Chương 9
Tháng Giêng năm 1982, tôi được điện của em gọi vào Sài Gòn ngay, bố tôi mệt nặng. Tôi đưa điện cho Hồ Dưỡng để xin giấy công tác. Rời Hà Nội đi xa phải được phép. Và phải có giấy công tác mới mua được vé máy bay. Trong khi phe phẩy thì bay ra bay vào như điên. Hồ Dưỡng nói trường hợp anh phải thỉnh thị. Sau đó báo: Hồng Hà không cho đi.
Rồi điện báo bố tôi mất. Tôi chắc cơ quan sẽ cho phép. Nhưng Hồ Dưỡng lại bảo phải thỉnh thị, rồi nói:
– Anh ký vào bản quyết định về hưu non thì cơ quan mới cho anh vào.
Tôi chỉ vào mặt Hồ Dưỡng: Thà bất hiếu chứ không chịu để c… ch… (kìm được chữ chúng mày) cho bắt ức.
Tôi viết cho Ban biên tập một tlur “…Các anh đã nhẫn tâm tước đoạt cả nghĩa vụ báo hiếu sơ đẳng của tôi. Anh Hồng Hà cương quyết đòi tôi phải ký nhận quyết định về hưu non mới cho tôi vào vuốt mắt bố. Ngày 7-3 bố tôi đã mất. Còn lại cái gì? Còn lại tội lỗi của các anh! May sao còn lại một chút: Ấy là các anh đã lộ rõ tâm địa bất nhân ra trước mọi người…”
Chắc là lộ quá rồi nhưng biết chuyện cường hào phỉ luân này mà ở cơ quan báo Đảng không ai lên tiếng. Thấy rõ sức mạnh vô biên của chuyên chính dựa trên sức mạnh câm miệng của dân! Và sức mạnh này thì dựa trên đe doạ khủng bố.
Sau các em tôi nói sáng hôm bố tôi mất, chốc cụ lại ngoái ra cửa hỏi: Châu hay Đĩnh vào đấy?
Trong một trường ca, Lê Đạt có nói tới cái chết của bố tôi:
Cụ đi mộ một mình.
Châu và tôi tù tội ba đào thế nào cụ biết hết. Cụ cũng tù Pháp mà. Tránh bạn Kết nghĩa Vườn đào truy nã, cụ hồi cư và bị Pháp bắt vì họ cho nhà cụ là đầu cầu của Việt Minh nhảy sang đánh nhà người Pháp bên cạnh. Khi tôi ra đảng, cụ thư cho tôi, bằng tiếng Pháp, cần ăn mừng việc đi ra to lớn của Đĩnh. ll aut célébrer la Grande Sortie de Đĩnh!
Tôi nghĩ chắc lúc chờ chết, bố tôi khó mà tránh khỏi trách chúng tôi một lũ vô gia đình, vô thân, vô phụ tử. Bố đói không cưu mang (viết cho Nhà xuất bản thì Nguyệt Tú chất vấn sao lại cộng tác với thằng phản động thế là thôi một dạo), bố ốm hàng tháng không thuốc men như người ta (thì tôi không lĩnh lương từ đầu 1981 để phản đối quyết định về hưu non còn Châu thì đồng lương công nhân học nghề thợ mộc tự nuôi không đủ, có tháng chỉ 13 đồng), bố chết không vào vuốt mắt (thì báo đảng cấm), những điều mà tôi giấu bố, không muốn cụ phiền muộn.
Bình, anh họ tôi, 1954 sĩ quan chuyển ngành vì xuất thân tư sản phố Đồng Xuân, bảo: “Thì mày cứ leo đại lên xe lửa mà đi chứ!” Tôi nói tôi đã nghĩ đến điều đó nhưng không được. Họ đang cố gây chuyện để hành tôi, họ sẽ rất thú vị chờ đến một cái ga hẻo lánh nào đó, Khe Nét lưng Đèo Ngang chẳng hạn thì sẽ lôi cổ tôi xuống, bắt nằm lại cho cả hàng tuần.
