Đặng Đình Hưng
(1924 - 1990)
Hưởng thọ 66 tuổi
Nhà thơ, Nhạc sĩ, Họa sĩ
Tiểu sử
“Đặng Đình Hưng sinh 9-3-1924 tại làng Thụy Dương, huyện Chương Mỹ, Hà Đông. Mất 21-12-1990 tại Hà Nội.
Bắt đầu làm thơ từ cuối những năm 1950, đến khi qua đời (21-12-1990) Nhà hoạt động nghệ thuật Đặng Đình Hưng để lại tất cả 6 tập thơ. Tất cả đều chưa từng công bố rộng rãi, song một vài đoạn trích được in trên các báo vào dịp ông qua đời khiến công chúng thơ sửng sốt vì một tính cách thơ, một thi pháp hết sức độc đáo.
Bến Lạ là bài thơ tác giả viết trên giường bệnh lúc ông bước đến tuổi 60. Từ không gian chật chội cầm tù thân xác: Tôi cứ đi… jữa cái nong hình dáng lưng tôi…, ông hành hương vào thế giới vô tận của nội tâm.”
Tác phẩm đã xuất bản
Bến lạ
Tôi lại đi…
jữa cái nong hình záng lưng tôi, một bảng đen trước mặt, một vòng phấn dưới chân, zính zính… những con 8 lộn zọc nhẵn thín nam châm gói trong hạt thóc jống của không biết.
jữa cái nong hình záng lưng tôi, một bảng đen trước mặt, một vòng phấn dưới chân, zính zính… những con 8 lộn zọc nhẵn thín nam châm gói trong hạt thóc jống của không biết.
Tôi
khắc biết mênh mông một cái bẹn Epicure ngập chìa truồng bốn fía cơn
mưa tu lơ khơ xanh đỏ con sập sành–bọ ngựa bậu vào nhảy tung! cõng đi
chơi trên lưng Nilông–Cactông của Định mệnh!
Tôi hề biết
/kể cả quả mít nứt
Tôi đã tìm ở sau cái gương/cũng không có jì hết
Tôi đã tiếp đau thương những nhỏ nhỏ thường thường
Đã húp ra đi từng bát những nhạt nhạt mềm mềm
và rất ngon
Tôi đã bưng
Nhẹ thôi.
/một nong nghiêng cơn mưa ở trên lưng αlfa cõng tôi Uynh đơ toa… tôi cõng fạt αlfa.
Có lẽ zẹt. Bởi ở trên ngực, cứ thình thình một tiếng đập.
Khi trả một jờ được ngắm
vào cái ống kính đèn chiếu, chiều zọc –chiều ngang–bề ngoài–và những chiều dài zài zại zột
Khi lọ mực đầy tràn những chữ Hoa còn hòa tan chưa viết qua loa vài nốt.
Tôi quên.
Là quên hết
lôgazitm những đường cong gẫy 4 chân bàn kề răng góc nhọn nhai ràu rạu những tảng xuống hoàng hôn bãi cát ngoài không khí
những quả bóng cao su vô ý.
Tôi lại hề hiểu, sao nhỉ, và vắt vẻo, con chim αlfa đứng đầu nhà Mêta?
và quanh quẩn. Khi ấy tôi còn bé, kiễng chân lên, bắc ghế không cao quá cái hòm nhòm nhòm… miếng ngon α đậy lồng bàn. Mùa tròn.
Từ góc nhọn A, tôi đi ghềnh V ghê sợ nhất.
Thực ra, cứ đến I, tôi nhớ lộn về.
Người ta bảo nơi chân trời chấm hết, có YZ.
Tôi hề biết những chiều zài không kilômét của cái đèn xếp mà tôi thích nhất.
Cứ là cái chi tiết, cái chi tiết.
Mà tôi biết nhất.
Tôi ghé Bến lạ một chiều không αlfa
Nơi tôi đứng,
Một cái đĩa Mêta
Ghé bến một sớm mai zận zữ sân ga những ra đi αlfa không báo trước Têta đi gọi người đỡ đẻ con cá nhỏ lượn vòng biển lạ
buồng mình đi đứng không gõ cửa và vô lễ cái bút chì ngày đêm thòi thòi thôi bú ma lanh ngó sang một quyển sách bụng chửa tướng ló bến
khuôn mặt bưng một chậu jặt.
Vâng, tôi chán Bến lạ
Tôi già rồi
Tôi không làm jì được quyển lịch
Tôi ghé Bến lạ cắn một quả vả và những kỳ lạ mầu xanh chưa chín ngọn đèn chín rũ của lần đầu gặp gỡ những khoảng cách là… lạ αlfa–Mêga.
Và lạ miệng! tìm bàn chân xào xạo của Têta, thì ra αlfa là con số đợi ở hai vai nở vội tôi đuổi theo níu lại hai mùa.
Tôi đi đây, từ mỗi ngón tay rút ra một chiếc chìa khóa chuông lách cách tra vào ổ khóa nằm trong ký ức bằng vàng của không khí kì lạ mặt hễ soi gương cứ là 1 bản zạo đầu.
Bến lạ ngay gầm jường mưa to ngay ở gầm bàn và trong hòm mọi người hở một con tầu navir trọng tải những hình thù Hồng hải căng lên những cái yếm mùi nồng của đám cưới năm ngoái hong ra khoe và đã đi – những cột đèn đứng lại.
Cột đèn song song nhảy plongeon vào vận mệnh rồi đứng đấy gội nước hạnh phúc dài ngắn ngó sang tôi lệnh khệnh
Cột l’umiere
cũng lễ mễ đi về Bến lạ
ai mà jữ lại được làn khói thuốc lá cứ cuộn khoanh đố anh vẽ nối mầu xanh!
Bến lạ gác chân lên những hình lăng của cái đồng hồ quả lắc khệnh khạng đưa những quả thịt chậm song song với những cái chai không, chìa những bộ đùi e lệ lạ và trí tuệ bông hoa ngây ngủ ngày ngay Bến lạ.
Song song, môi từng đôi
Vải, và cái thước mét
Con jơi đực, và tầu lá chuối hột
Mắt đẹp, và sa mạc tờ croquis kẻ chậm
những đường chì cuộn ốc…
Lên vai những quả đèn cườm lộng lẫy vứt,
vác, chạy.
Tôi ăn tiệc - bộ tóc nguyên thủy lườm tôi bê bết tái - nó cắn một nửa… cắn ¾ - cắn còn một tị… chỉ một tị nữa thôi. Vào hội đi! Còn một miếng cuối cùng. Không mất tiền. Gratis – dernière catusơ, hút!
Tôi đi đây, đi tìm chơi với cái nút chai.
Nhưng không! hãy nói chuyện.
Thì ra thèm muốn là một thỏi fấn tắm nước nóng cọ bàn chân khô lau cái khăn không
Nói thật
Tôi 80 tuổi rồi
Bao nhiêu lần răng rụng, răng mọc, và húi tóc
Có lần,
Tôi nhận mặt… một cái chai đánh mất hàng đồng nát
mang máng bên tai bằng thiếc, và một cái hộp
và nói thật,
trong đôi guốc, tôi chú ý nhất cái chật chật của đôi quai
Ngộ nhỡ 40 tuổi, tôi fải 40 đôi vai
hễ tuổi 42
là có cái lưng zài
40 cái mâm
40 đôi đũa
Mỗi ăn xong,
lại một rửa mồm
40 bánh xà phòng
Nhưng
Tôi 50 tuổi rồi
Tôi đang trẻ lại đây
Hình như tôi đã đi nhuộm tóc
50 tuổi rồi
Zùng jì đến 50 gói kẹo?
hễ mưa, một cái túi to,
tôi ra đường vồ sẹo
tôi, 50 tuổi rồi
50 khá
50 tồi
50 lời
50 lưỡi zao cạo
Vậy:
tôi vẫn cần zùng
đúng 50 đôi môi
Thật đấy! cứ là bẻ đôi
Thế kỉ ơi! lại đây ta zắt đi chơi
Cõng thốc tôi về cây 91
kilômét 1
91 lần mất
mất tuột
Ai cũng fải buồn cười
cái chai cũng buồn cười
91 lần biết lẫy,
/biết cười
91 lần thôi bú
91 lần tôi đứng đến gót tôi zẫn tôi đi chơi lon ton vào một cái chợ toàn hoa zâm bụt
91 lần bắt được
91 lần chật ních, hích, răng rụng hết, cầm lên bằng mắt rứt rứt…
Vậy, ngã tư 91
tuổi lên 1
tôi khóc
91 lần thuốc lá,
trầm ngâm…
91 lần tha thứ hẳn!
Chào tôi đi! hào tôi đi! tôi đang ghé Bến lạ một chiều nâu αlfa đây, anh có nhớ? Bên quán Têta… ngồi ăn những hình thù im lặng lạ xúc lên từng cùi zìa kí ức đi đất từng bước bước! chiều cao 91 ngó xuống ăn những mùi vai lạ 1.
Nhưng đã có ai 91 lần không y hẹn
91 lần sợ
những cái ngăn ngắn
sợ tắm!
Tuổi 91, tôi ghé tai tôi, gạ:
cho nhau về Bến lạ…
Tình bạn là cái bến nhẹ
Ngã ba lên 1
tuổi 91
tôi cười
Hình như,
91 cược, cuộc
tôi chưa hề 91 lần được
Chào đi! tôi trở về lên 1, những hạt đỗ trắng, đen rơi quanh cái gối gỗ đầu jường xuống sàn và mọc mầm, kệ tồ tồ đứa bé cứ việc đái zầm đêm đau thương không để cách đêm phải hâm lên mới zùng được.
Tuổi lên 1, tôi đường phố Têta, những con αlfa-Têta nhỏ mím đầu đường fở đất mở rộng ngày chủ nhật zẫn theo con.
Lên 1 tuổi vườn hoa vừa zẫn người nhà đi bệnh viện cái Bến lạ của tình bạn tình vợ nợ nan và lòng can đảm thật bình thường song song với mồm cái vòi ấm cứ ngồi xem và buồn cười những khuôn mặt xếp hàng thợ cạo chìa ra yên trí cạo fẳng lì những cái sẹo của thời jan đá xóa cùng lố nhố những khoai tây ngược xuôi đi tìm Bến lạ jữa buồng mình cái jường quen cầu thang nhẵn thín ngọn đèn quên chào đón.
Hôm qua, tôi ghé αlfa
αlfa không có nhà
Ồ gặp nhau rồi, sao vẫn cứ li
một nắm hột khuya rắc vào Bến lạ
Đời jì
Sao cứ đi đi, những cái vali cứ về Bến lạ!
..................................................................
*
Nguồn: NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1991
Đặng Đình Hưng, một nhân vật “lạ” trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, đã qua đời 10 năm trước. Ông thường được nhắc đến với tư cách một gương mặt trong phong trào “Nhân Văn – Giai Phẩm” tuy không hề xuất hiện như một tác giả trên cả hai ấn phẩm mà phong trào ấy mang tên, sau đó với tư cách cha đẻ của tài năng âm nhạc Đặng Thái Sơn, số đông không biết Đặng Đình Hưng là một nhà nghiên cứu âm nhạc được các nhạc sĩ đương thời nể phục, một nhà thơ cách tân và một hoạ sĩ tiên phong. Chỉ sau khi ông qua đời, với sự nỗ lực của nhà thơ Hoàng Hưng, hai di cảo thơ của ông mới được ra mắt (Bến Lạ, Ô mai). Hai bài thơ dài lập tức gây xôn xao thi đàn vì sự mới mẻ, khác lạ của nó, gây phản ứng ngược chiều mạnh mẽ. Nhân 10 năm ngày nhà thơ Đặng Đình Hưng qua đời, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm quan trọng nhất của ông: Bến Lạ
Lời giới thiệu của Hoàng Cầm-Hoàng Hưng
Đặng Đình Hưng sinh 9-3-1924 tại làng Thụy Dương, huyện Chương Mỹ, Hà Đông. Mất 21-12-1990 tại Hà Nội.
Tôi hề biết
/kể cả quả mít nứt
Tôi đã tìm ở sau cái gương/cũng không có jì hết
Tôi đã tiếp đau thương những nhỏ nhỏ thường thường
Đã húp ra đi từng bát những nhạt nhạt mềm mềm
và rất ngon
Tôi đã bưng
Nhẹ thôi.
/một nong nghiêng cơn mưa ở trên lưng αlfa cõng tôi Uynh đơ toa… tôi cõng fạt αlfa.
Có lẽ zẹt. Bởi ở trên ngực, cứ thình thình một tiếng đập.
Khi trả một jờ được ngắm
vào cái ống kính đèn chiếu, chiều zọc –chiều ngang–bề ngoài–và những chiều dài zài zại zột
Khi lọ mực đầy tràn những chữ Hoa còn hòa tan chưa viết qua loa vài nốt.
Tôi quên.
Là quên hết
lôgazitm những đường cong gẫy 4 chân bàn kề răng góc nhọn nhai ràu rạu những tảng xuống hoàng hôn bãi cát ngoài không khí
những quả bóng cao su vô ý.
Tôi lại hề hiểu, sao nhỉ, và vắt vẻo, con chim αlfa đứng đầu nhà Mêta?
và quanh quẩn. Khi ấy tôi còn bé, kiễng chân lên, bắc ghế không cao quá cái hòm nhòm nhòm… miếng ngon α đậy lồng bàn. Mùa tròn.
Từ góc nhọn A, tôi đi ghềnh V ghê sợ nhất.
Thực ra, cứ đến I, tôi nhớ lộn về.
Người ta bảo nơi chân trời chấm hết, có YZ.
Tôi hề biết những chiều zài không kilômét của cái đèn xếp mà tôi thích nhất.
Cứ là cái chi tiết, cái chi tiết.
Mà tôi biết nhất.
Tôi ghé Bến lạ một chiều không αlfa
Nơi tôi đứng,
Một cái đĩa Mêta
Ghé bến một sớm mai zận zữ sân ga những ra đi αlfa không báo trước Têta đi gọi người đỡ đẻ con cá nhỏ lượn vòng biển lạ
buồng mình đi đứng không gõ cửa và vô lễ cái bút chì ngày đêm thòi thòi thôi bú ma lanh ngó sang một quyển sách bụng chửa tướng ló bến
khuôn mặt bưng một chậu jặt.
Vâng, tôi chán Bến lạ
Tôi già rồi
Tôi không làm jì được quyển lịch
Tôi ghé Bến lạ cắn một quả vả và những kỳ lạ mầu xanh chưa chín ngọn đèn chín rũ của lần đầu gặp gỡ những khoảng cách là… lạ αlfa–Mêga.
Và lạ miệng! tìm bàn chân xào xạo của Têta, thì ra αlfa là con số đợi ở hai vai nở vội tôi đuổi theo níu lại hai mùa.
Tôi đi đây, từ mỗi ngón tay rút ra một chiếc chìa khóa chuông lách cách tra vào ổ khóa nằm trong ký ức bằng vàng của không khí kì lạ mặt hễ soi gương cứ là 1 bản zạo đầu.
Bến lạ ngay gầm jường mưa to ngay ở gầm bàn và trong hòm mọi người hở một con tầu navir trọng tải những hình thù Hồng hải căng lên những cái yếm mùi nồng của đám cưới năm ngoái hong ra khoe và đã đi – những cột đèn đứng lại.
Cột đèn song song nhảy plongeon vào vận mệnh rồi đứng đấy gội nước hạnh phúc dài ngắn ngó sang tôi lệnh khệnh
Cột l’umiere
cũng lễ mễ đi về Bến lạ
ai mà jữ lại được làn khói thuốc lá cứ cuộn khoanh đố anh vẽ nối mầu xanh!
Bến lạ gác chân lên những hình lăng của cái đồng hồ quả lắc khệnh khạng đưa những quả thịt chậm song song với những cái chai không, chìa những bộ đùi e lệ lạ và trí tuệ bông hoa ngây ngủ ngày ngay Bến lạ.
Song song, môi từng đôi
Vải, và cái thước mét
Con jơi đực, và tầu lá chuối hột
Mắt đẹp, và sa mạc tờ croquis kẻ chậm
những đường chì cuộn ốc…
Lên vai những quả đèn cườm lộng lẫy vứt,
vác, chạy.
Tôi ăn tiệc - bộ tóc nguyên thủy lườm tôi bê bết tái - nó cắn một nửa… cắn ¾ - cắn còn một tị… chỉ một tị nữa thôi. Vào hội đi! Còn một miếng cuối cùng. Không mất tiền. Gratis – dernière catusơ, hút!
Tôi đi đây, đi tìm chơi với cái nút chai.
Nhưng không! hãy nói chuyện.
Thì ra thèm muốn là một thỏi fấn tắm nước nóng cọ bàn chân khô lau cái khăn không
Nói thật
Tôi 80 tuổi rồi
Bao nhiêu lần răng rụng, răng mọc, và húi tóc
Có lần,
Tôi nhận mặt… một cái chai đánh mất hàng đồng nát
mang máng bên tai bằng thiếc, và một cái hộp
và nói thật,
trong đôi guốc, tôi chú ý nhất cái chật chật của đôi quai
Ngộ nhỡ 40 tuổi, tôi fải 40 đôi vai
hễ tuổi 42
là có cái lưng zài
40 cái mâm
40 đôi đũa
Mỗi ăn xong,
lại một rửa mồm
40 bánh xà phòng
Nhưng
Tôi 50 tuổi rồi
Tôi đang trẻ lại đây
Hình như tôi đã đi nhuộm tóc
50 tuổi rồi
Zùng jì đến 50 gói kẹo?
hễ mưa, một cái túi to,
tôi ra đường vồ sẹo
tôi, 50 tuổi rồi
50 khá
50 tồi
50 lời
50 lưỡi zao cạo
Vậy:
tôi vẫn cần zùng
đúng 50 đôi môi
Thật đấy! cứ là bẻ đôi
Thế kỉ ơi! lại đây ta zắt đi chơi
Cõng thốc tôi về cây 91
kilômét 1
91 lần mất
mất tuột
Ai cũng fải buồn cười
cái chai cũng buồn cười
91 lần biết lẫy,
/biết cười
91 lần thôi bú
91 lần tôi đứng đến gót tôi zẫn tôi đi chơi lon ton vào một cái chợ toàn hoa zâm bụt
91 lần bắt được
91 lần chật ních, hích, răng rụng hết, cầm lên bằng mắt rứt rứt…
Vậy, ngã tư 91
tuổi lên 1
tôi khóc
91 lần thuốc lá,
trầm ngâm…
91 lần tha thứ hẳn!
