Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Nhượng Tống (1906 - 1949)

 








Nhượng Tống
(1906 - 8/9/1949)

Hoàng Phạm Trân
Nhà văn, Nhà Thơ, Nhà báo, Dịch giả
Nhà hoạt động cách mạng











Nhượng Tống: Anh ngã, mình sa giữa lưới ngờ!



Vũ trụ tan trong mắt lệ mờ!
Lao đao ngồi tựa gốc cây xưa,
Như trong mây khói, như trong mộng,
Anh ngã, mình sa giữa lưới ngờ!


Nhượng Tống
Xuân Biệt, Hà Nội Tân Văn, 26.3.1940.






-”1949, Nhượng Tống đã bị ám sát tại phố Chợ Hôm, Hà Nội. Quốc gia mất đi một chiến sĩ cách mạng chân chính, một văn thi sĩ lỗi lạc tài ba.”
(Hoàng Văn Ðào (1957) Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guyan Sống Mới, Sài Gòn.)

-”Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân là sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Ðảng,... bị thanh toán bằng một viên đạn súng Colt ở Chợ Hôm, Hà Nội năm 1949.”
(Phan Lạc Phúc (1968) Chiêu niệm Nhượng Tống, Tiền Tuyến, Sài Gòn.)

-”Ông là một nhà văn tài hoa, lãng mạn và rất sở trường về dịch thuật... Ông dịch rất tài tình.”
(Vũ Ngọc Phan (1940) Nhà Văn Hiện Ðại, V, trang 1193) 

Lịch sử văn học Việt Nam luôn luôn chồng chéo với các biến động của lịch sử dân tộc. Nhà văn nhà thơ một thời cũng là những sĩ phu, hay đúng ra, từ suốt ngàn năm thuộc Tàu và non trăm năm thuộc Pháp, lúc nào ta cũng có những cây bút hào kiệt, những nhà thơ chính khí; mặc dầu bên dòng sông cuồn cuộn của nhân sinh, giới cầm bút cũng thiếu gì những eo xèo của thế sự, những tầm tầm của ái ố tróc phọc? Từ Ðông Kinh Nghĩa Thục tới trước Thế Chiến Thứ Hai, giữa ảnh hưởng của thuyết Tam Dân và các phong trào Bài Thực, bên cạnh các chủ nghĩa lãng mạn, tả thực, Thơ Việt vẫn rực sáng với những Chiêu Hồn Nước của Phạm Tất Ðắc, Hai Chữ Nước Nhà của Trần Tuấn Khải, Thề Non Nước của Tản Ðà hay Cảm Ðề Lịch Sử của Nhượng Tống:




Ba xứ non sông một giải liền,
Máu đào xương trắng điểm tô nên.
Cơ trời dù đổi trò tang hải,
Mặt đất chưa tàn nghiệp tổ tiên.
Có nước có dân đừng rẻ rúng;
Muốn còn muốn sống phải đua chen.
Giựt mình nhớ chuyện nghìn năm cũ;
Chiêm , Lạp xưa kia vốn chẳng hèn. 

(Khóc Nguyễn Thái Học)

Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng.
Thương đời không lẽ đứng mà trông.
Quyết quăng nghiên bút xoay gươm súng,
Ðâu chịu râu mày thẹn núi sông.
Người dẫu chết đi, lòng vẫn sống,
Việc dù hỏng nữa, tội là công.
Nhớ anh nhớ lúc khi lâm biệt;
Cười khóc canh khuya chén rượu nồng.


(Nhượng Tống)





Thi sĩ Nhượng Tống tên thật là Hoàng Phạm Trân (1906-1949), sinh tại làng Phú Khê, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh, xuất thân từ một gia đình Nho giáo, tinh thông Hán học, là dịch giả nổi tiếng các tác phẩm văn học Trung Quốc: Tây Sương Ký (1942), Ly Tao (1943), Thơ Ðỗ Phủ (1944), Nam Hoa Kinh, Ðạo Ðức Kinh, Hồng Lâu Mộng, Sử Ký Tư Mã Thiên (1945)... Ông viết cho nhiều báo: Khai Hóa (1921) và các báo tranh đấu trong thời gian 1929-1930 như: Nam Thành, Hà Nội Tân Văn, Thực Nghiệp Dân Báo...

