hiếp em...
----------
từ tôi đến miệng tôi
xa quá không sao kêu cứu được
Bao nhiêu và một chữ
(thơ)
(thơ)
Bài thơ của đêm
(thơ)
(thơ)
Bài thơ gửi đỉnh đồi
(thơ)
(thơ)
Bài thơ tả đám mây
(thơ)
(thơ)
Bài thơ về cuộn len
(thơ)
(thơ)
Bài thơ về mùa hạ
(thơ)
(thơ)
Bài thơ về quả táo
(thơ)
(thơ)
Bài thơ về sự cả nể
(tuyển thơ)
(tuyển thơ)
Bài thơ xanh phảng phất
(thơ)
(thơ)
Mênh mang thương nhớ…
(tạp văn)
(tạp văn)
Truyện ngắn
Vì sao bạn thành ra như vậy?
Hay những gì đã xảy ra trong quá khứ của bạn quá khủng khiếp và bạn chỉ muốn quên đi. Bạn mở mắt nhìn bầu trời xung quanh, và bạn nhận ra bạn đang rơi xuống, không có hy vọng gì sống sót. Bạn có thể làm gì với vụ nổ Big-bang của chính cuộc đời mình? Hay là bạn nhìn xuống hai chân và tiếc đôi giày của mình vẫn còn quá mới, bạn phải sống và mang nó cho đến khi vẹt gót. Bạn nghe toàn thân đau nhức sau một cú ngã tệ hại, ngồi dậy và nghe con gái của bạn gọi: bố ơi…
Con gái bạn ngồi kế bên bạn khi bạn tỉnh dậy, không hiểu vì sao tự nhiên bạn lại rơi từ độ cao khủng khiếp như vậy? Bạn gật đầu mệt mỏi như đã chết, xác nhận độ cao gần 10.000m và mở cửa bước vào nhà. Hình như bạn đã cố gắng tăng tốc độ để có thể rơi hết mức, nhưng nó vẫn không thể làm bạn chết. Bạn thấy cái chết khó làm sao, nên muôn đời người ta cứ loay hoay với câu hỏi: Sống để làm gì?
Bao nhiêu năm qua bạn đã dắt đứa con gái thân yêu nhất của bạn đi học ở ngôi trường mẫu giáo gần nhà. Để đến khi bạn rơi không trọng lực, nó đón lấy và cứu bạn. Nó không muốn bạn biến mất khỏi thế giới này. Đặt tay lên vai bạn, nó thở dài khi biết bạn thương hại & tội nghiệp cả thế giới này, khi không còn ai hiểu được sự chân thành, lòng tự trọng và sự tử tế. Bạn thật buồn khi nghĩ về điều đó. Mưa đã rơi trên mí mắt của con gái bạn, bạn cảm thấy ớn lạnh. Nó hỏi: Không thể như thế, bố ơi... Tại sao mọi thứ lại thành ra như vậy?
Bạn nhìn xung quanh và không thấy ai, trái tim bạn bắt đầu run rẩy như một con mèo ướt. Bất ngờ một con mèo xuất hiện, nó to gấp 10 lần một con mèo bình thường. Con gái bạn khóc và cầm gậy xua đuổi con mèo ra xa. Nó tưởng là con hổ nhưng bạn biết là không phải. Hình như con mèo chạy thoát vào một con hẻm nhỏ với tiếng gào hăm dọa làm bạn sởn gai ốc.
Bạn cảm thấy gió ở xung quanh và bạn mở mắt để thức dậy từ một giấc mơ. Nhưng khi bạn nhìn ra thế giới chỉ thấy mênh mông nước. Không phải nước mắt mà nước lũ đã phá vỡ bờ bao và nhấn chìm bạn. Bạn cảm thấy bạn không phải đang ở trên mặt đất, mà trên con thuyền Nô-ê đang bềnh bồng. Bạn đang đi du lịch ngược thời gian trở lại thuở hồng hoang. Mọi thứ đảo ngược tới mức những kẻ bẩn thỉu nhất giờ cũng vào vai khụng khiệng hay cao đạo chua xót. Con gái bạn khóc vì nó không chịu nổi sự chao lắc của con thuyền. Nó cũng sợ bạn chết. Bạn muốn chết để mái tóc của bạn dài trở lại và có màu đen vì lúc này tóc của bạn đỏ như máu. Bạn ghét màu đỏ, màu của hiếu chiến và sự xui xẻo. Màu đỏ của những trận đấu làm bạn thấy cuộc đời chưa bao giờ mang lại cho bạn niềm vui nào, ngoài nỗi sợ hãi và ác mộng, dù bạn cố gắng xuất hiện trong trận đấu với một thái độ tự mãn. Và đó là lý do tóc bạn phải đổi màu. Dĩ nhiên máu bạn phải đổi màu theo, đó là màu son phấn trên sân khấu. Nên nếu bạn chết, sẽ không có ai chịu trách nhiệm vì những trận đấu mà bạn chỉ thường thực hiện trong mơ, bạn ngồi đó chờ đợi số phận của mình và chỉ còn cách thương hại đối thủ để thoát thân.
Những trận đấu có khi ở phòng chờ, như phòng chờ sinh trong khoa Sản chẳng hạn. Bạn đã chờ đợi khá lâu sau khi vỡ ối mới nghe gọi đến phiên mình. Nhiều khi đối thủ của bạn ném ra một câu chuyện đùa bông phèng khi đi tán gái, nhưng bạn phải cảnh giác cao độ vì bạn luôn nghĩ cuộc đời là những quả cầu lửa. Và bạn phải biến hóa vì bạn sợ nó làm bạn tan chảy. Nhiều khi bạn làm đối phương ngạc nhiên đến bật khóc vì sự phạm luật vô lý và hiểm ác ngớ ngẩn của mình.
Nhưng dù bạn có cố gắng mạnh mẽ, cuối cùng bạn cũng thất bại. Vì bạn đang đứng trên một đám mây, bạn phải rơi xuống. “Tự tử không phải là cách giải quyết”, con gái bạn nhắc nhở bạn. Nhưng bạn không tự tử, mà bạn phải giảm độ cao để có thể làm việc và lãnh lương như mọi người. Bạn đã đi học quá lâu và đóng khá nhiều học phí, bây giờ là lúc bạn muốn thu hồi vốn.
