Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

BÊN THẮNG CUỘC tập hai – Chương 12 Cởi trói










BÊN THẮNG CUỘC tập hai – Chương 12

Cởi trói

Thời kỳ “trăng mật” của TBT Nguyễn Văn Linh, vai trò của ông trong việc mở ra một không gian tự do hơn cho báo chí, văn nghệ và xét lại vụ Nhân văn Giai phẩm (Những Việc Cần Làm Ngay/ Xiềng xích “Nhân văn”/ Miền Nam “giải phóng”/ Cởi ra…)

Cho dù tuyên bố “cởi trói” của Nguyễn Văn Linh là “ngứa miệng kêu” như ông nhận, hay là sách lược được áp dụng khi mới cầm quyền, thì sự thật là các hoạt động văn nghệ và báo chí sau đó đã bắt đầu được đặt trong một không gian mà tự do chỉ mở dần ra chứ không thể nào bóp lại.

Những việc cần làm ngay
Chiều chủ nhật 24-5-1987, toà soạn chuyển lên Ban Biên tập báo Nhân Dân mộtphong thư, nói là của một “người đứng tuổi nhờ đưa ngay cho đồng chí tổng biêntập”. Bảo vệ mô tả, “người đứng tuổi” đi xe Lada và có một người cận vệ nóigiọng miền Nam.

Chi tiết quan trọng nhất để Ban Biên tập báo Nhân Dân liên hệ giữa bút danhN.V.L., ký trong thư, với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là chiếc xe Lada. Theonhà báo Hữu Thọ(5): “Khi ấy các ông trong Bộ Chính trị đều đi xe Volga hết”.Sáng 25-5-1987, trên trang nhất Nhân Dân xuất hiện một bài báo với đầu đề inchữ đậm “Những việc cần làm ngay”.

Không phải là một thông điệp chính trị như một vị nguyên thủ quốc gia, bài báođầu tiên của Tổng bí thư yêu cầu: “Trật tự giá cả cần phải được tôn trọng”. Dẫn racác “nguyên nhân bất chính” làm tăng giá như “bọn phá hoại lâu lâu lại phao tinlên lương đổi tiền”, “nhiều địa phương, nhiều cấp tự ý lên giá bất hợp pháp”,“nhiều cơ sở ghìm hàng gây khan hiếm giả tạo”,… ông Linh coi lập lại trật tự giácả “thật sự là một việc cấp bách, cần phải làm ngay”. Ông Linh yêu cầu “các cơquan tuyên truyền phải chỉ đích danh những cá nhân, những cơ quan, những tổchức làm các việc trái với Nghị quyết Trung ương”; đòi “các cơ quan pháp luậtphải lôi các vụ việc sai trái lớn ra nghiêm trị” và đồng thời đưa kết quả xử lý “lêncác cơ quan ngôn luận cho dân biết”.

Bài báo thứ hai, đăng vào ngày 26-5-1987, của Tổng bí thư cũng chỉ nhặt từ mộtthông tin đăng trong mục “Ý kiến bạn đọc” của báo Nhân Dân, số ra ngày21-5-1987, về việc “kho lạnh Bến Bính Hải Phòng làm hỏng 360 tấn tỏi khô trịgiá khoảng 20 triệu đồng”. Sau khi đặt câu hỏi: “Ai là người phải chịu tráchnhiệm? Hình phạt sẽ ra sao?”, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã đưa ra khái niệm“im lặng đáng sợ” để chỉ thái độ bất chấp của các cơ quan nhà nước trước “nhiềuvụ việc sai phạm rất lớn do quần chúng phát hiện” và được “báo chí từ Bắc chíNam” đăng tải.

Một tuần sau khi N.V.L. khởi đăng “những việc cần làm ngay”, ngày 2-6-1987,báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cho đăng lại loạt bài “Vật tư rơi vào tay ai”của báo Hàng Không Việt Nam. Đây là loạt phóng sự điều tra của một nhóm nhàbáo dũng cảm viết về tiêu cực của hai cán bộ cấp cục, đăng trên chính tờ báo củangành.

Bằng những tư liệu điều tra chuẩn xác, các nhà báo đã công khai danh tánh cụctrưởng và cục phó Cục Quản lý bay, nhân được tổng cục trưởng Hàng không cấp500 nghìn đồng để xây nhà, đã lập ra một “Ban Kiến thiết” gồm bảy cán bộ, trongđó có một trung tá làm trưởng ban để “lo việc xây dựng nhà riêng cho mình”. Độixây dựng do Cục Quản lý bay lập ra đã lao động trong vòng nửa năm mới xâyxong hai ngôi nhà. Theo bài báo thì chỉ riêng việc vận chuyển vật tư, Cục đã phải“huy động 150 chuyến xe ô tô, tiêu hao 4.800 lít xăng”. Kết quả là “hai căn villalớn, khá đẹp cạnh nhau, nổi hẳn lên giữa những căn nhà thấp lè tè của cán bộ,công nhân viên sân bay Gia Lâm”.

Loạt bài điều tra này đã được đăng phần đầu trên báo Hàng Không Việt Nam từngày 7-4-1987, nhưng phần tiếp theo thì không thể đăng vì “ban biên tập đã bịnhiều sức ép”. Ngay sau khi Nguyễn Văn Linh cho đó là sự “im lặng đáng sợ”,một đoàn kiểm tra đã được lập ra. Báo Tuổi Trẻ ngày 7-7-1987 cho đăng kết luậncủa đoàn, xác nhận: “Một số cán bộ có chức có quyền ở ngành Hàng không đãgây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt đoàn kiểm tra nhấn mạnh,việc cho ngưng loạt bài điều tra là “xâm phạm quyền tự do báo chí” và tuyên bố:“Báo Hàng Không sẽ đăng tiếp phần còn lại”.

Kể từ bài báo đầu tiên đăng ngày 26-5-1987 cho đến ngày 30-5, ngày nào NguyễnVăn Linh cũng có bài đăng trên mục “Những việc cần làm ngay”. Nhịp độ nàytuy có thưa ra trong tuần lễ thứ hai, nhưng trong tháng 6-1987, gần như tuần nàoông Nguyễn Văn Linh cũng gửi tới báo Nhân Dân ít nhất là một bài báo ngắn. Hễcứ báo Nhân Dân cho đăng “những việc cần làm ngay” là các báo Tuổi Trẻ, LaoĐộng, Thanh Niên và các tờ báo Đảng tại các địa phương lại đăng lại nguyên văntrên đầu trang nhất.

Việc Tổng bí thư viết báo, nay đề nghị “quản lý giá cả”, mai đề nghị “phải đưanhững cán bộ, đảng viên tốt vào ngành thương nghiệp quốc doanh”, làm nảy sinhnhiều ý kiến khác nhau. Trong Ban Bí thư, theo nhà báo Hữu Thọ, Uỷ viên BộChính trị Nguyễn Thanh Bình đã can ngăn ông Linh đừng viết nữa. Ngày10-7-1987, ông Nguyễn Văn Linh đã công khai trả lời sự can ngăn này(6).

Theo ông Hữu Thọ: “Ban Biên tập báo Nhân Dân quyết định phải tỏ thái độ ủnghộ đồng chí Tổng bí thư”. Ngày 13-7-1987, báo Nhân Dân cho đăng xã luận“Hưởng ứng những việc cần làm ngay”. Để rồi, ngay sau đó, các báo mở chuyênmục thường xuyên và gần như bất cứ chỉ thị nào của các bộ, ngành, địa phươngcũng bắt đầu bằng khẩu hiệu “Hưởng ứng những việc cần làm ngay” mà báoNhân Dân đưa ra ngày 13 tháng Bảy.

Tại Sài Gòn, Thành uỷ ra nghị quyết yêu cầu các cấp uỷ, ban ngành, đoàn thể từthành phố đến phường, xã phải tổ chức xem xét và “xử lý ngay những vấn đề màđồng chí N.V.L. nêu”; các ngành, các cấp của Thành phố “phải học tập đồng chíN.V.L. tự mình nêu ra những việc cần làm trong ngày, tuần, tháng không chỉ trongmặt trận chống tiêu cực mà trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác”7. Ngày25-6-1987, khi sơ kết cuộc vận động, mọi thành tích trên các lĩnh vực khác nhauđều được Thành uỷ coi là nhờ hưởng ứng “những việc cần làm ngay” mà có(8).

Báo chí, từ chỗ đang viết những bài ca ngợi, chuyển sang “phanh phui” những gìbị coi là tiêu cực. Những vụ việc ở “Phòng thuế quận Tư”, ở “Tổng cục Trang bịKỹ thuật, Bộ Nông nghiệp” đã được đăng trên báo và bị quên lãng, khi có“Những việc cần làm ngay” của Nguyễn Văn Linh, bắt đầu được “cày, xới” lại.Báo chí không ngại ngần nêu đích danh cả những uỷ viên Trung ương như Bí thưTỉnh uỷ Thanh Hoá Hà Trọng Hoà.

Ngày 19-9-1987, Hội Nhà báo tổ chức hội thảo khẳng định “báo chí nhất địnhthắng lợi trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực”. Ngày 21-9-1987, Ban Bí thư raChỉ thị 15, đánh giá: “Hoạt động vừa qua của báo chí chống tiêu cực bước đầuđem lại niềm tin cho quần chúng, thúc đẩy các vụ tiêu cực được xử lý nhanhhơn”. Ban Bí thư phê phán “một số cán bộ lãnh đạo địa phương chưa biết sử dụngvà ủng hộ báo chí làm công cụ chống tiêu cực”. Ngày 4-9-1987, Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng Phạm Hùng kêu gọi báo chí “phát huy mạnh mẽ sức mạnh củamình”.

Sau khi thuyết phục được báo giới, ông Nguyễn Văn Linh chuyển sang tìm kiếmảnh hưởng của mình trong giới văn nghệ. Người giới thiệu ông Linh với văn nghệsỹ là tướng Trần Độ(9), Trưởng Ban Văn hoá văn nghệ Trung ương. Trần Độ lúcđó cũng đang cần sự ủng hộ của Tổng bí thư cho một nghị quyết mà ông thainghén nhằm “đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hoá vănnghệ”. Nghị quyết của Trần Độ về sau nổi tiếng với tên gọi: “Nghị quyết 05”.

Ngay từ giai đoạn chuẩn bị Nghị quyết 05, không khí dân chủ trong xã hội đãđược khởi động bởi nhiều cuộc hội thảo và, đặc biệt, cuộc đối thoại với Tổng bíthư Nguyễn Văn Linh. Theo tướng Trần Độ thì chính ông Nguyễn Văn Linhmuốn có cuộc gặp này để ông “trực tiếp nghe tiếng nói của anh em” văn nghệ.

Cuộc gặp giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với các văn nghệ sĩ và các nhà hoạtđộng văn hoá diễn ra trong hai ngày 6 và 7-10-1987. Hơn 100 đại biểu được coilà “tinh hoa” của giới đã về dự. Mở đầu cuộc làm việc, Tổng bí thư chỉ nói trongchừng năm phút. Ông nêu băn khoăn, “hình như từ sau ngày giải phóng văn họcnghệ thuật của chúng ta nghèo hơn” rồi đề nghị các nhà văn tìm nguyên nhân: cóphải do có sự kiểm duyệt hay có sự hạn chế gì? Khi thấy các nhà văn cứ vòng vo,Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói: “Còn rào đón thì chưa chuyển biến đượcđâu!”.

Được Tổng bí thư mở lời, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện thừa nhận, văn họcnghệ thuật còn bị trói buộc, sự lãnh đạo văn nghệ còn thô sơ, tác giả và tác phẩmdễ dàng bị kết án. Ông nói: “Bản án nào cũng có kỳ hạn, mãn hạn tù, còn bản ánvăn học thì cứ mãi treo lơ lửng, có khi còn hại đến cả con cháu”. Những ngườiphát biểu gay gắt như Nguyễn Khắc Viện, Dương Thu Hương đều được Tổng bíthư đứng dậy bắt tay. Thái độ của Tổng bí thư đã đánh thức sỹ khí của nhữngngười từ lâu sống trong sợ hãi.

Hoạ sĩ Phan Kế An gọi những sai lầm đối với văn học nghệ thuật là “Maoist”.Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ chỉ trích tình trạng “một người suy nghĩ cho mọingười, một cái đầu tối cao suy nghĩ cho mọi cái đầu”. Ông Vũ nói: “Sự độc đoánvề tư tưởng bóp chết sáng tạo, làm khô kiệt văn học và nghệ thuật”. Nhà vănNguyên Ngọc cho rằng: “Chiến tranh quá dài đã khiến chúng ta nói quá nhiều,quá sâu về Đảng, về nhân dân, về kẻ thù và gần như trong một thời gian rất dàikhông nói gì với các cháu bé, về cha mẹ, về gia đình… Chiến tranh đã khiến chocả giáo dục, cả văn học nghệ thuật, thậm chí cả những phạm trù khoa học như sửhọc, đạo đức học, tâm lý học đều nhất loạt bị đồng nhất với chính trị”. Nhà phêbình Nguyễn Đăng Mạnh ví văn nghệ sỹ như những “con chim bị trói”. Theo ôngMạnh: “Có thời lãnh đạo khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ. Mà con người bị coithường, khinh bỉ thì tự nhiên thấy mình như cũng hèn kém, nhỏ lại”.

Trong năm mươi phút phát biểu sau cùng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đồng ýlà phải “cởi trói” mới phát huy hết khả năng của văn nghệ sỹ. Mặc dù thừa nhận:“Trước hết, tôi nghĩ Đảng phải cởi trói. Cởi trói trong lĩnh vực tổ chức, chínhsách trong các quy chế, chế độ”, nhưng ông Linh vẫn cho rằng: “Không thể có aikhác hơn là các đồng chí phải tự làm. Nghe các đồng chí nói, tôi rất thông cảm.Chính vì thông cảm mà sáng nay tôi đã ngứa miệng kêu: hãy tự cứu lấy mìnhtrước khi trời cứu”.

Ông Nguyễn Văn Linh chia sẻ: “Tôi không phải là nhà văn nghệ, nhà báo nhưngngứa ngáy quá nên vừa rồi mới viết “Những việc cần làm ngay”. Nhiều ngườihoan nghênh, hưởng ứng nhưng không phải không có những người cho rằng: saolại bôi đen chế độ”. Không khí cuộc gặp và phát biểu của Tổng bí thư đã khiếncho ông Nguyễn Kiên, một nhà văn được coi là trầm tĩnh nhất cũng phải thốt lên:“Có cảm giác là chúng ta đã bắt đầu bước sang một thời kỳ khác”(10).

Không phải tự nhiên ông Nguyễn Văn Linh chọn báo chí, văn nghệ, thay vì chọnhệ thống tổ chức mà ông đứng đầu để gây ảnh hưởng chính trị cho mình. ÔngLinh hiểu mình ở đâu trong bàn cờ Hà Nội. Khi mới được bầu làm Tổng bí thư,ông Nguyễn Văn Linh nói trước Ban Chấp hành Trung ương: “Trước đây, Tổngbí thư thường hơn các đồng chí khác trong Bộ Chính trị một cái đầu; nay, chúngtôi chỉ hơn kém nhau sợi tóc”.

Ông Nguyễn Văn Linh mới được bổ sung vào Bộ Chính trị tháng 6-1985 và đượccử làm thường trực Ban Bí thư từ tháng 7-1986. Cho đến khi ấy, ông Linh chỉthực sự có sáu tháng kinh nghiệm xử lý công việc ở tầm quốc gia. Theo ông TrầnPhương: “Sinh thời, anh Ba không đánh giá cao Nguyễn Văn Linh”(11). Việc ôngLinh bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị tại Đại hội V là ý kiến của chính Tổng bí thư LêDuẩn. Tháng 12-1981, ông Nguyễn Văn Linh bị đưa trở lại Sài Gòn làm bí thư,một chức vụ mà ông đã giữ từ năm 1945. Nhưng Sài Gòn không phải là chặngđường cuối cùng của sự nghiệp Nguyễn Văn Linh như nhiều người lúc bấy giờ dựđoán.

Sài Gòn năm 1981 là một thành phố lớn, bộ máy công an, quân đội, báo chí và vịtrí của nó có thể đưa ảnh hưởng chính trị của người lãnh đạo vượt ra khỏi khuônkhổ địa phương. Khác với những lần làm bí thư bí mật, và sau nhiều năm giữnhững chức vụ chỉ có danh, ông Nguyễn Văn Linh có được trong tay một chínhquyền thực sự. Cũng như Võ Văn Kiệt, ông đã khai thác rất tốt lợi thế ấy.

Năm 1985, nhân dịp kỷ niệm một thập niên sau “ngày giải phóng”, ông NguyễnVăn Linh cho xuất bản cuốn Thành Phố Hồ Chí Minh 10 Năm, phê phán sự“choáng ngợp trước thắng lợi” và chỉ trích những cán bộ tiếp quản miền Nam hồinăm 1975 là “thừa nhiệt tình và thiếu kiến thức”. Cuốn sách – được biên soạn bởinhững người thạo việc viết lách nhất của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh,được Nhà Xuất bản Sự Thật in tới 30.200 cuốn – đã gây được uy tín rộng rãi chongười đứng tên(12). Tuy nhiên, những gì gây chú ý trong cuốn sách này củaNguyễn Văn Linh chủ yếu nằm trong luồng gió “chống bệnh duy ý chí” mà ôngTrường Chinh đang bắt đầu. Từ đó cho đến Đại hội VI, Nguyễn Văn Linh gầnnhư không có đóng góp gì thêm cho “đổi mới”(13).

Ngay sau Đại hội VI, vừa lo lắng cho người kế nhiệm, vừa lo lắng cho sự nghiệpthực thi những chính sách mà mình mới đưa ra, Trường Chinh nói với NguyễnVăn Linh: “Anh lên, công việc bề bộn, phải có người giúp việc. Nếu anh muốn,tôi sẽ nhường Trần Nhâm, Hà Nghiệp cho anh”. Nhưng theo Trần Nhâm, ôngLinh lạnh lùng: “Tôi không muốn người ta nói tôi được rút ra từ trong lò TrườngChinh”.

Công chúng càng ít biết đến Trường Chinh như một kiến trúc sư đổi mới baonhiêu, lại càng gắn vai trò này cho Nguyễn Văn Linh bấy nhiêu(14). Nguyễn VănLinh nắm được lợi thế đó và trong khoảng thời gian ngắn ngủi lúc đầu, ông đãtruyền được thêm cảm hứng cho đổi mới. Đặc biệt trong những bước đi đầunhiệm kỳ, sau khi Nguyễn Văn Linh chạm tay vào “đèn xanh”, giới văn nghệ sỹđã phá vỡ không ít xiềng xích mà họ đã bị tròng vào hơn hai thập niên trước đó.

Xiềng xích “Nhân văn”
Báo chí xuất hiện ở Việt Nam chỉ ba năm sau khi người Pháp đặt chân lên “Lụctỉnh”. Ngày 1-2-1865, tại Sài Gòn, Trương Vĩnh Ký cho xuất bản Gia Định Báo.Tiếp theo đó là sự ra đời của Phan Yên Báo, Nông Cổ Mín Đàm. Đầu thế kỷ 20,giới phụ nữ Việt Nam cũng đã có tiếng nói riêng với tờ Nữ Giới Chung do bàSương Nguyệt Anh làm chủ bút.

Báo chí miền Bắc ra đời muộn hơn(15). Nhưng, ở đây lại là nơi bắt đầu cácphong trào: Tự Lực Văn Đoàn, năm 1933; Tiểu Thuyết Thứ Bảy, năm 1934; ThơMới, cuối thập niên 1930… Đến năm 1939, Việt Nam có 48 nhật báo 68 tập sanvà 292 tác phẩm xuất bản bằng quốc ngữ. Đi cùng văn chương, báo chí, là âmnhạc và hội hoạ. Các tác phẩm đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam từng xuất hiệntrong thời tiền chiến. Nhưng tháng 8-1945, những người cộng sản cướp chínhquyền. Ở đâu có đảng cộng sản cầm quyền, ở đó bắt đầu có cách mạng về vănhoá.