Năm 1925 cùng nhà giáo Phạm Tuấn Tài thành lập Nam Ðồng Thư Xã dịch nhiều sách của Lương Khải Siêu, Tôn Văn, (Hồn Cách Mạng, Tam Dân chủ nghĩa), hai năm sau, ngày 25 tháng 12, 1927, cùng sinh viên Sư Phạm Nguyễn Thái Học (1907-1930), Phó Ðức Chính (1907-1930), Ðoàn Trần Nghiệp (tức Ký Con) (1908-1930)... thành lập Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Chương trình hoạt động là công khai ủng hộ thợ thuyền trong các cuộc biểu tình và tổ chức các lớp dạy Quốc ngữ, liên kết với giới tư sản, sinh viên học sinh, và cả nông dân trong vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã; chẳng bao lâu thanh thế lên như sóng triều, nên bị thực dân Pháp và tay sai chú trọng diệt trừ.

Năm 1929, Nhượng Tống vào Huế gặp cụ Phan Bội Châu, khi trở ra Hà Nội bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Ðảo 6 năm. Ra tù, bị quản thúc tại quê nhà, ông làm nghề thăm bệnh, bốc thuốc và người ta lại thấy tên ông xuất hiện trên làng văn làng báo. Năm 1940, ông xuất bản tiểu thuyết Lan Hữu, Nguyễn Thái Học (Hồi Ký 1945). Từ năm 1947, Nhượng Tống trở lại chính trường tại Hà Nội, nhưng sau đó vào năm 1949 lại sống lặng lẽ với cửa hàng thuốc Bắc. Sinh thời ông được xem là một thi sĩ tài hoa, một dịch giả có tài, (trong Lục Tài Tử của nền văn hóa Trung Quốc, ông đã dịch hết 5), mà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã viết, “Lời tựa của Lý Trác Ngô có lẽ không nên có, cả lời phê Thánh Thán có lẽ cũng thừa... Duy có lời dịch của Nhượng Tống thực là nên có... (Ðọc Mái Tây).”

Tháng 09, 1949, tin Nhượng Tống bị ám sát chết khiến dư luận rúng động.

Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, một đảng viên Quốc Dân Ðảng, từng là tổng bí thư QDÐ Nam Cali, viết thuật lại như sau trong cuốn “Về những kỷ niệm quê hương:

“Nhượng Tống vẫn sống bằng nghề thầy lang và có cửa hiệu thuốc Bắc tại số 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội. Ngày định mệnh xảy ra khi khoảng 8 giờ sáng, Nhượng Tống vừa chơi tổ tôm về, đã định đi nghỉ thì có một đứa trẻ đến xin đi thăm bệnh cho người bố. Ông cùng đứa trẻ đi bộ chỉ mới cách nhà hơn 300 thước thì có một người cỡi xe đạp lại gần, bắn qua gáy chết. Cũng Nguyễn Thạch Kiên viết thì các đảng viên QDÐ sẽ bị tử hình nếu cộng tác với Pháp, hay tay sai của Pháp, mà Nhượng Tống lại đã cộng tác với Tổng trấn Bắc Hà là ông Nghiêm Xuân Thiện, và do đó đã bị khai trừ khỏi đảng trong một phiên họp tại nhà ông Ngô Thúc Ðịch, bí thư trưởng, có mặt các đảng viên trong Thị Bộ Hà Nội. Từ đó, nội bộ Quốc Dân Ðảng trở nên mâu thuẫn, phân cực. Vẫn theo Nguyễn Thạch Kiên, mộ nhà thơ Nhượng Tống ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, vì ông là con nuôi một nhà họ Bùi ở phủ này.” (Nguyễn Tà Cúc (1996), Nhượng Tống, Khởi Hành số 1.)

Riêng tác giả Hoàng Văn Ðào, người gia nhập Quốc Dân Ðảng từ năm 1927, sáng lập chi bộ Thanh Hóa từ đó, và là tác giả cuốn “VNQDÐ - Lịch sử Ðấu tranh Cận đại,” thì thủ phạm hạ sát nhà thơ Nhượng Tống tên là Nguyễn Văn Kính, một tay sai của kẻ thù. Kính cùng Bùi Tiến Mai, Ðội Dương, Thị Nhu, Thị Uyển, tay sai của Pháp và cộng sản, được gài vào đảng để phá hoại. Kính lấy bí mật trong đảng cho mật thám Pháp, Mai đánh cắp danh sách các cấp lãnh đạo, Ðội Dương dắt mật thám về bao vây làng Võng La khi các đảng viên cao cấp QDÐ đang họp, Thị Nhu, Thị Uyển theo dõi báo cáo tông tích của đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Kính đã đền tội khi Ký Con, trưởng ban đặc vụ đã cho thi hành lệnh tổng bộ, bắn y chết tại Sở Thú Hà Nội.

