CƯ SĨ TỊNH LIÊN NGHIÊM XUÂN HỒNG
(1920-2000)
TIỂU SỬ:
NGHIÊM XUÂN HỒNG sinh năm 1920 tại Hà Đông, Bắc Việt.
Năm 1953, hành nghề Luật Sư.
Năm 1954, đất nước chia đôi, di cư vào Nam.
Nguyên Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Saigon
Cựu Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng năm 1965, thời Nguyễn Khánh.
Sáng lập viên nhóm Quan Điểm, Saigon.
Năm 1975, miền Nam Việt Nam mất, di cư sang Hoa Kỳ.
Trước năm 1975, viết sách về Chính Trị, Triết Học và Văn Chương.
Sau năm 1975, chuyên đọc Kinh Đại Thừa, tịnh tu, viết sách Phật và giảng dạy Phật Pháp tại chùa Trúc Lâm Yên Tử, Santa Ana và chùa Liên Hoa, Garden Grove, bang California.
Những Tác Phẩm của ông viết về Phật Học sau năm 1975 tại Hoa Kỳ, đã phản ảnh đầy đủ một ngã rẽ đổi thay quan trọng trong tư tưởng của ông.
Đời người là Vô Thường, ông đã bình thản ra đi ngày 07 tháng 05 năm 2000, nhằm ngày 04 tháng 04 năm Canh Thìn tại Orange County, California, Hoa Kỳ.
Tinh thành trong Lịch Sử chuyển mình của Quốc Gia, cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng, ngoài “Một nhà văn luôn luôn thiết tha với đất nước. Một nhà tư tưởng luôn luôn thiết tha với đại thể. Một hồn thơ luôn luôn thiết tha với cái “MỸ” và cái “HẢO”, ông còn là “Một Thiền gia luôn luôn thiết tha với thế nhân.” Cư sĩ qủa là bậc tiền bối hữu công sang chói, ông đã “khước từ những quyền uy, những hạnh phúc, những danh vọng, những phú qúy, những sang giầu” để tựu thành đạo nghiệp cao qúy cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng.
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM
01
Đi Tìm Một Căn Bản Tư Tưởng
1957
02
Lịch Trình Diễn Tiến của Phong Trào Quốc Gia Việt Nam
1959
03
Xây Dựng Nhân Sinh Quan
1960
04
Luyến Ái Quan qua Triết Thuyết và Tình Sử
1961
05
Cách Mạng và Hành Động
1962
06
Người Viễn Khách Thứ Muời, Kịch
1963
07
Từ Binh Pháp Tôn Ngô đến Chiến Lược Nguyên Tử
1965
08
Việt Nam, nơi Chiến Trường Trắc Nghiệm
1966
09
Biện Chứng Giải Thoát trong Tư Tưởng Ấn Độ
1966
10
Biện Chứng Giải Thoát trong Giáo Lý Trung Hoa
1967
11
Nguyên Tử Hiện Sinh và Hư Vô
1969
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN Ở HOA KỲ:
01
Lăng Kính Đại Thừa
1982
02
Tánh Không và Kinh Kim Cang
1983
03
Lăng Nghiêm Ảnh Hiện
1983
04
Nguồn Thiền Như Huyễn
1984
05
Mật Tông và Kinh Đại Thừa
1986
06
Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc 1
1988
07
Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc 2
1989
08
Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc 3
1991
09
Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc 4
1992
10
Ma Tâm và Ma Sự của người tu
2001
(Nghiêm Xuân Hồng): Sách đọc và Nghe Audio book
PHỎNG VÂN
Cư Sĩ Tịnh Liên NGHIÊM XUÂN HỒNG
(Giao Điểm thực hiện)
Hỏi: Xin Cụ vui lòng cho biết sơ lược tiểu sử của Cụ?
Đáp: Tôi sinh ở Hà Nội, khoảng 1920. Khoảng 1939, vào trường Luật Khoa. Lúc đó, tình hình chính trị trong nước bắt đầu chuyển mình sôi động. Thấy chán nản lối học khoa cử, năm 1941, tôi bỏ học lang thang theo những phong trào chính trị quốc gia mới xuất hiện. Tuy cũng bị ám ảnh ít nhiều bởi trào lưu ý thức hệ Mác Xít, nhưng không hiểu sao, mỗi khi gần gũi, tôi không hề thấy một chút cảm tình gì với những người thuộc Mặt Trận Việt Minh. Năm 1953, làm Luật Sư. Năm 1954, di cư vào Nam. Năm 1975, di cư sang Mỹ. Tôi có viết một ít sách về chính trị, triết học, văn chương. Từ khi sang Mỹ nằm dài đọc kinh Phật.
Hỏi: Cơ duyên nào đã dẫn dắt Cụ đến với đạo Phật?
Đáp: Về cơ duyên đến với đạo Phật, tôi nghĩ mỗi người là một loài hoa. Có những thứ hoa nở sớm, lồ lộ, lộng lẫy. Có thứ hoa nở muộn. Có lẽ tôi thuộc loại hoa nở muộn. Thuở nhỏ đi học cũng lười biếng, khờ khạo, thích đánh bi đánh đáo hơn là học. Lớn lên, chơi với những người bạn văn nghệ như Vũ Khắc Khoan, bỗng nghĩ đến chuyện viết lách, thì trong nhiều năm cũng chÌ nói mồm mà chẳng viết được quyển nào. Cho tới khi bắt tay vào viết, tôi nghĩ rằng giỏi lắm cũng chỉ viết được một vài cuốn là cùng, cho ra vẻ mà thôi; không ngờ về sau cứ viết dài dài. Cho nên dần dần tôi mới hiểu ra rằng: Mọi sự ở đời, trong cuộc sống của mình, đều chỉ là sự NỞ RA CỦA NHỮNG CHỦNG TỪ NẰM SÂU TRONG VÔ THỨC của mình. Và mỗi khi nở ra, chúng thường chiêu cảm sự DẪN DẮT ĐƯA ĐẨY của các vị qủy thần và thần linh, và lần lần, tôi cũng hiểu ra rằng, trên trái đất này cũng như trên vô lượng hành tinh khác, loài người chỉ có ba bốn tỷ, nhưng qủy thần và thần linh cùng các loài chúng sinh phi nhân khác thì vô lượng. Có lẽ cục nghiệp khắc khoải siêu hình cứ lần lần nở ra trong tôi. Đọc sách luật thì thấy chán phè, nhưng đọc những mộng những tưởng kỳ ảo thì thấy rất khoái trá.
Hồi đó tôi có một người bạn cùng một xu hướng: đó là ông anh ruột tôi tên là Nghiêm xuân Cẩn, nay là Thượng Tọa THÍCH TÂM CẨN, trụ trì chùa Một Cột ở Hà Nội. Hai anh em cứ bỏ học đi thăm chơi các chùa và tuy chẳng hiểu Phật pháp gì bao nhiêu nhưng cứ vấn nạn lung tung các vị tăng. Hồi đó chúng tôi hay bàn cãi sôi nổi về vấn đề: “ Vũ Trụ là TẬN hay VÔ TẬN ?“ mà chẳng biết quyết nghi ra sao. Sau này đọc kinh Đại Thừa mới biết đó là một trong 14 câu hỏi khó trả lời. Và tôi mới thấy rằng lời kinh xưa đã trả lời vừa bình dị vừa sâu sắc rằng: khi tâm một chúng sinh còn động niệm, thì vũ trụ vẫn còn hiện lên bời bời chẳng tận, nhưng khi chúng sinh đó biết BẶT NIỆM, thì vũ trụ cũng nhòe đi và tắt luôn.
Nhưng thực ra, tôi còn một cơ duyên khác để đi vào giáo lý Phật đà. Cơ duyên này thích thú hơn, có vẻ lãng tử hơn. Đó là mấy cuốn tiểu thuyết mà tôi say mê. Hồi chín, mười tuổi tôi say mê Tây Du Ký, nhất là nhân vật Tề Thiên Đại Thánh. Nghĩ rằng nếu mình có được 72 phép thần thông biến hóa thì mới thực là sướng. Lớn lên chút nữa, say mê cuốn Lục Giả Tiên Tung với những nhân vật như Lãnh Vu Băng và Kim Bất Hoán.
Mơ màng tu tiên và luyện đơn trường sanh bất tử. Lớn lên chút nữa, mê Liễu Trai Chí Dị. Giật mình nghĩ rằng thế giới này có nhiều thứ chúng sinh phi nhân mà mắt thịt không nhìn nổi. Thấy có nhiều thứ hồ ly qủy mị và các thứ tình chướng giăng mắc.
Lớn lên ít nữa, đọc Nam Hoa kinh. Thấy nói: nằm ngủ mơ màng hóa thành bướm, nhởn nhơ bay lượn….Lấy làm thích thú, nhưng hồi ấy vẫn hoang mang không chắc ý. Không chắc rằng cái vụ BIẾN HÓA đó có thể thực hay chỉ là một giấc mơ thôi.
Tới gần 50 tuổi, mới đọc kinh Đại Thừa. Tôi bàng hoàng nhận thấy rằng: trong các kinh, chư Phật nhiều như cát sông Hằng, khác miệng nhưng đồng lời, đều khẳng định rằng: “ các cõi, các thế gian đều chỉ là BIẾN HÓA, các chúng sinh chỉ là BIẾN HÓA. Biến Hóa của cái TỰ TÂM ấy. Dệt nên bởi những quang minh của Thần Lực cùng Nguyên Lực của chư Phật cùng Đại Bồ Tát, cũng như được dệt nên bằng quang minh Nghiệp Lực của chúng sinh. Những quang minh của Nghiệp này, xoay vần miên viễn từ vô thủy, lần lần bị nặng nề bởi vọng tưởng vọng tình, nên xoay tròn hữu nhiễu, kết lại thành những hình hài chúng sinh cùng những cảnh giới y báo.”
Cho nên tất cả thế gian này chỉ là một trường biến hiện của Thức Tâm, một trường nhân duyên trùng trùng khởi lên, một trường ảo ảnh…chẳng phải hư, nhưng cũng chẳng phải thực.
Những điều đó thường được giảng dạy trong các kinh, nhất là kinh Hoa Nghiêm. Tôi bàng hoàng vì lời kinh xưa không ngờ rằng lại rốt ráo xác nhận cái khả năng BIẾN HÓA KHÔNG CÙNG của Tâm Thức; vì đó chính là giấc mơ thuở nhỏ của tôi. Từ đó tôi say mê kinh Đại Thừa và chính chân lý ấy làm tôi sống. Đôi khi tôi trộm nghĩ rằng: một người chỉ cần có một niềm TÍN GIẢI sâu sắc vào chân lý Duy Tâm sở hiện, thì có thể đi qua các cõi, các kiếp một cách thong dong yên ổn, tùy duyên kiếp ứng…Vì sao? Vì đó là giáo lý tối thượng về Đạo Lý vận hành của pháp giới này và các vị Qủy thần vương đều phải kính trọng.
Hỏi: Xin Cụ cho biết ý kiến người Phật tử Việt Nam hiện nay nên làm gì để hộ trì CHÁNH PHÁP và góp phần xây dựng DÂN CHỦ cho đất nước?
Đáp: Đề hộ trì CHÁNH PHÁP, vì căn cơ mỗi người đều đa dạng, nên những phương tiện thiện xảo chắc có nhiều. Hoặc có thể tạo lập những tổ chức, đào tạo những đội ngũ…tùy tâm người thích làm. Nhưng riêng tôi chỉ chú trọng và khuyển tấn một phương pháp: đó là sự ĐỌC TỤNG KINH và LUẬN ĐẠI THỪA để khuyển tấn mọi người LẶNG LẼ đi vào miền Tự Giác của Tâm Thức mình, và nhận thấy được cái bí ẩn của Tâm Thức và Pháp Giới. Đồng thời, khuyển tấn phát BỒ ĐỀ TÂM để Phật chủng không đứt đoạn. Phương pháp này không ồn ào và chậm chạp, nhưng kết qủa vững hơn. Nó thiên về Phẩm, về Huệ Tâm. Trong ba môn học Giới, Định và Huệ thì nó thiên về Huệ, về Huệ Tâm. Giới và Định thường có thể sinh Huệ, nhưng Huệ Tâm ngược lại cũng sinh ra Định Tâm và Giới Tâm. Và một Phật tử, khi đã có niềm tín giải Đại Thừa, người đó có thể thong dong đi qua cuộc sống, tự tìm cho mình một con đường xử thế và tu tập. Trong những hoàn cảnh hiểm nghèo, gió nghiệp thổi lên ào ào, người đó vẫn có thể đủ tỉnh trí để tìm cách đối phó với trường ảo ảnh.
