Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

BÊN THẮNG CUỘC tập Hai chương 22 (tiếp theo và hết) Thế hệ khác









BÊN THẮNG CUỘC tập Hai
chương 22 (tiếp theo và hết) 

Thế hệ khác


Chân dung của những nhà lãnh đạo đương thời; những thay đổi về bản chất cầm quyền của Đảng cộng sản (Người kế nhiệm/ Kinh tế tập đoàn/ Nông Đức Mạnh/ “Phương án” Nguyễn Văn An/ Sở hữu toàn dân)

Cho dù trong Bộ chính trị khoá X (2006-2011) vẫn có những người trưởng thành qua chiến tranh, họ bắt đầu thuộc thế hệ “làm cán bộ” chứ không còn là thế hệ của những “nhà cách mạng”. Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và cókhát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một trang sử mới. Ngay cả khi duy trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối hiện thời, nếu lợi ích của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ có thể trao cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân; họ có quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi cuốn sách này ra đời, họ vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ và đất nước.

Người kế nhiệm
Theo ông Phan Văn Khải, khi thăm dò ý kiến chuẩn bị nhân sự cho Đại hội X, các ban ngành đánh giá ông Vũ Khoan cao hơn. Một trong những “ban, ngành” nhiệt tình ủng hộ ông Vũ Khoan là Ban Nghiên cứu của thủ tướng. Thời ông Phan Văn Khải, trước khi chính phủ ban hành bất cứ văn bản nào, thủ tướng cũng đều chuyển cho Ban Nghiên cứu xem trước. Các văn bản hay bị Ban Nghiên cứu có ý kiến lại thường được đưa lên từ Văn phòng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Khải thừa nhận, thâm tâm ông cảm tình với ông Vũ Khoan hơn, tuy nhiên, phần vì Vũ Khoan bị coi là thiếu thực tế trong nước, phần vì ông đã lớn tuổi – Vũ Khoan sinh năm 1937, cùng năm sinh với các ông Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An – nên việc giới thiệu ông là gần như không thể. Nhưng, chủ yếu, theo ông Khải: “Tương quan lực lượng không cho phép”.

Ngày 28-6-2006, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Trước khi rời nhiệm sở, ông Phan Văn Khải tổ chức một buổi gặp mặt toàn thể Ban Nghiên cứu với sự có mặt của thủ tướng mới được bầu Nguyễn Tấn Dũng. Tiếp lời ông Phan Văn Khải, trong một diễn văn ngắn, ông Dũng cũng đã dùng những từ ngữ tốt đẹp để nói về Ban Nghiên cứu và tương lai cộng tác giữa ông và các thành viên. Cũng trong cuộc gặp này, ý tưởng hình thành Văn phòng thủ tướng trong Văn phòng Chính phủ đã được cả ông Khải và ông Dũng cùng ủng hộ.

Trong đúng một tháng sau đó, công việc của Ban vẫn tiến hành đều đặn. Chiều 27-7-2006, ông Trần Xuân Giá được mời lên phòng thủ tướng. Ông Giá nhớ lại, đó là một cuộc làm việc vui vẻ, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Giáo sư Đào Xuân Sâm, lúc ấy đã lớn tuổi, nghỉ hưu và ôngcũng tỏ ra không bằng lòng với việc Tiến sỹ Lê Đăng Doanh vẫn hay phát biểu với vai trò thành viên của Ban Nghiên cứu. Cuộc nói chuyện kéo dài tới 17 giờ ngày 27, Thủ tướng thân tình đến mức ông Giá tạm thời gạt qua kế hoạch nghỉ hưu và trở về ngồi vẽ sơ đồ tổ chức văn phòng thủ tướng và chuẩn bị kế hoạch củng cố Ban Nghiên cứu.

Hôm sau, ngày 28-7-2006, khi ông Trần Xuân Giá đến cơ quan ở đường Lê Hồng Phong thì thấy Văn phòng vắng vẻ, nhân viên lúng túng tránh nhìn thẳng vào mắt ông. Ông Trần Xuân Giá làm tiếp một số việc rồi về nhà. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, ông nhận được quyết định nghỉ hưu và quyết định giải thể Ban Nghiên cứu do văn thư mang tới. Cả hai cùng được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngký vào ngày 28-7-2006, tức là chỉ ít giờ sau khi ngồi “hàn huyên” với ông Trần Xuân Giá. Theo ông Giá thì ông là người cuối cùng trong Ban Nghiên cứu nhận được quyết định này.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sinh tại Cà Mau năm 1949. Mới mười hai tuổi đã theo cha vào “bưng” làm liên lạc, ông biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó,ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội.

Ngày 30-4-1975, Nguyễn Tấn Dũng là trung uý, chính trị viên Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Đầu thập niên 1980, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi ấy, tôi là Phó chính uỷ Quân khu IX, trực tiếp gắn quân hàm thiếu tá cho anh Nguyễn Tấn Dũng. Năm 1981, khi anh Dũng bị thương ở chiến trường Campuchia, tôi cho anh về nước đi học”. Năm 1983, từ trường Nguyễn Ái Quốc trở về, ông Dũng ra khỏi quân đội, bạn bè của cha ông, ông Nguyễn Tấn Thử, đã bố trí ông Dũng giữ chức phó Ban Tổ chức Tỉnh uỷ. Nhưng vị trí giúp ông có một bước nhảy vọt trong con đường chính trị là chức vụ mà ông nhận sau đó: bí thư Huyện uỷ Hà Tiên.

Sau Đại hội V, ông Lê Duẩn có ý tưởng cơ cấu một số cán bộ trẻ và một số cán bộ đang là bí thư các‘pháo đài huyện’ vào Trung ương làm uỷ viên dự khuyết như một động thái đào tạo cán bộ. ÔngNguyễn Đình Hương(580) nhớ lại: “Trước Đại hội VI, tôi được ông Lê Đức Thọ phân công trực tiếpvề địa phương gặp các ứng cử viên. Phía Nam có anh Nguyễn Tấn Dũng, bí thư huyện Hà Tiên, côHai Liên, bí thư huyện uỷ Thống Nhất, Đồng Nai, cô Trương Mỹ Hoa, bí thư quận Tân Bình; phíaBắc có cô Nguyễn Thị Xuân Mỹ, bí thư Quận uỷ Lê Chân, Hải Phòng”. Sau Đại hội VI, ông NguyễnTấn Dũng rời “pháo đài” Hà Tiên về Rạch Giá làm phó bí thư thường trực rồi Chủ tịch Uỷ ban Nhândân Tỉnh.

Trước Đại hội Đảng lần thứ VII, khi chuẩn bị cho Đại hội Tỉnh Đảng bộ Kiên Giang, ông Lâm KiênTrì, một cán bộ lãnh đạo kỳ cựu của tỉnh từ chức, mở đường cho ông Nguyễn Tấn Dũng lên bí thư.Theo ông Năm Loan, khi ấy là uỷ viên thường vụ, trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang: “ÔngĐỗ Mười vào T78, triệu tập Thường vụ Tỉnh uỷ lên họp, duyệt phương án nhân sự và quyết định đưaNguyễn Tấn Dũng lên làm bí thư”. Năm ấy ông Dũng bốn mươi hai tuổi.

Trong một nền chính trị, mà công tác cán bộ được giữ bí mật và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọncủa một vài nhà lãnh đạo, các giai thoại lại xuất hiện để giải thích sự thăng tiến mau lẹ của một sốngười. Trong khi dư luận tiếp tục nghi vấn ông Nông Đức Mạnh là “con cháu Bác Hồ”(581), một“huyền thoại” khác nói rằng, cha của ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chết trên tay ông Lê Đức Anh” vàtrước khi chết có gửi gắm con trai cho Bí thư Khu uỷ Võ Văn Kiệt và Tư lệnh Quân khu IX Lê ĐứcAnh. Trên thực tế, cha ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Tấn Thử, thường gọi là mươi Minh, đãmất trước khi hai ông Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh đặt chân xuống Quân khu IX.

Ngày 16-4-1969, một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá làm chết bốnngười trong đó có ông Nguyễn Tấn Thử khi ấy là chính trị viên phó Tỉnh đội. Một trong ba ngườichết còn lại là ông Chín Quý, chính trị viên Tỉnh đội. Trong khi, đầu năm 1970, ông Lê Đức Anhmới được điều về làm tư lệnh Quân khu IX còn ông Kiệt thì mãi tới tháng 10-1970 mới xuống miềnTây. Họ có nghe nói đến vụ ném bom làm chết ông Chín Quý và ông Mười Minh nhưng theo ôngKiệt thì cả hai ông đều chưa từng gặp ông Mười Minh Nguyễn Tấn Thử. Mãi tới năm 1991, trong đạihội đại biểu tỉnh đảng bộ Kiên Giang, ông Võ Văn Kiệt mới thực sự biết rõ về ông Nguyễn TấnDũng và cho tới lúc này ông Kiệt vẫn muốn ông Lâm Kiên Trì, một người mà ông biết trong chiếntranh, tiếp tục làm bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang.

Ông Nguyễn Tấn Dũng được điều ra Hà Nội tháng 1-1995, ông bắt đầu với chức vụ mà xét về thứbậc là rất nhỏ: thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trước Đại hội VIII, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi làm nhân sựBộ Chính trị, anh Nguyễn Tấn Dũng gặp tôi, nói: ‘Anh em miền Nam yêu cầu tôi phải tham gia BộChính trị’. Trong khi, thứ trưởng thường trực là anh Lê Minh Hương thì băn khoăn: ‘Ngành công ankhông thể có hai anh ở trong Bộ Chính trị’. Tôi bàn, anh Lê Minh Hương tiếp tục ở trong Bộ Côngan, anh Nguyễn Tấn Dũng chuyển sang Ban Kinh tế”.

Tháng 6-1996, ông Dũng được đưa vào Bộ Chính trị phụ trách vấn đề tài chính của Đảng. Cho dù,theo ông Lê Khả Phiêu, ông Dũng đắc cử Trung ương với số phiếu thấp và gần như “đội sổ” khi bầuBộ Chính trị nhưng vẫn được đưa vào Thường vụ Bộ Chính trị, một định chế mới lập ra sau Đại hộiVIII, vượt qua những nhân vật có thâm niên và đang giữ các chức vụ chủ chốt như Nông Đức Mạnh,Phan Văn Khải. Ông Nguyễn Đình Hương giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng được ông Đỗ Mười đưađột biến vào Thường vụ Bộ Chính trị chỉ vì ông Đỗ Mười có quan điểm phải nâng đỡ, bồi dưỡng,con em gia đình cách mạng. Tấn Dũng vừa là một người đã tham gia chiến đấu, vừa là con liệt sỹ,tướng mạo cũng được, lại vào Trung ương năm mới ba mươi bảy tuổi”.

Ngay cả khi đã ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một con người hếtsức nhã nhặn. Ông không chỉ cùng lúc nhận được sự ủng hộ đặc biệt của các ông Đỗ Mười, Lê ĐứcAnh, Võ Văn Kiệt, mà những ai biết ông Dũng vào giai đoạn này đều tỏ ra rất có cảm tình với ông.Theoông Phan Văn Khải: “Nguyễn Tấn Dũng được cả ba ông ủng hộ, đặc biệt là ông Lê Đức Anhvà Đỗ Mười. Tấn Dũng cũng biết cách vận động. Năm 1997, trước khi lui về làm cố vấn, cả ba ôngthậm chí còn muốn đưa Tấn Dũng lên thủ tướng, tuy nhiên khi thăm dò phiếu ở Ban Chấp hànhTrung ương cho cương vị này, ông chỉ nhận được một lượng phiếu tín nhiệm thấp”.

Kinh tế tập đoàn
Trước Đại hội Đảng lần thứ X, tháng 4-2006, ông Nguyễn Tấn Dũng được Bộ Chính trị phân cônglàm tổ trưởng biên tập “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phương hướng,nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010”. Khi chủ trì các buổi thảo luận, ông NguyễnTấn Dũng yêu cầu đưa vào văn kiện chủ trương tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo hướng kinhdoanh đa ngành.

Theo ông Trần Xuân Giá, tổ phó biên tập: “Cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành làngược lại với chủ trương lâu nay của chính phủ nên chúng tôi không dự thảo văn kiện theo chỉ đạocủa ông Nguyễn Tấn Dũng. Đến gần đại hội, ông Dũng cáu, ông viết thẳng ra giấy ý kiến của ông rồibuộc chúng tôi phải đưa nguyên văn vào Báo cáo, phần nói về doanh nghiệp nhà nước: Thúc đẩyviệc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnhvực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chiphối”.

Lúc ấy, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương để tiến đến chiếc ghếthủ tướng. Ông khát khao tạo dấu ấn và nôn nóng như những gì được viết trong Báo cáo Kinh tế màông chủ trì: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nângcao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

Mặc dù từ năm 1994, Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói đến việc “thí điểmthành lập tập đoàn kinh doanh” nhưng cho đến năm 2005, Việt Nam chưa có một tập đoàn nào rađời. Cuối nhiệm kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải cho thành lập hai tập đoàn: Tập đoàn Công nghiệpThan-Khoáng sản Việt Nam ngày 26-12-2005 và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt NamVinashin ngày 15-5-2006.

Hai tháng sau khi nhận chức, ngày 29-8-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho ngành dầu khí đượcnâng lên quy mô tập đoàn, PetroVietnam, ngày 30-10-2006 thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su,ngày 9-01-2006 thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Tốc độ thành lập tập đoàn kinh tế nhànước có chững lại sau khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết một thư ngỏ đăng trên Thời Báo Kinh TếSài Gòn, yêu cầu thận trọng vì theo ông, trong khi những yếu kém của mô hình tổng công ty 90, 91chưa được khắc phục mà lại làm phình to chúng ra bằng các quyết định hành chính là không hợp lý.Ông Võ Văn Kiệt viết: “Các doanh nghiệp nhà nước của ta có truyền thống dựa vào bao cấp nhiềumặt, không dễ từ bỏ thói quen cũ, nếu từ bỏ thói quen cũ cũng không dễ đứng vững trong thế cạnhtranh… Không có gì đảm bảo khi các tập đoàn được thành lập sẽ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệphiện nay”(582).

Trong khoảng thời gian từ khi ông Võ Văn Kiệt mất, tháng 6-2008, cho đến năm 2011, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã kịp nâng số tập đoàn kinh tế nhà nước lên con số mười hai. Nhưng chính sáchcho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành chứ không phải số lượng tập đoàn kinh tế nhànước mới là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Theo ông Phan Văn Khải: “Khi thành lập Tập đoàn Vinashin, tôi nghĩ, đất nước mình có bờ biển dàihơn 3.000km, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là cần thiết nhất là khi ngành công nghiệp nàyđang được chuyển dịch từ các nước Bắc Âu về Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính tôi quyết định đầu tưcho Vinashin khoản tiền bán trái phiếu chính phủ hơn 700 triệu USD. Nhưng, sau đó thì không chỉVinashin mà nhiều tập đoàn khác cũng phát triển ồ ạt nhiều loại ngành nghề, ở đâu cũng thấy đất đaicủa Vinashin và của các tập đoàn nhà nước”.

Theo ông Trần Xuân Giá: “Ông Nguyễn Tấn Dũng coi doanh nghiệp nhà nước như một động lựcphát triển, nhưng phát triển doanh nghiệp nhà nước theo cách của ông Dũng không hẳn chỉ để làmvừa lòng ông Đỗ Mười”. Cho phép các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành cũng nhưtháo khoán các kênh đầu tư mà nguồn vốn cho khu vực này lại thường bắt đầu từ ngân sách. ÔngPhan Văn Khải giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệmkỳ đầu tiên của mình. Tấn Dũng muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ sau bốn năm. Ngay trong năm2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốcgia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.

Theo ông Trần Xuân Giá: “Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30%GDP là lập tức thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007”. Cho tới lúc đó những ý kiến can gián thủ tướng cũng chủyếu xuất phát từ các thành viên cũ của Ban Nghiên cứu như Trần Xuân Giá, Lê Đăng Doanh, PhạmChi Lan. Nhưng tiếng nói của họ không còn sức mạnh của một định chế sau khi Ban Nghiên cứu đãbị giải tán. Cả ba sau đó còn nhận được các khuyến cáo một cách trực tiếp và nhiều cơ quan báo chítrong nhiều tháng không phỏng vấn hoặc đăng bài của những chuyên gia này.

Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 51% trong năm 2007(583).Kết quả là lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Các doanh nghiệp, các ngân hàng bắt đầu nhận ra nhữngrủi ro, từng bước kiểm soát vốn đầu tư vào chứng khoán và địa ốc. Nhưng đầu năm 2008, Chính phủcủa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như hoảng sợ khi lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng vànhững “liệu pháp” được đưa ra sau đó đã khiến cho nền kinh tế dồn dập chịu nhiều cú sốc.

Cuối tháng 1-2008, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng dự trữ bắtbuộc từ 10 lên 11%. Để có ngay một lượng tiền mặt lên tới khoảng 20.000 tỷ đồng nhằm đáp ứngnhu cầu dự trữ, các ngân hàng thương mại cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Lãi suấtqua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầutháng, con số này chỉ là 6,52%. Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc cácngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng. Áp lực tiền bạc đã làmnáo loạn các tổ chức tín dụng.

Thoạt đầu, các tổng công ty nhà nước rút các khoản tiền đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàngquốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần. Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đãrút ra hơn 4.000 tỷ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từNhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại, nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàngnày. “Cơn khát” tiền toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng có khi lên tới trên 40%.

Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàngbuộc khách hàng chấp nhận lãi suất lên tới 24 – 25%, cao hơn nhiều mức mà Luật Dân sự cho phép.Các doanh nghiệp cũng “khát” tiền mặt, tình trạng bán hàng dưới giá, hoặc vay với lãi suất cao đangkhiến cho chi phí sản xuất tăng đột biến. Không có gì ngạc nhiên khi lạm phát ba tháng đầu năm2008 lên tới 9,19%. Các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước nói là chống lạm phát, nhưng đã trựctiếp làm “mất giá” đồng tiền khi đặt các ngân hàng trong tình thế phải nâng lãi suất.

Ngày 25-3-2008, Ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêmtrọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỷ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốcdoanh vay với lãi suất 3%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tín dụng. Khoản tiềnnày theo nguyên tắc phải được chuyển vào Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, từ mười năm trước,theo “sáng kiến” của Bộ Tài chính, nó đã được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay. Một mặt, nótạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, một mặt làm cho nền kinh tế lập tức rơi vàokhủng hoảng do tín dụng bị cắt đột ngột và những khoản vay còn lại thì phải chịu lãi suất cao.

Thị trường chứng khoán nhanh chóng hiển thị “sức khỏe” của nền kinh tế. Từ mức trên 1000, ngày6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tínchính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng vìđã xuống đến đáy nhưng chỉ hai mươi ngày sau, 25-3- 2008, chỉ số VN-index chỉ còn 492 điểm.Ngày 5-12-2008, VN-index chỉ còn 299 điểm. Xuất khẩu quý 1-2008 vẫn tăng 23,7%; nhập khẩutăng 60,7%. Tại Sài Gòn, kinh tế vẫn tăng trưởng khá, ngân sách quý I vẫn thu tăng 72,6%. Nhưngcác biện pháp chống lạm phát đã làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh hơnnửa năm trước khi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu.

Từ cuối năm 2008, khuynh hướng quay trở lại nền kinh tế chỉ huy càng tăng lên cho dù điều này làvô vọng vì ở giai đoạn này, đóng góp của khu vực tư nhân cho nền kinh tế đã vượt qua con số 50%GDP của Việt Nam. Dù vậy, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn liên tục ban hành các mệnh lệnh hànhchánh hòng kiểm soát trần lãi xuất, kiểm soát thị trường ngoại tệ, thị trường vàng(584).

Khi ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, để có ngoại tệ, Chính phủ phải cho mộtnhà đầu tư của Nhật thuê khu nhà khách ven hồ Thiền Quang. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận chứcthủ tướng, Việt Nam có một khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đôla. Nhưng, di sản lớn hơn mà Thủtướng Phan Văn Khải trao lại cho ông Dũng là một Việt Nam đã hoàn thành thủ tục để gia nhậpWTO. Trong khoảng thời gian 1996-2000, cho dù chịu mấy năm khủng hoảng kinh tế thế giới, ViệtNam vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5% trong khi lạm phát chỉ là 3,5%. Trong khoảng thời gian2001-2005, lạm phát có cao hơn, 5,1%, nhưng tăng trưởng vẫn dương: 7%.

Chỉ sau mấy tháng nhận chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa GDP tăng trưởng tới mức kỷlục: 8,5% vào tháng 12-2007; đồng thời cũng đã đưa lạm phát vào tháng 8-2008 lên tới 28,2%.Tháng 3-2009, tăng trưởng GDP rơi xuống đáy: 3,1%. Trong sáu năm ông Nguyễn Tấn Dũng giữchứ Thủ tướng, mức tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát. Năm 2007GDP tăng trưởng ở mức 8,48% trong khi lạm phát lên tới 12,63%. Năm 2008 mức tăng trưởng giảmxuống 6,18% trong khi lạm phát là 19,89%. Năm 2009 GDP chỉ tăng 5,32% lạm phát xuống còn6,52% do các nguồn đầu tư bị cắt đột ngột. Năm 2010 GDP tăng đạt mức 6,78% nhưng lạm pháttăng lên 11,75%. Năm 2011 tăng trưởng GDP giảm còn 5,89% trong khi lạm phát lên tới 18,13%.Năm 2012, nền kinh tế gần như ngưng trệ, lạm phát ở mức 6,81% nhưng GDP cũng xuống tới 5,03%thấp kỷ lục kể từ năm 1999(585). Nền kinh tế rơi vào tình trạng gần như không lối thoát.

Nông Đức Mạnh
Ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức thủ tướng sau Đại hội Đảng lần thứ X, một đại hội mà ông Nông Đức Mạnh cảm nhận được áp lực thông qua vụ án PMU 18. PMU 18 là một cơ quan quản lý các dựán giao thông sử dụng các nguồn vốn ODA lên tới gần hai tỷ USD. Thoạt đầu, gần như tình cờ, cảnhsát bắt được một vụ đánh bạc từ đó thu giữ một máy tính có chứa các dữ liệu cho thấy, Bùi Tiến Dũng, tổng giám đốc PMU 18 đã từng đánh bạc, cá độ với số tiền lên tới 1,8 triệu USD.

Nếu như vụ án “Năm Cam” hồi năm 2003 ảnh hưởng tới chính trị bởi cách triển khai mang tính anhhùng cá nhân thì vụ PMU 18 đã mang một màu sắc mới. Lực lượng công an biết sử dụng công cụ“làm án” của họ và các nhà chính trị cũng không còn để bị động. Kịch tính của vụ án PMU 18 đượcđẩy lên cao khi cơ quan điều tra cố tình rò rỉ các thông tin về sự dính líu của Thứ trưởng Bộ Giaothông Nguyễn Việt Tiến và những tin nhắn tình nghi chạy án liên quan đến Thiếu tướng Cao NgọcOánh, tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát.

Cả ông Tiến và ông Oánh đều là những người được Hội nghị Trung ương 13 đưa vào danh sách đềcử bầu Ban Chấp hành Trung ương. Đặc biệt, ông Nguyễn Việt Tiến đích thân được Tổng bí thưNông Đức Mạnh giới thiệu. Cái gọi là “đường dây chạy án” được đồn đãi lúc đó còn nhắc tới ĐặngHoàng Hải, con rể Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đang làm chánh văn phòng cho Bùi Tiến Dũng.Ngày 14-4-2006, tức là chỉ chưa đầy hai tuần trước khi khai mạc Đại hội Đảng lần thứ X, ôngNguyễn Việt Tiến bị bắt.

