Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Lê Thị Huệ











Lê Thị Huệ
(1953 - ......) Hà Tĩnh
Nhà văn, nhà thơ, dịch giả








Sinh năm 1953, tại Hà Tĩnh. Nhà văn Lê thị Huệ di cư vào Nam 54, học Tiểu học ở trường Nguyễn Công Trứ, Qui Nhơn, học lớp 7 ở trường Saint Paul, Mỹ Khê, Đà Nẵng, Lê thị Huệ đã tham gia biểu tình chống Mỹ, từ bỏ Công Giáo, đã theo học đại học Văn Khoa ban Việt Văn, và đại học Sư Phạm thuộc Đại Học Đà Lạt 1971-1975.
Tỵ nạn sang Hoa Kỳ năm 1975
Tốt nghiệp MA, Psychology. Giáo sư hướng dẫn đại học cộng đồng Evergreen Valley College, San Jose, California. 
Tự nhận là "Nhà Văn Hải Ngoại", người khởi sự viết văn bằng
tiếng Việt, ở ngoài xứ sở Việt Nam.
Sáng lập và điều hành trang văn chương dịch thuật 
www.gio-o.com
trên net từ 2001 đến nay.






















Tác phẩm đã xuất bản:







1
Bụi Hồng
chuyện ngắn, 1984








2
Kỷ Niệm Với Mỵ Ánh
truyện vừa, 1987









3
Khởi Đi Từ Ngây Thơ Để 
Đến Gần Sự Thật
tùy bút, 1995








5
Canh Thức Cùng Thơ Mộng
tuyển thơ








6
cùng Trân Sa và Vũ Quỳnh Hương
1996








7
ký, 2001








8
chuyện vừa, 2007
















Tranh Khánh Trường











chuyện & truyện ngắn








































Chiều nay đất bốc mùi thiết tha gọi
Đọng lại ở những sân ga hành hương quen
Đứng ngó sông hồ ra nỗi âu yếm đất
Nhìn trùng dương ra niềm nô nức cát
Nhìn núi đồi ra khát vọng gần gũi đá
Tháng giêng đất vỡ những mảng tình
Một bầu ngực tương tư đất khôn nguôi

...










dịch và phóng dịch






















phê bình 













phóng sự ảnh ...



































phỏng vấn và phỏng vấn ...


gio-o.com 10 Năm 
Lê Thị Huệ phỏng vấn các tác giả cộng tác với Gió O, 2001-2011:



















Trần Vũ


phỏng vấn

LÊ THỊ HUỆ



Văn hoá rồng rắn

thời điểm của đối mặt





"Trong những cây viết nữ của chúng ta ở đây
thì Lê Thị Huệ là nhà văn nữ đáng ghi nhận nhất".
Mai Thảo, 1984

Xuất hiện lần đầu trên tập san Văn Học Nghệ Thuật
năm 1979 với chuyện ngắn Bụi Hồng qua giới thiệu của Võ
Phiến, Lê Thị Huệ lập tức được công nhận như một người
viết cá tánh, tài hoa. Sau 10 chuyến về Việt Nam và một năm
nghiên cứu tại đại học quốc gia Hà Nội, Lê Thị Huệ trở về
Hoa Kỳ cho xuất bản Văn hoá trì trệ nhìn từ Hà Nội đầu thế
kỷ 21. Tập ký sự đặt thẳng vấn đề - chính văn hoá Việt Nam
đã ngăn cản sức lớn mạnh của dân tộc - nhanh chóng trở
thành một đề tài thảo luận.

Sinh quán Hà Tĩnh và lớn lên trong Nam, Lê Thị Huệ
theo học Việt văn và sư phạm tại Đà Lạt trước khi sang Mỹ
năm 75 rồi tốt nghiệp cao học các ngành Tâm lý, Hướng
dẫn giáo dục, hiện làm giáo sư hướng dẫn tại đại học Evergreen
Valley College, California. Tác phẩm đã xuất bản:
Buị Hồng 1984, Kỷ niệm với Mỵ Ánh 1987, Rồng Rắn 1989,
Khởi đi từ ngây thơ để đến gần sự thật 1995, Canh thức
cùng thơ mộng 1996 (chung với Vũ Quỳnh Hương và Trân
Sa), Văn hoá trì trệ nhìn từ Hà Nội đầu thế kỷ 21, tái bản
2003.



