Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Nguyễn Trung









(1940 ........) Sóc Trăng

Họa Sĩ






Khuôn mặt cuối cùng của nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam được ghi nhận ở đây là Nguyễn Trung, có lẽ là một trong những họa sĩ có nhiều cá tính, tài năng và trí tuệ bậc nhất của giai đoạn vừa qua.

Lúc còn là sinh viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định đã đạt được những giải thưởng hội họa quan trọng: huy chương bạc Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân 1961, huy chương vàng Triển Lãm Hội Họa Mùa Xuân 1963. Say mê theo đuổi nghề nghiệp, dám bức phá những ràng buộc, qui cách nhà trường để đi đến những chân trời mới của hội họa nên đã gây nhiều va chạm với các thầy dạy vẽ của trường, điều này bình thường thì đáng tiếc nhưng đối với một số trường hợp ngoại lệ nào đó thì ngược lại. Chúng ta nhớ đến phản ứng của một số nghệ sĩ trẻ thời trước như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Hoàng Lập Ngôn... với ban giám đốc trường Mỹ Thuật Đông Dương, đó là phản ứng bắt buộc của tài năng khi nhận ra con đường đi tới, cần phải đập tan những rào cản để tiến bộ.

Vào thời kỳ đầu tiên, Nguyễn Trung cũng đã ít nhiều thử thách với hội họa trừu tượng, thứ trừu tượng lãng mạn (Abstraction lyrique) với những đường nét tinh lọc đến cùng cực những chim, nai, đồi, cây, hoa, thiếu nữ... ẩn hiện gợn lên trên nền tranh với hòa sắc lạnh, nhưng chỉ vài năm sau thì bỏ hẳn để xây dựng cho mình một thế giới hết sức cá biệt, dầu vẫn bị ràng buộc trong những phạm trù của một thứ nghệ thuật hình dung. Khoảng năm 1965-1966, ngôn ngữ riêng của Nguyễn Trung đã được định hình, dần dà cũng có ít nhiều chuyển biến nhỏ, nhưng cơ bản thì không có gì thay đổi. Với những đường nét, bố cục vững chãi, chặt chẽ, với một kỹ thuật chững chạc để nhào trộn màu sắc, đơn giản mà vẫn táo bạo, rất cổ điển mà đầy tinh thần sáng tạo và tìm kiếm mới mẻ, nghĩa là với một màu sắc đặc biệt, một bút pháp cá biệt, anh luôn luôn chế ngự được thế giới mình tạo ra.






Rõ ràng là có nghiên cứu và chịu ảnh hường sâu đậm một số nguồn gốc nghệ thuật nào đó. Ví dụ như cách ghi nhận thiên nhiên bên ngoài của Henri Rousseau, hoặc không khí, bút pháp, lối sử dụng màu sắc của một số tiểu họa phẩm và bích họa Ấn Độ và vùng Trung Cận Đông hay một màu ngọc xanh biếc trên những đồ gốm độc sắc đời Tống, nhưng đã nhào luyện, biến chế tất cả những yếu tố ngoại lai trở thành thân thuộc, làm mất đi mọi vết tích cũ để chỉ còn lại là mình: mọi thứ góp nhau lại để chỉ trở thành là một, là ngôn ngữ hội họa Nguyễn Trung. Trả lời trong một cuộc nói chuyện với Đinh Cường, Nguyễn Trung đã chỉ ra cho chúng ta thấy rõ thêm cội nguồn thế giới màu sắc của mình:

Tôi sinh ra ở một vùng phì nhiêu nhất Việt Nam, tỉnh Sóc Trăng, ở đó chỉ thấy toàn ruộng với màu xanh của lúa non và màu vàng của lúa chín. Phong cảnh bằng phẳng đến độ buồn hiu, nhất là mùa mưa thì ruộng là biển nước còn trời là một màu xám chì, chỉ riêng mùa gặt thì cả trời rực vàng và rất thơm, lúc ấy thì còn thấy được chút đỉnh màu sắc của trời cho. Có lẽ vì vậy tôi vẽ phong cảnh rất dở, và tôi rất ít xài màu sắc, có lẽ vì sự ít màu sắc của xứ tôi mà tôi đã chịu ảnh hưởng tính cách đạm bạc của tranh thủy mặc của Trung Quốc, sự khắc khổ của hội họa Đức. (*)

Năm 1969, trong phòng triển lãm của Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, Nguyễn Trung phát biểu một ý tưởng đơn giản, nhưng có lẽ với ý tưởng này chúng ta có thể cảm được tranh của anh dễ dàng hơn, rất bình dị mà khá thâm trầm, sâu sắc:

Dường như chỉ nghệ thuật mới có thể mang tình yêu và sự bình an trở về với tâm hồn ta. Dường như chỉ có nó mới có thể mang đến ta sự cứu rỗi ấy trong khi càng ngày chúng ta càng dấn thân vào cuộc sống văn minh thiếu nhân cách, địa ngục của giận dữ, thù hằn và bạo động đến nỗi chúng ta quên dần những lời xin lỗi và thứ tha, những cử chỉ yêu thương và thông cảm. (In trong Vựng Tập triển lãm).




Trong phòng triển lãm năm 1970 bày chung với Hồ Hữu Thủ và Nguyên Khai, tranh Nguyễn Trung là cả một thế giới vô cùng thơ mộng, từ Thiếu nữ đứng trên đá, Sen hồng đến Khỏa thân, Đêm xanh, Hoa vàng... Tuy nhiên, ấy là một thứ mơ mộng pha nhiều chất đắng và khô. Vẻ khô, buồn thảm đó tỏa chiếu trên đôi mắt thiếu nữ đứng trên đá, quàng khăn trùm lụa, hai bàn tay gầy chụm vào nhau. Đằng sau thiếu nữ là nền cát, nền trời xám sậm, nhìn kỹ thì ngả sang xanh. Có một sự hòa hợp giữa ánh sáng tỏa ra từ nền trời u tối ấy và ánh sáng từ từng mảnh đá nhỏ đều đặn dưới chân thiếu nữ. Không những vẻ khô ấy toát ra từ gương mặt bà mẹ già sau những cánh hoa tàn úa mà toát ra ngay trên thân thể tươi mát khỏa thân của thiếu nữ, trên từng phần phản diện giữa tối sáng trên tấm thân ấy.


Nguyễn Trung sử dụng nguyên tắc về bóng tối và ánh sáng một nguyên tắc cổ điển chủ yếu từ thời nghệ thuật phục hưng mà những Leonardo da Vinci, Rembrandt, Raphael, Jan Vermeer Van Delft đã rất chú tâm dụng đến. Ánh sáng tỏa chiếu trên sự vật, bị che lấp gây nên bóng tối ngay trên từng mảnh đá nhỏ, từng cồn cát thấp, từng cánh hoa, từng ngọn cỏ, trên những đường nhăn của chiếc áo thiếu nữ. Tuy nhiên, bất kỳ thứ kỹ thuật nào thì cũng có ưu thế và nhược điểm riêng. Ở trường hợp Nguyễn Trung cũng thế, từng chi tiết trên bức tranh được vờn tỉa, đánh bóng rất kỹ, thí dụ như bức Thiếu nữ đứng trên đá vừa được đề cập, mỗi chi tiết nhỏ trong tranh là một quyến rũ kỳ lạ , mỗi mảnh đá đều toát ra tiếng nói, mỗi gợn cát, mỗi nét nhăn trên tà áo, trên chiếc khăn đều thế. Có nhà phê bình cho rằng tranh Nguyễn Trung chỉ còn là một thứ rung động kỹ thuật chính vì thế. Vậy thì, có lẽ nghệ thuật phải hy sinh chi tiết để đạt đến toàn thể, và ngược lại, nhưng tuy thế, mỗi cơ cấu phải có riêng những đòi hỏi, kiến trúc và hòa hợp của riêng nó cũng vẫn là điều tất nhiên mà thôi.



Hẳn rằng cũng nhận ra khía cạnh ấy nên về sau này hình như anh đã đi đến một tổng hòa cao hơn, vẫn giữ lấy nguyên lý và kỹ thuật tạo hình cũ nhưng đã biết loại bỏ nhiều chi tiết. Chúng ta thử xem một bức tranh điển hình của thời điểm 1975, bức Sen hồng vẽ một thiếu nữ mình trần, mặc chiếc váy màu xanh biếc của đại dương, một cánh tay vươn ra nắm lấy đóa sen hồng hàm tiếu, phía sau là hồ sen theo lối tượng trưng, phía sau nữa là bầu trời chập chùng sâu thẳm. Thiếu nữ dường như trong veo lên bằng đường viền ánh sáng và sự đánh lừa của màu sắc. Gần chân thiếu nữ, giữa mảng màu hồng mờ sáng, họa sĩ đặt thêm vào một bình gốm nhỏ men nâu như điểm xuyết cho bố cục tấm tranh, kéo tất cả cái thanh thoát bên trên trì trệ xuống một chút, rất quân bình và tuyệt đẹp. (Xem bức Sen Hồng ở phần Một Số Tác Phẩm Và Tác Giả Điển Hình.)



Đã bắt đầu có nhiều từ bỏ khoa học hội họa Tây phương, từ bỏ khá nhiều sự hợp lý của qui tắc mỹ thuật Phục hưng, chúng ta thấy Nguyễn Trung đã tiến về rất gần với cảm quan thẩm mỹ phương đông, vẽ điều cảm thấy hơn là nhìn thấy, nếu là ánh sáng thì đúng là ánh sáng âm dương của đạo học, tức là ánh sáng thụ động và ánh sáng hoạt động của thiên nhiên và tâm hồn, tất cả hiện lên trong sự tương phản cửa nhau, nên đã hòa hợp lại trong một thể chung nhất. Cái đẹp như thế sẽ được tri kiến trong một cách nhìn tổng thể hài hòa. Nguyễn Trung tỏ ra khá tinh tế khi vận dụng nguyên lý này, tuy vẫn còn đặt trên nền tảng khoa học hội họa phương tây để xây dựng một bút pháp riêng cho mình. Có một điểm nên quan tâm khi xem tranh Nguyễn Trung là càng về sau này anh càng có khuynh hướng tiến về sự giản dị trong đường nét, màu thì chỉ còn gần như một thứ độc sắc (monochrome) hoặc xanh xám, xanh biếc, xanh đông thanh, chỉ có chuyển sắc rất nhẹ bằng cách pha trắng, nâu, hay đen vào. Vẻ huyền bí của những nghệ sĩ gốm đời Tống đã phảng phất đâu đây. Và cũng chính ở chỗ này, Nguyễn Trung càng được xem là thành công lớn khi định hình một tính cách nghệ thuật riêng tư khá đặc sắc. Sau hơn ba mươi năm đắm mình trong màu sắc và khung vải, có di động nhưng ít thay đổi vì luôn luôn tự chủ dưới một cách nhìn rất nhất quán. Ánh sáng là vấn đề hàng đầu, có thể nói đó là nguyên lý của hội họa Nguyễn Trung. Và gần đây, Nguyễn Trung đã đúc kết với đầy tính khẳng định:


Trong thiên nhiên ánh sáng là chiếc vương miện vĩ đại làm tăng thêm vẻ sang trọng, uy nghi của núi rừng hoa cỏ. Trong hội họa ánh sáng là sức sống của hình và nét và tự nó cũng là hình, và nét. Tùy theo to nhỏ, dày mỏng, tùy theo cách sắp đặt, có thể làm cho nó chuyển động, nô đùa trên khung bố. (In trong Vựng Tập triển lãm 36 tác phẩm mới Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Nguyễn Lâm, Nguyễn Phước, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Trung. Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 1994).




Trước đây, trong một bài viết trên một tuần báo văn học, bàn về thế đứng và cách phát biểu của người làm nghệ thuật lúc bấy giờ, Nguyễn Trung bày tỏ ý muốn thực hiện công việc tựa như họa sĩ Mẽ Tây Cơ Rivera, trở về lại với thế giới mộc bản cổ truyền của dân tộc để sáng tạo nên một vũ trụ nghệ thuật mới đầy sinh động, cái sinh động bắt nguồn từ một cuống rốn sâu xa và vững chắc. Tưởng cũng nên nhắc đến một công trình dở dang trước đây của Nguyễn Trung, anh dự tính thực hiện một bộ tranh mộc bản gây cảm hứng từ bàiVăn Tế Thập loại Chúng Sinh của Nguyễn Du, nhà đại thi hào bậc nhất nước ta. Vài bản phác thảo mới vẽ bằng bút sắt, chưa khắc gỗ, công bố rải rác đây đó đã gây cho người xem cái cảm giác thâm trầm , sâu thẳm. Chọn đề tài này cũng là một cách bày tỏ thái độ đối với cuộc chiến tranh kinh dị, tàn độc càng lúc càng khốc liệt trên số phận của đất nước lúc bấy giờ. Trở lại với ý kiến của Nguyễn Trung vừa đề cập ở trên, chúng ta thấy anh đã thực hiện được ít nhiều mốc đường trong viễn tượng đã vạch, cho nên ở tranh anh, dù là với bất cứ đề tài gì, nơi khuôn mặt và cánh tay trần của thiếu nữ, hay ngay cả một đề tài tĩnh vật, thì cũng là một thứ tĩnh vật rất Việt Nam, rất tài hoa và đã tỏ lộ ra một bản sắc độc đáo. Điều này cần phải được đào sâu và triển khai thêm nữa, bởi vì bất cứ nền nghệ thuật nào muốn đứng vững và tồn tại đều phải biểu lộ cho được tinh thần của cộng đồng bằng một bút pháp, khí sắc riêng biệt. Được như thế thì giữa bản hợp ca muôn điệu của cộng đồng nghệ thuật nhân loại, chúng ta mới đủ nội lực để phổ thêm vào một cung đàn hòa hợp, nhất định phải đầy sáng tạo tính và dân tộc tính, hoành tráng và tươi tắn, trong sự hợp nhất mà vẫn mang hương sắc độc đáo. Trước năm 1975, Nguyễn Trung phần nào đã thực hiện được một số tác phẩm trong phương hướng ấy, và về sau này đã đưa nhiều tác phẩm đến chỗ tinh hoa nhất, anh đã phát triển năng lực mình một cách đúng mức.