Bạn thức dậy sau giấc ngủ dài và hỏi con trai vì sao lại đánh thức bố dậy? “Vì bố đã có một ước mơ. Tại sao bố phải thay đổi giấc mơ của mình?” Bạn sẽ ngượng nghịu vì thế giới này đâu phải của bạn, chỉ là sự hiểu lầm của đứa con nhỏ. Bạn sẽ nói: “Đây không phải là thế giới của chúng ta”. Thế giới của bạn không phải đổ mồ hôi và kiệt sức như vậy. Bạn cười những kẻ hay ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt vào thế giới, trong khi bạn chỉ việc nằm ngửa dang 2 tay ra thở, và không hề bị gãy một móng tay khi muốn thoát ra khỏi nó. Bạn không bao giờ thấy đau vì người ta đã tặng cho bạn hàng ngàn liều Aspirin. Trong khi thế giới hiện tại mọi người thấy như vực thẳm. Các chính phủ chỉ lo mua vũ khí mà không biết tới sự bần cùng của người dân. Nghèo đói rách nát và không có tiền chữa bệnh. Nhưng bạn yên tâm với lý lẽ “một bộ phận không nhỏ” của bạn. Một bộ phận không nhỏ người lớn hư hỏng, một bộ phận không nhỏ bác sĩ nhận phong bì mới cấp cứu, một bộ phận không nhỏ giáo viên đổi tình lấy điểm chứ không phải hiếp dâm trẻ em, một bộ phận không nhỏ nhà thơ muốn giật giải Nô-He… Những bộ phận không nhỏ ấy làm một anh chàng vui tính đã vẽ một mũi tên trên đùi mình để chỉ vào một bộ phận không nhỏ của anh ta. Bạn thấy thương hại khi anh ta chỉ biết ngắm nhìn bộ phận không nhỏ của mình. “Không có tư tưởng”, bạn ngậm ngùi…
Vậy nếu có tư tưởng, bạn sẽ làm gì? Một thanh kiếm, bạn cần một thanh kiếm. Và với quả cầu lửa ngôn ngữ tưởng tượng của bạn như khi bạn vẫn nghe những câu chuyện hài hước tán gái, bạn biết mình đã & sẽ làm tan chảy cả thế giới. Bạn mang theo thanh kiếm trên mỗi chuyến bay và những lần rơi tự do. Bạn biết ánh sáng từ thanh kiếm của bạn sẽ làm cho ai còn trong bóng tối phải hoảng sợ. Bạn thích chiếu sáng và tan chảy mọi người. Chỉ có điều ngạc nhiên sao bóng tối lạnh lẽo chính ngay trong bạn, làm trái tim bạn đóng băng mà bạn không lo tự cứu lấy thân, cứ thích soi sáng với nung chảy người khác làm gì? Bạn run lập cập vì rét nên bạn cứ thích gào to: Cứu hỏa cứu hỏa… Bạn thực tâm hay giả vờ, không ai nói ra nhưng ai cũng biết bạn không thể giấu trái tim băng giá của chính mình. Và bạn hy vọng trái tim bạn tan chảy ra như mọi người chăng? Bạn vẫn sợ cái cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống khi con gái bạn nhìn bạn. Chẳng lẽ suốt ngày bạn leo lên mái nhà, ngắm mặt trời và thanh kiếm giả mạo? Hay bạn lại nhìn thấy con mèo to như con hổ, với vết sẹo dài vì hoang tưởng nên đã bị con chó đốm nhà hàng xóm cào rách mặt ngày nào? Hay bạn ngập chìm trong dáng vẻ một quý tộc mới, miễn dịch với mọi vết thương và luôn luôn cười thương hại mọi rào cản? Bạn thấy tiếc vì mình không đủ sức mạnh dắt mọi người qua hàng rào, chỉ một mình bạn qua được nhờ bùa phép và ngoái lại nhìn mọi người đầy chua chát. Ai cũng thấy bạn ngã chỏng gọng và rơi xuống đến bất tỉnh nhưng bạn không hề thấy đau. Bạn từ chối mọi sự chữa trị vì bạn đang cố gượng lê lết đi chữa bệnh cho mọi người. Con mèo đã trở lại kích thước của nó nhưng bạn không thể, vì bạn nuốt bong bóng quá nhiều. Nhiều người nuốt theo bạn đã phải sạt nghiệp khi kinh doanh bất động sản và cổ phiếu, nhưng bạn được miễn dịch vì sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và cho chính bạn. Bạn nhìn thế giới này và giải thích với mọi người: Châm ngôn sống nằm ngay dưới chỗ ngồi của họ, như áo phao thoát hiểm ngay dưới đít hành khách trên mỗi chuyến bay. Một người cãi bạn: Quyền lực chứ không phải áo phao ở ngay đít bạn. Nó phồng to ngoài tầm kiểm soát và cho phép bạn làm mọi thứ, cứu rỗi tưởng tượng cho mọi người. Bạn cười và cởi áo phao ném xuống sàn, để lộ ra bầu ngực thâm tím vì những vết cắn. Bạn cũng đồng ý với mọi người rằng cơ hội sống sót và trở thành bất tử rất nhỏ sau khi rơi. Nhưng ai cũng công nhận với bạn nếu không có sức mạnh thì không thể chống lại kẻ thù. Một cô gái vừa cười vừa nói với bạn, cô có xem bộ phim “Chuông reo là bắn”, và cô cũng biết là đã đến lúc đời không thể chậm hơn. Cô gái ấy nói bạn nên đi cai nghiện. Bạn ngạc nhiên, hóa ra cô ấy khuyên bạn nên đi cai nghiện hội chứng thương hại và dạy dỗ người khác, trong khi bạn rất tử tế. Bạn đành phải tiếp tục thương hại cô gái ấy, nhưng lần này lòng thương hại của bạn chạy dọc theo cánh tay của bạn, đau nhức như một vết bỏng. Bạn ngạc nhiên ngắm nhìn vết thâm tím không chỉ trên ngực mà lúc này đã lan xuống cánh tay. Mắt bạn hơi mờ khi nhìn vết thâm tím như một hình xăm ma quái. Bạn hơi nhức mắt. Cơ thể bạn loang lỗ và đổi màu như tắc kè. Bạn sợ nhất tình trạng mất kiểm soát. Bạn muốn bất tử nên bạn phải đếm ngược lại: 3, 2, 1… bắn! Bạn reo lên. Cô gái ấy ngã xuống và bạn mỉm cười. Thế giới cuối cùng buộc phải hạ cánh cùng bạn
Bạn bước xuống một tầng hầm và gặp một người đang ngồi trước máy tính. Ông ta chào bạn nhưng không cho linh hồn bạn xâm nhập vào máy tính. Ông ta xin lỗi bạn. Vì ông ta biết rằng bạn không thể từ bỏ thanh gươm của mình mà bàn phím không cần gươm đao. Bạn không chịu nên bạn rơi xuống một tầng hầm khác nữa, cứ tuần tự như thế cho hết 9 tầng địa ngục của nhà Phật. Qua mỗi tầng, bạn luôn luôn cười: Xin chào! Và bạn chỉ thấy những đám khói đen như ống pô của đám nhóc đua xe. Thế giới của bạn muốn ngừng rơi xuống phải từ bỏ một thứ gì, nhưng bạn không chịu, vì thế bạn cứ rơi mãi. Bạn ôm lấy mọi thứ: tự trọng, sự tử tế, lòng thương hại người khác… nên bụng bạn hơi bị nặng hơn ôm rơm một chút, vì thế bạn vẫn tiếp tục rơi… “Nhưng tại sao ta phải dừng lại?” Bạn nghĩ vậy và bạn biết mình vẫn đang kiểm soát thế giới bằng một thứ quyền lực, dù bạn rơi xuống tận bùn và đau muốn vỡ mật, nhưng bạn cố gượng. “Nó cho phép ta kiểm soát tất cả”, bạn vừa rơi vừa nghĩ như vậy. Cũng có người nắm lấy tay bạn cho bạn đừng rơi nữa, nhưng bạn giật tay ra và do đó bạn bị trật khớp vai, đau đến tận óc. Người ta không hiểu bạn, không phải bạn đang rơi mà linh hồn bạn đang rời khỏi xác, để bạn tiếp tục nắm chặt thanh gươm và luyện tập như bài thể dục hàng ngày. Sau đó bạn mở tủ lạnh lấy bánh ăn, việc đứng lên quỳ xuống và múa may quay cuồng cả ngày làm bạn kiệt sức. Bạn chia bánh cho vài cô gái, nhiều cô mắt sáng lên và khen ngon. Có cô nghĩ rằng bạn rất hào hiệp và cô sẽ có được những gì sau bao nhiêu năm cô không kiếm được. Nhiều cô ngắm nhìn thanh kiếm của bạn như một Đài Tưởng Niệm, và thầm thì ngưỡng mộ. Thanh kiếm đã tách bạn làm hai, một nửa là con mèo một nửa là chó sói. Vì bạn không còn là người nên bạn không nghe thấy gì hết. Không có tiếng ồn quen tai nên bạn nghĩ rằng Thế Giới Đã Chết. Bạn biết thế giới này đã chết nhiều lần, và lần nào cũng có người xuất hiện để cứu rỗi. Lần này đến phiên bạn. Bạn không muốn phá hủy nhưng bạn luôn leo lẻo về sáng tạo. Nhiều người thấy bạn sai bét khi nghĩ như vậy, nhưng nói ra đều bị bạn cho mất tích hay mất hút và mất mạng. Bạn không biết rằng: Thế giới này chắc chắn tồn tại, chỉ có bạn là không thể và không bao giờ. Bạn vẫn lên một kế hoạch công việc phải làm để cứu thế giới, những hội thảo hội họp hội nghị hội hè hội hôn… như một quán ăn tự phục vụ và làm mọi người phát điên theo, ai cũng tăng cân và mất kiểm soát. Bạn giải thích: Ánh sáng là màu xám nên càng chiếu càng tối tăm, và bạn khuyên mọi người đi ngủ. Có người hỏi: Nếu ánh sáng là tối tăm thì bóng tối là gì? Bạn cười khúc khích và kéo ra thanh kiếm của bạn. Nó lấp lánh làm chói mắt những ai mập ù và vẫn còn sống sót. Mọi người co rúm lại trước sự quay lại cứu thế giới của bạn. Máu từ vết thương trên ngực của một người chảy ra, và bạn ba hoa về tâm linh và nhiều thứ liên quan đến đạo đức trước khi nhận ra người ngã xuống chính là con gái bạn. Nó đã thành một bóng ma đang tựa vào tường và ngước nhìn lên Đài Tưởng Niệm của bạn. “Thế giới này thật độc ác và giả mạo”, hai mắt nó đỏ hoe nhìn bạn. Nó hỏi bạn: Ông là ai? Và ngạc nhiên khi biết bạn là Đấng Cứu Thế chứ không phải con Quỷ. Nó đau đớn ở ngay chỗ mà bạn vẫn bị đông cứng. Nó biết bạn cần phải đông cứng như vậy để làm mát vì mọi thứ xung quanh bạn đang tỏa nhiệt khủng khiếp. Vì căm hờn. Nó khóc: Bố ơi con bố hư rồi… và linh hồn nó hóa thành một chiếc tàu Con Thoi bay đi bay về chứ không phải chỉ sử dụng một lần rồi bỏ. Con tàu trơ trơ cùng với thời gian sử dụng ấy làm nó cũng giống như bạn, cứ trơ trơ ra trong việc đòi cứu rỗi cả thế giới. Mọi người kêu lên: Tại sao anh lại giết con bé? Nhưng quá muộn, bạn đã xé ra từng mảnh và con gái bạn đã bốc hơi. Thanh kiếm của bạn tìm những mảnh linh hồn để chắp nối lại một gương mặt đạo đức theo ý bạn. Mọi người nghĩ rằng có lẽ nghiệp chướng của bạn quá nặng nên con gái bạn phải gánh tiếp kiếp luân hồi. Ai cũng muốn lăn vào cứu cô bé, nhưng không thể. Hình như linh hồn của bạn đã nhập vào trong linh hồn của cô bé, để mọi người vẫn tiếp tục nhìn thấy bạn qua đôi mắt ngây thơ nhuốm màu đau đớn của bé gái. Trong mắt cô bé có qúa khứ của bạn, có tiếng la hét của cô bé, có tiếng điện thoại thầm thì hàng đêm yêu cầu giúp đỡ, có sự hoảng hốt bên bờ vực, có tiếng kêu cứu… Có tất cả cho đến khi trong mắt cô bé không còn gì, ngoài nước mắt…/.
