Mai Văn Phấn
(1955 - .......) Ninh Bình
Nhà thơ
(1955 - .......) Ninh Bình
Nhà thơ
Sinh năm 1955 tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đã xuất bản 21 tác phẩm, trong đó có 10 tác phẩm được tái bản nhiều lần và bổ sung bản Anh ngữ, Pháp ngữ, hoặc Anbani ngữ.
Đã đoạt một số giải thưởng Văn Học trong nước.
Thơ Mai Văn Phấn đã được giới thiệu trên các báo, tạp chí nước ngoài tại Thụy Điển, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan v.v
Hiện sống và sáng tác tại Hải Phòng, Việt Nam
Tac phẩm tiêu biểu
Vừa Sinh Ra Ở Đó
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2013
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1224/Cac-tap-Tho/Tap-tho-VUA-SINH-RA-O-DO---Mai-Van-Phan.aspx
Hoa Giấu Mặt
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1223/Cac-tap-Tho/Tap-tho-HOA-GIAU-MAT---Mai-Van-Phan.aspx
Vừa Sinh Ra Ở Đó
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2013
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1224/Cac-tap-Tho/Tap-tho-VUA-SINH-RA-O-DO---Mai-Van-Phan.aspx
Hoa Giấu Mặt
Tập thơ
Nxb Hội Nhà văn 2012
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1223/Cac-tap-Tho/Tap-tho-HOA-GIAU-MAT---Mai-Van-Phan.aspx
Bầu Trời Không Mái Che
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2010
Tác phẩm đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1222/Cac-tap-Tho/Tap-tho-BAU-TROI-KHONG-MAI-CHE---Mai-Van-Phan.aspx
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2010
Tác phẩm đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1222/Cac-tap-Tho/Tap-tho-BAU-TROI-KHONG-MAI-CHE---Mai-Van-Phan.aspx
Và Đột Nhiên Gió Thổi
Tập thơ
nxb Văn Học 2009
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1221/Cac-tap-Tho/Tap-tho-VA-DOT-NHIEN-GIO-THOI---Mai-Van-Phan.aspx
Hôm Sau
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2009
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1220/Cac-tap-Tho/Tap-tho-HOM-SAU---Mai-Van-Phan.aspx
Vách Nước
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2003
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1219/Cac-tap-Tho/Tap-tho-VACH-NUOC---Mai-Van-Phan.aspx
Người Cùng Thời
Trường ca
nxb Hải Phòng 1999
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1218/Cac-tap-Tho/Truong-ca-NGUOI-CUNG-THOI---Mai-Van-Phan.aspx
Nghi Lễ Nhận Tên
Tập thơ
nxb Hải Phòng 1999
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1217/Cac-tap-Tho/Tap-tho-NGHI-LE-NHAN-TEN---Mai-Van-Phan.aspx
Cầu Nguyện Ban Mai
Tập thơ
nxb Hải Phòng 1997
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1216/Cac-tap-Tho/Tap-tho-CAU-NGUYEN-BAN-MAI---Mai-Van-Phan.aspx
Gọi Xanh
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 1995
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1215/Cac-tap-Tho/Tap-tho-GOI-XANH---Mai-Van-Phan.aspx
Giọt Nắng
Tập thơ
nxb Hội Liên hiệp VHNT TP Hải Phòng 1992
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1214/Cac-tap-Tho/Tap-tho-GIOT-NANG---Mai-Van-Phan.aspx
Tập thơ
nxb Văn Học 2009
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1221/Cac-tap-Tho/Tap-tho-VA-DOT-NHIEN-GIO-THOI---Mai-Van-Phan.aspx
Hôm Sau
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2009
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1220/Cac-tap-Tho/Tap-tho-HOM-SAU---Mai-Van-Phan.aspx
Vách Nước
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 2003
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1219/Cac-tap-Tho/Tap-tho-VACH-NUOC---Mai-Van-Phan.aspx
Người Cùng Thời
Trường ca
nxb Hải Phòng 1999
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1218/Cac-tap-Tho/Truong-ca-NGUOI-CUNG-THOI---Mai-Van-Phan.aspx
Nghi Lễ Nhận Tên
Tập thơ
nxb Hải Phòng 1999
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1217/Cac-tap-Tho/Tap-tho-NGHI-LE-NHAN-TEN---Mai-Van-Phan.aspx
Cầu Nguyện Ban Mai
Tập thơ
nxb Hải Phòng 1997
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1216/Cac-tap-Tho/Tap-tho-CAU-NGUYEN-BAN-MAI---Mai-Van-Phan.aspx
Gọi Xanh
Tập thơ
nxb Hội Nhà văn 1995
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1215/Cac-tap-Tho/Tap-tho-GOI-XANH---Mai-Van-Phan.aspx
Giọt Nắng
Tập thơ
nxb Hội Liên hiệp VHNT TP Hải Phòng 1992
http://maivanphan.vn/MaiVanPhan/32/398/780/1214/Cac-tap-Tho/Tap-tho-GIOT-NANG---Mai-Van-Phan.aspx
Những tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài
A Ciel Ouvert
Bầu Trời Không Mái Che
Tái bản song ngữ Pháp-Việt
http://www.amazon.com/Ciel-Ouvert-Po%C3%A8mes-French-ebook/dp/B00KLEHDC8/ref=la_B00AZWOWU2_1_7?s=books&ie=UTF8&qid=1401354730&sr=1-7
Grass Cutting In a Temple Garden
Ra Vườn Chùa Xem Cắt Cỏ
Tái bản song ngữ Anh-Việt
http://www.amazon.com/Grass-Cutting-Temple-Garden-Collected/dp/099229648X/ref=la_B00AZWOWU2_1_2/177-0151925-2035071?s=books&ie=UTF8&qid=1412226922&sr=1-2
Out Of The Dark
Buông Tay Cho Trời Rạng
Tái bản song ngữ Anh-Việt
http://www.amazon.com/Dark-Collected-Poems-Buong-rang-ebook/dp/B00GX83I02/ref=la_B00AZWOWU2_1_6/191-8985194-6886642?s=books&ie=UTF8&qid=1412229345&sr=1-6
Seeds Of Night And Day
Những Hạt Giống Của Đêm Và Ngày
Tái bản song ngữ Anh-Việt
http://www.amazon.com/Seeds-Night-Day-Collected-Poems-ebook/dp/B00FJREWJO/ref=la_B00AZWOWU2_1_8/177-0151925-2035071?s=books&ie=UTF8&qid=1412226922&sr=1-8
Firmament Without Roof Cover
Tập thơ được dịch ra Anh ngữ
http://www.amazon.com/Firmament-Without-Roof-Cover-Collected/dp/0980715555/ref=la_B00AZWOWU2_1_3/177-0151925-2035071?s=books&ie=UTF8&qid=1412226922&sr=1-3
A Ciel Ouvert
Tái bản song ngữ Pháp-Việt
http://www.amazon.com/Ciel-Ouvert-Po%C3%A8mes-French-ebook/dp/B00KLEHDC8/ref=la_B00AZWOWU2_1_7?s=books&ie=UTF8&qid=1401354730&sr=1-7
Grass Cutting In a Temple Garden
Ra Vườn Chùa Xem Cắt Cỏ
Tái bản song ngữ Anh-Việt
http://www.amazon.com/Grass-Cutting-Temple-Garden-Collected/dp/099229648X/ref=la_B00AZWOWU2_1_2/177-0151925-2035071?s=books&ie=UTF8&qid=1412226922&sr=1-2
Out Of The Dark
Buông Tay Cho Trời Rạng
Tái bản song ngữ Anh-Việt
http://www.amazon.com/Dark-Collected-Poems-Buong-rang-ebook/dp/B00GX83I02/ref=la_B00AZWOWU2_1_6/191-8985194-6886642?s=books&ie=UTF8&qid=1412229345&sr=1-6
Seeds Of Night And Day
Những Hạt Giống Của Đêm Và Ngày
Tái bản song ngữ Anh-Việt
http://www.amazon.com/Seeds-Night-Day-Collected-Poems-ebook/dp/B00FJREWJO/ref=la_B00AZWOWU2_1_8/177-0151925-2035071?s=books&ie=UTF8&qid=1412226922&sr=1-8
Firmament Without Roof Cover
Tập thơ được dịch ra Anh ngữ
http://www.amazon.com/Firmament-Without-Roof-Cover-Collected/dp/0980715555/ref=la_B00AZWOWU2_1_3/177-0151925-2035071?s=books&ie=UTF8&qid=1412226922&sr=1-3
Tiểu luận
Không gian thơ
Sáng tạo thi ca, với tôi
không đến ngẫu nhiên, gặp hoàn cảnh, may mắn, hay sự hồi đáp chóng vánh
kiểu "tức cảnh sinh tình"... Mọi yếu tố cần thiết cho sự xuất hiện
một bài thơ tôi thường chuẩn bị kỹ lưỡng, có khởi thuỷ, định hình trên lộ trình
tới kết quả. Điều quan trọng trước hết trong sáng tạo là thiết lập không gian,
không phải cho một bài thơ cụ thể, mà dành cho cả giai đoạn sáng tạo nhà thơ
vươn tới; nó giống như việc phải chuẩn bị mặt bằng rộng, không gian lớn, cảnh quan
đẹp cho một quần thể kiến trúc quy mô, đồ sộ. Không gian ấy hàm chứa những vấn
đề lớn tạo nên từ trường ảnh hưởng cho những bài thơ cụ thể sau này. Đó là
những ám ảnh cốt lõi về thời đại, thời cuộc, những quan chiếu, hệ luỵ trong xã
hội, thái độ sống, thái độ chính trị của thi sỹ; một cõi riêng của cảm
giác hay linh giác mà người ngoài không thể dụng ý chạm tới, và cả những vấn đề
muôn thuở của văn chương, như khuynh hướng, giọng điệu, thể loại, tính nhân bản
v.v...
