Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Lê Uyên Phương (1941-1999)


















Lê Uyên Phương

Tên thật: Lê Minh Lập
(Sinh 02/02/1941 Đà Lạt - Mất 29/06/1999 California)
Hưởng dương 58 tuổi
Nhạc sĩ











Lê Uyên Phương là một nhạc sĩ thuộc dòng nhạc trữ tình của miền nam Việt Nam trước 1975.
Ông khởi sự viết nhạc từ 1960 với Buồn Đến Bao Giờ viết tại Pleiku.
Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, khi từ Đà lạt vào Sài gòn, ông đã nổi tiếng với những tình khúc nồng nàn như Lời Gọi Chân Mây, Vũng Lầy Của Chúng Ta, Dạ Khúc Cho Tình Yêu, Còn Nắng Trên Đồi ... v.v  và được giới trẻ nhiệt liệt hưởng ứng.
Ngoài việc sáng tác âm nhạc, ông còn làm thơ và viết văn: Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles (truyện, tùy bút. 1990)
Năm 1979, Lê Uyên Phương cùng gia đình đã sang định cư tại Hoa Kỳ và qua đời ngày 29 tháng 6 năm 1999 vì bệnh ung thư phổi tại California. 
Hưởng dương 58 tuổi










Tác phẩm tiêu biểu










Vũng Lầy Của Chúng Ta
Lê Uyên & Phương



Theo em xuống phố trưa nay đang còn chất ngất cơn say
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say
Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn
Yêu nhau giữa đám rong rêu, theo dòng nước cuốn lêu bêu
Đi qua những phố thênh thang, đi qua với trái tim khan 
Ði qua phố bước lang thang, đi qua với trái tim khan 
Theo em xuống phố trưa mai đang còn nhức mỏi đôi vai 
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau 
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay 
Cho nhau chất hết thơ ngây, trên cánh môi say 
Trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn 
Qua đi, qua đi dứt cơn mê 
Tình buồn chồng chất lê thê 
Qua đi, qua đi dứt cơn say 
Tình này tình rồi thay 
Ta sống trong vũng lầy 
Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu 
Trong ngao ngán không dứt hết cơn cơn ê chề 
Ta sống trong vũng lầy 
Một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu 
Trong ngao ngán không dứt hết một, một lần đau. 












Cho Lần Cuối
Lê Uyên & Phương


Giờ này còn gần nhau,
gần thắm thiết trong mối sầu
Gần bối rối biên giới từ lòng đau.


Giờ này còn cầm tay,
cầm chắc mối duyên bẽ bàng
Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng
Cầm giá buốt thương đau,
ngày mai ta không còn thấy nhau. 

Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau hẹn sau. 
Bàn tay năm ngón suông đem vào nhau mộng mau 
Ngoài trời mưa, mưa hoài, gió mưa nặng nề 
Người ngồi nghe xa cách đá xanh ơi mỏi mòn 

Lệ ngập ngừng bờ mi, 
giọt nước mắt lăn nỗi buồn 
Giọt nước mắt xa cách vời vợi trông 
Giờ này còn nhìn nhau, 
nhìn đắm đuối như suối bền 
Nhìn suốt kiếp như chết mòn, 
nhìn hấp hối thương đau 
Ngày mai ta không còn thấy nhau. 













Trên Da Tình Yêu


Bao đêm cùng nhau ta cùng theo cơn mộng đã tan.
Bao đêm cùng chăn cùng gối êm đềm
Cơn mê rồi tan đâu còn thấy môi hồng say
Ôi ái ân đâu rồi cơn tình ngất buông xuôi

Khi ta còn yêu tình thơ ngây
Yêu hoa yêu nắng lòng như nở ngàn cánh nhung
Yêu chim nhỏ hót trên cành

Ôi ta còn đấy da thịt trắng riêng ta 
Qua những cơn đau dài sao còn nhớ đến nhau 
Qua những cơn mê cuồng sao còn mãi khôn nguôi 

Người yêu hỡi yêu mãi như thịt da 
Người yêu hỡi yêu mãi, 
mãi mãi thức giấc như trời đêm 
Rồi quen hơi trên thân người 
qua giòng thời gian biến động . 

Yêu nhau yêu như qua cơn mưa 
trên vùng đất khô cằn ấy 
như từng đêm với cuộc đời 
âm thầm đã qua bao mùa Thu vàng lá 

Người yêu ơi, đem tim tươi rưng rưng 
Cho tình ấy 
cho đời sống 
cho ngàn kiếp đã qua qua rồi ! 
hãy qua như mùa Xuân tràn đầy 













Đêm Chợ Phiên Mùa Đông
Lê Uyên & Phương


Hoa ngân vang lời ái ân
Môi say cười gió Đông
Em mơ lời tha thiết ân cần
Sao sao ơi chờ gió đưa
Thì thầm trong bóng đêm dịu êm

Nghiêng cánh hoa chờ dư âm xa
Trong bóng đêm màu môi phôi pha
Nhưng mắt em ngời lên sao sa
Buồn như gió Thu vừa qua .

Sau lưng em đèn kết hoa 
Mái tóc lộng gió xa 
Em say ngàn câu hát chan hoà 
Nhưng em ơi lòng cách xa 
Nhạc buồn như tiếng ca đường khuya 

Sao hỡi sao đừng rơi trong đêm 
Mây hỡi mây đừng trôi qua nhanh 
Như mắt môi tình yêu đang xanh 
Rồi như lá hoa đầu Thu. 

ĐK: 

Ơi gió rung ngọn đèn vàng 
Ôi gió theo lòng rộn ràng 
Mơ môi em hoa thơm trinh nguyên 
Mơ tay em mang bao yêu thương 
Biết đâu rằng 
Rồi mờ hơi sương. 

Trên phố khuya âm thầm trong gió Đông 
Trên phố khuya âm thầm như ngóng trông 
Mắt thơ ngây màu môi sẽ phai nhanh 
Tuổi yêu thương còn xanh. 

Trong đêm đen tìm bóng em 
Xanh xanh màu áo em 
Nghiêng nghiêng màu tóc ngắn hoa cài 
Môi xinh xinh lòng vắng tanh 
Dịu buồn như mắt em còn xanh. 

Em hỡi em đừng mơ Thu qua 
Như áng mây chiều mau phôi pha 
Như gío Đông thường mang đi xa 
Một nụ cười thoáng qua. 













Uống Nước Bên Bờ Suối
Khánh Ly


Qua bao con đường, qua bao phố phường lê mòn gót chân, 
Chim muông bên rừng trở mình về đón mừng. 
Môi khô em tròn đợi từng giọt sữa non, 
Dừng bên suối rồi rừng trưa nắng ngừng trôi. 
Đường dài đón ta cho ta giòng nước tươi thêm tình yêu. 
Ngọt bùi sẽ dem cho em ngày tháng đi qua cuộc đời. 


Như con nai hiền vui đôi chân mềm trên từng gót êm đềm. 
Em buông lơi tóc, nhón trên giòng nước trinh đầy. 
Đôi chân suôn ấy đã theo ngày tháng cuốn theo thời gian. 
Xa xôi nơi ấy để cho tình cũ chết trong buồn hiu. 

Ngày nào đã xa ngày nào có đôi ta, 
Đường dài đó em xin em đừng tiếc vui chơi ngày xanh. 
Một ngày sẽ qua ôm theo cuộc sống nên thơ tràn đầy. 

Em yêu em yêu, em yêu em yêu, 
Uống cho tình ta, uống cho đời tươi hoài. 
Ngày mai còn đấy, tình yêu còn thấy, 
Đời ngất trong ta. 

Em yêu em yêu, em yêu em yêu, 
Uống cho ngày xanh, uống cho đời trong lành. 
Ngày mai còn đó, tình yêu còn có, 
Đời đã cho ta đời sẽ cho ta. 

Em yêu em yêu, em yêu em yêu, 
Uống cho tình ta, uống cho đời tươi hoài. 
Đường quen còn thấy, tình yêu còn đấy, 
Đời ngất trong ta. 

Em yêu em yêu, em yêu em yêu, 
Uống cho ngày xanh, uống cho đời trong lành. 
Ngày mai còn đó, tình yêu còn có, 
Đời đã cho ta đời sẽ cho ta. 

Như con nai hiền vui đôi chân mềm trên từng gót êm đềm. 
Em buông lơi tóc, nhón trên giòng nước trinh đầy. 
Đôi chân suôn ấy đã theo ngày tháng cuốn theo thời gian. 
Xa xôi nơi ấy để cho tình cũ chết trong buồn hiu. 

Ngày nào đã xa ngày nào có đôi ta 
Đường dài đó em xin em đừng tiếc vui chơi ngày xanh, 
Một ngày sẽ qua ôm theo cuộc sống nên thơ tràn đầy. 
Một ngày sẽ qua ôm theo cuộc sống nên thơ tràn đầy. 
Một ngày sẽ qua ôm theo cuộc sống nên thơ tràn đầy 















Tình Khúc Cho Em
Lê Uyên & Phương


Như hoa đem tin ngày buồn
Như chim đau quên mùa xuân
Còn trong hôn mê buồn tênh
Lê mãi những bước ê chề.
Xin cho thương em thật lòng
Xin cho thương em thật lòng
Còn có khi lòng thôi giá băng

Cho em môi hôn vội vàng
Cho em quen ân tình sau
Dù em không mong dài lâu
Xin cất lấy ước mơ đầu
Cho tôi yêu em nồng nàn
Cho tôi yêu em nồng nàn
Dù tháng năm buồn vui bàng hoàng ...

Vì đâu mê say phồn hoa
Như áo gấm sang long lanh
Ôm rách nát trong tâm linh
Ôm tiêng hát không hơi run
Nghèo nàn ...

Còn yêu chi hoa ngày xanh
Héo hon vì mong manh
Bỏ quên lại người sau
Ngỡ ngàng ...

Thương em khi yêu lần đầu
Thương em lo âu tình sau
Dù gương xưa không được lau
Soi lấy bóng mối duyên sầu.
Cho tôi yêu em nồng nàn
Cho tôi yêu em nồng nàn.
Dù biết yêu tình yêu muộn màng ....












Đá Xanh
Lê Uyên & Phương


Như viên đá trong lòng cát êm đại dương
say nghi ngút mây trời
không như đá trong lòng suối
mong thành rêu


đá nuôi mộng tình yêu tuyệt vời
ngày ngày đợi nắng lên bờ ranh cao vút
ngày nào chợt gió mưa về
che khung trời đã không rả rời

rồi ngày xanh ngày xanh qua nhanh
rồi ngày xanh qua nhanh
ngày hè đã nứt khô trên môi
còn lại tiếc thôi

như viên đá lưng mềm vuốt ve tình nhân
nuôi mộng ước lâu bền
nhưng viên đá nay thành đá xanh thủy chung
đá rơi dọc đường cao lưng đồi
ngày ngày đợi chết trong lùm cây u uất
ngày ngày nằm nhớ ân tình sâu muôn đời
đã không đổi dời

tình tình ơi tình ơi mênh mông
tình tình ơi mênh mông
dòng lệ nắng đã trôi trong tim
còn lại xót xa

như viên đá lưng trong mắt quan tài tươi
ôi mộng đã tan rồi
như viên đá nay thành đá trên mộ bia
đã im lìm ngàn thu rêu mờ
người tình giờ đã quên tình sâu xa vắng
người tình giờ đã quên tình sâu muôn đời
đã không ngỏ lời

sầu sầu ơi sầu ơi thiên thu
sầu sầu ơi thiên thu
ngày dòng máu đã loan trên môi lạnh mộ đá thôi










Tham khảo thêm về tác giả Lê Uyên Phương









Những ca khúc Lê Uyên Phương













Những ca khúc Lê Uyên Phương








1



Tôi với em
dương trần vai tiễn đưa 
ngày hôm qua trong nắng thiên đường 
ngày hôm nay lo âu tìm về nơi bến ngân 

những đóa hoa phai hồng trong mong chờ 
xin hãy xanh như thời gian, thời gian 

tôi với em 
xin cùng xây ước mơ 
dù mai đây xa cách muôn trùng 
dù mai đây nơi xa phồn hoa không thiết tha 

những cánh chim trong hồng hoang thiên đường 
sẽ quên hay còn yêu, còn yêu nhân tình 

Một lần xa cách 
lòng thêm thiết tha 
buồn rơi ướt vai 
buồn ai có hay 
cho dòng nước mắt 
cho dòng nước mắt 
cho dòng nước mắt 
trôi mau 

tôi với em 
mang niềm tin trắng trong 
dù tinh khôi không in dấu dương trần 
dù thơ ngây vùi sâu theo tháng năm 
những đớn đau trong tiền duyên đọa đày 
xin hãy than cho ngày mai, ngày mai, ngày mai 









2.



