Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Nguyễn Quỳnh (Họa sĩ)
















Nguyễn Quỳnh

(15-2-1941 - ......) Hải Dương
Họa sĩ, Dịch giả, Giáo sư Triết





Nguyễn Quỳnh là một hoạ sĩ nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Là một trong những sáng lập viên đầu tiên của Hội Họa Sĩ Trẻ, nhưng sau một thời gian ngắn, đã rút ra khỏi hội.
Sau khi tị nạn tại Hoa Kỳ, ông tốt-nghiệp với hai bằng Tiến-sĩ (Triết-học và Lịch-sử Mĩ-thuật) tại Columbia University và giảng dạy tại nhiều đại học Mỹ. 

Ông đã từng thuyết trình những đề tài về Triết-học, Lịch-sử Mĩ-thuật và Giáo-dục Nghệ-thuật tại các đại-học: Columbia University, Princeton University, Yale University, The University of Texas at Austin, The University of Hawai at Manoa, Michigan University at An Arbor, The University of Texas at El Paso, và Towson University, MD. 

Ông đã trình bày các bài nghiên-cứu của ông tại Đại-hội thế-giới ở Brisbane, Australia, 1988, New York City, 2002, Đại-hội Quốc-tế ở Âu-châu, (Stockholm, Helsinki, Tallin), 2003, và NAEA, Denver, 2004. 

Ông là tác-giả viết chung bộ đại tự-điển gồm 34 cuốn (The Dictionary of Art) do Dover xuất-bản năm 1996. Trên hơn mười năm qua ông đã giảng dạy ở một số đai-học Hoa-kì trước khi ông đến Towson University, MD, năm 2002. 

Hiện nay ông bắt đầu nghỉ phép để dành thời giờ viết cho xong bộ Thẩm-Mĩ và Đạo-đức. 

Ông là hội-viên của Hội Giáo-sư Đại-học Hoa-kì và là chủ-bút Quí-san Vietnam, The Phenomenology of Existence. 













Nguyễn Quỳnh tự họa









Tác phẩm

trên Văn Chương Việt






(triết học)





(tiểu luận)



(tiểu luận)


(tiểu luận)


(tiểu luận)


(tiểu luận)


(văn hóa)






(nghệ thuật)


(triết học)


(tạp văn)


(triết học)


(văn hóa)


(văn hóa)


(văn hóa)


(văn hóa)


(văn hóa)


(văn hóa)


(ký)


(văn hóa)


(văn hóa)


(văn hóa)


(tiểu luận)


(triết học)





(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(tạp văn)


(tiểu luận)


(triết học)


(tiểu luận)



(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(triết học)


(nghệ thuật)


(nghệ thuật)


(sự kiện)


(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(điểm sách)


(tạp văn)


(tạp văn)




(hội họa)


(nghệ thuật)


(nghệ thuật)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(kịch)


(nghệ thuật)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(kịch)


(hội họa)


(đối thoại)


(văn hóa)


(văn hóa)


(tiểu luận)


(lịch sử)


(ký)


(triết học)


(triết học)



(triết học)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)

(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(triết học)


(tiểu luận)


(tiểu luận)


(triết học)


(triết học)


(triết học)









Cách-mạng Vô-sản hay Trở-về Man-rợ, bút và mực đen trên jấy Bristol, 30” x 22”, 1975









Nguyễn Quỳnh Ra Mắt Sách, Trưng Bày Tranh ‘giếng Học’










Tác giả trả lời phỏng vấn của truyền hình L.A. số 18.


NGUYỄN QUỲNH cùng phu nhân, hát chung với giọng ca Quỳnh Giao (góc trái ảnh) và các bạn cố cựu:Nhã Ca, Trần dạ Từ, Nguyễn xuân Nghĩa, bài Dạ Tâm Khúc, phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền.


Westminster (VB). - Ít lời bình phẩm được đưa ra trong buổi ra mắt 1 cuốn sách triết học và triển lãm tranh "chuyển thể" cùng "cuntology" của NGUYỄN QUỲNH, "người gốc Á đầu tiên có tranh trong sưu tập thường trực Viện Bảo Tàng Guggenheim ở New york City", theo như lời giới thiệu bởi Việt Báo Gallery, là nơi tác giả gặp mặt các thân hữu, hồi trưa Thứ Bảy 29-7.

"Ông Nguyễn Quỳnh là một giáo sư triết học, lịch sử mỹ thuật và giáo dục nghệ thuật tại một số trường đại học như San Antonio College,SAT; St Phillip's College,SAT; The University of Texas at San Antonio (UTSA); Texas Lutheran University, Seguin,TX; The Univerity of Texas at El Paso TX, và Towson University, MD."

Đó là bản dịch Việt Ngữ cuốn CƯƠNG LĨNH LUẬN LÝ VÀ PHÊ BÌNH TRIẾT HỌC (Tractatus Logico-Philosiphicus) của triết gia người Áo LUDWIG WITTGENSTEIN và mười bức tranh khổ nhỏ thể loại Cuntology (tác giả gọi là Giếng Học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương ám chỉ phần hạ bộ của nữ giới).

"Cuốn Tractatus được viết năm 1922, và triết gia Wittgenstein dùng làm luận án, nhận bằng tiến sĩ năm 1929 tại trường đại học Cambridge. Giám khảo nói đó là một tác phẩm của thiên tài", theo lời dịch giả Nguyễn Quỳnh giới thiệu tác giả.

Năm 1972, Nguyễn Quỳnh đọc TRACTATUS và dùng nội dung cuốn sách này là một phần luận án tiến sĩ (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art) tại Columbia University năm 1982. Cũng trong năm này, Nguyễn Quỳnh khởi sự dịch Tractatus và đăng trong Vietnam Culture Journal, Năm 1998, Nguyễn Quỳnh khi đó là giáo sư tại đại học El Paso, Texas lại tiếp tục dịch Tractatus, rồi hoàn tất năm 2004, khi dịch giả phụ trách chương trình cao học tại Towson University ở Maryland.

Nội dung cuốn sách vừa được ra mắt nói gì " Theo lời chính tác giả Ludwig Wittgenstein "cuốn sách bàn về mấy vấn đề trong triết học, mà theo tôi sở dĩ mấy vấn đề này được đặt ra vì tính luận lí trong ngôn ngữ của chúng ta bị hiểu sai. Cả cuốn sách có thể được tóm tắt như sau: Cái gì có thể nói được thì nói cho rõ, còn cái gì không thể bàn được thì nên yên lặng".

Có khoảng 70 người đến dự tiệc khai mạc buổi ra mắt tác phẩm dịch từ Tractatus và triển lãm tranh "giếng học", trong đó có Giáo sư đại học Trần ngọc Ninh (Viện trưởng Viện Việt Học Quận Cam), giáo sư sử học Phạm cao Dương, các họa sĩ Nguyễn Đồng, Nguyên Khai, Cao bá Minh, Lương văn Tỷ, Ngô Bảo, các nhà báo Trọng Minh, Trần đông Phong, Nguyễn xuân Nghĩa, Trần dạ Từ, Nhã Ca, Phan tấn Hải, Lý kiến Trúc, Y Sa Lê (chủ tịch hội VALA), Nina Hòa Bình, Chấn Lê, Quang Phạm (từ Houston tới), Nguyễn tiến Đức, nữ tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Quỳnh Giao, .v.v....

Sau khi thay mặt ban tổ chức, nhà thơ Trần Dạ Từ giới thiệu Nguyễn Quỳnh là một họa sĩ VN duy nhất có tranh ở viện bảo tàng Guggenheim New York, còn là một giáo sư triết học và mỹ thuật nhiều trường đại học Mỹ, ông Nguyễn Quỳnh nói sơ về tác phẩm của thiên tài Ludwig Wittgenstein và ngỏ lời ca tụng người phối ngẫu đã giúp đỡ nhiều cho ông trong suốt cuộc đời học hỏi về triết học và hội họa. Bà Nguyễn Quỳnh có mặt lúc ấy, được mời ra trước mọi người, giọng xúc động nói những lời tri ân thân hữu đến sum vầy trong cuộc hội ngộ ở Quận Cam lần đầu tiên!

Tài tử Kiều Chinh, kể vốn là một người bạn lâu năm với anh chị Nguyễn Quỳnh, đã nhắc riêng đến một tác phẩm của Nguyễn Quỳnh chưng ở tư thất mà mọi người đến chơi ai cũng trầm trồ khen. Đó là bức họa sơn dầu chân dung Kiều Chinh khi họa sĩ Quỳnh bất chợt nhìn thấy bà đứng bên cửa sổ nhìn xuống thành phố Nữu Ước bên dưới. "Một phần bức tranh ấy sau đó được in trên bìa sau cuốn sách với cuộc đời Kiều Chinh!", nhà họa sĩ cho biết sau đó.

Bác sĩ Trần ngọc Ninh nhận xét: "Dịch một cuốn sách lớn không phải là một chuyện nhỏ. Dịch sách của nhà triết lý Ludwig Wittgenstein xuất thân từ nhà toán học, chủ ý đem toán học vào căn bản luận lý, quả là một công chuyện khó. Nó lại càng khó bán hơn, nhưng sự có mặt của nó trong tủ sách triết học của VN, sẽ khiến cho VN đứng trước thế giới không lấy làm hổ thẹn." Nhà giáo sư đại học này kể chuyện ngài Huyền Trang bên Trung Quốc thỉnh kinh và dịch kinh, để ví von chuyện dịch một tác phẩm, chuyển tải các ý trừu tượng của tác giả là cả một vấn đề, "bởi ý tưởng trừu tượng có khi chẻ làm mười, làm hai mươi ý nữa". Khi ngài Huyền Trang dịch kinh Phật, đã đẻ ra năm, mười ngàn chữ mới. Do đó, bản dịch của Nguyễn Quỳnh bước đầu như vầy là quá công phu lắm rồi!"

Còn về tranh" Không nhiều lời bình phẩm công khai nào được nêu lên. Nhưng có nhiều lời thì thầm bàn tán giữa các khán giả đến thưởng lãm. Cuộc triển lãm vỏn vẹn mươi bức thuộc hai thể tài, được lồng kính trang nhã. Đấy là bức Cỏ Đồng (grass Meadow), Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mảnh (Willow Green Flotters), Đông đợi Xuân về (Winter recedes Spring expands), Năm Quả Hồng (Five Persimmons), cùng 7 bức tựa là Cuntology đánh số từ 1 đến 7, được kể là sáng tạo trong con mắt thức tỉnh, vẽ ở các tư thế đứng, nằm ngửa, nằm nghiêng.

Các bức họa kể đầu, thể loại siêu thực có các đường kẽ và góc như kỷ hà học. Việt Báo Gallery giới thiệu "Nguyễn Quỳnh đem cái nhìn thực và ảo (morphing) vào trong cách suy tư hình tượng. Vừa siêu thực, vừa đi xa hơn trong dự chuyển thể hình ảnh trong suy tư hình tượng, từ thực sang ảo, rồi ngược lại."

Còn 7 bức sau, chỉ có các họa sĩ và Gs Ninh đảo một lượt để nhìn, hầu hết người xem chẳng đáo lại, mà ngồi trên hàng ghế...nhìn từ xa!. Có vài phóng viên đến gần xem để thu hình, ghi tựa. Đây là tác phẩm khổ nhỏ, được vẽ bằng nước màu trong năm ngoái, "ấy là lúc tôi thực sự chuyển được ý cuntology vào tranh qua kỹ thuật mầu nước", theo lời giải thích của Nguyễn Quỳnh. các bức tranh cuntology khác, toàn khổ lớn năm bảy feets, tôi để ở nhà bên Texas".

Nguyễn Quỳnh cũng là nhà triết học và hội họa tiên phong "chơi" thể tài hội họa kiểu "cunt". Dịch chữ cuntology ra Việt ngữ, ông nói "đề tài này không phải tục, mà tôi đặt tên là giếng học, mượn ý từ bài thơ Giếng Nước của Hồ xuân Hương!"

-"Thế có gì liên hệ giữa sách dịch Tractatus và tranh cuntology" nên vừa ra mắt sách vừa triển lãm"". Vị giáo sư triết kiêm họa sĩ này đáp:

-Liên hệ chứ ! sách bàn về những giá trị bình dị của ngôn ngữ. Họa, tôi cũng vẽ bình dị, không viễn vông, đạo đức. Đến với triết học, phải là ngôn ngữ bình dân, không hoa hòe hoa sói. Sự liên hệ giữa sách và họa hôm nay, là sự giản dị, bình dị nhất, trên nền tảng !

7 bức tranh Giếng Học (cuntology) vừa nêu, được họa từ 3 người mẫu gốc Á châu, nhà họa sĩ học triết, cho biết.

Một khán giả luống tuổi trịnh trọng đến gặp tác giả, khẽ trao 20 đồng để mua cuốn sách triết với chữ ký tác giả, rồi lặng lẽ về hàng ghế ngồi sát tường, nói khẽ: "Ngồi đây cũng nhìn được tranh cuntology ấy. Nói thiệt, người mình chưa quen ra khỏi lề thói cũ. Hỏi anh, với đời sống Việt Nam còn xưa của mình, tranh treo chỗ nào trong nhà ở thì thích hợp đây""

Không khí thưởng ngoạn tranh và đón nhận tác phẩm dịch triết học Tractatus diễn ra như từng thấy cảnh tiếp tân trong phim ảnh,vừa kiểu cách trưởng giả mà lại chân tình. Dưới ánh sáng vàng nhạt những ngọn đèn spotlight, họ nâng ly rượu vang chúc tụng họa sĩ dịch giả Nguyễn Quỳnh cùng phu nhân, ăn sandwiches hay paté, giò chả VN, trái cây Mỹ,.v.v. uống nước lọc, cà phê, nước ngọt. Nói thì thì thầm lịch sự, chào hỏi thân tình, chụp hình lưu niệm tới tấp. Nhân vật chính là Nguyễn Quỳnh, bận rộn liên tục Song trước khi dứt phần khai mạc, ông cùng hiền thê của ông nhập với ca sĩ Quỳnh Giao, nhà báo kinh tế Nguyễn xuân Nghĩa, nhà thơ Trần dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, cùng hát một bài hát mang nhiều kỷ niệm cũ của họ: bài Dạ Tâm Khúc của nhạc sĩ Phạm đình Chương phổ từ bài thơ Dạ khúc của Thanh Tâm Tuyền "ôm em trong tay, mà nhớ em ngày sắp tới "...

 (Nguyễn Hiền thuật)









Hoạ sĩ và bà Nguyễn Quỳnh, từ San Antonio, Texas vừa có dịp trở lại Little Saigon, ghé thăm toà soạn Việt Báo. 










Fong cách Võ Đình (Mai)

Nguyễn Quỳnh


Fong-cách (ethos) là chữ người xưa zùng để chỉ já-trị tinh-thần đáng nể của một tác-fẩm văn-chương, một xã-hội hay một cá-nhân. Cho nên ta zùng chữ fong-cách zưới nhiều zạng khác nhau, ví-zụ: bài thơ đó tuyệt vời, xã-hội đó thanh-bình hạnh-fúc, và một người có lòng khiêm-ái.
Võ Đình là một nhà-văn và là một hoạ-sĩ có tinh-thần ngiêm-ngị cổ-xưa.
Võ Đình, ở lúc sinh-tiền, vẫn thường cho anh thuộc về một thế-jới văn-học cổ. Văn của anh và những ẩn-zụ anh zùng trong văn, tuy không bao jờ sao chép cổ nhân, nhưng mạch văn và tư-zuy của anh cho người đọc thấy rõ điều này.
Võ Đình là một người ngiêm-ngị, rất chọn lọc, trong ngệ-thuật cũng như trong cuộc đời. Anh thẳng-thắn và cũng rất điệu, có tài ngâm thơ và uống rượu, nhưng nhất định không ngồi chung với tiểu-nhân. Anh cho tôi là người hết sức xã-jao (diplomatic), rất khác với anh. Nhưng chúng tôi là bạn.
Tuy nhiên, trong hội-hoạ, Võ Đình lại có những bước đi táo-bạo đầy í-thức. Bố cục tranh của anh, ở những bức thành-công, không có một hoạ-sĩ Việt Nam nào trong Hội Hoạ-sĩ Trẻ Việt Nam trước 1975 mà tôi biết có thể cảm được và đạt tới được, bởi vì đa số những hoạ-sĩ này thích làm “matière” tức cấu tạo texture sao cho lôi cuốn, như lối của Dubuffet và Klee, hoặc mơ-mộng theo kiểu Chagall, từ đó có cái “mode” gái-ngựa-trăng-hoa, và cho là đông-fương. Võ Đình đã nhẹ nhàng và ngiêm-khắc fê-bình hiện-tượng này như sau: “Nhưng đông-fương đâu chì là ngựa rung bờm, trăng lấp ló, và thuyền lãng-đãng.” Tranh của Võ Đình làm tôi liên tưởng tới Beckmann zù nội-zung và bố-cục khác nhau. Võ Đình nhìn tôi và trả lời ngay là anh chịu ảnh-hưởng của hoạ-sĩ người Đức lưu-vong này.
Võ Đình được ja-đình đưa sang Paris lúc còn rất trẻ, để tránh những lôi cuốn vào fong-trào chống Fáp của học-sinh thời đó. Thoạt đầu anh muốn học I-khoa, nhưng rồi anh đổi í và quyết-tâm theo ngệ-thuật. Hai cụ thân-sinh ra anh rất vui mừng trước quyết-định của anh và cho rằng là một ngệ-sĩ mới khó và đáng quí. Hiện-tượng này không jống như trường-hợp của Mary Cassatt. Khi nhận được thư của bà Cassatt gửi từ Paris về cho cha mẹ ở Pennsylvania với ước muốn trở thành hoạ-sĩ hơn là một bàc-sĩ i-khoa, ja-đình bà đã quyết-định không gửi tiền trợ-cấp hàng tháng. Thật là mỉa-mai. Ai bảo rằng đầu óc Đông-fương không cởi mở (liberal)?
Võ Đình hấp-thụ được tất cả những khuynh-hướng hội-hoạ của Âu-châu từ khoảng đầu thế-kỉ hai mươi, và hội-hoạ của Hoa-kì từ sau thế-chiến thứ hai. Anh rời Fáp sang Mĩ, tại đây anh kết zuyên với chị Helene (Huệ-liên). Ở Paris cũng như ở New York, Võ Đình triển-lãm tranh đều đặn. Anh thành công trên cả hai fương-ziện tiền-bạc và ngệ-thuật. Nhưng kể từ đầu thập-niên 70, hoạt-động triển-lãm của anh trong thế-jới Tây-fương coi như không còn, lí zo là những fòng tranh đã trưng bày tác-fẩm của anh trước kia không kiếm ra khách hàng hợp với bút fáp mới của anh. Anh về Frederick, Maryland, ở một nơi anh đặt tên là Thạch-lũng (Stone Vale), và anh thường mỉm cười nói tiếp: “Qui ngoạ Nam Sơn thuỳ,” ám-chì núi South Mountain gần đó thuộc zãy Appalachian.
Võ Đình quyến-luyến Việt Nam đến độ tôi hơi ngại cho anh bởi vì tôi biết sớm muộn jì nhiều thực-tại sẽ làm anh thất vọng. Năm 1974 lần đầu tiên anh về thăm nhà sau mấy chục năm xa quê-hương. Tôi may mắn biết anh nhờ anh chợt thấy một tấm tranh của tôi trưng bày trong văn-fòng zu-lịch ở trên đường Tự-zo. Ông bà chủ tên là Peter English mua tấm tranh này. Trong những câu chuyện trao đổi ban đầu với nhau tôi thấy Võ Đình đọc rất nhiều thông-tin về ngệ-thuật trong thế-jới Tây-fương, và hiểu rất cặn kẽ, một điều không thể có đối với đa số hoạ-sĩ Việt trong và ngoài nước. Khi chúng tôi đi qua một bụi trúc nhỏ gần góc đường Tự-đức và Mạc-đĩnh Chi, Võ Đình đã zừng chân, quì một gối để sờ vào rễ trúc và nói với tôi: “Đúng! Đây chính là đất đai rồng rắn là nhà!”
Nói tới tranh của Võ Đình fải nói tới mộc-bản của anh – ngang tàng, sắc bén cho tôi cảm jác nét “cắt” của con zao ngọt ngào như nét bút. Tôi đã chụp được nhiều tranh của anh, trắng-đen, mầu và slides, để zự-định viết một bài về ngệ-thuật của anh, từ gần 30 năm trước. Zự-định này tạm ngừng vì tôi cứ mong đợi thấy những tác-fẩm mới của anh. Nhưng chờ mãi không thấy. Khoảng đầu thập-niên 90, Võ Đình về Việt Nam và ở đó vài tháng trước khi bang-jao Việt-Mĩ bắt đầu. Đó là thời-jan không thuận-tiện cho anh, và ngay cả bây jờ. Anh trở lại Hoa-kì và tôi rất mừng cho anh. Thế rồi anh zọn về Florida với chị Lai-hồng. Lúc này tôi đang zạy ở Towson University, và chúng tôi có liên-lạc với nhau, nhất là lúc anh ra mắt sách ở Virginia.
Sau năm 1975, Võ Đình trở thành nhà văn. Anh viết nhiều truyện ngắn và một vài bài nhận-định về hội-hoạ. Sự có mặt của anh trong cộng-đồng Việt được nhiều người chú í và kình nể. Tuy nhiên cũng có vài người không ưa anh một fần vì tính thằng thắn và ngiêm-ngị của anh, một fần vì anh rất cao-ngạo với kinh-ngiệm, kiến-thức và tuổi đời của mình. Anh đã mượn mấy câu thơ của Nguyễn Zu để jãi bày tâm-sự với tôi:

