Lê Thị Thấm Vân
Tên thật: Lê Thị Hoàng Mai
(2/6/1961 - ......) Quy Nhơn
Nhà văn, Nhà thơ
Tác phẩm đã in
1
Đôi Bờ
Tập truyện ngắn
1993
Nơi không có biên giới
Những ngày cuối thu.
Đêm phả hơi lạnh. Từng cơn gió thổi, trăm ngàn lá khô rào rạt. Đèn đường tỏa màu sáng mỏng, xuyên qua từng lá khô lấp lánh trong trời đêm. Nhìn, người con gái liên tưởng đến đàn bướm đeo cánh vàng lúa chín. Hai chân cô thoăn thoắt đua theo tiếng gió cùng đàn bướm.
Cánh cửa màu lựu chín chung cư về đêm ngã sang đen.
Qua khung cửa sổ, bên trong màn, bóng người đàn ông đang ngồi đọc sách. Đèn tỏa ánh vàng hiu hắt. Người con gái đi chậm lại. Đôi giày đế cao su không đủ gây tiếng động mạnh. Chỉ khi tiếng lách cách của chùm chìa khóa và tiếng đóng sập cánh cửa thì ông biết chắc cô gái ở sát cạnh đã về tới nhà, bình yên.
Sáng mùa hạ.
Vạt hoa mười giờ trước cửa nhà đã hé nu. Mỗi buổi sáng, người con gái lấy gáo nước từ phòng bếp tưới lên vạt hoa. Đôi khi người con gái ngồi xuống vuốt ve mấy nụ hoa xinh xắn, như đang chăm sóc những phần thân thể quen thuộc mới lớn.
Căn nhà sát vách, người đàn ông cũng rời bỏ áo khoác xám tro thường ngày. Ông mở cửa, bước hẳn ra ngoài. Trông thấy ông, cô gái nhoẻn miệng cười tươi.
“Chào cô.”
“Chào ông. Nắng sáng nay đẹp quá!” Vừa nói cô vừa ngước nhìn bầu trời. “Mùa hè đến rồi đó, ông thấy không?”
“Tôi thấy rồi. Nhìn cô là thấy trọn mùa hè. Mùa hè và cô là một.”
“Ông ví von ngộ nhỉ!” Cô gái vẫn giữ nụ cười trên môi, nhưng hai má bỗng đỏ au.
Một chiều đông.
Cô gái bị cảm nằm nhà liền mấy ngày. Thằng Vinh, em trai kém cô năm tuổi, bước nhanh vào phòng chị, không gõ cửa.
“Chị Trang, cái ông gì… gì… ở sát nhà mình hỏi chị đi đâu vắng mấy ngày nay.”
“Mày trả lời sao?” Cô gái hỏi nhưng vẫn nằm yên.
“Em nói chị bị bệnh.”
“Mày nói với ông chi vậy. Đồ thày lay.”
“Ơ… chị này, bệnh thì người ta bảo bệnh.” Vừa nói nó vừa bước vội ra cửa, nhưng còn rán vọng vào, “Ổng còn hỏi chị đã uống thuốc chưa. Gì chứ thuốc cảm cúm ổng có đủ loại.”
Cô gái trở người. Nàng thấy trời tối dần. Con gấu nhồi bông màu nâu sậm đã hòa lẫn màu tối căn phòng. “Chắc phải hơn sáu giờ,” cô nhủ thầm, rồi chắp hai tay đặt giữa đùi, thấy thân thể nóng ran. Mệt mỏi, đuối sức xâm chiếm trọn thể xác, tinh thần. Cô nhắm mắt, mơ hồ lắng nghe tiếng saxophone của người đàn ông ở sát vách vọng sang, cô rùng mình, toàn thân quay cuồng chới với. Hình ảnh hai cánh tay lẳn tròn, ấm áp, mềm mại của mẹ cô cố giơ tay chụp, nhưng cứ hụt. Rồi cái dáng ngồi lặng yên của mẹ ở góc bếp bên nhà khi đang nghĩ tới bố trong trại cải tạo, hoặc suy tính chuyện vượt biên cho hai chị em nàng. “Bất cứ ở hoàn cảnh nào con cũng phải ráng giữ mình và lo cho em, nghe rõ chưa Trang?” Mẹ nhấn mạnh từng chữ, từng chữ một. “Dạ, dạ con nghe.” Cô trả lời đồng thời nghĩ thầm còn phải nghe cái điệp khúc này dài dài. Lan man cô mơ hồ nhớ tới những ngày nắng cháy bên đảo. Bóng người lố nhố đi tới đi lui quanh trại. Con dốc nhỏ cạnh bờ biển có mấy tảng đá to thật to, mỗi lần cùng thằng Vinh đi kiếm củi, hai chị em phải vịn nhau để khỏi ngã. Mùi gió ngai ngái mặn nồng của biển về đêm. Rồi thùng quà cô đã gói kỹ nằm ở góc phòng, đang đợi đủ tiền cước phí mới gửi được. Trong đó có mười bao bột ngọt, ba xấp vải đen, áo nịt ngực, quần lót lẫn lộn giữa những gói m & m, bánh ngọt, và chewing gum.
Tiếng saxophone vẫn vọng sang. Cô trở mình, gắng thò tay ra khỏi mền để vén tóc sang hẳn một bên, vô tình chạm phải cái lạnh tê buốt.
~ ~ ~ ~ ~
Một tuần sau cô khỏi bệnh.
Buổi sáng cô vừa bước ra khỏi cửa đi học, đồng lúc người đàn ông cũng vừa bước ra nhặt tờ nhật báo.
“Chào cô bé, cô đã khỏe hẳn chưa?”
“Da, tôi khỏe rồi ạ.”
Người đàn ông nhìn kỹ khuôn mặt cô gái.
“Trông cô còn mệt và xanh. Sao không nghĩ thêm…”
“Không được ông ạ. Tôi phải đi học, đi làm. Vả lại, ở nhà buồn và chán quá.”
“Ừ phải rồi, cô còn quá trẻ để bó gối ngồi nhà.”
Cô gái nhoẻn miệng cười tươi, đồng thời nghiêng người bước nhanh qua mặt người đàn ông.
Ông đứng yên, nhìn người con gái từ từ đi khuất dãy chung cư.
~ ~ ~ ~ ~
Sau lưng chung cư là mảnh vườn hoang. Giữa đám cây dại mọc lên cây chanh sát bờ rào. Từ nãy giờ cô gái loay hoay với cành cây, cố hái cho được mấy trái chanh treo lủng lẳng.
“Đưa cây qua đây tôi hái hộ cho.” Tiếng người đàn ông vọng sang, mặt cô gái bỗng đỏ au.
Bước chân vào nhà. Hai tay cô cầm chặt hai trái chanh. Một pha nước mắm. Một pha ly đá chanh đường cho thằng Vinh. Mặt cô gái vẫn còn hây đỏ. Nàng lấy tay rờ má, tự trách, “Sao mình cứ phải đỏ mặt, luống cuống mỗi khi đối diện ông hàng xóm?” Rồi cô mỉm cười. Khuôn mặt cô chưa bao giờ dám nhìn kỹ, thật kỹ.
Chiều xuân.
Một trong vài hạnh phúc nho nhỏ của cô là gội đầu vào chiều rảnh rỗi, có nắng ấm để ngồi hong khô tóc. Tóc cô dài, đen mượt vừa phủ vai. Cô hay nghịch hất tung mái tóc, hoặc lùa mười ngón tay như chiếc lược khổng lồ gỡ từng lọn tóc. Nắng gió lùa nhẹ thấm qua tóc, gáy, rồi mơn trớn trọn mặt. Cô ngửa mặt nhìn trời cao, màu trời xanh cùng đám mây trắng hòa lẫn. Cô buột miệng hát vu vơ,
“Chiều rơi cho lòng lạc loài chơi vơi.” (*)
Tiếng hát cô lao xao theo tiếng trẻ con hò reo ở cùng chung cư. Cô chợt bắt gặp đôi mắt người đàn ông hàng xóm nhìn sang. Tiếng hát ngưng ngang ở nốt nhạc cao nhất. Hai má cô gái đỏ au.
“Cô hát hay quá. Ước gì tôi hiểu được lời.”
Cô gái im lặng.
“Chắc là một bản nhạc hay”
Cô gái vẫn im lặng.
“Này cô…” Giọng người đàn ông nhuốm vẻ ngập ngừng. “Tôi có công chuyện phải đi xa độ mười ngày, định phiền đến cô.”
Cô gái quay người ngó hẳn sang bên kia bờ rào.
“Nhờ cô lấy thơ cất hộ tôi.”
“Vâng. Tôi sẽ lấy thơ cất hộ ông.” Rồi cô cao giọng, liếng thoắng, “Thế còn nhật báo? Tôi nhặt rồi… quẳng đi nhé!”
~ ~ ~ ~ ~
Buổi tối, cô gái vừa xem TV vừa gấp quần áo. Thằng em làm homework.
Có tiếng gõ cửa.
Thằng Vinh nhanh chân hướng về phía cửa.
“Ai thế?” Trang hỏi.
“Tôi đây.”
Giọng nói Trang nghe sao thật thân thiết.
“Ông hàng xóm sát vách. Em mở cửa chị Trang nhé?”
Cô gái gật đầu.
Người đàn ông bước hẳn vào bên trong. Cô gái mời ông ngồi.
Thằng Vinh tự động dọn dẹp đống sách vở.
“Tôi qua đưa cô chìa khóa thùng thơ.” Vừa nói ông vừa thò tay trong túi lấy chìa khóa trao cho cô gái. Rôi tiếp, “Ban đêm đi làm về, cô nhớ cẩn thận. Đoạn đường từ trạm xe bus vào chung cư gắng đi nhanh lên tí nữa nhé.”
Cái bóng người đàn ông ngồi bên trong màn cửa hằng đêm đợi cô về. Ánh mắt dịu dàng người đàn ông đang đối mặt. Cô gái bỗng cảm được làn gió ấm áp từ đâu phả mạnh toàn thân.
~ ~ ~ ~ ~
Những lá thư của ông hàng xóm cô gái cất trong hộp giầy để trên nóc tủ lạnh.
Một hôm thằng Vinh từ trường về nhà lên tiếng, “Chị Trang biết không, ông hàng xóm sát vách nhà mình là họa sĩ đấy.”
Cô gái quay hẳn người về phía thằng em.
Thằng em tiếp, “Em đến nhà thằng Hakim chơi, mẹ nó nói như thế. Bà ấy còn nói là vợ con của ổng còn bị kẹt lại. Té ra ổng cũng là dân tị nạn giống chị em mình. Mẹ thằng Hakim có vẻ cảm phục ổng lắm!”
Cô gái bước tới khung cửa sổ. Nắng chan hòa bên ngoài. Cô ngước nhìn bầu trời cao. Mây trắng bay bay. “Mây ơi mây bay về đâu?” Cô ước gì nhớ được trọn bài hát mà ngày trước mẹ thường hát vu vơ khi một mình.
“Chiều rơi cho lòng lạc loài chơi vơi.”
~ ~ ~ ~ ~
Mùa thu 1991
Ông hàng xóm thân yêu,
Phải hơn mười năm sống ở xứ này, những lời nói ngày trước của ông đúng và thấm thía dường bao.
Quả thật, xứ Mỹ hấp dẫn biết bao người. Nó như thỏi nam châm cuốn hút những ai muốn chọn ước vọng cho cái tôi. Xứ sở tự do, giàu mạnh, văn minh nhất nhì thế giới. Tiện nghi vật chất và tự do cá nhân được dán vào nhau bằng thứ crazy glue.
