Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Nguyễn Đăng Thường













Nguyễn Đăng Thường

(1938 Battambang - .......) 
Dịch giả, (sắp) thành nhà văn, nhà thơ








Tin… văn… gừng… cuối… tuần…

MAI THẢO & TÂY ĐUI

Hồi đầu tháng Tư năm nay, bà mợ Bảy của tui ở New York, trong lúc điện đàm, có nhắc lại một câu chiện cũ. Mợ nói ông Nguyễn Đăng Hùng, hay Hưng, tui hổng nhớ, có nói ông tuy lớn tuổi hơn Nguyễn Đăng Thường - mợ nói quên hỏi ổng sao ổng biết cái tên "NĐT" - ổng tuy lớn tuổi nhưng là vai em. Ông Hùng/Hưng hiện ở San Diego, bị điếc tai do tuổi tác. Ông ta là em nhà văn Mai Thảo-Nguyễn Đăng Quý. Mợ Bảy là vợ của cậu Bảy Phạm Văn Hạnh - má tui thứ năm - trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, bạn thân với Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân… Nguyễn Tuân khi vào Nam có ghė thăm cậu tui ở Cần Thơ tại nhà ông bà ngoại. Sau 45 cậu lấy thêm bút hiệu Thê Húc (vì cậu yêu Hà Nội của thời thanh xuân) lập/thuộc nhóm Gió Bốn Phương (Góp gió bốn phương- Tung ra khắp bốn phương) của tiệm sách Yiểm Yiểm Thư Trang của nữ sĩ Mộng Tuyết (cặp Đông Hồ-Mộng Tuyết). Bạn của cậu Hạnh lúc đó là Tam Ích, Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, Cô Hợp Phố…

Câu chuyện vòng vo lẩm cẩm như sau.

Ông ngoại tui người miệt Chợ Lớn có vợ Tàu. Ông làm tham tá dưới thời Pháp bị thuyên chuyển ra Hà Nội, sanh con đẻ cái sống ngoài đó cho tới khi nghỉ hưu. Ba tui, Nguyễn Đăng Lâm, thuộc giòng họ Nguyễn Đăng đã có mặt từ thời Bà Chúa Chè. Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử này (Nguyễn Triệu Luật) có một nhân vật (quan chức?) tên Nguyễn Đăng Đạo. Người anh thứ năm của tui - con thứ tư trong gia đình - cũng tên NĐĐ. Gia đình ông nội khá rân rác thời đó. Trong cơn sốt tìm mỏ than, ông có thuê người đào và tìm được, ăn mừng cả tuần hay cả tháng vì nghĩ sẽ giàu to. Nhưng than ôi cái mỏ than đó chỉ có một lớp than mỏng trên mặt. Gia đình khánh tận dần dần nhưng trong nhà còn vài món đồ cổ quý báu, chị Ba nghe nói và kể lại cho tụi nhỏ nghe. Có một cái bình sứ cổ khá to một viên chức Pháp rất yêu. Trước khi qua đời, ông nội dặn ba tui đem cái bình đến nhà biếu cho ông Tây nọ và xin ông ta nhận làm bảo hộ (tuteur) như ông đã hứa. Ba tui muốn trở thành bác sĩ (5 năm) nhưng cha mất sớm nên phải chọn nghề thú y (3 năm). Ba ở trọ nhà ông bà ngoại (bà ngoại nuôi học trò Nam Bắc kiếm thêm tiền vì ngôi nhà chánh phủ cấp gần Hồ Gươm khá to). Ra trường ba xin cưới má. Má tui đẹp nhứt nhà nên lấy chồng sớm, năm lên mười sáu trăng tròn đắm say. Sanh được hai gái, do cải cọ với Phạm Quỳnh (thân Pháp) ba tui (chống Pháp) bị thuyển chuyển sang Cam Bốt ở hai tỉnh lỵ Kratiė rồi Battambang. Công việc của thú y thời đó là mỗi sáng đi khám các khâu thịt bò, thịt heo rồi đóng mộc cho phėp bán. Việc nhà có vợ hiền người giúp việc lo. Ba giết thời giờ với nàng Tiên Nâu - nha phiến rất rẻ, có thể đã nhập lậu từ Lào. Ba chắc cũng đã có thử nghiệm hút sách thời trẻ ở Hà Nội với các công tử, cô đầu.

Rồi thời gian… êm trôi… xa cách buồn… vời vợi… khi ánh trăng vàng… lên khơi. Tỉnh lợi, nhìn đám con bảy đứa thấy chúng có cơ may Miên.. hóa nên ba xin thuyên chuyển về Nam. Hôm đáo quốc, mấy đứa con nhỏ theo người giúp việc (anh Tích và chị Tiệc trai gái bần nông Bắc Kỳ bà ngoại "mua" cho theo má khi má lấy chồng) đi tàu về Sài Gòn. Ba lái xe mui trần với vợ và hai con gái lớn. Nửa đường gặp trân mưa to, cơ thể đã suy yếu nên về tới Sài Gòn ba bị sưng phổi đột tử. Chôn cất xong má dắt đám con về Cần Thơ ở với ông bà ngoại đã về hưu có ngôi biệt thự cạnh lẩm lúa và nhà thương tư của dì dượng Hai - dì Hai có chồng bác sĩ khá giàu. Đó là năm 1939, thi sĩ NĐT mới vừa ăn… thôi nôi. Liên lạc với bên nội có thể đã đứt khoảng từ khi sang Cam Bốt chắc đã cắt đứt luôn … dây chuông từ khi về ở với ông bà ngoại. Ba hút nằm một chỗ. Mơ ước của ba lúc sanh thời là có cái radio để nghe tin tức, nhạc, kịch, nhưng mộng ước chưa được toại nguyện. Sau 45 VN mới có đài phát thanh.

Khi trả lời phỏng vấn của nhà văn Lê Thị Huệ cho Gió O (bạn nào tò mò có thể vào nėm một cái nhìn… ngơ ngáp, phỏng vấn gồm 5 phần khá dài) và được biết tên thiệt của Mai Thảo là Nguyễn Đăng Quý tui có nói đùa rằng Mai Thảo và Tây Đui biết đâu dám có thể là bà con… xa. Giờ đây, he he, tė ra hổng những chả xa mà lại còn quá gần, anh em chú bác, ha ha, ba tui là anh ruột của bố ông Mai Thảo. Văn chương Mai Thảo? Nói thiệt, tui chỉ đọc có hai cái truyện ngắn. Truyện thứ nhứt kể lại ngày Mai Thảo di tản vào Nam sau 54. Hôm đó Mai Thảo mặc cái áo len dày, cổ cao (col marin) của dân chài Normandie có hoa văn là hai sợi dây "lòi tói", tui chỉ còn nhớ cái đó. Truyện sau tên là "Chuyến mėtro về Belleville", nếu tôi nhớ đúng. Đại khái nhà văn ở Mỹ sang Paris gặp một cô gái VN bị chọc ghẹo trên chuyển tầu ngầm. Nhà văn ra tay nghĩa hiệp tới xua đuổi bọn du côn (An-giê-ri) đi chỗ khác… đứng chơi, rồi nhà văn mời cô gái vào quán xơi bậy bạ vài ba cái… đùi gà (hổng nhớ họ đã xơi cái chi chi, hi hi). Cái truyện này hao hao giống truyện "Người bạn quê hương " của tui. Chuyến mėtro… và Người bạn… xuất hiện trên tờ Thế Kỷ 21 của Nguyễn Xuân Hoàng. Cái truyện của tui vô phėp ra mắt trước. Ngoài ra tui cũng có mua tập thơ của Mai Thảo. Thơ triết lý hổng hợp gu, tui đọc lướt tới câu "ta thấy hình ta những miếu đền" tui sợ hổng được cho dô xả rác tè bậy chỗ linh thiêng nên tui tức tốc rút lui có… hộ vệ.

Tóm lợi: cả hai phía, nội cũng như ngoại, tui đây đều có danh nhơn.

Hy vọng họ sẽ được "thôm" lây.











Tiểu sử (tự ghi)

Nguyễn Ðăng Thường sinh tại Battambang, Cambodge (Campuchia) vì thân phụ chống Pháp tranh cãi với Phạm Quỳnh ở Hà Nội nên bị thuyên chuyển.

Tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Sài Gòn khóa thứ nhất (1961) ban Pháp văn. Chọn nghề giáo vì khóa học ngắn (3 năm) và chỉ phải dạy 16 giờ mỗi tuần. Ra trường được bổ về Chu Văn An (hậu thân của Trường Bưởi) và chỉ dạy ở đây cho tới khi ra hải ngoại. Không dạy trường tư. Như vậy có thể coi như đã làm nghề "gõ đầu trẻ" nhiều hơn là "bán cháo phổi".

Thích viết nhưng viết khó và lười và nên không có ươc vọng trở thành nhà văn nhà thơ. Nhưng sau khi mãn lính chín tuần (1969) đã được anh Hoàng Ngọc Biên, bạn học ở trung học và anh Diễm Châu, bạn của anh Hoàng Ngọc Biên "rủ rê" nên viết thử chơi. Có một bài thơ hay một bài “Nhật ký tập thể” đăng trên số thứ ba của tờ Trình Bày ra ngày 1 tháng Chín 1970. Tiếp tục đóng góp cho Trình Bày cho tới khi rời Việt Nam sang Campuchia (1973) rồi sang Pháp (1974). Ra hải ngoại có văn thơ đăng trên Nhịp Cầu, Vietnam Culture, Thế Kỷ 21, Văn, Ngày Mới... và gần đây trên các trang báo mạng. 
Lao động trí thức khá nhiều nhưng may thay tới nay vẫn chưa thành nhà văn nhà thơ.














Nguyễn Đăng Thường lúc trẻ










Tác phẩm




Nguyễn Ðăng Thường
Thơ
(Thơ & Thơ dịch, Trình Bày 1971).




Một Mùa Thiên Đường
Thơ






Thơ Bất Tận









Dịch phẩm





Hai mươi bài thơ tình và một bài ca tuyệt vọng
Pablo Neruda,
(Trình Bày, 1989)



Văn xuôi của chuyến xe lửa xuyên Tây-bá-lợi-á và của cô bé Jehanne de France
Blaise Cendrars
(sau đổi thành Văn xuôi đường tàu xuyên Tây-bá-lợi-á và cô bé Jehanne de France, Trình Bày, 1989)



Paroles
Jacques Prévert
(dịch chung với Diễm Châu, Trình Bày, 1993)



Tưởng tượng đã chết hãy tưởng tượng
Samuel Beckett
(Trình Bày 1996)



Tiếng nói
Linda Lê
(nxb Văn, 2003)







Và nhiều bản dịch Samuel Beckett, Marguerite Duras, Marcelin Pleynet, Francois Auriégas, Jean Genet...


và thơ truyện Nguyễn Ðăng Thường do nhà Giọt Sương Hoa in vi tính theo dạng thủ công nghệ.


Thơ Nguyễn Đăng Thường sử dụng nhiều yếu tố thời sự như chất liệu và chủ đề. Từ cuối những năm 90, anh là một trong những người mở đường của lối thơ mới, hài hước, giễu nhại, có thể xem thuộc khuynh hướng hậu hiện đại. Trong thơ người đọc nhìn thấy mối quan tâm đối với đời sống bên trong đất nước, tình cảnh cơ cực của người dân.

Tính chất lưỡng đôi, vừa hài kịch vừa bi kịch, của một xã hội mất tự do và, xét về phương diện văn học, chưa hề ra khỏi chiến tranh, là nguyên cớ của thơ Nguyễn Đăng Thường.

Giọng điệu trong thơ có thể của tác giả, nhưng phần nhiều của một nhân vật, mang mặt nạ. Tiếng nói mà chúng ta nghe được có thể là tiếng nói cá nhân, riêng tư, nhưng cũng có thể chỉ là một phần của nhân cách. Sự hóa trang của tác giả, của nhân vật, là khái niệm quan trọng khi đọc các nhà thơ có khuynh hướng giễu nhại và hậu hiện đại. Ngôn ngữ có tính trực tiếp và tường thuật, mặc dù vậy vẫn chịu ảnh hưởng của những tác giả mà nó bắt chước hay giễu theo, như một phương pháp sáng tác, với ngôn ngữ sắc bén, bình dân, có tính ngẫu nhiên hoặc trong những quy ước tân hình thức mà anh sử dụng khá rộng rãi.

Đó là một loại thơ thế sự, và trong khi phát triển, nó tự đánh mất dần các yếu tố trữ tình. Để ngỏ khả năng phát triển kiểu gián đoạn, anh có thể trở lại lập tức với một thứ thơ khác, cá nhân hơn, như của anh thời kỳ ban đầu.

Trường hợp nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, với bút pháp độc đáo, bổ sung một chiều kích mới trong việc khám phá các khía cạnh khác nhau của hoàn cảnh đất nước hiện nay, và của đời sống nội tâm, hoặc văn hóa, của người Việt hải ngoại, từ sau năm 1975. Thơ anh là sự phê phán và phản kháng, là tiếng nói hài hước và thức tỉnh, và, trong một số trường hợp, là khả năng tự làm mới của ngôn ngữ.



(Theo Văn Việt)










NGÀY TRỞ DÌA

Ngày trở dìa anh bước lia
Trên quãng đường kia tới bên quán bia
Nắng vài tia đàn tiên vú chìa mời đón người dìa
Vợ tò mò ra trước hiên
Đứng ngó người xưa ngỡ trông thấy ma
Tiếc rằng ta không có chổi chà vì muốn tặng quà
Ngày trở dìa trong quán bia
Anh kể chiện nghe chiện đời sống mĩ
Rất mê li ngày đi chém thuê đêm nằm nhìn quê
Chiều ngại ngần rơi xuống chân
Ngoài sân tối mù đường phố âm u
Luống nghẹn ngào hẹn sớm hôm sau anh vào vườn hú
Ngày trở dìa có tên công an tới gọi thằng này
Tiền bạc đưa ra không thì liệu hồn
Khó yên thân nghe nếu cần giúp đỡ
Ngày trở dìa giấy đô tuôn mau nhét vào túi mũ
Gái vú mông to ôm chàng nựng cằm
Rót thêm ly bia kéo chàng vào lòng

Ngày trở dìa những cái mông
Thấm thoát mười năm nhớ anh tưới bông
Có nhiều khi đời mông chóng già vì thiếu thịt gà
Đàn trẻ ngồi tay gãi râu
Chiếc xế về đâu lướt qua lỗ trâu
Bước vào trong còn nghe tiếng thằng ngọng khóc rầu rầu
Nàng bảo rằng anh hỡi anh
Anh nhớ gọi em gọi người em gái
Tới bên anh mời thêm cốc bia ôm chàng hun ria
Đừng ngại ngùng thương tiếc ai
Vì anh đã dìa thăm gái liêu trai
Chớ thẹn thùng vì nếu em ôm anh ngoài đường nắng
Ngày trở dìa có anh tha hương tới chợ ngồi chờ
Người đẹp mua bia ta cùng dìa nhà
Những khi tan ca hết việc bán quán
Ngày lại ngày có em bia ôm đếm bạc tiếp khách
Có vú mông thơm như mùi thịt gà
Có đôi cua đinh sống đời hoà bình.






MỘNG BAN ĐẦU

Quê anh miền cà mau
Đất bạc màu mưa nắng
Gió đen mùa xuân trắng
Trên liếp dừa mo cau
Mưa tuôn tràn như máu

Quê anh cạnh rừng xanh
Vắng cọp rùa trâu nghé
Quán tranh chiều ai ghé
Bia đắng nuốt lòng nghe
Tan nát mộng duyên lành

Chớ về thăm anh nhé
Đường xa nỗi sầu lo
Đâu tiếng hát câu hò
Ai đang ngóng trông đò
Em chớ về em nhé

Hôm qua buồn rờ chim
Thoáng cụ hồ nom thấy
Hỏi mi mần chi đấy
Anh nói lấy lồng chim
Đem cất sợ mưa chìm

Hôm nay đợi thằng cu
Tới tặng chàng con cú
Giấu trong cầu tiêu lá
Thơm ngát mùi thơ ca
Thay cho mùi tôm cá

Nương dâu sình bùn sâu
Đất ruộng vườn ai cướp
Gái trai làng như mướp
Quang gánh vứt từ lâu
Đau đớn mộng ban đầu

Chớ về thăm anh nhé
Đừng mơ mái lầu xinh
Hai đứa ấm tâm tình
Trăng soi sáng sân đình
Em chớ về em nhé

Anh mong còn hòn xôi
Gấc mập tròn hai gói
Bỗng nghe lời ai nói
Con cú lớn đợi coi
Ai muốn được xơi dồi

Ai cưỡi được chàng trâu
Ai cưỡi được… chàng… ơ… trâu!




CHÌM DƯỚI LÔNG CHIM

1

Chìm dưới lông chim
Và chìm dưới con chim
Ngàn cái lông chim
Còn chìm đắm trong chim
Một cái lông chim
Nằm chìm dưới con chim
Bờ bến thiên chim
Nằm chìm dưới lông chim

Chìm dưới lông chim
Một ngàn chim trước
Bay qua bay qua
Chim anh hồng nhạt
Chìm dưới lông chim
Một ngàn chim nữa
Bay đi bay đi
Chim anh hồng vừa

Chìm dưới mưa chim
Một chàng chết không chim
Chìm dưới mưa chim
Một chàng sống trong chim
Chìm khuất trong chim
Một nàng ôm chim
Chìm dưới lông chim
Là một đoá thơm tho


2

Chìm dưới lông chim
Và chìm dưới con chim
Ngàn cánh bao la
Còn chìm dưới chim ta
Một cái lông chim
Nằm chìm dưới chân chim
Bờ bến thiên chim
Nằm chìm dưới lông chim

Chìm dưới lông chim
Một ngàn chim trước
Bay qua bay qua
Chim anh hồng nhạt
Chìm dưới lông chim
Một ngàn chim nữa
Bay đi bay đi
Chim anh hồng vừa

Chìm dưới mưa chim
Nhiều chim nhỏ bé
Năm xưa năm xưa
Cũng vui bạn bè
Chìm dưới mưa chim
Nhiều chim nhỏ bé
Năm nay năm nay
Cũng vui lè phè




HỀ THI SĨ

lý đợi cho biết thơ
mỗi cuốn bán bốn triệu
là biếu trọn thì ờ
cũng hay và dễ hiểu

và xin thưa truyện kiều
bản nôm và chinh phụ
và cung oán không biếu
mà chép tay cất tủ

một chiều nửa sương mù
phố luân đôn một mụ
điếm già đứng đội mũ
chìa tay xin tiền xu

ngó tôi với ánh mắt
van lơn và trâng tráo
nhọn hoắt như mũi dao
khiến tôi thẹn cúi mặt

như trong bài khúc ca
bị tình phụ của a
pô li ne đó mà
quý vị nhớ không ạ

nhưng tôi đâu phải là
du côn hay thi sĩ
mà cũng chẳng là đĩ
đực dạ nói thiệt mà

buồn coi hài hoài linh
muốn cười mà mần thinh
sợ mình lại đồng tình
với bọn người vui tính

muốn viết thử 1 trang
hay chỉ vài ba câu
về nụ cười dân gian
coi mòi hổng dễ đâu

coi cọp trên youtube
toàn kịch cũ lâu rùi
từ ba bốn năm trước
cũ người nhưng mới tui

cách sử dụng ngôn ngữ
đời thường của nam bộ
giễu nhại và chơi chữ
rất đáng được ngưỡng mộ

hoài linh là tên hề
kịch tác gia nghệ sĩ
siêu sao hay thi sĩ
thế nào cũng ô kê

hoài linh tôi chỉ kể
như nghệ sĩ tiêu biểu
bởi lẽ còn rất nhiều
siêu hề khác thiện nghệ

dò dẫm để tìm đường
tôi bước trong bóng tối
đụng phải cái thanh giường
gần muốn bể đầu gối

tôi bước trong bóng đêm
hổng phải để mần thơ
mà bởi vì lo sợ
tiền điện phải chi thêm

tôi đi vô phòng tắm
để tiểu bốn năm bận
mỗi đêm do cái thận
già nó luôn chơi khăm

cô hô người ta la
sợ muốn chết đêm qua
ra đường em gặp ma
cà rồng đứng trước nhà

ngó kỹ thì té ra
chỉ là bác chúng ta
tự chưn đạp xe ba
bánh đi ăn bún chả

bác mặc bi doa moa
em khen áo đẹp oá
rất hợp với loàn doa
ướp khô của cá troa




BA CHỮ

Nghĩa đời trong ba chữ
Tự do giục gầm gừ
Bác ái hát vô tư
Công bằng khua gắt gỏng
Mỗi chữ riêng một giọng
Mỗi giọng riêng một lời

Tự do đòi thắng lợi
Vung nắm tay tiến tới
Tả tơi đời sá chi
Đòi nữa hãy đòi đi
Không một giây ngừng nghỉ

Bác ái đòi thực thi
Cơm áo cho trẻ lão
Trường học phải miễn phí
Bịnh viện thay nhà lao
Thiên đường không bánh vẽ
Hạnh phúc không cần tìm

Công bằng không nằm im
Và cúi đầu khuất phục
Trong đồn bót ngục tù
Trước mũi súng làn gươm
Sống nếu bây bắt chết

Nghĩa đời trong ba chữ
Tự do giục gầm gừ
Bác ái hát vô tư
Công bằng khua gắt gỏng
Mỗi chữ riêng một giọng
Mỗi giọng riêng một lời




THU HỒI

Ngày hôm qua công an vô làng
Kề vai súng và bắn dân oan
Chiều hôm qua đời tôi sang trang
Chúng về thu hồi thôn làng tan hoang