Thôi đành giã từ niềm vui mong manh
Chung đường tình đi loanh quanh
Đến nay bước chân đã bơ vơ rồi
Thôi đành cúi đầu phận người long đong
Xa nhau như nước xa nguồn

Một lần niềm vui tìm đến rồi mãi mãi xa 
Em ơi em ơi quay đi để cho chia lìa lần này dài phút xót xa 
Đừng nhìn nhau mắt hoen lệ nhòa 
Đừng bùi ngùi khóc tim xe môi chùng 
Đừng ôm đớn đau khi tình đã xa 
Cuộc tình ấy như mây qua trời 
Kỷ niệm ngày đó chung vui bên đồi 
Đừng ôm đớn đau khi tình đã rồi 
Em ơi lắng nghe chim trong vườn hót 
Chim ơi hãy cho ta luôn được mãi xuân nồng 
Cho ta biết yêu như tình lúc đầu dù người đã xa 
Trong bao kiếp hoang vui chưa tìm thấy 
Xin cho những cơn mê say còn mãi trong đời 
Đâu có ai biết mai sau 
Đâu có ai mãi thương đau 
Đâu có ai phải muôn kiếp xa nhau 

Thôi đành giã từ niềm tin trong ta 
Năm dài đời ôi bao la 
Đến nay bước chân đã hoang mang rồi 
Thôi đành cúi đầu phận bèo đong đưa 
Xa nhau như nước xa nguồn 
Cuộc tình ngày nào tìm đến rồi mãi thiết tha. 










3


Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa
Anh ơi! bao nhiêu tang thương

mỗi khi đã rời giấc mơ yêu đương
Anh ơi! xin anh, xin anh cúi trên cơn mộng dài
Để chờ ngày mai lên nắng
Nhớ đến ngày còn gần nhau 
Nước mắt rơi khóc phút không ngờ 
Nhớ thương ngậm ngùi cách xa 
Biết đến bao giờ 
Em ơi! chim bay mang theo 
chút hơi nắng tàn dấu trong tim son 
Em ơi! xin em, xin em dấu trong cơn nghẹn ngào 
Những chiều buồn mưa lẻ loi 
Anh ơi! như chim say mê 
có khi rã rời cánh nhung thôi bay 
Anh ơi! xin anh, xin anh lúc chân mây mệt nhoài 
Trở về lồng êm thân ái 
Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa 
Những chiều thiết tha bên nhau 
Em ơi! xin em, xin em nói yêu đương đậm đà 
Để rồi ngày mai cách xa 
Để rồi ngày mai .. cách xa" 








4


Một chiều mưa áo trắng đưa nhau
bên kia đời tình buông nửa vời
lần này đây đã hết cho nhau
thôi điên cuồng thịt da rã rời
người về đâu dứt hết thương đau cuộc tình mau

Người rồi theo tiếng hát qua môi
ghé bến hư vô 
áo trắng khăn sô 
có đâu não nề 
tình yêu cũng thôi ê chề 
cuộc tình đó như qua ngày đông 
phòng lạnh giá môi xô nụ hôn 
người nằm đó xin cho được yên 

Còn tìm đâu áo mắt thanh xuân 
ấp hơi nồng trên da thịt đầy 
còn tìm đâu gối thắm đê mê còn gì đâu 
tình, tình ơi đã chết trong mơ 
sống bên người như qua mộng đời 
đành vùi sâu số kiếp không đâu 
còn lại đây khối trơ tình sầu 










5


Trời mưa mãi mưa hoài
thần tiên giấc mơ dài
vào cuộc đời sỏi đá biết mình si mê


Buồn ơi đến bao giờ
còn thương đến bao giờ
khi mùa thu còn mang tiếng buồn đêm hè

Vòng tay đã buông rồi
chán chường in trên nét môi
muốn lệ sầu dâng nữa thôi đem vào nhau
Dung nhan mang tình yêu
còn ánh sáng huy hoàng
tìm ánh mắt tìm suối tóc khi còn thơ ngây

vành môi khép mong chờ
nguoi di dáng bơ phờ
sao còn đem tiếng khóc ước vọng ân tình

Em ơi, lá đỗ hoa tàn, đếm tuổi cuộc đời trên hai bàn tay trơn...em ơii ...em ơi....xuân nào tàn ..thu nào vàng , môi nào ngỡ ngàng

Nằm nghe tiếng mưa nguồn
tưởng em bước chân buồn
đang vỗ về lá úa trong lòng đêm thu
buồn ơi đến bao giờ
còn thương đến bao giờ
thương nụ cười trên môi tháng đợi năm chờ!!!








6


Hãy ngồi xuống đây
Hãy ngồi xuống đây
xa cơn buồn phiền
dẫu biết chia phôi
nhưng trong cuộc đời vẫn có đôi ta

Hãy ngồi xuống đây 
như trong lần đầu bối rối bên nhau 
vai rung thẹn lời mắt sáng môi trinh da thơm tình ngời 

Trên trời có mây sau cành lá xanh 
mây bay từng đàn lá thắm hoa tươi 
em ơi ngày buồn sẽ chóng qua đi 

Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này 
Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này 
Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này 

Hãy ngồi xuống đây 
như loài cỏ tranh chen nhau từng hàng 
xoắn xít bên nhau vui chơi cuộc đời có dáng hôm nay 

Hãy ngồi xuống đây 
trên lưng cuộc đời thách đố thương đau 

Vuốt ve cuộc đời 
từ mùi son phấn trên mặt người 
trong đau đớn điên cuồng đó 
Vun kiếp sống không ngơi 
Cách xa vời vợi 
Một ngày qua giấc mơ vùi dần 

Rồi mùa Đông đến 
Rồi mùa Xuân đến 
Cuộc đời vẫn quay đều 

Hãy ngồi xuống đây 
như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng 
duới nắng ban mai 
phô thân trần truồng kiếp sống hoa sơ 

Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này 
Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này 
Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này 

Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai 
cho da thịt này đốt cháy thương đau 
cho cơn buồn này rót nóng tung hoang 
cho thiên đường này bốc cháy 
trong cơn chia phôi chia phôi tràn trền 

Hãy ngồi xuống đây 
bên con vực này ngó xuống thương đau 








7


Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mà mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rơi
Trên đôi vai thanh xuân
Ướp hôn nồng bên gối đắm say
Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy
Cùng rót bao nhiêu ngày hoang
Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn 
Ru người yêu dấu trong vùng trời đêm 

Vừa hoa nở tươi môi 
Tình nhân đã xa xôi 
Ðời ngăn cách nhau hoài 
Một lần thôi đã không thôi 
Yêu nhau trong lo âu 
Biết bao lần tha thiết nhớ mong 
Lá hoa rừng màu xóa đường quay về 
Làm ánh sao đêm lẻ loi 
Màu tối gương bên đèn soi 
Ân tình sâu vẫn trong đời thủy chung 


[ĐK] 

Ðời mãi mãi mãi cách xa 
Dòng nước mắt nóng tiễn đữa 
Xin cho lần cuối 
Tình ấy đắm đuối thiết tha 
Vì qua bao nhiêu điêu linh 
Xót xa đắng cay trong đời 

Màn đêm mở huyệt sâu 
Mộng đầu xin dài lâu 
Một vì sao lạ rơi, nghe hồn tê tái 
trên dòng hương khói bay 
Ái ân ơi đừng phụ lòng ta 
Nhớ thương sâu xin gởi người xa 
Khóc nhau trong cuộc đời 
Giấc mơ xưa khăn phủ vành sô 
Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau 
Chết bên nhau thật là hồn nhiên! 












Tập nhạc



Khi Loài Thú Xa Nhau (1970)


Có thể nói nhạc của Lê Uyên Phương chỉ dành cho Lê Uyên và Phương, với những âm thanh man dã, giọng điệu nức nở đam mê và cả những sự ê chề. Chỉ có Lê Uyên và Phương mới có đủ sự nồng nàn và thiết tha khi hát nhạc Lê Uyên Phương.

CD Khi Loài Thú Xa Nhau (trùng tên với tập nhạc đầu tiên của Lê Uyên Phương năm 1970) được ghi âm năm 1999, cũng là năm mà nhạc sĩ Lê Uyên Phương qua đời vì ung thư phổi. Đây là lần tái hợp trong âm nhạc sau cùng của đôi song ca nổi tiếng này sau khi hôn nhân của họ tan vỡ vào giữa thập niên 80.


1. 
Vũng Lầy Của Chúng Ta

2. 
Chiều Phi Trường

3. 
Không Nhìn Nhau Lần Cuối

4. 
Lời Gọi Chân Mây

5. 
Đưa Người Tuyệt Vọng

6. 
Buồn Đến Bao Giờ

7. 
Tình Khúc Cho Em

8. 
Đá Xanh

9. 
Hãy Ngồi Xuống Đây

10. 
Dạ Khúc Cho Tình Nhân

11. 
Bài Ca Hạnh Ngộ

12. 
Nỗi Buồn Dâng Hiến

13. 
Đêm Chợ Phiên Mùa Đông

14. 
Trên Da Tình Yêu

15. 
Cho Lần Cuối



&


Yêu Nhau Khi Còn Thơ (1971)

Biển, Kẻ Phán Xét Cuối Cùng (1980)



Và một số tập nhạc đã hoàn tất, chưa ấn hành:


Uyên ương Trong Lồng (1970-1972)

Bầu Trời Vẫn Còn Xanh (1972-1973)

Con Người, Một Sinh Vật Nhân tạo 1 (1973-1975)

Con Người, Một Sinh Vật Nhân tạo 2 (1973-1975)

Trại Tỵ Nạn Và Các Thành Phố Lớn (1979-1983)

Trái Tim Kẻ Lạ (1987-1988)

Lục Diệp Tố (1977-1990)



Ca khúc

Bài Ca Hạnh Ngộ
Bên Đồi Lau Xanh
Bên Hồ Than Thở
Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa
Buồn Đến Bao Giờ
Chiều Phi Trường
Cho Lần Cuối
Còn Nắng Trên Đồi
Dạ Khúc Cho Tình Nhân
Đá Xanh
Để Lại Cho Em
Đêm Chợ Phiên Mùa Đông
Đôi Khi Hạnh Phúc Buồn
Đưa Người Tuyệt Vọng
Hãy Ngồi Xuống Đây
Hết Rồi Những Ngày Vui
Khi Xa Sài Gòn
Không Nhìn Nhau Lần Cuối 
Khúc Hát Nhân Tình
Kỷ Niệm Trong Chiều
Là Giọt Máu Bầm Trong Trái Tim Tôi
Loài Hươu Đa Cảm
Lời Gọi Chân Mây
Máu Biếc Xanh Và Ngực Tối
Một Dạ Hội Buồn
Một Ngày Vui Mùa Đông
Ngồi Lại Trên Đồi 
Nỗi Buồn Dâng Hiến
Ở đây, Thôi Ở Đây Đành
Tình Khúc Cho Em
Tôi Đứng Trên Đồi Mây Trổ Bông
Tôi Muốn Tin, Tôi Muốn Yêu Cuộc Đời
Trên Da Tình Yêu
Uống Nước Bên Bờ Suối
Vũng Lầy Của Chúng Ta
Yêu Nhau Trong Phận Người
















LÊ UYÊN PHƯƠNG: Tình yêu, đổ vỡ, bệnh tật và cái chết.
Trường Kỳ


(Bài phỏng vấn dưới đây có thể coi là cuộc nói chuyện chính thức và cuối cùng Lê Uyên Phương dành cho Trường Kỳ tại tư gia của tác giả Vũng Lầy Của Chúng Ta. Trong cái thế giới tràn ngập âm nhạc và tranh ảnh nơi căn nhà xinh xắn trên đường số 55 East, Long Beach, California, Lê Uyên Phương trong phút nói thật đã phơi bày ḷòng mình trong cuộc nói chuyện kéo dài cả một buổi, nhắm vào vài chi tiết thường gây ra những thắc mắc nơi những người yêu nhạc của anh như tên họ, sự đổ vỡ giữa anh và Lê Uyên, ngón tay với cục bướu khác thường của anh, quan niệm của anh về cái chết v.v... Bài phỏng vấn được Trường Kỳ thực hiện năm 1998.)


