Nguyễn Đôn Phước
(1951 - .....) Huế
Dịch giả, chuyên gia kinh tế
Quê quán Huế, sinh năm 1951.
Du học Pháp năm 1969.
Du học Pháp năm 1969.
Giải Phan Chu Trinh, hạng mục Dịch thuật năm 2010.
Hiện sống tại Saigon và tham gia trang
Phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế
"Nguyễn Đôn Phước sinh năm 1951, tại Huế. Ông tốt nghiệp Trường Quốc gia thống kê và quản lý kinh tế, từng dạy về kinh tế tại Paris, làm chuyên gia thống kê kinh tế cho Viện Quốc gia thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp (INSEE), Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD). Từ năm 1998 đến nay dịch sách kinh tế và nghiên cứu độc lập về kinh tế, thống kê tại TP.HCM.
Các tác phẩm chính gần đây ông đã dịch gồm: Ngân hàng Thế giới - Đi tìm mô hình phát triển và trường hợp Việt Nam (Jean Pierre Cling, François Roubaud, Mireille Razafindrakoto), Xã hội học về tiền bạc (Damien de Blic, Jeanne Lazarus), Giải Nobel kinh tế (Jean-Édouard Colliard & Emmeline Travers), Đạo đức trong kinh tế (Francisco Vergara), Kinh tế học doanh nghiệp (Olivier Bouba-Olga)...
Năm 2010 Nguyễn Đôn Phước nhận giải thưởng Quỹ Phan Châu Trinh cho công trình dịch thuật: Từ điển phân tích kinh tế - kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, lý thuyết trò chơi... của tác giả Bernard Guerrien."
Tay lỡ nhúng chàm
"Quyền tự do lựa chọn được dành cho mỗi người"
NĐP
Nguyễn Đôn Phước & Lại Nguyên Ân
Giải thưởng Phan Chu Trinh 2011
1
Kinh Tế Học Môi Trường
(Tủ Sách Kiến Thức)
Tác giả: Gilles Rotillon, Philippe Bontems
Người dịch: Nguyễn Đôn Phước
Nxb Trẻ
2008
2
Từ điển phân tích kinh tế
Tác giả: Bernard Guerrien
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2007
1. Giới thiệu sách
Từ điển Guerrien là một tác phẩm độc đáo về nhiều mặt. Trước tiên, đúng như tên gọi của nó, đây là từ điển phân tích kinh tế chứ không phải từ điển kinh tế. Nó tập hợp các phạm trù lí luận sử dụng trong phân tích kinh tế hơn là các thuật ngữ kinh tế thông dụng. Vào bảng tra cứu, thay vì tìm mục Kế toán, Thuế giá trị gia tăng, Tổng sản phẩm trong nước hay Tổ chức Thương mại Thế giới - bạn đọc hãy tìm những mục như: Cạnh tranh hoàn hảo, Tác nhân tiêu biểu, Bất trắc hay Tổng hợp tân cổ điển. Nói một cách khái quát hơn, từ điển Guerrien cung cấp cho người đọc các công cụ phân tích của Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh trắc học, Lý thuyết trò chơi... Tất nhiên, các phạm trù phân tích cơ bản chỉ có thể mang tính trừu tượng hóa, và tổng thể những tính quy định trừu tượng mới hình thành các phạm trù có tính cụ thể hơn của từ điển như những mục: Thị trường tài chính, Thất nghiệp, Kinh tế học mạng hayCân bằng chung tính toán được.
Khác với các từ điển kinh tế thông thường, từ điển Guerrien không dừng ở chỗ định nghĩa thuật ngữ, với công thức toán học của nó (nếu có) hay những ví dụ (nếu cần). Đó là một công trình mang tính chất từ điển bách khoa, mỗi mục không chỉ trình bày nội dung của phạm trù một cách kỹ thuật, nó còn đặt trọng tâm vào cách đọc phê phán và chú ý đến các cuộc tranh luận, nó quan tâm đến lịch sử tư tưởng và nhấn mạnh đặc biệt vào phương pháp luận. Nhiều mục có tính đặc thù phương pháp luận: Phương pháp luận cá thể, Phương pháp luận tổng thể,Như thể, Hỗn độn...
Là tiến sĩ toán học kiêm tiến sĩ kinh tế học, tác giả còn vạch rõ ý nghĩa kinh tế và nội dung phương pháp luận ẩn nấp phía sau nhiều giả thuyết và công thức có vẻ thuần túy toán học:Arrow-Debreu (mô hình), Dự kiến duy lí, Tổng gộp (vấn đề), Tăng trưởng nội sinh (lí thuyết), Thị trường hữu hiệu (lý thuyết)... Bernard Guerrien không giấu giếm chủ kiến và chính kiến của mình, song không vì thế mà công trình của ông lại mất tính khoa học. Trái lại, tinh thần phê phán của tác giả có tính gợi mở, khuyến khích người đọc đi xa hơn. Chính nó làm cho tác phẩm của Bernard Guerrien không có tương đương hiện nay trên thị trường từ điển. Bản tiếng Việt của từ điển Guerrien do Nguyễn Đôn Phước thực hiện không chỉ là một công trình dịch thuật công phu, với nhiều chú giải giúp bạn đọc nào muốn đi xa hơn tìm đến văn bản gốc hay tư liệu bổ sung khác. Nó còn cung cấp một phụ lục đối chiếu thuật ngữ phân tích kinh tế Việt-Anh-Pháp với đầu vào bằng cả ba thứ tiếng. Cho dù nhiều từ tiếng Việt mà người dịch đề xuất có thể thảo luận thêm và cải thiện, song việc sưu tầm hơn ba ngàn thuật ngữ này, tự nó, đã là việc làm hữu ích để xác lập ngành kinh tế học tại Việt Nam.
Đối với sinh viên kinh tế học, từ điển Guerrien sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy suốt các năm đại học. Đối với người nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực kinh tế học, nó là cộng tác viên không thể thiếu được. Còn đối với các chuyên viên, nhà báo và nói chung những ai quan tâm đến thảo luận kinh tế, đây là một người hướng dẫn thông minh. Chí ít, trong thời buổi hội nhập và toàn cầu hóa, Từ điển phân tích kinh tế giới thiệu thêm một cách đặt và biện giải vấn đề làm cho người đọc không thể không động não mỗi khi sử dụng những khái niệm như Thị trường, Quy luật cung cầu, Cạnh tranh hay Bàn tay vô hình.
Trần Hải Hạc
Maître de Conférences
Đại học Bắc Paris
(Université Paris Nord)
2. Lời tác giả
Tôi vô cùng hãnh diện khi nhà xuất bản Tri thức đánh giá quyển từ điển này đủ xứng đáng để được dịch ra tiếng Việt. Và càng hãnh diện hơn khi bản thân tôi đặc biệt yêu mến Việt Nam, một dân tộc đã nêu cho tất cả chúng tôi một bài học khác thường về lòng dũng cảm trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh mãi mãi sẽ là một trong những kì tích của nhân loại.
Quản lí đời sống kinh tế hằng ngày chắc chắn là không mấy hồ hởi. Tuy nhiên đó là một việc cần thiết và quan trọng. Và điều này cũng vô cùng khó khăn, bởi vì các xã hội và con người hợp thành xã hội là phức tạp biết mấy. Ai mong muốn trở thành nhà kinh tế, và góp phần vào sự phát triển của đất nước mình phải ý thức điều trên, bởi sáng suốt là một điều kiện của sự minh triết. Vả lại, trong kinh tế học, không có lí thuyết hay quy luật nào được sự đồng ý của mọi người hay của hầu hết mọi người. Thế mà, đọc các sách giáo khoa – chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, và đang xâm nhập toàn thế giới có thể làm ta nghĩ điều ngược lại. Theo các sách giáo khoa này, dường như có một khoa học kinh tế được xác lập vững chắc, với những kết quả rõ ràng và đã được thử thách, được đại đa số các nhà kinh tế đồng tình. Tất nhiên, giữa các nhà kinh tế vẫn còn những bất đồng – các cuộc tranh cãi thường xuyên, đặc biệt về những gì liên quan đến chính sách kinh tế, chứng minh điều này – nhưng các cuộc tranh luận này không nhắm vào điều cốt yếu. Tất cả các sách giáo khoa trên lặp đi lặp lại cũng bấy nhiêu ý. Sự khác biệt giữa các giáo trình này chủ yếu nằm ở mức độ kĩ thuật - hay một cách phù phiếm hơn, ở chất lượng giấy bóng và màu mè các hình ảnh và biểu đồ đầy rẫy trong đấy -, khiến người ta lầm tưởng rằng chúng bàn đến thế giới hiện thực. Do ngại làm rối trí người đọc, trình bày lí thuyết được làm dịu đi rất nhiều. Các khó khăn hầu như không được đề cập đến. Làm như là duy chỉ những ai biết rõ toán học mới có quyền được hiểu chính xác nội dung. Từ điển này xuất phát từ một quan điểm khác. Mọi người, trước tiên là sinh viên nhập môn hay công dân có ý muốn tìm hiểu, phải được thông tin về tính xác đáng và tầm quan trọng của các khái niệm và lí thuyết hiện hành của các nhà kinh tế. Đừng bao giờ quên rằng tư duy trong kinh tế học nhắm vào một thế giới mà mỗi chúng ta, trong cuộc sống hằng ngày, đều có một hiểu biết ít nhiều trực tiếp. Do các khái niệm và lí thuyết kinh tế liên quan đến thế giới này nên bất kì ai là thành viên của thế giới cũng có thể hiểu được chúng. Bởi thế mà tất cả những mục về các khái niệm hay lí thuyết đều bắt đầu bằng một trình bày bằng văn xuôi, vừa tầm với mọi người có thiện ý, để ai cũng có thể tự mình đánh giá lợi ích của khái niệm hay lí thuyết ấy. Các khó khăn không bị che giấu. Đặc biệt là ý nghĩa kinh tế chính xác của mỗi một giả thiết được nêu bật, không nhân nhượng – trái ngược với các sách giáo khoa giữ im lặng trước những giả thiết đáng bàn luận nhất hay nhấn chìm chúng trong các phương trình. Do đó cách tiếp cận ở đây có tính phê phán, như bất kì lập luận nào muốn có tính khoa học. Khi cần thiết, phiên bản toán học của các khái niệm và lí thuyết này cũng được trình bày cho những ai quan tâm đến hay gặp phải chúng trong quá trình học tập, để giúp họ hiểu rõ hơn. Trong tinh thần này, một số mục trình bày những kết quả và kĩ thuật chính về toán học được sử dụng trong chương trình học kinh tế, bởi một trong những tham vọng của tác phẩm này là cung cấp một công cụ bổ trợ cho công chúng có những động cơ và trình độ đào tạo đa dạng nhất. Tiếng vọng trở lại mà từ điển này nhận được ở Pháp, đặc biệt trong sinh viên, dường như chứng tỏ rằng đây không phải là mục tiêu không với tới được. Tôi hết lòng mong mỏi điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở Việt Nam.
Bernard Guerrien
Maître de Conférences
Đại học Paris I-Panthéon-Sorbonne
3
Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Michel Beaud. Gilles Dostaler.
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước.
2008
1. Giới thiệu sách
Sách này giới thiệu tư tưởng kinh tế kể từ khi tác phẩm Lí thuyết tổng quát của Keynes được xuất bản. Sách hướng dẫn đến những ai muốn tự định hướng trong mê cung của tư tưởng kinh tế đương đại. Đặc biệt sách nhắm đến sinh viên, giảng viên kinh tế và giảng viên các khoa học xã hội. Và cả những nhà kinh tế chuyên sâu vốn thường quen thuộc với những tác giả và những cuộc tranh luận trong chuyên ngành của mình sẽ tìm thấy ở đây một công cụ làm việc và tham khảo cho những lĩnh vực nghiên cứu khác.
Quyển sách này nhằm trình bày toàn bộ những chuyển động đã để lại dấu ấn trong tiến trình tư tưởng kinh tế kể từ cuộc cách mạng keynesian. Chủ yếu tập trung vào nội dung trung tâm của khoa học kinh tế đương đại, và do đó tập trung vào những phân tích, chủ đề và tranh luận cơ bản, sách này nhằm trình bày một cách tổng quát và có hệ thống những điểm cốt lõi hướng đến ba mục tiêu: làm cho số đông công chúng dễ nắm bắt bộ môn, cung cấp cho các chuyên gia một số thông tin được kiểm tra chặt chẽ, và khai thông vài hướng kiến giải.
Tóm lại, để trình bày tiến hóa của tư tưởng kinh tế đương đại, điều cần thiết là phải phối cảnh song song tiến hóa của tư tưởng này với những cuộc tranh luận giữa các trào lưu và phần trình bày của tác giả, với những đặc điểm và hành trình tư tưởng của họ. Chính vì thế bạn đọc sẽ tìm thấy trong quyển sách này:
- Trước hết là một phác thảo diễn tiến của lịch sử tư tưởng kinh tế qua đó trình bày - bằng cách tránh những đơn giản hóa - những bước tiến và những bước ngoặt có ý nghĩa, những trường phái, trào lưu và tranh luận trong sự chuyển động chung này; những tác giả có một vài trò chủ yếu hay có ý nghĩa được nêu bật;
- Tiếp đấy là một từ điển tác giả: một trăm bốn mươi lăm tác giả được nghiên cứu; cho mỗi tác giả lần lượt được trình bày đôi nết về tiểu sử, một thư mục những công trình chính được công bố, một phần phân tích những đóng góp của tác giả vào tư tưởng kinh tế và cuối cùng là những công trình có chọn lọc được viết về tác giả;
- Cuối cùng, sau một thư mục tổng quát, là một bảng tra cứu cho phép tìm nhanh tất cả các tác giả được nêu tên (những tác giả trong từ điển và cả những tác giả không có mặt trong từ điển nhưng được nêu trong phần trình bày lịch sử cúng như những tác giả của những sách và bài viết được trích dẫn).
2. Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời tựa (cho ấn bản tiếng Việt)
Lời nói đầu (cho án bản rút gọn)
Lời người dịch
Trình bày sơ lược
Phần I. Phác thảo một lịch sử tư tưởng kinh tế kể từ lí thuyết tổng quát của Keynes
Dẫn nhập
1. Keynes và lí thuyết tổng quát
2. Cuộc cách mạng keynesian
3. Thắng lợi huy hoàng của chủ nghĩa can thiệp
4. Tiên đề hóa, hình thức hóa, toán học hóa
5. Một số thuyết chính thống mới: Tổng hợp tân cổ điển
6. Tính thường trực và đổi mới của những học thuyết phi chính thống
7. Sự trỗi dậy của học thuyết tự do
8. Những kinh tế học vĩ mô mới
9. Về tháp Babel và ba cách tiếp cận của tư tưởng kinh tế đương đại
Lời bạt (cho ấn bản tiếng Việt)
Phần II. Từ điển những nhà kinh tế đương đại chính
3. Đánh giá:
Đọc lại Keynes giữa buổi "đầy ắp âm thanh và cuồng nộ"
Michel Beaud và Gilles Dostaler chọn năm 1936, năm xuất bản tác phẩm chính của Keynes - Lí thuyết tổng quát về việc làm, tiền lãi và tiền tệ làm khởi điểm cho một phác họa toàn cảnh diễn tiến sôi động của tư tưởng kinh tế đến cuối thể kỉ qua, một lịch sử "đầy ắp âm thanh và cuồng nộ".
Xin trích dẫn những dòng cuối của tác phẩm nổi tiếng của Keynes:
"Tư tưởng của các nhà kinh tế học và các triết gia chính trị học còn có thế lực mạnh hơn là người ta tưởng kể cả khi tư tưởng đó đúng hay sai ... Những người có đầu óc thực tiễn cho rằng họ hoàn toàn không bị chi phối bởi bất kì ảnh hưởng của học thuyết nào lại thường là nô lệ của một nhà kinh tế học nào đã chết. Những kẻ điên rồ nắm quyền lực trong tay tưởng như nghe thấy tiếng nói trong không trung, nhưng lại đang chắt lọc cuồng mộng của họ từ một cây bút tầm thường nào đó mấy năm về trước.
Tôi chắc rằng tầm quan trọng của những lợi ích cục bộ được thổi phồng lên nhiều so với ảnh hưởng mở rộng dần dần của những tư tưởng này ... Sớm hay muộn, chính những tư tưởng, chứ không phải những lợi ích cục bộ, mới là điều nguy hại đối với điều tốt hay điều xấu".
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế đang diễn ra càng làm nổi bật tính thời sự của nhận định trên về tầm quan trọng của tư tưởng kinh tế, như được minh chứng qua cuộc đối thoại sau.
Bị vị chủ tịch ủy ban giám sát hoạt động chính phủ hối thúc ông nói rõ thêm ý ông khi hỏi thẳng: "Nói cách khác, phải chăng ông thấy rằng thế giới quan, hệ tư tưởng của ông là không đúng, không khả thi", Greenspan xác nhận ngay: "Đúng vậy, chính xác là như thế. Đó là lí do khiến tôi bị sốc vì trong suốt 40 năm hay lâu hơn thế nữa, một cách vô cùng hiển nhiên hệ thống đã hoạt động đặc biệt tốt".
Sự kiện người cầm chịch chính sách tiền tệ Mĩ trong gần hai mươi năm liên tục mà mỗi một tuyên bố khiến thị trường phải chờ đón từng lời, hai năm trước mới rời khỏi chức vụ trong hào quang của một bậc thầy (maestro), nay buộc phải nhận một phần trách nhiệm để nổ ra cuộc khủng hoảng chưa biết sẽ đưa thế giới về đâu, đủ biện minh cho việc cần phải quan tâm đến tư tưởng kinh tế.
Trong Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, Beaud và Dostaler dành nguyên một chương cho sự hình thành xu hướng tiên đề hóa, hình thức hoá và toán học hoá, được xem như một "đột biến triệt để" mà tầm quan trọng, trong một thời gian dài, bị cuộc "cách mạng keynesian" che khuất.
Trước những biện pháp đối phó khẩn cấp của các chính quyền phương Tây, một sinh viên chỉ còn nhớ tư tưởng kinh tế qua danh tiếng của những nhà lí thuyết nối tiếp nhau trong thời gian có thể cho rằng giờ Keynes phục thù Hayek đã điểm!
(Nguồn: Báo Tuần Việt Nam)
Theo Báo SGTT
Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes
“Không hề che giấu sở kiến phương pháp luận và chính kiến của mình, Beaud và Dostaler mang đến cho người đọc một tư duy “phê phán” về kinh tế học, với tính đa nguyên, phức tạp và biện chứng của nó, xa lạ với mọi tư duy “tuân phục” (conformisme), thường giản đơn, phiến diện hay một chiều. Sách của Beaud-Dostaler còn giúp cho người đọc hình dung không khí và văn hoá học thuật trong không gian tự do tư duy của những trường đại học đích thực tự trị ở phương Tây: tranh luận dân chủ và bình đẳng, rốt ráo và quyết liệt, nhưng không bao giờ vắng bóng sự trung thực trí tuệ. Đồng thời người đọc cũng mường tượng được rằng đằng sau vẻ hàn lâm của các cuộc tranh luận này – đôi khi đầy kịch tính – là những được mất của nhiều phong trào xã hội. Cộng với phần từ điển giới thiệu vắn tắt tiểu sử, sự nghiệp và tư tưởng của 150 nhà kinh tế đương đại và hai phụ lục, bản dịch tiếng Việt do Nguyễn Đôn Phước thực hiện và nhà xuất bản Tri Thức xuất bản, cung cấp một công cụ tra cứu không chỉ quý giá cho người nghiên cứu, giảng dạy và sinh viên đại học, mà còn bổ ích cho tất cả những ai muốn theo dõi những trào lưu tư tưởng kinh tế đương đại” – trích giới thiệu của Trần Hải Hạc.