Về DÂN CHỦ cũng vậy. Nếu DÂN TRÍ cao thì thể chế dân chủ sẽ xuất hiện.
Hỏi: Xin Cụ cho biết, theo ý Cụ, Pháp Môn nào nên hoằng dương hiện nay?
Đáp: Trong hàng ngũ Phật tử, cả tăng và tục từ xưa đến nay cứ hay cãi nhau hòai về Pháp Môn, ví dụ như cãi nhau về Thiền và Tịnh.
Các vị cãi cọ đó đều không hiểu rằng tất cả Pháp Môn nhà Phật đều là Thiền cả. Vì sao? Vì đều QUÁN CÁI TÂM, nhưng mỗi trường phái thường dùng những PHƯƠNG TIỆN KHÁC NHAU để Quán Tâm. Quán thế nào để có thể đi xuyên qua bốn màn sương mù ảo ảnh là Sắc Thọ Tưởng Hành Âm để lọt vào biển không của Tàng Thức Sở Năng Biến, rồi lại lặn sâu xuống chỗ đáy biển Tột Không Diệu Hữu.
Những vị tu Thiền thường là đi thẳng vào cái Tâm trơ trụi để Quán mà chẳng cần dùng một phương tiện nào cả. Những môn phái như của hoà thượng Thanh Từ thì tuy vẫn giảng nói nhiều về ngữ lục đốn ngộ, nhưng trên thực tế thì hòa thượng tu Như Lai Thiền và dụng công cốt yếu là TRI VỌNG.
Phái Thiền Đốn Ngộ Kiến Tánh thì đề xướng dùng Tham Thoại Đầu và đề khởi Nghi Tình, dùng nó làm mũi dùi phá vỡ nền Vô Thức để lọt vào Thiên La Địa Võng cát đằng kim cổ dệt nên bởi Ý Thức, phá vỡ ý thức để lọt vào biển Tánh, tức biển hào quang của Tàng thức sở năng biến.
Tu Tịnh Độ cũng là Thiền vì cũng nhằm đi tới NIỆM PHẬT TAM MUỘI. Dùng câu Niệm Phật hoặc Quán Chiếu tức A Di Đà, đi xuyên qua bốn màn sương mù, để lọt vào Tàng thức sở năng biến. Vào tới đó sẽ thấy đức A Di Đà, vì hào quang của cõi cực lạc là hào quang của Tàng thức sở năng biến, tức là hào quang hiện thực đầu tiên của Diệu Tâm… Tu Pháp môn này thì dễ hơn, vì dựa vào nguyện lực ĐẠI BI của đức A Di Đà cùng chư Phật.
Tu Mật Tông cũng là Thiền, mà là một thứ Đại Thiền Định. Dùng rất nhiều PHƯƠNG TIỆN để làm nẩy nở tâm thức và chiêu cảm thần lực gia trì. Những phương tiện là: Dùng lễ Quán Đảnh thờ phương vị Bổn Tôn Yidam của mình, dùng mạn Đà la để triệu thỉnh, dùng Thân mật do sự kết ấn, Khẩu mật do tụng chú, và Ý mật do sự quán chiếu chủng tự. Nhưng tu pháp môn này rất khó.
Chúng ta sinh nhằm thời mạt pháp. Căn cơ thường chỉ là hạ căn hoặc trung căn. Trong lòng đầy phiền não kiết sử, nhiều Chấp ngã và đầy Tham dục. Chung quanh toàn là nghịch duyên, vì đều đuổi theo VẬT. Không có mấy ai biết NHÌN TÂM. Lại sống giữa Dục giới của Ma vương nên Tâm niệm đều chấp Ngã và Tham dục. Nên thiển nghĩ đại đa số nên tu theo Tịnh Độ, tham bác một ít Tọa Thiền niệm Phật, và tụng Thần chú. Thần chú có công năng huy động Pháp giới, lọai trừ ma chướng đầy rẫy.
Hỏi: Thưa Cụ, nên làm cách nào để đào tạo tăng tài và các thế hệ thanh niên Phật tử ưu tú cho Việt Nam? Ví dụ như chương trình giáo dục hiện đại hoá, dấn thân vào đời..v..v..
Đáp: Tôi là cư sĩ, không muốn lạm bàn việc đào tạo tăng tài. Tuy nhiên, hiện nay vì môi trường, nhiều phần tử tăng già bị băng hoại nặng nề; nên thiển nghĩ các vị đạo cao chức trọng trong tăng già, trước khi cho thọ Cụ túc giới nên thiết lập một cuộc sát hạch về mức độ giới hạnh, mức độ thiền định và mức độ học hỏi kinh sách của giới tử.
Trong hiện trạng, nghĩ tới việc đào tạo Tăng tài và Phật tử là rất tốt. Nhưng riêng tôi, tôi không thấy lo ngại gì về tiền đồ của Phật pháp trên trái đất này. Vì sao? Vì sức mạnh của Chân lý tối thượng mênh mang bát ngát, sức huân tập thâu hút của biển Diệu Tâm cũng như sức thủy triều, sức gia trì của chư Như Lai cùng thần linh lớn cũng bất khả tư nghì. Dù người có bê trễ, nhưng vẫn có vô lượng quỷ thần vương cùng thần linh gìn giữ đạo lý của Như Lai tương tự như biển cả, nên tất cả những giòng suối lau lách, những giòng sông, NGAY CẢ ĐÊN KHOA HỌC nữa, trước sau cũng phải đổ vào Đại hải.
(Trích : GIAO ĐIỂM số 9 ngày 15-7-1992)
NHỮNG VẦN THƠ
Coeur Multiple
Người về bứt áng mây hồng
Dệt y trăm sắc ngại ngùng lòng ai
Tôi về mơ giấc mơ dài
Sông hồ hư ảnh trăng cài sắc không
Người về bước nhỏ thong dong
Ngậm ngùi tình muộn vương lòng đỗ quyên
Tôi về mở sách u huyền
Mưa hoa lãng đãng mấy miền tịch dương…
Người về nhặt nụ hướng dương
Tô thêm khóe mắt cô nường Huyền-âm
Tôi về khép cánh hư không
Bồ đoàn che khắp nửa vòng trần duyên…
Người về tiệc rượu đảo điên
Chê ly quá nhỏ, hài sen rót đầy
Tôi về tỉa nhánh trúc gầy
Đèn khuya rải bóng vơi đầy Hoa Nghiêm…
Người về lìa suối tịch nhiên
Chênh vênh gót ngọc, đảo điên nụ cười,
Tôi về gấp áng mây trời
Ôm trăng đổ giấc bên đồi Tào-Khê.
Bịnh
Cành tùng lả ngọn tuyết sương
Thân tàn trăm bệnh biết đường nào ra
Mắt sưng ướt lệ quan hà
Tâm phiền vương giấc hòang hoa rộn lòng
Ô hô mớ lửa phiêu bồng
Thong dong vỗ cánh thoát lồng nhàn du
Nhẹ tay quờ hái nắng thu
Đem về rải chốn vi vu bụi hồng
Nghiêng hồn né ngọn quải phong
Hạt mưa Trích-Lịch gạn lòng phù vân…
Chiều Tâm Lượng
Chiều tàn nở nụ tâm hoa
Nắng tàn chợp giấc phai nhòa tình thu
Nửa khuya vượt cửa Thần phù
Khéo tu chẳng nổi vụng tu chẳng chìm
Đường tâm mờ ảo cánh chim
In như không nọ sao tìm dấu đây?
Ngàn xưa chót lỡ cuồng ngây
Đã bao nhiêu thuở lệ đầy biển vơi!
Giờ đây quảng giấc mộng đời
Mơ chùm sao rụng nghiêng trời biển Đông,
Mơ miền hương thủy thong dong
Lời kinh hư thực rải lòng huyền-không
Chừ đây thiêm thiếp trăng hồng
Mở tâm vô lượng soi vòng trần ai
Thấy than bước tới Kim đài
Hóa hình cát bụi hiện ngòai thinh không
Gặp người thiên nữ thần thông
Tung hoa diệu ý toại lòng xót thương…
Tỉnh ra thấy bóng cành dương
Lắc tay song cửa vô thường mênh mang
Bãi song cồn ngọc cát vàng
Lung linh tâm nở giữa tràng khổ hoa…
Giấc Ngủ Chiều
Nắng vàng từ thuở nguyên sơ
Mây bâng khuâng nối tình thu ngập ngừng
Lá mây mở lớp chập chùng
Lớp nào là lớp huyền tâm hỡi người?
Lá xanh ngậm đắng ánh trời
Mây lơ lửng rải tình đời khó nguôi
Sâm Thương bao thuở chia phôi
Mây xanh mấy độ bùi ngùi tịch dương
Khép xong ủ kín đoạn trường
Nghiêng tâm đổ giấc hoang đường giữa thu
Lạ thay nắng quái phù du
Qua mây chiếu lóe thiên thu ngậm ngùi
Tâm tư chìm giấc ngủ vùi
Nắng thu rơi rụng kéo lùi chiêm bao
Muộn màng trẩy trái yêu đào
Bóc lần từng lớp hư hao ngỡ ngàng
Lỡ tay dứt sợi nắng vàng
Phai nhòa nhân ảnh bàng hoàng thu xưa.
Gửi Họ VŨ *
Người đã đi rồi ta vẫn đây
Ngàn năm mây trắng, gíó thu gầy
Sửng sơ lê bước trường quan tái
Chẳng hiểu bao giờ rũ cánh bay…
Ngắt nhành dương liễu tiễn đưa người
Tụng nửa câu kinh vọng tiếng cười
Văng vẳng đâu đây còn nhịp phách
Của người con gái áo hoa xưa
Có nhớ rượu chăng rượu ngậm ngùi
Hồ-trường bảng lảng rót buồn vui,
Rót nơi muôn thuở không hư ấy
Tưới nở hoa đèn trí-tuệ say
Bốn chục năm qua làn gió thoảng
Có còn chăng vài nét tà huy
Còn chăng vẻ mặt ngẫm cười ấy
Và giọng chửi thề tịch mịch say
Ta cũng nhớ người chẳng nhớ ngươi
Nhớ ngươi như nhớ bóng thu gầy
Ngàn xưa nhiều kẻ ra đi quá
Ai ª ai đi biết nói gì?
* tức nhà văn Vũ Khắc Khoan
Hình Hài Vô Lượng
Hắn qua sông gần hết nhịp phù kiều
Mới nhận thấy lòng mình không xiết kể,
Lòng vô lượng nhưng hình hài duy chỉ một
Từ sơ sinh trơ trụi có vậy thôi…
Lòng vô hạn ẩn thân hình hữu hạn
Này hóa nhi, như vậy chán hay không?!
Trời đất bao la như không ngằn mé
Xoạc đôi chân sao lấp khoảng mênh mông?..
Vòm trời sao cơ man như riễu cợt
Cười thầm người chẳng biết cái chi chi,
Mà chẳng thể giơ đôi tay vít xuống
Để che mờ nhưng ánh mắt trêu ngươi.
Khắp nơi nơi lao xao bao giọng nói
Của muôn trùng hoa có hẹn hò nhau
Mà chẳng thể mang đôi tai khờ khạo
Lén lặng nghe lời thề thốt nỉ non.
