Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Đặng Xuân Hòa













Đặng Xuân Hòa
(1959 - ......) Nam Định
Họa sĩ








ĐẶNG XUÂN HÒA 


1978-1983: Tốt nghiệp khoa Hội họa trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội khóa XXI


Archivement:

Có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Singapore
Có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Malaysia






1959: -sinh ở Nam Định

1983: -Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội




TRIỂN LÃM

1988 : -Triển lãm trẻ tại Nga

1989 : -Triển lãm tại Lahabana- Cuba

1990: -TL nhóm “ The Gang of five” tạ Hà Nội

-TL nhóm “ Chân dung” tại 7 Hàng Khay , Hà Nội

1991: -TL nhóm tại Thanh Niên Gallery , TP. HCM

-TL nhóm “Uncorked Soul: Nghệ thuật đương đại Vietnam” Tại Plum Blossom Gallery, Hongkong.

1992 : -TL tranh trừu tượng tại Hoàng Hạc gallery , TP.HCM

1993: -TL nhóm “The Gang of Fine” tạI Turtle Key Arts Centre, London

-TL cá nhân tại Kousvitzky Art Gallery, Berkshire Community College, Fittsfield, Massachusetts, USA

-TL cá nhân tại Lilianimig Gallery, Boston, Massachusetts, USA

-TL cá nhân tại Blanchard Trust Gallery, ( continued )Emmeson Gallery, ( continued ) USA

-TL cá nhân tại Umberalla Centre For Arts Concorde, Boston, Massachusetts, USA

-TL cá nhân tại Gallery Soho, 568 Broadway, New York, USA



1994: -TL nhóm tại Red River Gallery, Hanoi

-TL nhóm tại “An Ocean A Past” vòng quanh nước Mỹ

1995: -TL 2 ngườI “Hai người bạn , hai phong cách”tại Galerie LaVong, Hong Kong

-TL nhóm tại “Rural Poetry” Cicada Gallery of Fine-arts, Singapore

-TL nhóm “The Gang of Five”, tại Galerie La Vong, Hong Kong

-TL nhóm ‘Color of Country”, tại The 19 Gallery, Hanoi

-TL cá nhân tại Mai Gallery, Hanoi

1998: -TL nhóm “Vietnam thế kỷ 20: Plastic and Visual Arts From 1925 To Our Time”, Brussels,Belgium

( Organised by European Union )

-TL nhóm Cultural Centre, Buenos Aires, Argentina

-TL nhóm tạI Meridial International Center, Washington DC, USA

-TL nhóm tại Gallery Simyo, Seoul, Korea

-TL nhóm “Art Expo’ 2000”, Geneva, Switzeland

-TL nhóm“The Images From Vietnam”, Atrium Gallery, Sofitel Hotel, Melbourne, Australia

TL nhóm “Euro Art’2000”, Barcelona, Spain

2001: -TL nhóm “Contemporary Artists Vietnam Part I”, The Artists’ Space, Concorde Hotal

Shan Alam, Selangor, Malaysia

-TL cá nhân “Day by Day” Gallery 55, Bangkok, Thailand

-TL nhóm tại King’s Road Gallery, London, UK

2002: -TL nhóm “Contemporary Artists Vietnam Part II”, the Artists’ Space, Concorde Hotal Sha Alam

Selangor, Malaysia

-TL nhóm “Where The Rivers Meet” Vietnam Cultural Festival, Luxembour & Continued in

Univercity Libre de Bruxellers, Brussels, Belgium .

-TL cá nhân “Human Object” tạI Sofitel Metropol Hotel Hanoi

2003: -TL nhóm Contemporary Vietnamese Art, Calvin Charles Gallery, Scottsdale, AZ

2004: -Art Singapore 2004

-TL nhóm :“ Nghệ thuật Việt Nam hôm nay”, Đại sứ quán VN tổ chức tại Wash.DC , USA 

2005: -TL nhóm “Vietnam Now”, tại Billy King Art Gallery, Seattle, USA

-Art Singapore 2005

-TL nhóm tại Miami, Miami Beach

2006: -TL nhóm “Rồng và bướm” tại Roma, Italy

-TL nhóm tại Art Miami, Miami Beach

-Art Singapore 2006

-TL nhóm “Cái nhìn đương đại”, New York

2007: -TL nhóm giao lưu nghệ thuật Việt – Hàn

-TL nhóm “The Big Picture Show” tại Bảo tàng nghệ thuật Singapore

-TL nhóm tại Art Miami, Miami Beach

-Art Singapore 2007

2008: -Đấu giá tại Sotheby’ s “Modern and comtemporary Southeast Asian Painting” tại Hong Kong