Hợp Lưu: Lê Thị Huệ thuộc thế hệ nhà văn di dân Việt Nam đầu tiên sau 30-04-75 và được xem là một ngòi bút bạo dạn, độc lập, trước hết bà có gì để nói về ngày 30-04-75 sắp được 30 năm sắp đến?

Lê Thị Huệ: Để tôi thử làm một việc rất là đàn bà và rất là tào lao nhe. Tôi muốn nói điều này với những người đàn ông Việt Nam: Sao các anh để cho Việt Nam tồi tệ đến thế. Sao các anh không làm điều như đàn ông người các nước đã làm được cho xứ sở họ Họ biến quốc gia họ thành những đất nước hùng mạnh sang đẹp. Các anh là những người tạo thời cuộc, tạo lịch sử, tạo chiến tranh, tạo hoà bình. Các anh có cả một quốc gia trong tay. Họ làm được thì các anh cũng làm được. Các anh hãy đối thoại với nhau đi.

HL: Hôm nay gần như đa số các nhà văn di dân Việt đã trở về quê nhà, đã chứng kiến tận mắt quê hương nhưng thể loại Ký lại không mấy phát triển bên ngoài. Đa số Ký du lịch ngoài da. Nhìn chung, phần lớn các tác phẩm thuộc thể loại sáng tác đều tránh bàn đến thực tế Việt Nam. Theo bà, có phải nhà văn Việt chưa sẵn sàng đối mặt trước mức độ chênh lệch giàu nghèo, tội phạm-tham nhũng, phá sản văn hoá ngày một gia tăng trên chính quê hương gốc của mình? Là một người viết dám đặt vấn đề, bà giải thích hiện tượng này như thế nào khi nhiều đồng nghiệp chọn thẫm mỹ hình thức hoặc xem kỹ thuật hậu hiện đại là cứu cánh trong lúc thực tế đất nước có nhiều điều để viết?

