NGY CAO UYÊN
(Nguyễn Cao Nguyên)
họa sĩ, thi sĩ
Sinh năm 1933 tại Hải Phòng
Du học tại Pháp năm 1954 ngành aerospace, về nước phục vụ Không lực VNCH.
Cộng tác với các tạp chí văn chương ở Sài Gòn: minh họa, ký họa, thơ, truyện ngắn.
Sáng lập Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam (1966).
Di tản sang Mỹ năm 1975, hoạt động nghệ thuật và giảng dạy đại học.
Từ 2015, triển lãm và sinh hoạt nghệ thuật tại Việt Nam.
TỰ HỌA
Ngy Cao Uyên
Cất bút vẽ tôi trên giấy bồi làng Bưởi thơm mùi cây-cối đồng quê, tàn phá hình-hài bằng nét chì than Hòn-gay cắt trong nếp đá điên cuồng.
Vẽ tôi đội mũ nan Thanh-hóa ngồi trên bốn cửa ô Hà-nội nhuộm giấy trắng bằng nắng chang chang.
Vẽ tôi miệt mài ghi những cẳng chân người Việt cong queo vì vác nặng, những ngón chân không móng vì lầy mưa.
Vẽ tôi gân cổ thét lên: "Ôi kìm hãm" trong góc đời chật hẹp có bao nhiêu lầm than đang nhẩy múa.
Vẽ tôi đẩy mạnh cửa lòng để trào ra mầu đỏ khát máu và mầu thơ nhạt như môi người con gái mười lăm mệt lả.
Vẽ tôi ham mê ma quái, mình tôi trên trái đất chỉ thích ốm thương hàn một lần nữa để xem yêu-tinh cởi truồng đu dưới cành đa.
Vẽ tôi say biển vì biển vừa là bài thư xanh vừa là bản hòa-tấu, nhịp Ià sóng, thuyền buồm là những nốt đàn tự-do ra khơi (Thuyền một buồm đi chậm, thuyền hai buồm đi nhanh).
Vẽ tôi im tiếng cười trong đêm sâu, dừng chân rất buồn dưới một biển đề tên phố, châm điếu thuốc ấm rồi đi, vừa đi vừa hát từng tiếng nhỏ một bài ca ngoại quốc.
Vẽ tôi hứng gió bốn phương để nuôi cây nghệ-thuật mọc trong xương tủy và đan hoa lá cành qua tâm-hồn.
Vẽ hình-hài tôi xấu-xa nhưng xác ma rất đẹp vì tim tôi Iuôn luôn rung động ngạc-nhiên.
Vẽ tôi là bức tượng đứng giữa ban ngày, hai mắt Ià hai bó đuốc ngùn ngụt cháy.
Vẽ tôi đeo mặt nạ sống giữa cuộc đời.
NGY CAO UYÊN
(Sáng Tạo số 13, tháng 10/1957)
Ngy Cao Uyên cộng tác với giai phẩm Tân Phong do nhà văn Nguyễn thị Vinh chủ trương (1959-1960): vẽ minh họa cho thơ và truyện ngắn, vẽ tranh bìa, tranh phụ bản.
ngy cao uyên:
một thoáng nhìn qua...
đinh bạch dân giới thiệu
Ngy cao Uyên, có lẽ chiết tự tên thật NGUYÊN. tôi suy đoán vậy. Tên họ đầy dủ là Nguyễn cao Nguyên. Sinh 1933 , em ruột đại tá quân pháp VNCH Nguyễn cao Quyền. Ban đầu thụ giáo thầy vẽ Lê quốc Lộc, đâu đó, khỏang năm 1945- 1947 ( họa sĩ Lê quốc Lộc, khóa chót Trường Mỹ thuật Đông dương , cùng với Tạ Tỵ).
