Chương 20
Phạm Hùng, thủ tướng, chết.
Cả trang nhất báo Nhân Dân, hồi ký Trong xà lim án chém tôi viết nhưng xúp tên tôi, để mỗi tên Phạm Hùng. Chiếm đoạt tài sản trí tuệ dễ như thế là nhờ chuyên chính vô sản biến tôi và pháp luật thành con số không chẳng thèm phải đếm xỉa.
Tôi thư cho Hà Đăng, tổng biên tập. Ngày nào ông ta đỏ chan chứa mặt lên phê bình tôi kiêu ngạo không nói chuyện với ông. Mà chỉ vì mới về nước tôi chưa quen ông. Thư tôi nói báo vi phạm nguyên tắc xuất bản và xúc phạm danh dự tôi.
Không trả lời. Thế là ông còn thêm im lặng cao kỳ bậy do được tự cho phép có quyền coi mọi thằng “phản động” như con số không trong mắt mình.
Tôi gửi thư thử hai. Dẫn điều một trăm bao nhiêu đấy trong luật. Đòi đính chính và xin lỗi trên báo.
Vẫn nín thinh. Mày giỏi thì cứ việc mà kiện. Ngụ ý như thế. Ông đẻ ra im lặng đáng sự cơ mà! Ông nắm luật nắm toà rồi còn chó gì mà mày hòng hả?
Tình cờ một tối đến Quang Đạm, tôi tạt qua Lê Điền ở tầng dưới. Gặp Nhật Ninh, biên tập viên báo đảng, vợ Hà Đăng. Nhật Ninh trách tôi về hưu không chịu đến cơ quan chơi.
– Người ta cấm tôi, mà tôi thì thương cậu Sảo Tóc đỏ, tôi nói.
– Anh cứ hay đùa cho nên… Nhật Ninh hơi nghiêm giọng. Anh nghĩ báo đảng là nơi đâu có thể cấm đoán bậy như thế.
– Cô nhà báo ngây thơ ơi, tôi nói. Mai đến cơ quan cô hỏi Sảo Tóc Đỏ trực cổng xem có đúng như thế không. Mà còn tệ hơn thế nhiều cơ. Vừa đăng hồi ký Phạm Hùng tôi viết mà lại bỏ tên tôi! Tôi thư cho Hà Đăng hai cái rồi vẫn không thèm trả lời. Cô về hỏi Hà Đăng xem có phải đúng là đã láo như thế không nhá. Tôi sẽ viết ngay đây thư đòi báo đính chính, xin lỗi và đòi bỏ cả lệnh cấm tôi đến báo nữa, có gì nhờ Nhật Nính đem hộ về cho Hà Đăng.
Nhật Ninh hình như chỉ chờ tôi nói có thế.
Tôi viết tại trận một thư thứ ba cho Hà Đăng.
Các bà vợ có nền chuyên chính lợi hại riêng.
Hai ngày sau, Tô Điện, vụ phó tổ chức và Nguyện (sau là thư ký của Hữu Thọ) đến. Mở cổng tre ra – cái cổng tre tự Linh xẻ tre (tre Linh tự trồng, hàng khóm kẽo kẹt) vót que và đan thành hai cánh cổng mà tôi đinh ninh đẹp hệt cái cửa sài chắc chắn là hết sức thanh tao của lều am Nguyễn Trãi – tôi hỏi ngay Điện: Ngày nào tớ bảo chừng nào Lê Duẩn, Lê Đức Thọ không còn nữa thì đất nước này mới mong khấm khá ra tí chút, cậu đã thấy đúng chưa?
Tô Điện đưa thư Hà Đăng xin lỗi. Nói vì báo quá bận cho nên đã sơ xuất bỏ mất tên tôi và… chậm xin lỗi. Nhưng nhất định lờ việc đính chính trên báo. Tôi đã biết Đảng không có văn hoá xin lỗi – lãnh đạo là phải có uy tuyệt đối mà lại cứ xin lỗi hoài thì còn ra cái uy quái gì – nhưng tôi cứ đòi. Ít nhất cũng nhẳc đến một đạo đức đã mai một hẳn ờ đất nước này.
Tôi ngoáy vài lời truy vấn tiếp – sao không xin lỗi và đính chinh trên báo – đưa cho Điện mang về. Sau mới nhớ quên mất đòi nhuận hút mà tôi biết “có người kể” Phạm Hùng đã nhận khá lớn.
