Phan Ni Tấn
(1946 Ban Mê Thuột - ....)
Nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ
(1946 Ban Mê Thuột - ....)
Nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ
Tiểu sử
Phan Ni Tấn sinh năm 1946 tại Ban Mê Thuột. Cha là người gốc Cần Giuộc, Long An; mẹ là người Huế.
Tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Sài Gòn năm 1969.
Tốt nghiệp Võ Bị Thủ Đức tháng 1/1970
Tham gia Phong trào Du ca Ban Mê Thuột năm 1972.
Sau 30/4/1975, bị đi "cải tạo" tại Trại cải huấn Ban Mê Thuột.
Vượt biên cuối tháng 11/1979 tới Thái Lan.
Từ năm 1980 tới nay định cư cùng gia đình tại Toronto, Canada.
Từ năm 1980 tới nay định cư cùng gia đình tại Toronto, Canada.
Hiện cộng tác với nhiều báo chí tại hải ngoại như:
Văn, Văn Học, Nhân Văn, Làng Văn, Phố Văn, Hợp Lưu, Hồn Việt, Văn Nghệ, Văn Phong, Diễn đàn Tự Do, Phụ Nữ Diễn đàn, Saigon Times...[2]
Nguyễn Trọng Khôi ký họa
Tác Phẩm Mới
Văn, Văn Học, Nhân Văn, Làng Văn, Phố Văn, Hợp Lưu, Hồn Việt, Văn Nghệ, Văn Phong, Diễn đàn Tự Do, Phụ Nữ Diễn đàn, Saigon Times...[2]
Nguyễn Trọng Khôi ký họa
Tác Phẩm Mới
Tập nhạc, thơ, Văn, đĩa nhạc đã xuất bản
1
1
Hát Cho Mẹ Và Quê Hương
(Nhạc, 1969)
2
(Nhạc, 1969)
2
Vác Tên Em Chạy Biệt Mù
(Thơ, 1972)
3
(Thơ, 1972)
3
Lục Bát Phan Ni Tấn
(Thơ, 1973)
4
(Thơ, 1973)
4
Dậy Lửa Trường Sơn
Em Hát, Em Vui
(Nhạc Thiếu Nhi, Làng Văn, 1987)
6
(Nhạc Thiếu Nhi, Làng Văn, 1987)
6
Hồi Ký Thơ
Câu Thơ Về Người
Tuyển Tập Hai Mươi Ba Người Viết Sau 75
(Văn Nghệ, 1989)
9
(Văn Nghệ, 1989)
9
Tuyển tập Hai Mươi Người Viết Tại Canada
(Nắng Mới, 1995)
10
(Nắng Mới, 1995)
10
Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995
(Đại Nam, 1995)
11
(Đại Nam, 1995)
11
Tuyển Tập Tình khúc Phan Ni Tấn
(2004)
12
(2004)
12
Sinh Nhật Cây Đàn
(CD, 2005)
13
(CD, 2005)
13
Đèn Kéo Quân
(CD, 2006)
14
(CD, 2006)
14
Ao Trời
(CD, 2007)
15
(CD, 2007)
15
Quê Núi
(Thơ, 2010)
16
(Thơ, 2010)
16
Nẻo Nhà
(Tác giả xuất bản 2020)
19
Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi
19
Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi
(Nxb Văn học mới Tập Truyện)
20
Giấc Mơ Con Sáo
20
Giấc Mơ Con Sáo
(Tuyển tập Truyện Ngắn 2023)
Ca khúc
Bài hát học trò
Bến cũ đò xưa
Chia áo người yêu xa
Đất nước
(thơ Nguyễn Nam An)
(thơ Nguyễn Nam An)
Đứa con của mẹ núi
Giọt thánh hát mừng
Hãy là em Thị Lộ
(Bắc Phong)
(Bắc Phong)
Khiêng nước
Lý con sáo Bạc Liêu
Ôi quê nhà
Phải lòng con gái Bến Tre
Pleiku, em ở núi rừng
Tay vịn Cần Thơ
Thư về Ban Mê Thuột
Trở về theo mơ qua
2/ Phan Ni Tấn
NewVietArt, 2012
NewVietArt, 2012
Thơ
Phan Ni Tấn
1.bắc Cần Thơ. Chờ bắc ở bến Ninh Kiều. Gío về thổi ướt cả chiều dưới sông. Ta như bèo nước bềnh bồng. Mấy năm đi biệt mà không về nhà. Những thằng sống sót trận qua. Chiều nay đợi chuyến bắc ra chiến trường. 2.quán lá ở...