Hơn 60 năm đã trôi qua, vụ ám sát tác giả bài thơ “Cảm Ðề Lịch Sử” vẫn còn là nghi án. Lịch sử ta có rất nhiều vụ ám sát thủ tiêu tương tự. Lạ thay đất nước đã gọi là hòa bình mà công lý thì chưa thấy làm sáng tỏ một vụ nào. Và cũng lạ thay, trong bài “Xuân Biệt,” Nhượng Tống đã làm một câu thơ tả người bị bắn ngã, (chỉ bằng mũi tên ẩn dụ của ái tình) mà giống như tình trạng cái chết của chính ông: “Anh ngã, mình sa giữa lưới ngờ!”


Tổng hợp từ:

Hoàng Văn Ðào (1957): Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guyan;
Phạm Thanh (1959): Thi Nhân Việt Nam Hiện Ðại;
Trần Tuấn Kiệt (1967): Thi Ca Việt Nam Hiện Ðại. Từ Ðiển Văn Học Việt Nam, Bộ Mới, 2000.
Tà Cúc (1996): Ai giết Nhượng Tống?


Nguồn:













Nhượng Tống, một số phận kỳ lạ

Kiều Mai Sơn



Cuốn sách Nhượng Tống - bi kịch con người giữa những xung đột của thế kỷ XX của tác giả Yên Ba vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành là một chuyên khảo đáng chú ý.

Nhà dịch thuật kỳ tài

Cuộc đời hơn 40 năm sống trên cõi thế của Nhượng Tống (tên thật Hoàng Phạm Trân) ghi dấu ấn riêng trong nửa đầu thế kỷ 20.

Trước hết, Nhượng Tống là một trí thức yêu nước. Ở tuổi 20, khi đất nước VN đã mất chủ quyền và trở thành thuộc địa của nước Pháp thực dân, ông đã cùng những trí thức trẻ đương thời sáng lập Việt Nam quốc dân đảng để đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, những thủ lĩnh của phong trào người bị chém đầu, người bị lưu đày ra tận Côn Đảo. Nhượng Tống chịu án 5 năm lưu đày cấm cố ngoài biển khơi, rồi chịu tiếp 5 năm quản chế tại quê nhà. Trong thời gian bị quản chế, với vốn kiến thức Hán học, ông trở thành dịch giả tài hoa, đã dịch và xuất bản 5 tác phẩm trong “Lục tài tử thư” của văn học sử kinh điển Trung Hoa là: Nam hoa kinh (Trang Tử), Ly tao (Khuất Nguyên), Sử ký (Tư Mã Thiên), Thơ Đỗ Phủ và Tây sương ký (Vương Thực Phủ). Đây là những tác phẩm đồ sộ của văn học sử kinh điển Trung Hoa, qua ngòi bút dịch thuật kỳ tài của Nhượng Tống đã đến với bạn đọc bằng một văn bản tiếng Việt “duyên dáng, uyên bác và đẹp đẽ” như đánh giá của Yên Ba.

Nhượng Tống còn là tiểu thuyết gia với tác phẩm duy nhất mang tên Lan Hữu được Lưu Trọng Lư giới thiệu là “cuốn tiểu thuyết tình không hơn, không kém” và “cuốn sách của mọi người”, “tác giả đã cho nó một sức mạnh huyền diệu khiến cho ta không thể ngừng lại ở một quãng nào ở trên quyển sách”.

Cuộc đời Nhượng Tống bị bao phủ bởi rất nhiều những tồn nghi, còn với sự nghiệp văn chương của ông, sự đánh giá khá khác biệt

Yên Ba

Nhưng đúng như tác giả Yên Ba viết: “Cuộc đời Nhượng Tống bị bao phủ bởi rất nhiều những tồn nghi, còn với sự nghiệp văn chương của ông, sự đánh giá khá khác biệt”. Cho đến nay, trong các bộ giáo trình văn học sử Việt Nam được giảng dạy ở các trường đại học đều không nhắc đến tên tuổi và vị trí của Nhượng Tống dù dưới bất cứ phương diện nào: một tiểu thuyết gia hay dịch giả, đó là chưa nói đến một nhà văn hóa. Tuy nhiên, qua dòng chảy thời gian hơn 70 năm qua, khi sương đầu ngõ đã tan, mây cuối trời đã vén, những đóng góp của tổ chức Việt Nam quốc dân đảng được lịch sử đánh giá khách quan, nhiều thủ lĩnh của tổ chức này như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp... là những người đã hiên ngang lên đoạn đầu đài để tạo nên “Tiếng thét Yên Bái” thì những tác phẩm của Nhượng Tống - Hoàng Phạm Trân cần được đánh giá công tâm, khách quan.

