Trương Văn Dân
(31/12/1953 Bình Định - ........)
Nhà văn
Học trung học ở Qui Nhơn - 1971 du học ở Italia, ngành Hóa và Công Nghệ Dược Phẩm
Đã viết, dịch và cộng tác vơí các tạp chí trong và ngoài nước :
Thế Giới Văn (USA), Văn Học, Hợp Lưu ; Viên Giác ( Germany) ;
tạp chí VĂN tpHCM, Tạp chí Thời Văn ( tpHCM); Tạp chí Người Đương Thời ( TpHCM)
Tạp chí Nông Thôn Ngày Nay (Hà Nội )…
Sống vui và để mọi người cùng sống
Tác phẩm
1
Hành trang ngày trở lại
Tập truyện ngắn
Nhà xuất bản Trẻ, Sài Gòn, 2007
Xuân Phong
HÀNH TRANG NGÀY TRỞ LẠI
Tôi quen anh Trương Văn Dân do một sự tình cờ. Đọc truyện của anh qua một người bạn (Phạm Bá Hùng, cựu học sinh CĐ khóa 63-70). Trận bão tháng 11 năm ngoái đã làm cuốn sách biến dạng, cong queo, nhăn nhúm, những trang giấy thít lại với nhau. Biết anh là một Việt Kiều đồng hương Bình Định có viết văn, nhưng ngay từ ban đầu tên sách, tên tác giả không gây ấn tượng cho tôi lắm. ( à, “lão này” sống chán chê bên trời Tây, nay rũ cánh hồi hương, góp nhặt ít chữ nghĩa ra sách cho oai, nội dung có gì đáng đọc). Thế nhưng khi đọc qua truyện ngắn đầu tiên tôi biết mình đã nhầm, cứ thế tôi đọc liền một mạch cho đến cuối sách, bỗng dưng cảm thấy mắt mình rơm rớm...
Gã Lang Thang Tóc Trắng
Bức tranh xã hội của những người vô gia cư trong lòng các đô thị châu Âu đã được khắc họa đơn giản nhưng với đầy đủ những góc cạnh sắc bén của nó. Nhân vật chính Retano Cantone: “đôi mắt lớn, chiếc mũi thẳng, vầng trán rộng và cao, cặp môi dày với chiếc miệng rộng ... cái nhìn sáng quắc, mái tóc và hàm râu quai nón bạc phơ- màu bạc trắng tự nhiên chứ không phải vì năm tháng”. Luật sư Retano bằng mánh khóe của mình đã cướp đi món tiền đáng ra là của kỹ sư Italo và đẩy Italo vào cảnh khốn quẫn. Và Thượng Đế -nếu có- đã nhanh chóng trừng trị kẻ trộm cắp vô lương qua lời kể của chính Gã Lang Thang Tóc Trắng. Điều gì đã làm nên bi kịch cuộc đời: từ một luật sư tiếng tăm Retano trở thành một gã lang thang đầu đường xó chợ?
Cái lọ đựng mứt rơi vỡ ra làm văng tung tóe những con kiến cần cù như Italo, những con dán tham lam như Retano và lũ chuột háu đói chạy lăng xăng là những gì mà tôi mường tượng về xã hội hiện đại Phương Tây sau khi đọc câu chuyện hấp dẫn này.
Một Áng Mây Bay
Cuộc sống của David luôn luôn bị hối thúc bởi thời gian và hoàn toàn bị ám ảnh về tiền bạc. Đôi khi trở về căn nhà quạnh quẽ David cũng thấy buồn, nhưng nỗi buồn chưa kịp ngấm thì anh đã hăm hở lao vào dòng đời để đuổi bắt thời gian. Ngày bác sỹ báo tin anh bị ung thư bao tử cũng là ngày luật sư báo tin vợ anh đòi ly dị. David đã không tìm ra câu giải đáp cho cuộc đời mình. Tin vào khả năng chữa trị của y học anh vẫn tiếp tục lao vào việc kiếm tiền. Căn bệnh đột ngột tái phát, lần đầu tiên anh thật sự nhìn thấy cảnh hoàng hôn cũng là lần cuối cùng trước khi anh từ giã cõi đời.
