Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Huỳnh Phan Anh (1940 - 2020)










Huỳnh Phan Anh

Tên thật: Huỳnh Thanh Tâm
(1940 - 2020)
Hưởng thọ 80 tuổi
Nhà văn, Nhà giáo, Dịch giả













Chữ nghĩa, ước muốn còn là ước muốn , mãi mãi ....
San Jose ngày 25/9/2014











"Những tác phẩm văn chương mà cứ đâm sầm vào chính trị với những thiên kiến thì khó có thể có chỗ đứng trong độc giả.... Tôi vẫn nhớ lời nhà văn Boris Pasternak nói rằng "một nhà văn không thể xa rời tổ quốc mình". Nếu không nặng lòng với đất nước quê hương thì không thể nào hiểu được tâm trạng của những người cùng dòng máu..."

HPA











Tiểu sử


Huỳnh Phan Anh tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1940 tại Bình Dương, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Lạt và là giáo sư triết học tại miền Nam VN
Nhưng sự nghiệp của ông gắn liền với hoạt động dịch thuật và phổ biến tác phẩm văn chương triết từ các nước đến với người đọc Việt Nam từ trước 1975.

Sau năm 1975, dịch giả Huỳnh Phan Anh vẫn sống tại Sài Gòn, một số tác phẩm của ông vẫn xuất hiện với độc giả trong nước. Nổi bật trong đó là tập tiểu luận phê bình Không gian và khoảnh khắc văn chương.

Từ năm 2002, ông sang Mỹ định cư tại San Jose cùng gia đình và qua đời tại đây năm 2020
Hưởng thọ 80 tuổi.

(Huỳnh Phan Anh thường được xem là nhóm tiểu thuyết mới ở Việt Nam, gồm Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Xuân Hoàng...; cuối năm 1999 được học bổng của tòa đại sứ Pháp tại VN cho qua Pháp tu nghiệp về nghiên cứu, dịch thuật)

















TÁC PHẨM 




1
Văn chương và kinh nghiệm hư vô
(nxb Hoàng Đông Phương, 1968)


2
(nxb Hoàng Đông Phương, 1968)


3
Người đồng hành
(nxb Đêm Trắng,1969)


4
Phía ngoài
(nxb Hồng Đúc,1969)


5
Những ngày mưa
(nxb Đêm Trắng, 1970)


6
(nguyệt san Tân Văn, 1971)


7
Ca ngợi triết học
(Maurice Merleau-Ponty, nxb Mai Nguyễn, 1970)


8
Duyên Anh tuổi trẻ mộng và thực
(nxb Vàng Son, 1972)


9
(nxb Nam Hà, 1972)


10
Đi tìm tác phấm văn chương
(nxb Đồng Tháp, 1972)


11
Ngọn lửa đìu hiu
(nguyệt san Tân Văn, 1972)


12
Tình cuồng
(Raymond Radiguet, nxb Ngày Mới, 1973)


13
Chuyến viễn hành trong đêm
(Heinrich Böll, nxb Vàng Son, 1973)


14
Tình yêu và lý tưởng
(Thomas Mann, nxb Ngày Mới, 1974)


15
Những cuộc đời tỏa sáng
(André Maurois, nxb Trẻ, 1998)


16
Cuộc phiêu lưu của chàng chăn cừu
(Paulo Coelho, nxb Văn Nghệ TPHCM, 1999)


17
Tuyển thơ tình yêu
(Paul Eluard, nxb Hội Nhà Văn, 1999)


18
Không gian & Khoảnh khắc văn chương
(nxb Hội Nhà Văn, 1999)


19
Bí quyết thành công thời hiện đại
(George Winberg, nxb Thuận Hóa, 2001)


20
Thần thoại Hy Lạp
(Eduard Petiska, nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006)


21
Truyền thuyết & truyện thần kỳ vê các Pharâong
(nxb Văn Nghệ)


22
(Georges Simenon, nxb Văn Học)


23
Bí ẩn cuộc đời
(André Maurois)


24
Một mùa địa ngục
(thơ Arthur Rimbaud, nxb Văn Học)


25
Thơ Yves Bonnefoy
(nxb Hội Nhà Văn)


26
(Ernest Hemingway, nxb Văn Học)


27
Tình yêu bên vực thẳm
(Erich Maria Remarque, nxb Trẻ)


28
Sa mạc
(J.M.G Le Clézio, nxb Hội Nhà Văn)


29
Lạc lối về
(Heinrich Böll, nxb Văn Hóa Văn Nghệ)


30
Tình yêu và tuổi trẻ
(Valery Larbaud, nxb Trẻ)


31
Ảo ảnh
(Thomas Mann, nxb Văn Học)


32
(Claude Simon, nxb Hội Nhà Văn)


33
(Jostein Gaarder, nxb Văn Hoá Thông Tin)


34
(Jean-René Huguenin, nxb Đồng Nai)


35
Rimbaud toàn tập
(Arthur Rimbaud, nxb Văn hóa Sài Gòn)


36
Thời gian của một tiếng thở dài
(Anne Philipe, nxb Văn Nghệ TPHCM)


37
Hò hẹn trên đồi
(Anne Philipe)


38
Chừa yêu
(Colette)


39
Citadelle
(Saint Exupéry)


40
Aldolphe
(Benjamin Constant)


41
Một mù địa ngục
(Arthur Rimbaud, nxb Văn Học)












Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại




Dịch giả Huỳnh Phan Anh.



Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ.
- Ông đánh giá thế nào về đời sống văn học Mỹ?

- Thị trường văn học dịch ở đây vô cùng đa dạng. Tôi có cảm tưởng bất cứ tác phẩm cổ kim đông tây nào cũng đều được dịch hết. Điều khiến tôi ngạc nhiên là nhiều người sống khá sung túc, đầy đủ tiện nghi, nhưng họ vẫn dịch văn học, một công việc rõ ràng là không hề được trả công cao. Cách lý giải duy nhất chỉ có thể là: họ có nhiều tiền và khi đó, việc dịch văn học không phải nhằm mục đích sinh nhai nữa mà chỉ để làm phong phú thêm cho nền văn học Mỹ. Trong khi đó, triết học ở nước Mỹ khá nghèo nàn, hay nói cho đúng hơn là thiếu một căn bản triết học. Bởi vậy sách triết không phong phú cho lắm.

- Thế còn dòng văn học của người Việt ở hải ngoại?

- Tôi đọc không nhiều, nhưng theo những gì tôi biết thì trong bộ phận văn học hải ngoại này, những cây bút nữ có vẻ "sáng" hơn. Những cây bút trẻ cũng viết hay hơn, có lẽ bởi họ không nợ nần gì quá khứ.


- Cách đây chưa lâu, có một nhà văn hải ngoại đã tự nhận là "văn học hải ngoại đang tự ăn thịt mình". Ông lý giải điều này như thế nào?

- Tôi hiểu nhà văn nọ muốn ngụ ý đến cái không gian khá chật hẹp của văn học hải ngoại. Đặc điểm lớn nhất của những cây bút hải ngoại, cụ thể ở Mỹ, là họ sống ở ngoại quốc nhưng lại viết về tâm trạng Việt Nam. Nhưng họ có hít thở bầu không khí Việt Nam đâu mà viết! Tôi vẫn nhớ lời nhà văn Boris Pasternak nói rằng "một nhà văn không thể xa rời tổ quốc mình". Chính vì thế mà khi phải lựa chọn giữa giải Nobel và việc phải sống lưu vong thì ông đã chọn sống chết với nước Nga. Nếu không nặng lòng với đất nước quê hương thì không thể nào hiểu được tâm trạng của những người cùng dòng máu.

- Trước đây, ông có nói đến con số "1.000 bản" cho mỗi tác phẩm in trên thị trường Việt Nam. Theo ông, làm cách nào để ngành xuất bản Việt Nam thoát khỏi tình trạng ít ỏi đó?

- Tôi nghĩ chủ yếu vẫn do cơ chế xuất bản, chỉ có lợi với người làm sách, còn tác giả viết hoặc dịch không bao giờ giàu được. Ở Pháp, nếu in được 50.000 bản thì người ta khoe nhắng cả lên, còn ở ta thì càng giấu đi được bao nhiêu càng tốt! Chính cái hiện trạng này dễ tạo ra ấn tượng rằng người Việt Nam không đọc sách, còn tác giả viết sách, dịch sách thì không sống nổi. Như cuốn Thế giới của Sophie tôi dịch trước đây, trên thế giới bán được hàng triệu bản, ở Việt Nam cũng chỉ đề in có 1.000 bản mà thôi. Hầu hết sách đều do đầu nậu làm, chỉ cần nhấc điện thoại lên điều đình 5 phút là xong...

- Ở nước ngoài, ông có theo dõi văn học trong nước không?

- Thành thực mà nói tôi đọc không nhiều. Đó là thiếu sót lớn nhất của tôi. Nhưng qua những gì tôi biết, tôi vẫn cảm thấy những cây bút trẻ đã thổi một luồng không khí mới vào đời sống văn học Việt Nam. Những người trẻ viết ít run tay và rất trong sáng. Tôi vẫn nhớ những tên tuổi như Phan Thị Vàng Anh, Châu Giang, Phan Triều Hải. Đọc Bảo Ninh tôi rất thích. Cuốn Nỗi buồn chiến tranh anh ấy viết như một công trình văn chương chứ không phải một sơ đồ tư tưởng.

Theo Thanh Niên




















MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
 MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.