Chúng ta phải công nhận rằng chủ trương của Nguyễn Trung cũng như nhóm Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam (với tuyên ngôn đã dẫn ở trên) là hết sức đúng đắn, cấp thiết, hợp tình khi kêu gọi các nghệ sĩ tạo hình trẻ Việt Nam tập hợp nhau lại để suy nghĩ, đúc kết, xây dựng cho được một đường lối của nghệ thuật Việt Nam, một trường phái tạo hình Việt Nam hiện đại. Bởi vì nền nghệ thuật của chúng ta chỉ có thể tồn tại và được nhìn nhận khi nó là một biểu lộ độc đáo của dân tộc chúng ta, mà những độc đáo nội tại chỉ có thể trở thành hiện thực nghệ thuật khi nó bắt nguồn và phù hợp với quan niệm cố hữu của giống nòi, chứa chan linh hồn dân tộc, nồng ấm trong chiều sâu của một nền văn minh tâm cảm mà chúng ta vẫn thường tự hào đã thừa hưởng trên 40 thế kỷ. Với đặc tính thuần túy Việt Nam làm nồng cốt, cùng tinh thần tự do thẩm mỹ, hòa hợp trong những yếu tố thời đại nhất, chúng ta sẽ xây dựng một nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại mạnh khỏe, vững chắc, vạm vỡ. Đặt vào tình hình trước năm 1975 của Sài Gòn đang tan rã, lời phát biểu công khai ấy đã chứng thực sự trưởng thành khá cao của một ý thức rất đáng khen ngợi, tán thưởng.




Chung quanh Hội Họa Sĩ Trẻ vẫn luôn là một cuộc hội tụ của nhiều chân dung mang từng tính cách riêng, mặc dù vậy, vai trò của Nguyễn Trung vẫn là một nét nổi bật. Sau 1975, Hội Họa Sĩ Trẻtan tác vì thời thế, vậy mà đến năm 2001, một cuộc họp mặt của các nghệ sĩ tạo hình của nhóm này lại được thực hiện trong một tình hình rất đặc biệt: những người còn lại trong nước bày tác phẩm với các bạn lưu vong từ nước ngoài trở về.

Vai trò của Nguyễn Trung vẫn là chủ động trong cuộc họp mặt lý thú này, với sự tham dự của Trịnh Cung, Đinh Cường, Đỗ Quang Em, Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Lâm, Nguyên Khai, Cù Nguyễn, Mai Chửng, Dương Văn Hùng, Nguyễn Pước, tổ chức ở Gallery Vĩnh Lợi, 41 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Sài Gòn, từ 22-7-2001.

Nguyễn Trung và các bạn của anh đã gọi cuộc triển lãm này là một "hồi cố" được hiểu như là một cuộc gặp lại giữa những người bạn cũ, những người đã từng hoạt động nghệ thuật khi tuổi còn thanh xuân và sau một thời gian dài xa cách, gặp lại nhau thì đầu đã hai thứ tóc, có người muối tiêu, có người đã bạc trắng xóa, vậy mà họ còn rất hào hứng, nói như Nguyễn Trung "không phải đê ôn lại chuyện cũ mà để uống với nhau một cốc rượu. để khoe nhau công việc mới của mình" (Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 28, ngày 22-7-2001).

Dưới đây là ghi nhận của ký giả Diễm Chi về cuộc triển lãm này trên báo Phụ Nữ ở Sài Gòn, số ngày 25-07-2001. Bản tin ngắn này có tên là "Cuộc hội tụ của những họa sĩ Sài Gòn đã thành danh."

Đó là các họa sĩ đã có một thời tuổi trẻ sôi nổi cách đây 30 năm. Bây giờ tranh của họ đã trở thành một thứ "cổ điển" riêng cho từng người, với một tầm cỡ đầy đủ về nghệ thuật và sự trau chuốt kỹ càng về kỹ thuật. Một Nguyễn Lâm rực rỡ với sơn mài, một Cù Nguyễn hào hoa, một Đỗ Quang Em với từng chi tiết quý báu nhỏ nhất. Cỏ nhiều chuyển dịch trong tranh của Hồ Hữu Thủ, Nguyễn Phước, Đinh Cường, Nguyên Khai và ở những mảng xám của Trịnh Cung. Tượng đá, đồng của Dương Văn Hùng, Mai Chửng trụ lại với súc mạnh lưu niên... Tất cả đều đã đi đến những chiều sâu, sự thâm trầm, bền vững. Riêng Nguyễn Trung với ba bức sơn dầu màu trắng vẫn giữ một dáng dấp dẫn đường như anh đã có suốt một thời gian dài...

Người Sài Gòn đến phòng tranh với sự thích thú gặp lại và sự trầm trồ quen thuộc như từ thời các họa sĩ còn trẻ...

Huỳnh Hữu Ủy
(Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại, trang 222)
VAALA, 2008










ĐẸP HAY XẤU
Mấy cách nhìn về Nguyễn Trung 

Lý Đợi
















XÁM TRẮNG ĐEN


Triển lãm tranh của họa sĩ Nguyễn Trung
Khai mạc 18g ngày 9. 12. 2010 đến 26. 2. 2011
Phòng tranh Quỳnh
65 Đề Thám, Q.1, Tp.HCM

*

Triển lãm Xám trắng đen của Nguyễn Trung khai mạc lúc 18 giờ ngày 9. 12. 2010 tại phòng tranh Quỳnh (65 Đề Thám, Q.1, TP.HCM) và còn kéo dài đến ngày 26. 2. 2011. Theo chủ quan, triển lãm này đáng chú ý, không phải vì đã có 3 tác phẩm được bán, mà vì nó có thể mang đến cho người xem mấy cách nhìn khác nhau: thích, không thích, hoặc băn khoăn.

1.
Với những người đã quen-thích-yêu Nguyễn Trung ở “bề nổi tiếng”, với các tranh vẽ thiếu nữ lãng mạn, thơ ngây, bán chạy ngoài thị trường thì sẽ tỏ ra thất vọng vì triển lãm “không hình” này. Vì với họ, vẽ có hình mới là công phu, “không hình”, trừu tượng có vẻ như quá cẩu thả, dễ dãi.

Cũng có ý kiến cho rằng Nguyễn Trung đã hơi đơn điệu trong việc cấu trúc tác phẩm, nhiều bức không có được điểm nhấn để tạo chiều sâu nơi người xem. “Trừu tượng ăn nhau là ở chiều sâu tương tác giữa tác phẩm và người xem”.





Tác phẩm AR, acrylic, house paint, oil stick on canvas, 180x240cm, 2010.

2.
Triển lãm sẽ gây phấn khích với những ai quan sát Nguyễn Trung trong tiến trình hội họa của bản thân; và cả việc các họa sĩ Việt Nam tiếp xúc với ngôn ngữ trừu tượng trong mấy chục năm qua.

Một họa sĩ (không muốn xuất hiện tên) nói rằng Nguyễn Trung đã khá thong dong trong việc xử lý các khoảng trắng lớn trên tác phẩm. Nhiều bức có chu vi hơn 2 mét vuông, mà màu trắng và màu xám chiếm chủ đạo, Nguyễn Trung vẫn xử lý được, quả là tài tình. “Không hình” chứ không phải là “không vẽ”, anh bạn này nói.

Theo vài quan niệm trong hội họa cổ xưa, thì màu trắng (có khả năng hòa mình trọn vẹn vào màu khác) và màu đen (“nuốt chửng” các màu khác) không phải là “thật màu”. Thậm chí, có nhiều họa sĩ tranh thủy mặc (thường chỉ có trắng với đen), không xem trắng là màu, nên chỉ tư duy với màu đen. Nếu nhìn theo hướng này, Nguyễn Trung chỉ tư duy với màu xám, vì hai màu kia không là “thật màu”.

Tuy nhiên, theo tên của triển lãm, Nguyễn Trung đã không làm vậy, ông tư duy với cả 3 màu. Trong một hỏi đáp với báo Tuổi trẻ mới đây, Nguyễn Trung nói: “Xám, trắng, đen không có ý nghĩa gì quan trọng hết. Chỉ là một ý tưởng về tạo hình, chỉ là muốn dùng màu sắc tối thiểu để hình thành bức tranh.”

Trong đợt tranh này vẫn còn lởn vởn trong đầu tôi những ấn tượng mạnh mẽ về tuyết lạnh, cái màu trắng tinh khiết đã theo đuổi mình bao nhiêu năm, tưởng đã vứt bỏ được nhưng rốt cuộc vẫn còn nguyên đó. Ngoài ra cũng với những hình ảnh đường phố, những vết bẩn, hoen ố trên tường, trên lối đi, những chữ viết, những con số nguệch ngoạc, vô nghĩa nhưng đối với tôi là những gì dễ thương nhất, là những yếu tố đầy chất thi ca”.

Vài họa sĩ có quan tâm đến hội họa trừu tượng và có xem triển lãm này, được tôi hỏi, đã đồng ý với nhận định của phòng tranh Quỳnh, trong thông cáo báo chí: “Kể từ lúc bộ tranh đơn sắc Bảng đen ra đời (2004), nghệ sĩ Nguyễn Trung vẫn đang thử nghiệm với những bức tranh khiêm tốn màu sắc. Xám trắng đen là một bộ tác phẩm phơi bày lối dùng phức tạp chỉ những màu sắc được đề cập, tạo nên một tác phẩm sinh động, không chỉ đầy những suy nghĩ hướng nội mà cũng rất tinh nghịch.

“Thành thị hiện hữu rất nhiều qua những bức tranh này. Nguyễn Trung đã lấy cảm hứng từ những vỉa hè, những bức tường, những vết xước và dấu vết trong kết cấu đô thị của TP.HCM. Khác với những tác phẩm hoa văn trừu tượng trước đây của ông, vốn ảm đạm hơn ở nơi lịch sử ẩn sau bề mặt vỡ vụn được nhấn mạnh, những bức tranh mới này có vẻ như dẫn dắt người xem đi qua một thành phố thân thuộc, nơi những khám phá mới nhỏ bé được phơi bày”.

Sau triển lãm Bảng đen, cũng có nhiều ý kiến đoán rằng với hội họa trừu tượng, có vẻ như Nguyễn Trung đã dừng lại. Nhưng nếu so Bảng đen với triển lãm lần nay, thì ngoài sự thong dong và làm chủ bảng màu, Nguyễn Trung đã tỏ rõ sự tiết chế trong việc tối giản màu sắc. Sự tối giản này đã tạo được nhiều cảm xúc nơi người xem.





Tác phẩm aaa, ccrylic, house paint, pencil, oil stick on canvas, 180x180cm, 2010.

*
Dự kiến treo 19, nhưng chỉ treo 12 tác phẩm, khổ lớn, từ 100x100cm trở lên, phòng tranh Quỳnh trên lầu và dưới đất đã kín vách. Nếu so với hành trình của chính mình, nói nôm na, thì Nguyễn Trung đã “trừu tượng hơn” rất nhiều. Với trữ lượng được hé lộ ở đây, khả năng bức phá và thay đổi của Nguyễn Trung cũng còn nhiều hứa hẹn.

Tác phẩm được đặt tên với các chữ cái viết hoa và viết thường, các con số, ví dụ: AaA, F, aaa, BM, E, g… Các chữ cái và con số, cũng như các nét vẽ nguệch ngoạc… gần như là biểu hiệu xuất hiện trong tất cả các phẩm, nó là điểm nhấn để gây tương tác nơi người xem.

Việc chú thích vật liệu cũng khá chi tiết và lý thú. Ví dụ tác phẩm BM được chú thích như sau: 2010, acrylic, house paint, bút chì, thỏi sơn dầu trên bố, 150x150cm. Việc chú thích cẩn trọng như thế này (chỉ ghi trong một catalog riêng, chứ không dán lên tường), ngoài yêu cầu về chuyên môn trong việc trưng bày, nó còn khơi gợi cho người xem khi nghĩ về cuộc chơi của màu sắc và vật liệu, giống như lời của Nguyễn Trung “muốn dùng màu sắc tối thiểu để hình thành bức tranh”. 

Trong 12 tác phẩm trưng bày, 11 bức được vẽ xong trong năm 2010. Nếu chỉ nhìn vào ngày tháng ở chữ ký, thấy tháng 7 và 8.2010 được Nguyễn Trung khá yêu thích. Các tranh hoàn thành trong tháng 7.2010 có 3 bức, ký ngày 3, 10 và 15; tháng 8.2010 có 4 bức, ký ngày 1, 10, 13 và 15. Nếu muốn đặt nghi vấn Nguyễn Trung về việc vẽ trừu tượng nhanh hay chậm, có thể dựa vào đây để hỏi?




Tác phẩm BM, acrylic, house paint, pencil, oil stick on canvas, 150x150cm, 2010.

3.
Đây là ý kiến của tôi, người viết bài:

Trong thông cáo báo chí, có đoạn, phòng tranh Quỳnh viết để khẳng định: “Sinh ra ở Sóc Trăng vào năm 1940, Nguyễn Trung là họa sĩ tranh trừu tượng đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp nghệ thuật của ông trải dài trên 50 năm bắt đầu từ thời thực dân Pháp và cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhà vô địch trong trường phái trừu tượng Việt Nam, Nguyễn Trung và một số nghệ sĩ trẻ mà ông dẫn dắt vẫn sáng tác trong thể loại này, trong khi nó vẫn bị xem là một loại hình nghệ thuật bê tha, suy đồi, đặt cá nhân lên trước quốc gia. Thông qua sự kiên cường, và cam kết gắn bó như một lức lượng sáng tạo thực sự của cộng đồng nghệ thuật Việt Nam của ông, ông được công nhận là một trong các nghệ sĩ hoàn hảo nhất của quốc gia”.

Tôi không bình luận gì về nhận định “nhà vô địch” này, chỉ riêng việc khẳng định Nguyễn Trung “là họa sĩ tranh trừu tượng đầu tiên của Việt Nam” thì có vẻ như không chính xác, hoặc có ý hàm hồ (- như ý trên một blog).

Không chính xác, vì theo sử liệu nghệ thuật để lại, thông qua các cuộc công bố tác phẩm trên báo chí và triển lãm, thì Tạ Tỵ (1922-2004, có nơi ghi ông sinh năm Tân Dậu 1921) mới là người tiên phong về trừu trượng tại Việt Nam. Thập niên 1950 đã thấy hình chụp những bức tranh trừu tượng, hoặc trừu tượng kết hợp lập thể của Tạ Tỵ xuất hiện trên vài tạp chí. Năm 1956, Tạ Tỵ đã triển lãm 60 bức tranh tại Sài Gòn, có nhiều tranh lập thể. Năm 1961, triển lãm cá nhân giới thiệu 60 tranh lập thể và trừu tượng của Tạ Tỵ diễn ra tại Sài Gòn. Các tác phẩm như Nhịp thời gian (1959, 75x56cm), Nhạc Calypso (1960, 80x80cm), Màu thời gian (1960, 95x180cm) “cho thấy những cấu trúc hình học của giai đoạn lập thể bước hẳn sang trừu tượng với sự nhấn mạnh vào tiết tấu và sự khúc chiết của bố cục”, dẫn theo báo Sáng dội miền Nam, tạp chí Bách khoa, bài viết về Tạ Tỵ của nhà sử học về nghệ thuật Bội Trân Huỳnh-Beattie.