-TL cá nhân “Họ Và Tôi” tại Maya Gallery, London, UK

-Art Singapore 2008

2010: -TL nhóm Genesis tại London



ĐẤU GIÁ:

2007: -Đấu giá tại Borobudur “Southeast Asian Contemporary” - Singapore

2008: -Top 12 Đấu giá tại Sotheby’ s “Modern and comtemporary Southeast Asian Painting”

- Hong Kong

- Đấu giá tại Christin -Hong Kong

- Đấu giá tạI Borobudur Auction “Southeast Asian Contemporary” - Singapore

- Top 10 Đấu giá tại Larasati- Southeast Asian Art - Amsterdam. EU

2009 : -Đấu giá tại Larasati – Singapore

2011: -Triển lãm cá nhân tại Eight Gallery, Thành phố Hồ Chí Minh





HIỆN TẠI:

Sống và làm việc tại Hà Nội

Hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam




SƯU TẬP:

-Có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

-Có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Singapore

-Có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Malaysia 


Đại diện của thế hệ họa sỹ trẻ Việt Nam những năm 1990, sau Đổi mới, Đặng Xuân Hòa đã chấm dứt những ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tượng và tìm về những giá trị truyền thống. Họa sỹ luôn tự đặt mình vào những mối quan hệ xã hội rộng rãi, những khắt khe khi thay đổi trong sáng tác nếu chưa tìm thấy một cách thể hiện có chất lượng nghề nghiệp.Hoà có cả nề nếp văn nhân thành Nam và sự bần hàn trong nhiều năm.Chân dung, con người và đồ vật là hai chủ đề của họa sỹ.Tình cảm nằm ở nhát bút, không nằm ở sự diễn đạt đối chiếu nhân vật. Mỗi đối tượng thường được vẽ nhiều lần từ ký họa, tả chân kỹ lưỡng, đến thể hiện bằng sơn dầu; lúc vẽ có mẫu,lúc vẽ theo trí nhớ. Ở cả vẽ hình riêng lẻ lẫn kết cấu tổng thể, họa sỹ có năng lực lược giản và đẩy sâu. Tính chất thô mộc của đời sống thế tục, ưa vẽ mỹ miều của trng trí và tự nhiên, sự ít quan tâm đến các biến cố tại chỗ của lịch sử trở thành mạch ngầm xuyên suốt trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ cổ chí kim. Đặng Xuân Hoà có một vị thế trong dòng chảy này.

Đặng Xuân Hòa là họa sĩ có bản năng hội họa khá mạnh. Tranh của Hòa đôi khi như một vũ điệu cuốn hút bởi hình và màu, tạo cảm giác một lối vẽ khá thoải mái, ít phải cân nhắc, nhiều tính trang trí. Anh thường sắp đặt các môtíp của mình hỗn độn, ngẫu hứng, trong một không gian phi trật tự, kể cả bóp méo hình, giống như cảm xúc thơ ngây của trẻ em. Nhìn chung, tranh của Hòa có bảng màu tinh tế, phong phú, cuốn hút thị giác. Đặng Xuân Hòa có sức vóc để tiếp nhận những ảnh hưởng mà anh ta ưa thích. Sự ảnh hưởng đối với anh luôn có nghĩa là sự tiêu hóa và đồng hóa. Tranh tĩnh vật của anh có vẻ thiên về tính trang trí, nhiều màu sắc rực rỡ, thì tranh chân dung tự họa lại mang tính biểu cảm, đôi khi rất gần với lối tự họa của Bùi Xuân Phái hay Van Gogh. Những năm 97-99, ngôn ngữ hội họa của Đặng Xuân Hòa có những thay đổi nhất định. Hình và màu đều giản lược đi, nghiêng về phía biểu cảm nội tâm (“Đứa trẻ lang thang”, “Mẹ con”, sd, 1997). Có lúc anh giản hóa tới mức dùng rất ít màu và nét, như ở các bức “Ngày xanh”, “Ngày đen”, “Tự họa”, vẽ gần đây nhất, năm 1999. Các tác phẩm này viền hình đậm, có gam màu đơn bạc, ảm đạm, vừa gợi nhớ thời kỳ lam của Picasso, vưà quay về với mỹ cảm sơ khai.



































