Không gian sáng tạo này
luôn mang giá trị biệt lập, độc sáng, không trùng hợp với những người khác, và,
không lặp lại chính mình. Đây là thử thách lớn nhất với nghệ sỹ, đặc biệt nhà
thơ, vì thường sau mỗi giai đoạn sáng tạo, các nhà thơ nhìn lại không gian mình
vừa trải qua với thái độ tự hài lòng, cảm giác như mọi góc khuất đời sống,
những bí ẩn của tâm trạng đều được ánh sáng thi ca soi tỏ; nói cách khác, nhà
thơ như không muốn nói thêm điều gì, và, cũng thấy mọi ngả đường phía trước bị
bịt lối... Nếu không mở được không gian nghệ thuật khác tiếp theo, nhà thơ sẽ
rơi vào bế tắc, cùn mòn, thấy nặng nề nếu phải cố gắng nói những điều đã cũ.
Đây là nguyên nhân cơ bản của căn bệnh "lão hoá" sáng tạo, khi nhà
thơ chưa đến độ về già, nhưng không tìm được hướng đi mới, đành ngồi gặm nhấm
vinh quang, hoặc muốn đánh động dư luận bằng những bài thơ vô thưởng vô phạt.
Tôi đã dành nhiều thời gian
nghiên cứu, lý giải một số hiện tượng thơ tiêu biểu bên ngoài để rút ra bài học
về cách đi dài hơi trong sáng tạo. Ta có thể dẫn chứng nhiều gương mặt thi ca lớn,
dù tuổi đã cao nhưng sức sáng tạo của họ luôn mãnh liệt và bền bỉ: nhà thơ
Pablo Neruda (Chi - lê) viết tập thơ Trái tim vàng ở tuổi 70, Adonis nhà
thơ Syria viết bằng tiếng Ảrập đang sung sức ở tuổi 91 – người từng được dư
luận đánh giá xứng đáng nhận giải Nobel Văn Chương năm 2011 trước nhà thơ Tomas
Transtromer (Thụy Điển). Cách mở ra không gian thơ mới lạ, biệt lập là nguyên
nhân cơ bản để các nhà thơ trở về với sự trong trẻo mang tầm tư tưởng lớn bằng cách
nói uyên bác, hồn nhiên, bày tỏ những điều lớn lao, hệ trọng bằng ngây thơ,
giản dị của mình. Không gian ấy ban đầu mở ra trước mắt nhà thơ có thể đột khởi
khi cá nhân nhà thơ chịu ảnh hưởng những biến động lớn về chính trị, thời
cuộc, hoặc những cú “sốc” tinh thần như đẩy anh ta vào một thế giới khác; ngoài
ra, phần lớn các nhà thơ phải tự mở cho mình cánh cửa vào thế giới nghệ thuật
riêng.
“Tự mở” chính là kết quả
của quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống… kết quả của quá trình
nỗ lực không ngừng tự tạo lập một đời sống nội tâm biệt lập và mới mẻ,
biến hóa đa dạng hơn nhiều so với bất cứ hoạt động sống thông thường nào. Đồng
thời nhà thơ phải có chính kiến/ chủ kiến rõ rệt, lý giải được những chuyển
động, sự phát triển biện chứng của lịch sử, thể chế, cộng đồng, dự đoán được
những xu thế tất yếu, biết mở ra lý tưởng thi ca để nung nấu, theo đuổi đến
cùng cái đẹp mình đã nhìn/ cảm thấy, vươn tới tự do, bác ái, công bằng… Quá
trình tích lũy đến mức “tự mở” được không gian riêng biệt sẽ giúp nhà thơ biết
nghi vấn, cật vấn những giá trị cũ, trước hết của chính mình ở những giai đoạn
trước, sau đó có khả năng định hình/ định vị thơ đương đại chúng ta đang ở
đâu, sẽ đi tới đâu… Trong lộ trình thiết lập không gian nghệ thuật riêng
biệt, nhà thơ rất dễ chùn bước nếu thiếu tự tin, thiếu dũng cảm trước sức ép
của đám đông vốn dĩ quá quen với lối thẩm mỹ cũ, hoặc dễ dao động trước những
lời phê bình thẳng thắn, chân thành nhưng không nắm vững quy luật rộng mở của
sáng tạo nghệ thuật theo nghĩa xác đáng của nó. Trong không gian mới, nhà thơ
ngỡ như mình được tái sinh trong sáng tạo, được mang mối “hoài nghi” lớn về
những giá trị cũ để khao khát làm ra cái mới phù hợp với quy luật của sự đa
dạng và vô biên, tìm được tiếng nói đích thực của thế hệ mình. Và, chỉ có không
gian riêng biệt ấy mới đủ khả năng phục hoạt những rung cảm tươi ròng của thi
sỹ, giúp anh ta tự tìm đường, dự báo được những giá trị văn minh, tiến bộ vẫn
còn ẩn giấu trong mơ hồ, mịt mù phía trước.
Không gian mới trước mắt
hôm nay sẽ là quá vãng trong tương lai của nhà thơ, đó chính là quy luật của
sáng tạo. Con đường sáng tạo không bao giờ dừng lại và luôn là vẻ đẹp chưa bắt
gặp. Mỗi bài thơ luôn để nhà thơ làm lại mình, khám phá thế giới và đời sống...
Khi nhà thơ còn tích lũy, trải nghiệm để sáng tạo, thì cánh cửa luôn mở ra
trước mắt anh ta như một “cửa ải” để đến với vùng đất mới, rồi sẽ đóng lại, và,
tiếp tục mở ra... Sáng tạo là lộ trình mà nhà thơ phải vượt qua nhiều cửa ải,
trong không gian vô tận những cửa ải.