LTH: Có mấy lý do sau:
Độc giả. Độc giả Việt Nam chán bỏ xừ. Vừa ít đọc sách, ít mua sách, lại chỉ thích đọc văn tả văn, tả cảnh, tả tình. Trong một bài viết tôi đã từng bàn đến vấn đề này, là văn chương Việt Nam chú ý tới lời văn quá.
Kết quả là cả người đọc lẫn người viết của nền văn học Việt Nam cứ chúi mũi vào thưởng ngoạn văn chương là chính. Thưởng ngoạn đê mê đến độ không ke (care) hay không xem nội dung quan trọng bằng hình thức.
Cứ nghe các ông bà Việt Nam phê bình văn học mà xem. Cứ là văn
bà này dùng chữ hay, thơ ông kia có lối viết mới. Chả có ông bà nào phê bình nội dung tư tưởng cốt chuyện giá trị như thế nào. “Cái” đâu không thấy, chỉ thấy “nước”. “Where is the beef?” “Mười voi không được bát nước sáo”.
Đồng ý văn chương là đồng cốt của tác phẩm, nhưng khi độc giả chỉ lo thưởng ngoạn văn chương mà ít để ý đến nội dung, thì làm sao những tác phẩm có giá trị về nội dung được đón nhận như nó xứng đáng là. Nói tóm lại, người đọc Việt Nam không hổ trợ những tác phẩm giá trị nên những tác phẩm giá trị không được tôn vinh. Nên chúng ít xuất hiện.Lấy ví dụ, thơ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Không những ông ta tố cáo cái ác, mà thơ ông ta sử dụng vần trắc rất haỵ Thế nhưng các ông bà bình luận văn học hải ngoại chả bao giờ phê bình tập thơ của Nguyễn Chí Thiện trong các tập bình luận văn học của họ cả. Tố cáo cái ác thì có gì sai?
Ví dụ khác, Nhất Hạnh và Nghiêm Xuân Hồng. Hai tác giả này đã cho ra đời những tác phẩm rất giá trị. Nhất Hạnh sáng tác tuy nặng mùi Phật Giáo, nhưng nhiều tác phẩm của ông có giá trị văn chương cao gấp trăm lần mấy ông bà vớ vẩn khác. Tiểu thuyết Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc của Nghiêm Xuân Hồng là một sáng tác nặng ký về mặt tư tưởng Việt và tư tưởng Phật Giáo. Chắc chắn tác phẩm này đáng cho tôi chiêm nghiệm hơn là ba tác phẩm tào lao của mấy ông bà khác. Thế nhưng chả có ông bà nào gọi là nhà phê bình văn học hải ngoại điểm qua các sáng tác của Nhất Hạnh và Nghiêm Xuân Hồng trên các trang sách phê bình văn học hải ngoại cả.
Những sáng tác nghiêm chỉnh và giá trị của các tác giả Việt không đươc giới phê bình và độc giả Việt Nam tìm đọc, thì thử hỏi làm sao những tác phẩm giá trị ra đời nổi.
Các ông bà sáng tác và các ông bà phê bình thơ văn.Mấy ông bà này thì có quá nhiều thứ đáng để bàn. Nhưng cái tệ nhất là “lười độc lập”. Đúng như Hợp Lưu nói, thực tế Việt Nam thiếu gì thứ để viết. Cứ le te thấy ngoại quốc có cái gì hay thì mang về ca um lên. Rồi bắt chước theo thì thần sầu lắm. Sùng bái còn hơn cả tín đồ các nước gốc. OK. Ngoại quốc hay thì đúng là ngoại quốc hay. Rồi sao nữa. Người ta hay là chuyện của người ta. Hàng của người ta hay đấy, thế còn hàng của anh chị đâu? Bày ra đây thử xem. Tôi thấy hiện đang phong trào là các ông bà phê bình lẫn các ông bà sáng tác, từ ngoài nước cho đến trong nước, cứ phải quớt (quote) tên các ông Tây bà Đầm như một thứ bùa hộ mệnh là tớ đây có in tớt (in touch) với hàng ngoại.
Tớ cũng biết ông bà Tây Đầm này nọ đấy. Cứ thử lên Net mở các trang Net tiếng Việt do nhà nước Việt Nam trả lương ra xem. Các trang Vnexpress, Thanh Niên, Vnn.vn... mang bao nhiêu là hình cắp cuỗm từ các tranh ảnh các cô gái các chàng trai Tây Phương về in lên trên trang nhà của họ. Có nhiều hình cứ như là từ tờ Playboy chạy ra nằm tì tì trên các trang mạng này. Net thì ịn hình Playboy, sách thì vác nguyên con Hậu Hiện Đại và Simone De Bauvoir về vái cô hồn.
Vọng ngoại và vong thân tràn lùa như cơn lũ đã phá tan và đánh bạt niềm tự tin của người Việt Nam quá lâu. Chuyện này tôi có bàn trong chương “Văn Hóa Vọng Ngoại” trong sách “Văn Hóa Trì Trệ, Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21”.

HL: Tập Văn hoá trì trệ nhìn từ Hà Nội đầu thế kỷ 21 được viết với
nhiều phê phán gay gắt, nhưng chỉ được viết ra sau 10 chuyến về VN và một năm nghiên cứu tại Hà Nội. Tại sao không sớm hơn? Nếu tính từ tiểu thuyết Rồng Rắn 1989 cho đến tập Ký 2003, chỉ thấy xuất hiện duy nhất một thi tập viết chung và một tùy bút xuất bản trong thập niên 90, giữa hai mốc thời điểm là 10 chuyến về VN. Nhà văn Lê Thị Huệ khi ấy đã im lặng để “bảo vệ” thị thực nhập cảnh của mình? Phải chăng khi quyết định viết tập Ký này, bà đã dứt khoát với một quá khứ và sẵn sàng chấp nhận không thể trở về quê nhà?