Thân thiên nữ tỏa diệu hương bảng lảng
Mọi cỏ hoa bát ngát tiết tịnh hương,
Mà chiếc mũi ngẩn ngơ đầy cát bụi
Chỉ nhận ra như nhuốm vị trần ai.
Sông núi trăng sao trầm tư giấc dài mộng tưởng
Niềm ước mơ dằng dặc ý triền miên,
Mà chẳng sao phóng ý tình phổ nhập
Những áng mây chới với buổi hoàng hôn…
Có những lúc soi gương ngắm nhìn vọng ảnh
Thấy ý tình vô tận bóng phù du!
Hình thô kệch làm sao theo nổi ý
Vào những nơi sâu thẳm mịt mùng khơi?…
Hắn ước mơ được phân thân thành vô lượng
Để ẩn mình từng hạt bụi cánh hoa,
Để có thể phất vung tà áo rộng
Quơ vào trong muôn ức ánh trăng sao…
Huyền hoặc mà thôi… nhưng thực chẳng có gì huyền hoặc,
Vì thế gian này… tuồng huyền hoặc khôn nguôi…
Nên hắn si ngây,
Tiếp tục mơ giấc mơ hình hài vô lượng (1)
Để gieo mình nơi vô lượng cuộc bể dâu…
Chú thích: (1) Chỉ có giáo lý nhà Phật mới có thể nói tới vụ phân thân vô lượng hay hóa thân vô lượng… Các nền giáo lý khác đều chưa dám nói tới vụ này.
Hoa Tạng Trầm Tư
Gửi một người đã rũ bỏ bụi trần ai
Mặt trời đã lặn từ lầu nhưng trăng chưa mọc
Bầu trời thăm thẳm chỉ có những vì sao lấp lánh
Như muốn thì thầm nhắn nhủ một điều bẩn dị kỳ…
Mặt trời Đại bi đã lặn rồi.
Mà vầng trăng Lăng già chưa chịu ló dạng.
Thế gian như trống vắng quạnh hiu
Các hàng trời người đều như quờ quạng
Trong bóng đêm tối đêm sâu,
Chẳng biết nghĩ sao về thân phận mình
Cũng như về bổn lai cái vũ trụ lạnh lùng huyền hoặc này
Ngay đến đàn chim cũng xào xạc thức giấc trong lùm cây
Trong bóng tối đêm sâu,
Chắc rằng có những đàn tiểu quỉ lũ lượt
Đương nghiêng ngả cả cười..
Nhưng may thay là vẫn còn những vì sao
Tương tự như ánh mắt xa khơi
Đương muốn thì thầm nhắn nhủ một điều gì…
Khép cánh cửa sài vì thoảng cơn gió lạnh,
Thắp nén tâm hương khơi dậy ngọn đèn hiu hắt.
Lần giở những trang tôn linh, đắm mình theo giòng chữ…
Bỗng thấy bàng hoàng như bơi lội giữa một biển đầy sao…
Và thoáng như nghe hiểu lời thì thầm nhắn nhủ
Của các tinh cầu thiên chủ.
Muốn di ngôn cho các kiếp xưa sau…
Từ thuở không tên.
Ai, Ai đã vén lên tấm màn này?
Tấm màn vừa dị kỳ huyền hoặc vừa hết mực hiển nhiên.
Khiến cho, thoạt nghe,
Các loài hữu tình đều dụi mắt thẫn thờ
Vì không tin ở mắt mình, nghi ngờ tai mình
Ai đã nói lên được cái Chân lý không thể khác ấy
Về Đạo lý vận hành của vũ trụ kiếp sống này?!
Chắc chắn không phải vì một vị vua trời Phạm Thiên sơ thiền nào đó.
Cũng không phải một vị Thượng Đế mờ mờ nhân ảnh.
Vì cái tâm lượng hữu hạn làm sao nói được vô hạn,
Cái có số lượng làm sao nói vô lượng,
Cái chưa ra khỏi một thế giới làm sao mô tả thế giới võng
Và cái còn rơi rớt vọng tưởng vọng tình, chấp trước có không,
Thì làm sao luận bàn rốt ráo về hư kh6ng??
Ai đã nói lên giáo lý như thực như hư
Về nhịp điệu sở hành của cái Thâm tâm Diệu quang minh hải ấy???
Ai đã nói lên điều khó thể nói, khó thể biết
Từ mẫn nhắc nhở chúng sanh si ngây
Trong các cõi nhiều như hạt bøi…
Chỉ rõ biển Không hải uyên nguyên hào quang sáng ngời không có một vật
Cùng bí ẩn của sự động niệm mê sảng muốn tư chiếu soi
Khiến cho cái vô tận hiến hình thành tận…
Diễn nói về những đám bụi hào quang xoay vần miên viễn
Làm lóe lên cơ man còn lốc ảnh hiện thức biến chập chùng.
Lung linh mê đô ảo phố…
Giảng giải rằng tuy mỗi tia chớp nháng đều mềm niệm diệt,
Nhưng vì suy động bởi sức nghiệp tương tợ tương tục
Nên vẫn hiện lên như có vật và có tác vi…
Nói về nhịp điệu của thâm tâm hành
Vừa chu kỳ (cyclique) vừa cực độ chuyển hiện,
Vừa ly tâm vừa hướng tâm
Và trong đó, những trạng thái như trái ngược
Vẫn thường thành tựu lẫn nhau…
Diễn giải không ngừng…
Về thời gian không gian ngang dọc huyễn mộng vọng tưởng
Chỉ là do nhịp điệu bồng bềnh vô thủy của tâm thức hữu tình
Về huyễn số, huyễn tế, huyễn trí
Về cái tâm đại-ảo- sư nổi cơn cuồng mị
Dệt nên Đại-ảo-thành nhốt kín kẻ u mê!…
Nhắc đi nhắc lại pháp giới này chẳng thực chẳng hư
Chẳng vật chẳng phi vật
Không đoạn không thường, không lai khứ, không nhất dị
Chẳng onde chẳng corpuscule
Vì chỉ là ảnh hiện
Vì chỉ là một trường thức-biến mênh mang
Vì mọi sự vật đều không mảy may tự tánh…
Và sự phủ định không cùng (negation) chính là chuyển
sang khẳng định (affirmation) tối thượng
Và hết thảy vô-tự-tánh chính là chỉ rõ nơi thể tánh bờ mé khó thể chỉ bày…
Ai, Ai là bậc Nan-tư có thể khoan thai từ ái
Nói lên những điều như vậy…?
Nhưng trong cái màn lưới thế-giới-võng chập chùng
Dệt nên bởi đám bụi trần ai nghiệp dĩ,
Ai là những bậc tỏa sức hào quang
Để làm nơi nương về của thế giới cùng hư không?
Ai là bậc có đủ nhãn lực
Để nhìn thấy cả thế-giới-hải bao la,
Chỉ nhỏ như một bông hoa khi nở ra lúc cụp lại
Lại nhìn thấy mỗi hạt bụi cũng nở ra
Thành một thế giới có đủ trăm vạn ức
Nhật nguyệt tinh tú Tu di cùng hải hội nhiệm mầu?
Ai là bậc biết rõ và quở trách các thứ thiên đường thấp kém
Của ngọai-đạo còn nặng nề kiến chấp có-không,
Nên chỉ biết loanh quanh lẩn quẩn nơi mấy tầng trời?
Lại dung tâm-nhãn tịnh diệu
Vượt ra khỏi tiểu-thiên thế giới,
Ra khỏi trung-thiên, khỏi đai-thiên
Trải qua kiếp số, lặng ngắm nhìn các thứ cõi
Hoặc thô hoặc diệu, hoặc uế tịnh
Để chỉ đường cho các chúng sanh hoang loạn
Biết cách xin sang Tịnh Độ thắng duyên…
Ai là bậc có thể hiện thân-vô-biên
Tỏa hào quang bao trùm nhiều cõi
Để biết rõ từng hạt mưa, từng tâm niệm chúng sanh?
Là bậc hiện thân mình làm một cõi
Để dung chứa chúng sanh lăng xăng ngụ vùi…
Có thể bóp nát nhiều thế giới
Thành vi-trần thành bụi quang minh,
Rồi lại tØ vi trần kết thành thế giới
Mà chẳng làm kinh động chúng sanh…?
Ai có thể tùy nghi biến hình các cõi
Làm nơi thắng duyên hay chỗ trả nghiệp của chúng sanh
Ai có thể trụ thân mình trong vô lượng kiếp
Để chờ đợi một chúng sanh thành thục căn lành…
Hoặc thay đổi nhịp điệu tâm-hành
Đem một liếp vào một sát na
Hay kéo dài sát na thành nhiều liếp…?
Ai, Ai đây! Ai là bậc Nan-thắng này???
Ai có thể nói rằng:
Diệt tận định cây-khô-tro-nguội chưa phải là bờ mé,
Và tầng trời Phi-tưởng kia vẫn còn chưa phải bến cũ tịch liêu…
Ai là bậc ra vào thung dung các cơn đại định,
Lấy một than nhÆp ÇÎnh, lúc xuất lại nhiều thân…
Ai dám nói rằng cơn tam muội có cơ man không xiết kể,
Nhưng mọi sở hành đều thu gọn nơi Sat-na-tế-phổ-quang minh???
Ai là bậc tùy tâm dọc ngang pháp giới,
Tuy vẫn ngồi bất động tịch nhiên
Mà vẫn hiện hoá thân nườm nượp tỏa khắp hư không…
Mỗi bước chân đi đều chấn động các cõi
Khiến các nẻo mê-đồ thoắt tróng vắng rỗng không…?
Ai là bậc giữa những cơn tam-tai kiếp hoại
Làm nổi lên những luồng phong luân rào rạt
Đầy các chúng sanh lên những tầng trời sơ-nhị-tam-thiền
Tương tự như làn sóng cồn làm sống lại đám cá tích ngất ngư…?
Ai biết rõ chúng sanh dường như mộng-ảo
Song những niềm đau khổ vẫn có thật triền miên…
Ai dám tự nói mình cũng chỉ là huyễn mộng
Mà chẳng ngừng hứng khởi Đại-bi tâm…
Ai biết rõ các hạnh đều như mơ, như tia nắng quái
Mà vẫn phân thân hoá độ chẳng ngừng tay…
Ai biết rõ tất cả thế gian chỉ là huyễn hiện
Mà vẫn liên miên biến hóa tràn đầy thế gian…?
Ai đã ân cần khuyên nhủ
Tất cả chúng sanh
Phải làm con cá tích lội-ngược-giòng năm lớp sương mù
Rồi chỉ rõ các hạnh, các địa,
Các giải thoát môn, các tràng hạnh nguyện,
Mọi thứ tâm hành biến hóa,
Để trở thành những bậc
Tuy vẫn ở thế gian mà vẫn siêu xuất thế gian…
Ai là bậc đã nói lên những điều như vậy,
Khiến cho ngàn trước, ngàn sau,
Trải những kiếp số không thể tính đếm,
Chẳng có một cái gì có thể thoát khỏi
Chân lý vận hành của những lời này…?
Ai, Ai là bậc Nan ngộ ấy??…
Ai là ai vậy, những lời ấy là lời gì?…
Sương khuya đã thấm lạnh miền đất sa mạc
Đột khởi lên từ đáy biển sâu do một bàn tay nào đó…
Ngọn đèn như heo hút, lụn bấc vơi dầu
Nhưng trang tôn lánh như im lìm mờ nhạt,
Chỉ nghe gió khuya xào xạc…
Thấy hình như, thực ra, chẳng có ai nói cả
Và lời kia chỉ là tiếng vọng thì thầm
Của pháp giới cùng tâm thức lặng thinh…
Trên vòm trời, những cánh buồm sao đã ẩn đi mất dạng
Vì trăng tà đã hiện lên
Giữa thinh không
Lững-lờ-không-bạn
Tỏa sáng ngời trên bến cũ chẳng có một ai…!