về Hà nội, ghi danh theo học sĩ quan cơ khí Không quân ở Pháp, cùng khóa Cung thúc Cần
(thi sĩ Cung trầm Tưởng 1932- )
năm 1959, trình làng thơ-họa-nhạc, gồm: thơ Cung Trầm Tưởng -- nhạc Pham Duy -- họa Ngy cao Uyên) ra mắt ở Dancing Baccara ì -xèo - khua chiêng, gióng trống , nhạc khiêu vũ xập xình , báo tin giới văn chương Saigon biết,
" bộ ba thơ nhạc hàng đầu ra mắt ' - chàng nhạc sĩ phù thủy Phạm Duy [1920- -- chàng thi sĩ hào huê trữ tình Cung thúc Cần (1932- ) vả tay cầm cọ bay bướm, không xuất thân trường lớp Ngy cao Uyên (1933- ) minh họa. Tập -thơ-nhạc họa nổi như cồn, tác giả, thi sĩ trung úy Không quân kỹ thuật, khi ấy đang là tùy viên báo chí tổng thống Ngô đình Diệm. Báo chí, phát thanh loan báo tin, bài, ảnh, ì -xèo .
riêng Cung trầm Tưởng, ( tử gợi ý Phạm Duy : phải có mặt chủ soái nhóm Hàn thuyên tiền chiến) tác giả đích thân tới mời chủ soái Đàm trường viễn kiến, văn sĩ tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh làm khách danh dự.
Thơ trữ tình, nhạc nổi, họa sắc nét- bộ ba tam sên đang bước lên bậc thang đầu nền văn học ' nhân vị' thời đệ Nhật Cộng hòa.
Ngy cao Uyên là hội trưởng đầu tiên họa Họa sĩ Trẻ Saigon, từng thực hiện 1 bộ tranh đồ họa, vẽ về làng nghề việt, in trên tờ bướm quảng cáo + quảng cáo các loại tây dược của hãng Rousell Việtnam. Tờ báo Ánh đèn dầu [ tập IV -- số 3/1964] dành trọn 5 trang giữa + bìa sau - để in tiểu sử + họa phẩm họa sĩ Ngy cao Uyên ' (*)
Ngy cao Uyên còn vẽ chân dung một số bầu bạn, chẳng hạn phác họa Cung trầm Tưởng, Thế Phong v.v..
- trước biến cố 30 tháng 4- 1975, trung tá không đoàn trưởng kỹ thuật 74 , đồn trú ở Sư đoàn 4 KQ, lập một nhà xuất bản, một tạp chí văn chương CON ĐUÔNG ( in rô -nê-ô, không xin phép) phổ biến thi phẩm mới Cung trầm Tưởng + một số văn nghệ sĩ trẻ airman Không lực VNCH. (VNAf).
định cư tại Hoa Kỳ, ngay sau 30- 4-1975- họa sĩ Ngy cao Uyên dường như đã bỏ lơi hội họa .
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 163
Một triển lãm tranh khá lặng lẽ tại không gian của một nhà hàng, không có những tiếp xúc với báo giới trước ngày khai mạc dù đó là một phòng tranh đẹp của một họa sĩ nổi tiếng của hội họa miền Nam trước 1975
Một triển lãm tranh khá lặng lẽ tại không gian của một nhà hàng, không có những tiếp xúc với báo giới trước ngày khai mạc dù đó là một phòng tranh đẹp của một họa sĩ nổi tiếng của hội họa miền Nam trước 1975.
Nhà hàng Si (7A Ngô Văn Năm, Q.1) là một không gian được thiết kế công phu, trưng bày nhiều cổ vật và cả tác phẩm hội họa, nơi từng triển lãm tranh các tên tuổi như Bùi Quang Ngọc, Chóe… Với triển lãm được gọi là “âm họa” của họa sĩ lão thành Nguyễn Cao Nguyên, Nhà hàng Si viết giới thiệu về tác giả như sau: “Đã qua tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên vẫn miệt mài với các tác phẩm hội họa ở thể loại tranh trừu tượng.
Ông gắn bó với nền nghệ thuật nước nhà từ những năm 1960 khi là người sáng lập Hội Họa sĩ trẻ đầu tiên của Việt Nam (1966), tham gia các cuộc triển lãm tại các “kinh đô” nghệ thuật như Paris, New York từ thập niên 1950-1970, cùng rất nhiều triển lãm cá nhân ở các thể loại tranh sơn mài, lụa, sơn dầu, màu nước, in mộc bản… tham gia giảng dạy và nói chuyện chuyên đề về sơn mài Việt Nam, màu nước tại các trường đại học ở Mỹ, thành lập phòng tranh cá nhân George Town Art Studio tại Washington D.C (1995)”.