Ngoài hai ứng cử viên bị lỡ cơ hội vào Trung ương, Đại hội vẫn diễn ra như dự kiến, ông Nông ĐứcMạnh vẫn được giữ ngồi lại ghế Tổng bí thư nhưng vụ PMU 18 đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thầncủa ông. Nhiều tháng sau Đại hội, ông Mạnh gần như không ra khỏi khu Nguyễn Cảnh Chân. Cáccáo buộc về ông Nguyễn Việt Tiến và ông Cao Ngọc Oánh hoá ra là bịa đặt. Các phóng viên trongmột cuộc cạnh tranh khốc liệt đã đăng bất cứ thông tin gì được mớm từ cơ quan điều tra bắt đầu phảiđối diện với một cuộc điều tra mới dưới sự chỉ đạo của tướng An ninh Nguyễn Văn Hưởng.

Quyền bính bắt đầu vận hành theo một sắc thái mới. Lần đầu tiên trong nền chính trị Hà Nội, mốiquan hệ giữa Thủ tướng và công an thực sự có ảnh hưởng qua lại. Ngoài Bộ trưởng Lê Hồng Anhxuất thân từ Kiên Giang, bên cạnh Thủ tướng luôn là tướng An ninh Nguyễn Văn Hưởng.

Trong suốt gần hai năm sau đại hội, hơn hai mươi lăm phóng viên của gần như đủ các tờ báo quantrọng nhất bị điều tra. Ngày 12-5-2008, Nguyễn Văn Hải, phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nguyễn ViệtChiến, phóng báo Thanh Niên, bị bắt. Cùng với một cộng sự khác, tướng Nguyễn Xuân Quắc, cụctrưởng Cục Cảnh sát Hình sự, người ra lệnh bắt ông Nguyễn Việt Tiến đã bị chính ông Nguyễn TấnDũng, ngay sau khi nhận chức Thủ tướng, ký quyết định cho nghỉ hưu khi vẫn còn dở dang công việc của một trưởng ban chuyên án. Ông Quắc sau đó còn bị khởi tố.

Sau khi hai nhà báo phải lãnh án tù giam, theo yêu cầu của công an, Bộ Thông tin rút thẻ bốn nhà báo chủ chốt của hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Tổng Biên tập Tuổi Trẻ, ông Lê Hoàng, và Tổng Biên tập Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế, bị mất chức. Báo chí trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Nguyễn Tấn Dũng gần như không còn nhuệ khí để phản biện các chính sách và đề cập đến các thôngtin liên quan đến tham nhũng. Trong khi đó, người đứng đầu bên Đảng là Nông Đức Mạnh lại thểhiện rất giới hạn quyền lực Tổng bí thư.

Về sau, ông Phan Văn Khải cũng đã nuối tiếc khi ủng hộ ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư. ÔngKhải nói: “Ông Mạnh trình độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không có tác dụng gì. Khi ông LêKhả Phiêu làm Tổng bí thư, nếu điều gì đã thống nhất với tôi thì cho dù ra Bộ Chính trị có ý kiến khác ông vẫn bảo vệ nhưng ông Mạnh thì không. Gật gù với nhau nhưng khi thảo luận thấy có vài ý kiến hơi khác là ông im lặng”. Theo ông Lê Khả Phiêu: “Sau Đại hội VIII khi anh Đỗ Mười giao chotôi chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị và Thường vụ để bàn trước với các anh Lê Đức Anh và Võ VănKiệt. Nông Đức Mạnh gặp tôi nói: em biết thân phận em rồi, người dân tộc chỉ có thể làm đếnthế”(586).

Từ một người vô danh trên chính trường bỗng chốc được đặt vào ghế chủ tịch Quốc hội, ngay từ khiđó, Nông Đức Mạnh đã trở thành tâm điểm của những lời đồn đoán. Cha ông là Nông Văn Lại, mẹông là Hoàng Thị Nhị. Nhưng họ Nông của ông khiến nhiều người liên tưởng tới một người phụ nữ từng gặp gỡ Hồ Chí Minh, bà Nông Thị Trưng. Nhiều người còn cho rằng tuổi thật của ông là sinhnăm 1942, một năm sau khi Hồ Chí Minh trở về hang Pac Bó, chứ không phải năm 1940, như ghitrong hồ sơ. Lại còn có giai thoại, năm 1965, khi ông đang là công nhân lâm trường, đích thân Đại tướng Võ Nguyễn Giáp lên gọi về đưa sang Liên Xô học(587).

Tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khoá IX, tháng 7-1994, trong giờ giải lao, phóng viên Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên phỏng vấn: “Thưa, Chủ tịch có phải con của Bác Hồ?”. Ông Nông Đức Mạnh lúng túng mấy giây rồi trả lời: “Người Việt Nam ta ai cũng là con cháu Bác Hồ cả”. Cho dù sau đó, ông Mạnh rất tức giận(588) nhưng đấy là câu trả thông minh nhất trong suốt cuộc đời làmchính trị của ông. Từ đó cho đến khi làm Tổng bí thư, ông Mạnh trở thành một người lúc nào cũng“mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” nhưng ăn nói nhạt nhẽo và có rất ít quyền lực. Ông xuất hiệntrên truyền hình ở nhiều địa phương khác nhau với gần như chỉ có một câu nói: “Các đồng chí phải tìm ra thế mạnh của địa phương là nên trồng cây gì và nuôi con gì”.

Người lập hồ sơ để đưa ông Mạnh vào Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, nhận xét: “Tôi cảmthấy rất xấu hổ vì Đảng ta có một Tổng bí thư như vậy, Nông Đức Mạnh chỉ có trình độ ở tầm cán bộcấp huyện”. Theo ông Phan Văn Khải: “Nhiều lần, đặc biệt là trước Đại hội Đảng lần thứ X, mấyông cựu cố vấn đề nghị ông nghỉ nhưng ông Mạnh không chịu. Nhân sự thay thế cũng chưa rõ ràngnên các ông ấy cũng không kiên quyết”.

“Phương án” Nguyễn Văn An
Cố vấn Võ Văn Kiệt biết, cách làm nhân sự truyền thống sẽ không thể nào đưa một lãnh đạo trì trệnhư Nông Đức Mạnh ra khỏi vị trí của mình. Ngày 11-1-2005, ông Kiệt viết thư đề nghị để: “Đại hộiđại biểu toàn quốc bầu trực tiếp chức danh Tổng bí thư… Áp dụng triệt để nguyên tắc tự do ứng cử,tự do đề cử… Người được bầu phải là người có năng lực và phẩm chất, không phân biệt tuổi tác,không theo cơ cấu vùng miền, không theo danh sách đã quy hoạch, không phân biệt giữa người ứng cử và người được để cử”. Ông cũng đề nghị: “Đại hội X nên bầu ra đoàn chủ tịch gồm những đạibiểu ưu tú thực sự có năng lực điều hành công việc của đại hội”, thay vì theo truyền thống, đại hội vẫn do Bộ Chính trị cũ điều hành.

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã không cho lưu hành bức thư này trong Trung ương. Ông Kiệt, lúc ấyđang ở biệt thự Hồ Tây, cho Thư ký Nguyễn Văn Trịnh “xé rào”, phát hành tận tay nhiều uỷ viênTrung ương. Trong thư đề ngày 21-1-2005 gửi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông Kiệt giải thích:“Tôi thấy không còn cách nào khác, vạn bất đắc dĩ tôi phải tự gửi trực tiếp thư của mình đến cácđồng chí Trung ương uỷ viên và một số đồng chí bí thư tỉnh uỷ dự Hội nghị Trung ương 11”. BộChính trị yêu cầu ai đã nhận bức thư của ông Võ Văn Kiệt thì gửi lại Văn phòng. Uỷ viên Thường trực Bộ Chính trị Phan Diễn nói trước Hội nghị Trung ương 11 rằng đó là những tài liệu “không phát hành theo con đường của Đảng” và giải thích với ông Kiệt, sở dĩ cho “thu hồi” bức thư ấy là vì:“Nhận thấy một số nội dung trong thư góp ý của anh nếu để lọt ra ngoài thì sẽ không có lợi, dễ bị lợi dụng, xuyên tạc”(589).

Trung tuần tháng 4-2006, khi các đại biểu dự Đại hội X bắt đầu được triệu tập về Thủ đô, ông VõVăn Kiệt lại bay ra Hà Nội. Từ khu biệt thự Hồ Tây, ông Võ Văn Kiệt nhờ Giáo sư Tương Lai đếngặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, chuyển lời: “Nếu như trong đại hội có người đề nghị giữ anh lại, có người đề cử anh làm Tổng bí thư thì anh đừng từ chối”. Tiếp đó, Giáo sư Tương Lai lạiđược cử đi “ăn tối” với ông Nguyễn Thiện Nhân, phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ ChíMinh. Cuối bữa cơm, Giáo sư Tương Lai nói riêng với ông Nhân: “Anh Sáu Dân nhờ tôi nói với anh,làm sao để Đoàn Thành phố đề xuất anh Nguyễn Văn An ở lại”. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhận lời.

Ông Nguyễn Văn An đã từng là trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ khoá VIII, biết rõ mọi việc đãđược hội nghị trung ương an bài. Ông An nói với Giáo sư Tương Lai: “Anh về nói với anh Sáu Dân,tôi hết sức cám ơn anh ấy đã tin tôi. Nhưng, đây là quyết định của tổ chức, tôi không làm trái được”.Ông Nguyễn Văn An thừa nhận: “Lúc ấy tôi cũng suy nghĩ, cũng có khá đông anh em muốn tôi ở lại,nhưng số đông ấy chưa đủ đông”.

Năm 1954, khi Chính phủ Hồ Chí Minh tiếp quản Thủ đô, ông Nguyễn Văn An đang là công nhânnhà máy Điện Hà Nội. Năm 1961, ông được đưa đi học văn hoá hai năm rồi sang Liên Xô, học điệnở trường Đại học Bách khoa Donetsk. Ông An thừa nhận, người đồng hương Trần Xuân Bách đãđóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình: Năm 1972, tỉnh uỷ viên dự khuyết,phó giám đốc công ty kỹ thuật Điện Nam Hà; năm 1980, chủ tịch tỉnh mới Hà Nam Ninh(590); năm1982, uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Năm 1996, ông An năm mươi chín tuổi nói với lãnh đạo Ban Tổ chức là ông xin nghỉ. Theo ông An:“Lãnh đạo Ban biểu quyết nhất trí 100% nhưng Ban Chấp hành Trung ương vẫn giữ tôi ở lại”. Ở Đạihội VIII, ông được bầu vào Bộ Chính trị, trong khi người dự kiến làm trưởng ban là ông Lê Huy Ngọthì không, ông An trở thành trưởng Ban Tổ chức. Cuối năm 1997, trước khi rời khỏi chức vụ Tổng bíthư, ông Đỗ Mười đưa một danh sách bốn người ra thăm dò nhân sự thay thế mình, ông Lê KhảPhiêu được cao phiếu nhất, Nông Đức Mạnh chỉ được một phiếu, người về nhì là ông Nguyễn VănAn, dù ông An không nằm trong bốn người được ông Đỗ Mười đề cử. Sự xuất hiện quá sớm đãkhiến cho ông An thêm thận trọng.

Ông Nguyễn Văn An thường tìm cớ vắng mặt trong các phiên họp mà Bộ Chính trị bàn nhân sự cóliên quan đến mình: trước Đại hội IX thì lấy cớ về nuôi mẹ bệnh(591); trước Đại hội X, ông công ducác nước châu Mỹ Latin. Có mặt trong những phiên họp như vậy, nếu được giới thiệu mà từ chối thìkhông thật lòng, không từ chối thì dễ trở thành mục tiêu của các đợt tấn công chính trị. Ông An biết,sau một nhiệm kỳ trên cương vị trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ơn huệ cũng lắm mà oán thán cũngnhiều(592).

Ông Nguyễn Văn An cho rằng: “Ông Kiệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và nhận thức về tôi cũng chậm. Ông Kiệt là một người rất khéo dùng người cho những công trình lớn nhưng ông thường quan tâm đến chính sách, đường lối chứ ít quan tâm đến công tác cán bộ. Ông Kiệt không nâng đỡ những người thân quen, không co cụm trong lợi ích riêng. Có lúc tôi phải nói: anh phải lo nhân sự, chứ chỉ chăm lo đường lối thì lấy ai làm”. Theo ông Nguyễn Văn An: “Công tác nhân sự rất phức tạp, chuẩn bị sai thì hỏng, chuẩn bị đúng mà không đúng lúc cũng không thành. Đảng ta sai lầm về cán bộ rất nhiều. Ngay từ Đại hội VI, chọn ông Nguyễn Văn Linh đã không đúng. Ông ấy không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn Lê Khả Phiêu cũng không đúng. Đến khi chọn Nông Đức Mạnh thì sai”.

Về sau, ông Nguyễn Văn An nhận ra vấn đề của Đảng Cộng sản Việt Nam là “lỗi hệ thống”. Nếunhư năm 2001, ông không tán thành tranh cử trong Đảng(593) thì năm 2010, ông công khai đề nghị trên báo Vietnamnet: “Công nhận sở hữu tư nhân, bãi bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; bãi bỏchế độ ‘đảng chủ’, áp dụng tam quyền phân lập; thực hiện dân chủ theo nguyên tắc phải có tranh cử, phải công khai minh bạch”. Nhưng, hệ thống chính trị mà ông đã cả đời phục vụ nhanh chóng dập tắtsự lan toả của đề nghị này(594). Đại hội XI vẫn diễn ra theo đúng truyền thống: bộ máy cũ sản sinh ra chính nó.

Sở hữu toàn dân
Chiều 18-1-2011, với số phiếu biểu quyết 61,70%, Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn định nghĩa đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” thay vì theo định nghĩa cũ trong “Cương lĩnh 1991” là phải “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu”.

Tuy nhiên, người thuộc về thiểu số bảo vệ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, ông Nguyễn PhúTrọng, đã trở thành Tổng bí thư chứ không phải là một nhân vật thuộc số đông ủng hộ “quan hệ sảnxuất tiến bộ và phù hợp”(595).

Công hữu là đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội, nó được xác lập trong Tuyên NgônĐảng Cộng Sản viết năm 1848. Mở đầu Tuyên ngôn, các giả của nó, Friedrich Engels và Karl Marx,tuyên bố rằng: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu”. “mươiphương pháp nhằm xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản” mà Marx và Engelskêu gọi gồm: “Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước; áp dụngthuế luỹ tiến cao; xoá bỏ quyền thừa kế; tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cảnhững kẻ phiến loạn; tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tưbản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn; tập trung tất cả các phương tiệnvận tải vào trong tay nhà nước; tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất…”.

Trong “tám đặc trưng”(596) của chủ nghĩa xã hội mà cương lĩnh của Đảng xác định cho đến trướcĐại hội XI, chỉ có “đặc trưng thứ ba”, về mặt lý thuyết, là còn mang dấu hiệu của chủ nghĩa xã hộikinh điển. Nhưng hai uỷ viên Trung ương sắp sửa về hưu, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ HồngPhúc và cựu Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thuý, chiều 13-1-2011, khi yêu cầu sửa đổi “đặc trưng”này đã không thể nói thẳng ra rằng, các đặc trưng mà văn kiện Đảng đề cập không hề mang dáng dấpcủa cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa mà Marx và Engels đã nói. Cuộc biểu quyết bằng phiếukín hôm 18- 1-2011 chỉ có ý nghĩa như một hành động cách mạng khi các nhà lãnh đạo mới khaithác “chữ nghĩa” trong văn kiện Đảng.

Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọngiữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn PhúTrọng hứa với Đại hội “thiểu số sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trungương mà ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế độ công hữu” với đấtđai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất(597).

Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hoá đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coilà một bản sao. Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộngđất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sởhữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc(598) nói: “Trong Dự thảo Hiến pháp 1980 do Chủ tịch TrườngChinh trình Bộ Chính trị vẫn duy trì đa hình thức sở hữu đối với đất đai, trên cơ sở khuyến khíchnăm thành phần kinh tế. Nhưng Hiến pháp 1980 là Hiến pháp Lê Duẩn. Tổng bí thư Lê Duẩn quanniệm: Đối với những nước lạc hậu phải dùng quan hệ sản xuất tiên tiến để kéo lực lượng sản xuấtlên. Công hữu khi ấy được coi là quan hệ sản xuất tiên tiến. Đặc biệt, năm 1980 Lê Duẩn lại đangsay sưa với làm chủ tập thể”. Ông Tôn Gia Huyên, năm 1980 là Vụ phó Vụ Quản lý đất đai, bổ sung:“Ý kiến của Bộ Nông nghiệp và của Vụ chúng tôi là vẫn giữ ba hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân(nhà nước), sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Biên bản ghi rõ thế. Nhưng về sau tôi biết, đêm trước khibỏ phiếu, Bộ Chính trị quyết định chỉ giữ một hình thức: sở hữu toàn dân”.

Từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng “họp hội nghị toàn thể để xem xétbản Dự thảo Hiến pháp”. Trong phiên bế mạc, Tổng bí thư Lê Duẩn có bài nói chuyện với tựa đề:“Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”. Sau khi điểm lại những“công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam”, phân tích mối quan hệ giữa “tư tưởng làm chủ tậpthể” với chủ nghĩa Marx – Lenin, Tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố: “Làm chủ tập thể là tinh thần cơbản, là nội dung nhất quán của Hiến pháp mới… Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọngtrong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân”(599).

Sau chiến thắng 1975, theo ông Nguyễn Đình Lộc: “Ông Lê Duẩn coi mình là trung tâm của lý luậnvà những người còn lại thì không ai phản đối”. Tuy Hiến pháp 1980 quốc hữu hoá đất đai nhưng theoông Tôn Gia Huyên: “Ông Trường Chinh chủ trương giữ nguyên hiện trạng chứ không tịch thuruộng đất như điều mà Lenin đã làm với kulak ở Nga sau năm 1917. Ông yêu cầu ghi vào Điều 20của Hiến pháp 1980: Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởngkết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”.

Người có vai trò quyết định trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là Tổng bí thư Đỗ Mười thìtheo Trưởng Ban Biên tập Hiến pháp 1992 Nguyễn Đình Lộc, “bị hạn chế trong tư tưởng của LêDuẩn”. Theo ông Lộc: “Tổng bí thư Lê Duẩn coi quốc hữu hoá đất đai là một tiến bộ của chủ nghĩaxã hội. Trong tình hình Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội là rất thiêng liêng. Khi chuẩn bị bài phátbiểu về Hiến pháp cho Tổng bí thư Đỗ Mười, tôi có trình bày, nhưng ông Đỗ Mười nghiêng về sởhữu toàn dân. Ông lập luận, trước sau gì cũng tới đó nên cứ để vậy. Khi ấy, không ai có đủ dũng cảmđứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm”.

Theo ông Phan Văn Khải: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi muốn sửa Hiến pháp theo hướng traoquyền sở hữu ruộng đất cho nông dân nhưng không thành công, chúng tôi đành phải tìm ra khái niệm5 quyền cho người sử dụng đất”. “5 quyền” mà ông Phan Văn Khải đề cập trên đây được ghi trongLuật Đất đai 1993 là một bước tiến so với những gì xác lập trong Chiến lược Phát triển kinh tế – xãhội mà Đại hội VII thông qua hồi tháng 6-1991(600). Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, trưởng BanSoạn thảo Luật Đất đai 1993, nói: “Tôi biết trong bụng một số ông muốn cho người dân quyền tưhữu đất đai, nhưng đã vào Bộ Chính trị là không còn ông nào dám đưa ra chính kiến. Ông Kiệt, ôngKhải muốn cho tư nhân sở hữu đất đai mà không dám nói. Tôi cũng muốn cho tư nhân sở hữu đất đaivà tuy chỉ là Trung ương uỷ viên, tôi cũng không dám nói”.

Quan hệ ruộng đất thực hiện theo “các chính sách của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam” đã làm kiệt quệ đời sống nông dân. Chỉ thị 100, ban hành năm 1981, từng được coi là mộtbước tiến trong nông nghiệp. Nhưng, theo chính sách này ruộng đất vẫn nằm trong tay hợp tác xã,trên vai người nông dân vẫn phải mang gánh nặng của bộ máy quan liêu. Tham ô, lãng phí trong cáchợp tác xã đã lấy hết phần lớn sản phẩm của người nông dân(601). Năm 1987, phần vì thiên tai, phần chủ yếu do chính sách đất đai, sản lượng lương thực giảm gần một triệu tấn, từ tháng 3-1987 nhiều địa phương bắt đầu bị đói.

Đầu năm 1988, nạn đói lan ra ở hai mươi mốt tỉnh, thành miền Bắc với hơn 9,3 triệu người thiếu ăn,trong đó có 3,6 triệu người “đứt bữa và đói gay gắt”. Quốc hội nhận được báo cáo: “Có nơi, xuất hiện người chết đói”. Theo nhà báo Thái Duy: “Gần như cả nước thiếu ăn, một vài tỉnh mang dáng dấp của nạn đói năm Ất Dậu (1945). Người ăn xin đổ về Hà Nội đông khác thường, không riêng lẻnhư trước mà đi từng gia đình. Ở quê không có gì ăn cả”(602). Cuộc sống và phản ứng của người dân đã làm thay đổi tư duy của một số nhà lãnh đạo và buộc Đảng phải thay đổi một phần chính sách trong đó có chính sách khoán trong nông nghiệp mà về sau gọi là “Khoán 10” hoặc “Nghị quyết10”(603).

Sau khi thừa nhận những chính sách trước đó, kể cả Chỉ thị 100, đã không khắc phục được tình trạng “tự cấp, tự túc, chia cắt và độc canh”, Nghị quyết 10 đã cho các hộ cá thể, tư nhân nhận “khoán đất ruộng, đất rừng và mặt nước để họ tổ chức sản xuất, kinh doanh”(604), đặc biệt, nông dân còn “được giao quyền thừa kế” đất khoán này cho con cái, và trong trường hợp chuyển sang làm nghề khác được phép “chuyển nhượng quyền tiếp tục sử dụng cho chủ khác”. Cùng với quyết định bãi bỏ chínhsách “ngăn sông, cấm chợ”(605), chỉ đơn giản là giao ruộng đất cho dân, Nghị quyết 10 đã tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong sản xuất nông nghiệp.

Tháng 3-1988, nạn đói vẫn đang hoành hành ở hai mươi mốt tỉnh thành. Tháng 7-1989, đã có 516.000 tấn gạo được đưa lên tàu xuất khẩu. Cả năm 1989, Việt Nam xuất khẩu gạo lên tới 1,4 triệutấn. Người nông dân ngay sau đó đã “suy nghĩ trên luống cày” của mình và họ đã “đồng khởi” lầnthứ hai để đòi lại đất đai trước đó bị ép đưa vào tập đoàn, hợp tác. Ông Nguyễn Văn Linh, cho dùgặp không ít khó khăn chính trị, đã chấp nhận để nông dân mang ruộng đất của mình ra khỏi các tập đoàn, hợp tác xã(606). Bằng quyết định này, ông Nguyễn Văn Linh đã thêm một lần ra tay “cởi trói”,lần này là đối với nông dân.