Một mình tôi băng ngang qua đồng
Hoàng hôn xuống đồng vắng mênh mông
Làng xa xôi nhìn dòng sông trôi
Lắng nghe tiếng cười não nề trong tôi

Ngày thu hồi tới là ngày xác người rơi
Và xác người rơi như là rác người ơi
Lật xác người lên xem màu máu còn tươi
Trên đồng hoang vu người dân tưới

Chiều hôm nay lang thang trên đường
Đói đói buồn buồn tới góc đường
Lòng nôn nao chào đời tha phương
Mấy mùa thu hồi bao nhiêu sầu vương




DÒNG AN GIANG

Dòng An Giang sông khô nước rút
Dòng An Giang cây thưa lá trút
Ngơ ngẩn kìa ai đứng trông
Châu Đốc dòng không uốn quanh
Soi bóng Tiền Giang Cửu Long

Dòng An Giang trăng lên lấp ló
Dòng An Giang tim ta gắn bó
Đêm đến vài con ễnh ương
Trên bến bờ kêu hắt hiu
Tưởng tiếng người than oán sầu

Dòng An Giang đáy mắt in sâu
Nhịp cầu tre thấp thoáng nơi đâu
Nắng vẫn chiếu trên cành lá cây khô
Nắng vẫn đốt đôi bờ vắng trơ trơ điêu tàn hoang sơ
Cô thôn quê thôi giặt yếm trên sông
Tiếng gió hú trên thành phố mênh mông
Ta lang thang đôi tà áo tung bay ngại ngùng

Dòng An Giang ai qua sẽ nhớ
Dòng An Giang năm xưa múa hát
Đâu những thuyền trăng sáng soi
Đôi mái chèo ai lướt qua
Vơ vẩn lòng ta vỡ tan

Dòng An Giang lao đao khóm trúc
Dòng An Giang bơ vơ bến nước
Đâu những nàng thôn nữ xưa
Duyên dáng chuyền tay tiếp nhau
Múc mấy chàng si đổ đi…

Dòng An Giang đáy mắt in sâu
Nhịp cầu tre thấp thoáng nơi đâu
Nắng vẫn chiếu trên cành lá cây khô
Nắng vẫn đốt đôi bờ vắng trơ trơ điêu tàn hoang sơ
Cô thôn quê thôi giặt yếm trên sông
Tiếng gió hú trên thành phố mênh mông
Ta lang thang đôi tà áo tung bay sượng sùng

Dòng An Giang ai qua sẽ nhớ
Dòng An Giang năm xưa múa hát
Đâu những thuyền trăng sáng soi
Đôi mái chèo ai lướt qua
Than thở tình ta dở dang

Dòng An Giang lao đao khóm trúc
Dòng An Giang bơ vơ bến nước
Đâu những nàng thôn nữ xưa
Duyên dáng chuyền tay nối nhau
Múc khối tình si đổ đi

Đâu những nàng thôn nữ xưa
Duyên dáng chuyền tay nối nhau
Múc khối tình si đổ đi…




SÔNG TRĂNG

Sông trăng rộng và dài
Êm ái và mơ màng
Chờ nhé một sớm mai
Ta sẽ bước sang ngang

Trên đường xem thế giới
Đôi ta cùng lang thang
Nơi mi đến ta tới
Thế giới một ngôi làng

Cùng đuổi bắt cầu vồng
Ngũ sắc như hy vọng
Nơi phía sau khúc quành
Chúng mình sẽ bước quanh

Êm xuôi dòng nước chảy
Ôi sông trăng đốt cháy
Tim em hay tim chàng
Trên một chuyến đò ngang




DỄ ỢT

cách mạng để đổi đời
kiến tạo thời mách qué
lãnh cán thành ông trời
dân quê hoá dân què

bạc tiền có nhờ bác
nếu vậy thì rất sướng
các ông tây hốt bạc
nhờ bán xúc-xích nướng

lạ kì tuy bình thường
mỗi ngày thêm một chuyện
trên dải đất nhiễu nhương
nên về thăm một chuyến

coi thiệt hư thế nào
coi phố đỏ cờ sao
coi cuộc đời nhốn nháo
coi đất nước lộn nhào

con số người giàu siêu
ở việt nam tăng nhiều
còn số người nghèo siêu
đã thêm được bao nhiêu

tô hồng chúng ra sao
chiêng trống gióng thế nào
có lắm chuyện tào lao
sao chưa nghe báo cáo

ruộng vườn chiếm xây nhà
khách sạn biệt thự sang
bỏ hoang thành phố ma
đảng phá xóm phá làng

khua chiêng và gõ mõ
loa đảng ngày càng to
ta chỉ nghe tiếng ho
của vợ con lũ chó

tội ác và trừng phạt
sao trời chưa diệt đảng
dân nghèo thì bị tát
phải bỏ xóm bỏ làng

sinh người trời sinh bịnh
si-đa ê-bô-la
dịch hạch và dịch tả
chiến tranh và hoà bình

nếu trời không có mặt
thì trời ắt có mắt
mắt nhỏ hay mắt to
mắt khép hay mắt ngó

nhân loại đừng có lo
cứ ngủ kỹ ăn no
ợ to ngáy khò khò
dễ ợt đâu có khó




MỘT NGÀY THƯỜNG TRÊN QUÊ HƯƠNG


1.

Một người nghèo trông dưa leo
Một người treo trông thần chết
Một thằng chệt trông nham nhở
Một thằng khờ mơ tô phở

Một người chờ bao nhiêu phen
Nhìn đảng đen thêm đểu cáng
Đàn trẻ nhỏ quen tai nạn
Người Việt nằm đếm tháng năm

Một người mù đi trên mây
Một người ngu tin lời bác
Một thằng khạc ra trăm bãi
Một thằng dài hơn biên ải

2.

Một ngày dài mong tin ai
Rồi từng đêm sao vàng chói
Người Việt thầm trao câu hỏi
Người Việt nhìn nhau kêu gọi

Một ngày thường trên quê hương
Ngày Việt Nam đương chuyển hướng
Một ngục tù đông blogger
Một ngục tù nuôi da vàng

Một ngày nào không bao xa
Ngày Việt Nam ta toả sáng
Một ngục tù không lãnh tụ
Một ngục tù quên căm thù




THỜI SỰ

một phụ nữ việt nam
thụi bé trai bảy tuối
hình như để đuổi ruồi
trên má thằng bé bám

tin đăng báo người việt
sớm tối tôi vào coi
nhờ đọc tôi mới biết
bé mĩ được ăn thoi

tôn giáo của hoà bình
khủng bố cứ sát hại
người vô tội dài dài
để nhận thưởng gái trinh

thiên thần của sài gòn
đã cứu trẻ mồ côi
bà betty tisdale
qua đời tuổi chín hai

ted osius đại sứ
mĩ gay ở hà nội
được tôn vinh là xừ
đồng tính không nói dối

sợ mất toi nhiệm sở
khi trở về hà lội
ông sứ này tránh cờ
vàng đỏ của tội lỗi

chúc ông và bạn đời
được ăn nhiều đấm xôi
ở nơi quê hương mới
khi trở về hà nội

bọn công an tưởng bở
không xin phép treo cờ
cộng gian trước nhà dân
được nghe chửi một trận

điện biên phủ tơi bời
dưới đất và trên trời
cộng sản đã hết thời
rồi đó bà con ơi

một cây viết tên tuổi
ở thủ đô thịt cầy
ca tụng chuyện chặt cây
và đề nghị trồng chuối

trồng chuối sẽ hữu ích
hơn trồng me trồng ổi
lá chuối để gói xôi
trái chuối ai cũng thích

hà nội thủ đô chuối
lá xanh hồn chơi vơi
hai hàng cây xâu chuỗi
cảnh trí thêm tuyệt vời

tổ chức trưng bày tranh
hàng năm báo người việt
mới đây tôi được biết
vừa khai mạc phòng tranh

triển lãm hội hoạ người
phụ nữ và sen trần
đàn bà và hoa tươi
khách tới xem nhìn trân

tinh khiết như sen trần
tâm hồn người phụ nữ
và hoạ sĩ thúy vân
khiến tôi thêm tư lự

tui hổng ưa bông sen
ngoài đời hay trong tranh
nhưng rất khoái chè sen
để dành trong tủ lạnh

biên soạn sách giáo khoa
soạn giả gà mái mờ
kiểm cắt thơ tú mỡ
học sinh muốn đồng hoá

cái đảng quạ đình ba
muốn đần hoá dân ta
nhưng đã không hiệu quả
dân ngu khôn hơn quạ

xế khủng cho đại gia
xe chưn cho bà già
hàng hiệu cho siêu mẫu
hàng lậu cho xà mâu

cổ phiếu của trung quấc
ngày càng thêm mất giá
thì mua vàng đô la
đào lỗ chôn xuống đất

đồng bạc ta hạ giá
thì hãy đón tàu lạ
nhanh chưn ra hoàng sa
mua đất để cất nhà

đất thì có hoa lạ
biển thì có tàu lạ
đường thì có phố lạ
đảng ta ưa của lạ

hà nội đang thiếu nước
sài gòn đang ngập nước
trong khi đó nhà nước
vì dân lo bán nước

đứng vững một ngàn năm
việt nam anh hùng sẽ
đứng vững thêm ngàn năm
tàu khựa đừng hăm he

tre cầm tay ngựa cỡi
thánh gióng sẽ xuất hiện
mần một trận điện biên
tin đi bà con ơi

trời ơi trời ơi ới
trời ơi trời ơi ới
trời ơi trời ơi gió
trời ơi trời ơi gió

trời ơi con cụt giò
vì ham ăn chả giò
xin cán bộ không cho
phải giành ăn với chó




NHỊN ĐÓI

những người trẻ hăng say
trong ngoài nối vòng tay
sức mạnh cùng chuyển tải
chống chế độ độc tài

vượt qua các chướng ngại
tranh đấu cho ngày mai
chống bè lũ tay sai
đất nước dâng hán đại

mặc áo we are one
bị đánh đập dã man
bởi lũ chó công an
của chế độ bạo tàn

tuyệt thực dù một ngày
chiến thắng chưa thấy ngay
nhưng cánh bướm hệ quả
sẽ diệt trừ đảng quạ




TRÒ CHƠI LỚN

nơi đây anh cô đơn
nơi đây em cô đơn
quanh ta chỉ có cát
nơi đây là sa mạc

hãy nói lời âu yếm
trước khi bước qua thềm
nếu như em muốn thế
cám ơn tách cà-phê

nhìn kìa một con ngựa
con ngựa của hắn đó
tên nó là tango
hắn nhắc tới con ngựa

con ngựa tên tango
tên một người đàn bà
không bao giờ thổ lộ
khi tâm sự với ta

lúc thức hắn ngậm miệng
khi ngủ có khi mớ
ú ớ được vài tiếng
rồi chìm vào giấc mơ

nếu yêu hãy cố thử
đóng vai người mộng tưởng
cho vui lòng đối tượng
đóng vai sylvia ư

nàng không hề có thật
nàng chỉ là ảo tưởng
sylvia chỉ là cát
ảo giác trong sa mạc

khi đăng lính lê-dương
là xoá sạch dĩ vãng
địa ngục là thiên đường
quá khứ không âm vang

tình yêu thường một chiều
ta yêu người không yêu
người yêu ta không yêu
tình yêu thường khó hiểu

tình yêu là sa mạc
quanh ta chỉ có cát
nơi đây em cô đơn

nơi đây anh cô đơn


















Nguyễn Đăng Thường trên Tiền Vệ






Kẻ chờ xe (tiểu luận / nhận định) 
Từ lúc lọt lòng mẹ cho tới khi về lòng đất, con người luôn sống trong chờ đợi. Chờ đợi là hy vọng. Ngay cả khi chờ đợi chuyến tàu suốt, người ta cũng hy vọng. Hy vọng đến thật sớm, thật muộn, hay không bao giờ đến. Chờ đợi, hy vọng là lẽ sống, mà cũng là bi kịch của con người. CHUYẾN XE của Hoàng Ngọc Biên là một chờ đợi được lồng vào bối cảnh miền nam Việt Nam sau 75... (...)

Về tập truyện ĐÊM NGỦ Ở TỈNH (tiểu luận / nhận định) 
... Cái nhìn và tiếng nói ở đây là khí giới chống lại cái chết và thời gian đang lôi cuốn và thiêu hủy chúng ta, và nếu như thế thì Đêm ngủ ở tỉnh có thể được xem như là những mảnh vụn của đời sống và những mảnh vụn của thời gian đã mất mà tác giả đã giành giựt lại từ trong tay cái chết... (...)

Chiều (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM ĐINH CƯỜNG (1939-2016)] ... Chúc anh đầu năm mới / Cỡi mây bay về trời / Trên ấy lại vẽ vời / Triển lãm tranh khắp nơi // Cúi đầu tôi bước nhanh / Cành khô như bút chì / Phố sương mù thêm lạnh / Đinh Cường đã ra đi...

[THƠ / CA TỪ] ... Quê anh miền cà mau / Đất bạc màu mưa nắng / Gió đen mùa xuân trắng / Trên liếp dừa mo cau / Mưa tuôn tràn như máu...

[THƠ / CA TỪ] ... Chìm dưới lông chim / Một ngàn chim trước / Bay qua bay qua / Chim anh hồng nhạt / Chìm dưới lông chim / Một ngàn chim nữa / Bay đi bay đi / Chim anh hồng vừa...

[THƠ - CA TỪ] ... Ngày trở dìa có tên công an tới gọi thằng này / Tiền bạc đưa ra không thì liệu hồn / Khó yên thân nghe nếu cần giúp đỡ / Ngày trở dìa giấy đô tuôn mau nhét vào túi mũ / Gái vú mông to ôm chàng nựng cằm / Rót thêm ly bia kéo chàng vào lòng...

Hề thi sĩ (thơ) 
... cô hô người ta la / sợ muốn chết đêm qua / ra đường em gặp ma / cà rồng đứng trước nhà // ngó kỹ thì té ra / chỉ là bác chúng ta / tự chưn đạp xe ba / bánh đi ăn bún chả...

... Công dân ơi hãy cầm súng đứng lên / Hãy trang bị những phi đoàn thiện chiến / Bay tới bay tới ném bom tơi tả / Để một dòng máu cuồng tín hôi tanh / Không còn làm bẩn phố phường chúng ta...

Ba chữ (thơ) 
Nghĩa đời trong ba chữ / Tự do giục gầm gừ / Bác ái hát vô tư / Công bằng khua gắt gỏng / Mỗi chữ riêng một giọng / Mỗi giọng riêng một lời...

Thu hồi (thơ) 
[THƠ / CA TỪ] Ngày hôm qua công an vô làng / Kề vai súng và bắn dân oan / Chiều hôm qua đời tôi sang trang / Chúng về thu hồi thôn làng tan hoang // Một mình tôi băng ngang qua đồng / Hoàng hôn xuống đồng vắng mênh mông / Làng xa xôi nhìn dòng sông trôi / Lắng nghe tiếng cười não nề trong tôi...

Dòng An Giang (thơ) 
[THƠ / CA TỪ] ... Dòng An Giang ai qua sẽ nhớ / Dòng An Giang năm xưa múa hát / Đâu những thuyền trăng sáng soi / Đôi mái chèo ai lướt qua / Than thở tình ta dở dang // Dòng An Giang lao đao khóm trúc / Dòng An Giang bơ vơ bến nước / Đâu những nàng thôn nữ xưa / Duyên dáng chuyền tay nối nhau / Múc khối tình si đổ đi...

[THƠ / CA TỪ] Một dòng tanh tanh / Một dòng bùn mong manh / Một dòng nồng hết biết / Một dòng rầu mấy kiếp // Một dòng đời xao xuyến / Một dòng tình đau điếng / Một dòng cuồng quyến luyến / Một dòng nước, hay dòng gì, trời đất Nam Kì...

cực nắng (thơ) 
... tôi tiếp tục nói nhảm / nghe mọi người hát hò / bảo thôi bỏ đi tám / khiến tôi cụp đuôi bò // cúi mặt nhìn thằng nhỏ / coi nó ngủ hay thức / tháng bảy mùa nắng cực / tôi hé quần hứng gió...

nơi đây anh cô đơn / nơi đây em cô đơn / quanh ta chỉ có cát / nơi đây là sa mạc // hãy nói lời âu yếm / trước khi bước qua thềm / nếu như em muốn thế / cám ơn tách cà-phê...

thời sự (thơ) 
... đất thì có hoa lạ / biển thì có tàu lạ / đường thì có phố lạ / đảng ta ưa của lạ // hà nội đang thiếu nước / sài gòn đang ngập nước / trong khi đó nhà nước / vì dân lo bán nước...

Muốn nói (thơ) 
muốn nói về cuộc đời / khi anh không còn nữa / muốn nhắc lại tình xưa / nhưng tôi đã cạn lời // bên nhau đón tuổi già / định mệnh đã không cho / mùa hạ thêm buốt giá / đón gió mưa chuyện trò...

... ngồi bên cô tóc vàng / thấy đời êm êm êm / ngồi bên cô tóc vàng / thấy đời rất êm đềm // bài hát pháp thuở bé / tôi nghe rồi tôi hát / nhắm mắt gân cổ hát / một mình không bạn bè...

Nhịn đói (thơ) 
... mặc áo we are one / bị đánh đập dã man / bởi lũ chó công an / của chế độ bạo tàn // tuyệt thực dù một ngày / chiến thắng chưa thấy ngay / nhưng cánh bướm hệ quả / sẽ diệt trừ đảng quạ...

Sông trăng (thơ) 
... Êm xuôi dòng nước chảy / Ôi sông trăng đốt cháy / Tim em hay tim chàng / Trên một chuyến đò ngang...

[NGHĨ VỀ SÀI GÒN] ... Nhà báo chận người qua đường lại để phỏng vấn, thì họ vẫn gọi “hòn ngọc Viễn Đông” là Sài Gòn. Và trớ trêu thay, nhạc đệm cho phần cuối của phim này lại là ca khúc “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!”...

Trong Trại Súc Vật, của một tác giả Việt Nam, vào ngày mùng Sáu tết Nguyên Đán, ở một làng phía Bắc, có lễ hội cắn đứt đôi một thằng người, để tưởng niệm một ông tướng heo, theo truyền thuyết, đã cắn đứt đôi một thằng người để nuôi binh, trong cuộc nổi loạn, đoạt quyền hành của con người...

Hoả xa nhân (thơ) 
... Chỉ có anh là người nói lên sự thật, / Mặc kệ chúng tôi đã đối xử với anh thế nào, anh vẫn cầm cự. / Anh đã cho tôi thấy, / Không có gì quý hơn cuộc sống này...

thi nhân (thơ) 
vương ngọc minh / bờm sư tử đen bờm ngựa thồ bạch / tiên ông lông tóc trắng lạc bước / xuống trần ai / quấn buộc khăn cổ ngũ sắc / đóng quân phục lính lão para ba gai / xuống sông xuống cống đòi / nhân quyền...

... Tui làm con gái / Giày cao gót nai / Vòng eo heo nái / Gió mưa bao nài // Tui làm con gái / Lấy nghề tay phải / Làm nghề tay trái / Bứt mãng cầu dai...

tôi phóng lưỡi dao găm xuống nước / nó ghim trúng tim / hằng nga / máu vàng tuôn lai láng trên sông / đà. // nhìn xuống đáy tôi thấy bạn tôi / nhà văn nguyễn xuân hoàng / du nguyệt điện / ngoắc ngoắc / gọi tôi nhảy xuống nước chơi. // người đi trên mây nói / xuống đây xuống đây chơi thường ơi...

... Nhầm lẫn là con người. Nhưng có những cái nhầm lẫn bất nhân. Giấc mơ thường biến thành ác mộng. Giấc mơ càng xinh ác mộng càng kinh. Tôi thấy những cái đầu địa chủ ló lên trên mặt đất trong phim Chúng tôi muốn sống. Cải cách ruộng đất là một giấc mơ hoá thành ác mộng. Một nhầm lẫn bất nhân đẫm máu không thể xoá bỏ bằng một lời xin lỗi suông...

... Cuối đường trong toa chỉ còn một ông già Ăng-lê mũ kết đen, râu bạc, đẹp trai, ngồi mân mê cái xeo-phôn. Và một cậu mít tố nữ, không ria, xí lão, tay đeo găng đen cụt ngón, ngồi ngó lén ông già...

... Bizarre! Kỳ cục! Compliqué! Phức tạp! Difficile! Khó hiểu! Đó là những tính từ đã không ngớt xuất phát từ cửa miệng, và thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm của tác giả Patrick Modiano, và đã được chính nhà văn tuyên bố với báo chí khi nghe tin mình là người được chọn... (...)

Tín nhiệm (thơ) 
cái cây già / là / một bài thơ / giữa mùa đông không tuyết trắng trơ / trụi nhánh cành // tôi tiếp tục sống vui sống mạnh sống nhanh / bằng cách uống một ly nước chanh / nóng / pha với mật ong / mỗi sáng...

TÔI LÀ CHARLIE (đối thoại) 
[TỰ DO NGÔN LUẬN] ... Je suis Charlie. Tu es Charlie. Il est Charlie. Elle est Charlie... Tôi là Charlie. Em là Charlie. Anh là Charlie. Chị là Charlie...

Mùa đông (thơ) 
... Và kiên nhẫn, từng giây từng giờ, ngày lẫn đêm, trông chờ mùa xuân nở vàng trên trái đất, nếu mình có thể sống sót và qua được cái mùa cô đơn buốt giá của chính mình...

[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Hoan nghinh và cám ơn nhà văn / nhà thơ Trịnh Thanh Thủy đã viết phản hồi với những lời trần tình trong tinh thần cởi mở, thành thật, vì văn chương và vì nghệ thuật...