Câu chuyện về một đời sống bận rộn, vô vị, cô đơn, đầy tham vọng, chưa kịp già lão bệnh đã tới kề bên, từng bước cái chết đến dần, giờ cận tử: bộ mặt thần chết lộ ra sao mà kinh khủng quá! Một câu chuyện ngắn được kể với giọng trầm trầm bình thản nhưng làm cho ta rúng động, tôi cảm giác như đọc lại “Một Câu Chuyện Tẻ Nhạt” của A.Tchekov. Toàn thể câu chuyện là lời nhắn gửi : hãy buông bỏ dục vọng để sống vui trong hiện tại.
Câu Chuyện Của Người Chưa Quen
Tình yêu giữa một chàng trai Ý và một cô gái Việt, giản dị, trong sáng, và kết cuộc là hạnh phúc viên mãn. Dostoievsky nói “Tình yêu cứu chuộc thế giới”. Ở đây, một tình yêu “classic” qua hình mẫu một phụ nữ Á Đông thuần khiết và một chàng trai Tây Phương nhân hậu đã cứu chuộc nền tảng gia đình và xã hội. Đọc xong ta thấy lòng nhẹ nhõm nhưng vẫn cứ băn khoăn: liệu những cơn mưa mát mẻ hiếm hoi có cứu sống nổi sa mạc khô cằn?
Buổi Chiều Trên Nghĩa Trang
Là một bút ký về cái chết: con người bất lực trước cái chết, sợ hãi cái chết, nhưng tại sao con người cứ đưa nhau vào cõi chết? “Sao chúng ta không gom hết vũ khí trên trái đất, đúc thành những chiếc chuông nhỏ và phân phát cho mọi người?”. Khát vọng hòa bình là thông điệp cuối cùng.
Hành Trang Ngày Trở Lại
Mang trong lòng nỗi băn khoăn về xã hội hiện đại: “một ngày nào đó chúng ta sẽ đồng hóa với nhịp máy, trở thành phẩm vật, để cuối cùng âm thầm biến mất...”, về cuộc sống: “cuộc sống của chúng ta ngập chìm trong lo âu hay trực diện với những tháng ngày buồn nản, đều đều, trống trãi, đầy bế tắc”, Quang về quê tìm chút bình yên. Ở đó anh gặp một đứa bé bán hàng rong, đứa bé mang đến cho anh niềm tin về nhân phẩm và lòng nhân ái.
Đằng sau câu chuyện thấp thoáng nỗi buồn day dứt khôn nguôi của người kể chuyện: ta đã nhận và cho quê hương những gì khi ta đã đi gần hết cuộc đời?
Tia Nắng Mùa Đông, Quyển Sách
Hai câu chuyện tình người này đã phần nào trả lời cho câu hỏi trên- người con viễn xứ đã nhận được vô vàn từ quê mẹ và cũng đã dâng hiến tận cùng cho quê mẹ.
Mộng Trong Giấc Mộng, Sợi Tóc, Ngã Rẽ
Ba câu chuyện tình yêu này là những câu chuyện tình hiện thực, không có hương bưởi, hương cau mà là những đam mê và toan tính đan lồng vào nhau. Rốt cục tình yêu vẫn là tình yêu muôn thuở, “Không được yêu chỉ là xui xẻo nhỏ, không yêu mới là bi kịch lớn” (A. Camus), nên nhân loại cứ lao đầu vào cuộc chơi. Đâu đó luôn có một trái tim lấp lánh tình người soi sáng lối yêu đương.
Đúng như tên gọi, sau 30 năm sống ở nước ngoài, hành trang ngày trở lại của Trương Văn Dân là cuốn sách vừa được giới thiệu đến bạn đọc. Anh còn đi về đất Sài Gòn hai mùa mưa nắng, còn về phố biển Quy Nhơn thăm quê và gặp gỡ bạn bè. Qua những câu chuyện mà anh là chứng nhân hay là người trong cuộc, bằng những trãi nghiệm của chính cuộc đời mình, TVD đã chắt lọc nên một chai rượu quý mang về nước chiêu đãi bạn bè, còn món quà nào quý hơn?
Tiếc rằng tên sách “hiền” quá, chưa đủ để “pro”. Tôi xin mạo muội đề nghị tác giả đổi tên sách là “Gã Lang Thang Tóc Trắng” cho lần tái bản để nó thêm phần hấp dẫn (vì tôi đoán nhiều “gã lang thang tóc trắng” sắp trở về mái nhà xưa sẽ tìm đọc). Tôi chân thành mong ước sớm được đọc những sáng tác mới của anh. Trân trọng.