Bởi thế ông nói, “Được làm công dân xứ sở này là điều khó lòng từ chối.” Lời ông nói khi hai chúng ta cùng đứng quay lưng nhìn về phía sau, mỗi người mỗi phương, nơi cả hai đã ra đời, đã sống, đã lìa xa, có chung cơn mộng dữ. Rồi ông tiếp, “Để chối bỏ tất cả, nhất định nhận mình là đứa con quê hương dù bị ruồng bỏ là sự lựa chọn khổ đau, đầy nước mắt.” Tai tôi lắng nghe lời ông tâm sự, nhưng trong mắt tôi, hình dung những cụm mây đang lồng lộng trên bầu trời. Chúng tụ, chúng bay, chúng tan. Chúng vô xứ. Chúng hoàn toàn tự do.
Chiều nay nắng vàng rực một mảng ở chân trời, chói chan hình ảnh thiếu nữ mười chín xuân thì, má đỏ au, miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi thắm của hơn mười năm trước bỗng lao xao trở về.
Tôi nhớ cái ghế gỗ màu đất sét ở hiên nhà. Những chiều xuân tôi thường ngồi hong tóc. Vạt hoa mười giờ mọc trước cửa nhà. Cây chanh mọc vườn sau. Những đêm hè trời tối muộn tôi thường đi loanh quanh khu chung cư xem bọn con nít đùa chơi. Ngày đó tôi như hoa qùy vàng nở rộ để mắt mũi ông luôn luẩn quẩn. Tôi biết rõ, rất rõ… mắt mũi ấy dừng lại lâu nhất ở môi và ngực.
“Cô có đôi môi rất đẹp.” Một lần nói thế với giọng cố bình thản nhưng tôi cảm được sự chao đảo trong lòng.
Có những đêm thâu, chỉ riêng mình tôi, tưởng tượng khuôn mặt ông. Khuôn mặt ở sâu trong tôi suốt thời gian con gái. Khuôn mắt với những lằn nhăn lịch sử ưu uất nằm vắt ngang qua trán. Chúng gợi trong tôi mối tò mò khó lý giải bằng trí óc lẫn con tim. Phía sau những lằn nhăn đó, ần chứa gì? suy tư gì? chọn lựa màu sắc nào?
Những ngày của chúng ta đã hơn mười năm trước.
Ngày đó ông như cây cổ thụ vừa bị bứng trồng ở một nơi khác. Hoa lá rơi rụng, thân cây đổi màu. Tôi ngày đó như trời vừa rạng sáng. Bà giáo Mỹ, dáng to cao, ưa mặc đầm xòe sặc sỡ, thường nhắc nhở trong giờ học ở những ngày bên đảo, “Các anh các chị luôn mở lòng giang tay đón chào nơi mình sắp đến. Bởi không nơi nào, xã hội nào tự đến vồ lấy mình cả.” Lời nói đã in hằn trong tâm khảm đám tị nạn tóc đen thần phách tơi tả trên đảo Phi nắng nóng ngất người.
Mỗi lần đứng trước những khó khăn, nghịch lý của cuộc sống tôi thường nghĩ đến ông. Hoặc đôi khi bất chợt nhớ tới ông, tôi nhoẻn miệng cười. Bởi nhiều lần ông nói, “Hãy giữ nụ cười tươi thắm như thế, nhé!”
Ông yêu qúy, ông còn nhớ lần cuối cùng gặp gỡ?
Đó là buổi chiều cuối thu nắng chưa chịu tắt. Tôi qua nhà ông hỏi câu chuyện thắc mắc ở trường. (Khi có điều gì thắc mắc tôi hay qua ông hỏi ý kiến. Từ đổi ngành học, chỗ làm, mua xe cũ đầu tiên đến chọn màu sắc cây son). Cửa ngoài để hé, tôi lên tiếng không nghe đáp trả. Tôi tò mò, rón rén lần vào phòng ngủ, giang san của riêng ông, nghe tim thình thịch liên hồi. Tôi biết mình đang làm chuyện táo bạo, liều lĩnh. Trên giường, ông nằm lặng im. Căn phòng sách báo ngổn ngang. Trên bàn viết, lẫn giữa chai rượu mạnh, gạt thuốc đầy tàn, là bức thư, chữ viết gửi từ quê nhà ông, xứ Ethiopia.
Tôi đến cạnh giường, người ông lúc đó đầy hấp lực cuốn hút tôi. Tôi nhìn khuôn mặt người đàn ông đang say, đang bệnh, đang lọt thỏm, đang thất lạc. Tôi ngồi xuống mép giường, úp hai bàn tay tay lên mặt ông, xoa tìm những lằn nhăn ưu uất định mệnh. Tôi vục mặt trên ngực ông. Thời gian ngưng thở. Và rồi, một tay ông nắm giữ bàn tay tôi, tay kia, luồn vào áo tìm bầu vú tôi. Tay ông nóng hổi. Bức tường trắng trước mắt là màn sương trắng đục, lấp lánh trong màn sương trắng đục là chùm pháo bông nổ tung muôn vạn sắc màu. Thời gian ngưng thở. Lần đầu giữa ông và tôi, biên giới xóa nhòa.
Ông hàng xóm nghệ sĩ thương yêu,
Và từ buồi chiều hôm ấy, hành trình vào đời của tôi có luôn vẻ đẹp yêu kiều của hai giọt nước mắt ở khóe mắt ông. Giot thăng hoa. Giọt sầu đau.
Đúng một tuần lễ sau, ông rời khỏi khu chung cư.
Bức tranh duy nhất ông vẽ lại sau khi rời xứ, là bức tranh ông vẽ tôi, thằng Vinh trao cho tôi đúng sinh nhật tôi hai mươi tuổi như lời ông dặn.
Chiều nay, cũng là chiều cuối thu. Tôi đứng trên lầu cao căn nhà trọ, đốt bức tranh, thả tro tàn bay lộng theo gió cuộn theo màu lá chết. Cuộc đời tôi rẽ sang ngã quanh, tuần tới tôi đi lấy chồng. Bức tranh là dấu vết đẹp nhất thời con gái tôi hằng nâng niu. “Qùy vàng”, tên bức tranh tôi đặt. Qùy vàng mong manh từ màu sắc đến nét mặt, nhưng đôi môi và bầu vú chất chứa rạo rực, sẵn sàng vấp ngã.
“Qùy vàng” tuyệt vời ở sự đằm thắm trong sáng dù bị nhào nắn giữa muôn trùng khốc liệt.
Thỉnh thoảng, trong giấc mơ, tôi thấy tôi trong bức tranh là hình ảnh không-thất-vọng của mẹ, hoặc, tôi biến thành khuôn mặt không-vô-cảm của vợ ông. Thức dậy, lòng tôi dịu nhẹ tựa tơ trời.
Tôi mong tro của bức tranh trở về với cát bụi.
Biển Santa Cruz, 1991
2
Tiểu thuyết
1995
3
Tập thơ
1998
khe hở
giữa chăn gối drap giường nhăn nhíu
giữa trưa không mùa
giữa nơi hai cuống rốn của anh và em đã rã tan trong đất
và giữa hai ta
là mồ hôi nước mắt nước dãi tinh dịch
hoà tan
em nằm ngửa
thẳng hai chân lên
trời
em nhìn anh và anh tìm em
qua khe hở giữa hai đùi em
khép
đùi em khép
không kín mít như đùi gái tây gái mỹ — em cười to
mắt lóng lánh
bên kia khe hở
giữa hai đùi em
là cả bầu trời tự do — anh cười to
mắt sòng sọc
anh cố vạch hai đùi em
thò đầu
không được
không thể được
giữa lặng im anh vẫn nghe tiếng quát tháo của đoàn quân vô hình
luôn sẵn sàng siết cổ anh
bọc quanh họ là khối quyền lực đá tảng
nghiền nát anh bất cứ lúc nào
em về đây sống với anh
giọng pha chút gia trưởng cố hữu làm em ghét sợ, buồn bã, tức giận
dẫu chân thành
vậy anh đang tồn tại bằng khoảng cách khe hở à? Giọng em gợn sóng
mái tóc anh bạc sóng
đùi anh khẳng khiu phủ màu bạc nhược
em nhìn vừa thương vừa khó chịu
nhưng sao vẫn vác xác về
gục đầu &
vục mặt
rồi khi một mình
em thụt lui
đứng tựa cánh cửa
nhìn bầu trời rộng mở
mồm nhai
nhai
và nhai
những viên kẹo cốm
anh tìm mua
gửi em
ôi, tình hai ta quả là
tội
khe hở giữa hai đùi em khép (không) kín
để anh hít thở anh mộng mơ anh suy tưởng
anh còn là anh
được yêu em
hỡi em yêu
Bài học vỡ lòng
Năm mười ba tuổi
lần đầu tiên nhìn xuống thân thể mình
loang nhạt chút màu đỏ thắm tươi
cảm giác chới với
lẫn hoan hỷ
chợt ào ào tới...
để rồi gần gũi với mình hơn
Năm mười lăm tuổi
đứng ngắm mình trần truồng trong gương
đưa nhẹ hai tay
vuốt ve cổ vai bụng
ngực dậy thì con gái
đầu vú bỗng nở bung
trong khoảnh khắc
cảm giác chan hòa như ngửa mặt hứng nước mưa tuôn trào từ máng xối
để rồi thương yêu mình hơn
lần đầu tiên nhìn xuống thân thể mình
loang nhạt chút màu đỏ thắm tươi
cảm giác chới với
lẫn hoan hỷ
chợt ào ào tới...
để rồi gần gũi với mình hơn
Năm mười lăm tuổi
đứng ngắm mình trần truồng trong gương
đưa nhẹ hai tay
vuốt ve cổ vai bụng
ngực dậy thì con gái
đầu vú bỗng nở bung
trong khoảnh khắc
cảm giác chan hòa như ngửa mặt hứng nước mưa tuôn trào từ máng xối
để rồi thương yêu mình hơn
Trong đêm đen
năm mười bẩy tuổi
lần đầu tiên
khám phá ra thân thể kì lạ của người đàn ông
sau nụ cười-giọt nước mắt (tự) dâng hiến
là khoảng cách
hun hút dài
thăm thẳm dài
chập chùng dài
.....
Ơi! em lạc mất em.