Xóa đi lớp sương mù

Tác giả Yên Ba đã đồng cảm với người khuất bóng qua hơn 300 trang sách được chia thành 3 phần: Nhượng Tống - bí ẩn và bi kịch; Những “tài tử thư” của Nhượng Tống; và Nhượng Tống - một con người tài hoa.

Trước những tư liệu ít ỏi đến kinh ngạc về số phận một con người được tác giả cho là “kỳ lạ vào hàng bậc nhất trong lịch sử văn học hiện đại nước Việt”, Yên Ba đã đi tìm Nhượng Tống. Từ cái duyên chơi sách để “từ sách đi tìm người”, Yên Ba đã thấy ở Nhượng Tống “một người hoạt động chính trị lão luyện từ khi còn rất trẻ, bản thân tự nếm trải qua vô vàn những biến cố lay trời chuyển đất trong lịch sử dân tộc”. Cuốn sách ra đời giúp bạn đọc có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về Nhượng Tống - Hoàng Phạm Trân.

Sinh tại làng Phú Khê, huyện Ý Yên (Nam Định), ở tuổi 20, Hoàng Phạm Trân với bút danh Nhượng Tống là một trong những lý thuyết gia của Việt Nam quốc dân đảng. Chính ông là người góp phần quan trọng đưa lý thuyết “Tam Dân chủ nghĩa” của Tôn Trung Sơn từ Trung Quốc về Việt Nam và sau đó trở thành tôn chỉ của Việt Nam quốc dân đảng. Dù tổ chức yêu nước này chủ trương bạo động nhưng Nhượng Tống lại giữ quan điểm khá ôn hòa. Chính vì vậy, trước khi Việt Nam quốc dân đảng khởi sự bằng cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã có dự định thủ tiêu Nhượng Tống và Vũ Hiển - một thành viên cùng quan điểm ôn hòa với ông. Tư tưởng này còn tiếp tục thể hiện ở cuốn sách Hỗ trợ thảo luận được Nhượng Tống hoàn thành tháng 9.1943 và nhà in Tân Việt phát hành năm 1945. Chỉ tiếc rằng những xung đột và biến động chính trị từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 khiến Nhượng Tống trở thành phần tử đối lập khi ông làm Bí thư cho Nguyễn Hải Thần - lãnh tụ Việt Nam cách mệnh Đồng minh hội (1945 - 1946), tiếp đó là làm cố vấn cho Tổng trấn Bắc Kỳ Nghiêm Xuân Thiện (1948 - 1949). Nhượng Tống đã ra đi một cách bí ẩn trong cuộc ám sát năm 1949 mà đến nay, theo Yên Ba, các nhà nghiên cứu chưa xác quyết “thủ phạm là ai”.

Qua chuyên khảo này, bạn đọc lần lượt xóa đi những lớp sương mù và tồn nghi về cuộc đời Nhượng Tống. Qua lời kể và xác nhận của người con gái duy nhất của nhà văn Nhượng Tống, là nhà giáo Hoàng Lương Minh Viễn, với tác giả Yên Ba, bạn đọc được biết Nhượng Tống - Hoàng Phạm Trân sinh năm 1906 (Bính Ngọ) chứ không phải niên biểu 1897 hay 1904 như trước đây. Đặc biệt, qua thông tin trên tờ báo Cải tạo số 67 (ra ngày 10.9.1949) và số 68 (ra ngày 17.9.1949), tác giả Yên Ba đã xác định chắc chắn ngày mất của Nhượng Tống là 8.9.1949, chứ không còn mơ hồ như trước đây.



















Nhượng Tống trên 
Thi Viện


Nhượng Tống (1906-1949) là dịch giả tài hoa, nhà cách mạng, nhà thơ, nhà văn, tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ngoài ra ông còn dùng bút hiệu Mạc Bảo Thần, Hoàng Kiếm Thu. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tổ tiên ông vốn họ Mạc, dòng dõi Mạc Đĩnh Chi, sau đổi ra họ Hoàng vì vụ Mạc Đăng Dung. Ông được Phạm Bùi Cẩm ở Hà Nam nuôi dạy, nên mang họ đôi là Hoàng Phạm. Thân sinh ông là cụ Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.

Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập ra Nam Đồng thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), chuyên trước tác, dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc, như: Cách mạng Trung Hoa, Lịch sử Tôn Dật Tiên, Cách mạng thế giới, Chủ nghĩa Tam Dân, v.v. Riêng Nhượng Tống cũng có nhiều bản dịch xuất sắc, ghi tên ông vào danh sách những người đóng góp rất lớn cho sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực văn học cổ đại Trung Quốc, với những tác phẩm như Nam Hoa kinh, Ly tao, Thơ Đỗ Phủ, Sử ký Tư Mã Thiên, Mái Tây (tức Tây sương ký), Hồng lâu mộng... Một số dịch phẩm của ông hiện nay đã được tái bản ở Việt Nam và rất được đón nhận.

