Lưu Hữu Phước
Nghệ danh Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí
12/9/1921 Cần Thơ - 8/6/1989 Thành phố Hồ Chí Minh
(hưởng thọ 67 tuổi)
Nhạc sĩ, Nhà hoạt động chính trị
Ca khúc tiêu biểu:
Lên đàng, Bạch Đằng giang, Hồn tử sĩ, Tiếng gọi thanh niên, Tiến về Sài Gòn, Giải phóng miền Nam
Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một nhạc sĩ, tác giả của những bản hùng ca, giải phóng; tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Ông là Giáo sư, Viện sỹ, Nhà lý luận âm nhạc; nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thời trẻ và bước đầu của sự nghiệp
Lưu Hữu Phước còn có những bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng[1], Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc thành phố Cần Thơ). Thuở nhỏ được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandoline, guitare và tự học lý thuyết âm nhạc.
Khoảng cuối thập niên 1930, ông lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký. Trong thời gian này, ông kết thân với Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, làm thành bộ 3 Huỳnh - Mai - Lưu, thành lập Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) ở trường trung học Pétrus Ký... là đầu mối hội tụ những học sinh, sinh viên yêu nước. Cũng trong thời gian này, ông sáng tác bài hát "La Marche des Étudiants" vào cuối năm 1939, và cùng Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ.[2]
Sau khi đỗ tú tài, Lưu Hữu Phước ra Hà Nội học trường Y - Dược, thuộc Viện Đại học Đông Dương (1940-1944]. Thời này, do ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Bình dân nên phong trào đấu tranh chính trị của sinh viên Đông Dương rất mạnh mẽ. Lưu Hữu Phước nhanh chóng trở thành một trong những thủ lĩnh của phong trào. Trong những đợt tổ chức các hoạt động về nguồn của sinh viên, Lưu Hữu Phước đã sáng tác được nhiều ca khúc nổi tiếng, như: "Non sông gấm vóc", "Bạch Đằng Giang", "Ải Chi Lăng", "Hát giang trường hận" (sau đổi tên là Hồn tử sĩ), "Hờn sông Gianh", "Người xưa đâu tá" và "Hội nghị Diên Hồng", được xem là đỉnh cao của thể loại bài hát về đề tài lịch sử của Việt Nam.
Nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 1942, nhằm thức tỉnh sinh viên sẵn sàng tiến lên "đáp lời sông núi" ông đã sửa phần lời Việt của bài "La Marche des Étudiants" thành bài "Tiếng gọi sinh viên".
Bên cạnh đó, ngày 21 tháng 3 năm 1943, vở ca kịch Tục lụy của ông được trình diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cái tên Lưu Hữu Phước trở nên nổi tiếng trong giới thanh niên Việt Nam thời bấy giờ.
Năm 1944, Lưu Hữu Phước được Mặt trận Việt Minh giao nhiệm vụ vào Nam tham gia vận động cách mạng. Nhóm Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Đặng Ngọc Tốt đã soạn ba bài hát: "Xếp bút nghiên", "Mau về Nam" và "Gieo ánh sáng" còn được gọi là phong trào Xếp bút nghiên, rầm rộ kéo dài đến tận ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với sự ra đời của bài ca "Khúc khải hoàn" của ông.
Tham gia công tác văn nghệ
Sau khi Pháp gây hấn ở Nam Bộ, Lưu Hữu Phước tham gia công tác tuyên truyền với chức vụ Giám đốc phòng xuất bản Nam Bộ trong một thời gian ngắn. Tháng 5 năm 1946, Lưu Hữu Phước được điều động ra Hà Nội, nhận nhiệm vụ thành lập Trung ương Nhạc viện (thành lập tháng 9 năm 1946), sau đó ông cùng tập thể Hội Văn hoá Cứu quốc tản cư đi kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Ông được giao nhiệm vụ thành lập đội Thiếu nhi tuyên truyền xung phong, sau được đổi tên là Đoàn nhạc kịch Thiếu nhi kháng chiến thuộc Trung ương Nhạc viện. Đoàn đã lần lượt trình diễn một số vở ca kịch do ông sáng tác như Con thỏ ngọc, Diệt sói lang, Phá mưu bù nhìn, Hai chàng lưng gù và Hái hoa dâng Bác. Năm 1950, ông được giao nhiệm vụ thành lập Trường Thiếu nhi Nghệ thuật và được cử làm Giám đốc.
Trong chiến tranh Đông Dương, ông là tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc như "Ca ngợi Hồ Chủ tịch", "Đông Nam Á châu đại hợp xướng", "Tuổi hai mươi", "Thiếu nhi thế giới liên hoan", "Nông dân vươn mình", "Hăngri Máctanh (Henri Martin)", "Em yêu chị Rây-mông", "Cả cuộc đời về ta"...
Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1954 đến 1965, ông làm Trưởng Ban Nghiên cứu Nhạc-Vũ thuộc Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hoá, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và Múa, ngoài ra còn được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ban Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông cũng có công tổ chức sưu tầm dân ca và đã cho ra đời công trình nghiên cứu quan họ. Ông còn góp công thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam), Trường Múa, Trường Sân khấu Điện ảnh, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam.
Tháng 2 năm 1965, Lưu Hữu Phước được cử vào Nam, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng, sau đó Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn này, ông đã sáng tác các bài hát nổi tiếng như "Dưới cờ Đảng vẻ vang", "Tình Bác sáng đời ta", "Bài hát Giải phóng quân", "Giờ hành động", "Hành khúc giải phóng", "Xuống đường", "Tiến về Sài Gòn", đặc biệt là "Giải phóng miền Nam" – bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, ông trở về làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc (1978-1989), được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc Quốc gia, Thành viên Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, ngoài ra còn là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam
Ông mất ngày 8 tháng 6 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hưởng thọ 67 tuổi
Sự nghiệp âm nhạc
Lưu Hữu Phước được xem là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ Việt Nam, đại diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Ông là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, là một trong những người đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành khúc – một thể loại từ âm nhạc phương Tây. Ông đã trở thành tác giả của những chính ca có giá trị lịch sử như:
"Thanh niên hành khúc": Bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau này Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sửa lời và chọn làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân.