Thế nhưng, những lợi ích to lớn mà quốc gia được hưởng nhờ ruộng đất được giao cho nông dân này đã không làm lung lay ý chí “sở hữu toàn dân” của các nhà lãnh đạo, kể cả Nguyễn Văn Linh. Trong Cương lĩnh mà Đại hội Đảng lần thứ VII (6-1991) thông qua (soạn thảo khi Nguyễn Văn Linh còn là Tổng bí thư) vẫn coi đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Trước khi Dự thảo Luật Đất đai 1993 được đưa ra thảo luận, ngày 14-4-1993, ông Đào Duy Tùng thay mặt Ban Bí thư ký Chỉ thị số 18, yêu cầu “lãnh đạo lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Luật đất đai”. Theo đó, phải “làm cho nhân dân, cán bộ, đảng viên nắm được những quan điểm cơ bản: toàn bộ đất đai đều thuộc sở hữu toàn dân”. Đào Duy Tùng yêu cầu: “Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, các đoàn thể nhân dân khác” phải “theo dõi sát sao quá trình thảo luận trong phạm vi cả nước, kịp thời giải thích, uốn nắn những tư tưởng và việc làm lệch lạc”(607). Cũng như thời làm Hiến pháp 1980, một chính sách liên quan đến toàn dân mà một tập thể nhỏ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư) đã quyết định trước khi nhân dân được biết.

Luật Đất đai 1993 tuy trao cho người sử dụng đất 5 quyền (sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê) đã có một bước lùi khi đặt ra mức hạn điền và, thay vì “giao đất ổn định lâu dài”theo Điều 18 của Hiến pháp, Luật đã quy định thời hạn đối với người sử dụng đất.

Theo ông Tôn Gia Huyên, hạn điền và thời hạn giao đất là đặc trưng, là ranh giới cuối cùng để phân biệt giữa sở hữu tư nhân và sở hữu toàn dân. Nhưng, các chuyên gia luật cho rằng, đây là trao quyền sở hữu một cách trá hình. Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thừa nhận: “Vì không muốn xáo trộn chính trị mà phải vi phạm tính pháp lý”.

Hiến pháp 1992 chỉ giao cho người sử dụng đất “3 quyền”. Thế nhưng, theo ông Tôn Gia Huyên:“Ông Đỗ Mười vẫn cho là mở quá đà. Có những vấn đề Quốc hội định biểu quyết, thậm chí biểu quyết rồi, ông Mười cũng chặn lại. Cứ giờ giải lao là ông Đỗ Mười lại chạy vào phòng Chủ tịch Đoàn có ý kiến”. Điển hình là việc xét lại kết quả cuộc biểu quyết ngày 6-4-1992.

Năm giờ chiều ngày 6-4-1992, khi Ban Soạn thảo đưa “quyền thừa kế” ra “xin ý kiến Quốc hội”, có 318/422 đại biểu biểu quyết đồng ý. Nhưng ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cho rằng,đây là vấn đề quan trọng, cần phải thận trọng, xin Quốc hội để lại chỉnh lý. Đại biểu Trần Thị Sửu,Long An, nói: “Tôi có cảm giác ai đứng sau lưng giật dây Quốc hội”. Câu hỏi của bà Sửu đã làm cho ông Lê Quang Đạo, lần đầu tiên, mất bình tĩnh. Ông gần như đập mạnh tay xuống bàn: “Ai! Ai đứng sau lưng giật dây Quốc hội! Đây là một vấn đề phức tạp phải cân nhắc chứ không phải ai cả!”(608).Tối 6-4-1992, Đảng đoàn Quốc hội nhóm họp quyết định sẽ đưa “quyền thừa kế của người sử dụng đất” ra bàn lại. Nhiều đại biểu cho rằng “biểu quyết lại là vô nguyên tắc”(609).

Tất nhiên, ông Lê Quang Đạo đã phát biểu với tư cách một uỷ viên Trung ương. Cũng như Chủ tịch, đa số đại biểu Quốc hội đều là đảng viên. Chiều 11-4-1992, khi biểu quyết lại, 302/411 đại biểu đã tán thành không ghi quyền thừa kế quyền sử dụng đất vào Điều 18 của Hiến pháp.

Sự thoả hiệp giữa những người muốn coi đất đai là hàng hoá và những người muốn coi đất đai là tư liệu sản xuất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội đã làm biến dạng các chính sách đất đai thời kỳ hậu Hiến pháp. Trong tuần lễ cuối cùng của tháng 6-1993, qua bốn buổi thảo luận trên Hội trường, trong khi các đại biểu miền Nam đề nghị “giao đất lâu dài” như Hiến pháp, các đại biểu miền Bắc và miềnTrung lại tán thành giao đất có thời hạn; thậm chí có đại biểu còn đòi rút ngắn thời hạn giao đất xuống còn từ 10-15 năm. Trong tính toán của nhiều người, giao đất có thời hạn nghĩa là sau đó Nhà nước có thể lấy đất lại để giao cho người khác(610).

Luật Đất đai 1993 vì thế không gây phấn khởi như người dân chờ đợi. Đất đai của cha ông để lại, của chính họ đổ mồ hôi nước mắt khai khẩn hoặc bỏ tiền ra mua, sau khi có Luật còn phải ngồi chờ được Nhà nước làm thủ tục giao đất của mình cho mình. Trừ các giao dịch về đất đi liền với nhà ở, việc chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là chuyển nhượng đất đi kèm với chuyển quyền sử dụng thường bị hành chính hoá bằng quyết định Nhà nước thu hồi đất của người bán, giao đất ấy cho người mua rồi người mua còn phải đóng 100% tiền sử dụng đất. Người dân cho rằng họ đã phải trả tiền hai lần đểcó được tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(611).

Luật đất đai 1993 còn bỏ ngõ 18 vấn đề, trong đó có ba vấn đề Chính phủ phải trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định: Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước; Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài thuê đất và Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Chính phủ khi điều hành các giao dịch về đất đai đã dựa trên quan điểm thị trường của mình, coi đất đai là hàng hoá trong khi, quyền sở hữu của người dân về đất đai vẫn là “trá hình”. Năm quyền của người sử dụng đất đã được ghi vào Bộ Luật Dân sự 1985 của Việt Nam nhưng trên thực tế, các quyền dân sự này vẫn có thể bị vô hiệu bởi các quyền hành chánh(612). Chính phủ đầu thập niên1990 cũng đánh giá tiềm lực nguồn thu từ đất đai rất lớn nên đã định ra một mức thuế quá cao, khiến cho thị trường địa ốc đóng băng ngay chỉ sau vài năm nhen nhúm(613).

Thị trường địa ốc còn phải chịu rất nhiều tác động sau khi Nghị định 18 được ban hành(614). Sau khi Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng (1-1994) đưa ra “bốn nguy cơ”, các chính sách trong đó có chính sách đất đai có khuynh hướng thắt chặt hơn và “sở hữu toàn dân” lại được đặt lên trên những lợi ích mà đất đai mang lại(615). Nghị định 18 không những trở thành một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của các doanh nghiệp đầu tư quá rủi ro vào đất đai như Minh Phụng, EPCO và Tamexco(616) mà còn gây thất thu lớn cho ngân sách(617).

Ngày 2-7-1998, trong một Hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh có cả Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tham dự, Thủ tướng Phan Văn Khải nhận xét: “Luật nói đất đai là tài sản vô giá. Nhưng quy định một hồi đất không còn có giá. Luật không công nhận thì thị trường đất đai sẽ hoạt động ngầm thôi.Vấn đề là phải biến cái thị trường ngầm đó trở thành công khai để Nhà nước quản lý”. Nhưng, ngày2-12-1998, khi thông qua Luật “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai” tinh thần “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” vẫn lấn át quan điểm thị trường mà Thủ tướng đã trình bày trước đó.

Chính sách hạn điền được ban hành dựa trên tính toán bình quân ruộng đất của từng vùng của thập niên 1990, khi hơn 80% dân số vẫn sống trong khu vực nông thôn. Các nhà lập pháp đã không tính đến khả năng thị trường sẽ điều chỉnh quan hệ này, nhất là khi đô thị và các ngành kinh tế khác thuhút thêm nhiều lao động. Theo Trưởng Ban Soạn thảo Luật Đất đai 1993, ông Nguyễn Công Tạn,“hạn điền và thời hạn giao đất là đặc trưng, là ranh giới cuối cùng để phân biệt giữa sở hữu tư nhân và sở hữu toàn dân”.

Chính sách hạn điền đã cản trở chính chủ trương “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không cho tích tụ ruộng đất thì không thể hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp.Ruộng đất manh mún khiến cho nông dân, đặc biệt là nông dân miền Bắc tiếp tục cuốc bẫm cày sâu,ruộng ít mà không ít nơi, người nông dân lại bỏ ruộng. Tiến trình công nghiệp hoá vì thế sẽ được thay thế bằng một con đường gây biến động xã hội nông thôn hơn: Nhà nước thu hồi đất của nôngdân giao cho các nhà doanh nghiệp phá ruộng làm khu công nghiệp

Kể từ năm 1993, Luật Đất đai đã được sửa đổi 5 lần. Luật năm 1998 đã sửa đổi tương đối căn bản Pháp lệnh 14-10 và Nghị định 18(618) nhưng phải đến Luật Đất đai năm 2003, thông qua ngày26-11-2003, Nhà nước mới công nhận đủ các quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp(619). Điểm tiến bộ nhất của Luật Đất đai năm 2003 là bãi bỏ các điều kiện bắt buộc khi chuyển nhượng quyền sửdụng đất nông nghiệp áp dụng với hộ gia đình và cá nhân(620).

Làm luật cũng là chính quyền, giải thích luật cũng là chính quyền. Khi đất đai càng mang lại nhiều đặc lợi thì “sở hữu toàn dân” lại càng trở thành căn cứ để các chính sách giao cho người ban hành nó có thêm nhiều đặc quyền. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003.

Điều 20, Luật Đất đai 1993 quy định: “Khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng”. Luật Đất đai được sửa đổi vào ngày 2-12-1998 vẫn giữ nguyên quy định này ở Điều 20.

Đầu tháng 11-1998 khi Quốc hội bàn về Luật Đất đai sửa đổi, không khí thảo luận cho thấy một số đại biểu Quốc hội hiểu về thời hạn theo kiểu, giao đất 20 năm là để 20 năm sau thu hồi, chia lại đất đai một lần nữa. Trưởng Ban Soạn thảo Luật Đất đai 1998, Tổng Cục trưởng Địa chính Bùi Xuân Sơn giải thích: “Luật Đất đai không đặt ra vấn đề thu hồi đất chia lại. Luật chỉ qui định: sau 20 năm người sử dụng đất được giao tiếp tục sử dụng”(621).

Nhưng, ý chí của nhà làm luật đã không được minh định thành giấy trắng mực đen. Năm 2003,  Quốc hội viết lại Luật Đất đai, tại Điều 38, mặc dù Khoản 7 có ghi: Nhà nước chỉ thu hồi đất khi “cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế”; nhưng, tại Khoản 10 lại mở ra một rủi ro: Nhà nước thu hồi những phần đất không được gia hạn khi hết thời hạn. Hai mươi năm, rất tiếc, vẫn không phải là một thời gian đủ dài để chính quyền thay đổi nhận thức của mình về vấn đề sở hữu. Luật Đất đai nói người sử dụng đất được tiếp tục giao đất khi hết thời hạn nhưng không khẳng định đó là mộtđ iều kiện đương nhiên. Tài sản đất đai của người dân bị lệ thuộc rất nhiều vào chính quyền huyện, cấp được Luật giao cho quyền giao và thu hồi đất của cá nhân và hộ gia đình.

Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợiích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Điều Luật tiếp theo còn đưa ra những điều kiện ràng buộc nhằm tránh sự lạm dụng của Chính quyền. Luật sửa đổi 1998 gần như giữ nguyên tinh thần này. Nhưng, đến Luật Đất đai 2003, Chính quyền có thêm quyền thu hồi đất để sử dụng cho mục đích “phát triển kinh tế”.

Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, “mục đích phát triển kinh tế” được minh định trong ba trường hợp:xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Các nghị định ban hành trong thời gian này tuy có đưa danh mục các trường hợp bị thu hồi đất tăng lên(622) nhưng phải tới năm 2007,khi các nhà kinh doanh địa ốc thực sự trở thành một thế lực, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mới sửa đổi chính sách làm cho đất đai của dân bị thu hồi dễ dãi(623).

Người dân nhận đền bù theo chính sách “thu hồi” chỉ được trả một khoản tiền tượng trưng, rồi chứng kiến các nhà doanh nghiệp được chính quyền giao đất để “phát triển kinh tế” bán lại đất ấy với giá cao hơn hàng chục, có khi hàng trăm lần. Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ cócác quyền của người sử dụng. Nhưng, sở dĩ ai cũng gắn bó với nó là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại. Đó là lý do mà gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự bằng cách hết sức rủi ro trước lệnh cưỡng chế thu hồi đất (624).

Theo ông Nguyễn Đình Lộc: “Ban Soạn thảo Hiến pháp 1992 nhận thấy Hiến pháp 1980 đã quốc hữu hoá đất đai một cách máy móc, nhưng vẫn phải để yên vì nếu gỡ ngay sẽ trở thành một vấn đề chính trị”. Hai mươi năm sau, Đại hội Đảng lần thứ XI đã cho các nhà lãnh đạo Việt Nam một lối thoát chính trị khi định nghĩa đặc trưng của chủ nghĩa xã hội không còn coi “sở hữu công về tư liệu sản xuất là chủ yếu”. Thế nhưng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (tháng 5-2012) vẫn “máy móc”bảo vệ sở hữu toàn dân với đất đai.

Khi hình thành chính sách đất đai, theo ông Tôn Gia Huyên: “Trước sau, ông Võ Văn Kiệt chỉ hỏi tô imột câu: Tại sao đất 5% giao cho nông dân tạo ra của cải nhiều hơn 95% ruộng đất trong hợp tác xã,tập đoàn mà không trả hết đất cho nông dân”. Sở hữu toàn dân đối với đất đai không phải là một kinh nghiệm quản lý của ông cha ta mà là một chính sách cop-py từ Liên Xô, một nhà nước đã bị nhân dân lật đổ. Hình thức sở hữu ấy chỉ được giữ để bảo vệ niềm tin của một thiểu số coi nó là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội thay vì căn cứ vào các phân tích dựa trên lợi ích của nhân dân và của quốc gia.

“Tập thể hoá” đã được cưỡng bức ở cả miền Bắc và miền Nam để thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, tháng 12-1976, đưa ra: “Năm 1980 đạt ít nhất 21 triệu tấn lương thực quy thóc”. Để rồi, kết quả là: Năm 1976, sản lượng lúa cả nước đang là 11,8 triệu tấn; Năm 1980 chỉ còn 11,6 triệu tấn. Trong các năm từ 1981-1987, nhờ khoán ruộng cho nông dân (theo Chỉ thị 100), sản lượng lương thực mới tăng được lên 17 triệu tấn. Trong khi chỉ trong vòng tám tháng sau khi Bộ Chính trị đồng ý giao ruộng cho nông dân với quyền chuyển nhượng và thừa kế thì người dân đã làm ra một sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn(625).

Chỉ cần có đất trong tay, chỉ sau hai năm, người nông dân đã đưa sản lượng lương thực đạt tới mức mà Đảng mất hàng thập niên để ước mơ. Sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn trong năm 1989 và lên đến 21,46 triệu tấn trong năm 1990, đạt mức 24,5 triệu tấn trong năm 1993. Năm1988 đang là một quốc gia đói kém, năm 1989, Việt Nam đã có hơn 1,4 triệu tấn gạo dư đem xuất khẩu. Vậy mà, để bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng vẫn không trả lại ruộng đất cho nông dân. Vẫn đặt cuộc sống của những người thực sự làm thay đổi hình ảnh quốc gia trong những rủi ro:hạn điền, thời hạn sử dụng và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị thu hồi đất. Đổi mới đã giúp cho cuộc sống của người dân Việt Nam khá dần lên: Tỷ lệ người nghèo giảm từ 51,8%, năm 1990, xuống còn 14,5%, năm 2008; Tỷ lệ người thiếu đói giảm từ 24,9%, năm 1993, xuống còn 6,9%, năm2008(626). Đổi mới đã biến hàng triệu người vô sản trở thành doanh nhân. Ở tuổi 17, 18, cô học sinh Lý Mỹ đã để cho Đoàn Thanh niên cộng sản dắt tay cùng cán bộ cải tạo đi kê biên tài sản của chính cha mẹ mình (tháng 3-1978)(627). Đổi mới đã đưa Lý Mỹ trở lại truyền thống gia đình, trở thànhmột nhà tư sản. Nhưng Lý Mỹ đã phải bước qua biết bao đau thương. Cũng như Lý Mỹ, con đường trở lại làm doanh nhân của hàng triệu người dân Việt Nam cũng thấm đẫm biết bao máu và nướcmắt(626).

Nhớ khi “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia kiệt quệ, dân chúng lầm than, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Nhớkhi trả lại ruộng đất và một số quyền căn bản cho dân thì đất nước hồi sinh, đời sống người dân bắt đầu cải thiện. Bản chất của đổi mới là từ chỗ Đảng và Nhà nước cấm đoán, tập trung tất mọi quyền hành, đến chỗ để cho dân quyền được tự lo lấy cơm ăn, áo mặc.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”(629). Không thể phủ nhận tầm nhìn của Hồ Chí Minh. Khi ông đưa ra tuyên bố này loài người chưa có Internet, thế giới chưa có toàn cầu hoá, độc lập dân tộc đối với người dân ở nhiều quốc gia vẫn được coi là vô cùng thiêng liêng.

Giá như không phải là ý thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân mới là nền tảng hình thành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, thì người dân đã tránh được chuyên chính vô sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được Nhân văn – Giai phẩm, tránh được biết bao binh đao xung đột trong nội bộ dân tộc, gia đình.

Chú thích
(579) Theo Nguyên Tấn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 43, trang 16, ngày 20-10-2005.

(580 Lúc ấy là Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng.

(581) Còn có lời đồn nói rằng ông là con của nhà cách mạng Phùng Chí Kiên.

(582) Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 26-7-2007.

(583) Năm 2007, số liệu được chính thức công bố là 38,7%. Năm 2008, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cải chính bằng con số mới là 53,89%. Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn đến con đường tái cơ cấucủa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì tăng trưởng tín dụng năm 2007 lên tới 53,89%. Các nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước đưa ra con số 51%.

(584) Ngày 25-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định 24, giành lấy quyền sản xuất vàng miếng cho nhà nước và buộc doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải có vốn trên 100 tỷ đồng. Quyết định này đã dẫn tới việc đóng cửa hàng ngàn cửa hàng kinh doanh vàng bạc và giúp choSJC trở thành nhãn hiệu vàng độc quyền. Hai mươi ba năm trước đó, ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện chỉ cần ký quỹ 5 lượng (trước đó những người sở hữu từ 2 chỉ vàng trở lên bị coi là bất hợp pháp), chỉ sau hai tháng cả nước có tới 400 tiệm vàng.

(585) Nguồn: Tổng cục Thống kê. (Mức tăng trưởng GDP của năm 2012 bị các nhà kinh tế nghi vấn vì năm 2009, để GDP tăng 5,89% mức tăng tín dụng phải đạt 39,6%, trong khi năm 2012, tín dụng chỉ tăng 7%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đạt 33,5% GDP, tức là thấp nhất trong vòng 12 năm qua mà GDP vẫn tăng được 5,03%).

(586) Thời gian đầu sau Đại hội VIII, tuy là chủ tịch Quốc hội nhưng Nông Đức Mạnh không đượcđưa vào Thường vụ Bộ chính trị. Trước khi hết nhiệm kỳ, ông Nông Đức Mạnh làm hai việc tai tiếng: đưa con trai là Nông Quốc Tuấn, một người xuất thân là “lao động xuất khẩu”, năng lực giới hạn, lên làm bí thư Bắc Giang để được cơ cấu vào Trung ương.

(587) tướng Giáp phủ nhận giai thoại này, việc ông Mạnh đi Liên Xô học như đã nói ở trên là dochính sách đối với cán bộ người dân tộc.

(588) Theo thư đề ngày 2-8-1994 của Tổng Biên tập Tuổi Trẻ gửi Ban Tuyên huấn Thành uỷ thì ông Nông Đức Mạnh đã yêu cầu báo Tuổi Trẻ phải kỷ luật phóng viên hỏi câu này, ông Mạnh nhầm Huỳnh Ngọc Chênh với phóng viên Tâm Chánh của Tuổi Trẻ.

(589) Theo thư Phan Diễn gửi Võ Văn Kiệt ngày 19-1-2005.

(590) Sáp nhập từ Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình.

(591) Trả lời phỏng vấn Huy Đức, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 27, ngày 28-06-2001: “TBKTSG:Có ít nhất hai lần, khi lãnh đạo Đảng bàn nhân sự, nghe nói, đã đề cập đến ông như là một trong những nhân vật trung tâm, nhưng, cứ bàn đến ông thì ông lại vắng vì lý do đi thăm mẹ? Nguyễn Văn An (Cười to): Cái này là đi sâu vào đời tư đây. Làm cán bộ thì bao giờ cũng phải đặt lợi ích quốc gia lên trên. Nhưng cán bộ nào thì cũng là con người thôi, mà con người thì ngoài nghĩa vụ với đất nước còn phải có nghĩa vụ với những người ruột thịt, với mẹ. Mẹ tôi có ba người con gái, mình tôi là con trai, con trai út. Khi tôi ở Hà nội, tôi mời mẹ lên, mẹ không lên. Chị gái kế tôi bị đau chân không đi lấy chồng, mẹ thương chị nên ở lại Nam Định. Lúc ấy, anh Huỳnh Công Thơ, người giới thiệu tôi vào Đảng, đọc lý lịch tôi, thấy vậy nói: “An ơi, mày về Nam Định chăm mẹ đi, không sau này ân hận đấy”. Tôi nghe anh ấy, mặc dù bạn bè lúc ấy ai cũng khuyên nên ở Hà Nội. Sau này, trên lại điều tôi ra Hà nội. TBKTSG: Ông vẫn chưa nói về cuộc họp liên quan đến cương vị của ông mà ông xin nghỉ họp để về thăm mẹ? Nguyễn Văn An: Hôm ấy mẹ tôi bị bệnh. Cụ có người em họ làm y tá trong quân đội, mọi lần mẹ bệnh, ông ấy vẫn chữa cho, rất nhanh. Lần này, cụ không cho tiêm, người nhà mới gọi tôi về. Tôi về thì cụ đã quá sức, một tuần sau cụ đi. Mẹ tôi mất năm 97 tuổi, tôi cứ ân hận, nếu tôi có điều kiện chăm sóc, cụ có thể sống hơn trăm tuổi. Tôi nghĩ, với một cán bộ cũng như với một người bình thường, nghĩa vụ với bố mẹ, anh em rất quan trọng. Anh hiếu thì sẽ trung, anh trung thì sẽ hiếu”.

(592) Ngày 27-6-2001, khi Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Văn An chỉ nhận được 60,02% số phiếu.

