Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Nguyễn Thị Hậu





















"Hậu khảo cổ"

Tên Thật: Nguyễn Thị Hậu
(1958 .........) Hà Nội
Nhà khảo cổ. Nhà Văn. Nhà Giáo.













Đi, và tìm trong đất ... thấy Người
Saigon 2 tháng Tư 2013









Nguyễn Thị Hậu sinh năm 1958 tại Hà Nội. 
Quê quán An Giang, thuộc gia đình nam bộ tập kết ra bắc những năm 54-55 của thế kỷ trước. 
Một thế hệ có hai quê để đi và ... về. 
Là Tiến sĩ khảo cổ học, chị giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố HCM. 
Ngoài chuyện khoa học chuyên ngành, làm "công tác bảo tàng viện", chị đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nền Văn hóa Óc Eo, Đồng Nai, Sa Huỳnh, khảo cổ học đô thị Sài Gòn/TP Hồ Chí Minh v.v...Các bài báo và những bài trả lời phỏng vấn của chị chủ yếu về đề tài bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Nguyễn Thị Hậu hiện là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP/HCM,
 Phó Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam 
và Tổng Thư ký Hội Sử học TP/HCM.







Những bài viết mới của 

Nguyễn Thị Hậu:



Tản Mạn Về Truyền Thông, Biển Đông Và Lòng Yêu Nước
http://www.viet-studies.info/NguyenThiHau_TanManBienDong.htm



Nước Mỹ, tháng năm
http://www.viet-studies.info/NguyenThiHau_NuocMyThangNam.htm



Những điều bình thường ở nước Mỹ

http://www.viet-studies.info/NguyenThiHau_BinhThuongOMy.htm













Tác phẩm đã xuất bản








Khảo Cổ Học


Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Tp/HCM








Tìm Hiểu Kỹ Thuật Sản Xuất Lu Gốm
Xóm Làm Bếp Lò Gốm Làng Phú Định (Quận 6 Tp/HCM)
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11892



Hệ Thống Di Tích Khảo Cổ Học ở Tp/Hồ Chí Minh
Vài Nét Về Văn Hóa Khảo Cổ Đồng Nai










Cần Giờ Hai Ngàn Năm Trước
Văn Hóa Óc Eo, Một Nền Văn Hóa Cổ ở Nam Bộ
Khu Di Tích Gò Tháp (Đồng Tháp) Trong Bối Cảnh Văn Hóa Óc Eo
Khu Di Tích Ba Thê - Óc Eo (An Giang)
Và Vấn Đề Bảo Tồn Di Tích Văn Hóa Óc Eo Hiện Nay
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11826



Vài Nét Về Vũ Khí Cổ Việt Nam

NXB Tổng Hợp






Khảo Cổ Học Và Môi Trường Sinh Thái
Đồ Gốm Cổ Tìm Thấy Ở Sông Đồng Nai
Táng Tục Mộ Chum Ở Đông Nam Á

NXB Thanh Niên







Vật Liệu Kiến Trúc Bằng Đất Nung Tại Di Tích Hoàng Thành Thăng Long
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5438



Về Một Loại Trang Sức Cổ Độc Đáo: Khuyên Tai Hình Hai Đầu Thú






















Lịch Sử





Nguyễn Hoàng Và Bước Đầu Tiến Vào Vùng Nam Trung Bộ

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=8901




Truyền Thông Và Vai Trò Cảnh Báo Thiên Tai, Bảo Vệ Môi Trường - Từ Góc Nhìn Lịch Sử

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11466




Đô Thị Sài Gòn - Một Góc Nhìn 

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=6431




Đô Thị Nam Bộ Thời Cận Đại

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7921






























Đường Đến Siem Riep - Angkor
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=6245




Paris, Mùa Thu Tím ...

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5489



Một Nửa Sự Thật

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17141



Đất Và Người Bến Tre

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5912



Sắc Màu Vùng Cao Nguyên Đá

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18531




Trường Sa Của Tôi

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=19033




Về Bình Dương Thăm Nhà Cổ
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=6827

























Văn Học







Tập Truyện Cực Ngắn


NXB Hội Nhà Văn







Bệnh lạ


Nó mắc chứng bệnh lạ. 