LTH: Tôi cũng hơi bị lãng mạn, vẫn cứ thơ ngây, và dật dờ yêu đời. Tôi nghĩ các ông chính trị gia Việt Nam cũng thông minh lắm. Các ông ấy biết tôi không phải là một người làm chính trị. “Phản động” thì có. Nhưng tôi không có mộng làm lãnh tụ dành giật quyền lực với các ổng. Nên hi vọng trong tương lai khi tôi muốn về thăm Việt Nam, có lẽ cũng không phải là chuyện khó. Phần còn lại quả là cũng đúng như Hợp Lưu nhận xét ở trên.

HL: Có những chương Bệnh cuồng tin, Văn hoá xin, Văn hoá lạy, Văn hoá Bác, Văn hoá vọng ngoại, Hà Nội cây xanh buồn chim hót ở nơi đâu... phê phán nặng nề và thẳng tay những niềm tin, thói quen, từ đời sống đến tập tục của người Bắc. Lê Thị Huệ không nghĩ sẽ đào sâu thêm hố chia rẽ Nam-Bắc, đào sâu thêm vực thẳm ngăn cách với những người Việt còn thờ phượng thần tượng Hồ Chí Minh?

LTH: Tôi nghĩ nếu người đọc thử thay thế chế độ Cộng Sản bằng một chế độ khác, thay thế ông Hồ Chí Minh bằng một ông khác, thaythế thành phố Hà Nội bằng một thành phố khác, thay thế thời điểm năm 2000 bằng một thời điểm trước đấy hay mới đây, sự khác biệt cũng không là bao.Tôi tập trung vào một đề tài và khai triển chung quanh đề tài ấy. Tôi chọn Hà Nội vì Hà Nội thuận tiện cho tôi trong thời điểm ấy. Nếu lúc đó tôi chọn Huế, Sài Gòn, hay Qui Nhơn, có thể quyển sách sẽ thay vào đấy chữ Huế, Sài Gòn, hay Qui Nhơn.

HL: Toàn tập ký vẽ lên hình ảnh một nền văn hoá rồng rắn cần từ bỏ, có phải Lê Thị Huệ đang đi ngược lại với những lời kêu gọi “bảo tồn di sản văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc” của chính phủ Việt Nam?

LTH: Tôi cũng không biết mình đi đâu nữa.Có độc giả đọc xong sách VHTT bèn hỏi tôi bao giờ viết quyển nữa, nói cho họ biết phải làm sao, chứ chỉ nói ra rồi không bày cho người ta làm thế nào, là thế nào.
Tôi luôn luôn viết với tinh thần là chỉ muốn động não và chia sẻ với độc giả ở vế đầu. Sau đấy độc giả hãy tự đi tìm cho mình câu trả lời. Tôi không muốn tác giả là người đưa bản trả lời cho độc giả. Tôi muốn độc giả của tôi tham gia vào sinh hoạt đọc sách một cách chủ động hơn. Tôi không biết mấy ông chính phủ có hiểu lời nói: “bảo tồn di sản văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc” là gì không?
Chứ xứ sở nào mà không có những cái hay và cái duyên riêng. Việc bảo vệ giữ gìn bản sắc văn hóa lại càng cần hơn trong một thế giới ngày nay đang bị các xứ lớn dùng sức mạnh toàn cầu hóa để ảnh hưởng văn hóa của họ. Tệ hơn nữa là các nền văn hóa lớn này đang
nuốt chửng các nền văn hóa bé. Riết rồi cả mặt đất chỉ còn lại một loại hoa “Bông Giấy Tây” .
Bảo vệ cái riêng khác với dính mắc những hệ lụy trì trệ số mệnh mình. Khi nào những nhà lãnh đạo, hay người dân Việt Nam nhìn ra được sự khác biệt này, lúc đấy Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi lớn về số mệnh mình.
Tôi đang chơi trò móc ngoéo dân Việt Nam ra chơi chung với tôi. Tôi đã viết quyển sách sau những buổi lang thang và ngồi quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Chứng kiến những người đàn bà thoăn thoắt quảy gánh hàng rong hoặc vác mía đi bán kiếm tiền nuôi gia đình, thì bị mấy ông công an rượt đuổi văng cả gánh mất cả dép. Những bữa khác tôi lại chứng kiến cảnh công an bảo vệ các đoàn làm phim ngoại quốc. Công an đứng im lặng hầu ngoại quốc và hầu các cán lớn.. Cán ngồi vắt vẻo dưới gốc cây Bờ Hồ. Cán gọi các đồng chí nhi dồng đánh giày lại. Cán vừa nhìn các em đánh giày vừa hút thuốc vừa vứt tàn la liệt xuống đất. Thật là những bức tranh tương phản khắc nghiệt làm cho tôi đánh mất hơi thở. Trong những phút giây cuồng trí ấy, tôi không còn hi vọng về những người đàn ông lãnh đạo và thành phần gọi là giới trí thức Việt Nam. Họ nắm giữ số mệnh Việt Nam đã quá lâu, mà toàn làm thứ gì đâu đâu. Nên tôi viết quyển sách với một mơ ước hết sức lãng mạn: Tôi muốn sách của tôi có thể đến với những người đàn bà lớp ba lớp năm bán hàng rong này. Họ đọc được, họ nhìn ra vấn đề, họ sẽ thay đổi số mệnh của họ. Tôi muốn viết quyển sách này để tặng những người đàn bà ấy.