Trong lời giới thiệu đó, đáng chú ý nhất là đoạn nói ông Nguyễn Cao Nguyên là “người sáng lập Hội Họa sĩ trẻ đầu tiên ở Việt Nam” – bởi đó cũng chính là Hội Họa sĩ trẻ được thành lập ở Sài Gòn, mà người sáng lập cũng là chủ tịch đầu tiên của tổ chức mỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hội họa miền Nam trước đây là họa sĩ Ngy Cao Uyên, cũng là bút danh của ông Nguyễn Cao Nguyên cả trong lĩnh vực văn thơ.
Sinh năm 1933 ở Hải Phòng, Ngy Cao Uyên từng theo học các họa sĩ bậc thầy là Nam Sơn, Nguyễn Gia Trí và Lê Quốc Lộc. Năm 1954, ông sang Pháp du học ngành cơ khí hàng không và làm việc trong lĩnh vực này cho tới trước 1975. Ngoài hội họa, Ngy Cao Uyên còn chủ trương nhà xuất bản Con Đuông rất nổi tiếng ở Cần Thơ ngày trước.
Sang Mỹ định cư, họa sĩ vẫn tiếp tục hành trình nghệ thuật của mình như giới thiệu trên. Với triển lãm này Nhà hàng Si cho biết: “Sống và hoạt động nghệ thuật tại Mỹ, trong chuyến trở về Việt Nam lần này họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên giới thiệu đến người yêu hội họa 18 tác phẩm trừu tượng màu nước, được thể hiện bằng một thủ pháp đặc biệt được ông gọi là kỹ thuật “rửa tranh”, sử dụng độ tinh tế, chi tiết trong đường nét cùng lối phối hợp các gam màu đương đại, tác phẩm hoàn thiện được đưa vào nước để lấy bớt các lớp màu đậm bằng kỹ thuật “rửa”, tạo nên sự hòa quyện màu sắc của bảng màu đã thể hiện trên tranh, đem lại một ngôn ngữ trừu tượng rất lạ, khác biệt, và đậm dấu ấn riêng của họa sĩ trong triển lãm cá nhân đầu tiên của ông tại Việt Nam sau hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài”.
Khi đến xem tranh Nguyễn Cao Nguyên hay Ngy Cao Uyên (sẽ kết thúc vào ngày 31-10), có thể thấy lời Nhà hàng Si không quá lời khi viết giới thiệu. Bộ tranh đẹp, tinh tế và được tác giả thực hiện với kỹ thuật có thể gọi là hoàn thiện dù tuổi ông nay đã quá “cổ lai hy” từ lâu. Và cách ông chăm chút những cái khung tranh đã góp phần không nhỏ nâng cao giá trị tác phẩm. Dù lặng lẽ và không tổ chức ở một phòng tranh chuyên nghiệp, đây vẫn là một triển lãm rất đáng xem.
năm 1959, trình làng thơ-họa-nhạc, gồm: thơ Cung Trầm Tưởng -- nhạc Pham Duy -- họa Ngy cao Uyên) ra mắt ở Dancing Baccara ì -xèo - khua chiêng, gióng trống , nhạc khiêu vũ xập xình , báo tin giới văn chương Saigon biết,
" bộ ba thơ nhạc hàng đầu ra mắt ' - chàng nhạc sĩ phù thủy Phạm Duy [1920- -- chàng thi sĩ hào huê trữ tình Cung thúc Cần (1932- ) vả tay cầm cọ bay bướm, không xuất thân trường lớp Ngy cao Uyên (1933- ) minh họa. Tập -thơ-nhạc họa nổi như cồn, tác giả, thi sĩ trung úy Không quân kỹ thuật, khi ấy đang là tùy viên báo chí tổng thống Ngô đình Diệm. Báo chí, phát thanh loan báo tin, bài, ảnh, ì -xèo .
riêng Cung trầm Tưởng, ( tử gợi ý Phạm Duy : phải có mặt chủ soái nhóm Hàn thuyên tiền chiến) tác giả đích thân tới mời chủ soái Đàm trường viễn kiến, văn sĩ tiền chiến Nguyễn đức Quỳnh làm khách danh dự.
Thơ trữ tình, nhạc nổi, họa sắc nét- bộ ba tam sên đang bước lên bậc thang đầu nền văn học ' nhân vị' thời đệ Nhật Cộng hòa.