* Tại sao Lê Uyên & Phương và tại sao Lê Uyên Phương?
Nhiều người thường gọi anh với tên Lộc, nhưng thật ra không phải, "thành ra dịp này mình phải nói rõ cái tên của mình là Lê Minh Lập, sinh ngày 2 tháng Hai năm 1941 tại Đà Lạt."
Vì sinh ra vào thời kỳ chiến tranh giấy tờ hộ tịch bị thất lạc, nên Lê Uyên Phương đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh. Và mỗi lần làm khai sanh mới là mỗi lần tên anh bị viên chức hộ tịch viết sai! Khai sinh lại lần đầu tên Lê Minh Lập bị đổi thành Lê Minh Lộc. Làm khai sinh lần thứ hai thành Lê Văn Lộc. Từ đó anh không đổi nữa, giữ luôn tên Lê Văn Lộc làm tên chính thức trên giấy tờ. Một điều đặc biệt nữa như anh cho biết là "ngay cái họ Lê của mình cũng không phải là họ của Ông nội mình!"
"Ông già tôi chịu chơi lắm" Lê Uyên Phương đã nói về cụ thân sinh như vậy (và anh có viết đầy đủ về người bố của mình trong tác phẩm Quê Nội Trong Điệu Ru). Sau này anh biết được một cách mơ hồ là ngày xưa cụ thân sinh anh mang họ Phan, người gốc Quảng Nam. Ông cụ bỏ nhà đi từ khi mới 9 tuổi và không biết song thân mình - tức ông bà nội Lê Uyên Phương - là ai. Một thời gian ông lưu lạc giang hồ về Nha Trang và gặp mẹ anh ở đây, sau đó hai người thành hôn và lên Đà Lạt sống. Khi bố anh gần 60 tuổi, có người từ Quảng Nam vào tìm người thừa kế để ký bán đất cho chính phủ xây cất phi trường, lúc đó anh mới biết bố anh từ họ Phan đã được ông nội anh đổi thành họ Dương (họ Phan là gốc, ông nội anh đổi thành họ Dương vì lý do cuộc cách mạng Phan Bội Châu, nhiều người mang họ Phan vì sợ nên đổi họ) trong khi đó thì bố anh đã đổi thành họ Lê!

* Nhưng tên Lê Uyên Phương thì sao?
Phương là tên của má tôi, Công Tôn Nữ Phương Nhi (Phương Nhi có nghĩa là người con tên Phương) từ chữ Phương đó mình lấy làm tên Phương cho mình, Lê là họ của ông già. Còn Uyên là tên người con gái đầu tiên mà mình gặp nên mình ghép lại thành Lê Uyên Phương (người con gái đó anh gặp và để ý nhưng không phải là mối tình đầu của anh.) Anh nói thêm là khi phát hiện ra có một giống nữ bên cạnh đời sống của mình, thì người đó có tên là Uyên (anh gặp ở Pleiku, nhưng về sau cô lập gia đình và sinh sống ở Pháp, cô có liên lạc với anh nhân một chuyến anh sang Pháp, nhưng anh không có dịp để gặp lại). Sau này khi mình gặp bà Lê Uyên, hai đứa cùng đi hát, lúc ấy bà ấy chưa có tên và không muốn lấy tên thật. Ngay cái bữa đầu tiên hát đó (tại quán Thằng Bờm, nơi sinh hoạt của Phong Trào Du Ca Việt Nam tại Sài Gòn năm 1970) mình cắt cái tên của mình ra. Cho nên khi viết nhạc mình lấy là Lê Uyên Phương, khi trình diễn hai người thành ra Lê Uyên và Phương. Đó là lý do tên mình như vậy!

* Trường hợp gặp gỡ Lê Uyên.
Hồi đó mình ở gần nhà bà Uyên, mình ở số nhà 22, bà Uyên ở nhà 18 (đường Võ Tánh, Đà Lạt). Mình gặp bà ấy thì thấy vậy thôi, không có gì hết! Bà ấy học ở trường Franciscain. Mình gặp rồi quen biết vậy thôi, chứ không có gì đặc biệt... Từ đó rồi tán tỉnh này nọ. Nói vậy chứ thật ra thực sự mình chưa tán bà ấy bao giờ hết. Nhưng có điều là khi tôi gặp bà ấy tôi chịu liền, bà ấy gặp tôi bà cũng chịu tôi liền. Cái đó là cái đặc biệt, nghĩa là gặp là chịu nhau ngay từ lúc đầu... Chính ra lúc đầu bà ấy chỉ coi tôi như người anh thôi, bả hỏi ý kiến tôi về những người theo đuổi. Hồi đó có tất cả ba người theo. Bà Uyên nhờ tôi chọn một trong ba người thì tôi cũng chọn... Và cuối cùng cái chuyện nó như vậy. Nó phải tới thì nó phải tới thôi!

* Sự đổ vỡ của đôi "Uyên Ương Trong Lồng"
(Lê Uyên Phương lập gia đình với Lâm Phúc Anh (tức Lê Uyên) vào năm 68. Sau 15 năm chung sống, hai người đi đến đổ vỡ vào khoảng 84, 85. Họ có với nhau hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Lê Uyên Uyên đă lập gia đình và có một bé gái tên Lê Vĩ Cầm, năm nay 5 tuổi.)

Đối với tôi đó là một cái “choc” lớn. Và đó cũng là một bài học lớn nhất tôi học được từ đời sống. Mà điều tôi học được trong đời sống đó có nghĩa là gì? Là thoát ra khỏi được nó! Một người không thuộc bài, tức là một người mắc hoài trong cái điều mà anh phải đọc hoài cái điều đó để thuộc nó. Nhưng mà tới lúc anh không cần đọc nó nữa, tức là anh đã thuộc nó rồi. Mà khi không cần đọc nó nữa tức là nó đã đi vào một cái trang khác của đời sống. Tức là đối với tôi, khi mà tôi hiểu được cái mối tương quan đó tức là tôi thoát được nó. Và đối với tôi cái chuyện đó là một trong những điều lớn nhất trong đời sống của tôi nếu nói về sự tương quan...

* Cái "choc" đó tới bây giờ còn ảnh hưởng gì không?
Nó không ảnh hưởng xấu. Nó có ảnh hưởng, nhưng là ảnh hưởng tốt. Tức là từ cái bài học đó, tôi biết thêm được nhiều về đời sống và tôi thấy rằng tôi hiểu được nhiều điều hơn về đời sống. Và từ cái chỗ mình hiểu nhiều điều hơn về đời sống tôi thấy tôi thoải mái hơn, tôi thấy tôi hạnh phúc hơn, tôi thấy tôi đi vào với cuộc đời nhẹ nhàng hơn.

* Sau một sự thất bại phải chăng anh học được nhiều bài học?
Anh đã thấy được điều đó rất rõ, và tôi cũng đồng ý với anh điều đó! Là thế này, sau một cái chuyện như vậy thì mình thấy đời sống mình nó dễ hơn một chút. Sau cái sự khó khăn đó, cái khó khăn ghê gớm lắm mà nghĩ rằng không bao giờ vượt qua được mà mình vượt qua được thì không còn cái gì khó khăn nữa hết trên tất cả mọi chuyện khác. Nói về sự tương quan có nghĩa là không phải với người A này có sự tương quan này, mà đối với người B thì tương quan khác, không phải! Đối với tôi, với người A có sự tương quan thế nào thì đối với người B, C, D, G... nó cũng có sự tương quan như vậy thôi. Khi mình thoát ra được một cái bẫy của đời sống thì mình thoát được những cái bẫy khác của đời sống. Và khi mình thoát được một cái gì đó gây nên cái nỗi bất hạnh nào đó trong đời sống của mình, thì mình bắt đầu mình đi vào những hạnh phúc khác của đời sống một cách thoải mái.

* Nếu lại gặp một sự đổ vỡ nào khác nữa, thì sao?
Cái vấn đề là còn tùy! Tôi nghĩ là khó lòng để mà lập lại một thứ nào giống như vậy. Mà nếu như cái việc đó xẩy ra nữa thì nó không còn là một cái “choc” nữa. Nghĩa là mình đã thoát nó rồi. Ví dụ bây giờ tôi có một người yêu mới, rồi người yêu mới đó bỏ tôi thì chuyện đó không có gì hết, nothing! Tôi thấy là nothing, nó không còn cái gì nữa hết. Bởi vì nó không còn nữa, nó đã thoát ra lần đầu rồi. Đối với tôi không có nghĩa là tôi không yêu người này như yêu người trước, không phải! Khi tôi sống với người yêu bây giờ của tôi, tôi cũng sẽ yêu như thế. Nhưng mà, đồng thời tôi cũng hiểu một điều là không có gì kéo dài lâu. Tôi hiểu ngay từ phút đầu.

* Như vậy là anh đă chấp nhận trước sự tương quan đó sẽ không kéo dài ?
Tôi biết nó như vậy, đó là bài học! Trong một bài hát tôi viết như bài “Có Được Cuộc Đời”: Có được cuộc đời nắng mưa thay đổi, có được cuộc đời mưa nắng đổi thay... Có được cuộc đời bên em tận tụy, có được cuộc đời tận tụy bên em… Có được cuộc đời bàng hoàng như chết, có được cuộc đời bỡ ngỡ như quên... Có được cuộc đời nằm chôn trong rác, có được cuộc đời ngồi tiền núi vung... Có được cuộc đời lao đao như bão, có được cuộc đời lặng lẽ như khuya... Có được cuộc đời như em thay đổi, có được cuộc đời thay đổi như em... Có được cuộc đời như tôi thay đổi, có được cuộc đời thay đổi như tôi... Bởi vì bản chất cuộc đời là một sự thay đổi.

* Có phải anh từng đóng vai người chồng, người anh và người bạn trong cuộc sống hôn nhân với Lê Uyên?
Nếu nói như vậy cũng rất đúng, bởi vì trước hết tôi lớn tuổi hơn bà ấy nhiều, tôi hơn bà ấy hơn mười tuổi. Hồi bà ấy gặp tôi bà ấy hết sức là trong trắng, tức là tôi là người hướng dẫn cho bà ấy về mọi măt trong đời sống. Và không có gì mà bà ấy không hỏi ý kiến tôi hết. Bà ấy còn gọi tôi là cha nữa kia mà, nói hơi quá đáng nhưng nó là như vậy. Tức là không có cái điều gì mà bà ấy dám làm mà không có ý kiến của tôi. Mà không có một việc gì ở trong đời, không có quyết định gì mà không có dính tôi trong đó. Tức là bà ấy sống mười mấy năm hoàn toàn là một người rất là "perfect" cho tới khi nó xẩy ra những chuyện như vậy.
Nó nhiều lý do để đưa tới truyện đó lắm, nhiều lắm. Nó xẩy ra không phải một cách dễ dàng vậy đâu, nó phức tạp lắm. Nhưng điều mình thấy là những cái nguyên nhân nó không giải thích được cái hiện tượng. Bây giờ nếu như tôi dùng tất cả những cái đó để tôi giải thích cái trường hợp của tôi thì bây giờ một triệu người khác ở trong trường hợp đổ vỡ như vậy thì họ dùng cái lý do gì để họ giải thích? Cho nên những cái lý do đó không có mghĩa lý gì hết. Nó chỉ có cái sự kiện như thế này: đó là chuyện nó đã xẩy ra! Cho không phải một mình tôi mà cho rất nhiều người khác và có thể có cả triệu nguyên nhân khác nhau, không nguyên nhân nào giống nguyên nhân nào cả!

* Sau khi đổ vỡ, tương quan giữa hai người ra sao?
Vẫn tốt đẹp, không có điều gì hết. Nghĩa là thỏa thuận với nhau ở chỗ là không sống với nhau nữa là xong! Nhưng mọi sự không có gì ghê gớm!

* Ngoài ra không có sự gì ràng buộc khác nữa?
Không có gì ràng buộc nào hết! Bà ấy nuôi cháu nhỏ một thời gian, tôi sống với đứa lớn cho tới ngày nó lấy chồng. Bà ấy sống với cháu nhỏ cho tới ngày nó được 11 tuổi thì nó về sống với tôi tới giờ. Sau khi đứa lớn nó về sống với tôi thì tôi nghĩ là đứa nhỏ nó nên sống với mẹ nó một thời gian. Sau khi sống một thời gian rồi thì nó thấy nó cần về với tôi để tôi lo cho nó thì nó về với tôi, vậy thôi!?