(593) Chủ tịch Nguyễn Văn An trả lời phỏng vấn Huy Đức, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn 28-6-2001:“TBKTSG: Thưa ông, ở Đại hội 9 vừa qua, danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương đã nhiều hơn số cần bầu khá nhiều. Đặc biệt, danh sách bầu Bộ chính trị có tới 27 người để chỉ bầu lấy 15.Điều đó là cần để giúp cho các đại biểu có sự lựa chọn dân chủ. Tuy nhiên, ở đây lại xuất hiện mộtvấn đề khác, những người bỏ phiếu có thực sự biết rõ người họ bầu là ai không? Nguyễn Văn An: Đểphát huy dân chủ trong công tác cán bộ không phải đơn giản. Muốn có dân chủ, theo tôi, phải có thông tin. Đại hội lần này, thông tin có khá hơn: phiếu trong Trung ương thế nào; ý kiến nơi cư trú thế nào, ở cơ quan thế nào; kết quả kiểm điểm Trung ương 6, lần 2 thế nào… đều được gửi đến đại biểu. Vấn đề là thông tin ấy phải chính xác, ví dụ thông tin ở nơi cư trú. TBKTSG: Nơi cư trú thì làm sao nhận xét chính xác về một cán bộ ở cấp Trung ương thưa ông? Nguyễn Văn An: Đúng là có những người có vấn đề mà nơi cư trú vẫn đánh giá tốt, có người có vấn đề ở mức độ, nơi cư trú nhận xét quá gay gắt. Khi ấy phải bổ khuyết bằng kết luận của Uỷ ban kiểm tra Trung ương của Bộ Chínhtrị. Nhưng đáng tiếc, có đại biểu nói là họ không đọc hoặc đọc không hết những tài liệu ấy. Không có gì tuyệt đối hết, muốn phát huy dân chủ thì thông tin là hết sức quan trọng. Ngay Quốc hội họp đây,thông tin đến đây như thế nào, khả năng tiếp nhận thế nào cũng là một vấn đề. Để thực hiện dân chủ không phải đơn giản. TBKTSG: Thưa ông, tại sao không phát huy dân chủ bằng cách cho tranh cử?Ta hay có ấn tượng với tranh cử nhưng tranh cử thực chất chỉ là một hình thức cung cấp thông tin cho người bỏ phiếu? Nguyễn Văn An: Đây là vấn đề lớn, vấn đề khó. Tranh cử có cái hay nhưng không phải không có cái dở. Để có một trình độ tranh cử văn minh không đơn giản, tranh cử không khéo sẽ thành tranh giành, cục bộ. Hiện giờ trong Đảng mình chỉ bàn bạc dân chủ rồi phân công. Đảng phải làm sao đảm bảo có dân chủ mà trong Đảng vẫn giữ được sự thống nhất. Vấn đề như tôi nói ở trên là “ý Đảng lòng dân” phải là một. Quốc hội là cơ quan đại biểu của nhân dân cho nên Đảng rất cần phải lắng nghe Quốc hội. Trước đây, có một số trường hợp chưa nghe hết ý kiến Quốchội… TBKTSG: Nếu Đảng cử hai ứng cử viên cho mỗi chức danh thì thưa ông, khi bầu, Quốc hội có điều kiện lựa chọn tốt hơn chứ? Nguyễn Văn An: Chúng tôi cũng đã từng bàn. Nhưng đây là vấn đề rất nhạy cảm. Phải hết sức cân nhắc, phải lường trước hậu quả của nó. Thường thì vấn đề nhân sự, trong Đảng đã phải cân nhắc rất kỹ, bàn rất kỹ trước khi quyết định”.

(594) Bài báo được đưa tờ Vietnamnet đưa lên: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-05-nguyen-chu-tich-quoc-hoi-ban-ve-phuong- thuc-cam-quyen-của-dang, nhưng, chỉ sau bốn mươi támgiờ, tổng biên tập của tờ Vietnamnet nhận được lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, buộc gỡ bỏ.

(595) Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944 ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội – cha mẹ là nông dân – ông thuộc thế hệ đầu tiên “lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”. Ông Trọng được mô tả là mê văn học dân gian từ nhỏ. Năm 1963, ông vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợpHà Nội và như nhiều học sinh, nghiên cứu sinh miền Bắc thời đó, thành công của Nguyễn Phú Trọng gắn liền với việc ngợi ca thơ Tố Hữu. Khoá luận tốt nghiệp đại học của ông là “Thơ ca dân gian với nhà thơ Tố Hữu” được nói là đạt điểm tối ưu duy nhất của Khoá. Điều này đã giúp ông được kết nạp Đảng khi sắp sửa ra trường. Tốt nghiệp, ông được điều về Tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng Sản). Bài báo đầu tiên mà ông viết khi trở thành phóng viên của tờ tạp chí khô khan này được đăng trên một tờ báo bạn, ca ngợi thơ ca của Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Tuyên huấn, bài viết có tên “Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu”(tạp chí Văn Hoá 11-1968). Năm 1973,ông Trọng được đưa đi làm nghiên cứu sinh kinh tế chính trị tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn ÁiQuốc, “tập trung nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx – Lenin. Năm1981, ông được đưa đến Liên Xô và trong vòng hai năm, ông vừa học tiếng Nga vừa lấy bằng phó tiến sỹ. Tháng 8-1983, ông Nguyễn Phú Trọng về nước làm phó Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản, một chức vụ có “hàm” vụ phó, tháng 8-1991, ông Nguyễn Phú Trong đã được đưa lên chức tổng biên tập với hàm Bộ trưởng; Tháng 1-1994, tại hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng, ông được đưa vào Ban Chấp hành Trung ương cùng với mười chín người khác. Tháng 12-1997, sau hơn một năm được “luân chuyển” xuống Hà Nội làm phó bí thư Thành uỷ, ông Trọng lại được bổ sungvào Bộ Chính trị; Tháng 1-2000, làm bí thư Thành uỷ Hà Nội kiêm nhiệm chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.

(596) “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.

(597) Hội nghị lần thứ Năm (bế mạc ngày 15-5-2012) vẫn tiếp tục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”.

(598) 1992-2002.

(599) Phát biểu trong phiên bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Lê Duẩn nói: “Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân Đề ra như vậy hoàn toàn đúng với quy luậttiến lên chủ nghĩa xã hội, đúng với thực trạng ruộng đất nước ta, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội và phù hợp lợi ích của chính nông dân. Thật vậy, nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội là tất cả những tư liệu sản xuất cơ bản phải thuộc về của chung. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thống nhất quy hoạch và có chính sách khai thác hợp lý, đầu tư thích đáng, bảo vệ và bồi bổ đất đai trên phạm vi cả nước cũng như ở từng vùng kinh tế, làm sao cho toàn bộ đất đai bảo đảm nuôi sống hơn 50 triệu người,làm sao đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa để phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà. Chỉ với điều kiện chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân mới làm đượcnhư thế”.

(600) “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội” mà ông Phan Văn Khải làm Tổ trưởng biên tập ghi:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Các hộ nông dân được Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận. Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển quyền sử dụng ruộng đất”.

(601) Theo Báo cáo Tổng kết 32 năm phong trào hợp tác hoá nông nghiệp (1958-1990) thì sau một thời gian áp dụng Khoán 100, nhiều nơi, người lao động chỉ còn được hưởng 16-20% sản lượng lương thực mà họ làm ra khi nhận khoán. Động lực sản phẩm bị triệt tiêu, nông dân lại không có cảm giác an tâm vì sự bấp bênh ruộng khoán. Năm 1981, năm đầu thực hiện Chỉ thị 100, sản lượng lương thực trên cả nước tăng thêm một triệu tấn. Năm 1982, mức tăng bắt đầu chững lại; tới năm 1983,1984 thì mức tăng giảm đáng kể. Tình trạng nông dân nợ “sản phẩm” tăng lên, nhiều nơi xã viên bắt đầu trả khoán.

(602) Trước tình hình đó, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã cử một đoàn cán bộ kiểm tra về Thanh Hoá, nơi có “cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc. Ông NguyễnNgọc Thọ, thành viên trong đoàn kiểm tra này của Quốc hội, kể lại: “Ở một số xã gay go nhất của bahuyện Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia… làng xóm tiêu điều, người qua lại thưa thớt, ai cũng xanh xao, hốc hác, nhớn nhác đi tìm thức ăn. Những quả, củ, lá cây có thể ăn được đều đã bị đào bới,vặt trụi. Ruộng đồng, vườn tược xơ xác, chỉ còn vài mảnh nửa xanh, nửa úa vàng. Khi mà con ngườibị đói quá, không còn gì để ăn, thì mọi vật dụng quý giá xung quanh đều vô nghĩa. Có người đã dỡ nhà, chẻ cây que thành củi ra chợ đổi một bó lấy ba bát bột mì, bột ngô, nhưng rồi chẳng có ai cònbột mà đổi. Có người đem xe đạp Phượng Hoàng ra rao bán lấy mười lăm ký gạo, sau giảm xuống mười ký cũng không có ai mua. Đồng hồ, khuyên tai, nhẫn vàng… đều không có sức hấp dẫn nữa”.Trong một trận đói trước đó ở Thanh Hoá, theo ông Nguyễn Thành Thơ, phó chủ tịch Hội Nông dânViệt Nam, ông đã gặp một người đàn ông phải cắt bắp chân của mình để nấu cháo cứu con qua trận đói.

(603) Nghị quyết 10 “về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” được Bộ Chính trị thông qua ngày 5-4-1988. (Khi làm trưởng Ban Cải tạo Nông nghiệp, Võ Chí Công đã cùng Tố Hữu, Vũ Oanh, hô hào xây dựng đại trà hình thức tập đoàn ở miền Nam. Năm 1981, Võ Chí Công nhận thấy sự bế tắccủa hợp tác xã và tập đoàn, ông ủng hộ “khoán sản phẩm” và muốn cho khoán luôn tới hộ. Sau Đại hội V, khuynh hướng trở về với các nguyên tắc xây dựng xã hội chủ nghĩa lại trỗi dậy. Chính Võ Chí Công, ngày 3-5-1983, đã thay mặt Ban Bí thư ký Chỉ thị 19, đốc thúc “cải tạo triệt để quan hệ sản xuất trong nông nghiệp”. Đói kém lại càng trầm trọng. Các nhà lãnh đạo trong đó có Võ Chí Công lại phải thay đổi bằng việc cho ra đời “Nghị quyết 10”).

(604) Theo Nghị quyết 10: “Đối với đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày, có thể giao quyền sử dụng từ 1 đến 2 chu kỳ kinh doanh. Đối với mặt nước và đất trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, thời gian đó có thể từ 15 đến 20 năm”.

(605) Ngày 11-3-1987, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký Quyết định80-CT: “Bãi bỏ các trạm kiểm soát trên tất cả các tuyến giao thông trong nước”.

(606) Theo ông Nguyễn Thành Thơ, lúc bấy giờ là phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: “Một hôm,khoảng bảy giờ tối, anh Nguyễn Văn Linh kêu tôi đến, vào buồng vắng lạnh, anh ngồi bó gối nói:‘Anh báo cáo tình hình nông dân cho tôi nghe’. Tôi báo cáo mặt tốt về chính trị xã hội, mặt khó khăn về kinh tế đời sống. Anh khoát tay: ‘Anh thấy không, họ ham xã hội chủ nghĩa hình thức, họ đánh sập nền kinh tế nông dân, nền kinh tế nông dân bị sập làm sao xây dựng nền kinh tế nào được anh!’.Rồi ông Linh nói: ‘Anh thương dân, thương nước, anh phải đi cởi trói cho nông dân’”. Sáng hôm sau, ông Nguyễn Thành Thơ quay lại, ông Nguyễn Văn Linh giải thích: “Quan điểm của tôi: Một, họ nói đất đai là sở hữu toàn dân, có chỗ nào nói sở hữu nhà nước đâu, họ quản lý muốn lấy đất ai họ lấy, lấy đất người này vụt qua đất người kia, lấy đất người kia vụt qua đất người nọ, nông dân không gắn với đất đai làm sao sản xuất tốt được. Hai, nông dân đổ mồ hôi và máu mới có đất, không ai được quyền tước đoạt, thế mà trắng trợn tước đoạt. Ba, Engels nói, ‘sự nghiệp hợp tác hoá là sự nghiệp thế kỷ, họ vào họ đưa đất vào họ ra thì họ lấy đất ra, thế mà tập đoàn viên, xã viên ở ta muốn ra không được lấy đất ra. Bốn, vấn đề giai cấp nông dân là vấn đề chính trị lớn, quyết định thành bại tồn vong của chế độ, của đất nước. Anh thương dân thương nước anh phải đi cởi trói cho nông dân.Anh làm họ bắn anh, nhưng vì dân vì nước anh vẫn phải làm”. Vào Nam, ông Nguyễn Thành Thơ gặp Võ Văn Kiệt tại Vĩnh Long, ông Kiệt nói: “Tôi khuyên anh nên thi hành ý kiến anh Nguyễn VănLinh. Đó là NEP của Lenin chứ không có gì lạ. Anh tiến hành, họ sẽ bắn anh, nhưng anh không từ chối được vì anh đã nhận nhiệm vụ anh Linh giao. Anh đã lên ngựa làm sao anh xuống. Nhưng tôi sẽ đứng sau lưng anh, ủng hộ anh thực hiện”.

(607) Ngày 14-4-1993, Đào Duy Tùng thay mặt Ban Bí thư ký Chỉ thị: “Làm cho nhân dân, cán bộ,đảng viên nắm được những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta: toàn bộ đất đai đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước chỉ giao cho các tổ chức và cá nhân quyềnsử dụng đất, không cho mua bán đất; bảo đảm cho những người làm nghề nông đều có ruộng đất để canh tác, Nhà nước giao ruộng đất cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài theo thời hạn thích hợp,người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước”. Ban Bí thư cũng yêu cầu: “Đảng đoàn Quốchội phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, các đoàn thể nhân dân khác và ban cán sự đảng của các cơ quan hữu quan ở Trung ương, lãnh đạo tốt việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân; theo dõi sát sao quá trình thảo luận trong phạm vi cả nước, kịp thời giải thích, uốn nắn những tư tưởng và việc làm lệch lạc; tổng hợp đầy đủ, nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân để chỉnh lý dự án luật trình Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến về những chủ trương lớn, làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh dự án Luật đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua vào tháng 6-1993”.

(608) Chủ tịch Lê Quang Đạo nói tiếp: “Ai trong chúng ta cũng nói lên tiếng nói của nhân dân, đại biểu cho nhân dân. Nhân dân cả nước có những nguyện vọng chung, giống nhau. Chúng ta đều ý thức điều này và đều ý thức tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng. Đảng không áp đặt, Đảng có chính kiến của mình và kiến nghị Quốc hội, nhưng những vấn đề thuộc chức trách, quyền hạn của Quốc hội làdo Quốc hội quyết định… Điều 18 có những ý kiến khác nhau, chúng tôi đã xin Quốc hội cho chúng tôi đước cân nhắc thêm. Hơn nữa, khi công nhận chyển quyền sử dụng đất đai, đã bao hàm vấn đề thừa kế cho con cháu quyền sử dụng đất và luật sau này sẽ định chế thêm vấn đề này”.

(609) Đại biểu Lê Minh Tùng, An Giang.

(610 Một đại biểu của Thanh Hoá, ông Lê Văn Chỉ, nói: “Nếu không có thời hạn cụ thể thì thành ra sở hữu tư nhân rồi còn gì; điều đó sẽ gây ra tình trạng phân hoá giàu nghèo ngay và sau này khó xử lý”. Đại biểu Đặng Quốc Tiến, Bắc Thái, nói: “Đất ít, người đông, giao có thời hạn thì sẽ bảo đảm cho công tác điều chỉnh đất đai khi có biến động nhân khẩu”. Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng NguyễnBá Thanh, bắt đầu quan lộ từ một chủ nhiệm hợp tác xã, cũng sợ nếu giao đất lâu dài cộng với 5 quyền thì thành tư nhân hoá đất đai. Ông Nguyễn Bá Thanh nói: “Thời hạn ghi trong Dự thảo là thoáng lắm rồi, đi nghĩa vụ quân sự 2 năm thì kêu dài giao đất 20 năm thì bảo ngắn”. Trong khi, mộtđại biểu đến từ Tây Ninh, ông Đặng Văn Lý, cho rằng: “Quy định thời hạn giao đất để làm gì, điềunày sẽ làm người dân không yên tâm vì cho rằng Nhà nước lăm lăm lấy lại”.

(611) Cho đến tháng 3-1995, chỉ có 23/1.112 trường hợp hợp thức hoá quyền sử dụng đất chịu đóng 100% tiền sử dụng đất.

(612) Năm 1995, ông Bùi Văn Thanh mua của bà Nguyễn Thị Nương, ngụ tại ấp 7, xã Thanh Hoà,Lộc Ninh, Bình Phước một căn nhà kèm theo đất, hợp đồng mua bán được làm bằng giấy tay. Năm1996, sau khi được Uỷ ban Nhân dân huyện Lộc Linh cấp sổ đỏ cho lô đất đã bán cho ông Thanh, bà Nương kiện đòi lại đất. Bà Nương đã thắng kiện vì Toà tuyên bố hợp đồng bà bán nhà đất cho ông Thanh là vô hiệu, vì vào năm 1995 bà Nương chưa được cấp sổ đỏ nên chưa có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Bản án sơ thẩm số 40/DSST ngày 31-12-2002 của Toà án huyện LộcNinh và Bản án phúc thẩm số 38/DSPT ngày 15-04-2003 của Toà án Tỉnh Bình Phước). Vụ tranhchấp kể trên không phải là trường hợp cá biệt ở Việt Nam. Quyền sở hữu trá hình không phải lúc nàocũng được thừa nhận. Nếu 5 quyền của người sử dụng đất được đối xử như một tài sản thiêng liêng của công dân thì phần nhà đất mà ông Thanh mua của bà Nương đã thuộc về ông Thanh ngay sau khiông trả đủ tiền theo thoả thuận chứ không phải do nhà nước ban phát khi bắt đầu cấp sổ đỏ đối với ruộng đất, sổ hồng đối với nhà. Sổ đỏ, sổ hồng chỉ là một thủ tục ghi nhận giúp minh bạch hoá quyền tài sản của dân chứ tự nó không sinh ra quyền tài sản.

(613) Ngày 22-6-1994, Luật thuế Chuyển quyền sử dụng đất được Quốc hội thông qua, theo đó:Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển quyền sử dụng đất, sẽ phải chịu thuế suất 10% nếulà đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và làm muối; 20% nếu là đất ở, đất xây dựng công trình chuyển nhượng lần thứ nhất; 5% với đất ở, đất công trình đã nộp tiền sử dụng đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất từ lần thứ hai trở đi; 40% với trường hợp quyền sử dụng đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đặc biệt là từ đất trồng lúa ổn định, sang đất phi nông nghiệp. Ngày 21-12-1999, Quốc hội đã sửa đổi thuế suất theo đó, thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ hải san, làm muối chỉ còn 2%; chuyển quyền đất ở, đất công trình chỉ còn %.

(614) Ngày 14-10-1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước khi được nhà nước giao đất và cho thuê đất. Trên cơ sở đó, ngày 13-2-1995,Chính phủ ban hành Nghị định 18. Theo đó: các tổ chức trong nước chỉ còn được quyền thuê đất.Nguyên tắc bất hồi tố trong dân sự đã không được áp dụng, Nghị định 18 còn buộc tất cả các tổ chứccó đất đã được giao trước đó phải chuyển sang thuê đất.

(615) Ngay sau khi có phản ứng của dư luận, người soạn thảo Pháp lệnh 14-10 và Nghị định 18, ông Tôn Gia Huyên giải thích: “Ta không có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nên ta phải xử lý theo cách mà ta có thể vận dụng được trong nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (Trả lời phỏng vấncủa Huy Đức, Tuổi Trẻ 16-3-1995).

(616) Minh Phụng một doanh nghiệp chuyên về may mặc. Năm 1995, Minh Phụng có 10 phân xưởng gia công hàng may, quần áo và giày dép, xuất khẩu; 5 phân xưởng: dệt gòn, nhựa, sản xuất bao bì PP… có thời điểm thu hút trên 9.000 lao động. Nhưng, doanh thu từ các hoạt động đúng chức năng này chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ năm 1993, bất động sản trở thành lĩnh vực kinh doanh chính của mình Phụng. Có những khu đất mà Minh Phụng mua chỉ mấy năm sau đã tăng giá lên hàng chục lần. Nhưng, Minh Phụng sau khi Pháp lệnh 14-10 và Nghị định 18 ra đời thị trường địa ốc bắt đầu đóng băng. Để có tiền trang trải, Minh Phụng và sau đó là đối tác của ông, ông Liên Khui Thìn, Tổng giám đốc công ty EPCO, đã phải nhập sắt thép, phân bón, bất chấp giá cả của các mặt hàng này với mục đích duy nhất là bán ra để có tiền mặt. Để lách luật, đối phó với quy định một doanh nghiệp không được vay, bảo lãnh vượt quá 10% vốn một ngân hàng, Minh Phụng và EPCO đã lập ra một hệ thống hàng chục “công ty con”, các công ty này được lập ra chủ yếu để ký các hồ sơ mở tín dụng thư, bảo lãnh hoặc vay vốn ngân hàng, lấy tiền cho Minh Phụng, EPCO đầu tư địa ốc. Chính quyền engại một sự sụp đổ nằm ngoài tầm kiểm soát. Ngày 24-3-1997, vào lúc 1:30 chiều, Tăng Minh Phụng bị bắt và gần như cùng lúc, công an bắt tiếp đối tác của ông: ông Liên Khui Thìn. Ông Tăng Minh Phụng được tiếng là một người dồn hết thời gian và sức lực của mình để xây dựng cơ nghiệp. Nhưng, món nợ của ông và đối tác EPCO là quá lớn, gần 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu USD, trong khi khối tài sản của ông, trên 390 danh mục, gồm 476 đơn vị tài sản là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất,máy móc, kho tàng, văn phòng, biệt thự v.v… chỉ được Toà định giá 2.232 tỷ đồng. Năm 1999, ôngbị toà tuyên án tử hình vì tội “lừa đảo”, ngày 17-7-2003, Tăng Minh Phụng cùng một bị cáo khác bịhành quyết. Bị án tử hình Liên Khui Thìn sau đó được giảm án xuống chung thân. Cũng bằng phương thức kinh doanh địa ốc tương tự, Giám đốc Tamexco Phạm Huy Phước, Giám đốc công ty Bình Giã Trần Quang Vinh cũng bị tử hình, án thi hành năm 1998.

(617) Trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá IX, Chính phủ đã gửi tới các đại biểu Quốc hội một báo cáo nói rằng, ngân sách 1995 sẽ thất thu hơn 1000 tỷ đồng vì những ách tắc do thực hiện Pháp lệnh14-10 và Nghị định 18.

(618) Luật có hiệu lực từ 1-1-1999, tuyên bố hết hiệu lực với Pháp lệnh 14-10-1994; Pháp lệnh sửa đổi ngày 27-8-1996.

(619) Thay vì phải thuê, Luật chỉ coi thuê đất như một lựa chọn, các “tổ chức kinh tế” không chỉ được giao đất “xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, xây dựng kết cấu hạ tầng” mà còn được giao đất để “làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh”. Luật còn giao đất cho “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được giao đất để “thực hiện các dự án đầu tư”.

(620 Theo Điều 75 Luật Đất đai 1993 và Điều 706 Bộ luật Dân sự năm 1995: Hộ gia đình, cá nhânsử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi “chuyển đến nơi cư trú khác để sinh sống; chuyển sang làm nghề khác; không còn hoặc không có khả năng trực tiếp lao động”. Luật Đất đai năm 2003 cho phép cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không cần những điều kiện này.

(621) Huy Đức, Tuổi Trẻ 12-11-1998.

(622) Nghị định 181 hướng dẫn chi tiết thi hành. Theo đó, ngoài các trường hợp xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế như luật định, Nhà nước còn được thu hồi đất đối với các dự án: a) Đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch (với điều kiện dự án thuộc nhóm A và không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế); b) Các dự án sử dụng vốn ODA; c)Các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài (với điều kiện dự án không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế). Chỉ riêng loại dự án thuộc nhóm A, theo quy định tại Nghị định 16 (sau đó được thay thế bằng Nghị định 12), được chi tiết hoá thành trên 50 lĩnh vực khác nhau ngoài ra còn đưa thêm các khái niệm như “dự án xây dựng khu nhà ở”, “dự án xây dựng công trình dân dụng khác”.