Bình thở dài. Anh mới thấy Đảng chơi tư sản, vì anh chưa hiểu được Đảng chơi phản động chính trị như thế nào. Thời gian cải tạo tư sản, đội (cải tạo) ra vào nhà anh xoành xoạch, vặn hỏi, rà soát. Mẹ anh bảy chục tuổi bảo tôi: Mỗi lần như thế bác sợ, lại xón ra quần. Chưa thời nào nhà mình lại như chợ, họ cứ việc ra vào lục soát.
Sắp bốn mươi chín ngày Bố mất, tôi đòi đi. Bắt đầu ngại tôi làm dữ, báo Nhân Dân cho tôi giấy công tác nhưng đòi có vé rồi tôi phải nộp lại giấy vì tôi “không có tư cách đi công tác cho báo”.
Rút kinh nghiệm Trần Châu mãi 1979 mới được vào thăm bố, khi ra, chỉ có một giấy chứng nhận của công an huyện, tù về chưa được làm chứng minh nhân dân, lên tàu bị phạt lên phạt xuống, đến Hà Nội còn có mấy đồng, nên mua vé xong tôi đến cơ quan trả giấy công tác và đổi lại xin một giấy nghỉ phép.
Đến cơ quan tình cờ gặp Lê Bình, uỷ viên biên tập đến lấy vé cơ quan đã mua để mai vào Sài Gòn. Cùng chuyển máy bay với tôi. Anh bảo tôi đến đi xe cơ quan cùng anh sang Gia Lâm.
Tới sân bay, gặp mấy em của Vấn ra tiễn bà chị cả, Phan Thị Đắc, giáo sư Đại học Caen Pháp mới về, tôi cùng họ chuyện trò. Sau Đắc, tôi là người cuối cùng đưa vé vào sân bay.
Cầm vé và giấy nghỉ phép của tôi, người soát vé hất hàm:
– Vé đâu ra?
– Tôi mua ở nhà bán vé Hàng Trống, trước Phú Gia.
– Tầm bậy. Về đi. Vừa nói vừa hất trả tôi chiếc vé và tờ giấy phép.
Tôi thấy mái đầu bạc của tôi quá vô dụng ở cái đất nước xưa cha ông dạy kính lão đắc thọ này. Người canh cổng đang coi tôi không bằng một thằng ăn cắp.
– Tôi tự tay mua, bằng giấy của báo Nhân Dân đây. Tôi nói, hy vọng là một sự hiểu lầm.
– Đừng có lắm lời, vé này vô giá trị, mua gian mua lận về đi.
– Nhưng đồ đạc tôi gửi lên máy bay mất rồi, tôi nói, mắt đã rơm rớm.
– Mai đến lấy. Thế thôi.
Đắc liền bảo ba em trai:
– Các em ở lại xem hễ sao thì đưa anh Đĩnh về.
Tôi lạnh toát người, cổ họng thắt lại, giá có kêu cũng không ra tiếng. Đột nhiên thấy mất sạch hết. Bị lột trần truồng. Nào “Tiểu sử Hồ Chủ tịch” nào “Trong xà lim án chém” của Phạm Hùng, Lê Văn Lương, nào “Bất Khuất” Nguyễn Đức Thuận… Tại giờ phút này, tất cả những gì tôi đã làm cho cái xã hội do đảng cộng sản tổ chức ra này đều tan biến hết. Tôi là một con số không người ta có thể thả cửa xúc phạm.
Bèn cố xin một ân sủng: – Tôi đầu bạc thế này anh nhìn thấy đấy, tôi sai chỗ nào thì anh nói rõ cho biết chứ chính tay tôi mua thật
– Chưa biết hay vờ? Nói cho nghe này. Xem giấy phép của anh đi! Vé mua của chúng tôi thì phải có dấu an ninh ở đây chứ? Nào, dấu chúng tôi đâu?