* Về việc giải thích với con cái về sự đổ vỡ...
Con mình nó lớn rồi, nó phải hỏi chứ! Nó hỏi là lỗi ba hay lỗi má vậy? Ai bỏ ai vậy hả. Tôi nói lỗi cả hai người. Lý do là cuộc đời nó luôn luôn đưa ra những thử thách mà một người không qua được cái thử thách đó vì không được sự nâng đỡ đúng lúc của người kia, không được sự nâng đỡ cần thiết của người kia.
Cuộc đời nó đưa ra một cái "challenge". Nếu người kia không thoát được cái "challenge" đó, bởi vì người này đă không giúp cho người kia thoát được cái challenge đó thì lỗi cả hai người, không có lỗi của riêng người nào hết! Cái challenge đó của đời sống anh phải qua. Cái lỗi là lỗi mình không qua được cái challenge đó. Tự vì khi mình đă chấp nhận sống với nhau là mình đã làm điều gì wrong cho nên cái điều đó sụp đổ. Chứ mình làm đúng thì cái điều đó không sụp đổ. Nếu đứng trên phương diện mà có điều đúng, điều sai trong một sự tương quan thì ai là người sai? Tôi nói không ai là người sai hết! Hoặc là hai người đều sai! Sai là gì? Là không có sự tiếp sức. Nếu như đã có một người đúng thì người đó cũng không đúng nữa bởi vì họ không tiếp sức đúng. Đã sống với nhau là nâng đỡ lẫn nhau, không nâng đỡ đủ thì rớt!

* Về tình cảm của hai người sau khi đổ vỡ...
Không có ai thân với bà như tôi với bà ấy hết. Bà ấy cũng không coi ai thân trong đời bà ấy như đối với tôi. Không có chuyện gì mà bà Uyên không hỏi tôi hết. Nhưng hai đứa tôi hoàn toàn trong sạch một cách kinh khủng. Như một người bạn, hoàn toàn bạn một trăm phần trăm. Nhưng mà chia xẻ là chia xẻ perfect, trừ một vấn đề là thể xác không chia xẻ. Còn mọi thứ tôi đều sẵn sàng chia xẻ với bà ấy hết.

* Về bệnh tật...
Bẩm sinh tôi đã bị rồi, khi sinh ra tôi đã có ngón tay khác thường. Ngón tay nó đã sưng lên chút xíu, nó đã không giống những ngón tay khác. Người ngoài nhìn thấy thì họ đồn tầm bậy, họ nói là tôi bị bệnh ung thư này nọ, sẽ chết sớm này nọ kia. Nhưng thật ra đó chỉ là lời đồn thôi. Từ những bài nhạc tôi viết hồi đó anh thấy không? Như bài Cho Lần Cuối, trong đó có câu "giờ này còn gần nhau gần thắm thiết trong mối sầu... ngày mai ta không còn thấy nhau". Đại khái như vậy. Anh Nguyễn Long hồi trước cứ nói với tụi tôi chắc là lời trối trăn rồi chết, nhưng sự thật đâu có phải. Đó là thời kỳ chiến tranh, nhạc trong thời kỳ chiến tranh thì mình viết trong tình trạng của một bối cảnh trong đó người ta sống trong một tình trạng hoàn toàn bất an. Cái sự bất an nó đưa tới cái giao động trong đời sống mà mình nghĩ rằng ok, hôm nay mình có đây, ngày mai mình không có nữa. Đó chỉ là cái phản ứng có tính cách chung chung trong cuộc sống nhưng lại được dùng để giải thích cho cái bệnh của mình!
(Trong thời gian này những căn bệnh hiểm nghèo của anh đề cập tới ở trên chưa được phát hiện.)

* Có mang mặc cảm khi bị một tật bẩm sinh như vậy?
Không! Hoàn toàn tôi không có mặc cảm gì hết. Trong gia đình tôi lạ lắm, người con trai nào cũng mất hết. Ông cụ bà cụ tôi đẻ bốn người con trai mất cả bốn, chỉ còn tôi người con trai thứ năm là còn sống sót duy nhất! Người anh đầu thì khoảng 15 tuổi là mất, người anh thứ hai khoảng 7, 8 tuổi, còn hai đứa em trai sau thì cũng chưa tới một năm thì mất. Còn năm người con gái thì còn đầy đủ hết. Hồi đó ba má tôi, và cả ông thầy bói cũng nói là tôi phải có một cái tật gì đó mới sống được, mà cái đó đúng, nên cái tay tôi bị tật như vậy tôi mới sống được. Ngày xưa nếu mà tôi không có cái tật này chắc tôi cũng đi luôn rồi!

* Về chữa trị và ảnh hưởng của bệnh tật...
Đó là một loại bịnh mà thay vì xương nó biến thành sụn, thay vì́ sụn nó biến thành xương, phản ứng ngược lại đó làm cho cục bướu to lên như vậy. Sau khi qua đây tôi cắt cục đó đi vào khoảng năm 79, 80. Nhưng tay tôi bị hư 75% rồi, tôi đánh đàn có ba ngón à, xưa nay tôi đánh có ba ngón thôi, nhưng mà ba ngón này nó cũng hư hết 75% rồi!. Bây giờ đánh yếu lắm. Khi chơi đờn, tôi không đờn được như ngày xưa, tôi chỉ đánh có ba ngón nên bị hạn chế nhiều vì vậy tôi phải bỏ không chơi một số nhạc nữa, như violon tôi không chơi nữa... Từ hồi 70 thì hơi yếu, vì cái cục nó to quá nên đánh đờn bị vướng lắm, nhưng khi qua đây cắt thì yếu hẳn đi. Lúc tôi cắt đi họ bỏ vào trong "laboratoire" của UCLA (University of California Los Angeles) và khi hỏi người ta bảo là cả triệu trường hợp mới có một trường hợp như của tôi nên người ta cũng không nghiên cứu nhiều về chuyện này.

* Cái chết đối với anh có quan trọng?
Ngày xưa quan trọng lắm chứ anh! Nhưng bây giờ tôi không biết tôi có đủ chân thành để tôi nói không, hay là có thật sự tôi tin chắc điều đó không. Bây giờ tôi thấy rằng nếu mình sợ mất một cái gì thì mình sợ chết. Tôi thấy bây giờ nếu mà hỏi tôi chết thì điều gì làm tôi hối tiếc? Tôi không thấy được điều đó. Tôi nghĩ là tôi cũng sợ chết, tôi cũng sợ chết như là ngày xưa tôi sợ chết vậy đó. Nếu nói là tôi không sợ chết thì tôi không dám tin là tôi nói thiệt hay tôi nói giả, tôi không biết điều đó. Nhiều khi tôi ngồi tôi tự hỏi tại sao mình sợ chết? Chỉ vì lý do là mình sợ mất cái gì mình đang có. Chính vì mình sợ bị mất cái mình đang có, nên cái chết nó nguy hiểm lắm, nó quan trọng ghê gớm lắm. Hoặc là có nhiều điều mình phải làm mà chưa làm được. Mình nghĩ là ok, nếu bây giờ mình không làm được điều đó thì mình ân hận lắm. Hoặc mình không làm được điều đó thì nhắm mắt không được thì cái đó làm cho mình sợ chết. Cái chết nó cướp đi của mình cái điều đó. Bây giờ tôi nghĩ rằng sự thật tôi đâu cần làm cái gì nữa đâu. Tôi thấy tôi không cần làm cái gì thật sự ghê gớm để phải làm, tôi không thấy cái đó! Tôi cũng không thấy cái gì tôi có mà nếu mất đi mà để tôi hối tiếc, không có gì để tôi hối tiếc hết. Tôi nghĩ con tôi bây giờ nó có cái đời sống của nó, người đàn bà hiện giờ sống với tôi, là người vợ tôi thì người ấy vẫn có cái đời sống của họ.
Tôi nghĩ rằng cuộc đời này không có cái gì miên viễn. Cái gì nó cũng có cái lúc của nó. Tuổi trẻ tôi có rồi; khi tôi nghĩ lại thì, ồ, cái tuổi trẻ đó thật là tuyệt vời. Tôi có tình yêu rồi, tôi có tình yêu này, tôi có tình yêu khác. Tôi có một giây phút này, có giây phút khác. Tôi có cái tuổi cắp sách đến trường, tôi có những lúc tôi tìm kiếm những gì trong đời sống. Có những lúc tôi có, những lúc tôi mất. Tôi thấy tôi có hết, mà có những cái tôi thấy enjoy ghê gớm lắm. Nếu bây giờ nói, à, vì cái đó nó là cái gì tuyệt vời lắm nên mình phải tìm lại nó không thì nguy hiểm, thì cái đó thì tôi không stupid để tôi làm. Ok!, đi, đi luôn đi! Nó có đó và nó mất rồi. Bây giờ khi nhìn sự việc như vậy thì tôi đâu có nghĩ là tôi phải mất cái gì đâu, tôi không nghĩ tôi phải sợ cái gì mà mất nó đâu!

* Có hối tiếc điều gì không?
Không! Tôi không hối tiếc gì hết! Bây giờ tôi không nghĩ là đáng lẽ cái điều đó nó phải như thế này thay vì nó như vậy. Không! Không! Tôi không nghĩ như vậy! Đối với tôi không có chữ đáng lẽ. Nó phải như vậy, nó là như vậy rồi. Nó có đó, và nó mất đó. Giản dị thôi, không có gì hết. Tôi chỉ thấy có cái điều như thế này: tôi chỉ sợ một ngày nào đó khi tôi mở mắt ra tôi nhìn và tôi thấy không còn cái gì đẹp hết. Thấy mưa chán bỏ sừ! Thấy nắng chán muốn chết, làm nhạc thấy muốn khùng, muốn điên lên luôn... Tôi sợ cái đó ghê gớm lắm.


TRƯỜNG KỲ
1998







Con chuồn chuồn trong trí nhớ
Lê Uyên Phương

Tình yêu là con chuồn chuồn trong trí nhớ của người tình, nhưng da thịt lại tìm cách xua đuổi nó.
LUP