(623) Nghị định 84 năm 2007 bổ sung một loạt khái niệm không có trong Luật Đất đai như “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế quan trọng”; Nhà nước thu hồi đất để “xây dựng các khu kinh doanh tập trung”. Theo đó, các dự án khu dân cư (bao gồm dự án hạ tầng khu dâncư và dự án nhà ở), trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp; dự án khu thương mại – dịch vụ, khuvui chơi giải trí ngoài trời, khu du lịch… đều thuộc danh mục Nhà nước thu hồi đất để phát triển, xâydựng. Danh mục các trường hợp Nhà nước thu hồi đất còn được mở rộng hơn khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 06 hướng dẫn thi hành chi tiết.

(624) Ngày 5-1-2012, khi bị huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế thu hồi 19,5 hecta đất đầm do chính anh khai hoang, lấn biển và được huyện, năm 1997 giao với thời hạn 14 năm, người nhà anh Vươn đã dùng súng đạn ghém bắn bị thương 6 công an và bộ đội. Anh Vươn và 3 người em sau đó đã bị bắt, bị khởi tố với tội danh giết người. Ngày 24-4-2012, 160 hộ dân Văn Giang, Hưng Yên, đã chống lệnh cưỡng chế thu hồi đất của họ giao cho dự án Ecopark.

(625) Nghị quyết 10 ban hành tháng 4-1988 trong năm ấy sản lượng lương thực tăng lên 2 triệu tấn.

(626) Năm 1995, sau gần 10 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người tính theo sức mua, Việt Nam vẫn thua Thái Lan 4,4 lần, thua Singapore 27 lần và thua Hàn Quốc 13 lần. Năm 2009, theo Báo cáo Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn bị tụthậu 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nhưng, “cơm,áo” chỉ là một phần nhu cầu của con người. Người dân Việt Nam còn xứng đáng được hưởng những giá trị mà người dân ở các quốc gia tự do đang được hưởng.

(627) Xem Chương III Đánh Tư Sản.

(628) Mặc dù tuyên bố từ con để gây áp lực nhưng trước khi ra đi theo “Phương án II”, ông Lý TíchChương đã tìm một người Hoa thân tín, gửi lại 10 lượng vàng, dặn cứ để cho Lý Mỹ nếm cực khổ,tới khi nào cô không chịu nổi nữa thì đưa số tiền ấy cho cô vượt biên. Khi ngôi nhà cha mẹ để lại cho Lý Mỹ bị chiếm mất, thay vì đấu tranh để trả lại tài sản cho cô, Lý Mỹ lại được động viên, “lý tưởngĐoàn không cần tài sản”. Nhưng kể từ đó, cho dù được những đoàn viên cộng sản thế hệ 30-4 cố gắng quan tâm, Lý Mỹ bắt đầu khép mình, cô độc. Đêm nào Lý Mỹ cũng phải sống trong nước mắt,phải sống trong những lúc đói quay quắt, những lúc bị đòi nợ… Chính tình thương yêu gia đình đã giúp Lý Mỹ vượt qua những cám dỗ. Cô tiểu thư con nhà tư sản ấy, mỗi tối lại đi bưng cà phê, đi dọn bàn kiếm tiền… để học xong đại học. Năm 1985, không thấy Lý Mỹ vượt biên, người bạn của gia đình mới trao lại 10 cây vàng cho cô làm ăn. Đến lúc ấy, Lý Mỹ mới biết, chuyến vượt biên của gia đình thành công. Nhưng trong thời gian ở trại tị nạn Malaysia, ông Lý Tích Chương lâm bịnh. Vào đúng hôm gia đình được chấp nhận đi định cư ở Úc, ông Chương mất. Tuy Lý Mỹ đã không bỏ ViệtNam ra đi như gia đình cô tiên liệu, nhưng cô cũng không trở thành một Pavel Korchagin (Nhân vật trong tiểu thuyết How the Steel Was Tempered của Nikolai Ostrovsky). Như một thanh thép đã đượctôi, Lý Mỹ tự chọn lấy con đường cho mình. Cô nữ sinh điển hình trong chiến dịch cải tạo tư sản năm 1978, 30 năm sau, lại trở thành một nhà tư sản. Lý Mỹ hiện cùng chồng, hoạ sỹ Nguyễn VănVinh, sở hữu bốn công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông và xuất nhập khẩu.

(629) Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2000, tập 4, trang 64-66.


PHỤ LỤC: 

Đánh và Đàm
Phần này sử dụng nhiều tư liệu lấy từ cuốn Ending the Vietnam War [Simon &Schuster xuất bản năm 2003] của Henry Kissingger, tác giả có chọn lọc, đối chiếu với các cuốn sách, các bài báo của các nhà ngoại giao Việt Nam tham gia Hiệp định Paris hoặc nghiên cứu về Hiệp định Paris [có dẫn trong phần chú giải] và trao đổi trực tiếp thêm với nhiều nhân chứng

Đàm phán
Washington đã từng yêu cầu thương lượng từ năm 1965, nhưng chỉ sau Mậu Thân, Hà Nội mới bắtđầu đàm phán. Đề nghị thương lượng của tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã được Hà Nội chấp nhận “trong vòng 72 giờ đồng hồ”. Giữa W. Averell Harriman, Cyrus R. Vance và Lê Đức Thọ đã có những cuộc thương lượng công khai và ngầm nhưng không có một thoả thuận nào đạt được trong cái năm Mậu Thân máu lửa ấy.

Ngày 20-12-1968, một tháng trước khi nhậm chức Tổng thống, Richard Nixon đã gửi một thông điệp tới Hà Nội nói rằng ông sẵn sàng để tiến hành các cuộc đối thoại nghiêm túc; nếu Hà Nội mong muốn “trao đổi một số ý tưởng chung trước ngày 20-1 (ngày Nixon nhậm chức), các ý kiến này sẽ được xem xét với một thái độ mang tính xây dựng và đảm bảo bí mật tối đa”. Nhưng “Phúc đáp của miền Bắc Việt Nam ngày 31-12-1968 hầu như không quan tâm gì đến danh dự và tự trọng. Họ nêu một cách thẳng thừng hai yêu cầu cơ bản: Đơn phương rút toàn bộ lực lượng quân đội Hoa Kỳ vàthay thế cái mà Hà Nội gọi là ‘bè lũ Thiệu-Kỳ-Hương’, cụm từ miệt thị chuẩn mà Hà Nội dùng để gọi giới lãnh đạo Sài Gòn”(630).

Trong khi đó, ở Washington, các phong trào phản đối chiến tranh lại trở nên có tổ chức hơn và dứt khoát hơn. Gần nửa tổng số các trường hợp lính Mỹ chết ở Việt Nam trong thời gian Nixon cầm quyền xảy ra trong sáu tháng đầu tiên. Sau bốn tuần liên tục có số thương vong tổng cộng lên tới1.500 lính Mỹ, Nixon đã phải hành động, và đòn quân sự đầu tiên mà Nixon nhắm vào là ở Campuchia.

Theo Kissinger, khi chưa chính thức vào Nhà Trắng, Nixon đã gửi cho ông một bức thư đề nghị có một báo cáo chính xác về những gì kẻ địch có ở Campuchia, đồng thời yêu cầu Kissinger nghiên cứu là phải làm gì để phá huỷ các căn cứ được xây dựng ở đó. Người Mỹ ở Sài Gòn biết miền Bắc sử dụng cảng Sihanoukville để vận chuyển vũ khí vào miền Nam.

Một tuần sau khi Nixon nhậm chức, vào ngày 30-1-1969, Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng MelvinLaird và tướng Wheeler đã họp tại Nhà Trắng để xem xét khả năng tiếp tục ném bom miền Bắc haytấn công vào các căn cứ của miền Bắc ở trên đất Campuchia. Trong khi Nixon đang chần chừ, ngày 22-2-1969, Quân Giải phóng đã tiến hành một cuộc tấn công trên khắp miền Nam. Ngay trong tuần đầu tiên, 453 lính Mỹ bị giết; tuần thứ hai, con số này là 336; tuần thứ ba là 351. Nixon giận dữ,nhưng khi ấy ông ta đang ở trên Airforce One bắt đầu chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên với tư cách Tổng thống.

Trong hai tuần đầu tháng ba, Quân Giải phóng tiến hành 32 cuộc tấn công vào các thành phố lớn ở miền Nam. Theo Kissinger, ngày 15-3-1969, Quân Giải phóng đã bắn năm quả rocket vào Sài Gòn.Ngay trong ngày đó, Nixon gọi điện thoại cho Kissinger “ra lệnh tấn công ngay lập tức bằng B-52”(631). Cuộc tấn công bằng B-52 bắt đầu vào ngày 18-3. Ngày 22-3-1969, Washington, thông qua phái đoàn ngoại giao ở Paris, yêu cầu đàm phán. Theo Kissinger thì chỉ trong vòng 72 giờ, đề nghị nói trên đã được Hà Nội chấp thuận.

Chính quyền Nixon bắt đầu nghiên cứu việc rút quân ngay trong tuần đầu của nhiệm kỳ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng và tạo động cơ cho Hà Nội thương lượng. Ngày 10-4-1969, Tổngthống Nixon yêu cầu các bộ và cơ quan phải lên chương trình Việt Nam hoá cuộc chiến. Cuộc gặp ngày 8-6-1969 tại đảo Midway giữa Nixon và ông Thiệu là để bàn về kế hoạch này. Ngay sau cuộc gặp kéo dài một tiếng rưỡi đó, hai vị Tổng thống bước ra và Nixon đã tuyên bố đợt rút quân đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, không như chính quyền trông đợi, quyết định của Nixon đã không hề mang lại chút thời gian nghỉ ngơi nào. Đa số những người chỉ trích tin rằng, các cuộc biểu tình của họ đã mang lại việc ngừng ném bom và hiện là quyết định rút quân. Sức ép vì thế càng tăng nhanh hơnnữa.

Trong một nỗ lực tìm kiếm cơ may thương lượng, ngày 15-7-1969, Trưởng Phái đoàn Pháp tại Hà Nội năm 1946, Jean Sainteny, được mời tới phòng Oval gặp Tổng thống Nixon. Sainteny sẵn sàngtới Hà Nội và mang theo một thông điệp và một bức thư riêng của Nixon gửi cho Hồ Chí Minh. Theo Kissinger, bức thư nhấn mạnh đến cam kết của Mỹ đối với hoà bình – qua đó Việt Nam sẽ thấy Mỹsẵn sàng và cởi mở trong một nỗ lực chung để “mang hạnh phúc của hoà bình đến cho dân tộc ViệtNam dũng cảm”. Nhưng Sainteny bị từ chối cấp visa. Bức thư được chuyển cho ông Mai Văn Bộ ở Paris thay vì đưa tận tay Hồ Chí Minh ở Hà Nội, có lẽ vì đây là thời gian mà Hồ Chí Minh đang ở trong tình trạng ốm rất nặng.

Ngày 4-8-1969, Sainteny thu xếp một cuộc gặp bí mật tại nhà riêng của ông ở Paris cho Kissinger và Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thuỷ, cuộc gặp có ông Mai Văn Bộ đi cùng. Kissinger cảm thấy Xuân Thuỷ là người không có thẩm quyền thương lượng. Hai ngày sau, Quân Giải phóng tấn công vịnh Cam Ranh, và 3 ngày sau đó, 11-8-1969, các cuộc tấn công lại diễn ra trên 100 thành phố, thị xã, vàcác căn cứ khác. Ngày 23-8-1969, Nixon tuyên bố sẽ trì hoãn việc xem xét đợt rút quân tiếp theo.

Ngày 30-8-1969, ba ngày trước khi Hồ Chí Minh mất, Tổng thống Nixon nhận được phúc đáp lá thư mà ông gửi đi hôm 15-7, thư có chữ ký của Hồ Chí Minh đề ngày 25-8-1969. Bức thư tuyên bố:“Dân tộc chúng tôi quyết tâm chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ để bảo vệ đất nước mình và các quyền quốc gia thiêng liêng… Hoa Kỳ phải ngừng chiến tranh xâm lược và rút quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền của nhân dân miền Nam Việt Nam và của toàn đất nước Việt Nam tự giải quyết vấn đề nội bộ mà không có sự can thiệp của nước ngoài”(632). Ngày16-9-1969, Nixon tuyên bố giảm thêm 40.500 quân Mỹ nữa.

Trước đó, giữa chuyến công du vòng quanh thế giới, Nixon đã đột ngột tới Sài Gòn. Trong thời gian đó, các cuộc biểu tình diễn ra hàng tuần trước Lầu Năm Góc, trước những nơi mà Tổng thống dừng chân.

Ngày 3-9-1969, 225 nhà tâm lý học biểu tình bên ngoài Nhà Trắng, gọi chiến tranh Việt Nam là “sự điên rồ của thời đại chúng ta”. Các nghị sỹ liên tục tấn công Tổng thống. Ngày 9-10-1969, KingmanBrewster, Hiệu trưởng trường Yale, yêu cầu rút quân vô điều kiện. Ngày 10-10, các hiệu trưởng của79 trường đại học tư viết thư cho Tổng thống, yêu cầu có một thời gian biểu chắc chắn đối với việcrút quân. Ngày 14-10-1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng được Kissinger mô tả là đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi viết thư “bày tỏ sự ngưỡng mộ những khát vọng cao xa” của công chúng Mỹ.

Trước ngày 3-11-1969, ngày mà Tổng thống Mỹ có một phát biểu quan trọng về Việt Nam, Nixon đãgặp Đại sứ Liên Xô tại Washington, gây sức ép: “Việc ngừng ném bom đã kéo dài một năm; nếukhông sớm có tiến bộ, Hoa Kỳ sẽ phải thực hiện các phương pháp riêng của mình để kết thúc chiến tranh. Mặt khác, nếu Liên Xô hợp tác trong việc đưa chiến tranh tới một kết cục trong danh dự, thì chúng tôi sẽ ‘thực hiện điều gì đó đáng kể’ để cải thiện quan hệ Hoa Kỳ-Xô Viết”.

Ngày 3-11-1969, Nixon đã từ chối nhượng bộ những người phản đối chiến tranh, kêu gọi đa số dân chúng Mỹ im lặng để ủng hộ vị chỉ huy của họ. Nixon tiết lộ việc trao đổi bí mật với miền Bắc trước khi lên nhậm chức; các cuộc thảo luận nhiều lần với Liên Xô để thúc đẩy thương lượng; các bức thư bí mật trao đổi với Hồ Chí Minh và tuyên bố là “không có tiến bộ nào”.

Bài diễn văn đã làm cho tình hình trong nước Mỹ dịu xuống. Cuối tháng 11-1969, tướng VernonWalters, tuỳ viên quốc phòng Mỹ ở Paris, đưa đề nghị gặp Xuân Thuỷ. Theo Kissinger, đề nghị này nhanh chóng được chấp nhận. Ngày 12-12, tướng Walter được mời đến nơi ở của đoàn miền Bắc tại Paris để nghe phàn nàn về “bài phát biểu hiếu chiến” ngày 3-11. Hai hôm sau, tướng Walters gợi ý tổchức một cuộc họp “vào một cuối tuần nào đó sau ngày 8-2”. Hà Nội đã bắt người Mỹ chờ cho đếnngày 26-1-1970, mới nhận được tín hiệu có thể sớm tiến hành thương lượng.

Ông Lê Đức Thọ được bắn tin là sẽ tới tham dự đại hội đảng Cộng sản Pháp sắp diễn ra. Cuộc thương lượng bí mật giữa Kissinger và Lê Đức Thọ được bắt đầu vào ngày 20-2-1970, và từ đó chođến ngày 4-4-1970 có thêm hai cuộc gặp nữa. Ông Lê Đức Thọ đòi “các vấn đề quân sự và chính trị phải được giải quyết đồng thời”, theo đó, “loại bỏ lập tức Tổng thống Thiệu, Phó Tổng thống Kỳ và Thủ tướng Khiêm; thành lập một chính phủ liên hiệp gồm những người ủng hộ “hoà bình, độc lập và trung lập”.

Chiến tranh Việt Nam chịu không ít tác động bởi chính trường Campuchia. Ngày 23-3-1970, ông hoàng Sihanouk bị lật đổ bởi Lon Nol, người mà ông ta vừa mới chọn làm Thủ tướng hồi tháng8-1969. Sihanouk khi ấy đang tiếp tục chuyến công du sau những ngày điều dưỡng thường niên tại Pháp. Kissinger nói là Mỹ đã bất ngờ trước cuộc đảo chính ở Campuchia trong khi miền Bắc ViệtNam thì cho rằng Lonnol là tay sai của Mỹ. Nhưng cả hai phía sau đó đều thúc đẩy các hoạt động quân sự tại địa bàn có giá trị bàn đạp xuống miền Nam này.

Ngày 27-3-1970, quân đội Sài Gòn đưa quân qua biên giới Campuchia truy lùng Quân Giải phóng.Kissinger ngại rằng chính quyền Nixon sẽ bị cáo buộc là đã bị Nam Việt Nam lôi kéo vào cuộc chiến tranh mở rộng nên đã yêu cầu Bunker gặp Tổng thống Thiệu đề nghị tạm hoãn các hoạt động trên biên giới. Nhưng Nixon đã bác bỏ các lo ngại đấy và yêu cầu phải phục hồi các hoạt động xuyên biên giới. Cho đến thời điểm ấy, người Mỹ đã rút về nước 115.000 quân. Vào cuối tháng 4-1970, Nixon quyết định rút thêm 150.000 quân nữa.

Một ngày sau khi thông báo quyết định rút quân của Tổng thống, vào lúc 7 giờ sáng ngày 21-4-1970,Kissinger nhận được tin báo “Bắc Việt Nam đang tấn công trên toàn Campuchia; Phnom Penh không thể chống đỡ cuộc tấn công này lâu được”. Đêm 28-4-1970, quân đội Sài Gòn với sự tham gia của 50cố vấn Mỹ bất ngờ tấn công vào Parrot’s Beak, Campuchia. Tối 30-4-1970, Nixon đọc diễn văn giải thích: “Không thể chấp nhận sự đe doạ tính mạng của người Mỹ hiện đang ở Việt Nam sau khi rút thêm 150.000 lính”. Sáng hôm sau, 1-5-1970, quân Mỹ và quân Sài Gòn mở đợt tấn công tiếp theo,trong ba tuần đầu tiên, mười hai vùng căn cứ được nói là của Bắc Việt Nam ở Campuchia bị tấn công.

Chính quyền Nixon cố gắng dùng các con số để chứng minh, nhờ đưa quân vượt qua Biên giới Campuchia mà mức thương vong kể từ tháng 6-1970 giảm còn một nửa so với trước đó (đến tháng5-1971, chỉ còn 35 lính Mỹ chết mỗi tuần; tháng 5-1972, còn 10 lính Mỹ chết mỗi tuần), nhưng việc đưa quân sang Campuchia đã làm cho người Mỹ nổi giận(633).

Sau những cuộc hành quân vượt Biên giới Campuchia, ngày 5-7-1970, Kissinger gửi thư đề nghị gặp Lê Đức Thọ. Mãi tới ngày 18-8, Kissinger mới nhận được trả lời, nhưng ông Thọ không đi. Ngày7-9-1970, Kissinger gặp Xuân Thuỷ. Ngày 17-9-1970, tại Paris, Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện choMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, công bố một “chương trình hoà bình tám điểm”, yêu cầu“rút toàn bộ và vô điều kiện quân Mỹ trong vòng 9 tháng”. Ngày 7-10-1970, trong một bài diễn văn đọc tại Washington, Nixon đề nghị một cuộc nói chuyện tại chỗ, trong đó ngừng ném bom trên toànĐông Dương. Ngày hôm sau, Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thuỷ “bác bỏ thẳng thừng” những đề nghị đó.

Nixon cử người tới Sài Gòn, và tại đây, tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra kế hoạch đột kích sang Lào, chia cắt đường mòn Hồ Chí Minh. Cho đến thời điểm ấy, theo Kissinger, các sư đoàn quân đội miền Nam Việt Nam chưa bao giờ tổ chức các chiến dịch phản công lớn ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.Đặc biệt, họ sẽ phải tác chiến không có các cố vấn Mỹ ở bên, thậm chí không có cả sỹ quan Mỹ làm nhiệm vụ hướng dẫn không kích chiến thuật.

Ngày 8-2-1971, quân đội Sài Gòn bắt đầu vượt biên giới Lào, nơi tướng Lê Trọng Tấn đã dàn quân chờ sẵn(634). Theo tướng Giáp: “Năm 1970, tôi phát hiện âm mưu địch cô lập miền Nam sau khi mở mấy cuộc hành quân lên Campuchia và đẩy các đoàn sư chủ lực của ta ra khỏi biên giới. Thời gian này, Sihanouk có sang ta và Chu Ân Lai cũng tỏ vẻ lo lắng. Nhưng tôi khẳng định chẳng có gì đáng ngại. Từ dự kiến đó, tôi bèn lập Binh đoàn 70, ‘B 70’, do anh Cao Văn Khánh làm tư lệnh và Hoàng Phương làm chính uỷ”(635).

Ngày 6-2-1971, Quân uỷ Trung ương họp thông qua Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào. Tướng LêTrọng Tấn ngay sau khi trình bày kế hoạch này đã lên đường ra trận. Tướng Lê Phi Long, “Chủnhiệm Hướng” của Chiến dịch Đường 9 Nam Lào kể: “Cứ vài ba ngày Bộ chính trị lại cùng họp chung với Thường Trực Quân uỷ Trung ương để nghe báo cáo và chỉ đạo chiến trường. Ngày31-2-1971, khi tình hình trở nên căng thẳng, Bộ chính trị, Quân uỷ Trung ương đã cử thêm tướngVăn Tiến Dũng vào Chiến trường. Ở “Tổng Hành dinh”, tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy chiến dịch”. Người Mỹ chắc chắn không thể hình dung được rằng nơi làm việc được gọi là “Tổng Hành dinh” của vị tướng đã đánh bại họ lại chỉ được trang bị hết sức thô sơ, không chỉ so với LầuNăm Góc(636).

Quân đội Sài Gòn đã chiến đấu không quá tệ ở Lào trong chiến dịch mà họ gọi là “Lam Sơn 719”.Tuy nhiên, những hình ảnh mà truyền thông chụp được về những quân nhân hoảng loạn, tìm cách bám vào càng hạ cánh của trực thăng để chạy khỏi chiến trường đã không tạo được niềm tin vào một đội quân sắp phải đương đầu với những trận đánh quyết định. Kissinger thừa nhận: “Cuộc tấncông này đã không biến hy vọng của chúng tôi thành hiện thực, không những thế còn thất bại hoàn toàn”.

Lại hoà đàm
Nixon không chỉ phải đối đầu trên chiến trường. Ngày 22-6-1971, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu với tỷ lệ 57-42, thông qua điều khoản bổ sung Mansfeild, kêu gọi Tổng thống “rút toàn bộ lính Mỹ về nướctrong vòng 9 tháng nếu Hà Nội đồng ý trao trả hết các tù binh chiến tranh”. Ngày 22-6, báo chí Mỹ đã đăng nhiều bài báo hoan nghênh Thượng viện. Ông Xuân Thuỷ đề nghị một cuộc gặp ngay trước tháng 7. Nhà Trắng được thông báo rằng Lê Đức Thọ trên đường đến Paris sau khi ghé Bắc Kinh vàMoscow.

Lê Đức Thọ khi ấy không hề biết rằng Kissinger cũng bí mật đến Bắc Kinh, chuyến đi dẫn đến cuộc gặp giữa Nixon và Mao vào năm sau, một bước ngoặt không chỉ trong quan hệ Mỹ – Trung mà còn làm cho Việt Nam có nhiều thương tổn.

Tại Paris, Lê Đức Thọ đề ra hạn chót cho việc rút quân Mỹ là ngày 31-12-1971, thay vì tháng 9 mà bà Bình đã từng đề nghị. Lần đầu tiên, ông Thọ cũng đồng ý việc tù binh Mỹ sẽ được thả đồng thờivới việc rút quân của Mỹ. Ngày 1-7-1971, Bà Nguyễn Thị Bình chi tiết hơn khi công bố “Kế hoạch bảy điểm mới”. Cả đề nghị của Lê Đức Thọ và bà Bình đã khuấy động sự phản đối của công chúng Mỹ.