Do chủ trương xuất bản sách phổ thông, bình dân, nên Nam Đồng thư xã đã gây được tiếng vang và lôi cuốn được một số thanh niên trí thức sinh viên thường lui tới, thường xuyên thảo luận về vấn đề chính trị trong và ngoài nước, hình thành hạt nhân chính trị cho tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng sau này.

Các hoạt động chính trị của Nam Đồng thư xã bao gồm:
- Về xã hội: tổ chức lớp học miễn phí buổi tối để dạy quốc ngữ cho người lao động, gây quĩ tiết kiệm “Đồng xu” cho giới thợ thuyền...
- Về chính trị: hô hào đồng bào tham dự vào cuộc biểu tình đòi ân xá cho Phan Bội Châu, tham dự lễ truy điệu hai nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, Lương Văn Can; vận động thức tỉnh quần chúng Hải Phòng không mắc mưu của thực dân về vụ “Xung đột, Tẩy chay” với Hoa kiều.

Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội.

Năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhượng Tống may mắn thoát khỏi sự lùng bắt của mật thám Pháp và đào thoát sang Trung Quốc, giữ gìn cơ sở.

Năm 1942, tại Trung Quốc, 3 đảng phái quốc gia (Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Dân chính đảng, Đại Việt Quốc dân đảng) liên minh thành Việt Nam Quốc dân đảng. Họ tham gia vào Chính phủ Liên hiệp Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, đến cuối năm 1946, Pháp tái chiếm Đông Dương, Chính phủ Liên hiệp Việt Nam và liên minh Việt Nam Quốc dân đảng tan vỡ. Năm 1947, Nhượng Tống cùng với một số đồng chí tái tổ chức lại hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng tại một số vùng do Pháp kiểm soát. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống chính quyền Việt Minh, ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam.

Tháng 09 -1949, Nhượng Tống bị ám sát bằng súng tại Chợ Hôm, Hà Nội, nhưng đến nay vẫn chưa rõ do tổ chức nào thực hiện.



Các sách do Nhượng Tống dịch:

- Mái Tây (Tây sương ký) của Vương Thực Phủ
- Thơ Đỗ Phủ
- Nam Hoa kinh của Trang Tử
- Thượng thư (tức Kinh thư) của Khổng Tử
- Dưới hoa: Ngọc Lê hồn
- Sử ký của Tư Mã Thiên
- Ly tao của Khuất Nguyên
- Bả phồn hoa
- Chị cùng em: Nghĩa hiệp tiểu thuyết