Chào tôi đi! hào tôi đi! tôi đang ghé Bến lạ một chiều nâu αlfa đây, anh có nhớ? Bên quán Têta… ngồi ăn những hình thù im lặng lạ xúc lên từng cùi zìa kí ức đi đất từng bước bước! chiều cao 91 ngó xuống ăn những mùi vai lạ 1.
Nhưng đã có ai 91 lần không y hẹn
91 lần sợ
những cái ngăn ngắn
sợ tắm!
Tuổi 91, tôi ghé tai tôi, gạ:
cho nhau về Bến lạ…
Tình bạn là cái bến nhẹ
Ngã ba lên 1
tuổi 91
tôi cười
Hình như,
91 cược, cuộc
tôi chưa hề 91 lần được
Chào đi! tôi trở về lên 1, những hạt đỗ trắng, đen rơi quanh cái gối gỗ đầu jường xuống sàn và mọc mầm, kệ tồ tồ đứa bé cứ việc đái zầm đêm đau thương không để cách đêm phải hâm lên mới zùng được.
Tuổi lên 1, tôi đường phố Têta, những con αlfa-Têta nhỏ mím đầu đường fở đất mở rộng ngày chủ nhật zẫn theo con.
Lên 1 tuổi vườn hoa vừa zẫn người nhà đi bệnh viện cái Bến lạ của tình bạn tình vợ nợ nan và lòng can đảm thật bình thường song song với mồm cái vòi ấm cứ ngồi xem và buồn cười những khuôn mặt xếp hàng thợ cạo chìa ra yên trí cạo fẳng lì những cái sẹo của thời jan đá xóa cùng lố nhố những khoai tây ngược xuôi đi tìm Bến lạ jữa buồng mình cái jường quen cầu thang nhẵn thín ngọn đèn quên chào đón.
Hôm qua, tôi ghé αlfa
αlfa không có nhà
Ồ gặp nhau rồi, sao vẫn cứ li
một nắm hột khuya rắc vào Bến lạ
Đời jì
Sao cứ đi đi, những cái vali cứ về Bến lạ!
..................................................................
*
Nguồn: NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1991
Đặng Đình Hưng, một nhân vật “lạ” trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, đã qua đời 10 năm trước. Ông thường được nhắc đến với tư cách một gương mặt trong phong trào “Nhân Văn – Giai Phẩm” tuy không hề xuất hiện như một tác giả trên cả hai ấn phẩm mà phong trào ấy mang tên, sau đó với tư cách cha đẻ của tài năng âm nhạc Đặng Thái Sơn, số đông không biết Đặng Đình Hưng là một nhà nghiên cứu âm nhạc được các nhạc sĩ đương thời nể phục, một nhà thơ cách tân và một hoạ sĩ tiên phong. Chỉ sau khi ông qua đời, với sự nỗ lực của nhà thơ Hoàng Hưng, hai di cảo thơ của ông mới được ra mắt (Bến Lạ, Ô mai). Hai bài thơ dài lập tức gây xôn xao thi đàn vì sự mới mẻ, khác lạ của nó, gây phản ứng ngược chiều mạnh mẽ. Nhân 10 năm ngày nhà thơ Đặng Đình Hưng qua đời, chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm quan trọng nhất của ông: Bến Lạ
Lời giới thiệu của Hoàng Cầm-Hoàng Hưng
Đặng Đình Hưng sinh 9-3-1924 tại làng Thụy Dương, huyện Chương Mỹ, Hà Đông. Mất 21-12-1990 tại Hà Nội.
Bắt đầu làm thơ từ cuối những năm 1950, đến khi qua đời (21-12-1990) nhà hoạt động nghệ thuật Đặng Đình Hưng để lại sáu tập thơ. Tất cả đều chưa từng công bố rộng rãi, song một vài đoạn trích được in trên các báo vào dịp ông qua đời khiến công chúng thơ sửng sốt vì một tính cách thơ, một thi pháp hết sức độc đáo.
Bến lạ là bài thơ dài tác giả viết trên giường bệnh vào lúc ông bước đến tuổi 60. Từ không gian chật chội cầm tù thân xác: Tôi cứ đi… Jữa cái nong hình dáng lưng tôi…, ông hành hương vào thế giới vô tận của nội tâm.
Thế giới những khát vọng thật bình thường, thật đời thường
Đã húp ra đi từng bát những nhợt nhạt – mềm mềm. Và rất ngon
những cái thèm, cái đói cái khát thật.
…Miếng ngon A đậy lồng bàn – Mùa tròn
…αlfa là con số đợi ở hai vai nở vội tôi đuổi theo níu lại hai mùa
những tiếc nuối nồng nàn, nhịp thở tình yêu:
…Căng lên cái yếm thắm nồng nàn của đám cưới năm ngoái hong ra khoe…
Thế giới ngổn ngang những đau buồn. Buồn vì những vết thương quá nhiều trong đời…
…Hễ mưa
Một cái túi to tôi ra đường vồ sẹo
buồn vì bất lực trước thời gian:
Tôi già rồi Tôi không làm gì được quyển lịch
Nỗi cay đắng không giấu nổi:
Thì ra thèm muốn là một thỏi phấn tắm nước nóng cọ bàn chân khô lau cái khăn lông…
và rụt rè chùn bước:
…Cứ đến i tôi lại nhớ lộn về
và chán chường:
Bến lạ giữa buồng mình cái giường quen cầu thang nhẵn thín.
Có lúc mỉa mai vì thất vọng, có lúc cố lấy dáng một người hùng, có lúc như lẩn thẩn, ngây dại… Tâm sự rối bòng bong ấy thật ra ai chả có. Chỉ có điều là ông thành thật nói hết. Thật với chính ông, vì toàn bộ thơ ông là độc thoại trong nỗi cô đơn khó lòng chia sẻ.
Có lẽ cái cảm giác khó hiểu khi tiếp xúc lần đầu với thơ Đặng Đình Hưng cũng từ đó, lại thêm lối nói nhiều chiều, dấp dính, lửng chừng, mâu thuẫn, xa xôi, hàm súc, vốn là lối nói thường ngày của ông. Thơ ông là những đợt sóng ngược xuôi ngang dọc của trí tuệ. Mỗi hình ảnh, mỗi cách nói đều có sự lấp lánh. Lại lắm khi lời, chữ tự động cuốn nhau đi như bị dẫn dắt bởi một lực giấu mặt, tạo ra một trường gợi cảm tưởng hơn là một ý tưởng. Và trong dòng tâm thức triền miên thỉnh thoảng nhói lên một vết đau khiến ai cũng phải cảm thương.
Bến lạ cũng là cuộc tìm kiếm vô vọng của nhận thức, từ “khắc biết” đến “hề biết”.
Tôi đã tìm ở sau cái gương/cũng không có gì hết.
Nhìn lại hành trình phù du qua từng mốc chục tuổi, rồi nhìn tới quãng vị lai, ông thấy Bến lạ, nơi kết thúc một vòng luân hồi, từ chiều cao 91 ngó xuống để trở về lên 1, Bến lạ nơi hứa hẹn những kỳ lạ màu xanh. Phải chăng vì thế ông có thể dửng dưng với định mệnh khắc nghiệt giành cho mình:
Cõng đi chơi trên lưng Ni lông–Cáctông của định mệnh
Bến lạ chẳng đâu xa, ở ngay trong tâm tư ông sau bao nhiêu vấp ngã, bao nhiêu nghịch cảnh ở đời. Về Bến lạ là trở về bản ngã.
Ấy thế mà, đến phút lên đường, nỗi ngậm ngùi của kẻ sắp giã biệt kiếp phù sinh vẫn buột ra không giữ được:
…Một nắm hột khuya rắc vào bến lạ Đời gì Sao cứ đi đi, những cái va li cứ về bến lạ.
Nhà xuất bản Văn Nghệ TP HCM giới thiệu di cảo Bến lạ của cố tác giả Đặng Đình Hưng như thể nghiệm thơ. Thi pháp của Bến lạ chưa quen thuộc với bạn đọc, song bất kỳ thi pháp chân chính nào cũng ký mã một tâm sự chân thành không hề xa lạ với những ai biết lắng nghe. Xin hãy lắng nghe “thình thình một tiếng đập” trên ngực trang thơ.
Em
Em đã mất ấu thơ
mất ước mơ
mất mùa tổ ấm.
Nhà thơ ơi! anh có phép diệu kỳ
ước mơ mất
làm lại hộ em đi!
lửa tắt ngang chừng
nhóm lại hộ em đi !
Tay lấm
cọ hộ thành trắng
mất tiếng ru
ru hộ tiếng ru đầu
Cho em lại nụ cười đầu đầu fố
ánh mắt đầu trong suốt ban mai
Ngày mai
em muốn đi xa xa lắm
làm lại hết
cho em lại sinh
sinh lại tuổi thơ đầu
Sinh lại mùa sinh.
(tích tắc:
ô nhớ! nhìn chả dám soi gương
úp mặt)
đừng khóc
Đau thương bằng thánh
Oan là thánh
Nghe, em của anh
đã thốt được ra lời
em lấy lại được đời rồi
lấy lại y nguyên
lấy lại được ước mơ
lấy lại ấu thơ
lấy lại mùa tổ ấm
bàn tay em trắng!
nhìn em
Y nguyên! nụ cười đầu
Y nguyên! anh mắt ban đầu.
(Trích “Ô Mai”)
Thơ văn xuôi - Thi giới Ðặng Ðình Hưng
Bến Lạ
Thơ
tự do không chỉ là một hình thức bãi bỏ niêm luật thông thường trong
thơ cổ điển, mà còn thể hiện một nhu cầu, một đòi hỏi, một cần thiết của
con người nói những điều muốn nói và nghĩ những điều muốn nghĩ một cách
tự nhiên, không bị ràng buộc bởi quy luật của chữ nghĩa và lề luật của
đời sống. Thơ tự do, cũng như hội họa trừu tượng, vì gạt bỏ những hình
thức bề ngoài như niêm luật (trong thơ cổ điển), như tỷ lệ hình thái,
phân lệ bối cảnh, ước lệ không gian (trong hội hoạ cổ điển), nên có khả
năng mở rộng tâm giới, tìm đến cõi vô biên của tiềm thức mà không một
quy luật cụ thể nào của loài người có thể giam hãm nổi.
Gạt
bỏ niêm luật còn có nghĩa là tìm đến một trật tự mới cho ngôn ngữ tâm
thức, trật tự do chính mình đặt ra hoặc có khi nó tự đến. Trật tự đó thể
hiện sức sáng tạo của mỗi cá nhân, không ai giống ai, không ai có thể
áp đặt cho ai. Tự do trong thơ hay trong nghệ thuật bao hàm ý nghĩa toàn
diện, sinh động và tâm linh: con người, do đó, có thể sống hoàn toàn
"tự do" trong một ngục tù hãm giam thể xác. Hoàn cảnh trớ trêu, nghiệt
ngã và hạnh phúc đó, Ðặng Ðình Hưng đã cố gắng tìm đến, đã cố gắng vươn tới trong thi phẩm Bến Lạ(1).
Thi giới Ðặng Ðình Hưng nơi Bến Lạ quanh quẩn trong một quỹ đạo tròn. Tròn đây là vòng tròn tương sinh trong Xuân Thu Nhã Tập
hay sự bay bổng của tư tưởng trong vùng nội tâm. Tròn đây cũng là vòng
tử sinh của kiếp người. Và tròn đây cũng là vòng tròn tù túng, chật hẹp
gói trọn Ðặng Ðình Hưng trong cái án Nhân Văn Giai Phẩm đằng đẵng suốt đời.
Ðặng Ðình Hưng sinh ngày 9-3-1924 tại làng Thụy Dương, huyện Chương Mỹ, Hà Ðông và mất ngày 21-12-1990 tại Hà Nội. Thi phẩm Bến Lạ của Ðặng Ðình Hưng xuất bản tại Sàigòn cuốn năm 1991 là một công trình nghệ thuật khác lạ và xa lạ với chúng ta.
Qua lời giới thiệu, Hoàng Hưng viết về hoàn cảnh sáng tác dẫn vào thi giới Ðặng Ðình Hưng với những lời cân nhắc, hàm súc, và khó có thể chính xác hơn trong nhận định về cảm quan và thế giới quan của Ðặng Ðình Hưng:
"Bắt
đâu làm thơ từ cuối những năm 1950, đến khi qua đời, nhà hoạt động nghệ
thuật Ðặng Ðình Hưng để lại sáu tập thơ. Tất cả đều chưa từng công bố
rộng rãi, song một vài đoạn trích được in trên các báo vào dịp ông qua
đời khiến công chúng thơ sửng sốt vì một tính cách thơ, một thi pháp hết
sức độc đáo.
"Bến Lạ là bài thơ
dài tác giả viết trên giường bệnh vào lúc ông bước đến tuổi 60. Từ
những không gian chật chội cầm tù thân xác: " Tôi lại đi ... jữa cái
nong hình záng lưng tôi ..."ông hành hương vào thế giới vô tận của nội
tâm [...].
" Có lúc mỉa mai vì
thất vọng, có lúc cố lấy dáng một người hùng, có lúc như lẩn thẩn, ngây
dại ... Tâm sự rối bòng bong ấy thật ra ai chả có. Chỉ có điều là ông
thành thật nói hết. Thật với chính ông vì toàn bộ thơ ông là độc thoại
trong nỗi cô đơn khó lòng chia sẻ.
"
Có lẽ cái cảm giác khó hiểu khi tiếp xúc lần đầu với thơ Ðặng Ðình Hưng
cũng từ đó. Lại thêm lối nói nhiều chiều, dấp dính, lưng chừng, mâu
thuẫn, xa xôi, hàm súc, vốn là lối nói thường ngày của ông." (Tựa, tr. 5&6)
Những lời mở đầu của Hoàng Hưng, người bạn vong niên của tác giả đã dẫn đường cho chúng ta an nhiên bước vào Bến Lạ.
Về hình thức, Bến Lạ
có thể gọi là thơ tự do, hay thơ văn xuôi, hoặc thơ tự do làm theo thể
văn xuôi. Lối cấu trúc gồm những câu đơn (mệnh đề độc lập - theo cấu
trúc thơ), xen kẽ những câu phức tạp (gồm mệnh đề chính, mệnh đề phụ,
chuyển tiếp bằng liên từ hay không có liên từ - theo cấu trúc văn xuôi)
với một vài cách tân đúng hơn là lập dị trong cách thay đổi mẫu tự: d
viết thành z, gi viết thành j ... Câu văn thường không chấm, phẩy, hoặc
không sắp đặt theo thứ tự lô gic: đó là ngôn ngữ riêng của Ðặng Ðình Hưng, lạ lùng, lập dị, không giống ai.
Dòng đầu trong Bến Lạ, Ðặng đình Hưng viết:
Tôi lại đi ...
jữa
cái nong hình záng lưng tôi, một bảng đen trước mặt, một vòng phấn zưới
chân, zính zính... những con 8 lộn zọc nhẵn thín nam châm gói trong hạt
thóc jống của không biết
Ðó là một thứ
ngôn ngữ bệnh não, ngôn ngữ tâm thần, tự sự nội tâm, qua lớp vỏ bề ngoài
bí hiểm, lửng lơ, đứt khúc, ẩn giấu bề trong đau thương tột độ.
Ðộng
tác đi, tôi đi hay anh đi, thông thường thể hiện hình thức tự do của
con người: qua hành động đi, con người làm chủ động tác và điều khiển
phương hướng theo ý mình.
Nhưng " Tôi lại
đi ... jữa cái nong hình záng lưng tôi, một bảng đen trước mặt, một vòng
phấn zưới chân, zính zính... những con 8 lộn zọc nhẵn thín nam châm gói
trong hạt thóc jống của không biết" thì khác. Vì động tác đi ở đây
bị giới hạn trong quỹ đạo tròn, giống như cái nong - có lẽ là hình ảnh
cái lưng gù của ai hay chính tác giả. Và mỗi bước chân lại được quây kín
bởi một vòng phấn. Bao vây hai lần: vòng trong vòng ngoài. Hơn nữa tôi
lại đi khác với tôi đi. Tôi lại đi, có nghĩa là tôi đã đi nhiều lần rồi
và lần nào cũng chỉ có thế: chỉ đi được trong cái vòng tròn tròn như cái
nong hoặc hơn nữa là cái vòng tròn vặn chéo thành con số 8 lộn dọc, vẫn
kín mít mà thôi. Không những thế còn có bảng đen chặn trước mặt, vòng
phấn vẽ dưới chân, bồi thêm những yếu tố "ngoại vật": dính dính, nam
châm, gói trong ... loại "ngoại vật" thu hút, không nhả ai ra cả. Và sau
cùng là ... không biết. Tất cả những thứ đó, nhào lên một hợp kim tù
túng, một trạng thái đóng, một bi kịch của kẻ bị giam hãm chung thân
không biết từ đâu và do một mệnh lệnh nào. Nhưng chính hình dáng con số 8
lộn dọc, lộn ngang lại dẫn đến vô cực, vô cùng trong quy ước toán học:
Thi sĩ sử dụng sự giam hãm của mình để tìm đến vĩnh cửu qua động tác
sáng tạo.