Cứ tưởng chết chìm trong trận rượu. Tàn canh tim vẫn đập thầm thì. Không hẹn mà đồng thanh tương ứng. Trầm mình cho tiếng hát cuốn đi. Người hát bài ngợi ca đất nước. Đàn cao tầm ngực đẩy hơi...
Vô chùa lễ Phật đầu năm. Tụng kinh lớn tiếng cho tâm từ hòa. Mở lòng cho gió thoảng qua. Nhẹ như phơ phất cành hoa ưu đàm. Vô chùa khoác áo tràng lam. Trầm tư mặc tưởng tự tham vấn mình. Đàn...
““ Đâu có riêng gì PNT, đã rất nhiều người viết về quê hương. Cũng như tình yêu đôi lứa, nguồn thơ ấy chẳng bao giờ cạn. Tuổi đời càng chồng chất, tình quê càng đậm đà. Càng xa quê lâu năm, nỗi nhớ càng thêm se sắt. Cũng là...
1. Nàng đứng lựa cam mỏi cả tay. Rõ không ưng ý mặt đỏ gay. Cau có thân ngà đi một nước. Mặc lũ cam kia nắng bám đầy. 2. Cô gái nhà ai đẹp tợ hoa. Dáng gầy vai lẳn lại trắng da. Cô bán đèn nhang cùng vàng mã. Dẫu chết...
Mùa xuân tuyết trắng trời trắng đất. Người, xe gì thảy đều tất bật. Ngọn gió cuốn hồn anh bay mau. Mặt mũi se khô tái một mầu. Trước mặt nhà cây phong trụi lá. Trần truồng khô như cây mai giả. Nhìn xuyên qua một bầu trời...
Liên đèo Dục Mỹ ban trưa. Ta về ở với gió mưa não nùng. Xe qua đồi núi chập chùng. Lên heo hút lạnh núi rừng tây nguyên. Tưởng đi rũ sạch ưu phiền. Ngờ đâu bụi đỏ trên miền cuốn theo. Thôi thì về với cheo leo. Nghe chim ông...
1. Thay vì đóng cổng Phan gia trang. Đêm hôm ta đã mở rộng đàng. Đón viễn khách dọc đường gió bụi. Ghé về thăm - từ Montreal. Khách mày râu tay cầm vò rượu. Giới thiệu qua mới biết người thơ. Sớm xa quê lạc mùa rượu...
NHỚ NGUYỄN MỘNG GIÁC
Phan Ni Tấn
Trước 1975 tôi chẳng biết gì về cuộc đời của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, ngoài tên tuổi của anh, cho đến khi mất nước chúng tôi mới gặp nhau trong một đêm văn nghệ hát chui tại một quán café ở Sài Gòn. Quán café Ban Mê bên Thị Nghè do chi em cô K.O quán xuyến rất đông khách, mỗi tối thường qui tụ một số văn nghệ sĩ miền Nam đến gặp gỡ nhau tán gẫu chuyện đời. Cô K.O tốt nghiệp thủ khoa âm nhạc tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn trước 1975, có tinh thần văn nghệ rất cao, cô thường chọn những ca khúc có trình độ cao để diễn tả bằng một giọng hát ténor đòi hỏi kỷ thuật ngân nga cao vút.