Có khách đến bảo chào bác Ba đi con thì nó nói " Con chào bác Tư; - Dì tám về kìa con, - "Dạ thưa dì chín"; " Ra chợ mua năm ngàn rau giùm mẹ" - "Bán cho con sáu ngàn" ... Nói mời Nội mai qua ăn cơm" thì " Ba con mời Nội mốt qua nhà" ...

Bác sĩ chẩn đoán: Đây là biểu hiện của bệnh "rối loạn số đếm" rất khó chữa. Đến lớn sẽ chuyển sang giai đoạn "bệnh thành tích".


Cả nhà mừng lắm: nó sẽ không bao giờ thất nghiệp!




..............




Không đề 



Trời mưa. Cô mơ màng: Bây giờ ngồi quán với một cốc cà phê sữa nóng và nghe nhạc thì tuyệt. Anh lắc đầu: Trời mát thế này nhậu thịt chó mắm tôm là nhất ... 

                                           ... Thế là tan vỡ một mối tình.



................



Tu



Vợ chồng ly dị. Buồn. Hắn lên chùa trên núi, vui với thiên nhiên, nghiền ngẫm kinh kệ giáo lý nhà Phật. 

Một thời gian sau hắn quyết định xuất gia.
Trở về thành phố chia tay bạn bè. Mọi người chia sẻ: Thôi cứ làm những gì mày muốn. Có cần gì thì cứ mail cho bọn tao nhé.

Hắn ngẩn người: Ừ nhỉ, trên đó không có Net, làm sao tao tu?!


Bèn thôi không tu nữa.





Và những truyện khác ...





























Tản Văn
NXB Văn Hóa Văn Nghệ








Buổi trưa trong quán cà phê




Những khoảng lặng Sài Gòn
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=10673






Nơi tôi gửi lại tuổi thơ
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5372






Sơ Tán
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16039





Tản mạn về người Sài Gòn

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=19804







Và nhiều văn bản khác ...























Quay Qua Quay Lại
Tản Văn
NXB Tổng Hợp TP/HCM






Say Bờ

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11160




http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11732



Ký ức ngày đầu đông ...

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=7053





Sài Gòn Tôi Yêu
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=15029



Về Cà Mau, nhớ ...
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=15681
...............

















Ngắn & Rất Ngắn
NXB Thanh Niên 
In chung với Nguyễn Thị Minh Thái












Chùm tạp bút ngắn (1)
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11217



Chùm tạp bút ngắn (2)
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11425



Chùm tạp bút ngắn (3)
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11966

































Phỏng Vấn

Minh Nga thực hiện:
Về Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Sài Gòn
http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16962










Và nhiều "truyện rất ngắn" đăng rải rác trên các báo mạng với một tên chung:


"Những Mảnh Vỡ"














Ký họa: Đỗ Hoàng Tường









Tham khảo thêm về tác giả Nguyễn Thị Hậu 









Nguyễn Thị Hậu - người xa Hà Nội yêu Hà Nội



Ít người biết chị sống ở Sài Gòn đã 35 năm vì chất giọng Hà Nội “đặc sệt” của chị… Không phải chỉ là thói quen, mà đây là chủ ý của Nguyễn Thị Hậu - như một bảo chứng về một mảnh đời sống mà chị không bao giờ quên - mảnh Hà Nội. Bao giờ chị cũng có hai quê, một - Chợ Mới, An Giang, và một - Hà Nội.

Vào những năm 1954-1955, cha mẹ chị cùng hàng vạn người con Nam Bộ đã tập kết ra miền Bắc. Mãi hai mươi năm sau, những người di cư vì công việc và thời cuộc ấy mới lại đặt chân về quê hương… Hai mươi năm, một thế hệ mới đã kịp ra đời và lớn lên ở Hà Nội - miền Bắc, đó là thế hệ của Nguyễn Thị Hậu - một thế hệ có hai quê.

