Thái Bá Vân
(2/1/1934 - 11/4/1999)
Hưởng thọ 65 tuổi
Nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật.
Thái Bá Vân
tranh Bùi Quang Ngọc
Ông tốt nghiệp khoa Sử học nghệ thuật, trường Đại học Karlova, Praha, Tiệp Khắc từ 1955 đến 1961, rồi về công tác tại Viện Mỹ thuật Hà Nội khi vừa mới thành lập năm 1962.
Trở lại Tiệp Khắc làm thực tập viên ưu tú của Viện hàn lâm khoa học Slovaki và đại học Mỹ thuật Bratislava trong năm 1985.
Về nước ông công tác tại viện Mỹ thuật Việt Nam cho đến lúc về hưu 1996. Ông mất ngày 11 tháng 4 năm1999 tại Hà Nội.
Thọ 65 tuổi
Tác phẩm
Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sâu sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm TIẾP XÚC VỚI NGHỆ THUẬT do Viện Mỹ thuật Việt Nam ấn hành.
Gồm những bài:
1.
Tính lịch sử riêng của nghệ thuật
2.
Tiếp xúc với tác phẩm
3.
Hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt, mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng.
4.
Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ
5.
Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật
6.
Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ thuật hiện đại
7.
Nghệ thuật trừu tượng lịch sử & nghệ thuật trừu tượng thẩm mỹ
8.
Điều còn bất công của lịch sử
9.
Phần nhân loại trong truyền thống
10.
Tiếp xúc của mỹ thuật hiện đại Việt Nam với thế giới
11.
Sử học nghệ thuật như 1 hệ thống
12.
Con hơn cha là nhà có phúc
13.
Nghệ thuật thiền
14.
Vasari - cha đẻ của khoa sử học mỹ thuật
15.
Tâm hồn Nga
16.
Acađêmi Nga
17.
Sandaga hay sáu chuẩn của hội họa Ấn Độ
18.
Những khởi điểm của mỹ thuật hiện đại
19.
Đọc "Một số nền mỹ thuật thế giới" của Nguyễn Phi Hoanh
20.
Tìm một lối nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
Thái Bá Vân: Tiếp xúc với nghệ thuật
Mục đích bao la của tác phẩm nghệ thuật cũng thế. Xưa nay vẫn là ở chỗ vượt lên trên đời sống cơ bắp có thật của mình, để đạt tới cái đẹp của hìnhtượng, như một giá trị tinh thần, nhiều khi còn mơ màng, xa xôi cũng được..."
ĐỜI SỐNG VẬT THỂ VÀ ĐỜI SỐNG HÌNH TƯỢNG
Vô tình tôi có một tác phẩm: Em Thúy của Trần Văn Cẩn chẳng hạn. Tác phẩm đó là một, không thay đổi. Tuy nhiên tôi nói rằng nó có hai đời sống, hai tồn tại. Một, là sự tồn tại vật thể, như một đời sống đồ vật. Mặt khác, lại là sự tồn tại tinh thần, như một hình tượng nghệ thuật, của giá trị thẩm mĩ.
Nếu tỷ dụ của tôi không quá khập khiễng, thì tôi coi nó giống như con người, có đời sống thể xác và đời sốngtâm hồn. Đành rằng không bao giờ tôi có thể tách thể xác và tâm hồn một conngười thành hai phần rời rạc. Nhưng nó vẫn là hai.
Và đời sống phong phú, nhân bản và trường tồn của con người cũng như của nghệ thuật, là hướng về giá trị tinh thần, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh sống mãi, rung động từng trái tim, chắc chắn là Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh như một giá trị tinh thần.
Bà Mona Liza vật thể là của nước Pháp ; bảo tàng Louvre canh giữ, nhưng bà Mona Liza hình tượng thì là tài sản của mỗi tâm hồn chúng ta.
Mục đích bao la của tác phẩm nghệ thuật cũng thế. Xưa nay vẫn là ở chỗ vượt lên trên đời sống cơ bắp có thật của mình, để đạt tới cái đẹp của hìnhtượng, như một giá trị tinh thần, nhiều khi còn mơ màng, xa xôi cũng được.
Trở lại bức tranh Em Thúy. Chừng nào tôi chỉ bận tâm đo đếm, rằng đó là một tấm vải, khổ 40 X 60, rằng nó được vẽ màu dầu, kiểu hội họa bác học châu Âu, rằng nó có khung bằng gỗ, v.v... thì chừng đó Em Thúy vẫn còn là đồ vật. Nhích lên, dù cho tôi thấy rằng Em Thúy rất giống thật, rằng hai tay em chắp lại trên đùi, mắt mở to, rồi tôi còn nhớ cả vài chỗ đã nứt trên mặt sơn, vài vệt sơn đã bong v.v... thì cũng vậy. Em Thúy mà tôi có thể sờ mó, gửi đi bằng bưu điện hay chở bằng xích lô đó, mới chỉ là em Thúy nguyên vật liệu.
Là một tác phẩm nghệ thuật, Em Thúy còn, và buộc phải còn, một đời sống khác, bản chất hơn. Đó là Em Thúy hình tượng.
Hiện tượng phân hóa này không xảy ra trên bức tranh. Bức tranh vẫn là một. Hiện tượng này xảy ra trong ý thức tôi, ở cái khả năng trừu tượng hóa của đầu óc con người.
Tôi muốn nói rằng Em Thúy hình tượng là Em Thúy phi vật thể. Và chính đây mới là Em Thúy tác phẩm, em Thúy nội dung.
Nội dung của một tác phẩm không phải là ở cái kết cấu vật thể của nó, màchính là ở cái hình tượng nghệ thuật mà nó chuyên chở.
2- GIÁ TRỊ CHỦ QUAN CỦA TÁC PHẨM.
Tôi không biết em Thúy thật là ai cả. Tôi chưa bao giờ gặp người đó. Tôi không hề thấy mặt mũi em ra sao, tính tình em thế nào, để kết luận như thường tình rằng bức tranh giống hay không giống, hiện thực hay không hiện thực. Và tôi tự hỏi, cái tiêu chuẩn "phản ánh đúng hiện thực", cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mỹ thuật, tôi nên hiểu như thế nào? Có nhất thiết tôi phải biết em Thúy là ai, như thế nào, nghĩa là nhất thiết tôi phải hiểu thấu đề tài và khách thể là cái gì, rồi tôi mới hiểu được bức tranh không? Tôi xin thưa rằng không.
Tôi không biết em Thúy là ai cả. Tôi chỉ biết có tác giả Trần Văn Cẩn. Dù đứng trước tranh, tôi cũng không thấy một em Thúy nào cả, cho rằng em được vẽ giống như ảnh chụp, ngon lành, hay kỳ quái thế nào đi nữa, mà tôi chỉ thấy có họa sĩ Trần Văn Cẩn.
Rồi tôi sẵn sàng đổi chủ đề và tên gọi bức tranh, là "Tuổi thơ", hay "Học sinh tiên tiến" v.v... thì tưởng rằng giá trị thẩm mỹ, hay ý nghĩa nội dung cũng không hề thay đổi, vì bản chất hiện thực vẫn vậy, vẫn là một.
Dần lên, tôi hiểu rằng, bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cáikết cấu vật thể của đề tài, hình thù, màu sắc nằm trên mặt tranh, như thếnày hay như thế khác, gọi là tên này hay tên khác, mà chính là cái hiệnthực hình tượng.
Hiện thực hình tượng ở Em Thúy là cái thế giới nội tâm của Trần Văn Cẩn, là con mắt nhìn đời của Trần Văn Cẩn vào những năm 40 thế kỷ này. Sự ứng xử thẩm mỹ của ông là hiện thực, ở chỗ đã nói lên nỗi niềm riêng của ông trước cuộc văn minh âu hóa nước nhà, phần nhập cuộc, và phần do dự của ông, một người làm chứng, trước thế sự. Ít ra là vậy.
3- NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM ĐƯỢC NGƯỜI XEM MỞ RỘNG
Đời sống vật thể của một tác phẩm dĩ nhiên phải đẹp, nhưng không thay đổi - bao giờ cũng là một. Em Thúy vật thể vẫn vậy 45 năm nay. Sự đo đếm của mọi thời, mọi người đối với bức tranh vật thể thì ai cũng giống ai. Trong khi đó, đời sống tinh thần, thẩm mỹ của hình tượng lại không bao giờ đứng yên. Nó di chuyển, sinh động, phong phú ở từng thời, từng buổi, từng nơi chốn, trước từng con người, tùy thuộc vào tư chất và trình độ. Đời sống củaEm Thúy hình tượng, Em Thúy nội dung sẵn sàng gặp những thăng trầm về giá trị, và được dẫn dắt về những miền rung động khác nhau, trước từng khán giả.
Vậy cái mà Trần Văn Cẩn đặt vào tranh, không phải là cố định.
Hiểu rằng hiện thực, nội dung của tác phẩm chính là ở cái kết cấu vật thể hữu hạn (của đề tài, màu và hình) mà người họa sĩ đặt lên tấm vải thì chưa đủ. Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt người xem nữa. Tất cả chúng ta đây, đều mỗi người một khía cạnh, một cấp độ khác nhau, đóng góp thêm vào hiện thực và nội dung trên từng Hà Nội phố của Bùi Xuân Phái. Một tác phẩm hàm xúc bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một cánh cửa tự do hé mở, chờ đợi ở người xem sự bù đắp chủ quan.
Tôi có cảm tưởng rằng một bức tranh, khi không có người xem giống như chiếc bật lửa có đủ ga và đá mà nằm nguội lạnh trên bàn. Phải có một ngón tay bật vào bánh xe thì ngọn lửa mới bùng cháy lên. Cái giây phút một ngón tay bật vào bánh xe để ngọn lửa bùng lên, là giống như giây phút một cáinhìn chạm vào bức tranh, để hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại, và sống thêm một mặt đời mới.
4- SỰ TƯƠNG ĐỒNG NỘI TÂM CỦA TÁC PHẨM.
Bức tranh chỉ có, khi có người xem.
Giả sử cả đời Em Thúy được cất giấu vào kho, hay treo trong căn buồng mù tối, không ai qua lại, thì dù được vẽ bởi ai, cách lối gì đi nữa cũng là đồ vật chết, không có hình tượng, không có nội dung, không có đời sống.
Đã vậy không phải bất cứ con mắt nào đi qua tấm vải vẽ đóng khung kia cũng thấy Em Thúy cả. Điêu khắc đình làng kia vẫn có đấy, khắp làng quê từ thế kỷ 17, thế mà các học giả thực dân sục sạo của Viện Phương Đông của nước Pháp, đóng ở thuộc địa từ năm 1902, không hề nhìn ra. Và cả chúng ta nữa, sự thật là chỉ mới vài chục năm nay từ khi đồng cảm được với nó, thưởng thức nó, thì chúng ta mới biết rằng có nó, hay nói rằng mớithấy nó, thì cũng là một nghĩa.
Lại không phải bất cứ lúc nào, và trước bất cứ tác phẩm nào, ta cũng rung động, hoan hỷ hay bùi ngùi được. Lại không phải bao giờ chúng ta cũng hiểu hết một tác phẩm. Ta chỉ gia nhập được vào tác phẩm, thấm nhuần được ý nghĩa và nội dung của nó, ở một mức nào đấy, khi ta có sự tương đồng nội tâm (1) với nó. Tương đồng nội tâm là cái mạch điện ngầm, chạy suốt, một cách hồn nhiên, từ tác phẩm đến người xem. Nó cũng là cái chứng minh thư chính xác và cao quý mà công chúng sẵn sàng cấp cho người nghệ sĩ chân chính gắn mình với vinh, nhục và số phận của con người và nghệ thuật.
Đây cũng là sự phân hóa biện chứng và tự nhiên của mọi xã hội và đồng bào, vượt ra ngoài giới hạn của đẳng cấp: nghề nghiệp, tuổi tác và trình độvăn hóa.
5 - ĐỂ PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM.
Hơn là một người xem bình thường, nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật phải có sự tương đồng nội tâm nhạy bén và toàn điện nhất. Không phải ở mức dị ứng thẩm mỹ đúng hướng mà đủ, mà là ở toàn bộ nhân cách văn hoá của anh.
Chính cái nhân cách văn hóa buộc anh phải có nghề nghiệp đứng đắn, và nghề đứng đắn sẽ giúp anh vượt khỏi những luật lệ rét cóng trong sách vở, thuần dưỡng được những kinh nghiệm vay mượn của người khác, không tìm cơ hội để đi vào, những đòi hỏi hành chính hoặc đòi hỏi giai thoại đối với tác phẩm. Chính là do nghề nghiệp tử tế mà anh tránh được lối mổ xẻ tưởng như khoa học, một cách thô thiển: tháo rời từng chi tiết để tiêu tan hết mĩ cảm của tác phẩm.
Cuối cùng, và quan trọng nhất, là để anh phân biệt được đồ thật và đồ giả, cái mà anh dễ bị trượt ngay ở lớp vỏ vật thể, hào nhoáng hay khúc khuỷu của tác phẩm, trước khi kịp bước vào ngưỡng cửa hình tượng của nó.
Chỉ bận tâm và dừng ở việc miêu tả và phân biệt kết cấu vật thể của tác phẩm thì chưa đủ, vì ý nghĩa và nội dung của nó không nằm ở đây. Đó cũng là tình trạng phê bình nghiên cứu trước đại chiến thứ 2 ở Châu Âu và Mỹ.
Bây giờ chỉ đọc quanh quẩn lẫn nhau thì không đủ khả năng để làm việc. Có lẽ các nhà nghiên cứu phê bình chúng tôi phải làm quen thực sự, và kỹlưỡng hơn, với một số tác giả và công trình chuyên ngành trên thế giới mấy chục năm gần đây, cũng giống như các bạn nghệ sĩ đã từ lâu thông thạo tác phẩm của Picasso, hay Léger, Chagall chẳng hạn.
Một ví dụ, hiện nay đi tìm ý nghĩa tự thân hay nội dung của tác phẩm là mục đích của tác phẩm của khoa lịch sử và phê bình, và người ta đang tập họp chung quanh một học thuyết đã hai lần cho là đề tài của Hội nghị quốc tế các nhà lịch sử và phê bình mỹ thuật, một lần vào năm 1964 ở Bon, kỳ họp thứ 21, và một lần nữa, vào 1965 ở Budapest, kỳ họp thứ 22. Đó là học thuyết "Hình tượng học" - Iconologie.
Khi tiếp xúc với tác phẩm, riêng tôi, tôi vẫn đinh ninh rằng, công việc của mình không phải là để nối liền một sự vật trên tác phẩm vào một cái tên gọi - (là "cảnh chèo thuyền" "con rồng", hay "anh thương binh", "cái nhà" v.v…), mà là để nối liền một quan niệm thẩm mỹ vào một hình tượng nghệ thuật.
....................................
1. Trong một bài viết về triển lãm toàn quốc 1980, đăng trên tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, tôi gọi là "sự đồng cảm thẩm mỹ".
Nguồn: Tạp chí Sông Hương
Ns Văn Cao & Thái Bá Vân
NGƯỜI BÊNH VỰC CÁI ĐẸP
Phạm Thái
Tôi tin vào thuyết nhân duyên của nhà Phật. Và lần này thì tôi gặp may khi từng bước một được bước cùng anh vào một thế giới thật nhiều đam mê và xúc động.
Nhiều bài viết đã phân tích thật cặn kẽ những đóng góp trong cả cuộc đời không mấy dài nhưng thật đẹp đẽ của anh, với một tập hợp dầy dặn các ý tưởng trong “Tiếp xúc với nghệ thuật” anh để lại cho đời. Tôi luôn coi đấy là một ngọn đèn sáng soi rọi vào đời sống mỹ thuật Việt Nam mà chúng ta cần nâng niu. Tôi chỉ muốn đóng góp thêm một cái nhìn về anh, con người và ý thức thẩm mỹ mà anh đem tới một cách hồn nhiên đáng trân trọng.