Ngy cao Uyên là hội trưởng đầu tiên họa Họa sĩ Trẻ Saigon, từng thực hiện 1 bộ tranh đồ họa, vẽ về làng nghề việt, in trên tờ bướm quảng cáo + quảng cáo các loại tây dược của hãng Rousell Việtnam. Tờ báo Ánh đèn dầu [ tập IV -- số 3/1964] dành trọn 5 trang giữa + bìa sau - để in tiểu sử + họa phẩm họa sĩ Ngy cao Uyên ' (*)
Ngy cao Uyên còn vẽ chân dung một số bầu bạn, chẳng hạn phác họa Cung trầm Tưởng, Thế Phong v.v..
- trước biến cố 30 tháng 4- 1975, trung tá không đoàn trưởng kỹ thuật 74 , đồn trú ở Sư đoàn 4 KQ, lập một nhà xuất bản, một tạp chí văn chương CON ĐUÔNG ( in rô -nê-ô, không xin phép) phổ biến thi phẩm mới Cung trầm Tưởng + một số văn nghệ sĩ trẻ airman Không lực VNCH. (VNAf).
định cư tại Hoa Kỳ, ngay sau 30- 4-1975- họa sĩ Ngy cao Uyên dường như đã bỏ lơi hội họa .
GẶP NGUYỄN CAO NGUYÊN, NHỚ HỘI HỌA SĨ TRẺ
Phạm Công Luận
Bức ảnh trên đây được chụp nửa thế kỷ trước, khoảng 1966. Trong ảnh, người ngồi thứ hai từ phải qua là nhà văn nổi tiếng thế giới, John Steinbeck, người đã đoạt giải Nobel vói tác phẩm "Chùm nho nổi giận". Người đứng bên trái bận complet đen với dáng dấp lịch lãm là họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên, còn có nghệ danh là Ngy Cao Uyên. Hôm đó, ông cùng những người trong giới nghệ thuật miền Nam tiếp nhà văn John Steinbeck tại Sài Gòn khi ông ta đến để tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam. Bức ảnh là một hoài niệm đẹp và là vinh dự cho người trong ảnh. Sau đó hơn một năm, John Steinbeck từ trần và có thể lần đến Sài Gòn đó là chuyến phiêu lưu cuối của ông.
Tấm ảnh nhắc nhở cho họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên thời tuổi trẻ tươi đẹp và thời hoạt động nghệ thuật hăng say nhất của ông, ở những năm giữa thập niên 1960. Lúc đó, ông cùng bạn bè vừa mới thành lập Hội Họa Sĩ Trẻ vào tháng 11 năm 1966 và đã được bầu làm chủ tịch của hội này.
Tôi gặp họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên tại Sài Gòn trong một buổi chiều nhiều nắng vào cuối tháng 10 và còn gặp vài lần sau đó nữa. Nay đã lớn tuổi, sống nhiều năm ở nước ngoài, dù dấu thời gian đã hằn sâu trên dáng vẻ của ông nhưng nét lịch lãm của một chàng trai Hà Nội xưa từng học trường Albert Sarraut vẫn còn. Ông vẫn vẽ tranh ở tuổi trên tám mươi, sử dụng kỹ thuật mới trên bàn vi tính hay tìm cách cải tiến kỹ thuật tranh màu nước để diễn tả cảm xúc trong sắc thái mới. Bây giờ ông đã lấy lại tên thật thay vì bút danh Ngy Cao Uyên như hồi xưa.