Từ ngày 25 đến 28-3-1943, Ban Thường vụ Trung ương mở hội nghị tại làng chàiVõng La thuộc huyện Đông Anh, Phúc Yên, nhằm phản ứng với tình hình trongnước và trên thế giới. Cũng trong những ngày ấy, Trường Chinh viết Đề CươngVăn Hoá Việt Nam, nêu rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Đông Dương: Văn hoálà một trong ba mặt trận (cùng với kinh tế, chính trị) ở đó người cộng sản khôngchỉ làm cách mạng chính trị, mà còn phải làm cách mạng văn hoá nữa.

Cũng từ năm 1943, Trường Chinh đã đưa những quan điểm này vào công cuộclãnh đạo các hoạt động văn hoá cứu quốc. Đây là đường lối dựa trên các nguyênlý văn nghệ của Mao Trạch Đông: bắt văn nghệ phục vụ chính trị, lấy mục tiêusáng tạo văn nghệ là phục vụ công nông binh, phục vụ tuyên truyền như là mộtmệnh lệnh tuyệt đối cho văn nghệ sĩ. Đề cương Văn hoá của Trường Chinh thoạtđầu chưa phải đã có khả năng chi phối, ngay cả với những người làm “văn hoá cứu quốc”.

Tại Hội nghị Quốc dân Tân Trào, tháng 8-1945, Nguyễn Hữu Đang và NguyễnĐình Thi, những nhà lãnh đạo Hội Văn hoá Cứu quốc, từng đưa ra những quanđiểm khác hẳn với Trường Chinh. Quan điểm của Nguyễn Hữu Đang và TrườngChinh càng trở nên khác nhau hơn trong các cuộc tranh luận tại Hội nghị Văn hoáCứu quốc toàn quốc, tháng 10-1946. Lúc bấy giờ, Chính phủ Hồ Chí Minh chỉgồm một lực lượng kháng chiến ẩn náu trong rừng. Trường Chinh vẫn đang hànhxử như một nhà chính trị chứ chưa hành xử như một người cầm quyền. Nhiềucuộc tranh luận vẫn được diễn ra dân chủ. Nhưng, tháng 7-1948, tại Hội nghị Vănhoá toàn quốc lần thứ II, Hội Văn hoá Cứu quốc đã bị giải tán để thành lập HộiVăn nghệ Việt Nam theo quỹ đạo của đường lối văn nghệ mà Mao Trạch Đông ápdụng với người Trung Quốc. Tổng thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc Nguyễn ĐìnhThi được làm phó tổng thư ký Hội Văn nghệ.

Sau Hội nghị Việt Bắc, 1949, nơi tất cả văn nghệ sỹ kháng chiến được triệu tập vềngồi kiểm điểm nhau suốt ba ngày. Sau “thơ không vần” của Nguyễn Đình Thicùng với “tranh lập thể” của Tạ Tỵ, Văn Cao trở thành mục tiêu phê phán côngkhai; sau khi đưa ra khẩu hiệu “Cách mạng hoá tư tưởng, Quần chúng hoá sinhhoạt, Kháng chiến hoá văn hoá”, Tố Hữu yêu cầu văn nghệ sỹ, sau ba năm khángchiến, phải loại trừ hết những gì còn rơi rớt của cái gọi là “tiểu tư sản”. Trong sốđầu tiên của Tạp chí Văn Nghệ, Nguyễn Đình Thi gần như đã lặp lại những gì TốHữu nói: “Bước vào năm thứ ba của cuộc kháng chiến, văn nghệ sỹ phải nhận rõđường đi”(16).

Cho dù bị Nguyễn Đình Thi bỏ rơi, Nguyễn Hữu Đang vẫn cùng Trương Tửu,Nguyễn Mạnh Tường, Tô Ngọc Vân, Văn Cao, Sỹ Ngọc tiếp tục tranh luận vềdân chủ và tự do sáng tác. Nhiều văn nghệ sỹ kháng chiến khác cũng tự nhận thấycon đường của mình. Những đợt sinh hoạt chính trị này, từ tháng 7-1948, đã đẩyhàng loạt văn nghệ sỹ bỏ về thành vì không chấp nhận đường lối văn nghệ chủtrương phân chia giai cấp. Sau năm 1954 những người này lại đã tiếp tục đi tớiSài Gòn(17).

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đặt Việt Nam trước một khúc quanh. Nhưngchiến thắng của Mao Trạch Đông ở Trung Hoa năm 1949, mới thực sự đẩy sốphận dân tộc Việt Nam bước hẳn vào con đường cộng sản. Mao đã giúp Hồ ChíMinh tiếp cận với Stalin, đồng thời viện trợ vũ khí và chuyên gia để Hồ Chí Minhtiếp tục kháng chiến chống Pháp.

Chiến dịch Biên giới năm 1950 là một chiến thắng quân sự có tầm cỡ chiến lượccủa quân đội tướng Giáp. Nhưng, đồng thời, cũng từ năm 1950, biên giới phíaBắc đã được mở ra với phe xã hội chủ nghĩa và từ đây bỏ ngỏ để các “nguyên lýcách mạng” của Mao và Stalin mặc sức tràn sang. Đặc biệt, từ năm 1953, cungcách “chỉnh huấn, chỉnh quân” của Mao bắt đầu được áp dụng, đặt những ngườikháng chiến trong đó có các văn nghệ sỹ trong thế đương đầu với một cuộc“khủng bố” tinh thần khốc liệt.

Nếu như đầu những năm 1950, theo Nguyên Ngọc, những người kháng chiến vẫncòn có thể hát Suối Mơ, Thiên Thai thì từ sau “chỉnh huấn, chỉnh quân”, ở đâucũng chỉ nói đến “đấu tranh giai cấp”. Nguyên Ngọc nhớ lại: “Khi đó, trí thứcphải tự coi mình như ‘cục phân’(18). Tôi hai mươi mốt tuổi chưa kịp gây rakhuyết điểm gì đành phải tự kiểm vì đã âm thầm mơ đến yêu đương, dục vọng”.

Những văn nghệ sỹ đã nổi tiếng trước đó thì phải “bới lông tìm vết” trong chínhcác tác phẩm của mình. Hoài Thanh tự phê phán tác phẩm quan trọng nhất cuộcđời ông: Thi Nhân Việt Nam. Nguyễn Tuân xin từ “ba đứa con tinh thần”: ChiếcLư Đồng Mắt Của, Thiếu Quê Hương, Vang Bóng Một Thời. Thái độ này của cácbạn văn đã khiến cho những người chính trực trong giới văn chương ngao ngán.

Cũng trong thời gian đó, lịch sử “phe xã hội chủ nghĩa” được đánh dấu bởi cáichết của nhà độc tài Stalin ngày 5-3-1953. Ngày 17-6-1953 người dân biểu tìnhtại Cộng hoà Dân chủ Đức. Các nhà văn Đức phê phán chính sách văn nghệchuyên chính của Đảng và Nhà nước. Tháng 7-1954, ở Trung Quốc, Hồ Phongcông bố bức thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gọi chính sách củaĐảng Cộng sản Trung Quốc đối với Văn nghệ là “ lưỡi dao đâm vào óc các nhà văn cách mạng”.

Tháng 10-1954, Trần Dần, Đỗ Nhuận và Hoàng Xuân Tuỳ được cử đi TrungQuốc viết lời bình cho phim tài liệu về Điện Biên Phủ. Họ ở lại Trung Quốc chođến ngày 12-12-1954, trong thời gian đó, không khí yêu cầu cải cách dân chủ ởTrung Quốc được cho là có ảnh hưởng không ít đến Trần Dần và Đỗ Nhuận.

Tháng 1-1955, ở Hungary, sáu mươi ba nhà văn lên tiếng phản đối chế độ độc tài.Trong khi đó, ngày 4-3-1955, Phòng Văn nghệ quân đội do Trần Dần, Tử Pháccùng Hoàng Cầm, Lê Đạt, tổ chức thảo luận phê bình tập thơ Việt Bắc của TốHữu. Cuộc thảo luận có mặt Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chủ nhiệm Tổng cụcChính trị. Thơ cách mạng của Tố Hữu bị coi là “nhỏ” hơn thơ Tố Hữu ngày xưa.Tố Hữu còn bị phê phán sùng bái Hồ Chí Minh.

Báo Văn Nghệ số 65(19) còn mở “tự do diễn đàn” để thảo luận về tập thơ ViệtBắc. Cuộc tranh luận kéo dài đến tháng 8-1955, rộng ra và chuyển sang nhiều báokhác. Hội Văn nghệ, dưới sự lãnh đạo của Tố Hữu, tổ chức hai buổi toạ đàm.Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi và Hoàng Trung Thông ca ngợi Việt Bắc, coi TốHữu là ngọn cờ đầu của thơ kháng chiến. Hoàng Yến cho rằng thơ Tố Hữu ngàynay có nhiều đoạn giả tạo công thức. Hoàng Cầm chê: thơ Tố Hữu thiếu chấtsống thực tế, nhạt nhẽo, hời hợt và không đột phá được vào một khía cạnh nàocủa tâm hồn.

Tháng 4-1955, Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh vàTrúc Lâm ký bản “Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá”, đòi quyền tự dosáng tác và yêu cầu cải cách chính sách văn nghệ trong quân đội. Bản dự thảo sắpđược thông qua, thì cuối năm 54, đầu 55, Phòng Văn nghệ quân đội tổ chức mộtcuộc thảo luận về việc thay đổi chính sách văn nghệ với sự có mặt của tướngNguyễn Chí Thanh. Trong buổi thảo luận, Trần Dần đòi trả lãnh đạo văn nghệ vềtay văn nghệ sĩ, bỏ mọi “chế độ quân sự hiện hành” trong văn nghệ quân đội.“Nghe xong đồng chí Nguyễn Chí Thanh dặn dò anh em phải coi chừng, đó làquan điểm tư sản, phi Đảng, phi giai cấp, phi chính trị. Hồi đó, anh em chưa vỡlẽ, còn ấm ức, cho là cấp trên không thông cảm. Trần Dần và vài người khác thìlồng lộn, chửi bới, reo rắc hoài nghi, chán nản”(20).

Bị phê bình, Trần Dần viết đơn xin ra khỏi Đảng, xin giải ngũ đồng thời quyếtđịnh kết hôn với bà Bùi Thị Khuê, con một gia đình Thiên Chúa giáo di cư, bấtchấp sự phản đối của quân đội. Từ ngày 13-6-1955, Trần Dần bị phạt “giữ tạitrại” hơn ba tháng để kiểm thảo. Người vợ Công giáo, con của một gia đình tưsản, không thể nào xin được việc làm trên “thiên đường miền Bắc”(21)

Tháng 1-1956, Hoàng Cầm, Lê Đạt cho xuất bản sách dạng tạp chí có tên là GiaiPhẩm Mùa Xuân, đăng bài của Lê Đạt, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Quán và bàithơ Nhất Định Thắng của Trần Dần. Ngay lập tức, Giai phẩm bị tịch thu. Hội Vănnghệ tổ chức hội nghị phê bình bài thơ Nhất Định Thắng của Trần Dần với 150văn nghệ sĩ tham dự.

Trần Dần bị kết án là “đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp, đi ngược lạiđường lối văn nghệ của Đảng”. Theo lệnh của Tố Hữu, Trần Dần và Tử Phác bịgiam ba tháng tại Hoả Lò, Trần Dần dùng dao lam cứa cổ tự tử. Tướng NguyễnChí Thanh can thiệp, hai người được thả. Ngày 7-3-1956, báo Văn Nghệ đăngmột bài viết của Hoài Thanh có tựa đề “Vạch trần Tính chất Phản động trong bàithơ Nhất Định Thắng của Trần Dần”.

Tháng 3-1956 tập thơ Việt Bắc vẫn được Giải Nhất Giải thưởng Văn học của HộiVăn nghệ Việt Nam 1954-1955. Dư luận văn nghệ sĩ bất bình về việc trao Giảithưởng Văn nghệ 1954-1955. Trong khi những tác phẩm có tiếng vang trongkháng chiến thì không được giải. Ban giám khảo “tự chấm rất nhiều giải chomình”, trong đó có nhiều tác phẩm chưa xứng đáng của Tố Hữu, Xuân Diệu,Hoài Thanh, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Kim Trắc, Hồ Khải Đại,…

Cũng trong thời gian đó, tại Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày24-2-1956, Khrushchev cho công bố “các tội ác của Stalin”. Liên Xô phục hồidanh dự cho các văn nghệ sĩ bị kết án và bị giết dưới thời Stalin. Chủ tịch HộiNhà văn Liên Xô Fadeiev tự sát(22). Ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông phát độngphong trào “Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng”. Chút ít không khí dân chủ xuấthiện.

Tháng 9-1956, khi kiểm điểm những sai lầm trong cải cách ruộng đất, Hội nghịTrung ương 10 nhấn mạnh việc “tăng cường mở rộng tự do dân chủ”. TrườngChinh, tác giả Đề cương văn hoá Việt Nam, phải từ chức Tổng bí thư. Ngườihùng Điện Biên Võ Nguyên Giáp được cử đứng ra “xin lỗi nhân dân về những sailầm trong cải cách”.

Giữa lúc ấy, “lãnh tụ” của khuynh hướng đòi tự do, Nguyễn Hữu Đang, được giaotổ chức lớp học dân chủ mười tám ngày cho Hội Văn nghệ. Tại đây, các văn nghệsĩ đã chỉ trích gay gắt đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng. Tố Hữu, NguyễnĐình Thi “thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sửa chữa”. HoàiThanh viết bài “Nhận lỗi tả khuynh trong phê bình Trần Dần”. Tháng 10-1956,Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam ra thông báo nhận sai lầm trong việc phê bình bài thơ Nhất Định Thắng. Nhưng ngày vui đã không kéo dài. Trước đó, ngày29-8-1956, Giai Phẩm Mùa Thu tập I ra đời đăng bài Phê Bình Lãnh Đạo VănNghệ của Phan Khôi. Báo Nhân Văn số 1(23), đã phỏng vấn Nguyễn MạnhTường về vấn đề nỗ lực mở rộng tự do, dân chủ.

Phan Khôi là một chí sỹ chủ trương đấu tranh bất bạo động, gắn bó cuộc đời hoạtđộng của mình với phong trào Duy Tân. Năm 1925, khi Phan Châu Trinh về ViệtNam, Phan Khôi được coi như là người đón nhận “di sản tinh thần” cụ Phan.Cùng với Trương Tửu, Phan Khôi phê phán bệnh sùng bái cá nhân. Ông phê phánđích danh tác phong lãnh đạo văn nghệ quan liêu, hách dịch, bè phái của TrườngChinh, Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi. Phan Khôi còn chỉ trích việc HồChí Minh viết truyện mẫu định cho các nhà văn viết theo. Đây là giai đoạn màtheo Trương Tửu: “Một số văn nghệ sĩ non gan… biến thành những tên thư lạivăn nghệ xu nịnh trục lợi. Một số khác trốn vào thái độ tiêu cực, chán nản côngtác, tâm tư trĩu nặng hờn oán và uất ức… Còn một số không khuất phục, kịch liệtphê phán tác phong và đường lối lãnh đạo của thường vụ Hội thì bị chụp mũ, bịchèn ép, bị trù, bị hành hạ, bị gạt sang một bên”(24).

Ngày 20-10-1956, báo Trăm Hoa bộ mới do nhà thơ Nguyễn Bính làm chủ nhiệmkiêm chủ bút ra số 1. Trong thời gian tồn tại của mình, với mười một số, TrămHoa đã đăng: “Vì những sai lầm nghiêm trọng cần phải xét lại toàn bộ Giảithưởng văn học 1954-1955”, bài “Chúng tôi đề nghị bỏ lệ khai báo trong chínhsách quản lý hộ khẩu”. Trăm Hoa cũng cho công bố Thông báo của Hội nghịTrung ương 10 về sai lầm trong Cải cách ruộng đất và viết bài “ Để phát triển chế độ ta, phải bảo đảm cho nhân dân được tham gia quản lý kiểm soát tích cực mọicông việc của nhà nước”,…

Tháng 11-1956, ở trong nước người dân ở vùng Công giáo Quỳnh Lưu, Nghệ An,tổ chức bạo loạn. Ở Hungary, chính phủ của Thủ tướng Nagy tuyên bố Hungarytrung lập. Liên Xô đưa quân sang, các phong trào dân chủ bị dập tắt.

Ngày 20-11-1956, Nhân Văn xuất bản số 5: Lê Đạt với bút danh Người quan sátviết Bài Học Ba Lan Và Hungary; trong bài Hiến Pháp Việt Nam Năm 1946 VàHiến Pháp Trung Hoa Bảo Đảm Tự do Dân Chủ Thế Nào, Nguyễn Hữu Đangviết: “Nguyên nhân sâu xa của những biến cố ở Ba Lan và Hungary là vì thiếudân chủ, tại sao lại hiểu ra là vì thiếu chuyên chính?”(25).

Ngày 14-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký “Sắc lệnh về chế độ báo chí”, buộcngười dân ra báo phải xin phép, chấm dứt trên miền Bắc thời kỳ ai muốn làm báochỉ cần đăng ký mà người dân An Nam được hưởng gần một thế kỷ dưới thờithực dân Pháp(26).

Ngay trong ngày báo Nhân Dân công bố sắc lệnh của Hồ Chí Minh, 15-12-1956,tờ Nhân Văn số 6 bị giữ lại ở nhà in. Ngày 18-12-1956, Uỷ ban Thành phố HàNội có quyết định ngưng phát hành báo Nhân Văn, Giai Phẩm cùng các ấn phẩmkhác của nhóm, đồng thời Nhà Xuất bản Minh Đức bị đóng cửa. Tháng 1-1957,Trăm Hoa bị đình bản. Một chiến dịch báo chí cũng được tung ra để hạ uy tín cáctờ báo và những người trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.

Cuối tháng 12-1956 Minh Đức vẫn cho ra tập san Tự Do Diễn Đàn và ngay lậptức ấn phẩm này bị cấm. Tập san bị cấm có các bài: “Tại sao quần chúng nhândân tha thiết với cuộc đấu tranh Văn nghệ” của Nguyễn Hữu Đang, “Nhiệm vụcủa văn học không phải là giải thích Chính sách” của Phan Ngọc, “Sinh hoạt Vănhoá” của Trương Tửu và Trần Đức Thảo. Đặc biệt, tờ Tự Do Diễn Đàn đã chocông bố bản tham luận gây chấn động Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namcủa Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường: “Qua sai lầm của Cải cách ruộng đất, Xâydựng Quan điểm Lãnh đạo”.(27). Đầu năm 1957, Minh Đức còn xuất bản SáchTết, với gần đủ mặt nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm.

Ngày 20-2-1957, khai mạc Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ II, Trường Chinhkêu gọi “đập nát luận điệu phản động Nhân Văn Giai Phẩm”. Ngày 28-2-1957,“Đại hội bế mạc. Cụ Hồ đến. Nhiều công an quá. Mấy công an đi theo dõi mấyvăn nghệ sĩ, nghe họ nói đổng về báo cáo là có kẻ phá hoại. Nhao cả lên”(28).Thời gian này, Trường Chinh vừa bị mất chức Tổng bí thư. Sau lời kêu gọi củaông, “bọn Nhân Văn Giai Phẩm” vẫn nhiều người được bầu vào ban chấp hànhHội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và các hội thành viên.

Cuối năm 1957, Mao Trạch Đông phát động chiến dịch “chống phái hữu”. Nhiềunhà văn bị phê phán như Trần Xí Hà, Đặng Thác; nữ nhà văn Đinh Linh, ngườiđược Giải thưởng văn học Stalin, bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vàbị bắt(29). Cũng trong thời gian ấy, nhân chuyến thăm Liên Xô, Mông Cổ và BắcTriều Tiên, Hồ Chí Minh ghé Bắc Kinh. Khi ông trở về, Tố Hữu, Huy Cận và HàXuân Trường được cử sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm đấu tranh “chốngphái hữu”. Tờ Nhân Dân xuất hiện nhiều bài viết “chống phái hữu” ký tên TrầnLực, một bút danh của Hồ Chí Minh(30).

Ngày 6-1-1958, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 30 về việc chấn chỉnh công tác Văn nghệ(31). Cuối tháng 1-1958, Lớp học đấu tranh tư tưởng lần thứ Nhất được tổchức tại ấp Thái Hà(32) với 272 văn nghệ sĩ đảng viên tham dự. Từ 3-3 đến14-4-1958, cũng tại ấp Thái Hà, diễn ra Lớp học đấu tranh tư tưởng lần Hai với304 cán bộ văn hoá. Theo Đại tá Thái Kế Toại: “Hai lớp học này đã dùng thủđoạn đấu tố và áp lực tâm lý tập thể, vu cáo, bịa đặt tội lỗi cho những thành viênnhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Kết quả là không cần điều tra người ta đã có đầy đủtội trạng của các nhân vật để quyết định bắt họ, kỷ luật họ”.