Xứ Nắng
Tiểu thuyết
Nxb Anh Thư 2000
Âm vọng
Tiểu Thuyết
Nxb Anh Thư 2003
Bóng Gẫy Của Thần Tích
Tiểu Thuyết
Nxb Anh Thư 2005
(Trích đoạn)
Khi âm đạo mở miệng
Xế trưa, trời nắng loá, người đàn bà đội nón, tay che mặt lững thững bước vào nhà cô nhi, kề miệng vào tai Bí Vàng nói nhỏ rằng bà bị ung thư tử cung, ước nguyện giúp bà được nhìn thấy âm hộ của bà một lần trước khi lìa đời. Rồi nhìn sang m, bà chép miệng, thở hắt, “Con đường từ cổng dẫn vào trong này sao thăm thẳm tựa như sống sót.” Bí Xanh nghe, chợt liên tưởng đến những siêu xa lộ ở Mỹ luôn mắc dính vào nhau. Bà trên 50, chưa già nhưng không còn trẻ, dáng vẻ vừa đáng thương vừa đáng tội, vừa khờ vừa khôn, vừa hồn nhiên vừa lão luyện. Bí Vàng nắm tay bà dẫn vào phòng m lau sạch cửa mình bà bằng nước ấm và xà phòng thơm. Công việc trong quá khứ bà đã từng làm với biết bao khách hàng đàn ông. Bí Xanh đứng cầm tấm gương cho bà ngắm ngó. Bí Vàng tả tỉ mỉ từng chi tiết như đọc bài thơ dài. Âm đạo là cái hầm, nuốt trọn. Là cái hang, hun hút dài. Là cái động, vọng vang… Bà nằm ngó âm hộ mình qua tấm gương, không tỏ vẻ e thẹn, yêu thích, ngạc nhiên hay sợ hãi. Có lúc bà thở dốc, trán rịn mồ hôi. Bà đút ngón tay sần khô tìm kiếm (vật) gì ở bên trong. N giúp bà banh rộng hai chân. Cái h(á)ang nằm ngay giữa trung tâm thân thể: u tối, heo hút, lạnh lẽo. Lâu lắm rồi, không dấu vết người. Âm đạo, nơi giúp bà kết tụ, cho ra đời đứa con: Tình Mẫu Tử. Cho bà biết thế nào là yêu thương ngây ngất khi giao hợp với chồng: Nghĩa Phu Thê. Phải băng bó mỗi tháng khi có kinh suốt mấy chục năm: Yêu Bản Thân. Thời con gái, khi chưa ai sờ mó, ôi! nó thơm tho đẹp đẽ làm sao! Rồi cũng nhờ nó, một thời giúp nuôi sống bà. Biết bao đàn ông lăn xả vào tìm kiếm sự ấp ủ, hoan lạc, thỏa thuê. Nó có khả năng biết(n) người đàn ông chạm vào là/thành đạo tặc hay đạo hạnh. Rồi giờ đây, cũng vì nó, bà phải lìa xa cõi đời này. Cánh cửa tử/sinh eo xèo như mảnh lụa nhàu nát một cách cố ý, mà một thời nó căng phồng như miếng thạch tươi. Ôi! đóa hoa héo rũ bởi thời gian. Làm thế nào để vẻ đẹp tàn tạ không kém vẻ đẹp thắm tươi? Từng thớ thịt xếp lớp, mềm lả, yêu kiều. Hình tượng con sò, hến, hàu tươi mát, thơm ngon. Bà đưa ngón tay lên mũi, ngửi mùi của mình. Bà đút ngón tay vào miệng, nếm vị của mình. Bốn người đang hiện diện hoàn toàn biến mất trong tầm mắt bà. Bà đã xa lạ với nó suốt dọc kiếp nhân sinh, dù nó ngự trị trên thân thể bà từ ngày lọt lòng mẹ. Có lúc nó bé như hạt đậu xanh, có lúc nó căng phồng như quả cà chua chín, giờ thì nó tóp teo như ruột cau héo. Nhúm lông úng úa níu kéo lòng thủy chung một thuở là khu rừng rậm rạp, rồi đây (sẽ) là nấm mồ hoang phế. Bao năm qua, bà chỉ chạm nó khi cần rửa sạch. Còn bé, bà đã được dạy rằng, nó là thứ hôi tanh, dơ bẩn, xấu xí phải luôn che giấu. Không được nhìn và sờ. Lớn lên, bà để biết bao bàn tay đàn ông hoang lạ, điếm đàng bỏ tiền ra rờ rẫm, thọc mó, thăm dò nông hay sâu, to hay nhỏ, xấu hay đẹp, mùi vị, màu sắc ra sao, chuyên chở âm thanh gió hay ểnh ương trong đêm tối tăm ngập lụt? Giờ đây, khi sắp sửa chấm dứt kiếp nhân sinh, bà mới (đang) tìm lại được, nhưng nó đã héo khô, ủ rũ, u sầu. Ðường nó đi, bình thường như cái hẽm chật chội, nhưng khi cần, nó nở rộng như xa lộ để đưa cả chiến hạm ra trận mạc. The vagina is a metaphor for self-love. Một lúc sau, như thân cây được tưới , xác chết được hồi sinh, sức sống trong bà bỗng trổi dậy mãnh liệt. Ồ, chỗ đó, dưới đó, cái đó, ở đó, nó đó, là đó, nơi đó, đó đó, là nó, ôi nó… cực đau cực sướng… Bà nói một tràng, rồi bật cười to. Cái Ðó ngầm chỉ cửa mình thân thương của bà. Là đền thờ đền thánh. Là miếu là am. Là sự đời. Là con sò là cái ao là cái giếng. Là đóa hoa dại. Là lá sen lá đa lá diêu bông. Là phần dưới, chỗ kín. Là âm hộ/đạo, là tử cung. Là cái lồn. Là đồ là đách là hột le mồng đốc lưỡi chim cần câu ghe ghẹ. Là hạt thịt, hột thị. Là bươm bướm hĩm húm quạt nan. Nó chẳng cần tô son đánh phấn, diện áo mặc quần, đeo trang sức, cài hoa tươi. Lông phủ kín như cỏ mọc quanh nhà, rong rêu bám quanh hòn non bộ. Sắc đỏ, tím, lam, hồng, xanh, nâu nhạt đậm biến đổi không ngừng. Lớp xếp lớp, giáp ranh giới trời đêm, giáp đường ranh tội lỗi, giáp ranh giới niết bàn. Mép môi lúc khít lúc hở lúc liền nhau, thể hiện sự liên tục, sướng ngất ngây (được) nhiều lần. Nó phủ nhận chia cắt. Không cần phô trương, không cần chứng tỏ, không cần khẳng định. Không muốn bị khống chế. Không đi chiếm đoạt hay dọa nạt bất kì ai. Là bên trong, giữ kín, ẩn nấp, bí mật. Giờ thì bà muốn lộn trong ra ngoài, ít nhất một lần, trước khi từ biệt trần gian. Lời diễn lời bình lời tả lời kể lể từ miệng Bí Vàng lọt qua tai người đàn bà lúc này như khóc cười/ước vọng/cầu kinh. Giọt nước mắt lăn chảy khó lòng định đoạt nỗi khổ đau hay niềm hạnh phúc. It is magical, filled with mystery & wonder. Nước mắt trộn mồ hôi, mặn chát. Nước cửa mình và máu cũng mặn chát. Vị mặn chát lao tâm, lao lực của kiếp nhân sinh. Mạch nước không hề cạn. Kiềng ba chân đặt ba góc, triangular, trái tim, chiếc nón, cái quạt. Bụng Bí Xanh quặn thắt, chỗ kín đóng/mở mở/đóng diễn ra trước mắt, môi Bí Vàng đang mím/hở hở/mím. Thân thể Bí Vàng bỗng toát ra mùi rạ cháy tóc cháy lông cháy. Âm hộ m là mặt trời chói lọi tạt giạt bóng đêm. Mắt Bí Xanh phát tia rực sáng. N thấy cả khối người anh đang ngập ngút trong đó. Mắt người đàn bà từ từ nhắm, nói một tràng trong cơn mê sảng, “Bí Xanh có cái bớt đỏ ở mông trái, hình chiếc thuyền úp. Bí Vàng có cái bớt đỏ ở mông phải, hình nửa vầng trăng. Ngày trước trong sân nhà cô nhi này từng có cái ao nước trong vắt. Người đàn bà chột mắt với trái tim vĩ đại. Xác thân con cún ghẻ đã rã làm phân bón cho giàn bí mãi mãi xanh tươi mà nay mai… cũng sẽ bị thiêu rụi bởi sức nóng mặt trời… mấy đứa phải bảo trọng…sống tận cùng trong từng khoảnh khắc… yêu mình yêu người… ráng giữ gìn thân tâm… tất cả đều vô thường vô thường vô…”
Trời bên ngoài nắng vẫn loá.
(Trích đoạn tiểu thuyết Bóng gãy của thần tích)
Những Người Đàn Bà Đến Từ Hỏa Tinh
(?)
(?)
Tiểu thuyết
2010
Mùi Của Riêng Em
Tập thơ
2011
Mùi của riêng em
Con người trừu tượng như lịch sử
màng trinh hư ảo chẳng là em
anh mãi đi tìm.
Con cá hanh giẫy chết với cái bụng rỗng.
Sự vắng mặt của em đêm nay giữa những người bạn
bởi vắng mặt nên luôn là sự thèm khát,
và không hề mất.
Em, với nhiều quá khứ mà chính em cũng không thể nhặt nhạnh,
nhớ hết được.
cánh chuồn chuồn rất mỏng
chiêm bao đã là thơ
Nhưng làm sao em điều khiển được sự bất hạnh thành điều tốt lành?
Trong giấc mơ, ngôn ngữ khắc trên da thịt em nằm trải dài nối hai đầu kinh giới.
Ý nghĩa luôn đổi thay
Lịch sử cũng thế,
giới hạn & chọn lựa
của quá nhiều người
Trong giấc mơ,
mùi máu mùi nước mắt mùi hơi thở nồng nàn của em di chuyển không tiếng động theo đường gân trong thân thể anh.
Mộng dữ hay lành nằm ngoài tầm kiểm soát của ký ức
biến đổi liên tục
như lạ mùi và khác mùi
nhưng,
anh luôn nhận ra mùi của riêng em. Em yêu.
Truyện ngắn
&
Truyện cực ngắn
&
Truyện cực ngắn
Jan và Jack
Khớp xương cổ chân của má bị trật, ba phải đưa má vào nhà thương bó bột. Con Jan 10 tuổi và thằng Jack 12 tuổi được đưa sang nhà bà ngoại.
Bữa ăn trưa là hai đĩa spaghetti do bà ngoại nấu. Nước uống là hai ly nước lạnh.
Lúc bà ngoại đi vào phòng trong, con Jan nhìn thằng Jack nói, “Nếu giờ Chúa hiện ra, em sẽ xin Chúa biến hai ly nước lạnh này thành hai lon Coke.”
Thấy anh nó ngồi im, con Jan hỏi,” Nếu giờ Chúa hiện ra, anh xin Chúa điều gì?”
“Nếu giờ Chúa hiện ra hả? Tao sẽ tặng ngay ông ấy cái tát.” Thằng Jack nói. Con Jan há hốc mồm, thằng Jack tiếp, “Để tao xem ông ấy có đưa nốt cái má bên kia không?”
Bữa ăn trưa là hai đĩa spaghetti do bà ngoại nấu. Nước uống là hai ly nước lạnh.
Lúc bà ngoại đi vào phòng trong, con Jan nhìn thằng Jack nói, “Nếu giờ Chúa hiện ra, em sẽ xin Chúa biến hai ly nước lạnh này thành hai lon Coke.”
Thấy anh nó ngồi im, con Jan hỏi,” Nếu giờ Chúa hiện ra, anh xin Chúa điều gì?”
“Nếu giờ Chúa hiện ra hả? Tao sẽ tặng ngay ông ấy cái tát.” Thằng Jack nói. Con Jan há hốc mồm, thằng Jack tiếp, “Để tao xem ông ấy có đưa nốt cái má bên kia không?”
Bóng / Hình
Tôi nhìn thấy tôi đang đi xa, quá xa vào một cái tôi khác. Cái bóng/hình tôi thật hay giả tôi không cần biết. Mái ngói cũ sì phủ lá sồi trăm tuổi run cong sợ hãi khi chạm vào thương tích thầm kín dù bằng trí nhớ.
Kỷ vật còn lại là vài cọng cỏ em. Màu son rực thắm. Cái lục lạc trong đêm khuya đôi khi bất chợt leng keng gợi nhớ hạnh phúc muộn mằn. Những con chữ lửng lơ chất chứa trên bầu trời. Và màn vải khói lam chiều lung lay dọc theo đường mông em tay anh mải mê bấm sâu tìm nốt nhạc thầm ru rồi tự bôi xoá.
Anh đưa tay mở cánh cửa. Em ngồi bệt đợi chờ giữa hành lang trước và sau dài vô tận.