"Lên đàng": Bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
"Hồn tử sĩ": Bài hát được dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bài hát này trước 1975 cũng được Việt Nam Cộng hòa sử dụng trong các nghi thức lễ tang quân đội.
"Giải phóng miền Nam": Bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Có lẽ do những yêu cầu của xã hội, của thời cuộc lúc đó mà ông đã phát huy sở trường nhiều ở thể chính ca, ít sáng tác bài ca trữ tình. Lưu Hữu Phước còn sáng tác cho thiếu nhi rất nhiều bài hát nổi tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu nhi: "Thiếu nhi thế giới liên hoan", "Reo vang bình minh",...
Danh hiệu, tôn vinh
Với những đóng góp của ông vào nền âm nhạc Việt Nam, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng nhất (1987), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996)
Sau năm 1975, được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức.
Một Công viên tại Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ mang tên Lưu Hữu Phước.[3]
Một Trường Trung học Phổ thông tại Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ mang tên Trường Trung học Phổ thông Lưu Hữu Phước.[4]
Tên của ông được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II. Phố Lưu Hữu Phước dài 490m, rộng 17,5m, từ đường Lê Đức Thọ đến đường Nguyễn Cơ Thạch, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội[5].
Các tác phẩm
Ca khúc
1
Ải Chi Lăng
2
2
Bài hát giải phóng quân
4
4
Bạn đường đi hội đền Hùng
5
5
Ca ngợi Hồ chủ tịch (Lãnh tụ ca)
6
6
Dưới cờ Đảng vẻ vang
7
7
Gieo ánh sáng
9
9
Giờ hành động
10
10
Hành khúc Giải phóng
11
11
Hành khúc học sinh trường Châu Văn Liêm
12
12
Hội nghị Diên Hồng
13
Hờn sông Gianh
13
Hờn sông Gianh
(1944)
14
Hồn tử sĩ
Bài hát này trước 1975 được Việt Nam Cộng hòa sử dụng trong các nghi thức lễ tang quân đội.
Hồn tử sĩ
Bài hát được dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đêm khuya âm u
Ai khóc than trong gió đàn
Sóng cuốn Trưng Nữ Vương
Gợi muôn ngàn bên nước tràn
Hồn ai đang thổn thức trên sông
Hồn quân Nam đang khóc non sông
Sát khí ngất đất bao lớp thây muôn bóng huyền
Không gian như lắng nghe bao oan hồn
Đang xao xuyến xót thương hai Nữ hoàng tuẫn thân
Dù mạng vong lửa hờn chưa tan
Làn sóng đang thét gào gió vang tiếng nguyền cùng gươm đao
Nguyện cùng sông đẫm máu
Tấm thân nát không nao
Nhìn thấy quân Hán dầy xéo
Sông núi nhà dòng châu rơi
Khắp nước non mờ tối dưới trời
Nào ai yêu nước nhà
Vì giống nòi vì hận thù
Làm sao đưa dân qua cơn đau khổ
Người Nam anh dùng quyết dâng đời sống cho non sông
Liều mình vào tên khói
Cùng người thù ta quyết không đạp đất chung
Trai hùng tráng lúc quốc biến xả thân
Lấy máu nóng cứu dân khỏi hồi nguy nan
Chí hiên ngang
Bao năm công đức
Xây đắp nên non nước nhà
Sóng gió nguyện khắc trong
Tấm quốc dân không xóa nhòa
Vì đâu vua Trưng nữ ra quân
Vì non sông tử tiết vong thân
Nước cuốn réo rắt như thiết tha gọi quốc hồn
Thiên thu trên Hát Giang vang tiếng lòng
Dân đau đớn khóc giang san phải hồi ngửa nghiêng
Cùng nhau khấn non nước thiêng liêng
15
Hương Giang dạ khúc
16
16
Thượng Lộ tiểu khúc
17
17
Khúc khải hoàn
18
18
Kinh cầu nguyện
19
Lên đàng
19
Lên đàng
Lục quân Trần Quốc Tuấn
21
21
Lời ru chim Lạc
22
22
Non sông gấm vóc
23
23
Reo vang bình minh
24
24
Thanh niên 3 sẵn sàng[6]
25
25
Thiếu nhi thế giới liên hoan
26
26
Tấm ảnh Bác Hồ
27
27
Tiến về Sài Gòn
Lời bài hát: Tiếng gọi thanh niên
(Lưu Hữu Phước 1941)
Này anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng nhau ra đi sá gì thân sống
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên
Thù kia chưa trả xong thì ta luôn cố bền
Lầm than bao năm ta đau khổ biết mấy
Vàng đá gấm vóc loài muông thú cướp lấy
Loài nó, chúng lấy máu đào chúng ta
Làm ta gian nan cửa nhà tan rã
Bầu máu nhắc tới nó càng thêm nóng sôi
Ta quyết thề phá tan quân dã man rồi
Vung gươm lên ta quyết đi tới cùng
Vung gươm lên ta thề đem hết lòng
Tiến lên đồng tiến sá chi đời sống
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng
Này sinh viên ơi đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối
Kìa non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên
Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn
Hồn thanh xuân như gương trong sáng
Đừng tiếc máu nóng tài xin ráng
Thời khó thế khó khó làm yếu ta
Dù muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường
Sinh viên ơi mau tiến lên dưới cờ
Anh em ơi quật cường nay đến giờ
Tiến lên cùng tiến gió tung nguồn sống
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng
Này thanh niên ơi, tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi đi đi sá gì thân sống
Nhìn non sông nát tan thù nung tâm chí cao
Nhìn muôn dân khóc than, hờn sôi trong máu đào
Liều thân xông pha ta tranh đấu
Cờ nghĩa phấp phới vàng pha máu
Cùng tiến quét hết những loài dã man
Hầu đem quê hương thoát vòng u ám
Thề quyết lấy máu nóng mà rửa oán chung
Muôn thuở vì núi sông nêu tiếng anh hùng
Anh em ơi mau tiến lên dưới cờ
Sinh viên ơi quật cường nay đến giờ
Tiến lên cùng tiến gió tung nguồn sống
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng
Sau này Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sửa lời
và chọn làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân.
Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa
Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi.
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ,
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ,
Thoát cơn tàn phá vẻ vang nòi giống,
Xứng danh nghìn năm giống Lạc Hồng!
Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên CS ?
Bạch Diện Thư Sinh
Đọc báo mạng, chúng ta thường bắt gặp một số phản hồi từ các độc giả trẻ trong nước thắc mắc tại sao Việt Nam Cộng Hòa và các cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại lại lấy một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản, để làm bài Quốc ca ?
Để góp phần giải tỏa phần nào thắc mắc của các bạn trẻ trong nước, trước hết, nên tìm về lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này.
…
Bối cảnh
Nửa đầu Thế kỉ 20, cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-Miên-Lào) chỉ có một Đại học mang tên Đại Học Đông Dương (Université de L’Indochine) tại Hà Nội. Hồi những năm 1940, có khoảng trên 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên, Lào, Pháp và có cả một ít sinh viên Tầu và vài nước Đông Nam Á nữa.
Thời đó, chỉ có con nhà khá giả mới có tiền học lên Đại học, nhất là phải đi học xa nhà. Nói chung, hầu hết các sinh viên này chỉ lo “giật” lấy mảnh bằng để sau này có địa vị, có tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ.
Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên biết đặt dân tộc và đất nước lên trên những lợi lộc vật chất và công danh, sự nghiệp bản thân. Do đã lĩnh hội được tư tưởng khai phóng và tinh thần cách mạng Pháp, họ hiểu biết về các quyền lợi căn bản của người dân, như các quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại… và hiểu như thế nào là chế độ thực dân, là áp bức bóc lột, là độc lập, tự do, dân chủ… cho nên họ đã đem những kiến thức mới mẻ ấy để nâng nhiệt tình yêu nước của chính mình lên một bước trưởng thành mới; sau đó, họ dùng báo chí, ca, kịch để khơi dậy lòng ái quốc và thúc giục đồng bào đứng lên chống lại thực dân Pháp, giành lại độc lập cho nước nhà.
Một điều khá lí thú là những sinh viên hoạt động văn hóa, văn nghệ hăng say và đều đặn nhất trong thời điểm ấy là nhóm sinh viên từ Miền Nam ra học tại Hà Nội, như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Tôn Hoàn, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huê, Nguyễn Mỹ Ca, Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Thiều…
Xuất sắc nhất trong số các sinh viên hoạt động văn nghệ thời đó là Sinh viên Lưu Hữu Phước. Một mình Sinh viên Lưu Hữu Phước đã sáng tác ra nhiều bài hát ái quốc vượt thời gian, như Tiếng Gọi Sinh Viên, Người Xưa Đâu Tá, Bạch Đằng Giang (lời của Mai Văn Bộ), Ải Chi Lăng (lời của Mai Văn Bộ), Hội Nghị Diên Hồng, Hát Giang Trường Hận (Hồn Tử Sĩ), Xếp Bút Nghiên …
Đây là những bài hát có tính cách lịch sử, đã làm bừng sống dậy tình yêu quê hương đất nước.
Bài Sinh Viên Hành Khúc
Bài Sinh Viên Hành Khúc (La Marche des Étudiants) là bài hát có lịch sử rất đặc biệt. Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời tiếng Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký (chưa tìm thấy lời tiếng Pháp đầu tiên này).
Từ khi ra đời, phần nhạc của bài hát không thay đổi, nhưng phần lời sẽ lần lượt được sửa chữa bởi tác giả, bởi các bạn sinh viên và sau này còn được sửa chữa coi như mới hẳn theo mục tiêu và chính kiến khác nhau của các tập thể chọn lựa bài hát này. Bài hát cũng sẽ mang các tên khác nhau: Sinh Viên Hành Khúc, Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên, Quốc Dân Hành Khúc, Tiếng Gọi Công Dân.
Trước hết, theo Ts. Trần Quang Hải và Báo Chuông Việt thì Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đặt lời tiếng Việt đầu tiên cho bài hát trước 1940, hồi còn là học sinh ở Sài Gòn với câu mở đầu : “Này anh em ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi kiếm nguồn tươi sáng…“. Khi ra học ở Đại Học Đông Dương, Hà Nội, khoảng 1940 – 1941, ông lại sửa chữa đôi chút với lời mới như sau : “Nào anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi sá gì thân sống… ” và đặt tên cho bài hát là “Sanh Viên Hành Khúc” (Nguyễn Vĩnh Tráng. Lời mới cho bài hát “Tiếng gọi thanh niên” dẫn theo DT Pho Rum của Đặc Trưng, năm 2000, với tài liệu lấy ở “Âm Nhạc Việt Nam ” của Trần Quang Hải, 1989, và Báo Chuông Việt 1966. Chimviet,free.fr.).
Từ chỗ ít người biết đến, bài hát đã được một nhóm sinh viên đem ra hát công khai trong những buổi đi cắm trại hoặc đi viếng những địa danh lịch sử. Và vì phần lời bằng tiếng Việt lúc đầu còn “thô kệch”, lại bị Sở Mật Thám Pháp làm khó dễ do nội dung thôi thúc sinh viên đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước, cho nên các bạn sinh viên đã phải sửa lại lời cho trôi chảy hơn cũng như phải “đấu tranh” với cơ quan kiểm duyệt để bài hát trở thành hợp pháp, và sau đó được Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương (Association Générale des Étudiants Indochinois, viết tắt A.G.E.I.) chọn làm bài hát chính thức với danh xưng là “Sinh Viên Hành Khúc” hay “Tiếng Gọi Sinh Viện”, mở đầu bằng: “Nầy Sinh Viên ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối… “.