Đôi khi tôi có một câu hỏi cho riêng mình: liệu những hiểu biết về một con người nào đó, về tính khí của anh ta, về những thói quen, những cái hay, cái dở của anh ta có khiến cho tôi hiểu hơn những tác phẩm mà anh ta tạo ra không? Liệu những thiên kiến và cảm tình đã có về tác giả có làm cho tôi không còn sự cảm nhận khách quan về tác phẩm chăng? Nhiều khi ẩn khuất đằng sau những vui buồn đời thường của một ai đó lại là một tâm sự khác hẳn với vẻ ngoài. Có những người thật thâm trầm, ít nói, thậm chí rụt rè khi giao tiếp lại có những giọng văn sắc như dao, quyết liệt và gây sửng sốt. Chúng ta đã găp những người như vậy, chẳng hạn Nguyễn Huy Thiệp.
Nhưng về Thái Bá Vân thì khác. Có một tinh thần vừa nghệ sĩ, vừa thông tuệ trong lối tư duy, lối ăn nói, lối phát biểu, lối đưa ra vấn đề và tất cả làm nên một tư cách riêng, của anh.
Chân dung
Mỗi khi nghĩ về anh, tôi lại thấy hình ảnh anh đang chậm rãi, chậm rãi trên chiếc xe đạp Mini cà tàng (Hình như mua được nhờ tiêu chuẩn chuyên viên) trên dòng xe ngược xuôi ở phố Khâm Thiên những ngày nắng nóng. Có một cái gì đó thật phiêu lãng trong cái lối đi như trôi dạt giữa hư không. Nghe tiếng gọi, anh nhảy xuống xe, ngẩng mặt trên chiếc mũ lá cũ và cười ra dáng hồ hởi. Trông anh thật thanh thản. Chẳng có gì quan trọng. Mặc cuộc sống ra sao thì ra, anh vẫn loanh quanh như thế mỗi ngày: “đường đến anh em, đường đến bạn bè” như họ Trịnh đã hát.
Thường anh và tôi hễ có dịp là tìm một quán ngồi. Chuyện tào lao không có gì to tát. Món nhắm cũng không có gì to tát để đưa vài chén rượu trắng, ở những địa chỉ quen: hoặc “ngủ piu” trên đường Bà Triệu, hoặc bánh mì pate ở đầu Hàng Gà. Tôi không uống nhưng rất thích được đi với anh vào quán. Tôi hay mời anh vài điếu thuốc thơm khi có dịp. Anh hút thuốc đẹp. Uống rượu cũng thật đẹp. Cái tinh thần đẹp đẽ toát ra từ khuôn mặt, từ những câu chuyện vui bao giờ cũng đượm vẻ thông thái và hài hước đầy bao dung. Đôi khi anh kể về cái thói rởm đời, kệch cỡm của vài người mà chúng tôi cùng biết nhưng không một chút ác cảm, chỉ là để vui. Tôi hiểu anh là người rất kỹ. Cái chất kỹ càng và chuẩn mực là tính cách của anh. Kỹ càng từ cách ăn mặc đến mỗi trang viết, thậm chí mỗi từ, thậm chí mỗi chữ. Anh nắn nót và điệu đàng trên mỗi trang giấy. Nhưng cái điệu đàng của từng con chữ ấy lại chuyển tải những ý tứ hết sức nhọc nhằn khi viết. Văn của anh chưa bao giờ dễ dãi mà luôn trau chuốt, đôi lúc thật cầu kỳ nhưng luôn sáng sủa và đẹp. Bản văn, theo anh cũng phải có một đời sống của nó. Và nó cũng cần phải đẹp. Cái ý thức tôn thờ cái đẹp hình thức ấy truyền sang tôi sau mỗi lần tiếp xúc. Đấy có lẽ là bài học đầu tiên tôi nhận được từ anh…
Tin vào cái đẹp
Có thể cái mệnh đề này đã là một chủ đề gây tranh cãi do dư âm của những cuộc tranh luận chưa có hồi kết tại Việt Nam, lúc đó, về sứ mệnh của nghệ thuật trong sự phát triển “có định hướng” của xã hội, dẫn đến cái thứ chủ nghĩa vị dân sinh hay vị nghệ thuật được hiểu theo một nghĩa rất sơ lược và ấu trĩ. Không thể, theo tôi, lúc nào cũng phải phân chia tách bạch nội dung hay hình thức của một tác phẩm nghệ thuật, nhất là khi ta đang muốn hiểu nó. Hình thức, hiểu theo nghĩa là ngôn ngữ với sự đa dạng của nó cũng chính là nội dung của một bức tranh, một bản nhạc, hay thậm chí một con người. Càng cúi nhìn thật gần những con đường đã đi qua của nghệ thuật thế giới, tôi càng tin rằng cách phân chia hai mặt đối lập theo lối nhị nguyên là bất cập, nếu không nói là vô phương để đi đến sự thật, để đi đến chân lý, để đi đến khẳng định cái đẹp.
Một cánh bướm đẹp đẽ chính là vẻ đẹp đích thực của nó, bất kể nó có ích cho ai hay không.
Nghệ thuật trừu tượng từ lâu trên thế giới và ngày nay ở Việt Nam được chấp nhận một cách không cần bàn cãi vì vẻ đẹp tự thân của chính tác phẩm chứ không cần bất kỳ một thông điệp nào. Nó chỉ là một vệt cảm xúc trong một khoảnh khắc xuất thần, thậm chí là thế. Nhưng cái mà nó mang lại cho người thưởng thức là một sự trải nghiệm, một kỷ niệm đôi khi, hay một sự giải phóng năng lượng của người thưởng thức, tuỳ theo cách cảm thụ.
Bởi thế, Thái Bá Vân luôn bênh vực cái đẹp, ngay cả khi sự định hướng khắt khe của những nhà quản lý tư tưởng muốn tiếp tục duy trì sự ổn định tưởng như có lợi mà vô cùng tai hại vì nó khiến cho cái sân khấu nghệ thuật thời đấy thật khô cứng và vô bổ. Anh thèm có được cái không khí cho tất cả các cung bậc cảm xúc được giãi bày.
Mà chỉ có được như vậy khi nghệ thuật không bị đóng khung trong sự phản ánh cái thấy bằng mắt thường. Anh phát biểu một cách can đảm và quả quyết: “Hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng”. Mệnh đề này, lúc bấy giờ, là một sự thách thức dũng cảm. Tôi nghĩ đấy là nhân cách của anh. Tin tưởng “cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới” như văn hào Dostoyevsky đã từng nói, anh không ngần ngại bảo vệ quan điểm của mình, dù sau đó anh gặp không ít rắc rối từ phía những người bảo thủ.
Tôi cho rằng, cái hiện thực trong tâm tưởng mà anh nhấn mạnh mới chính là hiện thực đích thực. Cái Đẹp , về bản chất chính là cái Thật được chiếu sáng bằng sự cảm thụ. Chỉ người nghệ sĩ mới nhìn thấy cái đẹp ẩn tàng trong cái vẻ ngoài của một sự vật, một hiện tượng hay một con người. Và người nghệ sĩ trong sự tự do tuyệt đối mới có thể diễn đạt cái họ nhìn thấy, và chỉ họ nhìn thấy bên trong mình, về thế giới. Anh Vân viết: “Giá trị đạo đức và tư tưởng của nghệ thuật chính là ở chỗ nó tận tụy đi tìm cái Đẹp, và khi đã đến đẹp, thì Thiện, Chân đã nằm đầy đủ và hồn nhiên trong đó”.
Để viết được những nhận định thật xác đáng về lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hay những phát hiện về giá trị đích thực ẩn chứa trong các tác phẩm của các tác giả đương đại, tôi nghĩ Thái Bá Vân luôn có một sự cảm nhận tinh tường cộng với một tấm lòng ưu ái, hồn nhiên trước mỗi đối tượng khi xem xét. Vì chỉ có sự hồn nhiên mới cho phép mình hoà nhập vào làm một với sự thổn thức của kẻ sáng tạo, để cảm thông, để yêu mến và “có yêu mến mới có sự hiểu”, có hiểu mới thấy đẹp.
