http://phannguyenartist.blogspot.com/
Tế Hanh
Trần Tế Hanh
(20/6/1921 -16/7/2009) Quảng Ngãi
nhà thơ
Cơn bão nghiêng đêm
Nhạc: Lê Cát Trọng Lý
Thơ: Tế Hanh
Cơn bão nghiêng đêm, cây gãy cành lay lá
Anh nắm tay em qua đường cho khỏi ngã
Ta đã yêu nhau, thề mãi mãi bên nhau cơ mà?
Anh bỗng ra đi, anh ra đi vội vã...
Cơn bão nghiêng đem, anh quên em thật sao?
Giờ bão đã tan rồi, hàng cây đã xanh xanh trở lại.
Nhưng anh đã xa rồi, cơn bão lòng em thổi mãi...
Giờ bão đã tan đi thật xa, trời cao ngát xanh xanh hiền hòa.
Nhưng anh càng xa rồi, cơn bão lòng em thổi mãi không nguôi.
Tế Hanh
Trần Tế Hanh
(20/6/1921 -16/7/2009) Quảng Ngãi
nhà thơ
Cơn bão nghiêng đêm
Thơ: Tế Hanh
Cơn bão nghiêng đêm, cây gãy cành lay lá
Anh nắm tay em qua đường cho khỏi ngã
Ta đã yêu nhau, thề mãi mãi bên nhau cơ mà?
Anh bỗng ra đi, anh ra đi vội vã...
Cơn bão nghiêng đem, anh quên em thật sao?
Giờ bão đã tan rồi, hàng cây đã xanh xanh trở lại.
Nhưng anh đã xa rồi, cơn bão lòng em thổi mãi...
Giờ bão đã tan đi thật xa, trời cao ngát xanh xanh hiền hòa.
Nhưng anh càng xa rồi, cơn bão lòng em thổi mãi không nguôi.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Tác phẩm chính
1
Nghẹn ngào
Nghẹn ngào
(1939)
Nhớ
Chuyện buồn
Quê hương
Chiếc rổ may
Lời con đường quê
Cánh đồng bao la
Cắn đào
Nhắn nhe
Những ngày nghỉ học
Quyển vở nháp
Phơi phới
Dễ thương
Sống vội
Chứa chất
Tình tự
Trao đổi
Ao ước
Độc ác
Chủ nhật
Ngại ngùng
Quê bạn
Những đêm tối
Sầu tên
Tấm lịch đời
Nguỵ biện
Có những con đường
Tặng hoa
Đắng cay
Thắc mắc
Viết tên trên cát
Chiêm bao (I)
Mong manh
Hờ hững
Kể lể
Tâm lý trên trời
Thương
Vườn cũ
Phượng
Trái chín
Chùa
Cảm thông
Một nỗi niềm xưa
Trăng tàn
Người mẹ
Hoàng hôn
Một làng thương nhớ
Không đề (I)
Nhớ
Chuyện buồn
Quê hương
Chiếc rổ may
Lời con đường quê
Cánh đồng bao la
Cắn đào
Nhắn nhe
Những ngày nghỉ học
Quyển vở nháp
Phơi phới
Dễ thương
Sống vội
Chứa chất
Tình tự
Trao đổi
Ao ước
Độc ác
Chủ nhật
Ngại ngùng
Quê bạn
Những đêm tối
Sầu tên
Tấm lịch đời
Nguỵ biện
Có những con đường
Tặng hoa
Đắng cay
Thắc mắc
Viết tên trên cát
Chiêm bao (I)
Mong manh
Hờ hững
Kể lể
Tâm lý trên trời
Thương
Vườn cũ
Phượng
Trái chín
Chùa
Cảm thông
Một nỗi niềm xưa
Trăng tàn
Người mẹ
Hoàng hôn
Một làng thương nhớ
Không đề (I)
2
Hoa niên
(1945)
3
Lòng miền Nam
Lòng miền Nam
(1956)
Người đàn bà Ninh Thuận
Đội vũ trang tuyên truyền Lâm Đồng
Bà mẹ canh biển
Bên anh
Các anh sẽ trả thù cho em
Tặng đồng chí thương binh
Trên chiếc tàu Ba Lan
Tình Bắc Nam
Nối liền Bắc Nam
Nam Bắc, Bắc Nam
Chào mừng ngày 1 tháng 5
Hải Phòng - Qui Nhơn
Mẹ con
Tiếng ca không giới tuyến
Những lời ngoài bưu thiếp
Trời sắp sáng rồi
Hoa
Hai ta
Chiêm bao (II)
Nhớ con sông quê hương
Người đàn bà Ninh Thuận
Đội vũ trang tuyên truyền Lâm Đồng
Bà mẹ canh biển
Bên anh