Thơ dịch tác giả khác

Đỗ Phủ (Trung Quốc)
Ai giang đầu
13
Ai vương tôn
8
Ba Tây dịch đình quan giang trướng, trình Đậu thập ngũ sứ quân
5
Ba Tây dịch đình quan giang trướng, trình Đậu thập ngũ sứ quân nhị thủ kỳ 2
5
Bạc du
5
Bạch Đế thành tối cao lâu
5
Bạch mã
8
Bạch ty hành
3
Bành Nha hành
9
Bắc chinh - Bắc quy chí Phụng Tường, mặc chế phóng vãng Phu Châu tác
7
Bất ly tây các kỳ 2
5
Bất mị
7
Bất quy
5
Bệnh bách
3
Biệt Tán thượng nhân
2
Bình tích kỳ 2
5
Binh xa hành
10
Bốc cư (Hoán Hoa lưu thuỷ thuỷ tây đầu)
5
Bồi Lý thất tư mã Tạo giang thượng quan tạo trúc kiều, tức nhật thành, vãng lai chi nhân miễn đông hàn nhập thuỷ, liêu đề đoạn tác, giản Lý công kỳ 1
4
Các dạ
16
Cam lâm
4
Cao đô hộ thông mã hành
3
Cầm đài
15
Cẩm thụ hành
3
Chí Đức nhị tải, Phủ tự kinh Kim Quang môn xuất, gian đạo quy Phụng Tường, Càn Nguyên sơ tòng Tả thập di di Hoa Châu duyện, dữ thân cố biệt, nhân xuất thử môn, hữu bi vãng sự
7
Chu trung khổ nhiệt khiển hoài, phụng trình Dương trung thừa thông giản đài tỉnh chư công
2
Chư tướng kỳ 1
5
Chư tướng kỳ 2
5
Chư tướng kỳ 3
4
Chư tướng kỳ 5
5
Công An tống Vi nhị thiếu phủ Khuông Tán
5
Cù Đường lưỡng nhai
3
Cửu nhật
7
Cửu nhật ký Sầm Tham
2
Dạ (Tuyệt ngạn phong uy động)
4
Dã lão
5
Dã nhân tống chu anh
3
Dạ quy
5
Dạ yến Tả thị trang
10
Di cư Công An sơn quán
4
Diêm tỉnh
4
Du Long Môn Phụng Tiên tự
9
Dữ Lý thập nhị Bạch đồng tầm Phạm thập ẩn cư
4
Đa bệnh chấp nhiệt phụng hoài Lý thượng thư Chi Phương
5
Đại Lịch tam niên xuân Bạch Đế thành phóng thuyền xuất Cù Đường giáp, cửu cư Quỳ Phủ tương thích Giang Lăng phiêu bạc, hữu thi phàm tứ thập vận
4
Đại mạch hành
5
Đào trúc trượng dẫn, tặng Chương lưu hậu
4
Đảo y
21
Đắc Quảng Châu Trương phán quan Thúc Khanh thư, sứ hoàn, dĩ thi đại ý
3
Đăng chu tương thích Hán Dương
4
Đấu kê
4
Đề Trịnh thập bát trước tác trượng cố cư
3
Đề Trương thị ẩn cư kỳ 1
10
Độc chước
4
Độc toạ (Bi thu hồi bạch thủ)
4
Đối tuyết (Chiến khốc đa tân quỷ)
9
Đồng chư công “Đăng Từ Ân tự tháp”
5
Đông Đồn bắc yêm
5
Đông Đồn nguyệt dạ
2
Đường thành
6
Giải muộn kỳ 02
5
Giải muộn kỳ 12
6
Giai nhân
12
Giang đình
5
Giang nguyệt
6
Giang trướng (Giang phát man di trướng)
3
Giáp khẩu kỳ 2
4
Hành Châu tống Lý đại phu thất trượng miễn phó Quảng Châu
5
Hận biệt
6
Hậu khổ hàn hành kỳ 1
4
Hậu khổ hàn hành kỳ 2
4
Hí đề Vương Tể hoạ sơn thuỷ đồ ca
3
Hí tác bài hài thể khiển muộn kỳ 2
3
Hí tác Hoa khanh ca
4
Hí tặng hữu kỳ 1
3
Hí tặng Văn Hương Tần thiếu phủ đoản ca
5
Hí Vi Yển vi song tùng đồ ca
2
Hỉ vũ (Xuân hạn thiên địa hôn)
12
Hoạ Bùi Địch “Đăng Tân Tân tự ký Vương thị lang”
4
Hoạ Bùi Địch “Đăng Thục Châu đông đình tống khách phùng tảo mai” tương ức kiến ký
4
Hoạ Giả Chí xá nhân “Tảo triều Đại Minh cung” chi tác
9
Hoạ ưng
8
Hoàng Hà kỳ 1
4
Hoàng Hà kỳ 2
4
Hoàng Thảo
5
Huệ Nghĩa tự viên tống Tân viên ngoại, hựu tống
6
Huỳnh hoả
9
Hựu tác thử phụng Vệ vương
3
Hựu thướng hậu viên sơn cước
2
Khả thán
2
Khách cựu quán
3
Khách đình
7
Khiển hoài (Sầu nhãn khán sương lộ)
8
Khiển hứng tam thủ kỳ 1 (Há mã cổ chiến trường)