Ít lâu sau, trong một lần cơ quan họp với các cụ về hưu, Nhật Ninh kéo tôi đến chụp ảnh cùng vợ chồng chị và vài anh em khác. Nhật Ninh bắt tay tôi: Chúc anh Trần Đĩnh cử giữ y như ngày xưa.
Biết là một lời chúc tốt đẹp, tôi đùa, nhằm cho Hà Đăng đứng bên nghe:
– Thế là cô chúc tôi cứ chống Đảng ư?
Hơi đỏ mặt, Nhật Ninh lại bình tĩnh: Như ngày xưa mới tốt, đúng đấy.
Sảo Tóc Đỏ trong phòng thường trực cũng chạy ra tíu tít hít tay tôi: Nhữ… những… đứ… đứa xưa đá… á… đánh đánh anh… anh… chúng em có có… chào đâu nhưng mà… anh anh… thì chú… chúng… em (lắp cho một hồi). Cũng là một cách cảm ơn tôi đã chịu nhịn cho vợ con anh yên.
Tôi bảo Nhật Ninh: Cô đã thấy ai cũng ôm trong lòng một bộ sử chân thực về cuộc đời rồi chứ? Khi nào tất cả đều mở nó ra đọc!
Sau này, Nhật Ninh hay than buồn chán với tôi. “Thời thế lăng nhăng”. “Thế là Nhật Ninh cũng có một bộ sử để đọc đấy”, tôi nói rồi hỏi Hà Đăng có biết thế không, Nhật Ninh im lặng nhìn chỗ khác không đáp.
Một lần cô cho tôi hay Hữu Thọ khi là phó tổng biên tập đã dùng tay chân phao tin đồn nhảm dai dẳng rằng Nhật Ninh buôn đô la, đá quý, vàng bạc.
– Sao kỳ quặc thế, tôi ngạc nhiên hỏi?
– Muốn lên tổng biên tập để vào Trung ương thì Hữu Thọ phải đánh đổ Hà Đăng. Mà đánh Hà Đăng thỉ không gì hằng phao tin vợ Hà Đăng thế này thế nọ. Anh chị em ở báo ta gọi hắn là gì anh biết không? Gọi là “ông Thọ Vina Mưu” (hay Vi đa mưu) mưu mô quỷ quái đã được nhận là nhãn hiệu quốc gia. Hay “gia nhân ranh ma quỷ quái của Đỗ Mười”.
Bữa ấy Nhật Ninh bảo nghe nói anh Trần Đĩnh đã có thư gọi Hữu Thọ là “con rắn độc” phải không? Bây giờ anh viết hỏi hắn xem đã cải tạo thành rắn nước chưa đi.
– Thành quá chứ. Phụ trách tư tưởng cả nước thì hẳn là nước lâu rồi.
Mấy năm trước, Hữu Thọ viết bài nói có những “kẻ nay thích nói con người nhưng chúng là những con rắn độc bề mặt nói cười xơn xớt mà đùng một cái mổ chết anh em đồng chí lúc nào không hay”. (Sang thế kỷ 21, anh ta lại sính nói con người, chiến lược con người). Tôi bèn viết thư cho Hữu Thọ, cùng gửi Hà Đăng và Ban biên tập báo Nhân Dân một thư như thế để tường. Khéo sao chỉ mấy ngày sau thì họp kỷ niệm báo ra hàng ngày, tôi đến. Vừa thấy tôi Hà Đăng liền ôm lấy nói: Đúng là Trần Đĩnh Khi chúng ta đánh.
Qua mái đầu Hà Đăng, tôi thấy hai vẻ mặt ngạc nhiên của Hoàng Tùng, Hồng Hà. Sao Hà Đăng lại âu yếm tôi mất lập trường quá thể thế?
Hà Đăng thích tôi ghè Hữu Thọ. Mượn bài ký tôi viết trận đánh Đông Khê 1950 để tỏ ý tôi ghè hay lắm. Giới lãnh đạo có tấm đệm êm áí của mối liên minh bao che lẫn cho nhau và bị cái đoàn kết nội bộ lãnh đạo nó bó tay, Hà Đăng đã phải mượn uy lực chuyên chính phi vô sản của tôi để nện phó tổng biên tập!