Phê bình
Thơ Dương
Kiều Minh mang hơi xuân từ những cánh đồng
Một sớm vắng
ùa lên
khói bếp
về đây củi
lửa ngày xưa...
(D.K.M)
“Vừa
giấc mơ dịu dàng đậu xuống”, tên bài thơ thứ 240, xếp cuối cùng trong tập thơ “Thơ
Dương Kiều Minh“ (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) như
tạm khép lại những giấc mơ lạ kỳ và tuyệt đẹp của chính nhà thơ. Giấc mơ ấy đã
nhiều lần đậu xuống, đánh dấu quá trình vận động, cách tân và những cảm thức lạ
lẫm của ông. Chỉ vừa xướng tên các tập thơ của nhà thơ Dương Kiều Minh, tôi như
nghe rõ tiếng cửa mở vào những không gian mới lạ, tinh khôi: “Củi lửa” – “Dâng
mẹ” – “Những thời đại thanh xuân” – “Ngày xuống núi” – “Tựa cửa” – “Tôi ngắm
mãi những ngày thu tận” – “Khúc chuyển mùa” – “Thơ Dương Kiều Minh” (1)…
Thơ Dương Kiều Minh là một giọng điệu riêng biệt trong dòng chảy thơ cách tân
sau 1975…
“Củi lửa”, tập thơ đầu tay của Dương Kiều Minh (Nxb.
Tác phẩm mới, 1989) đã cháy và nổ, sức nóng phả lên đời sống văn học thời
điểm này đang khá lạnh lẽo. Đó là tiếng nói biệt lập, run rẩy với nhiều tầng cảm
xúc phức hợp, và, như chiếc đầu máy mới xuất xưởng có công suất lớn, “Củi lửa“
đủ sức kéo theo những toa tầu chở nặng, và còn nối theo nhiều toa bất tận...
Tập thơ đầu tay thường đánh dấu điểm mốc quan trọng trong sự nghiệp
sáng tác của những thi tài, hiển lộ hương sắc, và, cả hạn chế của người viết,
mà sau đó, dù nhà thơ ấy có rẽ sang nhiều ngả khác, thì khả năng sáng tạo thường
được tiên báo trong những trang viết đầu đời. “Điêu tàn“ của Chế Lan Viên, “Lửa
thiêng“ của Huy Cận, “Thơ thơ“ của Xuân Diệu; một số nhà thơ nước ngoài, như
Adonis (Syria ) với tập thơ “Những
bài thơ đầu“,
1957; Pablo Neruda (Chile ) với tập thơ “Hai mươi bài
thơ tình và một bài thơ tuyệt vọng“, hoàn thành lúc ông chưa đầy hai mươi tuổi
v.v... là những ví dụ tiêu biểu.
“Củi lửa“ của nhà thơ Dương Kiều Minh là một
ví dụ khác, là cánh cửa rộng, đột mở, đưa bạn đọc vào một ngày mới ngập tràn
ánh sáng, với nhiều ý tưởng bất ngờ, tươi ròng cảm xúc và trong sáng đến nghẹn
thở. Tập thơ được viết bằng thi pháp mới, chắc tay, được chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc
biệt hơn, ở đó không có thái độ ngập ngừng, lưỡng lự - như một số tác giả cùng
thế hệ còn ảnh hưởng những quan niệm của thi ca truyền thống - mà quyết liệt, đầy
tự tin…
Không gian thơ của Dương Kiều Minh bao giờ
cũng là một không gian riêng, vì ngay trong nhiều hình ảnh quen thuộc như ô ban công, chùm mùng tơi, bông cúc, rèm cửa,
cô gái mù, tiếng lá, bóng đêm, heo may, dòng sông, chiếc giày, mầm cây…
cũng để lại những vệt vân tay và hơi thở nóng hổi của một Dương Kiều
Minh đầy sáng tạo. Về tập thơ này, nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều đã chia sẻ sự đồng cảm của mình một cách chính xác và tinh tế: Khi đọc tập thơ đầu tay của Dương Kiều Minh,
tập Củi lửa, tôi thấy thi đàn Việt Nam
lúc ấy xuất hiện một giọng nói riêng biệt. Giọng nói ấy tách biệt khỏi rất nhiều
những giọng nói khác đầy tính lệ thuộc. Giọng nói ấy vang lên trong sáng và quyến
rũ, nhưng đầy cô đơn. Tập thơ “Củi lửa“ của Dương Kiều Minh đã tạo một dấu ấn quan trọng, trước tiên là với chính nhà
thơ trong hành trình xác lập những giá trị của lối viết khác. Tôi từng đọc “Củi lửa“ nhiều lần, trong nhiều tâm trạng
khác nhau, và luôn bắt gặp ở đó sự thơ ngây mê đắm của nhà thơ trước sự khởi
sinh, tái tạo của thế giới. Thiên nhiên và con người hiện lên huyền ảo và trong
suốt, còn thi sĩ, đang ngơ ngác trở về thuở bé dại, ngỡ ngàng nhìn muôn loài
muôn vật với tràn trề xúc cảm. Ngỡ vừa
qua giấc mơ hoang dại/ cậu bé tìm lại đồng xu đánh mất ngày xưa/ đáy bể ngâm
trong vắt/ ồ một vầng trăng vừa được vớt lên (Cám dỗ).
Nổi trội trong “Củi lửa“ là sự tinh tế và huyền nhiệm. Đây cũng chính là vị riêng của thi sĩ. Trong
những tập thơ về sau, mạch thơ Dương Kiều Minh vạm vỡ, bung phá theo nhiều hướng khác nhau, nhưng
luôn giữ được nét tế vi trong kiến tạo hình ảnh và tiết chế cảm xúc ở mức cần
thiết. Đoạn thơ trích từ bài thơ “Trong mưa“ là một minh họa cho sự mẫn cảm trước thế giới thơ tinh khiết, trong
lành: Trong mưa có một ngôi đền/
và mưa từng ngón buông mềm mái tây/ và mưa từng ngón ngón gày/ len len run rẩy
bàn tay gượng gàng (Trong mưa). Nhà
thơ, như một điêu khắc gia tài hoa tạo hình chính xác từng chi tiết kỳ ảo và sống
động: Mặt trời lung linh khu vườn
mẹ/ Bức tường ánh sáng.../ Điều gì dào lên trong những hạt li ti (Hy vọng).
Và kìa, đó là những ban mai vừa lộng lẫy tái sinh; kìa những đồng cỏ đầm sương
chợt hiển hiện như trong cổ tích: Đâu
phải nữa con búp bê bằng cỏ/ Con đường hoa vối rụng đầy/ Ban mai đổ về xa vắng/
đồng cỏ đầm sương lóa ướt dưới trời (Bản giao hưởng đồng quê). Sống và viết, nhà
thơ Dương Kiều Minh chọn cho mình một góc khuất
im lặng. Ông quan sát, ghi chép và chậm
rãi kể những câu chuyện đời theo ngôn ngữ của riêng mình: chiếc ô tô, ngôi nhà, ô cửa hoa loa kèn được đặt trong một khung cảnh
tạo nên hình ảnh phố đêm dịu dàng: Chiếc
ô tô màu xanh lá cây/ những ngôi nhà màu xanh lá cây/ ô cửa chớp bình hoa loa
kèn đỏ (Thành phố buổi đêm).