Ngày 6-7-1971, Lê Đức Thọ trả lời phóng viên Anthony-Lewis của tờ New York Times, nhấn mạnh“điểm 1” của bà Bình – “Rút quân đổi lấy tù binh” – có thể được tách rời khỏi các điều khoản khác.Theo Kissinger: “Đây hoàn toàn là một lời dối trá, nó mâu thuẫn với đề xuất bí mật 9 điểm mà họ gắn mọi vấn đề với nhau và gọi chúng là một tổng thể không thể tách rời”. Nhưng cũng theo
Kissinger: “Cả nhà báo lẫn các nhà lập pháp đều cho những gì Hà Nội nói là đúng còn những lời chúng tôi là dối trá”. Bà Bình và ông Lê Đức Thọ đã thành công, Quốc hội và báo chí Mỹ kết tội chính quyền Nixon “đã bỏ lỡ một cơ hội có một không hai để có thể đạt được hoà bình”.

Theo Kissinger, Nixon muốn rút khỏi Việt Nam trước kỳ bầu cử tổng thống năm 1972 mà không làm chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Khi chuyến công du bí mật đến Bắc Kinh thành công, Nixon trở nên cứng rắn hơn với Việt Nam.

Trong ngày 12-7-1971, Nixon nhắc lại với tướng Haig ý định rút quân chóng vánh đồng thời tấn công tổng lực bằng không quân vào Miền Bắc. Kissinger gặp Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ vẫn bên một chiếc bàn hình chữ nhật có phủ một tấm vải xanh, “nhưng khung đàm phán thì không như xưa nữa; nó đã bị thay đổi cơ bản sau chuyến đi Bắc Kinh mặc dù Lê Đức Thọ vẫn chưa biết điều này”.

Cuộc họp được coi là gay gắt, tuy nhiên theo Kissinger, phía Bắc Việt Nam có vẻ thực sự muốn đàm phán. Hà Nội “yêu cầu bồi thường chiến tranh” và “khăng khăng đòi lật đổ chính quyền Sài Gòn”.Vấn đề bồi thường chiến tranh không phải là không thể nhân nhượng, nhưng theo Kissinger: “Chúng tôi sẽ không lật đổ chế độ Miền Nam Việt Nam để đổi lấy hoà bình”.

Ngay từ lúc này, ông Xuân Thuỷ đã “ngụ ý” rằng tướng Dương Văn Minh có thể là một người mà Hà Nội có thể chấp nhận để thay thế tướng Thiệu. Nhưng theo Kissinger, Minh sẽ là vị tổng thống dễ lật đổ nhất, trong khi Nguyễn Văn Thiệu là một lãnh đạo quân sự cứng nhất, là người có năng lực nhất trong số các chính khách Sài Gòn.

Ngày 16-8-1971, lại có một cuộc gặp nữa giữa Kissinger và Xuân Thuỷ. Kissinger đến chậm nửa tiếng, Xuân Thuỷ nói: “Mặc dù các ông đưa được người lên mặt trăng nhưng vẫn đến cuộc họpmuộn”. Ông Xuân Thuỷ có thể sẽ không hài hước như thế nếu biết, trong nửa giờ đó, Kissinger đã có một cuộc họp bí mật với đại sứ Trung Quốc ở Paris, Huang Chen, người được coi là đồng minh của Bắc Việt Nam.

Trong suốt thời gian đàm phán, chiến tranh Việt Nam luôn được Kissinger đưa ra trả treo với Liên Xô thông qua Đại sứ Dobrynin, và với Bắc Kinh thông qua đại sứ Hoàng Hoa ở Liên Hiệp Quốc.Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam chỉ biết được chuyến đi bí mật của Kissinger đến Bắc Kinh 36 giờ trước khi nó được công bố. Theo Kissinger: “Hà Nội tức điên đến mức họ biến các cuộc đàm phán trở thành băng giá”.

Theo ông Đống Ngạc, Thư ký riêng của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn: “Sau đó, Trung Quốc có cho Chu Ân Lai sang giải thích. Anh Ba nói: Các đồng chí muốn vào Liên Hiệp Quốc các đồng chí cứ vào nhưng các đồng chí không được thay mặt Việt Nam bàn về vấn đề miền Nam với Mỹ”. Ông Đống Ngạc nói tiếp: “Ta hiểu, sở dĩ Trung Quốc đạt được thoả thuận đó với Mỹ là do cuộc chiến của mình.Có chiến tranh Việt Nam, thế Trung Quốc trên trường quốc tế cao hơn. Mỹ nghĩ vấn đề Việt Nam không giải quyết được là do chưa kéo được Trung Quốc”.

Không biết có phải là nhằm đáp trả hành động của ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Bình đã làm ởParis, ngày 25-1-1972, Nixon công bố các biên bản đàm phán trước người dân Mỹ và đọc một bài diễn văn cho thấy các đề nghị của ông đã bị Hà Nội bác bỏ. Nixon nói: “Chỉ có một điều, đó là ngả về phía kẻ thù để lật đổ đồng minh của chúng ta, điều mà nước Mỹ sẽ không bao giờ làm. Nếu kẻ thù muốn hoà bình họ phải nhận ra sự khác biệt quan trọng giữa thoả thuận với sự đầu hàng”(637).

Ngày 2-2-1972, miền Bắc ra tuyên bố công khai đồng ý tù binh sẽ được thả vào ngày người lính Mỹ cuối cùng được rút về nước. Nhưng vấn đề này phải được gắn với việc kêu gọi Thiệu từ chức ngay lập tức đồng thời giải tán lực lượng cảnh sát, quân đội Sài Gòn.

“Mùa hè đỏ lửa”
Trong khi đó, từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân uỷ xác định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.

Thoạt đầu, Quân uỷ dự kiến: “Hướng tấn công chủ yếu 1” là chiến trường biên giới Campuchia và chiến trường Đông Nam Bộ; “Hướng chủ yếu 2” là chiến trường Tây Nguyên; “Hướng phối hợp quan trọng” là miền núi Tây Trị Thiên. Vào đầu tháng giêng năm 1972 sau khi nắm lại tình hình,thấy việc bảo đảm vật chất cho chiến trường Nam Bộ và Tây Nguyên không đạt được, Bộ Chính trị và Quân uỷ quyết định lấy Trị Thiên làm chiến trường chủ yếu, như đề xuất ban đầu của tướng Giáp,mặc dù khi đó ngày mở đầu Chiến dịch đã cận kề.

Theo tướng Lê Phi Long, trong chiến dịch này, nơi đặt “Tổng Hành dinh” đã khang trang hơn, đã có đủ các phương tiện thông tin, máy ghi âm… Công tác bảo mật thì lại càng siết chặt: cửa phòng thường xuyên đóng kín, ngay cả cán bộ trong Cục không có nhiệm vụ tác chiến cũng không được vào. Ngày 30-3-1972, quân đội của tướng Giáp mở đầu cuộc tấn công chiến lược trên toàn miền Nam.

Theo Kissinger thì tướng Abrams biết trước cuộc phản công từ đầu tháng Giêng, và việc sử dụngB52 đã được tính tới. Nhưng Nhà Trắng cho rằng có thể sẽ can thiệp bằng chuyến đi Bắc Kinh; Bộ ngoại giao lo B52 sẽ “thiêu rụi những triển vọng đàm phán với Hà Nội”; Bộ Quốc phòng sợ phải đưa ra những gánh nặng ngân sách mới. “Mọi người đều lo sợ làn sóng phản đối của nhân dân sẽ bùng lên không kiểm soát nổi nếu nối lại các cuộc ném bom miền Bắc, ngay cả chỉ ở một phạm vi hạn chế”, Kissinger nói.

Nixon ngay sau đó đã gửi một bức thư tới Brezhnev, một bức thư khác được chuyển tới Huang Chen,đại sứ Trung Quốc ở Paris người có quan hệ gần gũi với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Kissinger nhận định “Cả Bắc Kinh và Moscow đều đứng ngồi không yên. Cả hai bên đều không muốn bị coi lơ là nhiệm vụ với đồng minh Bắc Việt Nam của mình. Tuy nhiên, cả hai đều lo sợ rằng tình trạng bấttrị của Hà Nội có thể phá vỡ những mục tiêu lớn với Mỹ”. Bắc Kinh không đếm xỉa gì đến các cuộc đàm phán, họ chưa bao giờ yêu cầu Mỹ thực hiện một cam kết nào đối với Việt Nam. Washingtonđánh giá sự ủng hộ thực tế của Trung Quốc với Hà Nội là không đáng kể do nguồn lực hạn chế, dođó, Mỹ không cần gây sức ép thêm với Trung Quốc nữa. Còn Moscow thì “đổ lỗi hoàn toàn cho BắcViệt” trong việc “không ủng hộ những đề nghị mới nhất” của Mỹ.

Trước chuyến đi Trung Quốc của Nixon, ông Lê Đức Thọ đề nghị gặp Kissinger vào ngày 15-3,Kissinger đề nghị gặp vào ngày 20-3-1971. Ngày 29-2-1971, khi Nixon đã rời Trung Quốc, ông VõVăn Sung, đại diện của Hà Nội tại Paris, mời tướng Walters đến để thông báo ông Lê Đức Thọ đồng ý gặp nhau vào ngày mà Kissinger đề nghị.

Thoạt đầu Kissinger ngạc nhiên vì sao Hà Nội lại muốn gặp vào thời điểm này, nhưng ngay sau đó, Kissinger nhận ra: “Hà Nội sẽ phát động cuộc tấn công mà họ đã chuẩn bị rất điên cuồng và sau đósẽ sử dụng cuộc gặp của tôi với Lê Đức Thọ để ngăn cản các cuộc đáp lại quân sự của chúng ta, họ nghĩ chúng ta sẽ e ngại tấn công trong khi đang diễn ra cuộc đàm phán”.

Ở Quảng Trị, theo tướng Lê Phi Long: Lực lượng của miền Bắc rất mạnh, không kể địa phương quân, chỉ tính riêng chủ lực có đến 5 vạn người, gồm 3 sư đoàn, nhiều trung đoàn độc lập và các đơnvị kỹ thuật. Sau 6 ngày đêm chiến đấu, ngày 4-4-1972, tuyến phòng thủ trên hướng chính của Quânđội Sài Gòn vị phá vỡ và bị buộc phải rút nhiều căn cứ và tháo chạy về co cụm ở Đông Hà, Ái Tử,La Vang, Quảng Trị… Nhưng đến chiều 8-4-1972 thì tình hình ngược lại, các mũi đột kích đều không phát triển được; các đơn vị đánh vào Đông Hà bị thiệt hại nặng. Trong khi Hà Nội vẫn không thống nhất được mục tiêu của Chiến dịch(638).

Theo tướng Lê Phi Long: “Vào lúc 5 giờ sáng ngày 24-4-72, pháo binh ta bắn gần 3 vạn quả đạn vào các cụm quân địch ở Đông Hà, Lai Phước, Ái Tử, La Vang. Lợi dụng lúc địch bị pháo ta chế áp, bộ binh và xe tăng, đặc công nhanh chóng chiếm các điểm cao phía tây, thọc sâu vào sân bay chiếm Đông Hà. Bị cánh vu hồi của quân ta phá cầu Lai Phước, địch hoảng loạn rút chạy, bỏ lại tất cả xecộ, vũ khí nặng và đến 18 giờ 28-4 ta làm chủ hoàn toàn khu Đông Hà, Lai Phước. Trong khi đó, ta và địch quần nhau từng tấc đất ở cụm Ái Tử và cầu Quảng Trị”.

Ngày 4-4-1972, Nixon ra lệnh “không kích chiến thuật” ra đến Vinh bằng cách bổ sung 20 máy bay B 52, bốn phi đội máy bay ném bom F-4, thêm tám tàu khu trục được gởi đến Đông Nam Á. Trước đó một ngày, Kissinger gặp Dobrynin ở Phòng Bản đồ của Nhà Trắng, trách Liên Xô đã đồng loã với cuộc tấn công của Hà Nội, và doạ: “Nếu cuộc tấn công tiếp tục, Mỹ có thể phải có biện pháp cho Moscow thấy những lựa chọn khó khăn trước cuộc họp thượng đỉnh”. Ngày 4-4, người phát ngôn báo chí của Bộ ngoại giao Mỹ nói khi họp báo: “Cuộc xâm lược miền Nam của Bắc Việt Nam đã được thực hiện bằng vũ khí của Liên Xô”. Cùng lúc, Kissinger cử Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc để gửi một thông điệp bằng lời cho Trung Quốc:“Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm”. Trước đó, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trong vòng 3 dặm, tức là trong phạm vi bao gồm lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam. Một cuộc họp kíngiữa Lê Đức Thọ và Kissinger đã được đôi bên thoả thuận vào ngày 2-5-1972. Tình hình chiến trường đã giúp Lê Đức Thọ đến Paris với một tư thế hoàn toàn khác với những lần trước đó(639).

Sáng 1-5-1972, Quân giải phóng chiếm cầu Quảng Trị và sân bay. Ngày 2-5-1972, Quảng Trị rơi vào tay miền Bắc. Một tuần trước đó, Quân Giải phóng đã triển khai một cuộc tấn công lớn đe doạ thủ phủ Kontum và Pleiku; tiêu diệt khoảng một nửa Sư đoàn 22 của Sài Gòn. An Lộc, một thị xã cách Sài Gòn hơn 100 km cũng gần như thất thủ. Gần sát cuộc gặp, Sư đoàn 3 của Việt Nam Cộng hoà bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở Quảng Trị, chính quyền Sài Gòn ước tính có khoảng 20.000 người miền Nam cả quân lẫn dân bị chết. Nhiều đơn vị Việt Nam Cộng hoà bỏ chạy tán loạn.

Kissinger mô tả rằng cuộc họp kín ngày 2 tháng 5 diễn ra rất thô bạo. Nhưng ông Thọ khi ấy khôngbiết Nixon đã dặn Kissinger rằng, cho dù kết quả đàm phán thế nào, ông vẫn ra lệnh cho ba máy bay B52 công kích Hà Nội và Hải Phòng vào những ngày cuối tuần, từ 5 đến 7-5-1972. Nixon nhấn mạnh với Kissinger ông chấp nhận huỷ bỏ cuộc gặp thượng đỉnh ở Moscow trừ khi tình hình được cải thiện. Tại một trang trại ở Texas, Nixon cảnh báo: “Hà Nội đang chấp nhận nguy hiểm rất lớn nếu tiếp tục tấn công miền Nam”.

Nixon đã nhận kết quả cuộc gặp ngày 2-5-1972 một cách lặng lẽ và cam chịu. Ông tỏ ra kiên quyết với lệnh ném bom B52 hơn. Kissinger cho rằng trong ngày 2-5-1972, Lê Đức Thọ chỉ “giả vờ thương thuyết” vì “tin chắc rằng họ đang tới rất gần chiến thắng”. Theo Kissinger, “thái độ làm cao của Lê Đức Thọ” đã khiến cho Nixon trở nên “rất hùng hổ”. Thứ Sáu, ngày 5-5-1972, B52 bắt đầu trút bom xuống Hải Phòng và Hà Nội, đồng thời mìn ngư lôi được thả bao vây các cửa biển miền Bắc.

Sau khi nhận được thư của Brezenhev trấn an thái độ bi quan của Mỹ về cuộc họp ngày 2-5 với Lê Đức Thọ là không hợp lý, Washington trở nên quyết tâm hơn khi nhận thấy thư của Brezhnev “không đưa ra lời đe doạ cụ thể nào”. Trong khoảng từ 25-4 đến 5-5-1972, Nixon đã đưa ra lệnh ném bom xuống đê sông Hồng, tăng cường ném bom các trung tâm thành phố và dự định sử dụng cả “vũ khí hạt nhân”. Theo Kissinger: “Tôi kịch liệt phản đối các kế hoạch này, và Nixon thì đã không kiên quyết”.

Washington cũng đồng thời nhận được “tín hiệu” từ Trung Quốc qua bài Xã luận đăng trên Nhân dân nhật báo số ra ngày 11-5-1972. Đằng sau những ngôn từ to tát như: “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam”; “Vô cùng phẫn nộ và mạnh mẽ lên án” đế quốc Mỹ, Washington nhận ra thông điệp củaTrung Quốc khi thấy “bài xã luận” xác định Bắc Kinh chỉ làm “hậu phương” của Việt Nam. Bêncạnh bài xã luận “lên án Mỹ” đó, Nhân dân nhật báo đã cho đăng nguyên văn diễn văn của Nixon công bố một ngày trước đó giải thích vì sao mà ông ta đã phải ném bom miền Bắc.

Ở Quảng Trị, lúc bấy giờ, theo tướng Lê Phi Long, sau 2 đợt chiến đấu liên tục, sức khỏe của bộ đội miền Bắc đã giảm sút, quân số bị hao hụt, các đơn vị binh chủng thì thiếu khí tài, sức kéo, đạn dược.Nhưng không hiểu vì sao Lãnh đạo Bộ và Tư lệnh chiến trường lại chủ trương mở tiếp đợt tấn công thứ ba nhằm giải phóng Thừa Thiên – Huế.

Ngày 4-5-1972, ba ngày sau khi chiếm được Quảng Trị, Bộ có điện số 32 chỉ thị tiếp cho Bộ Tư lệnh chiến dịch: “Kịp thời nắm lấy thời cơ phát triển tiến công với một tinh thần khẩn trương triệt để, liên tục, kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực với nổi dậy của quần chúng và phong trào cách mạng Huế,tiêu diệt đại Bộ phận lực lượng quân sự Mỹ; giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên, bao gồm cả thành phố Huế và căn cứ Phú Bài, sau đó phát triển về Đà Nẵng”. Đây là một chỉ đạo mà theo tướngLê Phi Long: “Chủ quan nặng!”

Sau chỉ thị đó, dưới sự chủ trì của tướng Giáp, các cuộc họp nối tiếp cuộc họp để hoàn chỉnh kế hoạch. Cơ quan Tác chiến làm việc tới 20 giờ/ngày. Vất vả nhất là khoảng từ 6 giờ tối đến 12 giờđêm vì, theo tướng Lê Phi Long, lúc này chiến trường mới điện báo cáo tình hình lên Bộ Tổng Thammưu. Quảng Trị bắt đầu trở thành cối xay thịt khi Quân đội Sài Gòn, dưới sự phối hợp của khôngquân và pháo hạm Mỹ bắt đầu phản công, gây thiệt hại nặng nề cho quân miền Bắc(640).

Một tuần sau, huyện Hải Lăng và một phần huyện Triệu Phong bị chiếm lại, quân đội Sài Gòn áp sát thị xã. Lực lượng miền Nam khi ấy gồm 3 sư đoàn được yểm trợ bằng hoả lực mạnh của không quân và pháo hạm Mỹ. Lực lượng miền Bắc, tuy có 5 sư đoàn nhưng đã mất sức chiến đấu, quân số của mỗi đại đội chỉ còn từ 20 đến 30 người mà phần lớn là cán bộ. Gạo, đạn tiếp tế kiểu ăn đong. Theo“Chủ nhiệm Hướng” Lê Phi Long: “Ngày 30-6, mười ngày sau khi mở đợt 3 tấn công không thành công, tướng Văn Tiến Dũng trở ra Hà Nội vì lý do sức khỏe”. Ngày 20-7 tướng Trần Quý Hai được cử vào thay tướng Lê Trọng Tấn; tướng Song Hào thay tướng Lê Quang Đạo. Các vị tướng này sức khỏe đều giảm sút và mệt mỏi.

Tình hình phát triển ngày càng xấu hơn, thế nhưng Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn chủ trương tiếp tục phản công và tiến công. Trong khi, theo tướng Lê Phi Long, không đánh được một trận tiêu diệt nào dù là phân đội nhỏ. Thời tiết thì hơn nửa tháng liền, không mấy ngày được nắng ráo, nhiều trận mưa kéo dài, hầm hào lúc nào cũng ngập nước, trong khi B52, pháo mặt đất, pháo hạm liên tục dội bom.Bộ đội phải chiến đấu liên tục không có thời gian làm công sự. Thương vong ngày càng tăng.

Trong thời điểm nóng bỏng ấy, Văn Tiến Dũng đang đi an dưỡng ở Tam Đảo, Lê Trọng Tấn vừa ởchiến trường ra đang trong thời kì dưỡng bệnh, tướng Giáp phải trực tiếp điều hành mọi công việc của Bộ Tổng tham mưu. Ông đọc cho tướng Lê Phi Long viết bức điện gửi thẳng xuống đơn vị cho Nguyễn Hữu An, Sư trưởng Sư đoàn 308 và Hoàng Đan, Sư trưởng Sư đoàn 304. Bức điện viết:“An, Đan/Báo cáo ngay tình hình, chờ/V”. Bức điện cho thấy Tổng Tư lệnh rất sốt ruột.

Ngay ngày hôm sau, Nguyễn Hữu An gửi cho vị tướng mà ông tin cậy một bức điện dài 4 trang, nóirõ: “Tôi thấy không nên tiến công, và nên chuyển vào phòng ngự. Ở đây công tác chỉ đạo chỉ huyvẫn ham tấn công và phản công, trong tình thế địch mạnh hơn ta, ăn hiếp ta, lực lượng ta đã suy giảm và đang rơi và bị động. Tôi nghĩ rằng sức ta yếu hơn địch, ta chuyển vào phòng ngự là cần thiết.Nhưng ở đây hễ nói đến phòng ngự cấp trên lại cho rằng đó là tư tưởng hèn nhát, thụ động. Đề nghị với Bộ quyết tâm dứt khoát chuyển sang phòng ngự. Tình hình này ta muốn tiêu diệt gọn một tiểu đội, một trung đội cũng khó”. Sư trưởng Hoàng Đan thì trả lời khéo léo hơn: “Theo kinh nghiệm củatôi thì một trung đoàn chủ lực của ta chỉ đánh được 2 trận tập trung là hết sức, nếu không được nghỉngơi củng cố thì không thể tiếp tục chiến đấu thắng lợi. Còn quân ta ở đây đã chiến đấu liên miên 2 đến 4 tháng rồi còn sức đâu mà đánh tiêu diệt”. Nhận được điện, tướng Giáp rất lo lắng. Nhưng, lúc ấy không những giữa chiến trường và Đại Bản doanh có ý kiến khác nhau mà trong nội bộ Đại Bản doanh ý kiến cũng khác nhau(641).

Tướng Giáp thận trọng lập một “Tổ nghiên cứu” do tướng Vương Thừa Vũ đích thân hướng dẫn.Trong cuộc họp kết luận, tướng Giáp sau khi giảng hoà mâu thuẫn giữa các sỹ quan tác chiến đã phải chỉ vào đống sách do ông tự tay mang đến: “Các nhà lý luận quân sự của chúng ta cũng đều nói có tiến công, có phòng ngự. Engels cũng đã nói điều đó. Thực tế chiến trường đòi hỏi chúng ta phải chuyển qua phòng ngự. Cục tác chiến hãy điện cho chiến trường tham khảo ý kiến của các đồng chít rong mặt trận xem sao”.

Cục Trưởng Tác chiến lúc ấy là tướng Vũ Lăng lệnh cho ông Long gửi một bức điện dài, theo tướng Lê Phi Long: “Sau khi phân tích lý luận và thực tế, Điện gợi ý mặt trận nên chuyển sang phòng ngự”.Bức điện ký tên Vũ Lăng phát đi 2 hôm thì Cục Tác chiến nhận được trả lời. Trong điện trả lời,tướng Trần Quý Hai dùng lời lẽ gay gắt phê phán Cục Tác chiến không giữ vững quyết tâm, không quán triệt tư tưởng làm chủ và tiến công… Rồi Bộ Tư lệnh Chiến dịch ra lệnh phản công mặc dầu đã trải qua 3 cuộc phản công không kết quả.