HL: Những chương khác Hai mươi năm lãng phí quốc gia, Nhà nước quản lý, Niềm tin là những đống rác, Mù loà sáng tạo, Thui chột tự tin, Văn hoá thủ, Văn hoá phá, Văn hoá chửi, Những tiếng kèn làm chậm đời nhau, Qua đèo Ngang ớ đang nghèo... cho cái nhìn thê thảm về một Việt Nam bần hàn sa sút và kém văn minh so với thế giới. Bà có quá bi quan?LTH: Khi người ta có thể bình tĩnh ngồi nhìn lại vấn đề và mổ xẻ xem thử tại sao nó như thế, tôi nghĩ đây là một thái độ tự tin và yêu đời. Số mệnh của một quốc gia là một điều gì hết sức vĩ đại. Nó nên vượt lên trên điều gọi là bi quan hay lạc quan.

HL: Người đọc cũng khám phá niềm tin của Lê Thị Huệ vào nền dân chủ Hoa Kỳ với tất cả khả năng giáo dục và hướng dẫn của xã hội Mỹ được đem ra so sánh trong tập Ký, đặc biệt được trình bày như một mô hình cần thiết. Theo bà, con đường Hoa Kỳ là lối thoát cho Việt Nam? Và như vậy thì không vọng ngoại trong khi bà đã khiển trách thứ văn hoá vọng ngoại của chính quyền VN bây giờ?LTH: Thử tưởng tượng một người Việt sinh sống ở Nhật, và viết một tác phẩm như tôi đã viết, anh ta sẽ nói về nước Việt và nước Nhật, vì đấy là những kinh nghiệm và học hỏi mà anh ta hiểu biết nhất. Tôi đã so sánh những hoàn cảnh và kinh nghiệm của tôi ở Mỹ và Việt Nam một cách rất chọn lọc. Chúng đến một cách tự nhiên từ đời sống và từ kinh nghiệm của tôi. Tôi đã chọn lựa chúng trong cái tư thế không có được những chọn lựa nào khác.
Là một người yêu chuộng công việc sáng tác, tôi cần tự do như cần không khí. Tôi yêu sự tự do cá nhân mà Hoa Kỳ trao tặng tôi. Nhưng nếu Việt Nam có một bầu khí tự do cá nhân, để yên cho tôi viết và sống theo sự chọn lựa của tôi, tôi sẵn sàng dứt bỏ Hoa Kỳ để về Việt Nam sống.
Không quốc gia nào nên bắt chước quốc gia nào. Việt Nam không nên bắt chước mô thức nào cả. Hãy tự phát triển những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của chính mình. Hãy tự phát huy nội lực cộng đồng. Hãy tự sử dụng nhân tài quốc gia. Hãy tự sáng tạo. Hãy tự tìm tòi cho chính mình một con đường thích hợp với con người, văn hóa, thổ ngơi của triệu triệu người dân ở đó.