Kỷ vật còn lại là vài cọng cỏ em. Màu son rực thắm. Cái lục lạc trong đêm khuya đôi khi bất chợt leng keng gợi nhớ hạnh phúc muộn mằn. Những con chữ lửng lơ chất chứa trên bầu trời. Và màn vải khói lam chiều lung lay dọc theo đường mông em tay anh mải mê bấm sâu tìm nốt nhạc thầm ru rồi tự bôi xoá.
Anh đưa tay mở cánh cửa. Em ngồi bệt đợi chờ giữa hành lang trước và sau dài vô tận.
Đường vào văn chương
Trong buổi gặp gỡ những người cầm bút, ông nhà văn (nổi tiếng) quay sang tôi, khệnh khạng khuyên, “Phụ nữ như cô, muốn được yên thân thì chớ dấn thân vào chuyện viết lách.” Ông (tự) giải thích dài, dài lắm, rồi tóm tắt bằng cách quay sang người đàn ông ngồi bên trái, kéo cổ áo, cao giọng, “Đàn ông chúng tôi luôn mặc áo size large hoặc extra large... biển rộng sông dài, núi cao gió lộng... còn cánh đàn bà các cô luôn mặc áo size small hoặc extra small... suốt ngày loanh quanh xó bếp hoặc thay tã cho con... thì tư tưởng đếch đâu ra mà viết.”Trong buổi gặp gỡ những người cầm bút, nhà thơ (lớn) đến từ phương xa biết tôi làm thơ, ông tìm vài phút riêng, vừa tán vừa răn tôi, “Đàn bà con gái không nên làm thơ, vì làm thơ là phải sống, phải trải nghiệm thì thơ mới hay, mới được độc giả đón nhận.” Rồi ông chỉ người đàn bà bận áo sơ mi tím ngồi đối diện, nói, “Bà ấy cũng là nhà thơ, đã in được hai cuốn, phải qua hai đời chồng.” Rồi ông tiếp, “Đàn ông chúng tôi như củ gừng, gừng càng già càng cay...càng từng trải càng hấp dẫn, còn đàn bà mà từng trải thì vứt.”
Trong buổi gặp gỡ những người cầm bút, ông chủ bút của một tạp chí văn học bảo rằng sau khi đọc truyện ngắn tôi gửi đến tòa soạn, ông không thể đăng được vì văn tôi lai căng, ba rọi. Ông tiếp, “Để trở thành nhà văn thì vốn từ vựng phải trên vài ngàn, văn phạm phải chuẩn.”
Bạn văn nam lớn hơn tôi mười tuổi, nói thật lòng rằng đàn bà luôn cả tin còn đàn ông hay cả nể. Lần này tôi không im lặng, cười trong bụng như những lần trước mà trừng mắt, nói to, “Một là anh bạn không có óc, hai là anh bạn chưa bao giờ biết yêu.”
Đêm Cuối
Tiếng thở dốc cùng cái siết chặt tay. Êm ả bềnh bồng. “Anh nghe không? Tiếng sóng.” “Suỵt” ngón trỏ anh vội khoá chặt môi em. Khua tay gạt bông hoa ngái ngủ em nằm ngó sâu vào những điều không (thể) biết.
Ngưng đọng. Chiếc chìa khoá thời gian của hai ta ai đang nắm giữ? Buổi chia tay quả là khó nhọc. Lao xao cùng cánh quạt máy bay. Giọt nước mắt cứng đặc ngáng ngang tròng mắt...
Ngưng đọng. Chiếc chìa khoá thời gian của hai ta ai đang nắm giữ? Buổi chia tay quả là khó nhọc. Lao xao cùng cánh quạt máy bay. Giọt nước mắt cứng đặc ngáng ngang tròng mắt...
Sao chỉ là ước, muốn và mơ
Tóc mọc chạm vành tai, tôi được cậu Tám nắm tay dắt đi trên con đường làng. Chiến tranh lỗ chỗ như trí khôn. Mùi súng đạn, tiếng khóc than hoà lẫn tin tức chiến trường từ máy phát thanh. Tôi nhìn ba người đàn bà nón rách chân trần oắn người gánh gạo, gánh cá, gánh rau trên đường đê dẫn ra chợ. Đường đê ngun ngút nắng-nóng-bụi. Tôi kéo tay cậu, nói, cháu ước sau này, khi cháu lớn, cháu sẽ trồng một cái cây me to thật to trên đường đê này. Cậu cúi đầu hỏi tôi để chi vậy. Tôi trả lời, để cho ba người đàn bà gồng gánh kia ngồi nghỉ một chút cho mát. Cậu Tám bóp chặt tay tôi.
Tóc mọc chạm bờ vai, tôi đến Mỹ. Cuối tuần, người bảo trợ chở tôi đi chơi. Nhìn những người đứng ở đầu ngã ra xa lộ xin quá giang. Những chiếc xe thản nhiên lướt qua mặt họ. Mỗi chiếc xe vút qua là một lần cánh tay thõng xuống, đồng nghĩa nỗi thất vọng do số phận không may. Tôi quay sang nói với ông bảo trợ rằng sau này con lớn đi làm có tiền, con sẽ mua một cái xe to như xe bus. Để làm gì, ông bảo trợ hỏi. Con muốn chở những người không may xin đi quá giang. Ông bảo trợ đưa bàn tay xoa xoa đầu tôi
Tháng năm 2012, tôi lên internet thấy cảnh hai má (Lài) con (Thủy) đã dùng “vũ khí” cởi truồng để phản kháng những đại gia đang cầm quyền cướp nhà lấy đất của họ. Trời trưa nắng đổ, hai má con bị đám vệ sĩ lôi xềnh xệch băng qua đất đá, máy cày, cỏ cây, đống vật liệu xây cất. Nắng nóng và phẫn uất cuộn cuốn theo thân xác loã lồ của hai người đàn bà. Đêm đó tôi ngủ mơ, thấy mình trần truồng, hai tay cầm hai ly chanh dây (loại nước giải khát tôi rất thích uống dạo sau này) đến cho hai má con bà Lài.
Sáng thức dậy, tôi nhìn tôi trong gương, nói, mía ơi, sao chúng chỉ là ước, muốn và mơ?
Tóc mọc chạm vành tai, tôi được cậu Tám nắm tay dắt đi trên con đường làng. Chiến tranh lỗ chỗ như trí khôn. Mùi súng đạn, tiếng khóc than hoà lẫn tin tức chiến trường từ máy phát thanh. Tôi nhìn ba người đàn bà nón rách chân trần oắn người gánh gạo, gánh cá, gánh rau trên đường đê dẫn ra chợ. Đường đê ngun ngút nắng-nóng-bụi. Tôi kéo tay cậu, nói, cháu ước sau này, khi cháu lớn, cháu sẽ trồng một cái cây me to thật to trên đường đê này. Cậu cúi đầu hỏi tôi để chi vậy. Tôi trả lời, để cho ba người đàn bà gồng gánh kia ngồi nghỉ một chút cho mát. Cậu Tám bóp chặt tay tôi.
Tóc mọc chạm bờ vai, tôi đến Mỹ. Cuối tuần, người bảo trợ chở tôi đi chơi. Nhìn những người đứng ở đầu ngã ra xa lộ xin quá giang. Những chiếc xe thản nhiên lướt qua mặt họ. Mỗi chiếc xe vút qua là một lần cánh tay thõng xuống, đồng nghĩa nỗi thất vọng do số phận không may. Tôi quay sang nói với ông bảo trợ rằng sau này con lớn đi làm có tiền, con sẽ mua một cái xe to như xe bus. Để làm gì, ông bảo trợ hỏi. Con muốn chở những người không may xin đi quá giang. Ông bảo trợ đưa bàn tay xoa xoa đầu tôi
Tháng năm 2012, tôi lên internet thấy cảnh hai má (Lài) con (Thủy) đã dùng “vũ khí” cởi truồng để phản kháng những đại gia đang cầm quyền cướp nhà lấy đất của họ. Trời trưa nắng đổ, hai má con bị đám vệ sĩ lôi xềnh xệch băng qua đất đá, máy cày, cỏ cây, đống vật liệu xây cất. Nắng nóng và phẫn uất cuộn cuốn theo thân xác loã lồ của hai người đàn bà. Đêm đó tôi ngủ mơ, thấy mình trần truồng, hai tay cầm hai ly chanh dây (loại nước giải khát tôi rất thích uống dạo sau này) đến cho hai má con bà Lài.
Sáng thức dậy, tôi nhìn tôi trong gương, nói, mía ơi, sao chúng chỉ là ước, muốn và mơ?
Truyện ngắn / tùy bút
Căn phòng 2.2 - âm thanh sóng
Khi anh cởi quần lót bên trong phòng tắm
bên ngoài này, em nằm gối đầu lên hai cánh tay mình, mắt ngó đỉnh trần
Khi anh bước vào bồn tắm
mắt em vẫn còn ngó đỉnh trần
Khi toàn thân anh ướt đẫm nước vòi sen
em đổi thế nằm, mắt dõi theo ánh nắng ngoài trời, qua mảnh màn hé mở
Khi tay anh xoa xoa xà-phòng lên tóc
nắng ngoài trời rực sáng
Khi tay anh xoa xoa xà-phòng lên cổ vai ngực
nắng ngoài trời rực sáng thêm một chút
Khi tay anh xoa xoa xà-phòng nơi ấy
nắng ngoài trời rực sáng thêm một chút nữa
Nơi ấy giờ thì mềm xìu, bé tí, bình thường như vành tai, chóp mũi, khuỷu tay, đầu gối, gót chân... như bất cứ phần nào trên thân thể anh
Trước đấy một giờ. Nó cương-cứng, nóng-hổi, hùng-hổ trong miệng em, giữa rãnh ngực em, trên mông em... Nó cố đâm thấu-xuyên-sâu-qua bao lớp da thịt để vào được trong em. (Là nó, chẳng thuộc về ai)
Độ nóng làm tim em chảy
Độ cứng làm trí em mềm
Độ sâu, rã tan thân-xác em
Khi anh bước ra khỏi bồn tắm, lau vội làn da đẫm nước, bên ngoài này, em trở người quay mặt vào vách, ngó bức tranh treo trên tường: màu lam trời chiều, vòm lá sồi vươn lên từ phía sau nóc nhà ngói đỏ, ô cửa sổ rất rộng. “Để người đàn bà dễ leo.” Anh nói. “Không phải, để cả hai cùng dễ leo.” Em nói
54 bức tranh treo trên tường trong 54 căn phòng cùng một chu vi cùng nhốt kín âm thanh sóng
Hoa Lư
Ra Bắc, một nơi tôi đã dự định trong đầu, bất cứ giá nào, cũng phải tìm đến, đó là cố đô Hoa Lư.
Ngày còn bé, học lớp bốn, tấm tranh treo trên tường đối diện chỗ tôi ngồi, vẽ hình thằng bé mặc quần đùi, áo hở rốn, chân trần, tóc để chổm, chạy đùa nghịch cùng đám bạn chăn trâu, tay phất phơ ngọn lau. Hình ảnh ấy cứ ăn sâu vào trí não tôi. Thằng bé chăn trâu nghịch ngợm ngày đó là Đinh Bộ Lĩnh. “Anh hùng xưa nhớ thời niên thiếu, lấy cây lấy lau làm cờ, quên mình giúp nước, hết sức giữ gìn non nước, tiếng lừng nước Nam.” Cũng như hàng ngàn đứa trẻ cùng thời cùng lứa, ham vui, phá phách, nghịch ngợm, bày trò chơi, nhưng chỉ khác là, trò chơi bày binh bố trận ấy, sau này làm nên lịch sử, với biệt hiệu: Ông vua mục đồng.