... Nói tóm lại, bài viết công phu của tác giả Trịnh Thanh Thủy để ca ngợi/ca tụng con người và âm nhạc Phạm Duy là một việc làm phí công, vì đã mở ra một cánh cửa đã mở banh từ lâu. “Những bức tranh xã hội trong ca khúc của Phạm Duy“ là một nhan đề tôi nghĩ là quá bao la và đầy tham vọng, chí ít là vì bài viết thật ra chỉ để minh họa cho “nhạc phẩm bộ ba/trilogie” Bà mẹ quê, Vợ chồng quê, Em bé quê ... (...)

Ðèn cũ (thơ) 
đèn cù là đù kèn / hồi ức kẻ không hèn / con tằm đã cắn kén / một chiếc kén tơ đen // là một tiếng kêu đau / đèn cù rất quí báu / nhưng nó cũng có thể / quá nhiều và quá trễ...

Sáng nay (thơ) 
... sáng nay tui tà tà / máy vi cũ mở ra / gõ phím tìm tiên cá / một mình ta với ta...

... Tôi còn nhớ tháng tư đen / vì tôi là người Việt Nam và mọi người Việt Nam / đều phải nhớ cái tháng tư đau đớn này. // Tôi còn nhớ tháng tư đen / vì tên chủ quán thịt cầy đã cho dân mít xơi / một khúc cá gỗ tháng tư / vĩ đại / nhứt lịch sử nước nhà...

Cám ơn (thơ) 
... lặng im nhìn bàn phím / quách thoại nhớ lời thơ / mỗi chữ hoà hơi thở / theo nhịp đập của tim // đọc thơ thì cần nhớ / số phận mỗi nhà thơ / đọc văn cũng chớ quên / tác giả dù không tên...

Nhẹ (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN XUÂN HOÀNG (1940-2014)] ... một bạn hiền ra đi / một ngày chủ nhựt buồn / rụng một cánh chim di / sao trời chưa lệ tuôn // hoàng ơi ngon giấc nhé / dù không dưới đất mẹ / dù không dưới hàng me / trong cơn gió thoảng nhẹ...

Cái lồn (thơ) 
tài liệu gần đây hé / bác hồ nói tiếng hẹ / thông tấn xã vỉa hè / nói bác chơi cá he // cá he hay cá mè / một lứa hay một mẻ / có bác thay cha mẹ / các cháu rất ra mẽ...

Dễ ợt (thơ) 
... nếu trời không có mặt / thì trời ắt có mắt / mắt nhỏ hay mắt to / mắt khép hay mắt ngó // nhân loại đừng có lo / cứ ngủ kỹ ăn no / ợ to ngáy khò khò / dễ ợt đâu có khó...

Phạm Duy (thơ) 
ai có được diễm phúc / nghe phạm duy đờn ca / ắt hẳn phải khâm phục / ông nhạc sĩ tài ba // tất thảy gái và đào / đã ngủ với ông ta / khi ngồi ngó trăng sao / ắt tin có phép lạ...

... Bởi lẽ một cá nhân sẽ là gì, nếu không là chính mình / Nếu không được là chính mình thì chỉ là một con số không / Không được tỏ bày những cảm nghĩ thật tình / Thay vì những lời lẽ của kẻ chỉ biết cúi đầu quỳ nịnh / Sổ sách còn ghi, chẳng cần phải hoài nghi, rằng vâng / Những cú đấm to ta nhận hết cả, và / Vâng, ta đã đi theo đúng con đường ta đã chọn...

Ðêm nay em có buồn / Có nhớ đến anh không / Có hối tiếc chia ly / Có nhớ lại một ngày / Xa xưa tươi sáng hơn / Anh gọi khẽ tên em / Bàn ghế trong phòng em / Có mênh mông lắm không / Em có nhìn ngưỡng cửa / Mong thấy anh đứng đợi...

thế giới khóc robin / hàng tít lớn trên báo / ngoài trời gió lao xao / nhạn bay tới báo tin // good morning vietnam / bye bye dear williams / you were a good man / funny but sad man...

My way (thơ) 
... bé bỏng hay cao vọi / đường ta ta đã đi / chung bước dù lẻ loi / theo nhịp đàn thế kỉ // với tất cả đam mê / trí trá hay vụng về / hề hà và hả hê / i did it my way...

[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... xoá trung tâm sài gòn / xây ga tàu điện ngầm / một hành vi hèn mọn / cho thấy rõ dã tâm...

Ratputin (thơ) 
... quân phiến loạn bắn hạ / chiếc phi cơ mã lai / bọn li khai thân nga / một lần nữa trổ tài // 298 nạn nhân / putin là putain / putain là tử thần / ratputin sát nhân...

... yêu ai thì ném đá / đảng kêu thì phải dạ / thưa có em đây mà / em ra đồng bứt mạ // giả điếc và giả câm / thì còn ai hát xẩm / chống khựa là thanh âm / thuộc loại hàng quốc cấm...

Nguyễn Ðăng Thường: ... Nó là một thử “liên bản” do cắt dán, do đó tất nhiên cách hiểu hay cách diễn giải tuỳ rất nhiều vào trình độ của người xem. Người xem muốn diễn dịch tuỳ hứng thế nào cũng được, cũng hay, đó là cái quyền của họ. Nếu tôi đưa cho một chị giúp việc nhà coi, tất nhiên chị sẽ phì cười và nói “cậu vẽ cái gì mà kỳ cục quá”. Thay vì diễn giải, tôi chỉ xin gợi ý... (...)

ăn cướp rồi la làng / bọn đại hán chơi ngang / 4 tốt để chào hàng / 16 chữ mạ vàng // tăng trưởng do bất lương / sân si mộng bành trướng / chủ nghĩa nhị thiên đường / khổng mao bình đặt tượng...

4 mùa (thơ) 
xuân đến xuân đi / thì mặc kệ xuân / (cái khổ thơ này / nên để kết luận) ... | ai xui con cuốc / gọi ta vào cuộc / cuộc tình mùa hạ / giữa nắng và hoa... | trải chiếc khăn giấy / lên đùi tréo chưn / hỉ mũi một cái / hai tiếng ho khan... | tôi ghi không vội / tiếng gió trên đồi / thấy chữ đang rịn / những giọt mồ hôi...

Sắp sửa rơi xuống hố (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... đàm phán với bọn điếc / không dám nhìn chỉ liếc / chuyện ai thì cứ việc / tiếp tục các trò xiếc...

ngày 6 của tháng 6 / đúng bảy mươi năm sau / hôm nay lễ kỷ niệm / giải phóng pháp bị chiếm // cả trăm ngàn lính mỹ / đổ bộ nóc-măn-đi / cứu thế giới khỏi bị / phát-xít nhựt đức ý // cám ơn những người lính / tuổi trẻ đã hi sinh / sử sách mãi còn ghi / chiến sĩ của hoà bình...

... đọc báo không đọc tin / tôi chỉ tìm nhặt chữ / từ xịn và từ xỉn / thảy đều là ngôn ngữ // thơ không cần mĩ từ / rem-bô chỉ ghép chữ / tính từ cạnh danh từ / đúng chỗ tạo tân ngữ...

... các giáo sư tây đầm / nay chắc đã đào thai / thành bé tây bé đầm / tiếng mẹ mới lai rai // tới lúc phải bái bai / trên sân ga quốc tế / áp má rồi chia tay / mắt nhìn nhau khô lệ...

Ông Chu Hà ơi (đối thoại) 
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Vâng. Ông hỏi: phải thế không, thưa ông? Tôi xin thưa ngay là: dạ thưa đúng quá, ông ạ. Dù tôi chỉ có tí xíu thì giờ để cỡi ngựa xem hoa. Tình hình thế giới, và trong nước, đang rối rắm loạn xà ngầu, nên tôi không muốn cuộc đối thoại rất hào hứng giữa chúng ta thêm hầm bà lằng ba lăng nhăng...

đêm đông trông cố hương / thấy các ngài lãnh tụ / tìm chỗ đặt tên đường / phố mới và phố cũ // đường sương gái buôn hương / đường mương nhường chuột cống / đường ngắn để bất lương / đường dài tìm lối sống...

Giọt nước đã tràn ly (đối thoại) 
[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... giọt nước đã tràn ly / công nhân đã nổi giận / chống đối bọn chủ nhân / bành trướng và sân si // đốt xe và đốt xưởng / đập phá tại hiện trường / uất hận cao ngút trời / toả lan khắp thế giới...

[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Như tôi có nói trong bài đối thoại của tôi , tôi đã “dứt khoát” với tiếng hát Khánh Ly và ca khúc Trịnh Công Sơn lâu rồi. Và có thể nhiều người khác nữa, trong đó tất nhiên phải có Chu Hà, đã “dứt khoát”. Nhưng dù muốn hay không, “huyền thoại” Trịnh Công Sơn-Khánh Ly không chỉ sống dai, mà càng ngày càng thêm nhiều chi tiết ly kỳ. Điều này chứng minh sự sống của huyền thoại...

... vinh danh chiến công xưa / hầu che giấu hiện tại / ngai vàng cố bám mãi / hùm sói khoác da lừa // kẻ thù không sau lưng / kẻ thù đứng trước mặt / kẻ thù đang quắc mắt / bè lũ cúi khòm lưng...

Còn nhớ hay đã quên? (đối thoại) 
[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Khánh Ly về nước có dám hát, có được cho phép hát “Huế Hà Nội ôi quê hương ta sao vẫn lầm than” hay không? Không thể viện cớ đứng bên lề chính trị, vì cặp đôi Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dù muốn dù không đã dính líu tới chính trị...

Mắt kính tròn chẻ đôi con trăng nõn. / Mắt kính tròn nhìn xuống mặt trời đầu non. / Mắt kính tròn ngó lên vực thẳm đất mòn...

[TƯỞNG NIỆM GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ (1927-2014)] ... một trăm năm cô đơn / đã ra đi / một trăm năm buồn bã / sẽ tồn tại // đó là / đó là chưa kể // ngàn năm đau thương / vương / áo em màu / tím...

[ÂM NHẠC & CHÍNH TRỊ] ... Trong cái đêm độc nhất ra mắt khán giả trong nước, tại Hà Nội, tôi thiển nghĩ, giá mà Khánh Ly khoác một chiếc áo dài đen, và đeo thập giá, thì sẽ tuyệt vời, ôi sẽ tuyệt vời biết bao...

Một người nghèo trông dưa leo / Một người treo trông thần chết / Một thằng chệt trông nham nhở / Một thằng khờ mơ tô phở...

Tiếng động (thơ) 
nó mộng làm thi nhân / tự treo ngược lên cành / tự đóng đanh thập giá / thất bại cả hai lần // hắn bám víu cuộc sống / chó má không ngày mai / mọi ngưới xua đuổi hắn / cuộc đời không chơi dại...

... từ dạo ấy hắn vẫn là / gã du mục già / lang thang khắp các nơi / trong thành phố // dù không bao / dù chẳng lúc nào / hắn dời / chỗ... | giữa mùa / xuân / tươi nó ngơ ngác đi / tìm mua áo / nỉ... | quá khứ không màu / tro / có / nhà văn lớn nào / mà không ăn mày / dĩ vãng...

Tí Tèo Teo (thơ) 
... Biển nhớ, Biển mơ, năm con ngựa mày muốn nghe Mr Ham hí bài nào??? / Biển láo... // mày nghĩ sao, khi nghe tin ngài Thủ Tê tu keo vì xơi tái quá nhiều thủ cầy??? / tầm bậy...

Xi u lẩy tờ (thơ) 
xin chào // nằm chơi xơi cỏ / thời đỉnh cao thịt chó / đây là tượng thánh Gióng đỏ / đúc bằng đồng nát của các tượng Lê-nin bị lật đổ / kính mời quí khách quá bộ vô / ngưỡng mộ // xin chào...

Đối tượng (thơ) 
đại tướng / nước mương / tên đường // lộn sòng / thánh gióng / lọt sông // đi nhai / đứng nuốt / ngồi tuột // ê a / lời ca / chợ cá...

hắn đã bao lần thầm hỏi / nếu Estragon và Vladimir / hôm sau không trở lại chỗ hẹn / thì chuyện gì đã / không xảy ra // thế nên / hắn đã bỏ đi / khi tôi chưa tới / và tôi không còn ở nơi đó / khi hắn trở lợi... | ... & cuộc đời / không chỉ là vài muỗng sữa / chua / trộn lẫn với vài giọt mật ong // những chữ những chữ những chữ / là cuộc đời / của Sam B. / ngôn từ là thơ ca...

Proust, một kỷ niệm trong mùa mưa (tiểu luận / nhận định) 
... Proust, nhà văn của những khám phá mới mẻ về tâm lý phức tạp của con người, nhà văn đã sáng suốt dành trọn đời mình để đi sâu vào những ngõ ngách và hố thẳm của mọi tình yêu, tìm tòi những định luật chung về ái tình và con người, đã thẳng thắn mổ xẻ và đôi khi phóng đại cho chúng dễ được nhìn thấy hơn và có cơ hội thoát ra ngoài, những sự thật chung và những tình cảm bất ngờ ẩn núp ở những nơi thầm kín nhất bên trong chúng ta, nhà văn của bút pháp mới và hình thức mới cho tiểu thuyết... (...)

bác râu hổng bơi lội / như mao xệ bụng khủng / mà chỉ vận áo thung / khi tiến vào hà nội... | cả nước đồng hu hu / nên nó đành phải khóc / như lúc còn đòi bú / vú mẹ lúc đầu trọc...

Tướng ngáp (thơ) 
chúa ơi xuống đây chơi / hớp bia xơi thịt cầy / đớp hít cho đã đời / ở miết chi trên ấy // thứ 7 dạo phố tây / ba lô và ba lỗ / ê đừng có nghĩ bậy / mày là cháu mụ hô...

Hồng (truyện / tuỳ bút) 
... Hãy thử hình dung một buổi chiều ngoại ô Luân Đôn cuối hạ thật êm ả. Một buổi chiều của hạnh phúc chung cục. Hình như vậy. Gió ăng-lê thoảng mùi hoàng huệ. Gã âu nheo mắt già ngó bầu trời âu. Gã á liếc nhìn một nụ hoa dưới lá. Một lát. Chiều nay không thấy máy bay. Lạ... (...)

thơ để ca ngợi / hay thơ để chửi bới / nó chẳng cần nghĩ ngợi / tìm hiểu đối tượng của thơ là gì / cho mệt trí / bởi nó không là thi sĩ // thơ, là nhựt kí nở đêm trong tù / của lãnh tụ? / thơ, là ghi chú / nở ngày của đứa ngu?...

Tháng tư đen (thơ) 
Một triệu con chó / lớn nhỏ / bị thịt mỗi năm / để làm cao lương đặc sản / ở cái thành phố / vẫn tự tung hô / có bốn ngàn năm văn hóa cổ! // Đã hơn ba thập kỷ thanh bình / và thống nhứt rủng rỉnh / mà sao ta vẫn chưa được nghe / tiếng guốc mộc reo vui...

Cá tháng tư (thơ) 
... Ngày lễ lá / trên cái nền đen bi thảm / hãy cùng nhau cắt dán / những con cá tháng tư tứ sắc / dải đất hình chữ S thênh thang / gánh nặng hai đầu nhoi nhúc thị dân / đường ai nấy đi / ngả nào rồi cũng đưa tới ngõ cụt / có vệ binh đỏ đứng chờ không lối thoát / đảng ma cô đã mại dâm cả đất tổ quê cha...

Hư âm (thơ) 
Đêm qua mơ thấy ông râu ria nằm thịt da ướp tươi / Bao nhiêu người ngắm riêng tôi đứng xa trên sân nắng trưa / Gió thoảng nhẹ đưa, bay qua đường phố / Thương dân tôi chắp thêm vần đầy vơi ánh mắt xa vời...

3 cũ 1 mới (thơ) 
Trong cơn ác mộng / Có đồi thông / Buốt nắng hồng // Nhưng em đừng ngại / Cứ khoả thân nằm dài / Trên bãi... | Thi sĩ cái con khỉ // Bởi lẽ / Không dễ phân chia / Giữa / Thằng người có đuôi / Và / Thằng khỉ rụng lông... | Hôm nay / Nếu nhạc phạm nhạc trịnh / Có thoáng lọt vào tai / Thì chỉ khiến nó / Buồn nôn...

Ai cũng phải ị ai cũng phải đái / trừ cái ông bất tử nằm ngửa vĩ đại / tuy nhiên đừng có thắc mắc chơi dại... | Chàng ca sĩ hương ruộng divo / hí hửng lái xế khủng ô-tô / xuống phố / tông vào mông nàng ca sĩ hương rừng diva / đang cỡi xế đời mới honda... | ... Nam Trung Bắc, thời đỉnh cao trí cạn / hôm nay / chỉ xin cho được làm một công dân hạng bét / của một nước dân chủ tự do hạng ba / thì chúa ơi còn khó hơn bỏ mẹ bỏ cha / có phải thế không ạ?...

... làm sao mà chả phát cáu / với một ngừi dìa cà mau / một ngừi dìa mỹ tho / để cuộc tình ngồi ho... | Nó nhắm thật kỹ vào mục tiêu tên mĩ cộng number one bóp cò nổ súng và giật mình tỉnh giấc. Trời còn nhá nhem. Lũ chim divo diva chưa rộn rã màn hợp ca cánh thiệp đầu xuân ly rượu mừng tiếp tục chào đón năm con rắn quí... | đời củ mì - nhưng thôi tiếc mà chi / chim rồi rô-ti anh rồi cô nhi // hãy cụng li xị tây lon bia mĩ / đón chào xuân con rắn nước quí tị...

Kẻ nào nó không ưa / thì nó / giết // Giết người đâu có khó / giết người ôi quá / dễ... | ... Hãy đốt pháo cho ngợp trời / cứ vỗ tay cho thật to / vui cười nhảy nhót reo hò / tay trong tay đợi ngày mới // Đừng khóc thương cho kẻ / đã bỏ chúng ta nhé / Việt Nam ơi!...

hàng vạn người bên nhau / không ngại sương gió buốt / đứng dự lễ đăng quang / của nữ hoàng và chuột // hàng vạn người chen chúc / để hoan hô ngưỡng mộ / như ở Thiên An Môn / đấng cứu tinh khổng lồ...

... Tao hả / - nó thư thả phà một vòng khói thuốc lá lên trần nhà - / rồi tỉnh bơ / trả lời từng tiếng / một: // tao là kẻ vô hình / vì tao chỉ là / lương tâm / của loài có / cu...

... Đầu năm dương lịch / mà chửi đ. má Trung Cộng / chỉ do một ông văn thi sĩ mít nọ quên tên / chọn Truyện Kiều làm Thánh Kinh / thì chẳng công bình // Nhưng đầu năm tây trắng / mà chửi đ. má Trung Hoa đỏ / bởi vì chúng nó xâm chiếm đất biển đảo văn / hoá gái gú thực phẩm thị trường chúng ta / thì là chuyện / thật dĩ nhiên...

Trước tiên là đi cầu / khỉ / nếu tìm thấy / vì chúng sẽ thuộc vào loài bị / diệt chủng // Kế đến là đi cầu / tự / như Rimbaud...

Vui khóc (thơ) 
... Vẫy tay vĩnh biệt năm cũ trong tiếng gió thét mưa gào / trên cái quảng trường / vì chính trị nghiêm túc nên sẽ dẹp tượng / anh hùng thế chiến thứ hai đã tiêu diệt phát xít bạo tàn / với trước mắt mình hình ảnh mường tượng / các blogger / Điếu Cày Tạ Phong Tần Nguyễn Hoàng Vi / - và ai nữa và ai nữa - / đang thản nhiên ngồi tù...

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Nó lại hỏi tôi / ôi / tôi cái thằng cuội gíà đứng dưới gốc đa / chờ coi bóng đá / thưa mày phải cần thêm bao nhiêu thời gian văn nghệ / 5 năm 10 năm sử dụng ngôn ngữ ngổn ngang nữa để / Tiền Vệ / mới có thể khăn gói láp tốp trở về cái quê hương cũ / ngó mưa lũ...

... Trên tổ quốc quang vinh / Trên tượng Mác Lênin / Trên quảng trường Ba Đình / Trên lăng Hồ Chí Minh // Ta viết tên NGƯỜI // “TỰ DO CÁi CON CẶC”...

... Picasso và Đảng Cộng sản Pháp / độc đáo chỉ bấy nhiêu thôi sao / chung cuộc là / chiếc bóng dọi trắng / tan lẫn trong tiếng nhạc... | ... tôi, Mohamed Merah / tôi mơ có một ngày mọi người / bắn giết mọi người...

Với bao ngày sống trên thiên đường mơ / Dân khốn cùng nhìn nhau đến sững sờ / Xác người từng xác rơi từng xác / Rơi xuống cho mềm thêm đất xưa...

... Dân tộc nhà thơ? / Tôi thích quê hương xứ dân cày. / Cường quốc thi ca? / Chưa làm chồng bà Tú / đã muốn hù con nít... | ... Là thi sĩ nhớn nghĩa là ru với bóng / Mơ theo đồng xong xúc gói đống thi vân... | Tôî thấy xác thơ có mồ yên mả đẹp. / Tôî thấy xác thơ được xây lăng tẩm. / Tôî thấy xác thơ chất đống không ai bận tâm. / Tôi không thấy xác mây xám ngắt trên đồi. / Tôi thấy xác người bạn đời sáng trưa khép mắt cúi nhìn tôi...

... Giữa một trung hoa đế quốc / & một huê kì bành trướng / mi nhắm hướng nào?... | Nếu tất thảy / đám con rồng cháu tiên / hay chí ít / toàn dân Thăng Long // mà được cho /nhập tịch Mĩ...