Năm 1975, thống nhất đất nước, Nguyễn Thị Hậu là cô gái Hà Nội 17 tuổi, bỗng nhận ra mình còn một miền quê có thật, chứ không phải chỉ trong lời kể. Trong con người chị có sự nhẹ nhàng, tinh tế, thanh lịch của người Hà Nội, và sự mạnh mẽ, chân thành, thẳng thắn của người phương Nam. 

Trong chị, ký ức về một Hà Nội nghèo khó mà nên thơ còn mạnh hơn nhiều người Hà Nội cùng thời, vì với chị, Hà Nội là kỷ niệm cần lưu giữ. Đó là những sớm mùa đông, tiếng tàu điện; tiếng ve mùa Hè, là kem cốm Tràng Tiền; là hoa violet Hà Nội gần Tết, là đạn bom trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, là đi sơ tán...

Gặp chị giữa đám bạn bè văn nghệ, đọc tản văn và truyện ngắn của chị, không ít người ngạc nhiên khi biết chị là tiến sĩ khảo cổ học có đóng góp nhiều cho việc nghiên cứu Hoàng Thành - Thăng Long và giai đoạn tiền - sơ sử vùng đất Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn vẻ bình dân, xuề xòa của chị cùng bạn bè trong những quán cơm bụi, bên cốc bia hơi Hà Nội, khó hình dung chị hiện là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và là nhà giáo (dạy ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều trường khác) và tại Hội khoa học lịch sử Việt Nam, chị là Phó Tổng thư ký. Ở chị, chất hồn hậu, thực chất luôn khiến người ta gần gũi và quý trọng, trước hết như một người bạn hiểu biết, chứ không phải như là một nhà khoa học đạo mạo, càng không phải một quan chức diệu vợi.

Với Nguyễn Thị Hậu, lịch sử là đời sống với đầy đủ nghĩa. Chị say sưa nói về việc phát hiện di tích di vật từ trong lòng đất và những nghiên cứu sử liệu chữ viết để phác dựng lại sự phát triển từ Chạ Chủ (làng Chủ) đến kinh đô Cổ Loa trong thời đại kim khí.

Ngành khảo cổ đã tìm thấy ở đây hàng vạn mũi tên, hàng trăm lưỡi cày, rìu cuốc và nhiều trống đồng. Trống Cổ Loa là một trong ba chiếc trống Đông Sơn đẹp nhất và cổ xưa nhất. Cổ Loa sớm trở thành trung tâm giao lưu với nhiều vùng và là trung tâm kinh tế. Trên cơ sở đó vua Thục An Dương Vương đã cho xây dựng tòa thành Cổ Loa. Đây là công trình vĩ đại thể hiện tài trí và sức lực của những tộc người Việt cổ cùng góp công sức xây dựng kinh đô đầu tiên của quốc gia.

Nguyễn Thị Hậu là một trong những người tổ chức cuộc trưng bày “Cổ vật Hoàng thành Thăng Long” (tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam-Thành phố Hồ Chí Minh). Với chị, đây không chỉ vì trách nhiệm công việc, mà còn là một lời cám ơn với mảnh đất nơi mình đã lớn lên. Chị nhắc câu thơ nổi tiếng của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ: 

“Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

Tôi đủ biết tình chị với Hà Nội. Nó vừa đầy xúc cảm nguyên sơ bồng bột, vừa sâu thẳm của người đã thấm cái lẽ có và mất.

Biết chị là nhà khoa học, và viết văn, tôi và Nguyễn Thị Hậu đã có nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về các chủ đề nhân văn. Phải nói, Hậu là người có tư duy thông thoáng và cởi mở. Chị đọc nhiều, chịu lắng nghe, thậm chí chị nghe và hiểu được ngay tinh thần hậu hiện đại do một số văn hữu chúng tôi, vốn hay phổ biến bằng cách phát ngôn và phát tiết khá văng mạng, chủ yếu trong những cuộc nhậu.

Thời chị học, chưa có những lý thuyết như thế, nhưng chị rất chịu khó cập nhật. Bởi theo chị, lịch sử là quá trình đi tìm dấu vết con người. Mà đời sống con người, thời nào cũng thế, chứa đầy những điều nghịch dị, không bao giờ xuôi xị và thẳng thớm như nhiều diễn giải giản đơn, vì ngây thơ hoặc vì minh họa.