5
Khiển ngộ
2
Khiển ý kỳ 2
3
Khốc Lý thượng thư Chi Phương trùng đề
4
Khốc Nghiêm bộc xạ quy sấn
4
Khúc giang bồi Trịnh bát trượng nam sử ẩm
5
Khúc giang đối tửu
12
Khúc giang đối vũ
17
Khúc giang kỳ 1
27
Khúc giang kỳ 2
31
Khúc giang tam chương, chương ngũ cú
6
Kiến Vương giám binh mã sứ thuyết cận sơn hữu bạch hắc nhị ưng, la giả cửu thủ cánh vị năng đắc, Vương dĩ vi mao cốt hữu dị tha ưng, khủng lạp hậu xuân sinh hiên phi tỵ noãn kình cách tư thu chi thậm, miễu bất khả kiến, thỉnh dư phú thi kỳ 1
2
Kiến Vương giám binh mã sứ thuyết cận sơn hữu bạch hắc nhị ưng, la giả cửu thủ cánh vị năng đắc, Vương dĩ vi mao cốt hữu dị tha ưng, khủng lạp hậu xuân sinh hiên phi tỵ noãn kình cách tư thu chi thậm, miễu bất khả kiến, thỉnh dư phú thi kỳ 2
2
Kinh Nam binh mã sứ thái thường khanh Triệu công đại thực đao ca
4
Ký Đỗ Vị (Cận văn khoan pháp ly Tân châu)
4
Ký Lý thập nhị Bạch nhị thập vận
4
Ký Thường trưng quân
6
Ký Tiết tam lang trung Cứ
2
Lãm kính trình Bách trung thừa
3
Lạp nhật
4
Lập thu hậu đề
6
Lệ nhân hành
6
Long Môn các
3
Lôi (Đại hạn sơn nhạc tiêu)
2
Lý Hộ huyện trượng nhân Hồ mã hành
2
Mộ đăng Tây An tự chung lâu ký Bùi thập Địch
4
Mộ quy
6
Mộ thu uổng Bùi Đạo Châu thủ trát, suất nhĩ khiển hứng, ký cận trình Tô Hoán thị ngự
2
Muộn
3
Mỹ Bi hành
2
Nam lân - Dữ Chu sơn nhân
10
Nghĩa cốt hành
3
Nghiêm thị khê phóng ca hành
5
Nghiêm trung thừa uổng giá kiến quá
5
Ngọc Đài quán kỳ 1
3
Ngọc Hoa cung
3
Ngũ Bàn
3
Nguỵ tướng quân ca
3
Nguyệt (Tứ canh sơn thổ nguyệt)
4
Nguyệt kỳ 1 (Đoạn tục Vu sơn vũ)
4
Nhạc Lộc sơn Đạo Lâm nhị tự hành
2
Nhập Kiều Khẩu
4
Nhất bách ngũ nhật dạ đối nguyệt
6
Nhĩ lung
3
Nhiếp Lỗi Dương dĩ bộc trở thuỷ thư trí tửu nhục liệu cơ, hoang giang thi đắc đại hoài hứng tận bản vận chí huyện trình Nhiếp lệnh, lục lộ khứ Phương Điền dịch tứ thập lý chu hành nhất nhật, thì thuộc giang trướng bạc ư Phương Điền
2
Phản chiếu (Phản chiếu khai Vu Giáp)
3
Phản chiếu (Sở vương cung bắc chính hoàng hôn)
4
Pháp Kính tự
4
Phát Đàm Châu
5
Phát Lưu Lang phố
4
Phi Tiên các
4
Phiếm giang
4
Phiên kiếm
5
Phóng thuyền (Tống khách Thương Khê huyện)
5
Phong vũ khán chu tiền lạc hoa hí vi tân cú
3
Phù Thành huyện Hương Tích tự quan các
4
Phục sầu kỳ 02
4
Phụng đồng Quách cấp sự “Thang đông linh tưu tác”
2
Phụng Hoàng đài
4
Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận
6
Phụng Tế dịch trùng tống Nghiêm công tứ vận
8
Phụng thù Lý đô đốc biểu trượng “Tảo xuân tác”
4
Phụng thù Nghiêm công “Ký đề dã đình” chi tác
4
Phụng Tiên Lưu thiếu phủ tân hoạ sơn thuỷ chướng ca
3
Quan định hậu hý tặng
6
Quân bất kiến, giản Tô Hề
4
Quy mộng
5
Quy nhạn kỳ 2 (Dục tuyết vi Hồ địa)
4
Quyển dạ
4
Sầu - Cưỡng hí vi Ngô thể
4
Sơ nguyệt
8
Sở tư
3
Tả hoài kỳ 1
3
Tả hoài kỳ 2
2
Tảo thu khổ nhiệt đồi án tương nhưng
6
Tặng Lý Bạch (Nhị niên khách Đông Đô)
5
Tặng Vệ bát xử sĩ
14
Tặng Vi thất tán Thiện
3
Tân An lại
7
Tân hôn biệt
10
Tẩy binh mã
7
Tây các kỳ 2
2
Thanh Dương giáp
3
Thành Đô phủ
4
Thanh minh kỳ 1
4
Thanh minh kỳ 2
4
Thảo các
4