Ngày xưa, nàng là một cô gái có đôi mắt đen nhánh như mắt nai, khuôn mặt nàng hình trái xoan hết sức thanh tú và cân đối. Nàng là một cô gái thùy mị và hay mắc cỡ. Có lần, hắn hỏi nàng mơ ước gì nhất trong đời, nàng nói nàng ước được như Mona Lisa, người mẫu trong bức tranh nổi tiếng của Leonardo Da Vinci, nàng giải thích thêm, người họa sĩ vẽ Mona Lisa đã chết, Mona Lisa đã chết, vài thế kỷ đã trôi qua, nhưng hình ảnh của nàng, nụ cười khó hiểu của nàng vẫn còn được từ thế kỷ này qua thế hệ khác chiêm ngưỡng. Mona Lisa đã trở thành bất tử, nghệ thuật đã khiến cho Mona Lisa bất tử. Mona Lisa đã thừa hưởng được cái ân sủng quy mô nhất của nghệ thuật và nàng là người may mắn nhất trên thế gian này. Nhìn vẻ say sưa của nàng khi nàng nói về hạnh phúc của Mona Lisa, hắn đã ước gì hắn là một Leonardo Da Vinci để nàng có thể là một Mona Lisa thật sự.
Ngày đó, ngoài khuôn mặt xinh đẹp của nàng, nàng còn có một giọng hát rất hay, hắn đã tập cho nàng những bài hát và mời nàng hợp tác trong một chương trình phát thanh dành cho sinh viên trong thành phố. Giữa hắn và nàng đã có những liên hệ tình cảm rất đặc biệt, nhưng vẫn ở giới hạn để nàng vẫn còn là một cô gái trong trắng đối với hắn. Vài năm sau đó, hắn đã rời thành phố và họ không còn liên lạc với nhau nữa.
Giờ đây, bất ngờ gặp lại nhau, hắn đã sửng sốt trước sắc đẹp của nàng, nếu không có đôi mắt như mắt nai của nàng, chắc hắn đã không dám tin người đàn bà từng trải, hấp dẫn trước mặt hắn lại là nàng - cô gái hay e thẹn và nhu mì ngày trước. Nhớ đến ước mơ ngày xưa của nàng, hắn tự hỏi không biết nàng còn muốn được như Mona Lisa không? Với sắc đẹp của nàng bây giờ và nếu ước mơ muốn trở thành bất tử của nàng vẫn còn thì người nàng muốn trở thành không thể nào là nàng Mona Lisa hiền dịu được nữa, nàng chỉ có thể là Venus de Milo hay chính xác hơn, nàng rất gần với hình ảnh của nàng Venus trong bức tranh của Titan - Venus và người chơi đàn lute - Người đàn bà khỏa thân nằm trong tư thế hết sức khêu gợi trong bức tranh chính là hình ảnh của nàng bây giờ. Hắn không gợi lại câu chuyện về Mona Lisa với nàng, mặc dù đó là điều ngày xưa khiến hắn chú ý đến nàng nhiều nhất, bởi hắn nghĩ với bề ngoài và cung cách của nàng bây giờ chắc nàng chẳng còn quan tâm gì đến những ước mơ nhẹ nhàng như thế.
Trong ngôi nhà màu trắng của nàng ở một thị trấn gần biển, hắn đang ngồi nghe nàng kể về nàng. Sau hai cuộc hôn nhân đổ vỡ, nàng đã trở thành một người đàn bà phóng túng, nàng không nói điều này xảy ra trước hay trong khi hay sau khi những cuộc hôn nhân của nàng, nàng đã có liên hệ rất tai tiếng với vài người đàn ông lúc bấy giờ. Chuyến vượt biển của nàng đầy những bất hạnh thêm vào những bất hạnh đã từng xảy ra cho nàng, càng ngày nàng càng lún sâu vào một tình trạng không lối thoát. Nàng kết thúc những điều nàng kể về nàng bằng một nghi vấn. Nàng nói: - Em không chịu nổi sự trống trải trong đời sống, để lấp những khoảng trống đó, em đã làm nhiều đều mà chính em đã không thể nào hiểu được. Nhiều khi em tự hỏi không biết những người khác họ xoay sở thế nào đời sống của họ, họ có phải đối đầu với sự cô đơn như em từng có hay không. Hắn yên lặng ngồi nghe nàng nói, hắn đang bị thu hút bởi sắc đẹp và sự từng trải của nàng, nhưng hắn cũng cảm thương cho cô sinh viên trong trắng đã có với hắn những kỷ niệm thơ mộng và đã từng là nàng trong quá khứ.
Buổi chiều đang xuống dần, nàng ngồi dựa lưng vào một bên khung cửa sổ, những tia nắng cuối cùng của một ngày đang đậu lại trên khuôn mặt thanh tú của nàng, đôi mắt nàng long lanh trong khoảng tranh tối, tranh sáng của căn phòng, nàng nhìn chăm chăm vào khoảng không ở trước mặt như đang nghĩ ngợi một điều gì. Nàng ngồi bất động như thế một lúc lâu, trông nàng giống một đóa phong lan đơn chiếc mọc lên từ những sợi rễ khô cằn là những ý nghĩ đang có trong nàng, những sợi rễ khô cằn đó lại sống nhờ một khúc cây mục nát là quãng đời quá khứ đầy những bất hạnh của nàng. Hắn bày tỏ những ý nghĩ đó của hắn về nàng rồi kết luận: - Em là một hoa phong lan cô đơn, hết sức quyến rũ mà anh đã vô cùng may mắn được chiêm ngưỡng trong lúc này. Nàng cười nói: - Đừng nịnh em nữa, anh không cần phải nịnh em, anh đã có em rồi mà.
Nàng vói tay lấy gói thuốc ở trên bàn, vừa châm lửa vừa hỏi hắn có còn nhớ ngày trước hắn đã dạy cho nàng hút thuốc thế nào không? Hắn yên lặng chờ đợi. Nàng nói: - Ngày đó, thấy anh hút thuốc, em cũng muốn thử xem sao, nhưng cứ bị sặc hoài, anh nói để anh hút giùm cho em, mỗi lần anh hít một hơi thuốc anh lại hôn môi em cùng lúc anh nhả khói thuốc vào miệng em, em hút hơi khói của anh rồi phà ra, cứ như thế chúng mình đã hút chung một điếu thuốc. Nàng tiếp: - Mỗi lần anh hút thuốc là mỗi lần anh hôn em cả chục lần. Nàng ngừng một chút rồi tiếp: - Không hiểu tại sao ngày đó chúng ta thân mật với nhau như thế mà em vẫn còn trong trắng với anh. Hắn cười: - Anh cũng đang tự hỏi anh như thế. Nhìn nàng đưa điếu thuốc lên môi, hắn hỏi: - Với cách hút thuốc sành sỏi của em bây giờ, chắc em đã có thể dạy cho anh cách nào hút thuốc cho ngon rồi đó. Nàng nói: - Thật không? và chợt hỏi hắn, hình như anh không còn hút thuốc nữa phải không? Hắn nói: - Phải, anh đã bỏ thuốc lâu rồi. Rồi chợt nhớ đến cái sự trống trải đã gây phiền phức cho nàng trong câu chuyện về đời nàng, hắn tiếp: - Từ lúc anh nghỉ hút thuốc cũng như nhiều thói quen khác thật ra chỉ là để lấp một khoảng trống nhỏ trong đời sống mình, anh không hút thuốc nữa, ta không thể dùng một cái không để lấp một cái không, bản chất của cuộc sống là cái không to tướng, ta không thể tránh né được, phải học cách sống với cái trống không đó của cuộc đời mình, thay vì tránh né nó hay lấp đầy nó bằng một cái gì đó cùng bản chất. - Em không hiểu hết những gì anh nói, nhưng em sẽ tìm hiểu, có thể điều anh vừa nói sẽ ích lợi cho em. Ngày xưa, nàng tiếp, em luôn cảm thấy an tâm khi được nói chuyện với anh, bên cạnh anh, em thấy an toàn. - Thật ra, hắn nói, lúc đó không có gì nguy hiểm xảy ra cho chúng mình, nếu có điều gì thực sự nguy hiểm xảy ra, chắc em đã thấy được sự bất lực của anh.
Ngồi hình dung lại cảnh mớm khói thuốc cho nàng, hắn vừa thích thú vừa cảm thấy hết sức thương nàng, hắn tự hỏi, cuộc đời nàng với biết bao nhiêu là rắc rối đã xảy ra, nếu nàng nhớ tất cả mọi điều nàng đã sống qua, đã chịu đựng với mọi chi tiết, làm sao nàng có thể kéo nổi cuộc sống của mình? Hắn nói: - Trí nhớ của em thật là khủng khiếp, anh nghĩ, với một quá khứ như thế trong một trí nhớ như thế, em vẫn bình thản được, thật là một điều kỳ diệu. Nàng nói: - Không phải vậy đâu anh, em không có một trí nhớ khủng khiếp như anh nghĩ đâu, em quên nhanh chóng mọi sự xảy ra trong đời sống, trừ những gì em đã có khi còn trẻ, còn rất trẻ tuổi. Em vẫn nhớ như in cái kẹp tóc màu xanh lần đầu tiên mẹ em đã cho em, những kỷ niệm dễ thương với bạn bè ngày còn đi học, vài buổi đi chơi tình tứ và thêm vài điều nữa, không nhiều lắm đâu. Hắn buột miệng hỏi: - Mona Lisa, em còn nhớ Mona Lisa không? - Mona Lisa nào? Rồi như chợt nhớ ra, nàng nói: - Ồ, Mona Lisa, em đã ước được như Mona Lisa, nhưng em không còn hy vọng và em đã quên điều đó từ lâu rồi. Nàng ngừng một chút rồi tiếp: - Em biết không có sự lập lại nào trong đời sống mà cũng không có cái gì để thay thế cho cái đã mất. Hắn hỏi: - Ngoài tuổi thanh xuân của em, em đã không bao giờ còn cảm thấy hạnh phúc nữa hay sao? - Em không rõ, nhưng hình như mọi sự không còn làm em feel như em đã từng có mà cũng không gây những ấn tượng đủ để em phải luôn luôn nhớ về chúng. Hắn nói: - Em biết sống vì cái gì và em cũng biết ngừng lại ở cái chỗ mà điều em sống với cho phép. Anh nghĩ, hình như em đã hiểu được một điều gì từ cuộc sống. Trông em đầy sức sống và chín muồi như trái nho tươi. Nàng đỏ mặt nói: - Anh làm em ngượng muốn chết.
Năng đột ngột hỏi: - Tại sao ngày xưa chuyện anh với em lại đứt đoạn nửa vời như thế? - Tại vì lúc đó chúng ta còn quá trẻ, hắn trả lời, trước mặt chúng ta có những con đường thênh thang vì thế mà chúng ta lạc nhau. - Còn bây giờ? Nàng hỏi. - Bây giờ, hắn cười, chẳng còn con đường nào trước mặt để bước tới cho nên chúng ta không cần phải có những bạn đồng hành. Nàng im lặng. Tiếng đàn dương cầm rời rạc từ chiếc loa ở góc phòng bỗng nghe rõ mồn một - Chopin, Valse en Si Mineur. Hắn bỗng cảm thấy buồn rầu sau lời phát biểu vừa rồi về những con đường, hắn buồn rầu vì chợt nhận thấy có một phần sự thật trong câu nói tình cờ đó. Hắn hỏi: - Em có bận tâm thực sự vì một điều gì trong cuộc sống hiện tại không? Nàng nhìn ra cửa sổ, yên lặng một chút rồi nói: - Điều gì xảy ra, khi em đã già và không còn nhan sắc nữa?
Cả hai cùng yên lặng một lúc lâu, hắn hỏi:
- Em có định lập gia đình nữa không? Đã gặp ai chưa?
- Em có liên hệ với nhiều người, trước đây cũng như bây giờ, nhưng... Nàng bỏ lửng câu nói, yên lặng một chút rồi tiếp: - Một người đàn bà, dù là một người đàn bà có nhan sắc cũng là một con người có tim óc phải không?
- Dĩ nhiên, em là một người đàn bà có nhan sắc và có đầu óc hơn người.
- Không hiểu sao, những người đàn ông đi qua đời em, luôn cho em cái cảm giác là đối với họ, em chỉ có thân xác mà thôi. Anh có nghĩ như vậy không?
- Em có một sắc đẹp hết sức quyến rũ và phơi bày khiến cho những người đàn ông đến với em bị mê hoặc bởi cái bề ngoài của em, họ không còn nghĩ gì khác, họ chỉ biết phản ứng thôi.
- Đó có phải là nguyên nhân cho những bất hạnh của em không?
- Đó là định mệnh của em.
Hai người cùng yên lặng, họ cùng lắng nghe một đoạn độc tấu dương cầm đến từ chiếc loa trong phòng. - Này anh, nàng đột ngột đổi câu chuyện, tối nay anh ở lại đây với em, anh nhé. Hắn gật đầu: - Được chứ, cho anh xin cái mền, anh ngủ trên sofa này. Nàng nhìn thẳng vào mắt hắn: - Anh đâu cần phải làm như vậy. Sợ làm phụ lòng nàng hắn cố hết sức nhẹ nhàng trong lời nói: - Em biết không, anh rất quý những gì chúng ta đã có với nhau, đó là cái không có gì cả giữa chúng ta, anh rất yêu nàng Mona Lisa trong em, anh không muốn là một trong những người đã giết chết những ước mơ của em. Nàng không nói gì. Hắn tiếp: – Hơn nữa, anh không thích giống bất cứ một người đàn ông nào em từng quen biết, chỗ của anh ở trong trái tim em, không ở trên da thịt của em. Nàng cười, nói đùa với hắn: - Anh có thể đi vào con tim của một người mà không phải xuyên qua da thịt của họ hay sao? - Đó là bí mật của anh, hắn nói, cũng là bí mật của em, đó là sự khác biệt của chúng ta với những người khác phải không? Nàng lại nói:
- Em không hiểu lắm điều anh nói, nhưng em sẽ tìm hiểu, biết đâu cái cách của anh cũng sẽ lợi ích cho em. Hắn cười: - Em cho anh cái cảm giác em là một người học trò ngoan, em lúc nào cũng như sẵn sàng để học hỏi một điều gì từ người khác, nhưng với anh, em là một bà thầy, em đã cho anh những bài học rất đáng học về cuộc đời.
*
Nàng nằm nghiêng trên giường dưới ánh sáng màu vàng tỏa ra từ chiếc bàn ngủ đặt ở đầu giường, khuôn mặt không son phấn của nàng thật tuyệt vời. Nàng nói: - Anh có thể hát cho em nghe bài hát mà anh đã viết cho một cô bạn gái của anh, bài hát mà anh đã viết trên chuyến xe đò từ Sàigòn lên Đà Lạt như anh đã có lần kể cho em nghe đó. Cô bạn anh tên gì nhỉ? Hắn nói: - Bây giờ, tên cô ta là tên của bài hát và những gì thuộc về cô ta thì chúng ta chỉ có thể cảm mà không thể nào hiểu được, những nốt nhạc là linh hồn của cô ta và những lời ca là thể xác của cô ta. - Trời ơi! Nàng reo lên, có bao giờ tên em cũng sẽ là tên của một bài hát và linh hồn của em cũng sẽ nhảy múa trên phím đàn của anh không? Hắn tiếp: - Thể xác của em đã từng ở trong những lời ca của anh, em không biết đó thôi, bởi vì có lần trong đời, chúng ta đã thuộc về nhau và trong ca khúc của anh, anh không viết một điều gì khác hơn là về chính bản thân anh. Nàng hỏi lại: – Tên một bài hát đã từng là tên của em? Điều đó có thực hay sao? Hắn gật đầu, với tay cầm cây guitar ở đầu sofa, hắn nói: - Hãy nhắm mắt lại anh sẽ ru em ngủ bằng chính bài hát của em.
Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mà mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rời
Trên đôi môi thanh xuân
Ướp hôn nồng bên gối đắm say
Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy
Cùng rót bao nhiêu ngày hoang
Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn
Ru người yêu dấu trong vùng trời đêm
Vừa hoa nở tươi môi
Tình nhân đã xa xôi
Đời ngăn cách nhau hoài
Một lần thôi đã không thôi
Yêu nhau trong lo âu
Biết bao lần tha thiết nhớ mong
Lá hoa rừng mau xóa đường quay về
Làm ánh sao đêm lẻ loi
Màu tối gương bàn đèn soi
Ân tình sâu vẫn trong đời thủy chung
(Dạ khúc cho tình nhân LUP)