Một hôm, cô K.O, tổ chức một buổi hát chui tại quán café Ban Mê với một số anh em văn nghệ sĩ quen biết còn sót lại ở Sài Gòn. Khoảng 9 giờ tối quán đóng cửa không tiếp khách. Sau lưng cánh cửa khóa, chúng tôi vừa thưởng thức café, trà nóng vừa hát những bài tình ca đôi lứa, tình ca quê hương và những ca khúc đấu tranh, rồi tán dóc đủ thứ chuyện trên trời dưới đất từ chuyện tiếu lâm đến chuyện vượt biên. Chúng tôi có nhắc đến nhà văn Mai Thảo, vợ chồng Nhã Ca-Trần Dạ Từ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền... Quanh bàn tròn, ngoài một số thân hữu tôi không nhớ tên, còn có mặt nhạc sĩ Lê Uyên Phương, anh Thanh Tuệ (nhà xuất bản An Tiêm), nhà biên khảo Lê Huy Oanh, anh Thuận (bên làng báo chí), ba họa sĩ kiêm điêu khắc gia Phạm Văn Hạng, Trương Đình Quế, Nghiêu Đề và nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Đó là lần đầu tiên tôi gặp anh. Đêm đó hầu như anh không nói nhiều chỉ ngồi cười cười, yên lặng lắng nghe. Tính tình anh vốn hòa nhã, trầm tư đúng với dáng vẻ của nhà mô phạm.
Một buổi trưa, tôi đang bán sách cũ ở chợ sách Đặng Thị Nhu thì gặp anh Nguyễn Mộng Giác đạp xe đạp cà tàng sau yên chở một lô sách truyện bằng Anh ngữ (pocketbook) đến bán cho tôi. Hai anh em gặp lại tay bắt mặt mừng, ngã giá trao đổi xong anh nói cần bán thêm một số sách cũ và hẹn ngày giờ tôi đến nhà anh.
Nhà của nhà văn Nguyễn Mộng Giác bên Thị Nghè cũng bình thường như mọi căn nhà mái tôn vách ván bình thường khác nhưng bên trong lại chứa đựng cả một kho tàng văn học. Nhìn lên kệ sách anh cho biết bên cạnh những cuốn sách đã xuất bản của anh có những thùng giấy cứng bằng carton trong đó đựng xấp bản thảo Sông Côn Mùa Lũ và những tác phẩm khác chưa xuất bản của anh. (*)
Cuối năm 1979 tôi vượt biên đến trại Leam Sing, Thái Lan rồi đi định cư tại Canada đến nay.
Năm 1986, nghe tin anh làm chủ bút tạp chí Văn Học ở California, tiền thân là tờ Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến và Lê Tất Điều, tôi gởi bài không những anh cho đăng liên tục mà còn chịu khó thư riêng cho tôi nhắc lại tháng ngày gặp nhau ở Sài Gòn. Thư từ qua lại đến năm 1989, nhân buổi ra mắt sách của tôi do nhà văn Mai Thảo và họa sĩ Khánh Trường tổ chức tại hội trường báo Người Việt Orange County, tôi mới gặp lại nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
Từ đó thỉnh thoảng tôi có trở lại Cali nhưng không còn có dịp gặp lại anh. Sau đó nghe tin anh bệnh một thời gian dài rồi mất ngày 2/7/2012 vừa qua tại Westminster, Nam California, Hoa Kỳ.
Dưới đây là bài tứ tuyệt tôi viết tặng anh như một nén nhang để tưởng nhớ anh, một người anh, một người bạn thân mến.
Mai này ngựa nãn chân bon
Thu tầm mắt lại ngược con đường về
Sẽ còn mãi nụ tình quê
Còn hương trên mái tóc thề Huế xưa.
04/07/2012
TÔI BÁN SÁCH Ở CHỢ SÁCH ĐẶNG THỊ NHU
phan ni tấn
Không xa bùng binh Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành bao nhiêu, chợ sách ĐặngThị Nhu nằm khiêm nhường trên một con đường nhỏ, dài chừng 150 mét, hai đầu là đường Ký Con và Calmette.
Chợ sách Đặng Thị Nhu tuy nhỏ nhưng là chợ sách nổi tiếng từ sau năm 1975, hai bên là nhà dân án ngữ bởi những sạp sách chứa đầy các lại sách báo thượng vàng hạ cám.