Tờ giấy nghỉ phép háo Nhân Dân với cái dấu vuông Cơ quan trung ương đảng đỏ mỡ màng nom thật trơ trẽn.
Tôi vỡ lẽ. Giấy công tác – giấy mà tôi không đủ tư cách cầm – có dấu an ninh thì tôi phải nộp trả cơ quan mất rồi. Vội nói: À, tôi hiểu. Thế thì anh làm ơn cho tôi vào gọi một anh trong ban lãnh đạo của báo ra chứng nhận.
Lê Bình ra mở ví lấy giấy tờ để chứng nhận mà tay cũng run lên.
Tôi vừa ngồi xuống ghế thì máy bay cất cánh. Kiếu các cụ gọi là cám cảnh, tự nhiên tôi nghĩ tại sao lại luôn diễn ra trên thân tôi những cái khốn nạn như thế. A, Đảng như vị Thần Đèn rất thiêng, chuyên hiện ra với tôi để nhằm hãm hại. Vai diễn tôi và cái sân khấu đời này xung khắc nhau đã là tiền định. Càng hiểu thêm bản chất và bản lĩnh trấn áp, đấu tố, dạy bảo của bộ. Và đáng sợ hơn là trong khỉ đó người ta được thả cửa lũng loạn mỹ tự. Lấy dân làm gốc, lợi ích của dân là lợi ích cao phất, ngoài ra, Đảng không có lợi ích nào khác… Rồi tôi chợt thấy bất lực kỳ lạ. Chợt muốn bỏ hết, quên hết, muốn trống không, muốn trốn đến một nơi chỉ có mình mình. Nhưng, dần dần dịu đi, tôi lại thấy âu cũng là tại tôi tự chọn mình làm hòn đá cho tôi ném xuống cái vực ma quỷ nhằm dò xem nó sâu nó hiểm đến đâu mà thôi. A, vậy thì tôi có giá trị tri thức luận chứ! Có lẽ thiên hạ cũng nên cảm ơn tôi chút nào chứ? Đúng, thế là vụt nhớ đến câu Nguyễn Văn Biên: Viết chuyện mình đi, Trần Đĩnh, con cháu đời sau cần đấy.
Và tôi bỗng hiện ra tại sao cứ mỗi lần Đảng giọt vào cái đầu, cái thân, cái mạng tôi, tôi lại thấy nhẹ người. Tôi đinh ninh được chia cùng bạn bè trong tù. Có tâm lý ấy. Song bữa nay tôi chợt rõ ra một chiều sâu hơn thế: Tôi bắt đâu có ý thức – dù mới lờ mờ – chuộc lại tội lỗi đã trót đứng vào hàng ngũ những người tôn thờ quyền lực.
***
Tủ sách quý của bô tôi – 16 loại từ điển – không còn. Bán một phần. Cụ chết;, bạn cụ đến chia nhau nốt. Tình cờ tôi thấy mấy tạp chí cũ trong một hộc tủ. Tò mò đọc và giật mình. Vì khúc kết một trường thi của Phạm Lê Phan. Nhà thơ đã “Xin cúi đầu thật thấp (Xin âm thầm được khóc, Những oan hồn bạn bè, Những oan hồn kẻ thù” và khóc như sau: Là người Việt Nam là xin tha thứ.
Tha thứ cho nhau tha thứ cho đời Tủi hờn cùng chung, cùng chung kiêu hãnh Chung kiếp gian nan, chung kiếp u buồn Chung một mẹ cha, chung lời chung tiếng Xâu xé tan hoang hai mươi năm ròng Xin thôi kèn lên tiếng kèn u uất Xin đốt nén nhang đốt nến hai hàng Việt Nam hãy khóc, khóc cho thật nhiều
Một bài nữa. Bài Trường Sa Hành của Tô Thuỳ Yên. Một nhà thơ quân đội miền Nam từng có mặt ở Trường Sa. Xem thời gian thì viết trước khi Trung Quõc chiếm Hoàng Sa hai tháng, hồi 1974. Một bài thơ tuyệt vời bi hùng, hào sảng về đất nước.