Bạn bè khi có triển lãm đều muốn có một bài giới thiệu của anh, để rồi xúc động thật sự khi thấy mình như được thêm một lần phát hiện. Những bài viết của anh về Bùi Xuân Phái, Trọng Kiệm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng thật sự là những mẫu mực của phê bình văn nghệ: sâu sắc, cặn kẽ, ưu ái và sáng tạo. Không bao giờ đao to búa lớn hoặc dùng những lời ngợi khen ồn ào, anh luôn chú trọng đến cái chất con người-nghệ thuật của mỗi tác giả để tìm thấy những nguyên do cho cuộc sinh nở những tác phẩm đóng góp vào kho tàng nghệ thuật Việt Nam.
“Vắng đi một ý thức” là lời chia tay của anh với Bùi Xuân Phái: “Làm sao ta hiểu biết được một con người, đừng nói là nghệ sĩ. Trong nhiều năm được làm bạn với anh, cái may mắn của riêng tôi là đã biết quý mến và chăm chú vào những bâng quơ ngắn ngủi, vào những chi tiết rất nhỏ trong một ngày thường của anh. Tôi tiếc gì những định nghĩa lớn lao mà thực ra tìm đâu cũng thấy. Tôi phải biết ơn anh, những người như anh đã thức tỉnh ở tôi một thức tỉnh dai dẳng, nhẹ nhàng khó tả về nghệ thuật”.
Phái-Phố “vẽ để mà không vẽ” trong mắt anh Vân là một nhân cách lớn trong những cử chỉ nghệ thuật thật dung dị, đầy cảm mến.
Nhân cách
Để mô tả một người, nhất là một nghệ sĩ có nhân cách, những phẩm chất phải có ở họ là không xu thời, không háo danh, bất vụ lợi, can đảm, uyên bác, giàu nhân ái và còn nhiều tính từ đẹp đẽ khác. Người có nhân cách luôn tách biệt khỏi đám đông trong cách ứng xử, đôi khi mang tiếng là lập dị. Đấy là phẩm chất chung của những con người tài năng. Nó làm cho con đường mà họ đi qua toả sáng.
Vậy nhưng, tôi nhận thấy, những nhân cách lớn, nhất là trong lĩnh vực văn nghệ, còn có một mẫu số chung khác: sự lặng lẽ. Tôi nhìn thấy ở Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm hay Bùi Xuân Phái - “tứ trụ” không thể phủ nhận của hội họa Việt nam cuối thế kỷ XX - hay những tầm cao khác: Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Thiệp, Trịnh Công Sơn, đều làm việc trong sự lặng lẽ. Không một chút ồn ào, họ nhìn vào bên trong, bên trong tâm hồn, bên trong trái tim để sáng tác. Lặng lẽ chỉ là trạng thái của việc cắt đứt với những tranh đua, thi thố để bù đắp những khoảng trống trong lòng mình, để an ủi sự cô đơn truyền kiếp và hơn hết, để im lặng.
Là một nhà phê bình mỹ thuật, Thái Bá Vân cũng có phẩm chất thật sự của một nghệ sĩ sáng tác, lặng lẽ dâng hiến đời mình cho cái Đẹp.
Chấp nhận sự thua thiệt trong đời sống để tận tâm với nghề nghiệp, để luôn được rộng mở trong lòng, thanh thản nối lòng mình với bè bạn, để thật sự vô tư cảm nhận cái đẹp là một thái độ sống, một nhân cách đáng trân trọng ở anh.
“Tôi tận tụy ghi danh vào sự nghiệp.
cái hư danh
gian dối tự bao giờ
đốt mãi họng con người
rượu cháy ngầm cay nghiệt
nắng mù loà từng dòng bia văn miếu cố nhân”
(Thái Bá Vân)
Những dòng thơ chảy ra từ trái tim thành thật của người nghệ sĩ trước hàng bia vinh danh tiến sĩ ở Văn miếu nói lên một thái độ sống, một tâm sự của riêng anh, Thái Bá Vân.
Bùi Xuân Phái ký họa
Để thêm nhớ tiếc Thái Bá Vân
Đỗ Trung Lai
Mà phải, một người không ham danh lợi, không màng phú quý, cái gì cũng ít dùng – ít áo quần, ít chỗ nằm ngồi, ít ăn uống (trừ uống rượu, lúc còn chưa yếu quá, mà cũng không uống xô bồ bao giờ), ít sức khỏe, ít tiền bạc... - thì ngoài chữ nghĩa ra, còn biết lấy gì để “báo đền ba xuân” đây?
Sự đời vốn thế, ít cái này thì hay nhiều cái kia. Thái Bá Vân nhiều ý tưởng, nhiều chữ, nhiều ngẫm ngợi, nhiều bụng liên tài, nhiều nhiệt huyết, nhất là với anh em trẻ có chí tiến thủ trong nghệ thuật.
Ông, người thường bị giới chính thống coi là hơi lập dị, cấp tiến và chua chát trong việc nghe – nhìn nghệ thuật, thực lại là người nói rất hay về truyền thống, tính dân tộc và cái ý tưởng lưu truyền, tiếp nối trong hiện tại: “Lịch sử nói chung phán xét những gì đã qua, nhưng lịch sử nghệ thuật thì phán xét những gì còn lại. Khi các nhà lịch sử nói về chế độ nô lệ hay phong kiến, là nói một cái gì đã vĩnh viễn qua rồi, không bao giờ quay lại.
Nó là một xác chết của nhân loại. Nhưng khi các nhà lịch sử nghệ thuật nói đến trống đồng Đông Sơn hay tượng Hy Lạp, nghệ thuật Phật giáo ở nước Đại Việt hay nghệ thuật của vua Lu-i XIV, là bàn đến một cái gì đang còn, đang sống, đang thở cùng chúng ta và hy vọng còn lưu truyền nhiều đời con cháu”.
Đó là cách diễn đạt tuyệt hay của một tâm nguyện giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần nhân loại và dân tộc, để sống cùng với nó, chứ không phải để “đắp chiếu vàng” cho nó.
Ông cũng tỏ ra, như nhiều lần tỏ ra, xuất sắc trong luận đàm. Ông viết: “Nếu lịch sử xã hội, lịch sử các nền văn minh và khoa học có sự tiến hóa tuần tự từ thấp lên cao, về hình thức cũng như nội dung, như một mũi tên bay về phía trước, không trở lại, thì lịch sử nghệ thuật, bằng những biến đổi của cách biểu đạt và xây dựng hình tượng của mình, như một ngôn ngữ của cái đẹp, lại không như vậy...
Bảo rằng văn minh càng cao, thì nghệ thuật càng tài, càng đẹp, là điều nhầm... Trong khi cùng các nền văn minh tiệm tiến, nghệ thuật có sự vận động riêng của chính mình, xoay vần bằng chính cái trục bản ngã của mình. Sự tiến bộ của nghệ thuật cần được tìm trong mục đích người của nó”.
Ông bảo: “Ta chỉ gia nhập được vào tác phẩm, thấm nhuần được ý nghĩa và nội dung của nó, ở một mức độ nào đấy, khi ta có sự tương đồng nội tâm với nó. Tương đồng nội tâm là cái mạch điện ngầm, chạy suốt, một cách hồn nhiên, từ tác phẩm đến người xem. Nó là cái chứng minh thư chính xác và cao quý mà công chúng sẵn sàng cấp cho người nghệ sĩ chân chính, gắn mình với vinh, nhục và số phận của con người và nghệ thuật...
Hơn là một người xem bình thường, nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật phải có sự tương đồng nội tâm nhạy bén và toàn điện nhất, không phải ở mức dị ứng thẩm mỹ đúng hướng mà đủ, mà là ở toàn bộ nhân cách thẩm mỹ của anh.”
Nói về mối quan hệ biện chứng giữa tác phẩm và người xem, và với nghề nghiệp của mình, như thế phải kể là lương thiện và thấu đáo.
Rất bênh vực nghệ thuật dân tộc, nhưng ông cũng biết rằng, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật thế giới không phải là điều xấu; rằng, tính dân tộc không được làm người ta lãng quên hoặc cản trở tính quốc tế của nghệ thuật. Thế thì, ông đã nói sớm về việc “Hòa nhập mà không hòa tan”!