Giữa năm 1978 tôi bán sách trong chợ sách này, dân mê sách, nhà văn, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều ghé qua nên tôi có dịp gặp gỡ, quen biết, tiếp xúc nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn. Sạp sách của tôi kế bên sạp Nguyễn Hồng Long (tức Nguyễn Hồng Rồng) và nhà văn Nguyễn Ước. Nguyễn Hồng Long và Nguyễn Ước ở cùng thành phố Toronto, Canada với tôi, về sau ông Long trở về VN sống, ông Ước vẫn ở Canada đến nay. Nói bán sách cho oai chớ thật ra tôi chỉ ké một góc sạp sách của anh em nhà Phan Văn Thành và Phan Xuân cầm cự sống qua ngày. Phan Xuân hiện ở Sài Gòn, là cựu sĩ quan VNCH cùng đơn vị với tôi từ năm 1970.
Ngày nào bán được sách thì tôi có chút tiền lẻ lót bụng; ngày nào ế tôi hay ngồi trầm ngâm sau sạp sách nghía ông đi qua bà đi lại đỡ buồn. Có lần tôi nghĩ không biết nguyên do nào chợ sách Đặng Thị Nhu lại mọc lên ở đây, dân khu phố dọc trên đường này (trước 1975 là đường Bùi Quang Chiêu) có được huê lợi chi không tôi không biết. Nhưng học lịch sử ta đều biết Đặng Thị Nhu là bà Ba Cẩn, vợ thứ ba đồng thời là cộng sự đắc lực của Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa kháng Pháp suốt 30 năm ở Yên Thế, Bắc Giang từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 cho đến ngày lụi tàn.
Hoàng Hoa Thám và bà Ba Cẩn Đặng Thị Nhu chỉ có hai người con: một gái Hoàng Thị Thế (1900-1988) và một trai Hoàng Hoa Phồn (1908-1945). Cuối năm 1909, bà Ba Cẩn bị Pháp bắt gần chợ Gồ mang về giam ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội rồi đày sang quần đảo Guyane, Nam Mỹ. Dọc đường bà nhảy xuống biển tự trầm cuối năm 1910.
Cuối năm 1979 tôi vượt biên đến Thái Lan rồi định cư tại Canada từ 1980 đến nay. Suốt 44 năm qua tôi chưa trở về quê nhà lần nào. Nhưng tôi được biết từ ngày mất nước đến nay miền Nam Việt Nam đã thay đổi đến tận cùng gốc rễ thì chợ sách Đặng Thị Nhu (của tôi) cũng đâu còn.
Chắc chắn bộ mặt Hòn Ngọc Viễn Đông đã trở nên "lộng lẫy, nở nang, ngựa xe như nước" hơn xưa gấp bội nhưng sao nghĩ đến chợ sách Đặng Thị Nhu tôi lại lan man nghĩ đến cảnh cũ người xưa qua bài thơ "Thăng Long Thành Hoài Cổ" của bà Huyện Thanh Quan, là người có đức hạnh, học vấn xuất chúng.
Cái đẹp dù nhỏ, hạn hẹp, dù cũ kỹ của chợ sách Đặng Thị Nhu thuở ấy không thể sánh nỗi "di tích văn học lịch sử của kinh thành Thăng Long" song cũng để lại cho người Sài Gòn một chút gì đó gọi là hoài cổ:
"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương" *
* Thăng Long Thành Hoài Cổ (Huyện Thanh Quan)
Nói Chuyện Với Phan Ni Tấn
Nguyễn Mạnh Trinh
Phan Ni Tấn? Nhà thơ? Nhà văn? Nhạc sĩ? Tôi tự hỏi mình khi đọc một vài bài thơ và nghe một vài bài hát của anh. Có nỗi rung động thầm thầm từ ngôn ngữ. Có niềm thiết tha từ nốt nhạc, từ ca từ... Hình như, có một không gian thời gian nào, lúc xa vắng lúc gần cận, nhắc nhở đến những kỷ niệm, những mộng mơ ban sơ, của những ngày tháng không thể nào quên...