Hư Tình Khúc
Mây cũng xưa rồi nước cũng xưa
Thu gầy ngơ ngác thoáng hương thừa
Đất trời thăm thẳm trùng trùng hiện
Nổi khúc hư tình nặng hạt mưa.
Lòng vẫn không hư tự thuở nào
Nẻo đường lẽo đẽo bặt chiêm bao
Nghiêng đầu soi bóng hình tiều tụy
Hái đóa phù dung lạt má đào
Nghĩ tới tình xưa lòng diệu vợi
Thấy hồn thuần khiết tóc phân ly
Thấy chữ ân tình muôn ẩn hiện
Bàn tay gầy guộc lúc phân kỳ
Thoáng mái tóc huyền tung lộng gíó
Nụ cười huyền hoặc nét bâng khuâng
Mảnh thân tinh đẩu chòm sao lạc
Mộng ảo chân tình khó nỗi phân
Bằn bặt hợp chia là thế đó
Là hư là thực nửa hào ly
Vung tay nhịp phách mê-đồ hiện
Bặt khúc hư tình ào phố tan…
Lạc nẻo cố nhân
Từ ai tắm suối Hoa Nghiêm
Soi mình giòng nước, khép duyên nụ cười.
Giơ tay vớt ánh sao rời,
Tấm thân cây cỏ ngậm ngùi trúc tơ,
Rừng phong rụng lá ước mơ
Suối trong rũ mộng bên bờ tịch liêu
Rằng xưa…nơi bến Phong Kiều
Vẽ lầm…trăng úa, tiêu điều nhøy hoa…
Trang kinh hồn mộng chói lòa
Nửa cơn địa chấn phai nhòa tang thương…
Lối đi dặm liễu mờ sương
Tấm y hoại sắc vô thường…hư nhiên,
Nhẹ bàn tay ngát hương thiền
Thong dong Bửu nữ tới miền Kim-Luân,
Gặp người lạc nẻo cố nhân
Trao bông linh-thoại ân cần nắng mưa,
Rằng xưa nhiều kiếp hương thừa
Rằng nay mới thực là vừa cơ duyên
Cho hay túc trái triền miên
Băng khe tình lụy tới miền thênh thang…
Ai đi công quả cho đời,
Cho ta đứng lặng ngậm ngùi chiếc thân…
Qua Sông Ni Liên
Niranjana…*
Làm sao nối lại giòng tâm tưởng
Cho kiếp phù trần chớ lãng quên
Làm sao trả sạch ân tình cũ
Để thả một giòng giấc thụy miên?!…
Qua sông Ni-Liên, giòng sông cạn
Nhìn cát bạc màu, lòng xót xa
Nhớ một buổi mưa sông đầy ắp
Cùng những bầy chim bay la đà
Chúng tìm gì đây trên giòng nước
SÕi đá biến thiên nước nhạt nhoà
Có ai lê bước rừng khổ hạnh
Để tới vũng sông rửa mắt lòa
Linh Thứu núi xưa mặt trời hồng
Nửa khuya biến hình thành trăng lu
Có ai gõ trống trên gềnh đá
Bàng bạc thinh không hoa trời sa
Ngày về bỗng nhận tập “Đọc kinh”
Của người gửi tới từ hiu quạnh
Ý tưởng ngẩn ngơ lời ngập ngừng
Bàng hoàng như cười như rơi lệ…
Chú thích: * Ni Liên Thiền hay còn gọi là Ni Liên Hà, chảy gần núi Tượng Đầu và gần xóm Ưu Lâu Tần Loa, trong nước Ma Kiệt Đà (nay là Bồ Đề Đạo Tràng, bang Bihar, Ấn Độ). Đức Thích Ca từng ở đây tu khổ hạnh suốt 6 năm. Cuối cùng Ngài hiểu rằng lối tu khổ hạnh này không thể đưa tới sự giải thoát và từ đó bỏ lối tu này. Một tín nữ ở làng kế cận dâng Ngài bát nước cháo (milk rice) và Ngài xuống sông Ni Liên tắm gội…
Say Vào Hoa Tạng*
Xưa kia Lý Bạch (1) sầu vô lượng
Hát khúc trầm kha theo Khuất nguyên,
Trăng hồng chênh chếch trời mã não
Đáy nước mò trăng có ảo huyền?
Xót người m¥t phấn duyên đòi đoạn
Hay thấy kiếp người luống nhọc công
Thấy lòng phiền muộn không bờ bến
Lại gặp trăng gầy úa sắc không?
Họ Lý ngang tàng vang một thuở
Nhưng chưa hề hiểu mộng “Cuồng Ngây”,
Si ngây ôm mộng nghiêng trời biển
Mà vẫn thung dung nửa tỉnh say…
Đáy thẳm không hư còn lồng lộng
Nghiệp dĩ ngàn xưa mây trắng bay,
Xá chi một mảnh trăng phiền muộn
Mà phải ngậm ngùi mấy kiếp say!
Chẳng thấy Trang Châu(2) người áo vải
Đêm thu lất phất hạt thu bay,
Co tay đổ giấc mơ làm bướm
Cùng với trăng xanh lờ l»ng say.
Hãy học gương “Cuồng” người Đồng-Tử(3)
Si ngây ngồi lặng ngắm trùng dương
Trùng dương bất tận tràn hư ảnh
Mà chẳng giăng sầu lụy vấn vương!
Học người Đồng Tử miền Hoa Tạng
Túy lúy càn khôn một lỗ lông,
Thấy Sái-cam-lồ bừng chiếu sáng
Hào quang muôn trượng…dạ thong dong!
Đáy nước mò trăng, trăng nào thấy
Chỉ thấy muôn vàn đốm lửa yêu,
Hãy mò tâm để quang lồng lộng
Một điểm không hư vạn kiếp đầy…
Chú thích:
(*)
(*)
Hoa Tạng: tức Liên Hoa Tạng thế giới, tên cõi Tịnh Độ của Phật Tỳ Lô giá na, được nói tới nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Theo đó ở biển Hương Thủy mọc ra một đóa Đại Liên Hoa, trong hoa sen bao gồm thế giới nhiều như bụi nhỏ. Tóm lại, thế giới Liên Hoa Tạng hay Hoa Tạng là tên gọi chung các cõi báo độ của chư Phật, và ở đây hiểu đơn giản là cõi Phật theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm.
(1)Lý Bạch: Thi hào đời Đường bên Tầu, theo truyền thuyết khi uống rượu say trên thuyền nhìn thấy ánh trăng ở đáy song rất đẹp, ông bèn nhẩy xuống định vớt trăng lên mà chết đuối, chắc nhiều người đều đã biết. Nhắc lại để thấy đó chỉ là một thứ “si mộng” thôi và được coi là thi thoại đẹp.
(2)Trang Châu hay Trang Chu: cũng được nhiều người nhớ. Ông là triết gia lớn thời cổ đại Trung Hoa, sống Thanh Đạm, cơm giỏ, nước bầu, co tay làm gối, khi ngủ nằm mơ thấy mình hóa thành bướm bay rất thảnh. Lúc tỉnh dậy cứ băn khoăn không biết ông đã mơ hóa bướm hay bướm mơ thành Trang Chu, và câu chuyện đó trở thành một “suy tư” có tính cách triết lý về chân giả, thực hư trong cuộc sống.
(3) Đồng Tử: Thiện Tài Đồng Tử, tên một đệ tử của Phật. Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp giới, thì Đồng Tử Thiện Tài từng theo học với 53 vị thiện tri thức, và người độ cho Thiện Tài là hai Bồ Tát Di Lặc và Văn Thù. Ở trong các chùa, bên trái tượng Bồ Tát Quan Âm có đặt tượng Đồng Tử Thiện Tài, là lấy tích khi Thiện Tài đi tham học 53 vị thiện trí thức, đến vị thứ 27 mới có duyên gặp được Quan Âm đại sĩ, và trở thành vị hiệp sĩ của Bồ Tát.
Chú thích của ông Nguyễn Hữu Hoà: Tôi nghĩ bài thơ này được tác giả làm vào lúc để hết tâm chú giảng rất công phu phẩm Nhập Pháp Giới, trong kinh Hoa Nghiêm và sau được in thành ba hay bốn cuốn quyển.
Trăng cài Cổ Độ
Như kẻ si ngây, hắn lữ hành từ cổ độ,
Trải hình hài vô lượng bến phù hoa
Mái tóc biếc nhuốm ngàn lần ánh bạc
Vẫn chưa sao bặt hết ý bềnh bồng
Nằm nơi đây, lắng song cồn xào xạc
Hắn mơ màng một giọt lửa tinh vân
Rớt xoáy trái tim, cháy hừng hực đọ
Đốt tan tành kiếp sống chỉ trăm năm.
Từ thuở xa khơi đã từng nhiều kẻ
Quảng hình hài mong nhập suốI hư vô
Hoá thành cây thông lạnh lùng réo rắt
Hay hòn đá lỳ đổ giấc vạn năm…
Nhưng hỡi ơi! Hư-vô cũng vẫn là hoài-vọng
Hòn đá kia đâu có thật vô tri!
Và sống chết chẳng cắt nổi giòng thức giấc
Chẳng thể ngừng mừng sợ lẫn say mê…!?
Lạ thay! Lạ thay! Chẳng sao ngừng tri giác
Chẳng sao ngừng làm loé ánh hư-minh
Tựa lớp mù-sa bàn tay yêu huyễn
Dệt ảo-thành nhốt kín kiếp phù sinh!
Từ thuở không tên đắm mình giòng hư ảnh
Hết chuỗi này lại chuỗi khác nổi lên
Các thứ ước mơ theo nhau trỗi dậy
Vung bàn tay nắm bắt: chỉ hư không
Hư ảnh mà thôi, chẳng gì ngừng chảy
Chẳng có gì nán lại giữa vòng tay
Giấc mộng xa xưa lâu đài yêu mị
Nay tiêu chìm nơi nắng quái hoàng hôn
Nhưng dị kỳ thay! Hắn lặng lờ khép mí,
Lắng quên mình, quên tiệt mộng phù hoa
Bỗng thấy nổi lên từ đáy từng vực thẳm
Mảnh trăng cài nơi cổ độ hoang vu…
Hoang vu, hoang vu! Chẳng còn một vật
Chỉ diệu huyền vằng vặc ánh trăng xanh
Xanh thắm trong veo xanh bát ngát:
Duy một con tằm hoá bướm lũng lờ bay?
Trang Kinh Xanh Ngắt
Thần thánh xa rồi…rớt lại đây
Trang kinh xanh ngắt dưới trăng gầy
Chong đèn mờ tỏ lần tờ cũ
Tinh đẩu quay cuồng lộng gíó bay…
Chạnh nhớ tiền thân mộng liêu trai
Hồn ma quỷ mị rỡn trăng say,
Cô gái hồ ly đa phấn diện
Gia hồn thục nữ ghẹo chiêm bao
Mới thấy lưới tình man mác qúa
Tình dài đằng đặc hận miên man
Tình giăng lồng lộng…ai ra khỏi
Làm khách phiêu bồng đi thế gian?
Lại nhớ tiền thân đọc Lão Trang
Nghe hồn hóa bướm dưới hoa vàng,
Cho hay mộng túy trường sinh ấy
Kết tưởng liên thành cánh Nhược tiên…
Tình tưởng là chi mà gớm thế
Là trùng là điệp chẳng gì ngăn,
Tuyệt không ngằn mé…Ai là kẻ
Giăng mắc tưởng tình kín thế gian?…
Nay tụng trang kinh thấy rõ ràng
Tờ hoa lặng lẽ HIỆN trăng vàng
Trăng vàng bỗng vỡ thành muôn mảnh
Hoá hiện hình hài ngập thế gian…
Là tình là say là vật đó
Là tâm mê sảng hiện trần ai
Trần ai lớp lớp trùng trùng xoáy
Khởi đại phong luân vẽ thế gian
Trăng chiếu tiền thân vô lượng cõi
Lúc vinh lúc nhục cảnh phù hoa
Hiện thân sư tử nghênh đầu núi
Lại hóa muôn trùng núp cánh hoa…
Vô lượng tình duyên như bỗng dứt
Mộng túy trường sinh cũng dứt thôi,
Thân vẫn bước giữa bờ sanh tử
Mà lòng bát ngát huệ vô sanh….