Hà Đăng ôm tôi cảm ơn thì Hữu Thọ phải ôm mau hơn, cảm ơn to giọng hơn.
Ngay sau đó, trước bá quan, Hữu Thọ cũng đến ôm lấy tôi. Nói to: Nhận thư ông, tôi đã đọc cho cả Ban biên tập nghe. Ông phê bình rất đúng, tôi cảm ơn ông.
Thư ấy tôi viết cho Hữu Thọ bảo ông chính là con rắn độc xơn xớt nói cười mà mổ chết đồng chí anh em lúc nào không biết. Câu này là của Phan Quang, trưởng ban nông nghiệp tặng Hữu Thọ phó ban nông nghiệp. Hai vị chánh phó kình địch nhau, sau Phan Quang được điều sang Đài phát thanh. Có lẽ Hoàng Tùng thấy Hữu Thọ có Đỗ Mười ở đằng sau sẽ là thế mạnh trong tương lai nên giữ lại. Quả nhiên Hữu Thọ thành Trung ương uỷ viên phụ trách tư tưởng, văn hoá, “rắn độc” lại trùm quyền lực lên đầu Phan Quang. Nhưng cũng từ lúc cá hai đều quyền hành lớn rồi, hai vị lại thành mối liên minh quấn quít trơn tru nhẵn nhụi. Hữu Thọ láu, chỉ nói cảm ơn tôi phê bình chứ không nói ý tôi chê đảng kém chưa đuổi được phần tử xấu như Hữu Thọ ra. Người ngoài nghe lại ngỡ Hữu Thọ trân trọng lời phê bình.
Thư tôi viết cho Hữu Thọ chỉ có cái hơi văn ghẻ lạnh và một câu là bản quyền của tôi. (“Tôi rất tiếc đảng chưa mạnh để đuổi những người cơ hội chủ nghĩa như ông ra”). Hà Đăng ỏm xong đến Hữu Thọ ôm. Hôm nay tử vi có lẽ là đào hoa diêu y gì đó của tôi.
Tôi kể lại với Nhật Ninh. Cô lắc đầu: Đúng là quái thật! Đóng kịch như chơi! Bây giờ càng vai vế hơn đấy.
– Thì đảng càng mất lòng tin của trí thức.
– Của cả dân nữa ấy chứ! Anh có nghe anh Trần Minh Tân nói bố Hữu Thọ là người Hoa mà hắn giấu không? Lại còn khai man tuổi. Ai cũng bảo hắn cũng năm Ngọ như anh Hà Đăng mà nay hắn lại kém những bốn tuổi.
Hà Đăng có biết và có tố cáo không, tôi hỏi? Nhật Ninh im.
Lúc ấy Đảo, một cán bộ sơ cấp ở văn phòng báo đi qua. Tôi giữ anh lại, hỏi hai câu: Sợ nhất cái gì và khó nhất cái gì?
Đảo khẽ khàng đáp:
– Sợ nhất là nói. Khó nhất là làm người.
Nhật Ninh tròn xoe mắt. Lẩm bẩm: Anh ấy rút ra ở đâu mà hay và nhanh thế chứ nhỉ?
– Ở cơ quan tư tưởng trung ương.
Nhật Ninh cứ lắc đầu. Rồi hỏi tôi: Anh có biết chuyện Hữu Thọ từng vận động Trần Kiên đánh Hoàng Tùng để đưa Nguyễn Thành Lê lên không?
Gần như ai cũng biết bụng dạ mưu mô của Hữu Thọ. Thế nhưng Hữu Thọ lại chuyên được cánh nhà báo – nhất là báo công an – coi như bậc sĩ phu để luôn phỏng vấn về lối sống, về trung thực và… thói hèn (hỏi “trí thức có nên hèn hay không?”) Một lần Phạm Văn Đồng đến gặp anh em báo đảng, Hữu Thọ vừa khúm núm vừa thiếu não – làm như đang nghĩ đau đáu lắm – nói: Năm ngoái thủ tướng dạy chúng tôi phải sâu sắc, năm nay xin thủ tướng dạy bảo thêm nữa cho anh em chúng tôi ạ.
Tôi đã đùa bảo anh em: Giá Phạm Văn Đồng nói năm ngoái sắc rồi mà năm nay ta sâu huyền, với nhau thì hay quá đấy nhỉ.