Trong con người chị, dường như mọi việc được sắp xếp gọn gàng đâu ra đấy, mà vẫn rất uyển chuyển. Chị đi nhiều vì nghề nghiệp, và vì thích xê dịch. Nhưng chị cũng là con người của gia đình và con cái. Khoa học, quản lý, văn chương, gia đình, con cái, bạn bè... Tất cả chu toàn vì bản tính thích chăm lo và nhường nhịn của chị. Cộng đồng khoa học biết đến TS Nguyễn Thị Hậu nghiên cứu nghiêm túc, cộng đồng blogger biết đến cái nick Hậu - khảo - cổ vui vẻ, ấm áp.

Và người Hà Nội, luôn nhớ đến Hậu, như nhớ một người Hà Nội.

Cũng như Hậu, luôn nhớ về Hà Nội, nhớ để trở về. Tôi nhớ những đoạn văn của chị, có thể khiến người ta rưng rưng: “Bao lần trở về, mình đã muốn cùng bạn lang thang chợ hoa Nhật Tân vào lúc rạng ngày đang sáng, để cùng ngắm những cành hoa đủ màu đủ sắc còn đẫm sương đêm, nồng nàn hương thơm...”./. 


(TT&VH/Vietnam+)











TS Nguyễn Thị Hậu - người phụ nữ mải mê đi và tìm trong đất..



PNO - "Hậu khảo cổ" - nickname thân mật bạn bè, đồng nghiệp gọi, gắn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - nhà khoa học say mê và chuyên tâm với hoạt động khảo cổ. Nhiều năm qua, người phụ nữ ấy mải mê đi và tìm trong đất, để tìm kiếm những giá trị trăm, nghìn năm; góp phần giới thiệu những vẻ đẹp và giá trị của những di sản văn hoá - lịch sử dân tộc với công chúng.


Tham gia nhiều công trình khai quật các di tích khảo cổ học, tác giả nhiều đề tài nghiên cứu, chuyên khảo và bài viết về khảo cổ học, về di sản văn hoá có sức lôi cuốn, lay động người đọc, công trình khảo sát khảo cổ học ở Cần Giờ (TS Nguyễn Thị Hậu làm chủ nhiệm đề tài) cung cấp cho công chúng những kiến thức, cái nhìn mới mẻ về "khảo cổ học bình dân", giá trị văn hoá, lịch sử của một vùng đất giàu truyền thống của TP.HCM.


* Xin chị cho biết rõ hơn về mối liên quan giữa công trình khảo sát khảo cổ học ở Cần Giờ đóng góp cụ thể ra sao cho vấn đề quy hoạch, xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ hiện nay và tương lai?
- Các di tích khảo cổ ở Cần Giờ được khảo sát khai quật nhiều lần nhằm nghiên cứu lịch sử - văn hóa mà chưa thực sự gắn với mục đích phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Vì vậy đề tài khảo sát hệ thống di tích khảo cổ do tôi làm chủ nhiệm ngòai việc bổ sung tư liệu khoa học còn nhằm mục đích chính là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và quy họach, để họ có thể sử dụng trong việc họach định phát triển, xây dựng Cần Giờ một cách phù hợp với tiểm năng tự nhiên và nhân văn, và khai thác sử dụng tốt những di sản văn hóa, đồng thời tránh việc phá hủy di tích trong quá trình đô thị hóa.


* Khi tham gia khai quật, khảo sát một di tích khảo cổ, điều gì thu hút sự quan tâm của chị nhất? Điều gì làm nên giá trị cho một công trình khảo sát, khai quật : vật dụng đắt tiền vì giá trị trăm, ngàn năm hay những câu chuyện có giá trị văn hóa, lịch sử được kể qua hiện vật?
- Mỗi cuộc khai quật, mỗi đợt khảo sát khảo cổ học đều có khả năng mang lại những điều mới mẻ, bất ngờ, và đó là sức hấp dẫn đối với người trong ngành, thu hút sự quan tâm của người ngòai ngành, nhất là giới truyền thông. Giá trị của một công trình khảo cổ học (từ khi khảo sát, khai quật đến khi hòan thành báo cáo khai quật hay xuất bản công trình nghiên cứu) là ở giá trị lịch sử - văn hóa của di tích và di vật: có thể là niên đại xa xưa, có thể là lọai hình chất liệu quý hiếm, có thể là một di tích khác lạ chưa từng biết… tất cả đều chứa đựng những câu chuyện của con người thời cổ mà khảo cổ học phải “giải mã” qua nghiên cứu tất cả những gì được tìm thấy. Những câu chuyện này không phải là có thể hiểu ngay, hiểu hết mà có khi phải qua nhiều năm nghiên cứu mới đi đến nhận thức rõ ràng về đời sống con người trong quá khứ. Tổng hợp tất cả những cái đó làm nên giá trị một công trình khảo cổ học.