Tác giả Michel Beaud (Pháp), là giáo sư thạc sĩ kinh tế học tại đại học Paris VII (Jussieu). Chuyên môn nghiên cứu của ông là lịch sử kinh tế, lịch sử tư tưởng, những hệ thống kinh tế, những chính sách kinh tế, kinh tế thế giới, và những thách thức hiện đại về môi trường. Gilles Dostaler, sinh tại Montréal (Canada) năm 1946, là tiến sĩ kinh tế học. Chuyên gia về lịch sử tư tưởng kinh tế, ông đã công bố nhiều công trình về lĩnh vực này, và là giáo sư đại học Québec ở Montréal
N.V
(Nguồn: Báo SGTT)
4
Chủ nghĩa tự do của Hayek
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Gilles Dostaler
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2008
Lời giới thiệu
Friedrich Hayek (1899-1992) là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc xây dựng lại chủ nghĩa tự do, trên bình diện tư tưởng lẫn hành động, trong thế kỉ XX.
Thông qua một sự nghiệp phong phú và súc tích, Hayek đã tìm cách trang bị những cơ sở mới cho một chủ nghĩa tự do mà ông không ngừng nghỉ đối lập với học thuyết Keynes và với mọi hình thức của chủ nghĩa can thiệp. Quyển sách này trình bày tất cả các mặt của một tư tưởng phức tạp được triển khai trong những lĩnh vực của tâm lý học và triết học cũng như của kinh tế học, chính trị học và luật học. Trong thế giới hàn lâm cực kì chuyên môn hóa, Hayek, người tự nhận mình trước tiên là nhà kinh tế, cung cấp một cách tiếp cận toàn diện và đa bộ môn về các hiện tượng xã hội. Bạn đọc sẽ khám phá một nhà tư tưởng, về nhiều mặt là phi chính thống, kể cả với trào lưu tân tự do viện dẫn đến ông.
*****
MỤC LỤC
Dẫn nhập: công cuộc xây dựng lại chủ nghĩa tự do
I. Một hành trình qua thế kỷ XX: phác thảo tiểu sử
* Thời kì ở Wien (1899-1931)
Sự hình thành một nhà tư tưởng am hiểu nhiều bộ môn
Thiết lập một tầm nhìn kinh tế
* Thời kì ở Anh (1931-1949)
Từ kinh tế học đến khoa học luận
Cuộc thánh chiến chống chủ nghĩa Nhà nước
* Từ Chicago đến Freiburg (1950-1992)
Đoạn khúc Mỹ: cuộc độc hành trong sa mạc
Trở về nguồn và sự công nhận cuối cùng
II. Tri thức
* Tri giác và trật tự tri giác
Bản tính của tri giác
* Từ nhận thức đến khoa học
Phân cách tri thức
Khoa học và tính phức tạp
Từ chủ nghĩa duy khoa học đến chủ nghĩa toàn trị
III. Kinh tế
* Bản chất và phương pháp của lí thuyết kinh tế
Khoa học và những phán đoán về giá trị
Ảo tưởng toán học
Ảo tưởng kinh tế vĩ mô
* Phân tích kinh tế của Hayek
Giá cả, thị trường và cân bằng
Tiền tệ
Tư bản, đầu tư và tiết kiệm
Biến động và khủng hoảng
* Cuộc đấu tay đôi giữa Hayek và Keynes
* Vai trò của Nhà nước và các chính sách kinh tế
Một vị trí cho Nhà nước
Thuế khóa
IV. Xã hội
* Trật tự tự phát
Cái giả tạo và cái tự nhiên
Những công trình không có kiến trúc sư
Xác lập trật tự của cái không biết
* Quy tắc và tiến hóa
* Pháp quyền và tự do
Các quyền tự do
Tự do và cưỡng bức
Từ quy tắc đến luật pháp
* Nhà nước và dân chủ
Quyền lực và quy tắc pháp quyền
Những cạm bẫy của nền dân chủ
Một hiến pháp lí tưởng
* Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa bảo thủ
Từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa toàn trị
Chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tân tự do
Kết luận
Thư mục
Tác phẩm của Friedrich Hayek
Những tư liệu khác
*****
Trích sách: Chủ nghĩa tự do của Hayek, Gilles Dostaler, Trang 9
Dẫn nhập: công cuộc xây dựng lại chủ nghĩa tự do
Đáng lí ra chúng ta phải hiểu rõ điều đó để tránh hủy hoại nền văn minh chúng ta bằng cách bóp nghẹt quá trình tự phát của sự tương tác giữa các cá thể, qua việc giao cho một quyền uy nào đó lãnh đạo quá trình này. Nhưng để tránh rơi vào lỗi lầm ấy, chúng ta phải vứt bỏ ảo tưởng cho rằng ta có khả năng “sáng tạo tương lai của nhân loại” […].
Đó là kết luận cuối cùng của bốn mươi năm tôi đã dành để nghiên cứu các vấn đề đó, sau khi ý thức sự Lạm dụng và Suy tàn của Lí tính, vốn không ngừng tiếp tục diễn ra trong suốt các thập niên qua [1983a, trang 182] 1.
Năm 1899, khi Friedrich Hayek chào đời, chủ nghĩa tự do thống trị trên bình diện tư tưởng kinh tế và xã hội cũng như trên bình diện các chính sách. Nhưng chủ nghĩa này đã bắt đầu suy thoái, như được Keynes chẩn đoán trong The End of Laissez-Faire (Sự kết thúc của tự do kinh doanh) (1926). Trong thời trai trẻ của Hayek, chủ nghĩa tự do này hấp hối, trên phương diện tri thức lẫn chính trị. Đến lúc đứng tuổi, Hayek nhìn thấy thắng lợi của một chủ nghĩa can thiệp nhà nước mà ông phỉ nhổ, trong lúc ảnh hưởng của Liên Xô lan rộng và chủ nghĩa Marx gặp vận lớn vượt ra ngoài biên giới các nước xã hội chủ nghĩa. Lúc về già, ông chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống xô viết, cuộc khủng hoảng của học thuyết Keynes và của Nhà nước phúc lợi, và sự trỗi dậy của một chủ nghĩa tự do triệt để mà, dưới mắt nhiều người, dường như là chân trời duy nhất có thể cho nhân loại.
Hayek, trên phương diện tư tưởng lẫn trên phương diện hành động, là một trong những kiến trúc sư chính của công cuộc xây dựng lại chủ nghĩa tự do này, cũng như Keynes từng là một trong những kiến trúc sư chủ yếu của chủ nghĩa can thiệp và của việc thiết lập Nhà nước phúc lợi. Cuộc đấu tay đôi giữa hai tác giả này được ghi khắc như một trong những xung đột lớn của thế kỉ XX.
Hayek trước tiên được biết đến như nhà kinh tế và chính ở cương vị này, trong những năm hai mươi và ba mươi, ông đã là một trong những đối thủ chính của Keynes. Nhưng kinh tế chỉ là một trong những lĩnh vực mà nhà tư tưởng thông thạo nhiều bộ môn với vốn văn hóa bách khoa này đã có những đóng góp chủ yếu. Hayek cũng đã để lại dấu ấn, trong số những dấu ấn khác, trong các lĩnh vực của tâm lí học, nhận thức luận, luật học, triết học chính trị, lịch sử tư tưởng và ngay cả khoa học tiểu sử. Giống như các nhà kinh tế trong quá khứ, và ngược lại với đa số các nhà kinh tế ngày nay, ông chủ trương một cách tiếp cận đa ngành để hiểu xã hội và tiến hóa của xã hội: “Không ai có thể là nhà kinh tế lớn mà chỉ là nhà kinh tế không thôi – và ngay cả tôi còn có xu hướng thêm rằng một nhà kinh tế mà chỉ là nhà kinh tế thì có khả năng trở thành một tai họa nếu không phải là một nguy cơ thật sự” [1956, trang 123].
Nếu có một sợi chỉ xuyên suốt sự nghiệp có vẻ phân tán này thì đó là một sự tra vấn về tương lai của nhân loại. Sự nghiệp và hành động của Hayek đều hướng về cùng một mục đích: bảo vệ và xây dựng lại chủ nghĩa tự do. Ông kiên trì tiến hành một cuộc đấu tranh kép, một mặt chống học thuyết can thiệp của Keynes, mặt khác, chống chủ nghĩa xã hội [theo mô hình xô viết cũ - BT], hai mặt được ông xem là nối kết chặt chẽ với nhau và cuối cùng sẽ dẫn đến một chủ nghĩa toàn trị không kém gì chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Không thể tiến hành cuộc đấu tranh chống các quan niệm trên về cuộc sống xã hội chỉ trên bình diện chính trị. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động con người và của tri thức. Đối với Hayek, chủ nghĩa can thiệp và chủ nghĩa xã hội dựa trên một sai lầm về nhận thức, trên một quan niệm sai về thế giới và về tri thức. Do đó các mưu toan này là bất khả thi và sự thất bại là tất yếu. Cũng giống như việc ông cho rằng mình là một trong những người duy nhất tiên đoán cuộc khủng hoảng năm 1929, Hayek tin là ông đã dự kiến đúng đắn sự thất bại của học thuyết Keynes và sự sụp đổ của các chế độ theo kiểu xô viết.
Trước tiên chính trên bình diện nhận thức mà Hayek tiến hành đấu tranh từ buổi đầu sự nghiệp, ngay cả trước khi ông bắt đầu xây dựng phân tích kinh tế của mình. Do đó chúng tôi sẽ bắt đầu hành trình vào sự nghiệp của ông, sau khi đặt hành động của ông trong bối cảnh thế kỉ XX. Từ lĩnh vực nhận thức, chúng tôi sẽ chuyển sang phân tích kinh tế trước khi đi tới biểu trưng xã hội và Nhà nước. Tất nhiên, phân chia này là võ đoán vì tất cả những yếu tố trên đều được kết nối với nhau trong cách nhìn của Hayek. Chúng tôi không tránh khỏi một số lặp lại và sẽ cố gắng, trong những trang sau, trình bày một cách khách quan nhất có thể, do đó bằng cách nhường lời cho ông, các ý tưởng của một tác giả mà chúng tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, song chúng tôi cũng có nhiều bất đồng quan trọng với các ý tưởng này.
Có thể xem Hayek là một trong những người đi đầu và là một trong những giáo chủ của cái được gọi là chủ nghĩa tân tự do. Nhưng đồng thời ta cũng sẽ thấy là những quan niệm của ông về tri thức, phân tích kinh tế và hoạt động của xã hội biến ông thành một nhà tư tưởng phi chính thống, về nhiều mặt cũng xa với các lí thuyết gia khác của chủ nghĩa tân tự do, xa không kém gì với Keynes và những người tán thành sự can thiệp của Nhà nước. Những mâu thuẫn mà ta không khỏi tìm thấy trong các quan niệm của Hayek cũng giải thích tính đa dạng của các kiến giải mà sự nghiệp của ông, ngày càng được nghiên cứu rộng rãi (xem phần thứ nhì của thư mục), là đối tượng.
1 Do hầu hết các trích dẫn được lấy từ các công trình của Hayek nên chúng tôi sẽ chỉ nêu tên ông trước thời điểm công bố trong trường hợp có sự nhập nhằng. Về các tham chiếu để trong ngoặc xin xem thư mục cuối sách. Khi chúng tôi nêu một tựa – thường là rất nổi tiếng – mà không có quy chiếu đầy đủ trong thư mục thì chúng tôi để thời điểm công bố trong ngoặc kép. Các trích dẫn do chúng tôi dịch, ngoại trừ khi có một ấn bản bằng tiếng Pháp của tác phẩm, như trường hợp ở đây. Các đoạn in nghiêng trong các trích dẫn cũng được in nghiêng trong nguyên tác.
5
Ngân hàng Thế giới – Đi tìm mô hình phát triển và trường hợp Việt Nam
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2009
Ngân hàng Thế giới được thành lập năm 1944 nhằm cung cấp vốn vay phục vụ công cuộc tái thiết ở châu Âu và giúp đỡ các nước đang phát triển, lúc bấy giờ chưa mấy đông đảo.
Từ đó đến nay cơ cấu của Ngân hàng đã thay đổi rất nhiều. Từ một Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) chuyên cho khu vực nhà nước vay, đã dần dần mở rộng thêm Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), và ba định chế khác: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), phụ trách mảng cấp vốn cho khu vực kinh tế tư nhân, Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Trung tâm Giải quyết các Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID). Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm định chế trên, dưới đây, trong ấn phẩm này chúng tôi sẽ gọi chung là "Ngân hàng”.
Bên cạnh sự phát triển về quy mô, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng vai trò và nhiệm vụ của mình: hỗ trợ tái thiết nhanh chóng trở thành một hoạt động ngoài lề, và giờ đây Ngân hàng chỉ tập trung hướng vào một số quốc gia vừa thoát khỏi xung đột (như Afghanistan, Irak, v.v...); trong chiều ngược lại, hỗ trợ phát triển trở nên chiếm ưu thế đến mức ngày nay, ảnh hưởng của Ngân hàng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển đã vượt xa số tiền khá khiêm tốn mà nó đóng góp trong luồng vốn quốc tế dành cho hỗ trợ phát triển. Có được ảnh hưởng này là do Ngân hàng Thế giới đồng thời can thiệp vào nhiều lĩnh vực và vì ba nhiệm vụ của tổ chức này, phần nào đó mâu thuẫn với nhau, cùng tồn tại trong định chế này.
- Trước hết, Ngân hàng, như chính tên gọi của nó cho thấy, là một định chế tài chính. Nếu là ngân hàng thông thường, hoạt động chính của nó là vay ở các thị trường tài chính và cho các chính phủ, các doanh nghiệp của các nước đang phát triển vay. Vả lại, hầu hết các Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đều xuất thân từ giới ngân hàng. Trong khuôn khổ của các hoạt động hướng đến khu vực kinh tế tư nhân lẫn khu vực nhà nước, Ngân hàng phải tìm kiếm lợi nhuận và quan tâm đến khả năng sinh lời của các dự án mà nó tài trợ.
- Đây cũng là một ngân hàng phát triển, nó hỗ trợ các quốc gia về mặt tài chính để phục vụ các chính sách phát triển của các nước này. Như vậy, thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng Thế giới cũng phải góp phần hỗ trợ sự phát triển của các quốc gia, và các khoản vay của ngân hàng, khác với những ngân hàng bình thường, không chỉ nhắm đến mục tiêu duy nhất là hiệu suất tài chính; điều này càng hiển nhiên hơn nữa trong trường hợp các khoản vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại của IDA, chủ yếu đến từ các nguồn viện trợ của các nước giàu.
- Cuối cùng, với tư cách là Ngân hàng tri thức, Ngân hàng Thế giới cung cấp các kiến thức phục vụ cho hai chức năng nói trên và cho cộng đồng phát triển nói chung. Hoạt động thứ ba này của Ngân hàng Thế giới ngày càng có tầm quan trọng, đến mức ngày nay Ngân hàng Thế giới thực sự nắm giữ vai trò lãnh đạo trong kinh tế học phát triển. Ngân hàng Thế giới tự xem mình có vai trò chủ yếu để đóng góp vào việc “hỗ trợ kỹ thuật” cho các nước đang phát triển nhờ vào những kinh nghiệm tích lũy được về các chính sách kinh tế và bằng các kết quả nghiên cứu của mình.
Tầm quan trọng của Ngân hàng Thế giới trong các vấn đề phát triển khiến bất kỳ ai quan tâm đến các vấn đề này cần biết đến các yếu tố cơ bản của Ngân hàng Thế giới như: lịch sử, cấu trúc, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, cũng như vị trí của Ngân hàng Thế giới trong cộng đồng phát triển. Bạn đọc Việt Nam những người mà quyển sách này hướng tới cũng muốn được thông tin về vai trò của Ngân hàng ở Việt Nam, cũng như ảnh hưởng của nó lên sự phát triển của đất nước. Mục đích quyển sách này nhằm đáp ứng nhu cầu trên về thông tin và phân tích.
Chương I giới thiệu sự ra đời, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng và các số liệu cơ bản tóm tắt sơ lược về hoạt động của Ngân hàng Thế giới. Chương II tóm lược các chính sách của Ngân hàng Thế giới theo từng thời kỳ đến cuối thế kỷ 20, ban đầu là tập trung vào việc thực hiện các dự án và sau đó mở rộng thêm đến các chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chương III dành viết về các chiến lược chống đói nghèo do Ngân hàng Thế giới khởi xướng (và được cả cộng đồng quốc tế hưởng ứng) từ năm 1999. Chương IV nêu lên hoạt động nghiên cứu của tổ chức, hoạt động này có ảnh hưởng quan trọng đến lĩnh vực kinh tế và chính sách phát triển trên bình diện quốc tế. Chương V quan tâm đến hoạt động của Ngân hàng tại Việt Nam, một quốc gia được Ngân hàng xem là “học trò mẫu mực” về các chính sách của mình. Sau rốt, chương cuối cùng là chương VI đề cập đến các vấn đề chính đang được thảo luận về tương lai của Ngân hàng Thế giới.
Quyển sách này là biến thể của quyển Ngân hàng Thế giới, do La Découverte xuất bản ở Paris năm 2008. Bản tiếng Pháp được bổ sung thêm một chương về các hoạt động của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam. Chương cuối và kết luận đã được cập nhật để tính đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra năm 2008, mà tác động của nó lên sự vận hành và hoạt động của Ngân hàng Thế giới còn rất bất định vào lúc tác phẩm được công bố.
(Trích sách Ngân hàng Thế giới: Đi tìm mô hình phát triển và trường hợp Việt Nam).
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Dẫn nhập
Lược sử
I. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN
Hội nghị Bretton Woods và sự ra đời Ngân hàng Thế giới
Khuôn khổ thể chế và bộ máy tổ chức
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Ngân hàng Thế giới, định chế cho các nhà nước vay
Hỗ trợ khu vực tư nhân
II. TỪ DỰ ÁN ĐẾN ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU
Ngân hàng của các dự án
Ngân hàng Thế giới ngày càng đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động
Việc chuyển hướng sang điều chỉnh cơ cấu
Sự thất bại của kế hoạch điều chỉnh cơ cấu
Kết luận
III. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐÓI NGHÈO
Nghèo đói lan rộng trong nhiều nước đang phát triển
Nội dung các chính sách mới
Các quan hệ mới giữa các tác nhân của sự phát triển
Một thiết chế theo dõi-đánh giá
Bản tổng kết đầu tiên về cuộc chiến chống đói nghèo và những thành tựu của MDG
IV. NGÂN HÀNG “TRI THỨC”
Trung tâm nghiên cứu phát triển lớn nhất thế giới
Vai trò quan trọng trong việc sản xuất số liệu thống kê
Điều hành, thể chế và cấp viện trợ
Kết luận
V. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM: MỘT TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ
Các khoản tài trợ của Ngân hàng tăng nhanh
Ngân hàng Thế giới và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Những định hướng của Ngân hàng ở Việt Nam giữ khoảng cách với học thuyết tự do chính thống
Ngân hàng tri thức
Quan hệ của Ngân hàng với Nhà nước và các nhà tài trợ khác
Kết luận
VI. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI
Cân đối lại việc tài trợ theo vùng địa lý
Điều chỉnh lại trọng tâm chủ đề
Làm thế nào để cải thiện chất lượng điều hành của Ngân hàng?