Việc các sinh viên thuộc Tổng Hội Sinh Viên phân công nhau soạn ra phần lời mới cho bài Sinh Viên Hành Khúc được Gs. Nguyễn Ngọc Huy thuật lại với khá nhiều chi tiết. Theo ông, chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên tổ chức tại Đại Giảng Đường của Viện Đại Học một buổi ca hát để lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược. Nhân dịp này, Tổng Hội Sinh Viên muốn tung ra một bài hát đặc biệt để làm bài hát chính thức của Tổng Hội. Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội lúc đó là Sv. Nguyễn Tôn Hoàn nhận thấy nhạc điệu bài La Marche des Étudiants của Sv. Lưu Hữu Phước “có tánh cách khích động tinh thần tranh đấu hơn hết” nên đã chọn để làm phần nhạc cho bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên, lấy tên là Sinh Viên Hành Khúc và giao cho một Ủy ban soạn phần lời cho bản nhạc này. Ủy Ban gồm có các Sinh viên Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Thành Nguyên, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. (Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam. TTXVA. Xem thêm bài Ký Ức Về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng hội Sinh viên Việt Nam của Ls. Lâm Lễ Trinh. Vietnam Weekly News, Số 952, 27.7.2007).
Sinh viên Hành khúc
I.
Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
Đồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường
Điệp khúc:
Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
II.
Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn
Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền
(Điệp khúc)
III.
Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng
Là sinh viên vun cây văn hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá
Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
(Điệp khúc)
Phần lời tiếng Việt chỉ thích hợp với các sinh viên Việt Nam, do đó, để toàn thể sinh viên Đại học Đông Đương, gồm cả Pháp, Miên, Lào, có thể hát chung một bài hát. Ủy ban soạn lời đã viết thêm phần lời bằng tiếng Pháp và lấy lại tên cũ là La Marche des Étudiants.
La Marche des Étudiants
Étudiants! Du sol l’appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l’espace.
Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu’au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l’avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.
Điệp khúc:
Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C’est notre but, c’est notre loi
Et rien n’ébranle notre foi!
Sau buổi trình diễn ca nhạc chiều ngày 15.3.1942 thành công mĩ mãn, bài Sinh Viên Hành Khúc được công nhận là bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương. Từ đó, các sinh viên trong Ban Âm Nhạc tiếp tục phổ biến bài hát này cho công chúng Hà Thành trong những buổi trình diễn tại Rạp Olympia, qua tiếng hát xuất sắc của hai Sinh viên Phan Thị Bình và Nguyễn Thị Thiều. Hai sinh viên này cũng từ Miền Nam ra Hà Nội học Ngành Nữ Hộ Sinh (École des Sage-femmes) tại Bệnh viện René Robin.
Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1942, bài Sinh Viên Hành Khúc lại được các sinh viên Đại Học Đông Dương ca lên hùng tráng ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ), nơi tọa lạc Đền Hùng.
Sau Hà Nội, các sinh viên đã đưa bài Sinh Viên Hành Khúc trở lại Miền Nam để trình diễn tại Nhà Hát Lớn Sài Gòn và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau buổi trình diễn ca nhạc tại Đại Giảng Đường Trường Đại học ngày 15.3.1942, mùa hè năm đó, Tổng Hội Sinh Viên lại tổ chức lễ mãn khóa cho các sinh viên tốt nghiệp tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, có Toàn Quyền Đông Dương Decoux (Le Gouverneur Général de l’Indochine) và nhiều viên chức người Pháp đến dự. Lễ khai mạc bắt đầu, tất cả mọi người đứng lên nghiêm chỉnh, Ban Nhạc Hải Quân Pháp (Orchestre de la Marine) trổi Bài Quốc Ca Pháp La Marseillaise. Tiếp ngay sau đó, ban nhạc cử Bài La Marche des Étudiants. Nhạc tấu hùng tráng, lôi cuốn, hớp hồn, khiến Toàn Quyền Pháp và toàn thể cử tọa vẫn đứng nghiêm như đang chào Quốc Kì của một Quốc gia. Nghi lễ khai mạc trang trọng chấm dứt, chương trình văn nghệ mới bắt đầu.
Bs. Nguyễn Lưu Viên, cựu sinh viên Đại Học Đông Dương, cũng kể về một buổi lễ diễn ra tương tự vào ngày 03.3.1945, chỉ có 6 ngày trước khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam bị quân đội Nhật đảo chính ngày 09.3.1945 (Bs. Nguyễn Lưu Viên. Những Kỷ Niệm Với Bài Quốc Ca Của VNCH. Tập San Y Sĩ Tháng 4.2008).
Đến năm 1945, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời ở Miền Nam, họ cũng chọn bài này làm bài hát chính thức của tổ chức và đổi tên là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên.
Khi bài hát mang tên Thanh Niên Hành Khúc thì thay 2 chữ “sinh viên” bằng 2 chữ “thanh niên” mà thôi.
Sau khi Vua Bảo Đại thoái vị, ngày 30.8.1945, Hồ Chí Minh cho đưa Cựu Hoàng ra Hà Nội và phong cho ông chức cố vấn. Nhưng đến ngày 16.3.1946, Ông Hồ “cho” Cựu Hoàng tháp tùng phái đoàn Nghiêm Kế Tổ đi du lịch Nam Kinh, rồi ông “khuyên” Cựu Hoàng nên ở lại Tầu. Vì thế, Cựu Hoàng mới đi Côn Minh rồi tới Hong Kong. Năm 1947, Pháp bắt đầu muốn dùng con bài Bảo Đại và nhiều buổi tiếp xúc, nhiều cuộc vận động chính trị diễn ra bận rộn suốt năm 1947. Trong một cuộc hội nghị tại Hồng Kông do Cựu hoàng Bảo Đại triệu tập, có sự tham dự của một số nhân sĩ và đại diện các tôn giáo, các đảng phái, Bs. Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị hội nghị lấy bài Thanh Niên Hành Khúc của Ns. Lưu Hữu Phước làm bài Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam và đổi tên thành Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân. Hội nghị chấp thuận. Do đó, khi Chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra đời tại Sài Gòn vào ngày 02.6.1948 thì bài Tiếng Gọi Công Dân nghiễm nhiên trở thành bài Quốc Ca.
Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa khai mạc vào tháng 3 năm 1956, một trong những nhiệm vụ của Quốc Hội Lập Hiến là chọn Quốc Kì và Quốc Ca. Một số nhạc sĩ đã tham dự cuộc thi tuyển Quốc Ca, như Phạm Duy với bài Chào Mừng Việt Nam, Hùng Lân với 2 bài Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam và Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Ngô Duy Linh với bài Một Trời Sao, Ngọc Bích và Thanh Nam với bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống (xin xem Biển Nhớ. Quốc Ca VNCH ra đời như thế nào.Dactrung.com).
Mặc dù bài Minh Châu Trời Đông của Nhạc sĩ Hùng Lân được coi là sáng giá hơn và đã từng được Quốc Dân Đảng dùng làm Đảng Ca từ năm 1945, nhưng cuối cùng Quốc Hội Lập Hiến lại chọn bài Quốc Ca mà Chính phủ Nguyễn Văn Xuân (và cả Chính phủ Nguyễn Văn Tâm) đã chọn trước đó, rồi ra lệnh cho nhân viên Đài Phát Thanh Sài Gòn giữ nguyên phần nhạc, nhưng phải sửa lại lời ca cho phù hợp với giai đoạn mới và vận hội mới của đất nước, cũng lấy tên là Tiếng Gọi Công Dân.
Quốc ca Việt Nam Cộng hòa
Tiếng Gọi Công Dân
Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho phơi thây trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!
Đó là bài Quốc Ca của cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.
Ngày 30.4.1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, người ta lấy lại tên cũ cũng như phần lời của bài Tiếng Gọi Thanh Niên như thời Thanh Niên Tiền Phong 1945.
Tại sao Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa lại là một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản?
Chẳng riêng gì giới trẻ ngày nay, mà cả những người dân Miền Bắc, nhất là các Đảng viên Cộng Sản đều không thể hiểu nổi, tại sao Miền Nam tự do có thiếu gì nhạc sĩ tài ba, thiếu gì bài hát hay với đầy đủ ý nghĩa, mà lại lấy ngay một bài hát của anh Cộng sản Lưu Hữu Phước để làm Quốc ca?
Chính Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, từ năm 1949, đã viết thư kịch liệt phản đối mạnh mẽ về việc này và sau đó, trong thời chiến tranh Nam Bắc, từ Hà Nội, Ns. Lưu Hữu Phước từng lên Đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội) liên tục bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông “vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục đích khác!”.
Thiển nghĩ, có thể luận giải vấn nạn này như sau:
Một:
Lí do đầu tiên khiến cho bài Sinh Viên Hành Khúc (Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên) của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được Quốc Hội Lập Hiến VNCH chọn làm bài Quốc ca chính là vì giá trị nổi bật của bài hát đó.
Những ai đã biết bài Quốc ca Pháp, La Marseillaise, sẽ thấy bài này mang hơi hướng của bài Quốc Ca Pháp. Điều đó là tự nhiên, bởi vì, thời đó, người Pháp đã ở nước ta xấp xỉ 80 năm, ảnh hưởng văn minh, văn hóa Pháp phổ biến khắp nơi, nhất là đối với giới trẻ theo Tây học như Lưu Hữu Phước và các bạn đồng trang lứa của ông. Bài La Marseillaise được coi là mẫu mực của loại “Hành Khúc Âu Châu”, là bài hát đầu tiên trong thể loại này ở Âu châu. Vì thế, cũng như bài La Marseillaise, nhạc điệu bài Sinh Viên Hành Khúc sáng tác theo thể loại hành khúc mạnh mẽ, dồn dập; còn lời thì réo gọi, thôi thúc, nhất là Điệp khúc uy lực như như một quân lệnh thét gọi tiến lên, hiến thân diệt thù, cứu nước.
Hai:
Bất cứ tác phẩm văn nghệ hoặc công trình nghiên cứu nào đã công khai xuất bản đều nhắm vào sự hưởng dụng của mọi người. Như thế, mặc nhiên tác phẩm ấy thuộc về quần chúng và quần chúng có quyền xử dụng, miễn là không tìm cách kinh doanh kiếm lợi một cách trái phép hoặc chủ ý đạo văn, vi phạm tác quyền của tác giả. Từ đó suy luận, Quốc Hội Lập Hiến VNCH chọn bài nhạc của Ns. Lưu Hữu Phước để làm Quốc ca là một vinh dự lớn cho Nhạc sĩ, bởi vì bài hát của ông đã được xử dụng nhằm mục đích chung cao cả, tốt đẹp, thúc giục lòng yêu nước, yêu đồng bào một cách vô vị lợi và luôn luôn nói rõ Ns. Lưu Hữu Phước là tác giả chứ không phải là bất cứ ai khác.
Về luận giải này đã có 2 tiền lệ nổi tiếng, một tại Việt Nam, một tại Pháp:
Tiền lệ tại Việt Nam: Tác giả Xuân Ba viết trên mạng kể về một kỉ niệm “hằn trong tâm trí” với Nhạc sĩ Văn Cao vào năm 1991 như sau: “Cũng chợt nhớ lần hầu chuyện trưa đó, khi chúng tôi gạn rằng, về nhạc và lời của Tiến Quân Ca (Quốc ca của Cộng Sản VN) nếu giờ cho biên tập lại, nhạc sĩ sẽ thêm bớt ở đoạn nào?” Ông cười, lắc đầu: “Ngay trong cái đêm tình cờ lần đầu được nghe Tiến Quân Ca trong một ngõ vắng, tôi có nhận ra được vài chỗ nhịp điệu còn chưa hoàn chỉnh nhưng bài hát đã in ra rồi, bài hát đã phổ biến và không còn là của riêng tôi nữa…” (Xuân Ba. Sửa Lời Quốc Ca. tienphong.vn).