Bài thơ “Củi lửa“, chủ điểm của
toàn tập, như một chớp mắt để thức giấc bàng hoàng. Mở ra những hình ảnh gần
gũi, ấm nóng như ta vừa được ôm ấp, được chạm tay vào. Và giữa tầng tầng hình ảnh,
lớp lớp câu thơ là khoảng trống, một đặc sắc trong thi pháp thơ Dương Kiều Minh: lăng lắc tuổi xuân/ lăng lắc niềm thôn dã/ bếp
lửa ngày đông... Những hình ảnh tuổi xuân, thôn dã, bếp lửa ngày đông đứng
cạnh nhau tưởng như rời rạc, phân rã, nhưng chúng được kết dính, đan bện lại
trong một trường cảm xúc mạnh mẽ và nhất quán. Bạn đọc sẽ cảm thấy được ánh
sáng thanh khiết, ấm nóng tỏa ra từ chính những khoảng trống đó. Đọc thơ Dương Kiều Minh, ta ngỡ như ai đó liệng viên sỏi xuống hồ yên tĩnh làm các
vòng tròn đồng tâm trên mặt nước cứ lan đi mãi. Như hình ảnh Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi/ mùi lá
bạch đàn xộc vào giấc ngủ/ con về yêu mái rạ cuộc đời chính là sự giao thoa
giữa hiện thực đời sống và thế giới kỳ ảo, của giấc mơ này đang mơ về những giấc
mơ khác nữa, xa nữa... Bài thơ có khổ kết độc đáo, rất “Dương Kiều Minh”: Một sớm vắng/ ùa
lên khói bếp/ về đây củi lửa ngày xưa... Hình ảnh sớm vắng nhói lên như nốt cao nhất trong một nhạc phẩm không lời,
làm phát sáng, làm âm vang đồng hiện những diễn tiến hình ảnh, rồi chốt lại
trong câu cuối: về đây củi lửa ngày xưa...
Bài thơ tuy khép lại nhưng ngay sau đó lại tạo liên tiếp những âm thanh vang vọng.
Đó là trạng thái sâu lắng của cảm xúc, lôi cuốn người đọc vào thế giới của mặc
tưởng trang nghiêm, nuôi dưỡng trạng thái rộng mở, cao khiết của tâm hồn. Cách
viết này còn được triển khai trong nhiều bài ở những giai đoạn sau, tạo nên nét
đặc trưng riêng chỉ có trong phong cách thơ Dương Kiều Minh. Đó là ban mai trong tiếng ho húng hắng của mẹ: Những ban mai như thể đầu tiên/ ào ào đổ/ lấp
lánh dòng ánh sáng/ mẹ húng hắng ho…/ mưa bụi dưới thềm (Ban mai). Đó là giọt sương treo trên cành trúc, sự đột
biến để nâng cảnh huống thực lên cái cao vời của tâm tưởng: Rượu đây/ Bạn đấy/ Ta nâng cốc chạm làn gió
đầu đông mang bí ẩn khởi lên xao động trong ngần tựa giọt sương treo trên cành
trúc (Bên cuộc rượu mùa thu). Đó là
bức tranh tương phản giữa đổ nát & thanh xuân đã thổi bùng sinh khí
mãnh liệt: ấy ngọn lửa bùng dậy/ ngọn lửa
cất giữ tháng năm xa cách/ ngọn lửa dìu các triều đại trườn qua đổ nát/ những
thời đại thanh xuân. Đó là
cách ông quán tưởng trong khoảng không tĩnh lặng của bài thơ “Không ai gọi tôi
trở dậy vào buổi cuối thu“. Ở đó mỗi hình ảnh sự vật đều mở ra một không gian
riêng. Cả bài thơ như cánh cửa lớn mà phía sau đó là vô vàn những cánh cửa nhỏ
với đan xen những lối đi. Hãy cùng lắng nghe nhà thơ Dương Kiều Minh gọi hồn sự vật: số
phận giống câu thơ vừa viết xong, bị xoá/ bản nháp bài thơ gió nhấc lên tựa một
lá bùa. Ở đây ta thấy Dương Kiều Minh như
hạt sương trong suốt cứ cố nép, ngấm mãi vào vạn vật làm cho chúng trở nên mát
lành, trong suốt. Và nhân vật trở nên tỉnh táo trong một biến ảo rất lạ ở khổ kết
của bài thơ: Không ai gọi tôi trở dậy vào
buổi cuối thu/ tôi nằm viên mãn - chiếc lá vàng dưới hàng song thụ/ Nếu mẹ tôi mà biết/ Liệu mẹ
tôi trách cứ các người… (Không ai gọi
tôi trở dậy vào buổi cuối thu). Sự
biến ảo này cũng là cách gọi mời, kích thích sự sáng tạo tiếp theo của người đọc,
tùy thuộc vào mặt bằng văn hóa và trải nghiệm riêng của họ.
Sau tập thơ “Củi lửa“, nhà thơ Dương Kiều Minh luôn chú tâm khai triển thi pháp đã minh định từ tập thơ đầu
tay. Ở những tập thơ “Dâng mẹ“, “Những thời đại thanh xuân“, “Ngày xuống núi“, “Tựa
cửa“..., ông vẫn giữ được giọng nói trong trẻo, thơ ngây ban đầu. Này là một
mùa vàng đầy bàng hoàng, như thể thế giới vừa bắt gặp trong cái nhìn đầu tiên: Mùa vàng, mùa vàng/ những ký ức không bao giờ
lặp lại/ ta còn nguyên sơ hơi thở tự do (Những thời đại thanh xuân). Còn nữa, là giai điệu và tiết tấu của đời sống
vừa phồn tạp vừa thanh khiết: Bài
Ca Niềm Vui Sống/ ấy tiếng chuông cuối chiều dóng dả/ cơn lốc cuốn theo đám bụi
nô đùa/ hai đứa trẻ dắt nhau chân trời xa tít. (Khúc dâng Mozart). Những bài thơ về sau, nhà thơ đã dần tiết chế sự trong
trẻo, thơ ngây, để thế vào đó tâm trạng tỉnh táo đầy chiêm nghiệm thế sự: Ồ khát sao/ cơn khát thuở nhỏ/ cơn khát thuở
khai thiên lập địa/ cơn khát ruổi dài theo mộng ước ta (Những thời đại thanh xuân).
Có thể nói, nhà thơ Dương Kiều Minh phần lớn tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa của thơ ca phương Đông kim cổ, thường mượn thiên nhiên, cảnh vật để
nói về cái hữu hạn, mong manh chìm nổi của kiếp người: Ta hát về người niềm
tưởng nhớ/ Sóng nước phù sa/ Tháng năm ruồng bỏ/ Ta chiếc lá cơ may trôi dạt
lên bờ (Sông Hồng). Ánh sáng của văn hóa,
triết học phương Đông, đặc biệt của thi ca, càng sáng tỏ trong những giai đoạn
sau này, từ tập thơ Tôi ngắm mãi những
ngày thu tận đến tập thơ Khúc chuyển
mùa. Tôi ngủ thiếp trong bài thơ Đường/ sương dăng dầy bến bãi/ Vành trăng động
mắt người con gái/ bức rèm buông tòa lâu đài Tàu (Bộc bạch). Ông nặng lòng
vương vấn với những thi liệu quen thuộc của thơ ca phương Đông nhưng biết mở những
chiều kích bất ngờ của liên tưởng và suy niệm trong thi tứ, chữ của ông bình dị
nhưng có sức ám ảnh, và đôi khi, biểu lộ sự quẩn quanh phức rối của cảm
xúc. Sức vươn của mỗi mạch thơ luôn khoẻ khoắn, nhịp điệu tự nhiên và tự do. Năm giờ sáng nước chảy tràn trên mái/ tựa hồ
số phận ấn định/ thinh không buông tiếng chuông nhói ngực (Vô đề). Tôi chợt hình dung thấy hình ảnh một kẻ sĩ thời hiện đại đang tự vấn bằng
giọng trầm, đều đều… cất lên trong quầng sáng lung linh và thanh sạch. Nhưng có
một cảm giác rất lạ khi đọc liên tục nhiều bài thơ của thi sĩ, tôi lại thèm tiếng
quát mắng, thậm chí tiếng cười khôi hài của ông với đám người đùa nghịch, hỗn
xược nào đó…
Khác với tập thơ đầu tay, nhiều hình ảnh dung dị trong thơ Dương Kiều Minh sau này được nhìn bằng hệ quy chiếu khác. Câu thơ sau làm
ta hình dung Dương Kiều Minh có lúc muốn hiện
thân thành nhà tư tưởng hơn là một thi sỹ: Ôi,
mưa đông, mưa đông! Cơn mưa lướt qua cuối chiều mang theo bao giấc mộng./ Một hạt
mưa ghé sát nói nhẹ: Thân xác này thật ra đã được tạo bằng tư tưởng (Mưa
đông).