Gần cuối ngày họp, 10-4-1958, công an Hà Nội bắt giam Nguyễn Hữu Đang,Thuỵ An và Trần Thiếu Bảo. Ngày 4-6-1958, trước Hội nghị Ban Chấp hành HộiLiên hiệp Văn học Nghệ thuật, Tố Hữu, người chủ trì chiến dịch ấp Thái Hà đã“tổng kết cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm”(33). Bài “tổng kết” của TốHữu được ví như một “cáo trạng”, như một “nhát gươm chính thức kết liễu sốphận Nhân Văn Giai Phẩm trên công luận với sự hằn học ghê gớm của một tênđao phủ”(34).

Ngày 5-6-1958, dưới sự chủ trì của Tố Hữu, “800 văn nghệ sỹ” đã ký vào mộtnghị quyết “hoan nghênh kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Nhân VănGiai Phẩm”. Ngày 7-7-1958 Ban Chấp hành Hội Nhà văn ra thông báo “kỷ luậtnhóm Nhân Văn”(35). Số văn nghệ sỹ, gọi là “tham gia Nhân Văn Giai Phẩm” tạiHà Nội do Bộ Công an và Công an Hà Nội quản lý, khoảng 170 người(36). Số bịxử lý nặng khoảng gần 100 người, còn “số bị đưa vào danh sách để phân loại xửlý tính trên toàn miền Bắc ở tất cả các lĩnh vực phải tới hàng ngàn”(37).

Người nặng thì bị đi tù, nhẹ hơn thì đi cải tạo lao động trong vòng từ ba đến sáutháng tại các nhà máy, nông trường, hợp tác xã. Một số văn nghệ sỹ phải cư trúlâu dài tại các địa phương như Hoàng Tố Nguyên, Nguyễn Bính, Hải Bằng, TrầnLê Văn, Nguyễn Khắc Dực… Đầu năm 1961, Phùng Cung bị bắt, do: “Tiếp tụcsáng tác các truyện ngắn có nội dung bất mãn, chống đối, phản động”. Lê Đạt gọithời kỳ “hậu Nhân Văn” là những ngày “khôn ngoan không dám làm người”.Phần lớn các nạn nhân, vốn là những văn nhân tài hoa, đều phải cúi đầu, tự mìnhviết bài xỉ vả mình(38). Họ được ở lại Hà Nội và sau một thời gian lao động phầnlớn được trở lại hành nghề. Cũng có những nhà văn, nhà thơ bỏ về rừng như HữuLoan, Nguyên Hồng. Nhưng, cái giá mà họ và gia đình họ phải trả là vô cùng đau đớn.

Theo Nguyên Ngọc: “Sau một đêm, Nguyên Hồng vứt hết chức tước, tem phiếu,đưa gia đình về định cư ở vùng Yên Thế. Ông nói: tao không chơi được vớichúng mày nữa”. Hữu Loan bỏ Hà Nội về quê Thanh Hoá. Từ đó, tác giả bài thơMàu Tím Hoa Sim đi thồ đá, người vợ hiền của ông vừa cày hai sào ruộng vừaxay bột làm bánh. Ba người con trai lớn thì hàng ngày phải dậy từ ba giờ sáng,kéo ba chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách hai cây số bán rồi mớiăn vội bát cơm độn để chạy bộ bảy cây số đi học. Vì lý lịch cha mẹ mà một ngườicon của Hữu Loan thi đạt điểm du học nước ngoài vẫn không được đi, nhữngngười con khác của ông cũng không ai được vào đại học.

Tố Hữu gọi Văn Cao, tác giả của Quốc Ca, là một đảng viên mang “chủ nghĩa cánhân”, “chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng chính trị đối địch và đường lối vănnghệ tư sản truỵ lạc, đã câu kết và tích cực giúp sức cho bọn phá hoại hoạt động,làm ‘tay trong’ cho chúng”(39). Tháng 11-1959, Văn Cao “được phân công dịchsách tại garage Hội Nhà văn cùng với Lê Đạt, Phùng Cung, Nguyễn Khắc Dực”.Năm 1960, có hai lần ông bị đưa đi cải tạo lao động tại khu gang thép TháiNguyên, tháng 8 ốm nặng, được về. Từ đó, sống âm thầm tại Hà Nội bằng nghềdịch sách và tô ảnh màu, đứng ngoài mọi sinh hoạt văn nghệ chính thống”40.

“Văn Cao bị một ám ảnh là luôn luôn thấy có người theo dõi. Tâm trạng bệnh tật.Càng ngày càng bất mãn”(41). Ngày 18-10-1959, Nguyễn Huy Tưởng gặp VănCao: “Khổ vì tập Vạch Mặt Nhân Văn nêu tên Văn Cao từ đầu chí cuối. Bị thànhkiến. Trong khi đó thì ốm, chỗ dạ dày bị mổ thỉnh thoảng lại đau… Phải nuôi mẹgià và một em. Khổ nhất là có một đứa con mới đẻ, lao. Tốn vào đó. Không điđâu được. Rơm rớm nước mắt nói: vợ lại chửa. Vẫn phải đi làm để nuôi thân. VănCao phải ở nhà ẵm con. Bấn không đi đâu được. Lo cái chết trước mặt. Thấy cónhiều khả năng để làm việc, và thấy phải làm việc, làm một cái gì. Suốt ngày đánh đàn. Nhưng khuya, vợ hét”(42).

Tác giả của những câu thơ:

“Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu…”

Ông Phùng Quán, đã phải mất hai thập kỷ sống bằng “cá trộm, văn chui, rượu lủi”, có lúc đã định tự sát, không dám làm đám cưới vì không có tiền và vì…không ai dám in tên một “tên Nhân Văn” lên… thiệp cưới.

Nguyễn Hữu Đang được coi là người Việt Nam duy nhất không hề nếm mùi“chiến tranh chống Mỹ”. Ông bị bắt từ năm 1958, bị đưa lên một nhà tù ở tận HàGiang cho đến năm 1973. Năm 1930, Nguyễn Hữu Đang cũng từng bị thực dânPháp bắt khi hoạt động trong Hội Sinh viên thị xã Thái Bình, một tổ chức củaThanh niên Cách mạng Đồng chí Hội(43). Khi đó, ông thoát án giam vì chưa tớituổi thành niên. Nhưng sau “Cách mạng”, ông đã bị tù đày không một ngày ân xá.

Năm 1973 ra tù, Nguyễn Hữu Đang bị đưa trở lại quê cũ Thái Bình, làm ruộng. Giữa thập niên 1985, ông lại bị bắt và bị tạm giam bốn tháng vì “tự tiện sang Nam Định không có giấy đi đường, đến nhà một đối tượng mà công an đang theo dõi”(44). Nguyễn Hữu Đang – người xây đài Độc lập, để trong ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đứng trước nhân dân tuyên ngôn về tự do – kể từ khi được tạm tha, được “sống trong trại lợn của hợp tác xã”.

“Tội” của Nguyễn Hữu Đang là đã đích thân bán từng bộ áo quần lấy tiền để nhóm Nhân Văn ra báo (45) đăng những ý kiến tâm huyết đề nghị Đảng xây dựng một nền pháp trị thay cho đảng trị; đề nghị nhà nước “cần phải chính quy hơn”(46).

Thời hoạt động công khai, Nguyễn Hữu Đang từng “ăn vận sang trọng như công tử loại một của Hà thành, thắt cà vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện, có thể đến bất kì một nhà tư sản Hà Nội giàu có nào, vay vàng, tiền cho cách mạng mà những người trao vàng, tiền cho anh đều không đòi hỏi một thứ giấy tờ gì” (47). Nguyễn Hữu Đang của năm 1988, khi Phùng Quán đến Thái Bình thăm, không vợ, không con, không cửa không nhà, rách rưới và tiều tuỵ (48).

Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” từ lâu bị coi như là một vụ án văn chương và gần như chỉ có số phận các nạn nhân nhà văn là được quan tâm. Trong khi đó, theo Đại tá Thái Kế Toại: “Các đợt học tập chỉnh huấn tại các trường Sư phạm và Tổng hợp Hà Nội các Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Trần ĐứcThảo cũng bị đưa ra cho giáo viên và sinh viên đấu tố, bị miễn nhiệm thôi giảngdạy. Ngoài ra còn nhiều người khác cũng chịu kỷ luật như Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc, Cao Xuân Huy. Một số sinh viên cũng bị kỷ luật như Bùi Quang Đoài (Thái Vũ), Văn Tâm, Phan Kế Hoành, Hà Thúc Chỉ”.

Trong thập niên 1950, đại học Việt Nam có được những trí thức ưu tú nhất củanền giáo dục Pháp. Giáo sư Hoàng Tuỵ đang dạy toán ở Đà Nẵng đã ra Việt Bắcchỉ vì nghe ở đó có nhà toán học Lê Văn Thiêm bỏ Pháp về Việt Nam theo khángchiến. Nhiều sinh viên, giảng viên đại học chỉ mong được nhìn thấy những tríthức tên tuổi như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo.

Mô hình tự chủ đại học được Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Trương Tửu chủtrương từ rất sớm. Người đứng đầu ngành đại học lúc đó là Tạ Quang Bửu muốnxây dựng một nền đại học tạo cơ hội như nhau cho mọi người nhưng từ chối thêmđiểm vào đại học cho giai cấp công, nông. Quan điểm của ông bị phê phán là“tinh hoa chủ nghĩa”. Chỉ vì ủng hộ những quan điểm này mà Giáo sư Hoàng Tuỵđã bị kiểm điểm tới…tám mươi cuộc.

Sau những cuộc đấu tố liên miên đó, nhiều giáo sư như Trần Đức Thảo, Lê VănThiêm đã luôn bị tự kỷ ám thị. Đêm đêm, Giáo sư Trần Đức Thảo vẫn nằm dướigậm giường vì sợ. Còn Nguyễn Mạnh Tường thì từ năm 1958 không những bịtước hết mọi chức vụ mà hơn ba mươi lăm năm, vị luật sư tài ba có hai bằng tiếnsỹ Pháp ấy và gia đình đã phải sống trong đói khát.

Năm hai mươi hai tuổi, Nguyễn Mạnh Tường đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩluật tại Đại học Montpellier. Một tháng sau, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩvăn chương. Khi Nguyễn Mạnh Tường “vinh quy”, người Pháp đã gặp và gợi ýđưa ông vào làm thượng thư trong Triều Bảo Đại nhưng ông từ chối.

Những người như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo có thể đã trở thànhnhững trí thức được sủng ái nếu như không lên tiếng phê bình những sai lầm củachế độ(49).

Lúc còn học ở trường Albert Sarraut, Trần Đức Thảo đã để lại không ít huyềnthoại về sự thông minh. Ông đỗ tú tài triết học năm 1935, và năm sau ông đỗ đầutrong kỳ thi vào trường Normale Superieure của Pháp. Trần Đức Thảo tốt nghiệpthạc sĩ triết học hạng nhất tại Pháp năm 1942, khi mới hai mươi lăm tuổi. Ôngđược nhiều thế hệ trí thức Việt Nam ngưỡng mộ từ huyền thoại “kết thúc cuộctranh luận với nhà hiện sinh Jean-Paul Sartre trên thế thắng”.

Sau Hội nghị Fontainebleau, Hồ Chí Minh đã tìm gặp và đề nghị Trần Đức Thảovề Việt Nam. Cuối 1951, sau khi lấy xong tiến sỹ, vì say mê chủ nghĩa Marx,Trần Đức Thảo đã về nước theo hành trình Paris – London – Praha – Moscow -Bắc Kinh – Tân Trào. Thế nhưng, khi cùng tham gia viết về dân chủ trên báoNhân Văn, Trần Đức Thảo đã bị Tố Hữu xếp chung với “bọn gián điệp, phảnđộng”(50). Báo Nhân Dân sau đó đã đăng nhiều bài báo bôi nhọ ông(51).

Cho dù đã phải “khấu đầu tạ tội”(52) trên báo Nhân Dân, Trần Đức Thảo vẫn bị“đưa ra khỏi biên chế” nhà nước, phải “cải tạo tư tưởng” bằng nhiều tháng đi laođộng ở Tuyên Quang, phải đi chăn bò ở nông trường Ba Vì. Đã có những lúc triếtgia nổi tiếng Paris này phải đi vác từng bao bột mì để nhận lại vài ổ bánh màsống(53).

Những người ưu tú nhất bị đặt ra ngoài cuộc như Lê Văn Thiêm, Nguyễn MạnhTường, Trần Đức Thảo. Con cái các nhà tư sản, địa chủ, con cái của những ngườibị chế độ coi là có vấn đề đều không được vào đại học. Nhưng nền giáo dục sauCách mạng tháng Tám 1945 không chỉ chịu những tổn thất ấy. Sau vụ án NhânVăn-Giai Phẩm, nhiều thế hệ sinh viên, học sinh Việt Nam đã được dạy dỗ trongmột nền giáo dục gần như chỉ biết vâng lời. Nền văn học, nghệ thuật, báo chí vàtinh thần tự do vừa mới định hình hồi cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940,đang khao khát trưởng thành thì nhận được “vết chém ngang lưng”(54). Chính trịvà các tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa bắt đầu ngự trị các chương trình giảngdạy văn chương, nghệ thuật. Những giá trị căn bản của người Việt Nam không chỉbị phá vỡ ở “thượng tầng”, từ trong từng ngõ ngách làng xã, trong mỗi gia đìnhcũng đã nhận được biết bao bi kịch.

Miền Nam “giải phóng”
Thật khó có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra cho miền Bắc Việt Nam nếu nhưkhông có sự kiện 30-4-1975. Cuộc chiến được nói là để giải phóng miền Nam đãthực sự mở mắt cho người dân miền Bắc. Tuy chính quyền miền Nam tìm mọicách để hạn chế báo chí đối lập, nhưng Sài Gòn trước ngày 30-4 vẫn là một nơicó luật pháp để phục vụ quyền tự do ngôn luận.

Những tờ tạp chí in bốn màu, những bộ tiểu thuyết diễm tình, đồng hồ Seiko, máynghe nhạc cassette, akai, tivi, tủ lạnh và những con búp bê biết khóc được các anhbộ đội đưa về đã đánh thức nhu cầu văn hoá của người dân miền Bắc. Miền Nambắt đầu có vô tuyến truyền hình từ năm 1965, trước miền Bắc hơn một thập niên.Nhưng điều quan trọng là các chương trình phát thanh, truyền hình ở miền Namđược phát đi một cách đa dạng và phong phú.

Công cuộc giải phóng nào cũng phải mất thời gian. Những chuyển động của điệnảnh, sân khấu, văn chương, báo chí không xuất hiện ngay sau 1975, nhưng nó âmỉ từ bên trong, thay đổi dần dần và căn bản.

Có lẽ vì sự thay đổi chế độ ở Sài Gòn trong ngày 30-4-1975 được tiến hành bằngnhững chiếc tăng T54 thay vì bằng một hiệp định đình chiến như Hà Nội vào năm1954; cũng có lẽ bởi người Sài Gòn đã học được bài học “Nhân Văn Giai Phẩm”;nên, kể từ ngày 30-4-1975, không hề có bất cứ một nhà xuất bản, một tờ báo tưnhân nào còn hoạt động, cho dù ở Sài Gòn trước đó có hơn hai mươi tờ nhật báo,hàng trăm tạp chí và nhà xuất bản. Một số lớn văn nghệ sỹ, đội ngũ báo chí SàiGòn kịp di tản trước khi quân đội miền Bắc kéo vào. Số ở lại cho dù không phảiđi cải tạo thì sự nghiệp của nhiều người cũng coi như chấm dứt.

Ngày 23-4-1975, Tố Hữu thay mặt Ban Bí thư điện vào Trung ương Cục: “Đềnghị các anh cho chuẩn bị khẩn trương để kịp ra báo Cờ Giải Phóng ngay từ đầukhi mới giải phóng Sài Gòn”(55). Tuy tờ Cờ Giải Phóng sau đó không ra kịpngày “Sài Gòn giải phóng”. Nhưng, không chỉ có hai phát thanh viên mặc quânphục xuất hiện trên đài truyền hình vào tối 1-5-1975, một thế hệ những người viếtmặc áo lính, theo các cánh quân từ R kéo về hoặc từ miền Bắc lần lượt được điềuvào, đã “cách mạng triệt để” nền báo chí Sài Gòn, nền báo chí đã có tờ báo đầu tiên từ 110 năm trước đó.

Ngày 1-5-1975, ông Võ Văn Kiệt triệu tập một nhóm cán bộ tuyên huấn, báo chígồm Tô Hoà, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Thành Lê,… đến trường Petrus Ký, nơiĐảng uỷ Đặc biệt của Uỷ ban Quân quản Sài Gòn đang tạm đóng. Cuộc họp điđến thống nhất, Đảng bộ Thành phố sẽ ra một tờ báo lấy tên là Sài Gòn GiảiPhóng. Tuyên huấn Trung ương Cục tạm thời làm “chủ quản”. Lê Điền, một cánbộ của báo Nhân Dân, làm tổng biên tập. Nguyễn Thành Lê phụ trách nội dung.

Ngày 5-5-1975, Sài Gòn Giải Phóng ra số đầu tiên, chủ yếu đăng lại những mệnhlệnh của Uỷ ban Quân quản. Sau mười hai số báo đầu tiên, Sài Gòn Giải Phóngđược giao về cho Thành uỷ. Tổng biên tập thứ hai của báo là ông Võ Nhân Lý,thường gọi là Bảy Lý, một người tâm phúc của ông Nguyễn Văn Linh, có nhiềunăm làm phó cho ông Linh ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. Ngoài truyềnhình và phát thanh, báo chí cách mạng xuất bản tại Sài Gòn ngay sau 30-4-1975còn có: Giải Phóng, một tờ báo đã từng được in ấn ở Chiến khu D, Phụ Nữ ThànhPhố, 17-5-1975, Công Nhân Giải Phóng, 28-7-1975, Tuổi Trẻ, 2-9-1975. Đội ngũvăn nghệ sỹ, báo chí từ Việt Bắc trở về Hà Nội năm 1954 và tạo ra một phongtrào “Nhân Văn” gồm những người trở về từ một cuộc chiến tranh giành độc lập,tiếp tục khát vọng dân chủ tự do. Còn đội ngũ từ R hoặc từ miền Bắc trở về Namnăm 1975 đã thấm nhuần chủ nghĩa Marx-Lenin. Đúng như Tố Hữu viết trongcông điện ngày 23-4-1975, họ là một thế hệ “cán bộ viết báo”(56).

Về Sài Gòn, nhiều người trong số những “cán bộ viết báo” ấy tiếp tục làm báovới tư thế của những người chiến thắng. Những người chiến thắng chưa muốnchấm dứt cuộc chiến “ai thắng ai” với “nguỵ quân, nguỵ quyền”, với “tư sản mạibản”, và các “tàn dư của chế độ cũ”. Nhiều báo vẫn lấy những bài vở được sảnxuất từ bộ máy tuyên huấn R(57).

Sau khi các tờ báo quốc doanh đã hoạt động ổn định, Bí thư Đảng uỷ Đặc biệt Uỷban Quân quản Võ Văn Kiệt triệu tập một cuộc họp, nêu yêu cầu: “Thành phố cầnphải cho ra một số tờ báo tư nhân”. Theo ông Tô Hoà, người phụ trách nội dungtừ số 13 của tờ Sài Gòn Giải Phóng: “Kể từ khi từ miền Bắc trở về, tôi chưa từngnghĩ là mình lại có báo tư nhân, nhưng tư tưởng của Sáu Dân là như vậy. Trungương Cục và Thành uỷ bàn tới, bàn lui cuối cùng quyết định sẽ cho ra ba tờ báotư nhân: một tờ sẽ giao cho nhóm Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, một tờ giaocho ông Nam Đình, tờ thứ ba lúc bấy giờ chưa biết giao cho ai cả”(58).