Bầu trời trên khung cửa sổ không một vì sao, nhưng trong trí nhớ của hắn những vì sao đang lấp lánh, tràn ngập cả khoảng tối tăm trong não bộ hắn - những vì sao đã đánh thức những ước mơ trong tuổi trẻ của hắn, những vì sao đó đã rơi rụng theo cơn gió nào của cuộc đời? Nàng đã ngủ yên, nét mặt thanh thản như một thiên thần, hắn không tiếp tục bài hát của hắn nữa, nhưng những âm thanh của bài hát vẫn còn ngân vang trong não bộ hắn, bài hát là quá khứ hay hiện tại? Những nốt nhạc là linh hồn của nàng, những lời ca là thể xác của nàng, khi bài hát chấm dứt, thể xác và linh hồn của nàng đang ở đâu? - Có phải đang ở trong não bộ hắn và vẫn còn tiếp tục ngân vang để đánh thức những hoài niệm của hắn và sự tồn tại của con người phải chăng ở trong khoảng yên lặng đó? Nếu hắn trình bày điều này với nàng, nàng sẽ nói - em không hoàn toàn hiểu điều anh muốn nói, nhưng em sẽ tìm hiểu, điều đó có thể sẽ lợi ích cho em. Lúc đó hắn nói với nàng:- Này em, em và anh, chúng ta là hai trong muôn triệu vì sao khác đã từng có trên bầu trời, nhưng như đêm nay, không có vì sao nào trên bầu trời cả, chỉ có một vì sao thật sáng trong não bộ tăm tối của anh, đó là em. Em đang được thắp sáng bằng những ước mơ mà chính em cũng không còn nhớ nữa. Hắn rải một hợp âm trên cây đàn guitar và cố hình dung những gì đang còn lại giữa nàng với hắn sau một khoảng thời gian dài dằng dặc như thế của một đời người, nàng là một hiện thực đang nằm đó trước mắt hắn, trong tâm tưởng nàng, hắn đang ở đâu? Như thế nào? Hắn có hoàn toàn mới mẻ đối với nàng như nàng đang hoàn toàn mới mẻ đối với hắn? Phải, nàng đã từng có những ước mơ, đã từng có với hắn những kỷ niệm nhưng nàng đã qua và nàng bây giờ không còn là một người nữa, nàng bây giờ là một quá khứ đầy sóng gió, nàng ngày xưa với hắn là một cô gái trinh trắng. Hắn cũng vậy, hắn đang ngồi ngắm nàng - một quá khứ đầy những điều nhiêu khê, phức tạp đang nhìn ngắm một quá khứ khác đầy những cay đắng, nghi ngờ. Thể xác hắn không cần hiểu những điều đó, nhưng trí nhớ của hắn, linh hồn của hắn lại không chịu ngủ yên, linh hồn của hắn đòi hiểu biết về mối tương quan giữa hắn với nàng, thể xác hắn thì chỉ đánh mùi được một thể xác xinh đẹp khác và muốn tự nổ tung ra để hòa nhập vào. Sự dằng co kỳ cục đó trong đầu hắn, khiến hắn ngồi bất động như một pho tượng trong bóng tối của căn phòng.
Nàng trở mình, tấm chăn đổ qua một bên, thân hình tuyệt đẹp của nàng bỗng lộ ra dưới tấm áo ngủ mỏng màu trắng, nàng nằm ngửa, đôi chân duỗi thẳng trong một tư thế hết sức khêu gợi, lộ liễu. Hắn nhìn chăm chăm vào phần ở giữa hai đùi của nàng rồi đột ngột quay đi chỗ khác, hắn nhắm mắt lại và cố đánh thức trong trí tưởng tượng của hắn - hình ảnh của hắn và nàng khi nàng còn là một cô gái trinh trắng, đã cùng hắn cầm tay nhau thả bộ trên con đường mòn của một ngọn đồi đầy những hoa dại màu vàng, hắn đã hái một bông hoa nhỏ xíu để tặng nàng, nàng cài bông hoa lên tóc và cười trong đôi mắt hắn, lúc đó khuôn mặt nàng giống như khuôn mặt Mona Lisa trong bức tranh của Leonardo Da Vinci. Hắn nói: - Hãy cho anh tuổi trẻ của em! Nàng nói: - Ờ, thì em đã cho anh tuổi trẻ của em rồi. Hắn hỏi: - Ở đâu? Tuổi trẻ của em ở đâu? Nàng nói: - Không chừng anh đã đánh mất nó rồi, anh không cẩn thận một chút nào hết, có thể nó đang nằm ở trong dây đàn của anh. Hắn chạy vội đến cuối phòng, chỗ cây đàn đang được dựng ở đó, nàng hét lên: - Đàn đi, đánh đàn đi, đàn bài hát có tựa đề là tên của em đi, linh hồn em là những âm thanh, thể xác em là những lời ca, hãy đàn đi, hãy hát đi, hãy đàn đi, hãy hát đi... những câu sau cùng của nàng cứ lập đi lập lại trong não bộ hắn, hắn giựt mình thức dậy, mồ hôi đầm đìa, cái tay dựa của sofa làm đau một bên đầu của hắn, hắn nhìn qua chiếc giường của nàng, nàng không còn ở đó nữa, cái mền của nàng đang được đắp trên người hắn và bên ngoài cửa sổ, bầu trời đang sáng dần.

(Trích “Không có mây trên thành phố Los Angeles", Tân Thư xuất bản, California 1990)










Lê Uyên & Phương (1979)






HÁT TRONG QUÁN CÀ PHÊ
Lê Uyên Phương

Từ những quán cà phê ở Đà Lạt trước 1975 rồi những bàn cà phê lề đường ở Sàigòn sau 1975 đến những quán cà phê nhạc sống ở Mỹ 1982 tôi tự hỏi những gì đã được người trẻ Việt nam nói đến quanh những ly cà phê đen và trong cái không gian đầy khói thuốc đó.

MỘT
Không thể nào quên được những đêm thật tuyệt vời của Đà Lạt vào những năm của thập niên 60. Chúng tôi, như phần đông những người trẻ lúc đó, thường hay la và khắp các quán cà phê ở Đàlạt, nhất là cà phê Tùng gần chợ Hòa Bình. Cái phòng vuông vức với những hàng ghế liền bọc plastic đỏ, những chiếc bàn thật thấp, trên tường có bức tranh lớn vẽ một người chơi guitar theo lối nửa lập thể, nửa ấn tượng, và cái không gian đầy khói thuốc trộn lẫn với âm nhạc nhẹ phát ra từ chiếc loa không lớn lắm đặt trên cao, tất cả đã trở thành một thứ ma túy đối với chúng tôi.
Bấy giờ là thời kỳ mà cuộc chiến đang vô cùng sôi sục, quanh những ly cà phê đen, người ta nói nhiều về những bạn bè đang ở trên các mặt trận, người ta nói nhiều về cái sống và cái chết, về cái phải và cái không phải trong cuộc chiến đang xẩy ra, người ta nói nhiều về những sự việc trong một quân trường hay trong một trại nhập ngũ nào đó, và đôi lúc cả những nhà văn được giải Nobel lúc bấy giờ, xen lẫn với những mẩu chuyện về một cô gái xinh đẹp nào trong thành phố. Sự Io lắng về một tương lai bất định của thời chiến quả đã là một ám ảnh lớn cho tất cả chúng tôi lúc bấy giờ. Những giọt cà phê nhiều khi đã không được uống vì cái vị đắng của nó mà vì cái vị đắng của cuộc chiến kéo dài tưởng như vô tận so với cuộc đời hết sức ngắn ngủi của chúng ta - một người bạn vừa hy sinh ở góc rừng nào đó, không những để lại cho người thân của anh ta những nỗi buồn phiền bất tận mà còn thêm vào trong cái khói thuốc của căn phòng nhỏ bé vuông vức của những quán cà phê một sự u ám lạnh lẽo không cùng. Chúng tôi đã nhiều lần ngồi thở dài để đưa tiễn một người bạn lên đường và trong những câu chuyện, chúng tôi đã luôn luôn cố gắng để giải thích cho chính mình mọi sự dấn thân của chúng tôi lúc đó. H. là một sinh viên ghiền ma tuý. Một hôm trời đã khuya, chúng tôi đang lúc vui đùa ồn ào với nhau trong quán, H. bỗng ra dấu cho mọi người yên lặng, anh cầm cái thẻ sinh viên của anh đưa lên cao cho chúng tôi nhìn thấy rồi xé làm đôi, anh tuyên bố từ hôm nay anh chặt đứt mọi hệ luỵ trong quá khứ của mình, ngày mai anh lên đường đi trình diện tình nguyện nhập ngũ - Chiến tranh đôi lúc đã giải quyết cho chúng tôi một cách hữu hiệu những vấn đề cá nhân như thế. Biết bao nhiêu chuyện đã xảy ra trong một quán cà phê, ở đó đôi lúc đã là nơi mà những khúc quanh của một đời người bỗng mở ra trước mắt.
Một bài hát mà lúc bấy giờ chúng tôi ai cũng thích, bài J'Entend Soufflet le Train, tôi không nhớ ai đã hát bài đó, nhưng cái âm hưởng vừa gần gũi, vừa xa vắng của bài hát - như một tiếng còi tàu - đã thể hiện được đúng tâm trạng của chúng tôi lúc bấy giờ. Phải chăng trong sự thôi thúc của đời sống, trái tim ta đôi lúc bỗng bắt gặp được cái nhịp đập bất thường rất kỳ diệu của cuộc đời, và trong mỗi khối óc của chúng ta, một số những tế bào não bộ đã hiểu biết được đôi điều về cái đẹp vô cùng của sự não nề trong kiếp sống.
Trong cái bấp bênh của cuộc sống lúc bấy giờ, và trong cái xao xuyến không cùng của trí óc, âm nhạc đã tự nhiên có sức quyến rũ đặc biệt đối với chúng tôi. Không có thời kỳ nào mà âm nhạc lại đóng một vai trò tuyệt vời đến như thế, nó thâm nhập vào con tim chúng ta và biến mọi lo âu của cuộc đời thành một niềm hoan lạc mới:
... Hãy ngồi xuống đây, vai kề sát vai
cho da thịt này đốt cháy thương đau
cho cơn buồn này đốt nóng truy hoan
cho thiên đường này
đốt cháy trong cơn chia phôi
chia phôi tràn trề
Hãy ngồi xuống đây bên con vực này
ngó xuống thương đau.
(Hãy ngồi xuống đây - LUP)

Những quán cà phê lúc bấy giờ đã thực sự trở thành cái nhà của chúng tôi, ngoài giờ đi làm, đi học ra, cà phê là nơi chúng tôi thường xuyên có mặt, bất kể ngày đêm, ở đó chúng tôi có thể tìm gặp những người hiểu được mình và có thể thổ lộ mọi điều riêng tư mà không ai phàn nàn gì cả.
Hồi đó, nhiều người bạn của tôi đã dùng cà phê làm nơi viết lách của họ, anh Lê Trung Trang đã đọc cho chúng tôi nghe những mẩu truyện dài, truyện ngắn của anh trong cái không gian đầy khói thuốc đó, nhiều bài thơ của HK, của LK, của PV cũng đã được viết nơi đây, và chính tôi, tôi đã dựng nên Lục Huyền Cầm cũng vì cái mục tiêu viết lách đó. Mỗi buổi sáng khi sương mù vẫn còn dày đặc trong các lùm cây và làm mờ các cửa kính trong quán, mẹ tôi thường thức dậy từ rất sớm, cụ luôn luôn pha sẵn cho tôi một bình nước trà thật đậm; ở một góc quán nhìn ra trước sân, những khóm tường vi bám đầy hàng rào, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, tôi bắt đầu soạn những tập bản thảo của tôi và để hàng giờ trôi qua trong cái không gian yên lặng đó. Đến gần trưa, thường có vài người bạn ghé lại quán, và chúng tôi cứ thế để cho thời gian trôi qua với những mẩu chuyện không đâu. Đó là không khí của những quán cà phê Đàlạt và đó là những gì mà cuộc sống đã tiếp đãi chúng ta như những người khách quí và đã tặng cho chúng ta cái tặng vật vô giá của nó sau khi đã thử thách chúng ta bằng những dằn vặt không nguôi.