Liệu có cần phải sáng tạo lại Ngân hàng Thế giới?
KẾT LUẬN
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
THƯ MỤC
6
Xã hội học về tiền bạc
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Damien de Blic, Jeanne Lazarus
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2009
GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác phẩm
Tiền bạc có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Nó rất cần thiết để sống, nhưng đây là cuộc sống nào ? Quá trình tiền tệ hóa cuộc sống thường nhật là nguồn gốc của sự tha hoá hay sự tự do ? Tại sao tiền bạc lại luôn là đối tượng của những lời kết án mang tính đạo đức ? Việc đó giúp chúng ta học được những giá trị gì từ xã hội ? Những ứng xử đối với tiền bạc có khác biệt nhau giữa các nhóm xã hội ? Đồng tiền lưu chuyển như thế nào trong lòng định chế gia đình ?
Cuốn sách này trình bày một lối tiếp cận xã hội học về tiền bạc: nó cũng nhằm giải thích trọng tâm của những trao đổi tiền tệ dưới các hình thức hiện đại của các mối quan hệ xã hội gắn với đồng tiền. Ở đó, đồng tiền hiện ra như một chìa quá tuyệt vời để khám phá những ngóc ngách còn ít được biết đến trong thế giới xã hội.
2. Trích sách
DẪN NHẬP
“Các đồng tiền kim loại và giấy bạc euro mà mỗi chúng ta đã học cách sử dụng không chỉ là một phương tiện trao đổi, chúng còn là một giá trị được chia sẻ”: tháng 2-2002, một bộ trưởng Pháp đã chào đón sự ra đời của đồng tiền duy nhất của một châu Âu thống nhất bằng lời phát biểu như trên. Tất nhiên, đồng euro đánh dấu sự hoàn tất của một dự án chính trị dài hơi và làm cho ý tưởng về một cộng đồng Âu châu thêm vững chắc nhưng trên thực tế, các đồng tiền kim loại và giấy bạc chưa bao giờ chỉ là một phương tiện trao đổi đơn giản cả. Luôn chuyển tải những “giá trị”, bao giờ cũng gắn kết vào một cộng đồng, luôn phụ thuộc vào sự tồn tại của một nhà nước có chủ quyền, tiền bạc vượt xa ra ngoài những chức năng kinh tế mà người ta thường gán cho nó. Vì luôn luôn chất chứa những cảm xúc, những niềm tin, những xung đột, các chuẩn mực đạo đức, nên tiền bạc “chủ yếu là một sự kiện xã hội”, như Marcel Mauss đã khẳng định ngay từ năm 1914.
Vì sao, kể từ thời Cổ đại, tiền bạc lại là đối tượng tố cáo của các uy quyền đạo đức và tôn giáo? Vì sao việc gợi đến thu nhập hay tài sản cá nhân vẫn còn gây lúng túng về mặt xã hội? Đâu là động cơ của lòng tin đặt vào những dấu hiệu tiền tệ? Phải chăng tiền bạc là phương tiện tốt nhất để phân biệt các nhóm xã hội? Có thật là các ngân hàng chỉ có vai trò kinh tế? Các câu hỏi trên nằm trong số những tra vấn mà một bộ môn xã hội học về tiền bạc có thể và phải đặt ra. Và quyển sách này chính là để trả lời các câu hỏi trên.
Tính trung lập về giá trị, việc giữ khoảng cách với những ý niệm có trước, sự đoạn tuyệt khoa học luận, đó là bấy nhiêu khẩu lệnh của một chuyên ngành xã hội học, vốn ngay từ lúc mới được thành lập đã quan tâm đến việc đảm bảo tính khoa học của những công trình của mình. Thế nhưng, khó mà thỏa mãn được những đòi hỏi này, đặc biệt một khi nhà xã hội học chọn tiền bạc làm đối tượng nghiên cứu: vì khi nói đến tiền bạc, các tác giả dường như liên tưởng ngay tới ý thức đạo đức. Một vòng kim cô đè nặng lên tiền bạc, được hình thành qua nhiều thế kỷ tố cáo của các nhà đạo đức, triết gia hay các nhà thần học. Cho nên ngày nay, nhiệm vụ đầu tiên của một bộ môn xã hội học về tiền bạc không phải là phủ nhận di sản này, mà là nâng nó lên thành đối tượng nghiên cứu, bằng cách làm rõ những nguồn gốc của giá trị đạo đức, văn hóa và tôn giáo được gán cho tiền bạc (chương I). Một ngành xã hội học về tiền bạc cũng phải nghi ngờ một lối diễn ngôn vốn coi đồng tiền như một công cụ nhằm tạo thuận lợi cho mọi trao đổi. Chống lại cách nhìn mang tính công cụ hóa này, và trái lại, cần phải chỉ ra rằng tiền bạc giả định nằm trong một tổ chức phức tạp vì nó chất chứa mạnh mẽ sự tin cậy của những người sử dụng nó và vì nó phụ thuộc vào một quyền lực chính trị có khả năng đảm bảo việc sử dụng nó (chương II). Khi khẳng định vị thế cao hơn của sự kiện xã hội và chính trị đối với chức năng kinh tế của tiền bạc và trong chừng mực mà tính phổ cập của tiền tệ ngày nay đã được xác nhận, thì sự phân biệt giữa đồng tiền hiện đại và đồng tiền tiền-hiện đại có còn thích đáng chăng? Vị trí của những quan hệ tiền tệ xuất hiện như một nét đặc trưng của các xã hội đương đại. Vấn đề còn lại là tìm hiểu sự đặc thù của tiền bạc trong các xã hội hiện đại cũng như những hệ quả của nó: tiền tệ hóa đời sống hằng ngày cuối cùng là một sự tha hóa hay sự giải phóng con người hiện đại (chương III)? Chúng ta cũng phải phân tích những thực tiễn cụ thể của tiền tệ đương đại kể từ nay đã được phi vật thể hóa một cách rộng rãi. Một khi hiện tượng ngân hàng hóa và tín dụng đã làm biến đổi những cách vận dụng tiền bạc, thì các cá nhân cần đến những năng lực nào để nắm bắt nó (chương IV)? Trong một xã hội mà tiền bạc có mặt khắp nơi, lưu thông đến tận không gian riêng tư và không gian gia đình, thì các cá nhân đã tìm được những cách dàn xếp nào để giữ một khoảng cách với tiền bạc (chương V)? Cuối cùng, với tư cách là dấu chỉ xã hội quan trọng hàng đầu, tiền bạc có đủ để phân định đường biên giới giữa các nhóm xã hội hay không? Xét về mặt xã hội học, các phạm trù về sự giàu sang và sự nghèo khổ có hiệu lực đến mức nào (chương VI)?
Trước khi đi xa hơn, chúng tôi phải làm rõ những thuật ngữ được dùng. Trái với tiếng Anh vốn chỉ có một từ “money”, tiếng Pháp còn phân biệt “argent” (tiền bạc) với “monnaie” (tiền tệ). Trong những dòng trên, chúng tôi cũng đã sử dụng cả hai. Phải chăng như vậy là chúng hoàn toàn có thể thay thế cho nhau? Tựa quyển sách này có nên đặt là Xã hội học về tiền tệ hay không? Ngay từ đầu quyền sách này, chúng tôi sẽ xuất phát từ nghĩa thông dụng khi cho rằng trong tiếng Pháp, những ý nghĩa gắn với từ tiền bạc bao trùm những thực tiễn và tư duy vượt ra ngoài những ý nghĩa được liên kết với từ tiền tệ. Do đó, chúng tôi sẽ xem tiền tệ [monnaie] như là phương tiện vật thể của sự trao đổi (hay phi vật thể trong trường hợp của bút tệ), và xem tiền bạc [argent] như thể chế chính trị, xã hội và đạo đức của phương tiện này. Nói cách khác, nếu tiền tệ bao giờ cũng tượng trưng cho tiền bạc (chính vì thế trong những trang sau thường sẽ đề cập đến tiền tệ) thì tiền bạc luôn là một điều gì đó nhiều hơn tiền tệ. Tiền bạc chính thực là tiền tệ trong chiều kích xã hội học của nó. Ngược lại, trong chừng mực mà trong tiếng Pháp không có tính từ tương ứng một cách chính xác với khái niệm tiền bạc, thì tính từ “monétaire” sẽ được dùng mà không phân biệt là liên quan đến tiền tệ (monnaie) hay tiền bạc (argent).
Trong thực tiễn kinh tế hằng ngày, tiền bạc khoác nhiều hình thái: khi được tích lũy, đó là vốn cho doanh nhân, hay tài sản của gia đình. Thu nhập được bằng lao động thì nó là lương; được ký gửi ở ngân hàng thì nó là tiết kiệm, trở thành tín dụng khi được cho vay, v.v. Trong quyển sách này, chúng ta sẽ gặp nhiều hình thái trên của tiền bạc. Tuy thoạt nhìn có vẻ khác nhau, điểm chung của những hình thái này cung cấp sợi chỉ xuyên suốt cho suy nghĩ của chúng tôi: chúng đều biểu trưng một giá trị được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ và tạo ra những hiệu ứng cụ thể, mang tính biểu tượng hoặc xã hội mà chúng tôi sẽ mô tả trong những trang sau.
3. Mục lục
Dẫn nhập
Chương I
SỰ KẾT ÁN TIỀN BẠC VỀ MẶT ĐẠO ĐỨC
Mammon, người hà tiện và người cho vay nặng lãi: ba khuôn mặt của tiền bạc
Cuộc chiến tranh của các Thượng đế
Lòng tham không đáy
Cho vay tiền là điều không thể nghĩ đến
Khó biện minh cho tính chính đáng của tiền bạc
Những biện minh mang tính tự do và sự kháng cự chống lại thói tích lũy tiền bạc (antichrématiste)
Một giai cấp tư sản bị ngăn trở
Chương II
TIỀN BẠC, MỘT ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI
Những giới hạn của cách tiếp cận xem tiền tệ là trung tính
Nhà kinh tế học chống nhà xã hội học?
Lợi ích có tính phát hiện của những cuộc khủng hoảng tiền tệ: trường hợp của Argentina
Tiền tệ, vấn đề niềm tin
Mạng tiền tệ và sự tin tưởng có hệ thống
Những nguồn gốc chính trị của sự tin tưởng
Từ chủ quyền tiền tệ đến tiền tệ tối cao
Chương III
TIỀN BẠC TRONG CÁC XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:
TỔN THẤT VÀ LỢI NHUẬN
Tiền tệ: một định chế cơ bản của tính hiện đại
Tiền tệ hóa và khách thể hóa giá trị
Sự trở lại của xu hướng chống lại thói tích lũy tiền bạc
Marx và việc tố cáo thói ham tiền [mammonisme]
Simmel và những căn bệnh tiền tệ
Giải phóng bằng tiền bạc
Tiền bạc: nguồn gốc của áp bức?
Một quyền tự do không nội dung
Chương IV
TÍN DỤNG VÀ TÀI CHÍNH HÓA
Pháp, một nước mà hầu như mỗi cư dân có một tài khoản ngân hàng
Khi các hộ gia đình có tài khoản ngân hàng
Phi vật thể hóa đồng tiền
Tín dụng
Tín dụng tuần hoàn (revolving) và thẻ tín dụng
Những kỹ năng cần thiết để làm chủ đồng tiền đương đại
Tiền vô hình
Bị loại trừ ra khỏi xã hội và siêu hội nhập ngân hàng
Chương V
TIỀN BẠC, GIA ĐÌNH VÀ SỰ RIÊNG TƯ
Mùi của đồng tiền
Đánh dấu đồng tiền
Những sự được mất về tiền tệ của các gia đình đương đại
Làm dịu bớt vấn đề tiền bạc trong các khoản trợ giúp trong gia đình
Giảm thiểu vai trò của tiền bạc gia tài
Tiền bạc của vợ chồng
Người kiếm gạo để thổi cơm chung (breadwinner)
Lao động của phụ nữ
Chương VI
TIỀN CỦA NGƯỜI GIÀU VÀ TIỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO
Giàu, nghèo và tiền bạc
Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
Xác định một ngưỡng giàu?
Làm dịu bớt vấn đề tiền bạc trong sự giàu có
Những đường biên giới biểu tượng
Tính năng động của vốn biểu tượng
Những cách tiêu tiền
Cách chi tiêu và các giai cấp xã hội
Người nghèo trả nhiều hơn
Đạo đức của sự chi tiêu
Kết luận
7
Giải Nobel kinh tế
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Jean-Édouard Colliard, Emmeline Travers
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2009
"Giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel" (Sveriges Risbanks i Ekinomisk Vetinskap till Alfred Nobel minne) thường được biết đến như không phải là một giải Nobel "thật sự", đôi lúc vì quan điểm chính trị của chính một số vị được giải, trong lúc những thành tựu khoa học mà giải này công nhận ít khi được công chúng chú ý. Các công trình này, được báo chí tóm tắt một cách ít nhiều đúng đắn khi giải được trao, thường bị coi nhẹ, nếu không nói là bị xem như những lạc lối vào toán học của những thành viên một bộ môn mà tính khoa học là đáng ngờ.
Hiện trạng này càng đáng tiếc hơn khi những công trình của những người đoạt giải Nobel Kinh tế là có thể tiếp cận được: giải thường trọng thưởng một ý tưởng đơn giản và khái quát, nhưng có tính tạo lập, và dễ dàng trình bày ý tưởng này mà hoàn toàn không cần viện đến một hình thức hoá phức tạp, tuy rằng hình thức hoá này là cần thiết để các nhà kinh tế rút ra tất cả những hệ quả của ý tưởng đó.
Mục đích của quyển sách này không phải là tường thuật cuộc đời của các nhà kinh tế được giải theo lối ca tụng, cũng như tôn vinh những đóng góp của họ mà nhằm giúp bạn đọc quan tâm hiểu được những ý tưởng chính của 62 người được giải từ 1969 đến 2008 bằng một trình bày đơn giản và đầy đủ nhất, có thể tương thích với một khuôn khổ ngắn gọn và chặt chẽ.
Chúng tôi ưu tiên những công trình được giải tuyên dương (Ủy ban Nobel nói rõ vì sao họ chọn trao giải cho mỗi người) đồng thời cũng nêu bật những đóng góp chính khác của các tác giả cho bộ môn (kinh tế học) để bạn đọc có thể khám phá vài khía cạnh ít được biết đến trong sự nghiệp của các tác giả kinh điển nhất cũng như của những tác giả hay của những đóng góp ít nhiều bị lãng quên. Bạn đọc cũng tìm được một thư mục không toàn diện bao phủ toàn bộ trước tác có liên quan. Để thuận tiện, trong sách này chúng tôi dùng cụm từ giải Nobel Kinh tếmà không để trong ngoặc kép.
Sau khi trình bày ngắn gọn về giải này (Chương I), chúng tôi sẽ trình bày về các tác giả được giải theo thứ tự thời gian nhằm nhấn mạnh điều mà lịch sử giải Nobel phản ánh so với điều có tính tổng quát hơn mà lịch sử của cộng đồng khoa học phản ánh: sau thời kỳ của các nhà kinh tế chuyên gia (Chương II) là thời kỳ của sự hoài nghi và cuộc tìm kiếm tính chính đáng cho bộ môn (Chương III) rồi đến thời kỳ thắng lợi của sự đổi mới (Chương IV). Thập niên vừa qua đánh dấu một bước ngoặt với sự lên ngôi của những hệ ý mới (Chương V).
(Trích sách: Giải Nobel kinh tế; Jean-Édouard Colliard, Emmeline Travers; NXB Tri thức 2009)
*****
MỤC LỤC
Dẫn nhập
Chương I: Giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để vinh danh Alfred Nobel
Chương II: 1969-1975: Thời vàng son của các nhà kinh tế “nha sĩ”
1969: Ragnar Frisch, Jan Tinbergen
1970: Paul Samuelson (sinh năm 1915), người Mỹ
1971: Simon Kuznets (1901-1985), người Mỹ, gốc Nga
1972: John Hicks, Kenneth Arrow
1973: Wassily Leontief (1906-1999), người Mỹ, gốc Nga
1974: Gunnar Myrdal, Friedrich von Hayek
1975: Leonid Kantorovitch, Tjalling Koopmans
Chương III: 1976-1985: Kinh tế học đi tìm một tính chính đáng mới
1976: Milton Friedman (1912-2006), người Mỹ
1977: Bertil Ohlin, James Meade
1978: Herbert Simon (1916-2001), người Mỹ
1979: Theodore Schultz, Arthur Lewis
1980: Lawrence Klein (sinh năm 1920), người Mỹ
1981: James Tobin (1918-2002), người Mỹ
1982: George Stigler (1911-1991), người Mỹ
1983: Gerard Debreu (1921-2004), người Mỹ, gốc Pháp
1984: Richard Stone (1913-1991), người Anh
1985: Franco Modigliani (1918-2003), người Mỹ, gốc Italia
Chương IV: 1986-1996: Kinh tế học ca khúc khải hoàn
1986: James Buchanan (sinh năm 1925), người Mỹ
1987: Robert Solow (sinh năm 1924), người Mỹ
1988: Maurice Allais (sinh năm 1911), người Pháp
1989: Trygve Haavelmo (1911-1999), người Na Uy
1990: Harry Markowitz, Merton Miller, William Sharpe
1991: Ronald Coase (sinh năm 1910), người Anh
1992: Gary Becker (sinh năm 1930), người Mỹ
1993: Robert Fogel, Douglass North
1994: John Nash, John Harsanyi, Reinhard Selten
1995: Robert Lucas (sinh năm 1937), người Mỹ
1996: James Mirrlees, William Vickrey
Chương V: 1997-2008: Những công trình đào sâu và những hệ ý mới
1997: Robert Merton (sinh năm 1944), người Mỹ
Myron Scholes (sinh năm 1941), người Mỹ
1998: Amartya Sen (sinh năm 1933), người Ấn Độ
1999: Robert Mundell (sinh năm 1932), người Canada
2000: James Heckman, Daniel McFadden
2001: George Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz
2002: Daniel Kahneman, Vernon Smith
2003: Robert Engle (sinh năm 1942), người Mỹ
Clive Granger (1934-2009), người Anh
2004: Finn Kydland (sinh năm 1943), người Na Uy
Edward Prescott (sinh năm 1940), người Mỹ
2005: Robert Aumann, Thomas Schelling
2006: Edmund Phelps (sinh năm 1933), người Mỹ
2007: Leonid Hurwicz, Eric Maskin, Roger Myerson
2008: Paul Krugman (sinh năm 1953), người Mỹ
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8
Kinh tế học tổ chức
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Claude Ménard
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2010
GIỚI THIỆU SÁCH
Quyển sách mỏng trình bày một bản sơ kết phân tích kinh tế về các tổ chức, một chuyên ngành phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây. Sách nhằm trả lời một số câu hỏi chính như: Đối tượng của kinh tế học tổ chức là gì? Đâu là những cơ chế phối hợp đặc trưng cho các tổ chức? Có thể vận dụng những công cụ nào để động viên nhân viên hợp tác? Các xung đột trong nội bộ được giải quyết ra sao? Tổ chức thích nghi với môi trường hoạt động bằng cách nào? Vì sao tất cả những điểm trên đưa đến việc xem xét lại nhiều kết quả của lý thuyết kinh tế thông thường?