Trường Sa “Đảo vắng cá hồn ma quỷ… Sóng thiên cố khóc, biển tang chế… Ta ngồi bên đống lửa man rợ, Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi… Ngày ngày trắng chói chang như giũa, Ánh sáng vang lừng điệu múa điên, Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ, Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên… Thời gian kết đá mốc u tịch, Ta lây làm bia tưởng niệm Người”. Nói lại: Tôi đã giật mình và rớm nước mắt. Rồi xấu hổ. Đã không dám giải bày, đã giấu lòng đi cho xứng với danh xưng chiến sĩ cách mạng. Mới chỉ có chê Việt Nam sính vỗ ngực tự khen chứ chưa dám đòi Việt Nam hãy khóc, khóc cho thật nhiều. Một dân tộc chỉ có thể vĩ đại nếu dám nghiêm khắc tự phê phán. Và biết khóc. Một dân tộc chỉ cứ nhoen nhoẻn cười đắc chí là điên. Hay ngu?
Và xin lỗi, cùng lúc không thể không rủa thầm bài Việt Nam – Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bên sông, tâm cùng một dòng, tòi nhìn sang đây, anh nhìn sang đây, sớm sớm, chung nghe tiếng gà gáy cùng. A… a… a… nhân dân ta, chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hòng màu cờ thắng lợi. A… a… a… nhân dân ta ca muôn năm: Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông…
Hơi nhạc dồn dập, ồn nhạc hả hê, hí hửng của đứa bé được quà lớn.
Qua thơ ca hai miền thấy rõ Quốc Gia và Quốc Tế khác nhau kinh khủng như thế nào. Nếu Việt Cộng đi với Mỹ, chắc chắn lại bắt nhạc sĩ nào đó ca ngợi tình hai bên dẫu cách ngăn cả một đại dương nhưng vẫn trong tầm dải yếm, chỉ khẽ giật một cái hồn xác đã giao hoà. Nên biết Sài Gòn không có bài hát nào ca muôn năm Nguyễn Văn Thiệu và Tổng thống Mỹ Johnson. Mà Việt có khen thì Mỹ nó cũng cóc thiết.
Mấy tháng qua, các em tôi đã đỡ gay go. Nhờ không vận đơn tháng tháng của chú rể út gửi về. Chú này, nguyên phi công, hai bằng đại học.Ở trại đi dò mìn bị thương được tha ra và vù. Còn một chú rể trên nữa, trung tá thông tin về hưu.
“Quân giải phóng” vào, anh ra đón và bị bắt nghiến ngay tại chỗ, 1979 mới ra trại thì chưa đôi hồi lại tù. Lần này tội chống phá Nhà nước! Nhà tôi chắc bị ngôi sao tù tội chiếu.
Mỗi lần ai trong phố nhận được thùng đồ, hàng xóm đổ đến xem vui như đi hội. Đô la Mỹ vê nhiều, mức sống Sài Gòn khá lên trông thấy. Không thể không nghĩ tới câu của cụ cậu vợ Xuân Tửu: Các anh chị chưa biết sức mạnh đồng đô la đấy thôi.
Một sáng tới Vấn. Qua nhà thờ Kỳ Đồng gặp một bà cụ đã loà dò dẫm bên chân tượng Đức Mẹ, tay giơ lên xoa xoa vuốt vuốt, miệng khẽ lầm rầm: Lạy Đức Mẹ hằng cứu giúp, xin Mẹ nâng dắt cho con sớm đến thiên đường U Ét Xì A (USA – BT). Tôi cảm động. Và ái ngại. Bà cụ dựa vào cái gì mà tin Mỹ đến thế. Thầm hỏi rồi thầm tự nhủ: thì cũng như mình từng tin cộng sản mà thôi. Nước ta có hai Thượng đế và hai Toà thánh kình nhau. Một tiếng sau ở Vấn về qua nhà thờ vẫn thấy bà cụ sờ mò lầm rầm xung quanh chân tượng. Tôi đến bền an ủi: Cụ ơi, thế nào cụ cũng được sang thiên đường U Ét Xì A đấy.