Tạp Văn
Thành phố tuổi thơ tôi...
1.
Tôi đã bắt đầu bài tùy bút này bằng những lang thang quanh ngôi trường cũ, bắt đầu bằng những kỷ niệm tuổi thơ nơi phố núi Ban Mê mù sương một thuở với những hàng cây vút cao như rừng giữa phố (bạn có thể hình dung nhờ khu công viên còn lại trong biệt điện Bảo Đại bây giờ), chứ không phải thành phố Buôn Ma Thuột đèn vàng đèn đỏ ngợp nhà gương nắng và bụi hôm nay.
Phố núi lúc ấy hiền lành và thưa vắng hơn bây giờ nhiều . Cùng với những thằng Tí , thằng Tèo sau giờ tan học, tôi trốn nhà đi hoang xuống suối Đốc Học, móc đất sét để tha hồ nhào nặn những con vật cho tuổi thơ của mình và nhận về rất nhiều lấm lem bùn đất. Con suối nhỏ tí, cạn huơ dòng nước lơ thơ trong vắt, chảy ngoằn ngoèo kích thích lòng dũng cảm của tôi theo nó lơ ngơ xa nhà vài ba cây số với một hủ chao không để vớt cá lòng tong và những rong rêu lượn lờ cổ tích. Cái khoảng cách vài ba cây số mau chóng trở nên khủng khiếp, làm tôi mất phương hướng và òa khóc trong chiều. Hút tầm mắt đứa bé mũi xanh là bạt ngàn những vườn rau cải xanh cải trắng ướt đẫm sương sa qui ra cơm gạo chứ không phải toàn hoa như trong truyện cổ tích tôi vẫn thường nghe kể. Ông già hớt tóc quen mặt đã bỏ dở một cái đầu đang nửa trắng nửa xanh trên ghế để dắt tôi về nhà ăn trận đòn nhớ đời cộng với rất nhiều lời than vãn tuyệt vọng dành cho tôi của mẹ.
Bắt đầu bằng những ngôi trường,sao rồi lại có con suối nào chảy qua? Hay lại những mơ mộng văn chương dễ làm người ta mười hai thương nhớ. Không phải,con suối ấy mang tên ông giáo già dạy thế hệ chúng tôi những năm mẫu giáo đầu đời, ông quan Đốc học về hưu mở trường gõ đầu trẻ, một mình cày xới hàng trăm đứa bé lớp mầm lớp chồi nu nú nhụ hoa như bây giờ, quát tháo đét đòn rồi cầm tay từng đứa tập viết. Một mình ông dạo lững thững trong khu nhà thênh thang nắng gió với những đứa trẻ cúi đầu len lét. Đứa nào cũng òa khóc khi ông chỉ mặt lên ngồi cùng ông. Cây bút ông dùng cắm ngòi bút lá tre mỏng như lụa, với cán gỗ thật dài và nặng chạm khắc những đâu đâu, đẹp tới mức cầm vào đã muốn rủn tay. Lại còn dĩa mực xạ đen nhức, to bằng cái khay ta ăn bò né bây giờ. Ôi chao là những dụng cụ tra tấn trẻ con...Vậy mà ông cứ ngồi bên, ứ hự ừ à đến khi nào ông vừa ý mới thôi. Thả về chỗ ngồi vẫn còn hồn xiêu phách loạn. Ấy thế mà mẹ tôi hàng tháng xuống nộp tiền trường vẫn vòng tay thưa thầy xưng con làm ấu thơ còn ấm ức ngạc nhiên hóa mang mang thương nhớ đến giờ... Ngôi trường ấy vẫn còn trong trí nhớ bao nhiêu đứa trẻ với cây thiết bảng vun vút múa lên mỗi khi cả lớp chúng tôi hè nhau gào lên cùng tập đọc, giờ đang là hội trường cho khối phố phường Tân Tiến. Cái gì của trẻ con bây giờ thành của người lớn cũng thấy buồn thiu.
2.
Nhà tôi ở đường Tôn Thất Thuyết, một con đường nhỏ thời ấy (đường Lê Hồng Phong bây giờ). Ngõ hẽm phía sau nhà vẫn là chỗ mẹ tôi và hàng xóm mắc võng ầu ơ đón gió mỗi trưa hè, trong lúc chúng tôi lăn tăn uốn quẫy trên nền gạch bông mát lịm. Rồi thế nào ngang con hẻm ấy cũng có một người đàn ông Tàu gánh chè mè xay với chiếc mũ nhựa kiểu Pháp trắng nhờ trên đầu, ới những tiếng rao nao nao nhung nhớ, thế nào mẹ cũng mua cho mỗi đứa một chén chè chiều. Ngõ hẻm ấy còn nhiều tiếng rao nữa, những tiếng rao ôi ao lảnh lót không biết người ta rao gì nhưng biết người ta bán cái gì, quen thuộc đến mức lớn lên có thể tả thành văn chương như thể cuộn cả buổi trưa hè với miếng bột bánh bèo, đậu xanh, mỡ hành, nước mắm đường ngọt lịm .Con hẻm ấy bây giờ không còn. Phía đường Quang Trung thì một nhà hàng ăn uống quốc doanh (bây giờ là chi nhánh một ngân hàng lớn) bịt mất. Phía đường Ama TrangLong thì nhà dân phố chợ ọp ẹp ván gỗ và cửa hàng vàng bạc kính gương sang trọng chèn lấp sau bao biến động. Chả còn ai qua lại nữa. Cái sức sống từ chợ luồn vào theo theo con hẽm vào từ phía đường Quang Trung thuở nào đã mất. Hẻm vắng không còn nhưng người đàn ông Tàu già ngày ấy như vẫn còn. Đã đàng hoàng mặt tiền nhà cuối Phan Bội Châu, vẫn cha truyền con nối cái nghề ấy. Người con dâu vẫn ngồi lặng lẽ trước nhà mỗi tối, anh con trai lăng xăng bưng bê cho những cặp tình nhân trẻ bây giờ những chén chè đen nhức mắt, vẫn dịu dàng mùi mè ngầy ngậy béo hồi xưa. Tôi đã có lần không chịu nỗi cái hồi xưa ấy, tạt vào làm quen và làm giọt rượu tràn đêm cùng người con trai ôi a đến sáng, tìm lại những dấu vết đã trôi đi. Đã trôi đi như tuổi tên người. Có những điều còn lại. Một điều tôi sẽ kể sau khi bạn đọc cùng tôi nhớ lại một thôi dài. Con đường Nguyễn Thái Học (bây giờ là đường Điện Biên Phủ) ngày trước vẫn xuyên suốt, không bị đứt quãng ở chợ bây giờ. Nữa quay lên đường Y Jut là đình Lạc Giao