***
Đôi dòng giới thiệu tác giả:
Claude Ménard là giáo sư khoa học kinh tế tại Đại học Paris I (Panthéon-Sorbonne), lãnh đạo Trung tâm Phân tích lý thuyết các tổ chức và thị trường (ATOM) của đại học này. Ông còn là thành viên sáng lập và cựu Chủ tịch của Hiệp hội Quốc tế về kinh tế học thể chế mới (ISNIE), từng là giáo sư thỉnh giảng, nhà nghiên cứu của nhiều đại học nước ngoài
***
Trích sách phần Dẫn nhập
Kinh tế học tổ chức dao động giữa hai quan điểm. Một bên là cách tiếp cận tổng thể, quan tâm đến toàn bộ những bố trí thể chế cho phép đảm bảo việc sản xuất và trao đổi trong một nền kinh tế thị trường. Arrow đã chọn cách nhìn này[1]. Như vậy, tổ chức bao gồm những thiết chế khác nhau có thể, từ doanh nghiệp cho đến thị trường, cho tới những phương thức “lai ghép” như các mạng hay liên minh, và kể cả Nhà nước và những cơ quan của nó. Một cách nhìn khác, hạn hẹp và phù hợp với truyền thống hơn, giới hạn ở việc phân tích tổ chức như một thực thể kinh tế riêng biệt, nghĩa là như nơi diễn ra quyết định thống nhất cuối cùng mà khuôn mẫu là doanh nghiệp. Trong trường hợp này, điều chủ yếu được chú ý là những bố trí nội bộ cấu thành các thực thể trên và trang bị cho chúng một bản sắc, nhưng không vì thế mà quên đi những tương tác giữa chúng với nhau. Quan điểm sau được lồng trong quan điểm đầu: cả hai không phải là không tương thích với nhau nhưng có những điểm nhấn khác nhau, dẫn đến việc xác định lĩnh vực điều tra có quy mô khác nhau. Quyển sách này chủ yếu tập trung phân tích các tổ chức hiểu theo nghĩa hẹp (về một cách tiếp cận tổng quát hơn, xem Ménard).
Kể từ lần xuất bản đầu tiên quyển sách này, việc phân tích các thực thể trên đã có những phát triển to lớn. Tuy thế, cách tiếp cận vẫn giữ được tính mới mẻ trong chừng mực mà đối tượng của nó còn thiết kế những khái niệm và phương pháp không ngừng tiến triển. Tính đổi mới này không có nghĩa rằng chuyên ngành này phủ nhận quá khứ. Kinh tế học tổ chức không quên những công trình, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vi mô, của các thế hệ nhà nghiên cứu và một nhánh quan trọng của các nghiên cứu gần đây vẫn lấy cảm hứng từ đó. Nhưng kinh tế học tổ chức ưu tiên cho một số vấn đề mà quá nhiều nhà kinh tế tiếp tục không biết đến, ví dụ như bản chất của những quan hệ thứ bậc và quan hệ của chúng với các cơ chế động viên. Để phân tích các vấn đề này kinh tế học tổ chức vận dụng những phương pháp khác nhau mà một số, chẳng hạn như các nghiên cứu tình huống, làm cho các nhà kinh tế chính thống nổi giận. Kinh tế học tổ chức không cung cấp những giải pháp mới cho những vấn đề truyền thống được các nhà kinh tế đặt ra, như việc sử dụng những nguồn lực khan hiếm, nhưng chuyên ngành tìm câu trả lời cho những câu hỏi mới, chẳng hạn vì sao trong doanh nghiệp các tác nhân từ bỏ một phần đáng kể việc tự mình ra quyết định.
[…]
Vài tên tuổi lớn trong lí thuyết tổ chức
Alfred Marshall (1842-1924) – Nổi tiếng nhất vì đóng góp của ông vào việc sáng lập kinh tế học vi mô, đặc biệt là phân tích về những điều kiện cân bằng của một thị trường, nhưng trong thực tế ông đã dành một phần rất quan trọng để lí thuyết hóa khái niệm tổ chức.
Max Weber (1864-1920) - Kinh tế gia và triết gia chuyển sang xã hội học. Các phân tích của ông về đạo đức của chủ nghĩa tư bản và hệ thống quan liêu mà vai trò tích cực được ông nhấn mạnh vẫn là những công trình tham chiếu bắt buộc trong xã hội học tổ chức.
Frank Knight (1885-1967) - Là tác giả lúc còn rất trẻ của một luận án về kinh tế học rủi ro và bất trắc, một tác phẩm đến nay vẫn còn là tài liệu tham chiếu, ông phát triển một quan niệm về tổ chức như một hệ thống bảo hiểm dựa trên việc tương tế hóa các rủi ro.
Herbert Simon (1916-2001) - Giải Nobel, được đào tạo trong câu lạc bộ những lí thuyết gia về kinh tế (ông từng là thành viên của Quỹ Cowles lừng danh) nhưng quan tâm đến việc duy trì tính chất thực nghiệm của bộ môn, ông có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành của kinh tế học tổ chức, bằng rất nhiều công trình cũng như bằng công việc giảng dạy ở Đại học Carnegie-Mellon.
Ronald Coase (sinh năm 1910) - Giải Nobel Kinh tế, là tác giả nổi bật nhất của thế kỉ XX về lí thuyết tổ chức và cả ngoài chuyên ngành này nữa. Năm 27 tuổi, ông công bố một bài viết [1937] làm nền tảng cho quan niệm đương đại về doanh nghiệp và việc phân định giữa tự làm lấy hay giao tổ chức khác làm. Một bài viết thứ hai [1960] phát triển khái niệm “chi phí giao dịch” và mở đầu cho một chương trình nghiên cứu hiện vẫn đang còn phát triển.
James March (sinh năm 1928) - Thường được nhớ đến vì sự cộng tác với Simon qua quyển sách Organizations viết chung [1958], một tác phẩm tham chiếu không thể né tránh, ông cũng là một lí thuyết gia chính về việc ra quyết định trong các tổ chức. Những luận điểm táo bạo của ông về doanh nghiệp khiến ông có một ảnh hưởng đặc biệt lớn trong khoa học quản trị.
Kenneth Arrow (sinh năm 1921) - Ngoài đóng góp của ông cho các mô hình cân bằng chung, những suy tưởng sâu sắc của tác giả được giải Nobel này về các lựa chọn tập thể, vai trò của sản phẩm công cộng, những giới hạn của mô hình cạnh tranh thuần túy dẫn ông đến việc xác định vào năm 1974 một chương trình nghiên cứu thật sự về kinh tế học tổ chức.
Oliver Williamson (sinh năm 1932) - Các đóng góp của ông đánh dấu một bước ngoặt. Ông tiếp nối Coase bằng cách hình thức hóa nghiên cứu sự phân định giữa thị trường và tổ chức, mở rộng phân tích sang các hình thái bố trí trung gian, mở đường cho lí thuyết hợp đồng và hợp nhất các đóng góp của Arrow, Chandler và Simon trong khuôn khổ một cách tiếp cận đặt cơ sở trên các chi phí giao dịch.
[…]
Các chương sau đây ưu tiên cho một cách trình bày đặt trọng tâm vào các vấn đề hơn là vào các trường phái. Chương I, phát triển những khái niệm nhằm vạch đường biên của lĩnh vực nghiên cứu và giới thiệu một định nghĩa về tổ chức, định nghĩa này sau đó được làm cho phong phú thêm. Chương này nhấn mạnh tính phức tạp của một nền kinh tế thị trường và tính đa dạng của những bố trí thể chế cấu thành nền kinh tế này. Sau khi nhận diện những hình thái chính của các bố trí trên, chương này kết thúc với việc bàn luận một vấn đề được các nhà kinh tế quan tâm nhiều, tức là lí do tồn tại của các tổ chức và những lực thúc đẩy một tổ chức tự tiến hành hoạt động của mình thay vì giao cho một tổ chức khác đảm đương.
Chương II, phát triển một điểm mấu chốt, đó là vấn đề tổ chức như là phương thức phối hợp. Ba thiết chế được đặc biệt chú ý: hệ thống thông tin, một hệ thống biến tổ chức thành nơi có sự truyền thông; các chức năng điều khiển biến tổ chức thành nơi ra quyết định có những đặc tính vô cùng đặc biệt; những quan hệ hợp đồng biến tổ chức thành nơi diễn ra các cuộc thương thảo. Nằm đằng sau các thiết chế này là sự phân bổ các quyền ra quyết định.
Chương III, xem xét những cơ chế được thiết lập nhằm khuyến khích các tác nhân hợp tác và đảm bảo một tính chặt chẽ nội tại, ít ra là tương đối, của những lựa chọn và hành động của các tác nhân. Hiển nhiên là ở đây các biện pháp động viên giữ vị trí trung tâm. Nhưng một bài học quan trọng của kinh tế học tổ chức là việc chứng minh những hiệu ứng không được chờ đợi của các biện pháp động viên mang tính thuần túy tiền tệ. Các biện pháp này thuộc về vấn đề điều hành và viện đến những động cơ phức tạp, và huy động những giá trị riêng mà lí thuyết cũng phải tính đến.
Một cách tự nhiên, những nhận định trên dẫn đến chủ đề của Chương IV, một chương dành cho những cấu trúc làm chỗ dựa cho những thiết chế phối hợp và động viên, và cho những nhân tố dẫn đến việc thay đổi các cấu trúc này. Chúng tôi thử chỉ ra sự cần thiết phải vượt qua những cấu trúc hình thức mà ta không thể xem nhẹ tầm quan trọng, để tính đến những cấu trúc vi mô làm cho tổ chức trở thành sinh động. Hơn nữa, các cấu trúc này không cố định. Chúng tiến hóa do sự kết hợp của những lực bên trong các tổ chức, chẳng hạn những cuộc xung đột giữa các bên khác nhau, và những áp lực của môi trường. Điều này cho phép kết nối kinh tế học tổ chức với, một mặt, phân tích cấu trúc thị trường và, mặt khác, với việc phân tích các thể chế trong đó các tổ chức được lồng ghép.
Đứng trước sự đa dạng của các cách tiếp cận và sự tăng trưởng theo hàm mũ của các công trình về những vấn đề trên, chúng tôi buộc phải có những lựa chọn khắc nghiệt. Lựa chọn đầu tiên là do chính ngay mục tiêu của quyển sách ấn định. Ví dụ, nhiều phát triển trong kinh tế học thông tin hay trong lí thuyết động viên vượt quá khuôn khổ của các tổ chức. Trong quyển sách này, chỉ được giữ lại những yếu tố xác đáng trong hai chuyên ngành trên để hiểu các tổ chức. Một lựa chọn thứ hai, còn tinh tế hơn nữa, liên quan đến quan điểm lí thuyết. Hiện nay có nhiều giải thích khác nhau, và thường cạnh tranh nhau, để tính đến sự tồn tại và những đặc trưng của các tổ chức. Phân tích sau đây chủ yếu dựa trên kinh tế học về các chi phí giao dịch và, ở một mức độ ít hơn, trên lí thuyết người ủy quyền-người đại diện. Nhiều cách tiếp cận khác, chẳng hạn như lí thuyết tiến hóa dành một vai trò quan trọng cho các năng lực, có những phát triển đáng được đề cập rộng hơn những gì được trình bày trong sách này. Các lựa chọn của chúng tôi nhằm đi vào điều thiết yếu: trong hiện trạng hiểu biết của chúng ta, những lí thuyết được ưu tiên ở đây tương ứng với những đóng góp có ý nghĩa nhất của những nghiên cứu gần đây. Cuối cùng ở cấp độ thư mục, chúng tôi cũng tập trung vào những phân tích có ý nghĩa nhất.
[1] Các tham chiếu trong [ ] được tập hợp trong thư mục ở cuối sách.
***
MỤC LỤC
Dẫn nhập
Sự kháng cự mãnh liệt
Một trình bày có chọn lọc
Chương I - Lĩnh vực, bản chất và sự tồn tại của tổ chức
Tổ chức, một bộ phận của một toàn cảnh phức hợp
Tính đa dạng của những phương thức tổ chức
Sự tồn tại của các tổ chức
Chương II - Tổ chức như phương thức phối hợp
Tổ chức, nơi trao đổi thông tin
Tổ chức, như là không gian điều khiển
Tổ chức, nơi thương thảo 82
Chương III - Động viên, hợp tác và tính chặt chẽ nội tại
Những biện pháp động viên bằng tiền
Biện pháp động viên bằng biện pháp tổ chức
Tính cố kết bằng những giá trị riêng
Chương IV - Cấu trúc và sự biến đổi
Những tiêu chí phân loại
Kiến trúc các tổ chức
Bản chất của thay đổi tổ chức
Đổi mới tổ chức và môi trường
Kết luận: Một chương trình nghiên cứu năng động
Thư mục tham khảo
Phụ lục: Williamson và kinh tế học thể chế mới
9
Kinh tế học doanh nghiệp
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Olivier Bouba-Olga
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2010
Giới thiệu sách
Những năm gần đây kinh tế học được làm phong phú thêm bằng những cách tiếp cận mới (lí thuyết người ủy quyền-người đại diện, lí thuyết chi phí giao dịch, lí thuyết năng lực, lí thuyết tiến hóa), có những chiếu rọi có ích về các phương thức tổ chức doanh nghiệp. Mục đích chung của sách này là trình bày các các tiếp cận trên, đặc biệt nhấn mạnh đến việc ứng dụng chúng vào những trường hợp doanh nghiệp cụ thể. Chẳng hạn, sách sẽ phân tích những vấn đề như :
- Làm thế nào giải thích xì-căng-đan Enron và toàn bộ những hệ lụy sau đó?
- Tại sao một doanh nghiệp như IBM, thủ lĩnh không thể chối cãi của ngành tin học trong những năm bảy mươi của thế kỉ trước, không tiếp tục giữ được vị thế này trong ngành vi tính?
- Vì sao hãng Renault chế tạo xe ôtô nhưng không chế tạo vỏ xe?
- Ngược lại, vì sao, Bic chế tạo bút bi, dao cạo râu và ván lướt sóng?
Được đánh giá cao vì tính sư phạm, quyển sách mỏng này trộn lẫn lí thuyết và phân tích tình huống, và như vậy phát triển một bộ công cụ tối ưu cho sinh viên các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại. Nhưng sách cũng còn là công cụ quý báu cho những nhà chuyên nghiệp quan tâm đến việc tư duy về doanh nghiệp, cập nhật diễn tiến của những lí thuyết về hãng, để tìm hiểu tinh tế hơn những được mất của cuộc tranh luận đương đại về sự điều hành doanh nghiệp.
Trích sách:
DẪN NHẬP
Làm thế nào giải thích xì-căng-đan Enron và toàn bộ những hệ lụy sau đó? Tại sao một doanh nghiệp IBM, thủ lĩnh không thể chối cãi của ngành tin học trong những năm bảy mươi của thế kỉ trước, không tiếp tục giữ được vị thế này trong ngành vi tính? Vì sao hãng Renault chế tạo xe ôtô nhưng không chế tạo vỏ xe? Ngược lại, vì sao Bic lại chế tạo bút bi, dao cạo râu và ván lướt sóng? Vì sao tập đoàn LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy – ND) ngày nay có đến hơn một nghìn năm trăm cửa hàng trên thế giới quyết định kiểm soát chặt chẽ hơn việc phân phối sản phẩm của mình?.
Vui hơn, nhưng không kém phần cơ bản (chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục bạn): đâu là mối quan hệ giữa việc hốt phân chó ở Paris và phương thức hoạt động của các thị trường tài chính? Giữa vụ đắm tàu Titanic, hỏa hoạn của một rạp chiếu bóng, và việc quản lí đánh bắt cá của Liên minh chấu Âu? Giữa những thợ rèn thế hệ ông chúng ta và một cuộc mổ với công nghệ mũi nhọn? Giữa một đứa bé tập đi xe đạp và tiến hóa của nền công nghiệp thuốc tây? Giữa việc triển khai những quân đoàn La Mã và tàu con thoi Mĩ?
[…]
Thế nào là một doanh nghiệp?
Doanh nghiệp là một tổ chức biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ. Trong xã hội (Tây phương – ND), doanh nghiệp là nơi chính diễn ra việc sản xuất và phân phối thu nhập.
Chắc chắn rằng doanh nghiệp là một trong những bộ phận thiết yếu, thậm chí là thiết yếu nhất của hệ thống kinh tế. Thật vậy, mục tiêu kinh tế chính của các nước là đảm bảo cho toàn thể dân chúng một mức sống cao và tăng dần. Thế mà, trong các nền kinh tế mở, mục tiêu này trước tiên phụ thuộc vào năng suất quốc gia, được định nghĩa như tỉ số của những của cải được tạo ra trên các nguồn lực được sử dụng để làm nên của cải này: tỉ số này càng cao thì thu nhập được phân phối, và do đó mức sống của dân chúng, càng quan trọng. Như vậy, tăng trưởng của mức sống của các cá thể phụ thuộc vào năng lực tạo thêm của cải của các doanh nghiệp[1].
Nhưng doanh nghiệp là một tổ chức phức tạp: là nơi chính tạo ra của cải và phân phối thu nhập, doanh nghiệp cũng mang dấu ấn của những quan hệ thứ bậc và của những cuộc xung đột trong việc phân chia giá trị tạo ra và về những điều kiện lao động. Và chính tính phức tạp này là nền tảng của cả một số những vấn đề kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Làm thế nào đảm bảo việc biến đổi có hiệu quả những nguồn lực thành sản phẩm? Làm thế nào tổ chức quan hệ giữa những thành viên của tổ chức? Phải tổ chức như thế nào việc phân chia giá trị gia tăng giữa những loại người làm công ăn lương khác nhau và giữa các loại này với những người góp vốn?.
Hơn nữa, chồng lên trên tính phức tạp này trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là tính đa dạng của các doanh nghiệp: đa dạng về kích cỡ, với sự cùng tồn tại của những doanh nghiệp rất nhỏ (dưới 10 người làm công ăn lương), vừa và nhỏ (mà nhân sự gồm từ 10 đến 249 người làm công ăn lương) và doanh nghiệp lớn (từ 250 người làm công ăn lương trở lên). Đa dạng về hình thức pháp lí với những doanh nghiệp cá thể, những công ti cá nhân, nhữnng công ti góp vốn (công ti nặc danh và công ti trách nhiệm hữu hạn), doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã; đa dạng về nguồn gốc của vốn, với sự cùng tồn tại của những doanh nghiệp độc lập, công ti con của các tập đoàn, trong đó một số là tập đoàn Pháp và một số là tập đoàn nước ngoài …
Vấn đề của chúng tôi không phải là đối mặt trực tiếp với tính phức tạp này. Do đối tượng muốn nắm đến là rộng rãi và khuôn khổ hạn hẹp của quyển sách, chúng tôi đã ưu tiên cho một cách trình bày kết hợp với mỗi một lí thuyết một vấn đề kinh tế mà lí thuyết ấy có nhiệm vụ giải thích (hoạt động của những doanh nghiệp tư bản hiện đại, các chiến lược hợp nhất theo chiều cao, các quan hệ liên doanh nghiệp, các chiến lược đổi mới).
