Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Đặng Nhật Minh

 

Đặng Nhật Minh
(1938 Huế - ........)

Nhà Đạo diễn Điện ảnh

Tác phẩm tiêu biểu:
Cô gái trên sông, Thương nhớ đồng quê, Mùa ổi, Bao giờ cho đến tháng Mười 















Tiểu sử

Đặng Nhật Minh sinh ngày 10 tháng 5 năm 1938 tại Huế. Thân phụ ông là bác sĩ Đặng Văn Ngữ nên ông đã có ý định theo học ngành y để nối nghiệp cha. Tuy nhiên ông lại chỉ bắt đầu công việc bằng vai trò biên dịch cho các phim nói tiếng Nga, rồi đến phiên dịch cho các lớp đào tạo điện ảnh của Liên Xô dành cho người Việt. Đến năm 1965, ông bắt đầu làm bộ phim đầu tay, một bộ phim tài liệu về các kĩ sư địa chất.

Năm 2007, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh chuyên ngành điện ảnh. Trước đó, năm 1996, thân phụ ông cũng được truy tặng Giải thưởng này trong lĩnh vực Y học. Đây là trường hợp rất hiếm có cho đến nay của lịch sử giải thưởng cao quý này.

Năm 2009, phim Đừng đốt do ông đạo diễn nói về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm công chiếu tại liên hoan phim quốc tế thường niên lần thứ 19 diễn ra ở Fukuoka, Nhật Bản đã đoạt được giải do khán giả bình chọn. Bộ phim này cũng đã được công chiếu vào cuối tháng 4 tại Việt Nam và liên hoan phim quốc tế ASEM tại Hà Nội vào giữa tháng 5.












Hồi ký Điện ảnh


“Tôi gọi đây là Hồi Ký Điện Ảnh bởi những gì được viết ra trên những trang giấy này chủ yếu nói về những việc làm của tôi trong điện ảnh. Nó không đi sâu vào việc kể lại tỉ mỉ tiểu sử, nhưng cung không bỏ qua những giai đoạn, những sự kiện, những người thân đã có ảnh hưởng đến cuộc đời cũng như tác giả của tôi trong điện ảnh. 

Viết hồi ký là một việc mà từ lâu tôi rất ngại ngùng. Viết làm sao trung thực với chính mình mà không động chạm đến ai, quả là khó. Nhưng nếu không viết ra thì ngay đến những người thân ruột thịt trong gia đình cũng không sao hiểu được mình đã làm gì, tại sao làm như vậy và những gì đã đến với mình trong cuộc đời đầy biến động này... Dầu sao, nếu gạt bỏ đi những cái chủ quan của người viết, mà chắc là không tránh khỏi, vẫn còn lại cái gì đó hữu ích đối với những ai muốn tìm hiểu đôi chút về một thời làm phim nước ta.” 

Đạo diễn Đặng Nhật Minh














Các bộ phim do Đặng Nhật Minh đạo diễn





1
Tháng Năm những gương mặt
(1976)







2
Thị xã trong tầm tay
(1983)
Mọi chuyện xảy ra ở thị xã Lạng Sơn vừa ngay sau cuộc Chiến tranh biên giới Việt - Trung. Vũ, một nhà báo, lên Lạng Sơn làm phóng sự về tình hình thị xã sau khi quân Trung Quốc tàn phá và rút về bên kia biên giới. Những ký ức của anh về đất Lạng Sơn, về mối tình đã xa với Thanh, cô bạn gái từ thuở sinh viên, về thân phận con người thời chiến lần lượt hiện về giữa một xứ Lạng đổ nát, giữa sự hoang tàn mà chiến tranh để lại song hành cùng với sự tàn khốc và vô nghĩa của nó.






3

Bao giờ cho đến tháng Mười


(1984)

Trở về nhà sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam, Duyên mang trong mình nỗi đau khôn tả: biết tin chồng chị đã hi sinh. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Duyên giấu chuyện chồng hi sinh với mọi người trong gia đình đặc biệt là đối với người cha già đang có bệnh nặng. Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết hộ những bức thư hỏi thăm gia đình như khi chồng chị còn sống. Những bức thư này đã mang lại niềm vui cho gia đình, nhưng nỗi đau thì một mình cô phải chịu đựng, nước mắt nuốt vào trong. Thế rồi, có nhiều tiếng đồn dị nghị rằng Duyên và thầy giáo Khang hai người có tư tình. Đến khi cảm thấy mình yếu, không còn sống được bao lâu, người cha chồng bảo Duyên gọi điện cho con trai về để gặp lần cuối. Đến lúc này, tin chồng mất đã không giấu được nữa...