Cho tới lúc đó, ông Võ Văn Kiệt và những đồng chí khác của ông như NguyễnVăn Linh, Trần Bạch Đằng chưa thực sự làm việc trong môi trường xã hội chủnghĩa. Sự nghiệp của họ là vận hành cuộc chiến tranh ở miền Nam cả bằng đấutranh võ trang và đấu tranh chính trị, bao gồm cả những công cụ như biểu tình,báo chí. Họ hiểu khá rõ sự khác biệt giữa các nhóm dân chúng miền Nam đối vớichế độ mới và nhận thức được vai trò của báo chí trong việc thuyết phục các tầnglớp dân chúng ủng hộ công cuộc của những người cách mạng. Theo ông Võ VănKiệt: “Ý tưởng cho ra báo tư nhân được anh Lê Đức Thọ và anh Lê Duẩn ủnghộ”.

Thế nhưng phía “tư nhân” lại không nồng nhiệt đón nhận sáng kiến này. NhómNgô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba vốn là những nghị sỹ đối lậpvới chính quyền Sài Gòn thì nhận lời. Trong khi đó Nam Đình, một “Việt Cộngnằm vùng”, thì từ chối. Theo ông Tô Hoà: “Nam Đình giải thích: tôi, chính trịkhông biết, làm báo kiểu này trên đe dưới búa thôi!”. Ông Tô Hoà nhận xét:“Nam Đình chỉ cần nói thế đủ thấy ông ta hiểu chế độ mới và rất cáo già về chính trị”.

Ba tháng sau, chính quyền thuyết phục được hai nhóm nhân sỹ nhận giấy phép rabáo tư nhân: Nhóm linh mục khuynh tả Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, làm tờ ĐốiDiện trước 1975, nhận Giấy phép số 01(59), ngày 4-7-1975, ra tờ bán nguyệt sanĐứng Dậy. Cùng ngày 4-7-1975, nhóm linh mục Trương Bá Cần, Huỳnh CôngMinh nhận Giấy phép số 02, ra tờ Công Giáo & Dân Tộc. Phải tới ngày22-7-1975, nhóm dân biểu đối lập Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, mới nhậnGiấy phép số 03 ra tờ Tin Sáng.

Ông Hồ Ngọc Nhuận nhớ lại: “Tôi và Ngô Công Đức gặp nhau sớm. Chúng tôicũng rất bối rối vì tình hình mới chưa hiểu sẽ như thế nào. Nhưng, đích thân ôngVõ Văn Kiệt gặp nói: Anh Sáu Thọ cũng rất sốt ruột”. Theo ông Nhuận: “Khitình hình chưa ổn định, chính quyền muốn có một tờ báo được lòng quần chúngmà thân mấy ổng. Tôi hỏi: làm thì làm như thế nào? Trần Bạch Đằng bảo: làm ynhư cũ”.

Đúng như nhận xét của Giáo sư Trần Văn Giàu: “Các anh làm báo cộng sảnnhư… cộng sản”. Ngay từ những ngày đầu, Tin Sáng đã hăng hái tham gia các“chiến dịch” như tập trung cải tạo, đổi tiền và đánh tư sản mại bản. Đặc biệt,tháng 9-1975, Hồ Ngọc Nhuận được đưa ra Hà Nội trong “Đoàn đại biểu miềnNam dự Hội nghị Hiệp thương Thống Nhất”. Khi trở về, trong bài Đi Thăm MộtLàng Quê Miền Bắc, ông Nhuận viết: “Chúng tôi tin rằng, độc lập dân tộc vàthống nhất tổ quốc phải được gắn liền với chủ nghĩa xã hội”(60).

Chủ nghĩa xã hội là một thực thể chỉ có thể hiểu được một cách đầy đủ bằng sựtrải nghiệm. Nếu nhà văn Pháp có khuynh hướng cộng sản, A. Gide (1869-1951),năm 1936 không tới Liên Xô thì có thể ông đã không viết sách chỉ trích Liên Xô.Nếu Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Ngọc Lan không làm báo sau 1975 thì không thểhiểu đầy đủ “tự do báo chí” dưới thời Cộng sản.

Trước năm 1975, trong mười năm, có 360 lần tờ Tin Sáng bị tịch thu báo, sáu lầnbị đóng cửa. Nhưng, cho dù hà khắc, Sài Gòn vẫn là một chế độ có luật pháp.Những bài báo có khuynh hướng ủng hộ Mặt trận Giải phóng và chống Mỹ có thểbị kiểm duyệt. Nhưng một nhà báo thường viết cho không chỉ một tờ và các chủbáo, đặc biệt là các chủ báo chính trị như Hồ Ngọc Nhuận, thường có đôi ba tờbáo, nên chính quyền thu tờ này thì viết lên tờ kia phản đối.

Năm 1969, khi Hồ Chí Minh từ trần, ngay giữa Sài Gòn, tờ Đất Nước dám ra mộtsố riêng cho “người nằm xuống”, với tất cả các bài viết trong đó đều nói về HồChí Minh, “kẻ thù” của chính quyền miền Nam. Sau Hiệp định Paris, linh mụcTrương Bá Cần còn có thể cho đăng trên tờ Đối Diện bài viết “Hai mươi năm xâydựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”. Còn Giáo sư Nguyễn Văn Trung thì viết trêntờ Đất Nước: “Cộng sản, người anh em của tôi”. Tháng 3-1975, trên tờ Đối Diện,hai vị Linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan dám vẽ bản đồ Việt Nam, đánhdấu những nơi đã nằm trong tay quân miền Bắc rồi chú thích:

“Này anh em ơi
Quốc gia đến ngày giải phóng”(61).

“Giải phóng” xong, đội ngũ làm báo từ trước 30-4-1975 bắt đầu tan tác: một sốkịp di tản, một số bị đưa đi cải tạo hoặc bị bắt do tham gia các “tổ chức phảnđộng”, số có may mắn được làm báo như Đối Diện, Tin Sáng chỉ chiếm một phầnrất nhỏ nhoi. Những người làm báo chí, phát thanh, truyền hình quân đội nhưPhan Lạc Phúc, Tô Thuỳ Yên phải đi cải tạo từ mười đến mười ba năm. Nhà báoTrần Tuấn Nhậm, một trong những người chủ trương làm tờ Trình Bầy, năm1971, khi ra tranh cử nghị sỹ đã dùng khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” với tranhminh hoạ hình Nixon vẽ râu Hitler. Năm 1979, ông Nhậm vượt biên nhưng bị bắt,và sau đó chết trong trại giam Bến Sắn.

Nhà báo Nguyễn Khắc Nhân, thư ký tờ Tiền Tuyến, chỉ phải đi cải tạo một nămnhờ có anh rể là Trưởng ban Tuyên huấn Thành uỷ Trần Trọng Tân. Nhưng khivừa từ trại về, ông Nguyễn Khắc Nhân đã được anh rể lấy tình thân nói thẳng:“Cậu làm tờ báo phản động nhất miền Nam, cậu không thể nào làm báo dưới chếđộ này được”.

Chính quyền mới không có chế độ kiểm duyệt báo chí. Thậm chí khi Tin Sánglàm công văn xin Ban Tuyên huấn đưa người tới viết xã luận và duyệt bài, chínhquyền cũng không thèm cử người. Trong khi đó, Thành uỷ lại còn “chăm sóc vềvật chất rộng rãi hơn” so với nhiều ngành nghề hoạt động khác: “Riêng về xăng,ta đã cung cấp cho họ mỗi quý hơn 7.000 lít năm 1979, và 5.650 lít năm1980”(62).

Nhưng, trong nội bộ tờ báo, an ninh đã cài vào không ít đặc tình(63). Trong mộtbáo cáo gửi “anh Sáu Dân, anh Chín Đào”, Văn phòng Thành uỷ đã yêu cầu: “Cơquan an ninh cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ chặt chẽ hơn và tinh tế hơnnữa, để nắm chắc mọi hoạt động của các đối tượng trọng điểm trong TinSáng”(64). Nhiều bài viết của tờ báo này bị phát hiện ngay khi chưa kịp lênkhuôn.

Tư Trời Biển Ngô Công Đức trước 1975 dám viết bài đả kích tổng thống ViệtNam Cộng hoà. Cũng Tư Trời Biển ấy, năm 1979, chỉ định viết bài cho báo Tếtnhân danh bà hàng xóm ước mong: “Ngày mồng Một ra đường được gặp một nụcười xuân, Nụ cười xuân nở trên môi anh cảnh sát”(65), đã lập tức bị “đặc tình”tố cáo. Ngày 11-1-1979, Phòng An ninh Bảo vệ Cơ quan Văn hoá PA 25 đã gửicông văn khẩn lên Thành uỷ, “yêu cầu xử lý”(66) Tư Trời Biển vì cho rằng bàibáo ám chỉ “xã hội ngày nay mất cả nụ cười”.

Năm 1978 tờ Đứng Dậy phải đóng cửa(67). Cuộc chơi báo tư nhân còn kéo dàitới năm 1981. Nhưng, Hồ Ngọc Nhuận thừa nhận không làm báo ở đâu căngthẳng như làm báo trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Khác với bán nguyệt san Đứng Dậy, Tin Sáng là tờ nhật báo có lượng độc giả lớnnhất tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ. Bạn đọc của Tin Sáng là một tầnglớp công chúng mà chính quyền vừa e ngại vừa muốn chinh phục. Tháng 4-1981,tại Hội nghị Công tác Tư tưởng toàn quốc, Lê Đức Thọ nêu một số dấu hiệu đánglo trên tờ Tin Sáng.

Ngày 23-4-1981, Văn phòng Thành uỷ dự thảo một bản báo cáo để ông Võ VănKiệt gửi Trung ương(68). Cho đến lúc này, ông Võ Văn Kiệt và Thành uỷ vẫnmuốn “tiếp tục duy trì tờ Tin Sáng với bề ngoài như hiện nay để phục vụ mộtcách có lợi nhất cho yêu cầu chính trị của ta nhằm tuyên truyền tác động một cáchcó hiệu quả vào một số đối tượng quần chúng mà một tờ báo Đảng công khaithâm nhập vào khó hơn, ít tác dụng hơn”(69).

Tuy nhiên, ngay trong báo cáo ngày 23-4-1981, Thành uỷ đã lo rằng: “Hoạt độngcủa họ bộc lộ ý thức gây ảnh hưởng, tạo thế chính trị trong trí thức, nhân sĩ, Việtkiều và cả trong một số cán bộ trí thức của ta”. Cũng trong năm 1981, lực lượngCông đoàn Đoàn kết liên tục tổ chức biểu tình ở Ba Lan, cho dù quân đội Ba Lanđã bỏ tù hàng nghìn người trong đó có Lech Walesa và thiết quân luật trên toànquốc. Sự kiện Công đoàn Đoàn kết đã đặt Hà Nội trong một sự cảnh giác cao độhơn. Thường vụ Thành uỷ sợ rằng: “Nếu có tình hình đột biến do địch gây ra, thìTin Sáng có thể gây tác hại, vì những người cầm đầu này chưa phải là người đãnhập cuộc với chế độ ta, tuy họ có thể viết nhiều bài ca ngợi chế độ, ca ngợi chủnghĩa xã hội”(70).

Tháng 6-1981, ông Võ Văn Kiệt đi Hà Nội. Sau khi gặp trực tiếp Tố Hữu và ôngTrường Chinh, ông Kiệt nhận rõ “thái độ với Tin Sáng” của Trung ương là rõràng và ý kiến “chấm dứt hoạt động Tin Sáng” của ông Trường Chinh phải đượchiểu là một quyết định thay vì một lời gợi ý. Sáng sớm ngày 29-6-1981, ông VõVăn Kiệt cho mời ban lãnh đạo Tin Sáng lên gặp. Ngô Công Đức và Dương VănBa đi. Ông Kiệt nói ngắn gọn: “Các anh ở Hà Nội có ý là Tin Sáng nên ngưng.Nhưng, ngưng ngay hay kéo dài thêm một tháng để chuẩn bị dư luận thì các anhTin Sáng cho ý kiến”. Cả Dương Văn Ba và Ngô Công Đức lập tức đồng ý ngưngngay. Hồ Ngọc Nhuận khi nghe báo lại cũng tán thành. Sau gần sáu năm làm báocộng sản cả ba đã vô cùng mệt mỏi. Trong một hội nghị cán bộ, diễn ra ngaytrong sáng 29-6-1981, sau khi thừa nhận những đóng góp của Tin Sáng, ông VõVăn Kiệt giải thích: “Chúng ta đã xác định kinh tế còn năm thành phần, nhưngvăn hoá chỉ có một là văn hoá dân tộc và xã hội chủ nghĩa. Đã đến lúc tất cảnhững tiếng nói đều phải là tiếng nói yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội để chiến đấuvà chiến thắng, không có tiếng nói khác được”(71).

Trong “Thư gửi bạn đọc”, đăng trong số báo “hoàn thành nhiệm vụ” ra ngày30-6-1981, Ngô Công Đức viết: “Chia tay, bạn đọc cũng như anh chị em TinSáng đều có những ngậm ngùi của tình cảm. Nhưng chia tay ở đây để sẽ còn gặplại ở một vị trí mới, trong cái chiến tuyến chung của tổ quốc xã hội chủ nghĩa củachúng ta”(72). Trong các “công điện mật” trao đổi giữa Thường vụ Thành uỷ vàBan Bí thư sau ngày 29-6-1981, chính quyền tỏ ra hài lòng với phản ứng củanhững người làm Tin Sáng(73).

Tờ báo bị đóng cửa nhưng đội ngũ nhà báo giàu kinh nghiệm ở đó đã được ôngVõ Văn Kiệt thu xếp đưa về các tờ báo của Thành phố như Tuổi Trẻ, Phụ Nữ vàcả tờ Sài Gòn Giải Phóng. Họ đã trở thành nòng cốt trong việc tạo ra một môitrường báo chí thực sự trong các tờ báo của Sài Gòn, đặc biệt là tờ Tuổi Trẻ(74).Trước đó, trong văn học, nghệ thuật cũng đã âm thầm chuyển động. Trong nhữngthời khắc bị đưa tới tận cùng, lịch sử, tự thân nó, lại thai nghén những nhu cầuthay đổi. Cuối thập niên 1970 trí thức, văn nghệ sỹ miền Bắc bắt đầu suy ngẫm vềnhững giá trị mà họ có thể tiếp cận ở miền Nam, qua sách báo, tivi, tủ lạnh. Trongkhi tại Sài Gòn, Vũ Hạnh, Trần Trọng Đăng Đàn, Thạch Phương, Trần VănGiàu…(75) viết sách, viết báo, lăng mạ văn nghệ sỹ miền Nam thì ở miền Bắc,thanh niên bắt đầu tìm đọc các tác phẩm của họ. Từ trước khi chiến tranh kếtthúc, nhiều nhà văn miền Bắc đã thay đổi cách nhìn hiện thực và có không ítngười cảm thấy xấu hổ với những trang viết của mình.

Năm 1969, khi viết Dấu Chân Người Lính, thông qua bi kịch của một nhân vật làđại đội trưởng Việt Cộng yêu một phụ nữ từng có chồng là “lính nguỵ”, NguyễnMinh Châu đã nhận ra, có những vùng “đất giải phóng” nhưng con người vẫnkhông được giải phóng. Năm 1972, khi viết Lửa Từ Những Ngôi Nhà, NguyễnMinh Châu cảnh báo: một người hùng trong chiến tranh, khi trở về có thể thànhngười đốn mạt!

Cũng trong năm 1972, Hoàng Cát viết Cây Táo Ông Lành; Nguyễn Đỗ Phú viếtMột Đêm Đợi Tàu, đưa ra một cách tiếp cận khác về chiến tranh. Năm 1974, NgôVăn Phú có Sẹo Đất, Vũ Tú Nam có Cảm Hứng, Nguyễn Khải có Đối Mặt và đặcbiệt Phạm Tiến Duật có Vòng Trắng, với những câu thơ mô tả chiến tranh thậthơn:

“Khói bom lên trời thành những vòng đen
Và dưới mặt đất sinh ra bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
Khăn tang trên đầu như một số không”.

Ở thời điểm này, những tác phẩm đó đã bị coi là có “không khí nhân văn mới”.Cách mô tả nông thôn miền Bắc qua câu chuyện của hai người lính trong MộtĐêm Đợi Tàu đã bị Trường Chinh phản ứng. Hoàng Cát khốn khổ vì Cây TáoÔng Lành. Lành là bí danh của Tố Hữu còn cây táo, thì ai đã từng học phổ thôngở miền Bắc cũng đều biết cây táo đầu nhà Tố Hữu lúc nào cũng “rung rinh quảngọt”. Cám cảnh trước sự bầm dập của Hoàng Cát – một thương binh cụt chân,các đồng nghiệp của ông đã nhắn Tố Hữu bằng thơ:

“Hoàng Cát không làm gì hung
Anh Lành chớ gây điều dữ”.

Phạm Tiến Duật khi ấy, đang được “cơ cấu” làm lãnh đạo và đang nổi như cồnvới những bài thơ viết về Thanh niên xung phong, về “tiểu đội xe không kính”, đãbị theo dõi và có nguy cơ bị bắt. May mắn cho họ là Chiến thắng 30-4-1975 đãmang tới niềm vui như thác lũ cho các nhà lãnh đạo để “lỗi lầm” của các vănnghệ sỹ tạm được quên đi. Nhưng đấy là một sự thức tỉnh chứ không chỉ là nhữngphút giây xúc động. Tiểu thuyết Những Người Đi Từ Trong Rừng Ra và tập tiểuluận Trang Giấy Trước Đèn của Nguyễn Minh Châu xuất bản sau năm 1975 bắtđầu cho thấy một cái nhìn mới. Ông cho rằng: “Lâu nay ta viết về chiến tranhkhông thật. Ta không viết cái thực sự xảy ra mà viết cái ta muốn nó xảy ra”.

Năm 1979, khi lý luận hoá ý kiến của Nguyễn Minh Châu trong tiểu luận Về MộtĐặc Điểm Văn Hoá Nước Ta, nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến đã gọiđiều mà Nguyễn Minh Châu phê phán là “chủ nghĩa hiện thực phải đạo”. Bài viếtcủa Hoàng Ngọc Hiến bị đánh tơi bời, vẫn bởi những “công cụ” mà Tố Hữu đã sửdụng thời “Nhân Văn”. Hoàng Ngọc Hiến bị coi là “đã xúc phạm đến máu, đếnmột nền văn học xây bằng máu đấu tranh cho độc lập tự do”. Cũng trong năm1979, đời sống văn nghệ xôn xao trước bản “Đề dẫn” của Nguyên Ngọc. KhiNguyên Ngọc, một nhà văn quân đội đeo quân hàm đại tá, được đưa về trườngNguyễn Ái Quốc, ông lọt vào “mắt xanh” của Tố Hữu. Ở thời điểm này, Tố Hữucó ý định thay thế số lãnh đạo nhà văn từng lập công thời “Thái Hà ấp” như ChếLan Viên, Nguyễn Đình Thi bằng một thế hệ nhà văn “trưởng thành qua chiếntranh”. Nguyên Ngọc, người có mười ba năm ở chiến trường miền Nam, đượcchọn.

Tháng 11-1978, ông được đưa về làm phó tổng thư ký kiêm bí thư Đảng-ĐoànHội Nhà văn. Nguyên Ngọc gần như chắc chắn có một “ghế” ở Trung ương nếuông thuận theo cơ cấu của Tố Hữu. Nhưng, chưa đầy hai tháng sau khi NguyênNgọc nhận chức, kế hoạch này đã phá sản vì bài phát biểu về sau gọi là bản “Đềdẫn” do Nguyên Ngọc đọc tại hội nghị đảng viên của Hội Nhà văn bàn về sángtác, tổ chức tại Hà Nội ngày 10-3-1979.

Trong bài “Đề dẫn” này, sau khi đánh giá lại chặng đường gần hai mươi năm củavăn học Việt Nam là khá mờ nhạt, Nguyên Ngọc cho rằng sở dĩ có sự “chậm trễ,thô thiển” kéo dài là do: “Phê bình, lý luận đã dung tục hoá mối quan hệ giữahiện thực và văn học, tuyệt đối hoá hiện thực, và kết quả là buộc văn học phảikhiếp nhược trước hiện thực, người nghệ sĩ phải khiếp nhược trước đời sống. Nhưvậy thực chất là nó phủ nhận khả năng cải tạo trở lại hiện thực của con người, củavăn học. Nó hạ thấp văn học xuống thành một sự sao chép hiện thực, coi giá trịvăn học cao nhất là làm sao cố sao chép cho đúng nguyên hiện thực”. Cũng phêphán “chủ nghĩa hiện thực phải đạo”, nhưng Nguyên Ngọc đã vượt qua NguyễnMinh Châu và Hoàng Ngọc Hiến khi chỉ ra căn nguyên của nền văn học xoay xởdưới trần “thượng tầng kiến trúc” của chủ nghĩa cộng sản.