Hiểu được tâm trạng ấy của tác giả, chúng ta dễ dàng đi hết đoạn đường còn lại. Thong thả bước vào thế giới Ðặng Ðình Hưng, chúng ta lật trang thơ thứ nhì:
Tôi
khắc biết mênh mông một cái bẹn Epicure ngập chìa truồng bốn fía cơn
mưa tu lơ khơ xanh đỏ con sập sành -bọ ngựa bậu vào nhảy tung! cõng đi
chơi trên lưng Nilông -Cáctông của Ðịnh Mệnh!
Tôi hề biết
/ kể cả quả mít nứt
Tôi đã tìm ở sau cái gương / cũng không có jì hết
Tôi đã tiếp đau thương những nhỏ nhỏ thường thường
Ðã húp ra đi từng bát những nhạt nhạt mềm mềm và rất ngon
Có nhiều cách cảm nhận những dòng trên đây:
-
Cảm nhận như một bức hoạ lập thể gồm nhiều lớp cảnh (plan) dồn ép, chen
vai thích cánh nhau. Mỗi plan là một hình ảnh hiện ra, khắc vào tâm trí
trong đơn vị nhỏ nhất của thời gian: cái bẹn Epicure, cơn mưa tu lơ khơ
(tu lơ khơ là loại bài lá 56 con, khi chơi, ai đánh hết bài trước là
được), con sập sành, con bọ ngựa...
- Cảm nhận
triết lý: cái bẹn Epicure biểu hiện tư tưởng triết lý theo Epicure: cảm
giác là cơ sở của mọi nhận thức. Mục đích của con người là tìm hạnh
phúc. Mà hạnh phúc là thú vui trong cảm giác. Thú vui ở đây không có
nghĩa là hưởng lạc một cách dung tục mà là tìm đến sự rung động tuyệt
vời trong cảm giác: tự giải thoát mình khỏi những thành kiến, những gò
bó, áp bức của xã hội như tôn giáo, cường quyền, dư luận...
Nhà
thơ, trong vòng tù túng thân thế và thể xác đã tìm thấy hạnh phúc trong
sự sáng suốt nhận diện cảm giác của mình và do đó tìm đến chính mình,
đến bản thể của mình. Ðồng thời, mỗi lúc đang sống, tức là mỗi nghiệm
sinh, con người có một quyết định tự do hành động mà không một lý tính
nào có thể giải thích được, theo nhân sinh quan của Sartre. Nhân sinh
quan này thoát thai từ tiền đề: bản chất của cá nhân không có tính cách
định mệnh. Vì thế mà Ðặng Ðình Hưng nói đến Ðịnh Mệnh một cách hài hước và châm biếm: Cõng đi chơi trên lưng Nilông - Cáctông của Ðịnh Mệnh.
Những
dòng chữ khập khiễng, khật khờ, vô trật tự và có vẻ vô nghĩa trên đây
phủ đầu cho một cách nhìn sâu sắc và có cơ sở triết học:
Trên đường tìm về bản thể của mình và của sự vật, Ðặng Ðình Hưng
đã tiếp cận, đã sờ mó được những đau thương, cụ thể hóa chúng, khiến
chúng trở thành những nhỏ nhỏ thường thường và còn biết thêm rằng: đau
thương không để cách đêm phải hâm lên mới dùng được. Ra đi cũng vậy. Ra
đi, một hành động nhờ sức xúc tác của đợi chờ, một trạng thái, đã biến
chất thành thể lỏng khiến nhà thơ có thể húp được và thấy rất ngon. Vai
trò của giác quan do đó là nguồn của mỗi nhận thức - và làm chủ cá thể.
Trong
sâu lắng của tâm linh và cảm giác, nhà thơ còn tiếp xúc được với những
hiện tượng bất thường và độc đáo như những chiều zài zại zột, những chân
trời chấm hết, những cột đèn - đã đi, những cái tôi đuổi theo níu lại
hai mùa.
Ở Ðặng Ðình Hưng còn hiện diện
một vùng thèm muốn, khát khao những cái tầm thường nhỏ nhoi như: một
thỏi phấn, tắm nước nóng, cọ bàn chân khô, lau cái khăn lông, những
miếng ngon đậy lồng bàn... và những khát vọng đắm say: căng lên cái yếm
thắm nồng nàn ...
Ở Ðặng Ðình Hưng còn có những nghĩ ngợi lẩn thẩn:
Ai mà jữ lại được làn khói thuốc lá cứ cuộn khoanh đố anh vẽ nổi màu xanh?
Trong đôi guốc, tôi chú ý nhất cái chật chật của đôi quai
Sao cứ đi đi, những cái va li cứ về Bến lạ!
Ở Ðặng Ðình Hưng,
mọi giam hãm trở thành vô nghĩa, bởi thi nhân đã thoát ra ngoài vòng
kiềm tỏa của sức mạnh và áp bức và những khát vọng tầm thường, cơ bản
của con người nếu không được thỏa mãn trong cõi đời thường thì vẫn sống
trong cõi đời riêng, trong vô thức. Thế giới riêng của Ðặng Ðình Hưng, có những đau thương rỉ máu, khô kết thành vết sẹo, bồng to, thập thò như những con ếch, gồ ghề và đầy rẫy trên mọi nẻo đường:
Hễ mưa
Một cái túi to tôi ra đường vồ sẹo
Cuối cùng Bến Lạ là gì? Bến Lạ
không những lạ lùng trong bút pháp và thi pháp mà còn làm ta sửng sốt
vì những hình tượng mới trong thơ; như sự tù hãm của hai chữ RA ÐI: cứ
đến I tôi lại nhớ lộn về, như sự khám phá những chiều dài khôngkilômét,
như sự bất lực của con người trước thời gian: tôi già rồi, tôi không làm
gì được quyển lịch, như sự di chuyển của cố định: cột lumière cũng lễ
mễ đi về Bến lạ, như sự câm nín chung thân của những hình thù im lặng
xúc lên từng cùi dìa kí ức ...
Bến Lạ, là một cứu cánh xa vời, là chân trời Ðặng Ðình Hưng muốn đạt đến, là một chuyến đi xa, một miền đất hứa, nhưng không thể hiện được.
Bến Lạ,
cũng lại rất gần, có thể ở ngay gầm giường, bởi vì trong mỗi chúng ta
đều chở một con tàu. Cho nên, nếu không thực hiện được cuộc viễn du
trong đời thường thì ai cấm được ta thể hiện trong vòng nội tâm, riêng
lẻ.
Bến Lạ là thơ, là Tự Do, do đó không ai rào được, không ai chấm phẩy được và cũng không có cách nào ngăn chặn được.
Ðó là phong cách độc đáo của Ðặng Ðình Hưng,
một phong cách lập dị, bí hiểm để nói những điều muốn nói, nghĩ những
điều muốn nghĩ, và dĩ nhiên không phải ai cũng hiểu và ai cũng thích.
Ô Mai
Ô Mai, theo lời giới thiệu của nhà xuất bản là tác phẩm cuối cùng của Ðặng Ðình Hưng, được viết ít lâu sau Bến Lạ (1991). Ô Mai do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.
Cũng như Bến Lạ, Ô Mai là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một thi pháp lạ lùng trong văn - thơ, mà chúng tôi xin mượn chữ của Ðặng Ðình Hưng,
gọi là một thể nghiệm. Ðây không phải là văn mà cũng không phải là thơ.
Ðây là sự phủ nhận văn chương (phủ nhận việc làm văn), phủ nhận văn
vần. Nhưng sự phủ nhận này lại là một xác quyết: có thơ mặc dù không có
vần; có văn, mặc dù không làm văn chương. Hệt như sống không cần vung
vãi cử chỉ, ba hoa chích chòe, vẫn là sống. Kẻ phung phí động tác, xả
láng ngôn từ, khoa lộng ngôn ngữ, đôi khi không sống. Mà chính cái kẻ im
lìm, bị cùm mồm bịt mắt kia, tưởng như chết, vậy mà đang sống, sống sâu
xa, mãnh liệt, sống đài các, an nhiên, sống cao hơn người. Ở Ðặng Ðình Hưng có cái kiêu sa của kẻ khinh người, có cái phong lưu quyền quý của kẻ hơn người: đó là tác phong tự tại. "Trên cái nền tự tại này, thỉnh thoảng ... lại chồm lên một cơn xáo động... "xáo động thể nghiệm". Thế là có thơ.
Có lẽ khó tìm được chữ nào phù hợp hơn chữ "nhập" của Ðặng Ðình Hưng để diễn tả ấn tượng mà Ô Mai
gieo vào tâm hồn người đọc. Gọi là tùy bút, là tự sự, là độc thoại nội
tâm, là thể nghiệm hay là gì ... gì... đi chăng nữa, thì đó cũng là thơ,
là sống, là tình yêu. Nó nhập vào ta, ám ta, bắt cóc ta, như một thứ mẹ
mìn, nháy mắt đã chớp hồn đứa trẻ.
Sự nhập ấy
cũng có thể lĩnh hội như một sự nhập thiền. Tức là đi đến tận cùng của
cảm xúc, đi đến tận cùng của nhận thức, đó là sự lãnh hội bằng trực
giác. Nhưng trái với thiền, sự lãnh hội này không khô khan trai tịnh, mà
là một sự lãnh hội nghệ thuật vô cùng kỳ vị, linh động và hào hứng, bởi
nó dồn dập những hình ảnh, rạo rực những cảm xúc, xốn xang phá giới, nó
là sản phẩm của nhà thơ.
Thể cách "nhập" này, ngay trong khai từ, Ðặng Ðình Hưng cũng đã rõ ràng định vị nó:
"Những câu hỏi thường lệ: đi đấy à - giờ này chưa đi à - vừa có người tìm ông.
Ai nhỉ? Hỏi thôi, chứ người đó thì biết. Chỉ người đó, không ai, không ai tìm cả.
Vắng.
Anh thường ngồi jờ dài, chẳng nghĩ. Chỉ cảm. Cảm bằng da. Da của mắt -
bàn tay- chủ yếu là lưng. Tới mức toàn thân gắn hẳn vào không khí, đồ
vật, tường, buồng. Rầm rì một cái chợ không lời dưới chân, anh rầm rì vỗ
theo. Toàn thân, một con sông trôi, xô đẩy những cảm giác, những sực
chợt. Một cơn mưa hình záng. Những hạt hột vỗ vỗ. Anh gọi đó là "nhập" -
Thấy.
Hình ảnh cuộc sống khuôn nhịp, cuộc
sống thuộc lòng mà nhà thơ vừa mở ra cho chúng ta xem chính là cuộc sống
được theo dõi, được chiếu cố, được chỉ điểm, giờ đi, giờ về của chính
tác giả.
Nhưng trên cuộc sống còm cõi, xanh xao, vo ve ruồi nhặng KGB ấy, Ðặng Ðình Hưng
thể nghiệm một đời phong lưu tài tử khác: một cuộc nhập thiền. Thiền ở
đây là sống thực. Là kệ thây ruồi muỗi. Là cứ sống dào dạt trong nội
tâm, sống trực tiếp bằng xúc giác: "cảm bằng da tới lúc toàn thân gắn hẳn vào không khí, đồ vật, tường, buồng". Nhà thơ nuôi mình bằng những phút nhập thiền như thế và đã thăng hoa trong cuộc đời triền miên tù túng của mình.
Về mặt hình thức, đoạn "văn" trên nếu viết xuống hàng thì có thơ ngay:
... rầm rì một cái chợ không lời dưới chân
anh rầm rì vỗ theo
toàn thân
một con sông trôi
xô đẩy những cảm jác, những sực chợt
Một cơn mưa hình záng
Những hạt hột vỗ vỗ
Anh gọi đó là nhập - thấy
Bởi
cấu trúc thơ tiềm ẩn qua những mệnh đề độc lập, tự chủ, qua những hình
ảnh sinh động vừa hiện thực vừa vô thường. Nếu "diễn nghĩa" thì có thể
có một bối cảnh như thế này: "... tới lúc anh không còn nghe thấy
tiếng động bên ngoài nữa, tất cả là một cái chợ không lời, rầm rì, gợn
sóng, dưới chân anh. Lòng anh rầm rì vỗ theo những đợt sóng ngầm, xô đẩy
những cảm giác, sực đến rồi đi, chợt lúc vô cùng vô tận như những cơn
mưa hình dáng, sa xuống, vỗ xuống, vỗ xuống tâm hồn anh ... Anh chợt
tỉnh ... Anh chợt thấy..."
Ðấy mới chỉ là
một cách "diễn nghĩa", còn nhiều cách khác. Sự thiếu vắng chủ từ và liên
từ làm cho ngữ nghĩa trở nên lấp lửng, hình ảnh lửng lơ. Vắng vần nổi
nên nhịp điệu ngầm âm thầm tác dụng. Tất cả có thể đảo ngược và chồng
chéo lên nhau, tùy theo trí mường tượng của người đọc. Ngay câu đầu, chữ
ai, đã có ý nghi vấn - xác định. Ai? Chứ còn ai nữa! Những hình ảnh
liên tiếp kéo theo cứ lấp lửng, nhát gừng (Vắng - chẳng nghĩ - chỉ cảm -
cảm bằng da ...) chứng tỏ nhà thơ sử dụng khoảng trống như một phát
biểu: nói những điều không nói. Cho nên, những chữ, những trạng thái, có
vẻ đơn phương như "vắng", chẳng nghĩ, chỉ cảm, ... thực ra chỉ hiện
diện để khỏa lấp lớp địa tầng đang rạn nứt dưới da, cơn dông tố đang bão
bùng trong huyết quản.
Ðừng lầm rằng đây là
những dòng văn đơn giản, viết dễ dàng. Sự dễ dàng này chính là một cuộc
thử nghiệm không đơn giản, tựa như những đường cong arabesques của Matisse trong những bức La danse.
Ðó là sự đơn giản tìm tòi ròng rã hàng năm, hàng nhiều năm, bằng cách
vẽ đi, vẽ lại trên nhiều bản phác thảo. Ðó là sự vụng về toan tính. Ðó
là những sơ hở cố tình chỗ này để lấp đầy chỗ khác: một tổng thể đơn
giản nhưng cực kỳ phức âm. Ðó chính là sự đơn giản trong văn chương mà Trang Tử khơi nguồn như mẫu mực nghệ thuật.
Ðọc Ô Mai của Ðặng Ðình Hưng,
chúng ta có cảm tưởng trở thành trẻ con, chưa biết gì về những cái gọi
là "sự đời", kể cả những tầm thường nhất như "cái thèm" chẳng hạn. Từ
thuở cha sinh mẹ đẻ, con người có bao lần thèm trong đời? Nhưng hiểu cái
thèm ấy đến độ bóc trần tới xương tủy, giải phẫu nó, phân chất nó, thì
chỉ ngòi bút của Ðặng Ðình Hưng mới đi đến kiệt cùng.
Về
nhân dáng cái thèm, nhà thơ dùng ẩn dụ "ô mai" để nhận diện, để chụp
ảnh. Khó có chân dung nào thay thế và đồ đúc chữ thèm khéo và giống bằng
Ô Mai. "Ô Mai em", "em Ô Mai anh", những hình ảnh vô cùng đẹp, vô cùng kín đáo, vô cùng quyến rũ, đắm say và nồng nàn. Ô Mai, ngọt bùi, chua, mặn, là "sức nặng ghê gớm của tình yêu, vị cuối của tình đời". Và cũng chính Ô Mai đa mang sự sống, Ô Mai là cái dạ dày, là trái tim, là cơ nguyên, cơ năng, cơ quan tác thành và dinh dưỡng con người:
"Nếm cả một cái chợ không fải chuyện dễ. Fải có một động cơ cực mạnh: Thèm. Có thèm mới ăn được. Kiểu nhà thơ, người ta ăn tái
ăn tái bình minh
ăn tái buổi chiều
ăn (ràu rạu) cả mặt trời
...
Anh
cảm thấy bất lực. Không phải thiếu thèm. Ngược lại, thèm cứ chồm. Mênh
mông! Không điều khiển được. Chợt thu gọn lại -một thèm bé- bé da diết:
một mùi hương tóc.
Tóc cả thảy bẩy loại: ngắn - dài vai - tóc óng chanh bồ kết - tóc mồ hôi nức nở (vuốt cho em) - tóc đêm nhòe dưới vòm đèn
Hương trời tóc -thở tóc- jật mình! hương người.
....
Có người bảo đây là cơn thể ngiệm số 7. Thực ra, anh không đặt tên, đánh số [...]. Không đánh số được cái thèm.
Kể
từ buổi một dúm nguyên âm ă ấ ra đi, chưa bao jờ anh thấy fức tạp hơn
cái cơn thể ngiệm này - cơn thèm. Thèm tổng hợp, đóng cục, đem cắt ra
bằng các fích tự vị, không được [...]. Mà thú vị, thèm đi, thèm lại. Một
cực thèm có thể tới ba lần. Có khi hàng ngày. Ðiểm cao của thèm có khi
chụm lại tất cả các thứ thèm: ăn, nghe, nhìn, ngắm.
....
Anh lại phải ra chợ.
Không
như trước ngồi ngắm suông ở một quán, mà sà xuống cụ thể như mọi người:
ăn - gắp - xin tí tương dấm. Ăn trực tiếp xách lên tay một con cá chép,
mở cái mang ra xem có hồng tươi. Lên tay một tảng thịt. Nghe trọng
lượng. Ði duyệt một lượt các mẹt gan - tim - bù dục - chân jò - thủ -
lòng tràng. [...] Nhưng đẹp nhất vẫn là gạo. Gạo có khuôn mặt hiền. Ðố
thấy một mảy may ác ý. [...]. Anh đi duyệt một lượt - có khi hai lượt -
các loại: tẻ - nếp- trắng - đỏ (may ra còn đỏ lốc). Nói riêng về nếp,
với cái mùa chớm sương, chỉ nom hình một hạt nếp là đã thấy sữa và hương
trời. [...]