Cứ tự hỏi rồi thắc mắc cho đến khi gặp Phan Ni Tấn. Một vài câu hỏi, để hy vọng trong câu trả lời, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn một chân dung đích thực của người nghệ sĩ.
Mời độc giả theo dõi bài nói chuyện sau đây:
Nguyễn Mạnh Trinh (NMT): Anh có phải là người bạc tình với thơ và say mê với nhạc?
Phan Ni Tấn (PNT): Tôi không nghĩ như vậy. Mới đây cả bốn ông nhà văn, nhà thơ Nguyễn Ngọc Ngạn, Song Thao, Lê Hữu và Luân Hoán đều gán cho tôi là “tay thơ, tay nhạc” thì đâu có lý do gì tôi lại bị “mang tiếng” là người bạc tình với thơ và say mê với nhạc. Không phải như vậy đâu. Người khác ra sao tôi không biết, riêng cá nhân tôi thì thú thiệt dù không tự vạch ra cách làm việc nhưng tự nhiên tôi lại vướng phải một “chu kỳ sáng tạo nghệ thuật”. Nghĩa là khi tôi làm thơ thì âm nhạc tự nhiên chạy đi đâu mất tiêu, có cố níu kéo cũng không thành phẩm và ngược lại. Tóm lại tôi không có thói quen hành xử cùng một lúc vừa viết nhạc lại vừa làm thơ.
NMT: Vậy, một cách thành thực, anh là nhạc sĩ, hay thi sĩ, hoặc cả hai như một người lang chạ?
PNT: Cả hai, nhưng không phải như một người lang chạ.
NMT: Trường hợp nào anh làm thơ?
PNT: Ban đêm dễ làm thơ nhất. Đêm càng sâu thơ phát tiết càng nhiều. Nhưng mà ban ngày ban mặt, nếu cần tôi cũng có thể “luồn” thơ ra , kiểu “xúc cảnh” thì “thành thi” không kể ngày hay đêm. Có điều tôi hơi khó tính trong việc sáng tác. Bài nào dở hơi hay thiếu máu tôi bỏ ngay, không kể thơ, văn hay nhạc.
NMT: Và trường hợp nào anh làm nhạc?
PNT: Thú thiệt với anh là tôi có một khuyết điểm khó chấp nhận lúc viết nhạc. Tức là tôi không có thói quen mộng mị vu vơ, hay hoang tưởng về những cảnh vật hay nhân vật nào đó mà sáng tác được. Cá nhân tôi khi viết nhạc tôi bắt buộc phải dựa vào một đề tài, một hình bóng thật, một nhân vật thật trước mắt, hoặc đào xới những kỷ niệm nào đó trong quá khứ xong tôi chọn lọc, chắt chiu, phác thảo rồi lấy đó làm khuôn mẫu mà viết ra. Có khi tôi hoàn tất một bản nhạc thật dễ dàng trong vòng trên dưới một giờ đồng hồ; có khi cả tuần, cả tháng hoặc cả đời “sanh” cũng không xong.
NMT: Nhạc có làm cho ngôn ngữ của anh bay bổng hơn thơ không (có nghĩa là nhạc được nhiều người hưởng ứng hơn và... nhạc sĩ oai hơn... thi sĩ?)
PNT: Tôi nhận thấy ngôn ngữ trong âm nhạc quả tình có bay bổng, phóng túng hơn trong thơ nhiều. Chắc anh cũng hiểu là tôi đang nói về phần sáng tạo của riêng mình thôi. Tuy nhiên, điều đó không có nghiã là nhạc sĩ lại oai hơn thi sĩ như anh nghĩ. Tôi thì tôi cho nó vẫn vậy. Chẳng ai oai vệ hơn ai.
NMT: Anh viết cho chính mình? Hay chỉ duy nhất một người, hay cho nhiều người?