Không phải tự nhiên mà Nguyên Ngọc kêu gọi trong văn học phải nhận thấy “sốphận con người”. Ông thừa nhận là đã nghĩ tới bản “Đề dẫn” này trong chuyến đicủa đoàn nhà văn Việt Nam tới Campuchia ngay sau khi quân đội Việt Nam trànvào thủ đô Phnom Penh, chứng kiến một đất nước phố không có số nhà, ngườikhông có số tù. Nguyên Ngọc nói: “Hitler nói là tàn bạo nhưng vẫn cho mỗingười tù một con số, còn Pol Pot thì không. Ở Campuchia, nhân dân đã bị đảngcầm quyền biến thành vô danh tính. Tại sao chỉ có các quốc gia cộng sản mới cócách mạng văn hoá và những cánh đồng chết”(76).

Trong ba ngày đầu hội nghị, bản “Đề dẫn” đã tạo ra một không khí hân hoan.Nguyên Ngọc nhớ lại: “Chế Lan Viên hồ hởi còn Xuân Diệu thì nhảy cẫng lên”.Chế Lan Viên than: “Từ lâu, ta đã có Ba Giai, Tú Xuất, Học Lạc nhưng ta đã giếtnó rồi”(77). Một người rất cứng rắn như nhà phê bình Vũ Đức Phúc cũng phảicho rằng: “Văn học không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn đi sâu vàokhám phá quy luật bí ẩn của cuộc sống. Nhưng ở nước ta có cái gì thoát khỏiđường lối của Đảng ta không? Không. Cả khi con người đi nghỉ, khi yêu nhau…cũng thấy rõ các vấn đề đường lối”(78).

Nhà thơ Bảo Định Giang ví dụ: “Tờ Tạp chí Văn nghệ số 1 của Hội Văn nghệBình Trị Thiên chỉ vì cái bìa vẽ một nhà ga không có người mà bị đình bản, BanBí thư Trung ương can thiệp. Ở một tỉnh Nam Bộ, dựng lại hình ảnh NguyễnĐình Chiểu chiến đấu đến cùng, nhưng không thắng, không cho diễn. Tỉnh uỷ đòitả Nguyễn Đình Chiểu phải thắng, lúc nào cũng thắng. Vậy Nam Kỳ Khởi Nghĩathì sao? Xô Viết Nghệ Tĩnh thì sao? Về quân đội, không được viết ta thua. Nhưngai đã từng tham gia chiến đấu đều biết ta cũng thua nhiều lắm”(79).

Nguyễn Đình Thi thừa nhận người trí thức có vấn đề khi ở trong chế độ cộng sản.Ông nói: “Bài học cho người trí thức cộng sản thật khó khăn. Ở Trung Quốc, sau1949, những trí thức lớn không viết được gì: Mao Thuẫn, Ba Kim, Tào Ngu,Quách Mạt Nhược. Chỉ có một người viết được là Lão Xá. Ông là nhà văn có tàinhất Trung Quốc… (Nhưng), Lão Xá tự tử ở cầu Bắc Hải, nơi ông bảo ông vàonghề văn. Ở chủ nghĩa xã hội có những cái ghê gớm. Chúng ta nhìn lại, thấy mìnhcòn may lắm”(80).

Ngày thứ ba, Tố Hữu đến. Ông cho rằng, ai không “sáng tác theo phương pháphiện thực xã hội chủ nghĩa”, không “hiểu hiện thực theo quan điểm Marxist”(81)là sai. Năm 1979, nền kinh tế Việt Nam đang ở mức khốn cùng nhưng Tố Hữuyêu cầu các nhà văn phải “nhận ra nhịp đi của lịch sử” để thấy: “Dân tộc ta đangở khúc chóp đỉnh, chỏm nón của thời đại”(82). Tố Hữu đã nói về “những bế tắccủa xã hội Pháp” bằng “một sự buồn và khinh bỉ”(83).

Ngay sau khi leo lên bục phát biểu, Tố Hữu đã nói: “Cái bục này đối với tôi caoquá, đối với anh Nguyên Ngọc thì còn cao hơn. Tôi vừa đi Cao Bằng, nơi tôi gặpcác nông dân. Đừng đứng ở đây mà phê phán hiện thực. Cuộc sống còn cao cảhơn hư cấu”. Theo Nguyên Ngọc, Tố Hữu giận nhất là câu “chủ nghĩa tập thể bầyđàn”. Ông dùng Khổng Tử để nhắc nhở Nguyên Ngọc: “Những người ảo tưởngtưởng mình là nhà chính trị, đồng thời là nhà thơ, nhà tư tưởng lớn là người điên.Ta không phải là người điên, phải trang bị cho mình trí tuệ của thời đại, tức trí tuệcủa Đảng, trí tuệ của nhân dân”(84).

Tố Hữu phát biểu xong, Nguyên Ngọc vẫn kết luận: “Hội nghị hoàn toàn nhất trívới đề dẫn”. Tố Hữu bước ra mặt hầm hầm. Một vài nhà văn lớn lo lắng chạytheo. Nguyên Ngọc kể: “Tối hôm đó nhiều người cảm thấy phẫn uất, anh em tụlại ở trụ sở Văn Nghệ Quân Đội, số 4 Lý Nam Đế. Chế Lan Viên đi bộ từ 51 TrầnHưng Đạo tới nói: ‘Để mình dẫn Nguyên Ngọc tới nhà anh Lành xin lỗi’. Tôicám ơn và nói: ‘Nếu thấy cần đi tôi sẽ đi một mình”. Sau Hội nghị đó, trong ĐảngĐoàn Hội Nhà văn duy nhất chỉ có Hoàng Trung Thông nói: “Ngọc không sai”.Nguyễn Khải bỏ vào Sài Gòn còn Tô Hoài, như thường lệ, lại “trốn vô bệnhviện”. Không có nỗ lực tự cởi trói nào của giới văn nghệ có thể tồn tại trong thờigian Tố Hữu nắm quyền(85).

Đầu thập niên 1980, môi trường văn nghệ Việt Nam còn một thời kỳ bức bối,nhất là sau vụ bắt hai nhà thơ Hoàng Hưng và Hoàng Cầm. Nhà thơ Hoàng Hưngbị bắt chiều ngày 17-8-1982, khi ông đến số 5 Bát Đàn gặp Trần Thiếu Bảo, giámđốc Nhà Xuất bản Minh Đức, để lấy tập thơ Về Kinh Bắc. Tập thơ được coi là vôgiá không chỉ vì thơ mà còn vì nó được chép tay, được minh hoạ bằng một bức“lá diêu bông” của Văn Cao và bốn phụ bản màu nước của Bùi Xuân Phái vẽnhững cô gái quan họ đội nón quai thao, mặc áo tứ thân. Ba ngày sau, 20-8-1982,cơ quan an ninh văn hoá bắt Hoàng Cầm. Một bản chép tay khác trước đó đãđược chuyển vào Sài Gòn cho giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Việt kiều Canada.Nhưng, nhờ cấp báo của Dương Tường, Giáo sư Hùng đã kịp gửi lại tập thơ VềKinh Bắc để có thể vượt qua vòng khám hành lý ở sân bay. Tại nhà giam, HoàngCầm “nhận tội” rằng, những tuyệt tác thơ tình đó của ông được làm để “chốngĐảng và đả kích chế độ”.

Theo Hoàng Hưng: Trong tập Về Kinh Bắc có ba bài thơ, Cây Tam Cúc, Lá DiêuBông, Quả Vườn Ổi – thường được gọi là bộ ba cây – lá – quả, được rất nhiều thếhệ người đọc chuyền tay, và cũng không ít người diễn dịch bài thơ như những lờioán trách của “em” (văn nghệ sĩ) với “chị” (Đảng), đại khái “em” yêu “chị”,nhưng “chị” đã lừa “em”, cho “em” ăn toàn “quả rụng”, rồi bỏ mặc “em” bơ vơđể đi lấy chồng. Năm 1974, công an Hà Nội đã gọi Hoàng Cầm lên răn đe về việclưu truyền những bài thơ “có nội dung xấu” ấy. Hoàng Cầm phải ngưng. Nhưngsau 1975, Về Kinh Bắc có thêm độc giả ở miền Nam.

Năm 1979, một số Việt kiều có được một số bài thơ chép tay của nhà thơ, trongđó dĩ nhiên có “bộ ba cây – lá – quả”. Một nữ bác sĩ xưng tên là Cần Thơ ở Phápđã xin Hoàng Cầm gửi cho một số bài thơ. Về sau mới biết bà là đệ tử của Thiềnsư Thích Nhất Hạnh. Về Kinh Bắc bắt đầu thành vấn đề nghiêm trọng khi mấybài thơ này được in trên một tờ báo ở Pháp kèm theo lời bình mang tính chốngđối chính trị(86).

Cởi ra…
Đầu thập niên 1980, Đạo diễn Trần Văn Thuỷ bấm máy bộ phim tài liệu Hà NộiTrong Mắt Ai. Bộ phim sử dụng rất nhiều tích cũ dễ khiến cho người nay giậtmình. Nhất là đoạn nói về việc “phê đơn” của bà Huyện Thanh Quan. Bà Huyệncó chồng đang làm tri huyện ở miền Trung. Một hôm, chồng đi vắng, bà nhận đơncủa “Nguyễn Thị Đào” xin được cải giá vì chồng đi lính thú. Thương cảm chongười phụ nữ xa chồng, Bà Huyện đã mạnh dạn phê vào đơn:

“Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai”.

Cô Đào vừa đi bước nữa thì chồng trở về, phát đơn kiện. Hậu quả là ông Huyệnbị mất chức. Trong phim, Trần Văn Thuỷ bình: “Mới biết cái máu me văn nghệdính vào việc quan trường gây ra nhiều sự rắc rối là thế!”.

Phim cũng nói đến Nguyễn Trãi, người cùng với em họ là Trần Nguyên Hãn“nếm mật nằm gai” phò Lê Lợi suốt mười năm kháng chiến chống quân Minh.Khi Trần Nguyên Hãn bị Lê Lợi bức tử, Nguyễn Trãi cũng bị “tạm giam”. Lê Lợicó lần vào ngục thăm ông rồi hỏi nên viết quốc nhạc như thế nào. Phim kể làNguyễn Trãi đã bình thản mà rằng: “Thưa bệ hạ, thương yêu dân chúng thì hãylàm những việc nhân đức. Đừng vì ơn riêng mà thưởng bậy. Đừng vì giận ai màphản bội. Đó là cái gốc trường tồn nhất của quốc nhạc!”. Ngay tại xưởng phimnơi bộ phim ra đời, lãnh đạo xưởng đã thấy “có gì đó không ổn”. Bộ phim bị coilà “ám chỉ”.

Theo Đạo diễn Trần Văn Thuỷ: “Có lần bộ phim đã được chiếu đi, chiếu lại tớibốn lượt trong một buổi sáng tại Quân uỷ Trung ương. Uỷ ban Khoa học Xã hộiđã phải tổ chức một cuộc toạ đàm, có các đại biểu của Viện Sử học, Viện Triếthọc, Viện Hán Nôm cùng tham gia. Các đại biểu không tìm ra bất kỳ một sai sótnào của phim. Nhưng, Hà Nội Trong Mắt Ai vẫn bị cấm chiếu”.

Chiều ngày 18-10-1983, đích thân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồngđã xem Hà Nội Trong Mắt Ai. Rồi ngay sau đó, ông Phạm Văn Đồng yêu cầuphải “tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem”. Nhưng, cho dù cólệnh của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hà Nội Trong Mắt Ai cũng chỉ được chiếutrong một thời gian ngắn.

Bộ phim sau đó đã được đưa tới Văn phòng Trung ương Đảng chiếu cho ôngTrường Chinh xem. Theo Đạo diễn Trần Văn Thuỷ thì trong buổi chiếu, có ôngLê Xuân Đồng, phó ban Tuyên huấn, người cực lực phản đối bộ phim này và ôngĐặng Xuân Kỳ, viện trưởng Viện Triết học, con trai Trường Chinh, người rấtnhiệt thành ủng hộ. Nhưng, liền sau đó, bộ phim đã “tuyệt đối không được chiếunữa”. Từ đó cho đến sau Đại hội VI, theo ông Thuỷ: “Vợ mình bảo mình điên.Đồng nghiệp, cứ bảy rưỡi, tám giờ sáng là tề tựu ở cơ quan lo xem Trần Văn Thuỷ đã… bị bắt chưa!”.

Khi ấy, hai đầu đất nước thì chiến tranh, trong mỗi con người thì đói rét. Ở nôngthôn, nông dân đã “đồng khởi” bằng những làn sóng khoán chui. Trong các nhàmáy, xí nghiệp, công nhân bắt đầu “xé rào” làm “ba lợi ích”. Giữa năm 1983,Trường Chinh bắt đầu đi cơ sở. Tuy vẫn được coi là một thành trì cứng rắnnhưng, từ cuối năm 1983, Trường Chinh bắt đầu thận trọng và chịu lắng nghehơn. Tháng 9-1985, uy tín của Tố Hữu gần như không còn, sau thất bại củagiá-lương- tiền. Tại Đại hội VI, tháng 12-1986, các đại biểu đã gạch tên ông trongphiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù đang có vụ án “hai nhà thơhọ Hoàng”, đang có vụ “Trần Văn Thuỷ”, trong khoảng thời gian này, giới vănnghệ sỹ bắt đầu nuôi khát vọng thoát ra khỏi cái ngột ngạt của quan liêu cả vềkinh tế và chính trị.

Cũng như văn học, nền sân khấu xã hội chủ nghĩa cũng từng phải thể hiện cáihoành tráng của cuộc chiến tranh. Khi chưa giành được thắng lợi, mọi thứ hãyđang trong chờ đợi thì sự hoành tráng đó có thể che đậy được những khao khát cánhân. Nhưng, khi kết thúc chiến tranh, người dân nhận ra những điều mà họ chấpnhận hy sinh tuổi xuân để chiến đấu cho, không tới.

Những người cầm quyền có lương tâm cũng cảm thấy đắng cay còn nhân dân thìthất vọng. Trước thực tế đó, nghệ thuật tuyên truyền càng được huy động, tưởngcó thể che đậy những khát khao rất cụ thể của nhân dân, hoá ra lại càng giúp conngười nhận ra sự chơi vơi, trống rỗng. Chiến thắng mà không thấy gì cho mình.Theo nhà phê bình sân khấu Ngô Thảo: “Giữa lúc ấy thì các đoàn kịch, cải lươngtừ miền Nam ra, dựng sân khấu diễn khắp hang cùng ngõ hẻm miền Bắc. NhữngLá Sầu Riêng, Đời Cô Lựu với từng số phận hiện ra rất rõ, tuy có vẻ như bế tắcnhưng thật con người. Dân chúng đổ xô đi xem. Các đoàn ca, kịch miền Bắc mấtdần khán giả”.

Khác với văn học, sự thất bại trong sân khấu bao gồm cơm áo của cả một đội ngũ.Đời sống bức bách buộc các đoàn nghệ thuật sân khấu phải chòi đạp. Cái gì bắtđầu từ cuộc sống thì cũng mang theo chính hơi thở của nó. Có thể nói là trong cáchoạt động nghệ thuật đòi dân chủ hoá xã hội, sân khấu đã đi đầu. Cuối năm 1985,trong Hội diễn Sân khấu tại Sài Gòn, các đoàn miền Bắc đưa vào năm vở kịch,được ví với “năm cỗ xe tăng” của tinh thần dân chủ(87).

Theo Ngô Thảo: “Nhân Danh Công Lý đã bị duyệt đi duyệt lại nhiều lần. Mùa HèỞ Biển thì tới phút cuối Đoàn Nam Định mới được Tỉnh uỷ cho phép dự hội diễn.Quân đội lúc đầu cũng định không cho Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần diễn Bài CaGiữ Nước. Báo Nhân Dân có bài gay gắt ‘đánh’ Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt vàHà Mi Của Tôi, còn Hình Và Bóng thì bị cấm”.

Cho dù không phải là tác giả của đường lối đổi mới Đại hội VI, nhưng Tổng bíthư Nguyễn Văn Linh với những tuyên bố nồng nhiệt ban đầu đã tạo ra nhiều cảmhứng dân chủ hoá cho một xã hội đã bị trói buộc khá lâu trong vòng bao cấp.

Tháng 5-1987, phim Hà Nội Trong Mắt Ai được chuyển tới Nguyễn Văn Linh.Theo ông Trần Trọng Tân, khi ấy ông vừa được điều từ Campuchia về làm trưởngBan Tuyên huấn Trung ương, Trần Văn Thuỷ đưa phim Hà Nội Trong Mắt Ai choông. Ông Tân nói: “Coi xong thấy hay quá, tôi hỏi Thuỷ: sao phải đưa tôi coi?Thuỷ nói: Trên không cho chiếu. Tôi về hỏi người giúp việc thì được anh chobiết: Cụ Trường Chinh nói phim này ám chỉ nên không cho phát hành. Khi đó, tôitính, mình mới về nếu mình cũng cấm thì không hay mà mình nói cho thì… tế nhịnên điện thoại cho anh Nguyễn Văn Linh: Anh rảnh mời anh coi cái phim của anhThuỷ. Tôi coi thấy hay nhưng trước đây, anh Trường Chinh đã không cho chiếu.

Anh Linh thu xếp coi, xong anh bảo: Hay! Cứ cho chiếu, còn giữa tôi và anhTrường Chinh thì để tôi lo”.

Theo ông Trần Văn Thuỷ thì sau đó Ban Văn hoá Văn nghệ của Trần Độ cũng đãlàm khá bài bản. Theo chỉ thị của Tổng bí thư, Ban triệu tập một buổi chiếu HàNội Trong Mắt Ai cho tất cả những người có trách nhiệm về quản lý văn hoá, vănnghệ, tổng thư ký các hội văn học, nghệ thuật xem và bỏ phiếu. Vì Tổng bí thư đãkhen, “100% người xem bỏ phiếu thuận”.

Ngày 25-9-1987, Văn phòng Trung ương Đảng có văn bản truyền đạt ý kiến củaBan Bí thư, chỉ thị Ban Tuyên huấn, Bộ Văn hoá phổ biến rộng rãi Hà Nội TrongMắt Ai. Tháng 3-1988, tại Liên hoan Phim Việt Nam ở Đà Nẵng, Hà Nội TrongMắt Ai đoạt một lúc bốn giải thưởng: Bông sen vàng cho phim tài liệu, Biên kịchxuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất.

Đổi mới cũng đã thực sự “cởi trói” cho lĩnh vực sân khấu. Những vở kịch gai góckhông còn có số phận long đong như trước đây. Những Tào Mạt, Xuân Trình,Doãn Hoàng Giang, và đặc biệt, Lưu Quang Vũ, nhanh chóng trở thành nhữngngôi sao của sân khấu.

Lưu Quang Vũ sinh năm 1948. Năm 1965, Vũ khai gian tuổi để vào bộ đội. Tuynhiên, môi trường quân đội mà anh trải qua đã không lý tưởng như những gì màanh tưởng tượng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Máu văn nghệ và kỷ luật quânđội là hai “phạm trù” mâu thuẫn. Là lính thợ sửa máy bay ở sân bay Bạch Mai,trong khi, người yêu của anh, diễn viên điện ảnh Tố Uyên nổi tiếng và xinh đẹp,thì đang ở Hà Nội:

“Không có em anh cũng chẳng là anh
Biết ơn bàn tay chỉ sắc màu hạnh phúc
Em là rễ nối liền anh với đất
Lại là chồi nở búp đón sương mai”.

Vũ thường xuyên trốn về gặp Tố Uyên và kết quả là năm 1970, Lưu Quang Vũ bị loại ngũ vì liên tục vi phạm kỷ luật.