Các anh sẽ trả thù cho em
Tặng đồng chí thương binh
Trên chiếc tàu Ba Lan
Tình Bắc Nam
Nối liền Bắc Nam
Nam Bắc, Bắc Nam
Chào mừng ngày 1 tháng 5
Hải Phòng - Qui Nhơn
Mẹ con
Tiếng ca không giới tuyến
Những lời ngoài bưu thiếp
Trời sắp sáng rồi
Hoa
Hai ta
Chiêm bao (II)
Nhớ con sông quê hương
4
Tiếng sóng
Tiếng sóng
(1960)
Tiếng sóng
Ngoài khơi trong lộng
Cái chết của em Ái
Người thuỷ thủ và con chim én
Chị Duyên anh Hải
Chung bến chung lòng
Nông trường cà phê
Qua công trường gỗ
Đến Mộc Châu
Thăm đồi A1
Tên quê hương
Em trả lời
Đu đủ và cam
Có một con tàu mang tên anh
Nói chuyện với sông Hiền Lương
Bài thơ tháng bảy (1962)
Tiếng sóng
Ngoài khơi trong lộng
Cái chết của em Ái
Người thuỷ thủ và con chim én
Chị Duyên anh Hải
Chung bến chung lòng
Nông trường cà phê
Qua công trường gỗ
Đến Mộc Châu
Thăm đồi A1
Tên quê hương
Em trả lời
Đu đủ và cam
Có một con tàu mang tên anh
Nói chuyện với sông Hiền Lương
Bài thơ tháng bảy (1962)
5
Hai nửa yêu thương
Hai nửa yêu thương
(1967)
6
Khúc ca mới
Khúc ca mới
(1967)
7
Đi suốt bài ca
Đi suốt bài ca
(1970)
8
Câu chuyện quê hương
Câu chuyện quê hương
(1973)
9
Theo nhịp tháng ngày
Theo nhịp tháng ngày
(1974)
10
Giữa những ngày xuân
Giữa những ngày xuân
(1976)
11
Con đường và dòng sông
Con đường và dòng sông
(1980)
12
Bài ca sự sống
13
Tuyển tập Tế Hanh
Bài ca sự sống
13
Tuyển tập Tế Hanh
(tập I-1987)
14
Thơ Tế Hanh
Thơ Tế Hanh
(1989)
15
Vườn xưa
Vườn xưa
(1992)
16
Giữa anh và em
Giữa anh và em
(1992)
17
Em chờ anh
Em chờ anh
(1993)
18
18
Tuyển tập Tế Hanh
(tập II-1997)
&
Những bài thơ khác
Anh đến với em là lẽ tất nhiên
Anh trong đau ốm gặp em
Anh yêu em
Đêm nay
Bài thơ - bức tranh - bản đàn
Bài thơ tình ở Hàng Châu
Bão
Bên phải bên trái
Bằng lăng
Cái giếng đầu làng
Cái mốc
Cái nhìn
Cây Bác Hồ
Cây nhót
Chị công nhân chăn bò
Chuyện em bé cười ra đồng tiền
Con đường
Diệu huyền
Em ở đâu
Em đến với anh
Em gần gũi, em xa xôi
Giấc mộng xuân
Giữa anh và em
Hai câu
Hà Nội vắng em
Hoa báo mưa
Hoa nở theo trăng
Hoa xuyên tuyết
Không đề (II)
Lời tình
Liễu
Mai vàng
Mía
Mùa thu tiễn em
Mặt quê hương
Mua hoa
Mưa ngâu
Nói về tình yêu
Ngọn đèn - con mắt - vì sao
Người hà tiện
Nhà hội hoạ - nhà điêu khắc và nhà thơ
Nhà vắng em
Những con chim
Những loại kính
Nhớ Quy Nhơn
Nhớ về Hà Nội hôm nay
Phần mộ mẹ cha
Rét nàng Bân
Sóng
Ta đã yêu em
Tâm sự
Tìm xuân - tầm xuân
Tình yêu và vĩnh viễn
Tặng
Thu
Trái thu
Trăng
Trung thu
Trường xưa
Vĩnh viễn
Về tình yêu
Với một vì sao
Văn xuôi cho em
Vu vơ
Vườn xưa
Ước ao
&
Những bài thơ khác
Anh đến với em là lẽ tất nhiên
Anh trong đau ốm gặp em
Anh yêu em
Đêm nay
Bài thơ - bức tranh - bản đàn
Bài thơ tình ở Hàng Châu
Bão
Bên phải bên trái
Bằng lăng
Cái giếng đầu làng
Cái mốc
Cái nhìn
Cây Bác Hồ
Cây nhót
Chị công nhân chăn bò
Chuyện em bé cười ra đồng tiền