* “Khảo cổ học bình dân” là cụm từ mới mẻ (với người “ngoại đạo”) nhưng nó có sức hút không nhỏ. Vì sao lại gọi là bình dân, phải chăng muốn nói những di vật còn “mới”, không đắt tiền, hay…?

- Đây không phải là một khái niệm mới, trên thế giới đã dùng và phổ biến khá lâu rồi. Nói ngắn gọn là những nghiên cứu khoa học không giới hạn “trong phòng” mà hướng đến cộng đồng, những người dân bình thường, ở cả 2 góc độ: thu nhặt kiến thức từ người dân – nghiên cứu để trở thành những tri thức khoa học và phổ cập trở lại giúp người dân có thêm những hiểu biết mới về những di sản văn hóa của cộng đồng, ngay nơi họ sinh sống. Khơi gợi cho họ lòng yêu thích và luôn tìm hiểu về những vốn quý của chính họ.

Còn nói nôm na là: từ những thực phẩm sạch, không độc hại, thậm chí cao cấp, nhưng chế biến thành món ăn bình dân, quen thuộc, ai cũng ăn được và ăn hòai không ngán. Một quy luật bình thường là con người sẽ biết bảo vệ những gì mình yêu quý. Trong việc bảo tồn di sản văn hóa biết vận dụng quy luật này là rất hữu ích.


* Xin chị cho biết nét độc đáo của hệ thống di tích khảo cổ học ở Cần Giờ, điều gì khiến nó được xếp là lọai hình di sản văn hóa độc đáo của Nam bộ?
- Hệ thống di tích khảo cổ học huyện Cần Giờ TP.HCM tiêu biểu cho các giá trị văn hoá thời tiền sử của vùng đất thành phố và khu vực Miền Đông Nam bộ, mang tính chất độc đáo của văn hoá tiền sử Đông Nam Á. Việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di tích này là vấn đề được nhiều nhà khảo cổ, các học giả trong nước và quốc tế quan tâm. Trong khoảng Thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, tại vùng rừng ngập mặn nơi cửa sông – vịnh biển thuộc địa bàn huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, đã tồn tại một hệ thống di tích khảo cổ học đặc biệt là những di tích cư trú – sản xuất gốm – mộ táng phát triển liên tục từ khoảng 3000 – 1500 năm cách ngày nay.

Phương thức mai táng của cư dân cổ nơi đây gồm mộ huyệt đất sét, mộ chum và mộ đất, trong đó hung táng trong mộ chum là chủ đạo. Đây là tài liệu quan trọng để nghiên cứu vấn đề táng tục và chủ nhân của các táng thức nói trên trong thời đại sắt sớm ở Việt Nam và Đông Nam Á. Di vật tìm thấy trong văn hóa Cần Giờ cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng và độc đáo về loại hình, thể hiện một số đặc trưng văn hóa riêng biệt và những mối quan hệ giao lưu mật thiết với văn hóa Đồng Nai, văn hóa Sa Huỳnh, với một số di tích mộ chum ở Đông Nam Á.

Cần Giờ với vị trí đặc biệt của nó đã hình thành một “cảng thị sơ khai” vào những thế kỷ trước sau Công nguyên. Xét về lịch đại, những bằng chứng của sự phát triển từ văn hoá Cần Giờ lên văn hóa Óc Eo đã góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc bản địa của văn hóa Óc Eo. Đồng thời đóng góp những vấn đề lý luận cho việc nghiên cứu quá trình chuyển biến từ thời Tiền – Sơ sử đến thời cận đại ở Nam bộ và Trung bộ Việt Nam.