Fong-trần mài một lưỡi gươm,
Những loài já-áo túi-cơm sá jì!
Ngênh-ngang một cõi biên-thuỳ
Thiếu jì cô-quả thiếu jì bá-vương!

Võ Đình đọc thơ của Nguyễn Bính cho tôi nge:

Hỡi ôi Nhiếp-chính mà băm mặt,
Jữa chợ ai người khóc nhận thây!


Anh cũng đọc thơ của Tố Hữu cho tôi nge:

Con chim se sẻ của tôi ơi
Con chim nho nhỏ mới ra đời![*]

Võ Đình đúng là con người văn-ngệ, lãng-mạn, đam-mê và cũng rất đa-tình.
Văn của Võ Đình trôi-chẩy, mực-thước và linh-động NHƯNG không sáng-tạo. Anh không đọc hoặc có thể không ưa – như anh đã nói – những lối viết thiên về “concept” kể từ Joyce – tức là không khai thác khía cạnh siêu-hình của ngôn-ngữ. Võ Đình cũng không ưa người đọc gán cho bút-fáp của anh là trường-fái này hoặc trường-fái kia. Anh mang trong lòng một nội-tâm đầy fong cách trầm-tư và anh muốn người đọc nhìn ra nội-tâm đó.
Trở lại vấn-đề hội-hoạ, Võ Đình đã làm tôi cảm-động khi anh nói với một số người là trong thiên-hạ có bốn bồ hội-hoạ, hai bồ thuộc về tôi, một bồ là của anh, còn một bồ ban fát cho thiên-hạ zùng. Trong một bài viết đăng trên báo, Võ Đình lại làm tôi cảm-động khi anh nhận xét rằng “Nguyễn Quỳnh có những tấm tranh vượt ra ngoài biên-jới Đông-Tây.”
Hai tháng trước tôi điện-thoại cho anh Võ Phiến, fàn nàn rằng sức-khoẻ của Võ Đình sa sút quá. Tôi nhắc lại là jữa thập-niên tám mươi Võ Đình học võ Việt Nam, và buổi sáng trước khi đưa tôi ra ga, anh ấy đã múa một bài quyền mà anh ấy bảo: “Đây là bài Tống-khách”. Zọng anh Võ Phiến rõ ràng nhưng xa vắng: “Ấy, sự đời có cái thật mỉa-mai!” Hơn một tháng trước tôi điện-thoại qua Võ Đình hỏi anh độ này có vẽ viết nhiều không. Anh trả lời –jọng rất iếu: “Lai rai!”
Tôi vẫn tin tưởng Võ Đình còn thọ “lai rai”. Ở Hoa-kì trên 70 chưa gọi là jà. Và tôi zự định qua Florida thăm anh. Nhưng “mỉa-mai” thay:
Hôm qua nó vẫn còn bay nhảy,
Chỉ một ngày thôi đã “mất” rồi.[*]


Nguyễn Quỳnh
June 04, 2009


_________________________
Chú thích của Tiền Vệ:
[*]Tác giả Nguyễn Quỳnh đã nhớ nhầm mấy câu thơ Tố Hữu một cách rất thú vị. Theo đúng như nguyên bản, bốn câu thơ đầu tiên trong bài “Con chim của tôi” của Tố Hữu là thế này:

Nó chết rồi con chim của tôi
Con chim sẻ sẻ mới ra đời!
Hôm qua nó hãy còn bay nhảy
Chỉ một ngày giam nó chết rồi!

[Trích bài “Con chim của tôi”, trong tập Từ ấy, in lại trong cuốn Tố Hữu - Thơ (nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1994) trang 94.








Triển lãm Tranh Nguyễn Quỳnh tại California

2004-08-24




Họa sĩ Nguyễn Quỳnh được Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ tức VAALA cùng trường đại học cộng đồng Cypress ở nam California đồng tổ chức một cuộc trưng bày tranh và nói chuyện vể hội họa. Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do xin gửi đến thính giả một số chi tiết về cuộc triển lãm đặc sắc này.

Là một trong số các sáng lập viên của Hội Hoa Sĩ Trẻ Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Quỳnh đã nổi tiếng từ những năm đầu thập niên 60. Tranh ông được giới thưởng ngọan thế giới tạo hình ngưỡng mộ vì được vẽ với kỹ thuật rất cao. Sự điêu luyện hiển lộ trên khung vải, không những chứng tỏ bản lĩnh của ông khi cầm cọ mà còn chứng tỏ kiến thức tận tường của ông trong lãnh vực hội họa.

Ông đã từng dạy về hội họa cho những trường đại học tại Mỹ cũng như diễn thuyết và triển lãm tranh tại nhiều nơi. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ, một tổ chức tích cực họat động trên các lãnh vực nhân văn, nghệ thuật ở vùng Nam California, cùng với đại học Cypress College đã tổ chức một cuộc triển lãm kéo dài trong 2 tuần lễ cho Nguyễn Quỳnh. Cuộc triển lãm mang chủ khai mạc vào hôm Thứ Bảy 14 tháng 8 chấm dứt vào ngày 22 tháng 8 với buổi nói chuyện bằng hai thứ tiếng do họa sĩ Nguyễn Quỳnh thực hiện bằng hại thứ tiếng Anh- Việt ở Cypress College Fine Arts Gallery.

Cô Y Sa, Tổng Thư Ký của Vaala đã dành cho tạp chí một cuộc phòng vấn ngắn về sinh họat này

Phạm Điền: Chào cô Y Sa, năm nào Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ cũng tổ chức các sinh họat lúc thì kịch nghệ, phim ảnh, nhạc hội, lúc thì hội họa, triễn lãm sách báo. Đây là sinh họat thứ mấy của Vaala năm nay?

Y Sa: Kính chào quý thính giả của RFA. Đây được xem là sinh họat thứ hai của VAALA. Sinh họat đầu là kịch mang chủ đề là Love Stories do nhóm kịch Club & Noodles thực hiện và đến nay sinh họat triển lãm bắt đầu từ ngày 14 tháng 8, VAALA chúng tôi hân hạnh được giới thiệu quý vị thưởng ngọai hội họa cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Quỳnh với chủ đề là Space and Time tức Không Gian và Thời Gian hiện đang được tổ chức tại Cypress College ở California.

Hiện giờ họa sĩ Nguyễn Quỳnh đang trưng bày 30 tác phẩm vẽ trong 2 thập niên qua vừa sơn dầu vừa màu nước với nhiều đề tài khác nhau. Tấm thứ nhất đã được thực hiện ngay trong năm nay.

Trong cuộc triển lãm này thì giới thưởng ngọan được xem hai lọai tranh đó là lọai trừu tượng và một lọat khác người xem có thể thấy hai thế giới thực và ảo trong tranh Nguyễn Quỳnh vì đó là hai lọat tranh mà kỳ này họa sĩ Nguyễn Quỳnh muốn trưng ra cho giới thưởng ngọan xem.

Phạm Điền: Họa sĩ Nguyễn Quỳnh là một họa sĩ nổi tiếng trong làng họa Việt Nam từ thập niên 1960 cho đến nay, hẳn buổi tiếp tân khai mạc phòng triển lãm được rất nhiều sự chú ý.

Y Sa: Thì buổi tiếp tân khai mạc được diễn ra vào Chủ Nhật vừa rồi ngày 15 tháng 8 và đã có khá đông những thân hữu của họa sĩ Nguyễn Quỳnh đến tham dự như là có các họa sĩ Khánh Trường, họa sĩ Nguyên Khai, họa sĩ Lương Văn Tỷ, Nguyễn Việt Hùng, Ann Phong rồi các nhà văn nhà báo như là Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Đỗ Quý Tòan, nữ tài tử Kiều Chinh đều đã đến chung vui với họa sĩ Nguyễn Quỳnh, nhân dịp ông từ San Antonio, Texas, thực hiện cuộc triển lãm này.

Phạm Điền: Ngòai việc trưng bày tranh, nghe nói trong lần triển lãm kỳ này đó, họa sĩ Nguyễn Quỳnh có ý định nói chuyện với đề tài về Văn Hóa Hình Tượng.

Y Sa: Vào cái ngày cuối cùng của cuộc triển lãm tức là ngày 22 thì họa sĩ Nguyễn Quỳnh sẽ thuyết trình về đề tài Pop Art and Visual culture là Nghệ Thuật Đại Chúng và Văn Hóa Hình Tượng, thì đây là một bài nói chuyện dài khỏang 1 tiếng đồng hồ và có trình chiếu slides để minh họa cho bài nói và được thực hiện bằng hai thứ tiếng để mà thế hệ thứ nhất cũng như thế hệ thứ hai có thể đều tham dự cuộc nói chuyện này.

Phạm Điền: Thưa cô Ysa, hội họa vẫn được mọi người xem là một thứ ngôn ngữ quốc tế, trong trường hợp này thì cái giới thưởng ngọan người Mỹ xem tranh của họa sĩ Nguyễn Quỳnh, họ cảm thấy như thế nào?

Y Sa: Về người Mỹ thì chúng tôi được dịp tiếp chuyện với một vài người thì họ cũng lấy làm thích thú vì có lẽ là cũng như họa sĩ Võ Đình đã có lần nhận xét về tranh của Nguyễn Quỳnh, nó là sự kết hợp giữa Đông và Tây , thì có lẽ vậy thành ra những người bản xứ họ cũng cảm nhận được trong tranh Nguyễn Quỳnh điều nào đó mà người ta cảm thấy gần gũi chăng. Chúng tôi nhận thấy rằng có một sự thích thú. Trường thì đang vào mùa hè thành ra cũng không được đông các giáo sư lắm và khi mà họ trở lại tức là vào cuối tuần này thì sẽ nhiều người đến xem tranh của Nguyễn Quỳnh hơn. Những người trong trường đại học, còn một số người mà khách mời mà chúng tôi nhận thấy thì họ có vẻ thích thú với lọai tranh này của họa sĩ Nguyễn Quỳnh.

Phạm Điền: Thưa cô Y Sa chúng tôi tò mò muốn biết là giá cả của những họa phẩm mà họa sĩ Nguyễn Quỳnh trưng bày trong kỳ này như thế nào?

Y Sa: Về giá cả thì nói một cái range thì từ 500 mỹ kim tức bức nhỏ nhất cho đến 28 ngàn Mỹ kim. Bức 28 ngàn thực ra nó là 4 bức mà đó là một bức continous painting liên hòan tức là 4 tấm ghép lại và nó mang chủ đề chính của cuộc triển lãm này là Space and Time là không gian và thời gian. Cũng rất may là Cypress College Fine Arts Gallery có một bức tường khỏang trống lớn đủ để mà dựng cái bức tranh này lên. Bức tranh này chiếm một khỏang lớn trong phòng. Cái sự hiện diện diện của nó làm cho cuộc triển lãm tăng thêm vẻ chất lượng cũng như kỹ thuật.









The Basket / Cái jỏ









Nguyễn Quỳnh trên Tiền Vệ













Window after Rain / Cửa-sổ sau Cơn Mưa













Trao đổi Lê Hải*------ Việt Nam là gì?





Giới thiệu: Đây là một loạt các cuộc phỏng vấn giới trí thức Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới và trong nhiều lãnh vực khoa học khác nhau xoay quanh cùng một chủ đề có thể tóm gọn lại thành một câu hỏi mở: “Việt Nam là gì?” Người được phỏng vấn tự hiểu câu hỏi và trình bày câu trả lời theo hệ thống kiến thức hay trải nghiệm của mình. Người phỏng vấn đặt câu hỏi để làm rõ ý trong câu trả lời trước hoặc nhằm sắp đặt quan điểm đó trong hệ thống kiến thức và trải nghiệm chung. Khách mời kỳ này là GS Nguyễn Quỳnh[1] từ Hoa Kỳ. Là triết gia với luận văn tiến sĩ về Wittgenstein, ông còn đi sâu vào mỹ học không chỉ với thêm một luận văn tiến sĩ về lịch sử mỹ thuật mà bản thân cũng là họa sĩ[2]. Người thực hiện loạt phỏng vấn này là Lê Hải[3], đang làm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ khoa học tại khoa Triết và Xã hội học thuộc Viện hàn lâm khoa học Ba Lan, sau khi đã hoàn tất luận văn tiến sĩ về “Quá trình hình thành của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thập niên 2000s”.




NGUYỄN QUỲNH:
Câu hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ là một câu hỏi nằm trong Siêu-hình Học và liên-quan đến vấn-đề bản-chất (Ontology), vì nó rất mông-lung. Người Việt không thể trả lời câu hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ bằng cách chỉ nhìn vào lịch-sử (chronology), fong-tục, chính-trị, xã-hội và tiếng nói.

The question WHAT IS VIỆTNAM concerns both the metaphysical and ontological one, which remains unclear and not being known. One cannot respond to such a question simply by relying on history, custom, language, and socio-political foundations.

Câu hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ chính là câu hỏi NGƯỜI VIỆTNAM LÀ JÌ. Đây chính là câu hỏi về Dasein, tức là zân-Việtnam-đang-có-mặt-ở-đây. Qua người-Việtnam-đang-có-mặt-ở-đây (Dasein) chúng ta mới hi-vọng có câu trả-lời cho câu-hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ.

The question WHAT IS VIETNAM is in fact about WHAT IS VIETNAMESE PEOPLE. It is, therefore, precisely Dasein or the existentiality of here and now of the Viêtnamese people. Only through such a throughout study of Desein would one hope to find the answer to this most challenging question.



LẾ HẢI:
Như vậy là một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản hóa ra lại không đơn giản như anh vừa trả lời. Trước hết muốn trả lời câu hỏi đó cần phải biết khái niệm Dasein nổi tiếng của triết gia người Đức trong thế kỷ 20 là Martin Heidegger[4] (1889-1976), mà anh đã dịch sang tiếng Việt là “zân-Việtnam-đang-có-mặt-ở-đây”. Và trước khi muốn hiểu khái niệm đó thì phải hiểu cách dùng tiếng Việt của anh với cách phiên âm rất đặc biệt, và cả cách gạch nối các chữ trong một câu văn[5]. Ngoài ra cũng thấy anh đã phải dùng thêm một số thuật ngữ tiếng Anh (như chronology và ontology) để bổ túc hoặc điều chỉnh các khái niệm tiếng Việt (tương ứng là lịch-sử và bản-chất), thậm chí bổ sung thêm bằng cả tiên đề tiếng Anh. Như vậy phải chăng tiếng Việt như hiện nay không đủ để trả lời những câu hỏi có vẻ như là cơ bản nhất trong khu vực xã hội và nhân văn? như Ludwig Wittgenstein[6] (1889-1951) từng phát hiện về giới hạn của ngôn ngữ?



Chân dung tự họa


Nguyễn Quỳnh: Chân dung tự họa, tháng V.2011, màu nước Drybrush trên giấy Arches 30’’x 23’’. (Tranh hoàn tất trước khi tác-jả thuyết-trình tại hai Đại-hội Quốc-tế về Triết-học và Xã-hội Học tại Moscow State University, Nga và Berlin-Brandenburg Academy of Social Sciences and Humanities, Đức. Độc-jả có thề lên Tiền-vệ để đọc hai bài thuyết-trình trên. Trong tranh tác-jả trình bày cảnh cao-nguyên hoang-zã Tây-Nam Hoa-kì. Fía trên bên trái là Tu-viện St. Jerôme Belém (1502-1571) ở Lisbon, Portugal trong mưa. Hồi còn bé tác-jả xin đi tu nhưng không được chấp-nhận. Trong mấy chai rượu có chai Vodka. Tác-jả sẵn sàng xuất-trình jấy tờ hợp-lệ trong tay: Thông-hành Hoa-kì và Jấy-Mời của Sở Zi-trú Nga. Tranh tự-họa này có tính đùa cợt về đời tư của tác-jả.)