[THƯỞNG THỨC VĂN CHƯƠNG] ... “Chuyện chó chết” của Nam Đan tuyệt hay. Hãy yêu thương chó đừng ăn thịt cún. Xin cảm ơn tác giả - ba lần ba...

đại gia tỉ phú nhưng hắn chẳng buồn sử dụng / quái xế đồng phục phóng Rolls-Royce Mercedes khủng // đại gia tỉ phú nhưng hắn chỉ năng nổ chơi metro / mỗi bận cần tiếu ngạo tào lao tham quan viễn phố... | ... thứ bảy - 4 tháng tám 2012 - Hà Nội lại có biểu tình / lần thứ tư chống lưỡi chó Bắc Kinh / Sài Gòn thì cam-đảm-thin-thít-im-rơ-nước-cờ-nhớn, HCM / vẫn ngồi xớ rớ với đứa cháu ngu trước cửa toà Đô Chính...

... một buổi sáng trùm mây / trong không gian / một mùi tro bay / sặc sụa toả lan vào tháng bảy // Ophélie / cô nàng tinh quái / cảm giác / con tàu say... | hi vọng / như Rimbaud thuở học trò đã từng tuyệt vọng / rằng mi - mi sẽ sống / thoải mái nơi địa ngục khỏi cần lưu vong...

... Bên bờ hố thẳm / cái tủ sách nhỏ của tôi / không hề biết / sự khủng hoảng. // Nhạc rock / là chết chóc...

Ngày mai là cuộc đời thật, thật à / một cuốn tiểu sử về giai cấp thợ thuyền hôm qua / cái thế giới loi nhoi lúc nhúc bình dân / sự xâm lăng của Mác... | ... chúng ta đoàn kết trong việc đòi công lý / cho tất cả mọi người / cho tất cả mọi chủng tộc / các vị trạng sư đã ghi tên vào bản kiến nghị / còn bạn thì sao?... | Nhà văn Günter Grass lên án Israël / về tội đe doạ hoà bình thế giới với một kho vũ khí vĩ đại / giọt mực cuối cùng dành cho một bài thơ / của Günter Grass đã khiến Israël nổi nóng...

Diễm nay (thơ) 
Mưa bẩn mưa tuôn trên tầng tháp đổ / Dài chưn em cố nổ máy hông đa / Nghe máy xe hư không buồn rổ rổ / Đường về hun hút không xế thêm xa...

Người bạn đường kiêm bạn đời của tôi lúc ngủ say có tiếng ngáy rất to. / Có nhiều cặp vợ chồng / đã bỏ nhau chỉ do tiếng ngáy khò khò. // Diễm Xưa của Trịnh Cũ đêm đông say giấc nồng / nàng có ngáy / như khỉ ho cò gáy không nhỉ?...

Tháng giêng ăn tết ở truồng / Tháng hai lấy vợ ẵm luôn căn nhà / Tháng ba thì vợ đã già / Ta đi ta kiếm thêm bà vợ non / Tháng tư vợ đẻ trăm con... | Ngồi rù gãi háng, dái lăn tăn. / Gãi đã hơn tự sướng. / Đời lãnh tụ (Pháp) là địa ngục. Cho nên. / Lúc có thì giờ để đái, đái. / Lúc có thì giờ để ăn, ăn...

... cái đảng điên cuồng uống máu / tác giả và người kể chuyện / đang chung một chiến tuyến / tự do bình đẳng và đa dạng // Herta Müller: / tôi đã muốn trở thành một cô / thợ cắt tóc / viết bằng kéo ...

Để lại cho ai khung trời độc hại / Con đường tương lai xe ùn xế tắc / Buổi chiều công viên thân mềm tím ngắt / Vết chân phong trần đã thêm choai choạc // Để lại cho ai bao ngày tàn tạ / Cuộc đời trơ tay nỗi buồn chai đá / Vài giọt mưa sa rơi đều trên lá / Nốc lon bia đầy dáng ai nhạt nhoà...

Sự thật (thơ) 
... Sự thật đ. cần tế nhị hay loã lồ là / thi nhân cường quốc thi ca đông nam châu Á con khỉ cụt / đuôi hay thằng người tự khớp mỏ?...

Những người khốn khổ (đối thoại) 
[ĐỘC TÀI & CÔNG LÝ] ... Victor Hugo / là tác giả Những Người Khốn Khổ của ngày xưa // ai / ai là tác giả những người khốn khổ của nước ta bây giờ?...

Guernica — Tiên Lãng (đối thoại) 
[ĐỘC TÀI & CÔNG LÝ] ... Một chỗ / đang có mầm sống / tốt tươi / có cảnh có vật có người / bỗng chốc trở thành hoang vắng tha ma / đất đá tôn gạch ngổn ngang xác xơ vỡ vụn / điêu tàn...

... sao tôi chỉ nhớ có 2 câu / đây là thời của bọn giết người / ôi những mùa tuyết cũ nay ở đâu... | ở đấy đầm nuôi tôm cá rồi cũng sẽ cạn khô / ở đấy chẳng còn hai con chó / ở đấy sẽ hằn mãi vết chân công an cán bộ...

Trước Mùa Xuân Ả-rập / người ta đã sống ra sao / trong lòng mùa đông Ả-rập / dưới sự thống trị của bọn giết người / người ta đã hồi sinh như thế nào / từ những cái xác còn bước đi?... // ... Dần dà, bức tranh có cái tiểu sử bí hiểm ấy đã trở thành lá “bùa hộ mệnh” của một cá nhân... // Vì tuổi già sức yếu không thể ra tận bờ bể nên lão Hạo đành phải ném một nắm đất khô trộn với tí thuốc súng xuống con sông làng...

[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài tham luận “Thi ca dấn thân hay dấn thân vị thi ca” của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình rất minh bạch và... hấp dẫn... Tui “vui vẻ” đọc từ chữ thứ nhứt tới chữ cuối cùng không bỏ sót một chữ, một câu...

... Elvis và Nixon / Joyce và Proust / Marilyn và Krushchev / lịch sử của những cuộc gặp gỡ / đáng ghi nhớ // và cái thế giới bất tận của / Roberto Bolaño / và những tác phẩm chọn lọc của / Charles Dickens / với những ý nghĩ sai lầm về bệnh điên...

Văn chương là chính trị (tiểu luận / nhận định) 
... Mục tiêu của bài viết này không ngoài ý muốn cho thấy rằng quan niệm “vị nghệ thuật, vị văn chương” đã lỗi thời và không còn là một “vấn đề” để thắc mắc hay trăn trở nữa, vì hầu hết văn chương nói chung và tiểu thuyết thế kỷ 20 nói riêng, nếu không chính trị “ra mặt” thì cũng có “dính líu” xa gần tới chính trị. Và chuyện lựa chọn, như đã nói ở trên, đến lương tâm của từng người, là một quyết định riêng tư. Nhưng tốt hơn ta “nên chọn” thay vì để “bị chọn”... (...)

M.D. (thơ) 
... Duras nói: Tôi không thể nói. / Duras viết: Tôi không thể viết. / Duras thấu thị. Duras hy vọng: / Một ngày sẽ đến. Sẽ tới. Một cái viết-phi viết. Một cái viết / gọn, không văn phạm, một cái viết thuần tuý sử dụng riêng / từng con chữ một. Những chữ không văn phạm nâng đỡ. Lẻ loi...

Duras, sự ngất ngây của ngôn từ. / Duras muốn chính mình trở thành ngôn ngữ Pháp cho nên nhà văn nữ đã tấn công nó / từ đằng rễ. / Ở nhà văn này có ý niệm về sự xung đột / giữa các từ và văn phạm. / Câu văn là một sự ràng buộc gây khó chịu...

[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bài viết của Phan Quỳnh Trâm đặt sai câu hỏi, sai vấn đề, dựa trên quan niệm cũ ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’. Tác giả dị ứng chính trị trong văn chương ta nói riêng và truyện có nội dung chính trị nói chung vì sự liên kết với văn chương hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa. Tác giả đã hiểu từ “chính trị” theo nghĩa xấu, nghĩa hẹp nhứt. Loại văn chương này (VCXHCN) dở, không phải vì nó chính trị, mà vì nó là văn chương tuyên truyền, không đến từ đời sống thật, tình huống bịa đặt, nhân vật là những con rối để chứng minh nọ kia kia nọ...

[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong tiểu luận “Văn học và chính trị” tác giả Phan Quỳnh Trâm tự đặt ra một câu hỏi rồi tự trả lời. Nhưng câu trả lời đã cho thấy ngay lập luận lỏng lẻo, mâu thuẫn...

Trong văn phòng hình bầu dục / Obama chống hai ngón tay lên màng tang bên phải / Nhìn thẳng tới phía trước mặt hay bận suy gẫm / Gaddafi đã bị bắn chết tiệt / Như một con chuột cống trong ống cống bê-tông...

Biển mớ (thơ) 
[thơ / ca từ] Ngày mai công an / sẽ tới thăm em gọi về / gọi về tra khảo lê thê / nện đầu cho tới hôn mê // Ngày mai công an / ngồi đứng bên xe đợi chờ / mũi súng lăm le phòng hờ / nghe lòng nghẹn muôn câu thơ...

[VĂN HOÁ CA NHẠC] ... Thơ dễ phổ nhạc (thích hợp) không phải/không cần là “thơ hay”, mà nên thuộc loại thơ kể lại một câu chuyện tình “đau thương” có đầu có đuôi, sến đặc hay sến lỏng, là thượng hảo hạng...

Agenda (thơ) 
... hãy phát hiện trong mùa thu này / những cuốn sách bạn yêu quí / từ nướng bánh / đến cười to...

Tiền nhớ (thơ) 
[thơ / ca từ] Tiền ngỡ đã quên đi / Như lòng cố lầm lì / Người ngỡ đã va li / Nhưng người chửa chim di / Ôi bến xe lồng lộng / Đã oanh liệt nhiều chiều / Nghe từng con ác mộng / Nát một đời hoang liêu...

Diễm Châu (thơ) 
Ông già đốt thuốc lá, mở máy, rít vài hơi tiền vệ. Bên ngoài, trời đục và xa, tuyết lả tả. Những cánh hoa hi vọng phơi phới bám vào cỏ, vào cây, vào cửa, vào áo, vào tóc, vào người, vào mui xe, vào mặt nhựa, vài giờ rồi tan thành suối trần gian. A, Hsiang Ming! A, Lục Nguyên! A, Shang Ch’in! A, Adonis! ...

[thơ / ca từ] Chiều xuống dù không chờ / Ai ngồi trông bơ vơ / Nghe tiếng cười bâng quơ / Nghe bụi rác dâng thơ / Nghe nắng tàn trong mơ / Nghe như đang thương nhớ // Ôi thành phố thay tên / Chưa xoá Sài Gòn xưa lâu bền...

[CHUYỆN THƠ] ... 1. Thành thật cám ơn ông/anh Nguyễn Vũ Đam San. 2. Với ông/anh Black Raccoon xin chấm dứt ở đây. Thân ái.

Tôi không là quan thơ (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Thưa ông/anh Black Raccoon, tôi đã nói khá đầy đủ trong đối thoại trước rồi. Tuy nhiên, tôi cũng ráng lập lại một lần nữa các điểm chính để tránh mọi ngộ nhận...

thời tiết dưng không bỗng / nóng hực / nhưng phải chăng / đây là hè muộn / indian summer / ai đang vật lộn với Ravel / ai đang nói khẽ / hãy nghe / hồ Garda Venice & Verona / những chiếc bánh ngọt và quyền được lựa chọn...

Rimbaud chủ tiệm phở? (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Dù rất muốn, và dù cố gắng hết sức, tôi cũng không thể hình dung nổi một Rimbaud chủ quán phở và Một mùa địa ngục như một tô phở bò Kobe 50 đô. Và chắc chắn nhiều người cũng không đọc Rimbaud giông giống như ăn phở...

đau khổ là chén cơm khô // tuy biết thế mà cũng vì biết sông hồ / sẽ cạn khô tới đáy / nếu kim kiều đẹp duyên cỡi rồng / cho nên thanh tâm tài nhân đã cho cô kiều / phải 15 năm lưu lạc nổi trôi...

Vườn Thượng Uyển (đối thoại) 
[CHUYỆN THƠ] ... Muốn nhìn thấy cánh rừng thơ đa dạng, độc giả phải biết nhìn qua kẽ hở giữa các gốc “cổ thụ”, “cây đa”, “cây đề”. Ngoài ra, thiên nhiên — hay sa mạc — vẫn bát ngát và đẹp hơn trăm ngàn lần vườn Thượng Uyển, dù là một Thượng Uyển Thơ. Rimbaud đã biết rõ điều đó....

Wikileaks chỉ mới là khởi điểm / cách mạng rồi sẽ được vi tính hoá / phát xít hoá / thế giới theo thánh michael moore / chưa hẳn là chúa nhưng cũng đã / xấp xỉ / julian assange hay julius caesar / sự thật về những tên điệp viên la mã / đằng sau những hoạt cảnh là lũ quỷ / đâu cần phải đỏ...

[thơ / ca từ] ... Quê hương nay, có con sông đào dơ dáy / Nước tuôn lên đường lộ cái / Nắng mưa thôm đủ hai mùa / Dân kêu trời, trời về khuya, vẳng tiếng gió vi vu // Quê hương nay, có sân gôn dài ngây ngất / Lúa xanh không còn xa tắp / Bóng trâu trên đồng xoá mờ...

Những giọt nước mắt / Thật buồn / Thật lặng lẽ / Trước bước chưn run run / Người lính Ðiện Biên vừa tròn vo trăm tuổi / Vẫn còn thua xa tiếng nước đái tuôn // Trận đái Lịch Sử / Ðã phá tung mọi kỷ lục?...

Lắp ghép [2] (thơ) 
robert desnos desnos mở to mắt / viết về các nhà danh hoạ / qua những mảnh gương vỡ / một con chim lạ / tôi viết như tôi khạc nhổ / những hạt hạnh nhân đắng chát / bị sa thải vì đã vượt qua các giới tuyến...

mơ & mộng (thơ) 
Mày ơi, // Tao nằm mơ / thấy tao đương đứng coi trình diễn thơ / nữ sĩ tình tự chậm từ từ hé mở... | Mày ạ, // Tao nằm mộng / thấy tao tắm sông / trần truồng như nhộng...

Ðêm khuya (thơ) 
[thơ / ca từ] ... Chiều chưa đi thì đêm chưa xuống / Ðâu đấy buông hãi hùng tiếng chuông / Cô gái quê bâng khuâng cởi truồng / Chùi chân dép rồi leo lên giưòng...

3 kiệt tác (thơ) 
anh chờ những cột đèn đổ xuống / rồi giây điện quấn lấy cổ chế độ... | tình nhớ đã trở thành tình hờ / trong tiệm phở / tuổi đá buồn thành tuổi đá banh... | du khách bảo đây vườn bát nháo / với hương ngàn triệu ý ngàn đô...

Lắp ghép (thơ) 
ngày riêng / những chuyện con vẹt / không phải là chuyện / bài thơ biển // ngày 1 tháng chín / tôi thức dậy / nghĩ trong ngày 2 tháng 9 / rồi bỏ đi // chủ nhật không biểu tình / con thấy gì không phía sau đoàn người / xuống đường / tập đánh trống...

... xuống đường xuống đường lẹ lẹ đi / nhưng đừng rủ rê các hát sĩ / tới rên rỉ nhạc trịnh lâm li // ô kê biết rồi nhưng cũng cám ơn thi sĩ / tụi em sẽ không phản chiến chống đối ai cả / tụi em chỉ đòi bọn khựa trả lại hoàng sa...

Lá gan thi sĩ (thơ) 
... nếu muốn biết / nhà thơ đạp xe vào thành phố / để ngồi chờ mãi một chuyến xe / không bao giờ đến / nếu muốn biết / nhà thơ Hoàng Ngọc Biên / viết thơ bằng tim / hay bằng gan / hãy đọc thơ chàng / hãy đọc thơ chàng...

... tôi nhìn bọn nó kéo lôi tôi ra ba đình / bắt quì mọp trước lăng và hình / nghe chúng thét mãi inh tai không biết mệt // NÔ LỆ HAY LÀ CHẾT // NÔ LỆ HAY LÀ CHẾT // NÔ LỆ HAY LÀ CHẾT...

[CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ] ... từ phong kiến sang thực dân / tới cộng sản / khúc xương sống / của cái dải đất tiên rồng / hình chữ S / đã cong / lại càng thêm / vẹo // thời đồ đểu đồ giả / make in china / sold in vina / cái đầu rồng / xưa tuy không hẳn trống / nay đã trở thành cái / đầu lân...

... từ triệu triệu hạt hoa hướng dương sành màu xám / của nhà nghệ sĩ tài hoa / sẽ nở ra / những đóa mặt trời vàng chói chang / rực rỡ // ngày mai là Mùa Xuân...

định mạng / định mạng với nụ cười hiền / của bác / đã an bài thân phận / cháu ngoan // dưới chân cùm vàng cộng sản / trên đầu vương miện-vòng gai truyện kiều / trước ngực gông xinh-chuỗi hoa nhạc trịnh...

Gia tài của Mẹ 2011 (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI] ... Một ngàn năm nô lệ giặc tầu / một trăm năm đô hộ giặc tây / bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy / gia tài của mẹ, để lại cho ai / gia tài của mẹ, là nước Việt này?

mưa là tấm mền / ướt nhẹp của đêm // khiến tui nhớ tới cái hàng rào trắng / của Nhà Trắng // và thảm hoa tu líp đỏ / trên thảm cỏ // chợt nghe chó nhà ai sủa tiếng người / và người nói tiếng chó trong đêm ba mươi...

[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... thiên tài đã bay cao / tít lên thiên đường mù / sao tớ còn lảo đảo / đứng chờ ai bám trụ / trước cửa một nhà kho...

nó ngó tôi một chặp rồi tung chưởng bạo / mật mã nguyễn du via dan brown // nó to tiếng ba hoa cắt nghĩa tào lao / rằng cùng với chủ nghĩa cộng sản và cờ sao // truyện kiều là một tác phẩm nguỵ tạo / bọn tàu khựa lọc lừa đã công khai đưa vào // nước việt để nòi giống giao chỉ anh hào / sùng bái sở tần và trở thành hán mao // khiến tôi cũng nao nao / dòng nước uốn quanh cái hàng rào...

hãy lên mạng / hãy lên mạng / nhìn máu chảy / nhìn cách mạng // máu chảy tuôn máu chảy tuôn / ở liban / ở bahrain / ở oman / cách mạng thành công cách mạng thành công / ở tunisia / ở egypt / ở libya // hãy lên mạng / hãy lên mạng / xem đàn áp / xem đánh đập...

... đêm giao thừa tớ buồn nôn không ói mửa / đêm giao thừa tớ thoáng nghe ai gọi khuya rồi anh còn mần chi rựa / đêm giao thừa tớ đã băng qua sa mạc nhưng vẫn chưa tới miền đất hứa / đêm giao thừa tớ ra ngoài ngõ ngó sao thưa / đêm giao thừa tớ trở vô nhà quên khóa cửa...

Tiếng ngân (thơ) 
[TƯỞNG NIỆM NGUYỄN TÔN NHAN (1948-2011)] ... chưa gặp nhau tôi vẫn nghĩ nhiều / có chàng thi sĩ mộng cô liêu / thánh ca thủa ấy còn vương vấn / thơ thẩn từ nay vang tiếng ngân!...

... đầu năm tân mão tớ mặc áo gấm xanh theo vua xuống ruộng / xới luống cày đầu xuân xong tớ thoát y cởi truồng / vào quán cóc mần ba chầu cà phê bún riêu cà cuống // đầu năm tân mão tớ được coi màn kịch dân gian chèo cổ / quang trung đá đít đuổi quân nhà thanh rất ư là rầm rộ / chuyện đời xưa tất nhiên phải hay hơn chuyện đời nay chớ bộ...

... chúng ta là gái chơi / chúng ta là cô dâu / chúng ta là mát-xa / chúng ta là khổ nhục / chúng ta là thế giới // chúng ta là người rơm / chúng ta là bần nông / chúng ta là di dân / chúng ta là nô lệ / chúng ta là toàn cầu...

Bác Hổ (đối thoại) 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Mỗi năm đào giấy trổ / Lại thấy bác hổ khô / Đợi khách tới trầm trồ / Nằm trong hòm tủm tỉm // Bao người qua kẻ lại / Tấm tắc khen điển trai / Ướp xác quả là tài / Chết lâu mà như sống

... năm canh dần đúng là năm tuổi của tớ / nên cọp giấy già của sở thú sài gòn gầm gừ rất dữ / nhưng cũng biết tránh né quẹt máy với que diêm // năm canh dần vì đói meo nên tớ cố đấm ăn xôi / xôi tư bản mĩ tuy hẩm nhưng mà lại quá tuyệt vời / — thế mới lạ...

lệnh giới nghiêm không thể nhốt họ / trong nhà / và lựu đạn cay / và vòi rồng cứu hoả / và đạn chiến xa / cũng không khiến họ khiếp đảm run sợ // sau Tunisia, / đến lượt Cairo - Suez – Alexandria / và nhiều nơi khác...

tôi có một cái rương / vất trong xó kẹt / chuột chê không ngủ // tôi có một cái hũ / để đựng tiền cắc / thay vì bỏ ống // tôi có một dòng sông / xanh như hạnh phúc / lúc đã về chiều // tôi có một cánh diều / không bao giờ bay / dù trong trí tưởng...