Chọn cách diễn giải như thế các lí thuyết sẽ được đề cập, chúng tôi tránh được, một mặt, một cách trình bày tổng quát ít nhiều khô khan và, mặt khác, cho phép đi xa hơn trong việc phân tích mỗi vấn đề được nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mỗi một lí thuyết được trình bày chỉ giải thích có vấn đề đi kèm; chúng tôi sẽ quan tâm nêu lên những lĩnh vực ứng khác của lí thuyết ấy. Điều này cũng không có nghĩa là không có những sự đối lập mạnh mẽ giữa những lí thuyết khác nhau: nếu trong một mức độ nào đó, có thể xem chúng là bổ sung cho nhau thì mỗi lí thuyết tập trung vào những vấn đề đặc thù, các lí thuyết đôi lúc đối kháng nhau, theo nghĩa là chúng đề xuất những giải thích khác nhau cho cùng một hiện tượng được quan sát.
Bố cục của sách
Phần đầu của sách trình bày những cách tiếp cận tân thể chế.
Trong chương một, chúng tôi đề cập vấn đề hoạt động của doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa hiện đại, và việc lí thuyết người ủy quyền-người đại diện xử lí vấn đề này, Núp đằng sau vấn đề này, đặc biệt có những cuộc xung đột có tính thời sự nóng hổi giữa các cổ đông và các nhà quản lí (xì-căng-đan Enron, sáp nhập HP-Compaq, vấn đề thưởng cho các nhà quản lí của một số doanh nghiệp bằng stock-option, tức bằng chứng khoán của công ti …).
Chương hai tập trung vào hợp nhất theo chiều dọc được lí thuyết chi phí giao dịch xử lí. Thật ra, bàn về vấn đề này là tìm hiểu vì sao, trong các nền kinh tế thị trường, tồn tại các doanh nghiệp[2]. Hợp nhất theo chiều dọc kéo theo một mức độ tập trung nhất định những hoạt động trong nội bộ các hãng và như thế đặt ra vấn đề sức mạnh thị trường mà điều này mang lại cho doanh nghiệp. Lí thuyết chi phí giao dịch chỉ ra là, trong một số trường hợp, sự tập trung này là biện minh được về mặt kinh tế, điều này đôi lúc tương đối hóa những chính xách chống trust của các Nhà nước.
Kết luận của phần đầu quyển sách đề nghị một phân tích phê phán hai lí thuyết trên, bằng cách dựa vào những phát triển gần đây của xã hội học kinh tế. Chính xác hơn, vấn đề là bàn luận giả thiết cơ bản, chung cho cả lí thuyết người ủy quyền-người đại diện lẫn lí thuyết chi phí giao dịch, về tính cơ hội bằng cách đối chiếu nó với khái niệm tín nhiệm.
Trong chương ba, Phần thứ nhì của sách trình bày những cách tiếp cận được chúng tôi gọi là tiếp cận “nhận thức”.
Trong chương ba, chúng tôi quan tâm đến sự phát triển logic của những quan hệ liên doanh nghiệp (đối tác, thầu, liên minh công nghệ …) dẫn tới sự hình thành những mạng doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau, và đến việc phân tích các quan hệ này bằng những lí thuyết năng Các lí thuyết này cũng cho phép hiểu được tính chặt chẽ đôi lúc khó thấy của những chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của một số doanh nghiệp (như đã nói, Bic chế tạo bút nguyên tử và dao cạo râu; tập đoàn Leroux, chế tạo rau diếp xoăn còn sản xuất kem đánh răng …).
Chương bốn tập trung vào vấn đề đổi mới công nghệ, nguồn gốc thiết yếu của tăng trưởng kinh tế trong các nước phát triển. Phân tích tiến hóa phát triển một số công cụ có tính quan niệm cho phép giải mã quá trình đổi mới phức tạp, giúp hiểu diễn tiến của doanh nghiệp (đặc biệt là sự bất lực của một số lãnh đạo trong việc đi có hiệu quả vào những qũy đạo công nghệ mới), cũng như sự tồn tại của những chu kì công nghiệp các ngành (chẳng hạn, trong công nghiệp dược, sự đột phá của các công nghệ sinh học).
Cũng giống như phần đầu, kết luận của phần thứ nhì được dành cho việc đối chiếu hai ý niệm then chốt, trong trường hợp này là thông tin và kiến thức. Đặc biệt, phân tích tiến hành cho phép tương đối hóa sự đam mê của các doanh nghiệp đối với thời trang knowledge management.
Cuối cùng, kết luận chung đề xuất một tổng hợp các lí thuyết đã trình bày. Đây cũng là dịp để phát triển một ví dụ xuyên suốt, đòi hỏi huy động các lí thuyết thuộc mỗi một hai cách tiếp cận lớn. Chính xác hơn vấn đề là quan tâm đến những khuôn mặt mới nổi lên của doanh nghiệp toàn cầu, hóa thân mới nhất của quá trình toàn cầu hóa.
Nhưng trước đó, chúng tôi đã quyết định dành một chương mào đầu để trình bày những giới hạn của quan niệm tân cổ điển về doanh nghiệp. Là cánh cửa bắt buộc phải qua đối với sinh viên kinh tế, lí thuyết tân cổ điển đôi lúc làm sinh viên lúng túng (để dung một uyển ngữ dịu dàng), vì thế theo chúng tôi sẽ là quan trọng chỉ ra những đóng góp và giới hạn của quan niệm này để biện minh, theo một cách khác, cho sự phát triển của những lí thuyết mới đây vốn là nội dung trung tâm của sách này.
Mục lục
Dẫn nhập
Chương mở đầu: Những giới hạn của cách tiếp cận tân cổ điển
I. Mô hình tân cổ điển
II. Điều “như thể” của Friedman
III. ”Con rối trừu tượng” của Machlup
Phần một
CÁC CÁCH TIẾP CẬN TÂN THỂ CHẾ
Chương I: Lí thuyết người ủy quyền-người đại diện và hãng tư bản chủ nghĩa xã hội
I. Những tác giả tiên phong: phân tích quản trị doanh nghiệp
II. Lí thuyết người ủy quyền-người đại diện
A. Các vấn đề về người ủy quyền-người đại diện
B. Giải pháp cho những vấn đề người ủy quyền-người đại diện
III. Ứng dụng
A. Đấu tranh vì thông tin. Trường hợp Enron
B. Diễn tiến quan hệ giữa các cổ đông các nhà quản lí và tăng trưởng kinh tế
C. Mở rộng ra việc phân tích quan hệ người sử dụng lao động-người làm công ăn lương
ChươnG II: Lí thuyết chi phí giao dịch và sự hợp nhất theo chiều dọc
I. Người mở đường: Ronald Coase
II. Lí thuyết chi phí giao dịch
A. Các giả thiết hành vi và thuộc tính của những giao dịch
B. Những nhân tố quyết định việc lựa chọn thị trường-hãng
C. Thị trường, hãng và cấu trúc lai ghép
III. Ứng dụng: hợp nhất sự phân phối của LVMH
A. Những lợi thế về mặt chi phí điều hành
B. Những lợi thế về mặt chi phí sản xuất
Kết luận Phần một
Hành vi cơ hội và sư tín nhiệm
I. Cách tiếp cận bằng thị trường
II. Cách tiếp cận tân thể chế
III. Cách tiếp cận xã hội-kinh tế
Phần hai
CÁC CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC
Chương III: Lí thuyết năng lực và các quan hệ doanh nghiệp
I. Một người mở đường: Edith Penrose
II. Tổ chức công nghiệp theo G. Richardson
A. Hoạt động và năng lực
B. Thị trường, hãng và hợp tác
III. Ứng dụng
A. Đa dạng hóa chặt chẽ
B. Giao thầu bên ngoài
Chương IV:
Lí thuyết tiến hóa và đổi mới
I. Những người mở đường: hãng tiên tiến của R. Nelson và S. Winter
A. Quỹ đạo công nghệ của doanh nghiệp
B. Các chế độ và mẫu hình công nghệ
II. Những phát triển mới của phân tích tiến hóa: hướng đến một lí thuyết tổng hợp về hãng lớn
A. Đào sâu lí thuyết tiến hóa về hãng
B. Một hệ thống các loại hình doanh nghiệp lớn
III. Ứng dụng: tiến hóa của công nghiệp dược
A. Tổ chức công nghiệp của ngành dược
B. Diễn tiến của quá trình đổi mới
Kết luận phần hai
Thông tin và tri thức
II. “Knowledge Management”
III. Thông tin, tri thức và chế độ làm chủ
Kết luận chung
I. Tổng hợp các lí thuyết đã trình bày
II. Những cấu hình đan chéo nhau của hãng toàn cầu
A. Hãng giao dịch
B. Hãng nhận thức
C. Sự đan xen và những hệ quả
Thư mục tham khảo
Lưu ý
[1] Không tính đến những vấn đề phân phối thu nhập: trong một nước nhất định, mức sống trung bình có thể tăng, nhưng có lợi cho một số thành phần dân chúng và thiệt thòi hơn cho một số thành phần khác. Một giới hạn quan trọng khác là ngày càng có nhiều người lưu ý đến tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế, điều này dẫn ta đến khái niệm phát triển bền vững. Do đó tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên, với điều kiện là phải lưu ý đến việc phân phối của cải (mục tiêu công bằng) và tôn trọng môi trường (mục tiêu bền vững) …
[2] Một cách khái quát hơn nữa, Oliver Williamson, tác giả chủ yếu của lí thuyết chi phí giao dịch, cho rằng hợp nhất theo chiều cao, quan hệ việc làm, một số khía cạnh của quy định hóa, tổ chức gia đình… đều là những biến thể về cùng một chủ đề
10
Đạo đức trong kinh tế
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Francisco Vergara
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2010
“Một quyển sách đặc biệt sáng rõ, trình bày hai trường phái lớn của chủ nghĩa tự do. Có thể trao tác phẩm dễ đọc và có sức thuyết phục này vào tay mọi người.” (Alternatives économiques)
“… Việc trình bày rõ ràng những trường phái lớn của trào lưu tự do khuyến khích bạn đọc tiếp tục suy tưởng bằng cách tự mình tìm đọc những văn bản lớn được tác giả làm rõ một cách xác đáng.” (Le Monde)
Về tác giả:
Francisco Vergara sinh năm 1945 tại Santiago (Chile). Là nhà kinh tế và nhà báo, ông là tác giả của nhiều bài viết về kinh tế và triết học trong các tạp chí Pháp và Anglo-saxon.
Trích sách:
DẪN NHẬP
“Bây giờ đã đến lúc tự hỏi là, trong bản hiến pháp tốt nhất, nên để phạm vi dành cho tự do cá nhân rộng đến mức độ nào…”
SPINOZA (1670[1])
“Vậy thì giới hạn đúng đắn cho chủ quyền của cá nhân đối với bản thân mình là cái gì? Quyền uy của xã hội bắt đầu từ chỗ nào? Đời sống con người phải dành bao nhiêu cho cá nhân và bao nhiêu cho xã hội?”
John-Stuart MILL (1859[2])
Quyển sách này bàn về một dự phóng chính trị gọi là “chủ nghĩa tự do”. Bằng cụm từ này chúng tôi muốn nói đến dự phóng tổ chức xã hội được đề xuất trong nửa sau thế kỉ XVIII bởi Adam Smith và David Hume ở Anh, Turgot và Condorcet ở Pháp, Jefferson ở Mĩ, Humboldt và Kant ở Đức, v.v. Đây là một dự phóng xã hội chủ trương một không gian rộng cho tự do cá nhân, tự do kinh tế, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, v.v.; một không gian tự do rộng hơn rất nhiều không gian từng được yêu sách trong quá khứ gần đó.
Dự phóng này (với phần thiết yếu của các cuộc tranh luận và học thuyết đi kèm) đã, và vẫn tiếp tục còn ảnh hưởng lớn đến những ý tưởng mà các nhà cải cách hình dung một “xã hội tốt” phải như thế nào. Đặc biệt dự phóng là nguồn cảm hứng cho các cải cách mà Turgot đã thử nghiệm trong thời gian ngắn ngủi từ 1744 đến 1776 ở cương vị bộ trưởng (bãi bỏ lao dịch, tự do lưu thông ngũ cốc, bãi bỏ các ban quản lí phường hội), các cải cách mà cuộc cách mạng Pháp đã thực hiện trong giai đoạn ôn hoà của nó từ 1789 đến 1791 (bình đẳng về thuế, bãi bỏ thuế quan trong nội địa, v.v.), các thể chế mà một vài trong số mười ba thuộc địa Anh ở Hoa Kì đã thiết lập sau khi giành được độc lập năm 1776 (hiến chương liệt kê các quyền con người, v.v.) cũng như cho các cải cách chính được tiến hành tại Anh sau khi các cuộc chiến tranh của Napoléon kết thúc (đạo luật mới về người nghèo Poor Laws, bãi bỏ luật ngũ cốc Corn Laws, v.v.)
Trong mọi thời kì của lịch sử, con người đã bàn luận về phạm vi cần phải có cho sự tự do. Người ta đã tự hỏi rằng tự do này hay tự do kia là tốt hay xấu, rằng nên trao tự do đó cho nhóm người này hay nhóm người khác. Đó là trường hợp của các cuộc tranh luận lớn ở Tây Ban Nha trong thế kỉ XVI để, chẳng hạn, quyết định thổ dân Da đỏ ở châu Mĩ được có quyền sở hữu hay không, hay các cuộc tranh luận ở Anh và Pháp trong thế kỉ XVII để xét xem là tự do lập luận ủng hộ thuyết vô thần có nên thuộc về khái niệm tự do ngôn luận hay không. Chẳng hạn, Locke không nghĩ rằng phải mở rộng tự do ngôn luận đến thế.
So với các cuộc tranh luận trên, đặc điểm của chủ nghĩa tự do là không đòi hỏi đưa thêm một hay hai quyền tự do vào trong hệ thống hiện hành, nhưng yêu sách một phổ khá rộng các quyền tự do được nối kết với nhau trong một hệ thống mới. Và các quyền tự do này không chỉ dành riêng cho một nhóm người cụ thể, mà còn cho tất cả các dân tộc đạt đến một trình độ văn minh nhất định và đôi lúc ngay cho cả toàn nhân loại. Điều này giải thích là học thuyết (các luận cứ và biện minh) hình thành trong thời kì này tiếp tục là nguồn cảm hứng, cho đến tận ngày nay, cho các cuộc tranh luận về các vấn đề trên trong những nước khác và bối cảnh khác.
Ngoài yêu sách nhiều tự do hơn, giữa các nhà tự do cổ điển có một số khác biệt trên một số vấn đề rất quan trọng, trên bình diện lí thuyết lẫn thực tiễn. Một số tác giả – như Turgot – mong muốn có một minh quân để thiết lập chế độ họ trông chờ; một số khác, như David Ricardo và Jeremy Benham (tuy không ảo tưởng về nền dân chủ) dựa trên việc mở rộng quyền bầu cử. Trong các đề nghị thực tiễn, một số nhà tự do cổ điển (Condorcet, Humboldt và Jefferson) tán thành giáo dục như một dịch vụ công ích lớn trong khi một số khác (Adam Smith và John Stuart Mill) đề nghị là Nhà nước tự giới hạn ở việc giám sát và thanh tra giáo dục tư nhân vàbổ sung cho những thiếu sót của nền giáo dục này. Một số khác nghĩ rằng kinh tế chính trị là một “khoa học”; một số khác nữa lại tỏ ra hoài nghi hơn. Trong kinh tế, một số tác giả (chẳng hạn, Adam Smith và David Ricardo) còn thừa nhận, trong trường hợp vì sự công ích lớn, việc ban phát các độc quyền cho doanh nghiệp, trong lúc đối với Turgot thì việc hạn chế “tự do tự nhiên” là hoàn toàn không thể chấp nhận.
Dường như chính ở Tây Ban Nha, trong thời kì các cuộc chiến tranh của Napoléon, mà từ cũ “tự do” (“libéral”) đã trở nên thông dụng để chỉ trào lưu tư tưởng mới này. Từ đó, thuật ngữ này nhanh chóng được du nhập sang các ngôn ngữ châu Âu khác. Có hai lí do giải thích sự thành công này. Vì các tác giả mà chúng ta nói đến (Smith, Turgot, Jefferson, v.v.) tán thành có nhiều tự do hơn trong hầu hết các cuộc tranh luận từng chia rẽ các nhà bút chiến thời đó nên thuật ngữ này là đặc biệt thích hợp. Và vì các biện pháp do họ đề xuất, như bãi bỏ chế độ nô lệ, lao dịch, tra tấn, v.v. được cảm nhận là những biện pháp “rộng lượng” (vốn là nghĩa ban đầu của từ “libéral”) nên tên gọi này càng thêm “đắc.”
Vì sao cần nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa tự do?
Người ta có thể đặt ra câu hỏi rằng có ích lợi gì ngày nay, trong thế kỉ XXI, khi nghiên cứu một dòng tư tưởng đã hơn hai trăm tuổi. Lí do là các câu hỏi cơ bản (phạm vi của tự do dành cho cá nhân và cho doanh nghiệp nên như thế nào? đâu là vai trò thích hợp cho Nhà nước?) mà các nhà tự do cổ điển đặt ra là những vấn đề gần như là “vĩnh cửu” bao giờ cũng được đặt ra cho con người sống trong xã hội. Các vấn đề này thường xuyên trở đi trở lại, nhất là khi xã hội bước vào một thời kì khủng hoảng và hoài nghi về các thể chế của nó, như thời kì trước cuộc cách mạng Pháp, hay gần đây hơn, thời kì cuộc Đại Suy thoái của những năm ba mươi của thế kỉ hai mươi, cũng như thời kì tăng trưởng chậm của các nền kinh tế Tây phương sau 1973. Các vấn đề ấy được đặt ra gay gắt hơn vào đầu thế kỉ XXI vì có khoảng “chân không” tri thức do sự thoái trào của một số lí tưởng xã hội duy ý chí và duy tập thể hơn chủ nghĩa tự do để lại, số lí tưởng này đã từng – sau Thế chiến thứ Hai – giữ một vị thế quan trọng trong các cuộc tranh luận. Ở đây, chúng tôi ngầm chỉ các mô hình xã hội-dân chủ khác nhau (Thụy Điển, Áo, Na Uy, v.v.) và các mô hình khác nhau được gọi là mô hình cộng sản (Liên Xô, Nam Tư, Trung Quốc, v.v.).