NGUYỄN QUỲNH: 
Đó là những gợi í của Lê Hải, nên chúng ta fải bàn thật kĩ từng tiết-mục một. Trước hết, xin được ra ngoài đề một tí, vì có điểm liên-quan chặt chẽ với đề-tài VIỆTNAM LÀ JÌ. Điểm đó là:

Trước thảo-luận hôm nay, tôi đang khai-triển một chuyên-luận gọi là Anatomy Sketch of the End of a Human Race: An Introduction. Zù bài này đưa ra một mô-hình khái quát (universal) cho những xã-hội mạnh cũng như iếu, chủ-đề của bài viết ján-tiếp, nhưng rất chi-tiết, nhắm vào Việtnam, ở thời-điểm chúng ta đang có mặt, và đang zõi theo từng biến-chuyển. Xin thông-báo trước và xin tạm ngừng ở đây. Bây jờ chúng ta trở lại những điều Lê Hải nêu ở trên.

1. Dasein: Như trên, Dasein là Cái hay con-người-đang-có-mặt-ở-kia-và-trong-lúc-này. Nó không fải là í-niệm trừu-tượng, như khi chúng ta nói: zân-tộc Việtnam, rồi bỏ lửng vì ngĩ rằng nói thế là đủ hoặc là hiểu nhau rồi. Trong Sein und Zeit, Heidegger đặt ra câu hỏi về Sein (Nguồn-sống/Bản-thể) trước rồi mới tới sein (hữu-thể/fù-sinh), rồi tới Seindes (cai ở kia) và cuối cùng là Dasein, tức cái-jì-đang-có-mặt-ở-kia-ngay-lúc-này. Tiếp tới, Heidegger bàn đến Tính-sử (Historicity). Historicity là bộ-môn chuyên ngiên-cứu về những uẩn-khúc (behavior) gây ra sự-kiện lịch-sử. Còn lịch-sử (History) là sự gi-chép sự-kiện lịch-sử (Chronology), ví-zụ Trận Đống-đa, 1789 …Vua Quang-trung đại-fá quân Thanh.


2. Tính-sử (Historicity) khiến chúng ta tìm hiểu thật sâu xa vào suy-tư của vua Quang-trung, xã-hội, chính-trị, và cả kinh-tế có liên-quan với nhau trong hậu bán thế-kỉ 18 ở Việtnam. Cuốn La-sơn Fu-tử Nguyễn Thiếp của Hoàng Xuân-hãn cho chúng ta thấy khá nhiều tính-sử, mặc-zù chưa đầy đủ, vì ở xứ ta chuyện ngiên-cứu – ngay cả lúc này – còn trong thời-jan khai fá. Nếu cứ theo tính-sử (Historicity), thì để biết VIÊTNAM LÀ JÌ trước hết, người Việt fải đặt ra một số câu hỏi về vài vấn-đề chọn lọc có jới-hạn trong thời-đại đế-chế chưa rõ ràng (Pre- Dynastic Era), như sau:

a) Lạc-Long Quân, Âu-cơ, Động-đình Hồ
b) Âu-Lạc
c) Hai Bà Trưng
d) Bà Triệu,
e) Lí Bôn
f) Bố-Cái Đại-vương
g) Zạ-Trạch Vương
h) Zương Ziên-ngệ

Người Việt hãy chỉ tay vào từng tiết-mục trên và đặt ra vô-vàn câu-hỏi, ví-zụ: CÁI JÌ ĐÂY? Kế đến là những câu hỏi khác như: ĐÂY LÀ SỬ hay đây là TRUYỀN-THUYẾT?, và í-ngĩa của mỗi tiết-mục ấy. Chúng ta nên nhớ, trong thế-jan của con người, và ngay cả vũ-trụ - ngoài Toán-học ra – không có cái jì gọi là đúng như Đinh-Đóng-Cột (Exact Science). Exact Sience là niềm-tin (belief) của Analytic Philosophy (có người zịch là Triết-học Thực-chứng), nhưng tư-tưởng này đã qúa độ rồi vì chính niềm-tin vào thực-chứng đã trở thành một thứ huyền-bí (mystification) về chứng-cớ (fact), mà cái gọi là bản-chât của chứng-cớ (factivity) rất đáng ngờ.

Lê Hải có thể hỏi “Thế Âu-Lạc là ji?” Từ thủa nào đâu có câu trả lời về “Âu-Lạc” thỏa mãn chúng ta đâu! Trả lời theo fương-fáp sử hay theo truyền-thuyết? Cả hai thứ ấy ziễn ra được mấy trang? Có lẽ chỉ nêu lên rồi chấm hết! Thế nhưng, chúng ta lại hỏi chúng ta: “Từ đâu và ở thời-điểm nào đã fát-xuât ra hai chữ “Âu-Lạc”? Chúng ta hãy tưởng-tượng có một jống người tên Việt (một trong Bách Việt),“thất- thểu đi-hoang”, nhưng mỗi lần ai hỏi đến cỗi-nguồn đều trả lời “Âu-Lạc”. Trên thực-tế, những người Việt đó không bao jời suy-tư và tự hỏi: “Âu-Lạc” là jì? “Nếu hai chữ đó không gắn bó với nguồn-sống của họ, tại sao mỗi lần được hỏi – theo cái gọi là sách-sử - họ lại trả lời “Âu-lạc” i như là “Âu-Lạc” nằm trong sách-sử. Thế thì, chúng ta có thể ngi rằng, ở khoảng thời-jan nào đó trước Bắc-thuộc, hai chữ “Âu-Lạc” được nói ra, từ miệng nhiều người Việt, để chỉ cho một thực-thể jì đó, chưa bao jờ được viết xuống, vì ở thời kì “pre-literate period” hay chưa có chữ viết. Thực-thể ấy có thể là một thôn-xóm, một cộng-đồng, hay một lối sống còn (hoạt-động cùng nhau), rồi có lúc ho cùng nói lên hai tiếng “Âu-Lạc”.

Một thực-thể chưa bao jờ được viết xuống trong thời điểm rất xa-xôi, nhưng không ai bảo ai, vẫn nhớ và vẫn nói, không chút hồ-ngi thì qủa đó là một hiện-tượng lạ-lùng. Chắc-chắn thực-thề ấy fải tiềm-tàng trong hai thể: trí-tuệ và tình-cảm, i như một mạch-sống chảy âm-thầm, từ thế-hệ này sang thế-hệ khác. Như vậy, bỏ đi những đòi hỏi theo minh-chứng trong í-ngĩa của tính-sử, cũng như của truyền-thuyết, hai chữ “Âu-Lạc” chính là nguồn-sống thâm-trầm của người Việt – fát ra bắng tiếng nói rất tự-nhiên (a priori).

Biết bao lẽ sống trên đời được con người cảm-nhận rất tự-nhiên (a priori) zù cho chúng chưa fải là kiến-thức vững-vàng. Bởi vậy, theo Kant, kinh-ngiệm tự-nhiên (a priori) tuy chỉ là hiện-tượng, nhưng không thể thờ ơ, vì hiện-tượng ấy là một ám-ảnh. Hiện-tượng được con người bất chợt nhận ra sẽ trở thành lẽ sống ấy rồi trở nên quan trọng khi con-người nhất trí đặt ra câu hỏi về chúng. Zo đó, khi người Việt đặt ra câu hỏi về “Âu-Lạc” không fải người Việt bỏ đi hay loại nó đi (Destruktion) những ấn-tượng không rõ-ràng về “Âu-Lạc”. Ngược lại, người Việt hi-vọng tìm ra í-ngĩa của “Âu-lạc” theo fương-fáp “hermeneutics” (zấn-thân tìm hiểu vấn-đề, đến với vấn-đề, xét já-trị vấn-đế, tra-cứu vấn-đề, và jải-thích tường-tận vấn-đề). Đặt câu-hỏi về “Âu-Lạc” là cố gắng làm cho chân-tướng của “Âu-Lạc” hiện ra. Như vậy, câu-hỏi về “Âu-Lạc” là câu-hỏi có tính siêu-hình, vì chúng ta chưa biết cỗi-nguồn của “Âu-Lạc”. Theo Heidegger, một câu-hỏi siêu-hình cho thấy chất-tính siêu-hình có ngay trong con người đặt ra cău-hỏi.

Người Việt ngĩ jì khi người Tầu ở Fúc-kiến, Quảng-đông đã xác-nhận với người Việt thế này: “Từ Động-đình Hồ, fía nam sông Zương-tử trở xuống vốn là đất cũ của Việtnam.” Thế thì thời-jan trước đó – có thể cả ngìn năm – cái jì đã xảy ra ờ vùng đó (không-jan) và ở thời-điểm nào (thời-jan) í-niệm hay zữ-kiện có thực về “Âu-Lạc” ra đời, trước khi có sự bành-trướng về fương nam của Hán-tộc? Đề-ngị với Lê Hải chúng ta tạm ngừng câu hỏi về “Âu-Lạc” ở đây, và tiến tới thời có sử - Đông-Chu Liệt-Quốc, với hai câu hỏi cho người Việt cùng nhau suy-ngĩ, rồi sẽ bàn đến lúc khác. Hai câu hỏi ấy như sau:

1. Người Việt ngĩ jì về Tây-Thi?
2. Người Việt ngĩ jì về Nam Việt Vương Câu-Tiễn?






Nguyễn Quỳnh: Tây-Thi, tháng X.2011, màu nước Drybrush trên giấy Fabriano, 10’’x5’’. (Đây là một trong vài fác-họa cho hai đề-tài chính trong tương lai, đó là: Người Cung-nữ trong Cung-oán Ngâm-khúc và Tây-Thi. Fía sau Tây-Thi là kiểu mẫu khung cửa trong kiến-trúc Việtnam. Tây-Thi mặc iếm, ngang bụng thắt khăn xanh có gắn khuy-đồng lớn đời nhà Chu, khoảng 400 trước Công-nguyên. Ngụ í rằng với khuy-đồng này nước Việt của Câu-tiễn là bá-chủ thời Đông-Chu Liệt-Quốc, và cũng là công lớn của Tây-Thi. Xin đón đọc bản-zịch sang Đức-ngữ Das Klagelied der Odaliske (Cung-Oán Ngâm-khúc) của GS Tiến-sĩ Hubert Hohl, 1967, sẽ đăng trên VănChươngViệt.org.)



LÊ HẢI:
Đúng là một loạt các chữ được đặt trong ngoặc kép mà độc giả cần phải chiêm nghiệm, đặt câu hỏi để dùng thông diễn học[7]mà trả lời. Và không chỉ cần biết triết học phương Tây, sử Việt, mà còn cả lịch sử Trung Hoa nữa. Và nói đến Nam Việt Vương Câu Tiễn thì phải nhắc đến vùng Lưỡng Quảng trên đất Trung Quốc, nơi có hai chiếc trống đồng được khắc tượng cao to đồ sộ trước khuôn viên bảo tàng, và nhắc đến cả Bách Việt, một thời từng là nguyên do được cho là đã khiến nhà Thanh không chấp nhận cái tên Nam Việt của vua Gia Long, bắt phải đổi thành Việt Nam, để rồi bị lãng quên 100 năm cho đến một ngày tái xuất khi được Nguyễn Thái Học hô lên trước khi bị tử hình, và trở thành cái tên[8] của nước Việt Nam ngày hôm nay từ một buổi lễ rất có thể là để chào mừng chiến thắng của quân đồng minh, tiếp nhận chữ ký đầu hàng của đế quốc Nhật trên chiến hạm của tướng MacAthur vào ngày 2 tháng Chín năm 1945. Còn một chữ khác không thấy anh nhắc đến trong những cái "tên" của anh chàng "Việt" vốn dĩ là "Âu Lạc" đi lang thang về phía "Nam", và mỗi khi khai một tờ đơn lại điền vào mục dân tộc là "Kinh". Vậy thì Kinh nằm ở đâu trong thời Đông Chu Liệt Quốc mà anh đang nhắc tới? 



NGUYỄN QUỲNH:
Trước khi bàn đến hai câu-hỏi về Tây-Thi và Nam Việt-vương Câu-Tiễn, chúng ta thử lạm-bàn về chữ “Kinh” mà Lê Hải vừa đưa ra. Tuy chưa có một chứng-liệu liên-tục và chi-tiết về “Kinh”, trong không-jan và thời-jan, nhưng chúng ta nên hỏi từ đâu có chuyện một người Âu-Lạc tự nhận mình gốc-gác ở một xứ tên là “Kinh”. 

Nếu bảo rằng đây chỉ là sự-tích truyền-khẩu zân-jan, chúng ta cũng fải đặt vấn-đề “Kinh” là tên của một xứ, một đại-tộc, hay là tên của một í-niệm tượng-trưng (iconography). Nếu là í-niệm thì “Kinh” tượng-trưng cho một cái jì? Có fải là một tộc hay một đại-tộc? Tên họ của một người có luôn luôn fải mang í-ngĩa nào đó hay không? Chúng ta thử tự hỏi: Fạm ngĩa là jì? Trần ngĩa là jì? Lê ngĩa là jì? và Nguyễn ngĩa là ji? vân vân và vân vân. Như vậy sự có mặt của một người và người đó đã cho biết tên-họ, ví-zụ “Kinh”, đã khiến cho cái tên đó trở thành đời-sống gắn-liền với người đó. Tóm lại, “Kinh” có ngĩa là “đời-sống” hay “nguồn-sống”.

Ngay như nếu người Âu-Lạc kia có ja-fả, người ấy vẫn chưa chắc đã có đủ tài-liệu hay zữ-kiện về gốc-gác của “Kinh”, chốn-xưa của mình, sau cả ngàn năm lưu-lạc. Nhưng điều khiến chúng ta bận-tâm là làm sao “Kinh” lại ở trong đầu người đó? Cái jì đã ở trong đầu, xuyên-qua thời-jan, và không chịu bị lãng quên, cái đó là một thứ chứng-liệu – không jống như một vật tầm-thường, như jấy khai-sinh, bởi “chứng-liệu” này là một tư-tưởng. Tư-tưởng ấy bước đi với người đó và hiển-nhiên trở thành nguồn-sống của người đó. Nếu chúng ta biết rõ vị-trí của “Kinh” trong không-jan và thời-jan tất-định thì câu-chuyện về nguồn-gốc không còn là câu-chuyện của tư-tưởng nữa.

Huyền-thoại (mythology) bắt đầu là một tư-tưởng có tính quyết-định, zũng-mãnh và sâu-sắc trong zân-jan của một zân-tộc. Tư-tưởng trong huyền-thoại là biểu-trưng logos hiện rõ nhân-sinh quan và í-thức hệ. Xin đọc Oedipus và Iliad của Homer, khoảng 700 B.C. hoặc Mahabarata và Upanishads của Ấn-độ cũng trong khoảng thời-jan đó. Như vậy, huyền-thoại không fải là sử. Nó xưa hơn và cao hơn sử. Huyền-thoại chính là một cách bàn về tư-tưởng (xin đọc Bhavagavad Gìtà/Chí-Tôn Ca, bản Việt-ngữ của Nguyển Quỳnh đăng trên Văn-chương Viêt). Sử là fương-fáp gi lại những jì gọi là hậu-qủa zo tư-tưởng sinh-ra. Viết sử chỉ có thề xảy ra sau khi chữ-ngĩa đã thành-hình. Trước khi có chữ-viết nhóm người nào cũng fải zùng tiếng nói. Tuy nhiên, zù cho tiếng nói trưng ra sự linh-động của nguồn-sống đôi khi rắc rối bởi tính-người (behavior). Zo tính-người, nên NẾU có trường-hợp người A bảo: “Ông nge lầm rồi! Tôi không nói thế!” Nhưng khi zữ-kiện được gi xuống bằng văn-tự, thì người Việt thường nói: “Bút sa, gà chết!”

Tư-tưởng trong Chí-Tôn Ca (Bhagavad Gìtà) có cả ngàn năm lưu-truyền trong zân-jan rồi mới được viết ra. Tư-tưởng trong câu-chuyện một người Âu-Lạc có gốc ở “Kinh” là một điểm độc đáo, có thể gây ra nhiều chất-liệu cho tư-tưởng. Rất tiếc câu-chuyện này không được khai-triển và được viết ra để thực-sự trở thành tư-tưởng.

Sau khi một í-ngĩ đã nói lên (speech), í-ngĩ đó được gi xuống thành văn-tư (words) thì câu nói chính là một vận-hành của tư-zuy. Nó được nắn nót, xếp-đặt để trở thành một bản-văn. Hình-thái cao nhất của bản bản-văn chuyên-chở tư-tưởng là Thi-ca.

Tiếc rằng câu chuyên một người Âu-Lạc gốc “Kinh”, mà Lê Hải nhắc đến, đã không ziễn ra như trên. Một trong những lí-zo thiếu-sót đó fải là chữ-viết. 

Thế còn cái tên Kinh-zương Vương thì sao? Ba chữ này tưởng là jản-zị, nhưng rắc rối vô-cùng. Kinh-zương Vương có ngĩa là Vua Kinh-zương. Khi viết theo lối Tầu chữ “Vương” được đặt sau tên người. Khi viết hay nói đúng theo lối người Việt, chúng ta để zanh-tước hay zanh-vị của người trước tên người, ví-zu- Vua Quang-Trung, Vua Lê-Lợi … Người Việt không viết hay nói theo kiểu Tầu: Quang-Trung Vua và Lê-Lợi Vua. Vậy thì Kinh-dươngrất có thề là tên một nước hay một đại-tộc có một vị vua cai trị. Về sau, khi Âu-Lạc bị Bắc thuộc, người Việt ziễn-tả và viết theo Tầu, zo đó “Vua King-zương” đã trở thành “Kinh-zương Vương”.

Chúng ta jả-thiết rằng thay vì nói “Tôi quê ở Kinh-zương”, người ấy nói tắt là “Tôi quê ở Kinh”. Nếu đúng như thế, tuy chưa xác-định được vị-trí của “Kinh” ở chốn nào thuộc fía nam sông Zương-tử, chúng ta tin rằng: cái tên miền gọi là “Kinh” và “Kinh-dương Vương” rất có thể liên-hệ với nhau, vì cả hai đều từ “Âu-Lạc” bước ra. Sau mô-hình huyển-thọai fải là mô-hình văn-hóa, xã-hội và lịch-sử.

Từ chuyện một ngưởi quê-quán ở Kinh đền chuyện Tây-thi và Việt-vương Câu-tiễn đúng là một chặng đường “sống còn” có í-thức hệ rõ ràng. Chỉ có một điều người Việt thường thắc mắc: Có tiếng nói đấy, nhưng chữ-viết ra sao?

Tôi xin fép được zùng suy-ngĩ rất chủ-quan để tưởng-tượng ra những jì có thể có mà thôi. Không hiểu vì sao, ngay từ khi mới bẩy hay tám tuổi lúc nge ngưởi lớn, chứ không fải nge các thầy ở trường, nói về Tây-thi và Nam Việt-vương Câu-tiễn – zù chỉ vài zòng, tôi có cảm-tình ngay, và zĩ-nhiên, rất ngây thơ tin rằng tôi có liên quan trong sử và văn-hóa với hai nhân-vật kể trên. Chúng ta nên nhớ niềm tin nào cũng có tính cực-đoan tới độ mù quáng (fanatic). Không những tôi tin và hãnh-ziện rằng Tây-thi là gái nước Việt rất đẹp mà còn không “tầm-thường” như Đát-kỉ, Điêu-thuyền, và Zương Qúi-fi. Người Tầu hãnh-ziện về “Tứ-đại Jai-nhân” nhưng chỉ văn-ngệ hóa để ca tụng và làm sống lại ba nhân-vật: Đát-kỉ, Điêu-thuyền và Zương Qúi-fi.