Nhìn anh loay hoay [...]. Từ một quả bầu
- dài mặt - đến con kiến - tha fương. Từ một bóng gà xa đi vào bụi thẳm
tới những vệt bước chân đi quên bên một sườn đồi. Từ một cựa mình gối
bé đến bóng đôi đi trên bãi biển xa vời...
Trái
với quy ước tạo hình thông thường trong thơ cổ điển: bằng những phép tu
từ như ẩn dụ, hoán dụ, bằng phép tỉnh lược ngôn từ để làm nhòa ý, phiếm
định câu thơ, nhà khoa học Ðặng Ðình Hưng ngược lại, tạo những
hình ảnh rõ, sắc, nét, in sâu vào tâm cảm người đọc, rồi bỏ lửng, chém
treo ngành, tạo khoảng trống. Chính những khoảng trống ấy, nhân chéo
hình tượng, gây ấn tượng mới. Sự phức âm trong thơ Ðặng Ðình Hưng
được hình thành bằng cách nhân chéo những lời lấp lửng với khoảng
trống. Nói cách khác, bằng sự giao thoa giữa trống và đầy, giữa không và
có.
Từ một động tác hoặc một trạng thái tầm
thường và thường xuyên của con người (như thèm), nhà thơ đào sâu, mở
rộng và nâng cao mãi ra bằng những hình ảnh, bằng âm thanh, bằng nhạc
tính, bằng màu sắc, bằng cụ thể hóa, bằng trừu tượng hóa, ... để đi tới
những mối tương quan với các động tác và các trạng thái khác. Rồi từ
những động tác và các trạng thái phụ trội ấy, lại nẩy sinh những hình
ảnh khác, trong những môi trường khác: Từ thèm sang tóc, từ tóc sang
hương, từ hương sang gạo, từ gạo sang ... bước chân đi quên bên sườn
đồi... v.v.
Do đó mà từ cái "thèm" đơn mỏng và
nhạt nhẽo của một ký hiệu ngôn ngữ, nhà thơ đã cụ thể hóa (thèm đóng
cục) và trừu tượng hóa (thèm tổng hợp), nhân cách hóa (ăn trực tiếp,
nghe trọng lượng, ...) đã sống với nó triền miên, biết rõ tâm khảm và
bệnh lý của nó, từ đó nhà thơ xây dựng nên một "nhân vật" với những vật
vã thể xác và tâm linh, với những toan tính dự trù, lo âu, phiền muộn.
Thèm không còn là một ký hiệu ngôn ngữ, một trạng thái sinh lý nữa, thèm
chi phối não trạng và tâm linh con người, thèm trở thành bạn đồng hành
trong đời sống, thèm chính là sống, là sự thèm sống, thèm yêu, thèm giao
lưu, thèm ăn, thèm ở... Thèm là sức sống của con người đẩy đến tận
cùng, dứt điểm.
Nhà thơ xử lý như vậy không riêng gì với cái thèm mà với những ký hiệu khác của ngôn ngữ. Nhìn ảnh, nhà thơ hỏi tội thời gian:
"Ảnh.
Thuốc long ra. Những khuôn mặt chập lại. Fải nhẹ tay bóc ra. Lâu chưa?
Không mở ra mà nhìn [...]. Thời jan ăn cả đá và sắt ... Chả cứ người -
nhan sắc và công danh".
Dưới mắt nhà thơ, cô đơn, trần trụi và gọn gàng:
"Cô đơn, tôi về tôi - ông về ông. Tiện!"
Ðể vẽ một con phố, ông cũng chỉ cần dăm ba nét phác:
"Phố: Những dòng đi, lúc đậm, lúc nhạt, vội - vướng - tránh xe nhau."
mà chỉ những người đã sống với phố, đã ở trong phố, đã thuộc lòng tâm hồn phố, mới vẽ được như thế.
Và đây là cuộc đối thoại giữa hai cô đơn:
- jó! jó! em phong phanh không lạnh?
- lạnh sao! ngồi bên lửa anh.
- lửa vòm tóc em - lửa mùa hương một - hương chanh- hương bàn tay hương sớm - ôi bàn tay em trắng
- áo lấm anh ơi, khỏa vào chậu trắng - vè anh
.......
tặng
em cốc lửa ban đầu - ước mơ tặng người mơ lên môi cùng uống lửa - uống
mùa hương vị ấy ngây ngây ngày chớm lửa - lửa bồi hồi biết lửa - lửa
bùng quên - bùng bốc cháy - xoay vần"
Chúng ta tìm thấy đốm lửa Bachelard
nơi đây: Tình yêu là giả thuyết khoa học đầu tiên về sự hình thành lửa:
Lửa là sản phẩm của sự cọ sát giữa hai thân. Trước khi là con của
Thượng Ðế, lửa là bào thai của tình yêu, phát xuất tự con người. Tình
yêu là đốm lửa truyền đi và đốm lửa chính là tình yêu tình cờ bắt gặp.
Với Ðặng Ðình Hưng trong cuộc sống cách ly tuyệt đối, tình yêu
vừa là biến thể của cô đơn, vừa là sự giao lưu giữa con người và cái
bóng của chính mình. Tình yêu ở đây thể hiện như một ngộ giác: Người yêu
là sản phẩm của chính mình, của tác dụng xúc giác giữa mình với không
khí, đồ vật, tường, buồng, ... và cuộc thám hiểm ấy đưa nhà thơ tới cơn
thể nghiệm cuối cùng: "thôi thèm" mà Ðặng Ðình Hưng gọi là "đồng xu cuối", nói chữ là "thế chân tường", tức là đã đạt được trình độ siêu hầm:
"Thôi nghe - nhìn - nếm - ngửi
....
Chui
lên khỏi hầm, ngồi đối diện với người đời sống động, mà anh vẫn thấy
cách li như thể ngồi trong một cái lồng trong suốt bằng không khí, việc
người, người làm, việc mình, mình làm. [...]Người đời thấy buồn cười -
không chấp - người ta quen dần đi, rồi quên."
Trạng
thái "thôi thèm" dấn nhà thơ vào vùng trời khác: vùng trời vô cảm
giác, đoạn tuyệt với giao lưu, vùng trời cô đơn tuyệt đối mà cũng đau
xót vô vàn:
mưa cả bốn mùa
lại bốn mùa đi
một hầm
một bóng
Cả một thế hệ Nhân văn, những Văn Cao, những Ðặng Ðình Hưng, những Hoàng Cầm, Lê Ðạt, Trần Dần, Phùng Quán ... đã bị sa thải, bỏ quên đi như thế: một hầm, một bóng, với những cái "vali đựng các cơn thể ngiệm buộc từng chồng, fân loại đánh số và những thể ngiệm dở dang (non) quàn lại ... Cái
đống hiện thân một mảng đời dài. Một cuộc tổng tảo mộ ... Một thể ngiệm
xong, vào vali. Tiếp một thể ngiệm, lại vào vali. Thế thì hết đời. Jời
đầy...
tàn xuân...
tàn thu...
lại tàn thu...
Từ
kiếp jời đầy bắt nguồn sự phủ nhận: phủ nhận văn chương, phủ nhận khuôn
sáo, gò ép vần điệu, phủ nhận mẫu tự cổ điển, phủ nhận khoa ngôn lộng
ngữ, và cũng từ đây nẩy sinh một nghệ thuật mới: thi pháp Ðặng Ðình Hưng. Trong Bến Lạ và Ô Mai.
Nếu Bến Lạ mang ám ảnh tù tội của chữ đi - cứ đến I tôi nhớ lộn về- , thì Ô Mai
dang tay mở rộng, vẽ nên hình hài, não trạng của chữ thèm kèm theo định
mệnh jan truân, jời đầy của những con người trên trái đất, vì ngòi bút,
vì nghệ thuật, vì nhân cách của mình mà phải ... xuống hầm, siêu hầm
... trong suốt cuộc đời.
Hôm nay nhà thơ đã đi xa, mang theo thể nghiệm của mình trong vali, về bến lạ. Ngày tiễn đưa:
"Hôm
ấy, trời se se - mùa chuyển, anh thấy người gai gai khó nói - như man
mác - như mây trôi - lại như trống trải cô li - như tiếng gọi mùa:
Xuân hạ thu đông
đi jữa mùa em jó lộng
thu cùng.
........
Vĩnh
biệt nhà thơ, nhà thơ đi vào mùa, vào mưa, vào nắng, vào không gian,
vào thời gian, vào vũ trụ, vào cỏ, cây, mây, gió, vào vạn vật, vào tình
yêu... và như thế, người đã rời xa cõi vo ve trần thế để bước vào vĩnh
cửu.
Tháng 2/1995
_____________
Chú thích :
(1) Ðặng Ðình Hưng, Bến Lạ, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
Em tìm
mới một ra đi
ba bốn hẹn hò
mới một chia ly
ba bốn đợi chờ
mà! anh
mới sáu tiếng giờ
em đã tìm anh
qua sương…
dưới đèn cửa sổ
Đây rồi nhé! Em người thật đã về
(Trích “Ô Mai”)
Ô mai - em đến hay đi
Đặng Đình Hưng sau
giải phẫu cắt bỏ khối u ở phổi trở về với cuộc sống thật, mới biết suy
ngẫm về một vòng đời, một hội đã khép, mới biết thèm. Anh thừa nhận anh
là con gấu ăn trăng, là cái nồi đồng mắt mở, một dị vật, một chuyển
động, một thèm khát tỉ mỉ từng chi tiết từ đáy vực sâu của hư vô lên
tuyệt đỉnh của cuộc sống hối hả, xô bồ, ào ạt từng ngày.
Thư gửi người âm (nhớ thi sĩ Đặng Đình Hưng)
Ngày xửa ngày xưa có một giáo sư bác sỹ nhổ bật cho anh cái khối u trong lồng ngực. U gì? bénigne hay maligne (1)
lúc đó nào ai đã biết. Hẵng cứ nhổ cho xong đi một đoạn đời, mà cùng
lúc con trai anh, thủ khoa một cuộc dương cầm ở một xứ nào xa có hàng
bạch dương trên tuyết, cũng nhổ bật cho người cha cái khối u tội tình
của cuộc mưu sinh vất vả, cái khối u tưởng như ác nghiệt lại trở thành
ngọn đèn tâm linh soi lại đời mình, thẩm phán mọi việc đã qua để anh tự
mình gạn đục khơi trong - khối u thần thánh.
Quả nhiên có những giọt nắng buồn Chopin đọng
trên mười đầu ngón tay diệu kỳ của đứa trai út đã lung linh lên tiếng
rất trong trẻo gọi anh cố gượng dậy mà ra thoát cái vòng âm u nỗi đời đã
trói buộc dày vò anh hàng chục năm ấy chứ. Hưng hẳn không quên, cũng
vào dịp ấy, mình động lòng thương xót bạn, viết một đêm xong bài thơ
giao hưởng U GÌ tặng bạn và mừng cháu Sơn thủ khoa. Hưng thì vừa
qua một trận dao kéo cắt rạch, luồn lách rất tài tình vào bộ ngực còn
phồng căng bão táp của nỗi đời đa đoan lắt léo, con trai út của Hưng
cũng vừa qua vòng cuối cuộc thi tài đầy kịch tính nơi quê người. Hưng
nghe thơ U GÌ đến câu chót đã nắm chặt tay mình rơm rớm khóc.
Hồi
đó cả anh và tôi chưa biết đau. Ngã thì đứng dậy, bình tĩnh (tuy cũng
đã có vẻ run run) nhìn bốn phía. Riêng anh tìm hướng bay, quẫy cựa trong
cái áo thùng thình mà đã hóa chật chội, anh đâm ra cáu kỉnh, phẫn nộ
với cả những người thân yêu nhất, đã có lúc phẫn nộ với cả chính mình.
Thế là anh biết, trong ngực anh và cả trên cái lưng ni- lông- các- tông của định mệnh (2), có một khối u...
Khối
u kia đã nhổ đi rồi, cơ thể anh lành trở lại. Thì cùng vừa lúc có một
khối u khác, điện ở tần số nào soi cũng không rõ, dần dần choán hết hồn
anh. Cái khối u cô đơn khổng lồ, anh ngồi trong cái lồng trong suốt bằng
không khí. Mà quái ác thật, cái khối u quạnh quẽ mênh mông ấy lại phải
đối diện hội thảo với một cõi mầu tro còn mịt mù hơn, ta thường gọi là
cõi chết. Anh đã đi sắp hết một vòng âm dương, chịu luật ngũ hành, một
chu kì nhân sinh thì đấng Tối cao đã gieo vào anh những hạt nhân của
KHÔNG BIẾT.Vậy thì anh thôi... sợ. Anh bình thản, hay cố ra vẻ bình thản
xoay cái khối cô đơn sừng sững ấy cho đối mặt hẳn với hư vô. Nào thử
xem cõi mịt mù kia, ngươi làm gì được ta? Bằng sức mạnh tư duy phản
tỉnh, anh đi vào cơn thể nghiệm cuối cùng (3). Nó khác hẳn những cơn thể nghiệm trước. Vì nó bắt đầu bằng một cơn thèm polydimensionnel (4).
Thèm sống. Một mình trong căn buồng, anh gọi là hầm, cố đóng kín cửa
cho thành hòn đảo hoang giữa biển người sóng gió, giữa một cái chợ. Anh
nghe từng tiếng động nhỏ, thẩm thấu từng đường cong, nét quẹo, ầm ì sóng
ngầm và hình như ở bên kia cũng đang vi vu nhiều cơn gió gọi. Nào, kiếp
người - kiếp anh là thế nào đây? Anh bèn thể nghiệm lại, gọi là cơn thể
nghiệm số 7. Trước hết là cơn thèm dữ dội. Là cái trục của một cuộc
sống rất thật để những khát khao, ước vọng - gái nghén thèm miếng sấu
giầm - cứ xoay quanh tít mù. Thèm ngửi, nếm, sờ mó, nhai nuốt, có khi
nuốt chửng một mùi hương tóc, một vết chân người, một cái hôn bất tận-
con libiđô (5) nhảy múa, kín, hở, khóc, cười. Hưng ơi, khi khởi bút Ô MAI Hưng hẳn không ngờ chính dòng đầu Ô MAI róc rách trong khe đá đời anh khô khốc ấy, Hưng mới sống đích thực một Đặng Đình Hưng thi sĩ.
Đặng Đình Hưng
sau giải phẫu cắt bỏ khối u ở phổi trở về với cuộc sống thật, mới biết
suy ngẫm về một vòng đời, một hội đã khép, mới biết thèm. Anh thừa nhận
anh là con gấu ăn trăng, là cái nồi đồng mắt mở, một dị vật, một chuyển
động, một thèm khát tỉ mỉ từng chi tiết từ đáy vực sâu của hư vô lên
tuyệt đỉnh của cuộc sống hối hả, xô bồ, ào ạt từng ngày. Anh thèm ăn
bằng tất cả các giác quan, cả giác quan thứ sáu, thứ bảy. Ăn tái bình
minh- ăn tái buổi chiều nhai (ràu rạu) cả mặt trời- ăn một quả chuông
buông giờ... nói gọn lại vào tuổi sáu mươi anh mới biết thèm sống, sống
thật sự, tỉ mỉ và bao quát, anh khát cái thời gian đã mất, anh thèm níu
lại từng sợi tơ thoi thóp nhiều chiều trong một không gian sôi động.
Hưng
ơi! từ sau phút rời bàn mổ đến khi anh chạy lên trước dòng người đang
đứng xếp hàng nghiêm chỉnh, anh “ chen ngang” mua bằng được cốc bia tận
thế, anh vội đi, đi trước nhiều anh em về cõi vĩnh hằng (đã thanh thản
chưa?) đến hôm nay (6) hình như đã quá mười mùa heo may nắng
vàng ươm, mà lá bàng rắc đỏ mặt đường phố, phân phát cho từng nhà những
giấy mời tha thiết đi ngao du đến những vùng bâng khuâng tiếc hận, đến
cả những vùng vu quy hôn phối ấm áp (thường phải mặc áo len mỏng mà phải
là áo đan bằng hai bàn tay - bàn tay em trắng - của người tình). Mười
mùa thu, khoảng ấy anh bình tĩnh lấy thân mình, số kiếp mình làm thần
tượng cô đơn để, rất chậm rãi, chậm rãi như khi anh nhấp từng ngụm nhỏ
rượu quê, ngồi (hay nằm) viết bài thơ truyện Ô MAI. Anh đã nói từ lâu: “ Cô đơn cứ phải toàn phần mới sinh năng lượng”. Vậy thì Ô MAI là hiệu quả cao nhất của cơn thể nghiệm cuối cùng, cơn thể nghiệm cô đơn toàn phần Đặng Đình Hưng.
Đúng vậy, Ô MAI
một cõi có thực hơi ấm thịt da người, những nồng đậm nếm được trong một
cái chợ, y như những cái mẹt bầy tim gan, lòng tràng, khấu đuôi- Ô MAI-
y những thúng gạo nếp, một hạt nếp thấy sữa và hương trời- Ô MAI- y như
bóng gà đi vào bụi thẳm- những vệt bước chân đi quên bên một sườn đồi.
Phải Ô MAI, lại là cõi ảo mê có thật giữa ban ngày, ai mua rươi
ra mua lanh lảnh cái giọng nữ cao lê thê dài dọc phố mùa tro thổi thốc
trời đông. Ô MAI- một nét nhạc tự khúc tình ca cuộc đời nối vào
bản giao hưởng mùa ảo vọng như man mác- như mây trôi, lại như trống trải
cô ly- như tiếng gọi mùa.
Hưng nhỉ, thực đấy,
mê đấy. Như thơ - nữ thi vương diễm lệ ảo huyền, cả như thơ Hưng đã viết
đến gần 10 tập vậy, nàng thơ của Hưng, từ một cô bé lọ lem- Ô MAI em.
Xuân hạ thu đông đi giữa mùa em gió lộng thu cùng...