Câu chuyện có đi tới đâu cũng quay về chuyện thành lập Hội Họa Sĩ Trẻ, cho dù tuy là người gây dựng nên tổ chức này từ thuở ban đầu, họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên không đi cùng các chặng đường hoạt động của Hội qua thời gian dài như các họa sĩ khác. Ông nhớ lại, giữa thập niên 1960 là khoảng thời gian có nhiều đoàn nghệ thuật nước ngoài đến thăm Sài Gòn. Cả thành phố lúc đó chưa có một hội đoàn mỹ thuật nào để ra tiếp đón họ cho ngang bằng. Sẵn thấy các họa sĩ có nhu cầu tập hợp với nhau để cùng thúc đẩy việc phát triển nghệ thuật, ông và bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, một người am hiểu hội họa tính đến chuyện thành lập một tổ chức riêng như là một sân chơi nghệ thuật cho giới họa sĩ trẻ Sài Gòn. Cả hai đã đứng ra thành lập dựa vào những mối quen biết và thanh thế hiện có. Buổi họp bàn việc chính thức thành lập hội tại nhà bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng có nhiều họa sĩ và điêu khắc gia mà hầu hết đều thành danh sau này nhu Hiếu Đệ, Cù Nguyễn, Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm, Mai Chửng, Đinh Cường, Hồ Thành Đức, Trịnh Cung cùng Ngy Cao Uyên và chủ nhà. Lúc đó là tháng 11 năm 1966. Một ban lãnh đạo Hội được bầu ra và họa sĩ Ngy Cao Uyên được bầu làm Chủ tịch lâm thời, họa sĩ Nguyễn Trung và họa sĩ Mai Chửng là phó chủ tịch, họa sĩ Trịnh Cung làm tổng thư ký.
Việc trước mắt là phải có trụ sở để làm việc. Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng do mối quan hệ quen biết đã mượn được của chính quyền thời đó một khu đất để tạo dựng trụ sở ngay trung tâm thành phố tại góc đường Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và Lê Thánh Tôn. Tận dụng mối quan hệ quen biết của họa sĩ Ngy Cao Uyên, Hội tìm được một căn nhà phế thải trong sân bay của không quân và sau khi trao đổi với giới không quân vài bức tranh mang tính tượng trưng, căn nhà trên được dỡ ra để tận dụng vật liệu. Họa sĩ Hồ Thành Đức chủ trì thiết kế và xây dựng ngôi nhà này cùng sự góp sức của anh em họa sĩ. Họ dựng lên một căn nhà khá đẹp, hiện đại bằng gỗ thông và sơn trắng.
Có trụ sở khá đẹp lại ở trung tâm thành phố nên Hội trở thành nơi thu hút đông đảo giới nghệ sĩ, gần quán Văn phía đại học Vãn khoa thường trình diễn ca khúc Trịnh Công Sơn nên các nhạc sĩ như Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An vẫn thường lui tới và ngủ lại. Thỉnh thoảng, có ca sĩ Khánh Ly ghé qua chơi. Trụ sở Hội đã là một nơi lý tưởng để tụ họp giới nghệ sĩ trẻ đang tưng bừng không khí sáng tác hội họa, âm nhạc. Đã có nhiều cuộc triển lãm tổ chức ở đây, những buổi trao đổi và đàn hát và có khi là bắt đầu một cuộc tình... Là chủ tịch Hội, họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên đứng ra thay mặt anh em tiếp phái đoàn, tổ chức triển lãm. Thỉnh thoảng có những bức tranh được khách đến mua. Thời đó có tranh hầu hết là vẽ sơn dầu của Nguyễn Trung, Trịnh Cung, Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm, có tranh lụa của Nghiêu Đề, Lâm Triết, tranh dán giấy của Hồ Thành Đức v.v. Có những cuộc tiếp khách quốc tế do chính phủ đưa đến. Họ có thêm các họa sĩ đến tham gia như Hồ Hữu Thủ, Đỗ Quang Em, Nguyên Khai, Hoàng Ngọc Biên, Dương Văn Hùng, Nguyễn Đồng, Rừng, Lâm Triết.
Sau Tết Mậu Thân 1968 với các cuộc chiến tranh dữ dội trên đường phố, anh em họa sĩ Trẻ quay trở lại khi cuộc chiến yên ắng và nhận ra ngôi trụ sở màu trắng của họ đã bị san bằng. Không ai biết do ai và lý do nào nó đã bị như vậy. Ngôi nhà xinh đẹp đầy chất nghệ thuật đó chỉ tồn tại trong vòng hai năm ngắn ngủi nhưng đủ để tạo dựng không khí sáng tạo của nhóm họa sĩ nổi tiếng nhất, hiện đại nhất và có nhiêu thành tựu rực rỡ nhất của hội họa miền Nam hiện đại đã thăng hoa. Các họa sĩ thuở ban đầu sau này hầu như chói sáng, trở thành những họa sĩ có tên tuổi.