Về tư tưởng, ông không phải là nhà cách mạng, ông không có những phát kiến lớn, nhưng ông là người tinh tường lại chịu học, chịu nghĩ và vì thế, ông thường đi trước, nói trước cái cơ chế nghiên cứu quan liêu, giáo điều ở ta bao năm. Là người thạo Tây học, ông viết rất hay về nghệ thuật phương Tây.
Ông từng nói đến sự trở lại của “Cảm hứng nguyên thủy” trong nghệ thuật phương Tây bởi sự bế tắc trước văn minh công nghiệp. Ông muốn báo động, muốn kêu gọi rằng, học vấn là tốt, ý thức và kỹ thuật là tốt, nhưng người nghệ sĩ phải thành thực như người nguyên thủy khi làm các tác phẩm của mình.
Ông nhất quán và kiên định, rằng không có sự hơn kém giữa các trường phái, thể loại nghệ thuật – chúng ra đời suốt trong lịch sử nghệ thuật và đều “có lý” của chúng – nhưng phải biết rằng: “Trong dân tộc có nhân loại và trong nhân loại có dân tộc. Bày đặt ra những khó khăn giả tạo, những vấn đề giả tạo là vô ích. Nghệ thuật nhân văn hơn là xã hội. Tư duy trừu tượng hay cụ thể, không hề là chỗ bắt đầu hay kết thúc của nghệ thuật”.
Ông muốn “viết lại lịch sử nghệ thuật”, “trên những hàng dọc đồng hành và bình đẳng”: “1. Cái đẹp của Địa Trung Hải – tức cái nhìn khoa học của Châu Âu cổ điển và duy lý...2. Cái đẹp của Châu Mỹ La-tinh – Châu Phi, tức cái nhìn biểu hiện, nơi còn đầy hình hài nguyên thủy của mối dây vũ trụ...3. Cái đẹp phương Đông, tức cái nhìn triết học về một thế giới tượng trưng, siêu hình...
Ba cái đó đẻ ra ba ngôn ngữ (nghệ thuật) khác nhau... Không thể dùng cái nào là cái thước đo đạc cái nào. Cái nào là cái đó. Nhưng đến cùng kỳ lý thì điểm ra đi và điểm đến của chúng lại là một vậy...”. Phải! Đều là từ tính người, tính nhân văn, nhân loại mà thôi!
Rồi ông viết về nghệ thuật thiền, về tâm hồn Nga, về A-ca-đê-mi Nga, về “Hội họa triển lãm lưu động Nga”, về sáu chuẩn hội họa Ấn Độ, về các họa sĩ già và trẻ đương đại...
Đọc ông thì thấy, suốt đời ông đau đáu về nghệ thuật (mà ông cũng không làm gì khác ngoài nghiên cứu và phê bình nghệ thuật). Trước tác của ông không nhiều lắm, quy mô (hình thức) của chúng không lớn – giống như những nhà nghiên cứu đương thời vì nhiều lý do. Ông là “nhà kỹ thuật” sắc sảo của những thao tác phê bình nghệ thuật hiện đại; là người hiện đại trong các nhà dân tộc – nghệ thuật học có học và tận tâm.
Trong giới nghiên cứu – phê bình nghệ thuật của ta những năm trước, trong và sau “Đổi mới”, nên xếp ông vào số ít ưu tú, những người khai vỡ, hướng đạo nhiệt tâm, tinh tường, sắc nhọn và đáng kính.
Thái Bá Vân là một cây bút phê bình tinh tế. Ông là người có cái nhìn giàu tinh thần mỹ cảm về nghệ thuật. Những bài viết phê bình của ông được ghi nhận là có dấu ấn riêng, bộc lộ rõ sự sâu sắc và độc đáo. Với ông, các nhà phê bình nghệ thuật thì thời nào và ở đâu cũng nhiều. Nhưng một nền phê bình nghệ thuật thì thời nào và ở đâu cũng hiếm (1).
Trong công việc nghiên cứu mỹ thuật, Thái Bá Vân đã lấy cái đẹp làm mục đích, lấy mục đích nghiên cứu của sử học là cái thật làm hành trang. Ông đặc biệt chú tâm đến việc lấy cái đẹp để phân biệt giữa khảo cổ và sử học nghệ thuật. Thái Bá Vân cho rằng, khảo cổ học kết thúc ở nơi sử học nghệ thuật bắt đầu, cũng như sử học nghệ thuật bắt đầu ở nơi phê bình nghệ thuật kết thúc (2). Ông đặc biệt chú trọng yếu tố phê bình mỹ thuật trong các bài viết của mình. Tuy nhiên, đối với Thái Bá Vân, lịch sử nghệ thuật trở thành cái nôi, là bệ đỡ cho phê bình nghệ thuật, bởi nếu không có tác phẩm, không có sự thưởng ngoạn, bình luận và đánh giá thì làm sao có thể xây dựng được các mô hình thẩm mỹ khác nhau.
Tính khoa học trong phê bình mỹ thuật của Thái Bá Vân
Trong hoạt động phê bình mỹ thuật, Thái Bá Vân lên án việc chỉ biết có cái nhìn và coi cái nhìn thấy là kẻ nô lệ của con mắt. Ông từng có bài viết nêu rõ quan điểm “hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt, mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng”. Qua đó, ông diễn giải: nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật thì không miêu tả mà nói lên, cái mà người làm phê bình mỹ thuật coi hiện thực chỉ là vẻ bề ngoài, cần nhìn sâu hơn về sự thật tâm lý. Điều này còn được ông lý giải bằng các tác phẩm mỹ thuật truyền thống Việt và các tác phẩm hội họa của phương Tây, để từ đó đưa ra khái niệm nhìn và thấy là hai điều khác nhau. Để hiểu mỹ thuật hoặc biết cách tiếp xúc với mỹ thuật cũng đòi hỏi phải hiểu về lịch sử, về xã hội, rồi qua đó, tìm đến việc giải mã các biểu trưng nghệ thuật mang tính khoa học. Ví như hình tượng con rồng thời Lý vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc, vừa biểu tượng nhất nguyên của uy quyền hoàng đế và cũng là biểu tượng của nguồn nước… Từ cách tạo hình của tượng Quan Thế Âm mà dùng khoa học để nhìn cả hình lẫn tượng, từ các giáo lý của Phật giáo đại thừa đến tâm tư của người nghệ sĩ dân gian. Song phê bình mỹ thuật không chỉ dựa vào khoa học một cách tuyệt đối mà còn rất cần đến khả năng cảm quan để nhận xét, bình phẩm, đưa đến giá trị nghệ thuật và giá trị khoa học chân xác của nghệ thuật, Thái Bá Vân cho rằng khi ta thấy, đó mới chính là con mắt nhân sinh. Vì vậy, phê bình mỹ thuật cần có một quá trình nhận thức và dẫn giải mang tính khoa học, biết nhìn mỹ thuật bằng phương pháp khoa học để minh giải lịch sử.
Phê bình mỹ thuật lấy khoa học để hiểu về thời đại và con người sống trong đó. Ở khía cạnh này, Thái Bá Vân có những quan điểm mà ông gọi là mô hình thẩm mỹ ở dạng biểu trưng, có thể còn là cái nhìn về thế giới của một thời đại một dân tộc, một khuynh hướng được xây dựng trên nền tảng khoa học của đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Ông luôn có cái nhìn mạch lạc về lịch sử học mỹ thuật của thế giới và của riêng Việt Nam. Thái Bá Vân là người am tường rành mạch lịch sử mỹ thuật Việt Nam với những đứt đoạn, thăng trầm khá kỳ thú. Trong nhiều bài viết về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Thái Bá Vân luôn lấy cơ sở khoa học làm trọng, dựa trên sự phát triển mang tính nội tại theo dòng chảy của chính lịch sử nước nhà. Mọi thành tựu mỹ thuật luôn được ông nhận định với việc phát triển song hành cùng sự hưng thịnh hay suy vong của xã hội. Mỹ thuật luôn sát cánh cùng cách nhìn, lối sống của con người đương thời mà tạo ra giá trị thẩm mỹ riêng. Như vậy, phê bình mỹ thuật rất cần đến tính khoa học. Đó là hệ thống suy tư về ngọn nguồn thẩm mỹ và các định hướng của người làm phê bình. Phê bình mỹ thuật, cũng như những loại hình nghệ thuật khác, không chỉ nhằm hướng tới việc giải mã một hiện vật, tác phẩm mà xa hơn, đó là việc giải mã theo một hệ thống khoa học.