Tôi
đã rờn rợn hai vai lạnh và se se da thịt đêm thu ở căn buồng của anh,
đường Giảng Võ, khi nghe như anh đang nói mê trong tiếng đọc đều đều của
người bạn trẻ, Trịnh Tú, mùa hương đi tóc xanh, lại càng thêm
thương xót anh vì nỗi anh đã lãng phí cả một vòng âm dương sinh thành
tình yêu và hạnh phúc, để mãi đến bấy giờ mới biết tìm đến hạnh phúc
ngoài anh, qua nỗi đau thương bằng thánh- em người thánh- oan là thánh
và bấy giờ mới tìm cách hiện đạt ước mơ: lấy lại ấu thơ, lấy lại mùa tổ
ấm - bàn tay em trắng. Bấy giờ anh mới biết: uống mùa hương vị ấy, ngây
ngây ngày chớm lửa, lửa bồi hồi biết lửa, lửa bùng quên, bùng bốc cháy-
xoay vần- cô lánh- mưa sa...
Tưởng anh đã hồi
tâm, đã lấy lại được ấu thơ, nhưng kìa anh vẫn lù lù một Hy Mã cô đơn
đối diện tử thần. Muốn kéo anh trở về cuộc sống thực, để hưởng đến đáy
một mùa xuân có thực, để anh có cơ may ôm ấp một người nữ tràn sinh lực
libiđô để thơ anh đỡ quằn quại trong cái vũng thế tình xoáy lốc nhưng
anh không nghe. Anh hoài nghi cuộc đời, hoài nghi cả chính mình, bèn mở
ngoặc giữa chừng bài thơ - truyện để bày ra một trận đánh thật khốc
liệt. Cái ngoặc cùm khóa lớn. Con người bị giam trong cái ngoặc: nhà
cửa, ngựa xe, danh vọng đến cả tri thức lớn, dăm ba cuốn (sách) cứ lẽo
đẽo đi theo nhau qua các cuộc dọn nhà. Sách và người thường nhìn lại
nhau qua cái bìa. Khoảng cách nhìn lại cứ thưa dần. Đi trong cái ngoặc
là một thời gian sống dài vô vị, han rỉ. Ảnh, thuốc bong ra, những khuôn
mặt chặp lại. Cái va li cũ lưu giữ những cơn sợ hãi. Bao nhiêu sợ hãi,
bao nhiêu rơm rác cuộc đời trong cái ngoặc ấy. Quãng đời anh trong cái
ngoặc là một xe rác, xe tải cỡ lớn mà anh chở đến vài chục năm nặng nề,
nhục nhã, nay đem ra tung hê tất tật những cặn bã ấy đi, đánh bật rễ
chúng đi, bật khỏi ký ức. Anh làm cuộc tổng tảo mộ đời mình. Trận đánh
khốc liệt này, dạo ấy, mình nhớ lắm. Hưng cứ lì lợm triển khai cái trận
tự oanh tạc. Autobombardement! Mình cũng hỗ trợ Hưng bằng nhịp hai của
bài thơ giao hưởng vì cảm kích cái tuyệt vời nhân cách của Hưng. Anh
dũng cảm nã đại bác vào quá vãng đời anh thì mình cũng thành thực vẽ cái
chân dung Đặng Đình Hưng, không chùn tay trước sự thật phũ
phàng. Vì mình cũng chẳng sợ các đại bác tương lai nào bắn vào hôm nay
cả, bởi ngày mai cũng sẽ không chế tạo được viên đạn đại bác nào đó.
Anh
nghĩ sau trận tự oanh tạc, sau cuộc tổng tảo mộ, trên đống hoang tàn đổ
nát của giấy và sách, bản thảo và kỷ niệm, anh có thể bới tung quá khứ,
tìm lại mình để đi vào cơn thể nghiệm cuối cùng, sáng tạo trên nền móng
mới bằng những visions (7) mới, để tìm ra đích thực thơ
thuần khiết là đi từ đâu. Tình yêu trốn ở đâu, thương thân, thương người
khởi nguyên từ đâu và đến đâu là tận cùng. Khó thật, nhưng thôi, anh đã
thôi thèm, anh đi giao lưu, rồi anh về hầm, khép kín cô đơn, đặt bút -
như từ khai thiên lập địa đến bấy giờ mới đặt bút viết - miễn là chân
thực lòng lành thì cái đẹp sẽ long lanh hiện dáng thơ Nữ Chúa. Anh ra vẻ
đĩnh đạc, trang nghiêm bình thản nhưng tôi vẫn thấy anh run rẩy thồ
trên vai gầy cái khối cô thần quả tú cứ rộn rã, hạch xách đòi anh phải
trả nợ. Cái nợ làm người quả thật là quá nặng. Anh tự bắn phá cốt để qua
đi cơn ác mộng ma đè. Xong. Anh gắng một nụ cười, anh định thần đứng
dậy.
Và gặp Ô MAI em. Một lọ lem con đẻ
của nỗi đời oan nghiệt, một thơ ngây trinh tuyết của thi ca - nữ thánh
thoát thai từ đau thương bầm tím trên dòng đời cuồn cuộn những giấc mơ
tan: “ khi tỉnh rượu lúc tàn canh, giật mình... mình lại...” (Nguyễn Du) Biến ảo Ô MAI
em, em có thật đấy. Chính mắt tôi đã hơn một lần nhìn thấy “ cô ta”
trong cái qúan chợ “ngựa vàng”, nơi Hưng thường ngồi một góc, nhấp từng
ngụm nhỏ của Lặng Im ngăm trong một thứ rượu quê ngát mùi lúa chín và
trắng toát màu sinh ly của những bến sông ảo vọng.
Ô MAI
em, mà không có thật đâu. Ao ảnh. Hư huyền. Nhưng huyền diệu một loại
thuốc an thần giảm đau. Thuốc này chỉ có những thi sĩ đích thực mới bào
chế ra được - nó vuốt ve những vết sẹo còn ứa máu của đời anh và nó tung
ra nhiều hẹn ước, bao giờ cũng dễ dàng để lỡ.Ước một giờ gặp lại. Ô MAI
thành hương ấm phả vào mái tóc rối bời rưng rưng ngày tháng trôi qua
của người thơ đau khổ chưa từng biết, để bấy giờ mới biết... gừng cay
muối mặn xin đừng quên nhau (ca dao). Anh đừng quên Em. Nhưng hình như
không - phải - Em.Một tia nắng cuối chiều chợt lóe và chợt tắt. Có thể,
đúng nửa đêm,lại là ngôi sao xanh chập chờn thức ngủ. Hưng ơi, sao mà
thương xót ái ngại anh! Cuối đời rồi mới biết vơ nhanh một tia nắng, một
ngọn gió hương cau thoang thoảng để làm thần tượng cho Thơ nên anh cứ
bị hẫng. Cả chuyện tình Ô MAI - bập bồng,thoang thoang mùi hương
thiên lý những đêm trăng vùng quê đồng chiêm trũng của anh,hình như chỉ
là ảo giác của ông già sáu mươi tuổi cố niu một mùi hương, một gam màu
lý tưởng rồi cố đẩy vào kho tiềm thức của anh vốn rất nghèo những ái ân
đằm thắm đời thường,vì qua một hội nhân sinh anh chưa từng biết đam mê
thật sự một người đàn bà “thứ thiệt” của xứ sở mình.
Nếu, suốt cả hai chương dài giao lưu - chiều thứ bảy, tôi chỉ thấy anh viết mơ (hoặc là nói mê) bằng cái “ton”(8)
không lấy gì làm chắc lắm, giọng anh dịu dàng đấy lại hình như có nhuốm
màu tuyệt vọng, anh cố tìm mãi không thấy, không bắt gặp một hơi thở
nồng ấm trên ngực anh đâu, Hưng ạ. Những dòng thơ xuôi bảng lảng như
bóng con đò trên sông chiều sương khói chập chờn - như cánh chim trên
đồng chiều vội vã, không có hoàng hôn... nghe yếu đuối, ngọt mềm, nghe
van vỉ thở than, như lời hò hẹn bâng quơ lìm lịm trôi, để rồi như không,
không có gì cả. Đến ước mơ nữa cũng không còn gì hết.
Vậy
thì sau nhiều cơ thể nghiệm cũ, sau nhưng bi kịch giằng xé vò nát anh
một đời, anh còn lại gì đây? anh mất, mất hết. Anh vứt, vứt hết. Anh gặp
Nữ Thánh Thơ, anh chỉ còn đựơc một tiếng thở dài trong trẻo như ngọn gió
cuối thu trên cánh đồng chiều đã gặt hái. Hưng ơi, dẫu chỉ còn một
tiếng thở dài, anh vẫn còn sống mãi, miễn là có người nghe thấy, cảm
được và hiểu được cho anh, qua tiếng thở dài thi sĩ ấy. Đến đây, mình
thắp nén nhang thỉnh Hưng về qua những “phố - Phái” giữa Thăng Long này
để nghe lại những nhịp cuối U GÌ - thơ giao hưởng vì Hưng, nén nhang thân hữu vì nỗi đau rất Đặng Đình Hưng: “ Dương cầm vỗ sóng vô thanh...”
Hà Nội mùa thu 1992
_____________
Chú thích:
(1) U lành hay u ác
(2) Những dòng hoặc chữ in nghiêng là lời thơ và chữ của Đặng Đình Hưng
(3) Đặng Đình Hưng quen gọi mỗi lần sáng tác một thi phẩm là “ cơn thể nghiệm”
(4) Nhiều chiều
(5) Tạm gọi là hình tượng của dục tính
(6) Anh ra viện, sau giải phẫu, tháng 2- 1982 và qua đời cuối năm 1990 (chú thích của người viết)
(7) Nhỡn quan
(8) Giọng điệu.....
U gì
Thơ giao hưởng phác họa chân dung thi sĩ Đặng Đình Hưng.
tặng cháu Đặng Thái Sơn nghệ sĩ dương cầm
H.C
PRÉLUDE
(Giáo đầu)
Hỡi nàng mắt biển mưa thâm
Sô-panh lánh chị...
đi nằm cỏ xanh
Bao giờ phấn bướm thăm anh
Giọt sưng đỉnh núi long lanh nắng tàn
Rơi vào kẽ phím...
âm hoang
NHỊP MỘT
Đêm trắng. Thiên Cơ ngời mắt xanh
Đơm đóa hồng đen giữa ngưc Anh
Đêm sau - Thiên Cơ hiếng mắt hồ tinh
Chụp hình bằng tia - chớp - đào - hoa
Một khối u lành trong suốt đáy.
Phim bầu trời thủy tinh
đọc:
lấm tấm những nốt hồng đổ về cung Si-bémol
lệ chảy dường như giọt nắng buồn Sô-panh
NHỊP HAI
Đêm
câm. Đôi ba ngôi Văn Xương trứng tằm rủ nhau đi li ti xa hút bầu trời
thâm, gặp lóe vàng tia chớp hồng chị Hồng Loan (nghe như tiếng thoa vàng
bẻ nửa,nghe như bông sen muộn hè chói lửa) chụp hình một khói u không
màu. Phim mây ngầu
đọc:
Lỗ
chỗ chín chậu nắng tóe mắt võng rách tụt cân đai yên ngựa què kéo đen
ngòm cỗ xe bánh vuông không thấy mui sa lầy bãi sông thu bùn lũ ngược
vẫy sen tàn (đi hoang ư) ngậm miệng nghỉm gió thốc lốc cung ré - majeur
quắt nhức ba cạnh nhung gai ái ân gì dai thon mười búp trắng sữa bầu vú
núi cao ngất
Bao giờ về quê trong
khoanh
Một cái ao ngồi giặt áo cả ngày
Ngoảnh mặt xem chú chuồn hoa đâm đầu khe chớp tía
Bao giờ về quê trong
Khoanh
Một
cái bếp nấu cháo nếp xoan sánh lá mơ non nhòe mắt cụm mai ly khói dàn
ngang chập hình bác mẹ toàn thân trần ru U Đào bé ngoan đừng nghịch nhé à
ơi...
lại đọc:
Lố nhố nhiêu u gì sau
xe hình mắt lé mã tấu trùng trùng răng chuột mặt nạ người đẹp tiếng ngọt
thanh sà nép là bồ đề u rồi cùng đâm đầu khe ẩm rậm âm hoang
Hội chẩn: vô phương.
NHỊP BA
Hào quang chạy quàng đi quanh
Kết vòng chỏm núi
Dấm dúi cho ai: Bưởi, Chanh, Một, U Đào, hai u Bưởi
vô khối u Chanh
U Sen có vành
U Na rách mắt
Cười
(miệng cười đen)
Anh sơn mài
dành cho U Ac kiện trời đó ru?
Thiên Cơ chợp ngủ
Sương mù tháo chốt rêu từ độ ấy hẹn anh
Dương cầm vỗ sóng
vô thanh
Ngủ đi, u! (Ngủ đi ư?)
Ru em
Sóng lại rập rềnh...
hư không
Hà Nội, cuối thu 1980- đông 1981
Viết
sau khi được tin ĐẶNG THÁI SƠN trúng giải khôi nguyên cuộc thi dương
cầm (giải quốc tế Chopin) ở Vac- sa- va (Ba Lan) và sau khi Hưng khỏi
bệnh, ra viện (2- 81)
(128/10-99)
Khóc Mỵ Châu
(Dã sử)
Gọi trống đồng mùa khào bổn thu thuở
cồng đánh lửa
buồm zông tóc zựng trùng mịt mùng
sông núi thách
thênh thênh tiền sử - bát chuông chùa
mái tóc
váy bài thơ
Tổ mang rừng lưng đậm mật
sáng chiều đi đàn kiến hé ngẩng
xem giờ Thế kỷ!
Bao jờ?
Mắt lạ tròn thơ! hoa lá lạ
thuở Hai Bà
Đại la già fơi áo
ngạc nhạc vàng
rung sáng
ngọ - mùi gươm ngước sắc
quắc
tràng thánh Tư-cát-lạ
Chiến binh đi in áo mảnh trăng
cầu nhiệm mầu
tíc tắc ngựa song song:
Con Nghé vàng soi bóng hồ zong
động chiêng đống
ánh lửa Hàm Quan lệ biếc xiêm hoa
tóc huệ nghênh đường lộng khói trầm hương
vương hoành ốc lạ
Sấm thanh bình
Tư mã tạ mùa đi
Zải áo diệu kì li biệt
Biết lệ môi hoa giếng họa
hừ la trăng Thành Ốc ngút lưng trời
giếng lấp
Khóc fù du tháp tháp ngọn - ư tình!
giếng lệ hình hình hoa biếc lệ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
kể
từ vườn đầu ngây fép lạ hồng hoang
con nghê vàng nghênh lệ
kể
từ trời lững thững chim cá chuyện trò hoa
A! thời vàng thiên hạ
tới biển tình ngây tóc lạ
hồng hoang khúc họa thanh bình
xa lạc cầm canh
thì, tội! tội bạc đầu ân hận bóng hồng nhan
hòa hoa hồng hoang
tội! tội yến oanh nồng hoen xiêm yếm mặn
cốc ban đầu nâng họa gối chăn
gấm lặng lở cung đình
tội! tội đình đầu ngây lệ
tệ! mùa men sắc lạ
chớm thì hoa sa fép họa tình hoa
Ô hô! thành thành quách hết
Ôi giếng lấp lưng trời - ôi lưng trời ốc rúc
biển sau lưng quắc mắt lạnh Thần linh
Chép miệng fù du tìm soi vệt ngựa xe li
Nhói lông chim mịt mù hoang địa
…………………………………………………………………
Từ đó
coi voi ngàn lững thừng ngàn xanh
Thuyền cười nghe xé lụa - ngỡ vàng ghen
lá quyến liệng vườn ngỡ thuyền quyên
chải lược - hà hơi kiếm bạc chập lăng gò
khét lẹt gót mùa đi
vạt áo biếc hoa li mùa đùa nghe bướm lội. . .
Hà Nội 1970
Tạ Tỵ ký họa
Đặng Đình Hưng người thèm
"Từ
Ô qua Bến lạ đến Ô mai, thơ
Đặng Đình Hưng càng lúc càng nghiêng về phía trí tuệ. Nhưng là thứ trí tuệ xuất
phát từ cảm giác và không bao giờ xa rời cảm giác. Hẳn vì thế mà mặc dù Đặng
Đình Hưng được khởi động bởi Trần Dần mà không giống Trần Dần, càng không giống
Lê Đạt. Những người mà ấn tượng thơ họ chủ yếu thuộc về trí não, còn ấn tượng
thơ Đặng Đình Hưng chủ yếu là cụ thể sống động. Và, cũng chính ở chỗ này mà thơ
Đặng Đình Hưng khác thơ Hoàng Cầm. Người trước chưa có một chiều sâu vô thức
như người sau, còn người sau thì chưa bao giờ đạt tới một chiều cao trí tuệ như
người trước. Đó là lý do trong tứ đại gia của thi đoàn Việt Nam thời hậu Nhân
văn, Đặng Đình Hưng có một chỗ ngồi không thay thế."
Chất
liệu đầu tiên hiến dâng cho
kẻ
sáng tạo chính là bản thân hắn ta
F.
Nietzsche
Giã
từ cõi mộng điêu linh
Anh
về buôn bán với mình phôi pha
Đặng
Đình Hưng quê Chương Mỹ – Chúc Sơn – Trầm, phía Tây – Nam Hà Nội, một vùng gò
đồi chen lẫn núi đá vôi, nổi lênh giữa những cánh đồng chiêm trũng. Dòng sông
Đáy chầm chậm ngang qua đây, lòng chở đầy mây trời xứ lạ. Một vùng quê nghèo
khó mà đẹp đến nao lòng. Hình sắc ấy có thể bắt gặp đôi nét trên sơn mài Nguyễn
Gia Trí, (người cùng đồng đất này), nhưng ở Đặng Đình Hưng thì thấm đẫm ngay
tập thơ đầu: Ô.