với cây đa trăm tuổi bao nhiêu rễ phụ tua tủa râu ria bạc trắng và muôn ngàn chú sóc mà mãi gần đây theo gió mưa mới đổ , chắn ngang cả đường Lê Hồng Phong . Ngôi đình huyền thoại của những người Kinh đầu tiên lên xứ Thượng, có mặt trước cả chùa Khải Đoan bằng gỗ quý tuyệt đẹp mà đức Từ Cung làm cho sau này. Những đứa trẻ bị bỏ hoang thời ấy người ta vẫn ẵm xuống chùa dộng một hồi chuông trước khi mang vào Cô nhi viện Bồ đề. Mẹ tôi bảo làm vậy cho những oán khí bay đi. Nhưng lớn lên tôi nghĩ mẹ đã lầm, oán khí ở những người lớn, đâu ở những đứa trẻ con o oe còn chưa nhận được cái qúy nhất để làm người là hơi ấm của mẹ. Nữa phía dưới quay xuống đường Tôn Thất Thuyết (nay là Lê Hồng Phong) là ngôi trường Nguyễn Công Trứ . Đây là ngôi trường dành cho các cậu học sinh nam tiểu học mặc quần soóc. Học sinh nữ với váy đầm phồng ra như những búp bê cột tóc với một cọng thun học ở trường Bà Triệu (nay là trường Võ Thị Sáu). Cái kiểu phân chia nam nữ ấy ở cấp một không sao, nhưng lên lớp lớn hơn thường còn lại những huyền thoại ngày xưa Hoàng Thị mà các trường nữ sinh Gia Long áo tím vẫn phơ phất bay trong mộng tưởng một lớp người. Chính đoạn đường Nguyễn Thái Học bị lấp thành chợ ấy, mất hút cả ngôi trường tiểu học ngày xưa, cái khúc vòng quanh từ sân đình Lạc Giao vào sân chợ, nhộn nhịp người mua kẻ bán và một dãy dài những chiếc xe lam cũ vẫn đậu, phả khói nồng nặc và nổ như tiểu liên để chở người và hàng hóa từ chợ ra muôn hướng...hình như có ngôi nhà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sinh ra và sống cùng bố mẹ những năm xưa lăng lắc trước khi về Huế chập chững tiểu học Nam Giao. Sông kia rày đã nên đồng ... Những vùng đất sẽ sang trọng biết bao nhờ những tên người. Người nhạc sĩ đã trở thành tài sản của những người yêu âm nhạc Việt Nam đã chôn nhau cắt rốn ở đây. Diễm ngày xưa đã từng đi ngang đấy. Chỉ riêng điều ấy thôi đủ làm những người dân phố núi yêu Trịnh mỗi đêm nến đỏ đèn khuya thêm sương gió vô hồi.
Góc phố tuổi thơ tôi ngày ấy có nhiều nhà cho thuê phòng. Lẫn trong đủ thứ hạng người ở trọ quanh chợ có một thầy giáo trẻ quê Bình Định. (Thầy vẫn đùa ai hỏi đến khi nghe giọng nói nghẹt mũi của mình bằng câu thơ Bùi Giáng thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà). Tên thầy là Ngọc (mẹ tôi nói tên thầy như con gái, con trai mà tên con gái thì khổ mênh mông). Tôi còn nhớ thầy lên phố núi bao nhiêu lâu vẫn không mang áo lạnh, cứ xuýt xoa rúm người mà đón lễ Noel. Chúa giáng sinh với những hồi chuông mênh mang huyền bí ôm tất cả chúng ta vào lòng. Chắc thầy nói thế cho đỡ rét mà thôi, chứ lũ nhóc chúng tôi chắc chẳng làm thầy an tâm mà giảng chuyện đời, chuyện đạo. Những năm tháng ấy thầy mê hoặc các cô hàng quà bằng những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, không phải Đại bác ru đêm như bây giờ trên báo người ta hay nhắc mà bằng những ca khúc Da vàng đầy u mê tuyệt vọng của ông. Ca từ khẳng khiu hoang mang siêu thực của Trịnh ngự riêng, khoan thai trên một đỉnh trời. Những bài hát của Trịnh Công Sơn thời ấy không chỉ để hát mà nó còn là những bài kinh cầu cho những số phận, cho những lãng quên khi phố núi còn bao nhiêu thứ muộn phiền. Cô đơn giúp ta phải đối diện với chính mình, cả khi mình đầy ắp hay rỗng tuyếch, nhận ra mình thực hơn, không còn những ảo tưởng. Con người ta, có những lúc cái tôi thật cần thiết cho dù sự cô đơn đôi lúc chỉ là nỗi đau , một nỗi đau luôn luôn có thực trong mỗi kiếp người. Sau này có một chị áo dài xanh da trời trường Trung học tổng hợp (nay là Phổ thông trung học Buôn ma thuột) thi thoảng pha phất ngồi bên thầy chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người ...sau đó lại nghe thầy giảng những bài toán Giải tích đệ nhị cấp thật khó và buồn. (*)
Buồn vì thành phố tuổi thơ tôi đã từng chịu những cơn đau .Một chiếc máy bay chở khách thời ấy từ phố núi đi Sài Gòn đã rơi trong ngơ ngác bao người. Bài hát người em gái ra phi trường thịnh hành hồi ấy được chúng tôi hát nhại thành tàu bay rớt nơi trại cùi, vô tư thơ ấu. Cho đến khi phố núi nhỏ bé với quá nhiều cái tang của những nhà giàu mặt phố (không giàu thì làm sao có tiền đi máy bay), tuổi thơ nhất quỉ nhì ma mới thấm một mai qua cơn mê... Nhà thương Thanh Bình (trạm xá phường Thống nhất), cửa hàng nông cụ Lâm Hiệp Thành ( nhà sách trung tâm), tiệm vàng Kim Môn (cửa hàng bách hoá Điện Biên Phủ-Ama TrangLong lừng lẫy sau ngày giải phóng)...những đại gia như bây giờ ta hay gọi đã hứng chịu những số phận oan nghiệt làm phố núi gần nhau hơn sau một tai nạn kinh hoàng. Những người lớn đã từ bỏ chiếc mặt nạ hàng ngày để cùng nhau bồng bềnh mây trắng và mưa...
3.