Mùa hè năm nay (2015), họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên trở về Việt Nam vói ý định nghỉ ngơi cùng gia đình. Nhưng từ duyên cơ ngẫu nhiên, ông tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ tranh màu nước thể loại trừu tượng với kỹ thuật thể hiện do ông sáng tạo, gọi là “âm họa" (negative painting). Cuộc triển lãm không quảng bá quá mạnh mẽ, cốt yếu lưu dấu để ghi nhớ những ngày tươi đẹp của tuổi trẻ nửa thế kỷ trước, khi ông cùng bạn bè cho ra đời một tổ chức của những họa sĩ dồi dào sức sáng tạo nhất của một thời Sài Gòn.
(Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố tập 3, Phương Nam xuất bản 2016)
(Ảnh của tác giả Phạm Công Luận)
Họa sĩ Ngy Cao Uyên: Vẽ mà… chẳng vẽ gì cả
Ngy Cao Uyên là nghệ danh của họa sĩ lão thành Nguyễn Cao Nguyên (sinh năm 1933), là đồ đệ của các danh họa Mỹ thuật Đông Dương như Nam Sơn, Nguyễn Gia Trí… Ông từng vẽ qua nhiều chất liệu, từ lụa, sơn mài, sơn dầu, màu nước, và gần đây là cả vẽ trên máy tính với đủ dạng đề tài, nhưng ấn tượng nhất ở ông, có lẽ là các tác phẩm hội họa trừu tượng được thể hiện bằng màu nước.
Bộ tranh giới thiệu trong chuyên trang số này của họa sĩ Ngy Cao Uyên mang đề tài trừu tượng, khi hỏi ông cụ thể về các tác phẩm, ông nửa đùa nửa thật: “Họa sĩ khi vẽ trừu tượng, nhiều người thường tìm ra trong tranh cái này hay cái kia để liên tưởng, còn tôi chẳng có gì cả. Tôi không chú trọng vào chi tiết, đường nét hay hình hài, tôi vẽ thứ không là gì cả, đấy mới là cái đẹp của trừu tượng”.
Kể lại câu chuyện trừu tượng, từ 1965-1970 là quãng thời gian họa sĩ Ngy Cao Uyên thọ giáo cùng Nguyễn Gia Trí - khi ấy đang vẽ các tác phẩm trừu tượng cho Thư viện Quốc gia, còn họa sĩ Ngy Cao Uyên đang sáng tác mẫu cho xưởng sơn mài Thành Lễ. Họa sĩ Ngy Cao Uyên nhớ lại: “Nguyễn Gia Trí giải thích cho tôi rằng việc vẽ từ hình tượng đến trừu tượng, giống như một con chim cất cánh bay lên”.
Quá trình hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Ngy Cao Uyên được biết đến là người lập nên Hội họa sĩ trẻ đầu tiên của Việt Nam (1966), tham gia nhiều triển lãm, hội thảo, giảng dạy về hội họa ở Mỹ. Ông nghiệm ra thế giới trừu tượng không đơn giản vì có quá nhiều người theo đuổi, ông bảo: “Tôi rất thích vẽ trừu tượng, nhưng để có một chỗ đứng ở thể loại này, thực không đơn giản, tôi cần làm bốn chuyện: đường nét đặc biệt, màu sắc đặc biệt, hình thể và phương thức sáng tác đặc biệt mới có thể tồn tại”.
Và cái đặc biệt ấy, chính là lối vẽ âm họa được ông vận dụng từ những năm 1975-76. Từ chất liệu màu nước vẽ trên giấy, khi hoàn thiện đường nét, ông lại đem cả tác phẩm ngâm vào nước cho vệt màu loang ra, dựa trên vệt loang, ông sẽ giữ lại, hay lược bỏ những gam màu chưa ưng ý. Lối vẽ kỳ lạ ấy, ông bảo học từ kỹ thuật sơn mài, tức là bóc tách lấy màu từ trong tranh.
Nhìn trong tranh, thấy ở đó đường nét của kỹ thuật, nhưng cũng đầy thơ mộng nhờ các vệt màu loang - rất khó thể hiện bằng nét cọ. Ông kể lại thời gian đầu phát minh ra lối vẽ âm họa: “Tranh vẽ màu nước, hễ đặt bút lên giấy là không thể chỉnh sửa, bút sa gà chết, nhưng ngâm cả vào nước để rửa thì chỉnh gì cũng được. Tôi dạy nhiều học trò ở Mỹ, vẽ tranh xong, bảo chúng ngâm vào nước chúng nhất định không làm vì cứ nghĩ tôi đùa, mà thật bức tranh có khi vẽ hàng tháng trời, chẳng ai dại đem ngâm nước cho tan màu hết cả”.