Ô được viết vào những năm 1958 – 1959,
cùng đợt Trần Dần viết Cổng tỉnh, Hoàng cầm viết Về Kinh
Bắc.Vốn là một nhạc sĩ sáng tác, trong hoàn cảnh cùng một lứa
bên trời lận đận, lại được Trần Dần cổ võ, khuyến khích, Đặng Đình Hưng,
lần đầu tiên đã thử bút thơ. Ô, bởi thế, một mặt cùng đề
tài với Cổng tỉnh, mặt khác cùng một giấc mơ về quê hương
và về thời niên thiếu như Về Kinh Bắc. Tính lưỡng thê của Ô,
cũng như của toàn bộ sáng tác thơ của Đặng Đình Hưng sau đó, là một Đầu – Óc –
Trần – Dần và một Trái – Tim – Hoàng Cầm. Hai cánh thơ đưa thi nhân về Bến
lạ.
Ô,
cửa ô, đầu ô là lối cổng vào thành thị, là nơi phân cách giữa thôn quê và thành
phố. Vượt qua ô, với số đông chỉ là thay đổi không gian địa lý, còn với Đặng –
Đình – Hưng – chú – nhóc, thì là cả một đổi thay không gian xã hội.
Tôi
cũng đi
Mắt
đồng chiêm nước trắng
con
tép nhòm
Tôi
đi “lập chí”
Làng
xã Việt Nam cổ truyền ngưng đọng, cuộc sống trong sự vận động tù túng, luẩn
quẩn. Bản năng người thiếp đi trong giấc ngủ nặng nhọc. Phá vỡ cái im ắng của
đêm dài, ngoài tiếng chó sủa, họa chỉ còn đôi tiếng ú ớ của những giấc mơ bị
bóng đè. Thực dân phương Tây đã chọc vào cái tổ êm ấm đó, đánh thức bản năng
sinh tồn, xua dân quê rời làng ra đi.
Đêm
phong kiến thuộc địa
Làng
vỡ – những con kiến bồng bế ra đi
cao
su – đất đỏ – mỏ – lính thú – ở vú
Nếu
những le nha que đi làm bồi, làm phu ở mỏ, ở đồn điền khắp cõi Đông
Dương, cả ở Tân Đảo và Tân Thế giới, một cách thụ động, do nhu cầu kiếm sống,
thì Đặng Đình Hưng chủ động ra thành phố để lập chí. Có thể, suốt ấu
thơ, đêm đêm, từ quê nhà, ông vẫn nhìn thấy phía chân trời một quầng sáng do
ánh đèn đô thị hắt lên. Có thể, đó là ánh sáng của tri thức mới, của cuộc sống
mới nơi đô thị. Bởi thế, tìm đến với không gian xã hội này để sống, để phát
triển, để lập chí đã trở thành một khát vọng, một ham muốn nơi Đặng Đình Hưng,
trở thành cái – thèm – Đặng – Đình – Hưng. Cái thèm không gian này, ở
thi nhân, là bẩm sinh, là bản năng gốc. Bởi ngay khi vừa lọt lòng, ông đã biết
quan sát xung quanh, biết mình vừa được sinh ra, nằm trên võng nhìn lơ láo, một
cái nồi đồng mắt mở.
Khi
xưa mưa
Quả
bầu zài mặt
đất
lấm tấm nụ tầm xuân
đánh
phấn
Con
vành khuyên đến đậu chạc cây xoan
một
ngày sang hạ
Con
bướm vàng vòng lên vòng xuống
không
ai nhìn thấy
Hoá!
cái võng jà, cái nồi đồng mắt mở
Sự
đồng hoá mình với thiên nhiên (tôi là con vành khuyên, con bướm vàng, con
đom đóm, con dẻ cùi, con gà giò lưng nhỏ, tinh mơ hai đứa thò cổ gáy sang nhau,
tôi xòe lá khoai môn, cây cau, con ngòi, mảnh ao…), với các vật dụng dân dã
vùng chiêm trũng (chum đựng nước, bó chiếu quấn cổ nồi, dậm ngửa đồng sâu
dong cuốn khố…) của Đặng Đình Hưng, ở một cạnh khía nào đó, là sự níu áo
ông trên đường đến đô thị. Chả thế mà ba lần đến đầu ô là ba lần thi nhân quay
lại. Đến lần thứ tư ông mới vào hẳn.
Ra/
tôi lại vào
tôi
đi vào đô thị jả
Mắt
trắng zã
Có
thể, bản năng thôn dã, khả năng quan sát và cảm nhận đã khiến Đặng Đình Hưng
nhanh chóng nhìn ra tính chất nửa vời của đô thị nửa phong kiến nửa thực dân mà
ông gọi là đô thị giả.
Lạc
Tía – tô – xanh (Quê)
đứa
bé
rơi
vào đô thị jả (Đế quốc)
“lập
chí” vỡ
(Ô)
Dung
nhan đô thị jả
Sao
đêm khuya có tiếng đổ bạc hà
hay
hò hẹn vỡ
Đô
thị hờ
nàng
đi khoan thai
Cười
– óng ánh qùy giấy mã
Váy
thợ đúc
một
bông hoa ăngxăngxoa
(Ô)
Một
đô thị nghèo nàn, tủn mủn, lạc hậu, im lìm, không biến động, hãnh tiến không
thỏa khát được cơn thèm không gian xã hội mới của Đặng Đình Hưng, chú bé
nông thôn đi lập chí. Bởi thế, chú thường phải chui trổ về làng
bằng những souvenir (kỷ niệm) ấu thời như một nguồn sinh lực.
Khi
còn bé
tôi
đánh thức ban mai dậy
từ
nửa đêm
Khoác
bộ áo hồng rộng
tôi
làm
đám
mây nhòm vào bể nước
múc
chậu thau vàng đổ từ đầu
người
đàn bà ngọn tre xuống đùi con zẻ cùi
nắng
ướt
vàng
anh gọi tôi sang đổ phẩm nhuộm cây đu đủ
đeo
hoa tai bạc
Bận!
tôi đi lên cây gạo tìm
bông
hoa há miệng xin miếng bú
(Ô)
Đến
đây, dường như Đặng Đình Hưng lặp lại ứng xử của Nguyễn Bính trước không gian
đô thị, một ứng xử đã trở thành đồ hình trong tâm thức tầng lớp thanh
niên bây giờ: rời nông thôn ra sống ở thành thị, nhưng không hoàn toàn thích
nghi được lối sống thị thành, nên vẫn luôn luôn mơ về làng quê. Bởi vậy,
thơ Nguyễn Bính, cũng như đa số các nhà Thơ Mới khác, dù có hiện diện đô thị,
nhưng vẫn chưa phải là thơ đô thị, như thơ Baudelaire chẳng hạn, vì đô
thị ở họ chỉ là một không gian giả tạm, làm mồi cho những hồi tưởng về thôn quê
hoặc những mộng ước về một chốn đào nguyên huyễn tưởng.
Tuy
vậy, ở Ô, cái nhìn đô thị của Đặng Đình Hưng có phần giống cái
nhìn của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ. Hà Nội ấy cũng là đô thị
giả, nền văn minh ấy cũng là văn minh giả, tình cảm ấy cũng là tình cảm
giả. Có điều, Xuân tóc đỏ, người con của hè phố, láu hơn, có chí hơn
trong tham vọng chinh phục đô thị giả bằng chính cái giả của nó. Còn chú bé
Đặng Đình Hưng thì vẫn nhà quê, bản năng và hồn nhiên, nên cứ thập thò mãi ở
cửa ô:
Cửa
Ô
Khăn
gói trên tay
một
độ đường
hàng
bàng rớm đỏ
Cửa
Ô
ngã
ba ngã bảy
đường
zây cột đèn đỏ
Cửa
Ô cỗ xe tay jà khấp khểnh
cuối
Ô ổ gà xa xa thành phố lạc
Cửa
Ô dỗ người
đi
“lập chí” ra đi hào bạc trắng
(Ô)
Viết
về đô thị mà không có nhịp điệu đô thị như ở thơ Thanh Tâm Tuyền, chính
là tâm thế khước từ đô thị, nhất là đô thị giả, của Đặng Đình Hưng và
nhiều nhà Thơ Mới. Cái thèm không gian đô thị không được thoả mãn, Đặng Đình
Hưng đi tìm một không gian xã hội khác qua các nẻo đường của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Nhưng không gian đô thị, với Đặng Đình Hưng, vẫn là một Bến
lạ (viết đầu những 80, in 1991).
Sau
chín năm ở rừng (xem Nhật ký ở rừng của Nam Cao), Đặng Đình Hưng
lại được về / vào thành phố. Khát vọng chiếm lĩnh thành phố như một Bến
lạ, lại một lần nữa trỗi dậy. Thành phố giờ đây không còn là đô thị nửa
phong kiến nửa thuộc địa nữa. Nhưng sau công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa:
công hữu hoá các xí nghiệp tư nhân ở thành phố và cải cách ruộng đất ở nông
thôn, nhất là sau vụ Nhân văn Giai phẩm, thành phố dần dần trở thành một đô thị
bao cấp về cả kinh tế lẫn tư tưởng. Bị nhất thể hoá, cuộc sống trở nên tẻ nhạt,
buồn chán; tất cả con người phô bày nơi công cộng, không có đời sống cá nhân,
riêng tư, thầm kín. Cứ như ở trong một cộng đồng thôn dã. Sự “vô danh thành
phố” chẳng còn. Đặng Đình Hưng gọi là sống khuôn nhịp cái cuộc sống ấy.
Sống
khuôn nhịp. Đến mức người cùng ngôi nhà năm tầng này như thuộc. Thuộc giờ đi,
về, sức nặng nhẹ, dài ngắn bàn chân cầu thang.
Những
câu hỏi thường lệ đi đấy à – giờ này chưa đi à – vừa có người tìm ông.
Ai
nhỉ? Hỏi thôi chứ người đó thì biết. Chỉ người đó. Không ai, không ai tìm cả.
(Bến
lạ)
Cuộc
sống đời thường, thậm chí bị theo dõi ấy đầy những thèm khát không được thoả
mãn. Từ miếng ăn (Miếng ngon A đậy lồng bàn – mùa tròn… alfa là con số
đợi ở hai vai nở vội tôi đuổi theo như níu lại hai mùa – Bến lạ), thèm
một cơ thể đàn bà (Thì ra thèm muốn là một thỏi phấn tắm nước nóng cọ bàn
chân khô lau cái khăn không – Bến lạ), tiếc nuối một tình yêu (căng
lên cái yếm thắm nồng nàn của đám cưới năm ngoái hong ra khoe – Bến lạ).
Thành phố như vậy, không còn là một Bến lạ nữa, mà là nơi trói buộc,
cầm tù. Đặng Đình Hưng, một lần nữa, lại muốn thoát ra khỏi thành phố.
Tôi
lại đi… giữa cái nong hình záng lưng tôi, một bảng đen trước mặt, một vòng phấn
dưới chân, zính zính những con số 8 lộn zọc nhẵn thín nam châm gói trong hạt
giống của không biết.
(Bến
lạ)
Tôi
lại đi, tức đã ra đi nhiều lần, nhưng không thoát được, nên mỗi cuộc “ra đi”
đều trở thành “lại đi”, đi theo vòng tròn. Đoạn thơ này tất cả đều là hình ảnh
vòng tròn: cái nong dẫn đến cái lưng còng của tác giả gợi tiếp
đến câu ca dao chồng còng mà lấy vợ còng, nằm giường thì chật nằm nong thì
vừa; “vòng phấn dưới chân” gợi nhắc đến tác phẩm Vòng phấn cô ka dơ
của B.Brecht hoặc vòng tròn của Tôn Ngộ Không dùng thiết bổng vạch quanh
Đường Tăng, còn “số 8″ lộn dọc thì thành 2 vòng tròn, cũng là cái còng tay hoặc
ký hiệu toán học chỉ sự vô hạn. Những vòng tròn đó zính zính như nam
châm hút lấy tác giả. Và quen thuộc với thi nhân đến nhẵn thín (do
được dùng nhiều) trong khi ông thì lại như hạt giống của không biết.
Tương lai, bởi thế, như một tấm bảng đen trước mặt.
Như
vậy, Bến lạ – đô thị mà Đặng Đình Hưng hằng mơ ước, thèm muốn, một lần
nữa lại làm ông thất vọng. Thi nhân đã nhiều lần ra đi, nhưng lần nào cũng quay
về điểm xuất phát: Từ góc nhọn A tôi đi ghềnh V ghê sợ nhất. Thực ra, cứ đến
1, tôi nhớ lộn về. Người ta bảo nơi chân trời chấm hết có YZ. Tôi hề biết những
chiều dài không kilômét của cái đèn xếp mà tôi thích nhất. Thi nhân đi tìm
một Bến lạ khác, không phải trong không gian địa lý, không phải trong
không gian xã hội, không phải trong không gian 3 hoặc 4 chiều, mà trong không
gian nhiều chiều, không gian tâm linh. Hay nói khác, Bến lạ chính là cái
không gian nội tâm đó. Bến lạ, vì vậy không ở đâu xa, mà ở ngay chiều
bên kia của những vật dụng bình thường nhất, những điều bình thường nhất:
-
Tôi ghé Bến lạ một chiều không alfa
Nơi
đây tôi đứng,
Một
cái đĩa Mêta
Ghé
bến một sớm mai zận zữ sân ga những ra đi alfa không báo trước têta đi gọi
người đỡ đẻ con cá nhỏ lượn vùng biển lạ buồng mình đi đứng không gõ cửa và vô
lễ cái bút chì ngày đêm thòi thòi thôi bú ma lanh ngó sang một quyển sách bụng
chửa tướng ló bến khuôn mặt bưng một chậu zặt.
-
Bến lạ ngay gầm giường mưa to ngay ở gầm bàn và trong hòm mọi người chở một con
tàu navir trọng tải những hình thù Hồng hải căng lên những cái yếm mùi nồng của
đám cưới năm ngoái hong ra khoe và đã đi – những cột đèn đứng lại.
-
Bến lạ gác chân lên những hình lăng của cái đồng hồ quả lắc khệnh khạng đưa
những quả thịt chậm song song với những cái chai không, chìa những bộ đùi e lệ
lạ và trí tuệ bông hoa ngây ngủ ngày ngay Bến lạ.
(Bến
lạ)
Như
vậy, Bến lạ, vì ở chiều bên kia của sự vật, là một không gian tự do,
không gian của “những kỳ lạ màu xanh”. Và hành trình đến Bến lạ là hành
trình từ cầm tù thân xác (“tôi lại đi… jữa cái nong hình záng lưng tôi”)
đến tự do nội tâm (“Chèo tôi đi! tôi đang ghé Bến lạ một chiều nâu alfa
đây, anh có nhớ? Bên quán Tê ta… ngồi ăn những hình thù in lặng lạ xúc lên từng
cùi dìa ký ức đi đất từng bước! chiều cao 91 ngó xuống ăn những mùi vai lạ 1″).
Hành trình đến Bến lạ, đồng thời cũng là hành trình từ cái khắc biết
đến cái hề biết. Bởi lẽ chiều bên kia của sự vật cũng là chiều bên kia
của cái biết.
Tôi
khắc biết mênh mông một cái bẹn Epicure ngập chìa truồng bốn phía cơn mưa tú lơ
khơ xanh đỏ con sập sành bọ ngựa bậu vào nhảy tung! cõng đi chơi trên lưng Ni
lông – Các tông của Định Mệnh!
Tôi
hề biết
Kể
cả quả mít nứt tôi đã tìm ở sau cái gương cũng không có gì hết
(…)
Tôi
lại hề biết, sao nhỉ, và vắt vẻo con chim alfa đứng đầu nhà Mêta? và quanh
quẩn. Khi ấy tôi còn bé, kiễng chân lên, bắc ghế cao quá cái hòm nhòm nhòm…
miếng ngon a đậy lồng bàn. Mùa tròn.
(Bến
lạ)
Cái
khắc biết là cái biết của lẽ phải thông thường, cái biết do logic, do khoa học
thực nghiệm mang lại. Đó là cái biết nằm ở phía ánh sáng, theo chế độ ngày.
Còn cái hề biết là cái chưa biết. Tức cái biết hoặc sẽ biết nằm đằng sau sự vật
thông thường (quả mít nứt), hoặc nằm đằng sau của hình ảnh phản chiếu
của sự vật trong tấm gương (tôi đã tìm ở sau cái gương). Cái hề biết, do
vậy, nằm ở phía bóng tối theo chế độ đêm. Cái hề biết của thơ Đặng Đình
Hưng đó là cái bản năng bản ngã của thi nhân bị cái cộng đồng, cái tập thể dồn
ép, đè nén, phải lặn mất tăm ở đâu đó, nay phải chiêu gọi, tìm về. Cái hề biết
đó cũng chính là cái ngây thơ, hồn nhiên, chất phát của tuổi thơ. Viên ngọc mà
mỗi người đành nhả bỏ để trở thành người lớn. Riêng chỉ có giống nghệ sĩ là còn
giữ được, để trở thành một loại người – lớn – trẻ – con, hoặc một thứ anh nhi,
hoặc một đồ dở hơi dở hám. Trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, người nghệ sĩ,
nếu bị khô kiệt cái “căn tính trẻ con” của mình, thì luôn khao khát tìm lại. Đặng
Đình Hưng gọi nó là 1, như là điểm xuất phát cho mọi hành trình; gọi nó
là lên 1, như là điểm xuất phát cho mọi cuộc đời. Nhưng, quan trọng hơn
điểm xuất phát, nó còn là nguồn sống không vơi cạn, là điểm quay về mỗi khi vấp
váp của đời sống cá nhân cũng như đời sống nhân loại. Một hồi quy vĩnh cửu!
-
Chào đi! tôi trở về lên 1, những hạt đỗ trắng, đen rơi quanh cái gối gỗ đầu
jường xuống sàn và mọc mầm, kệ tồ tồ đứa bé cứ đái zầm đêm đau thương không để
cách đêm phải hâm lên mới dùng được.