Còn hàm hồ, vì có thể xuất phát từ quan điểm cho rằng vẽ như Nguyễn Trung mới là trừu tượng, và trừu tượng nhất (?). Cá nhân tôi thì cho rằng phòng tranh Quỳnh do thiếu thông tin mà khẳng định như thế, chứ không phải do hàm hồ.

Theo ý kiến của vài họa sĩ còn sống và sử liệu nghệ thuật để lại, thời tham gia Hội Họa sĩ trẻ Việt Nam tại Sài Gòn trước 1975, Nguyễn Trung chủ yếu vẽ tranh có hình, cách vẽ thiếu nữ sau này của ông là một hành trình tiệm tiến từ giai đoạn này.

Cũng xin nói thêm, Hội Họa sĩ trẻ Việt Nam thời bấy giờ thu hút nhiều họa trẻ tham gia, mà sau này trở nên các tên tuổi có ảnh hưởng như Cù Nguyễn, Nguyễn Trung, Trịnh Cung, Nghiêu Đề, Hồ Thành Đức, Nguyên Khai, Hồ Hữu Thủ, Rừng, Lê Tài Điển, Đỗ Quang Em, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đồng, Ngy Cao Uyên, Hiếu Đệ, Mai Chửng, Nguyễn Phước, Nguyễn Lâm, Dương Văn Hùng, Đinh Cường… Trong danh sách này, Nguyễn Phước (sinh khoảng 1941) mới là người vẽ tranh trừu tượng trước tiên, xem lại các tin bài trên báo thời bấy giờ sẽ rõ, hay hỏi các họa sĩ còn sống trong số này, sẽ rõ.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy trong cuốn Nghệ thuật tạo hình Việt nam hiện đại(VAALA, USA, 2008), trang 164, có đoạn viết: “Khoảng 1963, Nguyễn Phước và Nguyễn Lâm thường triển lãm chung với nhau, với những tác phẩm biểu tượng đầy bi quan. Lần lần hai khuynh hướng của họ càng khác nhau. Nguyễn Phước có lẽ là người thay đổi nhiều nhất, không phải chỉ đối với Nguyễn Lâm mà đối với phần đông các họa sĩ đồng thời. Anh khởi đầu bằng những nhân vật khắc khổ với đôi mắt sâu đen, màu sắc đạm bạc. Khoảng 1966-1967, anh chuyển hẳn sang lối trừu tượng với màu sắc mịn màng, tế nhị, cho đến nay”.




Tác phẩm AaA, acrylic, house paint, pencil on canvas, 200x285cm, 2010.

Có một trùng hợp thú vị, là khi triển lãm của Nguyễn Trung diễn ra thì trang web Da Màu lại in tác phẩm Phù điêu xám lỗ chỗ với ký hiệu đen số X (Grey Relief Perforated with Black Sign No X) của danh họa Antoni Tàpies (1923–), vẽ năm 1955, với vật liệu hỗn hợp trên vải bố (mixed media on canvas). Có thể xem các tác phẩm khác của Antoni Tapies tại đây.

Và tiếp tục nói thêm, khi xem tranh trừu tượng của Nguyễn Trung, kể từ thập niên 1990, sau khi ông đi Pháp về (1991), tự nhiên tôi lại nhớ đến danh họa Pierre Soulages (1919-), người làm cả sơn khắc và điêu khắc. Sự nhớ cũng được vài họa sĩ nhớ ra, nhưng có điều họ ngai nói ra, hoặc không muốn nêu tên. Vào google thì có thể nhìn thấy nhiều tác phẩm của Pierre Soulages, đơn cử như ở đây hoặc ở đây.

Cuối cùng, khi đứng ngoài sự thích, không thích, hoặc băn khoăn, xét về lịch sử và tiến trình hội họa, tôi vẫn cho rằng Nguyễn Trung là một trong những họa sĩ đáng nể của Việt Nam.

La Hán Phòng, 11. 12. 2010
























Solo exhibitions:


2004 -Galerie Quynh, Ho Chi Minh City, Vietnam, “Blackboard.”

2001- Galerie Quynh, Ho Chi Minh City, Vietnam, “The White Series,” a virtual exhibition.

1999 – Trang An Gallery, Hanoi, Vietnam, “Revelations of Time and Self.”

1990 – Maison du Vietnam, Paris, France.



Selected group exhibitions:


2003- Galerie Amber, Leiden, The Netherlands.

- Gajah Gallery, Singapore.

- Galerie La Vong, Hong Kong.

2002- Gajah Gallery, Singapore, “Mo,” with Ho Huu Thu.

- Utterly Art Gallery, Singapore.

- Galerie La Vong, Hong Kong.


2001 -Galerie La Vong, Hong Kong.

2000 – Galerie La Vong, Hong Kong.

1999 – Galerie Vinh Loi, Ho Chi Minh City, “Nine Artists from HCMC.”

1998 – Pacific Bridge Contemporary Southeast Asian Art, Oakland, California, USA, “On the Horizon.”

- Museo Biblioteca Archivio, Bassano del Grappa, Italy, “L’anima Soffocata.”

- Forum des Halles, Paris, France, “Vietnamese Art from 1925 to Today,” exhibition by Vietnamese and French artists.

1997 – Gallery Simyo, Seoul, Korea, “The New Face of Vietnam.”

1996 – Metropolitan Museum of Manila, Philippines, “11th Asian International Art Exhibition.”

- Fujita Vente Art Museum, Tokyo, Japan, “Vietnamese Art after Doi Moi.”

1995 – Singapore National Art Museum, “10th Asian International Art Exhibition.”

1994 – Ho Chi Minh City Art Museum, HCMC, “Asian Friendship Exhibition.” Traveled to Tokyo, Japan.

1993 – Ho Chi Minh City Fine Arts Association, HCMC, “New Space,” exhibition by Vietnamese and Singaporean artists.

1992- Plum Blossoms Gallery, Hong Kong and Singapore.

- Hoang Hac Gallery, Ho Chi Minh City, “Abstract Painting.”

1991 – Grand Palais, Paris, France, Societe Nationale des Beaux Arts Biennial.

- Forum des Halles, Paris, France, exhibition by overseas artists living in France, Maison des Associations.

- Plum Blossoms Gallery, Hong Kong.

1990 – 1996 – Ho Chi Minh City and Hanoi, annual “Recent Works” exhibition by a group of ten artists.

1959 – 1989 – National and international solo and group exhibitions.


Awards:

1960 – Spring Salon Art Competition, Silver Medal

1963 – Spring Salon Art Competition, Gold Medal


Public collections:

Ho Chi Minh City Art Museum, Vietnam; Vietnam Fine Arts Museum, Hanoi; Singapore National Art Museum; Museo Biblioteca Archivio, Bassano del Grappa, Italy

Private collections:

Vietnam, Japan, Hong Kong, Singapore, Taiwan, France, USA, Germany, England, Switzerland, Italy, Canada













Tác phẩm











































































Chân dung nhà văn Trang Thế Hy
tranh Nguyễn Trung










(ngồi, trái) Tôn Thất Văn, Nguyễn Duy, Nguyễn Trung
(đứng) Trịnh Công Sơn










(trái) Phan Nguyên, Nguyễn Trung Saigon 1998








(trái) Đinh Cường, Nguyễn Phước, Nguyên Khai, Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ, Trịnh Cung









Phan Nguyên & Nguyễn Trung  
Sài Gòn 2014











Trở về












MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.









Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Vũ Bằng (1913 - 1984)













Vũ Bằng

(3/6/1913 Hà Nội - 7/4/1984 Tp/ HCM)
Hưởng thọ 71 tuổi
Tên thật: Vũ Đăng Bằng
Nhà văn, Nhà báo
Bút danh khác
Tiêu Liêu, Vịt con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm






Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.
Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội), nên không bị thiếu thốn. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê, chứ không phải vì mưu sinh.

Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.

Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước . Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.
Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4 năm 1984 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, thọ 71 tuổi. Ngày 13 tháng 2 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.









Sự nghiệp văn chương



Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, thập niên 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn... Và "có thể nói trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất"

Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa, Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. Đến khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, ông sa vào lãnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Khoảng năm 1934 - 1935, Vũ Bằng nghiện á phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn Thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.

Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).
Triệu Xuân









Nhận xét về Vũ Bằng
Trích một số ý kiến của người trong giới:




Nhà văn Vũ Ngọc Phan

Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ; ông chú trọng cả vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật...



Nhà Văn Tô Hoài

Những năm ấy Nam Cao đương ở với tôi trên Nghĩa Đô. Chúng tôi mải mê đọc Vũ Bằng… Nếu nhà nghiên cứu văn học nào lưu tâm đến những truyện ngắn Vũ Bằng thời kỳ ấy với truyện ngắn của Nam Cao và những truyện ngắn "Bụi ô tô", "Một đêm sáng giăng suông"… của tôi trên báo Hà Nội Tân văn có thể dễ dàng nhận thấy hai ngòi bút này hơi hướng Vũ Bằng. Chính chúng tôi vẫn thường thành tâm tự nhận xét ảnh hưởng ấy với anh ấy...



Thi sỹ Nguyễn Vỹ

Anh có lối tả chân thật đặt biệt và trào phúng chuyên môn, có khi rất nhẹ nhàng khả ái như Alphonse Daudet, có khi cầu kỳ lí thú như Courteline. Tôi không nói Vũ Bằng là một văn hào, nhưng chắc chắn anh là một nhà văn Việt Nam độc đáo trên lĩnh vực tả chân trào phúng, trước kia và bây giờ.



Nhà văn Võ Phiên trong tác phẩm Văn Học Miền Nam

Vũ Bằng có lúc tay nầy một tờ báo của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nom cả ba tờ báo ở Sài Gòn là Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân; lại có lúc vừa viết cho Dân Chúng, làm tổng thư ký báo Tin Điện, lại vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Vịt Vịt...



Nhà văn Tạ Tỵ đã gọi Vũ Bằng là Người trở về từ cõi đam mê, và ông đã viết như sau:

Vũ Bằng là một hiện tượng. Trong suốt dòng sông của cuộc đời có mặt, Vũ Bằng đã đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật. Vũ Bằng thích sống một đời sống nhiều đam mê, dù là tội lỗi, hơn đạo đức. Theo anh, đã sống phải nếm đủ mùi đời mới thực là sống, còn bôn ba theo đuổi danh lợi rồi chết im lìm thì chỉ là sống một cách què cụt, thiếu sót...Tuy nói vậy, chứ Vũ Bằng còn ham làm việc lắm. Anh thường nói với tôi, anh ước mong viết...Đó, chân dung Vũ Bằng với ngần ấy ước vọng ở mức tuổi gần 60. Ước vọng tuy không lớn lao nhưng thời gian và cơm áo có cho phép Vũ Bằng thực thi dự định? Riêng tôi, tôi cầu chúc cho ước vọng của Vũ Bằng thành sự thực...

Tạ Tỵ thuật tiếp:

Nhưng khi nhìn thẳng vào đời sống của Vũ Bằng dưới mái nhà nhỏ bé bên chân cầu Tân Thuận, tự nhiên trong lòng tôi thấy xót xa… Chính vì cần tiền nên cứ vào khoảng 3 giờ sáng, Vũ Bằng một mình một bóng vừa viết...vừa ngồi hứng từng chậu nước đổ vào bể chứa cho vợ nấu cơm và giặt giũ. Trời vừa hửng sáng, mặc quần áo đi làm, mang theo bản thảo. Buổi trưa đến cây xăng Cống Bà Xếp ngồi giữa hơi xăng và đống dầu mỡ mà viết, vì về nhà con còn nhỏ, la hét um sùm không viết nổi. Có lúc nhà in giục gấp quá, Vũ Bằng viết luôn tại nhà in, được trang nào đưa sắp chữ ngay trang ấy. Nhiều khi Vũ Bằng viết ở ghế đá công viên, nghĩa là chỗ nào và lúc nào anh cũng viết được, vì chữ nghĩa đã có sẵn, chờ dịp trút xuống. Trong đời, tôi được biết có hai nhà văn viết bản thảo một mạch ít khi sửa chữa. Đó là Vũ Bằng và Đào Trinh Nhất....







Tác phẩm







1
Lọ Văn
tập văn trào phúng 1931






2
Một Mình Trong Đêm Tối
tiểu thuyết 1937






3
Truyện Hai Người 


Tiểu thuyết  1940




Lời tác giả
Nếu người ta muốn tìm ở truyện này một truyện gì, tôi xin nói ngay truyện này không có truyện gì cả .
Bạn đọc xem hết, sẽ thấy nó thường lắm, bởi vì nó xảy ra luôn và còn cứ xảy ra mãi mãi.
Nhưng cái đó không quan hệ.
Cái quan hệ là nhân vật. Trong rừng cây, không có hai cái lá giống nhau, thì trong rừng người, làm sao mà lại có hai người giống nhau cho được ?
Vậy, cái khó của một nhà văn, phải đâu là chụp lại nhân vật để các bạn khác cùng xem. Tôi nghĩ nếu công việc của nhà văn có khó thì chính ở chỗ « sáng tạo » ra nhân vật vậy.
Hai người. Hai người trong truyện này là hai kẻ bị đọa đày. Linh hồn họ đau đớn, họ là những người đáng thương. Sự đau khổ nâng cao họ gần trời.
Những người thực cao thượng đều phải thấy một cái buồn mênh mông trên trái đất.

VB








4
Tội Ác Và Hối Hận
tiểu thuyết 1940






5
Để Cho Chàng Khỏi Khổ
tiểu thuyết 1941






6
Ba Truyện Mổ Bụng
tập truyện 1941




7
Bèo Nước
tiểu thuyết 1944






8
Cai
hồi ký 1944







9
Ăn Tết Thủy Tiên
1956






10
Miếng Ngon Hà Nội
bút ký 1960



THAY LỜI TỰA


Thân mến tặng Quỳ, người nội trợ đã giúp tôi viết xong cuốn sách này; người bạn đã cho tôi thưởng thức miếng ngon đất Bắc; để kỷ niệm những ngày vui sống trên đầm Linh Đường ngào ngạt hương sen.
V.B

Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc.

Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư.

Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế.

Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn.

Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu.

Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ “lâm hành”. Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ.

“Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam.

Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa.

Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng.

Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến.

Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy.

Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.

V.B.

(trích)


CỐM VÒNG


Ở hậu phương, mỗi khi thấy ngọn gió vàng heo hắt trở về, người ta tuy không ai nói với ai một câu nào, nhưng đều cảm thấy cõi lòng mình se sắt.

Không phải nói thế là bảo rằng ở Hà thành, mỗi độ thu về, người ta không thấy buồn đâu. Ngọn gió lạ lùng! Ở đâu cũng thế, nó làm cho lòng người nao nao nhưng ở hậu phương thì cái buồn ấy làm cho ta tê tái quá, não cả lòng cả ruột. Nhớ không biết bao nhiêu! Mà nhớ gì? Nhớ tất cả, mà không nhớ gì rõ rệt!

Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi nhớ rằng tôi không nhớ Tết, không nhớ những ngày vui và những tình ái đã qua bằng nhớ một ngày nào đã mờ rồi, tôi hãy còn nhỏ, sáng nào về mùa thu cũng được mẹ mua sẵn cho một mẻ cốm Vòng, để ăn lót dạ trước khi đi học.

Thế thôi, nhưng nhớ lại như thế thì buồn muốn khóc. Tại sao? Chính tôi cũng không biết nữa.

Và thường những lúc đó, tôi thích ngâm khẽ mấy vần thơ trong đó tả những nỗi sầu nhớ Hà thành, nhất là mấy câu thơ của Hoàng Tuấn mà tôi lấy làm hợp tình hợp cảnh vô cùng:

“...Đầu trùm nón lá nhớ kinh thành,

Anh vẫn vui đi trên những nẻo

đường đất nước.

Lúc xanh xanh, núi trùng điệp, đèo mấp mô...

Qua muôn cảnh vẫn sen Tây Hồ.

Sông vẫn sông Lô, cốm cốm Vòng".

Ờ, mà lạ thật, chẳng riêng gì mình, sao cứ đến đầu thu thì người Hà Nội nào, ở phiêu bạt bất cứ đâu đâu cũng nhớ ngay đến cốm Vòng? Chưa cần phải ăn làm gì vội, cứ nghĩ đến cốm thôi, người ta cũng đã thấy ngất lên mùi thơm dịu hiền của lúa non xanh màu lưu ly đặt trong những tàu lá sen tròn cũng xanh muôn muốt màu ngọc thạch!

Không, cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội - đặc biệt vì cứ mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các “nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội có cốm thôi.

Cốm là một thứ quà của đồng ruộng quê hương mang đến cho ta nhưng hầu hết các vùng quê lại không có cốm. Tôi còn nhớ lúc tản cư ở vùng Hà Nam, mỗi khi thấy mây thu phủ ngang trời, người ta gặp nhau ở chợ vẫn thường chỉ nói một câu: “Bây giờ ở Hà Nội là mùa cốm!”. Thế rồi nhìn nhau, không nói gì nữa, nhưng mà ai cũng thấy lòng ai chan chứa biết bao nhiêu buồn...

Thực thế, cốm chỉ là một thứ lúa non, nhưng bao vùng quê bạt ngàn san dã lúa mà không có cốm... Chỉ Hà Nội có cốm ăn... Và mỗi khi tiết hoa vàng lại trở về, người ta nhớ Hà Nội là phải nhớ đến cốm - mà không phải chỉ nhớ cốm, nhưng nhớ bao nhiêu chuyện ấm lòng chung quanh mẹt cốm, bao nhiêu tình cảm xưa cũ hiu hiu buồn, nhưng thắm thiết xiết bao.

Tôi còn nhớ, lúc bé, mỗi khi có cốm mới, những nhà có lễ giáo không bao giờ dám ăn ngay, mà phải mua để cúng thần thánh và gia tiên đã.

Vì vậy, riêng việc ăn cốm đã được “thần thánh hóa” rồi: do đó, cốm mới thành một thứ quà trang trọng dùng trong những dịp vui mừng như biếu xén, lễ lạt, sêu Tết - nhất là sêu Tết. Do đó, chàng trai gặp cô gái, nói đôi ba câu chuyện, biết là đã bắt tình nhau, vội vã bảo “em”:

Để anh mua cốm, mua hồng sang sêu

Làm như sêu Tết mà đem hồng, đem cốm sang nhà gái là... nhất vậy! Mà thật ra thì nhà trai đem Tết nhà gái, còn gì quý hơn là cốm với hồng?

Từ tháng Tám trở đi, Hà Nội là mùa cưới... Gió vàng động màn the, giục lòng người ân ái... Cũng có đôi khi chàng trai đưa hồng và cốm sang sêu thì mới biết là “người ngọc” đã có nơi rồi:

Không ngờ em đã lấy chồng

Để cốm anh mốc, để hồng long tai;

Tưởng là long một long hai,

Không ngờ long cả trăm hai quả hồng!

Nhưng thường thường thì hồng, cốm đưa sang nhà gái như thế vẫn là báo trước những cuộc tình duyên tươi đẹp, những đôi lứa tốt đôi cũng như hồng, cốm tốt đôi.

Có những hình ảnh đẹp quá, thoảng qua trước mắt một giây, mà ta nhớ không bao giờ quên được.

Bây giờ, nghĩ lại cái đẹp não nùng của cốm Vòng xanh màu lưu ly để ở bên cạnh những trái hồng trứng(1)

thắm mọng như son tàu, tôi thích nhớ lại một buổi chiều thu đã xa lắm lắm rồi, có một nhà nọ đưa hồng và cốm sang sêu một người em gái tôi.

Trên một cái khay chân quỳ, khảm xà cừ, đặt ở giữa án thư, hai gói cốm bọc trong lá sen được xếp song song, còn hồng thì bày trong một cái giá, dưới đệm những lá chuối xanh nõn tước tơi, để ở trên mặt sập.

Đến bây giờ tôi hãy còn nhớ trời lúc ấy hơi lành lạnh; nhà tôi kiểu cổ, tối tăm, lại thắp đèn dầu tây; nhưng trong một thoáng, tôi vẫn đủ sức minh mẫn để nhận thấy rằng cốm Vòng để cạnh hồng trứng, một thứ xanh ngăn ngắt, một thứ đỏ tai tái, đã nâng đỡ lẫn nhau và tô nên hai màu tương phản nhưng lại thật “ăn” nhau. Rõ là một bức tranh dùng màu rất bạo của một họa sĩ lập thể, trông thực là trẻ, mà cũng thật là sướng mắt!

Tôi đố ai tìm được một thứ sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái như hồng và cốm!

Màu sắc tương phản mà lại tôn lẫn nhau lên; đến cái vị của hai thức đó, tưởng là xung khắc mà ai ngờ lại cũng thắm đượm với nhau! Một thứ thì giản dị mà thanh khiết, một thứ thì chói lọi mà vương giả; nhưng đến lúc ăn vào thì vị ngọt lừ của hồng nâng mùi thơm của cốm lên, kết thành một sự ân ái nhịp nhàng như trai gái xứng đôi, như trai gái vừa đôi... mà những mảnh lá chuối tước tơi để đệm hồng chính là những búi tơ hồng quấn quýt.

Có ai một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

Đó là những cô gái mộc mạc ưa nhìn “đầu trùm nón lá” vắt vẻo đi từ tinh mơ lên phố để bán cốm cho khách Hà Nội có tiếng là sành ăn.

Nhưng tại sao lại chỉ có con gái, đàn bà làng Vòng đi bán cốm? Mà tại sao trong tất cả đồng quê đất Việt ngút ngàn những ruộng lúa thơm tho lại chỉ riêng có làng Vòng sản ra được cốm?

Đó là một câu hỏi mà đến bây giờ người ta vẫn còn thắc mắc, chưa nhất thiết trả lời phân minh bề nào. Là tại vì đất làng Vòng được tưới bón với một phương pháp riêng nên ruộng của họ sản xuất ra được thứ lúa riêng làm cốm? Hay là tại vì nghệ thuật truyền thống rất tinh vi của người làng Vòng nên cốm của họ đặc biệt thơm ngon?

Dù sao, ta cũng nên biết rằng làng Vòng (ở cách Hà Nội độ sáu, bảy cây số) chia ra làm bốn thôn là Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung: nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là sản xuất được cốm quý.

Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng”. Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi... phơi phới.

Hỡi anh đi đường cái, hãy cúi xuống hái lấy một bông lúa mà xem. Hạt thóc nếp hoa vàng trông cũng giống hạt thóc nếp thường, nhưng nhỏ hơn một chút mà cũng tròn trặn hơn. Anh nhấm thử một hạt, sẽ thấy ở đầu lưỡi ngọt như sữa người.

Người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ phải bắt tay vào việc chế hóa hạt thóc ra thành cốm.

Ngoài cốm Vòng ra, Bắc Việt còn hai thứ cốm khác nữa, không quí bằng mà cũng kém ngon: đó là cốm Lũ (tức là cốm làng Kim Lũ, một làng cách Hà Nội 3 cây số trong vùng Thanh Trì (Hà Đông) và cốm Mễ Trì (tức là cốm làng Mễ Trì, phủ Hoài Đức (Từ Liêm) cũng ở Hà Đông).

Hai thứ cốm này khác cốm Vòng ở một điểm chính là thóc nếp hoa vàng khi vừa chín thành bông ở làng Vòng thì được ngắt đem về, còn ở Lũ và Mễ Trì thì người ta gặt khi lúa đã bắt đầu chín hẳn.

Kể lại những công trình vất vả từ khi còn là bông lúa đến khi thành hạt cốm, đó là công việc của nhà khảo cứu. Mà đó cũng còn là giá trị của những tập quán truyền thống của người làng Vòng nữa.

Người ta kể chuyện rằng, về nghề làm cốm, người làng Vòng có mấy phương pháp bí truyền giữ kín; bố mẹ chỉ truyền cho con trai, nhất thiết không truyền cho con gái, vì sợ con gái đi lấy chồng phương xa sẽ đem phương pháp làm cốm đi nơi khác và do đó sẽ đem tai hại đến cho làng Vòng.

Lúc ngắt đem ở cánh đồng về, kỵ nhất là không được vò hay đập, mà phải tuốt để cho những hạt thóc vàng rơi ra. Người ta cho rằng bí quyết của cốm Vòng là ở lúc đem đảo ở trong những nồi rang.

Tất cả cái khéo tay, cộng với những kinh nghiệm lâu đời xui cho người đàn bà làng Vòng đảo cốm trong những nồi rang vừa dẻo; lửa lúc nào cũng phải đều; nhất là củi đun phải là thứ củi gỗ cháy âm, chứ không được dùng đến củi rơm hay củi đóm.

Công việc xay, giã cũng cần phải gượng nhẹ, chu đáo như vậy, chày giã không được nặng quá, mà giã thì phải đều tay, không được chậm vì cốm sẽ nguội đi, thứ nhất là phải đảo từ dưới lên, từ trên xuống cho đều, không lỏi.

Những hạt thóc nào hái vừa vặn thì dẻo; hơi già, ăn cứng mình; mà non quá, hãy còn nhiều sữa thì quánh lại với nhau từng mảng. Thứ cốm sau đó gọi là cốm dót.

Thóc giã xong rồi, người ta sàng. Trấu bay ra cùng với những hạt cốm nhẹ nhàng nhất: cốm đó là cốm đầu nia. Còn các thứ cốm khác thì là cốm thường, nhưng tất cả ba thứ đó không phải sàng sảy xong là đã ăn được ngay đâu; còn phải qua một giai đoạn nữa là hồ.

Người ta lấy mạ giã ra, hòa với nước, làm thành một thứ phẩm xanh màu lá cây rồi hồ cốm cho thật đều tay: cốm đương mộc mạc, nổi hẳn màu lên và duyên dáng như cô gái dậy thì bỗng tự nhiên đẹp trội lên trong một buổi sáng mùa xuân tươi tốt.

Bây giờ, chỉ còn việc trình bày nữa là xong: cốm được tãi ra thật mỏng trên những mảnh lá chuối hay những cái lá sen (người ta gọi thế là lá cốm hay mẻ cốm) rồi xếp vào thúng để gánh đi bán, tinh khiết và thơm tho lạ lùng. Đặc biệt là hàng nào cũng có một cái đòn gánh cong hai đầu; người bán hàng bước thoăn thoắt hai cái thúng đu đưa, trông thật trẻ và thật... đĩ!

Hỡi các bà nội trợ lưu tâm đến miếng ăn ngon cho chồng cho con! Hãy gọi hàng cốm lại và mua ngay lúc cốm hãy còn tươi, kẻo quá buổi thì kém dẻo và kém ngọt, phí của trời đi đấy!

Đã có lúc ngồi nhìn người hàng cốm xẻ từng mẻ cốm sang chiếc lá sen to để gói lại cho khách hàng, tôi đã lẩn mẩn ngẫm nghĩ nhiều. Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm? Có một khi tôi đã thử tưởng tượng người ta dùng giấy bóng kính tốt đẹp để gói cốm và dùng dây lụa để buộc gói cốm, nhưng mới thoáng nghĩ như thế, tôi đã thấy tất cả một sự lố lăng, tất cả một sự thô kệch, nói tóm lại là tất cả một sự... khó thương! Còn gì là cốm nữa! Làm vậy, cốm có còn là cốm đâu!

Cốm, một món quà trang nhã của Thần Nông đem từ những đồng quê bát ngát của tổ tiên ta lại cho ta, không thể hứng chịu được những cái gì phàm tục.

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý! Phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Tôi không thể nhịn được cười khi thấy những ông gặp buổi giao thời mời người Âu - Mỹ dùng cốm mà lại xẻ vào từng bát để cho họ lấy “cùi dìa” mà xúc! Thật là ai oán cho hạt cốm!

Lại có nhiều người khác, có lẽ cho rằng bơ sữa ở Hà Nội này chưa đủ để làm tăng ra cái đồng cân của người, lại bày ra trò ăn cốm với chả, giò hay thịt quay.

Tôi thiết tưởng như thế thì nhà lấy ít gạo tám thổi lên ăn với những thứ thịt đó lại còn hơn, tội gì phải ăn cốm cho phí tiền!

Trong tất cả mọi thứ ăn đệm với cốm, có lẽ dung thứ được nhất là cái thứ chuối tiêu “trứng quốc” ăn thơm phưng phức. Nhưng ăn như vậy chỉ có thể coi là ăn chơi ăn bời.

