Nguyễn Thiện Tơ
(1921 – 18 tháng 8 năm 2022)
thọ 101 tuổi
Nhạc sĩ
Nguyễn Thiện Tơ (1921 – 18 tháng 8 năm 2022) là một trong những nhạc sĩ tiền chiến tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam.
Tiểu sử
Nguyễn Thiện Tơ sinh ra tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân (xưởng in Viễn Đông) tại căn nhà số 22 phố Charron mà nay là phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Yêu thích âm nhạc từ năm 10 tuổi, vào năm lên 12, Nguyễn Thiện Tơ theo học ghi-ta Hawai (Hạ Uy cầm) với thầy giáo Trần Đình Khuê; chỉ ba tháng thì ông đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Sau đó ông theo học ghi-ta với một người Pháp và bắt đầu biểu diễn ở các phòng trà và chương trình từ thiện với hai nhạc cụ này.[1]
Ảnh chụp tờ nhạc "Giáo đường im bóng" do Tinh Hoa xuất bản năm 1951.
Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,... nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào.[2]
Năm 1938, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay "Giáo đường im bóng" viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi tên là Hà Tiên. Ông kể lại: "Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên "Giáo đường im bóng" sau ngày ấy."
Nguyễn Thiện Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường im bóng trước, sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến - bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ - viết lời.[1] Theo Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên.[3] Bản thân ông nhận xét có 2 ca sĩ hát bài này thành công nhất là Khánh Ly và Nga My. Khánh Ly hát như một bài hát trữ tình đượm thánh ca, còn Nga My thì lại hát như một bài thánh ca đượm chất trữ tình.
Ban đầu cuộc tình giữa Nguyễn Thiện Tơ và Hà Tiên không được gia đình cô chấp nhận bởi ngăn cách tôn giáo. Về sau hai ông bà đã thuyết phục được gia đình và thành hôn vào năm 1944.[1] Nguyễn Thiện Tơ tiếp tục dạy ghi-ta và ghi-ta Hawaii. Trong số những người học ông, có những nhạc sĩ nổi tiếng như Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn và Nguyễn Văn Quỳ.
Sau ngày quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, Nguyễn Thiện Tơ về Đài Tiếng nói Việt Nam, thổi sáo trong dàn nhạc của đài. Đến năm 1959, ông chuyển sang dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch. Năm 1965, ông chuyển về hãng Phim truyện Việt Nam.
Ông qua đời ngày 18 tháng 8 năm 2022 tại Hà Nội, thọ 101 tuổi.[4]
(Theo Wikipedia)
Một số tác phẩm
Chiều quê
Chiều tà
Cung đàn xuân xưa
Đêm trăng xưa
Khúc nhạc canh tàn
Mộng giang hồ
Mưa dầm
Nắng xuân
Nhạc đồng quê
Nhắn gió chiều
Nhớ quê
Thu sang
Tiếng trúc bên sông
Trăng Việt Nam
Xuân về
Tiếng hát biên thuỳ
Trên đường về
Quanh lửa hồng
Ngày vui đã qua
CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN THIỆN TƠ
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Gió hỡi gió! Ngừng đây vài phút. Giúp ta chút tình nhớ nhung ngàn xưa. Chim ơi chim! Nhắn ta mấy lời. Về đồng quê xưa yêu dấu êm đềm. Nhớ những chiều hoàng hôn đầm ấm. Nhớ đây sáo diều từ chốn âm thầm. Chiều đồng quê.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Lời 1:. Đường về nhà còn xa khuất sau núi đồi. Trong ánh dương chiều tà nhuốm hồng áng mây. Thì thầm từng chiều thu gió rung lá vàng. Đâu đó nghe chim rừng hát lời cuối ngày. Nhớ tiếng chim thêm nhớ xóm làng. Nhớ.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Lời 1:. Khi ấy trăng đêm hè vừa lên. Mong đón em ta ngồi bên đường. Trông dáng em mơ hồ đi tới. Trong ánh trăng như từ cõi mơ. Ta ước sao quay ngược thời gian. Và năm tháng chưa hề úa tàn. Ngồi bên nhau tay còn nắm.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Lời 1:. Nhớ tới đêm đầy ánh sáng. Hương trong gió tràn mênh mang. Giây phút như ngừng thôi rơi. Tiếng kinh muôn lời. Dáng xinh xinh bao tiên kiều. Quỳ ngân Thánh kinh ban chiều. Trong giáo đường đêm Noel ấy. Ngàn đời.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Chiều nay sớm về.. với sắc thu đắm u buồn. Cùng.. gió ngàn.. với sương thu mờ buông... Ai.. có về.. nẻo xa..... Cho.. nhắn cùng.. người xưa..... Nhớ khi hoàng hôn.. cùng ai dưới.. màn sương. Bước dần trên đường..
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Kiếp giang hồ đây đó biết đâu là bến bờ. Bến xưa còn hay lời ước phai mờ . Mấy thu thuyền xa bến, nước trôi lời ước nguyện. Cố nhân ngơ ngác chờ hình bóng thuyền mơ . Giòng sông vẫn êm đềm còn in bóng thuyền xưa.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Trong đêm thâu quanh ánh lửa hồng, dưới ngàn cây xanh lá. Anh em ta quây quần chốn này cất cao muôn lời ca. Đêm hôm nay ta nắm tay nhau, ta hát cho quên sầu. Mai ra đi không chút vấn vương, chiến trường kia.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Một chiều biên cương anh mơ về xa. Bâng khuâng lòng trông bốn phương tìm đâu bóng quê nhà. Tìm nụ cười tươi thắm tô những em tôi. Bao nhiêu ngày vui mong chờ anh quay về nơi cũ. Lạnh lùng heo may se vương lòng anh.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Ai nhớ chăng một đêm hè, bên khúc sông giòng êm lắng. Dưới ánh trăng huy hoàng, gió đưa lời than. Hòa với cung đàn, u huyền trong gió đưa từ xa vắng. Tiếng tiêu mơ hồ ngân dưới trăng ngà. Lời gió vi vu trầm lắng. Hòa.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Trầm vương trong khói lam chiều xuống. Một bóng chìm sâu trong màn sương. Chập chờn lang thang trong u tối. Mờ khuất sau ngàn dâu, lặng ngẩn ngơ vì đâu. Người ơi lòng vương chi u sầu. Lạnh lùng theo chim âu gào sóng.
Tác giả: Nguyễn Thiện Tơ
Vườn xuân hôm nay tươi sáng huy hoàng chìm trong muôn tia nắng xuân. Hoa thắm sắc hồng cười tươi chào đón bướm xinh nô đùa bên hoa. Mùa xuân tươi vui đem đến bao niềm tin yêu cho khắp nhân loại. Nghe xuân đang tới muôn.
Tham khảo
^ a b c Hoàng Thu Phố (18 tháng 12 năm 2011). “"Giáo đường im bóng": Từ nhạc tới... thơ”. Đại đoàn kết. Truy cập 8 tháng 12 năm 2012.
^ Phạm Duy. “Nhạc sĩ độc lập”. Trang web của nhạc sĩ Phạm Duy. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2005. Truy cập 8 tháng 12 năm 2012.
^ Phạm Duy (2008). Hồi ký Phạm Duy. 1. Nhà xuất bản Trẻ.
^ Hà Đình Nguyên (19 tháng 8 năm 2022). “Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ, tác giả 'Giáo đường im bóng', qua đời ở tuổi 103”. Báo Thanh niên. Truy cập 19 tháng 8 năm 2022.
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.