Họa sỹ ĐẶNG XUÂN HÒA
Tranh bút phớt trên toan của Đinh Quang Tỉnh (0,40 x 0,50)


Hoạ sĩ Đặng Xuân Hoà nổi danh rất sớm. Anh là một trong những họa sỹ trẻ do mến mộ họa sỹ Thành Chương nên tham gia minh họa cho Báo Văn Nghệ (Hội Nhà Văn Việt Nam), góp phần tạo nên một diện mạo riêng cho phong cách mỹ thuật của tờ báo uy tin này. Đặng Xuân Hòa có nét tài hoa, khéo léo riêng, sự nhạy cảm khi quan sát hình thể riêng lẻ, khả năng truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Vì thế, tranh của anh lúc nào cũng có bề mặt rất hoàn chỉnh, còn màu sắc thì luôn hấp dẫn với xúc cảm thẩm mỹ tinh tế.
Khi mới ở 20 tuổi, hoạ sĩ đã có dáng vẻ già dặn. Việc tiếp xúc và học hỏi các hoạ sĩ lớp trước như Việt Hải, Trần Lưu Hậu, dịch giả Dương Tường...đã ảnh hưởng đến sáng tác của Đặng Xuân Hoà: Ngôn ngữ biểu hiện - trừu tượng, trong sự trùng lặp, lại đan xen các mô típ quen thuộc, trong tinh thần hướng về truyền thống. Nét vẽ đẹp vừa khéo léo đạt đến độ biểu cảm và tính chân thực của tác phẩm - Chân dung NSND. Nguyễn Trọng Khôi là một thí dụ…
Bước vào nghề đầu những năm 1980. Ở tranh chân dung, Đặng Xuân Hòa vừa muốn tô vẽ vẻ đẹp tròn trặn của từng cá tính, vừa muốn gợi ra sự méo mó của từng số phận. Ở các tranh khác, anh sử dụng hàng loạt các mô típ như: cá, mèo, phướn nhà chùa, đồ gốm, hoa cỏ... thay đổi nhiều chiều trên không gian gần như phẳng, chỉ có sắc độ màu thay đổi, gợi tính đa chiều.
Trong những năm qua, Đặng Xuân Hoà liên tục tham gia các cuộc triển lãm lớn nhỏ, trở thành một đại diện tiêu biểu của hội hoạ đương đại Việt Nam.
Tác phẩm “Ghế đỏ” của Đặng Xuân Hòa đã gây sự chú ý của công chúng và đồng nghiệp trong thời gian vừa qua.
Ghế đỏ chỉ là một cái cớ, bởi vì bức tranh không chỉ nhắm vào cái ghế. Cái ghế chỉ là một của nhiều vật khác trong bức tranh. Thậm chí, cái ghế đó có quá ít chi tiết, nằm dạt qua một bên, và sắc màu hòa lẫn như trở thành một phần của cái nền đỏ của bức tranh. Có muốn nó trở thành vật chính, cũng khó mà áp đặt được. Thế thì tại sao bức tranh lại đặt tên là “Ghế Đỏ”? Bởi vì cái tên ghế đỏ được dùng như một điểm khởi đầu để dẫn người xem vào bức tranh. Là một vật lớn nhất, nên nhất thời tạo chú ý đến người xem, nhưng sau đó vì thiếu chi tiết, mắt người xem sẽ bỏ qua và lướt đến đến những vật kế bên.
Hình thù của các vật thể được giản lược tối đa, dùng chỉ những nét thẳng và cong đơn giản. Hình khối của vật thể cũng được thể hiện một cách vừa đủ để nhận dạng, với sự pha trộn một ít tính chất của trường phái lập thể. Sự rời rạc của các vật thể cũng làm tăng lên sự tương tác của màu sắc. Sự vừa đủ để nhận dạng này có công dụng làm người xem có một cái khung sườn để liên hệ, và do đó, giữ được sự chú ý của người xem. Tuy nhiên, tất cả chỉ là một cái cớ, một cây cầu với người xem, bởi vì mục đích chính của nhà hoạ sĩ là tấu lên một bản nhạc màu sắc. Nền đỏ, phụ họa bởi màu cam tạo cảm giác năng động. Những chấm phá vuông xanh, màu lạnh dưới đáy tạo nên một nhịp điệu lên xuống vui tươi. Bên trên chứa đựng nhiều cách điệu chi tiết hơn để thoả mãn kích thích màu sắc với mắt người xem. Ghế đỏ, đơn giản, là một bức tranh màu sắc vui tươi, lạc quan.
Tôi vẽ chân dung họa sỹ Đặng Xuân Hòa bằng chất liệu bút phớt trên toan trong loạt tranh chân dung các nghệ sỹ: Nguyễn Trọng Khôi, Thái Bá Vân, Doãn Hoàng Giang… 