Nhưng thôi, thành phố tuổi thơ tôi còn lập lòe vó ngựa mà biển bây giờ đã mất. Cái khu đất rộng ở ngã ba đường AmaTranglong nhìn xuống Lê Hồng Phong hôm nay sừng sững một tòa cao ốc đang xây, ngày ấy là bãi đất trống cỏ mọc như vườn, lõm bõm những chiếc xe ngựa thồ uể oải nằm chờ khách. Không như những thổ mộ hoa đèn Đàlạt, xe ngựa phố núi xù xì ẩm mốc như một chiếc xe tải nhỏ bây giờ, với hai sọt cỏ xanh ngút đàng sau, chất đầy những cô những bà hàng xén và treo đầy thúng giỏ, ngược dốc lọc cọc. Người phu già bao giờ cũng nhảy xuống cho xe nhẹ bớt, rồi vừa đẩy vừa chạy theo tắc họ lung tung ra roi vun vút trên nền âm thanh trơn trợt móng sắt của chú ngựa gầy gõ trên đường tráng nhựa.Cái bến xe ngựa hấp dẫn tôi lạ lùng, mỗi lần dạt vào đấy về bao giờ mẹ tôi cũng đánh, với lý do những đinh mẻ tôn sứt lẫn với phân ngựa nếu dẫm vào sẽ bị phong đòn gánh. Mẹ diễn tả bệnh nhân lên cơn bằng cách lè lưỡi cắn răng và chỉ một ngón tay lên trời để dọa tôi.Bố chỉ chen vào một câu tôi là thằng mó dái ngựa, lớn lên tôi mới hiểu bố nhắc những cú đá hậu trời giáng cuộc đời vẫn luôn dành cho những số phận ngông nghênh. Tôi không được vào chơi với những chú ngựa đã tháo yên cương đang rủ bờm tung vó thì chúng theo tôi vào ngủ giấc mơ. Những chú ngựa bay trên hai cánh với chàng hoàng tử cứu nàng công chúa, bỏ lại những tuyệt vọng mỏi mòn với xô nước cám và những xâu cỏ buồn thiu. Mà phố núi buồn nhất lúc nào. Lúc mưa. Đẹp nhất lúc nào. Lúc mưa. Mưa buồn vì không có quần áo khô mặc đi học, dép dích bùn lên tới lưng những giọt đất màu nâu lấm tấm rỗ hoa phải giặt mà chả có cơ số để thay. Mưa vui vì ngày mưa mẹ không nấu cơm, đong gạo dắt tôi đi xuống phía cuối đường Hoàng diệu bây giờ, để xay bột về đúc bánh xèo. Nhà cửa dưới ấy còn thưa vắng, mỗi ngôi nhà như một khu vườn hoang quay mình ra phố, rào qua quít bằng kẽm gai cũ hay thưa thớt những hàng chè tàu. Ngôi nhà mà mẹ tôi vào xay bột cũng thênh thang với cánh cổng được làm bằng khung gỗ rồi đan lưới kẽm gai, cột và mở ra bằng sợi dây được xoắn lại từ da trâu, cũng kẽo kẹt khi người ta ngang khu vườn như ru võng. Cái cối đá xay tay tưới nước ấy chắc còn là niềm vui cho biết bao gia đình. Miếng bánh xèo áp chót khi đã hết tóp mỡ, mẹ thường rắc ít giá và tráng chảo thật mạnh cho giòn, cuốn lại cho tôi ngồi kế bên chờ ăn thêm để tranh phần yêu thương của mẹ. Của không ngon đông con cũng hết, mẹ thường dỗ sau mỗi lần như thế bằng ánh mắt xa xôi... Ăn xong thoắt cái đã tràn ra đường tắm mưa, vò xé đầu tóc, cầm chặt lưng chiếc quần đùi vì sợ tụt xuống do sợi thun quần đã dãn, rồi chạy đuổi nhau ơ ới. Mẹ đi bắt về đứa nào cũng đã tím tái móp meo. Bắt về rồi chúng tôi cũng vùng thoát. Thành phố tuổi thơ tôi còn biết bao bí ẩn cần khai phá. Thời ấy, những quán càphê phố núi chưa nhiều, với những cái tên Uất kim hương, Bâng khuâng, Đồngxanh...lạ lùng những dàn hoa giấy phủ leo kín cổng nhìn như một hang động, bên trong vài ánh đèn xanh đỏ và những tranh ảnh không biết đâu hút hồn những đứa trẻ khao khát vén sương mù. Chúng tôi đứng trước quán nhìn vào, chờ người chủ quán ra xua tay một cái là ù té chạy dài và cười nắc phố. Hồi ấy người ta không uống cà phê mà uống cả không gian và thời gian của quán. Có lần đến chiều tôi thập thò quay lại thấy một người như thầy Ngọc vẫn đang ngồi đấy, như một chiếc lá đang khô dần diệp lục tố và rơi với ly cà phê hờ hững trên bàn. Sẽ chẳng bao giờ dám gian dối một ai/Thị xã trong tôi là những chiều bay nhảy/buổi trưa hè cùng con diều giấy/thả ước mơ bay đến chân trời/Thị xã trong tôi những dãy phố dài/trên nóc một vài chú sẻ/cùng chiếc ná những ngày thơ bé/có những lần tôi đã chịu đòn roi...Tôi làm thơ thật sớm, với những câu thơ thần đồng ngược do bạn bè phong tặng chắc một phần nhờ những lang thang chìm đắm ngắm người thầy giáo trẻ bất đắc chí uống cà phê kiểu nửa đùa nửa thật ấy. Bao nhiêu là nước chảy qua cầu, những giọt cà phê không đường đã gieo những hạt giống đậu đen đậu trắng tính cách đầu đời cho đứa trẻ phố núi đìu hiu .
Đìu hiu như những tiếng dế rúc rích trong đêm trăng non phơi vàng trên con đường lớn nhất hồi ấy (đường Nguyễn Tất Thành bây giờ), lớn nhất cũng chỉ bằng một nửa hiện nay. Một nửa hoành tráng với hai chiều đại lộ độ lại cùng hàng loạt dinh cơ công sở, xưa làsân bay quân sự L19, rậm rì cỏ lác với muôn triệu tấm ri sắt trải dài mút mắt . Những chiếc trực thăng như những con chuồn chuồn khổng lồ lơ đãng xoay đầu , quạt cánh rồi xoay đuôi, mệt mỏi nhưng gấp gáp. Người lớn bao giờ cũng bận rộn, lo cho những con chuồn chuồn rời khỏi đường băng, chả có gì vui. Nhiệm vụ men theo hàng rào lưới B.40 phủ đầy dây leo cỏ dại và những hàng đèn thưa thớt chốc chốc lại rực lên như ánh hoả châu chỉ để lật những tảng đátìm những chú dế nhảy lóc xóc loi choi bắt bỏ vào hộp quẹt, hôm sau mang ra đá bắt xác lẫn nhau thích thú hơn nhiều. Phải bứt lén một sợi tóc của đứa con gái tóc dài, chờ nó nhăn mặt rồi u ơ xin lỗi. Mắc sợi tóc ấy vào ngàm con dế đực đen nhẫy, quay tít mù tranh nhau thổi cho nó tung hết đôi cánh lụa trắng, thả ra đấu trường hò reo. Đá bắt xác nhưng hồn thì còn lại, còn mãi những tròn xoe ngơ ngác với cái dẫu mỏ của đứa con gái thổi những hơi dài buôn buốt, tê tê. Nơi ban mai cỏ ướt sương rơi/ một hạt nhỏ mơ hồ rơi trên má...Cái cảm giác rừng trong phố bây giờ chỉ còn tưởng tượng qua câu thơ Lưu Quang Vũ. Khi chưa có đường Đinh Tiên Hoàng và cầu Chui vắt ngang như bây giờ , con đường Nguyễn Du hiện nay chìm sâu một thung lũng nheo nhìn như vực, lấp giữa những hàng cây bằng lăng hoa tím cổ thụ khiến kẻ muốn tìm nhà như gặp mê cung. Người con gái ở phía ấy thường làm những kẻ đón đưa nhiều phen tuyệt vọng nhạt nhòa. Phố núi trong tôi còn là ngôi nhà của Thủy Tiên chập choạng hàng đêm trong vực sâu ấy, mỗi chiều tôi phải định hướng bằng mắt bờ tường hàng gạch và đặc biệt những tấm ván bắc ngang con mương sâu quá gối để đến tối còn có thể làm kẻ si tình trong cái thung sâu vực thẳm này. Những mắt biếc giáng ngọc cổ cao mắt xanh dù sương khói tận đâu vẫn âm vang những câu ca sương sa nước mắt kẻo ra miệng thế lắt lay/ khổ chàng chín rưỡi ....Ai đã đọc Hoài niệm chiều mưa (NXB Thanh niên-1991) chắc còn nhớ Tiên xa rồi, Tiên ơi...tưởng như trò con trẻ của tháng ngày buồn cười vô vọng. Sao lại có thể nhớ từ đường Nguyễn Tất Thành sang tít đường Nguyễn Du, là bởi muôn ngàn con đường tắt không tên thời ấy Tiên tự nối để có thể về nhà của mình theo ý thích. Những luồng lạch bây giờ không thể nhớ ở đâu, chỉ biết có khi băng cả những khu nhà vườn không rào không cổng, vừa đi vừa sợ những khoảng trống của đêm, ngửi mùi khói ai đốt rẫy mới chiều còn thơm váng vất . Nhắm hướng mà đi hồn nhiên thơ ấu, không phải hỏi nhiều và cong quẹo rối mù theo bảng tên đường của người lớn bây giờ. Có lần nắm tay cũng chỉ để dắt đường mà có kẻ còn hoang vu ngơ ngác.Ngọn đèn đường như mắt người vừa khóc/trăng đêm vỡ ra trên tóc/vỡ những điều ta giấu lâu nay ...sau này tôi viết cũng khi đi trên con đường đèn vàng cao áp hai chiều đại lộ độ lại ấy với không ít râu tóc ngùi ngùi. Những nỗi đau giúp cuộc đời nhiều chai sạn sau này dịu lại,phải không Tiên? Phố Hoài còn tận xứ Quảng đâu đâu, gọi phố núi là phố Nhớ, được không? Những con phố thương nhớ với những khu vườn mù sương trong mắt người tìm nhau qua tiếng gọi. Tiếng gọi của người con gái dắt người con trai ra khỏi những đồi hoang lạc lối vì mê mải tìm hoa tím dại trong sâu thẳm chiều đi không hết của Hữu Loan. Không quá lời đâu, nếu bạn đọc còn nhớ Mỗi chiều là một phù du/ mỗi chiều là một mịtmù, thế thôi...