Đinh Bộ Lĩnh, tên đứa bé khi còn chăn trâu, nhưng khi lên làm vua, đổi thành Đinh Tiên Hoàng. Ông là người đặt viên đá đầu tiên cho nền độc lập, thống nhất nước nhà. Đất nước tự chủ, phát triển văn minh, văn hóa. Ông đặt năm ngôi hoàng hậu ngang hàng bình đẳng: Đan Gia, Trịnh Minh, Kiểu Quốc, Cù Quốc và Ca Ông. Ông quả là người mê đắm đàn bà. Rồi ông chế ra những vạc dầu sôi, nuôi hổ, báo trong vườn, dựng cột đồng nung đỏ không ngoài mục đích trừng trị kẻ nào chống đối, đi ngược lại chính sách ông. Nhưng chí ông lớn và tầm nhìn ông rộng. Ông biết trọng người có học, dù vốn liếng học thức của ông ít ỏi. Ông quy định triều chế, đặc biệt trọng dụng những Thiền sư học lực uyên bác, đặt cấp bậc cho tăng đạo. Các sử gia khó tính như Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên còn phải khen ngợi và so sánh ông với Triệu Vũ Đế.
~~~
Chiếc xe Toyota cũ kỹ, xỉn màu dùng chở khách đi đường xa.
Cố đô Hoa Lư là nơi hiếm hoi người đến thăm viếng. Trên xe, cả thẩy ba người, là ông giáo sư đến từ Thụy Điển, anh tài xế, và tôi.
Bẩy giờ sáng, xe bắt đầu ra khỏi thành phố Hà Nội. Cảnh vật càng lúc càng rõ. Cái rõ của sự nghèo nàn thê thảm như bị trời cố tình đày bất cứ sự sống, sự vật nào hiện hữu nơi đây. Những khu chung cư tối tăm u ám, đầy ứ người. Những cành cây khẳng khiu, vá víu làm con đường dẫn vào những căn nhà trên mảnh vườn ngập nước và rác rến trôi lềnh bềnh. Tất cả mọi vật cứ lướt qua, lướt qua trước mắt tôi…
Mái tranh, vách lá, đường đê, ao nước, bóng cây, cục đất, cục đá… những khuôn mặt không ngày tháng chậm rãi rảo bước. Những mặt trâu và mặt người, thoạt nhìn, từa tựa nhau, nhưng nhìn kỹ, mặt trâu lộ chút hân hoan hơn mặt người. Nếu phải chọn một trong hai, trâu sẽ được chọn, không cần đắn đo, suy nghĩ.
Những khuôn mặt thuộc thế giới tiền sử. Sống chỉ để sống, như bản năng, không phân tích, không chọn lựa, không nghĩ ngợi, không cảm xúc. Những đôi chân trần dẫm trên đất đá lởm chởm như gai nhọn. Nắng và nóng tháng tám oi bức tựa nỗi khốn khổ, trốn đâu cũng không khỏi, chạy đâu cũng không thoát. Phải chăng sự khốn khổ làm nên người Việt Nam? Đàn bà đàn ông, trẻ già lớn bé, vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn còn di chuyển bằng đôi chân thời đồ đá.
Khí trời đột nhiên ẩm thấp, nặng màu chì. Trời và đất lẫn lộn, quấn vào nhau, như sắp xụp.
Cố đô Hoa Lư mờ mờ hiện ra trước mặt.
Tôi xuống xe, đi bộ dọc theo con đường nhỏ dẫn vào làng. Hai con mắt tôi dáo dác nhìn quanh tìm kiếm những bụi sậy, thung lau, thung lá. Ăn mày xếp hàng dọc hai bên đường. Kẻ nằm người ngồi. Tóc bạc phơ thay cho những bụi lau trắng. Họ già nua như những ngọn đèn leo lét cạn dầu, đặt trước gió. Mắt không thấy, miệng không răng, nói không thành tiếng. Tất cả như hồn ma dựng dậy từ ngàn năm trước. Những lóng tay xương xẩu, rời rạc ngửa ra xin tiền mà tôi ngỡ như vẫy chào đón tôi.
Khi những lóng tay xương xẩu chạm vào người tôi, người tôi giật lên như đụng phải điện cao thế. Biết đâu một trong những người ăn mày đợi chết này, không là bác-chú-cô-dì của tôi?
Bố mẹ tôi rời Bắc vào Nam năm 1954, cho đến ngày cả hai nhắm mắt – mẹ tôi mất năm 1970, bố tôi mất năm 1976 – chúng tôi hoàn toàn bặt tăm vô tín bà con nội, ngoại.
Tôi bỗng thấy lồng ngực khó thở. Hai chân nặng lết lê từng bước khó nhọc như đeo tảng đá nghìn cân.
Túi dúi tiền vào tay họ. Đám đông ăn mày càng lúc càng kéo lại đông hơn. Tôi cho mà như thí, như vất. Đi mà như chạy. Tâm trí tôi rối bời.
Người gác cổng lăng cũng là ông ăn mày, quần đùi rách tưa gấu, áo không còn cúc, màu da như màu đất, cũng là khuôn mặt người chết cả ngàn năm dựng đứng dậy.
Tôi theo ông vào bên trong, đi dưới những tàn cây rậm bóng. Ông nói, nói nhiều lắm. Ông kể chuyện ngày xưa, thời Đinh Tiên Hoàng còn dùng lau sậy bày binh bố trân. Trời vẫn màu chì, khí âm… Ông nói điều ông muốn nói, đầu óc tôi vẫn tê cứng.
Vào trong đền, màu tối, u ám. Ngàn năm dừng lại nơi chốn này. Người và tượng sững sờ. Hình như ông giơ tay chỉ chiếc trống ngày xưa dùng tập họp quân lính. Ông chỉ mấy viên gạch lót dưới sàn nhà, nói điều gì đó. Rồi ông quay mặt ra cửa, giang tay chỉ mộ Đinh Tiên Hoàng xa xa trên đồi cao, nhưng giọng mập mờ không dám chắc vì xác vua đem giấu hơn là đem chôn, vì sợ vàng bạc, quần áo bị kẻ cắp đào xới. Hình như ông còn đọc cả thơ… Tôi giương mắt nhìn quanh, bụi nhện giăng ngang giăng dọc, bám đầy tường. Trần nhà ám khói, ám mùi, ám màu thời gian.
Tôi bước lại gần, lại gần hơn với ông vua Đinh Tiên Hoàng. Ngước mắt nhìn ông ngồi trên tấm ván cao, tôi với tay lấy nhánh hương, thắp đốt lạy ông vài lạy. Tôi chảy nước mắt. Những giọt nước mắt hiếm hoi từ ngày về lại Việt Nam. Tôi ngậm ngùi thương ông, chia sẻ nỗi niềm cùng ông, thông cảm tấm lòng ông. Cả ngàn năm trước, lúc cầm trong tay cọng cờ lau tập trận cho đến lúc lên ngôi vua, cố công lập quốc, chọn lựa tên nước là “Đại Cồ Việt – Nước Việt Lớn.” Người quý mến ông thì bảo ông là viễn mơ. Kẻ bàng quan thì cho ông đầy tham vọng. Nhưng có bao giờ ông nghĩ rằng một ngày nào đó, hơn ngàn năm sau, dân trong làng ông đứng, nằm, ngồi ngửa tay ăn xin đầy ngoài đường không? Và cả nước ông đang ăn mày thiên hạ không.
Và ông, giờ ngồi đây một mình, giữa trần nhà ám khói, nhện bụi che mờ mặt. Tổ tiên là sức mạnh văn hóa. Nhưng ông ơi! dân nghèo đói quá! Nai lưng lo từng miếng ăn, cái mặc, thì tổ tiên, trong đó có cả ông, cũng bị “vắng mùi nhang khói.”
8/1995
Mơ
1. Rơi
Giữa căn phòng sàn gỗ sần mốc trống hoác trong căn nhà ông bà bảo trợ tôi từ camp Pendleton cuối thu 1975 kê cái nôi mây. Tiếng sơ sinh lúc oe oe lúc thút thít.
Từ hành lang tối, sâu hút vọng tiếng: “Làm sao biết được con chúng ta thuộc về thế giới này?”
Thằng bé, đầu đội đĩa trứng cút trong bức tranh treo trên tường ra lệnh tôi bằng tròng mắt lửa: “Chị lại đây với em!”
Nắm chặt trong tay peanut butter & jelly sandwich nhũn mềm của bà bảo trợ làm cho mỗi sáng mang đến trường ăn trưa, tôi khẽ bước tới, bước tới, bước… thình lình hụt chân.
Giật mình thức giấc, tôi thấy tôi đang rơi.
2. Phóng
Xe lửa vun vút. Ruộng muối trắng toát bên ngoài ô cửa sổ nứt rạn.
Trong toa cuối, hàng trăm hũ mắm, dưa chua, cà muối được xếp đều trên kệ như những lọ đựng dược thảo trong tiệm thuốc Bắc ở phố Tàu San Francisco.
Qua tấm gương phản chiếu, ba thiếu nữ khác màu da trần truồng đang tự mơn trớn. Cô da vàng đang thủ dâm bằng ngón tay giữa.
Lọ chứa thai nhi sáu tháng tuổi cuộn cong người đặt trên kệ cũng đang đút ngón tay giữa vào mồm mút chùn chụt, chùn chụt, chùn chụt…
Choàng tỉnh, tôi thấy tôi đang phóng người ra khỏi toa xe lửa đang chạy với cái lưng ướt đẫm.
3. Bay
Trên chiếc phà khổng lồ đang vượt biên giới từ Puttengarden, Đức quốc đến Roeby, xứ Đan Mạch. Người đàn bà ôm cây cột. Người đàn ông ôm người đàn bà.
“Anh yêu em.” Tiếng sóng vỗ.
“Tình yêu là điểm yếu của phụ nữ, là thứ khiến họ dễ dàng đánh mất mình nhất.” Người đàn bà thầm thì.
Gió lồng lộng. Phà cao năm tầng. Sứa bám thành đàn như thạch dừa lềnh bềnh giữa lòng nước. Khăn quàng cổ người đàn bà phất phơ như phướn lượn.
“Tai trái anh chứa âm nhạc. Tai phải anh chứa tiếng khóc than. Cõi trần này chứa độc dược hay cam lộ hả m?” Người đàn ông thầm thì trong tai tôi, lưỡi ướt và hơi thở sốt.
Tôi dang hai tay, co hai chân, bay vút vào không gian.
Tham khảo thêm về tác giả Lê Thị Thấm Vân
Lê Thị Thấm Vân: Tiếng Thơ Nữ Quyền Hậu Hiện Đại
Lê Thị Thấm Vân: Tiếng Thơ Nữ Quyền Hậu Hiện Đại
Như đa số người nữ viết văn làm thơ, Lê Thị Thấm Vân khởi sự viết bằng ý thức về bản thân và qua những gì xảy ra xung quanh thân thể mình. Đó là “bài học vỡ lòng” giúp nhà thơ nhận thức thế giới. Vỡ lòng qua từng mốc thời gian: Năm mười ba tuổi, năm mười lăm tuổi, rồi:
Trong đêm đen
năm mười bẩy tuổi
lần đầu tiên
khám phá ra thân thể kì lạ của người đàn ông
sau nụ cười-giọt nước mắt (tự) dâng hiến
là khoảng cách
hun hút dài
thăm thẳm dài
chập chùng dài
.....
Ơi! em lạc mất em.