Bà cụ liền thẳng lưng lên, rờ rờ vai tôi:
– Thế ông làm ở đâu? Ở sở Mỹ à? (Đang có tin đồn người Mỹ đã đến Sài Gòn để đưa người đi).
– Không, cháu người Hà Nội.
Bà cụ như xẹp bé lại ngay. Thấy rõ cụ cụt hứng. Tưởng Mỹ thì lại là dân Hà Nội. Người gì mà vào tha ra cả đến bít tất cũ, rổ rá ni lông đã thủng. Thêm nữa, tôi là kẻ hung bạo mang đến cho cụ mọi sự không lành.
Nay bắt đầu thịnh hành một câu ca mới nói lên thang bậc giá trị vừa được thực tiễn bình tuyển:
Đà đảo Thiệu – Kỳ mua gì cũng có.
Hoan hô Hồ Chí Minh mua cái đinh ranh con cũng xếp hàng.
Vè này bao quát hơn:
Ở với Hồ Chí Minh,
Cây đinh phải đăng ký,
Trái bí cũng sắp hàng,
Khoai lang cân tem phiếu,
Thuốc điếu phải mua bông,
Lấy chồng thì cai đẻ,
Bán lẻ chạy công an,
Lang thang đi cải tạo,
Hết gạo ăn bo bo,
Học trò không có tập,
Độc Lập với Tự Do,
Ô kìa ra là thế ấy.
Nhưng khi bắt đầu có hòm quà không vận gửi về (bà con đùa: Hòm không mà làm cho sướng thế chứ!) lại có hai câu này:.
Ba năm đi Nga không bằng một năm đi Đức
Một năm đi Đức không bằng một lúc xẹt Sài Gòn
Chỉ còn là bãi rác đế quốc thôi mà phồn vinh hơn Đông Đức, mặt tiền trưng mẽ ta đây kém ai của toàn phe cộng sản!
Và một câu tôi coi như tống kết đến tột đỉnh đau thương:
Dôi dép râu dẫm nát tâm hồn trẻ
Nón tai bèo che khuất cả tương lai
Và từ đó đời ta đi vào thời “đồ đảng”…
Cụ Hồ hay được nhắc đến nhất:
Hôm qua em mơ thấy Bác Hồ,
Chân Bác dài Bác đạp xích lô,
Em thấy Bác em kêu xe khác,
Mắt trợn trừng Bác mắng đồ ngu…
Một cụ nói tôi xin thêm vào sau câu mắng đồ ngu hai câu này: Tao đang muốn quay về lao động, Tao có bóc lột mới hòng thoát nhà táng bê tông.
Câu dưới đây man mác vì hương vị ca dao của nó lại nói lên nét phát triển hiện đại của một hoạt động vốn thường kín đáo:
Cần Thơ có bến Ninh Kiều,
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân
Sáng sáng ở Hà Nội khi còn đi làm, tôi vẫn qua trước cửa hàng ăn quốc doanh Cầu Giấy nồng nặc mùi thối sông Tô Lịch (lúc ấy chưa được các nước tư bản cho tiền để cải tạo – mỗi lao động được phát một bánh mì kẹp chả cũng là tiền quốc tế cho, chứ ta thì lao động xã hội chủ nghĩa tối kị kiểu lấy lợi ích vật chất ra đầu độc dân). Luôn thấy cảnh người chen chúc xúm quanh hai ba thúng quẩy một hào hai chiếc xoắn quắt lại như mấu dải rút bện chặt, đặc sản quý hoá của quốc doanh. Sáng đó tôi chợt nghe thấy tiếng cãi cọ rồi chửi bới mỗi lúc một to. Ngoái lại thấy một người đàn ông còn trẻ đang chui ra từ đám vật tự do không có trọng tài, mặt đỏ tía tai nói rất dõng dạc: Tôi vừa truyền đời báo danh cho nó rồi. Hễ từ nay nhà nó có đứa đàn bà con gái nào mà bụng mang dạ chửa vác đến để đỡ đẻ là tôi làm cho tòi ra toàn quái thai, tuyệt giống tất! Tôi là bác sĩ sản đây.