Muốn thưởng thức được hết hương vị của cốm phải ăn cốm không, và chỉ ăn cốm không thôi. Có thế, ta mới hưởng được chân giá trị của cốm, và càng thấy rõ chân giá trị của cốm ta lại càng tiếc cho đồng bào ở các nơi xa, tiếng là cùng sinh chung đất nước với ta, mà không được hưởng thứ quà thơm dẻo của đồng lúa dâng cho mọi dân con.

Tôi ngẫm lại trước kia đường sá còn diệu vợi, một người ở Nghệ ra thăm Hà Nội muốn đem ít cốm Vòng về làm quà cho bà con, thực quả là vất vả.

Cốm tãi ra trên một cái mâm đồng phải được sấy thật kỹ bằng hơi nước sôi để khỏi mốc rồi cho vào trong một cái thùng sắt tây đậy kín. Người ta lại còn kể chuyện vào thời Nguyễn, người làng Vòng mà mang cốm tiến vào được đến Huế để dâng lên Ngài ngự thì lại còn công trình khó nhọc hơn nhiều: cốm không được đóng vào thùng sắt tây, nhưng phải gánh bằng quang, hai bên hai thúng, và trong mỗi thúng có một cái hỏa lò âm ‘ trên đặt hai cái nồi đất đựng cốm.

Hơi nước bốc lên sẽ làm cho cốm được dẻo luôn dù phải đi tới năm bảy ngày đường.

Bây giờ sự đi lại dễ dàng, người ở các tỉnh gần Hà Nội nhớ cốm vẫn thường về tận Hà Nội để ăn vào những ngày đầu thu. Coi chừng mùa cốm tàn lúc nào không biết đấy! Danh tướng và người đẹp tự nghìn xưa vẫn thế, không để cho người đời được trông thấy mình lâu...

* * *

Để tận hưởng món quà trang nhã, người ta ăn cốm rồi còn chế biến ra nhiều món khác, không kém phần thích thú.

Cổ kính vào bậc nhất là cốm nén. Có lẽ vì cốm là một thứ quà quí mà lại không để được lâu, nên người ta mới nghĩ ra cách nén cốm, để cho cốm không bị mốc mà ăn vẫn có thể ngon và dẻo.

Điều cần là trước khi cho cốm vào nước đường, phải vẩy một tí nước vào cốm cho mềm mình; lúc xào, phải quấy đũa cho đều tay kẻo cháy. Riêng tôi, ăn cốm nén, tôi sợ cái thứ ngọt sắc nó làm mất cả vị của cốm đi; nhưng nếu một đôi khi có chỗ cháy ăn xen vào, cũng có một cái thú lạ, vì nó thơm mà lại làm cho gờn gợn da ta lên, như tuồng sợ ăn phải mẻ cốm khê thì khổ.

Muốn cho đĩa cốm “đẹp mặt” hơn, có nhà rảy một tí phẩm lục vào. Khi đó, cốm xanh thẫm hẳn lên, nhưng ta có cảm giác ăn vào đau bụng.

Tôi nghĩ rằng nén cốm mà bất đắc dĩ phải dùng đến phẩm lục là chỉ khi nào người ta dùng cái thứ cốm Vòng mộc, hay cốm Lũ màu xanh nhạt. Đó là hai thứ cốm mà các cửa hiệu bán bánh cốm vẫn thường dùng gói bán đi khắp mọi nơi để người ta làm quà cáp cho nhau hay đem biếu xén trong những dịp cười chung, khóc mướn.

Cốm nén gói thành bánh cũng được ủ rồi xào như đã nói trên kia, nhưng ngoài thứ không nhân, còn một thứ có nhân làm bằng đậu xanh giã thật nhuyễn với đường, điểm mấy sợi dừa trắng muốt. Hai thứ bánh này đều được gói trong lá chuối, vuông vắn, buộc bằng dây xanh hoặc đỏ tùy theo trường hợp khóc hay cười.

Những vị nào thích ăn thứ cốm nén này mà cháy và cứng mình hơn có thể tìm đến các cửa hiệu cốm nén để mua từng lạng cái thứ cháy cốm ăn cứ quánh lấy răng. Cháy nhân cũng được nhiều người thưởng thức, nhưng có lẽ thích nhất thì là các ông “ăn thuốc” có tính ưa của ngọt.

Ít lâu sau này, có nhiều bà hàng giò, chả, lại chế ra một thứ chả cốm (chả lợn trong có cốm) ăn bùi, mà lại béo ngầy ngậy, thử dùng một hai nắm ăn vã cũng ngon - ăn thứ chả này phải thật nóng mới thú, nguội thì không còn ra trò gì...

Nhưng nội các thứ quà làm bằng cốm, thanh nhã và dễ ăn nhất có lẽ là chè cốm, một thứ chè đường có thả những hạt cốm Vòng. Sau một bữa cỗ béo quá, ăn một bát chè cốm trong muốt, ta thấy nhẹ nhõm ngay vì hết ngấy; cuống họng cứ lừ đi; nhưng cái lừ đây không phải chỉ ngọt lừ, mà lại còn cái thơm lừ của cốm trương hạt, ăn đã trong giọng mà lại không quánh lấy răng như bánh cốm.

Dù sao, bánh cốm, cũng như chè cốm, cũng chỉ có thể coi như là “một chút hương thừa” của cốm Vòng mà thôi. Có ăn hai thứ đó, ta lại càng thấy rằng quả cốm Vòng tươi quí thật, mỗi một hạt cốm thật là một hạt ngọc của Trời. Và người ta lại càng thấy quý hơn nữa mỗi khi đến mùa cốm mà tản cư, không được trông thấy cốm và ăn cốm...

---------------

(1) Hồng ở Bắc Việt có thể chia ra làm hai thứ: - Một thứ ăn chín như hồng nồi, hồng the, hồng trứng, hồng hột. - Một thứ ăn không cần chín như hồng hạc, hồng lạng, hồng ngâm, hồng vuông.