Tết | Ngáp (thơ) 
xuân về tết đến / trong ngoài / kẻ thì lo mua sắm / kẻ thì chuẩn bị về quê / mà sao nó cứ lạnh lùng / như lục bình trôi sông... | ... rồi // ngày mai trong đám xuân phai ấy / có kẻ theo chồng xuống âm ti // và // xin chào nhau giữa quảng trường / bác hồ đi trước bác thường chưa đi...

lũ trẻ bán vé số réo / không tiền ăn tết mèo gào // đỉnh cao trí tuệ đéo nghe / vì bận lo đốt vàng mã...

khủng khiếp / tiếng mưa khuya nhỏ giọt trên mái / tù / tôi chỉ hình dung thôi / dù cũng đã từng được ngủ bót / một đêm / cái hôm tôi chộp tấm ảnh cyd / charisse trong phim sombrero / của rạp xi nê les tropiques // kinh khủng / tiếng mưa đêm rơi trên mái xà lim / của anh tôi / trong trại tù tân an / thời thuộc pháp...

Nhứt (đối thoại) 
[THƠ & THỊ TRƯỜNG] ... Ðất Việt / là quê hương xứ sở / của những người khốn khổ / hạnh phúc nhứt / địa cầu // hạnh phúc nhứt bởi vì họ được xem / xác hòm lăng chủ tịch vĩ đại đẹp nhứt / siêu mẫu chưn dài tay cụt đẹp nhứt / hoa hậu mông bơm vú độn đẹp nhứt / xế Rolls Royces Phantom đời mới đẹp nhứt...

giấy đỏ buồn không thắm / mực đọng trong nghiên sầu / áo tím buồn ngẩn ngơ / khóc trong chiều gió mưa / khóc thương hình bóng xưa // giữa đêm thâu / suy gẫm văn nghệ gừng / tí chơi / tui thấy Ông Ðồ / là bài thơ cải lương nhứt / và Ngàn Thu Áo Tím / là bài ca sến nhì...

Chiêm bao (thơ) 
... (Những lύc gần đây hổng biết tại sao / mình hay chiêm bao / lấn cấn đầu đuôi không liền lạc / ông tổ của phân tâm học / có sống lại / cũng không giải thích nổi!) ...

Ðêm giao thừa tây / trong lύc nửa thế giới tiễn cựu nghinh tân / pháo hoa Luân Ðôn ngũ sắc tưng bừng rực rỡ trên nền trời sương mù / tôi ngồi coi một cuốn phim đen trắng cũ / trên cái dvd mới tinh / La vétité sur Bébé Donge phỏng theo một cuốn truyện của Simenon / rất tuyệt vời / sáng thức dậy / thấy năm mới chả có gì lạ...

... Cuối năm tây tôi soi ngắm bóng hình mình trong gương / đẹp như thần tượng / nằm dưới mương / ở ngả ba đường / của kiếp sống tha phương / (không cần nước mắt trông về miền quê lai láng cải lương) ...

Khi đuối lý / người ta / người viết thường tung chưởng / cuối cùng / với kết luận / “đập phá dễ hơn xây dựng” / ngụ ý / “xây dựng luôn luôn là tốt/ đập phá thì mãi mãi xấu” / mà chẳng nghĩ rằng / dựng tường Bá Linh chỉ cần một hai tuần / đập phá nó thì phải mất mấy chục năm...

Múa (đối thoại) 
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... đoàn nữ vũ công / trong đêm Đại lễ 1000 năm Thăng Long / khoác áo nhung xanh vẽ phượng rồng / dàn hàng ngang mỏng / xoay lưng về phía đám đông...

Thriller (thơ) 
... Nếu trong ngày Đại lễ 1000 Năm Thăng Long / xuống Ba Đình / thoáng thấy chủ tịch Hồ Chí Minh / bạn cứ thư thả mà xem nhá / vì đây là giấc mơ / vì chúng ta gặp Ác Ma...

Võ tướng (đối thoại) 
[THƠ HÀI] ... mình chỉ là võ tướng / nằm chiếu và ngủ giường / theo chủ nghĩa định hướng / tung toé vào đại dương...

[CHUYỆN... NƯỚC MẮM] ... Khi “cách mạng thành công”, đoá lan rừng được... “giải phóng” khỏi núi rừng. Bị bứng gốc. Bị rứt khỏi cành. Được mang về treo lơ lửng trong khu vườn thượng uyển “Văn Hoá Cổ Truyền” cho du khách thập phương — nhất là từ phương tây tới chơi gôn ực bia ôm — ngắm nghía mua vui vài phút, trong khi các buôn làng bản thượng đang ngập tràn máu lửa... bôxit...

[HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM] ... thế rồi một buổi chiều / đường ai nấy đi / anh đi đường anh tôi đường tôi / nhậu nhẹt đôi ta có thế thôi // ô hay sao không tẩy chay trước cái đại hội nhỉ / cho cái hội trường nó trở thành cái sân bóng đá / ma...

khuya khuya khuya / khuya lắc khuya lơ / thức khuya rất khuya / đọc truyện ko tàu đọc thơ ko nhật / coi phim / ko chưởng ko hiệp khách / tớ thích ăn lót dạ già bằng một bữa / khuya rất khuya / với cơm nguội do mình nấu nồi điện / và với cá thu hộp...

Tình vào hạ (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tình vào hạ / Bộ / Ho! Ho! Ho! // Ớt vào mắt / Khổ / Hu! Hu! Hu! // Lý Tống vào Tù / Hi! Hi! Hi! // Vĩnh Hưng vào / Hũ / Yeah! Yeah! Yeah!...

[CHUYỆN NGÀY XƯA] ... La Symphonie pastoral ... Thérèse Desqueyroux ... Thérèse Raquin ... Bonjour Tristesse ...

Một kỷ niệm về bãi trường (truyện / tuỳ bút) 
... Buổi trưa hôm đó trong giờ ra chơi không biết chuyện gì đã xảy ra khiến đấng tây con (sắp xuống tàu rời Việt Nam?) đã đứng trong sân vừa dụi mắt vừa mếu máo: “Tội nghiệp mấy người tây quá mà... ăn hiếp mấy người tây quá mà...” Một tiếng kêu ai oán hay một khẩu hiệu khôi hài mà hôm nay ta có thể/chỉ cần thay đổi cụm từ “mấy người tây” để có được một tiếng than khôi hài hay một cái khẩu hiệu ai oán mới toanh để tha hồ sử dụng trong mọi hoàn cảnh... (...)

Herta (thơ) 
cành trúc đào với năm ngôi sao trắng / huệ nở ngày vừa trổ một đóa vàng nghệ / đây không là xứ Huế / cũng chẳng là đảo sương mù / mà chỉ là mảnh vườn cũ sau nhà / có một kẻ đang đọc herta / müller / con người là một con chim trĩ lớn trên trái đất...

Gác vắng (thơ) 
trong cuốn tiểu luận / văn chương là gì / jean-paul sartre triết gia hiện sinh đã viết / người làm thơ không sử dụng chữ / người làm thơ chỉ phục vụ chữ // ừ // nhưng cũng xin hỏi lại ngài triết gia tai tiếng / chữ nghĩa của ai / ngôn ngữ nào / thông thái với ẩn dụ / hay đời thường và trực ngôn...

chiêm bao thấy mình lạc vào / khu phố homo / ở san francisco / một tên hippi sồn sồn xáp lại đòi / bú đít... | chiêm bao thấy mình lạc về / hà nội / đứng xếp hàng dài / hỏi anh tây ba lô đứng chờ phía trước / ở đây bán cái gì / hắn bảo đây là uncle ho mausoleum... | chiêm bao thấy mình lạc tới / đào nguyên / bầy tiên vú chìa túa ra tía lia chào mời bia / ôm / tớ nói ô kê uống bia nhưng không ôm...

... chiều tha hương / nước đái đọng chân tường... | ... trong nắng mới / lá chưa rơi / xé một mảnh trời / chùi mông chơi... | khi đảng nhỏ / có đức thọ / và tướng võ // lúc đảng to / có mõm chó / và lưỡi bò...

Quán blog (đối thoại) 
[CHUYỆN BLOG] ... vẫn bấy nhiêu / khách / phong lưu / tao nhã / đêm / ngày / túc trực / từng giờ / từng phút / từng giây / thấy / món nào lạ / vừa mới / bưng ra / thì / lập tức / bác kiến / bác ruồi / bò tới / bu lại...

Trở về cái chuồng xưa? (đối thoại) 
[CHUYỆN HÔM NAY] ... Mời quý vị thưởng thức bài Torna A Surriento (“Come Back To Sorrento”) của Ernesto di Curtis, với lời ca mới: ... Về quê coi đất nước mình văn minh? Về quê ngó kiều nữ và ô-sin? Về quê có gái trinh có nhạc tình? Ôi lãng du quay về linh đình?...

ăn 3 muỗng mật acacia / đọc 3 chữ / Ave, Salve, Vale / 11 giờ 45 / khuya / thứ năm / nghĩa là đã gần tới / nửa đêm rồi đó nha... | một trự bạn thân của moa gởi meo nói / việt nam cần đường tàu cao tốc / tức tốc / để khi cuốn gói / theo chiều gió / về bên kia cuộc đời... | không gian và thời gian rút ngắn / nhân loại / lịch sử / chỉ là sự lập lại và tái diễn / triền miên // thế giới trong cái vỏ / hạt dẻ / trong giọt nước / dublin...

Ca | Hát (thơ) 
cậu yêu bài tình ca / không / sẽ làm gì nếu gặp tác giả / cúi đầu chào và ca / ca cái gì / tôi yêu tiếng nước tôi / từ khi mới ra đời người ơi... | cậu không yêu kính bác / không / sẽ làm gì nếu trông thấy bác / vẫy tay chào và hát / hát cái gì...

... martin luther king / đã có một giấc mơ / mĩ / ông bố của obama / cũng từng có một giấc mộng / hoa kì / hãy chỉ cho ta xem / 1 giấc mơ mĩ / tan vỡ... | ... bị nhiễm trùng hiện thực xã hội chủ nghĩa / nhà phê bình văn học tam ích / ở sài gòn / đã chế nhạo hai câu thơ lãng mạn / nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu / nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì...

... trong viện bảo tàng nghệ thuật / hiện đại / tôi đã rớm lệ / vì được xem nhiều tranh léger... | ... sơn ơi / ở trên ấy cậu cứ vui say cho tợn nhé / trẻ con đã lớn / đã thấy quê hương...

[CHUYỆN BÂY GIỜ] ... biết thì thưa / thốt // không biết thì dụa / cột / mà / khoe...

[CHUYỆN BÂY GIỜ] ... nón lá thời trang / hoa hậu chân dài // & // nón lá hàng rong / lao động chân dép // ôi xinh quá // ôi đẹp thay...

Hoàng Cầm: Ai hát đó... (đối thoại) 
[TƯỞNG NIỆM HOÀNG CẦM (1922-2010)] ... Ai hát đó... hay chỉ là tiếng gọi / Suối than thầm.. kể đã mấy nghìn năm / Lời van vỉ bên đèo không biết mỏi / Chảy triền miên như tiếng... hận xa xăm... Ðó là những gì tôi còn nhớ - hy vọng không sai quá nhiều - về vở kịch thơ của Hoàng Cầm đọc (và diễn) năm lên chín tuổi... rưỡi...

[35 NĂM & RÁC] ... 30/4 / sao gọi chí minh là chí mao / chí mẹ muôn đời của chí mén đại gia... // 30/4 / trong nước diễu hành kỷ niệm ngày lịch sử / ngoài nước diễn hành tưởng niệm ngày quốc hận // ... 30/4 đã qua / ba mươi lăm 30/4 đã theo nhau vút qua / ngoại trừ vài giọt nước / đục...

[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... Vang bóng một thời... Sài Gòn Năm Xưa... Ði tìm thời gian đã mất... Chiếc bánh madeleine... Chén trà trong sương sớm... Tạp pín lù... Hoài niệm... Ôi hoài niệm... Tuyệt vời... Givral đã vừa là khán đài vừa là sân khấu. Bởi lẽ kẻ ngồi trong quán thì ưa ngó... ra ngoài. Và bởi vì người đi ngoài phố thì hay liếc vô... bên trong...

Bà má của F. Sagan k/o sợ bom Ðức mà sợ / chuột / bom Ðức trong thế chiến 2 / tất nhiên / con chuột thì nó đã lòi cái bản mặt / chuột / trong căn bếp của bà chủ nhà Marie Quoirez / sau một cuộc dội bom long trời lở đất / ở Lyon. // (Về các trận pháo kích vào thủ đô / Sài Gòn yêu dấu của miền Nam dấu yêu / sau Tết Mậu Thân 1968 / mi còn nhớ thêm được gì / ngoài các bao cát nhỏ?) ...

... và hắn còn nghe tiếng quát truyền / của ông Quan To / cũng trong đêm tháng ba đó: / IM! / ÐỒ KHỐN KIẾP! / AI CHO PHÉP MÀY MỞ MIỆNG! / KHÔNG LỖI PHẢI GÌ CẢ! / BẮN!... | ký giả ngoại quốc đã ném giày / vậy thời / trong thơ ta nay phải có dép... | ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi / mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ / mưa rơi / đìu hiu dưới trời / sài gòn lụt lội / hà nội lênh láng / cho nên... | kiếp sau xin chớ làm thông / làm con người đứng giữa đồng mà ca...

Đừng khóc cho ta nhé (đối thoại) 
[VĂN HOÁ & XÃ HỘI] ... nhắn nhủ với những ai yêu thích văn nghệ văn hoá thực sự và thực tình rằng từ nay hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ hãy nhớ mãi nhớ mãi nhớ mãi và truyền tụng đời đời kiếp kiếp ba cái tên givral portail pagode nhưng đừng khóc cho chúng ta nhé sài gòn ơi...

Gia Tài Của Mẹ 2010 (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu / Một trăm năm đô hộ giặc Tây / Bao nhiêu năm cộng sản từng ngày / Gia tài của mẹ, để lại hôm nay / Gia tài của mẹ, là nước Việt này...

[VĂN HỌC] ... dù đã to tiếng rằng “tác giả đã chết”, rằng ta đã “thiền ngộ”, rằng ta chỉ “tiếp cận theo Thi Pháp Học”, rằng ta “không đánh giá, không lý giải về các thành tựu và giá trị văn chương”, rằng ta “không quan tâm đến con người của tác giả là ai, trong nước hay ngoài nước, Nam hay Bắc”, nọ kia kia nọ tùm lum tà la, vân vân và vân vân, nhưng tiếc thay/tiếu lâm thay văn bản đã chứng minh... ngược lại! ...

Tóc xanh (đối thoại) 
[CHUYỆN CHỮ NGHĨA] ... Pháp, Mỹ là hai trường hợp duy nhất — trong đó màu xanh lam (bleu/blue) của râu “con yêu” và màu xanh lá (vert/green) của tóc đứa bé — làm biểu trưng cho cái ác và cái dị thường... ngược lại, màu tóc xanh của gái, trai Việt là dấu hiệu/dấu ấn của... tuổi trẻ và cái đẹp...

Nhìn | Ngó (thơ) 
nhìn sông hát chả thấy sông ca / nhìn hồng hà chả thấy hồng hà réo hồng hà reo / nhìn sông lô chả thấy cô con gái giặt yếm bên bờ / nhìn bạch đằng giang chả thấy dòng nước trắng xoá / dưới trời quang đãng... | ... ngó cỏ xanh sân gôn chỉ thấy đại gia tư bản đỏ / ngó hoa hậu chân dài chỉ thấy quê hương cụt giò / ngó duyên dáng việt nam chỉ thấy thêm tái tê cái phận gái...

... thế nhưng cuối cùng / thì / sữa đường hạt dẻ và / snickers hại đã / đi vô bụng ung / nhiều hơn chữ nghĩa thiên tài đã / thấm vào tim úng... | xem tin nhà thơ hữu loan đã qua đời / (hay đã “bỏ cuộc chơi” / nếu bạn thích bóng bẩy) / đêm qua / mít già tha hương vẫn thức khuya / đọc thơ ca / ăn snickers bar / và và và / và thử hình dung về cái tuổi jà jà jà...

một đàn thằng ngọng đứng xem mông / chúng bảo nhau rằng ấy ái ông... | ... fuck you 4 5 6 7 8 9 10 / bận / nhưng làm tình chơi thiệt thì chỉ / dê rô lần... | hồi nhỏ nó mê hollywood / rồi nó mê thêm đêm oscar / lúc nó có ti vi để coi truyền hình trực tuyến / tuy thế trong thập kỷ vừa qua / khi đêm oscar càng năm càng lộng lẫy / siêu sao nhốn nháo tưng bừng / thì nó lại càng xa cách dửng dưng...

Ngón tay nhúng chàm (đối thoại) 
[DÂN CHỦ] ... ơi xinh thay cái ngón tay dân chủ / của người iraq nhúng vào lọ mực tím / rồi hãnh diện đưa cao lên trước mặt mình / sau khi đã đút lá phiếu tự do vào thùng phiếu / ha, trông người lại nghĩ đến ta...

[CHUYỆN HÔM NAY] ... Tượng Nữ Thần Tự Do dù Disneyland hay Vietland có vẫn hơn không. Tuy nhiên, chắc bạn cũng phải đồng ý rằng Bụt chỉ thiêng nếu có người sùng bái. Nếu chuyện đó mà xảy ra với tượng Nữ Thần Tự Do đặt bất cứ ở chỗ/nơi nào tại Việt Nam thì chắc chắn sẽ có “vấn đề” ngay lập tức...

[GIAI THOẠI BỊA] ... cực khổ riết rồi cũng quen / ta đã nghe câu nói đó / biết bao lần rồi hồi còn nhỏ // dân tộc anh hùng té ra / cũng là một dân tộc giỏi / nhịn nhục cúi đầu và cam phận...

... nhưng thơ thẩn hôm nay để làm gì / nhất là thơ tự kỉ không có sầu lâm li / không hú hụ còi tàu mít kiều triết lí / hoà giải hoà hợp trong ngoài dụ khị / về ba đình ăn mót vỏ chuối của khỉ... | giao thừa / không pháo / không bánh tét / không hạt dưa / không mai không cúc không vạn thọ... | ... chữ không thể chỉ là nghĩa / và nguyên âm còn là màu sắc / như cậu học trò rimbaud đã / xanh u lam o đỏ i trắng e đen a / lè phè như cà phê và thuốc lá...

Quê hương con trâu (đối thoại) 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Nhìn các vết rằn ri, các đốm xanh đỏ tím vàng đen nâu trắng trên mình con trâu, tôi liên tưởng đến các thắng cảnh du lịch nghỉ hè, nhà hàng nổi, khách sạn năm sao, sân gôn cỏ nhập khẩu, hoa hậu chân dài vú to, trên cơ thể của đất nước Việt hôm nay...

Tấm thân giải phóng (đối thoại) 
[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... ... gọi nắng mà phải khỏa thân / nhìn vừa thấy vú thấy chân liễu bồ / chụp hình được trả mấy đô... [Xin lưu ý: ảnh khoả thân]

[MỸ THUẬT & TỰ DO] ... Sáu họa phẩm biểu hiện của họa sĩ Lê Quảng Hà có sự hiện diện diệu kỳ của Nữ Thần Tự Do Việt Nam rất thú vị và rất thi vị...

[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Ôi, cách mạng giải phóng đã... giải phóng Nữ Thần Tự Do. Khai Sáng đã trở thành... Huyền Bí. Nếu như Nữ Thần Tự Do đã thực sự “nhập” vào Phật Tổ thì cũng... hay nhỉ. Chỉ tiếc rằng hiện nay hầu hết các chùa chiền trong nước - nhất là các ngôi chùa “danh lam” - không còn là nguồn sáng giác ngộ siêu thoát, mà là những trung tâm du lịch...

... ta không thấy đoá hoa tường vi / ta không nghe tiếng bước chân phố lạ về / gác nhỏ / ngồi hát ca rất tự do // mà ta chỉ khiếp đảm vì hình dung rất rõ / dưới đáy rãnh mương hố chôn tập thể ở / huế / ta là một cái xác đổ ta là một cái xác đổ...

Tự do và... “văn hoá” (đối thoại) 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Đầu năm, người Hà Nội mua muối để cả năm cuộc đời được thêm... mặn mà. Đầu năm, người Hà Nội bẻ lộc / hái lá để cả năm tha hồ mà thu thập... đô la. Đầu năm, người Hà Nội đi chùa cúng vái để cả năm được đại... phát tài. Ôi đẹp thay! Những nét “văn hoá” Thăng Long “cổ truyền” đang được... hồi sinh để tạo “căn cước văn hoá” cho dân tộc Việt...

Chú ổ và Bác ồ (đối thoại) 
[CHUYỆN NĂM MỚI] ... Mỗi năm lúc đào nở / Sợ thấy ông đồ già / Phơi bày cái của nợ / Trên mạng lưới thơ ca // Khi chậu cúc vàng héo / Ngại thấy đứa bé nghèo / Bươn bả trong đám đông / Bán tuổi thơ kiếm sống // Ông đồ và đứa bé / Bóng tím in vỉa hè...

[MỸ THUẬT & VĂN HOÁ] ... Thành thật mà nói, tôi rất ngại “tranh cãi” chỉ bởi cái lẽ rất giản dị là đa số những kẻ tham dự không “tranh” nhau để nghe mà chỉ “tranh” nhau để cãi. Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng phải ráng “lên tiếng” vì thiển nghĩ của tôi là bài viết “Sự thật đằng sau chiếc yếm bỏ ngỏ” của tác giả Trịnh Thanh Thủy đăng trên Talawas Blog ngày 10.02.2010 chẳng những không hay ho, không bổ ích mà lại còn có thể gây ra những ngộ nhận tai hại đáng tiếc...

cái mặt cuội già méo xẹo trong / gương / là mi đó à / ôi đáng thương nhưng không tội / nghiệp // từ chiều đông muộn / còn buốt giá tới xương / tiếng nước tuôn xuống máng xối / (không xa xôi) / tiếng vù vù / (không do lũ ruồi nhặng bu) / tiếng bánh sắt nghiến / (không bởi một con tàu điện) / đã hành hạ ta mãi...