Trở về thành phố, không sổ gạo, không hộ khẩu, Lưu Quang Vũ được Tạ Đình Đề (88) đưa về làm ở xưởng cao su Đường sắt. Rồi, có lúc làm sửa lỗi chính tả ở Nhà Xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, làm bích báo, vẽ pano, khẩu hiệu. Năm 1978 Vũ được cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận can thiệp cho về Tạp chí Sân Khấu. Ở đây, anh được Đạo diễn Phạm Thị Thành đặt hàng viết một vở kịch về Lý Tự Trọng. Và Vũ đã viết vở kịch đầu tay của anh: Mãi Mãi Tuổi 17.

“Cởi trói” đã biến Lưu Quang Vũ trở thành nhà viết kịch đắt hàng nhất. Những tràng vỗ tay của khán giả khi xem kịch Lưu Quang Vũ đã đưa các trưởng đoàn kịch từ khắp các tỉnh thành phải về “ăn dầm nằm dề” ở nhà anh để chờ kịch bản.

Năm mươi vở kịch đã được Lưu Quang Vũ viết, chủ yếu trong những năm giữa thập niên 1980. Nếu như sân khấu đã gây dấu ấn ở Hội diễn 1985 thì Hội Nhà văn lúc đó lại “gần như dửng dưng với đổi mới”. Tờ báo Văn Nghệ cho tới đầu năm 1987 ế tới mức không còn tiền mua giấy. Tổng Biên tập Đào Vũ gửi thư cho Ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương tuyên bố đóng cửa tờ báo.

Trưởng ban Trần Độ không chấp nhận đóng cửa Văn Nghệ, thúc giục Hội phải nhanh chóng tìm người thay thế. Trong một cuộc họp nội bộ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đề nghị “mời Nguyên Ngọc”. Nguyễn Đình Thi và Chính Hữu gặp Trần Độ báo cáo. Trần Độ thúc Hội làm thủ tục ngay để điều Nguyên Ngọc về nhưng Nguyễn Đình Thi cứ chần chừ cho đến khi tướng Trần Độ cử người đến Hội yêu cầu.

Tháng 6-1987, Nguyên Ngọc có quyết định về làm tổng biên tập tờ Văn Nghệ.Khi đó, tờ báo này đã “đình bản” liên tục bốn số liền, Võ Văn Trực và Ngô Ngọc Bội đang chuẩn bị cho ra một tờ “bốn số gộp”. Bản thảo số báo này có truyện ngắn Tướng Về Hưu, một truyện ngắn được gửi tới báo Văn Nghệ từ khá lâu, tác giả của nó khi đó chưa ai biết đến.

Ngô Ngọc Bội cho rằng đó là một truyện ngắn hay, nhưng Tổng Biên tập Đào Vũ mấy lần xếp lại. Theo Nguyên Ngọc, khi biết ông sẽ về thay thế Đào Vũ, Võ VănTrực có tham khảo ông và ông đã khuyến khích Võ Văn Trực cho đăng. Tướng Về Hưu ngay sau khi công bố đã định danh một nhà văn tài năng: Nguyễn Huy Thiệp. Cuộc tranh luận về Tướng Về Hưu trên nhiều diễn đàn ngay sau đó đã làm cho Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng và tờ Văn Nghệ được chú ý hơn.

Ông Nguyên Ngọc kể: “Nhận chức, tôi họp anh em nói, báo Văn Nghệ hơn các báo ở chỗ có chất văn, nhưng đã báo thì phải có tính chiến đấu. Muốn lôi cuốn độc giả thì phải đưa đời sống vào báo, phải làm sống lại mảng phóng sự văn học, lấy phóng sự làm mặt trận chính của báo”.

Phóng sự đầu tiên gây xôn xao trên báo Văn Nghệ viết về ông Nguyễn Văn Chẩn, còn được gọi chết tên là “Vua Lốp”, người bị Hà Nội khởi tố vì “thu gom phế liệu” một ngành “độc quyền nhà nước”. Bài phóng sự do Trần Quang Huy viết có tên Lời Khai Của Một Bị Can nhanh chóng được nhiều tờ báo đăng lại hoặc lên tiếng ủng hộ, kể cả báo Nhân Dân. Sau Lời Khai Của Một Bị Can, Văn Nghệ có thêm những bài báo thu hút dư luận như Người Đàn Bà Quỳ và đặc biệt là Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì? của Phùng Gia Lộc.

Phùng Gia Lộc là một người viết văn ở Thanh Hoá. Giữa thập niên 1980, ông có một số bài viết đụng chạm đến những tiêu cực ở địa phương. Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá bấy giờ là ông Hà Trọng Hoà, một người mà bài vè “Thanh Hoá dô tá, dô tà” gọi là “vua không ngai”. Bị đe doạ, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội.Theo Nguyên Ngọc: “Anh em văn nghệ ở Thanh Hoá tổ chức đưa Phùng Gia Lộc lên tàu, cử hai người đứng hai đầu toa để canh chừng. Ra Hà Nội, thoạt đầu Lộc ở nhà Bế Kiến Quốc, sau thấy nhà Quốc không an toàn, anh em đưa Lộc về sống tạm ở toà soạn báo Văn Nghệ”.

Tại Toà soạn báo Văn Nghệ, Phùng Gia Lộc kể lại câu chuyện chính quyền Thanh Hoá theo lệnh của bí thư, tịch thu xe đạp, phích nước và lợn gà của những gia đình thiếu thóc nghĩa vụ. Năm ấy Thanh Hoá mất mùa, đói kém, bí thư chỉ thị: “Lợi ích của người lao động phải hy sinh cho lợi ích nhà nước”.

Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có một cụ già bệnh nặng, sắp tới lúc gần đất xa trời. Gia đình đã giấu vào trong cỗ quan tài đóng sẵn của bà cụ một ít thóc để lo “hậu sự”. Gần một giờ sáng, “dân quân ập vào… tiếng chó sủa vang, tiếng lợn kêu eng éc như bị chọc tiết,… dân quân, công an lật cỗ quan tài dưới gầm bàn thờ, lúa chảy rào rào. Đấy là lúa tạ, hai cô con gái mua cho để sau hôm bà già chết, đãi khách”.

Phùng Gia Lộc kể, cả toà soạn Văn Nghệ ngồi nghe, rồi khóc. Nguyên Ngọc nói:“Tôi bảo Lộc viết ngay đi”. Lộc cầm bút và bài ký Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì của anh, đăng trên Văn Nghệ số ra ngày 23-1-1988, đã gây chấn động. Các báo cho đăng lại. Cuộc chiến của báo Văn Nghệ, Phùng Gia Lộc với Bí thư Thanh Hoá Hà Trọng Hoà từ đó bắt đầu được gần như tất cả các báo theo dõi và đăng bài ủng hộ.

Năm 1987 có thể coi là năm của Nguyễn Văn Linh. Câu nói tưởng như vô trách nhiệm của ông với văn nghệ sỹ, “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”, đã tạo ra những ảnh hưởng không ngờ. Bản chất của lao động sáng tạo là độc lập. Điều mà giới văn nghệ sỹ cần là tự do. Được lời của Tổng bí thư, ai cũng sốt sắng tự mình cởi trói.

Nhiều tác phẩm gây xôn xao dư luận, xuất bản trong thập niên 1990, đã thai nghén trong giai đoạn Nguyễn Văn Linh. Sau Nguyễn Huy Thiệp, xuất hiện thêm Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh,… Những nhà văn đã có tác phẩm trước đó như Dương Thu Hương, Nguyễn Minh Châu cũng bắt đầu viết bằng những hơi thở mới.

Sau Nghị quyết 05 Bộ Chính trị, công an và các cơ quan liên quan triển khai “làm chính sách cho các đối tượng Nhân Văn Giai Phẩm”. Đại tá Thái Kế Toại, người được A25 giao viết báo cáo về “tình hình các đối tượng Nhân Văn” cho biết, công an đã “đề xuất phương hướng giải quyết chế độ chính sách” theo hướng: Phục hồi hội tịch Hội Nhà văn cho Trần Duy, Trần Dần, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Lê Đạt, Phùng Quán. Giải quyết chế độ lương hưu cho Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung.

Cũng trong năm 1987, lần đầu tiên kể từ sau Nhân Văn, Nhà Xuất bản Văn hoá in cho Hoàng Cầm tập thơ Mưa Thuận Thành; Báo Quảng Nam-Đà Nẵng in cho Phùng Quán trường ca Cây Cà. Năm 1988, Nhà Xuất bản Tác phẩm mới in tập thơ Lá của Văn Cao.

Năm 1976, Văn Cao sáng tác ca khúc đầu tiên kể từ sau “Nhân Văn”, bài hát có tên là Mùa Xuân Đầu Tiên đã được in trên báo Sài Gòn Giải Phóng và được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh. Tuy nhiên ngay sau đó, bằng một lệnh không thành văn, Mùa Xuân Đầu Tiên biến mất. Cuối thập niên 1980, những “đêm nhạc Văn Cao” bắt đầu được tổ chức trang trọng ở Sài Gòn và Hà Nội. Cũng trong năm 1988, Nguyễn Hữu Đang được chuyển lên Hà Nội và được cấp nhà.

Cho dù, trước khi Nguyễn Văn Linh rời chính trường, tháng 4-1991, Ban Chấp hành Trung ương mà ông đứng đầu vẫn ra thông báo về vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” và vụ “Xét lại chống Đảng 1967” với quan điểm “không thừa nhận sai lầm, vẫn đánh giá hai vụ án như trước đây”. Nhưng Trần Dần, Lê Đạt, PhùngCung,… tiếp tục được xuất bản tác phẩm. Năm 1992, Kỷ yếu Nhà văn Việt Nam được in và tên của Phan Khôi lần đầu tiên được nhắc lại. Khát vọng tự do của người dân, đặc biệt là của tầng lớp trí thức và văn nghệ sỹ, thường không có giới hạn. Nhất là lúc đã đứng thẳng dậy. Đây cũng là thời kỳ mà chương trình “cải tổ” được Gorbachev thúc đẩy mạnh mẽ ở Liên Xô. Đây cũng là thời kỳ, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

Việt Nam có thể đã khác và lịch sử có thể đã ghi nhiều dấu ấn của Nguyễn Văn Linh hơn nếu như, cuối thập niên 1980, mục tiêu ưu tiên của ông đã không được chuyển từ dân chủ hoá hệ thống chính trị và đời sống xã hội sang cứu vãn sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa.



Chú thích

(1) Cho đến Năm 2005, ông Nguyễn Thành Đệ đã chết gục trên bàn tiếp dân củaSở Xây dựng, kết thúc bi kịch đòi lại căn nhà mà ông đã bị tịch thu năm 1979.

(2) Tên thường gọi của ông Trần Minh Đức, phó tổng biên tập Tuổi Trẻ1981-1997, người được coi là “bộ óc chiến lược” của báo.

(3) Tổng biên tập Tuổi Trẻ 1979-1983, phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng1983-1990 và sau đó là tổng biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn 1990-2006.

(4) Gồm Lê Thọ Bình, Tâm Chánh, Thanh Tâm, Phan Ngọc, Bùi Thanh, KimTrung, Minh Đức, Minh Hà…

(5) Khi ấy là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân.

(6) Ông Nguyễn Văn Linh viết: “Sau vài bài đầu của Những việc cần làm ngay,có đồng chí khuyên tôi nên thôi, vì lo: Những bài viết của tôi sẽ không đượchưởng ứng, lúc đó mới thôi viết, thế là đánh trống bỏ dùi, đã vô ích lại mất tínnhiệm; Sợ tôi làm sao biết hết, biết thật đúng mọi việc, sẽ có sự đôi co phản tácdụng…; Cũng có người có trách nhiệm chỉ trích, biết bao nhiêu việc cần làm, saophải hăng hái chống tiêu cực như vậy? Sao không chuyên tâm nói tới nhữngchuyện tích cực? Vài trăm tấn tỏi, mấy vị mang hộ chiếu ngoại giao đi buôn… cógì là ghê gớm, phê và tự phê công khai chỉ làm rối lòng dân, làm cản trở côngviệc của cán bộ lãnh đạo”. Rồi ông tuyên bố: “Đành phải trái lời khuyên, tôi vẫnviết tiếp vì thấy cần quá” (báo Nhân Dân số ra ngày 10-7-1987).

(7) Chỉ thị 05/CT-TU, lưu trữ tại Thư viện Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thànhuỷ Thành phố Hồ Chí Minh.

(8) “Tiêu biểu là quận Tân Bình, đã thực hiện được 1129 việc cần làm ngay trongđó có 520 việc ở khu phố, số việc chống tiêu cực chỉ chiếm 5% còn lại là nhữngviệc tích cực như lập an ninh trật tự, phân phối lưu thông, sửa đường, cầu cống,lớp học. Ở Phú Nhuận, thực hiện được 181/256 sự việc. Ở Hóc Môn, thành lậpđược 7 đoàn cán bộ xuống tháo gỡ khó khăn ở 31 hợp tác xã và 14 xã” (Chỉ thị05/CT- TU, lưu trữ tại Thư viện Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành uỷ Thànhphố Hồ Chí Minh).

(9) Phó chính uỷ Quân giải phóng miền Nam trong thời gian ông Nguyễn VănLinh làm Phó bí thư Trung ương Cục.

(10) Những phát biểu trong cuộc đối thoại được trích đăng trong đoạn này lấy từbài tường thuật trên báo Văn Nghệ 42, ngày 17-10-1987.

(11) Năm 1957, khi ra Bắc, thay vì chọn Nguyễn Văn Linh, người đã là thườngvụ Xứ uỷ từ năm 1949, Lê Duẩn giao chức bí thư Xứ uỷ Nam Bộ cho ông PhạmHữu Lầu, một người đang có bệnh và chỉ sống được thêm vài năm sau đó. TạiĐại hội III, ông Linh được bầu vào Trung ương và, năm 1960, khi Xứ uỷ Nam Bộđược thay thế bằng Trung ương Cục, ông là bí thư. Nhưng, năm 1965, khi “cáchmạng miền Nam” chuyển sang giai đoạn “đánh Mỹ”, ông Lê Duẩn đã đưa Đạitướng Nguyễn Chí Thanh vào thay thế. Năm 1967 khi ông Thanh mất, một uỷviên Bộ Chính trị khác là Phạm Hùng đã được “điền” vào để nắm Trung ươngCục. Ông Linh phải chấp nhận làm “phó” cho tới sau 1975. Trong Chiến dịch HồChí Minh, Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách phần “nổi dậy” và khi về SàiGòn, ông “lửng lơ” ở Trung ương Cục cho tới tháng 2-1976 mới được bố trí làmbí thư Thành uỷ Sài Gòn-Gia Định. Tháng 12-1976, Nguyễn Văn Linh trở thànhuỷ viên Bộ Chính trị nhưng chỉ được làm trưởng Ban Cải tạo xã hội chủ nghĩaTrung ương; rồi năm 1978, khi xuất hiện vấn đề “người Hoa”, ông Lê Duẩn đưaĐỗ Mười vào thay thế. Nguyễn Văn Linh được điều ra Hà Nội làm trưởng BanDân vận, rồi chủ tịch Tổng Công đoàn. Đến năm 1980 thì ông chỉ còn là “uỷ viênBộ Chính trị theo dõi thực hiện nghị quyết của Đảng và Chính phủ ở phía Nam”.

(12) Trong cuốn sách này, Nguyễn Văn Linh phê phán sự “choáng ngợp trướcthắng lợi” và chỉ trích những cán bộ tiếp quản miền Nam “thừa nhiệt tình và thiếukiến thức”. Ông Linh viết: “Chúng ta đã không đủ bình tĩnh để nhìn thành phốmột khi được giải phóng, hiển nhiên trở thành tài sản của chính chế độ ta dù chokẻ thù xây dựng thành phố nhằm mục đích gì; chưa nhận thức được thực trạngkinh tế- xã hội của Thành phố qua hai mươi mốt năm sống dưới chế độ thực dânmới, đã là một khu vực có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa nhất định… thay vìgiữ cho quy trình sản xuất tiếp tục vận hành và phát triển thì chúng ta vội vànglên án, vội vàng sửa đổi cơ chế của nó, phủ nhận từ khoa học quản lý đến quytrình kỹ thuật” (Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm, Nhà Xuất bản Sự thật 1985,trang 95).

(13) Trong khi, ngày 17-10-1986, Trường Chinh đã “tuyên ngôn đổi mới” tại Đạihội đại biểu đảng bộ Hà Nội. Ngày 23-10-1986, phát biểu tại Đại hội đại biểuđảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn kêu gọi: “Nâng caohiệu quả kinh doanh phục vụ của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, tăng cườngquản lý thị trường, giá cả”. Mãi tới cuối bài phát biểu, Nguyễn Văn Linh mới lưuý các đại biểu về bài phát biểu nói trên của Tổng bí thư Trường Chinh.

(14) Năm 1978, cách “đánh tư sản” của ông Đỗ Mười đã làm cho hầu hết các nhàlãnh đạo có mặt ở miền Nam phản ứng. Nhưng, theo ông Đặng Quốc Bảo, ôngNguyễn Văn Linh còn có một số bức điện gửi cho Ban Bí thư, phân tích vai tròquan trọng của người Hoa như một nhịp cầu nối nền kinh tế miền Nam với cácnơi. Cách nhìn nhận này, theo ông Bảo: “Đã làm cho những người bảo thủ trongTrung ương quy kết ông Linh chống lại Nghị quyết Đại hội IV. Người trực tiếptruyền đạt ý kiến này là ông Trường Chinh”. Năm 1983, khi Hội nghị Đà Lạt diễnra, theo bà Nguyễn Thị Đồng, bí thư nhà máy Dệt Thành Công, mấy lần bà đượcông Linh rỉ tai: “Ông Trường Chinh đã thừa nhận ông ấy sai, tôi đúng”. Thư kýcủa Tổng bí thư Trường Chinh, ông Trần Nhâm kể: Ngay sau bài phát biểu tạiHội nghị Trung ương 6, tháng 7-1984, Nguyễn Văn Linh là một trong nhữngngười đầu tiên đến nhà ca ngợi ông Trường Chinh. Nhưng khi Trường Chinh đềnghị: “Anh nắm được thực tế, anh nên phát biểu, vì tình hình còn căng lắm”. ÔngLinh nói: “Anh phát biểu thì chúng tôi ủng hộ chứ chúng tôi không phát biểuđược”.

(15) Đại Việt Tân Báo của Đào Nguyên Phổ, năm 1905; Đăng Cổ Tùng Báo, năm1908, Đông Dương Tạp Chí của Nguyễn Văn Vĩnh, năm 1913; Nam Phong Tạpchí của Phạm Quỳnh, Phan Khôi, năm 1917. Năm 1927, ở miền Trung, HuỳnhThúc Kháng ra tờ Tiếng Dân. Năm 1930, Quốc Dân đảng ra hai tờ: Khúc TiêuSầu và Con Đường Chính.

(16) Nguyễn Đình Thi, Nhân Đường, Tạp chí Văn Nghệ số 1.

(17) Tạ Tỵ, Mai Thảo, Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn MạnhCôn, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, Phạm Duy, Võ Phiến,Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Lê Văn Vũ Bắc Tiến…

(18) Phát ngôn nổi tiếng của Mao: “Trí thức không bằng cục phân”.

(19) Ngày 11-3-1955.

(20) Vũ Tú Nam, Sự thực về con người Trần Dần, Văn Nghệ Quân đội, số 4,tháng 4-1958.

(21) Trong bài thơ Nhất Định Thắng, Trần Dần viết:

Gặp em trong mưa
Em đi tìm việc
Mỗi ngày đi, lại cúi đầu về
– Anh ạ!
Họ vẫn bảo chờ…
Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt.
Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt.
Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù
Chúng còn đương bày kế hại đời ta?

(22) “Luồng gió ấm” này của Văn nghệ Liên Xô đã sinh ra một thế hệ văn nghệ sĩtài năng với các tác phẩm xuất sắc như Bác sĩ Jivago, Đàn Sếu Bay Qua, HaiNgười Lính, Người thứ 41, Không Thể Sống Bằng Bánh Mì, Ngày Của BinhNhất Ivan…

(23) Ra ngày 15-9-1956.

(24) Nhân Văn số 2

(25) Nhân Văn số 5

(26) Điều 8, Sắc lệnh 14-12-1956, quy định: “Muốn xuất bản một tờ báo phải xinphép trước, phải làm đầy đủ những thủ tục về khai báo. Sau khi được cơ quan phụtrách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép tờ báo mới được bắt đầu hoạt động.Báo chí nào đã được cấp phép xuất bản mà sau đó có một sự thay đổi nào về tônchỉ, mục đích, tên báo, kỳ hạn phát hành hoặc về những người chịu trách nhiệmchính thức của tờ báo đều phải xin phép và khai báo lại”.