Món Lạ Miền Nam
bút ký 1969


Canh rùa


Thôi cũng là may: phe dân chủ ở Mỹ thắng, mình đã thấy ngay một cái lợi là biết ăn canh rùa. Mới nghe, tưởng là đùa, nhưng sự thật quả là như thế.
Từ thuở bé, sống ở Thủ đô Bắc Việt, ông bà tôi, rồi đến thầy mẹ tôi, chỉ dung nạp được một thứ kêu là ba ba: ba ba tần, ba ba nướng chả, ba ba om, ba ba nấu giả cầy (có đậu phụ, chuối xanh, lá tía tô... Thượng đế ơi, ngon quá!)... nhưng đến cái con vật mệnh danh là con rùa thì tối kỵ, không ai lại ăn đến cái thứ đó bao giờ. Quái, con rùa thì khác gì con ba ba? Mà sao ăn ba ba lại không ăn rùa?
Có lúc tôi nghĩ như thế nhưng không dám hỏi.
Mãi đến sau này, lấy vợ, có buổi mây chiều gió sớm, ngồi “đấu lý” với nhau, tôi mới biết người hiền nội trợ phương Bắc không ăn rùa là vì thành kiến từ ngàn đời xưa để lại:
Thương thay thân phận con rùa, Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia Ở đình chùa nào, người ta cũng thấy con rùa bằng đá hay bằng gỗ nên con rùa, không ai bảo ai, đã mặc nhiên thành ra một con vật huyền bí, có tính cách thiêng liêng, phải tôn thờ, phải kính cẩn, không được coi làm thường. Thôi, đừng có nói bậy, mà phải tội bây giờ đấy. Người vợ hạ giọng xuống khẽ bảo chồng, như dạy dỗ, như khuyên can:
- Rùa là đệ tử trung thành của Đức Phật từ bi đấy, biết chưa? Ngày xưa, đã lâu lắm lắm rồi, lúc thầy Đường Tăng đi thỉnh kinh bên Tây Trúc, chính là nhờ con rùa đấy, chớ không thì làm thế nào mà đi được thiên sơn vạn thủy, đương đầu được với bao nhiêu quỷ sứ, yêu tinh!? Thế cho nên thỉnh được kinh rồi, thầy Đường Tăng thành Phật thì Đức Quan Thế Âm ngài cũng cho con rùa thành Phật luôn... Vì thế không bao giờ nên ăn thịt rùa. Ăn vào thì xúi quẩy, lụn bại, không còn buôn bán, làm ăn gì được!
Yêu nhau, bảo thế nào lại chẳng phải nghe. Hai chục năm, sống ở bên cạnh người vợ bé nhỏ, một niềm kính Phật thờ Trời, tôi không một phút nào dám nghĩ đến chuyện ăn thịt rùa. Mãi đến tận gần đây, vào trong này, một biến cố lạ lùng xảy ra, khích động tính tò mò quá mức, khiến cho người chồng đã có một lần quên hẳn lời người vợ yêu để liều ăn một bữa thịt rùa xem sao. Nhưng mà cái việc liều lĩnh đó không phải là không có cớ!
Ấy là vì khoảng dăm năm trở lại đây, ngày vui của kẻ viết sách này có thể đếm trên đầu ngón tay mà ngày buồân thì dằng dặc như trong đoạn kết bài thơ của vua Đường khóc người đẹp họ Dương. Mình cứ rình một cơ hội gì để liều đổi thời vận xem ra thế nào, thì trúng ngay vào lúc Tổng thống Eisenhower hết nhiệm kỳ, hai ông Kennedy và Nixon tranh nhau làm Tổng thống.
- Nói chuyện dằng dai, dễ ghét!
- Thì đã bảo mình đương buồn mà! Đêm vắng, nằm không ngủ được, mình mới lôi những bài tuyên ngôn của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ ra coi, rồi dây mơ rễ má, đọc luôn cả những bài văn cổ động cho hai ông. Một cuốn sách tuyên truyền cho công dân Kennedy đã làm cho tôi chú ý: cụ thân mẫu ra ông Kennedy, năm đó gần tám mươi tuổi, chính là trưởng ban tuyên truyền của ông; các anh em ông đi khắp mọi nơi hô hào cử tri bỏ phiếu cho ông không ngớt, nhưng giúp việc cho ông đắc lực nhất, chính là những cô em gái ông hoạt động bất phân mộ dạ, dưới muôn vàn hình thức khác nhau.
Các cô đi không còn thiếu một câu lạc bộ, một hội liên đới phụ nữ nào; các cô diễn thuyết và lấy lòng phụ nữ cho ông anh; nhưng tài tình nhất là cụ thân mẫu và các cô em của ứng cử viên Kennedy khéo làm các bánh ngọt để biếu các bạn gái ở từng quận xã và không quên gửi kèm theo một cuốn sách mỏng trình bày rất đẹp. Một cuốn thơ xanh mầu hy vọng? Hay đó là một bản sao mấy bức danh họa của Gauguin, Van Dyck? Không, thơ họa gì cũng không bằng. Cuốn sách nhỏ bé gửi biếu các cử tri đó chứa đựng một bảo vật gia truyền của dòng họ Kennedy: bí quyết nấu canh rùa. Xin mời các bạn gái cử tri trên toàn bộ nước Mỹ cứ theo đó mà làm, các bạn sẽ tạo hạnh phúc cho chồng con và các bạn sẽ thấy thiên đường không ở đâu xa, mà chính ở ngay trên trái đất!
Đọc thế, tôi thấy hay hay; nhưng làm cho tôi suy nghĩ thực nhiều, phải là từ lúc có tin điện loan truyền cùng thế giới: Kennedy đắc cử!
Không hiểu tại làm sao từ đó, lúc nào tôi cũng nghĩ tới món canh rùa và, thường đêm, vào lúc chập chờn sắp ngủ, tôi hay liên tưởng đến một cái đĩa tây trắng cứ bong ra, đựng một thứ nước óng ánh vàng, trên thả một nhánh tỏi, vài ba lát ra-đi, lập là lập lờ vài miếng thịt hung hung mầu vàng ố! Phải, tôi tưởng tượng canh rùa của người Âu Mỹ như thế đó, nhưng chẳng biết ăn thế thì có ngon không nhỉ? Người Âu Mỹ ăn thịt ngựa, thịt ếch, ừ thì cũng được đi; nhưng bảo rằng họ thích canh rùa thì quả là từ khi đọc tập sách cổ động cho ứng cử viên Tổng thống Kennedy, tôi mới thấy lần đầu tiên như vậy. Rùa ăn có giống thịt ba ba không? Thịt nó dai và nhạt? Và ăn uống thì cách thức làm ra thế nào, hở... cô Năm?
Tôi có một cô bạn nhỏ quen nhau từ câu chuyện đi lấy lát ở Cồn Tranh dệt chiếu và biết nhau từ một sáng thu đi hái lá so đũa nấu canh với cá cơm để cùng ăn trong một túp lều tranh trên cồn. Yêu quá thể là yêu, cô gái bé miền quê Sa Đéc! Này, có phải ở ruộng người ta cho bông hoa bằng lăng này là biểu hiện của tình yêu mộc mạc không? Ờ mà quên mất nhỉ, bao giờ em lấy chồng? Mà yêu nhau quá thế này, đến khi anh về thành với vợ, em có buồn không?
Người con gái bé nhỏ không biết gì hết, ngoài những chuỗi giờ dằng dặc ngồi bẻ bìa, móc chân làm chiếu kiếm tiền, chỉ biết cặm cụi vào bếp để nấu hết món này đến món kia làm vui người bạn mang nặng trong lòng nỗi biệt ly xứ sở.
Ăn uống không có gì hết cả: vài trái điều xào với tôm, ăn vào một buổi chiều có gió hây hây; một chén mủ trôm trưa hè; một nồi cá cháy không lột vỏ, không đánh vẩy, kho lạt ăn với cơm nguội; một chén dế cơm chiên nhắm nhót buổi tối trước khi đi nằm, hay mấy con ốc gạo cuốn theo lối bì cuốn chấm đẵm giấm ớt ăn vào lúc đương xót ruột... Chỉ có thế thôi. Nhưng phải trông thấy tận mắt người con gái bé nhỏ đó xào nấu, chế hóa các món ăn và đệ lên cho mình dùng, ta mới có thể cảm thông được sự trang trọng lên cao đến mức nào và ta không thể không nghĩ rằng những món quà hèn đó, đối với cô Năm, còn quý hơn là các bà các cô ở thành trịnh trọng với sơn hào hải vị.
Sinh làm con nhà nghèo, cô chỉ biết con cua, con ếch, lá rau bò ngót, con cá nham rào, cùng lắm là miếng huyết heo luộc ăn với gạo lúa đốc, chớ có bao giờ biết vây yến, sucút hay camămbe Ôsiđa là gì. Ăn thịt con rùa, cố nhiên tôi phải hỏi cô Năm và cố nhiên một hôm tôi đã được thưởng thức món rùa chính cống làm theo kiểu miền quê Nam Việt.
- Trời ơi! Sao anh lại có thể ví con rùa với cua đinh? Có lẽ ở xứ sở anh, người ta kêu cua đinh là ba ba, và em nghe các bà Bắc di cư nói chuyện thì “ở ngoải” người ta ăn ba ba thường lắm, hoặc theo kiểu tần, hoặc theo lối rán hay om với chuối xanh, đậu phụ, riềng, mẻ, điểm thêm mấy lá tía tô hay rau ngổ. Ở đây, cũng vậy, người ta cũng ăn cua đinh, nhưng cua đinh và rùa có hương vị khác hẳn nhau, cũng như thịt vịt ta không thể như thịt vịt xiêm, hay không ai lại có thể so sánh con cá ngáp với con cá sặt, chỉ vì lẽ cùng là loài cá.
Không ai bảo cho tôi biết ở đô thị, người ta ăn thịt rùa theo cách thức nào, cũng như tôi chưa sưu tầm được bí quyết nấu canh rùa của em gái cố Tổng tống Kennedy ra sao; nhưng mấy món rùa của cô Năm nấu cho tôi thưởng thức hôm đó đã làm cho tôi chợt cảm thấy như vừa mới nghe thoang thoảng đâu đây một hương lan hòa với hương xuân lúc cùng với người yêu trèo lên một đỉnh núi cao trên Đà Lạt.
Có những người sành ăn muốn thưởng thức món ăn gì, hết sức giữ cho kỳ được vị của món đó trong khi chế hóa mới vừa lòng. Ăn rươi, sợ tanh, mà cho gia vị đánh át mất cả vị của chính con rươi; ăn dê hầm mà cho lá sả và tẩy gừng quá tay để cho mất mùi hoi, hoặc pha mắm tôm ăn chả cá mà cho nhiều rượu và chanh quá, làm mất cả vị của mắm tôm, ăn như thế tức là “ám sát” các vị căn bản của món ăn, “thực bất tri kỳ vị”. Tôi thích món ba ba tần, ba ba hồng síu, ba ba om duyên dáng, triền miên, nhưng ăn đến rùa mà thật gọi là “thưởng thức”, cần phải ăn theo hai món chính mà cô Năm đã làm cho tôi. Đó là món rùa xào và món xé phay gỏi bắp chuối.
Lúc còn ở ngoài Bắc, tôi đã được trông thấy một con rùa to bằng cái nia lớn lên phơi nắng ở trước đền vua Lê. Rùa như thế, tôi đã cho là lớn lắm nhưng sau này xem sách thì chưa thấm vào đâu hết.
Trong hai mươi nhăm loài rùa sống ở trong trời đất, người ta đã tìm thấy những con to bằng cả một cái chiếu rộng nhất, cân nặng tới năm trăm kí, nhưng trái lại, lại có những con sống hàng trăm năm mà không lớn hơn một bàn tay, ta có thể cho vào túi bađờsuy đi dạo mà không ai thấy.
Người ta bắt nó ra sao? Ta thường vẫn tưởng chỉ có hai thứ rùa: rùa núi và rùa sông, rùa sình. Thực ra, ngoài hai thứ đó, còn có một thứ rùa biển nữa. Rùa biển ăn thịt cá, tôm và nhiều khi bắt vịt, bắt le như chớp nhoáng; còn rùa sông, rùa sình thì thường ăn rêu, ăn sậy nhưng cũng không chê tôm cá, nếu chẳng may những con này sa vào miệng chúng; bởi vì rùa biển, rùa sông hay rùa núi đều có một điểm giống loài chim là chúng có một cái miệng không răng mà hai mép thì rắn như sừng, thường gọi là cái mỏ.
Những người ăn thịt rùa không thích những thứ lớn quá vì ta có quan niệm cái gì lớn quá đều là thần hoặc là ma. Rùa lý tưởng cho người ta ăn thịt là thứ rùa lớn bằng cái đĩa tây. Theo các sách Âu Mỹ thuật lại thì từ năm 1708, người Âu châu đã thích ăn thịt rùa, Đại úy Francois Leglat đã viết trong một cuốn nhật ký của ông: “Thịt rùa cũng tựa như thịt trừu nhưng ăn thanh hơn nhiều”. Nhà thám hiểm Marc Antoine Rendu ăn thịt rùa hả quá cũng viết: “Canh rùa là vua canh” và không chê những con rùa kỳ lạ không có vảy nhưng toàn mình bọc một tấm da như kiểu một nhà võ sĩ thời Trung cổ.
Con rùa cô Năm làm cho tôi ăn hôm ấy không kỳ lạ đến như thế; nó giống như các con rùa thường, chỉ khác mai nó hung hung vàng. Cô nói:
- Rùa ăn thế nào cũng được, chỉ có một điều nên nhớ là thứ rùa quạ, mu đen như quạ, ăn không tốt. Người ta lại bảo rằng ăn rùa quạ cũng như ăn cua đinh mà cụt một cẳng thì dễ sanh bịnh cùi. Chẳng biết có đúng hay không? Con rùa mà em mua được hôm nay là rùa vàng, ăn vào phát tài, anh dùng đi, chớ cứ ngồi mà nhìn em hoài vậy ư?
Cô Năm tiếp thêm cho tôi một miếng rùa xé phay. Cô nói:
- Anh ăn đi, ngọt lắm. Em làm kỹ, không có sợ đau bụng đâu. Người ta bảo rằng làm cái giống rùa này mà không lau cho khô nước thì dễ sinh đau bụng. Anh đã thấy em làm rồi đấy: thịt khô mà chín nhừ. Có người cho lên lò nướng rồi tróc mu ra. Em không thế. Em cho vào nồi, trong nồi có sẵn muối hột; em rang muối, khi nào muối nóng thì bỏ rùa vào.
Thấy muối nổ cũng đừng bắc ra vội; phải đợi cho muối vàng và tan thành bột, hãy bắc nồi ra. Lúc đó, rùa mới thực chết và thịt nó lúc ấy mới thực săn. Em cậy nắp ra, bỏ ruột, có trứng thì lấy trứng; đoạn, lấy dao lách thịt, xé phay, cuốn bánh tráng, gia đậu phộng, rau răm và hẹ, như thế này. Anh phải chấm đẫm nước mắm ớt có pha giấm và đường, ăn với đồ chua mới ngon, anh à.
Ăn kiểu này thì thưởng thức được chân vị của món thịt rùa; người ta thấy thoang thoảng một chút tanh tựa như cái tanh của sò, của hến, thêm cái chất ngọt của thịt gà chân chì mà lại man mát tựa như thịt vịt xiêm. Thú thực là tôi không thấy cái gì “tựa thịt trừu” như lời Đại úy Leglat đã nói, song ăn đến cái nước lèo rùa luột thì phải nhận là ngon, nhưng cái ngon đây vẫn không phải là cái ngon đáo để của thịt trừu, hay thịt bò con, mà là cái ngon dịu hiền, thanh cảnh và kín đáo, tựa như món gà giò nấu với sa sâm, ý dĩ, thêm chất tanh tanh thú vị của món hà mà ta ăn sống ở trên bờ biển Vũng Tàu hay Long Hải.
Ông nào cho ăn như thế là thanh cảnh quá, muốn đậm đà hơn một chút, nên dùng món rùa xào: thịt rùa rang lên rồi chặt ra từng miếng bằng con cờ, cho vào chảo xào với củ hành, gia thêm thứ rau gì tùy ý, xúc ra đĩa, ăn luôn với một hai tớp rượu đưa cay, ta cảm như ăn ba ba hồng síu của Tầu. Nếu cho vào nồi gia nước, đun lên và bỏ thêm mấy miếng su su, cà rốt, tống cú và vài cái chân gà ác hầm lên, ta sẽ cảm thấy cái vị ba ba cáy dùng.
Nhưng ăn thực cho thích khẩu những người sành thường dùng món rùa hấp cách thủy: thịt rùa chặt ra từng miếng nhỏ, cho đúng phân lạng sa sâm, ý dĩ, đại quy và bạch thược, đợi cho thịt rùa thật chín và mềm, đem ra ăn, sướng ông thần khẩu không chịu được.
Hấp cách thủy như thế hơi lâu.
Trong khi chờ đợi, những ông bợm nhậu có thể lấy mấy cái chân rùa ra nướng lên nhấm nháp. Chân rùa nhiều gân; ta cạp chân gà thế nào thì gân chân rùa cũng từa tựa như thế; nhưng có nhiều người bảo gậm chân rùa “không có sướng” bằng lấy những cái vẩy trên mai nó nướng cháy lên mà nhắm rượu - chết chửa, giòn cứ tanh tách mà bùi quá thể là bùi! Này, các trái “noa” của Tây, tôi đố có thể đem ra mà bì được đấy!
Rùa cách thủy đã được rồi đấy, mời ông lấy ra dùng. Húp mấy thìa thử mà coi, ông thấy mát ruột liền; nước không béo nhưng ngọt; mùi tanh của rùa quyện lấy mùi ý dĩ, bạch thược tạo nên một vị riêng tựa như thịt nai tơ, mà lại tựa như thịt rắn, nhần nhận, the the, mà lại trơn lừ cuống họng như canh yến. Ăn mà sướng khẩu cái như thế, chẳng là đã quá rồi sao? Nhưng có những người kỳ lắm, phàm ăn món gì lạ là cố tìm ra vài tính chất bổ béo của nó cho kỳ được mới nghe. Vì thế có ông bạn đã nghiêm khắc bảo tôi:
- Trời! Nếu rùa mà chỉ có thế thì đâu có quý! Nó quý vì cái khác kia...
- Bẩm, cái khác ấy là cái gì?
- Con rùa cũng như con trâu, ông ạ, không có một bộ phận nào của nó mà không được việc. Cái mu và cái yếm của nó đem phơi dùng để bói và làm thuốc chữa cam phổi, cam gan, cam thận, cam tim của trẻ con; mật nó phơi khô trị chứng đau răng hay lắm, còn thịt nó thì không thể nào nói xuể... người ta bảo ăn được trăm ngày thì vợ chồng yếu sẽ mạnh, có ông già sáu mươi tám tuổi lấy vợ hai mươi chín tuổi mà bốn năm sanh liền hai đứa con trai đấy!
Tôi tiếc là lúc viết bài này không có sách “Kinh nghiệm Y lý Đông phương” để truy cứu xem những lời nói của ông bạn đúng được bao nhiêu phần trăm; nhưng có một điều tôi biết chắc là chính giống rùa mạnh lắm, có một sức sống tuyệt kỳ, mà lại sống lâu như Bành Tổ.
Năm 1938, người ta đã tìm thấy ở Mỹ những con rùa mà ở trên mu còn hằn những vết đạn hồi bảy mươi nhăm năm về trước, lúc xảy ra cuộc Nam Bắc phân tranh.
Lại vừa đây, người ta mới bắt được một con rùa trên mu có khắc số 1844. Thì ra con rùa này sống ít nhất cũng được trên 120 năm nay và xem bộ dáng thì vẫn còn mạnh lắm.
Nhưng phá kỷ lục sống dai - theo sự hiểu biết có hạn của những nhà tự nhiên học - thì là con rùa mà người ta đưa tặng Nữ hoàng Eugénie. Theo nhà nghiên cứu Ambroise Randu, lúc con rùa này theo Nữ hoàng đi Ai Cập để khánh thành kinh đào Suez nó đã được 140 tuổi trời. Giữa đường, nó bị lạc. Mãi về sau, người ta mới thấy nó - nhưng thấy ở đâu? Ở vùng Kim Tự Tháp! Quốc vương Farouk đệ Nhị (Farouk II) nuôi nó trong Hoàng cung. Bây giờ nó là “thượng khách” của vườn thú Le Caire, thủ đô nước Cộng hòa Ả Rập Thống nhất và tính đến nay được hơn 250 tuổi.
Ở phương Đông, rùa là một trong tứ quí (lân, ly, qui, phượng), không những là vì rùa báo điềm lành, mà còn được coi là tượng trưng của tuổi thọ của con người. Thực ra, rùa không những sống lâu mà lại còn mạnh lắm. Các nhà tự nhiên học cho biết một con rùa núi bình thường có thể “cõng” một đứa trẻ trên lưng mà đi lại thong thả hàng cây số. Một con rùa lớn ở Mỹ có thể chở phăng phăng một “gi ay”(1) nặng bảy mươi kí trên cái mu đường kính bốn mươi lăm phân của nó.
Thế kỷ trước, nhà bác học Thụy Điển Alexandre Kestern muốn giữ xác một con rùa làm kỷ niệm, tìm cách giết nó đi mà loay hoay hàng tháng không biết giết nổi. Thoạt đầu, ông ta treo con rùa lên cao, cho đầu nó vào trong một thùng phuy nước, và lấy dây buộc cổ nó lại, để cho nó ngạt hơi dần. Nó vẫn “sống nhăn”. Kestern lấy một cái kim bự đâm thấu óc nó: nó vẫn cứ sống luôn. Ông ta bèn ngâm nó vào rượu có pha chất cyanure de potassium: Vô ích nốt. Rút cuộc, ông phải áp dụng phương pháp của “ông Sài Gòn”: trảm thủ nó như là trảm Trịnh Ân! Một tuần sau thân thể nó còn cựa quậy, bốn chân duỗi ra và thụt vào trong mu, còn cái mỏ thì vẫn cắn!
Một con vật dai sức và sống dai như thế, cố nhiên phải là con thịt lý tưởng của những nhà dinh dưỡng muốn tìm sức mạnh bằng món ăn.
Thuở nhỏ, học ngụ ngôn của La Fontaine, chúng ta thường vẫn yên trí rùa là một giống vật chậm chạp và không hoạt động: sự thực, không phải thế. Có nhiều giống rùa biết lội còn giỏi hơn cả cá, hàng triệu cây số lận; còn rùa núi, rùa cạn thì ở Anh, người ta đã thấy có con đi du lịch tới 350 cây số trong vòng hai năm. Rùa ở đảo Galapagos đi thủng thỉnh từ năm đến bảy cây số một ngày, không biết mỏi; nhưng lạ vào bực nhất là ở Đông Dương có một giống rùa leo núi như khỉ và trèo lên cây để kiếm thức ăn như vượn.
Ăn một món ăn lạ mà vừa nhấm nhót mà lại vừa cảm thấy ly kỳ như thế, ai mà lại không thấy lòng mình phơi phới như có cánh bay. Cô Năm đứng dậy, đi thủng thỉnh vào nhà trong, lật cái lồng bàn, bưng ra một cái đĩa, đặt trước mặt tôi và nói:
- Thế nào? Anh ăn thịt rùa thấy làm sao?
- Cũng được, là lạ miệng.
- Nhưng chưa thấm với cái này...
- Gì vậy?
- Trứng rùa. Ăn rùa mà không thưởng thức trứng, tức là chưa ăn rùa vậy.
Tôi nhón tay cầm một cái trứng lên coi. Luộc rồi, trứng rùa có sắc trắng, tròn và nổi lên những tia máu đỏ. Nó lùng bùng nhưng dai, cắn vỡ thì có nước và một cái màng mầu vàng sẫm. Cái trứng đó vừa mút vào thì đã trôi đến cổ rồi, nhưng đừng có nuốt vội vàng, hỡi người bạn háu ăn! Thử cắn nhỏ nhẹ những cái trứng đó ra, anh sẽ thấy nó rắn hơn tròng đỏ trứng gà, mà quánh như sáp, vừa nhai vừa ngẫm nghĩ thì có ý bùi hơn và cũng thanh hơn. Này, ăn thêm một hai cái nữa, tuyệt trần, phải không anh?
Ô, thảo nào các nhà tự nhiên học không ngớt ca tụng trứng rùa.
Sách thuật rằng vào khoảng dăm chục năm về trước, ở Căm Pu Chia, công việc kiếm trứng rùa được qui định theo một sắc lịnh của nhà vua, và trứng của những con rùa quí ở sông đều phải đem “tiến” cũng như hồi trước nước ta “tiến” lên nhà vua nhãn, quế, vải, cốm hay vây, yến. Sở dĩ vậy là vì trứng rùa ăn thích khẩu, đã đành, mà còn vì một lẽ nữa là nó hiếm.
Cứ vào mùa “con nước”, rùa cái cũng “động đực” như heo nái vậy. Đương sống thanh nhàn, tĩnh mịch, các “em” kéo nhau đi tìm “chất đàn ông” không phải vì “nhớ đến tên các anh viết trên lá, trên hoa, viết trên vú trên mông”, nhưng chính là để “giết cái sầu cô độc, xây mùa tình ái, dựng niềm yêu... thế hệ”!
Ôi chao, các cậu rùa lúc đó “lấy le” dữ quá. Y như các bố trẻ “lưu manh” lộng hành ở các quán nước hiện nay để chiếm lòng các nữ ca sĩ, các cậu rùa giao chiến cực kỳ ác liệt cắn nhau chí chóe và tìm đủ các miếng khóa “ta ki đô” để vật ngửa nhau ra. Anh nào thắng, dắt em yêu đi hưởng tuần trăng mật - một tuần trăng mật kéo dài tới hàng tuần, có khi tới gần một tháng!
Mắn thế! Chẳng mấy hồi, cô rùa đã có bầu. Thường thường, cô đẻ mươi mười lăm trứng, nhưng người ta đã từng thấy có những con rùa biển lớn đẻ tới ba, bốn trăm trứng làm ba lần. Nhưng dù là thuộc loại rùa biển, rùa sông, rùa đất hay rùa núi, chúng cũng cào đất mà chôn trứng xuống, vì thế, trứng rùa khan hiếm và do đó thành ra món “tiến”.
Vừa ăn thịt rùa, vừa nhẩn nha suy nghĩ, một mình như thế, mình tự nhiên thấy trứng rùa đã ngon lại ngon quá chừng là ngon, mà thịt rùa đã quí lại quá chừng là quí. Và mình tưởng chừng như lúc ấy cô Năm có làm ba con rùa nữa mình cũng cứ ăn... bay!
Đêm ấy, trăng chiếu xuống mảnh giường kê ở ngoài vườn. Tiếng con “kuềnh quang” và con trằng hiu ru tôi vào những giấc ngủ đầy những mộng lành: tôi thấy mình lại dẻo dai như hồi hai mươi tuổi và đi mãi, đi mãi, qua thiên sơn vạn thủy như rùa, đến một cuối trời kia có mây xanh, gió tím... và ở một bên bãi lau có gió thổi hắt hiu, tôi bỗng thấy một người yêu đã mấy năm nay không gặp!
(1) G.I = Government issue, chỉ người lính Mỹ