Tôi tạm gọi sự-kiện không văn-ngệ hóa Tây-thi trong zân-jan là “kì-thị jai-nhân” đối với Tây-thi. Nhưng sự kì-thị này đã làm tôi hài lòng. Tôi nêu lên ba jả-zụ (hai chữ “jả-zụ” ở đây không có ngĩa là “ví-zu” mà có ngĩa “cho là”. Chúng là assumption, như khi người Anh/Mĩ nói: “I assume that…” Như vậy “jả-zụ/assumption” không fải là “jả-thiết/hypothesis” vì jả-thiết fải zựa vào zữ-kiện, chắc-chắn hay hời-hợt. Sau đây là ba jả-zụ:

1. Tầu kính-trọng Tây-thi cho nên không đưa Tây-thi vào tuồng-tích (sân-khấu) và tiểu-thuyết.
2. Tây-thi là gái Việt chứ không fải gái Tầu.
3. Thành công của Tây-thi và Câu-tiễn không fải là thành công của Tầu.

Tôi ngĩ may ra chỉ có assumptions 2 và 3 là có hi-vọng đứng vững.
Vì ám-ảnh “Tây-Thi”, tôi đã viết hai vở kịch cùng mang tên TÂY-THI. Vở thứ nhất đăng trên tập-san VIỆTNAM: THE PHENOMENOLOGY OF EXISTENCE, Vol. 1 and 2, 2002-03 khi tôi còn zạy tại Towson University, MD. Kịch-bản này viết bằng Anh-ngữ. Vở thứ hai chỉ có ba trang Việt-ngữ, đăng trên Tiền-vệkhoảng bốn hay năm năm trước[9]. Trong vở này có mấy câu như sau:

Câu-tiễn: Trước đây ở đất Việt, người ta hát:
Lên tới bến kinh-thành an-ngỉ,
Jeo cơ-cầu hùng-vĩ ngày xanh.

Sau khi ziệt Ngô, gồm thâu ba nước,2 ở đất Việt, người ta hát:
Tây-thi đã lên đài an-ngỉ,
Cô-tô thành hùng-vĩ trời xanh.

Sau đó, trước khi chia tay, Câu-tiễn nhắn với sứ-jả của vua Hùng:
Một mai chim Việt lìa đàn,
Nếu còn ngu-zại thôi đành fận con!

Tầu không văn-ngệ hóa Tây-thi rất có thể vì hai lí-zo ngịch nhau: hoặc là chuyện Tây-thi không đáng kể, hoặc là qúa zữ zội, và lại không Tầu. Chúng ta nên nhớ khi người Tầu để Tây-thi vào trong Tứ-đại Jai-nhân, họ không có í coi thường Tây-thi. Như vậy đây hẳn là vấn-đề của í-thức hệ. Í-thức hệ Tầu và Í-thức hệ Việt. Luận như thế vẫn chưa ổn, bời vì Í-thức hệ Tầu rất rõ rệt trong vấn đề Tây-thi, nhưng Í-thức hệ Việt về Tây-thi không có, chứ đừng nói là không rõ. Người Việtnam không coi Tây-thi là gái nước Việt. Năm 2004 và 2005 khi thuyết-trình về thẩm-mĩ tại Đại-học Hànội, tôi nhắc tới Tây-thi, nhưng không có một í-kiến nào từ cử-tọa, hầu hết là jáo-sư.

Trong mắt của người Tầu thì Nam Việt-vương Câu-tiễn là Việt. Nhưng trong mắt của người Việt thì Câu-tiễn là thứ Việt jì đó, trong Bách-Việt, chứ không zính záng jì tới Việtnam. Khi người Việt ngĩ như thế tức là người Việt coi Động-đình Hồ và toàn cõi fía nam sông Zương-tử không fải là Việt xưa. Thế là người Việt không những xóa bỏ Tây-thi, Câu-tiễn mà còn xóa bỏ cả Âu-lạc cũng như xóa bỏ cả Lạc-long Quân và Âu-cơ. Nếu đúng thế, thì người Việt chỉ “ngĩ” chứ không có tư-tưởng. Là người ai cũng ngĩ – nhưng sau khi ngĩ, fải biết tổng-hợp để có tư-tưởng. Tức là fải biết ngiền-ngẫm một vấn-đề thật sâu sắc và biến nó thành bản-ngã (identity) của mình.

Người Zo-thái mất nước nên fải lang-thang, ăn nhờ ở đậu. Nhưng khác với zân Gypsy, người Zo-thái có tư-tưởng. Họ có cả một hệ-thống ngụy-tạo ra nhiều điều làm như thể rất thiêng-liêng, kì thực toàn là chuyện bịa đặt, đến độ Triết-ja Lévinas – chính gốc Zo-thái - fải lên tiếng “Moses là tên bóc lột Thượng-đế jữa ban ngày.” Thế nhưng zù là bịa-đặt, khi một í trở thành tư-tưởng, thì hậu qủa của í đó có thể rất “kinh-hoàng”. Những chuyện Tầu trưng ra có cường độ “fét lác” rất cao, nhưng í-chỉ của “fét lác” ấy có đường-hướng rõ ràng trói buộc người Tầu lại với nhau, và làm người Việt, tuy ở xa nhưng “mê tít thò lò”. Ngay cả vua Tự-đức cũng có nhận xét không chỉ hàm-hồ nhưng còn rất nô-lệ khi ông bàn về chiến-thắng của vua Quang-trung : “Vì vua Càn-long không biết zùng người!”

Có nhiều cách ngiên-cứu nguồn-gốc một zân-tộc; nhân-chủng, ngôn-ngữ, văn-hóa, lịch-sử và khảo-cổ. Chúng ta có thể bất ngờ tìm ra những móc nối quan-trọng qua những bộ môn ấy. Tuy nhiên, tư-tưởng luôn luôn có tính quyết-định đến sự tiến-bộ và sức-mạnh fi thường của một zân-tộc. Hảy tưởng tượng có hai người A và B. Trong khi A có tài chỉ vào sự-vật rồi gọi tên. B không có tài ấy, nhưng B biết cách gi tên sự-vật mà A nói ra, rồi zựa vào tự-zạng đề để biến-chế ra những định-ngĩa khác nhau trong ngôn-ngữ. Một hôm A quên hay không rõ những jì A đã nói, B trưng ra bằng văn-tự để júp A nhớ lại. Thế là A thán-fục B và nhờ B zạy A về ngôn-ngữ, zạy luôn cả những jì A đã fát-hiện nhưng vì thiếu óc trừu-tượng và sáng-tạo nên đã quên.

Thực sự, người Việt ở mỗi jai-đọan lịch-sử cần fải xác-định lại vị trí và bản-ngã (identity) của mình. Ví-zụ thời hai bà Trưng, Bố-Cái Đại-vương, Ngô Quyền, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, hậu Lê vân vân. Xác-định lại já-trị hay nhất của mình là mở cấu-trúc tốt ra để rõ mình hiểu biết tới mục nào và còn cần fải bồi bổ ra sao. Đây chính là Hiện-tượng Luận của Husserl trong luận-cương Fê-bình Suy-tư của Descartes (Cartesianische Meditationen, bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh, Quantic Universe, USA, 2007. Xin đón đọc bản mới trên VCV, Sàigòn, 2011).

Nếu không biết đặt lại já-trị ở mỗi thời-kì như thế, mà chỉ “theo voi ăn bã mía” thì tương-lai mù mịt lắm, như chuyện hai người A và B ở ví-zụ trên.

Trong vở-kịch ba trang Tây-thi, sau khi không còn hi-vọng có liên-minh Việt với Việt, tức vua Hùng và Câu-tiễn. Nam Việt-vương Câu-tiễn đã buồn rầu nói:

Một mai chim Việt lìa đàn,
Nếu còn ngu-zại thôi đành fận con.


LẾ HẢI:
Như vậy Tây Thi là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam ta. Vài ngàn năm sau vào thời hiện đại thuộc Pháp, vào năm 1933 Việt Nam lại tiếp tục có một cô hoa hậu tên là Hà Thị Tẻo[10], người Mường. Với các nhà khoa học thì Việt/Kinh và Mường là một nhóm. Tiếng Việt với tiếng Mường cũng gần giống nhau. Ban tiếng Việt đài VOA trong giai đoạn 1965-1969 từng có một học giả người Mường nổi tiếng là Hoàng Văn Chí. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ học[11] đưa ra thuyết tiến hóa theo hệ thống ngôn ngữ Rục -> Arèm -> Mường -> Kinh, cho rằng Mường là thứ tiếng ngừng phát triển vào khoảng thế kỷ thứ 11, còn Kinh có thể là sự pha trộn của tiếng Việt sơ khai với những sắc dân Trung Hoa sống ở đồng bằng sông Hồng. Hôm nay có việc phải đọc vài quyển sách tiếng Việt ở thư viện thành phố Birmingham lớn thứ nhì nước Anh, tôi thấy có quyển sách về Gia Định tam gia nhắc đến 3 học giả hàng đầu ở miền nam thời Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, mà nổi bật nhất là Trịnh Hoài Đức. Cả ba đều là gốc Minh Hương và cả ba đều từng đi sứ ít nhứt một lần ở Trung Quốc. Như vậy về mặt nhân học thì có thể cùng tồn tại giả thiết cho rằng gốc Việt không phải là từ xa xưa, mà chỉ được gắn kết vào ký ức bản địa vào thế kỷ 11-13, khi nhà Lê từ Tây Đô Thanh Hóa kéo ra (như nhận định của học giả Whitmore[12]) Đông Kinh (Tonkin, Thăng Long, Hà Nội) và hòa trộn dần với người Trung Quốc di cư, hay một lần nữa vào thế kỷ 19 với các nhóm văn hóa Hán đổ bộ vào Việt Nam sau thất bại của phong trào Phản Thanh Phục Minh. Hoặc thậm chí ngay trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 với phim bộ Hồng Kông và Đài Loan được thuyết minh bằng một thứ ngôn ngữ và chất giọng rất đặc biệt của những người Việt gốc Hoa. Bản thân tôi bây giờ xem phim Hàn quốc nếu thuyết minh bằng tiếng Việt thuần không thấy thích bằng các bản được lồng thuyết minh ở California với chất giọng đặc biệt mà cô MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên từng thể hiện trên chương trình Thúy Nga Paris. Nhưng bất kể là ở chiều nào thì đều có điểm chung là sự giao thoa rất đậm giữa văn hóa bản địa ở Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Điều đó có lẽ cũng dễ hiểu vì Trung Hoa vốn là một tâm điểm. Nhưng còn tâm điểm thứ hai là Ấn Độ thì sao? Việt Nam từng được người Pháp gọi là Indochina, tức là một nửa trong đó là Ấn Độ. Có cần phải biết lịch sử và triết học Ấn Độ để hiểu Việt Nam không?


NGUYỄN QUỲNH:
Xét cho cùng, những chuyện như Tây-thi, Câu-tiễn, và nhiều tư-liệu trong ngôn-ngữ, lịch-sử và khảo-cổ cho là có liên-quan tới Việtnam hay rất Việtnam, vẫn không đủ sức thuyết-fục đối với một zân-tộc bị Tầu cai-trị cả ngàn năm. Nói thẳng là người Việt nói chung vẫn còn bị nô-lệ Tầu từ “xương-tủy”. Zấu ấn nô-lệ ấy rất nặng trong thời hiện-tại, không chỉ đối với người Việt trong nước mà ngay cả ở rất nhiều người Việt trong cộng-đồng hải-ngoại.

Như thế, câu chuyện “VIỆTNAM LÀ JÌ?” hay “NGƯỜI VIỆT LÀ JÌ?” nếu cứ truy-tầm theo văn-hóa và lịch-sử, e rằng sẽ đi vào bế-tắc, bời vì người Việt tuy có tư-tưởng nhưng thiếu nỗ-lực xây-zựng và khai-thác một truyền-thống về tư-tưởng. Thiếu-thốn tư-tưởng trở thành thiếu-thốn về bản-sắc của con người zù có tự-zo và độc-lập nhưng lại xây nhà trong áng mây mù.

Nếu vậy, nguời Việt ngày nay cần fải làm jì để có bản-sắc? Bản-sắc hay identity bao gồm rất nhiều lối sống hiểu theo ngĩa chữ “entities”, hay những cơ-cấu sống-động và có thực của hoạt-động trong văn-hóa và xã-hội, ở những trình-độ từ thấp lên cao. Để cho những entities này mạnh và cụ-thể là công-việc của mọi người Việt í thức rằng, người Việt không có bản-sắc hay đã đánh mất bản-sắc. Nếu như thế, ngay lúc này người Việt cần tái-tạo lại hay xây-zựng bản-sắc. Việc làm quan-trọng như thế fải có đường-hướng và mục-đích rõ-rệt. Có khi fãi là “Quốc-sách”.

Một việc làm như thế fải luôn-luôn ở jai-đọan fát-triển liên-tục (process), và fải có cơ-cấu mà trong ngành chính-trị học gọi là “constitution”. Người Việt fải chấm zứt “ngĩ theo Tầu”, bằng cách đặt ra câu hỏi như: “Tầu đang học của ai?” Nếu suy-ngĩ kiều Tầu vững-mạnh thì tại sao trong lịch-sử Tầu đã mất nước vài lần, và còn bị “đói khát nhục-nhằn”. Câu hỏi tiếp sẽ là: “Nếu thế tại sao người Việt lại còn học những thứ Tầu đã rữa-nát cả ngàn năm?” Rõ ràng Tầu đang học từ Tây. Tầu chấn-hưng Khổng-học cốt để “trị zân” chứ đâu fải “thương zân”. Như vậy là ngịch-với Đạo-đức Học để zuy-trì quyền-lợi cho một nhóm. Tại sao người Việt không học thẳng từ người thầy của Tầu, mà lại cứ cắp sách đến nhà Tầu. Thảo nào một tướng Tầu, theo tài liệu của nhà-văn Đỗ Qúi Tòan, đã bảo cụ Fan Bội-châu là “Người Việt thích làm nô-lê!” Đôi khi người zân chê-trách tập-đoàn lãnh-đạo vì những sai lầm và iều-kém của họ. Nhưng có lẽ người zân quên rằng, tập-đoàn ấy là “con đẻ của zân-tộc”. Thế-thì mọi vấn-đề từ zân mà ra!

Năm 2005, khi tới thuyết-trình tại Viện Văn-hóa ở Hànội, tôi đã có một đề-ngị là nên mang tượng Khổng-tử vào Viện Bảo-tàng, đề người Việt nhớ tới một vết hằn nô-lệ, và vì thế ngày nay người Việt fải khác đi. Zo cơ zuyên rất may của lịch-sử, tiếng Việt ngày nay gi theo mẫu-tự Latin. Chúng ta không thể xóa bỏ những thứ trong lịch-sử đã thành một fần xương-tủy của chúng ta, nhưng ngày nay chúng ta không nên NÓI theo Tầu nữa, bởi trong cách nói và viết, ngĩa chữ Tầu vắng mặt trong tiếng nói và chữ viết của chúng ta. Có lợi jì đâu! Tiếng Việt của tôi rất sơ-sài nhưng rất rõ ràng, ngay trong những đề-tài chuyên-môn. Thế thì, không theo TẦU MỚI tôi đâu có chết!


LÊ HẢI:
Như anh vừa đề nghị một lối thoát cho bản sắc Việt Nam, vậy thì hiện thời anh có nhìn thấy lối thoát nào là khả quan hay không? Triết học Wittgenstein có soi sáng được gì cho chuyện tìm kiếm một hệ thống minh triết Việt, hay các tư tưởng về mỹ học (aesthetics) có giúp phát lộ ra một cái đẹp nào đó thật là đậm đà chất Việt hay không?


NGUYỄN QUỲNH:
Wittgenstein và vấn-đề câu-hỏi VIỆTNAM LÀ JÌ? Nếu Lê Hải không nêu lên vấn-đề này thì tôi iên-lặng, vì tôi chỉ muốn jữ nó cho tôi. Nhưng đã hỏi xin được trả lời.

Vào khoảng 1971, khi đọc Tractatus Logico-Philosophicus của Wittgenstein tôi thẫn thờ và quyết định làm lại cuộc đời. Wittgenstein làm tôi nhớ đến một câu rất hay của Nguyễn Bá-học mà tôi đọc được khi còn ở tiểu-học, như sau: “Biết một việc, lo cho chắc một việc. Nói một câu cho đúng một câu. Số fận nước nhà ở trong tay các anh đấy!”

Trong Tractatus, Wittgenstein đã nói như sau:

6.421: Đạo-đức không thể nói nên lời.
Đạo-đức vượt lên trên tất cả
(Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một và như nhau.)

Cả hai nhận xét của Nguyễn Bá-hoc và Wittgenstein có thể xem là fương-châm luyện về bản-sắc của cá-nhân, nếu mỗi cá-nhân làm đúng và suy-ngĩ đúng. Từ mỗi cá-nhân “đúng” chúng ta có một “cộng-đồng đúng”. Cũng xin được nói rõ. Bản-sắc (identity) không fải là cái jì cố-định. Bản-sắc fải uyển-chuyển để hấp-thụ cái hay và tránh cái zở. Ví-zụ, “ngiêm-ngị” qúa cũng không được, và “tự-zo” qúa cũng không tốt.

Mặc-zù trong iếu-tính, lẽ PHẢI-TRÁI có trong Đạo-đức, nhưng luận về lẽ PHẢI-TRÁI ra thành những khuôn-mẫu thưởng-fạt thì Đạo-đức sẽ trở thành Luân-lí, và đi xa hơn, sẽ trở thành Luật-fáp. Ngẫm về hành-động theo Đạo-đức thì người A có thề mang mọi lí-lẽ ra để chứng minh và thuyết-fục được là hành-động của người A “hoàn-toàn” vô-tội. Nhưng trong thâm-tâm người A biềt không có cái “hoàn-toàn” ấy. Trong iên-lặng lương-tâm của người A lên tiếng rất rõ ràng. Đó là tiếng nói của Đạo-đức. Cho nên, Wittgenstein rầt đúng khi ông nói: “Đạo-đức vượt lên trên tất cả.”

Vậy thì, iếu-tính của Đạo-đức có đẹp không? Như trên, Đạo-đức là một cái jì TRONG SUỐT, ví như một viên-ngọc đẹp, hay hơn nữa chính là cái ĐẸP của ÁNH-SÁNG. Nhìn vào TRONG SUỐT hay nhập vào ÁNH-SÁNG mãi mãi là khát vọng của hiền-nhân. Hai chữ “hiền-nhân” ở đây không theo í ngĩa cựu-truyền, mà là người TỐT và có BẢN-SẮC, và là người luôn luôn nhìn về cái đẹp và ánh-sáng, zù trong bất cứ hoàn-cảnh nào.