-
Tuổi lên 1, tôi đường phố Tê ta, những con alfa – Tê ta nhỏ mím đầu đường fở
đất mở rộng ngày chủ nhật zẫn theo con.
-
Lên 1 tuổi vườn hoa vừa zẫn người nhà đi bệnh viện cái Bến lạ của tình bạn tình
vợ nợ nan và lòng can đảm thật bình thường song song với mỗi cái vòi ấm cứ ngồi
xem và buồn cười những khuôn mặt xếp hàng thợ cạo chìa ra yên trí cạo fẳng lỳ
những cái sẹo của thời gian đã xóa cùng lố nhố những khoai tây ngược xuôi đi
tìm Bến lạ jữa buồng mình cái jường quen cầu thang nhẵn thín ngọn đèn quên chào
đón.
(Bến
lạ)
Trở
về anh nhi là giai đoạn cuối của con đường sáng tạo. Và, hình như chỉ có thể
được thực hiện bằng chính sự sáng tạo. Tinh thần sáng tạo, theo Nietzsche, là
con đường nguy hiểm và phải trải qua nhiều hoá thân, biến thể, phải luôn biết
tự phá hủy mình để tự kiến thiết lại chính bản thân mình. Tinh thần sáng tạo,
trước hết phải trở thành lạc đà, con vật chở đồ trên sa mạc. Nó chất lên
lưng gánh nặng của quá khứ, của văn hoá, của truyền thống, những giá trị đã
được thiết định. Sau đó, ở sâu trong sa mạc, lạc đà phải hoá thân thành sư
tử, chỉ con vật hung hăng này mới có đủ sức mạnh và lòng can đảm để đập phá
những giá trị cũ. Cuối cùng, sư tử phải hoá thân thành đứa trẻ. Bởi chỉ
đứa trẻ mới tạo ra được những giá trị mới, vì nó là hồn nhiên, là chơi đùa, là
khởi đầu, là bánh xe quay trên chính mình, là sáng tạo.
Như
vậy, Bến lạ trong thơ Đặng Đình Hưng ngày càng được làm rõ hơn. Nó chính
là bản năng, bản ngã, là tự do nội tâm, là ấu thời… Bến lạ tồn tại đâu
đó ở chiều bên kia của sự vật, chiều bên kia của cái biết. Vậy, để đến được Bến
lạ, thi nhân trước hết phải phá bỏ sự tẻ nhạt của đời thường, phải làm “vẹo
khuôn nhịp” để đi đến phá bỏ “sống khuôn nhịp” bằng những “cơn thể nghiệm” được
gọi khác là những “cơn thèm”. Những từ Cơn (thể nghiệm), cơn thèm
cho thấy, với Đằng Đình Hưng, thể nghiệm không phải là chuyện đầu óc, mà là một
nhu cầu bên trong một bức thiết tâm hồn. Thể nghiệm ở đây là thể – nghiệm –
sống, một sống khác, một sống – sáng tạo.
Hỏi,
thực ra, ông đi vào những cơn thể nghiệm này để làm gì? đời vỡ từ lâu – tay
trắng – nợ đầm đìa. Mà cứ đi vào những cơn thể nghiệm đâu đâu – Ai trả công –
ai dùng. Một thể nghiệm xong, vào va li. Thế thì hết đời, jời đầy.
Đáp:
thế chả nhẽ con gà đẻ trứng – nuôi con – gầy mõ thân mình đi, cũng là jời đầy
à? (một số lứa đẻ ấp, đẻ ấp, rồi jà, rồi chết. Con gà đâu tính toán khi sinh).
Lại như loài cỏ. Có những thứ li ti ở trong rừng không hoặc chưa ai biết đến
(cái công dụng của mình) thế mà cũng cứ gắng bằng toàn lực toài ra qua rặm
thẳm. Thế cũng là giời đầy à? Ôi đã sinh mà không sinh có được đâu. Âu cái lý
sinh! một tiếng: không phải chuyện jời đầy.
(Ô
mai)
Ô
mai (viết đầu những năm 80, sau Bến
lạ, in 1993) chính là những thể nghiệm. Ô mai là một thứ
“của chua” ai cũng thèm. Như quà thượng đế với trẻ con. Thứ thuốc chống lại mọi
cái nhạt trong đời sống, từ nhạt miệng đến nhạt nhẽo (hỏi: thể nghiệm đậm
nhạt thế nào? Nhạt có việc gì không? đáp: 3 loại nhạt: nhạt 1 – nhạt 2 – nhạt
3. Nhạt 3 thì cực độc. Đây ông xem fích đánh số – Nhạt 3: giả – thông dụng gọi
là phê). Nhưng giờ đây, với Ô mai, cái thèm của Đặng
Đình Hưng đã đổi khác. Nếu Ô là thèm không gian đô thị, Bến lạ
là thèm không gian tinh thần, thì Ô mai là thèm một không gian
sáng tạo. Sáng tạo ra một tác phẩm mới, một cuộc đời mới, như một mẫu sống độc
nhất góp phần làm đa dạng quỹ gien của vũ trụ. Bởi vậy, ở Ô mai
có rất nhiều những cơn thể nghiệm sáng tạo được đánh số hoặc không thể đánh số
được. Ở đây, tôi chỉ gảy ra ba thể nghiệm chính, ba con thuyền chở thi nhân về Bến
lạ. Đó là sống cảm giác, tình yêu và cô đơn.
Thể
nghiệm 1: Sống cảm giác
Vắng.
Anh thường ngồi jờ dài, chẳng nghĩ. Chỉ cảm. Cảm bằng da. Da của mắt – bàn tay
– chủ yếu là lưng. Tới mức toàn thân gắn hẳn vào không khí, đồ vật, tường,
buồng. Rầm rì một cái chợ không lời dưới chân, anh rầm rì vỗ theo. Toàn thân,
một con sông trôi, xô đẩy những cảm giác, những sực chợt. Một cơn mưa hình záng
những hạt vỗ vỗ. Anh gọi đó là “nhập” – Thấy.
(Ô
mai)
Sống
cảm giác là chống lại sống đầu óc, thực dụng, tính toán (cần làm một điều gì
thực tế ra tiền chẳng hạn, anh gạt phăng đi. Khinh.), lối sống cằn cỗi của
người lớn, của thói duy lý toàn trị, để trở về với đời sống thân xác, lắng nghe
tiếng nói của thân thể, tin tưởng vào các giác quan, đặc biệt là các giác quan
thấp, gần với bản năng như xúc giác, vị giác (lệ – một ngày hai lần, anh ra
quán uống và nhìn. Nhìn người. Anh ngồi dài, tắm vào cái số đông di động ở
quán. Cũng ngần ấy cảm giác – lạc thú. Cái ầm ầm ở quán, anh ầm ầm vỗ theo).
Sống cảm giác là sống đời sống của đứa trẻ chưa hề biết đến các quy tắc (chốc
chốc (…) hé cửa trò chuyện một cách cực kỳ mát dịu với một cháu nhỏ láng giềng
gõ guốc xíu ngoài hành lang tới trao đổi câu cú gồ ghề văn phạm).
Tuy
nhiên, để có thể tắm mình trong cảm giác thì ngồi ở quán nhìn ra chưa đủ, dù có
thể ăn tái bình minh/ ăn tái buổi chiều/ (ăn ràu rạu) cả mặt trời, mà
phải đi vào trong chợ:
Không
như ngồi ngắm suông ở quán, mà sà xuống cụ thể như mọi người ăn: ăn – gắp – xin
tí tương dấm… Ăn trực tiếp. Xách lên tay một con cá chép, mở cái mang ra xem có
hồng tươi. Lên tay một tảng thịt. Nghe trọng lượng, đi duyệt một lượt các mẹt
gan – tim – bầu dục – chân giò – thủ – lòng tràng. Tung nhẹ tay một quả xoài
năm ký nâng niu. Lặng lẽ ngắm không một lời quả quýt đỏ trôn báo động… Nhưng
đẹp vẫn là gạo. Gạo có khuôn mặt hiền. Đố thấy một mảy may ác ý. Chả cứ gạo
mình thon (cái gọi lờ hăm mấy) mà mình bầu, tròn nom cũng thích. Đặm.
(Ô
mai)
Ở
đây, thi nhân vận dụng từng giác quan của cơ thể để tiếp xúc với sự vật: lên
tay một tảng thịt, tung nhẹ tay một quả xoài, mở (bằng tay)
cái mang; xem có hồng tươi, ngắm không lời một quả quýt đỏ; nghe
trọng lượng. Rồi tổng hợp các giác quan: đi duyệt một lượt các mẹt, đặm.
Lúc này, thi nhân không còn tiếp xúc với sự vật nữa, mà là sống với sự vật,
sống cùng sự vật, sống trong sự vật: Gạo có khuôn mặt hiền. Đố thấy mảy may ác
ý… và tận hưởng khoái lạc của niềm sống đó.
Trong
Bến lạ, Đặng Đình Hưng có nhắc đến “cái bẹn Epicure”. Bẹn là chỗ
da non, giàu dây thần kinh, một trong vùng gợi cảm trong thân thể người. Nên,
đó là nơi chứa đựng khoái lạc. Epicure (341 – 270 tr.CN) triết gia Hy lạp,
người tôn sùng khoái lạc, cho khoái lạc như là một nguyên tắc của hạnh phúc.
Nhưng khoái lạc trong quan niệm của ông không phải là sự hưởng lạc, hành lạc
tầm thường, dung tục, mà là đi tìm thú vui trong cảm giác. Bởi, cảm giác là cơ
sở của mọi nhận thức. Nên xét cho cùng, chủ nghĩa Epicure hay nói theo ngôn từ
của Đặng Đình Hưng “cái bẹn Epicure” là sự rung động thuần tuý của cảm giác để
phá vỡ nhận thức cũ, giải phóng con người ra khỏi gò bó, trói buộc của những
thành kiến của dư luận, của đám đông, của tôn giáo, đạo đức và xã hội. Đồng
thời xây dựng một nhận thức mới. Và, nhờ đó nảy sinh một ngôn ngữ mới, một loại
thơ mới: Thơ cảm giác, thứ thơ không tư duy về cuộc đời, mà cảm giác về
cuộc đời.
Thể
nghiệm 2: tình yêu
Tình
yêu là một chiều kích bản thể của con người. Không thể tiêu diệt được tình yêu,
nhưng có những hoàn cảnh con người làm nó trở nên cằn cỗi, thui chột. Sống
khuôn nhịp là một hoàn cảnh như vậy. Vì vậy, tình yêu với Đặng Đình Hưng chỉ
còn là một kỷ niệm. Đó là cái yếm mùi nồng của đám cưới năm ngoái hong ra khoe.
Và, đặc biệt đó là mùi hương tóc. Mỗi người, nhất là các thi nhân, đều có một
con đường riêng đến tình yêu. Với Đặng Đình Hưng đó là khứu giác. Bởi vậy, khởi
đầu của thể nghiệm tình yêu là mùi hương tóc.
…
thèm cứ chồm. Mênh mông! không điều khiển được. Chợt – thu gọn lại – một thèm
bé – bé da diết: một mùi hương tóc. Tóc cả thảy bảy loại: ngắn – dài vai – tóc
óng chanh bồ kết – tóc mồ hôi nức nở (vuốt tóc em) – tóc đêm nhòe dưới vòm đèn.
Hương
trời tóc – thở tóc – jật mình! hương người.
Nhưng
tìm tóc phải con sông quên. Thế là vào cơn thể nghiệm
(Ô
mai)
Thi
nhân dành hẳn một ngày đi để tìm tình yêu. Dĩ nhiên, ngày ở đây mang
tính ẩn dụ. Nó là cả một đời người. Thi nhân chuẩn bị kỹ lưỡng tư thế và tâm
thế (tắm rửa, cạo râu, thay quần áo, lấy vẻ thong dong, khinh khoái) để đi ra
phố. Anh lang thang hết phố này sang phố khác. Rồi ghé vào chợ. Rồi ra ga tàu.
Rồi đến nhà người quen. Nhưng không ở đâu có giao lưu. Mãi khi chiều về, phố
lác đác đèn. Anh đi ra phía hồ nước. Nơi có những tình duyên bờ nước cũng
không. Chỉ đến khi quen chân, ghé vào một quán, anh mới gặp.
Đó
là một cô gái anh đã gặp nhưng lại không biết, hoặc đã biết nhưng lại chưa gặp.
Cô gái không quen mà anh đã từng gửi thư, hoặc quen vì đã viết những lá thư
không gửi. Bởi vậy, mới gặp nhau mà tình như đã, như đợi nhau từ kiếp trước.
Bên
nhau bao lâu, họ không biết, không biết – Vòm tóc nấp trong tà áo anh.
-
jó! jó! em fong fanh không lạnh?
-
lạnh sao! ngồi bên lửa anh.
-
lửa vòm tóc em – lửa mùa hương một – hương chanh – hương bàn tay hương sớm – ôi
bàn tay em trắng.
-
táo lấm anh ơi, khoả vào chậu trắng – vè anh. Nhưng thôi em phải đi, khá muộn
rồi. Mai – thứ bảy chiều mai anh đón em mai – đón Ô mai em.
Anh
nâng niu em buộc buộc lại khăn trùm tóc (ngợ như hình em giống em). Em gài chặt
ngực áo anh – ồ cái khuy ngực, em cười.
(Ô
mai)
Mai là tên cô gái (em Mai), Ô mai là o Mai, tức là cÔ mai (theo
lối gọi địa phương), cô gái của ngày mai, cô gái của hy vọng. Nhưng, Ô mai
trước hết gắn với lọ Ô mai của tuổi thơ. Một tuổi thơ êm đẹp, đầm ấm bị đánh vỡ
để cô gái phải ra đứng đường. Ô mai cũng là sự thèm khát, tình yêu của thi
nhân. Hai người, cùng một lứa bên trời lận đận, gặp nhau. Cô gái, Ô mai
– em, muốn được nhà thơ, Ô mai – anh, chiêu tuyết (bằng thơ?).
Em
đã mất ấu thơ
mất
ước mơ
mất
mùa tổ ấm
Nhà
thơ ơi! anh có phép diệu kỳ
ước
mơ mất
làm
lại hộ em đi!
tắt
lửa ngang chừng
nhóm
lại hộ em đi!
Tay
lấm
cọ
hộ bàn tay trắng
mất
tiếng ru
ru
hộ tiếng ru đầu
Cho
em lại nụ cười đầu phố
ánh
mắt đầu trong suốt ban mai
Ngày
mai
em
muốn đi xa lắm
làm
lại hết
cho
em sinh
sinh
lại tuổi thơ đầu
Sinh
lại mùa sinh.
(Ô
mai)
Ô
mai đây là thật hay chỉ là huyễn tượng của thi nhân? Câu hỏi này không quan trọng.
Chỉ biết rằng tình yêu ấy rất ấm áp, trong sạch và rất đẹp. Như một hửng nắng
giữa mùa u ám. Một ánh tà dương trong chiều lạnh. Và, như mọi cái đẹp, nó mong
manh, thoáng chốc. Nhưng giữa những trang văn xuôi nó để lại câu thơ. Thi nhân
lại rơi vào cô đơn. Hay, nói cách khác, Đặng Đình Hưng đi vào cô đơn như một
thể nghiệm.
Thể
nghiệm 3 – Cô đơn
Sau
Nhân văn, Đặng Đình Hưng, cùng với một vài thi nhân khác như Trần Dần, Lê Đạt,
Hoàng Cầm, không còn được hành hương trong hội hè dân tộc. Họ bị xã hội đẩy ra
rìa cuộc sống. Cô độc, rồi sau đó là cô đơn. Nhưng, dẫu sao đó là sự cô đơn bị
bắt buộc. Trong nỗi cô đơn của mình, mỗi người dường như vẫn còn một mối liên
hệ tinh thần nào đó với những người đồng cảnh. Thể nghiệm cô đơn là sự cô đơn
tự nguyện. Tự mình ngắt đứt mọi quan hệ với bên ngoài, tự mình giải phóng mình
khỏi những lẽ phải thông thường, những “nghĩa vụ đời”, kể cả nghĩa vụ bạn bè.
Để thể nghiệm, thi nhân thôi làm một con người xã hội, chỉ làm người “tôi của
chính tôi”.
Chất
vấn: Như thế là ông không đi vào lẽ thường tình?
-
vâng, không đi vào lẽ thường tình
-
tai tiếng đấy, ông ạ – ông biết chứ?
-
biết, tai tiếng – một đời tròn tai tiếng
-
ông không sợ tai tiếng à?
-
tai tiếng – miệng tiếng cũng thế – là cái người đời (do động cơ hay do trình độ
hoặc cả hai) đem áp vào, rồi nó bong ra – nó đến nó đi như không ấy mà!
-
có thể có vấn đề nhân cách ở ông đấy!
-
dùng hết tâm sức (kể cả sự hiểu lầm – một sự hiểu lầm không tránh khỏi) để thực
hiện chức mệnh mình, chức mệnh trời jao, trời jao đó là nhân cách ông ạ – nhân
cách hệ cao.
-
ông chủ quan đấy! bằng mọi giá chấp nhận tai tiếng và sự công kích có nghĩa
rằng ông cho công việc của ông to lắm phải không?
-
vâng, to – to bằng tự nhiên.
(Ô
mai)
Và,
muốn làm được như vậy, thi nhân phải “xuống hầm”. Đóng cửa, cài then, thậm chí
bịt tai, nhắm mắt. Hầm có thể là hầm thật. Một gian buồng xép chín mét vuông ở
chân cầu thang khu nhà tập thể 5 tầng khác chi hầm? Nhưng ở đây hầm thiên về ẩn
dụ. Như Bút ký dưới hầm của Đốt. Hầm chính là nội tâm, là thế
giới bên trong của thi nhân. Rút lui vào nội tâm mình, Đặng Đình Hưng sử dụng
phương pháp “thôi thèm”: thôi nghe – nhìn – nếm – ngửi; như phương pháp
diệt/tiết dục của nhà Phật, làm cho bản thân mình trở nên thuần khiết, “tôi của
chính tôi”. Đó là sự cô đơn toàn phần. Cô đơn cứ phải toàn phần mới sinh
năng lượng.