11
Bốn Mươi Năm "Nói Láo"
hồi ký 1969


(trích)

PHẦN I

P 1 - 1

BÁO TẾU



Thành kính dâng Cậu, Mợ, Cô Minh.
Mến tặng Khoái, Lăng, Hầu.
“Nói láo” mà chơi, nghe láo chơi
Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.
Bồ Tùng Linh, tác giả Liêu Trai Chí Dị, mở đầu tập truyện bất hủ bằng bốn câu thơ trên, đã cho người ta hé thấy ông lấy làm vinh dự làm nghề nói láo, không coi thiên hạ ra gì. Ờ, nói láo đấy, nghe láo đấy, thử hỏi đã chết ai chưa? Họ Bồ hơn thiên hạ về chỗ đó: dám nhận huỵch toẹt ngay là mình “nói láo”, mình ưa “nói láo”, “nói láo” nói lếu như thế còn hơn là nói chuyện đời: xấu quá.
Bây giờ, người ta gọi nghề làm báo là nghề nói láo ăn tiền. Kẻ viết bài này ngã vào nghề đó đã lâu, hôm nay, ngồi giở lại cuốn sổ ký ức của mình, xin nhận ngay là mình làm nghề “nói láo”. Vì thế tác giả lấy đầu đề tập ký ức là “Bốn Mươi Năm Nói Láo” chớ không dám đề là “Bốn Mươi Năm Làm Báo”, vì tác giả nhận thấy rằng “nói láo” là một cái vinh dự, làm nghề “nói láo” là làm một nghề đặc biệt ít ai dám đem ra khoe khoang. Thực vậy, đa số các nhà làm báo bây giờ nghe thấy danh từ “làm báo nói láo ăn tiền” ngoài mặt thì có vẻ bất cần, nhưng thâm tâm thì hơi giận: tại sao làm một cái nghề cao quý như nghề báo, tại sao lãnh một cái sứ mạng nghiêm trọng là hướng dẫn dư luận, tại sao phụng sự một quyền lực lớn mạnh vào bực thứ tư trên trái đất này mà có người dám bảo là làm nghề “nói láo”?
Thú thực có lắm lúc tôi cũng tưởng là tôi oai, mà nghề tôi là nghề ghê gớm thực; nhưng gặp lúc mây chiều gió sớm, mình rất thành thực với lòng, tôi cảm thấy rằng nghĩ như vậy, chỉ là mình tự dối mình. Để lòng lên bàn tay, tôi chỉ thấy tôi là một anh nói láo trường kỳ, nói láo vô tội vạ, nói láo ra tiền, để kết cục đến bây giờ mang lấy cái nghiệp vào thân, không sao gỡ được, đành là cứ phải tiếp tục nói láo cho đến chết - vì tôi biết chắc sẽ không thể nào thoát được hai bàn tay sắt bọc nhung của bà chúa báo. Ngay khi bắt đầu làm cái nghề điêu đứng này, có phải tôi đã nghe thấy các bậc đàn anh lập đi lập lại câu nói của Jules Janin: “Nghề báo đưa người ta đi đến bất cứ đâu - miễn là thoát được nó ra”?
Tôi không tin như vậy. Lúc còn ít tuổi, tôi không tin gì hết: tôi không tin thuốc phiện có ma, tôi không tin có nghiệp chướng làm cô đầu, làm đĩ điếm, tôi không tin câu nói của Nguyễn Du:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.
Tôi chỉ biết một điều: thích thì làm, thích làm báo thì viết báo, chớ cũng chẳng xây mộng lớn lao gì hết.
Không bao giờ tôi nghĩ như Carlyle: “Cao quý thay nghề làm báo! Mỗi ông chủ báo có khả năng há chẳng phải là một nhà cai trị thế giới vì là một trong những người thuyết phục thế giới; mặc dầu không do thế giới cử mà chỉ do mình cử mình thôi; tuy nhiên cũng được đảm bảo bằng những con số báo bán ra cho thiên hạ đọc”.
Tôi không “trì” quá khứ như Goethe coi thường nghề làm báo: “Từ lâu, tôi vẫn tin rằng báo chí sanh ra đời là để cho đại chúng người ta tiêu khiển giết thời giờ và lòe bịp họ nhất thời; hoặc vì có một sức mạnh nào đó ở bên ngoài ngăn viên ký giả nói ra sự thực, hoặc vì tinh thần đảng phái đánh cho y lạc hướng đi; vì thế tôi không đọc một tờ báo nào hết”. Mà tôi cũng không khinh miệt báo chí, gọi tuốt là lá cải, là giẻ rách, là đồ bỏ như thi hào Beaudelaire: “Bất cứ tờ báo nào cũng vậy, từ trang đầu đến trang cuối cũng chỉ là một cái ổ chứa những cái gì gớm ghê, kinh tởm. Chiến tranh, giết chóc, trộm cướp, hà hiếp, hành hạ, tội ác của các vua chúa, tội ác của các quốc gia, tội ác của các tù nhân, biết bao nhiêu là sự say sưa cuồng loạn của vũ trụ loài người. Ấy thế mà người ta dùng báo để làm đồ khai vị, vì người văn minh đã dùng tờ báo để làm đồ khai vị, cho bữa ăn buổi sáng. Tôi tin rằng không có một bàn tay trong sạch nào cầm lấy tờ báo mà không cảm thấy muốn buồn nôn buồn mửa”.
Không. Đối với nghề báo, tôi không đứng ở thái cực nào. Tôi chỉ nhớ rằng thuở nhỏ tôi ưa đọc sách là vì nhà tôi là nhà bán sách, ngoài thời giờ học bài; tôi phải ngồi bán sách, xếp sách để gửi bán đi khắp nước. Lúc rảnh, tôi vồ lấy sách để đọc; từ đọc sách tôi thích đọc báo; đọc mãi thấy hay hay thì tôi làm thơ, tôi viết báo, thế thôi, chớ chẳng vì lý do gì hết. Bài báo thứ nhất của tôi đã viết ra hồi Phạm Tất Đắc xuất bản cuốn “Chiêu Hồn Nước”. Bài báo ấy vẻn vẹn có mấy câu đại khái:
“Chúng tôi kính biếu quí báo cuốn sách nhỏ này và xin quí báo, nếu tiện, cho đăng mấy dòng sau đây: Sách ”Chiêu Hồn Nước" của Phạm Tất Đắc đã có bán ở khắp các hiệu sách, rất hay, rất lâm ly, xin hải nội chư quân tử tìm đọc ngay kẻo hết".
Các bài đặc biệt ấy dớ dẩn đến thế mà có báo hồi ấy đăng lên thật. Tôi đọc đi đọc lại mãi đến thuộc lòng; chưa đủ; tôi cắt ra dán vào an bom. Và từ đó tôi thấy mình là nhà báo thực sự mà chính tôi không tự biết, cũng như ông Jourdain trong bài kịch “Trưởng Giả Học Làm Sang” của Molière nói lên văn xuôi mà không biết mình làm văn xuôi.
Tôi mê nghề báo từ lúc đó.
Lúc đó báo ra kỳ có “Nam Phong”, “Hữu Thanh”, toàn bàn về vấn đề xã hội và văn hóa. Người viết báo, nói thực ra là làm văn chớ không phải làm báo. Một cái đoản thiên ngắn bao giờ cũng bắt đầu bằng một đoạn tả cảnh biền ngẫu, kiểu “Tuyết Hồng lệ sử”; còn xã thuyết thì bàn về chữ “tín”, chữ “nghĩa”, và thường là phải bắt đầu bằng câu “Phàm người ta ở trên đời”. Vì thế, người viết báo trước hết phải tập viết văn cho nhịp nhàng, thánh thót.
Làm báo là làm một nghề không có trường, không có thầy. Tôi thích viết báo và muốn làm nghề đó quá, nhưng biết làm sao bây giờ? Không có cách gì hơn là bạ tờ báo nào cũng đọc, bạ cuốn sách truyện nào cũng coi, rồi... học thuộc lòng từng đoạn, kiểu mười bốn, mười lăm tuổi đi chim gái, các chàng trai mới lớn lên mượn mẫu thư tình, cóp lại để vứt vào trong nhà người yêu lý tưởng!
Tự nhận mình là nhà báo chính cống, tôi khổ công mài giũa, rèn luyện văn chương con cóc. Thơ và văn xuôi của Tản Đà, Nam Hương, Nhượng Tống, Thi Nham, Đàm Xuyên làm cho tôi bái phục. Học thuộc lòng chưa đủ, tôi còn phải cắt ra dán vào một quyển sách để gối đầu giường.
Đến đây, tôi xin mở một dấu ngoặc.
Lúc còn nhỏ, đi học, tôi không đến nỗi dốt quá, nhưng trí nhớ rất kém, cho nên không thể nào học được về môn toán. Lên đến trung học, giáo sư toán chê, liệt vào ngoại hạng, cho một hột vịt không đủ, phải cho hai hột mới đã. Kịp đến khi lớn hơn một chút, tôi sa đọa, hút xách, rượu chè be bét, trí nhớ lại càng tồi. Rồi đến giai đoạn cai rượu, cai thuốc phiện: trí nhớ tôi hoàn toàn bị
“liệt”. Vì thế, coi tập hồi ký này, xin các bạn đừng buộc tôi phải ghi năm tháng, đừng bắt tôi phải nhớ hết các báo chí tôi đã làm mà cũng đừng bắt tôi nhớ hết tên các nhà báo, nhà văn liên hệ. Nhớ được đến đâu, nhớ được cái gì, tôi cứ viết đại ra. Nhưng nói thế không có nghĩa là tôi viết ẩu, viết không có hệ thống.
Mục đích của tôi là thuật lại thật đúng các giai đoạn làm báo nói láo ăn tiền của tôi để nhân đó may ra các bạn có nhận thấy diễn tiến của nghề báo ở nước ta ra thế nào. Thêm nữa, tôi bắt đầu làm báo từ khi người mình còn sống dưới sự đô hộ của Pháp; qua thời kỳ Nhật vác kiếm lê trên mặt đất, đá Pháp một cú vào mông rồi đuổi đi; đến Việt Minh bí mật; rồi Nhật thua, Việt Minh nắm chính quyền; quân đội Lư Hán tiếp thu rồi quân đội Pháp lại trở về Việt Nam; dân ta kháng chiến... rồi Pháp thua ở Điện Biên Phủ, ký hiệp định Genève chia đất nước làm đôi, con sông Bến Hải chia hai ân tình, vác va ly vào Sài Gòn hầu hạ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, cho tới bây giờ sống nhờ vào quân đội Mỹ “ô kê, salem...” rất có thể cứ thuật lại hết những giai đoạn nói láo của mình, chưa biết chừng mình lại vẽ lại được một giai đoạn lịch sử đau thương, tang tóc đã qua. Nếu quả được như thế thì hay biết mấy.
Bây giờ tôi xin khép ngoặc lại.
Vậy là tôi học thuộc lòng văn của người khác rồi bắt chước tứ văn và cả ý văn của họ để viết bài. Bây giờ, tôi không còn nhớ những bài văn ấy ra sao, chỉ mang máng là ngoài mấy cái truyền đơn in thạch phản đối Pháp bắt Phạm Tất Đắc, tôi có làm một tập thơ đủ các loại: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn cổ phong, yết hậu... và mấy vở hát cải lương Nam Kỳ theo kiểu “Bội phu quả báo” ký tên là An Sơn, Thu Tâm Tử... Cố nhiên những tác phẩm ấy không bao giờ được ra đời. Như vậy cũng là một cái hay, bởi vì nếu hồi ấy tôi có phương tiện in thành sách, mà văn khố thư viện còn giữ đến bây giờ, có lẽ chính tôi phải “từ” tôi, vì sao tôi lại có thể liều lĩnh và lố lăng đến thế!
Nhưng lúc đó mình mới có mười hai, mười ba tuổi, có biết thế là lố lăng đâu. Tôi vẫn yên trí là một nhà văn ghê gớm thực sự và có triển vọng đi xa, đi rất xa như Nguyễn Du, Ôn Như Hầu... Nói cách khác, tôi hy vọng một ngày kia thành một “tên tuổi trong nền văn chương quốc tế”. Vì nghĩ như thế, tôi tìm các lý do để hạ các nhà văn tiền bối, mặc dầu tôi vẫn phục. Tôi tìm cách hạ thầm họ ở trong bụng để mình lại đánh lừa mình rằng mình có khả năng tiến xa hơn cả họ, mình sẽ là một “ken coong” chớ không phải chỉ là một nhà văn, nhà báo quèn có vài ngàn người đọc.