Con đường
Diệu huyền
Em ở đâu
Em đến với anh
Em gần gũi, em xa xôi
Giấc mộng xuân
Giữa anh và em
Hai câu
Hà Nội vắng em
Hoa báo mưa
Hoa nở theo trăng
Hoa xuyên tuyết
Không đề (II)
Lời tình
Liễu
Mai vàng
Mía
Mùa thu tiễn em
Mặt quê hương
Mua hoa
Mưa ngâu
Nói về tình yêu
Ngọn đèn - con mắt - vì sao
Người hà tiện
Nhà hội hoạ - nhà điêu khắc và nhà thơ
Nhà vắng em
Những con chim
Những loại kính
Nhớ Quy Nhơn
Nhớ về Hà Nội hôm nay
Phần mộ mẹ cha
Rét nàng Bân
Sóng
Ta đã yêu em
Tâm sự
Tìm xuân - tầm xuân
Tình yêu và vĩnh viễn
Tặng
Thu
Trái thu
Trăng
Trung thu
Trường xưa
Vĩnh viễn
Về tình yêu
Với một vì sao
Văn xuôi cho em
Vu vơ
Vườn xưa
Ước ao
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Giải thưởng
Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt I (1996)[5]
Đánh giá
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Nhận xét
Nhà văn Nhất Linh: "Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài, ông có một linh hồn rất phong phú, có những rung động rất sâu sắc; và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và cách đặt tìm câu chữ"[6].
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân: "Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi"...[7]
Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn: "Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập "Nghẹn ngào" từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến Tế Hanh" [8].
Nhà thơ Thanh Thảo: "Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự "mộc mạc, chân thành", vì sự "trong trẻo, giản dị như một dòng sông" [9].
2-Theo Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, 1988, tr. 149.
3-Nguyễn Văn Long, mục từ "Tế Hanh" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, tr. 1619.
6-Nhất Linh viết khi công bố giải vào năm 1939.
7-Trích trong Thi nhân Việt Nam, tr. 149.
9-Xem: Nhà thơ Tế Hanh qua đời.
Rớm lệ Tế Hanh
Nguyễn Trọng Tạo
Cát Bà, 16.7.2009
Tôi vừa đến Cát Bà thì nhận được điện của Thân báo nhà thơ Tế Hanh
vừa mất trưa nay, 16/7/2009. Một cái tin thật đơn giản, nhưng đã làm tôi
lặng người. Bởi không chỉ một con người ra đi, mà con người ấy lại là
một nhà thơ, một nhà thơ mang tên Tế Hanh.
Tôi chợt nhớ câu thơ thật thân phận của ông thuở hoa niên, câu thơ
hay và lạ ấy lại như vận vào chính ông những năm tháng cuối đời:
“Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau”
Vâng, 10 năm cuối đời sau một cơn tai biến mạch máu não trong đêm
thơ kỷ niệm 40 năm đường Trường Sơn 559 lịch sử (1999), ông đã phải nằm
im lặng trên giường bệnh cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. 10 năm thật
chậm chạp với ông như một chuyến đi “không đủ sức đi mau”. Tại sao vậy?
Khó mà giải thích. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, nhà thơ Tế Hanh vẫn còn
nặng nợ với đời.