Hầu như khắp nơi trên thế giới, một lần nữa, những câu hỏi giống nhau được đặt ra. Cách cóhệ thống mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa tự do đã đặt ra và thảo luận các vấn đề này (mục tiêu của quyển sách này là trình bày chúng) để lại cho chúng ta nhiều bài học quý, cho dù ta nghĩ rằng câu trả lời của họ không phải là câu trả lời tốt nhất hay, tuy là câu trả lời đó thích hợp với thời đại của họ thì trong thời đại chúng ta có khả năng có một giải pháp khác đáng được ưa chuộng hơn.
Nghiên cứu các nhà tự do cổ điển cũng là một liều thuốc giải độc bổ ích chống lại trào lưu tư tưởng đơn giản hoá quá mức và cực đoan đang trở thành thời thượng kể từ đầu những năm tám mươi của thế kỉ qua và, tiếc thay, cũng được gọi là “chủ nghĩa tự do”. Quả vậy, kể từ thời điểm trên, một bộ phận quan trọng của giới tinh hoa chính trị và những thành phần “có học thức” của một phần lớn thế giới dường như đã tự thuyết phục rằng hầu hết các vấn đề đặt ra ngày nay (thất nghiệp, tăng trưởng chậm, các cuộc khủng hoảng tài chính, việc tài trợ cho quỹ hưu, sự mất an ninh, v.v.) có thể được giải quyết tốt hơn bằng cách giảm hành động tập thể và duy ý chí của xã hội và để cho các lực của thị trường phát huy tác dụng. Trào lưu tư tưởng thời thượng này đã là nguồn cảm hứng cho nhiều chính phủ, không chỉ của các chính quyền của Margaret Thatcher ở Anh (1979-1990) và Ronald Reagan ở Mĩ (1980-1988) mà còn cả của các chính quyền xã hội ở Pháp và Tây Ban Nha, chính quyền lao động ở Anh, chính quyền theo Peron ở Argentina, v.v. Dưới tên gọi “Đồng thuận Washington”, trào lưu này đã ảnh hưởng đến chiến lược phát triển mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới toan áp đặt cho các nước thế giới thứ ba. Các lí thuyết gia đương đại chính của tư tưởng này (Milton Friedman và Friedrich Hayek) tự nhận và thường được coi là những người kế thừa các nhà tự do cổ điển (đặc biệt là Adam Smith). Thế mà, theo chúng tôi, trong một chừng mực lớn sự kế thừa này là mạo xưng[3] và một trong những mục tiêu chính của cuốn sách này là phản bác điều trên bằng cách chứng minh sự khác biệt sâu sắc về mặt nguyên tắc phân cách hai dòng tư tưởng này.
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
Cái gọi là “nguyên lí không can thiệp”
Chớ nhầm lẫn ba dòng tư tưởng khác nhau
Một dự phóng cải cách lớn
Phương pháp được vận dụng trong sách này
Về lần xuất bản này
I. CHỦ NGHĨA TỰ DO VÀ CÁC HỌC THUYẾT LỚN VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC
Những ý tưởng cơ bản và tính lâu đời của chúng
Các học thuyết quy phạm (normative)
Sự ra đời của chủ nghĩa tự do: ví dụ của chế độ nô lệ
Từ vựng và các khái niệm cơ bản của đạo đức học
II. CHỦ NGHĨA TỰ DO CÔNG LỢI
Một vài hiểu lầm: chủ nghĩa công lợi không phải thế!
“Học thuyết công lợi” theo những người bảo vệ nó: một quan niệm duy nhất
Lí thuyết công lợi về tự do
Hai “nguyên lí về tự do” của John Stuart Mill
Nguyên lí thứ hai của Mill
Học thuyết công lợi theo Rawls
Các phê phán tiêu chí công lợi
III. PHÁP QUYỀN TỰ NHIÊN VÀ CHỦ NGHĨA TỰ DO
Pháp quyền tự nhiên và lí tính con người
Các “quyền con người"
Lãnh địa của tự do
Phê phán học thuyết quyền con người
Vài ví dụ áp dụng hai học thuyết đạo đức
IV. CHỦ NGHĨA TỰ DO CỰC ĐOAN
Thuyết nhất nguyên hay tính độc nhất của tiêu chí đạo đức tối thượng
“Tự do” như là tiêu chí đạo đức tối hậu
Pháp quyền tự nhiên, theo các nhà tự do cực đoan
Khi các nhà tự do cực đoan áp dụng nguyên lí tính hữu ích
Sự hài hoà tự phát của xã hội
V. PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA TỰ DO
Phê phán của phái công lợi đối với chủ nghĩa tự do
Các quyền mới về quyền con người chống chủ nghĩa tự do
Phê phán của Keynes đối với chủ nghĩa tự do
Phê phán marxist đối với chủ nghĩa tự do
Kết luận
BẢNG TRA CỨU
[1] SPINOZA, Traité théologico-politique, chương XVI, §1, (chúng tôi nhấn mạnh).
[2] John Stuart MILL, On Liberty, chương 4, § 1 trong On Liberty and Other Essays, Oxford University Press, Oxford, 1991 (Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2005, trang 169 – ND).
[3] Chính vì thế mà nhà xuất bản Italia trong lần xuất bản đầu tiên quyển sách này đã thêm tiểu tựa “un’eredita contesa” (một di sản bị tranh chấp).
11
Những lý thuyết mới về doanh nghiệp
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Benjamin Coriat & Oliver Weinstein
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
2011
Giới thiệu sách
Tác giả:
Benjamin Coriat & Oliver Weinstein là giáo sư khoa học kinh tế Đại học Paris-Nord. Là những nhà nghiên cứu tại Trung tâm kinh tế Đại học Paris-Nord (CEPN) có nhiều công trình về lí thuyết tổ chức, đổi mới và thay đổi kĩ thuật, họ cộng tác trong chương trình đào tạo tiến sĩ “Tổ chức công nghiệp, đổi mới và chiến lược quốc tế”.
Tác phẩm:
Những lí thuyết mới về Doanh nghiệp xoay quanh câu hỏi doanh nghiệp là gì, hoạt động của tính chất của nó ra sao và doanh nghiệp tuân thủ những quy tắc nào. Cuốn sách đề cập tới những trào lưu hiện nay trong phân tích kinh tế về doanh nghiệp: kinh tế học học những chi phí giao dịch, kinh tế học những quyền sở hữu và lí thuyết người ủy quyền-người đại diện. Sách cũng trình bày các phân tích của những trào lưu gần đây hơn và phi chính thống hơn, đề xuất những cách nhìn nhận đổi mới: doanh nghiệp trong lí thuyết tiến hóa, lí thuyết doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp trong lí thuyết điều tiết.
*****
Mục lục
Dẫn nhập
Chương 1
DOANH NGHIỆP ĐIỂM, DOANH NGHIỆP THỂ CHẾ, DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC
I. Doanh nghiệp tân cổ điển và những nghịch lí của doanh nghiệp này
II. Những bước vượt lên và những đoạn tuyệt
III. Kết luận: vài mã khoá để đọc
Chương 2
TỪ COASE ĐẾN WILLIAMSON. DOANH NGHIỆP VÀ CHI PHÍ GIAO DỊCH
I. Coase và việc thiết lập những cơ sở mới
II. Sự hình thành một học thuyết mới: Williamson
III. Một đánh giá
Chương 3
QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUAN HỆ NGƯỜI ỦY QUYỀN-NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỌC THUYẾT TÂN CỔ ĐIỂN CHÍNH THỐNG MỚI
I. Lí thuyết những quyền sở hữu
II. Một nỗ lực trình bày tổng quát: lí thuyết người ủy quyền-người đại diện
III. Những giới hạn của việc xây dựng lại: cơ sở tân cổ điển có tương hợp với việc hiểu biết doanh nghiệp không?
Chương 4
TẬP HUẤN, LỀ THÓI VÀ NĂNG LỰC: DOANH NGHIỆP TIẾN HOÁ
I. Vài tiên đề cơ bản của cách tiếp cận tiến hoá
II. Doanh nghiệp tiến hoá
III. Một vài nhận định phê phán: doanh nghiệp tiến hoá còn thiếu những gì nữa?
Chương 5
THÔNG TIN, ĐỘNG VIÊN VÀ HỢP ĐỒNG: LÍ THUYẾT DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
I. Doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp J
II. Doanh nghiệp J và lí thuyết tổng quát về doanh nghiệp: ba nguyên lí đối ngẫu
III. Một đánh giá có phê phán đóng góp của Aoki
Chương 6
GIỮA KINH TẾ VI MÔ VÀ KINH TẾ VĨ MÔ: DOANH NGHIỆP TRONG LÍ THUYẾT ĐIỀU TIẾT
I. Vài mệnh đề tiên quyết và tạo lập
II. Doanh nghiệp Fordian: những mốc đầu dẫn đến một lí thuyết điều tiết về doanh nghiệp
III. Bước chuyển sang chế độ hậu Ford: mở rộng và đào sâu chương trình của lí thuyết điều tiết về doanh nghiệp
IV. Đóng góp và giới hạn của lí thuyết điều tiết về doanh nghiệp
Kết luận
HIỆN TRẠNG LÍ THUYẾT VÀ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Một lí thuyết đầy đủ và chặt chẽ về doanh nghiệp phải là một lí thuyết như thế nào?
Lí thuyết chính thống và những đường biên của lí thuyết này: những giới hạn của một cách tiếp cận bằng hợp đồng
Những phát triển phi chính thống: những đóng góp và nghịch lí
Thư mục
*****
Trích sách
“Không thể phủ nhận là thập niên 1980 sẽ được xem như thập niên của doanh nghiệp. Hành động của doanh nghiệp ở mọi nơi và từ mọi phía, đều nằm ở trung tâm của mọi sự chú ý. Dù sao đi nữa, trong thời buổi của thất nghiệp đại trà, chẳng phải chính doanh nghiệp là nơi mà cuối cùng, việc làm – nay trở thành hiếm đến như thế được tạo ra hay sao? Một cách tổng quát hơn, doanh nghiệp chẳng phải chính là tế bào sơ đẳng nhất của đời sống kinh tế, nơi của cải được hình thành sao? Và làm thế nào hình dung được một nền kinh tế vững chắc và lành mạnh mà không có những doanh nghiệp vững chắc và lành mạnh?
Được các tác nhân của đời sống xã hội đặt trở lại vào trung tâm của những mối quan tâm, doanh nghiệp cũng là đối tượng của một số những tra vấn chủ yếu từ phía các lí thuyết gia của kinh tế học. Thật vậy, trong lúc doanh nghiệp ngày càng được chú ý hơn và trở thành một đối tượng được phân tích ngày càng sâu sát hơn thì ta đành phải thừa nhận một điều hiển nhiên: nhà vua cởi truồng… Quả vậy, trong truyền thống thống trị của kinh tế học, một truyền thống không thể bị lay chuyển, được giảng dạy trong nhà trường và ngay cả trong đại học, người ta gần như vẫn tiếp tục tình trạng không có gì để nói, hay gần như thế, về doanh nghiệp.”
(Trích Dẫn nhập, Những lí thuyết mới về Doanh nghiệp - Benjamin Coriat & Oliver Weinstein)
12
Chính sách các số lớn – Lịch sử lí tính thống kê
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: Alain Desrosières
2015
GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
Alain Desrosières (1940-2013), cựu sinh viên Trường Bách Khoa Paris, chuyên gia của Viện quốc gia thống kê và nghiên cứu kinh tế (INSEE / Tổng cục thống kê Pháp), nhà xã hội học và sử gia thống kê học, thành viên của Trung tâm Alexandre Koyré (CNRS-EHESS / Trung tâm nghiên cứu khoa học - Trường Cao học các khoa học xã hội) về lịch sử các khoa học, nổi danh trong cộng đồng khoa học với tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng : Chính sách các số lớn. Lịch sử của lí tính thống kê (1993).
2) Tác phẩm
Tác phẩm xuất sắc này, mà lần xuất bản đầu tiên năm 1993 được nồng nhiệt đón nhận, tập hợp nhiều lĩnh vực cho tới lúc bấy giờ chưa được nối kết với nhau : lịch sử khoa học và lịch sử chính trị. Sách tái hiện lịch sử của Nhà nước, của các thống kê, của các cơ quan thống kê lẫn lịch sử của sự mô hình hóa nền kinh tế, tất cả các lĩnh vực này vốn chỉ chậm chạp sáp lại gần nhau.
Bằng cách tái hiện lại những dè dặt, ngẫu nhiên và tranh luận xác định “lí tính thống kê”, sách này không chỉ dành riêng cho các nhà lịch sử về khoa học, các nhà kinh tế, các chuyên gia về khoa học chính trị nhưng còn muốn mở ra một cuộc thảo luận với công chúng rộng rãi được/bị các thiết bị thống kê này thăm dò.
3) Mục lục
Lời nhà xuất bản
Lời tựa
Lời người dịch
Dẫn nhập: Lấy sự vật làm điểm tựa
Một cái nhìn nhân học về các khoa học
Mô tả và ra quyết định
Làm những việc đứng vững 2
Hai kiểu nghiên cứu lịch sử
1. Tỉnh trưởng và nhà hình học
2. Quan tòa và nhà thiên văn
3. Trung bình và tính hiện thực của các đại lượng tổng gộp
4. Tương quan và tính hiện thực của các nguyên nhân
5. Thống kê và Nhà nước: trường hợp của Pháp và Anh
6. Thống kê và Nhà nước: trường hợp của Đức và Hoa Kì
7. Bộ phận vì cái toàn thể: chuyên khảo hay điều tra chọn mẫu
8. Phân loại và mã hóa
9. Mô hình hóa và điều chỉnh
Kết luận: Bàn luận điều không thể bàn
Thư mục
Thư mục bổ sung (1993-2000)
Lời bạt: Làm thế nào viết một quyển sách đứng vững được?
Bảng tra cứu theo tên tác giả
Phụ lục 1: Có thể tin tưởng các cuộc điều ra chọn mẫu không? i
Phụ lục 2: Các cuộc khủng hoảng kinh tế và thống kê, từ 1880 đến 2010 ix
Phụ lục 3: Lịch sử hóa hành động công: Nhà nước, thị trường và thống kê xxi
Phụ lục 4: Là ông Thiện hay ông Ác?
Vai trò của con số trong việc cai quản của Nhà nước tân tự do xliii
Phụ lục 5: Thống kê, công cụ giải phóng hay công cụ quyền lực lxxv
Phụ lục 6: Ba hình thức kháng cự thống kê: Say, Cournot, Walras xciii
Phụ lục 7: Các nguyên tắc cơ bản của thống kê chính thức cxv
Phụ lục 8: Tuyên bố của Viện thống kê quốc tế về đạo đức nghề nghiệp cxix
13
Kinh tế học vi mô mới
Nhà xuất bản Tri thức
Tác giả: PIERRE CAHUC
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
Năm xuất bản: 2015
1) Tác giả
Pierre Cahuc là Giáo sư Khoa học Kinh tế Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, thành viên của Viện Đại học Pháp (Institut Universitaire de France) và giảng dạy tại trường Bách Khoa (École Polytechnique).
2) Tác phẩm
Mục đích của kinh tế học vi mô mới là nghiên cứu hành vi của những cá nhân duy lí, trong một thế giới hoàn toàn không có sẵn thông tin, và trong đó những quyết định cá nhân không được một người xướng giá phối hợp.
Kinh tế học vi mô mới được hình thành tuần tự từ những phê phán rời rạc, thường lúc đầu là riêng biệt, đối với mô hình walrasian. Trong chiều hướng này, định nghĩa của chúng tôi về chương trình nghiên cứu của kinh tế học vi mô mới có tính hồi cố: không có một trường phái hay một chương trình được thiết chế hóa, kinh tế học vi mô mới ra đời, vào cuối những năm bảy mươi, từ sự hội tụ của một số công trình ngày càng tăng nhằm nghiên cứu những hành vi cá nhân bằng cách hợp nhất những tương tác chiến lược và những khuyết tật thông tin, vừa giữ lại giả thiết truyền thống về tính duy lí. Một biến hóa như thế đã khơi lên sự đổi mới sâu sắc những công cụ phân tích.
Những công cụ phân tích mới: lí thuyết trò chơi và kinh tế học thông tin
• Lí thuyết trò chơi (chương I) nghiên cứu cách các tác nhân duy lí xử lí những tình thế xung đột. Do đó lí thuyết này nghiên cứu ý nghĩa của giả thiết tính duy lí, khi mà sự thỏa mãn của một cá nhân trực tiếp chịu tác động của những quyết định của các tác nhân khác, và lí thuyết xác định những khái niệm lời giải[1] nhằm tiên đoán những tình thế mà những cấu hình xung đột khác nhau đưa đến.
Phương pháp được lí thuyết trò chơi phát triển có xu hướng áp dụng được vào tất cả những tình thế trong đó những quyết định cá nhân trực tiếp phụ thuộc lẫn nhau, dù đó là những quyết định thuộc về lĩnh vực của khoa học chính trị, lí thuyết kinh tế, chiến lược quân sự hay ngay cả sinh học. Lí thuyết này được von Neumann và Morgenstern đưa vào kinh tế năm 1944 trong một tác phẩm có tên Theory of Games and Economic Behavior [Lí thuyết trò chơi và hành vi kinh tế]. Nhưng phải đến đầu những năm tám mươi, sau một thời gian chín muồi lâu dài, được đánh dấu bằng những công trình của Nash [1951], Luce và Raifa [1957] và của Shapley [1953], thì toàn bộ những vấn đề do các tương tác chiến lược đặt ra mới được phân tích một cách có hệ thống trong khuôn khổ của lí thuyết trò chơi (như được minh chứng bằng những giáo trình của Friedman [1986], Kreps [1990], Fudenberg và Tirolle [1991], Mas-Colell et al. [1995]).
• Kinh tế học thông tin (chương II) nghiên cứu hành vi của các tác nhân đối mặt với những vấn đề thu thập thông tin. Có thể lấy bài viết của Akerlof[2], công bố năm 1970, xử lí những vấn đề gắn liền với việc không quan sát được chất lượng của những chiếc ô-tô đã qua sử dụng, đây là khởi điểm của bộ môn này. Kinh tế học thông tin sử dụng nhiều những kết quả do kinh tế học về sự bất trắc thu được. Bộ môn sau này nghiên cứu dạng được khoác lên giả thiết tính duy lí khi các tác nhân ở vào tình thế bất trắc[3] [Savage, 1954; von Neumann và Morgenstern, 1944]. Nó cho phép làm rõ khái niệm rủi ro, và nghiên cứu hành vi của các cá thể duy lí trước rủi ro. Kinh tế học thông tin sử dụng những kết quả của kinh tế học về sự bất trắc vì một tác nhân đối mặt với những vấn đề thu thập thông tin phải xử lí những tình thế có rủi ro. Ví dụ, một người tiêu dùng khi quyết định mua một sản phẩm trong một cửa hàng mà không thăm dò những nơi bán khác lấy rủi ro trả một giá tương đối cao hơn. Mục tiêu của kinh tế học thông tin là xác định những cấu trúc thông tin, được đặc trưng bằng những dạng rủi ro, và phân tích một cách có hệ thống những vấn đề nổi lên từ mỗi cấu trúc này.