12
Khảo Về Tiểu Thuyết
biên khảo 1969







13
Mê Chữ
tập truyện 1970






14
Nhà Văn Lắm Chuyện
1971






15
Những Cây Cười Tiền Chiến
1971






16
Thương Nhớ Mười Hai
bút ký 1972


(trích)


Tự ngôn


Bắt đầu viết cuốn sách này thì là nhớ. Viết đến câu chót bài “Tháng chín” thì là thương. Thương không biết bao nhiêu, nhớ không biết ngần nào người bạn chiếu chăn Nguyễn Thị Quỳ.
Thành mến tặng Quỳ cuốn sách này để thay mấy lời ai điếu.
Thoạt đầu ai cũng tưởng chẳng làm sao. Cùng là đất nước, đi đâu mà chả thế? Từ Bắc vào Trung, đâu đâu lại không có những con mắt nhìn vào những con mắt mà như gói ghém cả một trời thương; từ Trung vào Nam, chỗ nào mà lại chẳng có những miệng cười, không nói ra lời mà hàm súc biết bao duyên thắm?
Vậy mà không; lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì không có gì khác lạ, nhưng cầm một cánh hoa khẽ đạp vào thử mà xem: tiếng gỗ kêu nghe mệt mỏi, u buồn, mà nếu gõ mạnh thêm chút nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra tảng mục lỗ chỗ như tổ ong, tiết ra một thứ bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo.
Con tim của người khách tương tư cố lý cũng đau ốm y như là gỗ mục.
Sài Gòn, Phú Lâm, Bình Lợi, Chợ Lớn, Lồ Ồ... vui quá, cứ uống rượu mạnh thế này, nghe con hát đàn vừa múa vũ vừa ca, lại cặp kè với con gái hơ hớ như trăng mới mọc thế này, thì sao lại có thể rầu rĩ được? Ấy vậy mà một buổi chiều trở gió kia, ngồi cúi xuống lòng để hỏi chuyện tim mình, ta cảm như có hàng vạn con mọt nhỏ li ti vừa rung cánh o o vừa đục khoét con tim bệnh tật. Và tự nhiên ta có cảm giác rằng thân thể ta, không biết từ lúc nào, đã bị mối "xông" và đang đi đến một chỗ một ruỗng, rã rời tan nát.
Một nỗi buồn se sắt xâmchiếm đầu óc ta. Buồn thì ngâm thơ :
Biệt li ai kể xiết lời,
Vì hoa cách mặt cho người thương tâm.
Người đưa rượu hỏi thăm Bành Trạch,
Kẻ say trăng tìm khách Đào, Chu;
Nào ai trang điểm mầu thu,
Hoa vàng chén bạc tạc thù với ai?
Miền Hữu Lĩnh tin mai gắn bó,
Đỉnh Cô Sơn mối gió đợi chờ.
Muốn mang chén rượu, câu thơ,
Lạnh lung trong tuyết, hững hờ dưới trăng ...
....
Ngâm thơ lại càng buồn, mình chán nản không để đâu cho hết. Sự chán nản không tên tuổi, không lý do, ví có muốn nói ra với người ở cạnh cũng không thể được.
Tại sao lại buồn? Tại sao lại chán?
Không biết tại làm sao cả.
Người bạn mây nước, gặp gỡ ở phương trời hiểu sao được những u uẩn đó nên người xa nhà cũng chẳng buồn nói ra làm gì. Gió về đêm lạnh tê tê, nước đập vào bờ dào dạt và bến nước nào người ta cũng khổ. Thương nhau, muốn an ủi lẫn nhau, mà không dám nói, hay không biết nói ra thế nào. Người đẹp chỉ còn biết cúi đầu xuống thở dài, còn người đàn ông thì im lặng, đưa cặp mắt như mất thần nhìn vào bóng đêm mịt mù có tiếng dế kêu giun khóc. Cái buồn, cái chán cứ như thế mà kéo lê thê ra mãi.
Cho tới một ngày kia ... đang ngồi trong một tiệm ăn hẻo lánh ở trên sông Tân Thuận, trận mưa đầu mùa trút nước xuống phố phường. Những người Bắc Việt ngồi ở những bàn ăn gần đó nhìn mưa mà thấy thẫn thờ, mà thấy bơ vơ, tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi bầu không khí nặng nề lúc đó, bèn kiếm một câu gì để nói.
Một người bảo:
"Ở Bắc, có lẽ bây giờ cũng mưa đầu hè đấy nhỉ."
Một người khác:
"Thế nhưng mưa ở Bắc, nó khác kia, bà ạ"
Một người khác nữa:
"Cái gì cũng khác hết. Thôi đừng nói nữa, tôi muốn khóc đây."
Người bạn phương trời liếc nhìn ông bạn trai đứng cạnh: hai người im lặng chẳng nói, vì nói chẳng ra lời, nhưng càng cảm thấy như có một thứ điện kì lạ truyền cảm đi khắp người.
Thì ra không cần nhiều: chỉ một câu nói tầm thường vào một buổi chiều mưa gió dìu hiu cũng gợi lên được những ấn tượng rầu rĩ trong một tấm lòng đã có mối xông.
Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng.
Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt của bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống.
Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn-xuân-la trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi, vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống một lý rượu ấm ở cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thổ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo...
Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!
Hà Nội! Bắc Việt của một ngày xa xưa ơi! Bây giờ liễu ở Hồ Gươm có còn xanh mươn mướt như hồi ta bước ra đi? Những trồi sơn trúc, thạch nương ở Nghi Tàm có còn chưa phong quanh như cũ? Núi Nùng ra sao? Hồ Tây thế nào? Con đường Bách Thảo thơm nức mùi lan tây, hàng đêm, ta vẫn cùng đi với người vợ bé nhỏ, bồng con ở trên tay đi đến thăm người bạn sống cô chích ở trong vườn "Bình Bịp" bây giờ ra thế nào? Trên con đường Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai các đồn điền cam quýt ở hai bên bờ sông Thao vẫn còn tốt tươi như cũ và các cô gái ngăm ngăm da dâu có còn nắm lấy tay các du khách mà ví von ca hát không cho về? Ở trước cửa chợ Đồng Xuân, có còn chăng những hàng nước chè tươi; ở chợ Hôm, những hàng phở gánh bán cho khách ăn đêm; và ở trên khắp nẻo đường, những người đội thúng, cầm một chiếc đèn dầu ở tay, lặng lẽ đi trong đêm rao "giò, dầy"?
Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này! Thì ra cái người nhớ Hà Nội, nhớ Bắc Việt cũng như thể chàng trai nhớ gái; bất cứ thấy ai cũng tưởng ngay đến người thương của mình và đem ra so sánh thì bao nhiêu người đẹp ở trước mắt đều kém người thương mình hết.
Ai bảo kẻ vắng mặt chịu thiệt thòi? Tôi thấy càng vắng mặt bao nhiêu thì lại càng thương gấp bội; chỉ có kỉ niệm là đẹp thôi, chớ hiện tại bao giờ cũng kém phần tươi tốt.
Nhưng thương nhớ cách mấy đi nữa thì có níu quá khứ lại được đâu? Tại sao không chịu yên vui với hiện tại, tiếc nuối làm gì vô ích? Lịch sử không đứng yên một chỗ bao giờ.
Cái đã đi là cái đã mất. Đành vậy. Lấy hiện tại so sánh với quá khứ, e bị chủ quan mà có sự bất công.
Tôi cũng biết có sự bất công, khó tránh. Tôi yêu Hà Nội quá, tôi nhớ Bắc Việt nhiều nên bao nhiêu cái đẹp, cái hay ở trước mắt, tôi thấy mất cả ý nghĩa đi. Có lẽ đó là một sự bất công to lớn, nhưng yêu, bao giờ mà lại chẳng bất công như thế?
Tôi yêu mến luôn cả sự bất công như thees? Mười hai tháng của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động uyển chuyển của năng tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tính tứ, tôi cảm ơn sự bất công đã cho tôi nhìn rõ lòng tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ!
Ngày xưa, con gái thừa tướng, ngồi ở trên lầu cao nghe tiếng hát anh lái đò mà mê mẩn nhưng vì không duyên kiếp nên hai người không lấy được nhau. Anh lái đò dong con đò ra khơi, đánh đắm đò mà chết rồi nhập hồn vào một cây bạch đàn. Quan thừa tướng thấy cây đẹp, sai đẵn về tiện thành một bộ trà tuyệt đẹp. Mỗi lần cô gái cầm chén trà lên uống thì lại thấy bóng hình anh lái đò hiện lên trong chén trà:
Không cầm lấy chén thì thôi
Hồ cầm lấy chén lại thấy người hò khoan.
Bây giờ, người xa cách Bắc Việt lâu ngày cũng vậy: ăn một tô hủ tíu thì nhớ đến phở Bắc "chính cống" ăn vào một buổi sáng rét căm căm; trông thấy cua bể thì nhớ đến bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ; gặp một ngày bão rớt thì lòng lại buồn rười rượi, nhớ đến thu sơ với gió may, hoa vàng. Trời tháng ba, nhớ hội hè đình đám, con gái hát ví nghe thật là hay, đàn ông đánh vật xem mà sướng mắt; tháng bảy, nhớ mưa Ngâu rả rích buồn như lòng người khuê phụ nhớ chồng; tháng tám, cũng thưởng bánh Trung thu, cũng cộ đèn, nhưng lại nhớ trăng Cổ NGư và thèm cái cảnh tưng bừng nhộn nhịp ở Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Mã...; tháng một nhớ đến gió ở Đọi Điệp lúc tản cư, mặc áo trấn thủ ngoài khoác va-rơ đi như muốn bay lên trời mà miệng vẫn không ngớt ngâm bài "Tây tiến"; tháng chạp nhớ những con đường ẩm ướt, nhớ mưa phùn rét căm căm, hai vợ chồng lên Đông Hưng Yên ăn một bát "tam xà đại hội" khói bốc lên nghi ngút.
Mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, nõi nhớ nhung riêng. Mỗi cảnh bầy ra trước mắt mình lại nói lên những niềm thương yêu cũ, làm thế nào mà giữ mãi ở trong lòng cho được?
Tôi ghi lại "Thương nhớ Mười Hai" không nhằm mục địch gì cao rộng, chẳng qua chỉ là đánh giấu những ấn tượng hiện ra trong trí óc những buổi mây chiều gió sớm, "sầu biệt ly vơi sáng đầy chiều" thây nhận được trong khi lạc bước trên những nẻo đường chật ních những người bận rộn bên cạnh những ngoại kiều ăn mặc như phường chèo, nói "líu lô buồn nỗi khó nghe"!
Ới những người thiên lý tương tư! Nếu bất ngờ những dòng sau đây có lạc vào tay bạn, mà thấy nói được lên một mối cảm hoài của bạn vẫn chất chứa ở bên lòng, thế là kẻ viết bài này lấy làm mãn nguyện lắm rồi.
Đời mà có một người vui cái vui của mình, buồn cái buồn của mình chẳng là đủ rồi sao? Có tâm sự trong lòng, lặng nhìn nhau không nói mà cũng cảm biết, thế chẳng đủ rồi sao?
Thôi bây giờ, mặc cho ngòi bút đưa đi, đến đâu hay đó ...






17
Người Làm Mả Vợ
tập truyện ký 1973







18
Bóng Ma Nhà Mệ Hoát
tiểu thuyết 1973







19
Tuyển Tập Vũ Bằng
3 tập nxb Văn Học 2000





20
Những Kẻ Gieo Gió
2 tập nxb Văn Học 2003







Vũ Bằng Toàn Tập

4 tập nxb Văn Học 2006






21
Vũ Bằng, các tác phẩm mới tìm thấy
Lại Nguyên Ân sưu tầm, nxb Văn hóa Sài Gòn , 2010





22
Hà Nội Trong Cơn Lốc
nxb Phụ Nữ, 2010






23
Văn Hóa ...Gỡ
nxb Phụ Nữ 2012

















MDTG là một webblog mở để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.
MDTG xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.