4

Cô gái trên sông

(1986)





5
Trở về
(1994)

Truyện phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết, Kẻ tội phạm Lục Yên Thức (Trung văn giản thể: 陆犯焉识; Trung văn phồn thể: 陸犯焉識) viết bởi nữ văn sĩ Nghiêm Ca Linh. Câu truyện đề cập tới đề tài "Cách mạng Văn hóa", từng được coi là điều cấm kỵ của điện ảnh Trung Hoa. Chính cha của Trương Nghệ Mưu cũng bị liệt vào thành phần phản cách mạng dẫn đến hậu quả cả gia đình ông bị xa lánh, cách ly.






6
Thương nhớ đồng quê
(1995)







7
Hà Nội mùa Đông '46
(1997)






8
Mùa ổi
(1999)






9
Đừng đốt
(2009

Đừng đốt (tựa Anh: Don't Burn)là một bộ phim theo dòng chính kịch lịch sử được sản xuất vào năm 2009 do Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản. Phim được tạo dựng dựa trên quyển hồi ký nổi tiếng cùng tên của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, được cô viết từ năm 1968 đến trước khi hy sinh 2 ngày vào năm 1970, với sự tham gia diễn xuất của Minh Hương, Tina Duong và Ben Rindner.

Phim ra mắt tại Liên hoan Phim Fukuoka lần thứ 19 tại Nhật Bản và giành giải khán giả bình chọn. Bộ phim được phát hành cuối tháng 4 năm 2009 tại Việt Nam và được chiếu ở Liên hoan Phim Quốc tế ASEM tại Hà Nội giữa tháng 5, 2009. "Đừng đốt" đã giành được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009 và chiến thắng 6 hạng mục của giải Cánh Diều Vàng năm 2010 bao gồm Phim nhựa xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc (Minh Hương), Đạo diễn xuất sắc (Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh), Họa sĩ xuất sắc (Nghệ sĩ ưu tú Phạm Quốc Trung), Âm thanh xuất sắc (Nghệ sĩ ưu tú Bành Bắc Hải) và Giải phim khán giả bình chọn. Đây cũng là bộ phim được chọn để tham dự giải Oscar.










Phim là đời

Đặng Nhật Minh tự nhận mình“Không có một niềm say mê nào từ thuở bé đối với điện ảnh” và cũng không có năng khiếu điện ảnh. Thế nhưng,qua những trang viết của anh trong hồi ký“Đặng Nhật Minh - Phim là đời” (Nhà xuất bản Dân trí ấn hành), người đọc lại thấy rằng cuộc sống gia đình anh, tư chất của anh và cơsở xã hội mà anh gắn bó mật thiết - chính là cái nền vững chắc cho tài năng điện ảnh của anh phát triển.

Từ những cái nhìn thông thường trong cuộc sống, Đặng Nhật Minh đã bộc lộ khả năng cảm thụ của một nhà làm phim. Đó là cái nhìn xoáy vào hiện thực, làm bật lên rồi đọng lại thành những hình ảnh tiêu biểu nhất, cô đọng nhất, gây ấn tượng nhất. Nhìn vào cái chợ An Cựu trên đường Đặng Văn Ngữ ở Huế, anh viết: “Có cảm tưởng như gia đình tôi có duyên nợ nào đó từ kiếp trước với cái chợ này, để đến bây giờ cái biển đường phố mang tên cha tôi cứ suốt ngày đau đáu nhìn sang phía cổng chợ”.

Một khả năng cần có của một đạo diễn điện ảnh là chọn diễn viên phù hợp với nhân vật. Về mặt này, Đặng Nhật Minh thể hiện rõ năng lực của mình. Anh không chạy theo tiếng tăm của các diễn viên, không tìm kiếm các diễn viên thời thượng, mà tự ngắm nhìn, suy tư để chọn ra được diễn viên phù hợp nhất với vai diễn.

Nhờ sự lựa chọn tinh tường ấy, phim của anh trở nên có hồn hơn,ấn tượng hơn. Đó là Tất Bình vai nhà báo Vũ trong Thị xã trong tầm tay, Lê Vân (vai Duyên trong Bao giờ cho đến tháng Mười, Minh Châu vai Nguyệt trong Cô gái trên sông, Bùi Bài Bình vai Hòa và Lan Hương vai Thủy trong Mùa ổi, Thúy Hường vai chị Ngữ và Tạ Ngọc Bảo vai Nhâm trongThương nhớ đồng quê...