(“Bài học vỡ lòng”)
Lạc mất mình và lên đường đi tìm mình đã mất. Nhưng không như nhiều nhà thơ nữ với vụ “đi tìm mình”, “dám là mình”, “hãy là chính mình” của họ - nỗi đi tìm mình như là một bắt chước đua đòi, nên vướng đọng không ít sự giả tạo, Lê Thị Thấm Vân đã tránh được sự làm dáng đó. Sự khác biệt này đâm rễ thật sâu vào nhận thức về sự lạc mất. Chẳng những lạc mất vào đối thể đang [mưu toan] chiếm hữu tôi hay tôi tự nguyện dâng hiến như là một đối tác luôn ở thế yếu mà, lạc mất ngay trong cách tôi nhận thức.
Ở đây là người làm thơ, nó được thể hiện qua thơ.
Như rất nhiều người nữ viết văn làm thơ khác, Lê Thị Thấm Vân khởi sự cuộc chữ bằng thơ tình lãng mạn và hậu lãng mạn.
tôi giấu thời gian vào trong tóc
tôi ủ mùi hương dưới làn da
tôi vỗ nhẹ tim tôi, hãy khoan đập mạnh
đợi chàng đến
chàng sẽ đến
vào mùa đông năm nay
(“Sáu bài thơ tình yêu” [“đợi chờ”])
Nhưng Thấm Vân ý thức rõ nó và nhanh chóng vượt thoát. Sự thể này khác xa với nỗi hời hợt và đồng bộ trong cái mới [hay cái ra vẻ mới] của không ít nhà thơ nữ hôm nay. Các tác giả trang bị thứ tâm lí rất kì lạ: vừa khao khát đồng lúc vừa sợ khác các bạn đồng hành. Thế là lặp lại nhau, vô thức hay hữu thức. Không chỉ ở ngôn ngữ thơ mà, ở chính thi ảnh và ẩn dụ. Hình ảnh “ngựa” là rất điển hình. Việt Nam không phải xứ ngựa, ở thành phố càng hiếm hơn, nhưng thơ nữ đang tràn ngập ngựa. Nếu ngựa Xuân Diệu (“Và hồn tôi như ngựa trẻ không cương / Con ngựa chiến ngất ngây đường viêu viễn”) biểu hiện nỗi ngây thơ, mơ mộng đẫm chất lãng mạn; hoặc ngựa của Hoàng Hưng là ngựa cô độc đầy kiêu hãnh lạc giữa tập thể bầy (“Em là con ngựa non thon vó / Lạc giữa rừng người hoang vu”) thì ngựa của các bạn thơ nữ trẻ hôm nay nhất tề hô khẩu hiệu đòi tháo cũi sổ lồng, giải phóng mình khỏi buộc ràng phép nhà xã hội. Tất cả – một giuộc!(1)
Đó chỉ là khẩu hiệu, đơn và thuần. Lê Thị Thấm Vân ngược lại - hành động. Sự sâu sắc trí tuệ và sức bùng vỡ bản năng đã giúp nhà thơ này làm được cuộc vượt thoát tâm thức hậu lãng mạn một cách ngoạn mục. Thân xác chỉ được khám phá trọn vẹn khi nó “tương giao” với thân xác khác, thân xác của giới khác. Thử xem “nhân vật” của Thấm Vân khám phá mình qua “Căn phòng 2.2 - âm thanh sóng”. Nhân vật này dõi theo từng động tĩnh của đối tác cùng chuyển biến tâm lí của mình. “Khi anh... khi anh... / em...”. Để cuối cùng:
Khi anh bước ra khỏi bồn tắm, lau vội làn da đẫm nước, bên ngoài này, em trở người quay mặt vào vách, ngó bức tranh treo trên tường: màu lam trời chiều, vòm lá sồi vươn lên từ phía sau nóc nhà ngói đỏ, ô cửa sổ rất rộng. “Để người đàn bà dễ leo.” Anh nói. “Không phải, để cả hai cùng dễ leo.” Em nói.
(“Căn phòng 2.2 - âm thanh sóng”)
Anh nói: Để người đàn bà dễ leo. “Đàn bà dễ” bật ra trên môi anh ngay lúc đó, nhưng nó có cội rễ từ thẳm sâu tiềm thức anh, từ dài và lâu của truyền thống văn hóa dân tộc Việt: Đàn bà đái không qua ngọn cỏ. Nhưng không, em nói: Không phải, để cả hai cùng dễ leo.
Không chút lép vế của giới nào xảy ra ở đây! Yêu nhau say đắm thể nào, làm tình cuồng nhiệt tận đâu nhưng vẫn bình đẳng trong cách suy nghĩ, hành động. Hố phân cách giới hoàn toàn bị san lấp. Suy nghĩ và hành động này còn được Thấm Vân khuếch trương ra bên ngoài xã hội, một xã hội lâu nay mãi sống trong nếp nghĩ, nếp làm đầy phân biệt đối xử: Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng.
Con gái mẹ,
Yêu ai, con cứ fuck họ
Ghét ai, con cũng có thể fuck họ.
Khinh ai, mẹ để tuỳ ý con.
Ai quý mến cưng chiều
con luôn tử tế biết ơn
nhưng không nhất thiết phải để họ fuck.
... Bố con biết tự sướng thân, vác cặc đi đụ tứ phương thiên hạ.
Còn lồn mẹ, cứ ủ kín để dành hiến dâng bố con đêm động phòng.
Đó là điều ngu nhất đời mẹ.
(“Trăng trối”)
Cái yếu nhất của đa số người nữ làm thơ là hiếm khi đưa thơ thoát khỏi quỹ đạo thân xác mình, giường chiếu hay ngôi nhà mình. Bởi, chỉ khi nào tôi học biết “tương giao” với thế giới bên ngoài, tôi mới nhìn ra bản thể tôi rõ hơn, từ đó tôi hi vọng lớn khôn thêm. “Tiếng kẹt cửa réo vang – một con đường”, như cách nói của Mai văn Phấn.
Bên trong và bên ngoài. Thế giới của tôi hay không phải? Cắt chia cánh cửa bởi con ngươi mục ruỗng. Điều đã biết, chưa biết, không thể biết. Cánh cửa lôi tôi đi hay tôi trì giữ? Là biểu trưng bản sắc hay vói người nhìn lui? Cánh cửa vạch định thế giới tôi đang thuộc về đâu. Nhận diện gặp gỡ và đánh mất. Là xung đột (âm ỉ) mãnh liệt liên tục.
(“Cánh cửa”)
Thế giới là cánh cửa kín bưng. Giữa thế giới và tôi hiện hữu những cánh cửa. Đàn ông với tôi cũng là một loại cánh cửa. “Những người đàn ông đến với tôi mang theo trong họ biết bao cánh cửa. Họ mở miệng hoặc câm nín”. Bổn phận của tôi là khiến họ mở miệng. Để tìm đối thoại và đả thông. Đã lâu quá rồi thế giới bị áp đặt bởi độc thoại của đàn ông. Nữ quyền luận không chấp nhận hiện trạng đó. Bắt tay với hậu hiện đại, nữ quyền luận quyết giải tán xã hội xây dựng trên nền tảng ở đó người nam được coi là trung tâm, người nữ chỉ là giới tính hạng hai le deuxième sexe chuyên đóng vai phụ hoặc không vai trò gì cả.
Tại sao “đàn bà không quan trọng bằng đàn ông”? Ai bày đặt ra câu mệnh lệnh cấp “đừng có học cái thói cãi lời chồng”? Nếp nghĩ thâm căn ngàn năm ấy cần phải bị lật trái và xét lại, ở mọi khía cạnh và cấp độ. “Không” phải là tiếng nói phản kháng đầu tiên. Mượn cốt truyện “Anh phải sống” của Khái Hưng, Lê Thị Thấm Vân chế tác [đầy xuyên tạc] để lái câu chuyện sang hướng khác, phục vụ cho ý đồ bài thơ:
tôi muốn sống
... sao tôi không muốn sống?
... Anh phải sống
đó là lời hắn nói chứ không phải tôi đó nghe
(“Anh phải sống”)
“Anh phải sống” là tiếng nói đại biểu cho chế độ nam quyền, bật ra trong giây phút hiểm nghèo của số phận. Ngay cả một Diêm Vương nào đó, Diêm Vương được người nam bày ra để thay mặt họ phát ngôn:
lời nói chị tôi ghi nhận
nhưng mà chị là đàn bà
đàn bà vốn lắm chuyện
không biết tôi có nên tin chị hay không?
(“Anh phải sống”)
Một phát ngôn khốn nạn! Nhưng tôi phải sống. “Đàn bà nơi đây đéo được phép ăn no nhưng hai bầu vú lúc nào cũng phải căng phồng chứa sữa tươi cho chabúchồngbúconbú và giờ thêm kháchbú” (“Iden(tôi)ty”). Tôi phải sống, nhưng muốn sống cho ra sống, tôi phải đi tìm tự do. Cho dù “giá tự do” có thể trả bằng đại dương nhục nhã, ê chề tù đày hoặc tôi phải mang chính sinh mệnh mình ra đặt cược:
Nhưng trời che mắt, bịt tai, ngoảnh mặt.
Con gái tuổi trăng rằm
ba lần bị
chín giống đực xịt tới tấp tinh khí vào âm hộ-hậu môn-mắt-mũi-miệng-tóc-tai-bụng-đùi-ngực...
Thân xác người thiếu nữ
là bữa cỗ ngon cho bầy cá
dưới ánh trăng rằm.
(“Giá tự do”)
Người con gái Việt Nam da vàng thời tiền chiến, thời chiến hay thời hậu chiến, cả người con gái Việt Nam thời bình, muôn đời vẫn thế. Họ đang trôi giạt Hàn Quốc, Đài Loan hay mắc kẹt “căn nhà thổ, trên đất Phnom Penh” (”Người con gái Việt Nam thời bình”). Họ bị mọi loại đàn ông đủ màu da sắc dân nằm phủ đè trên tấm thân từng quen chịu đựng. Họ chấp nhận chịu đựng với định đề muôn thuở: “đàn bà không quan trọng bằng đàn ông”.
Nhận thức thế phận người nữ trong một xã hội còn chịu dư hưởng nặng nề của tư tưởng trọng nam khinh nữ của Khổng Mạnh, nhìn thẳng thực tế thảm trạng của người nữ Việt hôm qua và hôm nay, — bên cạnh Lê Thị Huệ viết để chống lại cơ chế xã hội được tạo dựng bởi chế độ đực tính qua hàng loạt kí sự hoặc, Phạm Thị Hoài phê phán kịch liệt "tư cách trí thức [đàn ông] Việt Nam" trong suốt quá trình lịch sử hay, ở chân trời khác, Trịnh T. Minh-hà, nhà nữ quyền hậu hiện đại sáng giá, vì những ý tưởng “là người Việt Nam” và “là đàn bà”, dù được chị trình bày thẳng thắn và thường xuyên, đã chỉ tồn tại như những đề tài trong nghệ thuật của chị và đã không che khuất cái độc đáo của nghệ thuật của chị”(2) — Lê Thị Thấm Vân đã dũng mãnh nói tiếng nói của mình.
Hết còn lưỡng lự thời Yellow Light, Thấm Vân sẵn sàng bày tỏ thân thể mình để nói lên tư tưởng bình đẳng giới: sự nghịch với mấy sợi lông măng quanh vú hay tự chụp ảnh lỗ rốn, là một; lùng sục vào kho lưu trữ văn hóa đực tính để làm cuộc công phá: quan niệm về cái màn trinh hư ảo, phận mỏng cánh chuồn, là những.
Tiếng nói lung linh trên đôi cánh thi ca không phải không đẹp và độc đáo ấy đã bay qua đại dương đến với chúng ta. Nó có xuyên được bức tường thành kiên cố và dày đặc của định kiến văn hóa cũ kĩ hay không, thì không ai biết được.
Nhưng đó chắc chắn là tin lành.