Tính lịch sử dân tộc trong phê bình mỹ thuật của Thái Bá Vân
Nhà văn Mỹ Mark Twain có câu: “Sự thật là điều quý giá nhất mà chúng ta có được. Hãy tiết kiệm nó”. Nói đến lịch sử là nói đến diễn biến, đến phần sự thật quan trọng đã xảy ra trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Việt Nam là một đất nước luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm để bảo tồn giá trị dân tộc. Các hiện vật mỹ thuật truyền thống dân tộc tồn tại trên nền tảng của lịch sử. Cho nên, trong phê bình mỹ thuật truyền thống dân tộc, Thái Bá Vân lấy tính lịch sử dân tộc là chỗ dựa vững chắc cho các quan điểm của mình. Lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử mỹ thuật nói riêng luôn không có sự so sánh hơn kém hoặc thấp cao giữa các giai đoạn hay thời đại. Thái Bá Vân coi lịch sử nghệ thuật như một dòng chảy liên kết từ đỉnh cao của giai đoạn này tới đỉnh cao của giai đoạn khác. Ông nói: “Nếu có 100 chiếc trống đồng, nhà khảo cổ học mang về tất cả để nghiên cứu, còn nhà sử nghệ thuật chỉ nhặt dăm ba chiếc tiêu biểu” (3). Không chỉ lấy nét tiêu biểu để hóa giải, để chỉ ra tính lịch sử của dân tộc thông qua nghệ thuật, ông còn cho rằng vai trò của người làm nghiên cứu và phê bình mỹ thuật cần phải có nhân cách văn hóa, chính là tri thức về nghề nghiệp. Nói cách khác, phê bình còn là bà đỡ cho các hiện vật hoặc tác phẩm mỹ thuật.
Phê bình mỹ thuật là một khoa học mang tính thời đại và dựa vào thành tựu, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật. Song trên thực tế, các hiện vật mỹ thuật hay tác phẩm mỹ thuật không được sinh ra để dành riêng cho các nhà phê bình mà hướng đến con người. Vai trò của phê bình là diễn giải và bình luận về tác phẩm, giúp cho công chúng dễ hiểu hoặc hiểu hơn về tác phẩm. Một bài viết phê bình cũng là phương tiện được chuyển tải sự hiểu biết và trải nghiệm thẩm mỹ giữa nhà phê bình và người thưởng thức. Thái Bá Vân từng viết: “Phê bình nghệ thuật bắt đầu (và kết thúc) ở thưởng thức”, cũng là phát biểu tại hội thảo Đổi mới và phê bình nghệ thuật do tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (4) tổ chức năm 1988. Ông đưa ra nhận định mang tính quả quyết về việc hiểu một hình tượng nghệ thuật là biết được những bí mật, niềm vui và nỗi đau của nó, nghĩa là đời sống của nó rung động trong chính nó. Phải chăng, ông đang nói đến vai trò của phê bình mỹ thuật. Thật khó để rạch ròi phân tích mỹ thuật và phê bình mỹ thuật, giữa chúng có mối quan hệ khăng khít trên mọi nẻo đường phát triển của nghệ thuật. Tác phẩm mỹ thuật được hình thành bởi người sáng tác còn phê bình mỹ thuật là sự chuyển dịch ngôn ngữ của hình tượng vốn có trong tác phẩm sang ngôn ngữ và những khái niệm của khoa học nhân văn. Vì vậy, nó được công nhận là xuất phát từ hiện thực con người, là những cuộc gặp gỡ trong sự hiểu biết và đồng cảm giữa con người với con người, với thiên nhiên, với đời sống xã hội. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta đều có thể hiểu rằng khái niệm thưởng thức tác phẩm đồng nghĩa với việc đánh giá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm hay đề cao khả năng của tác giả. Tuy nhiên, xét ở góc độ khác, phê bình còn trực tiếp phản biện lại những luận điểm của các quan điểm khác đã đưa ra công luận. Đó cũng chính là vấn đề nói tới việc không thưởng thức hoặc là không thưởng thức được dẫn tới làm hại cho tác phẩm, làm mất đi mối liên hệ về tinh thần của tác phẩm thông qua việc thưởng thức.
Thái Bá Vân cũng đưa ra quan điểm chỉ bằng con đường thưởng thức thì người xem và nhà phê bình sẽ thực sự hiểu được tác phẩm. Đó chính là cách đánh giá vai trò quan trọng của công tác phê bình mỹ thuật, vì rằng khi chúng ta hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm thì sẽ có thể đoán định hoặc kiến giải các giá trị và ý nghĩa mang tính thuyết phục đến người xem, người nghe. Những quan điểm mang tính triết mỹ về phê bình mỹ thuật của Thái Bá Vân đều hướng về sự tôn sùng cái đẹp, coi cái đẹp là mục đích của nghệ thuật.
Thái Bá Vân viết không nhiều. Mỗi bài viết của ông thường ngắn gọn, súc tích, thể hiện sự uyên thâm và quả quyết trong lối viết và cách đưa ra những nhận định riêng thuyết phục. Thái Bá Vân lấy cái đẹp là đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật, đồng nghĩa với việc đi tìm cảm xúc ở những nơi mà chỉ có nghệ thuật mới có thể diễn giải hết ý nghĩa của nó. Song, ông không quên vận dụng tư tưởng, lịch sử xã hội và khoa học để tiếng nói phê bình của mình trở nên thân thiết, tin cậy. Ông là một nhà phê bình giỏi và hiếm hoi trong thời gian qua ở Việt Nam.
____________
1. Thái Bá Vân, Tiếp xúc với nghệ thuật, Nxb Bản đồ, Hà Nội, 1998, tr.282.
2, 3. Nhiều tác giả, Trước hết là giá trị con người, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008, tr.107.
4. Tiền thân của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 390, tháng 12-2016
Tác giả : TRẦN THỊ BIỂN
Sự đời vốn thế, ít cái này thì hay nhiều cái kia. Thái Bá Vân nhiều ý tưởng, nhiều chữ, nhiều ngẫm ngợi, nhiều bụng liên tài, nhiều nhiệt huyết, nhất là với anh em trẻ có chí tiến thủ trong nghệ thuật.
Ông, người thường bị giới chính thống coi là hơi lập dị, cấp tiến và chua chát trong việc nghe – nhìn nghệ thuật, thực lại là người nói rất hay về truyền thống, tính dân tộc và cái ý tưởng lưu truyền, tiếp nối trong hiện tại: “Lịch sử nói chung phán xét những gì đã qua, nhưng lịch sử nghệ thuật thì phán xét những gì còn lại. Khi các nhà lịch sử nói về chế độ nô lệ hay phong kiến, là nói một cái gì đã vĩnh viễn qua rồi, không bao giờ quay lại.
Nó là một xác chết của nhân loại. Nhưng khi các nhà lịch sử nghệ thuật nói đến trống đồng Đông Sơn hay tượng Hy Lạp, nghệ thuật Phật giáo ở nước Đại Việt hay nghệ thuật của vua Lu-i XIV, là bàn đến một cái gì đang còn, đang sống, đang thở cùng chúng ta và hy vọng còn lưu truyền nhiều đời con cháu”.
Đó là cách diễn đạt tuyệt hay của một tâm nguyện giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần nhân loại và dân tộc, để sống cùng với nó, chứ không phải để “đắp chiếu vàng” cho nó.
Ông cũng tỏ ra, như nhiều lần tỏ ra, xuất sắc trong luận đàm. Ông viết: “Nếu lịch sử xã hội, lịch sử các nền văn minh và khoa học có sự tiến hóa tuần tự từ thấp lên cao, về hình thức cũng như nội dung, như một mũi tên bay về phía trước, không trở lại, thì lịch sử nghệ thuật, bằng những biến đổi của cách biểu đạt và xây dựng hình tượng của mình, như một ngôn ngữ của cái đẹp, lại không như vậy...