4.
Tôi đã muốn khép lại bài tùy bút này,vì bạn đọc bắt đầu nhạt. Một trăm năm thành phố dưới mắt nhiều người là những cuộc chuyển dời khủng khiếp, từ Bản Đôn trở về Buôn Ma Thuột đóng đại bản doanh, là những cuộc mở đường xuống đồng bằng lên núi với máy xúc xe reo. là điểm khởi đầu của chiến dịch Hồ Chí Minh thần thánh .Mười tháng ba Ban mê ơi xin nhớ/cuộc chiến tranh chọn điểm tựa là Người/như Bạch Đằng ngày xưa thành con sông lửa/đến bây giờ sóng đỏ còn sôi...Một trăm năm để phố núi đã có trường Đại học, đã thành thành phố sân bay nhà máy trên cao. Những nền cũ lâu đài đã lui xa nhường chỗ cho những cao ốc mới đầy ánh sáng, làng đã nên phố trong náo nức pha chút bùi ngùi của con người vẫn thật nhiều ảo ảnh. Một chút mênh mang hoài cổ cho huyền thoại có bước chân như gió của chàng tù trưởng ngang dọc trên thảo nguyên này. Thành phố của tôi vẫn tươi ròng niềm vui như đứa trẻ lên mười, yêu như chàng trai mới hai mươi. Em nhỏ môi cong ơi/ hiểu làm sao hết được (thơ Quang Dũng). Cũng như hiểu sao hết tấm lòng của ônggìa Thuột một trăm năm trước đã cùng với những người con trăm quê cùng nhau xây dựng phố núi, để những linh hồn trú ngụ thành quê hương chứ không còn trôi đi không dấu vết. Bất giác giữa mênh mông gió cuốn bụi mù trời, buồn muôn thuở tuổi thơ tôi lại thấy bà mẹ thượng ngực trần vú đen gùi con trước ngực, gùi những măng tre bầu bí sau lưng, đi những thôi dài trên những con đường phố nắng sáng như gương. Gió không chỉ cuốn bụi mà cuốn bình minh lên thành những chân trời bảy màu lục lam chàm tím... Những bà mẹ thượng vẫn tiếp tục sinh ra phố núi, trong mỗi tiếng khóc sơ sinh,trong mỗi hồi sinh tiếp nối, cho cuộc sống thành phố trên cao tồn tại thật mộc mạc thanh bình cả lúc đau đớn nhất. Những chiếc bầu khô của bà mẹ Nữ Oa ở vùng đất Nữ Thần Mặt Trời này vẫn luôn là nguồn nước mát tắm cho những chàng DamSan kiêu hãnh chào đời, thi thoảng vọng lên một tiếng cồng âm âm ông ông u u mang mang gờn gợn. Mang mang như giấc mơ thần sông, thần rừng bí ẩn...của tuổi thơ phố núi thở hơi ấm một trăm năm qua. Một trăm năm phố núi đã sáng tạo ra cuộc sống cho chính mình từ những thế hệ nối nhau mơ giấc mơ trẻ con khắc khoải mà kiêu hãnh ấy./.
Những ngày chuẩn bị kỹ niệm một trăm năm
Tp. Buôn Ma Thuột, cuối thu 2004.
(*)Hồi ấy trượt Trung học tổng hợp thì vào trường Trung học Bồ Đề (Phổ thông cơ sở Phan bội châu bây giờ)- của Phật giáo, hoặc vào trường Lasan đồi (Cao đẳng sư phạm bây giờ)- của Công giáo, nữ sinh đi học mặc áo dài trắng. Thi tú tài vẫn thi chung
Mênh mang thương nhớ…
1.
Bây giờ thì cánh cổng của những căn biệt thự Hà Nội phủ đầy hoa của Phượng Huyền Thư đã đóng lại, khởi đầu cho một cuộc phiêu lưu. "Tây tiến người đi không hẹn ước / đường lên thăm thẳm một chia phôi". Ôi Tây Bắc, chúng tôi đã từng cùng nhau đứa hát trong mơ, đứa khóc lên trời. Một lần nữa Vũ và tôi ao ước. Tôi nhìn cái thân thể của mình chật chội trong xe, duỗi ra tê cứng và bất động. Nhưng giấc mơ về một núi cao đèo sâu đang pha phất vị "nhớ rừng" ngọt ngào, nỗi nhớ đã cất giữ một phần đời của Vũ và tôi. Một quảng đời ít ngủ nhiều thơ, những mơ ước bay cao đòi phủ cả bầu trời, mà cuộc đời thường nằm yên dưới khối nhà bê tông xanh ngát. Kết quả những đêm thức trắng là mắt người ngơ ngác tênh tênh. Hai mắt Vũ thường có màu nỗi nhớ chôn nhau cắt rốn, vùng Hát Lót (Sơn La) xanh rêu chảy thành dòng lấp lánh trong ký ức. Tôi không thấy mình trong đó, chỉ những khuôn mặt xa lạ, chập chờn bay theo ý tưởng mù mờ nằm phía trên đỉnh núi. Tôi thả bay bay linh hồn mình. Ôi ngày xưa ngây ngô bối rối… Giờ người con gái tên Mỵ đi cùng xe bám níu vào da thịt tôi. Người đàn bà thi sĩ ấy nhất định không ngoảnh lại, chỉ nhìn thẳng phía trước và đọc những bài thơ tình làm người nghe bủn rủn. Tôi đặt tay mình lên trên bàn tay người con gái và nói, tôi cũng từng lên vùng đất này, trong những chén rượu Vũ ngày xưa đã đưa tôi theo lối riêng của Vũ. Con đường màu nắng. Con đường mộng mơ, đầy những cúc vàng, lan man hoang vắng. Những mạch máu ứ lại trong lòng bàn tay tôi một nỗi đau không lối thoát. Người con gái vẫn vu vơ những bài thơ tình. Bàn tay trái của nàng nằm yên trong bàn tay phải của tôi, tôi lại đau. Cái đau của bàn chân đất đi qua lối mòn đầy sỏi. Còn nàng dửng dưng như không, bất ngờ mắt nàng nhìn tôi nhói lên như một sự đâm thủng.
2.
Bụi hoa dại. Chai mật ong rừng. Những quả dưa gang. Cánh chim bay ngang đèo xanh mưa gió. "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" chìm khuất trong sương mù và vực thẳm. Những ngọn núi bao quanh ngôi bản làm người ta phải đi ngủ lúc bốn giờ chiều và thức dậy vào mười giờ sáng hôm sau. Con người cũng chiều theo ông Trời mà bay theo gió mây để sống, để yêu và tồn tại bao nhiêu đời. Mười bảy đi ra, mười ba đi vào. Tiếng hát chìm xuống thì tiếng khèn nổi lên. Chỉ mắt người Sơn Tây ở lại. Có những vùng đất trở nên quyến rũ chỉ tại một người con gái. Tôi nhớ thị xã Hòa Bình là nhớ đêm mưa ở Kim Bôi, nhớ những vòng cung quanh co khi Mỵ ướt hết vẫn không màng thay áo. Áo xanh khăn trắng. Tôi ngẩn ngơ "xin cám ơn thành phố có em…" mà cứ sợ có người nghe thấy sẽ buồn cười. Những nụ cười nhẹ như liễu như tơ nhưng hay làm người ta khóc lúc chia tay. Hình như linh cảm của tôi là đúng khi xe rời Thủy điện có người đàn bà không nhìn theo những bậc thang dài đá trắng. Sương khói tràn qua mặt đập vỡ ra ký ức. Chắc là tôi phải mang ảo ảnh áo xanh khăn trắng theo suốt chặng đường, mang vị rượu cần thơm môi em trôi ngược sông Đà, rồi dõi theo Pha Đin chập chùng thương nhớ. Tôi đong đưa hai bàn chân vào khoảng trống người ta bỏ lại trên xe. Tự dưng tôi thấy có người đàn bà đi vào, ngồi kề bên tôi. Bây giờ thì chúng tôi vẫn có nhau. Thời gian trôi. Sơn La trong những quanh co trước mắt. Thêm một viên sỏi rơi vỡ trong lâu đài trí nhớ. Vũ bạn tôi chắc đã lên Sơn La từ trước. Nó đợi Mỵ và tôi.