Trước tình hình đó, theo ông Phi Long, tướng Giáp phải họp Thường trực Quân uỷ Trung ương để thảo luận tiếp, và cuối cùng xác định dứt khoát phải chuyển sang phòng ngự. Cùng thời gian ấy, quân đội Sài Gòn tăng thêm lực lượng, hình thành thế bao vây, thường xuyên bắn phá dữ dội các trận địa pháo của miền Bắc, đặc biệt là chung quanh thành cổ Quảng Trị. Máy bay B52 rải thảm bờ bắc sông Bến Hải. Từ ngày 9 đến 16-9-1972, quân Giải phóng đồng loạt tiến công trại La Vang, Tích Tường,Như Lệ, Bích Khê, Nại Cựu và Thị xã. Nhiều trận phản kích đẫm máu của bộ đội sát chân thành cổ,giành giật nhau từng mô đất, bờ tường. Mỗi ngày, quân miền Bắc trung bình mất một đại đội. Đếnđêm 16-9, một bộ phận nhỏ còn lại buộc phải rút khỏi thành cổ, sau 81 ngày đêm khốc liệt.

Tướng Lê Phi Long kể: “Sáng 17-9, Cục Tác chiến mới nhận được điện báo ‘Thành Cổ mất tối hôm qua’. Trong khi đó thì trên phòng họp, Quân uỷ Trung ương vẫn đang bàn về ‘phối hợp đấu tranh quân sự chính trị và ngoại giao’ thông qua mặt trận Quảng Trị. Dự họp có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu và các vị trong thường trựcQuân uỷ. Lúc này Lê Đức Thọ đã có mặt ở Paris để hội đàm với Kissinger. Được tin dữ, anh Văn rời cuộc họp xuống chỗ Cục tác chiến đích thân nói điện thoại với mặt trận qua xe thông tin tiếp sức đậu trước sân Cục Tác chiến”.

Khác với thời làm Tư lệnh Chiến trường Điện Biên Phủ, “tướng quân tại ngoại”, có đầy đủ quyền bính để quyết định. Trong cuộc chiến giành thống nhất, không phải lúc nào tướng Giáp cũng có thể đưa ra những quyết định quân sự mà ông tin là đúng đắn. Những người chỉ huy chiến dịch Quảng Trị chịu rất nhiều áp lực từ các cuộc Hội đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ(642).

Theo tướng Lê Phi Long, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Quảng Trị: “Ông Lê Đức Thọ khônghiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ TổngTham mưu, vừa để nắm tình hình vừa tự ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc! Chúng tôi, cơ quan tham mưu, không đồng tình với cách làm này nhưng không biết than thở với ai, hình như anh Văn cũng cảm nhận được điều đó nên có lần đã nói với chúng tôi: Cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự,chính trị và ngoại giao, nhưng mỗi lĩnh vực có quy luật riêng của nó, ví như về quân sự thì trước hết phải bảo đảm chắc thắng, nếu không diệt được địch, không phát triển lực lượng thì không phối hợp quân sự với ngoại giao được”. Tướng Lê Hữu Đức thừa nhận: “Cố đánh Quảng Trị là do nhu cầu đàm phán”.

Thành cổ Quảng Trị thất thủ khi quân miền Bắc đã gần như hoàn toàn kiệt sức. Theo tướng Lê PhiLong: “Lực lượng chiếm giữ Thành Cổ khi đó nói là có mấy tiểu đoàn nhưng trên thực tế chỉ cònphiên hiệu, mỗi tiểu đoàn chỉ còn ba bốn chục người. Việc bổ sung quân số tiếp tế qua sông hết sứckhó khăn. Nhiều sinh viên đã phải rời giảng đường để nhập ngũ. Nhiều tân binh chưa gặp mặt người chỉ huy đã ngã xuống. Nhiều cán bộ chỉ huy ngày đêm vất vả, râu tóc mọc kín mặt mà không có thờigian cắt cạo. Trong hầm phẫu ở ngay dinh Tỉnh Trưởng cũ thường xuyên có trên dưới 200 thương binh, sặc mùi hôi thối. Các lực lượng trong Thành Cổ thì chiến đấu một cách tuyệt vọng, còn các đơn vị ở các hướng khác, tuy có cố gắng đánh vào cạnh sườn để hỗ trợ cho lực lượng ở trong Thành nhưng cũng không tạo được hiệu quả. Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng.Ta đã tung hết lực lượng, đã kiệt quệ. Có lúc tôi đã phải điều học viên trường Lục Quân về gần thủ đô lập một lữ đoàn để bảo vệ Trung ương, vì hết cả quân”.

Cơ hội hoà bình
Nhưng việc Sài Gòn lấy lại Quảng Trị lại giúp phá vỡ những bế tắc trong đàm phán. Dưới sự chủ toạc ủa Bộ trưởng Ngoai giao Nguyễn Duy Trinh, Hiệp định và một số Nghị định thư cần thiết đã được soạn. Ngày 26-9-1972, Trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao Lưu Văn Lợi đã mang các dự thảo tới Paris.

Ngày 4-10-1972, sau khi Bộ chính trị xem xét lại dự thảo Hiệp định, Hà Nội thông báo cho Lê ĐứcThọ và Xuân Thuỷ: “Ta cần tranh thu khả năng chấm dứt chiến tranh trước ngày bầu cử ở Mỹ, đánhbại âm mưu của Nixon kéo dài đàm phán để vượt tuyển cử, tiếp tục Việt Nam hoá chiến tranh,thương lượng trên thế mạnh… Yêu cầu lớn nhất của ta hiện nay là chấm dứt chiến tranh của Mỹ ởmiền Nam. Mỹ rút hết, chấm dứt sự dính líu quân sự của Mỹ ở miền Nam và chấm dứt cuộc chiến tranh không quân, hải quân, thả mìn chống miền Bắc… Chi ghi nguyên tắc về quyền tự quyết, tổng tuyển cử, giữ gìn hoà bình, hoà hợp dân tộc và ghi một câu ngắn ‘thành lập Chinh quyền hoà hợp dân tộc các cấp gồm ba thành phần với nhiệm vụ đôn đốc và giám sát các bên thi hành các Hiệp định ký kết”(643).

Ngày 8-10-1972 khi Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo các điều khoản hiệp định đề nghị ký kết, Kissinger viết: “Các đồng nghiệp và tôi đều hiểu ngay tầm quan trọng của những điều mình vừa nghe. Ngay lúc nghỉ giải lao, Winston Lord và tôi đã bắt tay và nói với nhau: ‘chúng ta đã thành công rồi’. Haig, người đã từng phục vụ tại Việt Nam, thốt lên đầy xúc động rằng chúng tôi đã bảo toàn được danh dự cho các chiến binh từng phục vụ, đã chịu đựng và hy sinh ở Việt Nam”(644).

Điều quan trọng nhất mà miền Bắc muốn – Mỹ rút quân mà Hà Nội không rút quân – thì ở trên bànđàm phán, Kissinger đã chấp nhận từ năm 1971. Trên thực tế, cho đến khi ký Hiệp định Paris, Nixonđã đơn phương rút quân: từ 545.000 quân năm 1968 xuống còn 27.000 quân năm 1972.

Cuộc đàm phán tưởng như đã tới hồi kết thúc, Kissinger dự kiến sẽ quay lại Paris vào ngày 17-10gặp Xuân Thuỷ, thống nhất nốt “hai tồn tại” về nhân viên dân sự bị giam giữ ở miền Nam và việc“thay thế thiết bị quân sự”, được ngầm hiểu như là một viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Ngày 18-10, từ Paris, Kissinger sẽ bay đến Sài Gòn, và tối ngày 22, sẽ đến Hà Nội. Hiệp định dự định công bố vàongày 24 và được ký ngày 31-10-1972.

Khi bước lên máy bay, Kissinger đã nhận được một bức thư tay của Nixon, dặn: “Thứ nhất, anh cứ làm cái gì cho là đúng mà không cần chú ý đến bầu cử; thứ hai, chúng ta không thể để tuột mất cơ hội kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Nixon cũng gửi một bức thư cho Brezhnev, nhưng theoKissinger, những yêu cầu của Nixon đều bị bỏ qua. Trong khi đó, tuy không trả lời gì, “viện trợ đạn dược của Bắc Kinh cho Hà Nội đã giảm tới mức ít ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến”.

Nhưng, kể từ ngày 14-10, khi Đại sứ Bunker chuyển bản tóm tắt Hiệp định cho Tổng thống NguyễnVăn Thiệu, đến ngày 18-10, khi Kissinger đến Sài Gòn, ông Thiệu không hề trả lời. Ngày 19-10, khiđến dinh Độc Lập, Kissinger đã phải đợi tới 15 phút, Hoàng Đức Nhã – trợ lý của Tổng thống – mớira đưa Đại sứ Bunker và Kissinger vào gặp ông Thiệu trao bức thư của Nixon. Ông Thiệu hẹn 2 giờ chiều hôm sau sẽ trả lời. Vào ngày 19-10, Kissinger nhận được phản hồi từ Lê Đức Thọ, theo ông:“Hà Nội đồng ý không chỉ với lập trường của chúng tôi mà còn cả với câu chữ do chúng tôi đề ra:Với việc ngừng bắn, tất cả tù nhân sẽ được trả tự do, trừ 10 nghìn cán bộ Việt Cộng trong nhà tù miền Nam Việt Nam”.

Trong khi đó, không có cuộc điện thoại nào từ văn phòng Tổng thống Thiệu gọi cho Đại sứ Bunker để xác nhận cuộc hẹn. Mãi tới 2 giờ 30 phút, Bunker mới nhận được điện thoại của ông Nhã báo là cuộc họp phải lùi tới 5 giờ. Năm giờ, đoàn xe hộ tống của Thiệu đi ngang qua sứ quán Mỹ hụ còi hết cỡ và bỏ mặc Bunker giận dữ, không một lời xin lỗi. Đêm hôm đó, Hoàng Đức Nhã mới báo vớiBunker, Tổng thống sẽ làm việc với họ vào 8 giờ sáng hôm sau. Cuộc gặp vào 9 giờ sáng 20-10, theo Kissinger, là chỉ để nghe “cơn thịnh nộ” của ông Thiệu. Trong khi Kissinger cảm thấy bế tắc với SàiGòn thì ông nhận được tin vào tối 21-10 từ Hà Nội, theo đó, các yêu cầu của Mỹ về các vấn đề liên quan đến Lào và Campuchia đều được chấp nhận.

Kissinger đang không biết sẽ ăn nói như thế nào với ông Lê Đức Thọ thì Hà Nội mời nhà báo nổi tiếng, Arnaud De Borchgrave, đến Việt Nam và được thu xếp để ông phỏng vấn Thủ tướng PhạmVăn Đồng(645). Kissinger cho rằng: “Hà Nội đã phạm phải sai lầm khi đưa ra cớ để (choWashington) trì hoãn”.

Một bức điện, nhân danh Tổng thống Nixon được gửi tới phái đoàn của Hà Nội ở Paris cho rằng,Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phá vỡ lòng tin và làm nảy sinh trách nhiệm đáng kể cho những mối quan hệ ở Sài Gòn khi cho Arnaud De Borchgrave vào phỏng vấn. Bức thư nhấn mạnh rằng phía Mỹkhông thể hành động một cách đơn phương; những khó khăn ở Sài Gòn cho thấy sự việc diễn biến phức tạp hơn dự đoán; trong hoàn cảnh đó, Tổng thống đã phải triệu tiến sỹ Kissinger về Washingtonđể cố vấn những bước đi tiếp theo.

Kissinger “doạ” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nếu chiến sự còn tiếp diễn kiểu này trong 6 thángnữa Thượng viện sẽ quyết định cắt viện trợ. Nhưng ông Thiệu với sự cố vấn của Hoàng Đức Nhã vẫn không lay chuyển. Trong khi đó, Hà Nội cáo buộc Washington “không thực sự nghiêm chỉnh” và cảnh cáo rằng “cuộc chiến ở Việt Nam sẽ tiếp diễn và phía Hoa Kỳ phải chịu tất cả trách nhiệm”.Mặc dù trong bức điện gửi tới Paris vài ngày trước, Nixon đã đề nghị hai bên chưa công bố những điều trong dự thảo Hiệp định, nhưng ngày 26-10-1972, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cho công bố bản dự thảo này.

Ngày 27-10, người phát ngôn của miền Bắc tại Paris, ông Nguyễn Thành Lê, nói với báo giới: “Nếu như ngày ký là ngày 31, và vào ngày 30 nếu Kissinger muốn gặp Lê Đức Thọ hoặc Xuân Thuỷ để uống sâm banh trong khi chờ đợi việc ký kết, tôi nghĩ rằng sự hưởng ứng sẽ rất tích cực”. Nhưng phía Mỹ lại đề nghị có một cuộc đàm phán cuối cùng và hứa ngừng ném bom hoàn toàn trong vòng 48 giờ sau khi có một giải pháp. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phản đối “bằng giọng văn bực tức của Nhã”.

Nixon viết thư cho Thiệu: “Nếu như tình trạng bất đồng giữa hai chúng ta tiếp tục tiếp diễn theo một chiều hướng khác, thì những ủng hộ cần thiết của phía Mỹ đối với ngài và với chính phủ của ngài sẽ không còn nữa. Ngài không nên nuôi ảo tưởng rằng chính sách của tôi liên quan đến ước muốn đạt được hiệp định hoà bình một cách sớm sủa sẽ thay đổi sau khi cuộc bầu cử diễn ra”. Như Nixon dự đoán, cho dù Hiệp định Paris chưa ký, ông vẫn tái đắc cử Tổng thống với số phiếu hơn 60% vàongày 7-11-1972.

Vài cuộc họp giữa Kissinger và Lê Đức Thọ đã được nối lại vào nửa cuối tháng 11-1972. Nếu như Chính phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam chỉ là cái bóng của miền Bắc, và bà Nguyễn Thị Bình chỉ tuyên bố theo chỉ thị của Hà Nội như bà thừa nhận, thì Việt Nam Cộng hoà là một thực thể chính trị mà người Mỹ không dễ khuất phục.

Do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối, Kissinger phải đưa ra 69 đề nghị mới của Việt NamCộng hoà. Trong đó có những đòi hỏi mà Hà Nội không thể nào chấp nhận: Đòi xoá bỏ tên Chínhphủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ghi trong Hiệp định; đòi rút tất cả lực lượng không phải Nam Việt Nam ra khỏi miền Nam. Chính Kissinger cũng thừa nhận đó là những đòi hỏi vô lý – để tăng thêm sức phản kich, Lê Đức Thọ đòi lập hội đồng ba thành phần 15 ngày sau ngừng bắn, đòi tổng tuyển cử ở miền Nam 6 thàng, đòi Thiệu phải từ chức hai tháng trước tuyển cử.

Cho dù xác nhận sự đồng ý của Sài Gòn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Hiệp định, Kissinger vẫn chấp nhận đưa ra khỏi Hiệp định điều kiện “rút quân đội không phải của Nam Việt Nam ra khỏi miền Nam”; cógiải pháp thoả đáng xác nhận vị trí của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam ViệtNam… nhưng Lê Đức Thọ thấy Mỹ vân đòi sửa đổi nhiều với ta, nên lại phê phán Mỹ lại có ý đồ chia cắt Việt Nam, kéo dài đàm phán”(646).

Theo Kissinger: “Tổng thống rất thất vọng về tinh thần cũng như thực chất của cuộc họp cuối cùngvới Lê Đức Thọ”. Nixon gửi điện cho Kissinger: “Nếu đối phương không thể hiện thiện chí phù hợp tương tự như chúng ta đang thể hiện, tôi chỉ thị cho anh phải ngừng đàm phán và rồi chúng ta sẽ nốilại các hoạt động quân sự cho đến khi đối phương sẵn sàng đàm phán. Phải làm cho họ tỉnh ngộ trước ý nghĩ cho rằng dường như chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc giải quyết theo hướng những điều khoản mà họ đưa ra”.

Ngày 23-11, sau cuộc đàm phán dài 6 tiếng đồng hồ, nhân dịp lễ tạ ơn, đoàn miền Bắc mời đoàn Mỹ dùng một bữa trưa thịnh soạn với thịt bò và thịt gà nướng. Ngay trong bữa ăn, Kissinger viết: “Tôiđưa ra hai lựa chọn cho Tổng thống: hoặc chấm dứt đàm phán và ném bom trở lại miền Bắc từ vỹ tuyến 20 trở lại (trên thực tế, trước đó 24 giờ tổng thống đã yêu cầu tôi đặt vấn đề đó cho ông LêĐức Thọ suy nghĩ); hoặc có giải pháp cho những vấn đề nêu trong bản dự thảo cụ thể là các điều khoản về khu phi quân sự và vũ khí kèm theo một số thay đổi trong phần về chính trị như là việc giữ thể diện cho chính quyền Sài Gòn”(647).

Giáng Sinh B52
Các cuộc đàm phán được đôi bên thoả thuận là sẽ nối lại. Trong bức điện gửi tới Hà Nội vào ngày 27-11, Washington cho biết là Tổng thống ra lệnh giảm 25% các đợt ném bom. Theo Kissinger: “Đólà một sai lầm. Có vẻ như Bắc Việt Nam xem hành động đó như thể là chúng tôi buộc phải làm do yếu thế”.

Kissinger nói Nixon đã muốn ra lệnh tấn công bằng B-52 xuống Hà Nội-Hải Phòng ngay trước khicác cuộc đàm phán được bắt đầu lại vào ngày 6-12. Trong cuộc gặp vào ngày 7-12, theo Kissinger: “Chúng tôi bị dồn vào chân tường một cách tuyệt vọng. Điều mà Lê Đức Thọ muốn ở chúng tôi là tiến tới hiệp định, đủ gần để ngăn ngừa chúng tôi sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng cũng đủ xa để duy trì sức ép sao cho vào những phút cuối có thể hoàn thành những mục tiêu của Hà Nội trong việc làm tan vỡ cấu trúc chính trị của Sài Gòn”.

Trên thực tế, theo ông Lưu Văn Lợi, những tranh chấp còn lại là không quan trọng, phần lớn thuộcvề kỹ thuật hoặc về cách dùng từ khác nhau do dịch ra tiếng Anh, tiếng Việt. Theo người phiên dịchcủa ông Lê Đức Thọ, ông Nguyễn Đình Phương: “Đến ngày 13-12-1972, chỉ còn hai vấn đề tồn tại(khu phi quân sự và cách ký Hiệp định), hai bên quyết định về nước hỏi ý kiến chính phủ, trong khi các chuyên viên tiếp tục rà soát lại văn bản. Ngày 15-12-1972 anh Sáu rời Paris”(648).

Kissinger cho rằng: “Nếu hồi tháng mươi Hà Nội chịu đưa ra một hoặc hai đề nghị thoả hiệp về khuphi quân sự hay kỹ thuật viên quân sự thì Nixon có lẽ đã chấp nhận. ông không hào hứng với việcném bom trở lại. Ông đã trải qua nỗi kinh hoàng khi xuất hiện trên truyền hình để thông báo bắt đầumột nhiệm kỳ mới với việc một lần nữa mở rộng chiến tranh… Nhưng Hà Nội đã trở nên quá tự tin.Được khuyến khích bởi sự bất đồng công khai giữa Washington và Sài Gòn, thêm vào đó, Quốc hội mới sẽ cắt ngân sách vào tháng Giêng tới, Bắc Việt Nam nghĩ rằng họ có thể buộc chúng ta nhượng bộ và làm Sài Gòn mất tinh thần. Bắc Việt Nam đã phạm một lỗi căn bản khi thương lượng với Nixon, họ đã dồn ông vào chân tường. Nixon nguy hiểm hơn bao giờ hết khi ông dường như không còn lựa chọn”.

Ngày 14-12-1972, từ Paris, Kissinger trở lại phòng Oval, nơi các cộng sự và ông trở nên “diều hâu”hơn. Trong cuộc họp đó Nixon quyết định “ném bom dày đặc và lần đầu tiên sử dụng liên tục B-52trên miền Bắc”. Ngày 16-12, Đại sứ W. Porter, Trưởng đoàn Đàm phán của Mỹ tại Paris, đã gặp ôngXuân Thuỷ. Theo Kissinger, ông Xuân Thuỷ “đã đẩy sự kiêu căng của Lê Đức Thọ lên một mức nữa.Thay vì dừng lại ở những vấn đề cụ thể, ông đã lịch sự từ chối thảo luận về bất cứ vấn đề gì”. Cùng ngày, tại phòng Báo chí của Nhà Trắng, Kissinger giải thích về các cuộc đàm phán đang bế tắc.

Sáng 18-12, Kissinger gửi thông điệp cho Hà Nội, một mặt, buộc tội miền Bắc đã cố ý trì hoãn đàm phán, mặt khác đề xuất nối lại đàm phán bằng cách quay lại các thoả thuận đã đạt được vào cuối vòng đàm phán đầu tiên được nối lại ngày 23 tháng 11, bao gồm cả những thay đổi mà Lê Đức Thọ đã đồng ý. Kissinger ngỏ ý sẽ gặp Lê Đức Thọ bất kỳ lúc nào sau ngày 26-12. Tướng Giáp gọi đây là một “tối hậu thư”.

Cũng trong chiều 18-12-1972, vào lúc 4 giờ 45 phút giờ Hà Nội, chiếc chuyên cơ vốn sử dụng để chở Hồ Chí Minh mang ký hiệu BH195 đưa Lê Đức Thọ từ Hội nghị Paris về tới sân bay Gia Lâm.Hơn hai giờ đồng hồ sau, khi Lê Đức Thọ đang ở trong nhà tắm, tướng Giáp nhận được điện thoại Trực ban báo tin có nhiều tốp B52 bắt đầu rời Guam và Utapao. Liền đó là những hồi còi báo động phá vỡ sự tĩnh lặng đợi chờ của Hà Nội. Ngay trong đêm hôm đó, tất cả các sân bay quân sự xung quanh Hà Nội như Kép, Phúc Yên, Hoà Lạc… đều bị phá huỷ. Chiếc chuyên cơ BH 195 đậu ở GiaLâm cũng bị bom B52 phá hỏng hoàn toàn. Đài tiếng nói Việt Nam bị ném bom.

Theo tướng Giáp, vào lúc 20 giờ 20 phút ngày 18-12-1972, ông nhận được tin 4 phút trước đó, Tiểuđoàn tên lửa 59 đã bắn cháy chiếc B52 đầu tiên, xác chiếc B52G này rơi xuống xã Phù Lỗ, ĐôngAnh, ngoại thành Hà Nội. Tướng Giáp mô tả: “Tin thắng trận xé toang bầu không khí căng thẳng.Tổng Hành dinh náo nức được thấy con ngoáo ộp B52 không còn ‘bất khả xâm phạm nữa’ trước những con ‘rồng lửa Thăng Long”(649). Lúc 4 giờ 39 phút sáng hôm sau, 19-12-1973, Tiểu đoàn tênlửa 77 bắn rơi chiếc máy bay thứ hai. Mỹ bắt đầu sử dụng B52 trong chiến tranh Việt Nam từ giữa năm 1965. Phi vụ B52 đầu tiên ném bom miền Bắc diễn ra ngày 12-4-1966 ở đèo Mụ Giạ, QuảngBình. Tháng 5-1966, Trung đoàn tên lửa 238 được điều vào Vĩnh Linh để nghiên cứu đánh B52 và theo tướng Giáp, 238 đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên vào ngày 17-9-1967.