Xuân Phong
Bức tranh xã hội của những người vô gia cư trong lòng các đô thị châu Âu đã được khắc họa đơn giản nhưng với đầy đủ những góc cạnh sắc bén của nó. Nhân vật chính Retano Cantone: “đôi mắt lớn, chiếc mũi thẳng, vầng trán rộng và cao, cặp môi dày với chiếc miệng rộng ... cái nhìn sáng quắc, mái tóc và hàm râu quai nón bạc phơ- màu bạc trắng tự nhiên chứ không phải vì năm tháng”. Luật sư Retano bằng mánh khóe của mình đã cướp đi món tiền đáng ra là của kỹ sư Italo và đẩy Italo vào cảnh khốn quẫn. Và Thượng Đế -nếu có- đã nhanh chóng trừng trị kẻ trộm cắp vô lương qua lời kể của chính Gã Lang Thang Tóc Trắng. Điều gì đã làm nên bi kịch cuộc đời: từ một luật sư tiếng tăm Retano trở thành một gã lang thang đầu đường xó chợ?
Cái lọ đựng mứt rơi vỡ ra làm văng tung tóe những con kiến cần cù như Italo, những con dán tham lam như Retano và lũ chuột háu đói chạy lăng xăng là những gì mà tôi mường tượng về xã hội hiện đại Phương Tây sau khi đọc câu chuyện hấp dẫn này.
Một Áng Mây Bay
Cuộc sống của David luôn luôn bị hối thúc bởi thời gian và hoàn toàn bị ám ảnh về tiền bạc. Đôi khi trở về căn nhà quạnh quẽ David cũng thấy buồn, nhưng nỗi buồn chưa kịp ngấm thì anh đã hăm hở lao vào dòng đời để đuổi bắt thời gian. Ngày bác sỹ báo tin anh bị ung thư bao tử cũng là ngày luật sư báo tin vợ anh đòi ly dị. David đã không tìm ra câu giải đáp cho cuộc đời mình. Tin vào khả năng chữa trị của y học anh vẫn tiếp tục lao vào việc kiếm tiền. Căn bệnh đột ngột tái phát, lần đầu tiên anh thật sự nhìn thấy cảnh hoàng hôn cũng là lần cuối cùng trước khi anh từ giã cõi đời.
Câu chuyện về một đời sống bận rộn, vô vị, cô đơn, đầy tham vọng, chưa kịp già lão bệnh đã tới kề bên, từng bước cái chết đến dần, giờ cận tử: bộ mặt thần chết lộ ra sao mà kinh khủng quá! Một câu chuyện ngắn được kể với giọng trầm trầm bình thản nhưng làm cho ta rúng động, tôi cảm giác như đọc lại “Một Câu Chuyện Tẻ Nhạt” của A.Tchekov. Toàn thể câu chuyện là lời nhắn gửi : hãy buông bỏ dục vọng để sống vui trong hiện tại.
Câu Chuyện Của Người Chưa Quen
Tình yêu giữa một chàng trai Ý và một cô gái Việt, giản dị, trong sáng, và kết cuộc là hạnh phúc viên mãn. Dostoievsky nói “Tình yêu cứu chuộc thế giới”. Ở đây, một tình yêu “classic” qua hình mẫu một phụ nữ Á Đông thuần khiết và một chàng trai Tây Phương nhân hậu đã cứu chuộc nền tảng gia đình và xã hội. Đọc xong ta thấy lòng nhẹ nhõm nhưng vẫn cứ băn khoăn: liệu những cơn mưa mát mẻ hiếm hoi có cứu sống nổi sa mạc khô cằn?
Buổi Chiều Trên Nghĩa Trang
Là một bút ký về cái chết: con người bất lực trước cái chết, sợ hãi cái chết, nhưng tại sao con người cứ đưa nhau vào cõi chết? “Sao chúng ta không gom hết vũ khí trên trái đất, đúc thành những chiếc chuông nhỏ và phân phát cho mọi người?”. Khát vọng hòa bình là thông điệp cuối cùng.