Vũ Thanh Nhàn BT















Ở giữa (In the middle), Đặng Xuân Hòa, sơn dầu trên vải






ĐẶNG XUÂN HÒA – TRANH TRỪU TƯỢNG

Khai mạc: 18h ngày 7. 10. 2011
Từ 7. 10 đến 7. 11. 2011
Eight Gallery (mở cửa thứ Ba đến Chủ nhật, đóng cửa thứ Hai)
Tòa nhà Lafayette, số 8 Phùng Khắc Khoan, Q.1, Tp.HCM



Đặng Xuân Hòa là họa sĩ thành danh sau “Đổi mới”. Anh theo đuổi chất liệu sơn dầu trong gần 30 năm.

Bắt đầu sự nghiệp vào đầu những năm 90 với loạt tranh có tên Những đồ vật của con người, (Human objects) anh được đồng nghiệp chú ý. Nhiều gallery cũng như những nhà sưu tập nổi tiếng trong nước, trong khu vực Châu Á và thế giới có tranh của anh.

Khoảng 10 năm sau, đề tài xã hội được anh quan tâm và thích thú với qũy thời gian khá dài cùng với loạt tranh chân dung, tự họa và đời sống của con người Việt Nam đương đại. Thời kỳ này một số tác phẩm của anh đã rất thành công trong cách nhìn mới, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Anh có mặt trong các cuộc đấu giá từ năm 2005 đến nay bởi các nhà đấu giá nghệ thuật như Sotheby, Christie, Borobudur, Larasati.

Năm 2008, giữ vị trí thứ 12 trong Top 30 nghệ sĩ bán tranh đắt giá nhất Đông Nam Á (Top 30 Southeast Asian artists in 2008) (tổng kết từ hai nhà đấu giá Sotheby và Christie) và Top 10 của nhà đấu giá Larasati (phần đấu giá nghệ thuật Đông Nam Á đương đại) (Southeast Asian Mordern & Comtemporary) tại Amsterdam.

Lần này xuất hiện tại Eight Gallery với loạt tranh trừu tượng, họa sĩ đưa đến cho người xem một cái nhìn khác về đời sống xã hội.

Hiện anh là thành viên hội đồng tư vấn nghệ thuật của tổ chức International Artists in Residencies Program (VAAT-Singapore).

Họa sĩ đang sống và làm việc tại Hà Nội.

Có tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ Thuật Singapore, và Bảo tàng Mỹ Thuật Malaysia.



*


Ra ngoài !(Get_out!), Đặng Xuân Hòa, sơn dầu trên vải



Đặng Xuân Hòa – Con đường tới trừu tượng

Loạt tranh này của Đặng Xuân Hòa liên quan đến sự ra đời của Eight Gallery – số 8 Phùng Khắc Khoan, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10. 2010, chúng tôi ra Hà Nội gặp Đặng Xuân Hòa để mời anh làm triển lãm cá nhân trong dịp khai trương Eight Gallery. Chúng tôi chọn anh vì tài năng và tăm tiếng của anh và cũng bởi anh là người bạn thân đã 20 năm gắn bó… Nhưng thật bất ngờ, Đặng Xuân Hòa từ chối. Anh cần thêm thời gian và muốn dấn thân vào thách thức mới – hội họa trừu tượng.