Tiền lệ tại Pháp: Trong bài Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam, Gs. Nguyễn Ngọc Huy thuật lại lai lịch bài La Marseillaise, tức là bài Quốc ca của nước Pháp. Tác giả bài Quốc ca nước Pháp là viên sĩ quan bảo hoàng Rouget de Lisle. Ông sáng tác bài này vào năm 1792 dưới thời Vua Louis XVI. Năm sau, 1793, nhà vua bị Cách mạng Pháp xử tử và Rouget de Lisle cũng bị bắt vì tội theo phe bảo hoàng và cũng đã bị lên án tử hình. May mắn có Ông Lazare Carnot là Ủy viên Quốc phòng của Hội Đồng Cách Mạng muốn cứu mạng Rouget, vì cả hai cùng xuất thân từ một binh chủng. Ông Lazarre đề nghị Rouget tuyên thệ trung thành với Cách Mạng, nhưng Rouget cự tuyệt, thà chết chứ dứt khoát không phủ nhận lí tưởng bảo hoàng của mình. Cuối cùng Rouget de Lisle thoát chết chỉ vì Chính phủ Cách Mạng của tay đại khủng bố Robespierre bị lật đổ trước khi bản án tử hình Rouget de Lisle kịp thi hành. Sau năm 1793 ấy, Rouget de Lisle tiếp tục chống Cách Mạng, nhưng chính quyền Cách Mạng Pháp vẫn dùng bài La Marseillaise của Rouget de Lisle và đến năm 1795 thì chính thức quyết định lấy bài này làm bài Quốc ca của nước Pháp.
Ba:
Người Cộng sản chủ trương điều tra lí lịch tam đại triệt để, đồng thời trù ếm đối thủ tới đời con đời cháu. Trái lại, người Quốc gia không vơ đũa cả nắm, công tội phân minh.
Thơ tiền chiến của Thế Lữ vẫn được giảng dậy và lưu truyền ở Miền Nam trước 1975 cùng với những tập Điêu Tàn (1937) của Chế Lan Viên; Thơ Thơ (1938) của Xuân Diệu; Tiếng Thu (1939) của Lưu Trọng Lư; Lửa Thiêng (1940) của Huy Cận; Cô Hái Mơ (1939), Chân Quê (1940) và Lỡ Bước Sang Ngang (1940) củaNguyễn Bính…
Các nhà văn ở lại Miền Bắc có tác phẩm xuất bản thời tiền chiến vẫn được dân chúng Miền Nam tự do dành cho một chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn, như Nguyên Hồng với Bỉ Vỏ (1937); Nam Cao với Chí Phèo (1941); Tô Hoài với Dế Mèn Phiêu Lưu Kí (1941) và O Chuột (1942) hay Nguyễn Tuân với Vang Bóng Một Thời (1940) và Chiếc Lư Đồng Mắt Cua (1941)…
Riêng về loại nhạc tiền chiến của các tác giả ở lại Miền Bắc lại càng được dân chúng Miền Nam yêu mến đặc biệt, như Văn Cao với Buồn Tàn Thu (1939), Thiên Thai (1941), Bến Xuân (1942), Trương Chi (1943);Hoàng Qúy với Cô Láng Giềng (1942-43); rồi Tô Vũ với Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (1947); Nguyễn Văn Tý với Dư Âm hoặc Canh Thân với Cô Hàng Cà Phê, Khúc Ca Mùa Hè, Anh Còn Cây Đàn…
Một trong những lí do chính khiến các tác phẩm tiền chiến của các tác giả trên được dân Miền Nam tự do trân trọng và thưởng thức là vì khi sáng tác các tác phẩm trên đây, tất cả các tác giả ấy chưa biết Đảng, chưa theo Đảng, chưa trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản. Và vì thế các tác phẩm ấy không có tính Đảng, không nhằm phục vụ Đảng. Lúc đó, các tác giả được tự do sáng tác theo cảm hứng tự nhiên, trung thực và đầy tính nhân bản.
Một khi các tác giả ấy đi vào tổ chức Đảng và bắt đầu bị chỉ đạo sáng tác để phục vụ chính trị, phục vụ tuyên truyền, sáng tác “để chào mừng”…, thì tác phẩm không còn tính khai phóng, không còn khả năng làm tròn sứ mệnh soi đường của một nghệ sĩ chân chính. Tất cả mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật đều nằm trong tay Đảng theo kiểu “bảy trăm tờ báo trên toàn quốc chỉ có một Ban Biên Tập” như hiện nay. Dân Miền Nam tự do rất bén nhậy. Từ khi các tác giả tiền chiến sáng tác theo lệnh Đảng, dân Miền Nam không thèm biết tới những tác phẩm “văn nghệ” của các tác giả ấy nữa.
Trường hợp Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng giống như vậy.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước khi sáng tác những bài ca ái quốc, ông còn là một sinh viên yêu nước thuần túy, chưa theo Cộng sản. Do đó, những bài hát ấy chưa có tính Đảng.
Thật vậy, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921. Năm 1940, sau khi đậu Tú Tài tại Sài Gòn, ông ra Hà Nội học Đại học Đông Dương, ngành Y Dược. Vào thời điểm đó, Lưu Hữu Phước là một sinh viên trẻ mới 19 tuổi, có tài sáng tác các ca khúc, một thành viên trong nhóm sinh viên thuộc Đại Học Đông Dương Hà Nội đầy nhiệt tình yêu nước và tích cực trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào những năm đầu thập niên 1940.