Tập thơ “Khúc chuyển mùa“
là ngôi nhà thơ để Dương
Kiều Minh trở về sau những
chuyến du hành. Ở đây, ta gặp lại sự trẻ trung
và điềm đạm, sâu sắc và thơ mộng: Lô xô những quãng đời/ Dựng men theo bờ nước/
Giật mình cơn mơ đêm trước/ Hiện về tuổi trẻ của ai (Chúng tôi gặp nhau ở bên kia hồ nước). Nhưng lần này, hình ảnh ruộng đồng, thôn dã tái hiện trong thơ ông mang
vẻ đẹp và âm hưởng hoàn toàn khác trước: Đã lâu rồi không đi qua những cánh đồng sương sớm tươi mùi cỏ xuân những
lá mầm vươn dậy mãnh liệt./ Vọng đến tiếng kèn buổi chiều giữa xuân trỗi dậy nỗi
niềm xa vắng (Tự sự bên mùa). Cánh cửa một mùa xuân chín đã mở ra trước mắt nhà thơ Dương Kiều Minh bằng âm điệu và hình ảnh mới, bền bỉ, với nguồn năng lượng
thấm sâu tỏa rộng hơn: Niềm xuân thúc giục/
Niềm xuân mách bảo/ Niềm xuân vươn dậy cõi mênh mông tĩnh lặng/ Bóng lớn cây dã
hương cổ thụ vươn cao giữa trời đất trong rạng rỡ ngày mới/ Thổn thức làn ánh
sáng toả lan hơi thở xuân về (Giao
thừa).
Ở
khía cạnh khác, thơ văn xuôi là một thế mạnh của nhà thơ Dương Kiều Minh. “Sực nhớ núi đồi“ là một trong những bài thơ văn xuôi đầu tiên tiêu biểu, và ở đây,
đã hiện lộ nét ung dung, tự tại, cảm xúc tươi non được kiềm chế lại. Mạch thơ trải rộng, câu thơ được kéo dãn với góc
quan sát rộng, giàu liên tưởng. Tôi chợt
nhớ núi đồi những đêm tĩnh lặng trong trẻo, ngôi sao xanh ánh sáng bị làn hơi ẩm
tách ra thành nhiều sợi tinh khiết.../ Đêm đêm những nàng tiên cánh mỏng bay là
là trên những cánh rừng và dòng sông hắt ánh sáng dìu dịu bờ dốc thoai thoải.
Những hình ảnh trong bài dung dị, song có lúc lại như sao chép chi tiết của đời
sống nhưng vẫn đậm tình cảm riêng biệt của người viết: Tôi mở ý tưởng thơ mộng chỉ thấy hình ảnh thế giới khô cằn. Mùa đông đến
dài dặc, mùa xuân hiện gương mặt tiều tuỵ căn nhà chen chúc cũ nát. Có thể,
trong bài thơ văn xuôi đầu tiên này, hiệu ứng ngôn ngữ và hình ảnh chưa cao, một
số câu còn lẫn với cách nói của văn xuôi, khoảng trống trong thơ chưa lớn và chưa
tạo được bất ngờ. Bài thơ này, không thấy
in trong tập thơ “Thơ Dương Kiều Minh”, nhưng theo tôi, đã đánh dấu
sự chuyển biến trong thi pháp thơ Dương Kiều Minh. Tuy nhiên, đó chỉ là những bước đi chập chững đầu tiên. Ở những bài
thơ văn xuôi sau này, xét một cách tổng thể, ta nhận ra mạch thơ ngày càng vạm
vỡ, tự do, tung tẩy hơn và đó cũng chính là cốt cách phong vận của ông. Nhiều
bài thơ như cơn gió lớn thổi mạnh trên cánh đồng bất tận: Giữa thinh lặng mênh mông tiếng gió từ phía sông Đáy duổi qua con đê
kéo ngang cánh đồng trước nhà hoà cùng tiếng côn trùng tiếng xào xạc cây lá tạo
nên những giai điệu kỳ bí của đêm toả ngát hơi thở bí ẩn thiên nhiên và vũ trụ (Gửi bạn đêm cuối năm).
Không
gian trong thơ văn xuôi Dương Kiều Minh là những hình khối, những quần thể tượng đài độc đáo, gợi
ta nhớ tới những biến tấu từ 7 mô-đun của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, mang đậm phong vị và triết lý
phương Đông; bí ẩn, dựng lên bức tường
cao ngất, tiếp nối, dọc ngang, gây choáng ngợp. Nhiều hình ảnh vừa mới thoáng
hiện đã nhanh chóng đan lồng với những hình ảnh khác lớn hơn, dị biệt hơn: Ai vẫn đứng kia buổi cuối chiều giông gió,
phố xá bời bời, hồn chia hai ngả. Vẫn ở đó ao đầm gò bãi, hiện về đây hiu hắt
núi đồi. Niềm thương cảm quanh quất bao năm dâng ngùn ngụt núi rừng chập chùng
dòng sông vách đứng (Tựa cửa). Và trong không gian này, cùng với cảm xúc,
là những chiêm nghiệm về vũ trụ, trải nghiệm về nhân sinh… Hình ảnh, tưởng chừng
giản đơn nhưng mỗi mỗi đều chứa đựng những ý nghĩa phổ quát. Chiếc lá sen khô trong câu thơ sau mang
một vẻ đẹp của nhiều trạng thái cảm giác, mở cho bạn đọc liên tưởng khác về
thiên nhiên, đời sống: Sự kiêu hãnh giờ
chỉ còn dấu vết kỷ vật. Những chiếc lá sen khô đội mưa tìm lại mùa thu đầm Vạc.
Những âm thanh trong trẻo vang động đâu đó trong trời đất ngân trên cây thiên cầm
thuở ấy (Những chiếc lá sen khô).
Khác với những nhà thơ cùng thế hệ, DKM thường chủ ý làm cho những chuyển động
của thi ảnh chậm lại so với quy luật thông thường. Trong khi đó, những nhà thơ
trẻ cách tân khác thường đẩy tốc độ hình ảnh đi nhanh hơn, bằng cách cắt ngang
hình ảnh, tạo khoảng cách lớn, làm phân rã, đột ngột thay đổi quy luật chuyển động…
Nhịp
điệu được tiết chế chậm lại trong thơ Dương Kiều Minh đã tạo một hiệu ứng khác biệt. Nó diễn
tả một thái độ sống, thái độ ứng xử trước nhân thế, cho ta thấy được tâm trạng
lưỡng lự của một người vừa yêu vừa chán ngán sự đời. Sương muối giăng
mù trời, lòng người lửa đốt. Mười hai tháng trôi qua chớp mắt. Mọi việc chậm chạp,
trì trệ gần như ngưng đọng. Mình như con ếch ngắm bầu trời hiếm hoi trong đêm,
dường như có điều gì bất ổn nơi từng đám sương từ từ trút xuống chộn rộn mờ ảo.…/
Ngang cõi nhân gian huyền ảo cô lạnh, kia ai cầm ngọn lửa phất qua… (Ghi ở buổi cuối năm). Bàn tay ai cầm ngọn lửa phất qua cho thấy thái độ vừa chằm bặp vừa lơ đãng, vừa
trách nhiệm vừa buông bỏ, thờ ơ trong biến ảo khôn lường của đời sống thực tại…
Bằng cách “kìm nén” này, nhà thơ Dương Kiều Minh
đã sáng tạo nhiều bài thơ văn xuôi thành công. Trong bài thơ “Tìm sen ở Quan
Sơn”, ta bắt gặp cách nhìn đờ đẫn, giọng nói chậm rãi cất lên, vừa uể oải vừa
minh triết: Chiều xuống, thoáng mưa ngâu
nhè nhẹ. Bên rặng phi lao, những em bé gái đeo giỏ mò cua bên cầu Dậm. Núi non
hồ nước phủ làn hơi mưa, một vài trái núi bị đẽo gọt loang lổ lộ ra trắng toát..