Hiệu ứng rửa tranh ấy đã tạo nên những sắc màu đặc biệt, ông bảo thêm: “Màu tan trong nước, bản thân sắc độ khi ấy cũng khác với bản màu gốc, tôi gạt bỏ lớp màu cũ đi, không dùng cái nguyên, từng vệt màu là sự phát triển tự nhiên hòa trộn cùng nước, tạo nên phản ứng đan xen, kết thành bảng màu khác lạ và đặc biệt”. Đấy cũng là lý giải cho những đường nét trừu tượng của ông rằng: “Tôi có vẽ đâu, màu nó tự vẽ đấy chứ”.
Lặng lẽ Nguyễn Cao Nguyên
NHƯ HOA/DNSGCT| 02/11/2015 01:20
Một triển lãm tranh khá lặng lẽ tại không gian của một nhà hàng, không có những tiếp xúc với báo giới trước ngày khai mạc dù đó là một phòng tranh đẹp của một họa sĩ nổi tiếng của hội họa miền Nam trước 1975
Một triển lãm tranh khá lặng lẽ tại không gian của một nhà hàng, không có những tiếp xúc với báo giới trước ngày khai mạc dù đó là một phòng tranh đẹp của một họa sĩ nổi tiếng của hội họa miền Nam trước 1975.
Nhà hàng Si (7A Ngô Văn Năm, Q.1) là một không gian được thiết kế công phu, trưng bày nhiều cổ vật và cả tác phẩm hội họa, nơi từng triển lãm tranh các tên tuổi như Bùi Quang Ngọc, Chóe… Với triển lãm được gọi là “âm họa” của họa sĩ lão thành Nguyễn Cao Nguyên, Nhà hàng Si viết giới thiệu về tác giả như sau: “Đã qua tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên vẫn miệt mài với các tác phẩm hội họa ở thể loại tranh trừu tượng.
Ông gắn bó với nền nghệ thuật nước nhà từ những năm 1960 khi là người sáng lập Hội Họa sĩ trẻ đầu tiên của Việt Nam (1966), tham gia các cuộc triển lãm tại các “kinh đô” nghệ thuật như Paris, New York từ thập niên 1950-1970, cùng rất nhiều triển lãm cá nhân ở các thể loại tranh sơn mài, lụa, sơn dầu, màu nước, in mộc bản… tham gia giảng dạy và nói chuyện chuyên đề về sơn mài Việt Nam, màu nước tại các trường đại học ở Mỹ, thành lập phòng tranh cá nhân George Town Art Studio tại Washington D.C (1995)”.
Trong lời giới thiệu đó, đáng chú ý nhất là đoạn nói ông Nguyễn Cao Nguyên là “người sáng lập Hội Họa sĩ trẻ đầu tiên ở Việt Nam” – bởi đó cũng chính là Hội Họa sĩ trẻ được thành lập ở Sài Gòn, mà người sáng lập cũng là chủ tịch đầu tiên của tổ chức mỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hội họa miền Nam trước đây là họa sĩ Ngy Cao Uyên, cũng là bút danh của ông Nguyễn Cao Nguyên cả trong lĩnh vực văn thơ.
Tác phẩm trừu tượng của Nguyễ Cao Nguyên
Sang Mỹ định cư, họa sĩ vẫn tiếp tục hành trình nghệ thuật của mình như giới thiệu trên. Với triển lãm này Nhà hàng Si cho biết: “Sống và hoạt động nghệ thuật tại Mỹ, trong chuyến trở về Việt Nam lần này họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên giới thiệu đến người yêu hội họa 18 tác phẩm trừu tượng màu nước, được thể hiện bằng một thủ pháp đặc biệt được ông gọi là kỹ thuật “rửa tranh”, sử dụng độ tinh tế, chi tiết trong đường nét cùng lối phối hợp các gam màu đương đại, tác phẩm hoàn thiện được đưa vào nước để lấy bớt các lớp màu đậm bằng kỹ thuật “rửa”, tạo nên sự hòa quyện màu sắc của bảng màu đã thể hiện trên tranh, đem lại một ngôn ngữ trừu tượng rất lạ, khác biệt, và đậm dấu ấn riêng của họa sĩ trong triển lãm cá nhân đầu tiên của ông tại Việt Nam sau hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài”.
Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Cao Nguyên
HỌA SĨ NGY CAO UYÊN VÀ NHỮNG BỨC TRANH ĐỒ HỌA VỀ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM.
Ngy cao Uyên (Nguyễn cao Nguyên). Sinh năm 1933. Vào năm 1945 - 1947. Theo học vẽ với Lê quốc Lộc. Năm 1957 - 1954. Theo học với Nam Sơn (1). Ông nguyên là sĩ quan thuộc BTL Không quân của quân lực VNCH. Ông là một họa sĩ khá nổi tiếng từ giữa thập niên 60 của thế kỷ 20. Từng là Hội trưởng đầu tiên của " Hội họa sĩ Trẻ " ở Saigòn . Hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ (2). Tranh của ông khá độc đáo với những nét to đậm, dài như nét của bút lông rất đặc biệt...Ông có thực hiện một bộ tranh đồ họa về các làng nghề ở Việt Nam in trên tờ bướm quảng cáo về các loại thuốc do hãng sản xuất Tây dược ROUSSEL VIETNAM. Không rõ bộ tranh làng nghề này có bao nhiêu tấm. Nhưng theo con số ghi ở mặt sau từ những bản in hiện có này là con số 20. Và được thực hiện vào năm 1966 tại Saigon. Gồm hai loại in trên giấy dày màu trắng. Có khổ giấy 18cm x 24cm cho tờ đơn và một loại khác cùng khổ giấy này nhưng được gấp đôi. Mặt đầu tiên của trang giấy in hình ảnh sinh hoạt của từng ngành nghề của Việt Nam bằng kỹ thuật litho. Các mặt còn lại được cho in bằng kỹ thuật offset tên các loại thuốc do hãng dược phẩm Roussel sản xuất....
Hình 01. Nghề làm trống.
Hình 02. Nghề rèn.
Hình 03. Nghề làm quạt.
Hình 04. Nghề làm chả lụa.
Hình 05. Nghề may mặc.
Hình 06. Nghề mộc.
Hình 07. Nghề chạm khắc.
Hình 08. Nghề làm sơn mài.
Hình 09. Nghề hàn.
Hình 10. Nghề làm dù.
Hình 11. Nghề đóng giày da.
Hình 12. Nghề đồ tể.
Hình 13. Nghề kim hoàn (thợ bạc).
Hình 14. Nghề in.
Hình 15. Nghề khảm trai.
Hình 16. Nghề chằm nón lá.
Giới thiệu về họa sĩ Ngy cao Uyên (Nguyễn cao Nguyên). Báo " Ánh đèn dầu ". Tập IV số 3 năm 1964 đã dành 05 trang giữa và trọn vẹn trang bìa sau để đăng tiểu sử và một số tác phẩm vẽ lụa của ông. Tất cả in offset màu rất trang trọng để cho mọi người yêu thích hội họa có dịp thưởng lãm những tác phẩm vẽ lụa khác hẳn với kỹ thuật vẽ lụa truyền thống với bút pháp khá độc đáo như phong cách vẽ sơn dầu của ông.
Hình 19. Chân dung họa sĩ Ngy cao Uyên.
Những tác phẩm của Nguy Cao Uyên được gới thiệu trong " Ánh đèn dầu ".
Hình 20. Người thổi tiêu. Tranh lụa. 60cm x 45cm.
Hình 21. Múa quạt. Tranh lụa. 60cm x 45cm.
Hình 22. Người tạc tượng. Tranh lụa. 50cm x 58cm.
Hình 23. Tu sĩ. Tranh lụa. 60cm x 35cm.
Hình 24. Gia đình người Thượng. Tranh lụa. 35cm x 62cm.
Hình 25. Ly rượu. Tranh lụa. 35cm x 62cm.
Cauminhngoc.
02/7/2014.
(1) Theo nguồn báo "Ánh đèn dầu".
(2) Nguồn. Nhớ về Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam/ Trịnh Cung.
Cung Trầm Tưởng, Pham Duy, Ngy Cao Uyên
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.