Chúng ta cần thấy rõ chữ Thẩm-mĩ trong ít nhất hai ngĩa khác nhau, để tránh ngộ-nhận. Thẩm-mĩ là một bộ môn trong Triết-học, nhằm tìm-hiểu những í-niệm khác nhau về cái đẹp. Như vậy, xin chớ ngĩ rằng Triết-ja là người đưa đường chỉ lối cho chúng ta hiểu cái-đẹp là jì. Thẩm-mĩ là kinh-ngiệm về hiện-tượng đẹp của mỗi người và của mỗi zân-tộc. Wittgenstein có lí khi ông nói: người ngoài xã-hội Fi-châu đứng trước những hình-ảnh zo người Fi-châu tác-tạo ra, và bảo rằng chúng “đẹp”. Trên thực-tế chỉ có người Fi-châu mới thực-sự cảm-nhận được cái “đẹp” uyên-áo của chúng mà thôi.

Trong ngệ-thuật mới, kể từ 1955, theo Jasper Johns, một họa-sĩ Hoa-kì của trường-fái Pop-Art, thì Cái-đẹp và Ngệ-thuật đôi khi không đứng chung với nhau. Johns nói: “Làm Ngệ-thuật không có ngĩa là làm Đẹp”. Nói khác đi, Thẩm-mĩ là một hiện-tượng rất đa-ziện. Nếu một họa-sĩ nói: “Tác-fẩm này của tôi rất đẹp!” thì có khán-jả sẽ iên-lặng tự hỏi là: “Đẹp ở chỗ nào?” Trực nhận ra cái đẹp và những kinh-ngiệm về thẩm-mĩ của một người không bao jờ xảy ra cùng một lúc. Suy-ngẫm ấy chỉ có trong iên-lặng cần thời-jan để chúng ta hồi-tưởng và so sánh.

Theo Wittgenstein, sáng-tạo là một chuyện khó vô-cùng. Bình-thường chúng ta thấy cái jì hay, như một bút-fáp ngệ-thuật, chúng ta chỉnh-trang lại theo í của chúng ta cho khác lạ mà thôi. Như vậy, người Việt nên suy ngẫm nhận-định sau đây của Mark Getlein, tác-jả cuốn Living With Art, mà tôi là một trong số học-jả júp Getlein đọc tác-fẩm này trước khi xuất-bản: “Over the course of the same centuries. Western ideas about art were taken up and adapted by many cultures around the worlds.” (p. 524) / “Qua nhiều thế-kỉ, í-niệm ngệ-thuật ở Tây-fương đã được nhiều nền văn-hóa bên ngoài để í và fỏng-theo.” Là một người sống và học ở New York City 15 năm, và còn đang zạy ở Đại Hoa-kì được 30 năm, tôi có thể kết-luận thế này: “Chúng ta vui vì những làn jó mới đến tự fương-xa. Nhưng để nhận những làn jó ấy, chúng ta fải biết cỗi-nguồn và hiện-tượng – chính-trị, văn-hóa, và xã-hội – của những làn jó ấy. Chúng ta không thể đánh mất tự-zo sáng-tạo của chúng ta bằng cách ôm những làn jó ấy. Chùng ta nên chiêm ngiệm những làn jó ấy rồi nhảy qua chúng về một chân trời mới, zù rất mơ-hồ, khó khăn, và nguy-hiểm.” Đó là bản-sắc (identity) của con người sáng-tạo.


[1] Độc giả quan tâm có thể tìm đọc các bài viết về triết học của GS Nguyễn Quỳnh trên trang mạng VănChươngViệt.org với mục lục ở địachỉhttp://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=2469 hoặc tác phẩm Tractatus Logico-Philosophicus của Ludwig Wittgenstein do ông dịch trên trang TiềnVệ.org với mục lục ở địa chỉhttp://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1277

[2] Một số tranh của ông có thể xem trên mạng ở TiềnVệ.org như bài giới thiệu một tác phẩm kéo dài 30 nămhttp://www.tienve.org/home/visualarts/viewVisualArts.do;jsessionid=E2C80C6338149133225845E2B25FE123?action=viewArtwork&artworkId=10283. Có thể coi thủ pháp của họa sĩ Nguyễn Quỳnh là trường phái vẽ tranh để chiêm nghiệm cuộc sống và triết học.

[3] Độc giả quan tâm thêm có thể tìm đọc các bài viết của anh ở VănChươngViệt.org với mục lục tại địa chỉhttp://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=2025

[4] Độc giả có thể truy cập vào các trang mạng như Wikipedia tiếng Việt để biết thêm về tiểu sử và công trình của ông http://vi.wikipedia.org/wiki/Martin_Heidegger

[5] Cách viết tiếng Việt đặc biệt này được GS Nguyễn Quỳnh dùng từ nhiều năm qua, như các bài trên trang TiềnVệhttp://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1060

[6] Độc giả có thể truy cập vào các trang mạng như Wikipedia tiếng Việt để biết thêm về tiểu sử và công trình của ông http://vi.wikipedia.org/wiki/Ludwig_Wittgenstein

[7] Thông diễn học là cách diễn dịch của GS Trần Văn Đoàn về hermeneutics, có thể đọc trên mạng qua các địa chỉ như là tủ sách Dũng Lạc http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=90&ia=2480, tài liệu của khoa Văn Hóa học ĐH KHXH&NV, ĐHQGtp.HCMhttp://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=193&Itemid=103

[8] Học giả Christopher Goscha từng phân tích câu chuyện này trong một bài nghiên cứu lịch sử viết năm 1995, cũng như nhắc đến trong nhiều bài viết khác và sách. Độc giả có thể đọc bản tiếng Anh trên mạng tại địa chỉ http://www.er.uqam.ca/nobel/r26645/documents/articles/VNICComplete.pdf

[9] Độc giả quan tâm có thể đọc toàn bộ kịch bản tại địa chỉhttp://www.tienve.org/home/stage/viewStage.do?action=viewArtwork&artworkId=7317

[10] Xem thêm như trong bài viết báo An Ninh Thế Giới http://antg.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2009/4/69136.cand

































Khai-triển từ nguyên-tác Anh-ngữ:
New Principles of Art History: Cuntology and Graffiti Art [*]




Cán-cân Tạo-Hóa rơi đâu mất?
Miệng-túi Càn-Khôn khép lại rồi!
(Hồ-Xuân-Hương)

ZÀN-BÀI

A. VÀO-ĐỀ
B. CÁI ZÂM TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT
1) Hi-La, Cơ-đốc Jáo
2) Ấn-độ Jáo
C. FÊ-BÌNH MẤY NGUYÊN-LÍ TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT
D. ĐI TÌM NGUYÊN-LÍ MỚI
E. LỒN-HỌC: MỘT FƯƠNG-FÁP THỨC-TỈNH VÀ SÁNG-TẠO: KHÔNG ÁM-ZÂM
F. ZẪN-CHỨNG: MỘT KINH-NGIỆM CÁ-NHÂN

—-

A. VÀO-ĐỀ



1. Có nên gọi luận cương này là “Elle-Học” hay không?

§. 001. Chuyên-luận này được thai-ngén từ Mùa Đông 1976, ở lúc fong-tào đòi tự-zo Luyến-ái và Nhân-quyền tại Hoạ-kì trong thập-niên 60 đang lắng xuống. Nhưng lí-tưởng “cách-mạng” ấy vẫn còn tiềm-tàng ziễn ra trong vất-vả, nhất là đối với tôi.

§. 002. Mặc zù lúc đó mới tới Hoa-kì, nhưng tôi đã để í tới văn-hóa và ngệ-thuật đại-chúng (Pop-culture/ Po-art) của Hoa-kì, khi còn ở Nam Việt. Từ 1976 tôi đã bỏ ra nhiều thì jờ tìm cách trình-bày hai vấn đề quan-trọng Lồn-Học và Ngệ-thuật Graffiti. Đây là những suy-tư tế-nhị liên quan tới tính-người, văn-hóa xã-hội và nhất là quan-niệm mới trong Lịch-sử Mĩ-thuật, sáng-tạo và thẩm-mĩ.

§. 003. Riêng về fần Lồn-Học, ngoài những ngiên-cứu lịch-sử Mĩ-thuật, fong-tục, tâm-lí, thẩm-mĩ và tôn-jáo, tôi vẫn ngĩ rằng tôi fải zùng ngệ-thuật của tôi, cùng với bài viết để làm sáng tỏ tính Lồn. Fải coi Lồn là “Vật” trong í-ngĩa Ding an sich của Kant, và sau này trong Was ist ein Ding? của Heidegger. Để thực-hiện chuyện này, tôi fải fân-biệt rõ ràng sự khác nhau jữa Tính-zâm (Eroticism) trong luyến-ái và trong Ngệ-thuật, và Tính-Tục-tằn (Pornography/Obscenity). Cho nên, tôi suy ngĩ mãi có nên nói thẳng là Lồn-Học, hay nên zùng một chữ hay một kí-hiệu làm ẩn-zụ (metaphor) để gọi chuyên-luận này là Elle-Học.

§. 004. Mặc zù không ai bị cấm fát-biểu trong những đề-tài thảo-luận có tính trao-đổi trong xã-hội (social communicative) như Habermas đã nêu lên trong The Theory of Communicative Action (vol.1-2, Cambridge, 1984), vấn-đề đạo-đức cần fải rõ ràng, và vấn-đề luân-lí nên được đặt ra zù luân-lí không fải là nguyên-lí thứ-nhất của đạo-đưc, như Habermas đã rõ ràng trong cuốn Moral Consciousness and Communicative Action (MIT, 1990) của ông.

§. 005. Bởi lẽ đó, tôi đang cân-nhắc, thay vì zùng ngay chữ LỒN, tôi có nên chọn một cái tên khác làm biểu-tượng (metaphor) cho LỒN để lịch-sự với độc-jả có khuynh-huớng đề cao “luân-lí” và hay lầm-lẫn “luân-lí” với đạo-đức. Habermas fân biệt rõ hai hạn-từ “đúng luật/legality” và “quyền sử-zụng cái jì cho fải fép/ legitimacy”. Nếu tôi chọn metaphor, thì trước tiên tôi cần jải-thích thuật-ngữ “ELLE”.

§. 006. ELLE là jì? Trước hết, theo mẫu-tự tiếng Việt, chữ và âm “L” đọc như âm của tiếng Français là ELLE. Thật là hi-hữu, thay vì nói “LỒN”, chúng ta nói tắt là “L”, rồi chợt thấy nếu fát-âm như thế thì chữ “L” (caractère) và chữ ELLE (mot/ pronom) trong tiếng Français trùng nhau nhưng không cùng ngĩa. Viết xuống là ELLE thay vì là “L” không chỉ tránh zùng “kí-hiệu” mà còn đỡ mang-tiếng là nói “tục”, ngoài ra, nó còn hay hơn là zùng tiếng Tầu, gọi LỒN là “âm-hộ”. Zùng tiếng Tầu là vết hằn nô-lệ của người Việt. Zùng chữ ELLE, tuy có ngĩa là “nàng” nhưng người Français sẽ không thể hiểu nội-zung của ELLE trong bài này. Đương nhiên, họ chí đoán đây là một “kí-âm/ Phonè” chứ không fải đại zanh-từ ELLE như trong câu “Elle est partie en ville à bicyclette.”

§. 007. Jải thích chữ ELLE trong bài này cho Tây hiểu fải nói thế này: “’Elle’. Cela signifie que le vagin!”

§. 007. Tại sao lại là “le”? Có lẽ tôi fải hỏi những người như Hoàng Ngọc Biên hoặc Chân-Phương, để biết rõ ngọn nguồn. Vì sao? Bởi tôi thấy một mạo-tự jống-đực (le) chỉ nam-tính lại nối kết với zanh-từ chỉ jống-cái hay nữ-tính tức “vagin”. Tiếng German thì rõ ràng với tôi vì LỒN là “die Scheide”. “Die” là jống cái. Ngay cả khi zùng tiếng lóng, “die Fotze”. Tiếng Việt cũng rất rõ trong mạo-tự jống cái về LỒN. Chúng ta nói “Cái lồn” (jống cái), “Con Cu” (jống đực).

§. 008. Bàn về nam-tính là nhìn vào sức-mạnh ngự-trị, kể cả hai zạng: vật-chất và tinh-thần. Như thế, theo tôi, vô-tình hay cố í, nhưng rất có thể theo lẽ tự-nhiên và rất gần với Logos (Lí-tưởng Uyên Nguyên). Có thể người Français thấy ngay đối-tượng hay “Vật” gọi là “vagin” có sức-mạnh vô-cùng khủng-khiếp, cho nên họ mới “hô lên” LE VAGIN. Nếu đúng như fân-tích của tôi, thì khối óc con người nhìn vào sự-vật không luôn luôn zựa vào lí-tính (rationality), mà zựa vào trực-jác uyên-nguyên hay a priori. Sau đó trở thành tập-quán và là vấn-đề của ngôn-ngữ và ngữ-học.

§. 009. Theo Chân Phương (Chân-Fương), một thà thơ có những tiếng thơ zản-zị, zuyên-záng và gợi-cảm và cũng là người chuyên-ngành về Văn-chương và ngôn-ngữ Fáp, thì “le vagin” là âm-đạo tức cái bên-trong chứ không fải là “la vulve” hay “âm-hộ,” một hình-záng bên ngoài mà chúng ta thường thấy và thường nói đến. Nhà thơ Chân Phương đã làm sáng tỏ Lồn (la vulve) như sau:

“LỒN = âm hộ, trong tiếng Pháp là LA VULVE (gốc la tinh vulva, Anh ngữ vẫn dùng nguyên si). Vậy thì cửa mình loài có vú trong tiếng Pháp là giống cái cả về văn phạm lẫn vật chất. LE VAGIN= âm đạo, từ gốc la tinh vagina nghĩa đen là cái bao hay ống bọc. LA GAINE trong tiếng Pháp dịch sang tiếng Anh là THE SHEATH, cùng ngữ hệ với từ Đức ngữ DIE SCHEIDE. Điều thú vị về từ vựng học ở đây là người Đức đã dùng phép ẩn dụ để gọi tên chỗ kín của giống cái.

LE, LA, DER, DIE, DAS…ngoài chức năng mạo từ có thể còn chuyên chở một vũ trụ quan nguyên khai. Vì sao dân Pháp nói LE SOLEIL mà người Đức lại bảo DIE SONNE và FRAU SONNE; hoặc LA LUNE trong khi tiếng Đức là DER MOND ? Tiếng Tây Ban Nha nói như tiếng Pháp EL SOL, LA LUNA là điều có thể giải thích vì ngôn ngữ hai dân tộc này cùng chịu ảnh hưởng giống đực, cái của tiếng La tinh . Cớ chi dân tộc Hán cũng gọi mặt trời là THÁI DƯƠNG và ẩn dụ mặt trăng qua hình tượng ả HẰNG NGA? Rơi vào cõi ur-wissenchaft là đụng đến một thứ triết học về ngôn từ mà Heidegger và Cassirer từng lò dò thám hiểm, và hình như Nguyễn Quỳnh đang có tham vọng tiếp tục.” (Chân Phương) [**]

§. 010. Chân Phương rất đúng, chứ không nên qúa cẩn-thận với “hình như”. Đã từ lâu tôi có tham-vọng đi sâu vào ngôn-từ. Hiển nhiên trong cách viết tiếng Việt của tôi. Theo tôi, ngôn-ngữ nào cũng fải viết thật rõ ràng theo tự-loại, ví-zụ: zanh-từ, liên đại-zanh từ, kể cả trạng-từ và tính-từ bổ túc cho nhau để làm rõ ngĩa. Về cách fát-âm cũng fải đúng, ngĩa là sửa sai ngay những sơ-hở về cách gi-âm.

§. 011. Nhưng trước khi bày tỏ tham-vọng ấy xuyên suốt chuyên-luận này, tôi vẫn cần fải làm sáng tỏ vài điều. Người Tầu coi mặt trời là “Zương” hay “Nhật” tức là sức mạnh. Zù rằng về tự-zạng (ideogram), chữ Nhật (Mặt Trời) không có chữ “Hỏa”, nhưng hiển-nhiên “Zương” hay “Nhật” chỉ về Hỏa (lửa). Mặt-Trăng là “Âm” tức là “Iếu”, “lạnh” hay “Thụ-động/Negative”, nên tính Âm zành cho “Thuỷ/Nước”, trong câu “Thuỳ-Hỏa tương jao”. Thế nhưng, người Nhật lại coi “Thái-zương” (Mặt Trời) là “Âm”. Cho nên họ nêu đích zanh “Thái-zương Thần-nữ”.

§. 011. Người Việt tuy có một ngàn năm Bắc-thuộc, noi theo hầu hết những tôn-chỉ và định-ngĩa thần-linh và vũ-trụ quan kiểu Tầu, nhưng “Hỏa” tức Zương-tính lại zành cho fụ-nữ, nên chúng ta nói “Bà Hỏa”. Vậy thì Văn-fạm Luận, hay í-niệm về ngôn-ngữ có trước Văn-fạm, vì Văn-fạm Luận ờ ngay thủa ban-đầu mang tính “con-người miêu-tả sự-vật cho chính mình” để cho sự-vật thuộc về í-chỉ của mình i-như cách mình đặt tên cho sự-vật theo “hiểu-biết của mình.” Ngữ-học zựa trên kinh-ngiệm ban-đầu, tức là môn sử của Ngữ-học, không bắt chúng ta fải theo các định-ngĩa uyên-nguyên (Logos), nhưng fải trưng ra tính-người (behavior) trong jai-đoạn cái tên của sự-vật ra đời. Cái tên đó tuy theo đúng quan-niệm của lí-tính (rationality), nhưng có thể không đúng tinh-thần của luận-lí (logics).

§. 011. Nếu quan-niệm rằng Vulva/Vulve (Lồn) là zạng bên ngoài thuộc về người nữ, và là jống cái (La, Die) thì cái Vagina/Vagin (bên trong của Lồn) cũng fải NHẤT QUÁN là jống cái. Như chúng ta đã biết, Vagin là jống đực. Nếu cái bên-trong khác cái bên-ngoài thì chúng ta lại fải truy-tầm í-ngĩa của sự khác nhau đó. Ví zụ, cả hai bên-trong (le Vagin) và bên-ngoài (la Vulve) cùa lồn fải cùng-tính. Trên thực-tế, hai mạo-tự biểu thị lồn trong tiếng Tây lại khác nhau. Theo luận-lí, cái gọi là cùng-tính nhưng khác mạo-từ sẽ trở thành ngịch-lí (contradiction). Nếu không ngịch-lí, thì cái gọi là cùng-tính ấy (âm-đạo và âm-hộ) là một paradox. Nếu paradox này là lẽ tự-nhiên a priori – “lúc thế này, lúc thế khác, – một thứ “hữu-tình ngịch-lí” – như nguyên-lí của luận-lí Quantum thì chúng ta cần fải ngiên-cứu thêm. Và nếu đúng “tính của LỒN là ngịch-lí, thì ngữ-fáp Francais nên cắt-ngĩa lí-zo sử-zụng LE, LA chỉ LỒN, vì LỒN “ba-trợn”.