... khi quyền công dân và / quyền làm người / của con ngưới dù chỉ tối / thiểu nhưng vẫn bị / giẫm đạp từng phút và / tiếng nói của tự do bị / tước đoạt từng giây // thì chửi mắng / không chỉ là một cách để / gào thét lên sự căm phẫn / mà nó còn là một phương / tiện tối cần / để cho ta được / hiện hữu...

vào youtube nghe ca sĩ ta gọi nắng ơi ới / nó thầm nghĩ chúa phật trời ơi / nếu trong ngần ấy tiếng ca tuyệt vời / mà chỉ có một giọng ca nhỏ / gọi to hai tiếng dân chủ tự do...

Hãy thử tưởng tượng Đài Loan // bị một trận động đất kinh thiên / hay một tai hoạ tày trời / chẳng kém Haiti. // Quân đội, cơ cấu xã hội bị tê liệt / cần cứu trợ và giúp đỡ ngay / thì ai sẽ tới trước? ...

chúa ơi củ to thời trẻ có / thể cưa dai cả đêm nhưng khi / đúng 60 chàng đã lìa đời / vì chứng ung thư một kí giả // của tờ corriere della / sera tuyên bố cái chết của chàng / cũng ghi dấu sự ra đi vĩnh / viễn của người hùng miền viễn tây // từ đây do chiến tranh việt nam / cái ác và cái thiện ắt không / còn trắng đen rõ rệt nữa đụ / má làm như là chỉ cần đổi / sang màu xám nâu đỏ xanh tím / cam vàng thì cái ác không còn...

Cái máy chữ cũ trong sa mạc có thể là / một ẩn dụ biểu trưng thích hợp cho / nhà thơ... | George Clooney ngồi chễm chệ / trên chiếc vali dựng đứng nhìn nghiêng về / phía tay trái của tấm hình. / Hai tay chàng bụm dái...

[VĂN HOÁ & ĐỜI SỐNG] Nhạc sĩ Chung Quân nếu sống lại ngày nay chắc ông phải viết (?): Làng tôi có trai tơ khăn đóng màu xanh / Lái xe hoa thơ thẩn vờn quanh / Đồng quê mơ màng... / Nhưng than ôi / Có một chiều thu / Lá thu rơi... Nhưng than ôi, có một chiều đông lá đ... rơi ở “phố hoa” Hà Nội (31.12.2009), thế nhưng trai làng, gái quê của cả ba miền phải bỏ thôn xóm đang hấp hối hoặc đã chết tiệt rồi mà về thủ đô mặc áo dài gấm xanh đỏ đồng phục để “thở” sương khói Rolls Royce...

Kiến trúc huỷ hoại? (đối thoại) 
[THẨM MỸ] ... Đầu năm 2010 tôi bị sốc khi tình cờ được xem hai tấm ảnh Sài Gòn xưa và nay... Hòn ngọc đã trớ thành hòn sạn? ...

... tuyết trên đỉnh kilimanjaro / ờ thì nó cũng nhớ cũng thích cũng thương / tuyết của bố già / tuyết của quá khứ / tuyết của văn chương... | chiêm bao thấy mình lái oanh tạc cơ mĩ / thả hai quả bom nguyên tử xuống / nam kinh bắc kinh / trong nháy mắt / đã trở thành hiroshima và nagasaki / chôn vùi dưới lớp bướm giấy ngũ sắc... | năm mới với những chúc mừng cũ / năm mới với những màn đốt pháo hoa cũ / năm mới với những tưng bừng nhốn nháo cũ / năm mới với những thân nhân bạn bè cũ...

vùng cao trong giá rét / hà nội lạnh cóng / sông hồng cạn trơ đáy / giá rét nơi xóm nghèo... | bỏ cái sư vất cái sĩ / giới “teens” trung lưu của ta hôm nay / chỉ mơ trớ thành / ma cà rồng và phù thuỷ / nghĩ cho cùng thì cũng dễ hiểu...

“Thơ đến từ đâu?” (đối thoại) 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)...

Nở ngày, 31 (thơ) 
chúng ta là thế giới / chúng ta là nhi đồng // chúng ta là thế giới / chúng ta là bóng đá // chúng ta là thế giới / chúng ta là hoa hậu...

Mối tình đầu (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... “Lẽ ra tôi có thể có nhiều mối tình khác nữa, có lẽ. Thế nhưng tình yêu, không phải cứ muốn là có được.” (HNB) ...

Dương vật... sen (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Nếu trí tưởng tượng của ta không quá nghèo nàn thì đằng sau cái búp “sen hồng, sen xanh” kia, ta có thể dễ dàng hình dung và thấy ngay... “cái đó”. Nói tóm lại, các hoạ phẩm “thiếu nữ bên hoa sen” (mơ đàn ông), “thiếu nữ với cành sen” (vuốt ve, sờ nắn dương vật) tôi xin xếp vào loại “tranh kích dục” (peinture érotique) của ta. Tất nhiên chúng “kín đáo” hơn tranh kích dục “lộ thiên” của Ån Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Âu Châu, chỉ vì chúng xuất phát từ... tiềm thức của người vẽ...

Nở ngày, 30 (thơ) 
... bạn muốn nói rằng có những lòng súng nhân đạo / đúng / khi bắn vào đầu một con ngựa bị thương / khi giải phóng các trại tập trung...

Tam độc ca (thơ) 
có phải em là mùa thu hà nội / đúng rồi hỏi chi rựa / vì anh mong chờ mùa thu / trời đất ngu ngả màu xanh lu... | dư âm hộ / phố buồn cười / hội trùng dương vật / trăng mờ bên suối lênin / trăng sáng trong làng mao... | ngày trở dìa anh bước lia / trên quãng đường kia tới bên quán bia / nắng vài tia bầy tiên vú chìa mời đón người dìa...

[VĂN HỌC] ... Do vậy, cách dùng ẩn dụ và diễn dịch “giấu đi ba” của Chế Lan Viên để biện minh cho cái mặt lộ diện (mặt thật?) với “nghìn trò cười khóc / làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình”, có thể coi như không thuyết phục, không thành thực, có thể khiến độc giả càng thêm mất “cảm tình” với tác giả Điêu tàn...

nhỏ mà đá cá / lớn thành đại gia / nhỏ mà đục tường / lớn làm thủ tướng... | hãy thử tưởng tượng trước 1975 / việt nam cộng hoà đã chiến thắng / và hà nội đã trở thành / thành phố ngô đình diệm / hay thậm chí / thành phố nguyễn văn thiệu / mà mày không cười phì / ha ha hô hô hi hi he he... | không / tao không nhớ việt nam / không / tao không hướng về hà nội dù tao vẫn có thể nghe / ca khúc hướng về hà nội với tiếng hát la sương sương...

[VĂN HỌC] ... Thoạt nhìn bà giống như siêu sao phim câm Gloria Swanson trong phim Sunset Boulevard, nhưng trẻ hơn. Hay như minh tinh Greta Garbo, với mái tóc cắt ngắn nhưng không phủ vai. Một khuôn mặt rất “ăn ảnh” và đẹp “não nùng”. Do vậy mà tôi đã có cảm tình ngay với nhà văn này...

Nở ngày, 29 (thơ) 
... nếu như mắt là / cửa sổ của linh hồn / thì nó chỉ cho ta thấy những cái gì / mà nó cố tình muốn phơi bày ra / trước mắt ta để cho ta trông thấy mà thôi...

MAO Mao mao (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... MAO CHỦ TỊCH // MAO Trạch Đông / Mao Tsé-Tung / mao zedong // Và còn biết bao nhiêu là / MAO Mao mao khác nữa / Nào ai biết // China 60 năm cuộc đời / Trung Quốc 65 triệu / nạn nhân...

tuổi già là một cuộc xổ số / tuy chỉ có vài lô / an ủi nhỏ / mà cũng không dễ trúng đâu bạn ạ / thí dụ - dù có thể lạc đề - // vài ngày trước khi nhắm mắt xuôi tay / ngoại tôi muốn ăn một trái vải / nhưng bà không được toại nguyện / vì lúc ấy / trước niên 1947 // nhựt đang xua quân vào đông dương...

Thổi kèn cho Hòa Hợp (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thổi kèn cho Hòa Hợp (tranh lắp ghép bởi Nguyễn Đăng Thường) ...

Lao động là vinh quang (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lao động là vinh quang (poster lắp ghép bởi Nguyễn Đăng Thường) ...

... arden xa xôi / nhựt kí paris / đêm qua tôi đã đọc hết cả hai cuốn thơ / của jim morrison / chàng rimbaud mĩ của nhạc kích động / “chim mồi ơi chim mồi ơi / cao bay cao bay / ta sắp chết rồi à” / (ôi sao mà đông thế / những rimbaud của ngày hôm nay)...

Bài thơ [cứt] bỏ quên (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... cứt đống quý hơn vàng ròng / cứt khô thơm hơn mực khô / mực khô không phải là khô mực / mực khô là mực chết trên ngòi bút trí thức văn nghệ sĩ / đi lề phải...

Không khóc (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... không khóc cho tây tạng / không khóc cho việt nam / không khóc / cho cả chính bản thân ta đang ở chỗ an toàn / sức mấy / (vì hồ lệ đã cạn rồi) / vậy xin mượn lời / alan paton / nhà văn nam phi...

Bye bye blackbird... (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... đĩ jà... tướng cướp jà... nhạc sĩ jà... ôi zui quá... sinh viên không ham sống cao thượng... ôi tuyệt quá... những anh hèn của ngày hôm nay... những best-sellers của một ngày mai...

Tàu lạ...? (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... một tàu... lạ? / hay chính là... / ba tàu... bành trướng? Thơ rằng: Thương lan thương huệ thương hồng / Thương mao thương hổng thương mông thương mười...

Nghị quyết vô đề (đối thoại) 
[VĂN HỌC] ... Được ngài nọ vinh danh chống độc tài / tranh đấu cho rân chủ tự ro / (rần rần rần rần rần rần) / nhưng / cớ chi lại ca tụng lãnh tụ đỉnh cao đấu tố / (khổ chưa bớ mấy ông đạo dừa) / tuy thế / tui cũng thiệt tình xin chúc lành / (cho tâm linh mình được phơi phới)...

Tân Cương (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lau máu đi em / Quân Hán tham tàn / Ngàn năm chớ quên...

... ngoài đường không có biểu tình / ngoài đường không có nắng thuỷ tinh / ngoài đường chỉ có nắng nóng / như dầu sôi lửa bỏng / còn gì vui hơn / giữa mùa cúm lợn / nắng chịu chơi / nắng nhiệt đới / nhưng không saigon / nắng london / nó đi mà không chợt mát...

[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Chân dung Mahmoud Ahmadinejad qua nét bút của Steve Bell...

bác Hồ ra chỉ thị / đồng chí truyền mật lệnh / bần cố nông đấu tố và chôn sống / địa chủ // nói ít hiểu nhiều / nói nhiều như Fidel Castro không ai muốn nghe / dù có bắt dân chúng xếp hàng đứng ở quảng trường / vỗ tay hò hét khẩu hiệu ba bốn giờ để ủng hộ...

[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Mác Mao Hồ ạ, nghĩ mà tội nghiệp, mà “thương cho kiếp sống tha hương / thân gầy gò gởi cho gió sương...” của những kẻ chung chăn chung gối chung nệm chung giường với... gạch nướng...

[CHÍNH TRỊ và NGHỆ THUẬT] ... Thay vì sử dụng phương tiện sẵn có, hoặc rẻ và dễ nhất là lấy một hay vài cái chai nhựa hay bình cao-su, đổ nước sôi vào đến lưng chừng, đóng nút thật chặt và dùng khăn quấn lại để sưởi, Hồ Chí Minh — vì là đỉnh cao trí tuệ cải lương... sến — nên đã dùng cục “gạch nướng bọc giấy báo cũ” cho nó thêm bi đát cái “kiếp nghèo” mà cũng để cho thấy cái “sáng kiến tuyệt đỉnh” của mình...

... chị hai Hà nói ba của chị tư Ngà hồi xưa bị Việt Minh / bắt cóc buộc tội Việt gian và bắt phải chuộc tiền // con giáo viên nghèo chẳng lẽ bán mình chuộc cha / một chiều mưa chị tư Ngà được cán bộ / đưa tới một con rạch nhỏ cho chị thấy thấp thoáng / vài người đàn ông mặc đồ đen đứng bên kia bờ...

quấu... quấu... quấu... (đối thoại) 
[VĂN HOÁ] ... Về ba bài viết đang gây “sốc” là Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung), Sao bác ghét talawas...? (Nguyễn Quốc Trụ) và Nồi da xào [xáo, xạo] thịt (Lý Đợi), tôi/ta không cần đọc (ý kiến) mà chỉ cần đếm (các tiếng “quấu, quấu, quấu”) trên các web/blog nọ cũng có thể đoán biết ai “đúng” (các tác giả) ai “sai” (người góp ý) trong các trường hợp này, mặc dù...

Tây la, Tàu la, Ta la... (đối thoại) 
[MỸ THUẬT] ... Đây là thời của nghệ thuật... la hét bắt chước. Tây la... trước. Tàu la... tiếp. Ta la... theo. Ờ thì... la. Ờ thì... hét. Nhưng la cái chi? Hét cái gì?...

Hiện sinh (thơ) 
tôi đứng trong toa-lét / sàn lát gỗ và lát gạch vuông nhưng / thoạt trông gạch giống như hình thoi / bồn cầu nhớp nhúa không có nắp đậy / cửa sổ khép tường đầy vết bẩn / không khí tù hãm ngột ngạt / quần tuột xuống tới gót chân...

[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đọc báo thấy tin Hà Nội Jane đã trở thành Bà Nội Fonda và có biểu tình phản đối cũng như chào đón - của cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và giới hâm mộ - bên ngoài nhà hát nơi siêu sao đứng đầu đoàn diễn trong vở kịch “33 Variations” của kịch tác gia và đạo diễn Moisés Kaufman...

[VĂN HỌC] ... Thiển nghĩ, nếu tác phẩm của Alessandro Baricco được dịch trên 30 thứ tiếng vì có một giọt cà cuống, tác phẩm của Nguyễn Đình Chính được nữ thi sĩ Phạm Thị Điệp Giang đọc và phê bình trên mụcĐối Thoại vì có nửa lọ cà cuống, thì thơ Nở Ngày có “hơi hướng hậu nhảm đại” của bần sĩ chỉ có... xác cà cuống mà thôi...

Văn minh và biểu tình (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Biểu tình là biểu tình nên không thể có chuyện xuống đường “văn minh” hay “cực đoan”. Biểu tình là phát biểu một nguyện vọng, một yêu cầu, để được thấy và được nghe, nên càng đông càng ồn ào càng tốt...

Dân chủ răng... rụng (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Sự thực ở đây chẳng phải là “độc tài” hay “dân chủ”, mà là giới trẻ (sồn sồn) hải ngoại (loe hoe) hai ba mạng tự vỗ ngực xưng mình là “nghệ thuật... lên tiếng”, ... chủ quan, kiêu căng và vô tâm đến mức không thể / không hề nghĩ rằng “cái thế giới và cái kỳ vọng” đó nó có đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số đồng bào tỵ nạn Cộng Sản hay không...

[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu mang khẩu súng đã bắn tổng thống John F. Kennedy ra bán đấu giá thì cũng sẽ có người mua, với giá cao hơn, nhưng súng vẫn là súng và Lee Harvey Oswald vẫn là kẻ giết người...

Ruyên ráng Việt Nam (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (Ý kiến bằng hình) ... Viếng phố khổ, coi mồ chồn...

[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Xin thưa: Vấn đề ở đây không phải là “chống cộng”, mà là “chống độc tài”. Độc tài dưới mọi hình thức, mọi chế độ — cộng sản, cộng hoà, dân chủ giả. Phản kháng, chống đối một chế độ độc tài vô cùng nham hiểm nhưng bất tài...

Em sang chơi mùa xuân / Mùa xuân sẽ trở lại / Em sang chơi mùa xuân / Hoa mừng hoa dâng hương // Em sang chơi mùa xuân / Mùa thu không còn nữa...

[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Cô ấy sống trong một quốc gia cộng sản, nhưng hãy nhìn cô ấy. Cô ấy nhìn về chốn khác, mơ mộng xa xăm...”

[DỊCH THUẬT] ... Nhan đề The Great Gatsby được Fitzgerald đặt ra để phản ảnh cái nhìn ngưỡng mộ của Nick Carraway đối với Jay Gatsby. Khi dịch sang tiếng Việt, thì phải dịch sao cho trung thành với ý định của tác giả. Chứ không phải dịch để thoả mãn một ý đồ nào đó của riêng mình, một thứ cảm tính của riêng mình, bất chấp tác giả, phản bội tác giả...

Beethoven, Gatsby, và tôi (đối thoại) 
[DỊCH THUẬT] ... So sánh Gatsby với “đại-gia-đô-la-đỏ-nhà-giàu-mới” bóc lột làm giàu trên xương máu dân nghèo trong nước hiện nay là một sự thoá mạ tôi không thể chấp nhận, vì thế mà tôi đã lên tiếng. Với tôi, nếu cần “ngưỡng phục thần thánh hóa” ai thì phải là “những người khốn khổ” trong nước bây giờ...

[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... hôm nay là ngày 31 tháng 1 / bốn mươi mốt năm xưa / năm một chín sáu tám / một đêm không gió lại không mưa / miền bắc đã ồ ạt xua quân định cưỡng chiếm / miền nam // vi phạm trắng trợn thỏa hiệp ngưng bắn / trong dịp dân chúng chuẩn bị đón xuân về / thảm sát dã man bắn giết đồng bào vô tội / biến huế thành nấm mồ / tập thể...

[DỊCH THUẬT] ... Dù muốn hay không, Gatsby là một con người/nhân vật tuyệt vời/vĩ đại, The Great Gatsby là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại, Scott Fitzgerald là một nhà văn vĩ đại, của Hoa kỳ và... thế giới...

[DỊCH THUẬT] Dù không rành tiếng Anh, thiển nghĩ của tôi là từ great đứng trước hay sau đều có chung một nghĩa, là vĩ đại, lớn lao, to tát, tuyệt vời... trừ một, hai trường hợp rất hiếm hoi nhưng phải dựa vào ngữ cảnh, cách phát âm, để trong dấu nháy («...») hay nội dung...

Không tự do (thơ) 
Thèm bức tường trống / Không để treo tranh / Dù trắng // Chẳng ngo ngoe lúc trước hè / Chưa gặp ai từ mùa mưa / Mặc kệ // Đời không thể / Mãi thơm mùi cà phê...

tiểu sử (thơ) 
mê cao bồi mĩ / và phim kinh dị / ca từ nhảm nhí / mãi mãi lỏi tì / yêu mến thành thị // khi sử dụng bút / nó hiền như bụt / dù chẳng thậm thụt...

[DỊCH THUẬT] ... “Gatsby vĩ đại” ít nhứt là vì tim anh còn chứa đựng một tình yêu chân thật. Tiền bạc không quan trọng đối với anh. Tiền bạc chỉ là phương tiện vật chất có thể đưa anh vào xã hội thượng lưu của Daisy người tình cũ. “Gatsby vĩ đại” nên Nick Carraway, một láng giềng xa lạ, mới muốn xích gần để tìm hiểu con người và quá khứ của anh...

[DỊCH THUẬT] ... Điều đã khiến tôi sững sờ là cái nhan đề tiếng Việt “Đại gia Gatsby”... Dịch từ “great” thành “đại gia” là hoàn toàn sai bậy, vì nó không cho độc giả thấy ngay mẫu người khác đám đông, vượt trội của Gatsby, chí ít là qua cái nhìn rất “đáng tin cậy” của Nick Carraway, người kể chuyện, cũng như qua nhan đề tiếng Anh, tiếng Pháp...

Nở ngày, 28 (thơ) 
vui xem bóng đá của ta / cầu thủ cán bộ dân là trái banh / vui xem đất nước nên tranh...

Luân Đôn đang tê cóng / như trong một cái freezer / dù không có nước đá hay tuyết // Với tôi / tuyết không bao giờ / “rơi mong manh buồn”...

vui xem phố phái hôm nay / thủ đô văn hóa đêm ngày xinh ôi / vui xem cái đảng gà xôi... | chán hơn nuốt cơm khô / trò mưa rơi nắng đổ / cho vơi cơn thịnh nộ / nó vào web porno...

Mừng năm mới (đối thoại) 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Lên xe đuổi mi đi / chưa bao giờ mừng thế / Trời mùa xuân dương gian / sáng ngời niềm vui chung...

[VĂN HỌC] ... “Đây là đời thật, bạn ơi, với đầy đủ chi tiết khủng khiếp”, Pinter như muốn thét vào tai khán giả. Hừ. Thế nhưng, chính xác hơn, Pinter đã biết gì về “Đời Thật”?...

thi nhân thận nhiên rất hiền từ / chàng chẳng muốn ném giày / vào ai cả / tôi cũng vậy / tôi cũng rất hiền khô như chuối / phơi nắng lửa của miền nhiệt đới... nhưng nếu được nói thẳng nói thiệt... / thì chí ít là / có một kẻ mà tôi rất muốn cho xơi / guốc plastic...

... hắn bảo đứa nào không muốn tru thì hãy hú / như thằng ginsberg hippi giáo chủ bú cu / nhưng đừng quên đừng quên em nhé / sao còn vàng cờ còn đỏ / trời màu tro...