HL: Nhiều bài viết đã đánh giá văn học di dân VN thập niên 80 là một dòng văn học Tố Cộng. Được xem là nhà văn nữ nổi bật trong giai đoạn này, Lê Thị Huệ đồng ý với tên gọi trên?

LTH: Tôi viết vì tôi yêu công việc sáng tác. Tôi không viết vì danh. Danh đi đằng sau viết. Mà danh thì do thiên hạ đặt cho. Ai muốn tặng cho cái tên nào thì đấy là quyền của ho.ï Mình có kiểm soát được điều này đâu. Nếu có người nói mình chống Cộng thì chắc là mình cũng có chống Cộng thật. Hoặc giả nó là cái gì đó ra ngoài, hơn cả sự chống Cộng nữa, nhưng người đọc không nhìn ra được, thì như thế tôi phải làm sao? Tôi có cảm tưởng ở vài tác phẩm khác, những điều tôi nói chưa có nhà phê bình nào nắm bắt được. Đôi khi tôi muốn phân trần rằng không ai hiểu điều tôi nói. Nhưng cũng có lúc tôi thấy tôi nên tiếp nhận nó như nó là thế đấy.
Chuyện chống Cộng cho riêng cá nhân tôi thì cũng không có gì lạ. Những người như tôi vì Cộng Sản mà chạy mất đất ra khỏi quê hương. Biến cố vĩ đại này để lại dấu ấn trong tác phẩm của chúng tôi là chuyện bình thường thôi. Đáng lẽ các nhà phê bình nên tiếp nhận điều này và khách quan mổ xẻ tác phẩm của những người sinh ra, lớn lên, và sáng tác trong giai đoạn này. Đằng này các nhà phê bình của chúng ta đã bị con vi rút bậy bạ của dân làm chính trị cấy cho vào óc.
Thế là không dám đối điện với những cục xương này. Phê bình trở thành lệch lạc. Thấy tác phẩm nào đầy mùi chính trị là hất ra ngay. Chính trị đáng lẽ là một món hấp dẫn như dâm. Trong khi các ông bà sáng tác lẫn các nhà phê bình của chúng ta tơm tớp bàn về dâm một cách sa đà thì lại không dám đối mặt với những đề tài chính trị xã hội quan trọng này. Trời ơi chính trị có biết bao nhiêu là thách đố để những cây bút nào muốn phiêu lưu hướng ấy tha hồ mà viết.

HL: Thập niên 90 phát sinh chuyển động giao lưu mà tập san Hợp
Lưu là một tập san văn chương đầu tiên khởi xướng con đường này. Lê Thị Huệ cũng từng có thơ đăng trên Hợp Lưu, vậy hôm nay bà nhìn vấn đề hợp lưu ra sao, khi hầu hết các tập san bên ngoài đều thường xuyên đăng bài của những tác giả trong nước không truy lục lý lịch và khi hầu hết Việt kiều thường xuyên trở về thăm nhà, thậm chính làm ăn với chính quyền trong lúc sách báo quốc nội xuất khẩu ồ ạt sang Mỹ bầy bán trong các hiệu sách ở Cali?