Hành Trang Ngày Trở Lại
Mang trong lòng nỗi băn khoăn về xã hội hiện đại: “một ngày nào đó chúng ta sẽ đồng hóa với nhịp máy, trở thành phẩm vật, để cuối cùng âm thầm biến mất...”, về cuộc sống: “cuộc sống của chúng ta ngập chìm trong lo âu hay trực diện với những tháng ngày buồn nản, đều đều, trống trãi, đầy bế tắc”, Quang về quê tìm chút bình yên. Ở đó anh gặp một đứa bé bán hàng rong, đứa bé mang đến cho anh niềm tin về nhân phẩm và lòng nhân ái.
Đằng sau câu chuyện thấp thoáng nỗi buồn day dứt khôn nguôi của người kể chuyện: ta đã nhận và cho quê hương những gì khi ta đã đi gần hết cuộc đời?
Tia Nắng Mùa Đông, Quyển Sách
Hai câu chuyện tình người này đã phần nào trả lời cho câu hỏi trên- người con viễn xứ đã nhận được vô vàn từ quê mẹ và cũng đã dâng hiến tận cùng cho quê mẹ.
Mộng Trong Giấc Mộng, Sợi Tóc, Ngã Rẽ
Ba câu chuyện tình yêu này là những câu chuyện tình hiện thực, không có hương bưởi, hương cau mà là những đam mê và toan tính đan lồng vào nhau. Rốt cục tình yêu vẫn là tình yêu muôn thuở, “Không được yêu chỉ là xui xẻo nhỏ, không yêu mới là bi kịch lớn” (A. Camus), nên nhân loại cứ lao đầu vào cuộc chơi. Đâu đó luôn có một trái tim lấp lánh tình người soi sáng lối yêu đương.
Đúng như tên gọi, sau 30 năm sống ở nước ngoài, hành trang ngày trở lại của Trương Văn Dân là cuốn sách vừa được giới thiệu đến bạn đọc. Anh còn đi về đất Sài Gòn hai mùa mưa nắng, còn về phố biển Quy Nhơn thăm quê và gặp gỡ bạn bè. Qua những câu chuyện mà anh là chứng nhân hay là người trong cuộc, bằng những trãi nghiệm của chính cuộc đời mình, TVD đã chắt lọc nên một chai rượu quý mang về nước chiêu đãi bạn bè, còn món quà nào quý hơn?
Tiếc rằng tên sách “hiền” quá, chưa đủ để “pro”. Tôi xin mạo muội đề nghị tác giả đổi tên sách là “Gã Lang Thang Tóc Trắng” cho lần tái bản để nó thêm phần hấp dẫn (vì tôi đoán nhiều “gã lang thang tóc trắng” sắp trở về mái nhà xưa sẽ tìm đọc). Tôi chân thành mong ước sớm được đọc những sáng tác mới của anh. Trân trọng.
Xuân Phong
2
Bàn tay nhỏ dưới mưa
Tiểu thuyết
Nxb Hội Nhà Văn 2011
420 trang
Các bài viết về tiểu thuyết “Bàn tay Nhỏ Dưới Mưa”:
TRÍCH ĐOẠN :
3
Milano – Sài Gòn, đang về hay sang?
TẬP TRUYỆN NGẮN VÀ TÙY BÚT
Nxb Tổng Hợp TP HCM 2018
344 trang
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
4
Trò chuyện với thiên thần
Tiểu thuyết
NXB Tổng Hợp- tp HCM. 6-2020
370 trang
với 75 câu chuyện kể
THẦN KHÚC THỜI BỐN CHẤM KHÔNG
Không có thời gian rảnh rỗi để đọc hết Trò chuyện với thiên thần của anh Trương Văn Dân. Cũng như đọc Hành trang ngày trở lại, Bàn tay nhỏ dưới mưa, đọc Trò chuyện với thiên thần phải là một cuộc trò chuyện thật sự trong không gian tĩnh lặng, thư giãn - ta trò chuyện thầm lặng với chính ta để hiểu ta và cuộc đời này.