Mọi cảnh vật ở đây đang diễn ra như nó vốn có, buồn tẻ nhàm chán, hay chộn rộn,
mơ hồ… còn tùy ở cảm nhận của người đọc, nhưng cái vẻ trắng toát lộ ra khi một vài
trái núi bị đẽo gọt loang lổ đã tạo một hiệu ứng kinh hoàng, khi chính bàn
tay con người phá hủy vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên. Đọc đến câu cuối, ta thấy
tất cả những hình ảnh vừa gặp từ khổ thơ đầu đã không còn ở vị trí cũ, mà xáo
trộn, hoảng hốt, vừa muốn gào thét vừa muốn câm lặng…
Gương mặt cô đơn thường hiện lên đa diện,
nhiều chiều trong thơ Dương
Kiều Minh. Những hình ảnh ở
khổ thơ đều như đang vận động trong sự đông đảo cõi người, nhưng chúng chuyển động
như để làm tròn bổn phận, định phận của mình. Chúng di chuyển như không còn mối
liên hệ với chung quanh, trong lẻ loi, cô quạnh: Sự ưu tư buổi cuối chiều đòi hiện trên trang
trắng. Bóng tối theo hơi lạnh thấm dần xuyên qua lùm cây, mái nhà, ô cửa/ Cơn
khát dục vọng thiêu cháy làm biến dạng những khuôn mặt/ Lại đã để lại phía sau
mùa lũ, dòng sông vào đông để lộ những vạt đất bồi, những con chim rẽ giun từ
đâu đến mải mê thản nhiên quên cả chiều đã xuống/ Vẫn lùm cây này, vẫn bờ gạch
lát, câu chuyện đã là của thế kỷ trước (Những con chim rẽ giun bên vạt sông chiều).
Hình ảnh người mẹ tỏa sáng suốt các tập thơ của Dương Kiều Minh, như biểu tượng của nguồn cội, là nơi nhà thơ nương tựa
lúc cô đơn, nơi cố hương tiễn biệt và nơi để quay về. Bất cứ câu thơ nào nhắc tới
mẹ, mơ hồ chạm hình bóng mẹ, đều vang lên trong tâm hồn nhà thơ rưng rưng tiếng
chuông cầu nguyện, niềm khắc khoải khôn nguôi, nỗi nhớ quay quắt, da diết… Một
vệt nước trên tán lá, một tiếng hát và bước chân, tiếng mẹ gọi trong chiều khói
lam là những giấc mơ dịu dàng: Cơn
mưa đêm để lại vệt nước trên tán lá khóm đại hồng môn/ bài ca đuổi theo bước
chân trẻ thơ con đường ô tô chạy men đồng bãi/ ai như tiếng mẹ gọi ngôi làng
khói tỏa xa xa (Vừa giấc mơ dịu
dàng đậu xuống). Chiếc giày
trên lớp lá thu trong câu thơ sau diễn
tả tâm trạng hụt hẫng, phi lý, cô độc của nhà thơ bên phần mộ mẹ: Trên cánh đồng mẹ nằm cô quạnh/ mẹ hằng mong
tôi khôn lớn một ngày./ Đâu đó bên hàng song
thụ/ trên lớp lá thu còn một
chiếc giày… (Không ai gọi tôi trở dậy vào buổi cuối thu). Tình cảm ấy lúc như tơ nhện giăng trên mặt
hoa mỗi sớm ổ mầm đậu hòa lan mẹ ủ
lên mỗi sớm/ Có mùi sương mùi nước/ tuổi thơ ăm ắp buồn (Bướm trắng); lúc bóng mẹ hiện về ấm áp, bao dung: Mẹ chẳng trách. Mẹ lần lần run rẩy/ nghe tiếng
tôi thốt lên phía hiên nhà… (Bên những
sợi tơ ánh sáng). Từ tập thơ Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, những nỗi
đau bệnh tật đôi khi được nhắc tới càng đẩy ông vào cô quạnh. Trong cơn lẻ loi ấy,
ông thường cất tiếng gọi mẹ; tiếng gọi ngắt quãng, bập bẹ thơ ngây như thuở còn
trong vòng tay âu yếm của Người: Mẹ ơi,
mùa xuân gấp gấp, con nghe thấy ngõ quê tinh khôi rải ướt xốn xang bước chân
thôn nữ gánh nước ngày cuối năm, cây đào trụi lá nở những bông hoa đầu tiên,
hơi xuân tràn về từ những cánh đồng (Mẹ
ơi, mùa xuân gấp gấp).
Những bài
thơ cuối của tập thơ “Thơ Dương Kiều Minh“ đã mở thêm những chiều kích khác trong suy tưởng
và cảm xúc, là sự tìm đến/ trở về của nhà thơ với vẻ đẹp giản dị và hiện đại. Hơi xuân tràn về từ những cánh đồng… Câu
thơ ấy như ánh sáng luôn soi chiếu suốt lộ trình thơ ca Dương Kiều Minh, là
đích đến phía chân mây, là “nhân đức tin” cho ông vượt qua mọi thử thách, khó
khăn để gặt hái những thành công ngoài mong đợi. Dương Kiều Minh cùng với các
nhà thơ cùng thế hệ đã làm cuộc “vượt thoát” ngoạn mục, tạo nên một khuynh hướng
thơ sau 1975, góp phần quan trọng vào cuộc cách tân thơ Việt trong những thập
niên qua. Tôi chọn câu thơ trong bài Tự sự
bên mùa của Dương Kiều Minh để kết thúc bài viết, như một lời cầu chúc cho
linh hồn nhà thơ được thảnh thơi ở cõi vĩnh hằng Tỉnh dậy, đã đầu hạ/ âm nhạc reo vang những con đường rộng thênh xa hút
ngang qua những nẻo quê, một miền quê bỏ lại…
Hải Phòng, 28/3/2012
Mai Văn Phấn
___________________________
(1) – Tên
các tập thơ của Dương Kiều Minh:
- Củi lửa (NXB Tác phẩm mới - Hội Nhà văn,
1989).
- Dâng mẹ (thơ, NXB Văn hóa,
1990).
-
Những thời đại thanh xuân (thơ, NXB
Văn học, 1991).
-
Ngày xuống núi (thơ, NXB Văn học,
1995).
- Tựa
cửa (thơ, chưa xuất bản,
2001).
- Tôi ngắm mãi
những ngày thu tận (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2008).
-
Khúc chuyển mùa (thơ, chưa xuất bản, 2011).
- Thơ Dương Kiều Minh (thơ, NXB Hội
Nhà văn, 2011 – bổ sung 2 tập thơ chưa xuất bản).