Mười lăm năm trước, tôi hỏi ông có còn làm nhiều thơ không, ông liền đọc cho tôi nghe bài thơ 2 câu:
“Người ta hỏi tôi làm gì?
- Tôi làm thinh”
Làm thinh với ông cũng là một hành động?
10 năm “làm thinh” trên giường bệnh, trong bệnh viện hay trong căn
phòng trên gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, ông đã nghĩ gì? Không
ai biết. Nhưng những câu thơ của ông vẫn làm lay động bao thế hệ Việt
cả trong và ngoài nước. Năm ngoái, khi tôi đến Canada, một anh bạn nghe
bài hát Khúc hát sông quê của tôi phổ thơ Lê Huy Mậu, liền nhắc tới bài
thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh và anh đọc thuộc không sai một
chữ. Tế Hanh lặng lẽ sống bằng những bài thơ của mình như thế trong lòng
bạn đọc.
“Chẳng biết nước có nhớ ngày nhớ tháng
Nhớ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?”
Hồi tôi làm báo Thơ (2003-2004) của Hội Nhà Văn, tôi đề nghị nhà thơ
Tế Hanh tự chọn trang thơ tâm đắc của ông, và ông chỉ gật gật bài nào
ông đồng ý khi đưa ra danh mục tôi chọn trước, nhưng rồi ông cứ chưa
yên, hóa ra thiếu bài “Nhớ con sông quê hương”. Quả là với Tế Hanh,
không thể thiếu con sông quê hương được. Ông cũng có một câu thơ mà chỉ
nổi tiếng khi Trần Đăng Khoa đã lặp lại của ông để trở thành một bài hát
của nhạc sĩ Nguyễn Thành: Biển một bên và em một bên. Câu thơ gốc của
ông không có chữ “và”.
Có lẽ trong 4 nhà thơ từng được bình chọn trong một cuộc trưng cầu
bạn yêu thơ trên tạp chí Tác Phẩm Mới sau 1975, cùng với Huy Cận, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên… Tế Hanh lại được khá nhiều bạn đọc yêu thích, là nhờ
cái điệu thơ chân thành đôi khi đến “ngẩn ngơ thi sĩ” của ông.
“Nông trường ta rộng mênh mông
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài”
“Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị”
Những câu thơ như ai cũng có thể làm được, nhưng phải đến Tế Hanh
mới có những câu thơ như thế. Những câu thơ khiến tôi liên tưởng tới thi
sĩ đồng quê tuyệt diệu của nước Nga – Xergay Esenin.
Tế Hanh, một thi sĩ hiền lành thế lại cũng đã từng dịch thành công
nhiều bài thơ của Esenin, có một câu thơ theo tôi không thể nào dịch
khác Tế Hanh: “Nếu không thành nhà thơ/ tôi đã thành trộm cướp”. Vâng,
thi sĩ chính là những tính cách mạnh một cách chân thành như vậy đó. Đó
chính là bài thơ Esenin tâm sự với mẹ.
Tế Hanh cũng đã hơn một lần nói về mẹ trong thơ, nhưng chưa lần nào
làm tôi xúc động như bài thơ Bên mồ mẹ. Bài thơ chỉ mấy khổ ngắn, ông
viết khi nước nhà thống nhất, trở lại quê nhà Quảng Ngãi sau mấy chục
năm xa cách. Ông cũng như bao người thắp hương bên mồ mẹ, nhưng cũng chỉ
Tế Hanh mới có cái tâm trạng chân thật đến đau buốt này:
“Quê mẹ không còn mẹ
Bao giờ con lại về”
Bây giờ, nhà thơ thương quê thương mẹ ấy đã ra đi. Ông vĩnh viễn từ
biệt cuộc đời này, nhưng thơ ông thì dường như cứ bảng lảng bên cạnh
những người còn sống. Đó cũng là con người ông, cách sống ông, hồn thơ
ông – một rớm lệ Tế Hanh.
chia cho em một đời say
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
một cây si/ với/ một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô
Thơ Tế Hanh
trái: Nông Quốc Chấn, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông
Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Cơn bão nghiêng đêm
Nhạc Lê Cát Trọng Lý
Thơ Tế Hanh
Trở về
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.