Varranasi
Hắn đứng trơ đây, lặng nhìn thiên đường vỡ lở,
Những mảnh thiên đường tan tác giữa trần gian…
Đất của Maya, của những lingams sừng sững,
Của Shiva ôm nghËt nữ thần Shakti…
Đất của những kẻ đạo sĩ trần truồng như nhộng
Ngạo nghễ đứng trên kè đá dọc sông Hằng,
Soi mình xuống giòng sông như ngắm nhìn cửa âm môn mở rộng
Của những loài n» quái trùng điệp sóng Ganga…
Của những kẻ Ni-Kiền, bốc bã rượu trong chiếc sọ người
Để nhắm đưa cay miếng thịt rữa của thây ma,
Hoặc ăn phân mình, uống nước tiểu chính mình
Bài bác nhân quả, tự cho là La Hán hiện thân.
Hoặc của những bậc đạo sĩ khá cao siêu như Uất Đầu Lam Phất,
Triền miên trong cơn định Phi Tưởng, tự cho là Niết Bàn tịch tĩnh,
Của những bầy ăn mày đui mù què cụt đông như bầy ruồi,
Và của những ngõ hẻm không cùng trùng điệp của vọng thức chúng sanh…
Nơi đây, nơi đây…từng nổi lên trong giấc mơ của hắn,
Từ những trang kinh huyền hoặc khôn dò…
Nơi đây hình như là điềm của đất trời giao hợp
Để các tiểu thần linh lởn vởn ve vãn gái trần gian…
Nơi đây, nơi đây vừa mịt mùng cát bụi,
Vừa êm ả như cûa ngõ nước Nhược non Bồng
Nên hắn lê gót tới đây, để đứng trơ bàng hoàng ngơ ngẩn
Chẳng hiểu mình ở thiên đường hay cửa địa ngục trần gian?…
Nơi đây từ lúc rạng đông đã văng vẳng tiếng sáo Krishna,
Và giữa đêm trường tịch mịch, vẫn có tiếng hát nghêu ngao tán than thần Shiva,
Nơi đây có mặt trăng lưỡi liềm ẩn hiện,
Như tranh tối sángvới mặt trời lúc sắp rạng đông…
Nơi đây có những đàn quạ lúc bay cao rợp bóng tầng mây,
Lúc sa xuống những ngõ hẻm không cùng tranh nhau mấy miếng ruột hôi thối…
Có những thây ma cháy dở vàng mùi khét lẹt,
Và những đám người cùi hủi há hốc chiếc miệng không môi…
Có những người đàn bà gầy guộc vú nheo chẳng khác con la con ngựa,
Nhưng cũng có những người con gái mặc sarees nhiều màu như chiếc cầu vồng,
Mắt biếc như hồ phương tây,
Và nụ cười huyền hoặc như tượng nữ thần Durga…
Nơi đây có những bầy khỉ trầm tư giấc mộng tiền thân,
Những bầy trâu đen bóng loáng, những con thằn lằn óng ánh đổi mầu,
Có những đống phân trâu bò cao như gò đống,
Và những giàn hoa vàng gầy phủ kín mái tranh…
Nơi có những buổi chiều êm ả như lướt đi trong mộng,
Hang cùng ngõ hẻm đều bảng lảng các thứ mùi hương,
Mùi hương trầm, hương chiên đàn cùng hoa cỏ,
Xen lẫn với mùi cống rãnh cùng các thứ mùi phân…
Nhưng bao trùm trên hết vẫn là Ganga Goddess,
Khởi đầu từ miền tuyết sơn đất trời giao hợp,
Mỗi năm lại dâng những ngọn sóng trùng điệp đục ngầu
ñể phủ kín thành phố Kashi như ôm lấy người tình muôn thuở…
Cũng vì nơi đây nửa thiên cung nửa tiền địa ngục
Nên bậc Tĩnh mặc Vô thượng đã lựa chọn để xuất hiện với trần gian…
Vì cạnh nơi đây là khu rừng Sarnath
Bát ngát những tang cây xanh mướt như mặt biển Tâm…
Chính vì nơi đây là thành trì của mọi tà kiến trùng điệp,
Của những kẻ Hư vô ngông cuồng thách đố,
Của những đạo sĩ đắm chìm trong niŒm thiền lạc thiên cung,
Nên bậc Tuệ Giác Vô Thượng đã đặt bước chân thiên bức luân đầu tiên,
Tới nơi, gõ cửa thành trì,
Và dạy rằng:
Tất cả mọi lòng mong cầu hoài vọng xoay vần từ vô thủy,
Đều tạo dựng nên những hình thái hiện hữu,
Và mọi hình thái hiện hữu
ñều chỉ có một mùi vị khổ đau…
Dù là khổ khổ, hoại khổ, hành khổ
Vẫn chỉ là một mùi vị khổ đau…
Tất cả chỉ là do những tập khí vọng tưởng
Xoay vần miên viễn từ vô thủy
Và các ông chưa thông suốt được những cửa ngõ Diệt tận
Để tận diệt những vọng tưởng điêu linh,
Những người Bà La Môn các ông chẳng phải thật Bà La Môn,
Và Sa Môn, các ông chẳng phải thật Sa Môn
Và Bà La Môn các ông chỉ là kẻ thủ từ ngồi thu oản chuối,
Và Sa Môn các ông chỉ biết mơ tưởng thiên cung,
Đắm chìm trong những cơn tam muội nông cạn đảo điên
Thì làm sao siêu xuân được tam giới?
Ngay đến vị thần Shiva của các ông
Cũng chưa phải là cao cả tối thượng,
Chỉ là một vị vua trời vào mức Ly Cấu Nhị Địa,
Mà cũng chẳng thể tạo dựng nên thế gian nầy
Vì thế gian này chẳng phải tự sanh, chẳng tha sanh, chẳng cộng sanh,
cũng chẳng phải không nhân,
Vì thế gian này chỉ là một tuồng huyễn mộng, một tuồng huyễn hoặc khó nguôi…
Hắn chợt nhớ được mấy lời kinh
Thấy lòng vui mừng khấp khởi,
Vội vã rời thành Kashi
Đi xe lôi để vào Samath…
Tới nơi chỉ thấy tàng cây xanh um bát ngát,
Và mấy con dê thơ thẩn giữa đường…
Sực nhớ đây là vườn Lộc Uyển,
Nên hắn mua nải chuối
Cúng dường mấy con dê lang bạt…
Lại cũng sực nhớ đây là nơi
Mà bọn năm người của ngài Kiều Trần Như
Từng rớt tóc rụng râu và trút phiền não,
Nên hắn nhờ một ông thợ cạo ngồi xổm lề đường
Xén cụt mái tóc phong sương
và phải trả mất 4 rupias…
Rồi khoa chân lảng đảng
Bước vào một ngôi chùa gần đó,
Thấy một bầy chim mầu hoa lý xào xạc rúc rich trong tàng cây,
Lại thấy một ông sư già mặt nhăn nheo như quả táo tầu,
Đương ngồi xoạc cẳng gõ thanh la, lớn tiếng niệm kinh…
Hắn chẳng hiểu gì về lời kinh chữ nghĩa lạ hoắc,
Nhưng cũng đoán mò đó chỉ có thể là Đại Bi và Bát Nhã,
Vì chẳng thể nào khác được…
Nên hắn đến gần vị sư,
Cúi xuống lấy tay sờ vào bàn chân khô như que củi
Rồi đặt tay lên đầu mình…
Và bồi hồi tự nhủ:
Thôi! Thôi! Hãy về bứt trái tim hồng,
Bóp tim nhỏ máu trên giòng Hoa Nghiêm…
Vẽ Mạn Đà La
Tôi vẫn đi giữa đôi bờ mê tỉnh
Lòng ngạt ngào niềm ước vọng triền miên
Nửa xót xa như tuyệt vọng không bờ
Nửa khấp khởi những chân trời hé rạng.
Tôi chẳng hiểu lòng mình tràn đầy vơi cạn
Sóng gợn mênh mông mặt nước biển Đông
Hay héo hắt tựa ao tù rêu phủ
Cạnh bến bờ lau lách quạnh hiu
Tôi khép mắt gợi lên những tinh hà vô hạn
Góc biển chân trời lúc nhúc cảnh đau thương
Những hạt bøi vô vàn không xiết kể
Bỗng biến hình thành biển cả tang thương
Cũng thấy những hình hài la đà nữ quái
Lốm đốm tinh vân đốt rực sức mê say
Vết ruồi son trên làn da đọng tuyết
Bỗng lắc mình thành vực thẳm trùng khơi
Thấy than mìnhhiện hình trên các cõi
Lúc rỡ ràng như nét vẽ đọng hào quang
Lúc lờ mờ như đám bèo rêu phủ
Và trong than lúc nhúc những thi trùng
Nhưng ở trên, trên tất cả
Chỗ tận cùng của các cõi, các vi trần
Bỗng thấy nổi lên một vùng hào quang rạng ngời sáng chói
Của các bậc thần linh ngồi nơi hải hội nhiệm mầu
Hỡi các bậc thần linh tịch nhiên bất động
Xin đừng động thân, vì chẳng cần gì phải động
Chỉ xin giơ một ngón tay trăm báu
Tỏa luồng hào quang quán đảnh tới đầu tôi
Như xưa kia, Ngài Văn Thù chẳng hề thèm động bước
Chỉ đứng xa di động nửa bàn tay
Để quán đảnh một Thiện tài đầng ngưỡng vọng
Khiến tràn đầy niềm diệu lạc vô biên
Tôi cũng là Thiện tài đây, nhưng Thiện tài chìm nổi
Là Thiện tài cuồng vọng động Phù vân
Xin ban cho lồng lộng phút giây này
Để rũ sạch buồn phiền từ thạch kiếp
Tôi cũng là dồng tử đây vì tâm hồn si dại
Vì tâm hồn đầy ảo tưởng cuồng ngây
Những cơn lốc từ nguyên sơ nổi dậy
Huyền hoặc hiện hình Long nữ đa đoan
Tôi chẳng sống bằng cơm khí trời lửa nhật
Mà chỉ sống chờ cơn giao hợp phút giây này
Một phút giây đất trời ngơ ngác
Chợt tan tành giữa mây sáng diệu nghiêm
Xin biển thức tâm tôi thành hoa đàm Không tuệ
Biển ái tâm thành lượn sang Hoá than
Để vỗ cánh vượt muôn trùng không xiết kể
Ẩn than mình làn mây sang lung linh
Mộng xưa giờ đã thôi rồi
Mộng nay còn luống ngậm ngùi mấy thân…
HÀO QUANG BỤI
gửi Vũ và MT
Đêm không trăng
Bầu trời thăm thẳm với ngàn sao lấp lánh
Như những ánh mắt xa khơi, tinh quái riễu cợt
Bên tai tiếng sóng vỗ ầm ỷ
Xa xa là một thành phố có thể đóan được sự rẫy rụa cuồng nhiệt
Giữa đám xe cộ rập rìu ...
Hắn đứng bậm chân trên nền cát lạo xạo
Thẫn thờ như một kẻ không chịu đựng nổi nữa
Như nặng chĩu đôi vai cả một trái đất này
Hắn nhủ thầm: sao mình có thể lạc điệu đến thế ?!
Đất vẫn quay, sóng vẫn vỗ
Những hạt bụi li ti vẫn rộn rã hẹn hò nhau
Những chiếc lá non vẫn đầu thai để thầm thì
Nơi đầu cành
Mà nào có mệt nhọc gì đâu !