Lí thuyết trò chơi và kinh tế học thông tin lúc ban đầu đã phát triển tương đối độc lập với nhau. Nhưng hai bộ môn này có những quan hệ hỗ tương chặt chẽ, trong giới hạn mà các tác nhân thường vừa ở tình thế rủi ro vừa ở tình thế xung đột. Trong thực tế, vì lí thuyết trò chơi cho phép nghiên cứu những hệ quả của những quan hệ xung đột trong tình thế rủi ro, nên bộ môn này thật sự là cái khuôn của kinh tế học vi mô mới.
Cuối cùng, lí thuyết trò chơi và kinh tế học thông tin cho phép nghiên cứu những hành vi cá thể trong một thế giới phức tạp và phong phú hơn nhiều thế giới của kinh tế học vi mô truyền thống. Đặt cơ sở ban đầu trên việc nghiên cứu chỉ một thể chế rất đặc biệt - thị trườngwalrasian -, ngày nay kinh tế học vi mô có khả năng nghiên cứu hoạt động của những thể chế rất khác nhau.
3) Mục lụcLời nhà xuất bản
Dẫn nhập
1. Kinh tế học vi mô truyền thống
Mô hình cân bằng chung walrasian
2.Kinh tế học vi mô mới theo kiểu cũ
3. Kinh tế học vi mô mới
I. Lí thuyết trò chơi
1. Trò chơi tĩnh
Trò chơi và chiến lược
Chiến lược bị khống chế ngặt
Tương tác chiến lược và thiếu phối hợp
Khử những chiến lược bị khống chế ngặt
bằng cách lặp
Cân bằng Nash
Chiến lược hỗn hợp
Tính bội của những cân bằng Nash
Liên lạc trao đổi và những cân bằng tương quan
Khái niệm tiêu điểm
Những quy ước
Những trạng thái ổn định tiến hóa
2. Trò chơi động
Biểu trưng cấu trúc liên tiếp của những
quyết định: Viết trò chơi dưới dạng mở rộng
Cân bằng Nash trong những trò chơi liên tiếp
Truy toán lùi và cân bằng hoàn hảo trong trò chơi con
Những vấn đề phép truy toán lùi đặt ra
Trò chơi lặp lại
Kết luận
II. Kinh tế học thông tin
1. Những tương tác chiến lược với thông tin
không đối xứng
Trò chơi tĩnh với thông tin không đầy đủ
Trò chơi liên tiếp với thông tin không đầy đủ
2. Lựa chọn nghịch
Tính không hiệu quả của cạnh tranh trên thị trường xe ôtô đã qua sử dụng
Khả năng thu thập thông tin riêng nhờ phân biệt đối xử trên thị trường bảo hiểm
Lí thuyết tín hiệu
3. Rủi ro đạo đức
Quan hệ người uỷ quyền-người đại diện với hành động bị che khuất
Hợp đồng tối ưu khi không có nỗi ngại rủi ro
Hợp đồng tối ưu khi có nỗi ngại rủi ro
Quan hệ người uỷ quyền-người đại diện với thông tin bị che giấu
Những bài học của các mô hình người ủy quyền-người đại diện
Kết luận
III. Một lĩnh vực ứng dụng ưu tiên:
Kinh tế học công nghiệp
1. Cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh trong một khuôn khổ tĩnh
Cạnh tranh về số lượng: cân bằng Cournot
Cạnh tranh về giá: mô hình Bertrand
Cạnh tranh về giá và ràng buộc năng lực: sự phục hồi mô hình Cournot
Cạnh tranh về giá trên những sản phẩm phân biệt hóa
Những mô hình phân biệt hóa theo chiều ngang
Những khía cạnh động của cạnh tranh
Cạnh tranh về giá và thông tin không đối xứng
Cạnh tranh về giá và danh tiếng
2. Các tổ chức: từ hợp đồng cổ điển đến quan hệ thứ bậc
Kinh tế học vi mô truyền thống và tính nhị nguyên thị trường-doanh nghiệp
Từ những chi phí giao dịch đến kinh tế học tổ chức
Kinh tế học vi mô mới và kinh tế học tổ chức
Những hợp đồng không đầy đủ
Những phương thức quản lí khác nhau những hợp đồng không đầy đủ
Phương thức quản lí tối ưu những hợp đồng không đầy đủ
Kết luận
Một lí thuyết về tính không hiệu quả của những giao dịch thị trường
Nhiều lĩnh vực ứng dụng
Từ kinh tế học vi mô mới đến sự đổi mới của kinh tế học vĩ mô
Những giới hạn của giả thiết tính duy lí kinh tế
Những bài học của “kinh tế học thực nghiệm”
Nhiều mô hình ra quyết định mới
Thư mục
[1] Xem mục “Khái niệm lời giải” trong Từ điển phân tích kinh tế, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, lí thuyết trò chơi, v.v. của Bernard Guerrien, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007, trang 312-314 (ND).
14
Tuyển tập Dữ liệu lớn (Big Data)
Nhà xuất bản Tri thức
Tuyển chọn và dịch: Nhóm Phân tích kinh tế
2016
GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Nhóm Phân tích kinh tế
Nguyễn Minh Cao Hoàng
Phạm Văn Minh
Trần Thị Minh Ngọc
Nguyễn Đôn Phước
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương
Vũ Thị Thu Thanh
Huỳnh Thiện Quốc Việt
Website : http://www.phantichkinhte123.com/
FP :https://www.facebook.com/trangphantichkinhte
2. Tác phẩm
Khi bạn sử dụng sản phẩm của một trong năm đại gia GAFAM (Google, Amazon, Facebook, Apple, Microsoft) chắc bạn không ngờ rằng mình đã góp phần tạo ra dữ liệu lớn (Big Data). Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, các hoạt động hằng ngày của chúng ta (tiêu dùng, giao tiếp, di chuyển,...) tạo ra các dữ liệu, mà dấu vết là những "mảnh vụn dạng số". Từ thực tế này, khoa học dữ liệu (Data Science) ra đời để xử lí, trong thời gian kỉ lục, những dữ liệu đa dạng, thường ít được cấu trúc, ngày càng tăng, liên tục thay đổi, với những ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực và tác động đến mọi mặt của cuộc sống.
Nhân dịp bước vào năm hoạt động thứ ba, trang Phân tích Kinh tế chọn giới thiệu 20 bài về chủ đề “nóng” này được tập hợp trong tuyển tập thứ hai[1] của nhóm, gồm ba mục chính. Chín bài đầu của tuyển tập trình bày dễ hiểu thế nào là dữ liệu lớn qua một số minh họa và ứng dụng trong các ngành khác nhau như kinh tế, giáo dục, báo chí, sử học, quản lí đô thị, y khoa, v.v. Chín bài tiếp theo đề cập vài vấn đề đang tranh luận, ví dụ như: những công nghệ tin học mới trong việc xử lí những dữ liệu cực lớn có thay đổi triết lí tin học không, sự chuyển đổi kinh tế và xã hội mà các công nghệ này tạo nên đặt ra những vấn đề nào cho sự riêng tư của cá nhân hay liệu có hay không một sự đoạn tuyệt mang tính khoa học luận, với sự chuyển tiếp từ các phương pháp giả thuyết và suy diễn mà dựa trên đó khoa học hiện đại đã được xây dựng đến một logic quy nạp, rất khác biệt với truyền thống. Và hai bài sau cùng giúp bạn đọc dễ hình dung người làm khoa học dữ liệu trong thực tiễn với việc phác họa những kĩ năng cần thiết của những ai phải làm việc hằng ngày với dữ liệu lớn.
Hi vọng là tuyển tập, với các góc nhìn đa chiều, sẽ giúp bạn đọc nhận diện những triển vọng và thách thức của một kĩ thuật mới còn trên đà phát triển mạnh hầu tỉnh táo đối mặt một cách chủ động với nó.
[1] Tuyển tập thứ nhất là Học và dạy “khoa học buồn thảm” thời hậu khủng hoảng, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.
3. Mục lục
Lời giới thiệu 7
Một số minh họa
Dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ người nghèo nhất? 11
Dữ liệu lớn vì học sinh nghèo 19
Khai thác dữ liệu cho thấy mức độ
các thành phố ma ở Trung Quốc 25
"Hồ sơ Panama": Một thách thức kĩ thuật
đối với báo chí dữ liệu 31
Dự báo kinh tế trong thời đại của dữ liệu lớn 45
Một kinh tế học thích nghi với sự kiện 51
Dữ liệu lớn ảnh hưởng đến
sử học kinh tế như thế nào 57
Những hứa hẹn của dữ liệu lớn 65
Những nguy cơ bị che giấu của dữ liệu lớn 77
Vài vấn đề đang tranh luận
Sự cáo chung của lí thuyết: Dòng thác dữ liệu
làm cho phương pháp khoa học trở nên lỗi thời 77
Một xã hội dữ liệu không phải là một xã hội thống kê 91
Dữ liệu lớn từ A đến Z 95
Dữ liệu lớn: Có phải chúng ta đang lầm to? 111
Dữ liệu lớn, các nhà tiên tri tồi và Brian Cox:
Bài phỏng vấn Tim Harford 135
Khi dữ liệu lớn tạo ra ba sự đứt gãy 145
Dữ liệu lớn và dữ liệu cá nhân: Hướng tới
việc quản trị có tính đạo đức các thuật toán 163
Dữ liệu lớn và năng lượng: Coi chừng thất vọng lớn! 145
Dữ liệu lớn để trợ giúp
quá trình chuyển đổi năng lượng? 187
Khoa học dữ liệu trong thực tiễn
Làm thế nào để trở thành một nhà khoa học dữ liệu 195
Công việc của nhà khoa học dữ liệu là gì? 211
Index 229
15
Học và dạy “khoa học buồn thảm” thời hậu khủng hoảng
Nhiều tác giả (đồng dịch giả)
Nxb Đại học quốc gia TP HCM
2015
DIỄN TỪ NHẬN GIẢI DỊCH THUẬT
PHAN CHU TRINH
Nguyễn Đôn Phước
Kính thưa Bà Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh,
Thưa quý vị,
Tôi vô cùng vinh dự hôm nay được nhận giải thưởng cao quý của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh và xin chia sẻ niềm vui này cùng dịch giả Phạm Văn Thiều.
Thưa quý vị,
Tôi trộm nghĩ có lẽ một trong những lí do Hội đồng giải thưởng quyết định trao giải cho bản dịch một quyển sách công cụ như Từ điển Guerrien là vì đồng cảm với quan niệm của tác giả khi Guerrien viết trong lời tựa rằng : “mọi người, trước tiên là sinh viên nhập môn hay công dân có ý muốn tìm hiểu, phải được thông tin về tính xác đáng và tầm quan trọng của các khái niệm và lí thuyết ,,, để ai cũng có thể tự mình đánh giá lợi ích của khái niệm hay lí thuyết ấy” do “tư duy trong kinh tế học nhằm vào một thế giới mà mỗi chúng ta, trong cuộc sống hằng ngày, đều có một hiểu biết ít nhiều trực tiếp”[1].
Như vậy, khi nhấn mạnh rằng cách tiếp cận của ông “có tính phê phán, như bất kì lập luận nào muốn có tính khoa học”[2], tham vọng của tác giả là không chỉ viết một từ điển thông thường giải mã biệt ngữ cho người nhập môn mà còn muốn cung cấp hành trang tối thiểu để người sử dụng, với tư cách công dân, có thể tham gia hay ít nhất cũng theo dõi được những cuộc tranh luận tự do trong không gian công cộng, hầu giúp hình thành chủ kiến có cơ sở và có cân nhắc.
Với “ít nhiều hiểu biết trực tiếp” như thế thì dù sống ở đâu trong thời đại nhiều biến động nhanh chóng, dồn dập và sâu sắc như thế giới toàn cầu hóa của chúng ta ngày nay, ai cũng dễ dàng thấy rằng kinh tế là một việc quá quan trọng để chỉ giao phó cho các nhà kinh tế. Trước độ phức tạp của những vấn đề mà các xã hội phải giải quyết, chính bản thân các nhà kinh tế cũng nhận thức giới hạn của việc tự bó hẹp tầm nhìn trong chuyên ngành của mình. Chẳng hạn, hai khuôn mặt lớn trong thế kỉ hai mươi mà ảnh hưởng tư tưởng của họ còn đến tận hôm nay và tuy triết lí xã hội của họ đối lập nhau, là Keynes và Hayek, đều đòi hỏi nhà kinh tế không chỉ là nhà kinh tế, thậm chí còn cảnh báo rằng nếu chỉ là nhà kinh tế không thôi thì sẽ là một tai họa !
Song chính nhà giáo dục Hoàng Xuân Hãn, trong chương trình trung học nổi tiếng mang tên ông, là người sớm công nhận kiến thức kinh tế như là một thành tố của văn hóa nền khi đặt tên là “Kinh tế và Triết học” cho bộ môn chung dạy trong cả bốn ban[3]. Phải hơn hai mươi năm sau, nền giáo dục Pháp mới bắt đầu dạy kiến thức kinh tế cho học sinh trung học với việc thành lập ban “Các khoa học kinh tế và xã hội” (SES).
Thưa quý vị,
Tuy việc dịch là một công việc cá nhân nhưng việc đưa thành phẩm ra để xã hội đánh giá không thể nào là một công việc đơn độc. Nhân đây cho phép tôi có lời cảm ơn chân thành đến tập thể các bạn ở Nhà xuất bản Tri thức đã vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách để đưa nhiều đầu sách có giá trị đến công chúng, góp phần làm sống lại truyền thống “chấn dân khí, khai dân trí”.
Xin cảm ơn sự kiên nhẫn của tất cả quý vị.
---
[1] Lời tựa cho ấn bản tiếng Việt của Từ điển phân tích kinh tế của Bernard Guerrien, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007
[2] n.t.
[3] Chương trình trung học, La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998
6 học giả được vinh dự nhận giải Văn hoá Phan Châu Trinh 2010
Giáo sư.Hoàng Tuỵ (Giải Giáo dục)
nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân (Giải Nghiên cứu)
Dịch giả Phạm Văn Thiều và Dịch giả Nguyễn Đôn Phước (Giải dịch thuật),
GS.Kevin Bowen, Hoa Kỳ và GS.Ivo Vassiliev, Cộng hoà Séc (Giải Việt Nam học).
Tham khảo thêm về dịch giả Nguyễn Đôn Phước
Tính khoa học và tính thời sự của "Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes"
... Sự kiện người cầm chịch chính sách tiền tệ Mĩ trong gần hai mươi năm liên tục mà mỗi một tuyên bố khiến thị trường phải chờ đón từng lời, hai năm trước mới rời khỏi chức vụ trong hào quang của một bậc thầy (maestro), nay buộc phải nhận một phần trách nhiệm để nổ ra cuộc khủng hoảng chưa biết sẽ đưa thế giới về đâu, đủ biện minh cho việc cần phải quan tâm đến tư tưởng kinh tế...
Tính khoa học và tính thời sự của Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes
Diễn Đàn: Ngày 12.12.2008 vừa qua, một cuộc Hội thảo về kinh tế với nội dung: Việt Nam nên tìm hiểu và đánh giá như thế nào các luồng tư tưởng kinh tế đương đại? đã diễn ra tại Trung tâm Văn Hóa Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
Cuộc hội thảo được Nhà xuất bản Tri thức, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, và Trung tâm Nghiên cứu chính sách và kinh tế đồng tổ chức; với sự tham gia của các diễn giả Nguyễn Đôn Phước, Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh và Võ Trí Thành.
Dưới đây chúng tôi xin đăng bài giới thiệu tác phẩm Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes của Michel Beaud và Gilles Dostaler, do dịch giả Nguyễn Đôn Phước trình bày.
The volume conceived by Michel Beaud and Gilles Dostaler to distill the essentials of economic thought since Keynes into a single and readily manageable volume is now available to English readers.... It is, in a word, `exceptional'.
Journal of the History of Economic Though
The history of very recent economic thought has been sadly neglected. This book seeks to fill this gap. This is a book that has no parallel in the secondary literature. It is a unique contribution to the historiography of the recent past of our subject.
Mark Blaugh[*], University of Exeter
Ban tổ chức giao cho tôi nhiệm vụ bất khả thi phải giới thiệu tác phẩm Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes của Michel Beaud và Gilles Dostaler, xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp năm 1993 và đã được dịch sang tiếng Anh, Arap, Bồ Đào Nha và Rumani. Khi NXB Tri thức lên kế hoạch xuất bản bản dịch, chúng tôi đã tranh thủ hai đồng tác giả viết riêng cho ấn bản tiếng Việt lời tựa và lời bạt trình bày những suy nghĩ cập nhật của họ về hiện trạng tư tưởng kinh tế, và đồng thời chúng tôi mời một chuyên gia khác là anh Trần Hải Hạc, viết lời giới thiệu cho bạn đọc Việt Nam. Vượt lên hẳn những gì tôi sắp nói, các bài viết trên chắc chắn sẽ giúp các bạn tiếp cận một cách đầy đủ và sâu sắc hơn tác phẩm và tư tưởng của các tác giả.
Song do không thể thoái thác phải đăng đàn đêm nay, xin có đôi lời của một người dịch nghiệp dư nhân đọc lại Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes trong những ngày cả thế giới đang đối mặt với “một cơn sóng thần (tsunami) 100 năm mới đổ xuống một lần”, theo như đánh giá của cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mĩ (Fed), ông Alan Greenspan.
Michel Beaud và Gilles Dostaler chọn năm 1936, năm xuất bản tác phẩm chính của Keynes, Lí thuyết tổng quát về việc làm, tiền lãi và tiền tệ, làm khởi điểm cho một phác họa toàn cảnh diễn tiến sôi động của tư tưởng kinh tế đến cuối thể kỉ qua, một lịch sử “đầy ắp âm thanh và cuồng nộ”.
Xin trích dẫn những dòng cuối của tác phẩm nổi tiếng của Keynes:
"Tư tưởng của các nhà kinh tế học và các triết gia chính trị học còn có thế lực mạnh hơn là người ta tưởng kể cả khi tư tưởng đó đúng hay sai ... Những người có đầu óc thực tiễn cho rằng họ hoàn toàn không bị chi phối bởi bất kì ảnh hưởng của học thuyết nào lại thường là nô lệ của một nhà kinh tế học nào đã chết. Những kẻ điên rồ nắm quyền lực trong tay tưởng như nghe thấy tiếng nói trong không trung, nhưng lại đang chắt lọc cuồng mộng của họ từ một cây bút tầm thường nào đó mấy năm về trước. Tôi chắc rằng tầm quan trọng của những lợi ích cục bộ được thổi phồng lên nhiều so với ảnh hưởng mở rộng dần dần của những tư tưởng này ... Sớm hay muộn, chính những tư tưởng, chứ không phải những lợi ích cục bộ, mới là điều nguy hại đối với điều tốt hay điều xấu"[1].