Bảo rằng văn minh càng cao, thì nghệ thuật càng tài, càng đẹp, là điều nhầm... Trong khi cùng các nền văn minh tiệm tiến, nghệ thuật có sự vận động riêng của chính mình, xoay vần bằng chính cái trục bản ngã của mình. Sự tiến bộ của nghệ thuật cần được tìm trong mục đích người của nó”.
Ông bảo: “Ta chỉ gia nhập được vào tác phẩm, thấm nhuần được ý nghĩa và nội dung của nó, ở một mức độ nào đấy, khi ta có sự tương đồng nội tâm với nó. Tương đồng nội tâm là cái mạch điện ngầm, chạy suốt, một cách hồn nhiên, từ tác phẩm đến người xem. Nó là cái chứng minh thư chính xác và cao quý mà công chúng sẵn sàng cấp cho người nghệ sĩ chân chính, gắn mình với vinh, nhục và số phận của con người và nghệ thuật...
Hơn là một người xem bình thường, nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật phải có sự tương đồng nội tâm nhạy bén và toàn điện nhất, không phải ở mức dị ứng thẩm mỹ đúng hướng mà đủ, mà là ở toàn bộ nhân cách thẩm mỹ của anh.”
Nói về mối quan hệ biện chứng giữa tác phẩm và người xem, và với nghề nghiệp của mình, như thế phải kể là lương thiện và thấu đáo.
Rất bênh vực nghệ thuật dân tộc, nhưng ông cũng biết rằng, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật thế giới không phải là điều xấu; rằng, tính dân tộc không được làm người ta lãng quên hoặc cản trở tính quốc tế của nghệ thuật. Thế thì, ông đã nói sớm về việc “Hòa nhập mà không hòa tan”!
Về tư tưởng, ông không phải là nhà cách mạng, ông không có những phát kiến lớn, nhưng ông là người tinh tường lại chịu học, chịu nghĩ và vì thế, ông thường đi trước, nói trước cái cơ chế nghiên cứu quan liêu, giáo điều ở ta bao năm. Là người thạo Tây học, ông viết rất hay về nghệ thuật phương Tây.
Ông từng nói đến sự trở lại của “Cảm hứng nguyên thủy” trong nghệ thuật phương Tây bởi sự bế tắc trước văn minh công nghiệp. Ông muốn báo động, muốn kêu gọi rằng, học vấn là tốt, ý thức và kỹ thuật là tốt, nhưng người nghệ sĩ phải thành thực như người nguyên thủy khi làm các tác phẩm của mình.
Ông nhất quán và kiên định, rằng không có sự hơn kém giữa các trường phái, thể loại nghệ thuật – chúng ra đời suốt trong lịch sử nghệ thuật và đều “có lý” của chúng – nhưng phải biết rằng: “Trong dân tộc có nhân loại và trong nhân loại có dân tộc. Bày đặt ra những khó khăn giả tạo, những vấn đề giả tạo là vô ích. Nghệ thuật nhân văn hơn là xã hội. Tư duy trừu tượng hay cụ thể, không hề là chỗ bắt đầu hay kết thúc của nghệ thuật”.
Ông muốn “viết lại lịch sử nghệ thuật”, “trên những hàng dọc đồng hành và bình đẳng”: “1. Cái đẹp của Địa Trung Hải – tức cái nhìn khoa học của Châu Âu cổ điển và duy lý...2. Cái đẹp của Châu Mỹ La-tinh – Châu Phi, tức cái nhìn biểu hiện, nơi còn đầy hình hài nguyên thủy của mối dây vũ trụ...3. Cái đẹp phương Đông, tức cái nhìn triết học về một thế giới tượng trưng, siêu hình...
Ba cái đó đẻ ra ba ngôn ngữ (nghệ thuật) khác nhau... Không thể dùng cái nào là cái thước đo đạc cái nào. Cái nào là cái đó. Nhưng đến cùng kỳ lý thì điểm ra đi và điểm đến của chúng lại là một vậy...”. Phải! Đều là từ tính người, tính nhân văn, nhân loại mà thôi!
Rồi ông viết về nghệ thuật thiền, về tâm hồn Nga, về A-ca-đê-mi Nga, về “Hội họa triển lãm lưu động Nga”, về sáu chuẩn hội họa Ấn Độ, về các họa sĩ già và trẻ đương đại...
Đọc ông thì thấy, suốt đời ông đau đáu về nghệ thuật (mà ông cũng không làm gì khác ngoài nghiên cứu và phê bình nghệ thuật). Trước tác của ông không nhiều lắm, quy mô (hình thức) của chúng không lớn – giống như những nhà nghiên cứu đương thời vì nhiều lý do. Ông là “nhà kỹ thuật” sắc sảo của những thao tác phê bình nghệ thuật hiện đại; là người hiện đại trong các nhà dân tộc – nghệ thuật học có học và tận tâm.
Trong giới nghiên cứu – phê bình nghệ thuật của ta những năm trước, trong và sau “Đổi mới”, nên xếp ông vào số ít ưu tú, những người khai vỡ, hướng đạo nhiệt tâm, tinh tường, sắc nhọn và đáng kính.
Tác phẩm
Thuật ngữ mỹ thuật
(cùng viết, 1969)
Hội họa sĩ lưu động Nga
(Nxb Mỹ Thuật, 1987)
Tự điển bách khoa Việt Nam
(cùng viết, 1992)
Bùi Xuân Phái
(Nxb Mỹ thuật, 1992)
Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
(cùng viết, 1994)
Nguyễn Tư Nghiêm
(1994)
Bùi Xuân Phái vẽ Kiều
(1995)
Hội hoạ Việt Nam đương đại
(1995)
Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng
(1996)
Tiếp xúc với nghệ thuật
(1997)
YẾU TỐ PHÊ BÌNH TRONG NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT CỦA THÁI BÁ VÂN
Trần Thị Biển
Trong công việc nghiên cứu mỹ thuật, Thái Bá Vân đã lấy cái đẹp làm mục đích, lấy mục đích nghiên cứu của sử học là cái thật làm hành trang. Ông đặc biệt chú tâm đến việc lấy cái đẹp để phân biệt giữa khảo cổ và sử học nghệ thuật. Thái Bá Vân cho rằng, khảo cổ học kết thúc ở nơi sử học nghệ thuật bắt đầu, cũng như sử học nghệ thuật bắt đầu ở nơi phê bình nghệ thuật kết thúc (2). Ông đặc biệt chú trọng yếu tố phê bình mỹ thuật trong các bài viết của mình. Tuy nhiên, đối với Thái Bá Vân, lịch sử nghệ thuật trở thành cái nôi, là bệ đỡ cho phê bình nghệ thuật, bởi nếu không có tác phẩm, không có sự thưởng ngoạn, bình luận và đánh giá thì làm sao có thể xây dựng được các mô hình thẩm mỹ khác nhau.
Tính khoa học trong phê bình mỹ thuật của Thái Bá Vân
Trong hoạt động phê bình mỹ thuật, Thái Bá Vân lên án việc chỉ biết có cái nhìn và coi cái nhìn thấy là kẻ nô lệ của con mắt. Ông từng có bài viết nêu rõ quan điểm “hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt, mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng”. Qua đó, ông diễn giải: nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật thì không miêu tả mà nói lên, cái mà người làm phê bình mỹ thuật coi hiện thực chỉ là vẻ bề ngoài, cần nhìn sâu hơn về sự thật tâm lý. Điều này còn được ông lý giải bằng các tác phẩm mỹ thuật truyền thống Việt và các tác phẩm hội họa của phương Tây, để từ đó đưa ra khái niệm nhìn và thấy là hai điều khác nhau. Để hiểu mỹ thuật hoặc biết cách tiếp xúc với mỹ thuật cũng đòi hỏi phải hiểu về lịch sử, về xã hội, rồi qua đó, tìm đến việc giải mã các biểu trưng nghệ thuật mang tính khoa học. Ví như hình tượng con rồng thời Lý vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc, vừa biểu tượng nhất nguyên của uy quyền hoàng đế và cũng là biểu tượng của nguồn nước… Từ cách tạo hình của tượng Quan Thế Âm mà dùng khoa học để nhìn cả hình lẫn tượng, từ các giáo lý của Phật giáo đại thừa đến tâm tư của người nghệ sĩ dân gian. Song phê bình mỹ thuật không chỉ dựa vào khoa học một cách tuyệt đối mà còn rất cần đến khả năng cảm quan để nhận xét, bình phẩm, đưa đến giá trị nghệ thuật và giá trị khoa học chân xác của nghệ thuật, Thái Bá Vân cho rằng khi ta thấy, đó mới chính là con mắt nhân sinh. Vì vậy, phê bình mỹ thuật cần có một quá trình nhận thức và dẫn giải mang tính khoa học, biết nhìn mỹ thuật bằng phương pháp khoa học để minh giải lịch sử.