Sài Gòn, 29-1-2009.
__________
(1) Inrasara, “Thơ trẻ và vài hiện tượng lặp lại mình”, Inrasara.com.
(2) Hoàng Ngọc-Tuấn, Birgit Hussfeld, Bàn tròn Talawas “Mỹ thuật Việt Nam đang ở đâu?”, Talawas.org, 25-10-2002; xem thêm: Inrasara, “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’”, Song thoại với cái mới, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008, tr. 95.
Nguồn: Tiền Vệ
Tình-dục và các nhà văn nữ di dân Việt Nam
1/Lê Thị Thấm Vân
Tương tự Dương Như Nguyện, Lê Thị Thấm Vân thuộc thế hệ thứ 1 rưỡi, nói một cách cụ thể theo ngôn ngữ của một nhà văn nữ khác đồng lứa: "chúng tôi rời Việt Nam ở tuổi rất nhỏ, đến máu con gái cũng còn chưa có"...Các cô này đều theo học trường Mỹ từ lúc thiếu thời, tốt nghiệp các đại học Mỹ và chịu tác động đồng hóa sâu đậm của các melting pot loại hạng nhất, là chính các đại học đã theo học, điều không hoặc khó thấy ở dân Việt tốt nghiệp đại học Pháp. Cũng như Dương Như Nguyện, nhà văn nữ hai lần tiến sĩ, Thấm Vân khi viết văn cũng để lộ dễ dàng và rõ ràng ảnh hưởng văn hóa Mỹ của mình, trích dẫn thơ văn tiếng Anh thoải mái, dẫn chứng hơi nhiều các tác giả tây phương đủ loại, đủ kiểu.
Hai tập sách đầu của Thấm Vân, Đôi bờ 1993 và Mùa trăng 1995, không được chú ý mấy. Phải đợi đến tập thứ ba, một du ký tiểu luận Việt Nam ngày tôi trở về, 1996, Thấm Vân mới gây được chú ý nhiều của độc giả hải ngoại, qua đoạn biện luận về công và tội Hồ Chí Minh khá hùng hồn và vững chắc, và nhất là những đoạn miêu tả thân phận quá khổ sở của phụ nữ miền Bắc, trong thời bình cũng như thời chiến. Thấm Vân mủi lòng rõ rệt và chân thành, trước những khốn khổ của họ, đến nỗi bìa cuốn du ký này, cũng như cuốn truyện dài Âm vọng in sau đó, đều chọn hình các bà nhà quê miền Bắc. Nhưng bà cũng bộc lộ rõ tâm trạng feminist, tranh đấu nữ quyền, theo mô thức phổ biến trong đại học Mỹ, nghĩa là không những bình đẳng về chính trị, xã hội và kinh tế, mà còn bình đẳng về phương diện tình dục, tính dục nữa. Thí dụ kiểu như một ngày đẹp trời tại một đại học ở WA, các nữ sinh viên đã dán đầy khuôn viên bích chương chỉ có hàng chữ after No is Rape, và nhiều tòa án đã chấp nhận quan điểm này (khẩu hiệu này diễn tả rõ rằng khi đàn bà đã nói Không, không được đâu, mà đàn ông cậy to khỏe cứ làm tới, là kể như hiếp dâm. Tối thiểu ‘thuyền quyên’ phải ‘ứ hư’một tiếng, ra tòa mới hy vọng trắng án).
Dĩ nhiên kinh nguyệt không còn là vấn đề kín của các cô các bà xì xào với nhau trong một góc phòng nữa, và trong văn chương nữ giới, kinh nguyệt xuất hiện một cách tự nhiên như trời xanh mây trắng. Chất nhờn trong âm hộ phụ nữ, xưa được gọi văn hoa là âm thủy, lớp lông ở trên mu xưa trịnh trọng gọi là âm mao, nay trong văn Thấm Vân được gọi thẳng thắn là nước l... lông l... (dấu ‘...’ là của người viết bài, còn tác giả viết đủ ba chữ cái đàng hoàng). Trong truyện Rừng Na Uy của tác giả lớp mới Nhật Bản Haruki Murakami, cô nữ sinh viên Midori dẫn bạn trai mới quen trở lại thăm trường trung học nữ cũ, cô chỉ khói trắng bốc lên từ một ống khói trong trường, cho biết khói đó đốt những băng kinh nguyệt của nữ sinh. Cô còn góp ý như đùa là giả thử như Tokyo ra lệnh bắt phụ nữ phải đội nón kết đỏ trong những ngày có kinh, hẳn quang cảnh thành phố sẽ vui tươi hơn nhiều... Trước những phát ngôn như vậy ông bạn trai hậu duệ của các kiếm sĩ đạo samurai chỉ biết ú ớ thôi...
Còn cái đó của phụ nữ thì dĩ nhiên không được coi là chốn dơ bẩn, cấm kỵ nữa. Người nữ trong Xứ nắng đi một mình về thăm nhà chồng ở Dục Mỹ, buổi tối"Tôi nằm đây, đưa tay phải đặt nhẹ vào nơi đó. Cửa mình của trần gian, cửa mở ra sự sống. Nơi chồng tôi bao lần vục mặt, mân mê chùm lông man dại như rừng rậm hoang dã... Henry Miller đã có lần viết "tôi dấu chim tôi trong đám lông hoang dại của nàng" Còn âm mao, chúng là thân thiết:"Múc từng gáo, dội từ đỉnh đầu. Nước ào ào tuôn dọc theo cơ thể, da loáng nước.. Cái thau xanh nhựa đặt ở góc phải tràn nước. Khua tay ấm áp như da thịt mình, ở phần dưới.. Tôi ngâm mình trong thau nước đầy. Những sợi lông bồng bềnh, khẽ vuốt ve, mân mê, màu ngô non, mướt nước.." Còn mùi vị của cái đó phụ nữ và tinh khí đàn ông ở nơi công cộng, Thấm Vân là người đầu tiên ngửi thấy và miêu tả một cách thản nhiên trong đoạn văn nói về Sàigòn:"Mùi khói xe, thuốc lá quyện với bụi cuồn cuộn trong không gian. Mùi đờm, mùi nước đái, mùi nước dãi, mùi cứt chó, mùi tinh khí, mùi cửa mình, mùi máu, trộn lẫn trái cây hoa quả ủng miền nhiệt đới. Thành phố ào ào, tuôn như thác đổ, vỡ đê. Thành phố quanh năm náo nhiệt, ham sống như chỉ còn vài giờ để sống.."{Xứ nắng}
Đọc đến đây nghĩ lại, nhớ những đoạn văn miêu tả chợ Việt Nam của Thạch Lam và những nhà văn khác, thấy dứt khoát có sự khác biệt khá lớn lao. Cái mũi hay cái ngửi của các nhà văn tiền chiến, coi bộ không bén nhạy bằng các nhà văn hôm nay, đương đại, hậu hiện đại...
Sang đến tác phẩm sau của Thấm Vân, truyện dài Âm vọng, nxb Anh Thư, Cali, 2003), một tác phẩm có cấu trúc phức tạp, không giống ai, gây nhiều xúc động nơi độc giả, nhất là những vị lớn tuổi và ít hội nhập, ít nhất vì trở ngại ngôn ngữ, vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ, Âu, Úc... Riêng về cái áo dài trắng, đề tài ca tụng và một giấc mơ có thật của nam giới Việt Nam, kể cả phe Xanh lẫn phe Đỏ, phe Cách Tân lẫn phe Bảo Thủ, cái áo đã được nhà văn Võ Phiến tả là "nhìn vào chỉ thấy... gió không", đã được Thấm Vân đưa ra nhận định bất ngờ:"Nó có khả năng làm đàn bà điên tiết: Tấm hình chụp bầy con gái mười một mười ba mười lăm mười bảy tan trường trong tấm áo trắng phin nõn, lụa là trắng phau phau. Trong đám ấy, bao đứa bé đang có kinh, phải xoay xở băng bó thế nào, để đừng lan chảy thấm ướt ra quần, cũng đồng màu trắng phau phau. Bao đứa bé không được phép bước nhanh, chạy chơi u mọi, nhảy dây, trèo cao. Và đạp xe đạp, ống quần bị nghiến chặt trong xích xe, rách nát, giặt vò rã tay cũng chẳng bao giờ tẩy sạch vết dầu xe. Bao đứa bé đang lấy cặp che gò vú đang nẩy nở, chỉ làn gió nhẹ đung đưa, phô bày khoảng lưng trần muột mà con gái trinh nguyên. Chỉ cần mưa nhỏ hột, hiện rõ ngay từng đường chỉ xú chiêng. Những đầu ngón tay ghì chặt vạt áo để che đường viền quần xi líp. Ai là người sáng chế, nghĩ ra nữ sinh Việt Nam phải bận áo dài trắng quần trắng, bó sát thân thể đang vươn sức sống? Điệu đà thục nữ đoan trang dịu dàng mềm mại e ấp. Trinh trắng. Hồn nhiên. Ngây thơ. Tự do phải bị băng bó. Fuck! Bà chửi thề. Trò rửa mắt hả hê của bọn đàn ông. Gợi lòng tham dục của đám đực rựa. Đừng dựa hơi thẩm mỹ. Đừng ỷ vào văn hóa truyền thống. Tất cả đều có thể đập đổ nát vụn. Phải là đàn bà, băng qua mọi đọa đày, khổ ải, hiểm nguy, mất mát, thiệt thòi mới thấu hiểu được những giải băng dùng bó tay, bịt mặt, cột người như thế..." {Âm vọng, trg 92}
Đoạn văn trên là quan điểm của feminist Thấm Vân, người viết bài này chỉ trình bày, chứ không bàn cãi. Chỉ thấy cần có một chút chú giải về chuyện áo dài tiền chiến và hậu chiến, hiện đại và hậu hiện đại... như sau: Sau 1954, đảng Cộng Sản đã kể như thanh toán xong chiếc áo dài ở miền Bắc, coi như tàn dư phong kiến và tư sản. Dĩ nhiên sau tháng 4-1975, Đảng cũng cho đi luôn chiếc áo dài ở miền Nam. Nhưng những người Cộng Sản miền Nam không đồng ý với thứ gần như đồng phục buồn tẻ của phụ nữ miền Bắc: trên sơ mi trắng dưới quần bộ đội hay quần vải đen thô sơ, trong mặc quần đùi, đầu đội nón cối... Phe bảo thủ miền Bắc nhượng bộ một chút: cho phép (sau trở thành bắt buộc) các cô giáo được mặc áo dài khi đi dạy học, còn học sinh nam cũng như nữ có gì mặc ấy, bãi bỏ đồng phục. Khi phong trào Đổi Mới tới, đảng Cộng Sản cho phục hồi thứ đồng phục học sinh xưa kia của miền Nam, quy định nữ áo dài trắng, nam áo sơ mi trắng quần xanh, lần này cho cả nước. Cái nón cối được cho vào bảo tàng viện Cách Mạng cùng với đôi dép râu. Cứ như thế cho đến ngày nay...