(27) Ngày 30-10-1956, sau khi nghe Trường Chinh thay mặt Đảng đọc “kiểmđiểm về sai lầm của Cải cách Ruộng đất” trước Hội nghị Ban Chấp hành Trungương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Tường đã nói: “Tôi phấnkhởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao động do ông Trường Chinh đọc trướcHội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảmđi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải cách Ruộng đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước những ngườivô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta. Trong cuộckháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói, được chếtvới trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộckhỏi nanh vuốt của địch. Họ chết bởi địch, cho ta. Đó là cái chết tích cực, cái chếtvẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, những ngườichết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắngđau xót vì chết với một ô danh”.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường nói tiếp: “Ta muốn gì? Tìm kẻ thù của nông dân,của cách mạng để tiêu diệt nó. Nhưng,… khi đưa ra khẩu hiệu ‘thà chết mườingười oan còn hơn để sót một địch’ thì khẩu hiệu này không những quá tả mộtcách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa… Khẩu hiệu này đã tổn thiệtcho uy tín của cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Nếukhông phải đó là phản lại cách mạng thì là gì? Khẩu hiệu của pháp lý phải là: thàmười địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Giáo sư Nguyễn Mạnh Tườngchỉ ra điểm mấu chốt của sai lầm: “Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháplý”. Ông tiếp: “Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trịchiếm đóng tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta làm chúng ta mất cảcái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ chân lý” (Tập san Tựdo Diễn đàn, Minh Đức xuất bản số cuối tháng 12-1956).

(28) Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang222.

(29) Đinh Linh phải ngồi tù cho tới năm 1975.

(30) Theo đại tá Thái Kế Toại (Lê Hoài Nguyên – Vụ Nhân Văn Giai Phẩm…).

(31) Theo Đại tá Thái Kế Toại, người phụ trách hồ sơ vụ Nhân Văn Giai Phẩm ởA 25: “Nghị quyết này là một điển hình cho tình trạng cực đoan về lãnh đạo vănnghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

(32) Một quần thể kiến trúc ở Hà Nội xây dựng bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải,thời Thành Thái.

(33) Trong bài “Tổng kết cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm” đọc ngày4-6-1958, Tố Hữu nói: Như lời thú nhận của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, cuộcphê bình tập thơ Việt Bắc là do cái bè phái ấy sắp đặt, để đánh vào sự lãnh đạo vàđường lối văn nghệ của Đảng, đường lối phục vụ chính trị cách mạng, phục vụcông nông binh, và để đề xướng cái “điệu tâm hồn” ruỗng nát của chủ nghĩa cánhân tư sản, mở cửa cho lối sống tự do sa đoạ. Đương nhiên cái “điệu tâm hồn”ấy của Lê Đạt xướng lên không thể nào hoà được với cái điệu lớn của cách mạng,và cũng rất tự nhiên nó chỉ hoà được với “tiếng sáo tiền kiếp” lóc gân của tên mậtthám Trần Duy. Cũng lúc ấy, bọn Trần Dần, Tử Phác – những đứa con hư hỏngcủa Hà nội cũ – nay lại trở về với “cảnh cũ người xưa” bỗng cảm thấy đời sốngtrong quânđội “nghẹt thở”, chỉ vì thiếu cái tự do trở lại đời sống truỵ lạc cũ. Đốivới chúng, đời sống trong quân đội cách mạng chỉ còn là “những sợi dây xích tróibuộc phải phá mà ra”. Được tiêm thêm ít nhiều chất phản động của Hồ Phong,Trần Dần gióng lên “tiếng trống tương lai” chửi cán bộ chính trị là “người bệnh”,“người ròi”, “người ụ”. Cùng Tử Phác, khiêu khích những anh em khác, hắn tổchức một cuộc đấu tranh “buộc lãnh đạo thực hiện mọi yêu cầu” của họ (BọnNhân văn – Giai phẩm trước Toà án Dư luận, Nhà Xuất bản Sự thật tháng 6-1959,trang 23).

(34) Nhận xét của Đại tá Thái Kế Toại.

(35) Hoàng Cầm bị khai trừ khỏi Ban Chấp hành Hội, khai trừ ra khỏi Hội mộtnăm; “Cho” Hoàng Tích Linh rút khỏi Ban Chấp hành; Khai trừ vĩnh viễn Phan Khôi, Trương Tửu, Thuỵ An ra khỏi Hội Nhà văn; Khai trừ có thời hạn ba năm đối với Trần Dần, Lê Đạt; Khai trừ một năm đối với Phùng Quán. Ở Hội Mỹ thuật: “cho” Sĩ Ngọc và Nguyễn Sáng rút khỏi Ban Chấp hành; khai trừ Trần Duy. Ở Hội Nhạc sĩ: “cho” Văn Cao, tác giả Quốc ca và Nguyễn Văn Tý, rút khỏi Ban Chấp hành; khai trừ ba năm Tử Phác, Đặng Đình Hưng ra khỏi Hội. Một số nhân sĩ có thái độ ủng hộ Nhân Văn như Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hòe, Đỗ Đức Dục, Hoàng Văn Đức, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Tấn Gi Trọng… đều bị liên luỵ. Tại các địa phương, nhiều giáo viên, cán bộ, học sinh có mua báo Nhân Vănđều bị xử lý với nhiều hình thức.

(36) Theo Đại tá Thái Kế Toại.

(37) Theo Đại tá Thái Kế Toại.

(38) Trần Dần tự nhận: “Tất cả cái gọi là sự nghiệp chống công thức, tìm cái mớicủa tôi chỉ là sự nghiệp chống Đảng ngày càng trầm trọng và khôn khéo hơn, nhưthế mà thôi. Tôi tưởng tôi là một thứ ‘martyr’ (tử vì đạo) vì dân vì Đảng, nhưngsự thực chứng tỏ dối dân, dối Đảng, tôi là một kẻ tội đồ, mà dân ta, Đảng ta cònchưa trừng trị. Tôi tưởng con đường tôi đã đi là con đường hi sinh cao cả ‘chemin de calvaire’ sự thực chứng tỏ đó chỉ là một con đường tội lỗi nhơ bẩn mà hình phạt vẫn còn chưa xứng tội” (Văn Học số 1, ngày 25-5-1958, và Văn Nghệ số 12,tháng 5-1958). Lê Đạt đã tự nhận mình “xuất thân từ giai cấp tư sản bóc lột”, “vào Đảng với động cơ địa vị”, và ngay cả “lấy vợ cũng cơ hội, kiếm chác ‘lậptrường’ trên đời một người cốt cán rồi đến lúc về Hà Nội lại hiện nguyên hình giai cấp bóc lột khinh công nông ruồng rẫy vợ, cho vợ không xứng đáng với mình”. Ông cho rằng “đồng chí Tố Hữu đối với tôi rất tốt và luôn luôn nâng đỡ tôi”.

Lê Đạt “thừa nhận” việc phê bình thơ Tố Hữu là vì “háo hức kiếm danh” mà “quên hết cả những điều tốt của đồng chí Tố Hữu, hằn học đả kích hòng dìm đồng chí xuống để nâng mình lên” (Văn Học số 1, ngày 25-5-1958 và Văn Nghệsố 12, tháng 5-1958). Còn đây là một bài báo đứng tên Hoàng Cầm: “Tôi đã là một tên đào ngũ, bỏ hàng ngũ cách mạng, đi làm một tay sai lợi hại cho tư sản phản động. Từ một người trông có vẻ hiền lành ‘nho nhã’ kéo lê một cái xác thịt hưởng lạc, hiếu danh, hiếu sắc, thèm tiền trong các tiệm trà, tiệm cà phê, tửu quán, đầu óc vẫn đục, đen tối bởi những ý nghĩ phản động, tôi đã rất nhanh chóng biến thành một con rắn độc cắn lại cách mạng” (Văn Nghệ12, tháng 5-1958).

Chính tác giả Quốc ca, Văn Cao, cũng phải viết: “Tôi đã bị mất dần phẩm chất cách mạng, mù quáng đến chỗ không thấy được sự phản ứng của chủ nghĩa tư bản với sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai từ bên ngoài vào.Trong khi các đồng chí đang phải tích cực đấu tranh với những âm mưu của nhóm ‘Nhân văn-Giai phẩm’ thì tôi đã tự biến mình thành tay trong của bọn cầm đầu ‘Nhân văn- Giai phẩm’ hoạt động trong nội bộ Đảng. Tôi thật có tội với nhân dân, với Đảng. Tôi vô cùng hối hận” (Văn Học số 3, ngày 15-6-1958).

(39) Bọn Nhân văn – Giai Phẩm trước Toà án Dư luận, Nhà Xuất bản Sự thật 6-1959, trang 31.

(40) Theo Đại tá Thái Kế Toại.

(41) Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang215.

(42) Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Tập III, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang453.

(43) Trong những năm học Cao đẳng Sư phạm, Nguyễn Hữu Đang viết và biên tập cho các báo của Mặt trận Dân chủ như Thời báo, Ngày mới và báo Tin tức của Đảng Cộng sản. Từ năm 1938 ông là một trong những cán bộ chủ chốt của Hội Truyền bá Quốc ngữ. Tháng 8-1945, tại Đại hội Quốc dân ở Tân Trào, ông được bầu vào Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Trung ương, một hình thức chính phủ đầu tiên của Việt Minh. Khi Việt Minh cướp được chính quyền, đích thân Hồ Chí Minh giao ông làm trưởng Ban Tổ chức Ngày tuyên bố Độc lập 2-9.

(44) Theo Đại tá Thái Kế Toại.

(45) Theo Nhật ký ngày 14-12-1956 của Nguyễn Huy Tưởng: “Bây giờ họ họp nhau, chỉ để bàn cách trang trải số nợ với các đại lý. Vì công đoàn vận động công nhân không in, báo không được ra, phải trả (lại) tiền đại lý. Có người đã đến cửa nhà Nguyễn Hữu Đang đòi. Bàn xem lấy tiền đâu. Đóng góp thì ít có tiền. Vay tư sản thì họ giữ kẻ. Thế mà Trung ương bảo mỗi đứa, mỗi bài được trả 8, 9 vạn. Điăn tiệc với Pháp, trường A. Sarraut trợ cấp…”. (Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký TậpIII, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang 178). Cũng trong ngày 14-12-1956, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Anh em lo nhất cho Nguyễn Hữu Đang mấy hôm nay gầy guộc. Lo trang trải công nợ, không thể đi đâu được. Không trả thì sẽ bị quy kết là bội tín”. Theo ông Tưởng thì để trả nợ nhà in, Nguyễn Hữu Đang đã phải bán quần áo đi để lấy tiền. Ông đã phải viết giấy xác nhận: Tôi Nguyễn Hữu Đang nhận bán cho ông… bộ quần áo này” (Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký TậpIII, Nhà Xuất bản Thanh Niên 2006, trang 178).

(46) Trong bài “Cần phải chính quy hơn nữa”, đăng trên báo Nhân Văn số 4,Nguyễn Hữu Đang viết: “Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền bắc như ởmột hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi một nền pháp trị (thiếu) hẳn hoi… Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợchồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người tamất ăn mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phốcó chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở nhà rộng phải nhường mộtphần cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xemthư của nhân viên và một ngành rất quan trọng đòi thông qua những bài báo nóiđến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn”.

(47) Phùng Quán, Ba Phút Sự Thật.

(48) Trong cuốn Ba Phút Sự Thật, Phùng Quán viết: “Tôi dắt xe đạp qua sân trường, vòng ra sát sau lưng anh. Anh đang dùng nắm rơm cọ rửa những viên gạch vỡ đôi, xếp thành chồng cao cạnh chỗ ngồi. Tôi đứng lặng nhìn anh. Đầu anh đội cái mũ cối méo mó, khoác cái ruột áo bông thủng be bét, quần lao động màu cháo lòng, hai ống chân ôm vòng hai dây cao su đen nom như vòng cùm sắt; chắc hẳn để nhét hai ống quần vào đó chống rét, lưng anh khòng hình chữ C viết nghiêng…”. Ông Đang sống “trong một cái chái bếp, căn hộ độc thân của anh rộng chỉ khoảng năm mét vuông, chật kín những tư trang, đồ đạc. Mấy cây sào ngọn tre gác dọc ngang sát mái, treo vắt cả chục cái khăn mặt rách xơ như giẻ laubát, áo may-ô thủng nát, quần lao động vá víu. Cạp quần đeo lủng lẳng một chùmlục lạc làm bằng vỏ hộp dầu cao Sao vàng xuyên thủng, buộc dây thép, bên trongcó hòn sỏi nhỏ. Đụng vào, chùm lục lạc rung lên leng keng, nghe rất vui tai”. Đấy là chùm lục lạc “học tập sáng kiến của đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc, treo mõ vào cổ trâu”, ông Đang “chế chùm lục lạc đeo vào cạp quần”, để “đi lại trong đường làng những đêm tối trời” không còn “bị cánh thanh niên đi xe đạp, xe máy phóng ẩu đâm sầm vào”. Công dụng thứ hai, theo Phùng Quán: “Mỗi lần đạp xe trên đường vắng, nghe tiếng lục lạc loong coong ngang thắt lưng, tự nhiên cảm thấy đỡ cô độc”. Mãi tới năm 1993, sau vận động của nhiều nhà lãnh đạo đã từng hoạt động cùng ông Nguyễn Hữu Đang. Nhà nước đã cấp cho ông một căn hộ ở gần Cầu Giấy, Hà Nội và bắt đầu cho ông được hưởng lương hưu.

(49) Sau khi Việt Minh nắm quyền, Nguyễn Mạnh Tường được mời dạy văn học Tây phương tại Trường Đại học Văn khoa do ông Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng. Năm 1946, Nguyễn Mạnh Tường được Hồ Chí Minh mời tham gia đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Hội nghị Đà Lạt. Ông từng tham dự Hội nghị Bảo vệ Hoà bình Châu Á-Thái Bình Dương, năm 1952, Đại hội Hoà bình Thế giới, năm 1953. Năm 1956, tại Hội nghị Luật gia Dân chủ Thế giới họp ở Bỉ, ông Nguyễn Mạnh Tường đã bảo vệ lập trường cho miền Bắc Việt Nam.

(50) Ngày 4-6-1958, Tố Hữu nói: “Cuộc tấn công vào chế độ ta và Đảng ta đã bắt đầu trên mặt trận văn nghệ từ đầu năm 1955, ngay khi hoà bình vừa lập lại. Trong khi bọn gián điệp còn giấu mặt chờ đợi thời cơ, và bọn tờ-rốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo tích cực chuẩn bị lực lượng ở trường đại học, thì bọn Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, hai tên phản Đảng ẩn nấp trong báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ cùng bọn Trần Dần, Tử Phác cũng là những tên phản Đảng trong Phòng Văn nghệ Quân đội” (Bọn Nhân văn – Giai phẩm trước Toà án Dư luận, Nhà Xuất bản Sự thật tháng 6-1959, trang 23).

(51) Phạm Huy Thông viết: “Trần Đức Thảo, ở trong đại học và ở ngoài đại học, lúc nào cũng lớn tiếng đòi trả chuyên môn cho chuyên môn, đòi trục xuất chính trị ra khỏi địa hạt của chuyên môn… Vậy mà nội bộ nhóm Nhân Văn, Thảo chống chủ trương “văn nghệ phải phục vụ chính trị”. Điều ấy có ý nghĩa là Thảo không phải chống quan điểm chính trị lãnh đạo chuyên môn mà là chống chính trị cách mạng lãnh đạo chuyên môn… Thảo thường tự kiêu về tài học, về hoạt động chính trị của Thảo khi còn ở nước ngoài. Thật ra thành tích học thuật cũng như thành tích chính trị của Thảo ở Pháp trước đây, nhìn lại toàn là những thành tích bất hảo. Mất gốc rễ dân tộc… Năm 1944-1945 Thảo cũng có tham gia phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp lúc đó, Thảo có lần khoe sự tham gia của Thảo khác hẳn sự tham gia của mọi người. Khác thật, khác ở chỗ trong khi mọi người đóng góp phần mình một cách giản dị, tự nhiên, thì Thảo tìm cách bắt loa tuyên truyền, đề cao uy tín cá nhân… Trước khi về nước để gây dựng thêm uy thế làm “vốn chính trị” về sau, Thảo đã làm một việc chẳng thơm tho gì. Đó là vụ kiện Giăng Pôn Xác. Xác có đề nghị với Thảo và một môn đệ khác nữa, ba thầy trò cùng viết chung một cuốn sách. Sách soạn được nửa chừng, Xác thấy trình độ kém, e sách ế, thôi không xuất bản nữa. Thảo cay cú vì vừa mất ăn, vừa bị chê, bèn tung dư luận rằng mình tranh luận với Xác. Xác thua nên không dám xuất bản sách và đòi kiện” (Báo Nhân Dân ngày 4-5-1958).

(52) Trần Đức Thảo viết: “Kiểm điểm lại việc làm từ mùa thu năm 1956, tôi vô cùng đau xót. Những sai lầm, tội lỗi của tôi thuộc về vấn đề lập trường, quan điểm. Hoạt động trong nhóm Nhân văn tôi đã tụt xuống cái lập trường xét lại của tôi ngày còn ở bên Pháp và tham gia nhóm ‘Thời hiện đại’ (Les Temps moderns)của Giăng Pôn Xác (J.P Sartre) Tôi đã mất cái phần tiến bộ mà tôi đã tiếp thu trước kia nhờ công trình kháng chiến của nhân dân và lãnh đạo của Đảng. Thực tế là tôi đã biện hộ cho giai cấp tư sản và gây tác hại rất lớn. Trước kia tôi khôngngờ rằng tôi có thể có ảnh hưởng đến thế. Bây giờ tôi mới thấy rõ. Tôi rất đau xót và xin nhận lỗi trước Đảng và trước nhân dân” (Nhân Dân số ra ngày 23 và24-5-1958).

(53) Chân dung của Trần Đức Thảo được Phùng Quán ghi lại qua “lăng kính” của một “bà cụ móm, chủ quán nước dưới một gốc cây xà cừ” trong khu tập thể Kim Liên: “Đằng kia-nhà B6-cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác, quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp ‘Pơ-giô con vịt’ mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thinh thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: Ông đi đâu về mà nắng nom vất vả thế?.Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái ‘poócbaga’, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Bà cụ chép miệng thương cảm: Một vài năm nay không thấy ngang qua đây, ông đạp xe dễ chết rồi cũng nên”.

(54) Nhất Định Thắng, Trần Dần.

(55) Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36-1975, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia,trang 168.

(56) “Đề nghị các anh cho chuẩn bị khẩn trương để kịp ra báo Cờ giải phóng ngay từ đầu khi mới giải phóng Sài Gòn. Cụ thể: a, Cho tập hợp ngay một số cán bộ viết báo như Thép Mới, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Bổng, cán bộ quản lý, cán bộ phát hành. Đề nghị cử anh Hai Trinh làm chủ bút hay chủ nhiệm. Anh Nguyễn Thành Lê làm việc nội bộ vì ra công khai không tiện. Sẽ cử anh Lý Văn Sáu vào làm thông tin và phát ngôn. b, Cho chuẩn bị ngay nhà in và giấy. Ký tên:Lành” (Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 36-1975, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia,trang 168).

(57) Người phụ trách tờ Tuổi Trẻ trong những số báo ra đầu tiên, tháng 9-1975, ông Võ Ngọc An kể: “Những bài báo phục vụ chiến dịch đánh tư sản, chủ yếu do cơ quan tuyên huấn soạn sẵn, phát trước cho các báo và chúng tôi cứ thế in nguyên văn”. Ông Tô Hoà, người phụ trách toà soạn Sài Gòn Giải Phóng từ ngày17-5-1975, xác nhận: “Chức Tổng Biên tập Sài Gòn Giải Phóng lúc đó do một Phó Ban Tuyên huấn Miền, ông Bảy Lý, kiêm. Ông Bảy Lý hàng ngày được dự những cuộc giao ban của Trung ương Cục, từ tinh thần những cuộc giao ban đó, ông viết thành những bài xã luận đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng”.

(58) Tô Hoà, trả lời phỏng vấn tác giả.