Chiếc B52 thứ hai, theo công bố của Bộ Quốc phòng Việt Nam, bị dính tên lửa của Trung đoàn 263 ở Nghệ An, và sau đó rơi xuống đất Nakhomphanom ngày 22-11-1972, cách Utapao 64 km. Đây cũng là chiếc B52 đầu tiên mà người Mỹ công nhận có tổn thất. Theo tướng Giáp: Từ năm 1969, Liên Xô không viện trợ thêm một quả tên lửa nào(650); khí tài cũng xuống cấp, buộc bộ đội phòng không phải cải tiến rất nhiều mới đánh được. Đêm 20-12-1972, bộ đội tên lửa hạ thêm “7 máy bay B52, 7máy bay chiến thuật và một máy bay không người lái”. Hà Nội càng tự tin.

Nhưng tướng Giáp không chỉ nhận được “tin chiến thắng”. Vào thời điểm ấy, ở khu vực Đông NamÁ, người Mỹ có tới 207 chiếc B-52 đang ở tư thế sẵn sàng ném bom: 54 B-52D đậu ở U-Tapao RTAFB, Thailand; trong khi 153 chiếc khác gồm 55 B-52D và 98 B-52G đang ở căn cứ không quân Andersen ở Guam.

Đêm 18-12-1972, Mỹ sử dụng tới 129 máy bay ném bom, được hộ tống bởi các máy bay chiến đấuF-4, F-105, máy bay đánh chặn tên lửa SAM, máy bay làm nhiễu sóng rada… Người Mỹ quả đã chịu tổn thất nặng nề khi ngay trong phi vụ đầu tiên, ba máy bay bị bắn rơi ngay bởi 68 quả tên lửa SAM:hai B-52G và một B-52D. Hai B-52D khác bị trúng đạn hư hỏng nặng phải đưa về sửa tại U-Tapao. Cũng trong đêm đó, một chiếc F-111 bị bắn hạ.

Trong đêm thứ hai, 93 chiếc B-52 khác lại được đưa tới vùng trời miền Bắc, các cơ sở công nghiệp ở Thái Nguyên, Yên Viên và ga Kim Nỗ (Đông Anh) trở thành mục tiêu và nhanh chóng bị phá huỷ.Hàng chục tên lửa SAM được bắn lên nhưng chỉ làm hư hỏng một số máy bay. Các mục tiêu khác ở Yên Viên, Ái Mỗ, Thái Nguyên, Bắc Giang và Hà Nội, tiếp tục bị B-52 cày nát trong đêm thứ ba,ngày 20-12-1972, nhưng 4 B-52 đã bị bắn hạ với khoảng trên 30 quả tên lửa SAM trong đó có một chiếc đã rơi tại Lào trên đường bay về Thailand. Ngày 20-12, tại Paris, trong cuộc gặp đại diện Mỹ,Heyward Isham, ông Nguyễn Cơ Thạch đã mạnh mẽ phản đối hành động của Nixon.

Những tổn thất này đã khiến cho Ban tham mưu liên quân và Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹnao núng. Có những tiếng nói muốn dừng cuộc “tàn sát” lại. Nhưng Nixon ra lệnh cho Đô đốcMoorer tiếp tục cường độ oanh tạc và bắt vị tham mưu trưởng liên quân này phải đích thân chịu trách nhiệm về kết quả của chiến dịch oanh tạc.

Đêm thứ Tư, 21-12-1972, 30 B-52 từ U-Tapao vẫn được đưa vào vùng trời Hà Nội. Nhiều mục tiêu khác lại bị phá huỷ trong đó có kho Văn Điển và sân bay Quảng Tế. Nhưng, thêm hai B-52 bị bắn hạbởi SAM. Tên lửa SAM dường như chỉ có thể tập trung bảo vệ vùng trời Hà Nội. Những ngày sau đó, các cuộc oanh kích chuyển sang đánh phá Hải Phòng. Không có một chiếc máy bay nào bị bắn hạ thêm ở đây ngoại trừ một chiếc F-111 bị bắn rơi trên bầu trời Kim Nỗ.

Ngày 22-12, Mỹ đề xuất một cuộc gặp giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Kissinger vàongày 3-1-1973. Nếu Hà Nội đồng ý những điều khoản do phía Mỹ đưa ra, việc ném bom từ vĩ tuyến 20 sẽ chấm dứt vào nửa đêm ngày 31-12. Nhưng ngày 23-12, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lại đọc một bài phản đối khác.

Đêm 21 rạng 22-12-1975, một cuộc ném bom được nói là nhắm vào sân bay Bạch Mai và căn cứ Bộ chỉ huy của lực lượng không quân Bắc Việt Nam, nhưng toàn bộ lượng bom trên một chiếc B-52 đãrơi vào bệnh viện Bạch Mai và khu dân cách đó hơn một cây số. Ngày 23-12-1975 và các ngày sau đó, các oanh tạc cơ tiếp tục chiến thuật tránh Hà Nội để bảo toàn lực lượng. Cho đến đêm26-12-1972, 120 máy bay ném bom gần như đồng thời oanh tạc khu vực Thái Nguyên, Hà Nội và cả Hải Phòng: 78 B-52 bay từ căn cứ Andersen; 42 chiếc khác bay từ U-Tapao, theo sau chúng là 113 máy bay hộ tống các loại, cùng lúc tràn ngập vùng trời miền Bắc.

Khoảng 250 tên lửa SAM đã được bắn. Một B-52 bị bắn hạ gần Hà Nội, một chiếc khác bị bắn hỏngcố bay về U-Tapao nhưng đã bị rơi ngay gần đường băng. Tướng Giáp kể: “Có lúc căn hầm kiên cố của Tổng Hành dinh rung chuyển như động đất”. Đêm ấy, vào lúc 22 giờ 47 phút, B52 đã rải bom xuống Khâm Thiên và hơn 100 điểm dân cư ở Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác trên miền Bắc.

Trong ngày 26-12-1972, ngày mà lượng bom B52 được thả xuống miền Bắc ác liệt nhất, Kissinger nhận được “thông điệp” từ Lê Đức Thọ. Tuy bác bỏ “ngôn ngữ tối hậu thư” của Washington nhưng Hà Nội đã đồng ý với các điều khoản đưa ra từ phía Mỹ: nếu Mỹ ngừng ném bom, các cuộc họp cấp chuyên gia có thể nối lại trong khoảng thời gian sớm nhất; vì lý do sức khỏe Lê Đức Thọ không thể tham dự cuộc họp nào trước ngày 8 tháng Giêng.

Ngày 27-12, Mỹ đồng ý nối lại các cuộc gặp cấp chuyên gia vào ngày 2-1-1973; Lê Đức Thọ và Kissinger sẽ gặp nhau ngày 8-1; Mỹ sẽ ngừng ném bom trong vòng 36 giờ khi nhận được lời khẳng định cuối cùng về các bước thủ tục này. Theo Kissinger: “Hà Nội trả lời ngay trong vòng 24 tiếng -một kỳ tích về thời gian cần thiết để chuyển tin từ Paris; chuyển đến Paris và sự khác nhau về múi giờ”. Kissinger nói: “Chúng tôi đã thắng cược”(651).

B-52 tiếp tục oanh tạc cho tới đêm 29-12-1972. Trong suốt “12 ngày đêm” ấy, người Mỹ đã huy động 741 lượt B-52 ném bom miền Bắc Việt Nam, 729 phi vụ được coi là thành công, 15.237 tấnbom đã được dội xuống 18 mục tiêu kinh tế và 14 mục tiêu quân sự; các loại phi cơ khác cũng đã dội xuống đầu người dân Việt Nam thêm 5.000 bom. Cũng trong thời gian đó, 212 phi vụ B-52 đánh phá các căn cứ Quân Giải phóng miền Nam. Mười máy bay B-52 bị bắn hạ trên vùng trời Việt Nam, 5 chiếc khác bị bắn hỏng sau đó bị rơi ở Lào và Thái Lan.

Những hình ảnh tang thương, đặc biệt là cảnh huỷ diệt khu dân cư Khâm Thiên và bệnh viện BạchMai, Hà Nội đã làm cho thế giới giận dữ. Nixon bị nguyền rủa từ trong nước cho tới khắp nơi trên thế giới. Chính phủ Thuỵ Điển so sánh chính quyền Nixon với bọn phát xít. Chính phủ Đan Mạch,Phần Lan, Hà Lan và Bỉ cũng lên án các vụ ném bom. B52 đã giết chết hơn 1.600 thường dân ViệtNam trong khi cả hai phía đều tuyên bố là chiến thắng.

Đêm 28-12-1972, tướng Giáp duyệt bản Thông cáo Chiến thắng do Cục Tuyên huấn dự thảo, theođó: “Chỉ trong 12 ngày đêm, quân và dân ta đã bắn rơi 77 máy bay hiện đại, trong đó có 33 máy bayB52; 5 F111; 24 phản lực; 3 máy bay trinh sát; 1 máy bay lên thẳng; tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ”(652). Sáng 29-12-1972, các đài báo cho phát bản Thông cáo nói trên và Báo Quân ĐộiNhân Dân đăng xã luận gọi “chiến công vĩ đại” này là “trận Điện Biên Phủ trên không”.

Tướng Giáp cho rằng chiến thắng B52 đã làm cho “hy vọng thương lượng trên thế mạnh của Mỹ sụpđổ theo”(653). Ông dẫn chứng bằng bức thư Nixon gửi cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thúc ép phải ký Hiệp định Paris. Tuy nhiên, bức thư mà tướng Giáp trích dẫn trong cuốn sách của ông đã được Nixon viết một ngày trước khi cuộc ném bom Hà Nội diễn ra.

Hiệp định Paris 1973
Việc Nixon thúc ép Sài Gòn chấp nhận bản Hiệp định của Kissinger diễn ra từ nửa cuối tháng10-1972. Trong bức thư do tướng Haig mang tới Sài Gòn vào ngày 19-12-1972 này, theo Kissinger,đích thân Nixon viết thêm vào cuối thư: “Cho phép tôi nhấn mạnh lần cuối rằng tướng Haig không đến Sài Gòn để thương lượng với Ngài. Đã đến lúc chúng ta cần thể hiện sự đoàn kết trong đàm phánvới kẻ thù của chúng ta, và bây giờ Ngài cần phải quyết định xem Ngài muốn tiếp tục giữ mối quanhệ đồng minh của chúng ta hay Ngài muốn tôi tìm kiếm một giải pháp với kẻ thù chỉ để phục vụ lợiích của Mỹ mà thôi”(654).

Thái độ can đảm của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm cho những sứ giả của Nixon khâm phục.Ngày 20-12-1972, ông Thiệu mới trao cho Haig bức thư mà Kissinger coi như “một lời từ chối đền ghị của Nixon”. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rút lại sự phản đối đối với các điều khoản chính trị,nhưng không chấp nhận các lực lượng Bắc Việt Nam tiếp tục có mặt ở miền Nam. Sự “can đảm” đã khiến ông phải trả giá. Ngày 2-1-1973, trong một cuộc họp kín, với tỷ lệ 154/75, khối nghị sĩ Dân Chủ tại Hạ viện đã thông qua việc cắt toàn bộ quỹ dành cho hoạt động quân sự ở Đông Dương; tỷ lệ này trong nhóm nghị sĩ Dân chủ tại Thượng viện là 36/12.

Ngày 8-1-1973, khi Kissinger gặp Lê Đức Thọ ở Gif-sur-yvette, các nhà báo có mặt khắp nơi, theo mô tả của Kissinger: “Lê Đức Thọ luôn từ chối bắt tay tôi trước mặt công chúng. Bề ngoài, có vẻ không có người Việt Nam nào mở cửa chào đón tôi. Cánh cửa đàm phán chỉ đơn giản được mở bởimột người nào đó bên trong. Điều đó đã tạo ra nhiều câu chuyện trên các phương tiện truyền thông về một không khí lạnh nhạt sau các cuộc ném bom của chúng ta. Trên thực tế, mối quan hệ bêntrong, ngoài con mắt theo dõi của báo giới, lại khá tốt đẹp. Tất cả người Bắc Việt đều xếp hàng chào đón chúng tôi. Lê Đức Thọ rất nhanh nhẹn, hệt như phong cách một doanh nhân trong ngày đầu tiên,đẩy mạnh sự thân mật đó khi chúng tôi bắt đầu đạt tới thoả hiệp”.

Ngày 9-1-1973, Lê Đức Thọ chấp nhận đề xuất ngày 18-12-1973 của phía Mỹ. Kissinger viết: “Ông ta đồng ý với bản thảo khi nó giữ đúng với lập trường ngày 23-11-1973 tại cuối phiên họp đầu tiênsau bầu cử, trong đó có cả 12 điểm thay đổi ông ta đã thừa nhận. ông ta đồng ý việc chúng tôi thành lập khu vực phi quân sự, điều mà vào tháng 12-1972, ông ta đã cứng rắn bác bỏ”. Ngày 13-1-1973,các nhà đàm phán Mỹ và Việt Nam ngồi xen kẽ với nhau, ăn cơm; Lê Đức Thọ và Kissinger nâng cốc.

Tướng Haig được phái đi Sài Gòn vào tối hôm sau, 14-1 với tối hậu thư nhấn mạnh Mỹ sẽ ký Hiệp định mà không có Thiệu nếu cần thiết. Nhưng Kissinger viết: “Chúng tôi vẫn không nhận được sự đồng ý của con người nhỏ bé nhưng gan góc ở Sài Gòn – Tổng thống Thiệu. Nixon quyết định thuyết phục”. Mãi cho đến ngày 20-1-1973, sau khi có thêm áp lực của hai thượng nghị sỹ từng ủng hộ SàiGòn, ông Thiệu mới đồng ý ký vào Hiệp định.

Ngày 15-1-1973, Nhà Trắng tuyên bố ngừng ném bom. Ngày 23-1, Kissinger và Lê Đức Thọ gặp lại ở Paris để “hoàn tất Hiệp định”. Cuộc họp bắt đầu lúc 9 giờ 35 phút, ông Lê Đức Thọ đưa ra “điều khoản cuối cùng”, yêu cầu phía Mỹ đảm bảo một cách chắc chắn về việc sẽ viện trợ kinh tế cho miền Bắc. Kissinger cho rằng điều đó chỉ được thảo luận thêm khi Hiệp định đã được ký kết. Lúc 12 giờ45 phút ngày 23-1-1973, cả hai ký tắt vào các văn bản rồi rời phòng họp, ra ngoài bắt tay nhau trước ống kính phóng viên.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam chính thức được 4 bên ký kết ở Paris.Nhưng hoà bình đã không thực sự diễn ra sau đó.


HẾT



Chú thích

(630) Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003, trang 55.

(631) Henry Kissingger, sách dã dẫn, trang 64.

(632) Henry Kissingger, sách dã dẫn, trang 91.

(633) Theo Kissinger: “Washington trông chẳng khắc gì một thành phố bị bao vây. Các cuộc phảnđối ồ ạt của công chúng lên đến đỉnh điểm vào ngày 9-5, khi một đám đông ước tính khoảng 75.000đến 100.000 người đã tập trung lại để phản đối trước vườn hoa Ellipse, ở phía Nam Nhà Trắng. Cảnhsát phải đứng làm hàng rào; một dãy 60 xe buýt được huy động để bảo vệ nơi ở của Tổng thống. Cókhoảng 250 nhân viên Bộ ngoại giao, trong đó có 50 sỹ quan quân đội từng phục vụ ở nước ngoài, đãký vào một tuyên bố phản đối chính sách của chính phủ. Một nhóm nhân viên đã chiếm toà nhà củaPeace Corps và treo cờ của Việt Cộng lên. Bên ngoài Tổng thống tỏ vẽ bàng quan, nhưng thực ra ôngbị tổn thương sâu sắc bởi sự thù ghét của những người phản đối chiến tranh. Tất cả chúng tôi đều bịkiệt sức. Tôi đã phải rời căn hộ của mình, nơi suốt ngày bị những người phản đối réo chuông, sangtầng hầm của Nhà Trắng để ngủ” (Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003,trang 169)

(634) Cuộc chiến sẽ được báo chí miền Bắc nói tới với tên gọi: “Chiến thắng Đường 9 Nam Lào”.

(635) Nói chuyện với các tướng lĩnh làm Tổng kết Chiến tranh ngày 9-2-1999.

(636) Theo tướng Lê Phi Long: “Có 2 phòng làm việc tại cửa hầm bê tông của sở chỉ huy, một chochúng tôi và một dành cho Đại tướng Tổng tư lệnh. Đại tướng thường làm việc tại đây để sát vớichúng tôi hơn. Phòng làm việc của ông cũng rất đơn giản, chỉ có một chiếc bàn làm việc lớn, có trảisẵn bản đồ, mấy chiếc ghế mây, vài cái điện thoại và một chiếc máy ghi âm do Hungary sản xuấtcùng một chiếc điện thoại mật do cục cơ yếu cải tiến mà chúng tôi gọi đùa là ‘thử kêu đốt tịt’. Thậmchí cái quạt cũng chẳng có. Mùa viêm nhiệt tới, ban đêm muỗi vo ve suốt, có khi Tổng Tư lệnh phảixếp bằng, ngồi lên mặt bàn mới làm việc được. Sau này tướng Trần Sâm, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu,không biết kiếm ở đâu được một chiếc quạt cũ nhãn hiệu Marelli của Pháp. Từ đó, Đại tướng ít bị muỗi cắn hơn”.

(637) Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003, trang 230

(638) Theo tướng Lê Phi Long: Bộ Tổng Tham mưu chủ trương vây chặt Đông Hà, tập trung lựclượng đánh vu hồi xuống chiếm La Vang, Ái Tử, cầu Quảng Trị. Còn ở tiền tuyến, Bộ Tư lệnh Chiếndịch lại muốn tiếp tục tập trung lực lượng đột phá cụm Đông Hà. Điện trao đi đổi lại nhiều lần vẫnchưa nhất trí với nhau. Ngày 12-4 tướng Giáp triệu tập Bùi Công Ái, phái viên Cục tác chiến về bộbáo cáo tình hình; ngày 18-4 Bộ Tư lệnh Chiến dịch cử hai sỹ quan khác ra cấp tốc báo cáo. Sáng19-4, Thường trực Quân uỷ họp, có thêm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn. Kế hoạch của BộTổng Tham mưu do tướng Văn Tiến Dũng đệ trình đã được lựa chọn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kýĐiện gửi Tư lệnh Chiến dịch: “Tập trung lực lượng diệt Đông Hà, Ái Tử rồi phát triển nhanh. Tăng thêm lực lượng cho cánh vu hồi từ phía Tây”.

(639) Theo Lưu Văn Lợi, người phiên dịch cho Lê Đức Thọ: “Hôm đo người ta không thấy ởKissinger – một giao sư Đại học sôi nôi nói dai dong hay bông đua, ma là một người ít nói có vengương nghiu, suy nghĩ. Con Lê Đưc Thọ đa được nhưng tin đầu tiên thăng lợi ở Quang Tri, đia đâucủa miền Nam đang nong long chơ kết qua cụ thể ở vung đất miền Trung cung như ở nhiều nơikhác”(Những cuộc tiếp xúc bí mật Kissinger – Lê Đức Thọ, trang 431).

(640) tướng Lê Phi Long kể: “Ở ngầm Phương Thuý, Công binh Bộ chở vào 34 khoang thuyền đểbắc cầu quân sự thì bị bắn, phá huỷ hoàn toàn. Mấy đại đội cao xạ bảo vệ ngầm cũng thương vonggần hết. Có 01 lữ đoàn pháo binh cơ động ra phía trước bị máy bay phát hiện và oanh tạc, hầu như bịphá huỷ hoàn toàn. Mặc dầu vậy, ngày 2-6, Bộ Tư lệnh đã quyết định nổ súng vào ngày 20-6.Nhưng, chỉ sau 6 ngày tấn công đợt 3, các hướng của ta đều bị chặn lại. Sức chiến đấu của bộ độigiảm sút rõ rệt. Trong khi đó, địch tăng thêm lực lượng tổng dự bị chuẩn bị cho một cuộc hành quânquy mô lớn nhằm chiếm lại Quảng Trị”.

(641) Theo tướng Lê Phi Long.

(642) Theo tướng Lê Phi Long: “Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vìsao ta phải cố thủ thành cổ với một giá đắt như vậy, ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm trước lịch sử?Có cán bộ cấp trên giải tích rằng do yêu cầu của đấu tranh ngoại giao, cần giữ vững thành cổ để phốihợp với cuộc đàm phán tại hội nghị Paris. Nhưng, quyết định chiến trường phải là người lính”.

(643) Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris, NhàXuất bản Công an Nhân dân 2002, trang 494-495.

(644) Theo Kissinger: “Sau bốn năm khăng khăng đòi hỏi chúng ta dỡ bỏ thể chế chính trị của đồngminh (Sài Gòn) và thay thế nó bằng một chính phủ liên hiệp, Hà Nội giờ đây về cơ bản đã từ bỏ yêucầu chính trị này. Trong ba năm, Hà Nội nhấn mạnh rằng việc Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự chochính quyền Nam Việt Nam là điều kiện tiên quyết, nay, Lê Đức Thọ bỏ điều kiện này. ‘Thay thế vũtrang’ (viện trợ quân sự) đã được phép, trong khi Hà Nội không đả động gì về việc rút quân (thậmchí cũng không thừa nhận có quân đội ở Miền Nam) họ đã chấp thuận yêu cầu ngày 31-5-1971 củaHoa Kỳ là sẽ chấm dứt sự xâm nhập (đưa quân) vào Miền Nam”(Sách đã dẫn, trang 329).

(645) Theo Kissinger: “Cuộc phỏng vấn được in ngày 23-10-1972, mang dụng ý xấu. Thủ tướngPhạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ nội dung của bản dự thảo hiệp định của miền Bắc Việt Nam. Thiệuđược mô tả như một người bị động trước các sự việc; ‘một liên minh chuyển tiếp 3 bên’ sẽ được hìnhthành; tất cả những người bị bắt giữ trong đó có cả dân thường sẽ được trả tự do; phía Mỹ phải bồithường thiệt hại chiến tranh. Bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chắc chắn là đểkhiêu khích cộng hoà miền Nam Việt Nam và để dàn xếp những điều nghi ngờ nhất. Điều này cũngkhiến chúng tôi chú ý đến sự linh hoạt gần đây của Lê Đức Thọ vốn được vận dụng vì thấy cần thiếtchứ không phải là thực tâm muốn thế” (Sách đã dẫn, trang 361).

(646) Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris, NhàXuất bản Công an Nhân dân 2002, trang 572.

(647) Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003, trang 392

(648) Lê Đức Thọ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2011, trang 560.

(649) Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành dinh trong mùa xuân Đại thắng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốcgia 2000, trang 19.

(650) Võ Nguyên Giáp, Sách đã dẫn, trang 16.

(651) Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003, trang 417

(652) Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành dinh trong mùa xuân Đại thắng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốcgia 2000, trang 37.

(653) Võ Nguyên Giáp, Sách đã dẫn, trang 38.

(654) Henry Kissingger, Ending the Vietnam War, Simon & Schuster, 2003, trang 418


TÁC GIẢ

Huy Đức – Trương Huy San
sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh
nhập ngũ tháng 3-1979
học viên trường Sỹ quan Hoá Học (1980-1983)
chuyên gia quân sự ở Campuchia (1984-1987)
phóng viên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, và Sài Gòn Tiếp Thị (1988-2009)
blogger của trang Osinblog (2006-2010)
Humphrey Fellow về phân tích chính sách tại Đại học Maryland (2005-2006)
Nieman Fellow về phân tích chính trị tại Đại học Harvard (2012-2013)
Liên hệ tác giả qua thư điện tử osinbook@gmail.com








Trở Về 












Trở về 




Danh Sách Tác Giả


Chân Dung Văn Nghệ Sĩ

Emprunt Empreinte





MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả. 
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.