Trên kia, những ánh mắt sao
Vẫn tình tứ chào mời
Và trên những dặm trường bụi hào quang lãng đãng
Những bộ cánh thiên thần chắc vẫn lượn lờ bay lượn
Trao đổi cùng nhau những tiếng nói lặng thinh
Thỉnh thoảng ngoái đầu nhìn xuống các nẻo đường nhân thế
Vẫn thấy những đàn hồ ly lóc cóc gót giầy nhung lụa
Xô nhau rình rập những nhịp đập của trái tim khát vọng
Mà nào có mệt nhọc gì đâu ?
Hắn nhìn đăm đăm vào những miền bóng tối
Của bầu trời thăm thẳm
Rồi lại nhìn một vì sao lấp lánh
Rồi lại nhìn ngọn đèn bên lề đường biển
Chợt một khoảnh khắc, chợt hắn như chợt nhận ra
Cái bí ẩn muôn thuở của vũ trụ đùa cợt này
Hắn nhếch mép cười như mếu
A! Thì ra là vậy!
Có lẽ như vậy, không thể khác được!
Thì ra những cái gì lấp lánh thì còn được coi là hiện hữu
Và cái gì tạm thôi lấp lánh
Thì mờ nhạt vào bóng tối mịt mùng
Và tất cả chỉ là những đám bụi hào quang lãng đãng
Chập chùng mờ tỏ
Trên những dặm trường huyền hoặc vô lượng này
Hắn bỗng nhận thấy trái tim già nua
Như rộn ràng muốn đập
Tương tự như một người bạn cũ đã mòn lời tâm sự
Nay mỉm một nụ cười nhận ra nhau
Vì muốn cầm tay mà chẳng nắm được !
Nắm sao được ? Mộng sao được !
Vì mọi bàn tay đều trôi dạt lung linh
Chỉ có một người, độc một người, nắm được những đám bụi hào quang
Hắn hân hoan nguyện thầm trong bụng
Ta về bứt trái tim hồng
Ngồi yên lặng đếm từng giòng hào quang
Nghiêm Xuân Hồng
(đăng trên báo Văn do Mai Thảo chủ biên số 37 tháng 7 năm 1985)
Độc Đăng Đài
Chiều chiều, hắn lững thững tản bộ tới đó là y như thấy mỏi cẳng.
Có lẽ nơi đó có mấy lùm cây um tùm rậm rạp
Trông mát rượi, mà hắn thì thích lùm cây.
Nơi đó có mấy bức thềm tam cấp
Của ngôi nhà thờ Methodist Church.
Nên hắn hay ngồi trên thềm
Hút thuốc phì phèo nghĩ ngợi vẩn vơ
Vừa lúc nãy, hắn đi qua mấy cái sạp lồng kính bày bán báo
Thấy đăng tải 1 giòng tin: Sartre, giant of philosopher, dies
Hắn lẩm bẩm: Thì ra y đã chết, đã chết, nhà triết gia của những con ruồi Hy Lạp
Nhưng không hiểu chết ra sao ?
Hay lại chết trong một cơn lucidité đầy mê mê muội muội ?
Hắn thầm nghĩ tay này có qúa nhiều chất não.
Đã nhìn thấy cái rỗng - không của tâm - thức con người
Nhưng không biết đường nhập vào cái không - hư ấy
Nên rút cuộc, chỉ vẽ ra một mê đồ vọng - tưởng
Rồi sa lầy trong đó như con ruồi mắc lưới nhện tơ !!
Ngồi nơi đây, hắn lặng nhìn quang cảnh buổi chiều chủ nhật.
Phía trước mặt là chiếc sân trống nhà trường
Chỉ có mấy đứa nhỏ cầm chầy đương quật bóng base ball
Quang cảnh buồn nản, trống vắng, ngắc ngoải
Vì những ngày cuối tuần tàn rỗi, và mai là ngày thứ 2
Ngày mai thì mặt trời vẫn mọc, nhưng mặt trời của lầm than
" ... Các người sẽ phải đổ một bát mồ hôi
Để đổi lấy một khúc bánh mì ..."
Đó là lời dạy chua xót của một bậc có nét mặt thiên thần
Nói vọng lại từ miền sa mạc Galilee
Ôi ! Khúc bánh mì nâu hay bát cơm đỏ quạch
Thì cũng đồng một vị nhọc nhằn cay đắng ...
Chợt nhìn thấy trên vách nhà thờ một tờ khuyến tấn
Có hàng chữ in to bằng nắm tay:
Be awake
Jesus will come again
Đó là một điệp khúc tín giải vững vàng
Hay chỉ là ảo-ảnh hy-vọng tương tự như chiếc cầu vồng khí ánh dương xuyên làn mưa bụi ?...
Nhưng loài người trên trái đất hình như nhọc nhằn qúa rồi
Và đã chia thành 2 phe rõ rệt:
Một đa số thì bị đày ải, đói khát, rã rời, kinh hoàng như một lũ ứng viên địa ngục
Còn 1 thiểu số thì mê loạn: cuồng điên, nghiền máu và mùi thuốc súng như một đàn qủy đầu thai
Nên con người đành phải nhắc lại điệp khúc: Let Thou Come Again
Nhưng các bậc Thần Linh hình như còn lẩn mặt
Có lẽ chán nản vì mùi xú khí nồng nặc của loài người
Nên chưa chịu chìa bàn tay có ngàn mắt để độ trì cứu chuộc ...
Bao giờ đây ? Bao giờ đây ?
Hắn nghĩ lan man, nhớ tới mấy lời trong kinh L'Ecclesiaste:
"Hư Không của Hư Không .... Tất cả chỉ là Hư Không ..."
Nếu vậy, thì những niềm thống khổ kia cũng chỉ là hư không sao ?
Như vậy, thì hơi đâu mà nhỏ lệ than van ? ...
Bỗng nghe những nhịp chân chạy lạch bạch
Thì ra một cặp vợ chồng trẻ
Mặc quần ngắn phô cặp đùi phốp pháp
Đương cùng nhau chạy bộ theo kiểu đường trường
Theo sau là một con chó lông xù thỉnh thoảng kêu lên ăng ẳng
Cả bọn qua rồi lại thấy một cô gái đi tới
Giầy vải, quần tím buộc túm mắt cá
Tóc vàng, mắt xanh, môi đỏ
Đôi vú căng phồng dưới làn áo có in mấy chữ Handle with care
Nét mặt mãn nguyện về tấm hình hài
Hắn ngẩn ngơ hồi lâu suy tư về đôi vú của Eva
Rồi bùi ngùi tự hỏi:
Không lẽ hai trái đồi tươi mát ấy lại chính là rừng rậm của khổ đau ?
Không lẽ 2 trái cấm địa đàng ấy lại là Không Hư cả sao ! ?
Lòng hắn chợt vui lên: một con chim gáy đang đủng đỉnh khoan thai
Bước những bước nhỏ qua mặt đường nhựa
Rồi leo lên lề cỏ
Hắn nhìn kỹ con chim có bộ lông nầu hồng phơn phớt
Lần đầu tiên, hắn thấy con chim có phong thái
Ung dung tao nhã như cô gái không đẹp nhưng có phong tư
Con vật bước lăng xăng trong cỏ, chẳng biết định đi đâu ....
Vừa lúc ấy thì cặp vợ chồng chạy bộ
Chắc đã qua hết lộ trình nên vòng trở lại
Con chó thấy hắn ngồi lù lù bất động
Bèn dừng lại, vểnh mõm sủa gâu gâu
Nó sủa một cách chân thành tin tưởng
Khiến hắn nẩy tình thương con vật
Nên nhủ thầm:
Này chó, đừng nên sủa nữa
Đừng nên thêm thắt những âm thanh vô nghĩa vào cái vũ trụ đã qúa vô nghĩa này
Nếu mi cứ tiếp tục sủa như vậy
Thì cái nghiệp chó của mi vẫn cứ dằng dặc triền miên
Hãy chịu khó suy tư một chút
Và cầu xin chuyển thân thành 1 hình hài khác thì hơn
Còn 2 ông bà chủ mi nữa
Nếu chỉ biết nâng niu chi chút cái mảnh hình hài bị thịt
Thì ngàn vạn năm nữa, trái đất này vẫn mãi mãi
Ly-loạn-loạn-ly
Hắn ngồi đã thấy ê đít, nên uể oải đứng dậy
Ngước mắt nhìn 1 lần nữa tờ giấy trên tường
Jesus will come again
Rồi bước đi.
Nhưng ra tới đầu đường lại nhìn thấy con chim gáy
Con vật không đi lăng xăng nữa, mà đương nằm phủ kín 2 chân
Nó nằm yên ổn, bình thản giữa vũ trụ quay cuồng
Đôi mắt nhỏ tròn, hiền hoà lấp loáng như 2 chấm mực.
Người và chim nhìn nhau, nhưng con vật vẫn không nhúc nhích
Tròng mắt long lanh như thoáng một nụ cười thầm ...
Hắn bỗng lẩm bẩm: Biết sao được ! Biết sao được !
Có thể, có thể lắm, HE will come again
Rồi hắn bước vòng xuống mặt đường để nhường lối cho chim
(1)Lý Bạch: Thi hào đời Đường bên Tầu, theo truyền thuyết khi uống rượu say trên thuyền nhìn thấy ánh trăng ở đáy song rất đẹp, ông bèn nhẩy xuống định vớt trăng lên mà chết đuối, chắc nhiều người đều đã biết. Nhắc lại để thấy đó chỉ là một thứ “si mộng” thôi và được coi là thi thoại đẹp.
(2)Trang Châu hay Trang Chu: cũng được nhiều người nhớ. Ông là triết gia lớn thời cổ đại Trung Hoa, sống Thanh Đạm, cơm giỏ, nước bầu, co tay làm gối, khi ngủ nằm mơ thấy mình hóa thành bướm bay rất thảnh. Lúc tỉnh dậy cứ băn khoăn không biết ông đã mơ hóa bướm hay bướm mơ thành Trang Chu, và câu chuyện đó trở thành một “suy tư” có tính cách triết lý về chân giả, thực hư trong cuộc sống.
(3) Đồng Tử: Thiện Tài Đồng Tử, tên một đệ tử của Phật. Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp giới, thì Đồng Tử Thiện Tài từng theo học với 53 vị thiện tri thức, và người độ cho Thiện Tài là hai Bồ Tát Di Lặc và Văn Thù. Ở trong các chùa, bên trái tượng Bồ Tát Quan Âm có đặt tượng Đồng Tử Thiện Tài, là lấy tích khi Thiện Tài đi tham học 53 vị thiện trí thức, đến vị thứ 27 mới có duyên gặp được Quan Âm đại sĩ, và trở thành vị hiệp sĩ của Bồ Tát.
Chú thích của ông Nguyễn Hữu Hoà: Tôi nghĩ bài thơ này được tác giả làm vào lúc để hết tâm chú giảng rất công phu phẩm Nhập Pháp Giới, trong kinh Hoa Nghiêm và sau được in thành ba hay bốn cuốn quyển.
Trăng cài Cổ Độ
Như kẻ si ngây, hắn lữ hành từ cổ độ,
Trải hình hài vô lượng bến phù hoa
Mái tóc biếc nhuốm ngàn lần ánh bạc
Vẫn chưa sao bặt hết ý bềnh bồng
Nằm nơi đây, lắng song cồn xào xạc
Hắn mơ màng một giọt lửa tinh vân
Rớt xoáy trái tim, cháy hừng hực đọ
Đốt tan tành kiếp sống chỉ trăm năm.
Từ thuở xa khơi đã từng nhiều kẻ
Quảng hình hài mong nhập suốI hư vô
Hoá thành cây thông lạnh lùng réo rắt
Hay hòn đá lỳ đổ giấc vạn năm…
Nhưng hỡi ơi! Hư-vô cũng vẫn là hoài-vọng
Hòn đá kia đâu có thật vô tri!
Và sống chết chẳng cắt nổi giòng thức giấc
Chẳng thể ngừng mừng sợ lẫn say mê…!?