Mãi mấy năm sau, khi Đảng Cộng Sản cướp được chính quyền, Lưu Hữu Phước mới tham gia Đảng Tân Dân Chủ cùng với một số sinh viên đồng trang lứa. Trong kế hoạch lôi kéo hàng ngũ sinh viên trẻ về với mình, Cộng Sản dùng chiến thuật tuyên truyền, mua chuộc, thúc ép và cả khủng bố. Điển hình là vào năm 1946, Việt Minh Cộng Sản đã cho người vào Đông Dương Học Xá để bắt cóc Sinh viên Phan Thanh Hòa, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên, đem đi thủ tiêu. Lí do là Sv. Phan Thanh Hòa “công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt Trận Việt Minh. Hòa tuyên bố Tổng Hội đứng ngoài đảng phái” (Ls. Lâm Lễ Trinh. Bài đã dẫn). Chiến thuật vừa lôi kéo mềm mỏng vừa bạo lực, sắt máu của Việt Minh Cộng Sản đã khiến cho một số khá đông thành viên Đảng Tân Dân Chủ ngả theo họ, trong đó có Sinh viên Lưu Hữu Phước và một nhóm bạn sinh viên người Miền Nam khác. (Sinh viên Phan Thanh Hòa là anh của Sinh viên Phan Thị Bình và là hậu duệ Cụ Phan Thanh Giản. Sau này Sv. Phan Thị Bình kết hôn với Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn).
Về việc này, Gs. Nguyễn Ngọc Huy đã nhận xét: “Lưu Hữu Phước thuộc thành phần đảng viên Tân dân chủ bị lôi kéo vào Đảng CS. Anh ta không đủ khí phách để chống lại việc đó và bị loại ra khỏi trường chánh trị như Đặng Ngọc Tốt, cũng không đủ tinh thần sắt máu để được CSVN tin dùng như Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm. Mặt khác, anh ta không có một khả năng đặc biệt về chánh trị mà CSVN có thể khai thác được như Mai Văn Bộ. Trước sau, Lưu Hữu Phước chỉ là một nhạc sĩ. Do đó, CSVN đã dùng anh ta như một văn công, sản xuất nhạc theo lịnh Đảng và lên tiếng về các vấn đề khác những khi Đảng thấy cần. Nói tóm lại, Lưu Hữu Phước đã sáng tác bản nhạc Quốc dân hành khúc hay Tiếng gọi công dân lúc còn là một sinh viên có tinh thần quốc gia. Ngày nay, anh ta là một văn công của CSVN và mọi lời phát biểu của anh ta chỉ là do Đảng CSVN mớm cho” (Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Bài đã dẫn).
Một số nhận xét
Ba luận giải trên đây cho thấy Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Sinh viên Lưu Hữu Phước để làm bài Quốc ca vì đó là một bài hát xuất sắc, đã được phổ biến rộng rãi, công khai và được dân chúng từ Bắc tới Nam đón nhận nhiệt liệt vì bài hát phản ánh tình yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của người dân Việt.
Xét về quan điểm chính trị, khi chọn bài này, Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã phân biệt rõ ràng có 2 Lưu Hữu Phước, một Lưu Hữu Phước trước khi theo Đảng Cộng sản và một Lưu Hữu Phước sau khi theo Đảng.
Trước khi theo Đảng, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ trẻ, yêu nước thuần túy, trong sáng và ông đã sáng tác ra những ca khúc ái quốc bằng cảm hứng tự phát trong tự do tuyệt đối.
Sau khi theo Đảng, ông phải sáng tác theo lệnh Đảng, nhằm mục đích tuyên truyền, không còn được tự do sáng tác như trước nữa. Ông trở thành một “văn công”, không còn là một nghệ sĩ nữa. Đến ngay cả việc ông lên Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam (Hà Nội) để bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông “vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục đích khác!” cũng không chắc do ông tự nguyện hay là do lệnh bắt phải làm như vậy. Bởi vì sau này người ta được biết cấp cao như Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng mà còn phải thú nhận “Đ.m. tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói cái gì?” (Nguyễn Văn Trấn. Viết Cho Mẹ Và Cho Quốc Hội. Bản in ở Tp. HCM. Trang 303), hoặc “lừng danh thiên hạ” như Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà vào năm 1983 còn bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hạ nhục bằng cách bắt đi làm Chủ Nhiệm Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, huống chi cỡ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì “sức mấy” mà dám chống lệnh Đảng.
Xin nêu một bằng chứng khác về thân phận “văn công” của Đảng viên Lê Hữu Phước: Trong bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH do NĐL tổng hợp, đã trích lời của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nói về bài Sinh Viên Hành Khúc như sau: “Bài hát bí mật của chúng tôi được anh em sinh viên lấy làm bài hát công khai. Anh em làm lại lời ca, và sau nhiều lần sửa đi sửa lại và đấu tranh với Sở kiểm duyệt, phong trào sinh viên đã có bài hát của mình tức là bài Tiếng gọi sinh viên, khi phong trào lan rộng, bài hát được nhân dân tự động đổi là Tiếng gọi thanh niên” (Dẫn theo bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH do NĐL tổng hợp.hoiquanphidung.com).
Chỉ có hơn ba hàng chữ mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã để lộ nhiều điều:
Một là dường như Nhạc sĩ sợ bóng sợ gió chi đó, cho nên ông không nhìn nhận bài Sinh Viên Hành Khúc đã được ông sáng tác năm 1939, hồi còn học Trung học Petrus Ký ở Sài Gòn với lời bằng tiếng Pháp của ông và bạn ông là Mai Văn Bộ.
Hai là ông không dám nói đúng tên Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương mà lại nói “phong trào sinh viên”, trong khi chính Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương thời đó đã chọn bài hát của ông, sau khi đã sửa phần lời, để làm bài hát của Tổng Hội Sinh Viên và đem ra trình diễn nhiều lần trước các viên chức lớn Pháp, Việt và công chúng. Ông cũng không nhắc tới Phong trào Thanh Niên Tiền Phong là Phong trào đã dùng Bài Tiếng Gọi Sinh Viên làm bài ca chính thức vào năm 1945 với tên gọi là Tiếng Gọi Thanh Niên.