Thảo đường
4
Thảo đường tức sự
5
Thập nhị nguyệt nhất nhật kỳ 1
4
Thập nhị nguyệt nhất nhật kỳ 3
4
Thị Liêu nô A Đoạn
4
Thiên hà
6
Thiên trì
2
Thiếu niên hành (Mã thượng thuỳ gia bạc mị lang)
5
Thiếu niên hành kỳ 2 (Sào yến dưỡng sồ hồn khứ tận)
3
Thính Dương thị ca
5
Thôi bình sự đệ hứa tương nghinh bất đáo, ưng lự lão phu kiến nê vũ khiếp xuất, tất khiên giai kỳ, tẩu bút hí giản
4
Thông Tuyền dịch nam khứ Thông Tuyền huyện thập ngũ lý sơn thuỷ tác
2
Thông Tuyền huyện thự ốc bích hậu Tiết thiếu bảo hoạ hạc
2
Thu dã kỳ 3
4
Thù Mạnh Vân Khanh
6
Thu nhật Kinh Nam thuật hoài tam thập vận
4
Thu phong kỳ 2
5
Thu tận
4
Thu vũ thán kỳ 1
10
Thu vũ thán kỳ 2
9
Thu vũ thán kỳ 3
8
Thuật hoài
5
Thuỳ lão biệt
6
Thư đường ẩm ký dạ phục yêu Lý thượng thư há mã, nguyệt hạ phú tuyệt cú
6
Thướng thuỷ khiển hoài
3
Thương xuân kỳ 5
2
Tích du (Tích yết Hoa Cái quân)
3
Tiền khổ hàn hành kỳ 2
3
Tiểu chí
8
Tô đại thị ngự Hoán phỏng giang phố, phú bát vận kỷ dị
2
Tô Đoan, Tiết Phúc diên giản Tiết Hoa tuý ca
2
Tống Lộ lục Thị Ngự nhập triều
5
Tống Vương thập ngũ phán quan phù thị hoàn Kiềm Trung, đắc khai tự
4
Triêu kỳ 2
4
Trú mộng
6
Trung dạ
5
Truy thù cố Cao Thục châu nhân nhật kiến ký
3
Trường Sa tống Lý thập nhất Hàm
5
Túc Bạch Sa dịch - Sơ quá Hồ Nam ngũ lý
4
Túc giang biên các
5
Túc Thanh Khê dịch phụng hoài Trương viên ngoại thập ngũ huynh Chi Tự
2
Tuý ca hành - Biệt tòng điệt Cần lạc đệ quy, cần nhất tác khuyến
2
Tuyên Chính điện thoái triều vãn xuất tả dịch
4
Tuyệt cú lục thủ kỳ 6
7
Tuyệt cú mạn hứng kỳ 1
10
Tuyệt cú nhị thủ kỳ 1
13
Tuyệt cú nhị thủ kỳ 2
26
Tuyệt cú tứ thủ kỳ 3
36
Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự
7
Tự kinh thoán chí hỷ đạt hạnh tại sở kỳ 1
6
Từ nam tịch vọng
5
Tức sự (Mộ xuân tam nguyệt Vu Giáp trường)
6
Tương phó Kinh Nam, ký biệt Lý Kiếm Châu
5
Tương phó Thành Đô thảo đường đồ trung hữu tác, tiên ký Nghiêm Trịnh công kỳ 5
4
Tương phu nhân từ
5
Tương thích Ngô Sở, lưu biệt Chương sứ quân lưu hậu kiêm mạc phủ chư công, đắc liễu tự
2
U nhân
2
Ức tích hành
2
Vãn tình (Cao Đường mộ đông tuyết tráng tai)
4
Vạn Trượng đàm
2
Viện trung vãn tình hoài tây quách mao xá
5
Việt Vương lâu ca
6
Vọng nhạc (Tây Nhạc lăng tằng tủng xứ tôn)
4
Vũ (Sơn vũ bất tác nê)
2
Vũ (Thuỷ hạ thiên hưu vũ)
4
Vũ bất tuyệt
5
Vũ kỳ 1 (Thanh sơn đạm vô tư)
3
Vũ quá Tô Đoan - Đoan trí tửu
3
Vũ tình (Thiên tế thu vân bạc)
5
Vương Lãng Châu diên phụng thù thập nhất cữu “Tích biệt” chi tác
4
Vương lục sự hứa tu thảo đường tư bất đáo, liêu tiểu cật
5
Xá đệ Quan phó Lam Điền thủ thê tử đáo Giang Lăng, hỉ ký kỳ 2
5
Xuân nhật giang thôn kỳ 1
6
Xuân nhật hí đề Não Hác sứ quân huynh
3
Xuân nhật Tử Châu đăng lâu kỳ 1
5
Xuân nhật Tử Châu đăng lâu kỳ 2
5
Xuy địch
6
Yến tử lai chu trung tác
9
Yến Vương sứ quân trạch đề kỳ 2
5
Khuất Nguyên (Trung Quốc)
Ai Sính
1
Ly tao
4
Tương quân
1
Nguyên Chẩn (Trung Quốc)
Minh nguyệt tam ngũ dạ
4
Vương Xán (Trung Quốc)
Thất ai thi kỳ 1
2






Trở về 








MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.