PNT: Tôi viết cho cả ba thành phần anh vừa nêu ra. Có điều viết cho chính mình thì cũng nói chung chung chớ không có ý ca tụng cái tôi , vốn chẳng có gì hay. Rốt cuộc, trong âm nhạc tôi thường nhắm vào một hoặc nhiều người.
Thí dụ như bài Tình Già chẳng hạn:”Mười tuần một lần anh yêu em. Nằm ngồi bò càng qua cơn mê. Thương cái răng em nổi trôi trên vùng ngực anh. Thương cái môi em thổi rung rinh hòn vợ chồng. Ngây ngất anh xin thề muôn ngàn kiếp anh yêu em...” Nghe anh anh em em mùi mẫn vậy đó, tuy một mà hai tuy hai mà lại chungcho nhiều người đấy. Nghĩa là qua bài hát này ai cũng có thể là anh hay là em chớ không nhất thiết phải là tác giả và đối tượng.
NMT: Anh nghĩ ngôn ngữ của thơ và nhạc có điều gì giống nhau? Anh có nghĩ rằng trong thơ có nhạc và ngược lại...?
PNT: Ngôn ngữ của thơ nếu không có nhạc tính thì hoàn toàn khác với ngôn ngữ trong âm nhạc. Ngược lại trong thơ có nhạc hoặc trong nhạc có thơ thì cả hai loại ngôn ngữ này đều có sức tác động chuyên chở cho nhau mà bay cao.
NMT: Là người làm thơ vừa phổ nhạc, anh có nghĩ đưa thơ đến với đại chúng nhưng lúc ấy không còn là thơ nguyên thủy nữa?
PNT: Cũng tùy bài thơ mà phổ. Nhưng thường thường người nhạc sĩ phổ thơ ít khi phổ nguyên bài thơ ra thành ca khúc. Họ chỉ lấy ý thơ rồi thêm mắm thêm muối lời của mình vô mới thành một bản nhạc. Tôi công nhận nhạc đưa thơ đến với đại chúng nhưng có nhiều bài thơ khi đưa vô nhạc không còn là thơ nguyên thủy nữa.
NMT: Cố thi sĩ Tạ Tỵ khi còn sinh tiền dù có nhiều bài thơ phổ nhạc nổi tiếng nhưng vẫn cho rằng thơ phổ nhạc không còn là thơ nữa. Anh nghĩ sao nhận xét trên?
PNT: Như tôi vừa nói là tùy bài thơ mà phổ. Có nhiều bài thơ nổi tiếng như bài Ngậm Ngùi của Huy Cận anh Phạm Duy phổ rất nổi tiếng mà thơ vẫn còn là thơ chớ có mất đi đâu. Nhưng cũng Phạm Duy phổ bài Hoa Soan Bên Thềm Cũ thì rõ ràng bài thơ nguyên thủy của Lưu Trọng Lư chẳng còn là thơ nữa.
NMT: Hình như anh có nhiều bản nhạc mang âm hưởng dân ca. Anh có dụng ý nào khi chọn phương cách diễn tả như thế?
PNT: Khi lớn lên học ở Sài Gòn tôi đã từng có dịp đi nhiều, sống nhiều, gắn bó nhiều với sông nước và con người vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long nên nhiều bản nhạc của tôi đều mang âm hưởng dân ca Nam bộ. Vậy thôi.
NMT: Viết nhạc tình, có phải là cách tỏ lộ tình cảm của mình trao gởi cho một đối tượng, hay muốn nói thay hát thay cho nhiều người cùng tâm cảm?
PNT: Cũng có thể là như vậy, nhưng cũng có thể là mượn cái tâm cảm của nhiều người mà nói hộ ra.
NMT: Điều gì thôi thúc anh viết nhạc đấu tranh?
PNT: Quê hương, đất nước và thân phận con người.
NMT: Khi sinh hoạt du ca, và cho đến bây giờ, in tuyển tập nhạc và phát hành CD, quan niệm về sáng tác của anh có thay đổi không?
PNT: Có, thưa anh. Tôi đã và đang sáng tác được số ca khúc có chủ đề “dục tính trong âm nhạc”. Mới nghe qua cảm thấy ghê nhưng thật ra chủ đề ca khúc của tôi không lộ liễu như Tục Ca một thời của Phạm Duy đâu.