Một chị đeo tạp đề bẩn thỉu hớt hải lách ra theo, tay cầm mẩu giấy báo tin hin gói hai chiếc quấy, miệng van: Thôi anh ơi, đổi cho anh đôi này to…
– Tôi không thèm. Tìm đâu không có thằng bác sĩ phụ khoa là tôi thì hãy đến đó mà đẻ nhá, người đàn ông quát lên. Bị bất túc, không mắt, không mồm thì chớ mà trách tôi.
Rồi đạp nhanh lên ngang tôi. Nhìn tôi, anh lắc đầu thở dài: Xấu hố anh ạ! Nó làm điêu, quẩy chẳng khác nào cái bấc đèn, nó đưa, tôi đổi cái nở hơn, thế là nó giật lại rồi quắc mắt lên mắng ngay “tay gãi bẹn cả đêm mà thọc với vục thì bẩn hết mẹ nó của người ta chứ còn gì”. Tôi cáu quá nhìn nó thì nó hất hàm nói nhìn để nhận mặt vào mách bà trong kia hả? Đấy vào mà mách bà! Tôi phải trả đòn lại bằng chuyện sinh đẻ. Tôi dạy học bác ạ, có phải bác sĩ sản gì đâu. Sáng nay có tiết giảng “Bình Ngô đại cáo” nên bị cáu mất đây.
Tôi nghĩ: Thôi được, anh cũng vừa “Xua quẩy đại cáu” xong. Anh nhận xằng bác sĩ còn hơn người khác nhận xằng là nhân dân.
Rồi bất giác nhớ đến Robert Kraft, nhà báo Mỹ tên tuổi trước đó đi với đoàn Quốc hội Mỹ đến Bắc Kinh đã viết về Trung Quốc những năm 60: Ở đây hình thành một thế lực tay ba liên hoàn lũng đoạn đời sống là lái xe tải, thương nghiệp quốc doanh và bệnh viện. (Ở ta cũng thế nhưng dân còn chi li xếp hạng cho mặt trận giao thông kiếm tiền như nước: nhất điểu (máy bay), nhì ngư (tàu thuỷ), tam xà (xe lửa), tứ tượng (xe tải). Đến Hà Nội, thì Robert Kraft viết khen Nhà nước Việt Nam nghèo nhưng lo cho công dân – chiến sĩ mỗi người một xuất bia miễn phí ở cạnh Thuỷ Tạ: “Người ta cầm lấy một thẻ sắt tây xâu vào sợi dây thép dẫn đến chỗ lấy bia, inỗi người một cốc lần lượt theo nhau rất trật tự”. Người phiên dịch không cho ông biết ở tít đằng đầu xuất phát của sợi dây thép lủng lẳng những thẻ sắt tây đóng số nổi cẩn thận là cô Dinh Gốc Liễu sau khi nhận tiền mua bia đã thẩy cho khách một thẻ sắt tây để níu vào nó mà theo nó dạt đến bến thần tiên. Robert Kraft đến Bắc Kinh đã viết hết sức sắc sảo trên Time thế mà sang ta ông ngu ngơ. Hình như áy náy nước Mỹ lớn mạnh đánh một nước bé, người Mỹ dễ tìm ra cái hay của Việt Nam để ca ngợi.