§. 012. Nếu đúng LỒN rất “ba-trợn”, thì các nhà ngữ-học Tây cũng nên đặt vấn-đề xem tính Lồn “tất-định” (deterministic) hay “bất-định (indeterministics) – hay là cả hai? Chúng ta cũng có thể trả lời: “Trong “âm”có “zương”, và trong “zương” có “âm”. Nhưng đây không fải là í-niệm của Tây nhằm jải-thích LE VAGIN và LA VULVE, theo tinh-thần Triết-học của Ngôn-ngữ.

§. 013. Như vậy, LỒN-HỌC là một môn-học vất vả, và đây cũng chính là một trong những lí-zo khiến chuyên-luận này được viết ra. Chúng ta nên nhớ, LỒN-HỌC không fải là một Khoa-học trong fòng thí-ngiệm, mà là Khoa-học về Người để chúng ta hiểu rõ Con-người. Tại sao con người khóai LỒN mà lại chửi LỒN. Có fải chính bản chất uyên-nguyên của con-người rất mâu-thuẫn (contradictory) và thiên-vị (bias) hay không? Tôi thường bảo sinh-viên của tôi: “Các con thích cái jì cứ việc theo đuổi cái đó, miễn là có í-thức đúng và có trách nhiệm, chứ đừng “miệng Fật, tâm tà! Bố ngửi không được. Đó là vấn-đề của đạo-đức.”

§. 014. Đúng như Chân Phương nhận-định trong fần cuối về í-kiến LỒN của ông ở trên. Đối với tôi, ngôn-ngữ, là Nguồn-sống (Sein) của con-người, i như câu nói của Heidegger, “Ngôn-ngữ là cái nhà của Hữu-thể/ Nguồn-sống” Cho nên nắm bắt chữ-viết (writing/écriture) và tiếng nói (speech/parole) là đặt ra những câu hỏi về Logos, ở lúc con người trực-ngiệm ra zữ-kiện qua ngôn-ngữ, và thấy đúng là “mình” và đúng là “con-người”. (Xin xem “Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận của J. Derrida” zo Nguyễn Quỳnh trình bày trên Tiền-vệ (I-II) và Văn-chương Việt (III-IV và còn tiếp tục). Cũng xin đọc vở kịch ngắn Zao-Cảm của tôi trên Tiền-vệ.



2. Có nên gọi chuyên-luận này là LỒN-HỌC hay không?

§. 015. Tôi quyết-định zùng chữ LỒN-HỌC, vì hai lí zo: a) Đây là đề tài có tính nhận-thức học. b) Là một môn-học về người, nên hai chữ LỒN-HỌC không tục tằn. Nếu thế, tại sao chúng ta fải zùng metaphor? Zùng metaphor là chấp nhận rằng môn-học về LỒN có vấn-đề tục-tằn.

§. 016. Tôi sẽ cố-gắng tìm xem quan-niệm zục-tính (eroticism) có fải là căn-bệnh tự-nhiên của con người hay zo văn-hóa mà ra? Về điểm thứ nhất, tôi đã viết trong vở-kịch ngắn Mộng-Huyền thế này: “Thần Vệ-nữ là căn-bệnh của loài người!” Một đề tài như thế không thể tránh khỏi có những điểm bị ngộ-nhận, nhưng sẽ fanh-fui ra sự-thật để júp con người sáng suốt hơn, công bằng hơn và nhìn vấn-đề thật sâu-sắc và đúng. Nhân-zịp có Bàn-Tròn Mĩ-thuật gần đây, anh Phan Nhiên Hạo đã đăng một trong những tấm-tranh Lồn Học-4 (Cuntology-4) của tôi trên Litviet, cho nên tôi đã quyết-định làm sáng tỏ vấn-đề bằng cách cho đăng fần một của chuyên-luận Nguyên-lí Mới Trong Lịch-sử Mĩ-thuật. Đây là nguyên-lí zo chính tôi đề xuất. Là một jáo-sư zạy lịch-sử Mĩ-thuật và Triết-học tại Đại-học Hoa-kì cả 30 năm, tôi nhận thấy môn Lịch-sử Mĩ-thuật tại Hoa-kì, zù cao nhất trong văn-hóa Tây-fương, vẫn chưa hoàn bị. Năm ngoái, 2011, nhà xuất-bản Prentice Hall (Pearson) sửa soạn cho tái bản cuốn Art History của Stokstad và Cothren – khỏi nói đây là công việc của cả ngàn người – đã trả tiền tôi để nhờ tôi đọc và xét lại một fần nhỏ – và họ xin để tên tôi trong đó. (Tên tôi có trong cuốn Living with Art, 2010, và Dictionary of Art [34 tập, 1996]). Zĩ nhiên, đây là những vinh-zự cho tôi.

§. 016. Nguyên-tác của chuyên-luận này bằng Anh-ngữ, không có một số điểm bàn tới như trong fần Việt-ngữ kể trên. Bản Việt-ngữ được sắp lại và đứng trước bản Anh-ngữ để jới thiệu tới độc-jả Litviet. Như vậy nguyên-tác Anh-ngữ theo sau fần Việt-ngữ, sẽ không ra mắt kì này, chỉ để độc-jả quốc-tế tham-khảo. Mong rằng chuyên-luận này được hiểu đúng như tâm-nguyện của tác-jả, tức là không fải “đĩ-thõa” hay “tục-tằn”. Hết thắc mắc về tính luân-lí trong vấn-đề định-zanh, chung ta bắt đầu đi vào môn-học, zù rằng đây vẫn còn ở fần mở đầu.

§. 017. Tiếp vĩ-ngữ HỌC khi đứng sau bất kì một zanh-từ nào, chẳng hạn Toán-học, Sử-học, Khoa-học đều bàn đến “kiến-thức” về một bộ-môn. Bởi thế, LỒN-HỌC fải được trang-trọng coi như một môn-học về LỒN, chứ không thể bị lầm-lẫn với zâm-thư.

§. 018. Là một môn-học, LỒN-HỌC, fải đáp ứng những nhu-cầu của Nhận-thức Học, để cho chúng ta thấy môn-học này đứng-đắn và có hai bản-chất rõ-rệt, đó là: a) Những fương-fáp Khoa-học, và b) iếu-tính của Khoa-học, rất cần-thiết để làm sáng-tỏ và bảo-vệ luận-án về LỒN.

§.019. Khuynh-hướng Zục-tính như chúng ta đã biết có ở trong nhiều nền văn-hóa. Tuy nhiên, chỉ trong những tác-fẩm Ngệ-thuật Tạo-hình và văn-chưong, chúng ta mới thấy được sự hiện-hữu của í-niệm về “Zục-tính”, một điều tự-nhiên vì nó là cốt-cách của con người xuyên qua những cuộc bàn cãi và thực-hành trong khung văn-hóa, tôn-jáo và xã-hội. Ra ngoài khuôn-mẫu của luân-li, tôn-jáo và văn-hóa, Khuynh-hướng Zục-tính bị xem như là những í-niệm thô-lỗ và fải bỏ đi.

§.020. Nhìn LỒN qua luân-lí

Chúng ta hãy thử đọc một câu-chuyện “Lồn” trong văn-hóa bình-zân Việtnam. Tục truyền rằng xưa kia có Trạng Quỳnh trong thời Vua Lê-Chúa Trịnh, vào khoảng thế-kỉ 17 hay 18. Ông này có thói ngang ngược và có óc châm-biếm chua cay. Một hôm Trạng Quỳnh chợt thấy một bức tượng-đá fụ-nữ trần-truồng ở cổng chợ.

§.021. Zù không có hình-ảnh để lại, nhưng chúng ta cũng đoán biết tác-fẩm ấy không fải chỉ là bức-tượng khỏa-thân theo ngĩa thẩm-mĩ và ngệ-thuật, nhưng là một lối tự fô-trương thân-thể cho nên bức-tượng nổi-tiếng ấy gọi là Bà Banh. Bà banh “lồn” bà ra.

§.022. Chuyện lại kể rằng bất cứ khách buôn nào đem qủa zứa chà vào lồn Bà thì Bà Banh ban fước cho người đó làm ăn fát-đạt.

§.023. Bực mình vì zị-đoan của quần-chúng và vì cái lối banh của Bà Banh, Trạng Quỳnh vốn nổi tiếng có đức-độ cao và văn-tài, viết ngay mấy câu thơ trên bức tượng, để trừ tà, ám quỉ, như sau:

Khen ai đẽo đá tạc nên mày,
Khéo đứng zu mà đứng mãi đây.
Có ngứa sẵn đây zăm gốc zứa,
Khoe khoang chi ở thế-jan này!

§.024. Kể từ đó Bà Banh hết thiêng và câu chuyện chấm zứt. Nhưng còn bức-tượng của Bà Banh? Đâu rồi? Chúng ta cũng sẽ cố-gắng tìm-hiểu í của nhà điêu-khắc vô-zanh.

§.025. Có lẽ mọi sự chẳng qua chỉ là một ẩn-zụ đến từ sức tưởng-tượng của “tính zâm”. Tuy nhiên, hình ảnh “banh LỒN” không fải là một chuyện bất ngờ. Hình-ảnh ấy cho chúng ta một câu hỏi về “bản-chất” júp chúng ta tìm về Lí-tưởng Uyên-nguyên (LOGOS) với lí-zo quá mạnh và qúa tự-nhiên về LỒN – tức cái LỒN ám ảnh trong đầu óc con người.

§.026. Sự đối-ziện có tính cách lịch-sử – nếu qủa có thật – jữa Trạng Quỳnh và bức-tượng Bà Banh rõ ràng cho thấy sự fân-chia không ổn của í-niệm Tốt Xấu, vì nó không luôn luôn đúng; bởi lẽ í-ngĩa tiềm ẩn của “Zâm” fải được mang ra công-lí để bàn cãi. Khi Trạng Quỳnh ca-ngợi cái tài của nhà điêu-khắc vô-zanh (Khen ai) ông ta cũng fải thấy hình-ảnh sáng-tạo và nóng bỏng kia với sự khiêu-zâm rất rõ ràng.

§.027. Chúng ta cũng nên làm quen với LỒN trong bốn câu thơ sau đây của Hồ-Xuân-Hương (tôi cho rằng cái tên này fải có hai zấu nối để miêu-tả một cái hồ-xuân, ngát hương thơm, zù rằng rất có thể “Hồ” là tên họ của thi-sĩ.)

§.028. Nhìn LỒN theo ngĩa ám-zâm (eroticism)

Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún fún rêu.

Theo sách Đóan-Mộng của Freud, zựa trên văn-hóa của Austria (Áo) thì fong cảnh và nhà thờ là biểu-tượng của lồn trong jấc-mộng. Zù chúng ta không cùng nhận-định với Freud, chúng ta cũng cảm thấy ngĩa đen và ngĩa bóng của từng câu một rất quấn quit với nhau – tục mà thanh, thanh mà tục. Chúng ta thử ziễn tả từng câu một.

1) Câu thứ nhất miêu tả ba ngọn đồi theo ba tiến trình “lên cao, xuống thấp” nối tiếp nhau, tạo thành một nhip ba, tức là cảnh jao-hợp. Hay là đang trèo lên.
2) Câu thứ hai miêu tả sự khóai-lạc zo Hóa-công an-bài, tuy vất vả nhưng sướng. Câu này cũng ám-chỉ thân-thể của fụ-nữ. Nhưng tuyệt vời vẫn là thấy ở
3) Câu thứ ba chỉ hai cái mép – cửa son, và cáí mu – tùm hum, và rồi
4) Câu thứ tư chính thị là cái lồn to và chắc (hòn đá), đang gồng lên, và có lông lún-fún.

§.029. Nếu không ziễn bốn câu thơ như trên, thì tính-zâm (eroticism) của bài thơ rất lững lờ – tuy quái-zi, nhưng hay, chứ không hẳn tục. Tính lững-lờ và quái-zị mà không tục trong một bài thơ như thế khó có thể chuyển sang ngôn-ngữ khác. Nói thẳng là không thể nào zịch được vì nó sẽ làm “bẩn” ngệ-thuật thơ, và gây ấn-tượng không tốt và không đúng cho người đọc.

§.030. Nhìn LỒN theo ngĩa hài-hước tục-tằn (pornography/obscenity)

Dâm-tính (eroticism) trong hài-hước zễ bị coi là “tục-tằn” và có mục-đích “bán-zâm trong văn-ngệ”, zù chỉ để mua vui. Chúng ta hãy đọc mấy câu đối sau đây.

§.031. Truyện vui kể rằng, một trưa nắng ngoài đồng, có một ông sư và một chú tiểu thấy một fụ-nữ trẻ đang cầy ruộng với một con trâu cái. Vì fụ-nữ này mặc váy và lom-khom cầy ruộng, nên để hở lồn. Ông sư nhìn thấy, ngĩ rằng người đàn bà quê không chữ ngĩa, cho nên ông đọc mấy câu châm chọc:

Nhất nhân, nhất ngưu, nhất điền,
Nhất môn tiền, nhất môn hậu.

§.031. Bất ngờ fụ nữ kia có học, nge sư nói thế, bèn quay lên nhìn sư và tiểu rồi đối ngay:

Nhất sư, nhất tiểu, nhất chùa chiền,
Lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu thiên.

§.032. Bị hạ nhục vì hai đầu thầy-trò là hai đầu buồi, sư lên quan kiện fụ-nữ. Quan-huyện truyền rằng hai bên xem ra có học mà vô tư-cách cho nên ông ra câu đối. Nếu ai đối được thì tha. Ai không đối được sẽ fải đòn để làm gương.

§.033. Quan-huyện ra bài:

Đường-môn khai,
Huyện-quan cư chính-vị
Tổng-lí lưỡng an bài,
Quần-chúng đáo hậu lai.

§.034. Nhà sư đối:

Thiền-môn khai,
Thích-ca cư chính-vi
Bồ-tát lưỡng an-bài,
Sư vãi đáo hậu lai.

§.035. Quan-huyện tha cho sư. Trong khi ấy, fu-nữ tỏ ra (hay làm bộ) lúng-túng. Quan-huyện ra lệnh đánh đòn làm gương. Fụ-nữ thưa rằng cô (hay bà) chỉ có một cái quần nên xin Quan cho fép cởi quần ra chịu đòn. Quan cho fép. Nhưng vừa mới tụt quần xuống, fụ-nữ tìm ra í thơ, xin được đối.

§.036. Fụ-nữ đọc:

Quần môn khai,
Đóc-đách cư chính-vị
Lông-lá lưỡng an-bài,
Cặc lõ đáo hậu lai.

§.037. Quan-huyện đỏ mặt cười vang, khen là qúa hay, và tha cho fụ-nữ.

§.038. Kiểm chứng lại, chúng ta thấy cách đối tuy tục-tằn, châm-chọc nhưng có một ngĩa rất sâu sắc về tính người. Trước hết, chính ông sư vì bị lôi cuốn vào chuyện “lồn”, nên mới sinh ra fiền-fức.

§.039. Đối với người fụ-nữ, hiển nhiên cũng mạnh tính zâm, nhưng coi hai cái đầu trọc của ông-sư và chú-tiểu chẳng qua cũng chỉ như hai cái buồi mà thôi.

§.040. Câu chuyện hài-hước và tục-tỉu đưa tới kết-luận là trong xã-hội con người cả hai tôn-jáo và luật-fáp không bằng cái lồn, và zo đó làm-tình mới là – hoặc có thể là – mục-đích tối-thượng ở trần-jan (cặc lõ đáo hậu lai).

§.041. Lồn trong triết-lí và tình-cảm của con-người

Fần mở đầu của chuyên-luận này chưa thể đi sâu ngay vào khía-cạnh triết-lí và tình-cảm của con-người liên quan đến LỒN. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một ví-zụ, rút từ văn-học Việtnam.

§.042. Trước hết, tiếng nói và chữ viết đều chỉ vào sự-vật – hữu-hình hay trừu-tượng. Khi sự-vật đã được gọi tên và đã được viết ra thì hình-ảnh của sự-vật được lưu-trữ, được nhớ đến, được liên-tưởng cho nhu-cầu trí-tuệ, tưởng-tượng và tình-cảm của chúng ta. Có thế mục-tiêu thảo-luận (Discourses) của chúng mới zể zàng.

§.043. Cái jống, trong tiếng Việt, là “lồn và buồi”, chính là biểu-tượng của nam và nữ. Đi xa hơn nữa chúng tách khỏi xác-thân để trở thành biểu-tượng cho tư-tưởng. Khi ấy chúng trở thành “hình-ảnh miêu-tả”/ Signifiers cho “sự-kiện được miêu-tả”/Signified.

§.044. Nge rằng, bà Hồ-Xuân-Hương trở thành vợ thứ của ông Fủ Vĩ-tường. Ông Fủ mất đi, Hồ-Xuân-Hương thương tiễc làm một bài thơ trong đó có hai câu – tiếc-thương não-lòng và sâu-sắc tràn đầy trí-tuệ, như sau:

Cán-cân Tạo-Hóa rơi đâu mất?
Miệng túi Càn-Khôn khép lại rồi!

§.045. Í-niệm “Tạo-hóa” chính là việc làm của sáng-tạo. Ngĩa trong hai câu thơ trên không fải là sáng-tạo thủa “khai-thiên lập-địa”, mà là những thứ lớp sáng-tạo ra vạn-vật sau tiếng nổ Bùng (Big Bang), nhờ thế vũ-trụ ra đời bao bọc mọi fù-sinh trong đó có hằng tỉ vì sao. Chúng ta gọi vũ-trụ là túi Càn-khôn.

§.046. Những jì sinh ra sau tiếng nổ Bùng và trong Túi Càn-khôn đều theo nguyên-lí. Nguyên-lí được ví-von như thước đo, và được con người nhận biết bằng trí-tuệ (cognizance) và bằng cảm-tính (sensation).

§.047. Câu nói “Con mày con nuôi không bằng con BUỒI làm ra” ám-chỉ sáng-tạo uyên-nguyên, ví như mọi việc “đo bằng thước” và tuân theo ước vọng (intentional).

§.048. Trong iêu-đương – đặc-biệt trong tình-ngĩa vợ-chồng, í-ngĩa đậm-đà và buồn nhất – khi một trong hai người không còn nữa được ví như sự xụp-đổ hoàn-toàn của “vũ-trụ”.

§.049. Cách ví-von và cũng là tiếng khóc của Xuân-Hương vừa trí-tuệ và cũng vừa tình-cảm. Không còn thước-đo (nguyên-lí) sáng-tạo thì luyến-ái cũng như í-ngĩa của cuộc-đời trở nên vô-ngĩa.