Ba là ông không dám nhắc tới tên những sinh viên đã góp công làm cho bài hát của ông được vang danh khắp nơi, như nhóm sinh viên đã viết lời tiếng Việt cũng như tiếng Pháp cho bài hát; rồi những người đã chọn, đã giới thiệu bài hát của ông, như Sinh viên Phan Thanh Hòa (Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên), Sv. Nguyễn Tôn Hoàn (Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội), hay là hai Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thiều (sau này là vợ của Bs. Nguyễn Tú Vinh) và Phan Thị Bình (sau này là phu nhân của Bs. Nguyễn Tôn Hoàn). Hai Chị Bình và Thiều là hai ca sĩ sinh viên đầu tiên hát xuất sắc bài Tiếng Gọi Sinh Viên trước công chúng tại Hà Nội.
Bốn là ông không đả động gì tới vinh dự lớn lao vì bài hát của ông đã được các chính phủ Quốc gia trọng vọng, giữ nguyên phần nhạc và viết lại phần lời ca cho thích hợp với tình hình mới, rồi lấy làm bài Quốc ca.
Tóm lại, ông phủ nhận tất cả những tổ chức, những nhân vật, những buổi lễ, những buổi trình diễn có dính dáng tới người Pháp hoặc là những người bên phía Quốc gia đã trọng vọng và làm vinh danh bài nhạc của ông.
Tuy nhận xét như thế, nhưng chúng ta cũng có chút hồ nghi. Hoặc giả, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã nhớ hết, đã muốn nói tới tất cả những chi tiết kể trên, nhưng lời phát biểu của ông đã bị cơ quan kiểm duyệt của Đảng cắt xén mất đi hoặc sửa chữa tùy tiện những chi tiết “nhạy cảm”. Việc này rất có khả năng xẩy ra, vì trong chết độ Cộng Sản độc tài, mọi ấn phẩm văn hóa, văn nghệ, hồi kí… đều bị kiểm duyệt về chính trị hết sức gắt gao, nhất là những gì và những ai liên quan tới phía Quốc gia.
Một nhận xét khác, quyết định chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước của Quốc Hội Lập Hiến VNCH còn là một công nhận, một tán thưởng cao qúy dành cho lớp thanh niên, sinh viên Việt Nam yêu nước chân chính, mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là đại diện thời ấy, thời mà Việt Minh Cộng Sản chưa cướp được chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19. 8.1945.
Sau hết, quyết định ấy, một trật, cũng phủ nhận cái gọi là cuộc Cách Mạng Tháng Tám như Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn thường rêu rao. Quả thực, Việt Minh Cộng Sản mới chỉ thành công trong việc cướp chính quyền chứ họ chưa bao giờ thành công trong một cuộc cách mạng đúng nghĩa. Bởi vì sau khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng Sản và những người đi theo họ, trong đó có Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, đã không theo đuổi một cuộc cách mạng dân tộc mà lại tự nguyện làm chư hầu cho Liên Xô và Tầu Cộng, để bằng mọi giá, quyết dùng dân tộc Việt Nam để làm cuộc cách mạng vô sản. Đến nay thì rõ ràng cuộc cách mạng vô sản ở nước ta đã hoàn toàn thất bại mọi mặt, chỉ trừ chuyên chính vô sản, dối trá và bạo lực là còn nguyên như bản chất cố hữu của những con người Cộng Sản và họ hiện nguyên hình là một nhóm lợi ích độc quyền mà thôi.
Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, văn minh, khai phóng chỉ thành công rực rỡ ở Miền Nam với thể chế Cộng Hòa trong một thời gian ngắn ngủi 20 năm, và đã phải tạm chấm dứt vào ngày 30.4.1975. Đến nay, cuộc cách mạng ấy còn ở trước mắt, nó nằm trong tay toàn dân, nhất là giới trí thức, những nhà tranh đấu dân chủ và ở trong tay thế hệ trẻ Việt Nam.
Tháng 11. 2013
Bạch Diện Thư Sinh
Mời quý vị xem thêm một video hay về tiểu sử của lá cờ vàng, cờ đỏ và Quốc ca VNCH: Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam
Tình Bác sáng đời ta (1969)
30
30
Tuổi 20
31
31
Việt nữ gọi đàn
32
32
Vui xuân
33
33
Xuống đường
Các thể loại khác
Ca cảnh
1
Ca cảnh
1
Tục lụy
(phổ theo Khái Hưng)
2
(phổ theo Khái Hưng)
2
Con Thỏ Ngọc
3
3
Diệt sói lang
4
4
Hội nghị Diên hồng
Ca kịch Bông sen
Ca kịch Bông sen
5
Phá mưu bù nhìn
Kịch múa
6
Kịch múa
6
Hái hoa dâng Bác
Tham khảo
Chú thích
^ Huỳnh Minh Siêng là bút danh của nhóm bộ 3 Huỳnh - Mai - Lưu (Huỳnh Văn Tiểng – Mai Văn Bộ – Lưu Hữu Phước). Bộ ba Huỳnh - Mai - Lưu này được Miền Bắc giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, và họ đã sáng tác bài "Giải phóng miền Nam". Để bí mật, nhóm bộ 3 này đã đặt tên tác giả là: Huỳnh Minh Liêng; nhưng do sắp chữ khi in, người sắp chữ đã nhầm chữ L thành chữ S.
^ Cũng theo bà Trịnh Kim Vinh, thì "lời ca về các bài hát của Lưu Hữu Phước đều có Lưu Hữu Phước tham gia"
^ [2] Lưu Hữu Phước, niềm tự hào Cần Thơ - Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, Thứ bảy, 10/05/2008, 22:56 (GMT+7).
^ Phố mang tên “người viết sử vĩ đại”
^ Bài hát " Thanh niên 3 sẵn sàng" với ý nghĩa: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào khi tổ quốc cần. Chẳng hiểu vì sao, ở một số sách khi nhắc đến tác phẩm này lại thiếu mất số 3.
(Nguồn: tổng hợp Internet)
Trở về
MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.