Phỏng Vấn
Sáng tạo,
tinh thần cho điểm đến
(Nhà thơ Ko Hyeong Ryeol, Tổng biên tập tạp chí Thi Bình
(The poet society of Asia thực hiện)
(Nhà thơ Ko Hyeong Ryeol, Tổng biên tập tạp chí Thi Bình
(The poet society of Asia thực hiện)
Báo Văn Nghệ trẻ: Nhận lời mời của Ban
tổ chức Festival Thi ca và Văn học Hàn Quốc-ASEAN “Korea-ASEAN Poets Literature
Festival", với chủ đề “Creativity of Asian Poets, Asian Spirit for
Becoming” (Sáng tạo của nhà thơ châu Á, tinh thần cho điểm đến), nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều và nhà thơ Mai Văn Phấn đã đến Hàn Quốc tham dự từ ngày mồng 2 đến
7/12/2010. Hai nhà thơ đã đọc thơ, tham luận và giao lưu với bạn đọc xứ
"Kim Chi" tại 3 thành phố (Seoul, Ansan và Sokcho). Trước khi đến Hàn
Quốc, Nhà thơ Mai Văn Phấn đã trả lời tạp chí Thi Bình (Poem and Comment
Magazine):
- Ko Hyeong Ryeol: Chào nhà thơ Mai Văn Phấn. Trước
hết xin thay mặt Ban tổ chức cảm ơn ông và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận
lời tham dự Festival Thi ca và Văn học Hàn Quốc-ASEAN. Sau khi đọc kỹ các tác
phẩm của ông, tôi có vài điều muốn hỏi liên quan tới tinh thần chủ đạo của
Festival “Sáng tạo của nhà thơ châu Á, tinh thần cho điểm đến”. Điều này sẽ
giúp chúng tôi hiểu rõ về ông hơn trước khi ông đến Hàn Quốc. Câu hỏi nhân
loại, trong đó có các nhà thơ đang đi về đâu? Nhà thơ, anh là ai trong thế giới
đương đại này là chủ đề tất cả chúng ta đang quan tâm. Vậy xin ông cho biết
quan niệm riêng của ông về thơ ca?
- MVP: Các nhà thơ lần theo thơ
ca nhằm khai mở tiếng nói mới, hoặc tìm lại âm sắc thuở hoàn nguyên đã mất. Từ
khi hình thành ngôn ngữ, tiếng nói loài người luôn bị biến dạng, vừa đào sâu
vào bản chất sự vật… vừa làm chúng méo mó, dị hình trong vỏ bọc ngôn ngữ. Vậy
phải chăng, thơ ca ngoài mục đích tải đạo, tuyên truyền, mô phỏng, diễn tả…, nó
còn tìm cách đặt tên lại sự vật, định hình lại thế giới. Việc sáng tạo thi ca
gần giống trạng thái bàng hoàng của một đứa trẻ lần đầu được nhìn thấy những
hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên và khám phá những bí ẩn, phức tạp của con
người. Một bình minh vừa rạng, con sâu trong nách lá, hay tiếng thở dài của một
thiếu phụ… tất cả hiện lên trong thơ ca luôn tươi non, mới mẻ, như vừa được
thấy lần đầu. Cùng một hiện tượng, sự vật đời sống, nhưng chúng hoàn toàn khác
nhau trong cách nhìn mỗi nhà thơ. Có bao nhiêu nhà thơ là bấy nhiêu con đường
đến với thi ca. Tầm vóc nhà thơ càng lớn dung chứa không gian thi ca càng rộng,
càng riêng biệt, cũng như ảnh hưởng, áp lực lên cộng đồng càng mạnh. Nó như
bóng cây lớn có thể làm râm mát thảo mộc ở gần. Nhà thơ là người được chọn (tạm
gọi Thượng đế chọn), được “ơn gọi” trong tinh thần của Jesus Christ, gặp được
“nhân duyên” trong Phật giáo. Là người được may mắn nhìn thấy một thế giới
khác, mang hình hài nó, nhưng không phải nó. Gọi tên vẻ đẹp cụ thể nhưng khó
nắm bất ấy chính là lý tưởng thi ca mà nhà thơ vươn tới. Vẻ đẹp này không phải
lúc nào cũng hiển hiện truớc mắt nhà thơ, mà xuất hiện như một “cơ duyên”, hoặc
đột khởi trong những biến động tinh thần con người. Thường được ra đời trong
những cơn dư chấn, nên nhiều người đã lầm tưởng thơ ca chính là lòng phẫn nộ,
nỗi tuyệt vọng, hay sự quá khích của hưng phấn. Tất cả đều nhầm lẫn và ngộ
nhận. Mọi trạng thái tình cảm con người, như mừng, giận, yêu, ghét, buồn, vui,
muốn… đều là cái cớ cho thi ca chứ hoàn toàn không phải mục đích. Mục đích của
thi ca là tạo lập một từ trường, để trong không gian đặc biệt ấy, tất cả từ đồ
vật đến linh hồn đều được cất tiếng nói, được công bằng như nhau trong một trật
tự mới. Những hình ảnh hiện lên trong không gian ấy là cánh cửa mở ra tương lại
hoặc tìm về với quá khứ, hoặc tất cả cùng đồng hiện và đồng hành trong những
thời khắc đặc biệt.
- Ko Hyeong Ryeol: Trong tham luận gửi tới Ban tổ chức
Festival, ông có nêu khái niệm “sáng tạo là phủ định bản ngã, một cuộc vong
thân”. Vậy xin ông nói rõ hơn về tính phủ định trong nghệ thuật thi ca?
- MVP: Sáng tạo của nhà thơ hoàn
toàn khác với sáng tạo của một nghệ nhân hay người thợ thủ công. Bài thơ vừa
viết, tôi quan niệm không thuộc về tôi nữa, mà thuộc về người khác, về đám
đông. Với bài thơ này, nhà thơ đã hoàn thành sứ mệnh, xin hãy coi như anh ta đã
chết. Nhà thơ muốn tiếp tục tồn tại phải được tái sinh trong một bài thơ khác
đang chờ đợi phía chân trời. Đó là cuộc lột xác khác, thêm một lần lên đường,
một cú nhảy vượt thoát… Muốn thực hiện được hành trình tiếp theo, nhà thơ phải
nhìn thấy lý tưởng thi ca, tức ánh sáng vừa mơ hồ vừa minh bạch đang soi rọi
phía trước. Và nhà thơ tư duy và cảm xúc bằng ánh sáng đặc biệt đó. Do vậy,
những hình ảnh tưởng chừng quá quen thuộc, từ bóng mây, bước chân, trảng cỏ…
đến những đồ vật vẫn dùng, như bàn ghế, bát đũa, sách vở… khi tái hiện trong
thơ ca nó được mang một tinh thần khác, tạo nên một thế giới khác.
- Ko Hyeong Ryeol: Trong bài trả lời phỏng vấn báo Hải
Phòng cuối tuần, dịch đăng trên báo Poetry Kit của Anh Quốc ông có nói: “Bằng
những quan niệm tiên tiến, đổi mới quyết liệt trong cách tiếp cận vấn đề, hoà
đồng với hơi thở của đời sống đương đại, mỗi nhà thơ như vậy đều có trách nhiệm
làm phong phú tính truyền thống”. Ông đồng thời cũng nhấn mạnh quan hệ giữa
nội dung và hình thức. Vậy ông đã tìm được nội dung và hình thức mới cho mình
chưa?