Phê bình mỹ thuật lấy khoa học để hiểu về thời đại và con người sống trong đó. Ở khía cạnh này, Thái Bá Vân có những quan điểm mà ông gọi là mô hình thẩm mỹ ở dạng biểu trưng, có thể còn là cái nhìn về thế giới của một thời đại một dân tộc, một khuynh hướng được xây dựng trên nền tảng khoa học của đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Ông luôn có cái nhìn mạch lạc về lịch sử học mỹ thuật của thế giới và của riêng Việt Nam. Thái Bá Vân là người am tường rành mạch lịch sử mỹ thuật Việt Nam với những đứt đoạn, thăng trầm khá kỳ thú. Trong nhiều bài viết về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Thái Bá Vân luôn lấy cơ sở khoa học làm trọng, dựa trên sự phát triển mang tính nội tại theo dòng chảy của chính lịch sử nước nhà. Mọi thành tựu mỹ thuật luôn được ông nhận định với việc phát triển song hành cùng sự hưng thịnh hay suy vong của xã hội. Mỹ thuật luôn sát cánh cùng cách nhìn, lối sống của con người đương thời mà tạo ra giá trị thẩm mỹ riêng. Như vậy, phê bình mỹ thuật rất cần đến tính khoa học. Đó là hệ thống suy tư về ngọn nguồn thẩm mỹ và các định hướng của người làm phê bình. Phê bình mỹ thuật, cũng như những loại hình nghệ thuật khác, không chỉ nhằm hướng tới việc giải mã một hiện vật, tác phẩm mà xa hơn, đó là việc giải mã theo một hệ thống khoa học.
Tính lịch sử dân tộc trong phê bình mỹ thuật của Thái Bá Vân
Nhà văn Mỹ Mark Twain có câu: “Sự thật là điều quý giá nhất mà chúng ta có được. Hãy tiết kiệm nó”. Nói đến lịch sử là nói đến diễn biến, đến phần sự thật quan trọng đã xảy ra trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Việt Nam là một đất nước luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm để bảo tồn giá trị dân tộc. Các hiện vật mỹ thuật truyền thống dân tộc tồn tại trên nền tảng của lịch sử. Cho nên, trong phê bình mỹ thuật truyền thống dân tộc, Thái Bá Vân lấy tính lịch sử dân tộc là chỗ dựa vững chắc cho các quan điểm của mình. Lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử mỹ thuật nói riêng luôn không có sự so sánh hơn kém hoặc thấp cao giữa các giai đoạn hay thời đại. Thái Bá Vân coi lịch sử nghệ thuật như một dòng chảy liên kết từ đỉnh cao của giai đoạn này tới đỉnh cao của giai đoạn khác. Ông nói: “Nếu có 100 chiếc trống đồng, nhà khảo cổ học mang về tất cả để nghiên cứu, còn nhà sử nghệ thuật chỉ nhặt dăm ba chiếc tiêu biểu” (3). Không chỉ lấy nét tiêu biểu để hóa giải, để chỉ ra tính lịch sử của dân tộc thông qua nghệ thuật, ông còn cho rằng vai trò của người làm nghiên cứu và phê bình mỹ thuật cần phải có nhân cách văn hóa, chính là tri thức về nghề nghiệp. Nói cách khác, phê bình còn là bà đỡ cho các hiện vật hoặc tác phẩm mỹ thuật.
Phê bình mỹ thuật là một khoa học mang tính thời đại và dựa vào thành tựu, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật. Song trên thực tế, các hiện vật mỹ thuật hay tác phẩm mỹ thuật không được sinh ra để dành riêng cho các nhà phê bình mà hướng đến con người. Vai trò của phê bình là diễn giải và bình luận về tác phẩm, giúp cho công chúng dễ hiểu hoặc hiểu hơn về tác phẩm. Một bài viết phê bình cũng là phương tiện được chuyển tải sự hiểu biết và trải nghiệm thẩm mỹ giữa nhà phê bình và người thưởng thức. Thái Bá Vân từng viết: “Phê bình nghệ thuật bắt đầu (và kết thúc) ở thưởng thức”, cũng là phát biểu tại hội thảo Đổi mới và phê bình nghệ thuật do tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (4) tổ chức năm 1988. Ông đưa ra nhận định mang tính quả quyết về việc hiểu một hình tượng nghệ thuật là biết được những bí mật, niềm vui và nỗi đau của nó, nghĩa là đời sống của nó rung động trong chính nó. Phải chăng, ông đang nói đến vai trò của phê bình mỹ thuật. Thật khó để rạch ròi phân tích mỹ thuật và phê bình mỹ thuật, giữa chúng có mối quan hệ khăng khít trên mọi nẻo đường phát triển của nghệ thuật. Tác phẩm mỹ thuật được hình thành bởi người sáng tác còn phê bình mỹ thuật là sự chuyển dịch ngôn ngữ của hình tượng vốn có trong tác phẩm sang ngôn ngữ và những khái niệm của khoa học nhân văn. Vì vậy, nó được công nhận là xuất phát từ hiện thực con người, là những cuộc gặp gỡ trong sự hiểu biết và đồng cảm giữa con người với con người, với thiên nhiên, với đời sống xã hội. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta đều có thể hiểu rằng khái niệm thưởng thức tác phẩm đồng nghĩa với việc đánh giá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm hay đề cao khả năng của tác giả. Tuy nhiên, xét ở góc độ khác, phê bình còn trực tiếp phản biện lại những luận điểm của các quan điểm khác đã đưa ra công luận. Đó cũng chính là vấn đề nói tới việc không thưởng thức hoặc là không thưởng thức được dẫn tới làm hại cho tác phẩm, làm mất đi mối liên hệ về tinh thần của tác phẩm thông qua việc thưởng thức.
Thái Bá Vân cũng đưa ra quan điểm chỉ bằng con đường thưởng thức thì người xem và nhà phê bình sẽ thực sự hiểu được tác phẩm. Đó chính là cách đánh giá vai trò quan trọng của công tác phê bình mỹ thuật, vì rằng khi chúng ta hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm thì sẽ có thể đoán định hoặc kiến giải các giá trị và ý nghĩa mang tính thuyết phục đến người xem, người nghe. Những quan điểm mang tính triết mỹ về phê bình mỹ thuật của Thái Bá Vân đều hướng về sự tôn sùng cái đẹp, coi cái đẹp là mục đích của nghệ thuật.
Thái Bá Vân viết không nhiều. Mỗi bài viết của ông thường ngắn gọn, súc tích, thể hiện sự uyên thâm và quả quyết trong lối viết và cách đưa ra những nhận định riêng thuyết phục. Thái Bá Vân lấy cái đẹp là đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật, đồng nghĩa với việc đi tìm cảm xúc ở những nơi mà chỉ có nghệ thuật mới có thể diễn giải hết ý nghĩa của nó. Song, ông không quên vận dụng tư tưởng, lịch sử xã hội và khoa học để tiếng nói phê bình của mình trở nên thân thiết, tin cậy. Ông là một nhà phê bình giỏi và hiếm hoi trong thời gian qua ở Việt Nam.
____________
1. Thái Bá Vân, Tiếp xúc với nghệ thuật, Nxb Bản đồ, Hà Nội, 1998, tr.282.
2, 3. Nhiều tác giả, Trước hết là giá trị con người, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008, tr.107.
4. Tiền thân của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 390, tháng 12-2016
Tác giả : TRẦN THỊ BIỂN
Thái Bá Vân, Ns Văn Cao, Ns Trịnh Công Sơn
Thái Bá Vân & Dương Tường
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.