Ngày
đêm tu luyện, thành tâm tu luyện, chẳng bao lâu anh đạt tới cái trình độ người
ta gọi là Siêu hầm (nhanh thật!). Chui lên khỏi hầm, ngồi đối diện với người
đời sống động, mà anh thấy vẫn cách ly như thể ngồi một cái lồng trong suốt
bằng không khí, việc người, người làm, việc mình, mình làm – là thể nghiệm –
khi ghi ra, khi nhẩm tính từng mảng, từng dòng, lắm lúc mải mê trở thành ngây
ngô đãng trí, người đời không buồn cười – không chấp – người ta quen dần đi,
rồi quên.
(Ô
mai)
Thể
nghiệm cô đơn thành công (cô đơn toàn phần) là ở chỗ sau này ra khỏi
hầm, sống cuộc sống thường nhật, dường như không còn cô đơn nữa, mà vẫn cứ cô
đơn, bởi lẽ cái siêu hầm này giờ đây tồn tại ngay ở nơi không có hầm nào
cả. Đó là cái bình thường tâm của nhà Phật, là cái mà một thiền sư nói:
khi ta chưa học thiền thì núi là núi, sông là sông; khi ta học thiền thì núi
không phải là núi, sông không phải là sông; còn khi ta ngộ thiền rồi thì núi
lại là núi, sông lại là sông. Từ trạng thái nhất nguyên đặc cứng, sự vật trùng
khít với bản thể của nó (núi là núi, sông là sông) đến trạng thái nhất
nguyên bị rạn vỡ, bị phủ nhận, sự vật không còn đồng nhất với bản thể của nó
nữa (núi chẳng phải là núi, sông chẳng phải là sông) để rồi, cuối cùng,
lại trở lại trạng thái nhất nguyên (núi lại là núi, sông lại là sông),
nhưng là sự nhất nguyên mềm dẻo, biện chứng: sự vật vừa là nó vừa không phải là
nó. Bản thể đã trở thành hiện thể. Đây chính là sáng tạo. Một sự sáng
tạo do cô đơn toàn phần mang lại. Đến đây có thể diễn giải để làm rõ hơn câu
thơ đã dẫn ở trên của Đặng Đình Hưng: Cô đơn cứ phải toàn phần mới sinh sáng
tạo! Thực ra, Đặng Đình Hưng ít nói đến quan hệ giữa cô đơn và sáng tạo.
Với người ta, cô đơn có thể là điều kiện của sáng tạo. Cô đơn có thể là chất
liệu của sáng tạo. Nhưng, với Đặng Đình Hưng thì cô đơn chính là sáng
tạo. Tất cả mọi sáng tạo đều được thai nghén trong và bằng cô đơn. Tất cả các
tác phẩm lớn đều là sáng tạo của cô đơn. Như trên đã nói, cô đơn làm xuất hiện
cái “tôi của chính tôi” qua một cuộc đại tẩy rửa, hay “tổng tảo mộ” theo ngôn
ngữ Đặng Đình Hưng. Và, khi cái “tôi của chính tôi” xuất hiện thì, như một
nghịch lý, tôi mới là người khác. Cô đơn, như vậy, là một sự gặp gỡ theo kiểu 2
trong 1 giữa tôi và người khác. Và, cũng như trên đã nói, khi bản thể trở thành
hiện thể, tức tôi vừa là tôi vừa là không tôi, thì đó là sáng tạo. Sáng tạo bao
giờ cũng là những biến thể, hóa thân.
Với
thi nhân, hoặc những người làm nghề chữ khác, thì có thể mô phỏng/ diễn giải
“thuyết ba giai đoạn” của tinh thần sáng tạo của Nietzsche thành: lạc đà là
thời kỳ thồ chữ, sư tử là thời kỳ đốt chữ và đứa trẻlà thời kỳ tạo
chữ. Ở Đặng Đình Hưng, hình như thồ chữ và đốt chữ là thời kỳ ẩn tàng, khi
ông còn hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật khác. Đặng Đình Hưng vốn là một
nhạc sĩ sáng tác. Ông không định làm thơ và chưa hề có một câu thơ. Nay, trong
một hoàn cảnh đặc biệt, và hoàn toàn do những bức bách nội tâm, mà chỉ có thơ
mới “nói” được và, quan trọng hơn, mới “xuất bản miệng” được, nên ông đã “xuất
chữ thành thi”. Bởi vậy, thơ Đặng Đình Hưng rất tự nhiên, hồn nhiên. Thơ của
một người chưa biết đến các quy tắc thơ và, do đó, ít lệ thuộc vào các trói
buộc đó.
Là
một nhạc sĩ sáng tác nhạc không lời, Đặng Đình Hưng không để thơ ông bị chi
phối bởi thứ nhạc bên ngoài, tức vần điệu của các thể thơ cổ truyền hoặc
Thơ Mới. Di sản này của truyền thống ngâm/nghe thơ, của văn chương truyền khẩu
đã bị những con sư tử như Trần Dần phá hủy. Đặng Đình Hưng bắt đầu làm thơ vào
giai đoạn Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm thời Hậu – Nhân văn, đang tìm cho thơ một
ngôn ngữ mới, một giá trị thẩm mỹ mới. Thơ Đặng Đình Hưng bắt vào đấy và neo
vào thế mạnh của mình, dựa vào nhạc bên trong, tức nhịp điệu của thơ tự
do, thơ văn xuôi và văn xuôi thơ. Đó là một nhịp điệu trôi chảy theo lời nói tự
nhiên, bình thường.
-
Nhà vắng. Con chó trắng và tôi
Tung
rơm lên nhảy múa
Múa
từ nhà ra ngõ… rồng rắn. Mê, ẵm nhau
Múa
xuống đầm
Hoa
súng cụp cánh đi ngủ. Con cò jà
đậu
trên cành và nước
cúi
xuống với.
(Ô)
-
Hôm qua, tôi ghé alfa
alfa
không có nhà
ồ
gặp nhau rồi, sao vẫn cứ li
một
nắm hột khuya rắc vào Bến lạ
Đời
jì
Sao
cứ đi đi, những cái vali cứ về Bến lạ!
(Bến
lạ)
-
Sống – thèm – gấu ăn trăng – Dị vật – Cái nồi đồng mắt mở. Một nhà thơ – không
– một dị vật – Một chuyển động – khát. Khát như Prométhée.
Một
con gấu ăn trăng – muốn ăn hết – thèm – không bao giờ hết thèm. Ăn bằng dạ dày
(đã đành) mà còn ăn bằng da thịt, cảm giác, mắt, tai, mũi…
Một
con gấu thèm
ăn
tái bình minh
ăn
tái buổi chiều
nhai
ràu rạu cả mặt trời
ăn
một quả chuông buông giờ.
(Ô
mai)
Đặng
Đình Hưng yêu sự trôi chảy. Nhịp điệu thơ ông chảy trôi đồng cách với dòng sông
Đáy quê hương. Ở Ô nó trôi chậm chạp hiền hòa qua những
bãi dâu bờ mía thuộc đồng đất Đan Phượng, Quốc Oai… Ở Bến lạ nó
chảy mạnh hơn, uốn mình quanh chân những quả đồi bát úp vùng Ứng Hoà, Chương
Mỹ. Ở Ô mai nó trườn uốn qua những dãy núi đá vôi của Mỹ Đức, rồi
Kim Bảng – Hà Nam, đến Gia Viễn – Ninh Bình. Sau đó thì từ từ ra biển. Nhịp
điệu thủy trình sông Đáy ngược với các dòng sông khác từ miền núi đổ về, bởi
sông Đáy chỉ là một phân lưu của sông Hồng. Nhưng nhịp điệu đó rất phù hợp với
nhịp điệu thơ Đặng Đình Hưng. Từ Ô qua Bến lạ đến Ô
mai thơ ông ngày càng gia tăng chất văn xuôi, tức từ giảm thiểu đến
biến mất vần điệu, nên, để lưu giữ chất thơ, thì nhịp điệu, như dòng sông Đáy,
phải mạnh mẽ hơn, biến hoá hơn theo phong thổ, xứ sở, trạng huống, tâm cảnh với
vô vàn chiều, trục.
Là
nghệ thuật thời gian, âm nhạc ảnh hưởng đến Đặng Đình Hưng – nhà thơ ngay cả ở
việc chọn và thay đổi thể loại thơ. Ô là thơ tự do, Bến
lạ là thơ văn xuôi, còn Ô mai là văn xuôi thơ. Như
vậy, làm thơ, Đặng Đình Hưng dường như chú trọng đến chất thơ nhiều hơn
là hình thể, thân xác thơ. Hơn nữa, theo thời gian thì chất văn xuôi
tăng lên từ tập này đến tập khác. Nhưng có một điều lạ là, ở Đặng Đình Hưng,
chất thơ và chất văn xuôi không tương khắc mà lại tương sinh, tức tỷ lệ thuận
với nhau. Chất văn xuôi tăng bao nhiêu thì chất thơ cũng tăng bấy nhiêu. Phải
chăng chỉ có thể lý giải được nghịch lý này bằng việc thi nhân cấu trúc thi
phẩm của mình như một nhạc phẩm.
Ô là một hồi ký – thơ.
Mặc dù tác phẩm chia thành 3 phần: Ô, Đô thị và Kỷ niệm, nhưng tất cả đều xoay
quanh câu chuyện một chàng thiếu niên nông thôn dùng dằng ở cửa ô trước khi vào
đô thị, và khi nhận ra đó là đô thị giả thì chàng trai luôn quay về với những
kỷ niệm thôn dã ấu thời. Mạch truyện đơn tuyến, tuy có gián đoạn bởi những kỷ
niệm hồi cố. Ô giống một bản nhạc, như Trường ca Sông Lô
của Văn Cao chẳng hạn. Chất thơ ở Ô chủ yếu do tính hồi tưởng
mang lại. Thời gian đã tạo thành một lăng kính chỉ giữ lại những gì đẹp đẽ, thơ
mộng. Hay nói như Nam Cao, như ánh trăng, làm đẹp những gì mà ban ngày hẳn là
xấu. Biết nói một cách đẹp đẽ cả những điều xấu xa hẳn chỉ có thơ? Ngoài ra,
thơ còn ở những chi tiết đắt giá về làng quê chiêm trũng qua mắt cậu bé, những
liên tưởng phóng túng, giàu hình ảnh, không quá lệ thuộc vào sự tương tự bề
ngoài, lại được “nói ra” bằng những ngôn từ tươi nguyên, độc đáo được thốt ra
lần đầu tiên từ thời nguyên thủy hay từ miệng trẻ thơ.
Bến
lạ là thơ văn xuôi, nên đậm
chất văn xuôi hơn. Bởi thế, các thủ pháp thơ khác không còn đơn giản như ở Ô.
Về độ phức tạp của cấu trúc, nếu Ô là một truyện, thì Bến lạ
là một tiểu thuyết. Nghĩa là không còn đơn tuyến mà đa tuyến, không còn một chủ
đề mà nhiều chủ đề. Các tuyến chủ đề có khi phát triển song song, nhưng phần
lớn là đan dệt, xoắn luyến vào nhau tạo nên một văn bản đa tầng, phức tạp. Bởi
vậy, đọc Bến lạ Đặng Đình Hưng người ta thấy khó hiểu.
Trước hết là những cách tân theo hướng chủ nghĩa hiện đại như đưa các từ toán
học vào thơ. (alfa, Mêta, Mêga, Têta, đường cong, góc nhọn, chiều ngang,
chiều dọc, hình tròn, đường chì cuộn ốc, từ góc nhọn A tôi đi ghềnh V ghê sợ
nhất), dùng từ nước ngoài (cái bẹn Epicure, con tàu navir, cột l’umière,
tờ croquis), sáng tạo chữ mới (ni lông – các tông của Định Mệnh, chiều
zài zại zột, chiều zài không kilômét, chân trời chấm hết có yz), chèn vào
giữa câu những tiếng đệm để biểu cảm, ghi chú, tạo ra đa giọng điệu (tôi lại
hề biết, sao nhỉ, con chim alfa đầu nhà Mêta, tôi đã bưng, nhẹ thôi,
một nong nghiêng cơn mưa), cách viết thay đổi tự dạng như d = z, ph = f, gi
= j (bây jờ, bản zạo đầu, thỏi fấn)…
Tuy
nhiên, đó không phải là chỉ là những cách tân hình thức của hình thức,
mà là những cách tân hình thức của nội dung. Bởi từ đó, nó tạo ra lối
nói chấp dính, đứt đoạn, hàm súc, gợi mở những chiều kích tư tưởng, thẩm mỹ,
nhân sinh, đi ngang về dọc, vào trong ra ngoài, lên cao xuống thấp, với những
cung bậc khác nhau. “Lại lắm khi lời, chữ tự động cuốn nhau đi như bị dẫn dắt
bởi một lực giấu mặt tạo ra một trường gợi tưởng hơn là một trường ý tưởng”
(Hoàng Hưng, Lời giới thiệu Bến lạ). Tuy vậy, nếu đọc sâu vào văn
bản, không bị rối trí bởi địa hình dương, người ta vẫn thấy, ở địa hình âm,
khởi đi từ Bến lạ là hai mạch ngầm cuộn xiết; 1) từ tù
túng thân thể đến tự do nội tâm: hành trình giải phóng; 2) từ đã biết đến chưa
biết: hành trình nhận thức. Hai mạch ngầm này là hai chủ đề chính tạo ra sự
thống nhất của Bến lạ và làm cho Bến lạ trở thành
một giao hưởng thơ.
Ô
mai là
tác phẩm văn xuôi thơ. Nó có bố cục chương hồi như một truyện, ngoài
phần mở đầu gồm có: 1) Chợ, 2) Một cái ngoặc, 3) Một ngày đi, 4) Jao lưu, 5)
Chiều thứ bảy, 6) Thôi thèm. Nhưng mạch đi tuyến tính của truyện luôn bị phá
vỡ, làm gián đoạn, hoặc rẽ hướng bởi nhiều sự chen ngang. Trước hết là những
độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm xen vào những đoạn kể, tả, thậm chí nội
tâm hóa những kể, tả đó, biến chúng thành bè hai phụ họa cho bè chính. Sau đó là
trữ tình ngoại đề, hoặc triết luận ngoại đề, nhằm mở rộng chủ đề hoặc tạo ra sự
tương phản với chủ đề. Rồi đến câu chuyện nhỏ nằm trong câu chuyện lớn, chuyện
của chuyện, bội nhân như những hình ảnh trong nhà kính vạn gương. Cuối cùng là
những đoạn đối thoại giữa hai nhân vật với nhau (người thể nghiệm và cô Ô mai
em) hoặc giữa thi nhân và phân thân của thi nhân trong tranh luận về thể nghiệm
cô đơn. Và sau hết là cao trào được thể hiện bằng những câu thơ trầm lắng bay
bổng. Ô mai, như vậy, có cấu trúc phức điệu của một vở nhạc
kịch.
Nhà
thơ Mỹ Edgar Poe (1809 – 1849) sau khi viết xong tác phẩm Con quạ (le
Corbeau, 1845) nổi tiếng đã soạn thêm thiên tiểu luận biện thuyết về quá trình
sáng tạo Con quạ. Ở Ô mai của Đặng Đình Hưng, khi
thi nhân viết về những thể nghiệm sáng tạo như sống cảm giác, tình yêu, cô đơn,
về thiên chức sáng tạo của nhà thơ, của cái lý sinh của vạn vật, thì đó cũng
chính là nói về quá trình sáng tạo ra Ô mai. Như vậy, viết về quá
trình viết, viết về quá trình sáng tạo ra tác phẩm không nằm ngoài tác phẩm,
như một văn bản phụ, hoặc chầu rìa (paratext) như trường hợp Poe, mà lại chính
là nội dung của tác phẩm, thì đó là một độc đáo Đặng Đình Hưng, một đặc điểm
của văn chương hậu hiện đại. Người ta không còn viết về sự phiêu lưu
nữa, mà về sự phiêu lưu của viết. Bởi lẽ, viết là một du hành
khám phá, một phiêu lưu siêu hình: tuy gián tiếp đến với đời sống nhưng lại
chiếm lĩnh được đời sống một cách toàn bộ, thay vì từng phần. Viết là tạo ra
đời sống. Khám phá viết cũng là khám phá đời sống, một thứ đời sống của đời
sống. Ở phương diện này, vì thế, Ô mai là một tác phẩm độc nhất
vô nhị.
Từ
Ô qua Bến lạ đến Ô mai, thơ
Đặng Đình Hưng càng lúc càng nghiêng về phía trí tuệ. Nhưng là thứ trí tuệ xuất
phát từ cảm giác và không bao giờ xa rời cảm giác. Hẳn vì thế mà mặc dù Đặng
Đình Hưng được khởi động bởi Trần Dần mà không giống Trần Dần, càng không giống
Lê Đạt. Những người mà ấn tượng thơ họ chủ yếu thuộc về trí não, còn ấn tượng
thơ Đặng Đình Hưng chủ yếu là cụ thể sống động. Và, cũng chính ở chỗ này mà thơ
Đặng Đình Hưng khác thơ Hoàng Cầm. Người trước chưa có một chiều sâu vô thức
như người sau, còn người sau thì chưa bao giờ đạt tới một chiều cao trí tuệ như
người trước. Đó là lý do trong tứ đại gia của thi đoàn Việt Nam thời hậu Nhân
văn, Đặng Đình Hưng có một chỗ ngồi không thay thế.
---
http://phebinhvanhoc.com.vn.
Tranh Đặng Đình Hưng
Tranh Đặng Đình Hưng
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.