(59) Của Bộ Thông tin Văn hoá Chính phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.

(60) Hồ Ngọc Nhuận, Đời, bản thảo của tác giả, tr 292-293.

(61) Lời Quốc ca Việt Nam Cộng hoà.

(62) Báo cáo của ông Trần Trọng Tân, Tài liệu lưu trữ cá nhân của ông Võ VănKiệt.

(63) Theo một bức thư tay của Phó Ban Tuyên huấn Thành uỷ Nguyễn Sơn gửi cho ông Trần Trọng Tân: “Kính gửi anh Hai Tân. Đây là báo cáo do Lý Quý Chung viết để đưa cho Trương Lộc cung cấp cho Sở Công An (vì Lộc là cộng tác viên của Công an chứ Chung chưa trực tiếp). Báo cáo có một số nhận định chủ quan của Chung chưa thật chính xác như việc Đức, Nhuận, Ba… phát biểu hôm anh đến họp với họ tại toà báo). Nhưng cũng có nhiều chi tiết về quá khứ của Đức đáng chú ý. Tôi mượn riêng của Triệu Bình bản viết tay của Chung về đánh máy lại 3 bản, chỉ mới gởi anh một bản, còn 2 bản tôi giữ chưa cho một người nào khác xem cả. Sơn” (Tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành uỷ, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt). Tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành uỷ, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt

(64) Tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành uỷ, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt.

(65) Tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành uỷ, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt.

(66) Ngày 11-1-1979, bản thảo bài báo được chuyển tới Phòng An ninh Bảo vệ cơquan Văn hoá PA 25. PA 25 lập tức “báo cáo khẩn” lên Thành uỷ: “Kính gửi: anhHai Tân thường vụ thành uỷ/ Về việc mục ‘Tư Trời Biển’ sắp đăng trên báo TinSáng ra trong dịp xuân năm 1979 có nội dung lập lờ, ngụ ý xấu/ Chúng tôi được biết mục ‘Tư Trời Biển’ sắp đăng trên báo Tin Sáng ra dịp xuân năm 1979 doNgô Công Đức viết (thỉnh thoảng Ngô Công Đức mới viết một bài về mục này,còn thường xuyên do Nguyễn Ngọc Thạch viết), theo lối lập lờ 2 mặt, có dụng ýxấu: Cho báo chí của chế độ ta độc giả đọc không vào; Nếu việc quản lí kinh tếcủa ta do cán bộ tham ô; Giá báo không tăng, nhà báo bị thiệt thòi (gầy mòn);Nêu lên nhiều vấn đề tiêu cực trên nhiều lĩnh vực chung thiếu phần nhận xét đánhgía làm cho độc giả ai muốn hiểu thế nào tuỳ ý…, thậm chí báo còn có ý nói: Xãhội ngày nay đã mất nụ cười tươi, đầy khó khăn thiếu thốn. Báo Xuân đăng mộtbài như vậy làm người đọc mất cả niềm tin, hy vọng… (báo đã in, sắp phát hành).Vấn đề này sở công an (phòng bảo vệ cơ quan văn hoá) đã trao đổi với bộ phậnbáo chí của Ban Tuyên Huấn. Vậy xin báo cáo để anh biết và kịp thời chỉ đạo”.

(67) Thư ký toà soạn tờ Đối Diện, ông Nguyễn Quốc Thái kể: “Tín hiệu đầu tiênmà chúng tôi nhận được là vào tháng 10-1978, nhà thơ Vũ Cận từ Hà Nội vào gửimột chùm thơ để đăng. Đứng Dậyđang sắp chữ thì ông Vũ Cận chạy tới xin rútthơ ra vì ông vừa nghe Tố Hữu nói trong một hội nghị: “Giờ này mà còn muốnđứng dậy thì cho nó nằm xuống luôn”. Hai tháng sau, Giáo sư Lý Chánh Trung,một đồng nghiệp công giáo, đang là đại biểu Quốc hội và Uỷ viên Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, đến toà soạn Đứng Dậy nói là tờ báo nên “hoàn thànhnhiệm vụ”. Ông Nguyễn Quốc Thái kể, khi được hỏi: “Anh nói với tư cách gì?”.Tuy chỉ nhận là “với tư cách một người bạn”, nhưng Giáo sư Lý Chánh Trungcũng phải thừa nhận là ông được Chính quyền nhờ thông báo. Đứng Dậy lập tức“nằm xuống” sau số báo ra tháng 12-1978.

(68) Báo cáo này nhật xét: “Những sai sót và biểu hiện xấu trên báo giảm đi rấtnhiều so với những năm 1975-1977. Có thể nhận xét rằng trên mặt báo, họ đangphát huy mặt tích cực, có lợi cho ta, nhất là trong tình hình chính trị phức tạp củathành phố qua các sự kiện “nạn kiều”, đánh đổ chế độ Polpot, vấn đề người di tảnbằng thuyền”.

(69) Báo cáo ngày 23-4-1981, tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành uỷ, lưu trữriêng của ông Võ Văn Kiệt.

(70) Báo cáo ngày 23-4-1981, tài liệu của Ban Tuyên huấn Thành uỷ, lưu trữriêng của ông Võ Văn Kiệt.

(71) Ông Kiệt nhìn nhận: “Sau ngày giải phóng, chúng ta cũng cố gắng tập hợplực lượng tích cực đối lập hồi chế độ cũ, chúng ta mở rộng mặt trận đoàn kết dântộc để tiếp tục đấu tranh gạt bỏ dần những ảnh hưởng của chế độ cũ để lại trongcác tầng lớp nhân dân chúng ta, đặc biệt đối với tầng lớp bên trên. Tờ Tin Sáng vànhững người trước đây ở trong tờ Tin Sáng cũng có mức chọn lựa là tiếp tụcmuốn đóng góp cho sự nghiệp nước nhà sau khi đất nước được giải phóng”. ÔngKiệt phân tích: “Nếu như tờ Tin Sáng còn tiếp tục nữa, chúng ta vẫn còn có thểphát huy mặt tích cực của tờ báo. Nhưng chúng ta đứng trước tình hình mà kẻ thùcủa chúng ta có những âm mưu rất thâm độc, rất nguy hiểm và bằng mọi cách pháhoại công cuộc xây dựng đất nước chúng ta rất toàn diện… Chúng ta đã xác địnhkinh tế còn năm thành phần, nhưng văn hoá chỉ có một là văn hoá dân tộc và xãhội chủ nghĩa. Đã đến lúc tất cả những tiếng nói đều phải là tiếng nói yêu nướcyêu chủ nghĩa xã hội để chiến đấu và chiến thắng, không có tiếng nói khác được.Nếu người ta gọi là yêu nước nhưng chưa yêu được chủ nghĩa xã hội thì nhiệm vụcủa những người cộng sản ở bất cứ đâu phải giải thích. Nếu ai không thấy chủnghĩa xã hội, chỉ yêu nước thôi, hoặc biểu hiện hoài nghi có nghĩa là đã phủ nhậnvai trò của Đảng, từ chối sự lãnh của Đảng… Tôi nói hơi rộng ra một chút đểthấy việc chúng ta dùng Tin Sáng đến mức như thế này là vừa đủ và chúng ta kếtthúc được rồi”. Ông Võ Văn Kiệt cho rằng: “Sự tồn tại của Tin Sáng hơi đặc biệtvà chúng ta biết dùng nó để ca ngợi chế độ, phục vụ chế độ trong khi nó không cónửa người đảng viên, không có một đảng viên nào cả… Trên trận địa báo chí này,ở các nước anh em cũng vậy, ở phía Bắc cũng vậy, ở phía Nam cũng vậy, trừ TinSáng là hơi cá biệt do hoàn cảnh lịch sử, do có điều kiện nhất định của nó”. Khitính đến “quần chúng độc giả của Tin Sáng”, ông Kiệt nói: “Có nhiều ý kiến thammưu nên giữ tờ báo Tin Sáng mà thay đổi cơ cấu, thành phần Tin Sáng vì TinSáng còn quần chúng của nó, còn cần thiết trong giai đoạn nữa, đổi bớt thànhphần, đưa đảng viên vào để nắm chặt chẽ tiếng nói đó. Cũng có ý kiến hay là bớtthành phần, chuyển cơ quan báo chí hiện nay qua mặt trận, vẫn mang danh TinSáng. Vài anh em ở Tin Sáng đề xuất nên theo bước này. Ban thường vụ cânnhắc: khi chúng ta cần thiết để Tin Sáng thì thành phần của nó là ‘Tin Sáng’; khichúng ta kết thúc vai trò Tin Sáng thì cũng kết thúc với đầy đủ thành phần TinSáng, rõ ràng, minh bạch”. Ông Kiệt thừa nhận: “Những sự kiện của Ba Lan hiệnnay là một bài học cho chúng ta” (Phát biểu sáng 29-6-1981, bản ghi của Vănphòng Thành uỷ, Tài liệu của Ban Tuyên huấn, lưu trữ riêng của ông Võ VănKiệt).

(72) Thư của ông Ngô Công Đức có đoạn: “Sự ra đời của Tin Sáng, sự có mặt củamột tờ báo tư nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không chỉ vì chiếu cố đến quátrình của Tin Sáng cũ, mà chính nói lên sự thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộctrước sau như một của những người cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới, cảnước độc lập, thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội… Chúng tôi không thể quênơn về những lời chỉ dạy và nhắc nhở của Đảng mỗi khi chúng tôi vấp phải khuyếtđiểm. Chúng tôi rất hối tiếc về những lỗi lầm của mình, do non yếu chính trị, sơsót nghiệp vụ, do trình độ nhận thức, chúng tôi chân thành mong được sự thứlỗi… Hiểu được nhu cầu chính trị hiện nay của đất nước, thấy được lợi ích củamột sự sắp xếp mới để tập trung toàn lực dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng tôi đãđệ đơn xin được đình bản tờ Tin Sáng và tất cả anh em Tin Sáng đang chờ đợi mộtsự bố trí mới, để nhận lãnh nhiệm vụ mới. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụphục vụ một bộ phận nhân dân vùng mới giải phóng trong những năm đầu củathời kì mới mà Đảng Bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã giao phó. Xincho chúng tôi gửi lời cám ơn và chào từ biệt. Chia tay, bạn đọc cũng như anh chịem Tin Sáng đều có những ngậm ngùi của tình cảm. Nhưng chia tay ở đây để sẽcòn gặp lại ở một vị trí mới, trong cái chiến tuyến chung của Tổ quốc xã hội chủnghĩa của chúng ta. Chủ nghĩa xã hội nhất định thành công. Ngô Công Đức”.

(73) “Điện Mật” của Thường vụ thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh liên tục đượcgửi tới Ban Bí Thư ngày 1-7-1981 viết: “Dư luận các giới trong thành phố sau khiTin Sáng đình bản: Từ sáng ngày 30 đến nay (1/7) các quận, huyện, phường, xã,các cơ sở Đảng, các đoàn thể quần chúng đã kịp thời phổ biến chủ trương này củaThành uỷ. Dư luận hầu hết tán thành, thấy để Tin Sáng tồn tại 6 năm là ta đãnhượng bộ lắm rồi… Giới trí thức, một số trí thức tại chỗ có tỏ ra bâng khuângcho là ta không đảm bảo quyền tự do báo chí nhưng chưa thấy có những phản ứng gì gay gắt đáng kể. Bản thân tờ báo Tin Sáng, trong quá trình chuẩn bị đình bản cũng như buổi họp cuối cùng diễn ra đều thuận lợi đúng theo dự kiến của ta.Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận đều phát biểu tốt, tuy có vẻ bùi ngùi, xúc động khi phổ biến tin ngừng xuất bản cho cán bộ công nhân viên tờ báo. Nói chung đến nay, chưa diễn ra một hiện tượng gì xấu đáng kể, chúng tôi tiếp tục theo dõi và sẽ báo cáo tiếp. Chín Đào” (Tài liệu của Ban Tuyên huân, lưu trữ riêng của ông VõVăn Kiệt).

(74) Năm 1987, khi ông Nguyễn Văn Linh hô “cởi trói”, Tuổi Trẻ đã gần như thoát ra khỏi khuôn khổ của một bản tin Thành đoàn. Tuổi Trẻ, Phụ Nữ Thành Phố và cả Sài Gòn Giải Phóng đã đóng vai trò thông tin khá tích cực trong thờikỳ “đổi mới”.

(75) Tác giả cuốn sách “Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới”.

(76) Trong lời “Đề dẫn” đọc ngày 10-3-1979, Nguyên Ngọc viết: “Những gì đãdiễn ra ở Campuchia trong ba năm dưới sự thống trị của bọn Pol Pot-Yeng Sary,tay sai của bọn cầm quyền Bắc Kinh, đã làm bộc lộ khá rõ thực chất của Chủ nghĩa Mao, bộc lộ cái lý tưởng xãhội kỳ quặc và khủng khiếp của nó. Cốt lõi của cái kiểu xã hội ấy là sự thủ tiêu chính xã hội; thủ tiêu con người với tư cách sơ đẳng nhất là con người, thủ tiêu triệt để mọi quan hệ xã hội của con người cho đến những quan hệ sơ đẳng nhất, phá vỡ tận gốc mọi quan hệ xã hội mà con người đã xây dựng được trong suốt lịch sử tiến lên hàng vạn năm của mình, đẩy lùi con người trở lại tình trạng bầy đàn tăm tối nhất… Điều rất đáng suy nghĩ là,ngay giữa thế giới hiện đại này, giữa thế kỷ 20 này, mà chỉ trong 3 năm thôi, chủnghĩa Mao đã có thể gây ra một tai hoạ khủng khiếp đến thế trên một đất nước có truyền thống văn minh lâu đời và huy hoàng đến thế, một thảm hoạ chưa từng có trong lịch sử. Rõ ràng có một mối hoạ lớn và thực tế đang đe doạ loài người,chính ngay trên ngưỡng cửa của giai đoạn giải phóng cao nhất của nó, giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa”.

(77) Ngô Thảo, Dĩ vãng phía trước, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2011, trang 330.

(78) Sách đã dẫn, trang 325-326.

(79 Sách đã dẫn, trang 332-333.

(80) Sách đã dẫn, trang 317-338.

(81) Sách đã dẫn, trang 306.

(82) Sách đã dẫn, trang 307.

(83) Tố Hữu kể: “Tôi vừa đi sang Pháp về với một sự buồn và khinh bỉ. Nếu không gặp những người cộng sản bình thường thì mất bao nhiêu! Hồi xưa mình biết có những cái đẹp nào đó. Giờ là trắng trợn, thô lỗ. Thời của anti, trên cả anti. Không còn gì là giá trị nữa hết. Nếu cuộc đời mang lại cho họ một chút giá trị nào, thì đó là một chút thương nhau. Tôi gặp họ. Bên những cây đa cây đề thì mấy nhà văn mình biết chỉ là cây lau sậy. Mình cũng tỏ ra kính trọng (dù chỉ đọc lác đác vài bài). Tự giới thiệu: tôi ở một đất nước không biết thứ bảy hay chủ nhật. Cùng sang thăm các bạn thứ bảy có được không? Tôi ngân nga cho họ nghe mấy đoạn thơ của mình. Họ nhận xét: âm nhạc trong thơ Việt Nam là nhất. Rồi họ nói: Tôi rất yêu các anh. Điều đó lớn, trong một xã hội chỉ có tàn bạo và nghingờ. Có hai cái lộn ngược trong xã hội đó: sự thừa thãi đến lộn mửa những gì trong đời sống vật chất bên cạnh 1,7 triệu công nhân thất nghiệp và 5 % làm nông nghiệp đe doạ bị phá sản. Trí thức, khoa học không làm gì cả. Nó ở trong sự khủng hoảng, bế tắc. Trùm lên tất cả là sự khủng hoảng, tuyệt vọng, cùng đường.Đòi hỏi một sự bùng nổ cách mạng. Nhưng họ sợ chủ nghĩa Cộng sản. Họ sống trong tự do tư sản đến mức không thể sống. Nhưng thoát ra thế nào thì bế tắc. Họđang đòi hỏi một cuộc sống có tình thương, sự tin cậy, sống với nhau có tìnhngười hơn. Họ bảo họ sống ở rừng rú. Đúng, Paris là rừng rú. Bực bội, khốn khổnhưng lại bật ra nhiều cái khác: Xã hội có vẻ đầy đủ, thiên đàng lại bật ra tuyệt vọng nhất, bi đát nhất. Tôi vừa phẫn nộ, vừa bực bội, lòng trào lên câu hỏi về số phận con người” (Ngô Thảo, Dĩ vãng phía trước, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2011, trang 313-314).

(84) Ngô Thảo, Dĩ vãng phía trước, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn 2011, trang 315.

(85) Năm mười ba tuổi (1930), Tố Hữu vào Trường Quốc học Huế, nơi ông bắt đầu chịu ảnh hưởng của các đảng viên cộng sản như Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu,Nguyễn Chí Diểu rồi trở thành đảng viên cộng sản năm 1938. Một năm sau ôngbị bắt. Sau hơn hai năm bị tù đày, cuối 1941, ông vượt ngục. Tháng 8-1945, Tố Hữu là chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế. Ông từng là bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá, trước khi lên Việt Bắc làm văn nghệ và tuyên huấn: năm 1951, uỷ viên dự khuyết Trung ương; năm 1955, uỷ viên chính thức; năm 1960, bí thư Trung ương; năm 1976, uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. Tại Đại hội V, Tố Hữu được Lê Duẩn và Lê Đức Thọ coi là nhân sự chuẩn bị cho chức vụ Tổng bí thư nên đã đưa vào Bộ Chính trị giữ chức phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.Ông bị mất hết uy tín sau thất bại của vụ giá-lương-tiền và thất cử vào Ban chấp hành Trung ương khoá VI. Tố Hữu không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ “Nhân văn-Giai phẩm”. Nhưng ông đã quá sắt đá khi nhận thanh gươm từ Đảng Cộng sản Việt Nam để xử trảm những người dám chê thơ ông. Tố Hữu có ảnh hưởng lớn đối với nền giáo dục Việt Nam với tư cách là ông trùm làm thơ tuyên truyền. Khi Tố Hữu còn nắm quyền, đề thi văn hàng năm nếu họcsinh không bình thơ Hồ Chí Minh thì cũng phải làm những bài luận về thơ Tố Hữu. Không chỉ qua thơ, Tố Hữu còn ảnh hưởng tới nền giáo dục Việt Nam vớitư cách là một người đóng vai trò ban hành chính sách. Cuộc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1979 và tạo ra diện mạo nền giáo dục Việt Nam hiện nay là theoNghị quyết 14 của Bộ Chính trị. Nghị quyết mà Tố Hữu tham gia với vai trò làngười chủ trì soạn thảo.

(86) Hoàng Cầm nhất định cho rằng chính Tố Hữu là người chủ trương việc bắtgiữ ông, vì căm ghét Hoàng Cầm dám chê thơ ông ta và “dám nổi tiếng” hơn ôngta trong kháng chiến! Lúc đầu Hoàng Cầm được hứa thả trước Tết năm 1983.Nhưng, trước Tết, một số trí thức Pháp do Thiền sư Thích Nhất Hạnh vận động đã gửi thư cho Lê Đức Thọ đề nghị thả nhà thơ Hoàng Cầm. Tin đến tai Tố Hữu và theo Hoàng Cầm, Tố Hữu phán: “Nước ngoài can thiệp hả? Thế thì giam thêm1 năm nữa cho biết!”. Hoàng Cầm bị giam từ 20-8-1982 cho tới trước Giáng Sinh1983, tổng cộng mười sáu tháng. Hoàng Hưng, bị giam tổng cộng ba mươi chín tháng, ông chỉ được thả vào cuối năm 1985.

(87) Nhân Danh Công Lý (Võ Khắc Nghiêm-Doãn Hoàng Giang), Tôi và ChúngTa (Lưu Quang Vũ), Mùa Hè ở Biển (Xuân Trình), Bài Ca Giữ Nước (Tào Mạt), Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ).

(88) Nhân vật mà theo huyền thoại được nói là gián điệp ám sát Hồ Chí Minhnhưng sau đó được “bác Hồ” thu phục làm người bảo vệ.

HUY ĐỨC

(còn tiếp)




























Trở về 




Danh Sách Tác Giả


Chân Dung Văn Nghệ Sĩ


Emprunt Empreinte





MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả. 
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.