Thú thật, tôi chỉ tranh thủ vào lúc sớm mai với tách trà sen bạn Võ Đại Phong từ Huế gửi cho, vừa uống vừa nhâm nhi từng chữ trong quyển sách mà anh Dân gửi tặng. Có những trang đọc nhanh vì gặp phải đề tài đã từng trò chuyện với anh, nhưng cũng có những trang đọc đi rồi phải đọc lại. Anh gọi là tiểu thuyết (novel), có lẽ theo anh là những chuyện vặt vãnh, đời thường mà mỗi con người đều đang đối mặt, nhưng mỗi chi tiết trong cách miêu tả của anh lại hướng đến một tầm vĩ mô của một thứ triết học hình tượng. 75 mục là 75 đề tài nhân sinh, luận đủ các góc cạnh, từ tiền bạc đến số mệnh, từ dục vọng đến nhân cách, từ tình người đến sự lạm dụng lòng tốt, từ sợ hãi đến đức tin, từ tiến hoá đến tha hoá... Các vấn đề về chính trị, khoa học, đạo đức, văn hoá, giáo dục, thẩm mỹ... được khơi ra bằng trái tim xúc cảm và nâng lên thành lý trí của sự phán xét và tiên đoán, kể cả mộng tưởng xa vời về một tương lai cho những thiên thần bé nhỏ chưa được sinh ra giữa cuộc đời này.
Đọc Trò chuyện với thiên thần giống như đọc Nietzsche, bắt đầu từ các hình tượng hay biểu trưng và vươn đến trừu tượng, siêu hình. Tất nhiên là đọc Trương Văn Dân dễ hiểu hơn vì điều anh nói hiện hữu ngay trong đời sống hiện thực: cuộc chạy đua vào tương lai với tốc độ chóng mặt của lòng tham vật chất mà con người đã đánh mất tất cả mọi giá trị tinh thần. Con người trở thành một thứ siêu nhân không có trái tim hoà điệu với đồng loại. Đi qua 75 chuyên mục trò chuyện của anh, có những đoạn anh phơi trần sự thật chìm sâu bên dưới lớp vỏ hào nhoáng của nền văn minh hiện đại khiến tôi có cảm giác như đi qua 9 tầng Hoả ngục trong Thần khúc của Dante, nhà thơ thời tiền Phục Hưng của Italy, đất nước mà anh cùng chị Elena gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình. Con người với những phát kiến khoa học vĩ đại đã hoang tưởng về sức mạnh thần thánh của mình, kết quả là chính nó đẩy con người đến bờ vực của sự huỷ diệt. Triết học từ sau thời Phục hưng đến Khai sáng và Hiện sinh với nhân tâm luận (Anthropocentrism) hiển ngôn đã ngộ nhận con người là Thượng Đế, tự nó phát sinh ra đủ thứ bệnh tật về thể xác lẫn tinh thần rồi chính nó ra tay cứu chữa với những mưu toan lợi nhuận trong cái giá treo cổ, nhưng lại nhân danh đủ thứ văn minh và từ thiện.
Trương Văn Dân trò chuyện với thiên thần chưa sinh của anh nhưng thực chất là đối thoại với cõi nhân sinh đầy hoang tưởng này. Những bạn quan tâm đến một nền "văn học xanh", "phê bình sinh thái" nên tìm đọc Trò chuyện với thiên thần. Văn học xanh không đơn thuần là tình yêu thiên nhiên như nhiều công trình, luận văn, luận án mà các chuyên gia, học viên Việt Nam đang làm. Trong giải trung tâm luận của trào lưu giải cấu trúc, văn học xanh hay phê bình sinh thái hướng tới giải nhân tâm luận, giải quyết không chỉ quan hệ giữa con người với tự nhiên mà quan trọng hơn là giữa con người với con người, tức vấn đề sinh thái văn hoá. Ô nhiễm môi trường tự nhiên và ô nhiễm môi trường văn hoá là hai mặt song hành tàn phá thể xác lẫn nhân cách con người. Hoang tưởng thống trị thế giới của nhân loại và của các cá nhân với tham vọng độc tôn quyền lực chính là cái giá treo cổ cho chính thân phận của con người.
Trước khi muốn tìm được thiên đường cho thiên thần tương lai của chúng ta, hãy trải nghiệm và nhận ra cái trò chơi "luyện ngục" (chữ của Dante trong Thần khúc) mà nhân loại đang chơi bằng niềm tự hào ngu xuẩn và tham lam của nó. Nó đó, có khi không phải kẻ khác. Nó đó là chính là chúng ta, bậc cha mẹ của những thiên thần đã sinh ra và chưa sinh ra!