TS Nguyễn Thị Hậu và hai con gái


* Chị là nhiều nhà trong một: nhà khoa học, nhà quản lí, nhà văn, thích du lịch, chơi blog, tham gia diễn đàn mạng…Làm sao có thể tích hợp từng ấy “nhà”, từng ấy sở thích hài hoà với nhau để ra một bà “Hậu khảo cổ” tài năng, nhẹ nhàng, duyên dáng, an nhiên và rất trẻ trung nữa chứ…Viết là cách chị trải mình, thư giãn hay “xả” năng lượng viết của mình?

- Chả biết có là nhiều “nhà” như nhà báo ưu ái gọi thế không… nhưng nói thật nhé, tôi cứ nghĩ ai được gọi là “nhà này nhà khác” thì khổ như con rùa ấy, suốt đời vác cái mai nặng trên lưng… đi đứng khó nhọc chậm chạp… có nguy hiểm gì thụt đầu vào mai thì chỉ làm cho người ta túm dễ dàng và nhanh hơn…(cười)


Cứ nghĩ thế và sống như chính mình thôi. Công việc của xã hội thì cố gắng làm một cách có trách nhiệm, với các mối quan hệ thì như lời bài hát Điều giản dị của Phú Quang “hội ngộ rồi chia ly, cuộc đời vẫn thế…”, sống sao cho hội ngộ thì ấm áp vui vẻ và chia tay thì thanh thản nhẹ nhõm… 
Tôi thích gặp gỡ trò chuyện cùng bạn bè, vì học hỏi và biết thêm nhiều điều mình không thể học từ nhà trường hay sách vở… cuộc sống sinh động và thay đổi nhanh chóng lắm… Giao lưu trên thế giới mạng cũng vậy. Viết là một cách chia sẻ với bạn bè, cũng như khi đọc của mọi người mình cũng chia sẻ và nhẹ nhõm được ít nhiều.


* “Đi và tìm trong đất” khái quát đầy đủ nghề nghiệp và nick của chị. Say sưa và chuyên tâm với hoạt động khảo cổ, sau một đời tìm kiếm chị đã tìm được gì cho đời và cho mình?
- Do phải chuyển công tác nên về danh nghĩa tôi không được làm khảo cổ từ 6,7 năm nay, nhưng “Đi và tìm trong đất… thấy người”, đó là điều mà đến giờ tôi mới hiểu. Có lẽ đó là tài sản quý giá nhất mà tới giờ tự tôi đã tích lũy được.


* Bà Hậu khảo cổ trong gia đình là một người phụ nữ như thế nào với “công trình gia đình” của mình?
- À, có lẽ cũng như mọi người phụ nữ khác. Về nhà thì vẫn những công việc “đàn bà” cơm nước, chăm sóc con cái nhà cửa, và bây giờ khi con đã lớn thì đỡ vất vả hơn, tôi thường trò chuyện, chia sẻ với chồng con nhiều điều… Nói chung tôi nghĩ, nếu thiết lập được một “tình bạn” giữa những thành viên trong gia đình thì sẽ đỡ đi nhiều “ràng buộc” đôi khi làm cho chúng ta mệt mỏi… điều mà không ai muốn nhưng vẫn vô tình gây ra.


* Ngoài công việc, thú vui giải trí của chị là gì?
Thích đi du lịch, nhưng tôi chưa đi du lịch đúng nghĩa. May mắn là tôi hay đi công tác nên bao giờ cũng tìm thấy, ngoài mục đích công việc, là những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại: phong cảnh, con người, những câu chuyện, phong tục tập quán, văn hóa vùng miền… Ngoài ra, đọc sách là thói quen từ nhỏ của tôi, bây giờ còn thích đi cà phê “tám” với bạn bè thân thiết…



ĐỖ NGỌC (thực hiện)












Blog "Hậu khảo cổ"
























Phan Nguyên & Nguyễn Thị Hậu
2013





















Trở về


MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.