HAI
Tôi tự hỏi điều gì thực sự xảy ra cho miền Nam 1975?
Để vắn tắt tôi gọi điều đó là sự thể hiện cái sống sượng của biện chứng pháp. Những người chiếm đóng với cái đầu óc cứng nhắc như một cọc thép tôi, tưởng là có thể làm được mọi điều, nhưng thật sự họ chỉ làm duy nhất có một điều thôi, đó là tự đồng hóa chính mình và những con người khác với những con trâu. Không có những quán cà phê cho những con trâu, và những người trẻ nhất định không chịu làm trâu, họ rủ nhau ra ngồi ở các bàn cà phê được xếp vội vàng trên lề đường. Dọc các đường Nguyễn Du, Gia Long, bên cạnh thư viện Quốc gia cũ mọc lên những bàn cà phê nằm san sát nhau, mỗi hàng cà phê gồm vài cái bàn đóng thô sơ, vài cái ghế đẩu nhỏ xíu, một bếp lò đốt bằng dầu lửa hay than vụn, và một cái ấm nước sôi. Đó là tất cả những gì mà những quán cà phê trước đây thu nhỏ lại. Chúng tôi lại bắt đầu bu lại đó, không có nhạc, không có tranh ảnh, không có đèn đuốc, chỉ có lề đường và những hình ảnh sống động đầy bi thương đang bày ra trước mắt của một xã hội đang thành hình từ những giáo điều và những lời nói suông.
Quanh các bàn cà phê, chúng tôi không còn nói về những cái sống và những cái chết nữa, chúng tôi không nói về chiến tranh và hòa bình nữa, mọi người bỗng trực nhận một điều: cái vượt lên trên cái sống và cái chết, cái vượt lên trên cơm áo và nỗi lo sợ, cái vượt lên trên những nỗi buồn và niềm vui vô cớ, cái vượt lên trên mọi chủ nghĩa, mọi lý luận của con người, cái vượt lên trên niềm khao khát hòa bình... đó là sự tự do. Sự tự do mà đôi lần một cách mơ hồ trong quá khứ, chúng ta đã được dạy dỗ và đã sống với qua những ngày tháng buông thả với bạn bè, với những hàng quán, với những la cà, với những rong chơi, với những than mây khóc gió.
Quanh các bàn cà phê, người ta bắt đầu nói đến những dấn thân khác, đây nguy hiểm và tự nguyện: Chuyện ở, chuyện đi, chuyện vượt biên, chuyện phục quốc.
Bây giờ là thời kỳ mà những mơ mộng của tuổi trẻ trở thành một thứ trọng tội và lỗi thời. Người ta chạm trán với những thực tế rất phũ phàng, sự khinh bỉ và sự trọng vọng, những điều cấm và những điều không cấm, những mặc cảm và những danh xưng, những sợ hãi và những phẫn uất. Một dòng điện cao thế đã xuyên qua châu thân của mỗi người và làm rung chuyển từ ngón chân cho đến từng sợi tóc của mỗi chúng ta, và đẩy sự nhận thức của chúng ta đến cái chỗ cùng tận của nó. Mọi sự từ cái chỗ mờ mờ hư ảo trong quá khứ bỗng lồ lộ hiện ra dưới cái ánh sáng màu đỏ gay gắt rợn người của một thứ chủ nghĩa độc đoán. Và bên cạnh những bàn cà phê thô sơ ở lề đường, chúng tôi đang tôi luyện cho trí não mình, cho con tim mình sự cứng rắn đủ để đương đầu với cái thực tế kinh hoàng lúc đó.
Trong quá khứ, chưa bao giờ chúng tôi nghĩ là có thể uống cà phê suông mà không cần âm nhạc, nhưng giờ đây điều đó đã xảy ra, không những thế, vị đắng của cà phê đã trở thành vô cùng dịu ngọt so với vị đắng kinh hoàng của cuộc đời vây quanh chúng ta lúc đó.

BA
Tối nay, trong căn phòng khá rộng của cà phê HG, nhìn những dãy bàn ghế hình tròn được kê sát nhau, nhìn cái bục sân khấu trải thảm đỏ mượt mà dưới ánh đèn màu, nhìn cây dương cầm im lặng như đang chờ đợi bàn tay người nhạc sĩ, tôi bỗng nhớ lại những gì tôi đã khao khát được thực hiện khi tôi tìm được tự do. Tôi đã mơ đến một chân trời mở ra bất tận, tôi đã mơ đến những hải đảo, đến những dòng sông, đến những thành phố lạ tràn ngập ánh đèn, tôi đã mơ đến những bài hát sẽ được bay xa, bay xa mãi, tôi đã mơ đến những nụ cười thân ái không xen lẫn một chút nghi kỵ, sợ hãi nào; tôi đã mơ đến một tình người thật ấm áp không pha trộn những tranh chấp hèn mọn nào của cuộc sống, tôi đã mơ đến một cuộc sống không bị khô héo vì những độc dược của chủ nghĩa, vì những đeo đuổi mỏi mòn theo cơm áo. Chúng tôi đã mơ, đã mơ, và chúng tôi đã hát, đã hát. Nhưng điều gì đang vọng lại từ những ốc đảo chơ vơ giữa một sa mạc mênh mông, giữa một biển cả không đâu là bờ bến? - Một sự thờ ơ, một sự yên lặng. Chúng ta thật đã quá nhỏ bé giữa cái thế giới rộng lớn này, chúng ta lại càng bé nhỏ hơn giữa dòng thời gian tạo nên lịch sử nhân loại. Nhưng nỗi khao khát của chúng ta lại tràn ngập cả không gian và chúng ta vẫn cứ cựa quậy hoài trong vô vọng như một loài sâu đo uốn mình không biết mỏi. Ta là ai mà ta phê phán người khác? Ta là ai mà ta nguyền rủa người khác? Ta là ai mà ta khinh thị người khác? Ta là ai mà ta chửi rủa người khác? Ta là ai mà ta đè bẹp người khác? Trong trái tim của ba mươi năm chiến tranh, trong trái tim của những năm dài trong lò luyện tội, trong trái tim của những chia cách bi thương làm sao lại còn có chỗ cho những bon chen hèn mọn, cho những tranh chấp không đâu; đáng lẽ chúng ta phải ôm nhau mà khóc cho những ngày và những đêm của quá khứ đầy máu và nước mắt, của một hiện tại chơ vơ như ốc đảo, của một tương lai đầy những mảnh vá víu vụng về, hay ít ra chúng ta cũng phải ôm nhau để nhìn vào mắt nhau, để thấy hình hài của chính mình trong đáy mắt đó, một hình hài tiều tụy nhưng kiêu hãnh biết bao, hình hài của một con người đã đứng vững được trên những tang thương của cuộc đời.
Từ những câu chuyện về cái sống và cái chết, về chiến tranh và hòa bình trước 1975 đến những câu chuyện về sự tự do và sự nô dịch sau 1975; những chiếc bàn yên lặng trong quán cà phê HG đêm nay đang chờ đợi để được nghe những gì từ những người trẻ tuổi Việt nam ở Mỹ năm 1982?
Đèn trong phòng vụt tắt sau khi giới thiệu của xướng ngôn viên và dưới cái ánh đèn màu vàng được rọi lại từ trần phía trên sân khấu, Uyên đã cất tiếng hát, và trong tiếng hát đó, đã luôn luôn nhắc nhở cho tôi cái ân sủng của cuộc đời mà chúng tôi đã đón nhận được từ trong những niềm vui, những nỗi buồn, những ước mơ, và những hối tiếc không bao giờ nguôi.

...Nằm ngủ trong nấm mồ
Ta mơ về những gì đã mất
Mơ về bầu sữa mę
Mơ về nụ hôn đầu
Ta mơ về nỗi chết trong chiến tranh
Ta mơ về nỗi sống trong thù hận
Ta mơ về một quê hương xa
Ta mơ đến một quê hương gần
Nằm ngủ trong nấm mồ
Ta mơ về những gì đã mất
và nước mắt lưng tròng...
(Những giấc mơ trong cuộc đời, LUP 1982)

(Trích “Không có mây trên thành phố Los Angeles”, Tân Thư xuất bản, California 1990)
*Bìa:chân dung Lê Uyên Phương (hoạ sĩ Khánh Trường)
 