[MỸ THUẬT] Lần này, tranh và thơ — Welcome To Vietnam & “Gửi Marilyn Monroe” — đều xuất sắc, nhờ cảm xúc thật và cách sử dụng hình ảnh Marilyn Monroe (Việt hoá/Marilyn hoá/thi hoá) thích hợp với bối cảnh Việt Nam đương thời, đang tha hoá du lịch (trơ trẽn ngụy tạo, “duyên dáng” hoá văn hoá “cổ truyền”) để câu khách trong ngoài...

... Không, trăm lần không, ngàn lần không, vạn lần không, triệu lần không. Không, không, không, và không. Tôi không xứng đáng được lên thiên đàng đỏ... | Tôi đang lái chiếc xe máy cũ rề rề trên đường Công Lý thì chợt thấy thi sĩ Bùi Giáng vừa đếm gót hài khai hoa vừa ca vọng cổ hoài Kim Cương. Tôi ghé lại mời cụ Bùi đi xơi với tôi một tô phở tái...

[MỸ THUẬT] Việc sử dụng lại hình ảnh Mona Lisa và Marilyn Monroe nhưng bị xấu xí hoá trong hội hoạ “dấn thân/tố cáo” của Lê Quang Hà, theo thiển nghĩ của tôi, là không thích hợp và không thú vị tí nào cả. Tại sao Mona và Marilyn? Họ đã làm gì nên tội để bị hoạ sĩ Lê Quang Hà lôi ra bêu rếu, làm biểu trưng cho Tội Ác?...

ta thấy em trong tiền kiếp / ta thấy em em làm gái / vì định mệnh hay do bởi ai / đời em là một bài ca sến... | à thi sĩ nghĩa là ru với rún / mơ theo mông và vơ vửn cùng chưn...

martin luther king hôm xưa từng có một “ướt” mộng / người hà nội hôm qua ắt đã có những khô mơ / mỹ tất nhiên cần phải đổi mới như ta... | vài đấng độc giả râu mày của tiền vệ / nếu chưa bị liệt dương / có lỡ đọc nguyễn đăng thường / và...

hôm qua tản đà ghé tệ xá / tao mời ông jà xơi cháo gà / thi hào ăn cháo rồi uống trà... | giấc mơ mỹ: burger / giấc mơ tàu: bánh bao / giấc mơ việt: banh golf... | ... ôi thăng long ngày nay / zời còn đùa zai / (mưa vẫn mưa bay trên đồng chí lợn)...

thấp thấp ngọn đèn lồng / rộng rộng tay áo dài / ôi đẹp ôi xinh thay / có phải em chính là... | Thằn lằn và thằn khựa khác nhau chỗ nào? / Còn đuôi và cụt đuôi. // Vịt bắc kinh và búp bê bắc kinh?...

Nở ngày, 14 (thơ) 
... Tới nơi chẳng thấy nàng đâu cả mà chỉ còn bó đuốc liberty tắt ngúm vứt bên đường. Hỏi thì được cho biết rằng miss liberty đã nhập viện chờ giải phẫu thẩm mỹ hầu dự thi hoa hậu hoàn vũ năm 2010 tổ chức tại nha trang...

Nở ngày, 13 (thơ) 
Với nở ngày 12 có phải là anh muốn trêu nguyên sa? / Đâu có. Vì đó là một bài thơ - xin cứ gọi đại nó là thơ - ca ngợi. / Ca ngợi cái gì? / Sự nhạy cảm tuyệt vời của cụ sa nói riêng và các tâm hồn thơ thẩn nói chung. / Anh không đùa dai chứ?...

... Nhưng khổ một nỗi là chiếm đất làm sân gôn vẫn dễ hơn là đạo thơ tạo thi nghiệp... | bữa nọ mình tình cờ gặp nhà thơ nguyên sa ở tân định / thấy thi nhân áo lụa đang nâng niu trên tay một cây đinh /mình bèn đánh bạo hỏi thưa cụ mua đinh để treo hình ạ...

Nở ngày, 10 (thơ) 
... nhìn xuống dương thế thấy các nam tù nhân vì nhớ quê nên còn / trăn trở chưa chìm vào giấc ngủ / chị hằng ầu ơ âu yếm khẽ hát ru / và mở vú cho từng chàng trai bú...

trước tiên là vodka chủ nghĩa / sau tiên là xì dầu chủ tiệm / vodka label gấu trẻ / tàu iểu nhãn hiệu rồng già / đố biết ai là chú là cha... | hết một thế giới một giấc mơ / tới một xứ sở một giấc mộng / giấc mơ tỉ phú mĩ đã hoá thành giấc mộng đổi mới hoa kì / mơ cái chi đổi cái gì sao chẳng thấy vị nào bật mí...

Gấu Nga mật Georgia / cá Ukraine. // Gấu thật hay gấu bông / mình đều không ưa. // Tuy nhiên, thành thật mà tán dóc (như Hán tộc) / thì mình không ghét chú panda... | Thích nhứt là bảy con mao cái ngũ sắc the thé gào trăng. Thích nhì là sư đoàn văn công gân cổ mỉm cười nhún nhảy múa may líu líu lo lo "Beijing, Beijing, Beijing ngộ ái nị"...

Nở ngày, 5 (thơ) 
Xứ nào sau ba chục năm kinh tế thị trường chỉ xây được một cái tổ chim? // Nước nào sau hai mươi năm đổi mới đã tạo thêm được biết bao là ổ rắn, ổ chuột, ổ gà, ổ nhện, ổ gián, ổ mối, ổ kiến, ổ chí, ổ rận? ...

Nở ngày, 4 (thơ) 
... A ha tao rất muốn được vỗ tay hoan nghinh chiến tranh nóng hổi / và ôm bụng cười khì khà (dù nó đã xảy ra không trúng chỗ). // Ô hô ngộ đâu có ố người hoa (hậu) / ngộ chỉ ái mộ người lá (đa)!...

Nở ngày, 3 (thơ) 
shanghai có gì lạ không baby? / bây giờ trời ơi hay mao hỡi? // ai đã xuất tinh khi xem trực tuyến truyền hình / lễ đăng quang thế vận bắc kinh?...

Nở ngày, 2 (thơ) 
Solzhenitsyn trở về lòng đất & // Quần Đảo Ngục Tù xuất hiện trên nền Trời Xanh của Màn Hình Thế Giới. // Cây hoa leo quấn quít nở đoá hoa thứ hai (tím) trên mộ nhà ái quốc...

Nở ngày, 1 (thơ) 
Đâu rồi hai từ ông, bà bình đẳng để gọi nhau? // Tởm nhứt bây giờ là sự lạm phát từ ngài để gọi bất cứ ai có chút địa vị, tiếng tăm. Thứ đến là từ cụ, nếu sử dụng khi không cần thiết...

tôi nhớ những đứa trẻ bước trên bờ biển / trong những hành lang đường xe điện hầm / chuyến đi thăm một hòn đảo nhỏ của gã chào hàng / mơ bạo dâm bé gái và có cái tật hay nhìn trộm / tôi nhớ căn phòng bí ẩn, sân khấu, đường về / những tấm ảnh ngôn ngữ bấm nhanh / đóng khung vĩnh viễn những khoảnh khắc...

Ở Paris (thơ) 
Ở Paris tôi gặp chàng ba hướng / Đã từng nói rằng / Ước mong sau một đêm ngáp / Thức dậy thấy tao vẫn là Pháp // Trong quán cà phê, tôi bị tra / Mày từ Việt Nam tới hả? ...

I ask her Tôm cua hủ tiếu / I ask her Pnom Penh củ tiếu / She says Donald Duck mì chỉ / She says New York Chinatown / Je dis pánh tiêu pánh pò pánh pao / Elle dit Kouggelhopt Kougloupt...

Khóc (thơ) 
Có kẻ không đọc văn anh / Đoán tôi là cộng sản // Có kẻ không đọc văn anh / Đoán tôi là phản kháng // Có kẻ không đọc văn anh / Đoán tôi là chết nhát...

Mặt trăng không khô / mặt trời không ướt / trăng không tắm suối / trăng không nằm sóng soải trên cành liễu / mặt trời không có chân lý / mặt trời không đi ăn xin...

Nếu mi thực sự nghĩ / Mi không là thi sĩ / Thì cớ chi mi đấm ngực thở than mà làm gì / Xỉn nhứt là mi lại chọn cái chỗ đông xe cộ / Có thể vì mi thích phơi bày đay khổ / Có thể vì mi thích được nghe thiên hạ trầm trồ...

Hãy làm thơ và đừng nghĩ / mi là thi sĩ / hãy liệng bỏ cái từ lãng mạn ấy đi / trừ phi / mi sử dụng nó với một nghĩa tân kì...

The King & I (thơ) 
có vô số tranh vẽ elvis / thảy đều kitsch và xinh / elvis năm ba tuổi với đôi cánh thiên thần / elvis the king / baby face và phì nộn / vì ngốn hot dogs và peanut butter sandwiches fries dài dài...

... Ôi đẹp, / những bộ com lê thời trang những chiếc cà vạt màu máu / trên khán đài là những cỗ máy tai to mặt nhỏ sát nhân / thơm tho nhưng đừng so sánh chúng với loài chuột cống... (...)

... Ôi trời, còn tiếng hát nào cho tôi không nhỉ? Tôi, kẻ chỉ mơ ước được nghe một tiếng ca bình thường, trần tục, đơn giản - như một tiếng rao hàng lẻ loi trong đêm thanh vắng... (...)

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Chắc vài bạn đọc vẫn còn nhớ / Whisky giả của Chợ Lớn chớ? // Chỉ có những đồng chí sáng dạ / Mới tin tình hữu nghị Việt-Hoa!... | Thoạt tiên là biên giới / Rồi Trường Sa - Hoàng Sa. // Nếu có bán chát mới / Thì chẳng phải chuyện lạ... | Bỏ mẹ rồi phải không / Các đồng chí đỉnh cao // Ngửi đít của thằng Mao / Hay bắt tay thằng Mẽo...

Hữu nghị (thơ) 
[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Anh là thầy là cha / Tôi học trò đầy tớ / Răng môi hai đứa là / Tình hữu nghị hẩu lớ...

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Tôi ngắm lại hình anh / Người thanh niên ái quốc / Anh sinh viên hiền lành / Vung nắm tay vệ quốc...

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... bốn ngàn năm văn hoá / và hơn tám chục triệu dân sống rải rác / đó đây / thì không dễ gì một sớm một chiều ta bị / xoá hẳn tên trên tấm bản đồ thế giới. / Bây giờ hơn lúc nào cả / thi nhân nên bớt than van...

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Những người yêu Hoa Kỳ và yêu Tổng thống Mỹ / Nói: / Bush xua quân cưỡng chiếm Iraq vì dầu hoả! ... | Món quà Giáng Sinh tôi ao ước nhất năm nay? / Hoàng Sa và Trường Sa! / Chi vậy? / Để tặng lại Trung Quốc! ... | Ngày xưa / Một nửa của Sài Gòn / Là vựa / Thóc trong Chợ Lớn của bọn Tàu khựa...

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... (Có thể hát theo giai điệu bài hùng ca “Hội nghị Diên Hồng” của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước) Toàn quan môi răng / Hoàng-Trường nguy biến / Hận thù đằng đằng / Hai hòn rung chuyển / Vang rền Biển Đông / Ngàn muôn tấn xi măng / Gây oán ngoài khơi!...

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ... Nếu muốn thiên hạ thôi chửi mắng / Thì phải dẹp ngay cái trò mọi rợ nhố nhăng / Hán Cao Tổ bành trướng thượng tay hạ cẳng / Vạn lý trường niên thói xâm lăng...

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] Ê ngộ ghê, ôi hài hước! / Im lặng như phim câm Sạc Lô. / Chả thấy đồng chí nào tuyên bố:/ Đánh Mao cứu nước! ...

[VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] “Văn chương không làm ai sống ai chết” / (tin hay không tin thì tùy ở bạn đọc) / nhưng trong lúc cấp bách như hiện nay / ta cứ múa may / với bất cứ bút gì...

... ĐOẠN TUYỆT CÔNG LÝ / LẠNH LÙNG THAM NHŨNG / HÒM ĐỰNG ĐÔ LA / CHÚ TƯ CẦU SẬP / CÁNH ĐỒNG BẤT LƯƠNG...

... Sự sùng bái trăng và ánh trăng — ánh sáng mặt trời phản chiếu — trong giới thơ thẩn trẻ và không trẻ của ta, đã tới mức buồn cười. Họ yêu trăng thực sự, hay đó chỉ là một thói quen — đã trở thành tật xấu — khi làm thơ? Trăng là bột ngọt để tăng hương vị cho một món ăn tồi tệ khó nuốt?... (...)

Thơ cư thể (thơ) 
Bài "thơ cư thể" này là một tác phẩm ghép, trong đó câu lục bát của Bùi Giáng "ở" trên bức tranh của Fernando Botero...

Lồn & Cặc (thơ) 
cái lồn què / của Bùi Chát / dù hắn không có lá đa / tất nhiên phải là / thơ / và là thơ hay...

hemingway (thơ) 
& thế giới không đàn bà / & năm mươi ngàn đô la / & cái chết trong buổi trưa / & có hay không có / & những cuộc phiêu lưu của nick adams / & mặt trời rồi cũng mọc...

Đàn em Việt (sổ tay) 
... Kết luận: Đàn anh tung cánh, đàn em rã giò. Dù họ đều xây nhà bên cầu soi nước... (...)

Hạnh phúc hoàn toàn, theo ông? / Dân Chủ thực sự ở quê nhà. / Trúng độc đắc vài trăm triệu đô la. // Lần ông bật cười gần đây nhất? / Tự cù lét. // Lần ông khóc gần đây nhất? / Gọt củ hành...

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt rét / Bởi vì em là sư tử Hà Đông / Dáng tiên nga nhưng thịt sống nực nồng / Thơ anh vẫn chưa phai mờ vết cắn...

Mỗi năm hoa đào nở / Lại thấy cái tết già / Bày môi son má đỏ / Bên phố đông người qua... | Sáng nay ngó bầu trời trong veo bỗng dưng nó nghe thèm hủ tiếu... | Buổi sáng trời ui ui / Buổi trưa mây bùi ngùi / Buổi tối vườn đen thui...

Hollywood là tiệm buôn lẫn nhà máy sản xuất / dây chuyền & chuyên trị / ảo mộng / nhưng luôn luôn có vài anh chị công nhân / chơi dại hay muốn chơi cha thiên hạ / đã và đang quên cái điều căn bản vừa nêu ra...

Tôi sẽ chẳng còn sống nếu tôi quên là tôi tồn tại. Sống, trước hết, là biết rằng mình sống. Kìa, tôi vừa đạp nát một cánh hoa trên đường đi. Tôi muốn ăn trộm những đoá mimosa ở công trường Mississippi và đốt trụi những đoá anh đào trong vịnh Lincoln. Cuốn trôi, cuốn trôi đi, con sông rộng với những bắp thịt bằng nước...

khi đêm xuống / thành phố là nghĩa trang / vọng tiếng kèn jazz / từ một bài thơ của tuyền / dịch langston hughes / hồng hà hậm hận / thượng đế ơi khủng khiếp...

Bonjour Bakhia (thơ) 
Nói lại cho tao nghe chơi về cái bài ca chào chào / Khiến mít ướt trong ngoài đã mì xào bún xáo xôn xao // Nào là màu da mái tóc nào là đế quốc xưa xa / Làm đêm đông tao chạnh lòng bánh lọt đậu đỏ nước đá // Tán phễu tán phệu tán gái tán trai tán trăng tán cuội / Về một bài ca nếu lỡ nghe chắc cũng khá tai bùi...

«Người tình» của Đông Dương? (tiểu luận / nhận định) 
Marguerite Duras phải chăng vì yêu mến Nam Kỳ mà đã cho phép các địa danh nước ta nhập tịch Pháp như Sadek, Cholen, Vinhlong? Ai tiếp cận văn chương Duras, nếu không mù quáng, ắt sẽ thấy ngay rằng người tình của Marguerite là Duras, và mối đam mê lớn nhất của bà, Marguerite Duras chỉ dành cho văn nghệ... (...)

Chùm thơ gồm 6 bài: "Sát sinh", "Từ tiếng Việt đẹp nhất", "Thượng đế", "Vài ngàn năm sống trên đèo ngất", "Lý do" và "Hy vọng"...

Lăng to của tự do. / Thánh gióng của tham nhũng. / Bé bự của quan liêu. / Bánh nậm lớn nhứt của đau khổ... | Tôi yêu đảng đô la từ khi mới ra đời, người ơi... | Mẹ già cuốc đất tìm khoai / Không khoai đất cạp cũng bùi / Nếu là đất sét càng vui...

Đi (thơ) 
Tôi đi đây / Tôi đang đi / Tôi đi đâu / Tôi đâu biết nhưng tôi cứ đi / Tôi đi qua / Tôi đi lại / Tôi đi tới / Tôi đi lui / Tôi đi lên / Tôi đi xuống...

Có thể coi như là sách samizdat của thời điện tử. Samizdat, tiếng Nga, có nghĩa là "tự xuất bản". Nếu như chúng không ít tốn kém, không ít nguy hiểm hơn, thì chắc cũng đỡ nhọc nhằn hơn in thạch (xu xoa), đánh máy, quay ronéo. Có ảnh hưởng gì hay không thì tôi không thể trả lời... (...)

psychedelic (thơ) 
chiếc bus tâm hoặc không lộ / trình nhứt định & sữa chưa đen / của bình minh / nơi một góc đường thấp mái nhà / & ben & corso & ginsberg / & neal & kerouac & lew / welch & biên & tôi nữa / nhưng không thấy william s burroughs...

Đời ông: xe kéo. / Đời cha: xe lôi, xích lô. / Đời con: xe ôm. // Đời bà: quanh năm buôn bán ở mom sông. / Đời mẹ: tối tối gánh chè vào thành phố. / Đời con: ngày ngày nghiêng ngả quán bia ôm...

Nướng chó phải chiên chủ nhà... | Năm con cún mày thích loại khuyển nào?... | Được cho sủa chín tiếng nó cong đuôi chạy lên chạy xuống...

Hãy cho tôi biết bạn hảo. / Café hay cà phê. / Tôi sẽ cho biết bạn là người thế. / Nào. // Chả có gì là bịa. / Tất cả chỉ là phịa. / Trời con làm mưa trong ca khúc. / Nó còn buồn mửa và dung tục...

... Ong khong bao gio tu viet mot cai gi duoc hay sao ma phai lay tho nguoi khac ra hiep dam. Toi thay ong ro rang la mot ong gia bat tai, vo tuong, bay gio gan xuong lo roi nen voi va vot vat, lam tro he de mong duoc chu y. Nhung ma khong ai chu y den ong dau...

nó gãi chân lông rêu rao / thơ tao đã làm bằng máu / chó / thơ tao sẽ khắc trên đá / mài / châm biếm ngầu xỉn bạc triệu kiểu tiền hồ lĩnh / tụ đầu bò đuôi to / không cựu hình ngủ lôi thôi / à la na mít...

Sau vụ nổ bom london (truyện / tuỳ bút) 
Nàng tông cửa bước vô phòng chĩa súng sáu vào ngực tôi nói không anh phải sống rồi bóp cò. Lên thiên đàng tôi thấy mình đang đứng móc cứt mũi trước tổng hành dinh của bin laden... (...)

Mẹ tôi tròn. / Tôi vuông. / Mẹ tôi họ phạm. / Các con bà họ nguyễn. / Dĩ nhiên. // Cha tôi hành nghề thầy thuốc chó. / Mẹ tôi làm đầy tớ cho cả nhà...

Chân lí mới (thơ) 
Hồi nhỏ có khi nó bị đòn. / Bây giờ có khi nó bị táo bón. // Bàn chân ta thường có năm ngón. / Bàn tay ta cũng thường có năm ngón...

Những chuyện tình trinh bạch (truyện / tuỳ bút) 
Người đàn bà không đưa lưng trần về phía Cảo, không cúi khom không nhặt vật gì quanh quẩn chiếc ghế lưng không ngửa dài. Hai trái vú không tròn không đong đưa khi cô ta không cúi khom... (...)

Đó là cuộc đời nó: khốn nạn và vô nghĩa... / Đó là cuộc đời nó: vất không ai lượm kể chi bán với mua.

Mỗi ngày Buổi Sáng không đến, / không nhìn ta nhâng nháo, / không khinh thường, không hỗn láo. // Cuộc sống không sốt ruột lắm rồi. / Bởi lẽ nào mà biết? Không ta ơi...

Một ngày lạnh lẽo (truyện / tuỳ bút) 
Hôm nay sẽ là một ngày lạnh lẽo. Một luồng gió buốt từ Nga sẽ thổi qua hòn đảo Anh Quốc. Người dự đoán thời tiết trong chương trình ti vi buổi sáng của đài BBC1 ở Luân Đôn thông báo vào lúc 6 giờ 30... (...)

Cái chết của một Giáo Hoàng (truyện / tuỳ bút) 
Thằng A, chả biết nó có phiền hà Người điều gì chăng mà viết: A pope is a pope is a pope is a pope... (...)

1975-2005 và một đại dương ngăn cách, văn giới Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ gì, biết gì về nhau? Hai dòng văn chương này có những khác biệt gì, và liệu một ngày nào đó sẽ nhập làm một hay không?... Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn nhiều nhà thơ/nhà văn Việt Nam ở các quốc gia khác nhau, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)

... kẻ di tản không buồn và rất bình an này xin chúc quí bạn / ăn ngon chơi ngốn vui nhiều trong mấy ngày tết / rồi qua năm mới cũng được dồi dào đủ thứ cái nhiều / trừ cái bợ cái nhục cái đau cái khổ cái đói cái nghèo cái tủi / cái buồn và / cái mệt...