Trò chuyện với thiên thần là cuộc trò chuyện để phản tỉnh. Người Việt thiếu tinh thần phản tỉnh, liệu có đến được tương lai về một thiên đường cho các thiên thần bé nhỏ?
Chu Mộng Long
~~oOo~~
BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA
Nhạc : Nguyễn Phú Yên
Hòa âm: Võ Công Diên
Dịch phẩm văn học Ý
5
Mùa Hè Tươi Đẹp
Tác giả: Cesare Pavese
NXB Hội Nhà Văn
Số trang: 162
2011
6
Một Phút Tự Do
được trao tặng thưởng Hội nhà văn TP.HCM 2016,
7
Vàng trên biển đá đen
Tập truyện ngắn
nhận được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2019.
(truyện ngắn)
(điểm sách)
(nghệ thuật)
(truyện ngắn)
(tạp văn)
(truyện ngắn)
(tiểu luận)
(truyện ngắn)
(chân dung)
(truyện ngắn)
(chân dung)
(tiểu luận)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(phê bình)
(tạp văn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(ký)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(tạp văn)
(truyện ngắn)
(ký)
(truyện ngắn)
(phê bình)
(nghệ thuật)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(tạp văn)
(tiểu luận)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(tiểu luận)
(tiểu luận)
(chân dung)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(phỏng vấn)
(tiểu luận)
(nghệ thuật)
(truyện ngắn)
(tiểu luận)
(truyện ngắn)
(truyện ngắn)
(tạp văn)
(truyện ngắn)
(tạp văn)
(truyện ngắn)
(tạp văn)
(tiểu luận)
(truyện ngắn)
(tiểu luận)
(truyện ngắn)
(phê bình)
(điểm sách)
(truyện ngắn)
Nhà văn Trương Văn Dân: Giữa tâm dịch, anh là người trở lại
VHSG- “Điều gắn kết hai con người, ngoài tình cảm ra còn có tiếng cười. Người nào có thể mang đến cho ta nụ cười thì ta khó mà buông bỏ họ…”
Tháng 12.2019, nhà văn Trương Văn Dân cùng vợ – nhà văn Elena Pucillo Truong – về Ý để ra mắt tác phẩm Một phút tự do. Tháng 2.2020, để chồng trở về Việt Nam trước, Elena ở lại với gia đình thêm một thời gian. Nhưng rồi khi dịch bệnh bùng phát ở Ý, chuyến bay sang Việt Nam của bà bị hủy, bà bị kẹt lại tại Milan. Từ Sài Gòn, nhà văn Trương Văn Dân đã đặt ngay vé máy bay trở lại Ý trước khi Việt Nam cũng tạm dừng những chuyến bay đi châu Âu. Ông muốn cùng vợ san sẻ nỗi lo, cùng vượt qua đại dịch lần này.
Hình ảnh hạnh phúc thường thấy của vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong
Tôi hỏi họ, có quá lời không khi nói rằng trong mọi tai họa, bất trắc mà con người phải gánh chịu, thì tình yêu vẫn là ánh sáng rực rỡ nhất khiến cho tất cả phải cúi đầu và nhận về câu trả lời nhẹ nhàng nhưng đủ đầy về “định mệnh”, rằng chỉ là hai người đã may mắn được gặp nhau trong sự “đồng cảm, phù hợp và có thể chia sẻ cùng nhau”.
Nhà văn Trương Văn Dân đã xuất bản các tác phẩm: Hành trang ngày trở lại, Bàn tay nhỏ dưới mưa, Milano – Sài Gòn, đang về hay sang?; dịch tác phẩm văn học Ý: Mùa hè tươi đẹp... Còn nhà văn Elena Pucillo Truong có tập tùy bút và truyện ngắn Một phút tự do được trao tặng thưởng Hội nhà văn TP.HCM 2016, tập truyện ngắn Vàng trên biển đá đen nhận được tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2019. Các tác phẩm của Elena đều viết bằng nguyên tác tiếng Ý, được nhà văn Trương Văn Dân chuyển ngữ.
Chuyến bay bão táp
Phóng viên: Tình hình dịch bệnh tại Milan nói riêng và nước Ý nói chung, theo quan sát của ông, hiện tại như thế nào?