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế đang diễn ra càng làm nổi bật tính thời sự của nhận định trên về tầm quan trọng của tư tưởng kinh tế, như được minh chứng qua cuộc đối thoại sau. Ngày 23.10 vừa qua, điều trần trước quốc hội Mĩ, ông Greenspan, khi được nhắc lại niềm tin của ông trước đây vào hệ thống "free market" mà theo lời ông thì "những thị trường tự do và cạnh tranh là cách tốt nhất, và không có gì bằng, để tổ chức các nền kinh tế"[2], đã thừa nhận rằng ông đã "tìm thấy một sai lầm, một vết rạn nứt, không rõ có ý nghĩa như thế nào và mang tính thường xuyên hay không, khiến tôi vô cùng đau khổ". Bị vị chủ tịch ủy ban giám sát hoạt động chính phủ hối thúc ông nói rõ thêm ý ông khi hỏi thẳng: "Nói cách khác, phải chăng ông thấy rằng thế giới quan, hệ tư tưởng của ông là không đúng, không khả thi", Greenspan xác nhận ngay: "Đúng vậy, chính xác là như thế. Đó là lí do khiến tôi bị sốc vì trong suốt 40 năm hay lâu hơn thế nữa, một cách vô cùng hiển nhiên hệ thống đã hoạt động đặc biệt tốt"[3].
Sự kiện người cầm chịch chính sách tiền tệ Mĩ trong gần hai mươi năm liên tục mà mỗi một tuyên bố khiến thị trường phải chờ đón từng lời, hai năm trước mới rời khỏi chức vụ trong hào quang của một bậc thầy (maestro), nay buộc phải nhận một phần trách nhiệm để nổ ra cuộc khủng hoảng chưa biết sẽ đưa thế giới về đâu, đủ biện minh cho việc cần phải quan tâm đến tư tưởng kinh tế. Cũng trong lần phát biểu trên trước quốc hội Mĩ, Greenspan còn thừa nhận là sự thất bại trong việc xác định đúng đắn giá những tài sản có rủi ro cao đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng và nhắc đến các công trình của cái gọi là giải Nobel kinh tế năm 1990 làm cơ sở hỗ trợ cho những tiến bộ của thị trường các chứng khoán phái sinh, dựa trên công nghệ tin học và viễn thông, với sự góp sức của các chuyên gia toán học và tài chính. Ông cũng nhận định rằng thiết kế lí thuyết này, từng có ảnh hưởng lớn đến việc quản lí rủi ro suốt nhiều thập niên đã sụp đổ vào mùa hè năm qua, nhưng vẫn cho rằng nếu các mô hình được nạp thêm dữ liệu về những thời kì lịch sử khác thì bộ mặt của thị trường tài chính sẽ không thê thảm như hôm nay[4]. Trong Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, Beaud và Dostaler dành nguyên một chương cho sự hình thành xu hướng tiên đề hóa, hình thức hoá và toán học hoá, được xem như một ”đột biến triệt để” mà tầm quan trọng, trong một thời gian dài, bị cuộc ”cách mạng keynesian” che khuất[5]. Trước những biện pháp đối phó khẩn cấp của các chính quyền phương Tây, một sinh viên chỉ còn nhớ tư tưởng kinh tế qua danh tiếng của những nhà lí thuyết nối tiếp nhau trong thời gian có thể cho rằng giờ Keynes phục thù Hayek đã điểm ! Hay một nhà báo theo dõi thời sự kinh tế có thể cho là cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn khép lại mấy thập niên thống trị của học thuyết ”tân tự do” và từ nay sẽ là sự hồi sinh của các chính sách tùy nghi theo kiểu keynesian và của những biện pháp quy định hoá. Nhưng ai có đọc Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes thì sẽ không vội vàng tiếp nhận kiểu kết luận như thế. Vì bao giờ cũng có một khoảng cách giữa tư tưởng của lí thuyết gia và những chính sách được thực thi nhân danh (hay núp bóng hoặc đội lốt) tư tưởng này. Phải chăng vì thế mà tương truyền rằng Keynes từng thốt lên: "tôi không phải là một nhà keynesian", cũng như Marx trước đây có nói ông không phải là nhà marxist? Và nếu trong lịch sử, sự phân cực các học thuyết khác nhau diễn ra trên trục Nhà nước-thị trường thì hai tác giả cũng đã cho thấy là dù cho ở mỗi thời điểm, bao giờ cũng có sự thống trị của một học thuyết ”chính thống” nhưng nhiều học thuyết ”phi chính thống” khác vẫn không chịu khuất phục. Bối cảnh hình thành, tính phức tạp, đối lập lẫn đan xen, chuyển hoá lẫn nhau, thậm chí hội tụ trên một số điểm nhất định, giữa các trào lưu khiến cho họa đồ tư tưởng kinh tế đương đại không chỉ đậm một gam màu duy nhất. Điều này càng hiện rõ khi bắt đầu xuất hiện những cách lí giải và đề xuất hướng thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay theo cách nhìn của tổng hợp tân cổ điển[6], theo cách nhìn hậu keynesian kiểu Minsky[7], theo quan điểm của trường phái Áo (ABCT)[8], theo quan điểm thể chế, theo quan điểm marxist[9], hoặc vận dụng những khái niệm như tính bất toàn của thông tin, thông tin không đối xứng[10], hoặc lấy cảm hứng từ kinh tế học hành vi, v.v... Đối với nhà nghiên cứu muốn theo dõi các cuộc tranh luận lí thuyết đang khởi động chung quanh cuộc khủng hoảng hiện nay, quyển Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes cung cấp những thông tin ban đầu về các vấn đề không thuộc chuyên ngành hẹp của mình. Để viết tác phẩm này, Beaud và Dostaler tuân thủ các nguyên tắc sau: "từ chối đánh giá nội dung có trước mắt theo thước đo của bất kì học thuyết chính thống nào", "kết hợp lịch sử tư duy và lịch sử tư tưởng" và vận dụng "phương pháp tái tạo lịch sử", tức là "trình bày tư tưởng của các tác giả bằng chính những khái niệm do chính các tác giả này sử dụng và theo những cách trình bày mà họ có thể chấp nhận"[11]. Tác phẩm còn có phần từ điển điểm qua tiểu sử, sự nghiệp, những đóng góp và luận điểm của 150 nhà kinh tế đương đại chính tiêu biểu cho các trào lưu khác nhau trong số hơn 1.000 nhà kinh tế được nêu tên và/hoặc trích dẫn trong phần phác thảo lịch sử. Thư mục chung cùng với những thư mục chi tiết về các tác giả có mặt trong từ điển, và một bảng tra cứu theo chủ đề biến quyển sách thành một công cụ làm việc đắc lực, tập hợp nhiều nguồn tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn. Còn phụ lục "Một lịch sử đầy sôi động" là một tổng quan ngắn gọn về lịch sử tư tưởng kinh tế từ xưa đến nay. Tòan cảnh dễ đọc này cũng soi sáng quan niệm phương pháp luận của các tác giả được họ vận dụng để viết Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes.
Về mặt học thuật trên đây là vài nét chính tôi thu hoạch được khi đọc Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, với mong muốn chia sẻ cùng các bạn rằng kinh tế học không hẳn đã là một ”khoa học buồn thảm” (dismal science).
Nhưng tôi sẽ sai lầm nếu gieo cho các bạn cảm giác rằng đây là một quyển sách hàn lâm do hai giáo sư đại học ngồi viết trong tháp ngà. Với tư cách nhà khoa học, các tác giả đã viết tác phẩm một cách khách quan, trung thực dựa trên một quan điểm rõ ràng như vừa được nêu, thoả mãn đầy đủ những chuẩn mực học thuật nên được các đồng nghiệp đánh giá cao, dù có đồng ý với họ hay không. Vì đứng trước sự phong phú của tư tưởng đương đại, hai đồng tác giả giữ thái độ không giáo điều khi viết rằng: "Nhận xét có sự bùng nổ [...] của tri thức kinh tế trước hết phải dẫn đến việc ghi nhận tính đa dạng, chấp nhận sự đa nguyên này nhưng cũng là để mọi người cùng chấp nhận nó"[12]. Nhưng thấm nhuần tinh thần nhân văn của thế kỉ Ánh sáng, như câu họ trích dẫn nhà văn Rabelais cho thấy: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là điêu tàn của tâm hồn"[13], nên với tư cách nhà kinh tế đồng thời cũng là công dân toàn cầu, họ không ngần ngại lên tiếng khi nhận thức rằng trái đất không phẳng. Trong lời tựa cho bản in tiếng Việt, sau khi nhắc lại đánh giá của Keynes trong chương 12 nổi tiếng của Lí thuyết tổng quát, rằng đầu cơ là vô hại khi các nhà đầu cơ là những "bọt bong bóng trong dòng hoạt động kinh doanh ổn định" thì tình hình trở nên nguy kịch khi "hoạt động kinh doanh chỉ còn là một bọt bong bóng trong cơn lốc đầu cơ", và như thế sự phát triển của tư bản trở thành "một thứ phẩm của các hoạt động trong sòng bạc"[14], Gilles Dostaler viết tiếp:
"Nhận định trên của Keynes có tính tiên tri và đáng kinh ngạc khi ta xét đến sự phát triển trong hai mươi năm vừa qua, với việc nhân bội các cuộc khủng hoảng tài chính, mà cuộc khủng hoảng mới nhất vào lúc những dòng này được viết ra (tháng giêng 2008), gây nên bởi đầu cơ bất động sản quá đáng ở Hoa Kì, bắt đầu được mở rộng và đe dọa nền kinh tế thế giới. Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, mà Keynes đã góp phần dựng lên, việc phi quy định hoá tài chính, việc hủy bỏ mọi cản trở cho sự lưu thông vốn trên bình diện quốc tế, tất cả các hiện tượng liên kết với nhau này và gắn với điều được gọi là toàn cầu hoá làm cho những xu hướng nguy hiểm cho sự tồn vong của nhân loại thêm đậm nét. Từ nay, hơn bao giờ hết, chủ nghĩa tư bản là một hệ thống thế giới bị các quyền lực tài chính thống trị, những quyền lực mà thước đo duy nhất là đồng tiền và mục đích duy nhất là khả năng sinh lợi tài chính. Trách nhiệm của những nhà kinh tế (trên cương vị công dân) là phải góp phần đảo ngược xu hướng này"[15].
Còn trong lời bạt, Michel Beaud nhất trí là "chúng ta đang ở trong một cuộc đột biến toàn cầu không có tiền lệ trong lịch sử [...] và bị cuốn vào một quá trình tiến hoá mạnh mẽ và nguy hiểm đe dọa tương lai của các xã hội loài người, chủ nghĩa nhân văn và hành tinh"[16]. Thế mà, ông thất vọng ghi nhận rằng: "đứng trước thách thức này, phần chủ yếu của các công trình trong kinh tế học không được lồng vào một nỗ lực tập thể nhằm góp phần chẩn đoán và đề xuất những liệu pháp. Một phần vì, như Gilles Dostaler đã nhấn mạnh trong lời tựa, ”một phần lớn lí thuyết kinh tế hiện nay giống như toán học ứng dụng hơn là suy tư về hiện thực con người và xã hội”. Một phần khác vì hiếm có những nhà kinh tế mà động cơ các công trình của họ là một động cơ đạo đức, chính trị, hay đơn giản hơn là vì con người". Bởi thế, sau khi "nhắc lại rằng trong hơn hai thế kỉ, hầu hết những công trình kinh tế học chính trị đều không bỏ qua chiều kích đạo đức, lẫn lịch sử và các bộ môn khác bàn về con người và xã hội", Michel Beaud kêu gọi các nhà kinh tế noi gương hai bậc tiền bối ở Cambridge là Marshall và Keynes để "khi tính đến sự phân mảnh của tri thức, học cách tư duy tính phức hợp trong sự cộng tác với các chuyên gia của tất cả các bộ môn liên quan đến đối tượng nghiên cứu, ... xem Trái đất trong tổng thể của nó và trong sự đa dạng của những hệ sinh thái và xem Nhân loại trong tính thống nhất của nó và trong sự đa dạng của các xã hội con người và do đó tìm kiếm những giải pháp" cho điều ông gọi là ”cuộc xung đột các quá trình tái sản xuất”, "vừa với mối quan tâm đến tính tổng thể vừa nghĩ đến tính đa dạng của các lộ trình"[17]. Và ông mong chờ "các xã hội mới nổi lên, những xã hội năng động nhất và sáng tạo nhất của giai đoạn hiện nay, không chỉ phải tìm cách đuổi kịp mà còn phải đi trước bằng cách sáng tạo không phải chỉ công nghệ và năng lượng mà còn cả những nền nông nghiệp, những phương thức qui hoạch đô thị, những phương tiện giao thông vận tải không gây nguy hại cho Trái đất và sự Sống".
Xin được kết thúc với những trích dẫn tâm huyết trên của hai đồng tác giả, và nếu phải gói gọn trong một câu tôi sẽ nói rằng quyển Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes là một sản phẩm trí thức ra đời trong những đất nước có xã hội dân sự phát triển.
2.12.2008
Nguyễn Đôn Phước(Nguồn: Diendan.Org)
[1] dẫn theo bản dịch (có chỉnh sửa) Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 438.↩
[2] Le président de la commission, Henry Waxman, venait de rappeler à M. Greenspan les propos qu'il avait tenus dans le passé, selon lesquels "des marchés libres et concurrentiels sont de loin la meilleure façon d'organiser les économies, sans équivalent" ; xem http://www.lemonde.fr/la-crise-financiere/article/2008/10/25/alan-greenspan-fait-part-de-son-grand-desarroi_1111060_1101386.html). ↩
[3] Referring to his free-market ideology, Mr. Greenspan added: “I have found a flaw. I don’t know how significant or permanent it is. But I have been very distressed by that fact.” Mr. Waxman pressed the former Fed chair to clarify his words. “In other words, you found that your view of the world, your ideology, was not right, it was not working,” Mr. Waxman said. “Absolutely, precisely,” Mr. Greenspan replied. “You know, that’s precisely the reason I was shocked, because I have been going for 40 years or more with very considerable evidence that it was working exceptionally well.”; xem http://economix.blogs.nytimes.com/2008/10/23/greenspans-mea-culpa/, http://www.nytimes.com/2008/10/24/business/economy/24panel.html?_r=3&hp&oref=slogin&oref=slogin , và http://fr.youtube.com/watch?v=fRu1nIAi9uc)↩
[4] http://clipsandcomment.com/wp-content/uploads/2008/10/greenspan-testimony-20081023.pdf ↩
[5] Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, trang 111.↩
[6] http://rationalitelimitee.wordpress.com/2008/12/05/certes-on-est-tous-mort-a-long-terme-mais-quand-meme/#more-1044, http://www.nytimes.com/2008/11/30/business/economy/30view.html?_r=2&partner=permalink&exprod=permalink và http://rodrik.typepad.com/dani_rodriks_weblog/2008/12/some-unpleasant-keynesian-arithmetic.html↩
[7] http://econ.bus.utk.edu/faculty/davidson/minksy7.pdf ↩
[8] http://notsneaky.blogspot.com/2008/10/minsky-austrians-and-mmt.html↩
[9] http://www.internationalviewpoint.org/spip.php?article1562↩
[10] http://www.guardian.co.uk/commentisfree/cifamerica/2008/oct/15/kenneth-arrow-economy-crisis và http://www.newstatesman.com/business/2008/10/economy-world-crisis-financial↩
[11] nt, trang 36-37↩
[12] nt, trang 231↩
[13] nt, trang 231↩
[14] dẫn theo bản dịch (có chỉnh sửa) Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 203.↩
[15] nt, trang 23↩
[16] nt, trang 237↩
[17] nt, trang 241↩
[*] Chuyên gia về lịch sử tư tưởng kinh tế, nổi tiếng trong giới đại học anglo-saxon với hai tác phẩm Economic Theory in Retrospect và The Methodology of Economics: Or, How Economists Explain. Ông chủ trì nhiều tủ sách quan trọng của nhà xuất bản Edward Elgar: Schools of Thought in Economics, The International Library of Critical Writings in Economics và Pioneers in Economics (xem chi tiết trong Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, trang 280-283).↩
Nguyễn Đôn Phước(Nguồn: Diendan.Org)
[1] dẫn theo bản dịch (có chỉnh sửa) Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 438.↩
[2] Le président de la commission, Henry Waxman, venait de rappeler à M. Greenspan les propos qu'il avait tenus dans le passé, selon lesquels "des marchés libres et concurrentiels sont de loin la meilleure façon d'organiser les économies, sans équivalent" ; xem http://www.lemonde.fr/la-crise-financiere/article/2008/10/25/alan-greenspan-fait-part-de-son-grand-desarroi_1111060_1101386.html). ↩
[3] Referring to his free-market ideology, Mr. Greenspan added: “I have found a flaw. I don’t know how significant or permanent it is. But I have been very distressed by that fact.” Mr. Waxman pressed the former Fed chair to clarify his words. “In other words, you found that your view of the world, your ideology, was not right, it was not working,” Mr. Waxman said. “Absolutely, precisely,” Mr. Greenspan replied. “You know, that’s precisely the reason I was shocked, because I have been going for 40 years or more with very considerable evidence that it was working exceptionally well.”; xem http://economix.blogs.nytimes.com/2008/10/23/greenspans-mea-culpa/, http://www.nytimes.com/2008/10/24/business/economy/24panel.html?_r=3&hp&oref=slogin&oref=slogin , và http://fr.youtube.com/watch?v=fRu1nIAi9uc)↩
[4] http://clipsandcomment.com/wp-content/uploads/2008/10/greenspan-testimony-20081023.pdf ↩
[5] Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, trang 111.↩
[6] http://rationalitelimitee.wordpress.com/2008/12/05/certes-on-est-tous-mort-a-long-terme-mais-quand-meme/#more-1044, http://www.nytimes.com/2008/11/30/business/economy/30view.html?_r=2&partner=permalink&exprod=permalink và http://rodrik.typepad.com/dani_rodriks_weblog/2008/12/some-unpleasant-keynesian-arithmetic.html↩
[7] http://econ.bus.utk.edu/faculty/davidson/minksy7.pdf ↩
[8] http://notsneaky.blogspot.com/2008/10/minsky-austrians-and-mmt.html↩
[9] http://www.internationalviewpoint.org/spip.php?article1562↩
[10] http://www.guardian.co.uk/commentisfree/cifamerica/2008/oct/15/kenneth-arrow-economy-crisis và http://www.newstatesman.com/business/2008/10/economy-world-crisis-financial↩
[11] nt, trang 36-37↩
[12] nt, trang 231↩
[13] nt, trang 231↩
[14] dẫn theo bản dịch (có chỉnh sửa) Lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 203.↩
[15] nt, trang 23↩
[16] nt, trang 237↩
[17] nt, trang 241↩
[*] Chuyên gia về lịch sử tư tưởng kinh tế, nổi tiếng trong giới đại học anglo-saxon với hai tác phẩm Economic Theory in Retrospect và The Methodology of Economics: Or, How Economists Explain. Ông chủ trì nhiều tủ sách quan trọng của nhà xuất bản Edward Elgar: Schools of Thought in Economics, The International Library of Critical Writings in Economics và Pioneers in Economics (xem chi tiết trong Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008, trang 280-283).↩
http://www.phantichkinhte123.com/2014/07/quyen-tu-do-lua-chon-uoc-danh-cho-moi.html
http://www.phantichkinhte123.com/2014/08/quyen-uoc-sai-va-hoai-nghi.html
http://www.phantichkinhte123.com/2014/08/quyen-uoc-sai-va-hoai-nghi.html
Dịch giả Nguyễn Đôn Phước, Dịch giả Quế Sơn,
nhà văn Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng
Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Phan Nguyên, Nguyễn Đôn Phước
Về miền Tây
Pipe vs Cigarette
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.