Trong Âm vọng có ba nhân vật nữ trong ba phần khác nhau, họ chỉ có hai điểm tương đồng: cùng là đàn bà Việt ở Mỹ, cùng sắp tới tuổi bốn mươi, còn lại là khác nhau: một người trí thức kinh doanh thành đạt, một người ít học đi làm nail, vất vả mới nuôi được hai con không cha, và một người làm mẹ. Dĩ nhiên bà làm ‘neo’ là thẳng thắn nhất về chuyện sex, trong suy nghĩ cũng như trong đời sống thực. Không có tư tưởng cao siêu, triết lý này nọ, diễn tả bằng cả chuỗi danh từ Hán Việt khó hiểu, bà nghĩ về người đàn ông:"Tối qua mình nằm nghĩ thật tình như vậy: đàn ông khỏe mạnh trẻ trung to con cỡ thằng Mễ, một ngày ra ba lần là hết xí quách, đi chân đá chân xiên, mắt nhìn gà hóa chó. Còn con mụ đàn bà, như tụi điếm, làm tình một ngày cả tá thằng đàn ông chẳng sao cả, vẫn ca vọng cổ cải lương rất mùi mẫn, vẫn gánh nước đi khơi khơi... Đúng ra đàn bà có thể lấy một lúc nhiều chồng được, chứ tại sao một ông mà cả một lô bà vợ được??? (Trai năm thê bảy thiếp). Một bà có thể làm thỏa mãn ba thằng đàn ông trong cùng một lúc. Còn đàn ông là no way! Không cách chi làm thỏa mãn được mụ vợ thứ ba chứ đừng nói chi mụ vợ thứ bảy!!! (Gái chính chuyên chỉ có một chồng). Chắc vậy mà đàn ông hay sợ quê, tự thấy mình bị lép vế, yếu kém thua đàn bà nên ưa toác họng ưỡn ngực thằng nào cũng mạnh mồm cho ta đây mạnh khoẻ, sức lực dồi dào mà cho "đêm bảy ngày ba loe ngoe không tính". Dóc tổ mẹ. Toàn một lũ nói cho đã miệng. Thằng nào cũng nhiều đào, nhiều em, nhiều vợ... Cả một lũ nằm mơ. Thôi thì cho tụi nó ước ao sống tận cùng với những giấc mơ, nhưng trong thực tế tụi nó tự biết là đéo bao giờ đạt được".
Đồng ý là nhân vật làm ‘neo’ của Thấm Vân ăn nói tục tĩu, nhưng không phải vô lý, nhưng giả thử đoạn văn trên được dịch sang ngôn ngữ Ả Rập và được các ông đạo Khonemei hay Khonami đọc tới, tác giả Thấm Vân dám bị lãnh một fatwa, thánh tư lệnh, ít nhất vì đã đụng chạm tới chế độ bốn vợ, trọng nam tối đa và khinh nữ cũng tối đa của đạo Hồi. Khinh nữ đến mức độ cô gái nào lỡ mất trinh, cha và anh trai có bổn phận phải giết ngay, bóp cổ chết hay cắt cổ hoặc bỏ vào tủ lạnh chôn dưới hầm, như trong một truyện Việt viết ở Bắc Âu gần đây. Còn làm vợ mà ngoại tình thì bị ném đá công khai đến chết, một sự kiện thế giới đều biết. Nữ tài tử nổi tiếng sexy một thời, Brigitte Bardot, nay về già lo bảo trợ súc vật, gần đây có viết lách chê chính quyền Pháp là để nước Pháp bị Hồi giáo hóa. Chỉ vì thế bà đã bị đưa ra tòa phạt vạ tới năm sáu ngàn dollars chi đó, mặc dù thời 1954 ở Pháp chỉ có độ một triệu dân ‘Rệp’ mà bây giờ đã lên đến 5 triệu. Còn ở Mỹ hiện nay con số dân Hồi giáo đủ các sắc tộc cũng đã lên tới con số 6 triệu. Họ đa số là dân mới nhập cư, còn bận túi bụi chuyện cơm áo, vậy mà tại nhiều cơ sở, ngay cả một số bệnh viện ‘quốc doanh’ Mỹ miền Tây Bắc, họ đã dành được quyền đến giờ cầu kinh (5 lần một ngày), treo một tấm vải cửa phòng làm việc rồi trải thảm nhỏ quỳ xuống lễ bái vọng về thánh địa Mecca. Thoải mái như trong sa mạc vậy. Trong tương lai, khối người này trở thành công dân Mỹ, ai cấm họ đi xa hơn chuyện lễ bái vọng, thí dụ như trở thành thẩm phán tại địa phương chẳng hạn... Một điểm nữa quan trọng trong Âm vọng cần nói tới, là qua nhân vật bà làm ‘neo’, Thấm Vân cố tình nói tới và miêu tả những điều liên quan tới sex một cách sống sượng, trần trụi, như một thứ khiêu khích khiêu chiến với đàn ông nói chung. Một thứ phản kháng tương tự trong ca dao ‘Văn chương chữ nghĩa bề bề, thần L... ám ảnh cũng mê mẩn đời...’, một thứ tố cáo thái độ đạo đức giả của đàn ông trong chế độ phụ hệ: nhiều vị đa thê, nhiều bồ nhưng cứ mở miệng nói hay cầm đến bút là lên giọng dạy đời, chê cái này dâm ô cái kia tục tĩu. Cái l... với kinh nguyệt đương nhiên là thứ dơ bẩn nhất, nói tới nghĩ tới là buồn nôn lên được... (thi sĩ Hồ Xuân Hương bực quá đã phải phản ứng: "Chúa dấu vua yêu một cái này..").
Từ trước Thấm Vân đã từng viết nhiều đoạn văn erotic, chuyện đó cũng là thường thôi trong văn chương ‘hôm nay’, đương đại, lần này Thấm Vân cố tình ‘vượt tuyến’ sang địa hạt dâm ô, pornographic, hẳn hoi. Đó mới là điều không thường. Thí dụ vú bà làm neo, không phải là những đôi gò bồng đảo, hai trái tuyết lê... để nâng niu, để hít chứ không ăn như trái thị trong truyện các cô Tấm Cám, đã được tả: "Vú mình con không bú mà chỉ toàn đàn ông con trai bú, mút, ngậm, nút, mò, bóp, đè, ngấu, nhai. Ngồi đếm lại, tổng cộng lại cũng hơn mười đầu ngón tay. Thằng nào cũng thích, từ già đến trẻ, từ Mễ tới Ấn, mà mình cũng thấy đã đía mới chết cha chứ! Cái vú bên trái mình thích được bú hơn vú bên phải. Cứ mỗi lần thằng cha nào bú là nước l... mình ứa ra, rồi nước dãi cũng tươm đầy họng, quặn cả bụng, chỉ muốn đ... liền tức khắc". {Âm vọng, trg 108}
Một vấn đề khác, thường vẫn được coi là taboo, cấm kỵ, đến nỗi, như trong xã hội Việt Nam, thường bị lờ đi, coi như không có, là đàn bà thủ dâm. Xã hội Mỹ trước đây cũng chẳng hơn gì, cũng mới được công khai nói, bàn tới gần đây thôi. Bà Nancy Friday, cũng khoa bảng, trong cuốn phỏng vấn tự thuật The forbidden flowers, những hoa cấm, đã tuyên bố muốn chấm dứt huyền thoại các bé gái chỉ biết cài nơ tết bím, cho nhảy dây, nhảy ô... trong sáng trong sạch như thiền thần... cho đến sinh nhật thứ 18 mới bỗng nhiên biết sex là cái chi chi! Trong cuốn sách của mình, bà cho thấy ở các bé gái tình dục phát triển rất sớm, tám chín tuổi trở lên là biết thủ dâm rồi và mất trinh trung bình từ tuổi 15, không cần biết tuổi pháp định được phép làm tình là bao nhiêu. Nơi các nhà văn quốc tế sự kiện thủ dâm này được nói tới trong văn chương từ lâu, như trong Rừng Na Uy của nhà văn Nhật Murakami Haruki, hay trong Tình yêu thời thổ taû của nhà văn Nam Mỹ Gabriel Marquez, nhưng dè dặt, thoáng qua thôi. Bây giờ Thấm Vân cố tình tả thật rõ ràng, sống và sượng, không ‘ke’ gì các ông bà già đạo đức thật/giả, như trong một đoạn văn mà tạp chí Hợp Lưu đã có lần trích dẫn. Còn chú giải thêm là dù có chồng, cũng không cản đàn bà thủ dâm, mỗi khi hứng tình mà không có chồng bên cạnh. Tuổi nào cũng có thể thủ dâm, nhân vật làm ‘neo’ tả một buổi trưa vào phòng con gái, thấy: "Nó đang trần truồng nằm cong người đút tay vô l... rên thở hổn hển, mình lật đật đi ra, người choáng váng như bị trúng gió, điện giật, liền gọi phone kể cho Mây (bạn thân) nghe, phải làm sao? Mây nói: "Lần sau bà vào phòng nó, nhớ gõ cửa, nhé!" {Âm vọng, trg 117}
Một taboo, cấm kỵ nữa thường chỉ được nhắc tới khi văng tục, chửi nhau, bà làm ‘neo’ cũng làm và kể một cách tỉnh bơ, là... ‘bú chim’ cho đàn ông. Nhắc tới với giọng đam mê, hào hứng:"Lúc ngậm cu ông trong miệng mình thấy đã điếu làm sao, khó tả được cảm giác lúc ấy, như người say rượu, phi sì ke, trúng số độc đắc..." {trg 144, sđd} Những độc giả cao tuổi, nhất là những vị xuất phát từ môi trường văn hóa và giáo dục VN xưa, đọc đến đây có thể cằn nhằn kiểu một nhân vật của Võ Phiến: "Bậy, bậy quá, bậy vô số... Hại sức khỏe lắm đấy nhé..!" Nhưng sự bất mãn, cằn nhằn sẽ bớt đi nếu nhớ lại, thứ nhất, chuyện ‘bú chim’ đã được bàn cãi công khai sôi nổi trên mọi phương tiện truyền thông của loài người, khi cô sinh viên tập sự Monica Lewinski tại Tòa Bạch Ốc đã quỳ xuống mút vị tổng thống đương nhiệm, để tinh khí bắn vào áo...
Nói cho cùng, bản năng tính dục và bản năng sinh sản có vẻ tuy hai, nhưng chính ra là một. Nhỏ như con ve, con châu chấu, con bọ ngựa, con dế, con đom đóm, lớn hơn một chút như con công, con chó, con bò, con ngựa... kêu ve ve, vỗ cánh xòe cánh, kêu ri ri ban đêm, lập lòe trong bóng tối, kêu bê bò, hí hi hi... để làm gì, nếu không phải đi một đường tình dục, Love and Sex, với nhau. Chúng công khai dâm ô, công xúc tu sĩ, child abuse, xách nhiễu tình dục lung tung... Thật tự nhiên, như trời và đất... Có ‘ke’ chi đến đạo đức luân lý đâu. Cũng có vị nhà giáo đạo hạnh kiểu Châu Á ở bên xứ tuyết lo lắng rằng nhắc tới tình dục, làm sex nhiều quá, e sẽ làm mòn, chán mọi sự liên quan. Sự chán, mòn... là có, nhưng chỉ đối với cá nhân từng người, nhưng là do các yếu tố chính là tuổi tác và bệnh tật. Đôi khi do môi trường sống đậm đặc chất sex, như ba cô gái điếm, hay chủ tiệm adult bookstore, vũ sexy... Nhưng dù có thế, vẫn còn, vẫn có yêu đương và ân ái... như thường. Ngày nào còn loài người trên thế gian.
Đinh Cường vẽ Lê Thị Thấm Vân
Với Nhà văn, Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường
Với Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
Với Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Với Nhà văn Nguyễn Mộng Giác
Với Nhà thơ, Nhà văn Bùi Giáng
Với Họa sĩ, Nhà văn Khánh Trường
Nguyễn Hữu Liêm, Phan Nguyên, Lê Thị Thấm Vân
San José 1994
Trương Thị Thịnh, Nguyễn Bá Trạc
Lê Thị Thấm Vân , 2017
Phan Nguyên, Lê Thị Thấm Vân, Lê Thị Quế Hương
Hiện sống và sáng tác tại Hoa Kỳ