Khánh Ly & Lê Uyên Phương










Với LÊ UYÊN PHƯƠNG và Đà Lạt
SONG THAO


Căn gác xép rộng nhưng thấp. Muốn đi phải cúi đầu xuống. Bên ngoài, những bông hoa trạng nguyên màu đỏ đung đưa lả lơi. Sàn gỗ bóng loáng. Vách và trần được sơn đều màu tím hồng. Một chiếc màn voan trắng mỏng treo giữa hai cây cột. Chiếc nệm đặt ngay trên sàn. Tủ sách gồm những cuốn tiếng Anh, Pháp và Việt. Bàn viết nhỏ bừa bộn những giòng nhạc viết dở dang. Đó là nơi Lê Uyên Phương trở về sau những tháng ngày mệt mỏi ở Sài-gòn. Anh như một con thú trốn chạy ánh đèn màu. Không bao giờ quen được không khí phòng trà mặc dù trước đây đã từng chơi nhạc cho các hộp đêm. Đà lạt đối với anh như một chốn nghỉ ngơi. Đúng hơn như một thánh địa. Cái xứ sở có một khí hậu kỳ quái mang mang làm khắng khít tình yêu và làm xót xa những tâm hồn đơn lẻ. Trời cuối tháng mười lành lạnh. Phi cảng Liên Khương âm u trong bóng chiều tà. Lê Uyên Phương, với cây đàn trong tay, như muốn ôm lấy Đà Lạt sau vài tháng cách xa. Anh ngửa mặt suýt soa. Dễ chịu quá! Đang hát mỗi đêm tại Queen Bee và Ritz, mỗi nơi bốn ngàn đồng một đêm trình diễn, anh đã bỏ hết để trở lại Đà Lạt thần bí. Sống ở Sài Gòn tôi chịu không được. Không viết được một dòng nhạc nào cả. Tôi gần điên lên. Kiếm được chút tiền về sống vài tháng đã.
Chuyến này anh về Đà Lạt một mình để hoàn tất tập nhạc Thở Hơi Dã Thú. Người nữ của anh ở lại Sài Gòn. Một giờ trước đây hai vợ chồng đã bịn rịn chia tay nhau như không muốn rời tại cửa ra phi đạo Tân Sơn Nhất. Tình yêu của họ chất ngất ngút ngàn. Họ chia nhau cả cái tên. Lê Uyên Phương là biệt hiệu của Lê Văn Lộc. Nay anh chia bớt cho người yêu một nửa. Nàng nhận hai chữ đầu Lê Uyên. Chàng dùng chữ cuối Phương. Tôi hỏi đùa anh cho mượn hay cho đứt. Cho đứt chứ! Cuộc đời mình còn cho nữa là cái tên. Lê Uyên tên trong khai sanh là Lâm Phi Anh. Thời hát ở Đà Lạt lấy tên Cẩm Thúy. Chuyện tình của họ cũng dài và rắc rối không kém gì câu chuyện của những cái tên.
Trước hai ly trà nóng, người thanh niên có mái tóc chải ép sát xuống trán, chiếc miệng rộng hơi nhô ra, hàng râu mép lưa thưa, ngồi kể lại chuyện đời mình. Sinh trưởng tại Đà Lạt, năm nay anh đã 29 tuổi. Năm 20 tuổi anh bắt đầu đặt nhạc. Những ngày lưu lạc từ Pleiku, Ban Mê Thuột, Quy Nhơn tới Nha Trang, anh đã sống một đời cực nhọc thiếu thốn. Dạy học, làm dinh điền, đi hát để kiếm sống. Năm 1965 anh mới thực sự trờ lại sống luôn ở Đà Lạt. Một năm sau, chuyện tình của họ bắt đầu. Phương có trí nhớ thật ngắn ngủi. Tôi không nhớ được lời nhạc do chính mình sáng tác nhưng bà xã thì thuộc lời lắm. Khi hát anh phải hát theo vợ. Và đến câu chuyện tình của chính mình cũng chỉ nhớ loáng thoáng. Anh với tôi phải tìm những cái mốc thời gian một hồi mới xác định được là họ đã chính thức thành hôn vào tháng 11 năm 1968. Bậy quá hà! Sao mình không nhớ được gì hết! Anh vỗ trán than trách. Hồi đó Phi Anh từ Sài Gòn lên Đà Lạt học. Ở nội trú tại trường Virgo Maria. Nàng có người bà con ở gần nhà anh. Anh chỉ chỉ tay nói. Ở bên đây này. Căn phòng của anh ở đường Võ Tánh và tay anh chỉ về phía hồ Xuân Hương. Nàng quen em gái anh và thỉnh thoảng vẫn lui tới nhà. Lúc đầu nói chuyện thường thường rồi sau anh trở thành “cố vấn” của nàng. Nàng hỏi ý kiến anh đủ thứ chuyện kể cả chuyện yêu đương nhăng nhít. Họ yêu nhau lúc nào không biết. Tôi hỏi anh ngỏ tình yêu ở đâu. Trên đồi! Đà Lạt có những ngọn đồi mộng mơ cho những kẻ yêu nhau quấn quít. Một chiều xuân đê mê gối chăn còn ấm da nồng. Tình dài đâu anh ơi đứt dây hững hờ. Một lần vui cho nhau để sầu muôn kiếp gối đầu trên bờ vực sâu đớm đau (Ngồi Lại Trên Đồi).
Chuyện tình của họ đòi đoạn đớn đau. Gia đình nàng không chấp nhận. Họ mê say trong trốn chạy. Hồi Việt Cộng tấn công đợt hai vào tháng 5 năm 1968, hai người sống ở Sài Gòn. Họ không có một chỗ gặp gỡ nhau. Suốt ngày hai người ngồi trong sân nhà ga Sài Gòn. Thỉnh thoảng họ phải làm bộ ngoắc tay những hành khách ngồi trên xe ca của hãng Hàng Không Việt Nam cho ra vẻ ngồi chờ người nhà. Mỗi ngày chỉ có một mẩu bánh mì nhỏ trong bụng. Họ sống như vậy một tháng trời. Tình yêu của họ được kết hợp bằng những ngày không có nhau. Chính những ngày xa cách nhớ thương là thời gian anh sáng tác nhạc. Những bản nhạc đang dần dần quen thuộc với mọi người được kết tinh trong sự nhớ thương đó nên nặng mang sự chia phôi. Mười hai bài trong tập Khi Loài Thú Xa Nhau được viết trong thời kỳ này. Nó không còn mang tình yêu thơ mộng, tình yêu trong trí tưởng, thật xa và thật huyền diệu như mười bài trong tập Yêu Nhau Khi Còn Thơ được sáng tác trong thời kỳ trước đó khi chưa gặp Lê Uyên.
Tiếng Lê Uyên và Phương từ chiếc máy cassette quấn lấy nhau vọng ra. Giờ này còn gần nhau. Gần thắm htiết trong mối sầu. Gần bối rối biên giới từ lòng đau. Giờ này còn cầm tay. Cầm chắc mối duyên bẽ bàng. Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng. Cầm giá buốt thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau… Lệ ngập ngừng bờ mi. Giọt nước mắt lăn nỗi buồn. Giọt nước mắt xa cách vời vợi trông. Giờ này còn nhìn nhau. Nhìn đắm đuối như suối bền. Nhìn suốt kiếp như chết mòn. Nhìn hấp hối thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau (Cho Lần Cuối). Anh khẽ bảo tôi chính vì bài này mà người ta đồn là anh sắp chết. Bệnh tật của anh đã trở thành huyền thoại. Người ta bảo là anh chỉ còn sống được một năm nữa. Người ta đồn là vào năm 1972 anh sẽ chết. Tôi đã định hỏi về những chuyện này từ lâu nhưng thật khó bắt đầu. Lợi dụng cơ hội này tôi hỏi kỹ càng. Anh đưa bàn tay trái cho tôi coi. Trên lưng ngón tay trỏ nổi lên một cục bằng trái cà chua nhỏ đỏ au và mòng mọng. Những đường gân máu chạy nổi thấy rõ. Bác sĩ cũng chưa thể định là bệnh gì. Bây giờ nó đã nổi thêm trên mấy ngón khác và một vài chỗ trong người. Muốn chữa bây giờ chỉ có thể cắt ngón tay này nhưng tôi chưa muốn cắt. Anh xác nhận là những bài ca viết về sự chia phôi không phải là do bị ám ảnh bởi cái chết nhìn thấy trước mà do sự rắc rối và xa cách của mối tình đẹp nhất đời anh và khi được hạnh phúc anh luôn luôn sợ ngày nó sẽ hết. Người nghệ sĩ không những sống cho mình mà còn thông cảm được với cuộc sống của những người khác. Anh đã nhìn thấy cái chết và đã nghĩ nhiều về cái chết. Dân Đà Lạt vẫn chưa quên vụ án mạng vì tình ở quán Tình Nhớ. Người con gái duyên dáng đã nằm xuống với những viên đạn trên người. Phương đã nhìn thấy đám tang, nghĩ về cái chết. Cuộc đời đó qua như ngày đông. Phòng lạnh giá môi xô nụ hôn. Người nằm đó xin cho được yên. Còn tìm đâu áo mát thanh xuân ấp hơi nồng trên da thịt đầy. Còn tìm đâu gối thắm đê mê, còn gì đâu. Tình tình ơi đã chết trong mơ, sống bên ngoài như qua mộng hờ. Đành vùi sâu số kiếp không đâu, còn lại đây khối trơ tình sầu (Đưa Người Tuyệt Vọng). Người con gái khiến anh sáng tác bản Tình Khúc Cho Em chỉ là mối tình mê đắm của cô nàng với bạn anh mà anh chỉ tham dự như một vai trò bất đắc dĩ. Cho em môi hôn vội vàng. Cho em quen ân tình sâu. Dù em không mong dài lâu. Xin cất lấy ước mơ đầu. Xin cho yêu em nồng nàn dù tháng năm buồn vui bàng hoàng. Vì đâu mê say phồn hoa, như áo gấm sáng lóng lánh, ôm rách nát không tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn. Còn yêu chi hoa ngày xanh héo hon vì mong manh bỏ quên lại người sau ngỡ ngàng. Thương em khi yêu lần đầu. thương em lo ân tình sau, dù gương xưa không được lau, soi lấy bóng mối duyên sầu. Cho tôi yêu em nồng nàn dù biết yêu tình yêu muộn màng (Tình Khúc Cho Em).
Bệnh tật đối với anh phải là một nỗi ám ảnh không rời nhưng chính cái ngón tay tội nghiệp đó đã cản trở nhiều cho nghề nghiệp của anh. Năm 11 tuổi anh đã học vĩ cầm với Giáo sư Francois Régor, người Ý, lúc đó đã 80 tuổi. Anh chơi vĩ cầm rất khá nhưng nay đã phải bỏ hoàn toàn. Tôi nhìn hộp vĩ cầm đóng bụi nằm trên giá sách. Anh ngồi cúi mặt trầm ngâm. Tôi phá vỡ sự im lặng nặng nề bằng cách hỏi về số lợi tức kiếm được khi cho thâu cuộn băng 12 Tình Khúc Lê Uyên Phương. Tôi được chia 50% tiền lời. Tới bây giờ đã thu được 100 ngàn đồng. Tôi với tay lấy cuốn sách hình trẻ con nhỏ xíu và ngạc nhiên khi thấy nhiều cuốn sách loại này trên chiếc giá bằng sắt xinh xắn. Tôi có một cháu bé hai tuổi nhưng sách hình này để cho bà xã coi. Bà ấy thích coi hình lắm. Người nữ ca sĩ 20 tuổi nhưng có khuôn mặt từng trải lại mang một tâm hồn hết sức trẻ thơ. Nghe cái giọng khàn khàn khắc khoải của Lê Uyên không ai nghĩ tới cái sở thích vô tội như vậy. Bà xã mình hát nhạc của mình hợp ghê hả? Kỳ vậy chứ! Nhạc của anh đến trong đầu anh thật bất ngờ. Anh cố gắng tả cho tôi thấy là có những lúc tự nhiên anh nghe thấy rõ ràng cả một câu nhạc trong đầu. Như lần anh đi hội chợ Domaine de Marie. Mỗi năm hội chợ này được tổ chức trên một ngọn đồi đẹp dễ sợ. Khi anh đang đứng trong hội chợ vào một đêm mùa đông thì anh nghe được điệu nhạc và vội chạy về ghi lại. Tới hai giờ sáng, nghĩa là 5 tiếng đồng hồ sau, anh hoàn thành bản Đêm Chợ Phiên Mùa Đông.
Tập nhạc Thở Hơi Dã Thú mà anh định hoàn tất trong chuyến trở về Đà Lạt lần này sẽ bắt đầu bằng bài Vũng Lầy Của Chúng ta. Đây là bản nhạc anh đã thai nghén trong nhiều năm trời. Anh nghĩ về trách nhiệm khi đón nhận hôn nhân. Anh tự hứa là phải viết nhưng nhiều năm trôi qua bản nhạc mới được ghi những dòng cuối cùng. Theo em xuống phố trưa nay, đang còn ngất ngất cơn say. Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau. Cho nhau hết cả mê say. Cho nhau hết cả chua cay. Cho nhau chắt hết thơ ngây, trên cánh môi say, trên những đôi tay, trên ngón chân bước về tình buồn tình buồn…Qua đi qua đi dứt cơn mê, tình buồn chồng chất lê thê. Qua đi qua đi dứt cơn say, tình này tình rồi thay. Ta sống trong vũng lầy một ngày vùi dần còn vùi sâu, còn vùi sâu trong ngao ngán không dứt hết cơn ê chề. Ta sống trong vũng lầy, một ngày vùi dần, còn vùi sâu, còn vùi sâu trong ngao ngán không dứt hết một lần đau.
Đà Lạt hoang sơ quyến rũ đã đưa anh trở về những rung cảm nguyên thủy của buổi hồng hoang. Không có Đà Lạt chắc khó có một thứ nhạc độc đáo Lê Uyên Phương. Mỗi ngày anh thức dậy từ sớm đi lang thang khắp núi đồi Đà Lạt tới khoàng nắng lên thì trở về nhà nghỉ. Khi mặt trời đi ngủ anh lại đi cho tới tối trở về ngồi vào viết tới sáng. Anh sẽ trở lại Sài Gòn khi Thở Hơi Dã Thú hoàn tất.
Trời cuối tháng mười lành lạnh. Tôi nhìn màu xanh Đà Lạt trong cơn mê ngủ quái dị. Em yêu dấu, anh một mình trở lại thành phố kỷ niệm này để lang thang trên những lối mòn đồi núi bị chặn lại bằng từng gốc cây ân tình. Anh như chênh vênh trong niềm hạnh phúc vẫn còn lãng đãng rơi rắc lại trên những ngọn cỏ non nớt. Trời Đà Lạt lạnh tê tái.

SONG THAO
(Bán nguyệt san Thời Nay số 266 ngày 15-11-1970)















Trở về






MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.