§.050. Sáng-tạo của Tạo-hóa qua í-ngĩa lúc này (Dasein) tan mất, ví-như nguyên-thủy không còn. Nguyên-thủy không còn tức là vũ-trụ hay Càn-khôn sụp-đổ. Sự sụp-đổ ấy có ngĩa nguồn-sống (Sein) không còn, cho nên, “Miệng túi Càn-khôn khép lại rồi.”

§.051. Kinh-ngĩa Veda nói “Không sinh, Không tử”. Nói thế tức là hư-vô hóa cuộc đời hay không còn con-người và vạn-vật.

§.052. Con-người nối-kết với nhau trong cuộc-đời – ngay lúc này và ở đây – chứ đâu có sống với hư-vô.

§.053. Chỉ có con người không hiểu rõ fận-người mới hoang-tưởng đi tìm “bất-tử”.

§.054. Chúng ta nói, “Iêu-thương là cái đẹp ở trần-jan.” trong cả hai í-ngĩa tinh-thần và vật-chất. Cho nên, khi iêu là “iêu cả lồn-buồi”. Nếu không thì thiến nó đi. Thiến là sự “tận-ziệt”. “Hoạn-quan” là thứ người “nô-lệ” và bị tước bỏ nguồn-sống.

§.055. Đi tu không thể lên thiên-đàng. Đi tu là một hành-động chết từ từ ở thế-jan. Một thứ tự-tử qua ảo-mộng.

§.056. Ông Fủ Vĩnh-tường mất đi, “buồi ông không còn nữa. “Lồn” Xuân-Hương khép lại qủa là một hành-động sâu-sắc về luân-lí, nếu chúng ta tin theo định-ngĩa về “Tiết-Hạnh”. Đúng hay Sai, ở đây chúng ta không thể bàn tới được. Ra ngoài í-ngĩa ĐÚNG-SAI là chạm mặt với những vấn-đề vượt ra ngoài nguyên-lí và thành-kiến. Ra ngoài thành-kiến là hợp ĐẠO-ĐỨC, vì ĐẠO-ĐỨC không thể nói lên lời.

§.057. Tiếng-khóc của Xuân-hương qúa bi-thương vì nó là đỉnh cao của trí-tuệ và tình-người được ziễn-tả bằng một thứ ngôn-ngữ bình-thường nhưng xúc-động và trở thành hoa-lệ:

Trăm-Năm ông Fủ Vĩnh-tường ơi!
Cái nợ ba-sinh có thế thôi!
Cán-cân Tạo-hóa rơi đâu mất?
Miệng túi Càn-khôn thắt lại rồi!

§.058. Chúng ta có những áng-văn cổ, hùng-hồn và xúc-động như Chinh-fụ Ngâm. Bi-thiết như nhiều đọan trong Truyện Kiều, và gay gắt như Cung-oán Ngâm-khúc. Nhưng thơ và tư-tưởng của Xuân-Hương luôn luôn mới lạ và sáng-tạo, đặc biệt trong fạm-vi ngôn-ngữ. Có thể nói rằng khách mày râu khoa-bảng thua xa.

§.059. Tôi cho rằng Việtnam có nhiều bất-hạnh vì có những người Việt xuất chúng, suy-ngĩ fi-thường, nhưng bị bỏ quên. “Bỏ quên” là một cách nói nhẹ-nhàng, thực sự fải nói là “bị chính người Việtnam tiêu ziệt.” Triệu Trinh-Nương bị gọi là Triệu-Ẩu (con mẹ Triệu), có “zú zài ba thước”, Nguyễn An, Công-trình Sư vẽ kiểu thành Bắc-kinh, và Fạm Hoằng, được vua Anh-tông nhà Minh kính nể gọi là Bồng-lai Cát-sĩ,. Cả hai Nguyễn An và Fạm Hoằng bị người Việt đem cống sang triều Minh làm họan-quan (nô-lệ). Hồ (Lê) Qúi-Li bị người Việt khai trừ vì zám fê-bình Khổng-tử, còn Nguyễn Trãi bị chu-zi tam-tộc vì là khai-quốc công-thần. Hồ-Xuân-Hương bị gọi là “con”, một từ nhục-mạ. Trái lại, “Ông Bà Tầu hay ông Bà Tây nào cũng là thánh-nhân”, và tiếng Việt trở thành “local” hay “ba que”. Người Việt có tư cách không nên ngĩ và làm như thế.

§.060. Năm 2004, khi thuyết-trình đề tài Mấy Fạm-trù Thẩm-mĩ của Kant tại Fân-khoa Triết-học của Viện Đại-học Hànội, tôi hân hạnh được một nữ jáo-sư tên Qúi cho biết ngay trong hội-trường là chính Sử-Tầu ca tụng Triệu Trinh-Nương. Và cũng theo sử Tầu thì “Bà Triệu rất đẹp!”

§.061. Mở đầu cuốn Kama Shilpa Francis Leeson có gi mấy câu của Iqbal nói rằng, “Văn-hóa Tây-fương coi trí-tuệ (the intellect) là nguồn-sống trên đời, trong khi ấy Văn-hóa Đông-fương (Ấn-độ) coi luyến-ái (kiểu India) là nền-tảng của cuộc đời. Iqbal nhận-định rằng tình-iêu júp trí-tuệ hiểu đời, còn trí-tuệ júp tình-iêu được quân-bình. Cho nên, Iqbal ước ao một nền-tảng mới cho thế-jan xây zựng trên sự hợp-thể của trí-tuệ và tình-iêu.”

§.062. Khao-khát của Iqbal mới nge có vẻ lọt tai, nhưng Iqbal không thông văn-hóa Tây-fương, vì Tây-fương, kể từ truyền-thống Hi-La, luôn luôn coi trí-tuệ và luyến-ái (trong ngĩa “eroticism”) là cuộc-đời không thể fân-li. Chúng chỉ fân-li trong hoạt-động đặc-thù của chúng. Người Fáp (Franҫais) có câu: “Khi bên zưới hoạt động thì cái đầu bay ra ngoài cửa sổ!”


March 3, 2012
(Kì tới: B. Cái-zâm trong lịch-sử Mĩ-thuật)


Chú thích:
[*] Luận-cương đăng trên Liviet sẽ không có fần Ngệ-thuật Graffiti.
[**] Trao đổi riêng qua email với Chân Phương, đầu tháng 3, 2012 












B. CÁI-ZÂM TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT


§ 1.001. LÕA-THỂ KHÔNG ZÂM – 1: SÁNG-TẠO VÀ FÙ-TRÌ

Trong thời Tiền Đá-cổ, khoảng 30 ngàn năm trước Công-nguyên, i-fục chưa fát-hiện, loã-thể là một điều tự-nhiên. Lõa-thể thời đó chính là cái-hình và cũng là nội-zung của chính nó. Cho nên không thể bảo lõa-thể thời đó là zâm.

§ 1.002. Chúng ta hãy nhìn một tác-fẩm điêu-khắc nhỏ độ chừng hơn 4 fân Anh bằng đá-vôi, trong thời Văn-hóa Gravette, của jai-đọan Tiền Đá-cổ, khoảng 28 ngàn năm trước Công-nguyên (Hình 1). Tác-fẩm này được khắc nguyên-hình ba chiều, hình záng một người đàn bà loã-thề, đầu chỉ là một khối tròn trừu-tượng nên mặt mũi không có. Đây là một trong cả ngàn tác-fẩm có hình zạng và kích-thước jống nhau.






Nữ-thần Sáng-tạo và Fù-trì Willendorf, tại Willendorf, Austria

Khoảng 28,000 tới 25,000 năm Trước Công-Nguyên

Khắc trên đá-vôi, cao 4.1/4 fân Anh.

Naturahistoriwches Museum, Vienna.



§ 1.003. Vì được fát-hiện ở làng Willendorf tại Austria (Áo), nên tượng này có tên là Thần Vệ-nữ Willendorf. Người ta tìm ra loại tượng “Venus” này trong một vùng rộng lớn từ Austria tới Russia (Nga). Thực ra, Văn-hóa Gravette bắt đầu ở thung-lũng Couze thuộc Dordogne, fía Nam nước France (Fáp). Ngoài mục-đích tôn-jáo, chúng ta sẽ hỏi cá-nhân hay tập-thể đã làm ra những bức-tượng kia có í-đồ (motifs) jì nữa không?



§ 1.004. Theo Lal Kanwar, tác-jả cuốn The Cult of Desire, 1967, thì câu hỏi về “í-đồ” không nên đặt ra trước tác-fẩm mang đức-tin tôn-jáo. Tôi không ngĩ jản-zị như thế. Theo tôi mọi jáo-huấn trong tôn-jáo và huyền-thoại đều đến từ trí-tuệ và tâm-lí của con người. Zù Thần Vệ-nữ Willendorf là con-người hay là tiên-thánh chúng ta vẫn fải tìm hiểu kĩ-càng và fân-tích về bản-chất (ontology). Điều này cũng rất rõ ràng trong sách của Lal Kanwar mà chúng ta sẽ thấy trong fần bàn đến cái zâm trong ngệ-thuật điêu-khắc của India (Ấn-độ).



§ 1.005. Xin được trở lại với tượng Thần Vệ-nữ Willendorf . Khoảng 20 năm về trước – tượng Thần Vệ-nữ Willendorf được coi là tác-fẩm thuộc văn-hóa Gravette trải rộng khắp Europe (Âu-châu). Bây jờ luận-thuyết ấy không còn trong lịch-sử Mĩ-thuật vì hình-tượng ấy chỉ thấy ở Áo và Nga. Tuy nhiên, các học-jả vẫn coi Thần Vệ-nữ Willendorf là biểu-tượng tối-cao cho sự sinh-sản, cho sáng-tạo và bảo-vệ nguồn-sống, tức bảo-vệ loài-người.

§ 1.006. Những thảo-luận về í-ngĩa và nguồn gốc của các zữ-kiện trước thời có sử luôn luôn có tính jả-thiết. Trong khi ấy chúng ta thấy có một điều rõ rệt – zù vẫn chưa fải là kết-luận – đó là con người trong vùng văn-hóa của Thần Vệ-nữ Willendorf, tức khoảng ba chục ngàn năm trước Công-nguyên, đã tỏ ra khiếp-sợ trước quyền-năng siêu-nhiên của fụ-nữ rồi họ cho fụ-nữ là biểu-tượng nữ-thần.

§ 1.007. Có lẽ khiếp-sợ là cảm-jác tự-nhiên của người và vật trước hiện-tượng quá lớn. Người nam thấy, các fụ-nữ sống cùng với họ có khả-năng vượt xa họ – chúng ta tạm gọi “khả-năng” này là “quyền-uy” tối-thượng, rất lạ lùng – như “sinh con đẻ cái”, một sức mạnh mà theo họ, chỉ có đấng thiêng-liêng mới có, và họ không sao hiểu được. Lí-thuyết của Sigmund Freud cũng nêu lên mặc-cảm thua thiệt này của người nam, và zo đó theo ông, trong tiềm-thức người nam có lòng ganh-tị với người nữ vì người nam không có khả-năng cưu-mang bào thai và sinh-con, đẻ-cái. Tuy rằng luận-chứng của Freud – nếu đúng thì chỉ đúng với thời chưa có sử và chưa có chữ viết, tức khoảng thời-jan trước văn-hóa Sumer và Egypt (Ai-cập). Sau đó suy-niệm và hiểu biết của người nam khác hẳn, để rồi í-niệm “fụ-hệ” thay thế “mẫu-hệ” là một chứng minh.

§ 1.008. Nền văn-hóa Oceanie (một số đảo trên Thái-bình Zương) cho thấy người nam nhận-thức rằng sức-mạnh bẩm-sinh của người nữ quá lớn, như khả-năng sáng-tạo và fù-trì, cho nên người nam trong văn-hóa Dilukai đã tước bỏ nhiều quyền của fụ-nữ, tỉ như không cho fụ-nữ tham-zự vào các buổi tế-lễ, và fụ-nữ zù tài jỏi đến đâu cũng fải jả vờ như không biết jì hết.






Dilukai, Belau (Pelau). Khắc trên gổ và có tô mầu. Cao gần 24 fân Anh.

Biểu-tượng người nữ bị tước bỏ quyền trong xã-hội Dilukai, thường được treo ở lối ra vào.

§ 1.009. Hình-ảnh fụ-nữ trong xã-hội Dilukai ở trên có ngĩa vai trò của người nữ chỉ còn là sinh-sản và coi sóc ja-đình của người nam. Thế-ngồi zạng ra của fụ-nữ Dilukai rất quân-bình, và rõ ràng theo một hình tam-jác không rõ cạnh. Vì hình này, chủ-iếu của kĩ-thuật là gỗ treo trên cửa ra vào, cho nên nó khiến chúng ta liên-tưởng đến khung “Pediment” (không fải đầu hồi/gable) zính với mái hay tường của kiến-trúc Hi-La.



§ 1.010. “Pediment” là fần trên cùng của mặt tiền đền thờ như Parthenon tại Athens. Ngay zưới đó có một hàng cột gọi là “Portico” tức cửa vào chính-điện. Pantheon, kiến-trúc Roman, hay kiến-trúc của Paladio, Fục-hưng cho thấy rõ “Portico” có “Pediment” làm thành cửa ra vào.



§ 1.011. Kiến-trúc ở Hoa-kì, ngay trong thời lập-quốc, tuân theo mô-hình Roman (La-mã), nên có “Pediment” và “Portico”, cho nên kiến-trúc này còn được gọi là “Federal”. “Pediment” cũng có nhiều kiểu cách, chính-iếu là: a) hình tam-jác (angular), b)vòng cung (segmental), và c) mở trên đỉnh hoặc ở cạnh đáy (broken pediment). Kiểu cách mở cạnh đáy thường thấy trong một số zinh-thự của đế-quốc La-mã (Roman Basilica). Cho nên, loại “Broken Pediment” mở ở đáy thường là chỗ đứng của Hoàng-đế La-mã. Chính ngoại-điện của St. Peter’s Basilica, đại Thánh-đường Cơ-đốc Jáo tại Rome, zo Moderna vẽ kiểu, cũng có “Portico và Pediment”.



§ 1.012. Trên “Pediment”, ngoại trừ kiểu cách Roman, thường được trưng bày điêu-khắc gần như ba-chiều (khắc bên zưới rồi đặt vào “Pediment”). Hình fụ-nữ Dilukai jống như điêu-khắc fù-hợp với “Pediment”, treo lên cao, ở cửa ra vào.


§ 1.013. Khác hẳn với í-ngĩa trong hình-tượng Hi-la, hình-ảnh người fụ-nữ này cho chúng ta suy-ngĩa mông-lung, ngoài í-ngĩa được qui-định rõ ràng trong văn-hóa Dilukai, chúng ta còn cảm thấy jì?

§ 1.014. Chúng ta tự hỏi, đây có fải là định-mệnh muôn đời của fụ-nữ Dilukai? Zạng lồn ra như “chịu tội” cho thế-jan. Sẵn-sàng ở lúc ban đầu và sẵn sàng tuôn ra nguồn-sống mới. Có thế thôi! Và vì ngồi zạng ra trên cửa ra vào, nên hình-ảnh người nữ này cũng có thể ám-chỉ thế này: “Kính chào! Xin cứ tự-nhiên!” Mà ngày nay người Việt trong nước nói là “Cứ thỏai mái!” Đút vào đi!

§ 1.015. Như vậy, một số “khung văn-hóa” là những “nhà tù vô-hình” bắt con người làm nô-lệ, nhân zanh văn-hóa, nhân-zanh chế-độ… Đây cũng chính là câu-hỏi về định-mệnh con người, zo con người có trách-nhiệm. Cho nên, trong Truyện Kiều có câu:

Sư rằng fúc-họa tại Trời,
Cỗi-nguồn cũng ở lòng-người mà ra!

§ 1.016. Trong thế-kỉ 20, nhà thơ Bùi-jáng có những câu rất buồn cho thân-fận con người, như sau:

Xin chào ở jữa làn môi,
Có hồng tàn lệ khóc đời chưa cam
Thưa rằng bạc-mệnh xin kham
Jờ vui bất-tận xin làm cỏ cây!
(Chào Nguyên-xuân)

§ 1.010. LÕA-THỂ KHÔNG ZÂM – 2: UY-QUYỀN FỤ-NỮ

Khoảng mấy ngàn năm sau Thần Vệ-nhữ Willendof, chúng ta đụng fải một bức trạm nổi trên vách đá (tiếng Tầu gọi là Fù-điêu). Sách-sử thường gọi bức tượng này là Thần Vệ-nữ Laussel hoặc Fụ-nữ Cầm sừng Bò (Hình 3). Hai cách gọi tên như thế ngụ-í khác nhau


Fụ-Nữ cầm Sừng Bò, hay Thần Vệ-nữ Laussel, Laussel, France
Khoảng 25,000 năm trước Công-nguyên
Khắc trên đá-vôi và có tô mầu

§ 1.011. Tượng này được tạc thẳng trên tường đá vôi, cao khoảng 18 fân Anh, trần-truồng nhưng không biểu-tượng như tượng Willendorf, chứng tỏ nhà điêu-khắc nào đó có khái-niệm miêu-tả tự-nhiên. Zo đó, tượng rất jống người, thế đứng quân-bình. Mặt và đầu tóc chưa rõ rệt như một fác-thảo zở zang, nhưng rõ ràng quay về một fía, cho chúng ta hình-zung ra những jì còn lại, và cần fải làm thêm.

§ 1.012. Có lẽ vì thế các nhà ngiên-cứu không thống nhất trong vấn-đề gọi tên cho tác-fẩm này. Nếu gọi là “Nữ-thần” thì khuôn mặt không thể jống người. Điều này đã rõ ràng. Nhưng nét tự-nhiên của záng-điệu và sự cân-đối của cơ thể thì lại jống người. Cho nên, gọi tượng này là “Người đàn bà” có lẽ để cho nội-zung của vấn-đề gần gũi với con người hơn.

§ 1.013. Bà này tay fải zơ lên một cái sừng bò, tay trái để nhẹ lên bụng. Hình-tượng, như đã nói ở trên, rất gần gũi với con người bình-thường và không lí-tưởng.

§ 1.014. Với thế đứng uy-ngi, người đàn bà này có vẻ như một biểu-tượng uy-quyền, và cũng có thề tiêu-biểu cho vinh-quang, như nữ-thần Chiền-thắng Nike của Greece (Hi-lạp). Nếu đúng thế, tôi xin tạm jải-thích như sau: “Ta đây. Nên nhớ hãy luôn luôn chiến thắng con vật này (con bò mộng). Tay ta đây đang để trên cái bụng này. Hãy chiến-thắng vì cái bụng này. Trong bụng này là nguồn-sống. Chính ta đang bảo vệ nguồn-sống.”