Có tờ báo công an gọi Hữu Thọ là kẻ sĩ hay buồn, ôi, chữ sĩ là đối lại quan. Nhưng Thọ hơn người, vừa là trung ương đảng, cai quản phần hồn cả nước cho được phấn khởi, vui tươi lại vừa được là kẻ sĩ – tuy không biết một ngoại ngữ nào – để được phép buồn cho cái phần hồn mà ông cai quân nó cứ xấu cứ tồi!
Chuyên viên của báo, Trọng Đạt, báo tôi một chuyện cũng rất bà Ba Tý. Bố Hữu Thọ, thường trực ở cổng báo Nhân Dân. Ông cụ mất, chả biết khai báo thế nào, quan liêu ra sao hay do có sự chạy chọt ngầm mà ông cụ được vào nằm ở Khu A nghĩa trang Văn Điển, hơn xa hầu hết cán bộ viết báo. Chức “thường trực báo Nhân Dân” – gác cổng – của cụ được người ta hiểu Thành uỷ viên thường vụ ban chấp hành hội này hội nọ.
Các cái hội quần chúng mà Lê-nin cho vào nằm ở trong hệ chuyên chính vô sản, Việt Cộng ngại chữ chuyên chính vô sản không được dân chủ nên gọi chệch ra là “hệ thống chính trị” nghe mềm mại có vẻ của dân, do dân, vì dân.
Năm 2012, tháng 2, ngày 27, báo Nhân Dân đăng bài Hà Đăng viết Quán triệt thực hiện nghị quyết Trung ương 4, một: số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay, tự phê bình và phê bình, vũ khí sắc bén để xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng,
Tựa đề bài quá dài. Chả lẽ lại viết cho ông ta cái thư, hỏi cậu đã phê bình Hữu Thọ vu cáo Nhật Ninh bao giờ chưa?
***
Năm 1974, tháng 1, đón trước đường Hà Nội tiến quân, Trung Quốc “giải phóng” toàn bộ Hoàng Sa. Và vấp phải sức chống trả dữ dội của hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Lúc đó Sài Gòn có đề nghị Hà Nội chung sức chung lòng bảo vệ lãnh thổ nhưng theo Đảng, chù nghĩa xã hội Trung Quốc bảo đảm cho độc lập của đảo biển Việt Nam nhất định tốt hơn chủ nghĩa quốc gia Việt Nam “làm tay sai cho Mỹ”.
Năm 1988, Trung Quốc chiếm sáu đảo ở Trường Sa. Ta đắm ba tàu, một số lính bị bắt… Đáng chú ý là Hạm đội Liên Xô ở Cam Ranh im re.
Đến nay đảng mới cho phản đối tất tận. Cuộc phản đối nâng dần tới là cho 300 nhà báo họp “lên án Trung Quốc có âm mưu chiếm lâu dài lãnh thổ Việt Nam và hành trướng ở biển Đông”. Tôi đã xem tờ FEER (Far Eastern Economic Review) nói về Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi Nhật hòn đảo Điếu Ngư Đài bé như cái hạt vừng. Tờ báo đưa bức ảnh chụp hai người Trung Quốc đứng cạnh nhau trẽn một mỏm tí xíu Điếu Ngư Đài, mỗi người cầm riêng rẽ hai lá cờ năm sao (cờ Trung Cộng – BT) và thanh thiên bạch nhật (cờ Trung Hoa Quốc Gia của Đài Loan – BT). Tôi xem mà xấu hố. Đối địch nhau nhưng trong bảo vệ bờ cõi, người ta chi có chủ quyền đất nước!
Sau khi Trung Quốc chiếm đảo ở Trường Sa, Phạm Phú Bằng báo Quân đội nhân dân đã ra đó. Anh nói Bắc Kinh rất thâm, chiếm Gạc Ma, một hòn chặn ngay lối từ đất liền ra Trường Sa. Từ nay muốn đến đảo của mình, tàu ta phái “trình diện” nó trước. Tôi hỏi đánh thế nào mà ta đắm ba tàu? Bằng nói chưa đánh. Ba tàu ta vừa ra thì nó cho mỗi tàu một qua pháo trúng hầm đạn là chìm tức thì.
– Nó giỏi thế, tôi hỏi?