Thí dụ bài Quỳnh Lan vừa ráo mực chẳng hạn: “Em yêu anh lặn vào đôi tay. Anh yêu em ngợp bờ mi say. Miếng môi tham em ngậm anh tràn đầy. Đêm lung linh soi mù ngọn lan bay. Cảm ơn anh rộng vòng tay bao dung. Ôm em trôi qua suốt mùa trái cấm. Níu vai nhau ta cuộn nhau thành một. Sài Gòn nghe em nở đóa quỳnh thơm...”.
NMT: Anh có nghĩ một phương cách nào để phổ biến nhạc của anh không? Như chọn ca sĩ thích hợp với nhạc của mình hoặc cộng tác với những trung tâm có nhiều phương tiện?
PNT: Ra mắt CD là một trong những phương cách phổ biến nhạc của mình. Phương tiện truyền thông, truyền hình, hoặc báo chí cũng là một cách quảng cáo khá tốt.Nhưng hữu hiệu nhất vẫn là cộng tác với các trung tâm băng nhạc. Có điều lọt vô được những trung tâm này quả là một vấn đề nan giải. Tài năng đã đành nhưng nhiều khi cũng không phải vì... tài năng.
NMT: Xin anh cho biết một vài chi tiết về tuyển tập nhạc và CD “Sinh Nhật Của Cây Đàn”?
PNT: Tuyển tập Tình Khúc Phan Ni Tấn là tựa của tôi, gồm khoảng 100 ca khúc vừa viết lời vừa phổ thơ, dầy 186 trang không kể trang bìa. Chỉ có một vài bài bản cũ trước 75, kỳ dư đều viết ra sau này.
CD Sinh Nhật Của Cây Đàn gồm có 12 ca khúc trong đó có hai bài phổ từ thơ Luân Hoán và Quế Phượng. Vừa tình ca đôi lứa vừa dân ca miền núi lẫn dân ca Nam bộ.
NMT: Hình như anh đã sáng tác hơn một trăm nhạc phẩm? Anh chọn lựa thế nào cho tác phẩm tuyển tập và CD này?
PNT: Vì tuyển tập này mang tên là Tình Khúc Phan Ni tấn nên nội dung thuần túy viết về tình yêu đôi lứa, không có bóng dáng “tay cờ, tay súng” gì ở đây.
Về CD thì cũng vậy. Cũng nhẹ nhàng về tình ca đôi lứa, chen lẫn với dân ca miền núi và dân ca Nam bộ.
NMT: Trong đó bài nào anh đắc ý nhất?
PNT: Công tôi mỗi khi sanh thành đều khó nhọc nên bài nào tôi cũng... đắc ý.
NMT: Anh có kỷ niệm nào về những bản nhạc đã sáng tác không?
PNT: Như tôi đã nói với anh lúc nãy là ca từ của tôi đều dựa vào một sự thật mà nên.Vì vậy bản nhạc nào cũng mang một kỷ niệm đặc biệt mà tôi khó mà quên được sau này.
Hai anh bạn của tôi, Hà Thúc Sinh và Nguyễn Ngọc Ngạn từng nói tôi là nhà thơ nên ngôn ngữ thơ làm cho ca từ của tôi mượt mà hơn. Nghe xong tôi ra chiều ... khoan khoái lắm.
NMT: Anh có dự tính nào tiếp theo không cho thơ và nhạc...
PNT: Dĩ nhiên là có dự tính chớ anh, nhưng vì chưa có thành phẩm nên không muốn nói ra. Thì cũng là thơ, văn và nhạc mà thôi.
Nghe nhạc Phan Ni Tấn
Nt Hoàng Xuân Sơn & Phan Ni Tấn
Nv Hoàng Khởi Phong, Ns Lê Uyên Phương, Hs Khánh Trường, Nv Mai Thảo, Phan Ni Tấn, Ns Trần Duy Đức, Nv Nguyễn Mộng Giác
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.