§ 1.015. Nếu đúng như thế, zù cho suy-tư về hình-ảnh fụ-nữ thời thái-cổ vẫn không ra khỏi thần-quyền, nhưng đã có khái niệm rõ hơn – không chỉ trong cách trình-bày hình-thể – mà là í-thức cao-hơn về vai trò quyền-lực của người nữ trong xã-hội. Đi xa hơn nữa hình-ảnh fụ-nữ cầm sừng là một biểu-thị (icon) cho con người lãnh-đạo. Trong thời đại Tiền Đá-cổ, i-fục chưa xuất-hiện, nên thân-thể con người trần-truồng là một điều rất tự-nhiên và hiểu được. Thế nên “tính-zâm” và sự tục-tằn không có trong hai tác-fẩm thời thái-cổ này.

§ 1.016. CÂU-HỎI VỀ Í-ĐỒ (MOTIF)

Truyền-thông trong xã-hội ở mọi nền văn-hóa trước khi có chữ-viết đều zựa vào tiếng-nói, cử-chỉ kể cả đưa tay chỏ vào sự-vật. Đây là việc làm thực-tiễn. Nhưng cách truyền-thông này có jới-hạn và không thành-công trong việc mô-tả í-niệm. Làm sao để trình-bày được í-niệm về “cái-bàn”? Một tư-tưởng ví cái bàn là một hội-ngị? Ví bông hoa là nụ cười?

§ 1.017. Nhìn bầu trời xanh lại thêm cảm-thức sâu-sắc của mầu xanh, như “Xanh ngắt”. Ngõ đã vắng người lại thêm cảm-thức vắng quá trở thành thiếu vắng, một thứ tâm-lí như đợi như chờ. Zo đó chúng ta có: “vắng teo” (xin đọc Nguyễn Khuyến).

§ 1.018. Nói và viết để miêu-tả sự-vật và trạng-huống tâm-tình cũng như trí-tuệ là linh-hồn của một zân-tộc. Chúng ta cũng có thể gọi nói và viết là bước đầu lịch-sử văn-hóa và văn-minh của zân-tộc đó. Đi vay mượn chữ ngĩa của người rồi hoang tưởng rằng như thế là có học, thực ra thứ chữ-ngĩa vay mượn đó là vết hằn nô-lệ, từ thủa xa xưa, mà ngày nay vẫn còn.

§ 1.019. Câu-hỏi về í-đồ (motif) là câu hỏi chung cho con người bất cứ ở thời-đại nào, ở trong bất kì nền văn-hóa nào. Đó là câu hỏi về bản-chất (ontology). Ở đây là ngôn-ngữ và í-thức chung cho hai trường-hợp kể trên. Theo đó chúng ta hãy mường-tượng ra một zẫy những câu-hỏi như sau.

HỎI | TRẢ-LỜI

a) Cái jì đây? | Cái vú to nặng trĩu

b) Vú to để làm jì? | Để nuôi con

c) Cái jì đây? | Cái bụng. Trong đó là bào thai

d) Để làm jì? | Sinh sản

e) Cái jì đây? | Cái lồn

f) Để làm jì? | Là hoạt-động ban đầu và cuối-cùng của sáng-tạo

g) Cái jì đây? | Biểu-tượng của uy-quyền

h) Tại sao lại để tay lên bụng? | Vì đây là cuộc-đời và đây là hiện-tại.

§ 1.020. Chúng ta chớ ngây-thơ cho rằng mấy câu-hỏi và trả-lời trên là nền-tảng của lí-thuyết để biết về sự kì-bí của hai fo-tượng. Nền-tảng của lí-thuyết fải zựa vào minh-chứng có kinh-ngiệm cụ-thể. Ngày nay chúng ta chỉ có thề nêu lên jả-thiết về việc-làm và đời sống của con người thái-cổ mà thôi..

§ 1.021. Kể từ khi có sử và có chữ viết, con người hiểu rằng để cho con người tiếp-tục sinh ra, nhân-loại cần đến sự fối-hợp của nam-nữ. Cho nên, khái-niệm về sự-sinh trong những nền văn-hóa như Gravette rất sơ-khai. Như đã nói trên, tâm-thức của con người thái-cổ ấy đến từ hoang-mang và kinh-sợ. Chẳng cứ con người thái-cổ, ngay cả rất nhiều con người có sử và có chữ viết vẫn tin vào ảo-tưởng linh-thiêng và cứu-rỗi, zù cả ngàn-năm “fép lạ” vẫn xa tít mù khơi..

§ 1.022. Tuy nhiên, ở hai trường hợp nêu trên, chúng ta ngạc-nhiên khi con người thái-cổ đã í-thức rằng họ không thể lấy mặt-người để miêu-tả mặt “thần-linh” và biểu-tượng của “uy-quyền”. Cho nên khuôn mặt của hai fụ-nữ trên không thể jống mặt fàm-nhân, cũng như Moses không thể thấy mặt Thượng-đế. Vậy thì, rất nhiều xã-hội và văn-hóa kể từ thời Tân-thạch lấy hình-zạng fàm-nhân để miêu-tả đấng tối-cao là một suy-tư thua xa con người thái-cổ. Hơn nữa, còn có một số người gần đây ở vùng Pic de Bugarach bên Fáp, đang chờ đợi sự cứu rổi của fù-sinh xa-lạ ở thời-điểm họ coi là ngày tận-thế.

§ 1.023. Một ví-zụ cho sự suy-thoái của con người có sử hiển nhiên trong cuốn The Cult of Desire, được Lal Kanwar chép lại như sau: Theo kinh-ngĩa Tantra thì Triết-học Mahasukh luận-rằng để đưa fụ-nữ lên hàng “thánh-thiện” fải cần đến một hình-thức thờ-cúng mới. Ngĩa là, fụ-nữ trở thành một thứ “nữ-thần”, rồi trở thành “Thần-linh Tối-thượng”. Chính Đấng Thần-linh Tối-thượng này là tột-đỉnh của cái đẹp, cho nên Nữ-thần Tối-cao bao trùm mọi vóc-thể toàn-mĩ ở thế-jan (tr. 65). Có đúng vậy không?

§ 1.024. Có lẽ chỉ có “Thiên-đàng ở Trần-jan” như trong tranh của Hieronymus Bosch trong đó tư-zuy và ham-muốn của con người rất là quái lạ. Bhartari Hari đã nhận-định rằng: “Khi tiếng nói không còn khả-năng, thì chỉ có hai điều mà người nam đáng lưu-í mà thôi: “a) Những người con gái hơ hớ có cặp vú căng-fồng, sẵn sàng để thoả cuộc-vui. Và b) Một cánh rừng sâu.” Ngĩa là xa thoát trần-jan hay đắm mình vào zục-tính. (Kanwar, tr. 35)

§ 1.025. Trong khi bức-tranh The Garden of Earthly Delights của Hieronymus là sản-fẩm tuyệt vời có tính siêu-thực trong đó ngụ í một thứ tình iêu chan hòa jữa con người, động-vật và cỏ cây, không tính-loại, đẳng-cấp và chủng-tộc, thì con người trong Triết-học Mahasukh của Ấn-độ thiên về zục-tính đến độ cuồng-zâm, (Kanwar, tr. 87-89). Fải gi nhận rằng có con người cuồng-zâm, nhưng không fải ai cũng cuồng zâm. Chúng ta sẽ bàn kĩ điểm này sau fần zâm-tính trong ngệ-thuật Hi-La.

March 24, 2012

(Còn tiếp)
Nguyễn Quỳnh – New Principles of Art History. Part One: Cuntology


EROTICISM IN ART HISTORY
§. 001. The suffix –OLOGY once combined with a noun-form, for instance “ont-ology”, “psych-ology” or “ge-ology” denotes a branch of knowledge. As such, CUNT-OLOGY must be taken seriously as a particular knowledge of VAGINA/VULVA, not mistakenly related to pornography.

§. 003. As a branch of study, Cuntology must satisfy Epistémè or theory of knowledge, which shows both its scientificity and its scientific. As the latter concerns the essential of a subject of study, the former qualifies methods of science needed to clarify and support a thing called Vagina in terms of erotica.

§.004. Eroticism has existed in many cultures. But only in the form of visual art and literature have we begun to probe its existence as the natural bent for human behavior through social and cultural discourses and practices. Beyond the grid of cultural and moral doctrine, eroticism is related to taboo concepts. Is that true?

§ 1.005. NON-EROTICA NUDITY – 1: CREATION AND PROTECTION

What is the motif of some unknown sculptor who carved the so-called Venus of Willendorf (ca. 28,000 – 25,000 BCE)? Art historians and archaeologists thought this image represents the goddess of fertility. There are thousands of images similar to this one in terms of style and size unearthed from Austria to Russia. Probably such a large quantity was produced to meet the community’s demand for cultic purpose. As such, the “Venus” image became the community’s own-ness. (See picture 1 in Vietnamese text).

§ 1.006. While according to some scholar like Lal Kanwar, author of The Cult of Desire, 1967, the question of “motif” should be avoided when dealing with belief. For me, one’s motif or conviction either religious or mythological is doctrinal product of human mind and psychology. In other words, doctrines are but human motifs. That the question whether Venus of Willendorf – mortal or immortal – must be taken seriously and dealt with vigorously and ontologically.

§ 1.007. Any moderns’s discourses on the meaning and origin of subject matters in the Pre-literate era are always based on mere assumptions even on the issue of the fear of supernatural power. Fear apprehends our mind when we are completely under control of some external force. For men extant in the Gravettian culture, Venus of Willendorf was a supernatural phenomenon that showed the “morphing” of woman into some other being or vice versa while in fact women coexisted with men in everyday Gravettian space and time. The reason for the apprehension of Gravettian men suggests that men saw in women the power of creation or reproduction by which human beings continued to grow. Man generally speaking does not have this power, so it is assumed that in prehistoric era, he felt inferior to woman; hence jealousy according to Freud’s psychoanalytic explanation. Freud’s theoretical discourse must not be inclusive for it could be true only before the invention of writing and administrative skills as in Sumerian and Egyptian culture in which man rose to power politically and socially to sway and belittle that of woman significantly.

§ 1.008. Even in the art and culture of some Oceanic societies, there is evidence that since man was constantly apprehended by woman’s innate power, as creation and protection, it was necessarily for man to deprive woman’s rights to some extent that woman was not allowed to participate in ritual ceremonies. Despite of her significant skill and contribution, it is mandatory that the Dilukai woman must always keep their low profile as insignificant being.

§ 1.009. As such woman’s role in Dilukai society is restricted to a few domestic duties, as to have children and to guard man’s house. Image of the splayed and naked woman as seen here (See picture 2 in Vietnamese text) popularly at the house entrance attests to the power struggle between man and woman. And of course the stronger dominates.

§ 1.010. The splaying position of the Dilukai woman follows an implied format of a rectangle, which brings our mind to the architectural pediment on the portico of Greco-Roman temples. Following such a style, Thomas Jefferson proposed that Roman architecture be the right model of the American one, also called “Federal”; hence symbol of the new Empire.

§ 1.011. Structurally and stylistically, a pediment (angular, segmental of broken) is the top part of the portico, usually having stone sculptures carved separately and mounted on it as in Greek temples.

§ 1.012. The Dilukai woman’s image above the entrance suggests her permanent destiny. She welcomes interaction and penetration as well as explicitly announces the moment of labor and delivery.

§ 1.013. At the same time, pleasures leading to and through the gateway of birth promises a safe and deep haven for human beings metaphorically. In reality, her gift is abused and manipulated by man. This appears as though she were crucified by destiny.

§ 1.014. Her benevolent gesture, calm as though it was fixed in infinitum, might resemble a silent voice of welcome, which probably means: “Fear not! It’s ready! It’s a perfect sanctuary as it is dutifụl!”

§ 1.015. In the Tale of Kiều, Nguyễn Zu succinctly acknowledges the dichotomous and reciprocal force of destiny, which shows two sides of a coin, which are both God and man responsible for human conditions.

§ 1.016. Accepting destiny also means to surrender oneself to humility and submission. This case leads to the tone of the Việtnamese poet named Bùi-jáng, fụll of apathy and lack of empathy, as in these lines:

Greeting here come our lips
Like a fading rose, a drop of tear
Accept this ill fate
At the moment of great joy, we conjoin grass and trees.

§ 1.017. NON-EROTICA NUDITY -2: WOMAN’S POWER

Another example of the role of woman in the Upper Paleolithic time, though not the contemporary of Venus of Willendorf, is Venus of Laussel, from Laussel, France, about 25.000 – 20,000 BCE. This was a relief carving on limestone wall and it was painted. Her image is less symbolic and more naturalistic than the sculpture from Willendorf. In her, we see less godly, and more human. She is holding a trophy-like horn in her right hand, a mark of power, while her left hand touches her belly, explicitly inferring that that is the womb, the meaning of life. (See picture 3 in Vietnamese text).

§ 1.018. The woman of Laussel as a symbol of power and probably of victory, too, somehow reminds us of the image of Nike, the Greek Goddess of Victory. If so, it prompts us to advance a hypothetical reading as: “Hear this! I am standing and you should not fail to conquer this powerfụl beast (the bison). Look at my hand on my tummy inside which is life that must be protected. I am protecting it, as I am nurturing it – so life continues.”

§ 1.019. The reading – if it is acceptable – leads us to a better or transcendental understanding of the woman’s social status as power and leadership. Again, in the Upper Paleolithic Era, where clothing was not available, nudity should not be seen as a sign of neither indecent exposure nor eroticism. However, myth and psychology exist simultaneously in man’s life, be it mentally or emotionally, therefore, the question of motif must be grounded.

§ 1.020. THE QUESTION OF MOTIF:

All Pre-literate cultures employed images, gestures and voice for social communicative purposes in which pointing to an object was pragmatically a common strategy, limited only to physical subjects but falling short of illuminating ideas known as concepts. How to dematerialize the crudity of physical subjects and to symbolize it by inferring that it fits a mental description, such as a flower stands for a smile, a table a conference?

§ 1.021. A blue sky is not always such and such “blue color”. Therefore, in some a case we perceive it a deep blue sky. The adjective “deep” instantly creates a moment of psychology and intellect of the beholder who looks at the blue sky and captures its phenomenon. Likewise a moving current may in reality shows patterns of ebb-and-flow or ripple. How could one share with other such visual and sensual experiences without high vocabularies of speech and writing?

§ 1.022. The two pre-historic sculptures suggest a way of empathic effort, by which epistemè is fụndamentally established and secured only by way of transcendental investigations. We should try with some questions and answers as follows, by pointing to these two examples probably as did the people of the Upper Paleolithic society:

QUESTION | ANSWER

a) What is this thing? | The heavy breast

b) What is this for? | Life support

c) What is this thing? | The belly (the womb).

d) What is this for? | Reproduction.

e) What is this thing? | Vagina.

f) What is this for? | The first and the last movement of creation.

g) Why is she holding a bison horn? | The Symbol of power.

h) Why she puts her hand on her belly? | Life is here, and present.

§ 1.023. The set of questions and answers similar to “domain and range” logically in argument cannot pretend to be theoretical ground of the mysteries. To be qualified as a theory, its rational framework requires solid evidences of undisputable values of experience. So, for the moderns, the above set of arguments is mere assumptions to stimulate intellectual curiosity.

§ 1.024. Fụrthermore, for the moderns, including those who are technologically advanced, the “Gravettian” concept of life is indeed too primitive, for it fails to see that only through the sexual union of man and woman is it possible for the multiplication of human fife.

§ 1.025. Despite of such a deficit, one credit should go to the Gravettian members who rightly saw the eidos or the intuitive concept of Venus as invisible being. As such, no human face, even the most beautifụl one, can capture the ideal of the goddess-ness. In both cases, the Image of Willendorf and Laussel, the Gravette determined that the goddess’ face – the supreme metaphor – must be blurred out to distinguish God-ness from mankind. That Moses could not see the face of God in the literate era justified the Gravettian concept of the supernatural Being.

§ 1.026. Surprisingly, for more than two thousands of years, some institutions and their members, although living in high technologies and sciences, have reversed this enlightenment; namely to paint God’s face as human one. Fụrthermore, they are awaiting some aliens’s salvation that would land them on a promise land called new civilization, when the end of the world becomes true. This is the case of some people at Pic de Bugarach, in Southern France.

§ 1.027. In the Cult of Desire, Lal Kanwar referred to Tantric text in which the Philosophy of Mahasukh comments on the dematerialization of woman that according to “a new cult”, it says, “women are gods, women are life. Woman has grown into a goddess and the goddess had become Goddess, Supreme of the Supreme. The Goddess herself [was] the very flood and fountain of beauty. The Goddess exists in all beauteous forms.” (p. 65). As the result, Goddess and God bear the faces of human beings.

§ 1.028. Lal Kanwar quotes Bhartari Hari’s remark that “What is the use of many idle speeches? Only two things are worth a man’s attention: The youth of fụll-breasted women, prone to fresh pleasures, and the forest.” This simply means, for a man his option in life would be either the choice of being a hermit or enjoying sexual life.

§ 1.029. Hieronymus’s Garden of the Earthy Delights (1505 – 1510) may suggest that true paradise can only be on earth where although man’s intellect and desire appear peculiar. While Garden is a surrealistic panoramic view of LOVE universally for all different species, the erotic viewpoint of the Philosophy of Mahasukh promotes grotesque and bestial practice and thought by erotic actions. (Kanwar, p. 87 -89). It should be noted that there is unnatural sexual fantasy and practice like sadism and masochism but not all human beings are sadist and masochist, especially when this kind of thought pretends to be doctrinal. We will return to this issue after the section on the eroticism in Greco-Roman Art.

March 24, 2012


(To be continued) 












Tranh Nguyễn Quỳnh













































































Ta Đợi Ngươi Hơn Ba Mươi Năm (1977-2009)
Sơn zầu trên vải, 44” x 35”, 2009 USA 














Làng Tôi

Sơn zầu, 76” x 45”, 1976 Collection of Dr. Nathan Dickmeyer, Former Vice-president, Columbia University, NY. 

















NY Subway
32” x 20”, watercolor on Bristol paper, 1976 
















Hệ-thống zưới đường hầm xe-điện.
15” x 10” Mầu nước, 1976














Cuốn Sách
12” x 5” sơn zầu trên vải, 2009













Rực Rỡ Hoàng-hôn
Watercolor on Arches Paper, 30” x 10”, 2006.
















Grand Canyon
Điểm khởi đầu (September, 2007). Mầu nước. Dry brush trên jấy Arches












Grand Canyon. Giai đoạn 1 (2007).









Grand Canyon. Giai đoạn 2 (2007).












Grand Canyon. Giai đoạn 3 (2007).













Grand Canyon. Giai đoạn 4 (2007).












Lake Mohonk

3 Watercolor, 1980. In the Permanent Collection of The Solomon R. Guggenheim Museum, NYC. USA Since 1983











Portrait (Thi-kì) 
19" x 9.5", watercolor on Fabriano paper November 2008



































Nguyễn Quỳnh & Hoàng Ngọc Biên

1975











Trở về 



MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.