– Nào cớ! Nó bắn quen rồi.
Tôi càng ngạc nhiên. Quen bắn tàu ta là sao?
– Ầ, 1964, ta và tàu Maddox đánh nhau, Bằng giải thích. Mỹ ném bom tan hết cả ba căn cứ hải quân ta và ta phải xin đại hậu phương cấp lại tàu. Lúc ấy đang chửi Liên Xô mà. Nhưng sau này đại hậu phương tậu toản tàu mới, loại tàu cho ta, xưa dùng làm tàu bia tập bắn.
Tôi không thể không kêu lén: Đểu nhỉ! Nó phải bảo mình nên mua tàu khác vì từ nay nó bắn tập vào các tàu viện trợ cho mình chứ!
Đảng chỉ cho báo phản đối chứ không cho dân biểu tình như ngày Ba Lan bỏ cộng sản, Hồng Hà bí thư trung ương phụ trách đối ngoại đã tung đoàn quân tóc dài đến trước đại sứ quán Ba Lan phản đối, yểm hộ cho bài xã luận cực kỳ ngạo mạn của báo đảng. Ba Lan quậy. Vội thu quân.
Ba Lan quậy, tôi đã có bằng chứng. Như ông tham tán thương mại muốn đưa Việt Nam ra ngoài biển vẳng sống riêng cho đỡ quấy phá. Hồi ở Bắc Kinh đại học tôi có anh bạn Ba Lan. Kené, khá thân mà tôi đùa gọi là “mon Parisien” – chàng Pari của tôi. “Người Ba Lan chúng tớ ở Pháp gửi tiền về giúp gia đình nên không chết đói”. Tự hào việc phương tây khen Ba Lan là đầu cầu chống cộng trong phe cộng.
Sắp về nước, tôi mua lại chiểc radio Orjon của Benos, bạn học người Hung. Đến buồng tôi chơi, thấy nó, René cười; Phát thanh ở nước chúng mày nói thật à? Mais elle diffuse la vẻrité, la radio de chez ton pays? Tôi ngạc nhiên ngơ ra.
René nhún vai:
– Ta hãy chờ xem điều kỷ lạ của mảy! – On verra ton miracle.
Anh bạn Ba Lan này toàn chê cộng sản. Những lúc nghe anh tố cộng và nhìn hàng lông mi bạc trắng ỏ gốc hơi rung rung của anh, tối lại thấy anh đau đớn thật. Đau khiến cho già đến cả tận chân lông mi. Qua chiếc Orion tôi đã nghe đài Sài Gòn hát đêm lạnh 15 độ âm Bắc Kinh: “Khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời, Ở đây anh tính cô đơn…” để nghĩ đến chú em út trong Sài Gòn nóng bức mà thương… Rồi tôi tênh tênh mang Orion đến bưu điện Hà Nội cặp chì để sau đó còn nghe có mỗi đài Hà Nội. Mà phố phố đều mở hết nấc âm lượng từ chào cờ buổi sáng cho đến lúc chào cờ nửa đêm.
Một biên tập viên Nhân Dân bảo tôi: Buồng tập thế bọn tôi bốn giường bốn gia đình, cách nhau có nửa mét, loa công cộng cho cả góc phố Trần Hưng Đạo – Phan Bội Châu cỡ đại ở ngoài cửa sổ cách bọn tôi chưa tới hai gang tay cứ mở ầm ầm. Nhưng thế mà hay! Nhè lúc nỏ oang oang rung màng nhĩ lên thì bọn này tranh thủ đè nhau ra, vợ chồng trẻ cả mà, tập kết nhớ nhà cả thì cái đó càng hăng lên mà, đè nhau cho nhanh kẻo chờ đêm khuya mẫn lại lộ. Sau thành ra quen phối hợp với nét nhạc, mình vừa lăn xuống giường vờ như nghiêm túc thì đài cũng vừa cho chấm hết nhạc chào cờ kết thúc ngày phát thanh.
Sau tôi không nhớ đã cho ai chiếc Orion.
Benos rồi bỏ Bắc Kinh sang Hả Nội học. Anh yêu Hồng Linh. Đã đến báo Nhân Dân nhờ tôi mách địa chi Linh để gặp. Gặp, quay phim, chụp ảnh rồi sau đi đâu không rõ nữa.