Lạ thay! Lạ thay! Chẳng sao ngừng tri giác
Chẳng sao ngừng làm loé ánh hư-minh
Tựa lớp mù-sa bàn tay yêu huyễn
Dệt ảo-thành nhốt kín kiếp phù sinh!
Từ thuở không tên đắm mình giòng hư ảnh
Hết chuỗi này lại chuỗi khác nổi lên
Các thứ ước mơ theo nhau trỗi dậy
Vung bàn tay nắm bắt: chỉ hư không
Hư ảnh mà thôi, chẳng gì ngừng chảy
Chẳng có gì nán lại giữa vòng tay
Giấc mộng xa xưa lâu đài yêu mị
Nay tiêu chìm nơi nắng quái hoàng hôn
Nhưng dị kỳ thay! Hắn lặng lờ khép mí,
Lắng quên mình, quên tiệt mộng phù hoa
Bỗng thấy nổi lên từ đáy từng vực thẳm
Mảnh trăng cài nơi cổ độ hoang vu…
Hoang vu, hoang vu! Chẳng còn một vật
Chỉ diệu huyền vằng vặc ánh trăng xanh
Xanh thắm trong veo xanh bát ngát:
Duy một con tằm hoá bướm lũng lờ bay?
Trang Kinh Xanh Ngắt
Thần thánh xa rồi…rớt lại đây
Trang kinh xanh ngắt dưới trăng gầy
Chong đèn mờ tỏ lần tờ cũ
Tinh đẩu quay cuồng lộng gíó bay…
Chạnh nhớ tiền thân mộng liêu trai
Hồn ma quỷ mị rỡn trăng say,
Cô gái hồ ly đa phấn diện
Gia hồn thục nữ ghẹo chiêm bao
Mới thấy lưới tình man mác qúa
Tình dài đằng đặc hận miên man
Tình giăng lồng lộng…ai ra khỏi
Làm khách phiêu bồng đi thế gian?
Lại nhớ tiền thân đọc Lão Trang
Nghe hồn hóa bướm dưới hoa vàng,
Cho hay mộng túy trường sinh ấy
Kết tưởng liên thành cánh Nhược tiên…
Tình tưởng là chi mà gớm thế
Là trùng là điệp chẳng gì ngăn,
Tuyệt không ngằn mé…Ai là kẻ
Giăng mắc tưởng tình kín thế gian?…
Nay tụng trang kinh thấy rõ ràng
Tờ hoa lặng lẽ HIỆN trăng vàng
Trăng vàng bỗng vỡ thành muôn mảnh
Hoá hiện hình hài ngập thế gian…
Là tình là say là vật đó
Là tâm mê sảng hiện trần ai
Trần ai lớp lớp trùng trùng xoáy
Khởi đại phong luân vẽ thế gian
Trăng chiếu tiền thân vô lượng cõi
Lúc vinh lúc nhục cảnh phù hoa
Hiện thân sư tử nghênh đầu núi
Lại hóa muôn trùng núp cánh hoa…
Vô lượng tình duyên như bỗng dứt
Mộng túy trường sinh cũng dứt thôi,
Thân vẫn bước giữa bờ sanh tử
Mà lòng bát ngát huệ vô sanh….
Varranasi
Hắn đứng trơ đây, lặng nhìn thiên đường vỡ lở,
Những mảnh thiên đường tan tác giữa trần gian…
Đất của Maya, của những lingams sừng sững,
Của Shiva ôm nghËt nữ thần Shakti…
Đất của những kẻ đạo sĩ trần truồng như nhộng
Ngạo nghễ đứng trên kè đá dọc sông Hằng,
Soi mình xuống giòng sông như ngắm nhìn cửa âm môn mở rộng
Của những loài n» quái trùng điệp sóng Ganga…
Của những kẻ Ni-Kiền, bốc bã rượu trong chiếc sọ người
Để nhắm đưa cay miếng thịt rữa của thây ma,
Hoặc ăn phân mình, uống nước tiểu chính mình
Bài bác nhân quả, tự cho là La Hán hiện thân.
Hoặc của những bậc đạo sĩ khá cao siêu như Uất Đầu Lam Phất,
Triền miên trong cơn định Phi Tưởng, tự cho là Niết Bàn tịch tĩnh,
Của những bầy ăn mày đui mù què cụt đông như bầy ruồi,
Và của những ngõ hẻm không cùng trùng điệp của vọng thức chúng sanh…
Nơi đây, nơi đây…từng nổi lên trong giấc mơ của hắn,
Từ những trang kinh huyền hoặc khôn dò…
Nơi đây hình như là điềm của đất trời giao hợp
Để các tiểu thần linh lởn vởn ve vãn gái trần gian…
Nơi đây, nơi đây vừa mịt mùng cát bụi,
Vừa êm ả như cûa ngõ nước Nhược non Bồng
Nên hắn lê gót tới đây, để đứng trơ bàng hoàng ngơ ngẩn
Chẳng hiểu mình ở thiên đường hay cửa địa ngục trần gian?…
Nơi đây từ lúc rạng đông đã văng vẳng tiếng sáo Krishna,
Và giữa đêm trường tịch mịch, vẫn có tiếng hát nghêu ngao tán than thần Shiva,
Nơi đây có mặt trăng lưỡi liềm ẩn hiện,
Như tranh tối sángvới mặt trời lúc sắp rạng đông…
Nơi đây có những đàn quạ lúc bay cao rợp bóng tầng mây,
Lúc sa xuống những ngõ hẻm không cùng tranh nhau mấy miếng ruột hôi thối…
Có những thây ma cháy dở vàng mùi khét lẹt,
Và những đám người cùi hủi há hốc chiếc miệng không môi…
Có những người đàn bà gầy guộc vú nheo chẳng khác con la con ngựa,
Nhưng cũng có những người con gái mặc sarees nhiều màu như chiếc cầu vồng,
Mắt biếc như hồ phương tây,
Và nụ cười huyền hoặc như tượng nữ thần Durga…
Nơi đây có những bầy khỉ trầm tư giấc mộng tiền thân,
Những bầy trâu đen bóng loáng, những con thằn lằn óng ánh đổi mầu,
Có những đống phân trâu bò cao như gò đống,
Và những giàn hoa vàng gầy phủ kín mái tranh…
Nơi có những buổi chiều êm ả như lướt đi trong mộng,
Hang cùng ngõ hẻm đều bảng lảng các thứ mùi hương,
Mùi hương trầm, hương chiên đàn cùng hoa cỏ,
Xen lẫn với mùi cống rãnh cùng các thứ mùi phân…
Nhưng bao trùm trên hết vẫn là Ganga Goddess,
Khởi đầu từ miền tuyết sơn đất trời giao hợp,
Mỗi năm lại dâng những ngọn sóng trùng điệp đục ngầu
ñể phủ kín thành phố Kashi như ôm lấy người tình muôn thuở…
Cũng vì nơi đây nửa thiên cung nửa tiền địa ngục
Nên bậc Tĩnh mặc Vô thượng đã lựa chọn để xuất hiện với trần gian…
Vì cạnh nơi đây là khu rừng Sarnath
Bát ngát những tang cây xanh mướt như mặt biển Tâm…
Chính vì nơi đây là thành trì của mọi tà kiến trùng điệp,
Của những kẻ Hư vô ngông cuồng thách đố,
Của những đạo sĩ đắm chìm trong niŒm thiền lạc thiên cung,
Nên bậc Tuệ Giác Vô Thượng đã đặt bước chân thiên bức luân đầu tiên,
Tới nơi, gõ cửa thành trì,
Và dạy rằng:
Tất cả mọi lòng mong cầu hoài vọng xoay vần từ vô thủy,
Đều tạo dựng nên những hình thái hiện hữu,
Và mọi hình thái hiện hữu
ñều chỉ có một mùi vị khổ đau…
Dù là khổ khổ, hoại khổ, hành khổ
Vẫn chỉ là một mùi vị khổ đau…
Tất cả chỉ là do những tập khí vọng tưởng
Xoay vần miên viễn từ vô thủy
Và các ông chưa thông suốt được những cửa ngõ Diệt tận
Để tận diệt những vọng tưởng điêu linh,
Những người Bà La Môn các ông chẳng phải thật Bà La Môn,
Và Sa Môn, các ông chẳng phải thật Sa Môn
Và Bà La Môn các ông chỉ là kẻ thủ từ ngồi thu oản chuối,
Và Sa Môn các ông chỉ biết mơ tưởng thiên cung,
Đắm chìm trong những cơn tam muội nông cạn đảo điên
Thì làm sao siêu xuân được tam giới?
Ngay đến vị thần Shiva của các ông
Cũng chưa phải là cao cả tối thượng,
Chỉ là một vị vua trời vào mức Ly Cấu Nhị Địa,
Mà cũng chẳng thể tạo dựng nên thế gian nầy
Vì thế gian này chẳng phải tự sanh, chẳng tha sanh, chẳng cộng sanh,
cũng chẳng phải không nhân,
Vì thế gian này chỉ là một tuồng huyễn mộng, một tuồng huyễn hoặc khó nguôi…
Hắn chợt nhớ được mấy lời kinh
Thấy lòng vui mừng khấp khởi,
Vội vã rời thành Kashi
Đi xe lôi để vào Samath…
Tới nơi chỉ thấy tàng cây xanh um bát ngát,
Và mấy con dê thơ thẩn giữa đường…
Sực nhớ đây là vườn Lộc Uyển,
Nên hắn mua nải chuối
Cúng dường mấy con dê lang bạt…
Lại cũng sực nhớ đây là nơi
Mà bọn năm người của ngài Kiều Trần Như
Từng rớt tóc rụng râu và trút phiền não,
Nên hắn nhờ một ông thợ cạo ngồi xổm lề đường
Xén cụt mái tóc phong sương
và phải trả mất 4 rupias…
Rồi khoa chân lảng đảng
Bước vào một ngôi chùa gần đó,
Thấy một bầy chim mầu hoa lý xào xạc rúc rich trong tàng cây,
Lại thấy một ông sư già mặt nhăn nheo như quả táo tầu,
Đương ngồi xoạc cẳng gõ thanh la, lớn tiếng niệm kinh…
Hắn chẳng hiểu gì về lời kinh chữ nghĩa lạ hoắc,
Nhưng cũng đoán mò đó chỉ có thể là Đại Bi và Bát Nhã,
Vì chẳng thể nào khác được…
Nên hắn đến gần vị sư,
Cúi xuống lấy tay sờ vào bàn chân khô như que củi
Rồi đặt tay lên đầu mình…
Và bồi hồi tự nhủ:
Thôi! Thôi! Hãy về bứt trái tim hồng,
Bóp tim nhỏ máu trên giòng Hoa Nghiêm…
Vẽ Mạn Đà La
Tôi vẫn đi giữa đôi bờ mê tỉnh
Lòng ngạt ngào niềm ước vọng triền miên
Nửa xót xa như tuyệt vọng không bờ
Nửa khấp khởi những chân trời hé rạng.