Nhà văn Trương Văn Dân: Hình ảnh người chết ở thành phố Bergamo được xe quân đội chở đi hỏa táng khiến mọi người bàng hoàng. Nhưng các bạn chắc cũng đã thấy người Ý hát trên ban-công cổ vũ nhân viên y tế và xóa đi nỗi sợ hãi. Người Ý rất nghệ sĩ, nhân văn và là một dân tộc kiên cường, tôi tin họ có đủ can đảm và trí tuệ để vượt qua và đứng dậy sau đại dịch.
Milan – nơi tôi ở – cách thành phố Bergamo khoảng 30km, hiện tương đối ổn. Khi về Ý, tôi có lo lắng nhưng không sợ hãi. Tôi có niềm tin vào tất cả mọi người đang làm việc với ý thức trách nhiệm cao, để tìm ra giải pháp và giúp đỡ người bệnh. Tôi nghĩ, sau dịch bệnh, chúng ta không thể quay về lối sống cũ, tiêu thụ vô tội vạ, gây ô nhiễm môi sinh và phung phí tài nguyên như đã từng.
Xưa nay, con người thường tự phụ là loài thượng đẳng nên tha hồ hủy hoại thiên nhiên, giết chóc lẫn nhau từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác. Phải thay đổi thôi, nếu không thiên nhiên sẽ mệt mỏi vì chúng ta. Trái đất nóng lên. Băng tan. Nước biển dâng. Hạn hán. Cháy rừng. Bão tố. Động đất. Dịch bệnh…
Hai tác phẩm sắp xuất bản của vợ chồng nhà văn Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong
– Mỗi năm, vợ chồng tôi đều về Ý ít nhất một lần. Nhưng đây là chuyến về bão táp nhất. Dịch bệnh lan tràn khắp mọi nơi, các đường bay quốc tế bị cấm hay hủy chuyến. Cảm giác như chiến tranh lan rộng. Nỗi sợ tràn ngập suốt hành trình. Đến sân bay Roma, tôi có cảm giác như nước Ý đang bị chiếm đóng. Hàng quán đóng cửa, nhân viên an ninh nhiều hơn hành khách vì lệnh phong tỏa. Họ kiểm tra ai đi, ai đến, mọi người đều phải có giấy tờ xác nhận nhân thân và lý do di chuyển.
Chuyến đi khẩn cấp, tôi không có quà gì cho vợ ngoài trái tim và ước mong đến nơi an toàn, nếu không, mọi nỗ lực đều vô ích. Hành trang là một ít sách tiếng Việt và tiếng Ý mua đã lâu mà chưa kịp đọc, vài ký sả, gừng, chanh và một số khẩu trang, nước rửa tay, thuốc súc họng mà tôi được bạn bè tặng hay mua để mang qua tặng bạn bè, hiện nay rất khan hiếm ở Ý.
* Ông có phải bỏ dở những dự định ở Sài Gòn khi chọn trở lại Ý vào lúc này?
– Ở Sài Gòn, hiện chúng tôi có hai quyển sách sắp in: tái bản Một phút tự do của Elena (nguyên tác tiếng Ý: Un istante di libertà) và tiểu thuyết Trò chuyện với thiên thần của tôi, viết về những tai họa thế giới và giấc mơ Việt Nam. Tôi nghĩ, Trò chuyện với thiên thần nếu in lúc này là phù hợp vì bệnh dịch, ô nhiễm, trí thông minh nhân tạo và những vấn nạn thế giới được viết trong sách. Tiểu thuyết này tôi viết trong sáu năm, dày 500 trang. Chúng tôi còn muốn in một bản dịch Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du) sang tiếng Ý, đã dịch xong, dự kiến in song ngữ.
“Tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ bằng sự im lặng của nhà hiền triết”
* Mới đây, nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) có bài viết, đại khái rằng văn học “yếu đuối, cô độc và bất lực” trước những vấn đề lớn của toàn cầu, của nhân loại. Ông nghĩ sao, thưa nhà văn?