Thơ tình còn được yêu thích không? Các nhà thơ hôm nay nghĩ gì về thơ tình? Họ có còn làm thơ tình không? Trần Nhuệ Tâm đã phỏng vấn một số nhà thơ, và những bài phỏng vấn sẽ được đăng liên tục trên Tiền Vệ. Mời bạn đọc theo dõi. (...)



Ái ân (truyện / tuỳ bút) 
Một trưa hè mát mẻ có một cặp trai tài gái sắc làm tình ngoài công lộ... (...)

Trọng nữ khinh nam (truyện / tuỳ bút) 
Một gã kia ra giữa công trường đứng vạch áo cho người xem lưng... (...)

Chiêm bao (truyện / tuỳ bút) 
Một người đàn ông nằm mộng thấy mình bỗng chết và được lên thiên đường... (...)

Sát nhân tâm sự (truyện / tuỳ bút) 
Mỗi sáng tôi lật đật mở báo ra... (...)

Thi nhân tâm sự (truyện / tuỳ bút) 
Thành thật mà nói thì... (...)

Mĩ nhân tâm sự (truyện / tuỳ bút) 
Ngồi rù gãi vú vú cao su. (...)

Tiểu thuyết (truyện / tuỳ bút) 
Đó là một bức tranh mà nó đã được trông thấy từ lâu lắm rồi, từ hồi nhỏ, trên một tờ báo có nhiều hình màu, nhưng nó vẫn chưa quên, từ những năm tháng đói rách của hai mẹ con nó trong một căn buồng tồi tàn, với chiếc cửa sổ nhỏ nhìn ra bờ sông, bức tranh vẽ một người mẹ bồng con. (...)

Tiểu thuyết 2 (truyện / tuỳ bút) 
đụ mẹ chiến tranh chó đẻ người đẻ tôi nghe hắn bập bẹ một chặp như để nghiền ngẫm rồi mới tiếp tục nói thêm đụ mẹ chiến tranh thơm tho như múi sầu riêng cho mọi người và miếng vỏ gai cho một thằng thôi ờ thì giận thớt chém cá cho đã tay chơi bộ ngu sao mà không... (...)

Genet: chân dung nhìn nghiêng (tiểu luận / nhận định) 
Trước khi chụp lại tấm hình đã ố vàng, là bài giới thiệu dưới đây để gửi đến bạn đọc, người chụp ảnh (hay người viết?) xin được bắt đầu bằng những lời ca tụng lẽ ra không cần thiết: Jean Genet là một hiện tượng độc đáo, một đoá tà hoa hiếm quí, một tác giả lớn của Pháp và cũng là một trong những tác giả hàng đầu của thế giới. (...)

Ngày 16 tháng sáu 1904 (tiểu luận / nhận định) 
Dùng gạch để xây nhà là cũ. Sắp đặt những viên gạch thành một "điêu khắc" (Nghệ Thuật Kiến Tạo) là mới. Không khơi khơi từ trời rớt xuống, cái mới thường thoát thai từ cái cũ, mà các bà mụ cô đỡ là những văn nghệ sĩ. (...)

Thơ (thơ) 












Thơ



Nguyễn Đăng Thường
tiễn một người vào dĩ vãng đậm màu



tôi nhớ những đứa trẻ bước trên bờ biển
trong những hành lang đường xe điện hầm
chuyến đi thăm một hòn đảo nhỏ của gã chào hàng
mơ bạo dâm bé gái và có cái tật hay nhìn trộm
tôi nhớ căn phòng bí ẩn, sân khấu, đường về
những tấm ảnh ngôn ngữ bấm nhanh
đóng khung vĩnh viễn những khoảnh khắc
ba hình tượng phản chiếu
những cục tẩy
và năm ngoái ở marienbad
tòa lâu đài tiệp có công viên lớn rộng
mênh mông ánh nắng chiều
không gian kỷ hà và viễn cảnh thẳng tắp đến chân trời
với những cây kiểng lùn cân đối cắt tỉa theo mô hình kim tự
tháp
những pho tượng đá trắng
những pho tượng người đứng thẳng
trên những chiếc bóng rọi song song dưới chân
ngả về hướng phải



tôi nhớ cuộc tình tay ba X-A-M
giorgio albertazzi-delphine seyriq-sacha pitoeff
trong cuốn phim đen trắng hình ảnh tuyệt vời
sắc nét như tranh Picasso
giorgio là người đàn ông xa lạ tên X
delphine là người thiếu phụ tên A có một quá khứ
bí mật trong chiếc áo trắng có đính lông chim quanh cổ
và nơi cườm tay rũ cánh thiên nga
ngón trỏ kề môi tựa mỏ
sacha là người chồng tên M lạnh lùng
cứng nhắc di động trong phòng khách như một quân
cờ
giữa đám khách khứa sang trọng của tòa lâu đài cổ

X: ở chỗ này, chẳng hạn?
A: ở đây, tại sao vậy anh?
X: một chỗ lạ kỳ.
A: anh muốn nói: một chỗ để có tự do?
X: để có tự do, đúng, một trường hợp đặc biệt.
A: anh vẫn thế...

năm ngoái ở marienbad là một giấc chiêm bao tỉnh táo

A, người đàn bà trẻ:
tôi không nghĩ là chính tôi, chắc ông nhầm người rồi đó.
X, người đàn ông lạ:
tôi thích - tôi đã thích - thích nghe tiếng em cười.

marienbad
là hôm xưa trong hôm nay là ngày nay trong ngày xưa

marienbad
là hồi ức của hiện tại và hiện tại của hồi ức

marienbad
là giấc mơ tiểu thuyết mới trở thành giấc mơ điện ảnh mới

marienbad
là một bài thơ điện ảnh về sự cô đơn hiện tượng

tiếng của X nơi hậu trường: và một lần nữa chúng ta lại phải xa nhau.

marienbad
không là gì cả nếu bạn không đặt chân vào tòa lâu đài cổ




tôi nhớ cái nhìn của người chồng chậm rãi lướt trên một vườn
chuối ở châu phi
qua kẽ hở bức mành mành
người chồng có tính ghen tuông thường hay rình rập người vợ
ngồi uống rượu trên sân thượng với một gã đàn ông tên franck
franck có thể là người tình của nàng, nàng cũng tên A
chiếc xe tải của franck vết bẩn trên tường giống một con rít độc
trong cuốn tiểu thuyết thứ ba
đã gây được nhiều hứng thú ngạc nhiên
cùng với chỉ trích và phản ứng kịch liệt
từ năm 1957 cho mãi tới bây giờ
tôi nhớ ngôi nhà của những cuộc gặp gỡ
ở hồng kông
và dự thảo cho một cuộc cách mạng ở new york
tôi nhớ tập tiểu luận không dày chỉ
vì một tiểu thuyết mới
những con chữ màu xanh dương trên cái bìa trắng nõn
của nhà minuit
tôi đọc suốt một buổi trưa hè
tại trung tâm văn hóa pháp gần bệnh viện đồn đất

tôi nhớ cái truyện ngắn đầu tay của tôi
đăng trên số báo xuân tân hợi
trình bày 1971
tôi viết trên cái máy chữ olivetti màu lam
có bàn phím tiếng việt tôi viết để bắt chước tiểu thuyết mới
cái truyện mang tựa đề tiểu thuyết nay đã đi vào quên lãng
cái ngõ cụt trên đường võ tánh chí choé tiếng trẻ thơ đá lon
đánh lộn
lãnh tụ du kích chiến bấm chuông phá làng phá xóm
là một cậu bé bự biết múa võ kung fu như bruce lee
tên nó là gì nhỉ
mấy năm sau nó và em gái 9 tuổi theo mẹ sang pháp
trước khi đi bà nó có nhờ tôi dạy kèm sinh ngữ
nhưng buổi trưa tôi ham đi xinê rồi bát phố catinat tới chiều
nên không nhận
tôi nhớ
tiếng cười rú to nghe rợn người của cô sinh viên cạnh nhà tên nga
cô nga này không buồn như con chó đói ở paris của thi sĩ nguyên sa
cô theo học về ngành báo chí truyền thông ở viện đại học
vạn hạnh
mẹ cô là bà ba bã bán bánh kẹo
đậu phộng mì ăn liền nước đá cục birely's coca-cola kiếm thêm
chút tiền trả tiền điện nước ga trong nhà mỗi tháng

tôi nhớ
tiếng rao quà mỗi mười lăm ba mươi phút mỗi ngày
ai ăn bánh cuốn thanh trì bánh mì nóng ròn đây
tiếng của ông thầy bói mù âm vang mỗi buổi sáng
không hỏi trong nhà có mấy người mà biết có mấy người
tiếng của người đàn bà có cái nghề kỳ lạ mỗi buổi trưa
ai có em gái nhỏ xỏ lỗ tai đeo bông huyền đeo liền
tôi nhớ
chiếc xe ba gác của anh ba mua ve chai sách báo cũ
con hẻm có dãy phố trệt và ngôi biệt thự cho mỹ thuê
ở sau lưng
sứ quán tây đức
sau tết mậu thân có gắn thêm cổng sắt chắn lối cộng quân
ở hai đầu hẻm ăn thông ra đường

tôi đã ăn thông
khá bộn bánh mì nóng ròn nhưng chưa được biết vị
thanh trì bánh cuốn
tôi nhớ rạp quốc thanh cũng ở trên đường võ tánh cũng gần nhà
và gần trường nữ trung học đức trí
do ông dượng sáu của tôi và kế phụ tôi trong hội
đức trí thể dục samipic và một số hội viên
chung tiền sáng lập
vì thiếu nhân viên nên những lúc đầu mẹ tôi bị trưng dụng
làm "bà thủ quỷ"
kế đến là cô em họ lớn tuổi đời hơn tôi
bị làm "bà hiệu trưởng" thay thế cho bà
phạm thị ngà bà hiệu trưởng đầu tiên đã đi tây
trí thức trăn trở nhìn mệnh nước nổi trôi
tôi đã xúi bà mẹ già thụt két
tôi đã dụ cô em gái trẻ dẹp trường
chung sức với tôi mở cái quán bia ôm
nhưng chung cuộc tôi chỉ được quản lý một cái chợ chồm hổm
gồm tướng tá đảo chính hụt
đã bay sang thủ đô ánh sáng mở quán phở bò
tuyên bố om sòm rằng từ nay em xin thề độc
bán phở em chỉ bán bánh em không bán nước
đức trí là trường nữ trung học tư thục đầu tiên ở saigon
trên căn gác nội trú vì chủ nhựt không có thân nhân tới lãnh ra
nhã ca ở huế mới vô có thể đã viết
bài nhã ca thứ nhất
tôi nhớ cuốn thơ nhã ca có chữ ký tên quý báu
nhã ca trần thy
đồng nghiệp đỗ quý toàn mang vào chu văn an
giới thiệu giúp cô bạn thi sĩ

tôi nhớ con tàu tốc hành xuyên châu âu
người đàn ông đang hấp hối
kẻ giết vua
djinn và đóa hoa bất tử
cuốn tiểu thuyết ủy mị
nhưng gây chấn động và phản kháng

cơn mộng ác
trước lúc chia tay
của một nhà văn avant-garde





chịu ít nhiều ảnh hưởng borges
những hình tượng phản ánh trong mặt gương trong đời sống
những con đường thẳng góc im lìm
những cột đèn tuyết phủ lẻ loi
trong mê đạo của mê cung không lối thoát của cuộc đời
đứa bé không tên và người lính trẻ vô danh
về phép với cái sứ mệnh
trao một cái gói nhỏ cho một kẻ lạ
tìm mãi mà chẳng ra địa chỉ
cuối cùng anh lính trẻ đã ngã quỵ trên lớp tuyết nhung dày
tôi nhớ bông hồng vàng của borges diễm châu
chuyển ngữ in bìa đỏ
tặng tôi hai đóa

một độc giả nhẹ dạ có thể tin lời cợt nhả
alain à a alain
ha cái anh chàng kỹ sư canh nông kỳ cục
kiến tạo tiểu thuyết bằng huyễn tượng
với thước đo góc và compa rất kỳ chướng
xin thưa không có alain thì sẽ không có
calvino-nếu trong một đêm đông một người lữ khách
pavic-từ điển khazaz
abish-mẫu tự châu phi
fowles-người đàn bà của gã trung úy pháp
nouveau roman đề nghị một cái nhìn mới lạ
về mối tương quan giữa con người và thế giới
kẻ chống thì bảo rằng tiểu thuyết vẫn khỏe mạnh
không cần chữa trị
người bênh thì nói thiên tài là những kẻ
hàn gắn những rạn nứt không ai nhìn thấy
tôi nghe lóm và ghi lại đây để quí vị đọc chơi
khỏi mất công tìm báo cũ mua tốn xu

chuyến đi sau chót trở về quá khứ không hồi hương
tôi nhớ
2.000 loại xương rồng lùn nhà văn tưng tiu như trứng phượng
gai nhọn xanh rờn không gian thời gian nhà kín
tôi nhớ catherine hiền thê của alain chỉ viết truyện sex
bạo dâm
ký tên jean de berg và jeanne de berg
những ngày cuối cùng của corinthe


Alain Robbe-Grillet (1922 - 2008)



tôi nhớ gérard genette và bruce morrissette
hai nhà phê bình đã giúp tôi hiểu thêm
truyện của alain và tiểu thuyết mới của
mọi người
tôi nhớ hai bài viết không dài trong cuốn
essais critiques
của barthes
bài thứ nhứt khẳng định
không có một trường phái robbe-grillet
bài thứ hai tựa đề tôi không nhớ
chỉ nhớ cái kết luận rất mơ hồ
ngón tay pho tượng vua charkes III
làm biểu trưng
chỉ trỏ rõ rệt về hướng
một món đồ mơ hồ
trong huyền thoại trong khu vườn trong căn phòng
hay ở một nơi nào đó
kèm theo lời nói
ceci
nhưng ceci là cái gì
và barthes khẳng định rằng văn chương
có thể nằm gọn
trong phong cách chỉ trỏ và im lặng đó
đồ vật có nghĩa gì
thế giới có nghĩa gì
tôi nhớ hai ông hoàng ta
đã tiên phong chuyển ngữ truyện của ông
hoàng tân tiểu thuyết
nhớ thì rất nhiều mà viết thì chỉ được
bấy nhiêu
khi tôi nghe cái tin
bất ngờ dù vẫn mong chờ
alain robbe-grillet
đã rời ga để tới nơi ngàn thu bất tử
vào một sáng mùa đông
không ảm đạm
của ngày 18 tháng 2 năm 2008 [1]

19.02.2008
© 2008 talawas

[1]Nhiều câu thơ trong bài thơ này sử dụng nhan đề các truyện ngắn, tựa phim, tiểu thuyết, tiểu luận của Alain Robbe-Grillet. Hai ông hoàng ta là Hoàng Ngọc-Tuấn và Hoàng Ngọc Biên. – Chú thích của Nguyễn Đăng Thường





Các bài liên quan










NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG: TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH




Hoàng Ngọc Biên - Chân dung Nguyễn Đăng Thường


Nguyễn Đăng Thường sinh năm 1938 ở Battambang, Kampuchea. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn năm 1961, dạy Pháp văn ở một trường trung học Sài Gòn. Năm 1973, rời Việt Nam sang Pháp qua ngã đường Nam Vang. Hiện cư ngụ tại Luân Đôn, Anh Quốc.

Nguyễn Đăng Thường đã dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam vài tác giả lớn của phương Tây như Pablo Neruda (Twenty Love Poems anh a Song of Despair), Blaise Cendrars, Jacques Prévert, Samuel Beckett, và Marguerite Duras. Các tác phẩm này đều do nhà xuất bản Trình Bày in (ở trong nước trước 1975 và ở ngoài nước sau 1975.) Nguyễn Đăng Thường cũng chủ trương nhà xuất bản “Giọt Sương Hoa” in vi tính theo dạng thủ công nghệ.

Nghiên cứu và am hiểu sâu sắc các trào lưu văn học mới từ thế kỷ XX chuyển qua thế kỷ XXI,Nguyển Đăng Thường đã dễ dàng tiến đến với nền hội họa hiện đại. Thời còn rất trẻ, lúc theo học ban Triết ở trường trung học, anh thích Bernard Buffet với bút pháp kiểu thức hóa (mannerism) với đường nét khẳng khiu, với các màu đen, xám, nhưng mươi năm sau, tư tưởng biến chuyển dần, anh tỏ vẻ thích Jean Dubuffet hơn với thứ nghệ thuật mà chính Dubuffet (1901-85) gọi là “Art Brut” (Raw Art), để gọi chung nghệ thuật “không giống ai” của những người mắc bệnh tâm thần, của trẻ con, một thứ nghệ thuật sơ khai (primitivism) của những người vẽ mà không biết vẽ. Cuối năm 1974, vừa đến Pháp, khi bước vào một nhà sách ở Paris, Nguyễn Đăng Thường đã chộp ngay tấm postcard in một bức tranh của Dubuffet với tựa đề La Belle Fessue (The Buttocked Beauty) mà 20 năm sau anh vẫn còn giữ trên bàn viết của mình như một kỷ niệm của những ngày đầu tiên đến Pháp. Đó là bức tranh vẽ một con trâu trên thảm cỏ xanh; con trâu to lớn, bè ra, choán hết toàn tấm tranh với những nét vẽ nghuệch ngoạc của trẻ con, màu sắc thì chỉ là những vệt bùn nâu sậm sơn quét lung tung. Con người văn nghệ “hiện sinh” Nguyễn Đăng Thường dường như đã nhập vào dễ dàng với thứ nghệ thuật “Art brut” ấy. Nguyễn Đăng Thường cũng rất mê nghệ thuật của thời Dada: Art and anti-art, rồi cả giòng nghệ thuật siêu thực chuyển động rộng lớn sau này.


Nguyễn Đăng Thường - Chân dung Nguyễn Thị Ngọc Nhung


Làm thơ, viết văn, dịch thuật, Nguyễn Đăng Thường còn vẽ tranh như là một họa sĩ tài tử. Vài mươi năm gần đây, thời đại computer phát triển, Nguyễn Đăng Thường đã sử dụng được phương tiện mới này để chuyển dịch dễ dàng hơn cách nhìn của mình về cái đẹp của hội họa.

Bước đầu, chịu nhiều ảnh hưởng của Andy Warhol, nhưng rồi cũng đã hình thành được một cách nhìn riêng. Hiện nay, Nguyễn Đăng Thường đang thử nghiệm nhiều chân dung các nghệ sĩ Việt Nam qua computer, anh cũng đang cắt dán, lắp ráp nhiều mảng hình để tạo nên tiếng nói nghệ thuật Nguyễn Đăng Thường qua phương tiện vi tính.


Nguyễn Đăng Thường - Chân dung Huỳnh Hữu Ủy










năm mới năm me


Năm mới

Bẻ que

Năm me

Chọc đời

Đít khe

Ông giời

Lên xe

Tới nơi

Hột me

Đổ chơi

Cho che

Đã đời

Cơm mẻ

Sẽ xơi

Bánh vẽ

Không mời

Nếu như

Bị té

Ta cứ

Đu me

Đủ thứ

Lè phè

Lé phé

Cho phe

Cho phẻ

Me xừ

Mít nào

He he

Thứ dữ

Lãnh beo

Tụ heo

Tư búa

Tám dao

Ông đạo

Bà chúa

Thì lão

Xin de

Cúi chào

Nhỏ nhẹ

Lui vào

Phòng the

Toa lé

Toa le

Ngồi tè

Đứng ẹ

Chờ nhé

Bà ông

Muốn ké

Tớ không

Ngại e

Bói cho

Vài quẻ

Gà chó

Không què

Tương lai

Vài chai

Tương chao

Vài chảo

Tất nhiên

Bạc tiền

Trước tiên

Phải đặt

Thì quẻ

Mới thiên

Năm mới

Thắng lợi

Giàu sang

Cả làng

Thế giới

Hạnh phúc

Khắp nơi

Cảm hứng

Bừng bừng

Khí thế

Tuyên thệ

Trước sau

Con cháu

Lúc nhúc

Lục nhục

Ló nhó

Lò nhò

Con to

Cháu nhỏ

Trăm cục

Thịt bò

Đỏ lòm

Thơm phức

Mứt khóm

Mứt bí

Khô mực

Khô khỉ

Ông tây

Thịt cầy

Rắn rùa

Tôm cua

Chuột chấy

Bà mĩ

Gốc mít

Mận dừa

Xoài chua

Khế ngọt

Ăn mót

Ăn mua

Ăn bấn

Ăn bẩn

Ăn bón

Ăn bòn

Ăn bớt

Ăn chắc

Ăn chặn

Ăn chia

Ăn chịu

Ăn chôm

Ăn chơi

Ăn chực

Ăn đêm

Ăn đong

Ăn đứt

Ăn gian

Ăn hại

Ăn hiếp

Ăn hớt

Ăn lận

Ăn lén

Ăn leo

Ăn lời

Ăn mòn

Ăn mày

Ăn rỗi

Ăn rở

Ăn sung

Ăn sương

Ăn sướng

Ăn tạp

Ăn tiêu

Ăn to

Ăn tục

Ăn trên

Ăn trộm

Ăn vạ

Ăn vay

Ăn vặt

Ăn vụng

Ăn thề

Ăn thìa

Ăn đũa

Ăn thua

Ăn hùa

Ăn muỗng

Ăn quịt

Không chừa

Thì tịt.



Nguyễn Đăng Thường


















Tham khảo thêm về tác giả Nguyễn Đăng Thường



















Nguyễn Đăng Thường & Hoàng Ngọc Biên






























Trở về





MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.