Tôi chẳng hiểu lòng mình tràn đầy vơi cạn
Sóng gợn mênh mông mặt nước biển Đông
Hay héo hắt tựa ao tù rêu phủ
Cạnh bến bờ lau lách quạnh hiu
Tôi khép mắt gợi lên những tinh hà vô hạn
Góc biển chân trời lúc nhúc cảnh đau thương
Những hạt bøi vô vàn không xiết kể
Bỗng biến hình thành biển cả tang thương
Cũng thấy những hình hài la đà nữ quái
Lốm đốm tinh vân đốt rực sức mê say
Vết ruồi son trên làn da đọng tuyết
Bỗng lắc mình thành vực thẳm trùng khơi
Thấy than mìnhhiện hình trên các cõi
Lúc rỡ ràng như nét vẽ đọng hào quang
Lúc lờ mờ như đám bèo rêu phủ
Và trong than lúc nhúc những thi trùng
Nhưng ở trên, trên tất cả
Chỗ tận cùng của các cõi, các vi trần
Bỗng thấy nổi lên một vùng hào quang rạng ngời sáng chói
Của các bậc thần linh ngồi nơi hải hội nhiệm mầu
Hỡi các bậc thần linh tịch nhiên bất động
Xin đừng động thân, vì chẳng cần gì phải động
Chỉ xin giơ một ngón tay trăm báu
Tỏa luồng hào quang quán đảnh tới đầu tôi
Như xưa kia, Ngài Văn Thù chẳng hề thèm động bước
Chỉ đứng xa di động nửa bàn tay
Để quán đảnh một Thiện tài đầng ngưỡng vọng
Khiến tràn đầy niềm diệu lạc vô biên
Tôi cũng là Thiện tài đây, nhưng Thiện tài chìm nổi
Là Thiện tài cuồng vọng động Phù vân
Xin ban cho lồng lộng phút giây này
Để rũ sạch buồn phiền từ thạch kiếp
Tôi cũng là dồng tử đây vì tâm hồn si dại
Vì tâm hồn đầy ảo tưởng cuồng ngây
Những cơn lốc từ nguyên sơ nổi dậy
Huyền hoặc hiện hình Long nữ đa đoan
Tôi chẳng sống bằng cơm khí trời lửa nhật
Mà chỉ sống chờ cơn giao hợp phút giây này
Một phút giây đất trời ngơ ngác
Chợt tan tành giữa mây sáng diệu nghiêm
Xin biển thức tâm tôi thành hoa đàm Không tuệ
Biển ái tâm thành lượn sang Hoá than
Để vỗ cánh vượt muôn trùng không xiết kể
Ẩn than mình làn mây sang lung linh
Mộng xưa giờ đã thôi rồi
Mộng nay còn luống ngậm ngùi mấy thân…
HÀO QUANG BỤI
gửi Vũ và MT
Đêm không trăng
Bầu trời thăm thẳm với ngàn sao lấp lánh
Như những ánh mắt xa khơi, tinh quái riễu cợt
Bên tai tiếng sóng vỗ ầm ỷ
Xa xa là một thành phố có thể đóan được sự rẫy rụa cuồng nhiệt
Giữa đám xe cộ rập rìu ...
Hắn đứng bậm chân trên nền cát lạo xạo
Thẫn thờ như một kẻ không chịu đựng nổi nữa
Như nặng chĩu đôi vai cả một trái đất này
Hắn nhủ thầm: sao mình có thể lạc điệu đến thế ?!
Đất vẫn quay, sóng vẫn vỗ
Những hạt bụi li ti vẫn rộn rã hẹn hò nhau
Những chiếc lá non vẫn đầu thai để thầm thì
Nơi đầu cành
Mà nào có mệt nhọc gì đâu !
Trên kia, những ánh mắt sao
Vẫn tình tứ chào mời
Và trên những dặm trường bụi hào quang lãng đãng
Những bộ cánh thiên thần chắc vẫn lượn lờ bay lượn
Trao đổi cùng nhau những tiếng nói lặng thinh
Thỉnh thoảng ngoái đầu nhìn xuống các nẻo đường nhân thế
Vẫn thấy những đàn hồ ly lóc cóc gót giầy nhung lụa
Xô nhau rình rập những nhịp đập của trái tim khát vọng
Mà nào có mệt nhọc gì đâu ?
Hắn nhìn đăm đăm vào những miền bóng tối
Của bầu trời thăm thẳm
Rồi lại nhìn một vì sao lấp lánh
Rồi lại nhìn ngọn đèn bên lề đường biển
Chợt một khoảnh khắc, chợt hắn như chợt nhận ra
Cái bí ẩn muôn thuở của vũ trụ đùa cợt này
Hắn nhếch mép cười như mếu
A! Thì ra là vậy!
Có lẽ như vậy, không thể khác được!
Thì ra những cái gì lấp lánh thì còn được coi là hiện hữu
Và cái gì tạm thôi lấp lánh
Thì mờ nhạt vào bóng tối mịt mùng
Và tất cả chỉ là những đám bụi hào quang lãng đãng
Chập chùng mờ tỏ
Trên những dặm trường huyền hoặc vô lượng này
Hắn bỗng nhận thấy trái tim già nua
Như rộn ràng muốn đập
Tương tự như một người bạn cũ đã mòn lời tâm sự
Nay mỉm một nụ cười nhận ra nhau
Vì muốn cầm tay mà chẳng nắm được !
Nắm sao được ? Mộng sao được !
Vì mọi bàn tay đều trôi dạt lung linh
Chỉ có một người, độc một người, nắm được những đám bụi hào quang
Hắn hân hoan nguyện thầm trong bụng
Ta về bứt trái tim hồng
Ngồi yên lặng đếm từng giòng hào quang
Nghiêm Xuân Hồng
(đăng trên báo Văn do Mai Thảo chủ biên số 37 tháng 7 năm 1985)
Độc Đăng Đài
Chiều chiều, hắn lững thững tản bộ tới đó là y như thấy mỏi cẳng.
Có lẽ nơi đó có mấy lùm cây um tùm rậm rạp
Trông mát rượi, mà hắn thì thích lùm cây.
Nơi đó có mấy bức thềm tam cấp
Của ngôi nhà thờ Methodist Church.
Nên hắn hay ngồi trên thềm
Hút thuốc phì phèo nghĩ ngợi vẩn vơ
Vừa lúc nãy, hắn đi qua mấy cái sạp lồng kính bày bán báo
Thấy đăng tải 1 giòng tin: Sartre, giant of philosopher, dies
Hắn lẩm bẩm: Thì ra y đã chết, đã chết, nhà triết gia của những con ruồi Hy Lạp
Nhưng không hiểu chết ra sao ?
Hay lại chết trong một cơn lucidité đầy mê mê muội muội ?
Hắn thầm nghĩ tay này có qúa nhiều chất não.
Đã nhìn thấy cái rỗng - không của tâm - thức con người
Nhưng không biết đường nhập vào cái không - hư ấy
Nên rút cuộc, chỉ vẽ ra một mê đồ vọng - tưởng
Rồi sa lầy trong đó như con ruồi mắc lưới nhện tơ !!
Ngồi nơi đây, hắn lặng nhìn quang cảnh buổi chiều chủ nhật.
Phía trước mặt là chiếc sân trống nhà trường
Chỉ có mấy đứa nhỏ cầm chầy đương quật bóng base ball
Quang cảnh buồn nản, trống vắng, ngắc ngoải
Vì những ngày cuối tuần tàn rỗi, và mai là ngày thứ 2
Ngày mai thì mặt trời vẫn mọc, nhưng mặt trời của lầm than
" ... Các người sẽ phải đổ một bát mồ hôi
Để đổi lấy một khúc bánh mì ..."
Đó là lời dạy chua xót của một bậc có nét mặt thiên thần
Nói vọng lại từ miền sa mạc Galilee
Ôi ! Khúc bánh mì nâu hay bát cơm đỏ quạch
Thì cũng đồng một vị nhọc nhằn cay đắng ...
Chợt nhìn thấy trên vách nhà thờ một tờ khuyến tấn
Có hàng chữ in to bằng nắm tay:
Be awake
Jesus will come again
Đó là một điệp khúc tín giải vững vàng
Hay chỉ là ảo-ảnh hy-vọng tương tự như chiếc cầu vồng khí ánh dương xuyên làn mưa bụi ?...
Nhưng loài người trên trái đất hình như nhọc nhằn qúa rồi
Và đã chia thành 2 phe rõ rệt:
Một đa số thì bị đày ải, đói khát, rã rời, kinh hoàng như một lũ ứng viên địa ngục
Còn 1 thiểu số thì mê loạn: cuồng điên, nghiền máu và mùi thuốc súng như một đàn qủy đầu thai
Nên con người đành phải nhắc lại điệp khúc: Let Thou Come Again
Nhưng các bậc Thần Linh hình như còn lẩn mặt
Có lẽ chán nản vì mùi xú khí nồng nặc của loài người
Nên chưa chịu chìa bàn tay có ngàn mắt để độ trì cứu chuộc ...
Bao giờ đây ? Bao giờ đây ?
Hắn nghĩ lan man, nhớ tới mấy lời trong kinh L'Ecclesiaste:
"Hư Không của Hư Không .... Tất cả chỉ là Hư Không ..."
Nếu vậy, thì những niềm thống khổ kia cũng chỉ là hư không sao ?
Như vậy, thì hơi đâu mà nhỏ lệ than van ? ...
Bỗng nghe những nhịp chân chạy lạch bạch
Thì ra một cặp vợ chồng trẻ
Mặc quần ngắn phô cặp đùi phốp pháp
Đương cùng nhau chạy bộ theo kiểu đường trường
Theo sau là một con chó lông xù thỉnh thoảng kêu lên ăng ẳng
Cả bọn qua rồi lại thấy một cô gái đi tới
Giầy vải, quần tím buộc túm mắt cá
Tóc vàng, mắt xanh, môi đỏ
Đôi vú căng phồng dưới làn áo có in mấy chữ Handle with care
Nét mặt mãn nguyện về tấm hình hài
Hắn ngẩn ngơ hồi lâu suy tư về đôi vú của Eva
Rồi bùi ngùi tự hỏi:
Không lẽ hai trái đồi tươi mát ấy lại chính là rừng rậm của khổ đau ?
Không lẽ 2 trái cấm địa đàng ấy lại là Không Hư cả sao ! ?
Lòng hắn chợt vui lên: một con chim gáy đang đủng đỉnh khoan thai
Bước những bước nhỏ qua mặt đường nhựa
Rồi leo lên lề cỏ
Hắn nhìn kỹ con chim có bộ lông nầu hồng phơn phớt
Lần đầu tiên, hắn thấy con chim có phong thái
Ung dung tao nhã như cô gái không đẹp nhưng có phong tư
Con vật bước lăng xăng trong cỏ, chẳng biết định đi đâu ....
Vừa lúc ấy thì cặp vợ chồng chạy bộ
Chắc đã qua hết lộ trình nên vòng trở lại
Con chó thấy hắn ngồi lù lù bất động
Bèn dừng lại, vểnh mõm sủa gâu gâu
Nó sủa một cách chân thành tin tưởng
Khiến hắn nẩy tình thương con vật
Nên nhủ thầm:
Này chó, đừng nên sủa nữa
Đừng nên thêm thắt những âm thanh vô nghĩa vào cái vũ trụ đã qúa vô nghĩa này
Nếu mi cứ tiếp tục sủa như vậy
Thì cái nghiệp chó của mi vẫn cứ dằng dặc triền miên
Hãy chịu khó suy tư một chút
Và cầu xin chuyển thân thành 1 hình hài khác thì hơn
Còn 2 ông bà chủ mi nữa
Nếu chỉ biết nâng niu chi chút cái mảnh hình hài bị thịt
Thì ngàn vạn năm nữa, trái đất này vẫn mãi mãi
Ly-loạn-loạn-ly
Hắn ngồi đã thấy ê đít, nên uể oải đứng dậy
Ngước mắt nhìn 1 lần nữa tờ giấy trên tường
Jesus will come again
Rồi bước đi.
Nhưng ra tới đầu đường lại nhìn thấy con chim gáy
Con vật không đi lăng xăng nữa, mà đương nằm phủ kín 2 chân
Nó nằm yên ổn, bình thản giữa vũ trụ quay cuồng
Đôi mắt nhỏ tròn, hiền hoà lấp loáng như 2 chấm mực.
Người và chim nhìn nhau, nhưng con vật vẫn không nhúc nhích
Tròng mắt long lanh như thoáng một nụ cười thầm ...
Hắn bỗng lẩm bẩm: Biết sao được ! Biết sao được !
Có thể, có thể lắm, HE will come again
Rồi hắn bước vòng xuống mặt đường để nhường lối cho chim
Nghiêm Xuân Hồng
(báo Đất Mới, Seattle, số 195, ngày 29-2-1984)
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.