3.
Một trời thương nhớ. Khi còn ở nhà tôi đã có lần viết về Sơn La của những câu chuyện tình rồi cơ mà. Hoa Yên Cơ của tôi đã nở ở xứ sở này chứ không đâu khác. Dù bây giờ tôi mới đến Sơn La. Tôi xoa hai bàn tay mình cho ấm rồi đặt lên trán. Tôi muốn những suy nghĩ của tôi về Sơn La phải thật ấm áp, dịu dàng. Như buổi sáng, tiếng chim cũng phải im lặng rơi qua kẽ tay người bay múa. Những ngón chân tôi đau từng bước đi. Tôi nhớ em trong thấp thoáng lam mờ màu của núi. Những ngọn núi thường hay kiêu hãnh. Tôi biết thế nên tôi thích nhớ em trong bập bùng bếp lửa, như vậy ấm lòng và dễ chịu hơn. Cái lãng đãng của một anh chàng miền Nam có người cũng thích. Có lẽ họ thấy lạ. Tôi đoán thế qua cách mời rượu rất nhiệt tình của anh Đinh Hữu Xanh và Lò Phôi Pha. Tôi còn theo anh Pha về nhà ăn thịt rừng hun khói bếp chấm với chẩm chéo mà mình ao ước. Vợ anh Pha còn dắt tôi xuống bếp xem chị pha món chẩm chéo, vừa làm vừa nói vừa quệt mồ hôi vào chiếc chày giã bập bùng theo nhịp thở. Tôi lại gặp bếp lửa, tôi đã nói là tôi đang nhớ em trong ánh lửa hồng Tây Bắc. Chịu không nổi ánh lửa, tôi xin phép chị Pha được quay lên. Người đàn bà đã tằng cẩu còn với theo tôi để chạm tay chai rượu mang lên phòng khách. Thôi đi Sơn La, đừng làm khổ tôi vì những nồng nàn đau buốt. Tôi lên đây với Vũ cơ mà. Vũ ham chơi quá để quên một mình tôi với chén rượu. Vũ hay bỏ tôi lại một mình, thở với con dốc núi. Và trăng. Có một gương mặt không bao giờ cười, nhìn tôi tê dại. Tôi đang một mình trú mưa dưới mái hiên. Chắc là Như cũng ướt. Hồi nãy, khi lang thang tôi thấy Như cũng đang ngược dốc và đồi. Mỗi đứa làm một cánh chim sải cánh, dù bản năng cỏ ấm dịu dàng thường tìm về che khuất cho nhau. Tôi cúi xuống vệ đường bên gốc đào Tô Hiệu, những con kiến bò vòng quanh trí nhớ. Đêm xanh thênh thang. Có chú bé người Thái đen nhìn tôi cười, làm tôi nhẹ đi một cơn say. Chú bé đùa tôi đừng có yêu, yêu làm tim người ta đập mạnh hơn và rất mệt. Tôi chưa bao giờ thấy một chú bé nào dễ thương đến vậy, như một con chim non ngủ quên trong rừng, bất ngờ bay ra và líu lo tiếng hót. Chú bé nói nếu tôi có tiền sẽ dắt về nhà để mẹ chú bán cho thang thuốc làm quên. Tôi tránh không nói ra ý nghĩ trong đầu mình về sự ấm nóng khi hai cơ thể tựa vào nhau trong mưa. Chú bé cười rất to khi biết tôi có rất nhiều tiền (đối với chú) mà không chịu theo về mua thuốc. Chú bé nói nghỉ hè, đêm nào chú cũng ra đây dắt khách về nhà để mẹ bán thuốc. Người chú gặp đầu tiên trong đêm là người chú thương mến nhất. Nếu người khách đó mà từ chối thì chú cũng ra về, không đón khách nữa. Tôi nhớ đến mẹ. Cũng na ná nhau một quan niệm về mở hàng. Có điều mẹ đốt tờ giấy hóa phép rồi vẫn phải bán hàng tiếp. Mẹ không thể quay về vì mẹ phải nuôi bảy anh em chúng tôi. Ôi chao, đến tuổi thơ tít mù của tôi cũng kiếm cớ hiện về ở Sơn La đêm nay ư?
Tôi sợ đi một mình lắm rồi. Tôi sợ những ám ảnh. Tôi thèm âm thanh. Tôi sợ sự im lặng. Tôi quay về đoàn. Về với tiếng sáo của YSa, về với những câu thơ của Như viết như ma ám. Những câu thơ réo gọi âm hồn. Ở đây buổi tối mênh mang cái gì nhỉ? Chắc là mênh mang áo xanh khăn trắng. Tự dưng tôi nhớ lại đêm mưa ở Kim Bôi. Trí óc tôi rối tung hết cả. Nhớ phòng tắm nước nóng với những chiếc áo khoác choàng mình lên ghế. Nhớ những cánh tay duỗi dài. Cả căn phòng như ấm lại. Và lần lượt ra đi. Khi tôi ở nhà, Sơn La trong thương nhớ. Khi tôi đến thì Sơn La thành món nợ đời mình. Tôi theo xe cùng đoàn đi bản ít oong mà lòng bao ngơ ngác. Thôi đi măng đắng, thôi đi nậm phịa. Những chén rượu choàng tay người mênh mang ấm nóng. Tôi bây giờ chỉ thèm được lên đọc một bài thơ gan ruột của mình. Bài thơ ngày xưa tôi đưa Phượng về phố huyện. Cũng buồn như bản ít oong đêm nay. Bài thơ báo hiệu việc tôi đã không thể giữ được người con gái của đời mình. Tôi ra một góc tối phía sau sân khấu. Tôi ngồi bệt xuống đất, mê man sợ người ta biết mình khóc. Nhưng không khóc được. Ngoài kia, YSa đang thổi những bài sáo vỗ mê hoặc lòng người. Những cô gái Thái ngẩn ngơ quên múa. À không, quên múa bằng tay nhưng múa bằng mắt. Những đôi mắt ướt lúng liếng cùng tiếng sáo YSa. Và khi mọi người cùng xòe, tôi khóc thật. Áo xanh khăn trắng nắm thật chặt tay tôi, tôi níu hai vai của mình lên hai bên má, quay đi. Điệu xòe như ngày xưa chúng tôi vẫn kéo nhau đi rước đèn dưới trăng. Chỉ khác là hồi đó không có những người con gái đẹp. Áo xanh khăn trắng hình như say. Em thả tôi ra và múa một mình, đứng ngoài vòng tròn. Ôi, có bao giờ người ta yêu nhau nhẹ nhàng được đâu? Vầy vò nhau mãi mà thôi.
Sơn La đang thổi những hơi dài âm vang trong bóng tối. Như của tiếng sáo YSa. Và YSa cũng vỗ tiếng sáo réo rắt của mình cho Như cơ mà? Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc lên tiếng. Như hồi chiều đã cùng YSa đi ngược sông Đà." Ta vớt ta mà vỡ…", Như đang cầm sông Đà trên tay ướt dầm mà hát. YSa đang vòng quanh mà kêu lên như sũng nước. Người đàn bà của âm thanh làm Ysa tầm tã trong hạnh phúc. Biết chỗ nào là khúc quanh Bạch Hạc? Tiếng sáo vừa lẻ loi vừa lênh đênh của YSa bên bờ sông trôi như là nước mắt Trương Chi. YSa uống rượu như uống nước lã. Hình như ra đây người ta uống rượu mới hết lòng với nhau. YSa cứ vừa uống vừa cười vừa thôi không nói nữa. Ai cũng vui khi YSa đùa. Nhưng tôi biết YSa không đùa đâu. Đùa làm sao khi tiếng sáo đau lòng đến thế? Thôi tôi cũng thôi không nói nữa…Bầu trời Sơn La bây giờ đã đi hết những sắc màu của nó, màu hồng sang tím rồi đen trong bóng tối. Áo xanh khăn trắng say thật rồi, em gục vào vai tôi nhắm mắt. Tôi đưa hai tay chum lên miệng thổi u một hơi thật dài, không phải ganh tỵ với tiếng sáo của YSa mà tôi muốn mình cũng âm vang cùng Sơn La, tìm hồn. Và hứa với lòng mình sẽ còn quay lại. Cùng chú bé trong một sớm mùa đông se lạnh để mua thuốc làm quên. Với những điệu múa mềm không gian như đã mềm môi cùng rượu ở nhà anh Lò Phôi Pha. Với tuổi thơ hiện về và đã bay đi trong tưởng tượng vỡ ra đêm tối. Bay đi tìm bạn, Vũ ơi.