– Văn học, theo tôi chỉ đưa ra những vấn đề chứ không phải giải quyết. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ về khả năng dự báo cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, mọi người chẳng ai nghe tiếng nói của nhà văn đâu. Nói “yếu đuối, cô độc và bất lực” cũng không sai. Trong tiểu thuyết Trò chuyện với thiên thần, tôi có viết: “Người ta bảo, tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ bằng sự im lặng của những nhà hiền triết. Vì khi trí thức im lặng hay không còn không gian để lên tiếng thì xã hội bắt đầu chông chênh, những sai phạm không còn ai dám chỉ ra. Hậu quả chỉ biết được sau khi mọi sự xáo trộn đã xảy ra, mà khi nhận ra thì quá muộn và quá nguy hiểm”.
Nhìn lại một số đổi thay chính trị lớn trong thế kỷ, tôi nghiệm ra một điều: nơi nào có sự tham dự tích cực của giới trí thức và văn nghệ sĩ yêu nước, yêu sự sống và can đảm đứng lên tranh đấu quyết liệt cho điều mình tin thì ở nơi đó, sự đổi thay mang lại ít bạo lực nhất và xã hội phát triển nhanh nhất.
* Nếu văn chương chỉ còn là sự giãi bày tự thân thì nhà văn cũng sẽ chỉ viết được những điều “quẩn quanh nhỏ bé”…
– Không có người viết nào thoát khỏi cá nhân của mình. Dù có hư cấu đến đâu, một chút người, một chút ta, cũng luôn có bóng hình ta trong đó. Với tôi, những câu chuyện có tính cách “quẩn quanh” thường được tôi viết dưới dạng tùy bút, truyện ngắn. Còn để nói lên những trăn trở về xã hội mình đang sống, dự báo hay nhận định, tôi sẽ chuyển qua tiểu thuyết, viết từ góc độ một nhân chứng, làm một kẻ quan sát và bình luận về những điều trông thấy, chiêm nghiệm.
* Có sự lựa chọn khiến con người phải tranh đấu. Nhưng cũng có sự lựa chọn là từ bỏ khi ta đã thấm thía cuộc đời này. Với ông, trong cuộc đời này, suy cho cùng ta cần lựa chọn gì, từ bỏ gì?
– Trong cuộc sống, có lẽ điều khó nhất là chọn lựa, vì chọn lựa điều này thì điều kia sẽ mất. Nhưng tôi cũng không muốn sống mà phải thỏa hiệp, mang mặt nạ, không thể sống như mình muốn mà phải sống như một kẻ khác.
Sống giả là một bất hạnh. Vì đến cuối đời, thế nào cũng có lúc ta phải tự hỏi mình, sao mình lại phải sống như thế, sao phải quay lưng hay chia lìa với một người mà mình không dám yêu, từ bỏ một cuộc đời mà mình không dám sống. Tại sao mình phải mất thời gian để sống một cuộc đời không mong muốn. Sống mà được “yêu ai cứ bảo rằng yêu, ghét ai cứ bảo rằng ghét” như Phùng Quán là thích nhất.
* Và theo ông, những điều gì mà một người đàn ông nhất định phải làm để gìn giữ tình yêu, hạnh phúc?
– Trong Trò chuyện với thiên thần, tôi viết đoạn đối thoại có thể thay câu trả lời: “Ba không có công thức. Ba cũng chẳng có câu trả lời về những vấn đề hạnh phúc trong hôn nhân. Nó trừu tượng, to lớn và phức tạp. Cách sống của ba là chia sẻ và đối thoại. Đến với nhau bằng tấm lòng chứ không phải chỉ vì toan tính, chỉ muốn dựa vào, mà không làm điểm tựa. Nói cách khác, ba và mẹ đến với nhau vì thấy có ai đó cần đến mình, để thấy mình hiện hữu và hiện hữu có ích. Tình cảm đó là hạt nhân yêu thương nằm trong mỗi chúng ta và nẩy mầm thành tình yêu.
Con biết không? Điều gắn kết hai con người, ngoài tình cảm ra còn có tiếng cười. Người nào có thể mang đến cho ta nụ cười thì ta khó mà buông bỏ họ…”.
* Cảm ơn ông đã chia sẻ.
BÙI TIỂU QUYÊN / PNO (thực hiện)
so ra măt Quan Văn chu đề TVD . SG thang 12.2018
Hop măt vns nhà Trương Vũ, Maryland 10.2015
Nguyen Huy Thiep, Nguyen Bao Sinh, Truong Van Dan
(Photo Phan Nguyen)
Truong Van Dan & Elena Utrillo truong
Trương Văn Dân & Phan Nguyên
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.