Sự lựa chọn chính xác của anh không những giúp cho nhân vật bộc lộ rõ tính cách, chuyển tải được trọn vẹn ý đồ nghệ thuật của đạo diễn, mà còn như đôi cánh nâng bổng diễn viên lên trong sự nghiệp điện ảnh của mình. Quả vậy, hầu hết các diễn viên từng đóng trong các phim của anh đều giành được những giải diễn xuất cao tại các liên hoan phim Việt Nam và quốc tế.

Đặng Nhật Minh thường nói rằng mình gặp may. Đó là yếu tố khách quan. Nhưng, bên cạnh những yếu tố khách quan, cần phải có sự vận động tích cực của yếu tố chủ quan, thì thành công mới đến được! Qua những trang viết của Đặng Nhật Minh, thấy rõ anh đã kết hợp hài hòa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, tư chất nghệ sĩ và kỹ năng nghề nghiệp để tạo cho mình một con đường độc đáo dẫn tới thành công.

Chính nhờ vậy,những thành công mà anh gặt hái được là một tất yếu, chứ không phải là sự ăn may. Những điều giản dị mà Đặng Nhật Minh kể ra: “Chính là nhờ có cái vốn tiếng Nga mà tôi đã tự học được rất nhiều trong nghề điện ảnh, tìm hiểu sâu về môn nghệ thuật này”.

Khi được làm phim, dù chỉ là loại phim tốt nghiệp của học sinh, anh cũng“vận dụng những kiến thức đã học được qua sách vở, dồn hết tâm huyết cùng các bạn trẻ làm bộ phim này. Tôi đã cùng đoàn làm phim đi đến hầu khắp các đoàn địa chất đóng trên miền Bắc từ Bát Xát - Lào Cai cho đến đảo VĩnhThực - Móng Cái”. Có thể thấy Đặng Nhật Minh đã dám bứt phá khỏi lối làm ăn bao cấp từ lâu, và chủ động, sáng tạo đi trên con đường nghệ thuật. Anh định hướng rõ ràng và kiên định đi theo định hướng ấy.

Đó là không làm những phim theo kiểu “nghệ sĩ công chức”, mà “chỉ làm những phim do tôi tự viết lấy kịch bản, nói về những vấn đề mà tôi quan tâm, mà tôi rung động”. Và từ đó,"Tôi bắt tay viết kịch bản “Bao giờ cho đến tháng Mười” xuất phát từ nỗi đau của hàng vạn, hàng triệu người có người thân ngã xuống trong chiến tranh”.

Tất cả những kịch bản anh viết đều xuất phát từ sự thôi thúc,rung động của chính mình. Sau khi viết xongkịch bản “Đừng đốt”, anh tâm sự: “Không ai đặt tôi viết và viết xong tôi cũng chưa định gửi đi đâu cả”. Cùng với “Bao giờ cho đến tháng Mười”, những kịch bản của anh như “Thị xã trong tầm tay”, “Cô gái trênsông”, “Trở về”,“Thương nhớ đồng quê”,“Hà Nội - Mùa đông 46”, “Mùaổi”,“Đừng đốt”… đã được ra đời như thế và đã trở thành những bộ phim có sức lay động lòng người mạnh mẽ.

“Đặng Nhật Minh - Phim là đời” cũng cho thấy bức tranh chung của điện ảnh Việt Nam một thời... Từ những bộ phim tài liệu cho tới những bộ phim truyện, Việt Nam dần dần hội nhập được với điện ảnh thế giới.

Nếu nói theo ngôn ngữ hiện nay, thì chính nhờ những giá trị hiện thực, nhân văn của mình, các tác phẩm điện ảnh Việt Nam, trong đó có những bộ phim truyện của Đặng Nhật Minh, đóng vai trò tích cực trong hoạt động “Ngoại giao văn hóa”, làm cho bạn bè thế giới hiểu về chúng ta, thông cảm, chia sẻ với chúng ta và sát cánh với chúng ta.

Nguồn Tin Tức

--- Thông tin thư mục ---
BOOKS
791.43
DA-M Đặng Nhật Minh
Phim là đời : Hồi ký điện ảnh / Đặng Nhật Minh. - Hà Nội : Dân trí, 2011. - 333 tr. : ảnh ; 21 cm
Thư viện Đại học Hoa Sen












Ngôi nhà xưa

Tập truyện ngắn , Nxb Trẻ 2012

























Trở về




MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.