Hồi này Hà Nội lan truyền một tiếu lâm. Nhân lễ kỷ niệm giải phóng thủ đô, vị chủ tịch Hà Nội nghiện nói uốn lưỡi các âm ch, d và x lên nói.
“Trrúng ta trrân trrọng tuyên bô giằng trrúng ta đã cải tạo ggiất thành công Hà Nội từ một thành phố trrỉ trruyên tiêu ggiùng ssang một thành phố trrẳng còn tiêu ggiùng ggì nữa. Trrên cơ ssở đó, và vì mục tiêu tất cả trro ssản sssuất, trrúng ta đã ssây ggiựng ssuất ssắc được ba nền công nghịêp có tính toàn ggiân và toàn ggiyện là nền bơm sse, nền lộn cổ ssơ mi và nền bán vé ssổ ssố. Trrị Trriên nữ ggiu kích anh hùng trrính là một trriến ssĩ ggiỏi ggiang trrên trrận địa ssổ ssố nhân ggiân ở Nguyễn Công Trrứ”.…
Ít lâu sau lại thêm một:
Bữa ấy chủ tịch đi thị sát Đông Anh. Chó đuổi. Chủ tịch cứ trró trró gọi và bị chó cắn rách mất chiếc quần téc-gan mầu đá may cắt ở Tiến Thành, Hàng Trống không mất tem phiếu với tiêu chuẩn “để tiếp tân Liên Ssô, Trrung Quốc”. Thư ký mách là anh chịu khó bỏ hẳn một buổi làm việc chỉ chuyên tập gọi đúng chó chó, vâng, tín hiệu âm thanh rất quan trọng với súc vật. Chủ tịch nghe. Quả nhiên cả áo gió màu lông chuột nhắt (cũng để tiếp tân Liên Ssô, Trrung Quốc) đều nguyên vẹn dù chó xô ra cả đàn. Song từ đấy chủ tịch xưng: Tôi trrủ tịch thị ssã Hà Nội. Chủ tịch giáng cấp thành phố để bù vào cái chữ trró bị hy sinh.
Đến nay xin khai tác giả chuyện thứ hai nói trên là tôi.
Từ 1975, có một biến đổi tâm lý. Trước hoà bình, gặp nhau hỏi vào đảng chưa? Quyền trường đang là chủ thể. Sau hoà bình, thì hỏi đã có ti vi, tủ lạnh, Honda chưa? Tiền trường lừng lửng lên sân khấu mở pho tuồng mới.
Tôi bảo Lê Đạt: Nhờ (quần) Jean Sài Gòn, đàn bà con gái trưng lên nguy nga tấm quốc huy của vùng sinh nở. Còn nhờ cặp kính màu, người con gái lại bỗng thành nàng công chúa giấu mặt nhìn ra ngoài qua một cửa cao sang gắn mã não của chiếc kiệu hoa.
Năm 2002, vợ chồng một người bạn ở nước ngoài về, cháu anh chị, giám đốc mấy công ty lớn, đưa hai người đến công an huyện làm giấy tờ. Tôi được rủ cùng đi. Xe leo dốc lên thì thấy trong cơ quan tấp nập hẳn. Người cháu giới thiệu và mấy anh cầm hộ chiếu đi, một loáng sau quay lại xong xuôi. Trên xe về, thấy cô chú khen việc nhanh chóng, người cháu nói: Khi mình là tư sản thì con dấu chính quyền coi như đã ở trong tay mình phần nào.
1985, con trai cặp vợ chồng này về nước. Ở Nội Bài, người ta hoạnh anh không có ảnh chân dung, phải chụp ngay tại chỗ. Nộp 5 đô nhưng không có ảnh. Hỏi thì họ bảo lưu lại làm tư liệu. Anh này hai bằng tiến sĩ – một về electronic plastic, chất dẻo điện tử, bảo tôi: Cháu hiểu ra anh hùng là dám táo bạo ăn bẩn!