- MVP: Đổi mới thi pháp không
phải như thay đổi mẫu mốt, hay thay bình cho rượu mà chính là "cuộc
cách mạng" giữa nội dung và hình thức. Trong thi ca, hiện thực đời
sống được viết đi viết lại nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên nội dung, thì đó mới là dạng chất liệu. Nội dung phải là chất liệu đã mang một hình thức được xác định và hình thức không bao giờ tồn tại độc lập với nội dung của chính nó. Hình thức được chuyển
hoá thành nội dung, đó mới
là đổi mới thực sự. Nội dung mới trong thơ tôi là những quan tâm mang tính thời
đại và thời sự, như lý tưởng sống của thế hệ trẻ, vấn đề ý thức hệ, quan niệm
về tự do, công bằng, dân chủ… Tôi đau đáu và trăn trở về đời sống khổ cực của
những người dân nghèo đói, khao khát cho dân tộc tôi không thua kém bất kỳ dân
tộc nào. Nội dung ấy phải được dung chứa trong hình thức mới của thi ca. Hình
thức mới ấy nằm trong nhịp điệu, tiết tấu nhanh trong chuyển động tốc độ của
đời sống hiện đại. Cách diễn đạt dứt khoát, tối giản, liên kết rời và xa nhau
tạo cho thơ một hơi thở mới, người phương Đông chúng ta quen gọi là “Khí”. Theo
tôi, “Khí” làm nên cốt cách thi sỹ và phân biệt được các thế hệ thi ca.
- Ko Hyeong Ryeol: Ông từng nói “Rất nhiều những
bóng dáng đang loay hoay nằm ì trong bản năng với vẻ mặt coi thường học vấn”.
Vậy xin hãy giải thích thêm về “học vấn”?
- MVP: Quan niệm học vấn đối với
một nhà thơ không đơn giản như phải có học hàm học vị. Nhà thơ phải tự trang bị
cho mình kiến thức tổng hợp ở mọi lĩnh vực. Nhà thơ, theo tôi phải là nhà
văn hoá. Kiến thức văn hoá ấy lắng sâu vào nhà thơ một cách tự nhiên, và tới
một hoàn cảnh “hữu duyên” nào đó, nó đột khởi dâng lên thành cảm xúc thi ca.
Lúc ấy tứ bài thơ vụt đến bất ngờ, tưởng như “của nhặt được”, nhưng thực ra nó
đã được tích luỹ vô tình ở đâu đó đã lâu. Một bóng cây lạ, ngôi nhà lá đơn sơ,
một gương mặt… Tất cả tưởng như vô tình thoáng qua, nhưng vào một thời khắc đặc
biệt, nó sẽ hiển hiện trong không gian thơ thật riêng biệt và lộng lẫy.
- Ko Hyeong Ryeol: Câu thơ “The silent lamp shines
even brighter” (Ngọn đèn lặng phắc càng tỏ)trong bài thơ Tắm đầu năm, theo tôi, dường
như tiêu biểu cho phong cách thơ Mai Văn Phấn. Thơ hiện đại đang tìm kiếm sự
vận động chống lại cuộc “giao tranh” giữa văn xuôi theo lối “tư bản” và phong
cách thơ bảo vệ tính vần điệu truyền thống. Ông có nghĩ rằng sự súc tích trong
những bài thơ của ông ở một mức độ nào đó phù hợp với thi ca hiện đại?
- MVP: Về bài thơ Tắm
đầu năm của tôi, nhà văn Bão
Vũ đã viết: là sự tắm ánh sáng trong nỗi cô đơn chơ vơ vào một đêm đầu năm
chống chếnh. Ánh đèn xối vào những góc khuất của tâm hồn làm sạch những ngóc
ngách. Sự vệ sinh tâm hồn vào đêm đầu năm là sự thanh toán với quá khứ xám
ngắt, một sự sám hối. Cái ánh sáng ấy cũng bồng bềnh hoài thai, sắp sinh
nở những điều rực rỡ mà ta đang kỳ vọng… Ngọn
đèn lặng phắc càng tỏ. Trong
hoàn cảnh này, tôi gọi một ai đó, một người bất kỳ, cũng không một tiếng vang,
không một sự hưởng ứng, nỗi cô đơn tột cùng. Ở đây chẳng có gì
ngoài vừng sáng trong sạch và cao quý. Đúng như ông nói: Thơ hiện đại đang tìm
kiếm sự vận động chống lại cuộc “giao tranh” giữa văn xuôi theo lối “tư bản” và
phong cách thơ bảo vệ tính vần điệu truyền thống. Khuynh hướng cách tân của
tôi, là xoá nhoà ranh giới giữa văn xuôi và thi ca. Tôi đã từng thử nghiệm
thành công, viết nhiều bài có hình thức văn xuôi, nhưng quyến rũ bạn đọc vào
một không gian thơ rộng lớn và thậm phồn. Thơ hiện đại ít chú trọng vào nhịp
điệu, tu từ, đặc biệt tránh dùng mỹ từ. Nhưng, những câu văn xúc tích, giản dị
được đặt trong một “từ trường thơ”, có sức mạnh thôi miên gấp nhiều lần những
câu mang nhịp điệu quen thuộc. Những bài thơ của tôi viết theo cách này, lúc
đầu bị bạn đọc phản đối quyết liệt, bởi họ đã quá quen với quan niệm truyền
thống. Nhưng thời gian qua đi, những giá trị thi ca đích thực vẫn còn đó. Những
giá trị thi ca mới mẻ, thậm chí xa lạ hôm nay sẽ dần chinh phục được bạn đọc và
nó sẽ trầm tích thành “truyền thống”. Tôi rất biết sở thích của số đông bạn
đọc, nhưng không bao giờ có chủ ý làm thơ để “ve vuốt” sở thích đó. Thơ tôi là
ngôi nhà của riêng tôi, truớc hết, ai muốn vào xin hãy gõ cửa và tuân theo
những nghi thức nhất định.
- Ko Hyeong Ryeol: Cảm
ơn ông!
(Nguồn: Tạp chí Thi Bình (Poem and Comment Magazine), Hàn Quốc, 12/2010),
Báo Văn Nghệ Trẻ số 1-2/2011, tạp chí Cửa Biển số 113/2011).
Báo Văn Nghệ Trẻ số 1-2/2011, tạp chí Cửa Biển số 113/2011).
Ko Hyeong Ryeol & Mai Văn Phấn
Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn
cùng hai nhà thơ Hàn Quốc năm 2010
Nguyễn Quang Thiều & Mai Văn Phấn
Lê Hồ Quang:
Đặc trưng thế giới nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn
http://vanviet.info/phe-binh-gioi-thieu/dac-trung-the-gioi-nghe-thuat-tho-mai-van-phan/
Nguyễn Việt Chiến:
Mai Văn Phấn trong cơn say thơ-cách-tân
http://vanviet.info/phe-binh-gioi-thieu/dac-trung-the-gioi-nghe-thuat-tho-mai-van-phan/
Đà Linh:
Tản mạn vô thức mặt người
http://nguyentrongtao.info/2011/05/14/t%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A1n-vo-th%E1%BB%A9c-m%E1%BA%B7t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/
Mai Văn Phấn trên Tạp chí Da Màu:
Thơ viêt nam Đương đại, buổi ra đi và trở về
http://damau.org/archives/11193
Thủ bút nhà thơ Mai Văn Phấn
Website Mai Văn Phấn
http://maivanphan.vn/Default.aspx?sname=MaiVanPhan&sid=32&pageid=397
http://damau.org/archives/11193
Thủ bút nhà thơ Mai Văn Phấn
Website Mai Văn Phấn
http://maivanphan.vn/Default.aspx?sname=MaiVanPhan&sid=32&pageid=397
Dịch giả Lê Đăng Hoan, Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh,
Mai Văn Phấn
Mai Văn Phấn & Đặng Thân
Tô Hoài & Mai Văn Phấn
Họa sĩ Bruce Blanchard, Mai Ngọc Quỳnh,
Nhà thơ Susan Blanchard & Mai Văn Phấn
Hiện sống và làm việc tại Hải Phòng Việt Nam
Mai Văn Phấn
Mai Văn Phấn & Đặng Thân
Tô Hoài & Mai Văn Phấn
Họa sĩ Bruce Blanchard, Mai Ngọc Quỳnh,
Nhà thơ Susan Blanchard & Mai Văn Phấn
Hiện sống và làm việc tại Hải Phòng Việt Nam
Trở về