Bay đi như chiếc diều, những chiếc diều bay ngược chiều gió, vun vút giữa một bầu trời đang chuyển vào mờ sáng vẹn nguyên hương. Như bật cười. Ôi nguyên hương buổi sáng, soi đường cho những lưu lạc. Một thứ buổi sáng va đập làm ta chói mắt, ngỡ như mình không cần đến ban trưa. Nếu anh lang thang trong nó, anh sẽ xoay vòng trong cõi không bình yên. Và anh sẽ bay giữa hai bờ tại thế và lang thang. Nhưng sau ánh sáng là sương mù, người ta thường quên mất bóng tối khi ánh sáng ngự trị quá lâu. Bóng tối dịu dàng làm tâm linh của người đàn bà nhạy cảm gấp bảy lần người đàn ông. Cả khi vô thức người đàn bà vẫn mang trên mình trái đất, lúc nào cũng còn nửa tối mênh mông. Còn hai tiếng nữa tôi ra khỏi bóng tối. Tôi sẽ không còn ngồi đây. Hai tiếng nữa Vũ sẽ nói với tôi là đôi chân Vũ không còn đủ sức để cùng tôi đi suốt cuộc đi này. Vũ sẽ bỏ cuộc, bỏ tôi một mình theo đoàn lên Điện Biên. Tôi nhìn thấy Vũ và Na dang tay ở những tán cây, góc phố của Sơn La. Vũ và Na đang bay dưới giàn Thiên lý, đang bay với những con dốc càng lên càng thấy thị xã chìm sâu trong mắt. Nhưng Sơn La không có giàn Thiên lý nào, nên Vũ đã rơi xuống một mình, bây giờ đang xanh rêu màu cỏ. Trên đám cỏ thi nhân thường mọc những loài hoa có lá màu tím. Tôi chỉ tay, nhưng YSa và Như không thấy. Hay là Như đừng hát nữa. Hay là YSa đừng thổi sáo nữa. Những lúc hát ca chúng ta thường không thấy bạn bè… Chúng ta chỉ nghe thấy có tiếng của mình, những âm thanh như mây xô đùn trên bầu trời bình minh của Sơn La. Núi và thung lũng co lại mềm như chiếc lá trên môi. Đừng tập thổi khèn lá nữa, YSa ơi. Một tiếng sáo vỗ đã tan nát lắm rồi. Không thấy một đêm ở Sơn La dài quá hay sao? Áo xanh khăn trắng tựa vào tôi mà ngủ chắc sắp thức dậy rồi. Chúng tôi lại hát Trịnh với mênh mang Sơn La thương nhớ. Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây… Một lần ngồi nghe quê quán tôi xưa…Tôi búng điếu thuốc của mình bay đi một vạch dài chớp lửa cho đêm nhanh sáng.
Sông Đà hùng vĩ quá. Thủy điện Sơn La đang chuẩn bị đắp một con đập khổng lồ. Chắc lúc ấy Vũ sẽ tha hồ mà đi từ bên này sang bên kia sông hái Hoa Yên Cơ thương nhớ. Tha hồ thả những cánh Hoa Yên Cơ bập bềnh trôi trong lũ. Giữa bao nhiêu lá xanh chỉ một mình Yên Cơ lá cây màu tím. Vũ nhờ tôi đặt tên cho lá. Chiều ý Vũ tôi gọi đó là những chiếc lá Con Gái. Vũ thích tên gọi này dù tôi vẫn nghĩ Vũ chưa hiểu hết ý của tôi.
4.
Những hàng cây mới hồi đêm nấc lên, giờ đã đứng yên buổi sáng, trên lá vẫn còn đọng những hạt bụi tình. Mỵ thức giấc, có con chim vụt bay về phía bên kia nóc ngôi nhà ngói trắng vút cao đau nhói. Nắng lóe sáng trên đôi vai Mỵ gầy mỏng, người đàn bà trên núi cao thường đi bộ nhiều nên thân hình rất đẹp. Những cánh bướm bay ngang rồi đậu trở lại trên tóc Mỵ ướt hạt sương ấm. Những sợi tóc đen mướt như nhung chảy dài phủ khuôn mặt đã quen hút nuốt những linh hồn, dưới gáy tóc bạn những mái trăng thèm yêu chui vào trú ẩn, cười với nhau chờ đợi những ngón tay ve vuốt. Tôi sợ những người đàn bà hay cúi mặt vào mái tóc mình và bật khóc. Thôi chào Sơn La, chào Vũ. Chúng tôi sẽ bước những bước chân cùng Mỵ buổi sáng để chập chùng với Pha Đin sau những khúc quanh tỉnh ngủ. Điện Biên mây trắng tôi lại ngỡ Điện Biên xôi trắng. Những nắm xôi dẻo quẹo của Điện Biên làm ngạc nhiên mọi người. Áo xanh khăn trắng có câu thơ thật vui: anh dính vào em như nắm xôi nếp. Và những tiếng cười vỡ ra không thể kìm hãm. Mỵ cũng cười, đôi mắt long lanh màu hạt dẻ. Mỵ dặn tôi gọi Mỵ là Nhím, hẹn nhau ngày mai dậy sớm đi chợ mua lá thơm về nấu nước gội đầu. Nhím hỏi tôi đã thấy gì? Thấy gì hở Mỵ? Thấy Điện Biên thế nào? Tôi đã thấy những cánh đồng. Cánh đồng Mường Thanh ngày xưa và bây giờ, xanh dài ngút mắt. Nhưng dòng Nậm Rốm thì vẫn còn đỏ lắm, như một mạch máu sau bao ngày tháng đã trôi đi. Có cái gì trôi được qua trí nhớ. Tôi khép giấc mộng của mình vào hai bên vách núi, bây giờ đang sừng sững một tượng đài. 50 năm sau chiến thắng, những người lính vẫn hẹn nhau trở về bên tượng đài như họ đã thuộc về nó mãi mãi. Mỵ bây giờ đẫm ướt như mật ngọt của đất, cười những nụ cười thôi không nói nữa của YSa. Đoàn chúng tôi dẫm những bước chân lên nóc hầm Đờ Cát, thênh thang đồi A1, lặng lẽ nghĩa trang, ký ức bảo tàng…Một đêm Điện Biên lại nhận được rất nhiều tin nhắn từ Hà Nội. Một người con gái liên tục bắt mình đi cho hết Điện Biên qua hướng dẫn điện thoại đường dài. Điện Biên đêm ốc nướng và điện thoại. Tôi ngồi xiên ốc bằng gai cây bưởi. Thi thoảng lại đâm vào ngón tay mình đau muốn ứa nước mắt. Chảy tràn trong tim. Hình như lên đây nhịp tim của tôi vẫn chưa chậm lại. Tôi vẫn chòng chành sẵn sàng lật úp giữa sông Đà. Đang đêm nó lấp lánh một dòng sông trăng.
Tôi ghé lên mắt bạn. Cánh đồng trong đêm đọng lại những hạt sương non, đẫm ướt gương mặt bạn thiên thần. Phía bên kia ngọn đồi là thành phố mới. Và tôi thở những hơi thở của bạn. Những hơi thở mênh mang Tây Bắc. Chúng ta đã trôi ngược sông Đà bao nhiêu lâu rồi nhỉ? Để bây giờ ngoái lại sau lưng những ngày vó ngựa, đang lần theo dấu vết vạt sương ngọn cỏ bỏ quên hai bên vệ tường thành Bản phủ. Thành phố Điện Biên đã ồn ào xe cộ, như con người thường vẫn ngược xuôi. Tôi đang hát, không tôi đang thì thầm trong đầu những câu thơ sắp viết… Sông Đà của Nguyễn bây giờ của Như... YSa bao giờ cũng cười khi tôi hát sai nhịp, nheo mắt độ lượng ô cái thằng nhà văn…Tôi là nhà văn hở, YSa? Vậy thì thôi không hát nữa, tôi sẽ ngồi đếm chữ. Lạc về. Sông Đà. Mỵ. Khóc. Đập vỡ. Như hát. Áo xanh khăn trắng. Tiếng sáo vỗ. YSa đùa. Suốt đêm. Mỵ say. Hòa Bình. Sơn La. Điện Biên. Vũ ơi. Na ơi…
Tháng 7/2005
Trở về
Danh Sách Tác Giả
Chân Dung Văn Nghệ Sĩ
Emprunt Empreinte
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.