Sau ba tháng chờ đợi, chúng tôi gặp lại nhau tại xưởng vẽ của anh. Hà Nội những ngày đầu năm 2011, mưa và lạnh… Đó là hai bức tranh trừu tượng đầu tiên của Hòa, còn tươi rói và thơm mùi sơn. Anh vui vì công việc bắt đầu trôi chảy sau nhiều ngày chuẩn bị. Rồi tiếp theo là cả một loạt tranh với phong cách mới mà anh đặt tên là City for you (Thành phố của bạn). Những bức tranh vẽ sau dường như vào mạch, một dòng chảy thanh thoát, đằm sâu!

Bức Sắc đêm còn dấu vết của cái nhìn từ trên cao xuống một thành phố ban đêm với các ô cửa sáng đèn như được nhìn qua cửa sổ máy bay. Và cảnh quan mờ dần trong các bức Trắng gần,Trắng xa để rồi hoàn toàn trừu tượng ở các bức khác, đúng như Paul Klee nói: “Chỉ có tựa đề của các bức tranh khiến cho những bố cục ấy có ý nghĩa cụ thể”.

Con đường tới trừu tượng của Đặng Xuân Hòa có lẽ đã khởi đi từ những giai đoạn trước, khi tư duy sáng tạo của anh không lệ thuộc quá nhiều vào hình ảnh sự vật, khi bản thân các đối tượng hội họa rất biểu hình ấy đã có một bố cục xô lệch, phi hiện thực trong tranh anh. Sự vật chỉ là những dạng thức tượng trưng để anh thể hiện chất liệu và đặc tả màu sắc. Trong loạt tranh trừu tượng này, những bức Cùng đến, Về hai phía, Ở giữa, Ra ngoài… thực sự là những vũ điệu của chất liệu sơn dầu và của màu sắc, khiến ta liên tưởng đến các tác phẩm rực rỡ của Mark Rothko.

Một bức tranh đẹp và hoàn chỉnh về bút pháp trừu tượng có thể tràn ngập chuyển động, tràn ngập tiết tấu như các tác phẩm của Jackson Pollock hay Wassily Kandinsky, mà cũng có thể yên tịnh, lặng lẽ, chỉ có những mảng hòa sắc lớn choán toàn bộ khung tranh. Đặng Xuân Hòa đã chọn một phong cách trừu tượng giản dị và trầm mặc, những không gian nền mờ ảo và biểu cảm, tạo nhịp điệu bằng các vệt màu kẻ thẳng viền đen – những vật thể mảnh và dài được sắp đặt, hoặc dọc ngang song song với các cạnh của bức tranh, hoặc nghiêng, chéo, gợi tả một khung cửa, một ngôi nhà hay một ám thị về cái nhìn. Tái hiện trong nhiều bức tranh, vật thể tượng trưng ấy như chủ đề của một tác phẩm âm nhạc phức điệu, đòi hỏi người xem phải theo đuổi và nắm bắt. “Hình họa càng thuần khiết, nghĩa là nếu chúng ta càng chú trọng đến dạng thức thể hiện đồ họa, thì bộ khung hiện thực của những vật thể thấy được càng mờ đi” (Paul Klee)

Cũng như các họa sĩ tiền bối và bạn bè, con đường dẫn đến hội họa trừu tượng chưa bao giờ dễ dàng và bằng phẳng. Có nhiều lý do để Đặng Xuân Hòa và các họa sĩ khác dấn thân vào hội họa trừu tượng. Đời sống cảnh quan thay đổi. Tâm trạng thay đổi. Công chúng của nghệ thuật thị giác cũng thay đổi…

Dĩ nhiên, con đường dẫn đến hội họa trừu tượng không phải là tất yếu cho mọi họa sĩ, và có thể cũng không phải là tất yếu cho Đặng Xuân Hòa. Nhưng câu hỏi dành cho tất cả chúng ta – người vẽ tranh và người xem tranh – “Tại sao trừu tượng?”, Paul Klee đã trả lời: “Nghệ thuật không tái tạo những gì chúng ta nhìn thấy mà khiến cho sự vật được nhìn thấy. Bản chất của hình họa, một cách hợp lý, dẫn thẳng tới trừu tượng”.

Tháng 9. 2011
Trần Hậu Tuấn



*

Bài liên quan:








































































































Đạng Xuân Hòa & Phan Nguyên












Trở về






Chân Dung Văn Nghệ Sĩ 
Danh Sách Tác Giả

Emprunt Empreinte






MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.