LTH: Còn phải hỏi! Tôi tự hỏi tại sao Hợp Lưu chỉ làm được một nửa dễ nhất, là đưa bài trong nước ra, mà không dám tranh đấu để đưa bài ngoài nước về. Đấy là một thất bại của Hợp Lưu.
Việc sách vở trong nước được phổ biến ở hải ngoại thì dân hải ngoại lời to. Người hải ngoại vừa được đọc sách ngoại quốc, vừa được dâng tận miệng những sách trong nước xuất bản. Sướng thế thì thôi. Chỉ tiếc là sách trong nước bị chính trị bó rọ, nên sách trong nước có những hạn chế của chúng. Còn người trong nước không đọc được sách hải ngoại, thì người trong nước lỗ và đi chậm thôi. Lấy ví dụ người Miền Bắc không được đọc các sách triết của Phạm Công Thiện, Freud, Kant, Kim Dung như người Miền Nam trước 1975, nên bây giờ ở Miền Bắc mới có cơn sốt đọc Kant, đọc Freud, đọc Kim Dung, đọc Phạm Công Thiện… Với sự xuất hiện của in tơ nét, hiện nay trong nước ngoài nước có thể trao đổi dễ dàng và nhanh chóng. Biên giới địa lý và chính trị bị xóa nhoà trên net. Bây giờ vấn đề là tác phẩm ấy viết bằng tiếng Việt hay bằng tiếng gì. Chúng ta nên bắt đầu nói về nền văn chương Việt Nam trên net.

HL: Bước vào thế kỷ 21, dường như Lê thị Huệ đang chọn vị thế đối mặt của một nhà văn, con đường đã được Jean Paul Sartre định nghĩa: “Chức năng đầu tiên của một nhà văn là không thoả hiệp với mọi thứ quyền lực”?

LTH: Trí thức đi một mình thì có thể toan tính. Trí thức mà đi với sáng tạo thì không thể nào còn toan tính nổi. Con người sáng tạo trong tôi khá mạnh. Tôi viết quyển Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 trong một tinh thần phiêu lưu của một con đàn bà trí thức rất cô đơn. Tôi không thoả hiệp với ai cả. Lúc tôi viết quyển sách, người bạn đời của tôi bảo tôi cắt bỏ nhiều thứ. Lúc đầu tôi còn cho đọc. Sau đó tôi không đưa cho anh đọc nữa.
Tôi là một người đàn bà may mắn. Những kinh nghiệm của tôi với đàn ông là những kinh nghiệm đẹp và nâng đỡ. Những người đàn ông nhập vào đời tôi đều đã cưng chiều và tôn thờ tôi. Nhưng khi tách mình ra khỏi kinh nghiệm cá nhân, trở thành con đàn bà trí thức, tôi thấy cuộc đời do những người đàn ông khác lèo lái thì tràn đầy bản chất súc sanh và tàn ác khủng khiếp.
Tôi phải thú nhận tôi lao vào sáng tác một cách hồn nhiên, yêu đời, và liều lĩnh của một con đàn bà viết văn. Vì là đàn bà nên tôi nắm bắt thực tế bén nhạy hơn. Vì là dàn bà nên tôi hay lo cho tha nhân và hay lo cho cuộc đời hơn. Và do đấy tác phẩm của tôi có vẻ như là một sự đối mặt với đời sống, với đàn ông.
Các câu hỏi của Hợp Lưu đẩy tôi vào tư thế chính trị quá xá. Lỡ rồi
cho lỡ luôn. Tôi muốn nhân cơ hội này lập lại lời mở đầu bài phỏng
vấn, với những người đàn ông Việt Nam: Các anh đã bầy nhầy và làm tồi tệ xứ sở ấy quá lâu. Các anh có tất cả mọi thứ trong tay: quyền lực và một quốc gia với gần một trăm triệu dân.
Làm ơn thay đổi lịch sử đi!

HL: Cám ơn nhà văn Lê Thị Huệ.



Trần Vũ
chủ biên Hợp Lưu, hải ngoại
thực hiện qua điện thư tháng 10-2004























Đen Lên-----

cầm chữ đến giữa đời ...





































giọng ...























Lê Thị Huệ & Nguyễn Vũ Khuyên




từ các tác giả khác ... 












NGUYỄN THỊ HẢI HÀ


(trong tập "Những Ca Khúc phổ thơ từ Những Thi Sĩ" của LÊ UYÊN PHƯƠNG) www.http://www.leuyenphuong.com/photho.html


nhac: NGU YÊN, thơ: Lê Thị Huệ


Linh Mục Joseph NGUYỄN THANH SƠN


















Nguồn:
 & tổng hợp internet









Trở về




MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.